Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 55/d

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa

12:01:10 05/01/2013

    Máy hút thuốc tự động, máy chải lông ngựa, gậy đa năng, trang sức điện...

    Giai đoạn trị vì của Nữ hoàng Victoria (1819 - 1901) còn được biết đến với tên gọi thời đại Victoria - một thời kỳ với những tiến bộ công nghiệp, chính trị và quân sự tại Vương quốc Anh.

    Trong suốt thời kỳ này (từ 20/6/1837 đến khi nữ hoàng qua đời vào ngày 22/1/1901), bên cạnh những sáng chế phi thường, các nhà khoa học Vương quốc Anh còn có những phát minh “kỳ quái” không kém.

    1. Máy hút thuốc tự động

    Trong thời đại Victoria, hút thuốc lá đã trở nên phổ biến. Khác với công nghệ tạo khói ngày nay được sử dụng trên các sàn diễn, cỗ máy này lại được phát minh nhằm tạo ra… khói thuốc. 

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 1
    Thay vì giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chiếc máy này lại thay con người “hút” vài điếu xì gà cùng một lúc rồi phả ra khói thuốc lá.

    Mục đích của việc ra đời chiếc máy này vào những năm 80 của thế kỷ XIX chỉ như một trò tiêu khiển nhưng đã thúc đẩy ngành công nghiệp thuốc lá phát triển.

    2. Gậy đa chức năng

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 2
    Mặc dù hơi kỳ quặc nhưng công dụng của chiếc gậy này là rất rõ ràng. Nó vừa có thể làm một chiếc sáo, một thước đo, một cái ô, một tẩu thuốc hay thậm chí còn được các quý ông thời đó sử dụng để… bắt bướm.

    3. Máy liếm tem

    Khi Internet thậm chí còn chưa được hình thành trong ý tưởng thì rõ ràng thư tay vẫn là công cụ truyền tải thông tin phổ biến và hữu dụng nhất.

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 3
    Tuy nhiên, với một số lượng lớn thư cần phải gửi, bạn sẽ không thể đảm bảo tốc độ và hiệu quả khi chỉ sử dụng lưỡi để dán tem. Và dụng cụ liếm tem ra đời vào cuối những năm . Nó nhanh chóng trở thành vật dụng không thể thiếu trong thời kỳ này.

    4. Tấm chắn bảo vệ cho xe đạp

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 4

    Năm 1890, công ty Overman Wheel đã phát minh ra kiểu xe có sử dụng các tấm chắn này nhằm phục vụ các quý bà, quý cô, những người luôn luôn diện trên mình những bộ đầm dài đến mắt cá chân. 

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 5

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 6
    Tấm chắn này được thêm vào để tránh việc chân váy vướng vào bánh xe gây nguy hiểm cho người sử dụng.

    5. Cầu con lăn

    Thay vì xây một cây cầu hoàn chỉnh thì thời kỳ này dường như người ta có xu hướng tạo ra những thứ phức tạp và sáng tạo rườm rà không cần thiết. 

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 7
    Những đường ray được xây dựng giúp cầu trượt từ đầu bên này sang đầu bên kia. Nó có chi phí rẻ hơn và dễ dàng xây dựng hơn cây cầu hoàn chỉnh. 

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 8

    Tuy nhiên, không lâu sau đó, thiết kế này đã hoàn toàn bị dỡ bỏ vì những hạn chế trong quá trình sử dụng. Họ tranh cãi xem lúc nào thì cần thu cầu, khi nào thì nên mở mỗi khi thuyền bè đi qua. 

    6. Máy chải lông ngựa

    Những người ở thời đại Victoria đã nghĩ ra một ý tưởng nhằm mục đích đơn giản hóa công việc hàng ngày, đó chính là máy chải lông ngựa.

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 9
    Nhưng nào ai ngờ, các bánh răng và bàn chải được mắc nối phức tạp với nhau cũng như cách vận hành loại máy này không hề đơn giản chút nào. Chúng chỉ khiến cho mọi việc dường như phức tạp hơn, khiến người dùng khó chịu khi sử dụng.

    Phát minh này xứng đáng trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Ig-Nobel ngày nay.

    7. Bàn viết ổn định

    Với một hệ thống giao thông chỉ gồm tàu hỏa và ngựa, thật sự gây ra nhiều khó khăn cho những người bận rộn luôn muốn một không gian thoải mái, bằng phẳng để có thể viết.

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 10
    Thiết bị này được gắn liền với chỗ ngồi của một người và cho phép họ viết mà không gặp rắc rối khi di chuyển bằng các phương tiện thời đó.

    8. Công nghệ chép tay

    Mặc dù vận hành không được trơn tru và “mượt” cho lắm, nhưng mẫu thiết kế này thực sự có ích cho những nhà văn, nhà báo hay các cô thư ký thời đó. 

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 11
    Chiếc máy rất hữu ích trong việc tạo ra các bản copy khi công nghệ in ấn và photo chưa ra đời. Phát minh này thực sự đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

    9. Xe đạp hình cầu

    Phát minh này gồm một quả cầu trong suốt với thanh công cụ hỗ trợ người sử dụng bên trong. Một số người sẽ rất thích mẫu thiết kế này vì cảm giác thú vị khi ngồi trong đó. 

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 12
    Tuy nhiên, thực sự thì nó không thoải mái như tưởng tượng một chút nào vì lực phải bỏ ra có khi còn nhiều hơn đi bộ, cũng như nguy cơ va chạm là rất cao.

    10. Trang sức điện

    Sức sáng tạo của người Anh thời kỳ này thực sự đã đạt đến mức không tưởng, khi họ nghĩ ra được loại trang sức được gắn đèn điện. Và mỗi khi bật sáng, ánh đèn sẽ chiếu qua các viên ngọc hay kim cương.

    Những phát minh "rườm rà, kỳ quái" thời xa xưa 13
    Rõ ràng chúng ta không thể đeo nó lên người trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, ý tưởng này vô cùng thú vị và sáng tạo.
    Theo P.B / Mask Online

    Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài

    12:05:02 28/03/2013

      Các phát minh độc nhất vô nhị: điện thoại linh hồn, xe tăng bay, cừu nhiều núm vú, máy động đất...

      Chúng ta khó có thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ ra sao nếu không có những phát minh vĩ đại của các bậc thiên tài. Tuy nhiên, không phải phát minh, ý tưởng nào của họ cũng có tính ứng dụng cao và được nhiều người biết đến.

      Hãy cùng điểm qua một vài ý tưởng và phát minh khá “khó đỡ” của một vài nhà thiên tài quen thuộc dưới đây.

      1. Điện thoại linh hồn của Thomas Edison

      Thomas Edison (1847 - 1931) là một nhà phát minh vĩ đại. Ông được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử với 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 1
      Bên cạnh những phát minh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống như đèn điện, máy ghi âm, máy chiếu phim, ông cũng có phát minh khá “điên” mà ít ai biết đến. Trong số đó có điện thoại linh hồn.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 2
      Trong hậu Thế chiến thứ I, người ta tin vào thế giới duy tâm. Nhiều người hy vọng khoa học có thể cung cấp một phương tiện để “truy cập” vào các linh hồn của người chết.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 3

      Tháng 10/1920, Edison công bố rằng, ông đang tạo ra một loại máy có thể mở các đường giao tiếp với thế giới tinh thần. Chiếc máy này được lấy ý tưởng giữa điện thoại và điện báo.

      Edison nói với tờ The New York Times và một số tạp chí khác rằng, máy tính của ông sẽ đo lường các “đơn vị cuộc sống”, cái mà phân tán trong vũ trụ sau khi một người chết, qua đó có thể giao tiếp với các linh hồn.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 4
      Tuy nhiên, ngay cả sau khi ông mất, người ta vẫn chưa được nhìn thấy chiếc máy nào có thể nói chuyện với người chết như ông từng tuyên bố.

      2. Máy động đất của Nikola Tesla

      Nikola Tesla (1856 - 1943) là nhà phát minh được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với 700 bằng sáng chế phát minh.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 5
      Mặc dù bị coi là một nhà khoa học nổi tiếng “điên” nhưng Tesla đã góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp với những phát minh vĩ đại như dòng điện xoay chiều, tia X-quang…

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 6
      Năm 1898, trong một lần thí nghiệm cộng hưởng từ, Tesla đã cộng hưởng tần số dao động của phòng thí nghiệm và gây ra một trận động đất kinh hoàng. Trận động đất này chút nữa đã đánh sập tòa nhà số 5 Đại lộ New York, nơi đặt phòng thí nghiệm của ông.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 7
      Sau đó, Tesla tuyên bố đã chế tạo một thiết bị nhỏ, khi lắp đặt và vận hành ở đâu thì sẽ làm cho khu vực xung quanh nó phải rung chuyển. Thiết bị này chỉ nặng vài kg, nhưng lại có thể tạo ra những dao động rất lớn khiến các cấu trúc lớn có thể bị sụp đổ. Thế nhưng, sau đó, chính Tesla đã phá hủy chiếc máy này vì nhận ra sự nguy hiểm mà nó có thể tạo ra.

      3. Cừu nhiều núm vú của Alexander Graham Bell

      Alexander Graham Bell (1847 - 1922) là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Ông được biết đến với rất nhiều phát minh vĩ đại như điện thoại, máy dò kim loại, xây dựng tàu ngầm… Nhưng ít ai biết, ông cũng có những phát minh khá kỳ quặc. Trong đó phải kể đến việc tạo ra cừu nhiều núm vú.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 8
      Năm 1886, trong kỳ nghỉ hè của mình trên đảo Cape Breton ở Nova Scotia (Canada), Bell bỗng chú ý đến những chú cừu của nhà hàng xóm. Ông thấy rằng, mỗi chú cừu chỉ có hai núm vú, vì vậy chúng gặp một số rắc rối trong việc “chăm” con. Nếu có thêm núm vú, cừu mẹ có thể gia tăng lượng sữa và chăm sóc được nhiều cừu con hơn cùng một lúc.

      Điều này đã khiến Bell dành 30 năm cuối cùng của cuộc đời mình cùng 250.000 USD (khoảng 5,2 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho việc nghiên cứu tạo ra giống cừu nhiều hơn hai núm vú.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 9
      Sau năm đầu nghiên cứu, Bell đã tạo ra được giống cừu có trung bình 2,5 núm vú. Tới năm 1900 là 4,28 và năm 1910 là 6,1. Điều thú vị là các núm vú được thêm vào không làm gia tăng kích thước tuyến vú.

      Đến nay, những chú cừu như vậy không còn mang tầm quan trọng thương mại nhưng phát kiến này của Bell đã để lại một ví dụ thú vị trong ngành tổng hợp giống.

      4. Xe tăng bay của John Walter Christie

      John Walter Christie (1865 - 1944) là một kỹ sư và nhà phát minh đại tài người Mỹ. Ông được biết đến nhiều như một nhà thiết kế xe tăng nổi tiếng của thời kỳ giữa hai cuộc Thế chiến.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 10

      Trong chiến tranh, do đường xá không thuận tiện cho việc cơ động xe tăng, Christie đã nghĩ ra một thiết kế xe giúp tăng cường tính cơ động cho loại vũ khí “bất khả xâm phạm” này, đó là xe tăng bay.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 11
      Năm 1932, Christie cho ra mắt xe tăng bay có tên gọi M.1932. Thực chất đây là loại xe tăng không tháp pháo, được làm từ thép và hợp kim duralumin (gồm nhôm, mangan và silic), nặng khoảng 4 tấn.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 12
      M.1932 được trang bị với các cánh bay và cánh quạt quay. Ban đầu, nó có thể được kéo đằng sau một chiếc máy bay lớn hoặc nằm trong “bụng” máy bay. Sau đó sẽ được “thả” và “lượn” từ từ xuống mặt đất.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 13
      Với bánh hơi, chiếc xe tăng này có thể đạt tới tốc độ 190 km/h, tương đương vận tốc của một chiếc xe đua. Khi chạy trên bánh xích, chiếc xe đạt tốc độ 90km/h.

      Theo Christie, với tốc độ cao như vậy chiếc xe có thể bay qua nhiều chướng ngại vật nhân tạo và tự nhiên khi được trang bị thêm cánh. Tuy nhiên, đề xuất này không được Bộ Quốc phòng Mỹ quan tâm nên dần đi vào quên lãng.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 14
      Hiện nay, việc vận chuyển xe tăng không phải là vấn đề quá khó khăn, nhưng ý tưởng về một chiếc “xe tăng bay” của Christie vẫn còn ám ảnh nhiều nhà thiết kế vũ khí quân sự.

      5. Thông điệp lửa của Joseph von Littrow

      Joseph von Littrow (1781 - 1840) là một nhà quý tộc người Áo và cũng là một nhà thiên văn học nổi tiếng. Những đóng góp của ông luôn được đề cao và có ý nghĩa to lớn trong ngành thiên văn học. Tuy nhiên, đôi khi ông cũng có một vài ý tưởng khá "điên rồ".

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 15
      Từ lâu, con người trên Trái Đất luôn mong muốn có thể liên lạc được với sự sống trên các hành tinh khác. Vì vậy, một số nhà khoa học đã đề xuất một số cách có thể liên lạc với người ngoài hành tinh. Những đề xuất này dựa hoàn toàn vào tín hiệu hình ảnh, vì vào thời đó radio vẫn chưa ra đời.

      Các nhà khoa học cho rằng, chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt trăng hay Sao Hỏa qua các vật thể có kích thước và màu sắc tương phản. Joseph von Littrow hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó.

      Ý tưởng và phát minh "điên rồ" của các thiên tài 16
      Ông đưa ra ý tưởng trút dầu lửa vào kênh đào tròn rộng 30km trên sa mạc Sahara. Vòng tròn lửa này sẽ được đốt lên vào buổi tối để ra tín hiệu về sự hiện diện của chúng ta đối với những sự sống khác trong vũ trụ.

      Rõ ràng, ý tưởng của Littrow không hề dễ thực hiện và nó cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Vì vậy, ý tưởng này của Littrow nhanh chóng bị bác bỏ.
      Theo P.B / Mask Online

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử

      00:00:00 08/03/2014

      Nikola Tesla lau thìa 18 lần mới dùng bữa, Charles Dickens chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày... là những thói quen "quái lạ" của các thiên tài.

      Ít ai ngờ rằng, nhiều nhà văn, nhà chính trị gia, nghiên cứu khoa học lại có một số thói quen kỳ lạ giúp họ nảy sinh nhiều ý tưởng sáng giá. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhà văn Mỹ - Jack Kerouac phải tìm đến men rượu để “giải phóng tâm hồn”, tạo nguồn cảm hứng văn chương hay nhà thơ Thomas Stearns Eliot còn có thói quen bôi phấn lên mặt và tô son màu xanh lá cây; Friedrich von Schiller tìm ý thơ từ mùi táo thối. 

      Câu hỏi nhiều người thắc mắc là những thói quen kỳ lạ này tạo nên các thiên tài, hay chính cái “tài” đã tạo nên cái “tật” khác thường ở những con người đó. Cùng điểm lại một vài thói quen quái gở của các thiên tài qua bài viết dưới đây.

      1. Tiểu thuyết gia Charles Dickens - chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày

      Được mệnh danh là một trong những cây bút vĩ đại nhất thời nữ hoàng Victoria, tiểu thuyết gia người Anh - Charles Dickens (1812 - 1870) sở hữu không ít những thói quen kỳ lạ. Một nhân viên tiết lộ rằng, Charles không thể chịu được việc tóc tai “mất trật tự”, chính vì vậy ông luôn phải để một chiếc lược ngay gần và chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày.

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 1
      Bên cạnh đó, ông còn có thói quen đi đi lại lại trong khi sáng tác và đọc cho thư ký chép lại. Sau đó, hai người còn phải nghiền ngẫm từng câu nhiều lần, thay từ cho phù hợp và đổi thứ tự các từ trong câu trước khi bắt tay vào viết tiếp.

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 2

      Các chuyên gia nghiên cứu đời sống và công việc của Dickens cho rằng trường hợp của ông là biểu hiện nhẹ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nặng hơn còn là chứng động kinh.

      2. Nhà sáng chế Thomas Edison - ngủ nhiều giấc mỗi ngày

      Trước khi trở thành các cộng sự nghiên cứu của Thomas Edison (1847 - 1932), họ đã phải trải qua một vòng phỏng vấn gắt gao, đó là ăn một bát súp dưới dự quan sát của nhà sáng chế tài năng này. Ông sẽ theo dõi xem họ có cho thêm muối vào súp trước khi ăn hay không. 

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 3

      Edison sẽ lập tức loại ngay những người cho muối dù chưa nếm thử tí nào. Theo ông, bài kiểm tra này nhằm loại bỏ những thí sinh mới bắt đầu nhưng đã đưa ra quá nhiều giả thuyết. 

      Edison còn cố gắng giảm thiểu những nhu cầu thiết yếu hết sức có thể, ví dụ như việc ngủ. Ông chia giấc ngủ của mình ra thành nhiều lần ngủ ngắn để có thêm thời gian tỉnh táo làm việc. 

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 4

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 5
      Khác với người bình thường ngủ từ 6-8h liên tục, ông lại chia thành nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày.

      Chu kỳ ngủ chia làm nhiều giai đoạn (polyphasic sleep) là phương pháp dành cho những người muốn có thêm thời gian thức để làm những công việc khác, nhờ vậy sẽ tăng được năng suất công việc. Ngoài Thomas Edison, thiên tài Leonardo Da Vinci cũng áp dụng phương pháp ngủ này.

      3. Nhà phát minh Nikola Tesla - lau thìa với 18 chiếc khăn tay mới ăn

      Nikola Tesla (1856 - 1943) là cha đẻ của hơn 300 phát minh như nam châm điện, radio, động cơ không đồng bộ… Tesla thường bắt đầu làm việc vào lúc 3h sáng và tiếp tục cho tới 11h đêm. 

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 6

      Thói quen này đã khiến ông bị suy nhược ở độ tuổi 25. Tuy nhiên, ông nhanh chóng phục hồi và tiếp tục chế độ sinh hoạt này cho tới khi về già, làm việc suốt 38 năm không ngừng nghỉ.

      Bên cạnh đó ông còn sống độc thân và làm bạn với chim bồ câu. Telsa còn có những nỗi sợ thầm kín, đó là phụ nữ thừa cân và các loại trang sức (đặc biệt là ngọc trai). 

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 7
      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 8
      Ông sợ những phụ nữ quá cân.

      Hơn thế, ông còn không dám bắt tay vì sợ vi khuẩn. Mỗi khi dùng bữa, nhà phát minh này phải lau sạch dao, dĩa và thìa với đúng 18 chiếc khăn tay làm từ vải lanh rồi mới yên tâm thưởng thức bữa ăn của mình. 

      4. Bác sĩ Sigmund Freud - kết bạn với "nàng tiên nâu"

      Bác sĩ tâm lý và thần kinh người Áo - Sigmund Freud (1856 - 1939) đã mang đến những hiểu biết sâu sắc về tiềm thức con người. Thông qua đó, ông cũng giúp các nhà tâm lý học có được cách thức tiếp cận bệnh nhân một cách dễ dàng hơn. Nhưng ít ai biết rằng, tật xấu của con người tưởng như hoàn hảo này chính là nicotine và cocaine.

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 9
      Ông bắt đầu nghiện các chất kích thích này từ rất sớm và hút liên tục. Người bạn thân và cũng là bác sĩ của Freud đã cảnh báo ông rằng, việc hút xì gà hàng ngày có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim hết sức nguy hiểm. 

      Freud đã cố cai nghiện nhưng lại sớm rơi vào tình trạng trầm cảm. Ông đã từng chia sẻ: “Ngay sau khi bỏ thuốc, tim tôi thậm chí còn tệ hơn hồi dùng, tâm trạng thì không lúc nào được yên vì những hình ảnh chết chóc, tiễn biệt cứ lặp đi lặp lại”. 

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 10

      Cuối cùng, Freud lại phải trở về với “nàng tiên nâu” và đã từng hút một liều lượng lớn cocaine. Ông thậm chí phải trải qua 33 cuộc phẫu thuật miệng và hàm để loại bỏ tế bào ung thư nhưng vẫn dành những lời ca ngợi tốt đẹp cho thứ “vật chất kỳ diệu” này.

      5. Nhà văn Honore de Balzac - uống 50 cốc cà phê mỗi ngày

      Nhà văn hiện thực Pháp - Honore de Balzac (1799 – 1850) có niềm đam mê với cà phê lớn tới mức một ngày ông có thể uống tới 50 cốc và hiếm khi chợp mắt trong quá trình sáng tác bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”.

      Thậm chí ông còn dành một bài báo để ca ngợi “vẻ đẹp” của cà phê bằng thứ văn xuôi hoa mỹ và đầy chất thơ: “Thứ cà phê này rót vào dạ dày bạn và ngay lập tức tạo nên một chấn động. Các ý tưởng bắt đầu hành quân như tiểu đoàn trong một trận chiến”. 

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 11
      Honore de Balzac gọi cà phê là “thứ sức mạnh lớn lao trong cuộc đời”, nhờ có thức uống này mà ông có thể sóng sót với lịch làm việc “chết người”: đi ngủ lúc 6h tối, dậy lúc 1h và làm việc đến 8h sáng, sau đó chợp mắt một lúc trước khi tiếp tục viết 7 tiếng. 

      Ông uống rất nhiều để duy trì tốc độ công việc và thậm chí còn ăn bột cà phê trong khi dạ dày đang rỗng. Kết quả là Honore de Balzac đã viết được 85 cuốn tiểu thuyết trong vòng 20 năm và qua đời ở độ tuổi 50. 

      Nhiều người suy đoán cái chết của ông là do lao lực và uống quá nhiều cà phê, trong khi có những giả thuyết cho rằng ông qua đời vì bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

      6. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu - ý tưởng xuất hiện khi não thiếu dưỡng khí 

      Trong 74 năm cuộc đời của mình, tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu đã sở hữu 3.300 bằng sáng chế, nổi tiếng nhất trong số đó là đĩa mềm. Rất nhiều sản phẩm của Nakamatsu đã được khai sinh trong hoàn cảnh ông suýt chết đuối. Nhà sáng chế lỗi lạc này tin vào lợi ích của việc thiếu dưỡng khí khi con người ở dưới nước.

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 12
      Ông cho biết: “Để não thiếu dưỡng khí, bạn cần phải lặn thật sâu và khoảng 1,5 giây trước khi chết, tôi có thể hình dung ra một phát minh mới”. Sau đó ông viết ý tưởng này vào giấy chống thấm nước rồi bơi lên.

      Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử 13

      Thêm một chìa khóa dẫn đến thành công của Nakamatsu là lên ý tưởng trong một căn phòng lát đầy vàng 24kara. Theo ông, lớp vàng này có thể ngăn được sóng vô tuyến và radio “có hại cho quá trình sáng tạo”.

      * Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Newyorker, Sleepdex...

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét