Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 241

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí thư Hà Nội nói về nhu cầu ‘bình yên’


Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói về việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của thủ đô.
Phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, ông Hoàng Trung Hải mô tả điều ông gọi là phát triển kinh tế không phải ưu tiên số một mà xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành mới là điều chính quyền Thủ đô hướng tới.
“Phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng, nhưng tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi.
“Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”, Bí thư Thành ủy Hà Nội được báo VNxpress dẫn lời.
Động thái “ra quân” của các Bí thư hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp HCM đang gây quan tâm trong công chúng.
Phản hồi về phát biểu của ông Hải, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu bình luận trên facebook cá nhân.
“Thú thật là từ bé đến giờ, tôi chỉ được nghe cái nghèo nó sinh ra bạo loạn, trộm cắp, cướp giật. Chứ có bao giờ tôi lại được nghe câu "Thà nghèo mà yên bình..." đâu.
“Chỉ có câu, "Nghèo cho sạch, rách cho thơm" thôi. Ý nói giữ thân mình ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh. Bí thư chơi chữ thế này, ví von thế này, kẻ ngu muội như tôi thật lòng không sao hiểu được ạ,” ông Hữu viết.

'Nhếch nhác thấy xấu hổ'




 
Ông Hoàng Trung Hải mới được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng 12.
Hôm 5/2 tại Thành ủy Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định Bí thư Thành ủy Hà Nội cho ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Hải được báo Tuổi Trẻ vào cùng ngày 5/2 dẫn lời phát biểu: “Cá nhân tôi xem đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm hết sức nặng nề trước Trung ương Đảng, Bộ chính trị, trước Đảng bộ và nhân dân thủ đô.
“Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục kinh tế và giao dịch quốc tế, là một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung”.
Trở lại với buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, ông Hải đã nhấn mạnh về như cầu đảm bảo môi trường khi phát triển kinh tế.
“Ai cũng nghĩ bảo vệ môi trường là việc của người khác, chỉ biết sạch nhà cửa của mình.
“Đi nơi nào cũng có rác cả, lãnh đạo ông nào cũng đi qua nhưng không ông nào làm gì hết. Khách đến mà nhìn thấy người dân Hà Nội bảo vệ môi trường sẽ học theo.
“Nhưng bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã để người ta học chưa? Để du khách đến thủ đô mà thấy nhếch nhác thì anh em mình thấy xấu hổ”, Bí thư Hải bày tỏ.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội được dẫn lời nói Hà Nội đang “thiếu vốn” cho các dự án chống ngập trong khi TP HCM đã được Chính phủ hỗ trợ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng (446 triệu USD).
“Nếu mưa 2008 mà ngập như cũ rất gay, không biết trả lời với dân thế nào. Một trận ngập sẽ nảy sinh rất lớn.
“Đây là dự án cấp bách, phải kiên quyết làm. Không thể để giữa thủ đô mà đi đến đâu cũng rất mùi,” ông Hải nói thêm.

Dự án 500 triệu USD bỏ hoang 11 năm, bí thư Đinh La Thăng ra "tối hậu thư"




Dự án 500 triệu USD bỏ hoang 11 năm, bí thư Đinh La Thăng ra "tối hậu thư"

Gần 500ha đất tại huyện Củ Chi, TP.HCM được quy hoạch để đầu tư xây dựng dự án này mang tầm cỡ khu vực, nhưng 11 năm qua dự án vẫn "đắp chiếu", hàng trăm héc-ta đất vẫn đang để hoang hóa, lãng phí.




Ngày 18/2, tại cuộc làm việc với chính quyền huyện Củ Chi, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chỉ đạo các đơn vị liên quan trong 6 tháng tới phải có giải pháp xử lý triệt để nhằm tạo chuyển biến tình hình, nhất là chấm dứt tình trạng quy hoạch "treo", đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân...
Tuy nhiên, đến "trải nghiệm" tại vùng đất rộng lớn này, ngoài những hình ảnh người dân sống lay lắt qua ngày chờ đền bù giải tỏa, tái định cư thì bao la toàn là cỏ dại đã cháy khô.
Nhiều hộ dân vì chờ đợi quá lâu vẫn không được giải quyết việc đền bù giải tỏa, đã quay lại dựng nhà cửa tạm để sinh sống, lấn chiếm đất quy hoạch dự án để canh tác các loại cây trồng.
Thực trạng này đang diễn ra ở dự án Công viên Saigon Safari, do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn là chủ đầu tư, được cấp phép đầu tư từ 2004, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD, là công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Dự án được quy hoạch xây dựng tại 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM, có tổng diện tích đất 485ha.
Dự án thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Với các khu chức năng: Khu thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới; Khu trưng bày thú mở bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới...
Dự án thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Với các khu chức năng: Khu thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới; Khu trưng bày thú mở bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới...
Đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đạt 96%. Từ đó đến nay dù chỉ còn 4% nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Số tiền đền bù mà chính quyền địa phương đã chi trả bồi thường 684/705 hộ, với số tiền 560/619 tỷ đồng. Năm 2013, do dự án quá chậm tiến độ nên công ty tư vấn dự án Bernard Harrison & Friends Ltd (Singapore) đã xin rút lui.
Đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đạt 96%. Từ đó đến nay dù chỉ còn 4% nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Số tiền đền bù mà chính quyền địa phương đã chi trả bồi thường 684/705 hộ, với số tiền 560/619 tỷ đồng. Năm 2013, do dự án quá chậm tiến độ nên công ty tư vấn dự án Bernard Harrison & Friends Ltd (Singapore) đã xin rút lui.
Ngoài những căn nhà bị đập bỏ dang dở, bên trong khu đất rộng hàng trăm ha chưa có hạng mục nào của Dự án Công viên Sài Gòn Safari được xây dựng.
Ngoài những căn nhà bị đập bỏ dang dở, bên trong khu đất rộng hàng trăm ha chưa có hạng mục nào của Dự án Công viên Sài Gòn Safari được xây dựng.
Quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.
Quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.
Nhiều hộ dân vẫn cố bám trụ để đòi quyền lợi bằng việc kinh doanh nhỏ lẻ cho những khách đến tham quan những khu du lịch gần đấy.
Nhiều hộ dân vẫn cố bám trụ để đòi quyền lợi bằng việc kinh doanh nhỏ lẻ cho những khách đến tham quan những khu du lịch gần đấy.
Khu vực được quy hoạch thành công viên Sài Gòn Safari dù đã được cắm mốc lộ giới và giăng hàng rào kẽm gai nhưng bên trong chỉ là bãi đất bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và loài thú duy nhất trong khu này là... trâu!
Khu vực được quy hoạch thành công viên Sài Gòn Safari dù đã được cắm mốc lộ giới và giăng hàng rào kẽm gai nhưng bên trong chỉ là bãi đất bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và loài thú duy nhất trong khu này là... trâu!
Khi được hỏi, nhiều người dân tin tưởng rằng các cấp chính quyền sẽ vào cuộc để thực hiện nhanh những chỉ đạo của tân Bí Thư Thành ủy TP.HCM. Qua đó, giúp người dân bớt cơ cực vì quy hoạch treo.
Khi được hỏi, nhiều người dân tin tưởng rằng các cấp chính quyền sẽ vào cuộc để thực hiện nhanh những chỉ đạo của tân Bí Thư Thành ủy TP.HCM. Qua đó, giúp người dân bớt cơ cực vì quy hoạch treo.
Nhiều khu đất bên trong dự án đã được người dân canh tác, trồng cây ăn trái, rau quả để kinh doanh.
Nhiều khu đất bên trong dự án đã được người dân canh tác, trồng cây ăn trái, rau quả để kinh doanh.
Tính đến thời điểm này vẫn còn 20 hộ chưa thể giải tỏa do khiếu nại về giá đền bù và chờ khu tái định cư. Trong số 750 hộ ảnh hưởng bởi dự án có 246 hộ đăng ký tái định cư, nhưng đến nay khu tái định cư vẫn chưa được huyện Củ Chi xây dựng.
Tính đến thời điểm này vẫn còn 20 hộ chưa thể giải tỏa do khiếu nại về giá đền bù và chờ khu tái định cư. Trong số 750 hộ ảnh hưởng bởi dự án có 246 hộ đăng ký tái định cư, nhưng đến nay khu tái định cư vẫn chưa được huyện Củ Chi xây dựng.
Một trong nhiều người dân vẫn kiên trì bám trụ với mãnh đất chưa được bồi thường của mình. Ông cho biết nếu đất không được đầu tư xây dựng dự án thì trả lại cho người dân để sớm ổn định cuộc sống.
Một trong nhiều người dân vẫn kiên trì bám trụ với mãnh đất chưa được bồi thường của mình. Ông cho biết nếu đất không được đầu tư xây dựng dự án thì trả lại cho người dân để sớm ổn định cuộc sống.
Chuồng trại chăn nuôi trâu bò của người dân. Hàng ngày, họ chăn thả bên trong khu dự án để tận dụng nguồn cỏ xanh có sẵn.
Chuồng trại chăn nuôi trâu bò của người dân. Hàng ngày, họ chăn thả bên trong khu dự án để tận dụng nguồn cỏ xanh có sẵn.
Hình ảnh sống tạm bợ thường thấy khi đến khu vực dự án.
Hình ảnh sống tạm bợ thường thấy khi đến khu vực dự án.
Nhiều người dân cho biết, những khu vực hoang vắng như thế này không ai dám lui tới, nhất là vào buổi chiều tối. Tại đây, nhiều đối tượng hút, chích thường lui tới
Nhiều người dân cho biết, những khu vực hoang vắng như thế này không ai dám lui tới, nhất là vào buổi chiều tối. Tại đây, nhiều đối tượng hút, chích thường lui tới
Tâm trạng chung của các hộ dân, đó là chính sách bồi thường, áp giá của UBND huyện Củ Chi, có nhiều vấn đề khúc mắc, không công bằng… khiến họ suốt 11 năm qua đi khiếu nại, khiếu kiện kéo dài mà vẫn chưa có hồi kết.
Tâm trạng chung của các hộ dân, đó là chính sách bồi thường, áp giá của UBND huyện Củ Chi, có nhiều vấn đề khúc mắc, không công bằng… khiến họ suốt 11 năm qua đi khiếu nại, khiếu kiện kéo dài mà vẫn chưa có hồi kết.
Đến đây, nếu không có cái biển hiệu hoành tráng này thì chắc có lẻ không ai biết được đây là siêu dự án 500 triệu USD. Được biết, dự án này đang trong giai đoạn thiết kế quy hoạch 1/2.000.
Đến đây, nếu không có cái biển hiệu "hoành tráng" này thì chắc có lẻ không ai biết được đây là siêu dự án 500 triệu USD. Được biết, dự án này đang trong giai đoạn thiết kế quy hoạch 1/2.000.
Theo khảo sát của phóng viên, ngay tại gã tư đường An Nhơn Tây – Nguyễn Thị Rành là phần đất dự kiến sẽ làm khu tái định cư nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy có bất cứ động tĩnh nào.
Đa số người dân ở đây bức xúc với các phương án đền bù vì giá không hợp lý, trong khi đất đai bỏ hoang.
Theo những người ở đây, "quả bóng" trách nhiệm bị đá hết từ Thành phố xuống huyện rồi ngược lại, đến nay vẫn chưa có văn bản nào giải quyết cho thỏa đáng.
Chẳng hạn, gia đình ông Trương Văn Be, 77 tuổi, xã Phú Mỹ Hưng, có 1,6 ha đất gò được áp giá đền bù là 75.000đồng/m2. Trong khi nhiều hộ dận khác xung quanh đều nhận được giá 175.000đồng/m2.
Một lô đất khác nằm ngay góc ngã tư đường, khoảng 4000m2, cũng được áp giá đền bù là 175.000đồng/m2 trong khi các lô đất nằm bên kia đường (không thuộc dự án) có mức giá thị trường là 2 triệu đồng/m2.
Một người dân ngụ ấp Bầu Đưng, xã An Nhơn Tây cho biết, hàng trăm ha đất nằm trong quy hoạch công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang suốt 11 năm qua khiến ai cũng sót và không biết đến bao giờ dự án mới được khởi công.
"Nếu dự án không thực hiện được thì thành phố nên trả đất lại cho người dân canh tác, chứ để đất hoang hơn chục năm trời quá lãng phí", vị này nói.
theo Cafef/TTVN



Triều Tiên dọa tấn công phủ đầu Mỹ, Hàn Quốc

Các binh sĩ Triều Tiên chào đón Lãnh đạo Triều Tiên kiêm Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Triều Tiên, Kim Jong-un đến thăm Bộ Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên - Ảnh: Reuters



Các binh sĩ Triều Tiên chào đón Lãnh đạo Triều Tiên kiêm Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Triều Tiên, Kim Jong-un đến thăm Bộ Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Thất bại không vô nghĩa của Mỹ và Triều Tiên

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ) - Ảnh: Reuters


Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ) - Ảnh: Reuters

Mỹ chính thức xác nhận việc bác bỏ đề nghị tiến hành đàm phán song phương của Triều Tiên, nhưng không phủ nhận tin tức được tờ The Wall Street Journal đưa ra rằng hai bên đã đàm phán bí mật tại trụ sở LHQ ở New York.
Điều đáng chú ý nữa là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Washington đã làm rõ với phía Triều Tiên là vấn đề phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên không thể thiếu ở mọi cuộc thương thảo như thế.
Cho tới nay, Mỹ và Triều Tiên đã nhiều lần bác bỏ đề nghị của nhau về đàm phán hòa bình song phương. Ai cũng biết quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên là chìa khóa quyết định nhất đối với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến tranh hay hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Cả hai từng tham gia nhiều khuôn khổ đàm phán và đối thoại đa phương, nhưng đàm phán song phương công khai cũng như bí mật thì chưa.
Kênh đàm phán này Triều Tiên rất muốn có nhưng Mỹ lại chưa muốn. Nguyên do ở chỗ cả hai phía đều đặt điều kiện tiên quyết. Mỹ đòi Triều Tiên trước hết phải chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa. Triều Tiên lại chủ trương chỉ thỏa thuận giải quyết vấn đề đó trên nền tảng bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Cho nên không có gì khó hiểu khi đề nghị của Triều Tiên bị Mỹ bác bỏ hay đàm phán bí mật, nếu có, đã nhanh chóng thất bại.
Tuy nhiên, thất bại này không hoàn toàn vô nghĩa vì nó cho thấy Triều Tiên đang tìm cách hòa dịu với Mỹ và Mỹ đang dần từ bỏ điều kiện tiên quyết khi chỉ còn đòi Triều Tiên chấp nhận bàn thảo về vấn đề phi hạt nhân. Những tín hiệu mới này báo hiệu khả năng có triển vọng đàm phán mới trong thời gian tới.







Bóp chết vợ rồi dùng dao rạch bụng tự tử

Hiện trường vụ án mạng- Ảnh: Phước Hiệp


 .Hiện trường vụ án mạng- Ảnh: Phước Hiệp


    Ngày 23.2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước đã tạm giữ hình sự Nguyễn Quốc Hoàng (31 tuổi, ngụ tại xã Minh Lập, H.Chơn Thành, Bình Phước) để điều tra về hành vi “giết người”.Nạn nhân chính là vợ của Hoàng, chị Trần Thị Thùy Trang (25 tuổi), chủ tiệm hớt tóc ở ấp 2, xã Minh Lập.
    Tại cơ quan công an, Hoàng khai lấy chị Trang hơn 3 năm nay và có một con chung hơn 2 tuổi.
    Thời gian gần đây, Hoàng thường xuyên tham gia đá gà, đánh bài. Mỗi khi thua bạc, Hoàng lại về lấy tiền của chị Trang dẫn đến vợ chồng mâu thuẫn.
    Đêm 19.2, chị Trang đòi dọn đồ về nhà mẹ ruột sống, nhưng Hoàng từ chối và dẫn đến xô xát. Trong lúc nóng giận, Hoàng đã dùng tay bóp cổ vợ mình cho đến chết.
    Tiếp đó Hoàng ra võng nằm rồi dùng dao lam tự rạch cổ, bụng và hai tay của mình để tự tử.
    Đến 10 giờ sáng hôm sau, một số người bạn gọi điện không được đã phá cửa tiệm hớt tóc xông vào phát hiện đã đưa Hoàng đến bệnh viện cấp cứu.
    Qua khám nghiệm, kiểm tra hiện trường, cơ quan điều tra đã phát hiện 6 lá thư tuyệt mệnh do anh Hoàng để lại gửi cho mẹ ruột, mẹ vợ, con nhỏ và bạn bè. Nội dung một trong những lá thư có nội dung trách móc, phiền muộn với mẹ vợ bởi Hoàng cho rằng mẹ vợ không hiểu ý, không quan tâm và hay mắng chửi con rể. Các lá thư còn lại, Hoàng gửi lời xin lỗi mẹ ruột, bạn bè và cho rằng đã quá chán ngán cuộc sống. Riêng lá thư gửi cho con nhỏ, anh Hoàng gửi lời xin lỗi vì sinh con ra nhưng không thể bảo vệ được con. Ngoài ra, cơ quan điều tra đã tìm thấy ma túy trong tiệm hớt tóc và xác định anh Hoàng có sử dụng chất ma túy.
    Tiểu Thiên
     

     

    Đắc Nông: Xe tải cán chết người rồi bỏ chạy


    VOV.VN - Xe tải kéo lê xe máy cùng 3 người trên xe một đoạn 10m, khiến người vợ chết tại chỗ, đứa con nguy kịch, còn người chồng bị thương.

    Khoảng 15h chiều nay (23/2), trên đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), đoạn qua xã Trường Xuân, huyện Đắc Song, tỉnh Đắc Nông xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 người thương vong.
    Anh Nguyễn Văn Anh (sinh năm 1975), trú tại thôn 7, xã Đắc N’Drung, huyện Đắc Song điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 54 F3-1481 chở vợ là Trần Thị Thu Thảo (sinh năm 1978) và con trai là Nguyễn Đăng Khoa (sinh năm 2014) trên đường Hồ Chí Minh, theo hướng từ huyện Đắc Song đi thị xã Gia Nghĩa.
    Khi đi đến xã Trường Xuân, huyện Đắc Song thì bị chiếc xe tải chạy từ phía sau ép đường, va quệt rồi kéo cả xe mô tô và 3 người một đoạn khoảng 10m. Hậu quả, chị Thảo chết tại chỗ, cháu Khoa phải đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, còn anh Anh bị thương nhẹ. Sau khi gây tai nạn, tài xế đã điều khiển xe tải rời khỏi hiện trường.
    Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ việc./.
    Thế Thắng/VOV-Tây Nguyên

    Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria: Lo ngại nhiều hơn vui mừng


    VOV.VN - Thiện chí thực sự của các bên liên quan, hướng tới việc chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria thông qua thỏa thuận ngừng bắn vẫn là một câu hỏi lớn.

    Mỹ và Nga hôm qua (22/2) đã công bố thỏa thuận ngừng bắn một phần trên lãnh thổ Syria. Theo đó, lệnh ngừng bắn sẽ bắt đầu từ ngày 27/2, nhưng các bên đều nhấn mạnh những trở ngại phía trước trên con đường ngoại giao nhằm nỗ lực kết thúc cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm qua ở quốc gia Trung Đông này.
    thoa thuan ngung ban o syria: lo ngai nhieu hon vui mung hinh 0
    Lực lượng quân Chính phủ Syria nghiên cứu hiện trường vụ tấn công ngôi đền Sayyida Zeinab, phía Nam thủ đô Damascus. (Ảnh: Getty)
    Thỏa thuận ngừng bắn không toàn diện

    Theo tiết lộ của RT, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 22/2 để bàn bạc về điều khoản của thoả thuận. Tại cuộc điện đàm, ông Putin nói rằng, “đây là cơ hội thật sự để chấm dứt đổ máu tại Syria và cũng nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo cần thiết”.
    Theo các điều khoản của thỏa thuận, các bên liên quan sẽ sử dụng ảnh hưởng để gây sức ép, buộc Chính phủ Syria và phe đối lập vũ trang tại nước này đồng ý “đình chiến”, thỏa thuận có hiệu lực vào ngày 27/2. Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn không áp dụng cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm mặt trận Al-Nusra, điều này đặt ra câu hỏi lớn cho tính khả thi của thỏa thuận nói trên.
    Thỏa thuận kêu gọi Chính phủ Syria và phe đối lập tuân thủ “hiệp định đình chiến” – một thuật ngữ đã được lựa chọn rất cẩn thận vì nó không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một thỏa thuận ngừng bắn chính hiệu.
    Theo đó, Mỹ có trách nhiệm buộc phe đối lập tuân thủ, trong khi Nga phải gây sức ép với Chính phủ Syria thực hiện nhiệm vụ tương tự. Washington và Moscow cũng đồng ý thiết lập đường dây nóng để giám sát việc tuân thủ của cả hai bên.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đảm bảo rằng, phía Mỹ sẽ nỗ lực để các điều khoản trong thỏa thuận được thực thi, trong khi ông Putin đánh giá rất cao cam kết này.
    Tổng thống Nga nói: “Tôi chắc chắn rằng, các hành động chung với sự hợp tác của phía Mỹ có khả năng thay đổi hoàn toàn cục diện khủng hoảng ở Syria”.
    Trong khi đó, Nhà Trắng tỏ ra “kiềm chế” hơn trước diễn biến mới này khi công bố nội dung vắn tắt cuộc trò chuyện giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ mà không dành cho nó những mỹ từ đặc biệt nào.
    Theo Nhà Trắng, ông Obama đã nói với ông Putin rằng, thỏa thuận ngừng bắn là “để làm giảm bớt sự khổ đau cho người dân Syria”, thúc đẩy một giải pháp chính trị và tập trung vào cuộc chiến của liên quân chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
     “Điều này rất khó để có thể thực hiện. Thực tế là tình hình ở Syria rất phức tạp”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
    Thỏa thuận không dễ thực thi
    Nhận định của ông Earnest không phải là không có cơ sở. Tình hình trên thực địa ở Syria dường như ngày càng khó nắm bắt. Chỉ 1 ngày trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn, các vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại thủ đô Damascus và thành phố Homs của Syria đã làm ít nhất 140 người chết.
    Trong khi đó, các cáo buộc lẫn nhau về việc không kích nhầm vào những mục tiêu dân sự giữa Nga và Mỹ vẫn xuất hiện “như cơm bữa” trên mặt báo.
    thoa thuan ngung ban o syria: lo ngai nhieu hon vui mung hinh 1
    Các tay súng của Lực lượng Syria Tự do hoạt động ở thành phố Shadadi, phía Đông Syria. (Ảnh: Reuters)
    Không thể phủ nhận, các nỗ lực ngoại giao đã mang lại những thành quả bước đầu: lần đầu tiên trong tháng 2/2016, những chuyến hàng viện trợ đã được chuyển đến những thị trấn vốn bị bao vây và cô lập ở các vùng chiến sự ác liệt. Nhưng những người may mắn được tiếp cận nhân đạo chỉ là “hạt cát” trong số “biển người” Syria đang cần đến sự trợ giúp thực phẩm và các dịch vụ y tế.
    Các nhóm hoạt động nhân đạo cho rằng, việc đưa số phận những người dân đang ở tận cùng của sự tuyệt vọng ra làm thứ để giao dịch, đổi lấy thỏa thuận chính trị là điều không thể chấp nhận được và chỉ khiến cho tình hình thêm tồi tệ.
    Nhìn lại quá trình đi đến một thỏa thuận ngừng bắn không toàn diện, có thể thấy, thỏa thuận này chỉ có được sau khi những nỗ lực ban đầu thất bại. Còn nhớ, hôm 12/2, tại Munich, Đức, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố về một lệnh ngừng bắn có hiệu lực trong vòng một tuần nhưng các bên đã không thể đi được đến đích cuối cùng.
    Hôm 21/2, khi có mặt tại thủ đô Amman của Jordan, ông Kerry đã 3 lần điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để bàn về các chi tiết của thỏa thuận ngừng bắn. Và hôm qua, trong khi quay trở lại Washington, ông Kerry đã thông báo tới các quan chức Anh, Pháp, Đức, Saudi Arbia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được.
    New York Times cho rằng, là một nhà ngoại giao, ông Kerry dường như lạc quan hơn Nhà Trắng về triển vọng cho một giải pháp ngoại giao ở Syria nhưng tuyên bố của ông hôm qua (22/2) lại không cho thấy điều đó. Ông không đề cập đến thời điểm 27/2 mà chỉ mô tả thỏa thuận ngừng bắn là “đầy hứa hẹn” và “để thực hiện lời hứa đó phải phụ thuộc vào hành động của các bên liên quan”.
    Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên cho rằng: “Ông Kerry hẳn nhiên là cảm thấy vui vì chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn dù chưa toàn diện,  nhưng ông ấy không sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được điều đó. Trong tâm trí của ông Kerry, đây không phải lúc để ăn mừng”.
    Hy vọng vẫn rất mong manh
    Trong khi đó, các nhà phân tích bày tỏ hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận này khi mà những diễn biến trên thực địa cho thấy, ở vào thời điểm 5 ngày trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, quân đội Syria và không quân Nga có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho lực lượng đối lập thông qua các cuộc tấn công vào Aleppo.
    thoa thuan ngung ban o syria: lo ngai nhieu hon vui mung hinh 2
    Hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn của người dân Syria vẫn rất mong manh. (Ảnh: Reuters)
    Một số suy đoán cũng cho rằng, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự ở khu vực tỉnh Idlib, phía Tây Nam Aleppo, nơi phiến quân của nhóm mặt trận Al-Nusra đang hoạt động.
    Chuyên gia Frederic Hof, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, người từng có thời gian làm việc về chính sách Syria trong chính quyền nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama nhận định: “Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của Nga, Iran và chế độ Assad, tuy nhiên họ đều không cho thấy động thái nào tích cực trong những năm qua”.
    Ông Hof cáo buộc: “Người Nga có khả năng để thúc đẩy thực thi thỏa thuận ngừng bắn trong 5 ngày còn lại nhưng họ đang tận dụng khoảng thời gian đó cùng với cái cớ tấn công Al-Nusra để giành thêm quyền kiểm soát những khu vực ở Syria”.
    Từ Riyadh, người đứng đầu Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) thuộc phe đối lập Syria, cựu Thủ tướng Syria Riad Hijab tuyên bố sẽ tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn nhưng tỏ ý hoài nghi về động thái tương ứng của phe Tổng thống Assad.
    Đối với chính quyền Tổng thống Obama, thỏa thuận ngừng bắn một phần ở Syria có thể đơn giản là cách giúp Mỹ duy trì việc kiểm soát tình hình bạo lực ở quốc gia Trung Đông này, trong khi đó dành sự tập trung lớn hơn vào lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Libya.
    Theo các chuyên gia phân tích, thỏa thuận ngừng bắn một phần ở Syria không thể được coi là nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria mà chỉ là biện pháp để giảm bớt đổ máu, vừa đủ để cho phép các hoạt động viện trợ nhân đạo cho những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến sự như Aleppo.
    Chuyên gia về Syria, Andrew Tabler của Viện Washington về chính sách Cận Đông cho biết: “Những gì mà Washington đang làm không phải để chấm dứt cuộc chiến ở Syria. Họ chỉ muốn nó hạ nhiệt để nắm bắt tình thế tốt hơn”./.
    Hùng Cường/VOV.VN   

    Trung Quốc mập mờ chuyện lắp radar ở Trường Sa

    22:11 23/02/2016

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói "không nắm rõ vấn đề lắp đặt radar" nhưng ngang nhiên tuyên bố về cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Trung Quốc mập mờ chuyện lắp radar ở Trường Sa
    Các hoạt động xây dựng đang diễn ra trên đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma hay đặc biệt là đá Châu Viên, có thể phục vụ cho chiến lược dài hạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: CSIS
    Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không phủ nhận hay khẳng định việc lắp đặt radar ở một vài điểm đảo trên quần đảo Trường Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
    Vấn đề được truyền thông phương Tây coi là nguy hiểm hơn cả tên lửa HQ-9 được triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng bà Hoa mạnh miệng nói: "Số đảo mà Trung Quốc nắm giữ ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là có hạn, nếu có thực hiện các biện pháp phòng vệ cũng chỉ là theo quyền tự bảo vệ chủ quyền được luật pháp quốc tế công nhận".
    Phớt lờ việc chiếm đóng trái phép, bà Hoa lu loa rằng "truyền thông dường như chỉ chĩa ống kính vào Trung Quốc để xem chúng tôi có hoạt động quân sự nào hay không". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn 'dạy bảo' truyền thông quốc tế nên "có cái nhìn rộng mở hơn với vấn đề Nam Hải (Biển Đông)".
    Bà Hoa nói báo chí nên lưu tâm đến các ngọn hải đăng, trạm khí tượng trái phép mà nước này xây dựng ở một số điểm đảo, đá tại Trường Sa. "Đây chính là những công trình phục vụ lợi ích quốc tế mà Trung Quốc xây dựng với tư cách là nước lớn nhất ven biển", bà Hoa nói.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp ngày 23/2. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung QuốcNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp ngày 23/2. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc



    Trong khi thế giới lên tiếng chỉ trích những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua, bà Oánh vẫn mạnh mồm tuyên bố về "thành ý bảo vệ hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.
    Hôm 22/2 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết các bức ảnh vệ tinh chụp từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các tháp radar trên 4 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Trong một diễn biến khác, Tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ mới đây tuyên bố sẽ cùng Australia và "một số quốc gia khác" tuần tra trong khu vực 12 hải lý tại các điểm đảo ở Trường Sa để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Thông tin này được một số tờ báo ở Mỹ coi là "lời cảnh cáo" của Washington với Bắc Kinh khi nước này mở rộng diện tích các đảo nhân tạo đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
    Trả lời vấn đề này, bà Hoa Xuân Oánh tiếp tục dùng chiêu bài "nước lớn" với tuyên bố: "Trung Quốc là quốc gia có nền thương mại lớn nhất thế giới và là quốc gia ven biển lớn nhất thế giới nên chúng tôi coi trọng tự do hàng hải hơn bất cứ ai".
    Trung Quốc mập mờ chuyện lắp radar ở Trường Sa
    Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ hồi tháng 10/2015 đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên Biển Đông. Ảnh:US Navy
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói việc chụp cho nước này cái mũ "gây ảnh hưởng tự do, an toàn hàng hải" ở Biển Đông là không hợp lý. Theo đó, Bắc Kinh cho rằng một số người ở Mỹ luôn sử dụng "tự do, an toàn hàng hải" với "ý đồ khác nhắm vào Trung Quốc".
    Khác với những phát ngôn mang tính ngoại giao trước kia, lần này, bà Hoa nói đích danh Mỹ là nước "luôn diễu võ dương oai" ở Biển Đông và luôn theo đuổi "bá quyền quân sự" trên biển.
    Liên quan tới thuật ngữ "Vạn lý trường thành trên biển" được báo chí thế giới sử dụng rộng rãi ám chỉ mưu đồ của Bắc Kinh khi mở rộng đảo nhân tạo nhằm nuốt trọn Biển Đông, bà Hoa hung hăng tuyên bố: "Trung Quốc mở rộng không nhằm ý đồ gì, và cũng không cho phép thu nhỏ diện tích đảo". Bà Hoa Xuân Oánh còn ngang nhiên nói thế giới nên coi đó là "Vạn lý trường thành về ý chí" khi nhắc đến hoạt động cải tạo đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh tại Trường Sa.
    Theo Zing News

    8 du khách bị truy sát kinh hoàng khi đi ăn đêm








    Dân trí Ngày 23/2, Công an TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết đang điều tra vụ một truy sát 8 du khách xảy ra ở một quán nem nướng khiến một nam du khách đến từ TPHCM trọng thương.


    Đoạn đường nhóm du khách TP HCM bị truy sát
    Đoạn đường nhóm du khách TP HCM bị truy sát
    Công an TP Nha Trang cho biết, đang tạm giữ Đặng Huy Hoàng (21 tuổi), Nguyễn Xuân Đệ (24 tuổi), Dương Phát Minh (22 tuổi), Huỳnh Phương Đông (23 tuổi, cùng trú TP Nha Trang) để điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ hỗn chiến tối ngày 22/2.
    Trước đó, vào khoảng 20 ngày 22/2, anh Vũ Thiện Đại Hùng (22 tuổi, du khách đến từ TP HCM) cùng nhóm bạn 7 người đang ngồi ăn uống trong một quán nem nướng trên đường Lê Thành Phương (TP Nha Trang). Một lúc sau, một bạn gái trong nhóm của anh Hùng bị một nam thanh niên ở bàn kế bên chọc ghẹo nên 2 bên xảy ra mâu thuẫn, lớn tiếng. Nhóm thanh niên ở bàn kế bên đã nhanh chóng rời quán với thái độ bực tức, hăm dọa.
    Sau khi ăn uống xong, nhóm anh Hùng ra khỏi quán nem nướng thì gặp một nhóm nam thanh niên lạ mặt, trong đó có những gương mặt vừa có va chạm trong quán nem nướng. Trong giây lát, nhóm của anh Hùng bị nhóm thanh niên lạ mặt rượt đuổi, truy sát kinh hoàng trên đường phố. Dù cố chạy nhưng anh Hùng vẫn bị nhóm đối tượng lạ chém trọng thương ở vùng đầu, vùng tay.
    Một người phụ nữ bán bánh mì ở gần hiện trường kinh hãi kể: “Chúng rượt đuổi, truy sát nhau từ quán nem ra hướng ngã sáu Nha Trang. Tiếng la hét làm náo loạn đường phố. Ai cũng bỏ chạy vì sợ chúng ném ly thủy tinh vào người”.
    Một bảo vệ của quán nem bàng hoàng kể thêm: “Nhóm truy sát đã dùng mác để chém nhóm du khách từ TP HCM. Một nạn nhân nam bị chém ở vùng đầu, máu chảy lênh láng được đưa đi cấp cứu bằng taxi”.
    Công an TP Nha Trang đang tiếp tục điều tra.
    Viết Hảo



    Báo Thái lên án Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông

    Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép - Ảnh: SCMP



    Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép - Ảnh: SCMP


    Trong bài xã luận ngày 22.2, Bangkok Post cho rằng lo ngại về khu vực Biển Đông không hề suy giảm khi kỳ vọng về một khối ASEAN đoàn kết, như lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ ASEAN, một lần nữa không thể đạt được.
    Bên cạnh đó, với việc Lào giữ vị trí chủ tịch năm 2016, ASEAN cũng khó có một tiếng nói chung mạnh mẽ, chứ chưa nói đến việc lên tiếng ủng hộ hai quốc gia thành viên là Việt Nam và Philippines trong tranh chấp với Bắc Kinh.
    Việc ASEAN tiếp tục thể hiện sự thiếu mạnh mẽ là một bất lợi lớn trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện của mình và Mỹ đang tập trung hơn vào khu vực Đông Nam Á, theo tờ báo Thái Lan. Biển Đông hiện là mối quan tâm trực tiếp của các nước trong khu vực, và rõ ràng ASEAN cần có những biện pháp ngoại giao cứng rắn để đối mặt với Trung Quốc, nếu không muốn tình hình trở nên hỗn loạn và bạo lực, Bangkok Post khẳng định.
    Liên quan đến tình hình Biển Đông, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Phó đô đốc Joseph Aucoin hôm qua 22.2 tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục triển khai tàu và máy bay thực hiện các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc triển khai tên lửa. Phát biểu trong chuyến thăm Sydney, ông Aucoin cũng thúc giục Úc và các quốc gia khác trong khu vực hãy tiến hành các sứ mệnh tự do hàng hải bằng cách điều tàu và máy bay đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây ở Biển Đông.
    Lam Yên
    (Văn phòng Bang)



    Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc sẽ sớm áp đặt ADIZ ở Biển Đôn

    Trung Quốc ngang ngược bố trí tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị nước này chiếm đóng - Ảnh minh họa: GoogleEarth/FoxtrotAlpha


    Trung Quốc ngang ngược bố trí tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị nước này chiếm đóng - Ảnh minh họa: GoogleEarth/FoxtrotAlpha
    Giới chức ngoại giao và các chuyên gia an ninh quốc tế đã nhận định như thế về tham vọng của Trung Quốc sau khi triển khai hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
    Theo họ, Bắc Kinh sẽ thực hiện kế hoạch tương tự, tức triển khai hệ thống tên lửa phòng không trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Reuters hôm 21.2.
    Trung Quốc sẽ sử dụng các cơ sở phi pháp ở hai quần đảo này như những căn cứ để thực hiện các hoạt động quân sự, đồng thời tăng cường đưa dân đến sinh sống để khẳng định đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình.
    Trung Quốc làm tất cả những điều đó để tiến tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như đã làm hồi năm 2013 với biển Hoa Đông, nơi họ từng tạo ra tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, Reuters nhận định.
    Ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông ở Học viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, cho biết ông tin chắc rằng loại vũ khí tương tự sẽ được Trung Quốc triển khai ở Trường Sa trong vòng 1 đến 2 năm tới. “Trung Quốc đang muốn khẳng định những cảnh báo của mình (đưa ra trước đây) bằng những khả năng thực tế”, ông Storey nhận xét.
    Còn bà Bonnie Glaser, nhà phân tích quân sự ở trung tâm CSIS của Mỹ cũng có nhận định tương tự như ông Storey, và nói thêm rằng chính quyền Bắc Kinh lấy sự hiện diện quân sự của Mỹ như một cái cớ để thúc đẩy và hợp thức hóa kế hoạch của mình. “Kế hoạch đã được sắp đặt, chỉ chờ thực hiện”, bà Glaser phát biểu.
    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 là vũ khí phòng vệ có ý nghĩa nhất của Trung Quốc được triển khai ở Hoàng Sa, sẽ gây rắc rối cho những cuộc tuần tra của máy bay Mỹ và Nhật, kể cả máy bay ném bom B-52 của Mỹ, các chuyên gia quân sự trong khu vực nhận định. Nó cũng thách thức luôn cả kế hoạch tăng cường phòng thủ quân sự của Việt Nam với đội tiêm kích Su-30 do Nga chế tạo.
    Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm từ năm 1974 và biến nơi đây thành căn cứ quân sự. Hệ thống phòng thủ trên các đảo ở đây còn bảo vệ cho đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Trong khi đó, các bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa được Bắc Kinh xem như căn cứ quân sự để kiểm soát toàn bộ vùng biển trung tâm của Đông Nam Á.
    Wu Shicun, người đứng đầu Học viện quốc gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nói rằng các bài học kinh nghiệm từ việc mở rộng Hoàng Sa sẽ được triển khai ở Trường Sa. Ông ta còn ngang ngược nói rằng “Không có tranh chấp ở Hoàng Sa (?), vì vậy việc triển khai kế hoạch phát triển trên Hoàng Sa diễn ra nhanh hơn và gần như đã hoàn tất”, theo Reuters.
    Còn Yanmei Xie, nhà phân tích an ninh ở Bắc Kinh nhận định, với Trường Sa, Trung Quốc thận trọng hơn vì phản ứng của nhiều nước tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế, Bắc Kinh đã triển khai nhiều hệ thống radar và xây đường băng, bất chấp phản đối của các nước.
    Minh Quang

    Mẹ Cường đô la vay 1.600 tỷ, “tất tay” ở Phước Kiển

    Mẹ của Cường đô la đã cầm cố tài sản, vay hơn 1.600 tỷ đồng để đầu tư vào khu dân cư Phước Kiển.
    cuong-dola
    Bà Nguyễn Thị Như Loan (trái) đã vay hơn 1.600 tỷ đồng để đầu tư vào khu dân cư Phước Kiển.
    Mới đây, Công ty Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT đã có báo cáo tài chính quý IV/2015.
    Theo báo cáo, doanh thu quý IV của công ty này tăng khoảng 180 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ còn khoảng 5 tỷ đồng, sụt giảm khoảng 80%.
    Báo cáo tài chính cũng cho thấy bà Nguyễn Thị Như Loan đã thế chấp dự án Phước Kiển (Nhà Bè, TP. HCM) và cổ phiếu tại Quốc Cường Gia Lai để vay 1.621 tỷ đồng của ngân hàng.
    Được biết, số tiền nói trên được bà Loan vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với lãi suất 11,5%. Toàn bộ 1.621 tỷ đồng nói trên được đầu tư vào dự án khu dân cư 6A Phước Kiển.
    Khu dân cư Phước Kiển là dự án được triển khai từ năm 2010.Dự án này gồm các công trình xây dựng phức hợp như biệt thự, nhà phố, trung tâm thương mại và chung cư cao tầng trên diện tích khuôn viên khoảng 93ha. Tổng mức đầu tư khoảng 3.798 tỷ đồng.
    Ngoài Phước Kiển, Công ty Quốc Cường Gia Lai còn có một số dự án khác như chung cư Quốc Cường Gia Lai II, chung cư Giai Việt, khu dân cư 6, Hiệp Phú...
    Tính đến cuối năm 2015, bà Loan đang sở hữu 101,9 triệu cổ phần (37% vốn điều lệ), tương ứng tài sản đạt 479 tỷ đồng.
    Theo Bizlive, năm 2015, cổ phiếu của Công ty Quốc Cường Gia Lai đã "bốc hơi" khoảng 46,3%. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Như Loan vẫn đứng thứ 7 trong top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
    Theo Báo Giao thông





    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét