Khi sự cố xảy ra, Robot có thể đe dọa tới tính mạng con người.
Lần đầu tiên robot giết chết người
Một con robot trong dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất ô tô VolksWagen tại Đức
đã giết chết một người công nhân đang làm việc tại đây. Trong quá trình
cài đặt cho cánh tay robot này, người công nhân đã bị nó đập rất mạnh
vào ngực, sau đó ép chặt cơ thể của ông vào một tấm kim loại và gây ra
tử vong.
Cảnh sát đã bắt tay vào điều tra, trong khi đó mạng internet gọi đây là vụ án mạng
đầu tiên trên thế giới mà thủ phạm là robot. Mặc dù đây có thể xem là
một vụ tai nạn đáng tiếc, nhưng nó cũng khiến nhiều người phải lo sợ các
robot có thể gây nguy hiểm cho con người, dù là vô tình hay cố ý.
Dây chuyền lắp ráp của VolksWagen được hỗ trợ rất nhiều từ các robot tự động.
Phát ngôn viên của VolksWagen cho biết, đây là một robot hoạt động độc lập.
Nó không được thiết kế để làm việc cùng với con người, mà nó được đặt
trong một căn phòng riêng biệt. Người công nhân xấu số đã không cẩn thận
trong quá trình cài đặt con robot và cho nó làm việc thử nghiệm khi vẫn đang ở trong căn phòng.
Vụ tai nạn chết người đáng tiếc này xảy ra đúng vào lúc mà rất nhiều người đang đặt dấu hỏi lớn về sự an toàn của robot và trí thông minh nhân tạo, liệu rằng những thứ này có thể đe dọa tới nhân loại hay không.
Nhà tỷ phú Elon Musk và Bill Gates
đã từng bày tỏ sự quan ngại của mình đối với tốc độ phát triển của
robot và trí thông minh nhân tạo hiện nay. Họ cho rằng chúng có thể đe
dọa tới mạng sống của con người, thậm chí là cả nhân loại.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng con người có thể kiểm soát hoàn toàn các robot và trí tuệ nhân tạo.
Nhưng sự thật đã chứng minh điều ngược lại. Chưa kể đến các sự cố hay
tai nạn không mong muốn, nếu như một cỗ máy biết suy nghĩ, chúng ta
không thể biết được điều gì tồi tệ sẽ có thể xảy ra.
Muốn
cứu sống hàng triệu người mỗi năm phải đưa muối vào diện kiểm soát đặc
biệt, các nhà nghiên cứu tuyên bố tại Hội nghị Dinh dưỡng Rio2012.
“Muối - khi được cho vào thực phẩm -
là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp, và tăng huyết áp là nguyên nhân
gây thiệt mạng cho hàng triệu người trên toàn thế giới”, Giáo sư
Graham MacGregor của Đại học Queen Mary (Anh) khẳng định. Bằng chứng về
tác hại của muối cũng nhiều tương đương với hút thuốc lá, ông cho biết.
Hạn chế muối có thể giúp hàng triệu người thoát chết mỗi năm.
Muối, tức sodium chloride, là chất có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe con người: chúng ta cần khoảng 350
milligram sodium (tương đương với khối lượng của nửa quả nho khô) mỗi
ngày để khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều không may là đa số chúng ta lại tiêu
thụ trung bình nhiều gấp 10 lần định mức đó.
Phần lớn lượng sodium vào cơ thể là từ
thực phẩm chế biến sẵn nhưng người dùng không nhận ra. Một túi khoai tây
chiên là thủ phạm hiển nhiên khi chứa tới hơn 250 milligram sodium.
Tương tự là một lát bánh mỳ mua ngoài tiệm hay một bát ngũ cốc ăn sáng.
Thủ phạm nặng hơn là rau củ đóng hộp, súp đóng hộp và bữa tối đông lạnh,
tất cả đều chứa khoảng 1000 milligram sodium.
Tuy nhiên, tệ nhất là các bữa ăn ngoài hàng: cụ thể là fast food có thể chứa tới 2000 milligram sodium cho mỗi bữa.
Việc tiết giảm muối có thể giúp 1,25
triệu người thoát khỏi nguy cơ tử vong vì đột quỵ và gần 3 triệu người
khác mất mạng vì các bệnh liên quan đến tim mạch hàng năm, một nghiên
cứu trên Tạp chí British Medical Journal năm 2009 cho biết.
Giáo sư MacGregor khuyến cáo rằng, người
dùng cần nhận thức được nguy cơ từ muối, loại gia vị mà họ vẫn sử dụng
hàng ngày. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các biện pháp vận động,
thậm chí là quy định để ngành công nghiệp thực phẩm phải hạn chế dùng
muối trong lúc chế biến.
Mặc dù vậy, các diễn giả tại Rio2012
cũng thừa nhận, trở ngại lớn là bản thân các hãng thực phẩm đều rất
chuộng muối. Chúng làm cho món ăn trở nên ngon miệng hơn, khiến người
dùng khát nước hơn và nhờ đó sẽ bán kèm được đồ uống. Bản thân người
dùng cũng đã bị “hư miệng” nên từ bỏ hẳn muối là rất khó.
Trừ khi những biện pháp cấp bách
được đưa ra và thực hiện, nếu không, thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người
chỉ riêng trong thế kỷ XXI này!
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố những
số liệu cho thấy: Bên cạnh những tiến bộ trong công tác kiểm soát thuốc
lá đã đạt được, thì vẫn chưa có quốc gia nào thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc các biện pháp và vạch ra một hướng tiếp cận để Chính phủ các nước áp
dụng, nhằm ngăn chặn hàng chục triệu nạn nhân chưa trưởng thành sẽ chết
vào giữa thế kỷ này.
Tình hình các ca tử vong do các căn bệnh có liên quan đến thuốc lá:
• Trong thế kỷ XX đã có 100 triệu người chết.
• Hiện nay, mỗi năm có 5,4 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến thuốc lá.
Trừ khi biện pháp cấp bách được thực hiện chứ không thì:
• Vào khoảng năm 2030, mỗi năm sẽ có hơn 8 triệu ca tử vong.
• Vào năm 2030, trên 80% ca tử vong do thuốc lá gây nên tập trung ở các quốc gia đang phát triển.
• Trong thế kỷ XXI ước tính sẽ có khoảng 1 tỷ ca tử vong do thuốc lá.
|
Trừ khi những biện pháp cấp bách được đưa ra và thực hiện, nếu không,
thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người chỉ riêng trong thế kỷ XXI này!
Trong báo cáo mới đây có đưa ra những phân tích tổng quát đầu tiên về
tình hình sử dụng thuốc lá toàn cầu và nỗ lực kiểm soát thuốc lá, WHO
cho rằng chỉ có 5% dân số thế giới sống ở các quốc gia tích cực tham gia
bảo vệ người dân bằng nhiều biện pháp với mục tiêu là hạ thấp tối đa tỉ
lệ người dân hút thuốc lá. Báo cáo này cũng tiết lộ rằng hằng năm, các
nước trên khắp thế giới thu được khoản tiền nhiều hơn từ các loại thuế
thuốc lá tới 500 lần so với số tiền mà họ dành để phục vụ cho nỗ lực
ngăn chặn thuốc lá.
Báo cáo cho thấy rõ thuế thuốc lá, chiến lược hiệu
quả nhất và cũng là duy nhất có thể sẽ tăng lên cao ở hầu hết các quốc
gia, tạo ra một nguồn thu ngân sách ổn định để triển khai và tăng cường
hướng tiếp cận 6 chính sách (viết tắt là MPOWER).
Tổng giám đốc WHO, Giáo sư Chan, người đầu tiên thực
hiện bản báo cáo về nạn dịch thuốc lá toàn cầu tại một cuộc họp báo với
Thị trưởng bang New York Michael Bloomberg cho biết: “Trong khi
chúng ta đang thu được những động lực nhất định trong nỗ lực ngăn chặn
thuốc lá, hầu như tất cả các quốc gia đều cần phải cố gắng hơn nữa. Sáu
chính sách trên đều nằm trong tầm với của các quốc gia không kể giàu
nghèo, khi đã kết hợp thành một sẽ tạo cơ hội tốt nhất làm đảo chiều nạn
dịch đang gia tăng này. Các tổ chức từ thiện cũng tham gia gây quỹ cho
bản báo cáo này.”
Thị trưởng Bloomberg cũng cho biết: “Bản báo cáo
này thực sự mang tính cách mạng. Trước hết, chúng ta có cả những biện
pháp nghiêm khắc để chấm dứt nạn dịch và có cả những dữ liệu chắc chắn
để đưa tất cả chúng ta phải tham gia. Hiện cũng chưa có một quốc gia nào
thực hiện đầy đủ tất cả các chính sách MPOWER và có tới 80% các nước
chưa từng thực hiện nghiêm túc thậm chí là một chính sách. Trong khi
nhiều biện pháp kiểm soát thuốc lá đôi khi còn gây tranh cãi, chúng đã
cứu sống nhiều sinh mạng và vì thế các quốc gia cần bắt tay ngay vào
thực hiện những hướng đúng đắn này.”
Bản báo cáo cũng cung cấp những thông tin cho thấy sự
chuyển hướng dần của nạn dịch sang các khu vực đang phát triển. Ở những
khu vực này, dự tính tới năm 2030 thì hằng năm có tới trên 80% số quốc
gia có số ca tử vong vì các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, với khoảng
trên 8 triệu người.
(Ảnh: Quitsmokinglv.com)
Xu hướng chuyển dịch này do chiến lược của ngành công
nghiệp thuốc lá toàn cầu đang nhằm vào thanh niên và những người trưởng
thành ở các quốc gia đang phát triển, với mục đích là đảm bảo con số
hàng triệu người sẽ mắc nghiện mỗi năm. Đặc biệt, đích nhắm vào những
người phụ nữ trẻ tuổi nói riêng đang được đánh giá là một trong “những mục tiêu phát triển mạnh, đáng lo ngại nhất khi mà nạn dịch này vẫn đang phát triển”.
Sáu chiến lược MPOWER:
• Giám sát việc sử dụng thuốc lá và các chính sách ngăn chặn thuốc lá.
• Bảo vệ người dân khỏi khói thuốc lá.
• Trợ giúp người nghiện thuốc lá bỏ thuốc.
• Cảnh báo về những nguy hiểm mà thuốc lá mang lại.
• Tăng cường các biện pháp ngăn chặn quảng cáo, khuyến khích và tài trợ của thuốc lá.
• Tăng các khoản thuế thuốc lá.
|
Bản phân tích toàn cầu do WHO biên soạn với những thông tin được thu
thập từ 179 quốc gia thành viên đã vạch ra cho các quốc gia một hướng đi
cơ bản nhằm giám sát nỗ lực chấm dứt nạn dịch trong những năm tới.
Gói chính sách MPOWER đã cung cấp một lộ trình hỗ trợ
các quốc gia thực hiện đầy đủ các cam kết thực hiện nghiêm túc, rộng
khắp trên toàn cầu - được biết đến như là Hiệp định khung WHO về kiểm
soát thuốc lá (WHO Framework Convention on Tobacco Control) đã có hiệu
lực từ năm 2005.
Giáo sư Douglas, Giám đốc điều hành WHO’s Tobacco
Free Initiative (Sáng kiến từ bỏ thuốc lá của WHO) cho biết: 6 chiến
lược MPOWER sẽ tạo ra được một sự đáp lại nạn dịch thuốc lá. “Gói
chiến lược này sẽ tạo ra được một môi trường tạo điều kiện cho những
người hút thuốc lá có cơ hội từ bỏ chất kích thích này, bảo vệ mọi người
khỏi khói thuốc do người hút gây ra, đồng thời ngăn chặn những người
trẻ tuổi mắc phải thói quen xấu.”
Doanh thu từ thuế thuốc lá nhiều hơn tới 4000 lần
khoản dành cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá ở các quốc gia có thu
nhập ở mức trung bình và con số này là hơn 9000 lần ở các nước có thu
nhập thấp hơn. Những quốc gia có thu nhập cao thì doanh thu từ thuế
thuốc lá cũng đạt cao hơn khoảng 340 lần so với những gì mà họ dành ra
cho việc kiểm soát chất kích thích này.
Những phát hiện quan trọng khác từ bản báo cáo:
• Chỉ có khoảng 5%
dân số toàn cầu được thực hiện các biện pháp toàn diện nhằm cấm hút
thuốc lá bảo vệ và 40% quốc gia vẫn cho phép hút thuốc trong trường học
và bệnh viện.
• Chỉ có 5% dân số
thế giới sống ở các quốc gia có những biện pháp ngăn chặn toàn diện việc
quảng cáo và khuyển khích sử dụng thuốc lá.
• Chỉ có khoảng 15 quốc gia, chiếm 6% dân số toàn cầu quản lý chặt chẽ việc in ấn những lời cảnh báo lên hộp bao thuốc lá.
• Các dịch vụ giúp điều trị sự phụ thuộc vào thuốc lá mới chỉ có mặt ở 9 quốc gia, chiếm 5% dân số toàn cầu.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét