Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 118

(ĐC sưu tầm trên NET)

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)

Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.
Kỵ binh bao vây tàu chiến
Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến tại châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, Pháp phải chống hàng loạt nước châu Âu như Anh, Phổ, Áo, Bồ Đào Nha, Thánh chế La Mã, Tây Ban Nha, Hà Lan (khi đó Hà Lan thuộc Áo).
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Do thời tiết lạnh giá, nước đóng băng nên các kỵ binh Pháp có thể bao vây hạm đội Hà Lan vào năm 1795. Ảnh: Listverse
Vào tháng 1/1795, quân Pháp tiến vào Hà Lan. Thời tiết cực lạnh khi đó đã dẫn tới một trong những trận chiến kỳ quái nhất trong lịch sử. Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển. Mục đích của việc chiếm Den Helder là ngăn chặn các tàu của Hà Lan tẩu thoát sang Anh. Khi de Winter tới nơi, ông phát hiện một hạm đội Hà Lan mắc kẹt trong lớp băng dày dù chúng neo đậu trên biển. Đoàn kỵ binh Pháp lặng lẽ tiến tới vị trí của hạm đội Hà Lan và bao vây chúng. Chẳng còn cách nào khác, các thủy thủ Hà Lan phải đầu hàng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Săn lùng kẻ thù tưởng tượng
Vào tháng 5/1943, L. Ron Hubbard, một sĩ quan chỉ huy tàu săn ngầm PC-815 của Hải quân Mỹ, nhận nhiệm vụ đưa tàu từ Portland tới Sand Diego. Vào khoảng 3h40 sáng ngày 19/5, Hubbard phát hiện một vật đáng nghi trên thiết bị dò tìm tàu ngầm bằng sóng siêu âm và ông đoán đó là tàu ngầm Nhật Bản (kẻ thù của Mỹ thời ấy). Tới 9h06 cùng ngày, hai khí cầu Mỹ bay tới để hỗ trợ Hubbard. Vào nửa đêm ngày 21/5, một hạm đội nhỏ tham gia nỗ lực tìm tàu ngầm Nhật Bản. Hạm đội này bao gồm hai tàu khu trục và 3 tàu tuần duyên.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Một tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ vào năm 1944. Ảnh: indicatorloops.com
Sau khi tìm kiếm tàu ngầm Nhật Bản trong 68 giờ nhưng không đạt kết quả, cấp trên ra lệnh cho Hubbard ngừng chiến dịch. Một báo cáo, với lời kể của nhiều chỉ huy tàu tại hiện trường, cho thấy Hubbard đã phát hiện một mỏ khoáng sản có từ tính dưới đáy biển. Từ tính của mỏ đã tác động tới thiết bị dò tìm, khiến Hubbard tưởng một tàu ngầm đang lởn vởn đâu đó. Sau đó Hubbard còn suýt gây ra sự cố ngoại giao khi tàu của ông nã đạn vào lãnh thổ Mexico.
Trận chiến nổ ra vì hai lính say rượu
Vào mùa thu năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế sa lầy trong cuộc chinh phạt thành phố Halicarnassus (nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ). Hồi ấy Halicarnassus là thành phố của người Ba Tư. Quân Ba Tư có rất nhiều vũ khí, lương thực, thuốc men. Những bức tường của họ cũng đủ kiên cố để chống máy bắn đá. Vì thế, quân của Alexander Đại đế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương. Cuộc vây hãm dài và khó đã khiến nhiều binh sĩ của Alexander Đại đế cảm thấy chán nản. Hai binh sĩ thuộc binh đoàn Perdiccas cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do ở cùng lều, họ hay nói chuyện với nhau. Một hôm, trong lúc say rượu, cả hai cãi nhau về việc ai trong số họ chiến đấu giỏi hơn. Cuối cùng họ tìm ra một cách để giải quyết tranh cãi. Theo giải pháp của họ, cả hai sẽ tấn công thành Halicarnassus và người nào giết được nhiều lính Ba Tư sẽ là chiến binh giỏi hơn.
Thấy hai binh sĩ say xỉn từ phía đối phương tiến tới cổng thành, lính Ba Tư trong thành bỏ vị trí và xông ra cổng thành để giết. Hai binh sĩ kia hạ sát khá nhiều đối thủ, nhưng cuối cùng họ vẫn tử trận. Binh lính cả hai bên đều thấy trận chiến nhỏ nên họ xông tới để hỗ trợ đồng đội. Chẳng bao lâu cuộc chiến nhỏ trở thành cuộc chiến lớn. Trong lúc hai bên đánh nhau, nhiều lúc quân của Alexander Đại đế suýt chiếm được thành. Nếu toàn bộ lực lượng của Alexander Đại đế tham chiến hôm ấy, có lẽ thành Halicarnassus đã thất thủ.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Ảnh minh họa: Listverse
Lừa kẻ thù bằng thuốc phiện
Anh và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là kẻ thù của nhau trong Thế chiến thứ nhất. Vào ngày 5/11/1917, quân Anh phản công quân Ottoman sau khi quân Ottoman tấn công các thuộc địa của họ. Quân Anh đẩy quân Thổ tới tận thành phố Sheria, nơi tiếp giáp với Dải Gaza của Palestine ngày nay về phía nam, và bao vây đối phương.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Ảnh minh họa: Listverse
Richard Meinertzhagen, một sĩ quan tình báo Anh, quyết định tặng quân Thổ một món quà bất ngờ. Một hôm lính Thổ thấy máy bay Anh thả thuốc lá và truyền đơn xuống chiến tuyến của họ. Lính Thổ đua nhau hút thuốc lá mà không hề biết rằng quân Anh đã tẩm thuốc phiện vào các điếu thuốc theo sáng kiến của Meinertzhagen. Khi quân Anh tấn công vào ngày hôm sau, lính Thổ kháng cự rất yếu ớt. Phần lớn lính Thổ không thể đứng vững nên họ không thể chống trả.
Còn nữa
Thái Dương (theo Listverse

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)

Một thiên thạch lao xuống trận địa khi quân La Mã và Pontus chuẩn bị giao chiến. Binh sĩ hai bên chạy tán loạn vì họ tin rằng Thượng đế đang nổi cơn thịnh nộ.
Vua mù tung hoành giữa sa trường
Ngày 26/8/1346, quân đội Anh và xứ Wales gặp quân đội Pháp ở vùng Crecy thuộc Pháp. Vua John của Bohemia (thuộc Czech ngày nay) cũng tham gia trận chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và dẫn theo những hiệp sĩ của ông. Trước đó, vào năm 1340, vua John bỗng dưng mất khả năng nhìn trong lúc ra chiến trường. Mặc dù vậy, tình trạng mù không thể ngăn cản một chiến binh dũng cảm như John ra trận.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Ảnh minh họa: magnoliabox.com
Trong lúc cuộc chiến giáp lá cà diễn ra, ưu thế nghiêng về phía quân Anh và xứ Wales. Với những cây cung dài, họ đã tàn sát vô số lính Pháp và Bohemia. Tất nhiên, John không biết thực tế đó nên ông vẫn thúc ngựa lao về phía đối phương. Các hiệp sĩ của John không dám can ngăn khi đức vua làm vậy, mà chỉ bám theo ông. John lao thẳng vào đám quân Anh và mất mạng ngay lập tức. Những hiệp sĩ của ông cũng tử trận. Sau khi trận chiến kết thúc, lính Anh và xứ Wales thấy xác của các hiệp sĩ Bohemia gần xác vua John.

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)

Giao tranh bùng phát vì một vì một binh sĩ lạc đường
Vào năm 1931, đế quốc Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu của Trung Quốc và lập ra chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, đứng đầu. Các điều khoản của Điều ước Tân Sửu vào năm 1901 quy định rằng phái đoàn của các nước tại thành phố Bắc Kinh có quyền đưa binh lính tới 12 điểm dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân để bảo vệ tuyến lưu thông giữa thủ đô của Trung Quốc và cảng biển. Một điều khoản bổ sung cho phép binh sĩ các nước dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân tập trận mà không phải báo trước cho chính phủ Trung Quốc.
Lư Câu là tên một cầu ở trấn Uyển Bình – một khu vực phía tây nam Bắc Kinh. Nó cũng là một chốt trên tuyến đường sắt Bắc Kinh – Vũ Hán do quân đội Quốc dân đảng trấn giữ.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Binh sĩ Trung Quốc tham chiến trong trận Lư Câu Kiều vào năm 1937. Ảnh: tour-beijing.com
Trước khi sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra, quân Nhật đã kiểm soát các khu vực phía bắc, đông và tây của Bắc Kinh vào đầu năm 1937. Đêm 7/7 cùng năm, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận mà không báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Cho rằng lính Nhật tấn công thật, binh sĩ Trung Quốc đã nổ súng. Sau khi hai bên ngừng bắn, phía Nhật phát hiện một binh sĩ mang tên Shimura Kikujiro không trở về đơn vị.
Mặc dù các tướng Trung Quốc cho phép quân Nhật vào trấn Uyển Bình để tìm binh sĩ mất tích, quân Nhật vẫn tấn công lính Trung Quốc vào sáng sớm hôm 8/7 vì họ nghi ngờ đối phương đã bắt Kikujiro. Cuộc giao tranh diễn ra trên cầu Lư Câu và cả hai bên hứng chịu tổn thất nặng. Sự kiện Lư Câu Kiều (theo cách gọi của người Nhật) đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật, còn Chiến tranh Trung – Nhật về sau trở thành một phần của Thế chiến thứ hai. Cũng trong ngày 8/7, binh sĩ Kukujiro trở về nhà và cảm thấy ngạc nhiên khi biết những diễn biến đã xảy ra sau khi anh ta mất tích. Kikujiro nói rằng anh ta lạc đường sau khi vào một nhà vệ sinh.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Những tượng sư tử đá trên cầu Lư Câu. Ảnh: blogspot.com
Quân hai bên tan rã vì thiên thạch
Lucius Licinius Lucullus là một nhà quân sự và chính trị gia lừng danh của Cộng hòa La Mã. Ông chỉ huy quân đội trong Chiến tranh Mithridates lần thứ ba – một cuộc chiến giữa Cộng hòa La Mã với đế quốc Pontus của vua Mithridates VI từ năm 76 tới năm 63 trước Công nguyên. Một lần, Lucullus biết tin quân đội Pontus đã rời khỏi vương quốc để chinh phạt một nơi xa xôi. Ngay lập tức ông dẫn quân sang lãnh thổ Pontus với hy vọng đối phương sẽ không kịp trở tay. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của Lucullus, đích thân vua Mithridates đã nghênh đón đoàn quân La Mã.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Ảnh minh họa: examiner.com
Trong lúc binh lính hai bên dàn trận để chuẩn bị giao chiến, một thiên thạch đột nhiên xuất hiện trên bầu trời. Nó bốc cháy trong không khí, biến thành khối cầu lửa rồi lao xuống một vị trí giữa hai quân. Cho rằng Thượng đế đang nổi giận, lính của cả hai bên đều chạy tứ phía khỏi trận địa. Đây là lần đầu tiên một thiên thạch trở thành kẻ chiến thắng trong một trận đánh. Về sau Lucullus vẫn đánh bại vua Mithridates – một kết cục khiến một phần của Pontus trở thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã, trong khi phần còn lại trở thành một nước chư hầu của Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, Viện nguyên lão La Mã tước quyền chỉ huy quân đội của Lucullus sau khi ông thất bại trong nỗ lực xâm lược Armenia.
Còn nữa

Bắc Kinh Gặp Phải Trận Thiên Tài Kỳ Lạ

BẮC KINH GẶP PHẢI TRẬN THIÊN TAI KÌ LẠ
Trong hầu hết các tài liệu lịch sử đồ sộ đời Minh Thanh (Trung Quốc) đều miêu tả lại một sự kiện về thiên tai kì lạ trong thành Bắc Kinh. Dù sự việc đã xảy ra hơn 300 năm rồi nhưng những ghi chép các hiện tượng kì lạ về thiên tai khiến các nhà khoa học chưa thể giải thích nổi.
Sự kinh hoàng từ một tiếng nổ lớn
Sáng ngày 30 tháng 5 năm 1862 (mùng 6 tháng 5 năm Minh Hi thứ 6, Thiên Khải) bầu trời trong xanh không một gợn mây, khắp nơi trong thành Bắc Kinh đều rất yên bình.
Lúc đó, từ hướng đông bắc bỗng vang lên tiếng sấm ầm ầm, âm thanh đó chuyền dần sang phía tây nam cùng với một tiếng nổ long trời lở đất. Trong chu vi mười mấy dặm gần Đông Xưởng (nay là khu phố Tượng Lai Tuyên Vũ Môn) bỗng chốc cát bụi mù mịt, ngay sau đó trời đất tối sầm lại, không lâu sau thì bị bao phủ bởi một màn đêm đen. Đúng lúc  mọi người đang hoảng hốt lo sợ thì mặt đất dưới chân rung chuyển dữ dội. Hàng vạn ngôi nhà ầm ầm sụp đổ, tung bay khắp trời. Dân trong thành bị vùi trong đống đổ nát có những gia đình cả nhà bị đè chết. Từ ngõ nhỏ phố lớn mọi người tranh nhau tháo chạy, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng kêu gào, sợ hãi náo loạn khắp nơi.
Đang trong lúc hỗn loạn đó thì có một đàn voi lớn cũng ầm ầm tháo chạy giẫm chết và làm bị thương không ít người. Sau này người dân mới biết đàn voi đó là từ chuồng voi ở gần vườn nuôi voi của hoàng cung bị sập đổ khiến cho bầy voi hoảng loạn bỏ chạy.
Một lúc sau, trời dần sáng trở lại, mọi ngươi chưa kịp định thần thì lại có một tiếng ầm ầm lớn, mặt đất bỗng nhiên nứt lộ ra một khe lớn sâu đến mười mấy trượng. Chỉ thấy từ dưới khe bốc lên mây khói mịt mù, tỏa ra bay cuồn cuộn theo hướng đông bắc.
Chuyện lạ liên tiếp xảy ra khiến hoàng đế cũng phải kinh hoàng.
Trong thảm họa, số người chết thành Bắc Kinh lên tới hơn 2 vạn người, ngay cả trong hoàng cung cũng có người không thoát khỏi số phận bi thảm. Theo ghi chép của sử sách thì khi xảy ra chấn động, hoàng đế Thiên Khải đang dùng bữa trong cung Càn Thanh, cơn chấn động dữ đội khiến cho vị hoàng đế có thái độ khác thường. Ông là người đầu tiên chạy ra ngoài cửa cung. Trên đường thông ra điện Giao Thái, một tấm ngói bỗng rơi xuống đầu viên thái giám làm ông này chết ngay lập tức... Tất cả những người thợ kiến trúc đang làm việc trong Tử Cấm Thành đều bị rơi xuống khỏi giàn giáo, hơn 2000 người bị thương.
Sự tàn phá của cơn động đất khiến cho phạm vi hơn trăm dặm xung quanh thành Bắc Kinh bị ảnh hưởng, phía đông đến tận Thông Châu, phía nam đến tận Hà Tây, phía bắc đến ta Mật Vân. Xương Bình. Ở những nơi cách Đông Xưởng không xa còn xuất hiện một loạt những hiện tượng kì lạ.
Con sư tử đá nặng 5000kg ở đường Thạch Phò Mã bình thường hàng trăm người cũng không thể nhấc nổi lại bay ra tới tận ngoài cửa Thuận Thành.
Ở phía cửa Tây An: những vụn sắt nhỏ bằng hạt gạo bay tứ tung trên bầu trời.
Ở phía đường Trường An từ “trên trời'' bất ngờ rơi xuống toàn đầu người. Còn bên ngoài cửa Đức Thắng, chân cẳng người rơi xuống nhiều vô kể khiến mọi người kinh hãi.
Ở vùng Mật Vân bỗng rơi xuống đất hơn 20 cây cổ thụ...
Sau cơn chấn động không lâu, những người may mắn sống sót đều nhìn thấy trên bầu trời xuất hiện những đám mây hình thù kỳ quái: có đám giống dây rợ lằng nhằng, có đám giống cây linh chi, còn có đám thay đổi nhiều màu sắc khác nhau. Những đám mây cứ lơ lửng trên bầu trời.
''Tất cả mọi người đều không còn quần áo''
Điều khiến người ta không thể tưởng tượng được là những người bị chết hoặc bị thương trong thảm họa này bất kể là già trẻ, gái trai tất cả đều trần như nhộng, quần áo, giày tất của họ không biết biến đâu?
Nghe nói những phụ nữ ngồi kiệu hôm đó cũng đều bị mất hết quần áo, giống như là có một vật gì đó vô hình đã lột hết quần áo trên người họ, chớp mắt đã không thấy đâu nữa.
Những ghi chép về việc mọi người trần như nhộng lúc rà chấn động có trong rất nhiều điển tích lịch sử có liên quan.
Vậy thì quần áo của mọi người đâu hết cả?
Theo ghi chépp thì sau trận động đất có người nói rằng ở Tây Sơn lại phát hiện thấy rất nhiều quân áo của người trong thành. phần lớn bị mắc trên cành cây. Ở Xương Bình, quần áo chất thành núi, đồ dùng, trang sức, tiền bạc có đủ cả. Đây đúng là một chuyện kỳ lạ từ trước tới nay chưa từng có.
Chuyện hoang đường quái đản nhưng không thể nghì ngờ . .
Điều đáng nói là những chuyện kể trên tuy hoang đường khó tin nhưng những ghi chép đó đều được viết ra từ các quan chức và nhà sử học có uy tín đời Minh. Những nhà sứ học này như: Đàm Thiên, Kế Lục Kỳ học giả Ngô Vĩ Nghiệp, Châu Di Tôn.,. đều được người đời sau công nhận là những người có học vấn uyên thâm cẩn thận, họ viết sử thì có thể nói là không một chữ nào là không có xuất xứ tính chân thực của nó thì có thể thấy rằng hậu quả của trận thiên tai này xảy ra khá nặng nề. Nhưng nó lại hoàn toàn không giống với bất kỳ trận thiên tai nào sự khác biệt khá rõ nét gồm: thứ nhất là phạm vi bị thiệt hại chỉ giới hạn trong 3-4 dặm ở góc tây nam thành Bắc Kinh, thứ hai là tất cả những người trong khu vực thiên tai đều bị trần truồng, còn quần áo thì lại bay đến vùng núi cách đấy mấy chục dặm. Chỉ hai điểm này đã có thể thấy rằng trận thiên tai 300 năm trước này là cơn chấn động có một không hai trong lịch sử Trung Quốc .
Có nhiều ý kiến suy đoán nhưng vẫn không giải thích được
Sau khi trận thiên tai xảy ra,trong triều nhà Minh trên dưới đều hoảng hốt lo sợ. Người ta không có cách gì giải thích nguyên nhân chuyện này liền có những suy đoán lung tung. Có người nói rằng đây là báo ứng những hành động bất trung bất nghĩa của bọn gian thần, có người thì cho là ông trời đang trừng phạt hoàng thượng, để ông ta tự kiểm điểm lại mình. Những suy đoán không có căn cứ khoa học này không chứng minh được gì.
Vậy thì tai họa này có phải là động đất không?
Trong cuốn ''Minh sử'' ghi chép rõ ràng rằng: “Hôm đó, tai họa ở Đông Xưởng'' mà không hề nói là động đất ''Niên biểu tự 1iệu địa chất Trung Quốc'' cho biết: “Thấy trong các sách ghi địa chấn hôm đó (mùng 6 tháng 5 năm Thiên Khải) không thật sự là địa chấn''.
Cơ quan nghiên cứu địa chấn cho rằng khi xảy ra thảm họa 300 năm trước thì thời kỳ đó chưa xuất hiện động đất. Hơn nữa, trận động đất lớn ở Đường Sơn năm 1976 có phạm vi lớn và cường độ mạnh hơn rất nhiều so với tai họa 300 năm trước ở Bắc Kinh, vậy mà không hề có hiện tượng người chết, người bị thương trần như nhộng; đồng thời động đất cũng không thể nào khiến buổi sáng trong lành trong phút chốc tối đen như mực'' được.
Từ đó có thể rút ra kết luận rằng động đất không thể gây ra những hiện tượng kì quái như tai họa đó được.
Có người cho rằng, thảm họa đó là do thuốc nổ gây nên. Nhưng theo sử sách thì Đông Xưởng hồi đó là hậu cần quân đội quản lý, việc xây dựng và tiền bạc lương thảo, chứ không phải là kho chứa thuốc nổ. Nhưng cho dù là thuốc nổ có phát nổ thì cũng không thể có sức mạnh ghê gớm như vậy được càng không thể làm cho quần áo của mọi người bay ra ngoài mấy chục dặm được. Vì vậy đây không phải là những chứng cứ để giải thích được nguyên nhân tai họa.
Không thể bỏ qua những ghi chép đầu tiên
Dù mấy “trăm năm nay rất ít người quan tâm chú ý đến trận thiên tai kì lạ này, nhưng năm 1983 có người đã suy đoán dựa trên ghi chép trong các tài liệu lịch sử rằng, tai họa này là do một vật thể có sức mạnh cực lớn phát nổ gây ra. Một nhà nghiên cứu tên là Phàn Cánh đã phát hiện thấy rất nhiều ghi chép trong sách sử về việc khi xảy ra tai họa thì có UFO (vật thể bay không xác định) xuất hiện, xin chép ra để bạn đọc tham khảo:
“Tuy Khấu kí lược'' có ghi: Vào đầu tháng 5 năm Thiên Khải thứ 6, thấy cầu lửa bốc lên ở miếu thần Lửa thuộc Hậu Tể Môn. Tiếp đó ở góc tòa thành có hàng nghìn ngọn lửa, cuộn vào nhau như bánh xe. Đến giờ Tỵ ngày mùng 6, Đông Xưởng bốc cháy và xảy ra tai họa.
Sách “Đế kinh cảnh vật lược'' có ghi: Giờ Tỵ ngày 6 tháng 5 năm Thiên Khảo thứ 6, nội thị ở cửa Bắc An bỗng nghe thấy tiếng nhạc lúc thanh lúc trầm, cứ như thế 3 lần. Nội thị ngạc nhiên đi kiểm tra thì phát hiện thấy tiếng nhạc phát ra từ trong miếu. Lúc đó họ mở cửa điện bỗng thấy có vật gì giống như những qủa cầu tưng bừng bốc lên trời, họ đều kinh ngạc. Trong chốc lát, có tiếng chấn động ầm ầm.
Sách “Đông Lâm thủy mạt” có ghi: Đêm nay mùng 2 tháng 5, thấy ở góc tòa nhà ở cửa trước có đám lửa lớn màu xanh giống như hàng trăm bó đuốc, trong chốc lát chúng gộp lại một, giống như bánh xe
Những sự kiện trên đã từng xảy ra ở thành phố Bắc Kinh, khiến cho các nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài hết sức quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay nguyên nhân dẫn đến sự việc trên vẫn còn là điều khó lý giải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét