Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 39
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"! -QUAN "NỔ" = MỴ DÂN -Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường". -Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội! -Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT. -Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? -Nhà nước vì dân không hành động như thế! -Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế! -Đừng nói rằng dân không biết, chỉ tại dân chưa dám nói mà thôi!
--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phải làm gì để bảo vệ học sinh khi công an trở thành ‘hung thần’ trong đôi mắt trẻ thơ?
Sau khi bị công an đến trường áp giải,
em Nguyễn Thanh Tâm về nhà uống thuốc diệt cỏ tự tử. Em đã qua đời sau
khi bị Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trả về. (Ảnh: nld.com.vn)
Sự
việc công an lạm quyền, vào tận lớp học bắt học sinh mà không có người
thân giám hộ đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có trường hợp học
sinh bị công an đánh chấn thương nhập viện, bị mắc bệnh tâm thần, thậm
chí phải tự tử vì bị xúc phạm và không có một ai đứng ra để bảo vệ cho
mình.
Học sinh tự tử để bảo vệ danh dự
Sự việc em Nguyễn Thanh Tâm, học
sinh trường THCS Tịnh Bắc (xã Tịnh Bắc, huyện Tịnh Sơn, Quảng Ngãi) bị
công an vào tận lớp học giải về UBND xã với lý do “lấy lời khai về vụ
mất trộm tài sản” vào ngày 11/1 vừa qua đã gióng lên hồi chuông về việc
lạm quyền của lực lượng công an, và nhà trường cũng không thể làm gì để
bảo vệ học sinh của mình.
Em Tâm bị giữ ở công an xã từ 8h sáng
đến 19h tối mà không có người thân nào bên cạnh. Theo nguyên tắc, trong
trường hợp mời học sinh lên công an làm việc thì phải có người giám hộ
đi theo, nhưng trường hợp của học sinh Tâm thì không có ai giám hộ, điều
này trái với quy định của pháp luật.
Khi về nhà, em Tâm thuật lại với gia đình rằng mình bị oan, không ăn trộm cũng phải nhận tội để tránh bị đánh.
Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 13/1, trong lúc ở nhà 1 mình, Tâm đã uống thuốc diệt cỏ quyên sinh, để lại lá thư tuyệt mệnh : “Ba
má ơi, con xin lỗi. Con chưa báo hiếu được cho ba má. Con sống không
được nữa rồi. Mang nỗi oan ức vào người nhưng chẳng có ai tin con nên
con xin lỗi ba má con đi trước đây. Sống không bằng chết”.
Thư em Tâm để lại sau khi uống thuốc diệt cỏ tự tử – (Ảnh: phapluattp.vn)
Sự việc này cho thấy công an xã Tịnh Bắc
hành xử bất chấp pháp luật, tự ý vào trường bắt người, gây áp lực cho
nghi can phải nhận tội. Học sinh lại không có một ai bảo vệ, đến nỗi
phải dùng chính cái chết để tự bảo vệ danh dự của mình.
Mẹ của em Tâm cho biết con mình chưa có
tiền án tiền sự gì nhưng không hiểu sao công an lại nói em từng thực
hiện 22 vụ trộm mà không có biên bản làm việc làm nào xác minh. Lúc ký
vào giấy bảo lãnh cho em, bà không xem kỹ vì chỉ nghĩ ký vào biên bản để
con được thả ra, chứ không có chuyện bà giám hộ quá trình tra hỏi Tâm
như công an, lãnh đạo xã Tịnh Bắc nói.
Ông Nguyễn Văn Hưởng (cha em Tâm) bức xúc nói: “Con
tôi từ nhỏ đến lớn chưa một lần trộm cắp của ai, công an cũng chưa một
lần có biên bản hay xử phạt con tôi trộm cắp. Bây giờ họ nói con tôi đã
nhiều lần trộm cắp. Con tôi chết rồi cũng bị họ làm cho mang tiếng xấu”, báo Người Lao Động dẫn lời ông Hưởng.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoanh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tịnh Bắc cho báo Pháp Luật TPHCM biết: “Tại
buổi họp tổng kết tình hình an ninh, nghe mấy anh công an khẳng định
Tâm đã thực hiện hơn 10 vụ trộm tài sản mà tôi giật mình, khó thể tin
nổi”.
Hiện nay, gia đình em Tâm đã viết đơn tố
cáo công an xã Tịnh Bắc tự ý bắt em ngay tại lớp học dẫn đến việc em
uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Trường hợp công an vào tận trường học bắt học sinh như em Tâm không phải cá biệt, mà còn rất nhiều vụ việc khác.
Công an dùng xe đặc chủng chở tội phạm vào trường bắt học sinh
Ngày 2/4/2015, lực lượng thi hành
án hình sự công an TP Buôn Ma Thuột đã vào tận trường học bắt học sinh
Đỗ Quang T (SN 1995) khi đang học vì em đã gây tai nạn giao thông và bị
TAND kết tội trước đó. Lực lượng này cho đến 2 xe ô tô vào trường, trong
đó có một xe đặc chủng chuyên chở tội phạm. Tuy nhiên, nhà trường không
được thông báo trước điều này, lãnh đạo nhà trường đã mời đưa xe đặc
chủng ra ngoài.
Một câu hỏi đặt ra là vì sao công an
không thực hiện tại nơi học sinh cư trú, hay đơn giản hơn là gửi giấy
mời triệu tập, mà phải vào tận trường học bắt người?
Trả lời với PV báo Tuổi Trẻ, ông Vũ Tiến Thăng – phó trưởng Công an TP Buôn Ma Thuột nói rằng: “Đúng là cơ quan công an không thiếu chỗ áp giải. Nhưng chúng tôi phải chọn cách đảm bảo bị án không chống trả, chạy trốn…”.
Ông Trương Thức, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo trao đổi với PV báo Người Đưa Tin: “Việc
bắt giam tội phạm là chuyện của cơ quan công an. Nhưng, việc bắt một
học sinh ngay trong trường học, lẽ ra công an TP Buôn Ma Thuột nên thông
báo trước để có sự phối hợp, không làm ảnh hưởng đến môi trường giáo
dục”.
Vụ việc trên đã gây xôn xao dư luận, rất
nhiều ý kiến cho rằng, việc công an vào trường áp giải học sinh trong
khi em T đang học, không có dấu hiệu bỏ trốn sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý
cho các học sinh và giáo viên trong trường, ảnh hưởng đến môi trường
giáo dục. Hậu quả tâm lý, thương tổn đối với em T là vô cùng lớn.
Chấn thương vùng đầu và mặt chỉ vì công an… “xoa đầu”
Trong một vụ án điều tra mất trộm tiền,
ngày 19/3/2015, công an xã Thạnh Phú (Cà Mau) đã đến trường THCS Trần
Quốc Toản để triệu tập 6 em học sinh lớp 7 (Lý Nhật Hào, Lý Thị Mỹ
Xuyên, Ngô Hoàng Hải, Đặng Nhật Trường, Lê Thủ Đức và Lê Văn Huy) về trụ
sở công an xã.
Hành động này của công an bị nhà trường
phản đối, công an lấy lý do rằng các phụ huynh học sinh đã đồng ý cho
triệu tập (thực tế các phụ huynh không biết sự việc này) để đưa các em
này về trụ sở.
Tại công an xã, các học sinh bị tra khảo và bị đánh mà không hề có người giám hộ ở bên, điều này trái với quy định pháp luật.
Trưa cùng ngày, mẹ của em Hải biết con
mình bị công an “mời” lên trụ sở làm việc nên lo lắng đến nơi đón con về
nhưng không được đồng ý, bà cho PV báo Người Lao Động biết: “Sau mộthồi
tranh cãi, tôi sợ con bị đói nên đi mua bánh mì định gửi vào cho con ăn
nhưng họ không cho. Bực mình, tôi bỏ về nhà. Khoảng 13 giờ 30 phút, tôi
trở lại thì phát hiện cán bộ công an đánh con tôi nên chạy vào ngăn
cản. Thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, tôi đòi đưa đi bệnh viện nhưng họ
không đồng ý, còn nói cháu làm bộ chứ có sao đâu. Tôi phải điện người
nhà đến để can thiệp đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều
trị. Bệnh viện cho biết cháu bị chấn thương vùng đầu và mặt”.
Sau này, hai em bị hỏi cung cùng với em Hải là Trường và Đức cho báo Người Lao Động biết: “Con
thấy chú công an tên Thảo túm tóc bạn Hải dập đầu xuống bàn một cái,
rồi táng 2 cái liên tiếp vào mặt. Sau đó, mấy chú công an đưa bạn Hải
vào trong phòng không biết để làm gì”.
Tại giường bệnh, em Hải cho phóng viên báo Tuổi Trẻ biết: “Khi
con lại công an xã thì mới đầu chú công an bắt con ngồi chéo một chân
lên trên, hai tay hầu lại và ngồi thẳng lưng không được nhúc nhích. Chú
công an kêu con ký là có nhận của bạn Nhân 4 triệu đồng. Con không chịu
ký thì chú công an đánh con bên má, tay nắm đầu đập mạnh xuống, lúc đánh
thì kéo con ra phía sau. Hiện con thấy đau nhức ở đầu và trong người
rất khó chịu”.
Tuy nhiên, phía công an khẳng định không hề đánh đập em Hải mà chỉ “xoa đầu” trong lúc làm việc.
Báo cáo của công an xã Thạnh Phú ghi rằng: “Gia
đình Hải tự đưa em đến Trạm Y tế xã, rồi tự đưa đến Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Cà Mau chứ Hải không có thương tích gì khi vào khám ở Trạm Y tế xã.
Gia đình em Hải nói công an viên Nguyễn Thanh Thảo đánh Hải dẫn đến
nhập viện, theo hồ sơ thể hiện là không có cơ sở”.
Tuy nhiên, tình trạng chấn thương của em Hải được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau xác nhận tại giấy ra viện ngày 24/3, nêu rõ: “xuất huyết dưới nhện liềm não chẩm”.
Giấy xuất viện hẹn tái khám của em Hải. (Ảnh nld.com.vn)
Trên đây là những trường hợp
công an tự ý vào trường học bắt giữ học sinh, mà nhà trường không thể
ngăn cản, nhưng cũng có những trường hợp chính nhà trường giao học sinh
cho công an.
Học sinh lớp 5 trở nên “điên loạn” sau khi bị công an xã lấy lời khai
Ngày 14/3/2007, nghi ngờ em Huỳnh Thị
Ngọc Trâm, học sinh lớp 5, trường tiểu học An Hiệp 2 (xã An Hiệp, huyện
Châu Thành, Đồng Tháp) lấy 47.800 đồng, thầy hiệu trưởng đã cử một thầy
giáo chở học sinh này đến công an xã, tại đây, Trâm bị đưa vào phòng
riêng lấy lời khai, viết bản tường trình mà không có người giám hộ.
Sau khi về nhà, cô bé chỉ mới 10 tuổi
này gần như điên loạn không thể đến trường, không dám đi học, có tiếng
xe máy đi vào nhà là trùm chăn kín người và nói “công an đừng bắt
con”, suốt ngày gào thét, người thân ai đến gần cũng bị cào cấu, gia
đình phải đưa đến Bệnh viện Tâm thần TP HCM điều trị.
Được biết, năm 2002, em Trâm từng đoạt
giải cuộc thi “Bé khỏe – Bé ngoan” của huyện Châu Thành, suốt 5 năm đi
học, Trâm là học sinh giỏi, đạo đức tốt và đang là lớp phó học tập.
Vụ việc đã khiến dư luận cả nước xôn xao, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin.
Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, những
người liên quan tới việc em Trâm bị điên loạn chỉ bị kỷ luật, cách chức
và điều chuyển công tác, gồm thầy hiệu trưởng, tổng phụ trách
đội trường tiểu học An Hiệp 2 và trưởng công an xã, phó công an xã An
Hiệp – 2 công an trực tiếp “lấy cung” em Trâm.
Vậy là chỉ vì số tiền 47.800 đồng, nhà
trường kết hợp với công an đã khiến một học sinh giỏi, đạo đức tốt, lớp
phó học tập trở thành một đứa trẻ tật nguyền điên loạn.
Những việc như thế vẫn đang tiếp tục
diễn ra. Sau từng vụ việc, mọi thứ vẫn im lặng trôi qua, không thấy cơ
quan chức năng, nhà trường có thêm một động thái nào nhằm hạn chế, ngăn
chặn những sự việc đau lòng này.
Việc bé Trâm sợ hãi đến mức tâm thần vì
bị công an hỏi cung cách đây 9 năm, nhưng không có một quy định nào bảo
vệ học sinh trước những “hung thần” như vậy, khiến mới đây học sinh
Nguyễn Thanh Tâm phải tự tử để tự bảo vệ danh dự cho chính mình.
Trong môi trường giáo dục, ai sẽ là
người bảo vệ những học sinh nhỏ bé khi nhà trường không bảo vệ nổi học
sinh của mình? Và ai sẽ là người bảo vệ các em khi có những công an
không phải “vì dân” mà trở thành “hung thần” trong tâm trí tuổi thơ?
Ngọn Hải Đăng
Người đàn ông ‘mất tích’ bí ẩn hơn 10 năm sau khi bị công an huyện ‘mời’ lên làm việc
Ông Triển mất tích bí ẩn hơn 10 năm sau khi bị công an huyện Yên Dũng dẫn đi – (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Đang
chơi ở nhà bạn thì bất ngờ ông Nguyễn Văn Triển (SN 1968, ngụ xã Tân An
cũ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) bị công an huyện Yên Dũng áp giải
về làm việc vì bị tình nghi có liên quan tới vụ trộm. Hơn 10 năm qua,
gia đình ông Triển không biết tin tức gì về ông dù nhiều lần tìm kiếm
khắp nơi.
Theo báo Lao Động đưa tin, bà Ngụy Thị
Vuông (45 tuổi, vợ ông Triển) cho biết, vụ việc xảy ra vào ngày
31/5/2005, ông Triển sang nhà ông Nguyễn Văn Hoàn (SN 1977, hàng xóm)
ngồi chơi. Tại đây, ông Triển bị 2 người đàn ông xưng là công an huyện
Yên Dũng áp giải đưa đến trụ sở UBND xã Tân An để làm việc.
Vài ngày sau không thấy chồng về, bà
Vuông có chạy sang nhà ông Hoàn thì được biết chồng mình bị công an đưa
đi cách đây 3 hôm. Sau đó bà chạy lên công an huyện Yên Dũng để hỏi thì
phía công an huyện nói rằng đã thả ông Triển về vào trưa cùng ngày.
Thời gian tiếp đó, vẫn không nhận được
bất cứ tin tức nào của ông Triển, bà Vuông đã gửi đơn thư tới các cơ
quan chức năng liên quan để tìm kiếm chồng.
Trong phiếu trả lời của công an huyện
Yên Dũng vào ngày 10/5/2006 xác nhận có cử 3 công an huyện Yên Dũng là
Nguyễn Xuân Tín, Nguyễn Ngọc Toàn và Thân Văn Quân về nơi ông Triển để
tìm hiểu về vụ mất trộm 2.200kg sắt của nhà máy Xương Khang (xã Song
Khuê, huyện Yên Dũng) trước đó.
Theo phiếu trả lời, vào 9 giờ sáng ngày
31/05/2005, những công an trên đã mời ông Triển về trụ sở xã Tân An để
làm việc, tuy nhiên trúng ngày chủ nhật nghỉ nên đã thả ông Triển về
trưa hôm đó.
Công an huyện Yên Dũng cũng khẳng định không hề bắt giam hay giữ ông Nguyễn Văn Triển.
Nhiều điểm bất thường
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Đình Nhu – nguyên Chủ tịch UBND xã Tân An cũ cho biết: “Hôm
đó là ngày chủ nhật, cả xã đi hội diễn ở bên huyện Yên Dũng. Còn việc
có thông báo cho chính quyền địa phương hay không thì tôi không được
biết. Mấy ngày sau, người nhà anh Triển lên hỏi tôi thì tôi mới biết sự
việc. Sau đó, tôi có gọi điện cho anh Nguyễn Xuân Tín là công an huyện
Yên Dũng thì được anh ấy cho biết: ‘Hôm đó có gọi anh Triển lên làm
việc, sau khi hỏi vài câu, lấy lời khai, lập biên bản xong thì cho về’.
Tôi cũng chỉ nhận được câu trả lời như vậy”.
Tuy nhiên, theo lịch thì ngày 31/05/2005 là trúng vào ngày thứ ba là ngày làm việc bình thường chứ không phải ngày chủ nhật.
Theo lịch, ngày ông Triển bị công an huyện Yên Dũng áp giải làm việc là thứ ba chứ không phải là chủ nhật.
Trong phiếu trả lời đơn số 163/CAYD ngày
10/5/2006 về vụ việc ông Triển, công an huyện Yên Dũng cũng “nhầm lẫn”
ghi ngày 31/05/2015 là ngày chủ nhật – được cho là ngày nghỉ nên UBND xã
Tân An không có người trực rồi thả ông Triển về.
Theo bà Vuông – vợ ông Triển, gia đình
bà tuy vất vả nhưng sống hòa thuận, có 2 con học hành ngoan ngoãn và khi
ông Triển bị công an huyện dẫn đi, trên người chỉ có duy nhất một bộ
đồ.
Bà cũng đặt ra nhiều nghi vấn như, nếu
công an huyện biết đó là ngày chủ nhật nghỉ việc sao lại bắt chồng mình
lên làm việc rồi lại thả ra. Đồng thời bà cũng bức xúc khi nhiều lần lên
gặng hỏi công an huyện về tin tức chồng mình đều trả lời chung chung là
ông Triển đã được thả.
Bà cũng cho rằng, tại buổi làm việc ở UBND xã Tân An, chồng bà có khả năng bị “sự cố” gì đó nên đã không còn cơ hội trở về nhà.
Bà
Vuông hơn 10 năm mòn mỏi chờ tin chồng và đặt nhiều nghi vấn trước sự
mất tích đầy bí ẩn của chồng mình – (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Sau khi chồng mất tích, bà Vuông có nghĩ
đến việc chồng bỏ đi làm ăn xa, nhưng qua thông tin từ những người thân
quen thì vẫn không có tin gì của chồng.
Liên quan tới vụ việc, ông Nguyễn Trọng
Chiến – Trưởng công an đồn Tân Dân, huyện Yên Dũng cho PV báo Người
Đưa Tin biết việc phản ánh trên đã được giải quyết từ năm 2006.
Hiện, gia đình bà Vuông tiếp tục gửi đơn kêu cứu tới cơ quan chức năng để làm rõ sự “mất tích bí ẩn” của chồng mình.
(PL&XH)
- Ngày 1-12, Bộ GTVT ra thông báo số 1005 quy định tất cả xe tải trên
15 tấn từ cảng Đình Vũ không đi vào QL5 (đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Văn Linh dài hơn 10km), phải đi theo đường cao tốc mới Hà Nội -
Hải Phòng. Điều này đồng nghĩa với việc DN vận tải sẽ mất thêm phí qua
trạm BOT. Quy định phi lý trên đã vấp phải sự phản đối của các DN vận
tải.
“Kêu trời” vì phát sinh chi phí
Lý
do để Bộ GTVT ban hành “quy định” như trên, được cho là để phục vụ Tập
đoàn Sơn Hải sửa chữa QL 5, đoạn từ cảng Đình Vũ tới QL10. Dự án sửa
chữa QL5 đang triển khai trong thời điểm lượng phương tiện lưu thông
tăng cao, hay xảy ra ùn tắc. Được biết, thời gian áp dụng “quy định”, kể
từ sau ngày thông xe đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (5-12) cho đến
thời điểm dự kiến sửa chữa xong QL5 là ngày 25-2-2016.
Theo
tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, trung bình
mỗi ngày có khoảng 10.000 xe tải các loại ra vào cảng Đình Vũ. Nếu đi
theo lộ trình cũ để vào QL5 thì sẽ mất phí từ 80.000-160.000 đồng/lượt,
nhưng theo lộ trình mới vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo yêu cầu của
Bộ GTVT, thì mỗi xe container sẽ mất khoảng 500.000 đồng/2 lượt đi và về
phí cao tốc. Đó còn chưa kể, lộ trình mới sẽ phải di chuyển xa hơn lộ
trình cũ khoảng 20km, kéo theo chi phí xăng dầu.
“Ngoài
ra, 2 bên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Văn Linh đang có hàng trăm
DN vận tải, bãi đỗ container, với việc cấm hoàn toàn xe tải từ 15 tấn
trở lên lưu thông vào đây gây thiệt hại rất lớn cho các DN. Một quyết
định ảnh hưởng đến hàng nghìn DN, lẽ ra Bộ GTVT phải họp, trao đổi ý
kiến với đại diện DN, với Sở GTVT địa phương để có phương án tối ưu.
Nhưng không hiểu vì sao, Bộ GTVT lại có một quyết định mang tính áp đặt
như vậy?”, ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ
Hải Phòng thắc mắc.
Nhiều
DN vận tải không đồng thuận với việc bị yêu cầu phải đi vào cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng, để “chia sẻ” khó khăn với đơn vị thi công QL5. Ảnh tư
liệu
DN xin miễn phí BOT…
Như
vậy, theo lãnh đạo Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, công
văn yêu cầu của Bộ GTVT có nội dung nhằm tạo thuận lợi cho 1 đơn vị thi
công, nhưng vô tình lại gây khó khăn, thiệt hại rất lớn lên tới cả nghìn
tỷ đồng cho hàng nghìn DN vận tải khác.
Được
biết, ngày 11-12 vừa qua, Sở GTVT Hải Phòng đã họp với Tổng cục Đường
bộ Việt Nam, Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng đưa ra phương
án giải quyết vấn đề theo cách: QL 5 sẽ thi công từng chiều, phân làn
cho các phương tiện lưu thông trên chiều còn lại; đồng thời, với những
xe tải thuộc diện phải phân luồng đi vào cao tốc mới Hà Nội – Hải Phòng
thì sẽ không tính phí chiều về.
Tuy
nhiên, trả lời về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
cho rằng: Các DN vận tải cũng phải thông cảm với đơn vị thi công vì nếu
không cấm đường thì không thể thi công được dự án.
“Bộ
GTVT sẽ chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện trước Tết Nguyên
đán 2016. Còn khi xe đi vào cao tốc sẽ tiết kiệm thời gian và nhiên
liệu vì đường rộng và đẹp hơn, do vậy phải trả phí cao là hợp lý. Không
thể có chuyện miễn phí chiều xe về cho các xe chạy vào cao tốc Hà Nội –
Hải Phòng. Đường cao tốc là sản phẩm đầu tư theo hình thức BOT, DN đầu
tư đường và bán sản phẩm của mình. Phương tiện đã đi vào cao tốc thì
phải trả phí theo quy định”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho
biết.
Nhiều điểm bất thường…
Xung
quanh vấn đề trên, ông Bùi Danh Liên cho rằng: Trong bối cảnh việc thu
phí đường BOT vẫn còn nhiều vấn đề đang khiến người dân bày tỏ nhiều băn
khoăn, và chưa đồng thuận. Thì cơ quan chức năng nên xem xét lại “mệnh
lệnh” của mình trong việc yêu cầu DN vận tải phải chia sẻ khó khăn với
đơn vị thi công theo kiểu như trên.
Thực
tế, việc nâng cấp tu sửa, phát triển hạ tầng giao thông, trong đó xây
dựng nhiều tuyến đường cao tốc là một đòi hỏi của phát triển kinh tế xã
hội. Những nước có nền công nghiệp phát triển đều là những nước có hạ
tầng giao thông rất tiên tiến, hiện đại.
Tại
Việt Nam, những năm do kinh tế xã hội có những bước phát triển tương
đối mạnh mẽ nên rất nhiều tuyến đường cao tốc đã được hoàn thiện theo
hình thức BOT. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn đối
với những dự án giao thông BOT.
“Tôi từng tham dự nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này, và thấy rằng có
nhiều ý kiến cho rằng phí đường bộ BOT của Việt Nam cao hơn phí đường
cao tốc của nhiều nước khác trên thế giới, ví dụ cụ thể phí BOT của ta
hiện cao hơn Thái Lan. Một điểm bất thường nữa là phí BOT của Việt Nam
hiện nay cũng cao hơn chi phí nhiên liệu. Theo tính toán cơ cấu giá
thành vận tải thì một chiếc xe 4 chỗ đi 1km đường mất khoảng 1.200đ tiền
xăng, nhưng phí BOT hiện lại tính 1.500đ/km. Cụ thể, tôi đi xe 4 chỗ từ
Hà Nội về Phủ Lý qua cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, quãng đường chỉ
khoảng hơn 100 km chi phí tiền xăng hết 126 nghìn, nhưng chi phí cho cầu
đường hết 150.000đ - điều này là bất hợp lý (không có nước nào như vậy)
vì phí nhiên liệu thường chiếm 40 đến 45% cơ cấu giá thành vận tải, nếu
phí đường cao hơn phí nhiên liệu sẽ phá vỡ quy luật cấu thành giá cước
vận tải”, ông Bùi Danh Liên nói.
Mặt
khác, theo quy định cứ 70km bố trí 1 trạm thu phí, nhưng hiện tại không
khó để có thể chỉ ra những tuyến đường “dày đặc” trạm BOT. Ví dụ tuyến
QL 14 có tới 7 hoặc 8 trạm BOT; hay một số tuyến đường ở TP HCM nhiều
trạm thu phí đã khiến người dân… kêu trời. Hiện tượng thu phí đường này,
nhưng lại lập trạm ở đường khác (trạm Nam Hải Vân); hoặc hết thời hạn
vẫn thu phí… cũng từng xảy ra.
“Tôi
có cảm giác khá băn khoăn trước thực trạng nhiều DN đều rất “say sưa”
với các dự án BOT. Phía ngân hàng thì cấp vốn cho các dự án BOT rất
nhanh; các DN thì hăng hái tham gia đấu thầu, thậm chí có DN không thuộc
chuyên môn làm đường cũng “lao vào” dự án đường giao thông BOT. Việc
phê duyệt dự án cũng rất nhanh chóng…”, ông Bùi Danh Liên bày tỏ.
Nâng
cấp cải tạo QL 5 là cần thiết bởi đây là dự án sử dụng phí bảo trì
đường bộ theo quy định. Và việc khai thông tuyến cao tốc mới Hà Nội –
Hải Phòng cũng nhằm giảm mật độ giao thông qua đường QL5. Tuy nhiên
trong vấn đề này, ông Bùi Danh Liên cũng chỉ ra rằng, có những điều rất
bất thường, cụ thể như sau:
“Thứ
nhất, Bộ GTVT cũng vừa cho tăng thêm 13 nốt xe chạy từ Hải Phòng đi Yên
Nghĩa đã làm mật độ giao thông tại QL5 tăng lên. Trong khi, Bộ GTVT và
các Sở GTVT Hà Nội; Hải Phòng, “tốn” rất nhiều thời gian “lo” giảm mật
độ phương tiện tại QL5, mà vẫn tăng thêm 13 nốt xe mới là điều… rất khó
hiểu.
Thứ
hai, việc thi công đường cần phải tính toán tổ chức để hạn chế tối đa
thiệt hại cho người dân và DN, lẽ ra cần phải phân luồng thi công từng
phần, thì lại ra văn bản cấm đường cũng không hợp lý, khó nhận được sự
đồng thuận của người dân”, ông Bùi Danh Liên nói.
Lật
lại vấn đề thì có thể thấy, nếu không có tuyến đường cao tốc mới Hà Nội
– Hải Phòng, thì đơn vị thi công đương nhiên phải khắc phục khó khăn
thi công từng phần. Do vậy, Bộ GTVT không thể ra văn bản cấm đường như
thế được. Rõ ràng phí làm đường do người dân đóng góp, việc thi công
đường đương nhiên người dân cũng đã chia sẻ, khi phải cam chịu tắc
đường, hít khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, tốn kém thời gian, tổn hại sức
khỏe… suốt thời gian thi công. Thế nên trong việc thi công QL5 hiện tại,
nhiều ý kiến cho rằng đặt ra vấn đề người dân cần “chia sẻ” khó khăn
cũng là… không cần thiết.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.
“Tôi
thấy rằng, mỗi khi người dân kêu phí BOT cao, thì có ý kiến lại cho
rằng, người dân có quyền “lựa chọn” đi đường khác, mà không cần qua cao
tốc nữa - nói như thế là không ổn. Vì lẽ, cũng giống với việc chúng ta
không thể nói rằng lương không đủ sống thì người dân có quyền “lựa
chọn”… không sống nữa. Hoặc, tiền thuê nhà cao quá thì người dân có thể
“lựa chọn” ra bờ đê… ở cho mát. Kiểu nói như vậy, sẽ không nhận được
nhiều sự đồng thuận trong xã hội.”
Sỹ Hào
Trước giờ tuyên án: Những điểm phi lý trong vụ 5 công an đánh chết người
Thứ năm, 03/04/2014 09:17
Vụ án này không chỉ gây chấn động bởi tính chất nghiêm trọng
của nó, bởi “nhân thân” đặc biệt của các bị cáo mà còn bởi có quá nhiều
hành vi trái pháp luật, phi lý và vô nguyên tắc ngay từ đầu vụ việc đến
trước ngày có phán quyết cuối cùng.
Theo dự kiến, 14 giờ hôm nay 3-4, TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) sẽ tuyên án
vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều. PLO sẽ
trực tiếp thông tin tới bạn đọc. Trước giờ tuyên án, PLO xin điểm lại
những điểm phi lý trong vụ án gây rúng động dư luận này để bạn đọc tiện
theo dõi.
Bắt giữ người trái quy định
Công an xã Hòa Đồng gửi thư mời cho anh Ngô Thanh Kiều, đề nghị đến trụ
sở làm việc vào lúc 7h30 ngày 15-3-2012. Thế nhưng, 3 giờ sáng 15-3,
công an bất ngờ ập vào nhà, bắt giữ anh Kiều, còng tay dẫn đi nhưng lại
không có lệnh bắt.
Anh Kiều bị bắt giữ (không có lệnh) giữa đêm khuya khi đang ở nhà với
vợ con, hoàn toàn không có dấu hiệu trốn tránh. Trong ảnh: Vợ con anh
Kiều tại tòa.
Anh Kiều bị chuyển thẳng từ công an xã lên công an TP.Tuy Hòa cũng
không qua quyết định nào. Tại đây anh bị còng vào ghế. Về việc này, phó
công an TP.Tuy Hòa, ông Lê Đức Hoàn, thừa nhận là sai quy định nhưng…cần
thiết để anh Kiều không bỏ chạy.
Tại công an TP.Tuy Hòa, anh Kiều - lúc này chưa xác định tội danh - bị
các công an viên dùng dùi cui cao su đánh, bỏ đói đến chiều (xét nghiệm
tử thi không có thức ăn nào trong bao tử) và dù đã van xin nhưng cuối
cùng Kiều vẫn mất mạng.
Mặc dù các công an viên đều khai do nóng vội kết thúc chuyên án nên mới
ra tay đánh anh Kiều, nhưng suốt quá trình xét hỏi lại không có bất cứ
một biên bản làm việc, biên bản lấy lời khai nào được lập.
Bưng bít thông tin, nhận định không chính xác
Theo biên bản khám nghiệm tử thi, anh Kiều bị 72 vết thương trên toàn
thân do tác động ngoại lực, nội tạng hầu như đều bị tổn thương. Qua hình
chụp thi thể anh Kiều thấy rõ các vết bầm, dập nghiêm trọng nhưng cơ
quan điều tra lại nhận định hành động đánh vào người của bốn công an
Quyền, Quang, Mẫn, Huy chỉ gây “xây xát ngoài da”.
Những vết thương nặng trên người nạn nhân
Theo lời gia đình nạn nhân, sau khi anh Kiều chết, cơ quan công an đã
cố tình bưng bít vụ việc, ngăn cản gia đình chôn cất nạn nhân. Chị Ngô
Thị Tuyết, chị ruột anh Kiều, đã ròng rã đi gõ cửa đòi công lý hơn một
năm trời mới có thể đưa được vụ án ra xét xử.
Mâu thuẫn trong quyết định truy tố và xét xử
Quá trình xét hỏi anh Kiều không được coi là giai đoạn điều tra vụ án,
vì chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can… đây chỉ là giai
đoạn truy xét. Hơn nữa, pháp luật đã quy định nghiêm cấm dùng nhục hình
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế nhưng, dù trường hợp này không chỉ là
dùng nhục hình mà còn gây hậu quả nghiêm trọng là chết người, nhưng VKS
chỉ truy tố tội “dùng nhục hình” mà không truy tố tội “giết người” hay
“cố ý gây thương tích”.
Các bị cáo và đại diện gia đình nạn nhân tại tòa.
Cáo trạng của vụ án này bất ngờ bị thay đổi mà không dựa trên căn cứ
nào. Trong bản cáo trạng mới, mọi chi tiết vụ án đều giữ nguyên, chỉ đổi
phần điều khoản áp dụng truy tố đối với bốn bị cáo được tại ngoại, để
giảm khung hình phạt.
Bị cáo chính của vụ án, Nguyễn Thân Thảo Thành, người có cấp bậc thấp
nhất trong năm bị cáo là người duy nhất bị bắt tạm giam. Khi thời hạn
tạm giam lần thứ nhất kết thúc, Thành tiếp tục bị giam mà không có quyết
định gia hạn thời gian giam giữ.
Trong quá trình điều tra, bị cáo Thành liên tục phủ nhận mình có liên
quan đến vụ việc, một mực kêu oan. Thành được cơ quan góp tiền giúp để
bồi thường cho nhà anh Kiều nhưng Thành không nhận. Bị cáo này cũng là
người duy nhất không xin lỗi gia đình nạn nhân, không bồi thường cho
người bị hại. Thành cung cấp thông tin cho thấy các bị cáo có dấu hiệu
thông đồng khi cung cấp lời khai qua lời trách cứ của bị cáo Quang: “Sao
em lại khai như vậy, các anh đã thống nhất khai khác rồi”. Thế nhưng
tất cả các chi tiết này hoàn toàn không được “để tâm”.
Bị cáo Thành tại tòa
Điều khoản truy tố bị cáo Thành có khung hình phạt từ 5 năm đến 12 năm
tù. Dù không có bất cứ tình tiết giảm nhẹ nào song VKS vẫn đề nghị mức
phạt thấp nhất là 5 năm đến 5 năm sáu tháng tù giam.
Bốn bị cáo còn lại qua tranh tụng cho thấy đây là vụ án có đồng phạm,
thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng (gây chết người, giảm
uy tín của cơ quan pháp luật) sau khi được thay đổi không lý do điều
khoản truy tố, lại được “giảm nhẹ” một lần nữa khi đề nghị mức án tù
treo mà không đưa ra căn cứ nào.
Và “lọt lưới” cá lớn
Ông Lê Đức Hoàn, với tư cách là người trực tiếp chỉ đạo việc bắt giữ và
xét hỏi, nhưng khi anh Kiều bị các công an viên đánh đập, ông Hoàn lại
nói “hoàn toàn không hay biết, không nghe tiếng kêu la” . Trong khi
nhiều công an viên ngồi ăn trưa ở phòng ngoài khai đã nghe nhiều tiếng
kêu la từ phòng xét hỏi.
Ông Hoàn là người chỉ đạo toàn bộ chuyên án, có mặt tại phòng xét hỏi
nhưng không ngăn cản việc dùng nhục hình, để xảy ra hậu quả nghiêm
trọng, song cơ quan điều tra chỉ xác định ông liên quan đến vụ án này
với tư cách nhân chứng, hoàn toàn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một phần lý do của việc miễn trách nhiệm này là do ông Hoàn có nhiều
thành tích, thêm nữa đã bị xử lý kỷ luật (lỗi thiếu trách nhiệm) ở đơn
vị.
Luật sư Võ An Đôn nhiều lần đề nghị tòa triệu tập ông Lê Đức Hoàn nhưng đều bị bác bỏ
Mặc dù vậy, trong tư cách là nhân chứng, và là nhân chứng quan trọng,
ông Hoàn vẫn tỏ thái độ coi thường pháp luật khi không hề đến dự một
phiên xử nào, bất chấp lệnh triệu tập nhiều lần từ Tòa án. Luật sư nhiều
lần đề nghị dẫn giải ông Hoàn đến tòa nhưng đều bị chủ tọa bác bỏ.
Theo Pháp Luật Online
Kinh phí công đoàn, từ đâu, làm gì?(07/08/2012)
Để
công đoàn hoạt động hiệu quả, nhất thiết phải có kinh phí. Tuy nhiên,
kinh phí phải được hình thành từ nguồn nào, thu thế nào, chi phí ra sao…
là điều cần cân nhắc. Trong khi đó, dự thảo Luật Công đoàn đang được
Quốc hội thảo luận đã luật hóa trách nhiệm của chủ DN phải trích nộp quỹ
công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả cho người lao động.
Nhiều ý kiến khác nhau
Có ba luồng ý kiến tại Quốc hội về vấn đề này:
Một,
các ý kiến tán thành cho rằng, thu 2% trên tổng quỹ tiền lương thực trả
cho người lao động thì mới đủ tiền cho công đoàn hoạt động ổn định,
hiệu quả; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là chăm lo đời
sống người lao động.
Hai,
chỉ nên quy định kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ tiền lương cơ bản
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bởi nếu dựa trên lương thực trả sẽ khó
xác định và tại các DN có nhiều lao động thì con số này quá lớn. Hơn
nữa, công đoàn còn có các ngồn thu khác như công đoàn phí hàng tháng,
ngân sách nhà nước cấp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh (du lịch, nhà
hàng, khách sạn,,,), hỗ trợ của công đoàn nước ngoài và của các tổ chức
cá nhân khác trong và ngoài nước…
Ba,
cho rằng phải bãi bỏ quy định trích nộp 2% quỹ lương vì sẽ làm tăng chi
phí, tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là
khả năng cạnh tranh của DN. Báo cáo tác động của Luật Công đoàn được
trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra, nếu quỹ tiền lương của
DN chiếm 20% cơ cấu giá thành sản phẩm, khi chi phí tiền lương tăng 2%
(do trích phí công đoàn) thì giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 0,4%.
Hơn
nữa việc cho phép công đoàn có thêm nguồn kinh phí này sẽ tạo ra sự bất
bình đẳng về tài chính với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Chưa
kể, để đối phó, các DN sẽ không thành lập công đoàn, tạo rào cản cho
việc thành lập tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động.
Lý của bên nhận
Lý
giải về căn cứ của đề xuất trích nộp kinh phí công đoàn 2%, Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, cho rằng nguồn thu kinh
phí công đoàn có tính…lịch sử, từ Sắc lệnh số 108 ngày 5-11-1957 do Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Luật Công đoàn, sau đó được cụ thể hóa
bằng văn bản dưới luật do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành ngày
9-4-1958.
Theo
ông Đặng Ngọc Tùng, nguồn thu này đã “phát huy tác dụng to lớn trong
việc bảo đảm điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng đại diện, chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.”
Ông
Tùng còn quả quyết rằng, đề xuất trong dự thảo đã “nhận được sự đồng
thuận của phần đông chủ DN”. Không hiều “phần đông” chủ DN mà ông Tùng
nói là dựa trên sự khảo sát nào, nhưng trong quá trình thảo luận dự thảo
Luật Công đoàn, hầu hết các DN, đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều
lao động như dệt - may, thủy sản, da - giày… đều lên tiếng kêu khổ về
khoản trích 2% mà họ cho là quá vô lý.
Nếu
căn cứ vào yếu tố lịch sử, thì kể từ năm1999 đến nay, lương tối thiểu
liên tục tăng. Mức lương tối thiểu hiện nay đã gấp hơn sáu lần thời điểm
trước năm 1997. Trong khi công đoàn vẫn muốn giữ nguyên tỷ lệ trích
nộp là 2% liệu có phù hợp hay không? Theo số liệu được đại biểu Quốc hội
Chu Sơn Hà (Hà Nội) cung cấp, tổng kinh phí thu được của công đoàn năm
2011 là 3.600 tỷ đồng. Nếu sắp tới, mức lương còn tăng nữa thì con số
trên sẽ là rất lớn.
Cũng
nói về yếu tố lịch sử, trước đây công đoàn sử dụng phần kinh phí thu
được để chăm lo mọi điều kiện cho người lao động, nhưng từ năm 1995 trở
lại đây, việc chăm lo cho người lao động đã được chuyển sang cơ quan bảo
hiểm xã hội. Hơn nữa, “không phải chỉ có công đoàn mới chăm lo cho
người lao động, mà người lao động, theo nghĩa rộng thì tất cả các tổ
chức đều chăm lo”, đại biểu Chu Sơn Hà nói.
Đương
nhiên, với số tiền khá lớn được trích từ 2% tổng quỹ lương thực trả,
quỹ công đoàn đã phát huy tác dụng tốt. Nhưng theo đại biểu Huỳnh Nghĩa,
Đà Nẵng, thực tế hiện nay bộ máy công đoàn khá cồng kềnh trong khi hai
chức năng cơ bản là chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi người lao động
thì lại khá mờ nhạt.
Là gánh nặng của doanh nghiệp
Các
DN tự hỏi 2% quỹ lương mà họ phải đóng để công đoàn hoạt động, được gọi
là gì? Phí thì không phải. Thuế lại càng không đúng, vì DN đã nộp thuế
cho Nhà nước. Vậy đâu là cơ sở pháp lý? Và trong thực tế, từ nhiều năm
qua, công đoàn cơ sở chỉ được giữ lại 40%, 60% còn lại phải trích nộp
cho công đoàn cấp trên và số tiền này được chi như thế nào, vào mục đích
gì, quyết toán ra sao… thì công đoàn cơ sở và DN đều không được biết.
DN
không được biết đã đành, ngay cả đại biểu quốc hội cũng không biết. Đại
biểu Chu Sơn Hà bức xúc: “Cá nhân tôi phát biểu trong kỳ họp thảo luận
về dự thảo luật lần đầu, đề nghị báo cáo kết quả quản lý tài chính của
công đoàn, báo cáo quản lý và sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách
và do các đoàn viên đóng góp, nhưng cá nhân tôi còn không nhận được trả
lời, chưa nói đến việc trả lời cho tất cả các đại biểu?”.
Trong
khi đó, Luật Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của Đảng và
các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Công đoàn. Đại biểu Chu Sơn
Hà cho rằng, nếu nói đóng 2% còn thiếu, tại sao không quy định ngân sách
đảm bảo cho nguồn kinh phí công đoàn, nếu thiếu? Đại biểu Huỳnh Nghĩa
cũng nhất trí với quan điểm, kinh phí hoạt động của công đoàn được ngân
sách nhà nước đảm bảo cân đối. “Khi đóng thuế DN đã gián tiếp hỗ trợ
kinh phí công đoàn thông qua ngân sách nhà nước. Nếu các đối tượng phải
nộp kinh phí công đoàn bao gồm cơ quan, tổ chức DN thì rõ ràng ngân sách
nhà nước đã cấp trùng hai lần cho công đoàn: một lần là Chính phủ cấp
theo Luật Ngân sách Nhà nước; một lần người sử dụng lao động nộp 2% quỹ
lương”, ông nhấn mạnh.
Xin
được kết thúc bằng ý kiến đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh – Quảng Nam,
khi phát biểu tại hội trường về khoản trích nộp 2% theo dự thảo Luật
Công đoàn (sửa đổi). Ông cho rằng, kinh phí này là khoản phí mà người
đóng phải kinh!
(Theo TBKTSG)
Nếu không bị gánh thuế và phí quá lớn thì xăng chỉ hơn 8 nghìn đồng/lít
Giá xăng dầu thế giới giảm liên tiếp,
nhưng Việt Nam cứ giảm nhỏ giọt, bởi vì giá xăng dầu bị “cõng” quá nhiều
thuế, phí bất hợp lý. (Ảnh: ndh.vn)
Giá xăng dầu thế giới giảm liên tiếp, nhưng Việt Nam cứ giảm nhỏ giọt, bởi vì giá xăng dầu bị “cõng” quá nhiều thuế, phí bất hợp lý.
Thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc
biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít, thuế giá trị gia tăng
1.457 đồng/lít, tổng cộng các khoản thuế là 6.864 đồng, tương đương
42,8% giá bán lẻ xăng dầu.
Về việc thu quỹ bình ổn giá xăng dầu 300 đồng/lít được 4.000 tỷ?
Ngày 2/2, Bộ Tài chính đã có thông báo
về tình hình trích lập số dư và sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu quý IV và
cả năm 2015. Đến ngày 31/12/2015, quỹ bình ổn xăng dầu còn dư trên 3.970
tỷ đồng, so với số dư đầu năm 2015 là hơn 4.055 tỷ đồng, giảm 85 tỷ
đồng. Trước đó, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu tại ngày 30/6/2015 và
30/9/2015 lần lượt là gần 1.800 tỷ đồng và gần 2.800 tỷ đồng.
Riêng trong quý IV/2015, các doanh
nghiệp đã trích thêm được hơn 1.200 tỷ đồng cho quỹ bình ổn do giá
xăng dầu thế giới liên tục giảm.
Các chi phí mà xăng “cõng” đang hơn 50% giá thành
Theo bảng giá cơ sở ngày 19/1/2015 thì
thuế nhập khẩu (20%) là 1.505 đồng/lít, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) là
902 đồng/lít, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít, thuế giá trị gia
tăng là 1.457 đồng/lít, tổng cộng các khoản thuế là 6.864 đồng, tương
đương 42,8% giá bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, 2 khoản chi phí định mức và
lợi nhuận định mức cũng được tính vào giá xăng dầu là 1.350 đồng/lít.
Các khoản thuế, phí kể trên lên đến 8.214 đồng/lít, tương đương 51,2%
giá bán lẻ xăng dầu.
Một khoản khác là mức trích quỹ bình ổn giá xăng dầu 300 đồng/lít cũng được tính vào giá cơ sở.
Trong số các khoản thuế, phí kể trên
thuế bảo vệ môi trường, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn giá là những
khoản đã từng gây bức xúc trong dư luận, nhiều ý kiến trái chiều về sự
cần thiết của quỹ bình ổn giá xăng dầu, cho rằng không nên tiếp tục duy
trì.
Đối với thuế bảo vệ môi trường 3.000
đồng/lít được áp dụng từ 1/5/2015, quỹ bình ổn giá xăng dầu, rất nhiều ý
kiến phản hồi nên thay đổi theo hướng giảm.
Người dân còn phải chịu thiệt giá xăng đến bao giờ?
Từ đầu năm 2016 đến nay giá xăng đã được
điều chỉnh giảm 3 lần liên tiếp với mức giảm tương ứng là 373 đồng/lít
vào ngày 4/1; giảm 590 đồng/lít vào ngày 19/1; giảm 729 đồng/lít ngày
3/2. Hiện tại, giá bán lẻ xăng RON 92 là 14.713 đồng/lít.
Đây cũng là giá thấp so với Việt Nam,
nhưng so với mức giảm của thế giới thì vẫn là nhỏ giọt. Do giá xăng dầu
giảm ít như vậy, tác động đến giá thành chi phí vận tải cũng như giảm
giá thành hàng Việt là rất ít, điều này làm cho hàng hóa Việt Nam bị
“đắt” lên, kém cạnh tranh so với quốc tế. Đây chính là một trong những
lý do làm cho xuất khẩu của chúng ta bị giảm cả về số lượng và giá trị
trong năm 2015.
Như vậy, chỉ vì lợi ích của ngành xăng dầu, họ đã không giảm mạnh giá xăng theo thế giới, nên người dân và toàn bộ nền kinh tế
đã bị thiệt hại lớn. Liên bộ Tài chính-Công thương cần phải nhìn thấu
đáo, nhìn xa hơn về lợi hại của việc giữ giá xăng dầu cao như hiện nay.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét