Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 54

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lịch sử phát triển của máy vi tính

Cùng với sự phát triển của xã hội, con người có những nhu cầu cao hơn trong công việc và đời sống. Từ đó, học bắt đầu chế tạo ra những thứ máy móc thông minh để đáp ứng nhu cầu của họ. Một trong những máy móc thông minh mà họ chế tạo được đó là máy vi tính

Sự phát triển của máy vi tính.
Thế hệ máy tính thứ nhất (1945 – 1956).
ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là máy tính điện tử số đầu tiên do Giáo sư Mauchly và học trò của ông Eckert tại đại học pennsylvania thiết kế vào năm 43 và được hoàn thành vào năm 1946. Đây là một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét. ENIAC bao gồm: 18.000 đèn điện tử, 1.500 công tắc tự động, cân nặng 30 tấn, và tiêu thụ 140KW giờ. Nó có 20 thanh ghi 10 bit (tính toán trên số thập phân). Có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây. Công việc lập trình bằng tay bằng cách đấu nối các đầu cắm điện và dùng các ngắt điện.
Giáo sư toán học John Von Neumann đã đưa ra ý tưởng thiết kế máy tính IAS (Princeton Institute for Advanced Studies): chương trình được lưu trong bộ nhớ, bộ điều khiển sẽ lấy lệnh và biến đổi giá trị của dữ liệu trong phần bộ nhớ, bộ làm toán và luận lý (ALU: Arithmetic And Logic Unit) được điều khiển để tính toán trên dữ liệu nhị phân, điều khiển hoạt động của các thiết bị vào ra. Đây là một ý tưởng nền tảng cho các máy tính hiện đại ngày nay. Máy tính này còn được gọi là máy tính Von Neumann.
Vào những năm đầu của thập niên 50, những máy tính thương mại đầu tiên được đưa ra thị trường: 48 hệ máy UNIVAC I và 19 hệ máy IBM 701 đã được bán ra.
Eckert (Copy).JPG
John Presper Eckert (1919 – 1995)

Mauchly (Copy).JPG
John Mauchly (1907 – 1980)

enac (Copy).JPG
Máy tính ENIAC

ibm (Copy).JPG
Hệ thống IBM 701.
univac (Copy).JPG
Hệ thống UNIVAC 1.

Thế hệ thứ hai (1958-1964)
Công ty Bell đã phát minh ra transistor vào năm 1947 và do đó thế hệ thứ hai của máy tính được đặc trưng bằng sự thay thế các đèn điện tử bằng các transistor lưỡng cực. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 50, máy tính thương mại dùng transistor mới xuất hiện trên thị trường. Kích thước máy tính giảm, rẻ tiền hơn, tiêu tốn năng lượng ít hơn. Vào thời điểm này, mạch in và bộ nhớ bằng xuyến từ được dùng. Ngôn ngữ cấp cao xuất hiện (như FORTRAN năm 1956, COBOL năm 1959, ALGOL năm 1960) và hệ điều hành kiểu tuần tự (Batch Processing) được dùng. Trong hệ điều hành này, chương trình của người dùng thứ nhất được chạy, xong đến chương trình của người dùng thứ hai và cứ thế tiếp tục.
thehe2 (Copy).JPG
Dòng máy tính MIT TXO (1956

thehe22 (Copy).JPG
Dòng máy tính DEC PDP-1 (1960)

Thế hệ thứ ba (1965-1971)
Thế hệ thứ ba được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các mạch kết (mạch tích hợp - IC: Integrated Circuit). Các mạch kết độ tích hợp mật độ thấp (SSI: Small Scale Integration) có thể chứa vài chục linh kiện và kết độ tích hợp mật độ trung bình (MSI: Medium Scale Integration) chứa hàng trăm linh kiện trên mạch tích hợp.
Mạch in nhiều lớp xuất hiện, bộ nhớ bán dẫn bắt đầu thay thế bộ nhớ bằng xuyến từ. Máy tính đa chương trình và hệ điều hành chia thời gian được dùng.
thehe3 (Copy).JPG
Dòng máy tính IBM system 360 (1964)

thehe33 (Copy).JPG
Dòng máy tính DEC PDP-8 (1965).

Thế hệ thứ tư (1972-ngày nay)
Thế hệ thứ tư được đánh dấu bằng các IC có mật độ tích hợp cao (LSI: Large Scale Integration) có thể chứa hàng ngàn linh kiện. Các IC mật độ tích hợp rất cao (VLSI: Very Large Scale Integration) có thể chứa hơn 10 ngàn linh kiện trên mạch. Hiện nay, các chip VLSI chứa hàng triệu linh kiện.
Với sự xuất hiện của bộ vi xử lý (microprocessor) chứa cả phần thực hiện và phần điều khiển của một bộ xử lý, sự phát triển của công nghệ bán dẫn các máy vi tính đã được chế tạo và khởi đầu cho các thế hệ máy tính cá nhân.
Các bộ nhớ bán dẫn, bộ nhớ cache, bộ nhớ ảo được dùng rộng rãi.
Các kỹ thuật cải tiến tốc độ xử lý của máy tính không ngừng được phát triển: kỹ thuật ống dẫn, kỹ thuật vô hướng, xử lý song song mức độ cao,…
thehe4 (Copy).JPG
Máy vi tính Xerox Alto (1974)
thehe44 (Copy).JPG
Máy vi tính MITS Altair (1975)




Khuynh hướng hiện tại
Việc chuyển từ thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ 5 còn chưa rõ ràng. Người Nhật đã và đang đi tiên phong trong các chương trình nghiên cứu để cho ra đời thế hệ thứ 5 của máy tính, thế hệ của những máy tính thông minh, dựa trên các ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo như LISP và PROLOG,... và những giao diện người - máy thông minh. Đến thời điểm này, các nghiên cứu đã cho ra các sản phẩm bước đầu và gần đây nhất (2004) là sự ra mắt sản phẩm người máy thông minh gần giống với con người nhất: ASIMO (Advanced Step Innovative Mobility: Bước chân tiên tiến của đổi mới và chuyển động). Với hàng trăm nghìn máy móc điện tử tối tân đặt trong cơ thể, ASIMO có thể lên/xuống cầu thang một cách uyển chuyển, nhận diện người, các cử chỉ hành động, giọng nói và đáp ứng một số mệnh lệnh của con người. Thậm chí, nó có thể bắt chước cử động, gọi tên người và cung cấp thông tin ngay sau khi bạn hỏi, rất gần gũi và thân thiện. Hiện nay có nhiều công ty, viện nghiên cứu của Nhật thuê Asimo tiếp khách và hướng dẫn khách tham quan như: Viện Bảo tàng Khoa học năng lượng và Đổi mới quốc gia, hãng IBM Nhật Bản, Công ty điện lực Tokyo. Hãng Honda bắt đầu nghiên cứu ASIMO từ năm 1986 dựa vào nguyên lý chuyển động bằng hai chân. Cho tới nay, hãng đã chế tạo được 50 robot ASIMO.
Các tiến bộ liên tục về mật độ tích hợp trong VLSI đã cho phép thực hiện các mạch vi xử lý ngày càng mạnh (8 bit, 16 bit, 32 bit và 64 bit với việc xuất hiện các bộ xử lý RISC năm 1986 và các bộ xử lý siêu vô hướng năm 1990). Chính các bộ xử lý này giúp thực hiện các máy tính song song với từ vài bộ xử lý đến vài ngàn bộ xử lý. Điều này làm các chuyên gia về kiến trúc máy tính tiên đoán thế hệ thứ 5 là thế hệ các máy tính xử lý song song.

Ba nhân vật và phát minh quan trọng nhất của Internet

Ba nhan vat va phat minh quan trong nhat cua Internet

Chiếc máy tính đầu tiên, ý tưởng về vi mạch và mạng chuyển đổi gói tin giúp chúng ta kết nối toàn cầu là những phát minh quan trong nhất đối với thế giới Internet.

Sự giản dị tinh tế của chiếc iPhone đã ẩn trong đó là 200 năm lịch sử của những phát minh vĩ đại. Thoạt nhìn thì có nhiều đặc điểm có vẻ khá bình thường hiển nhiên, nhưng nó chỉ có thể trở thành hiện thực là nhờ vào một số thiên tài khoa học, những người đã đưa những điều trong tưởng tượng vào phần cứng. Trong cuốn sách Innovators nói về tiến trình con người bước chân vào cuộc cách mạng công nghệ số, chúng ta có thể chắc chắn về 3 phát minh quan trọng nhất trong lịch sử máy tính. Phát minh đầu tiên là chiếc máy tính, tiếp thep là ý tưởng về vi mạch (microchip) cho phép máy tính mang tính cá nhân hơn, và cuối cùng là mạng chuyển đổi gói tin (packet switch network) giúp chúng ta kết nối các máy tính trên toàn cầu.
Máy tính không chỉ là về những con số 
Nữ bá tước và chiếc máy tính cơ học đầu tiên.
Khi nói về máy tính, bạn quay về với nữ lập trình viên đầu tiên trong lịch sử, Ada Lovelace. Nữ bá tước của Lovelace, sinh năm 1815, là người đầu tiên tin rằng, máy tính có thể tính toán nhiều thứ hơn chỉ là những con số; Bà ấy khám phá ra rằng, những con số chỉ là những kí hiệu, như những nốt nhạc hay mệnh đề logic. Lovelace là khuôn mẫu của một nhà phát minh khác người. Bà bị ám ảnh bởi tính năng công nghệ của một chiếc máy tính và công trình đầu tiên trong lĩnh vực lập trình bằng thuật toán logic là bảng tính dãy số Bernoulli. Bà tạo ra bảng tính này trong 2 năm (1842 - 1843) để ứng dụng cho chiếc máy tính “Analytical Engine” của Charles Babbage-người đã chế tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới.
Lý thuyết của Lovelace: giả sử rằng mối liên hệ cơ bản giữa âm thanh các nốt trong khoa học hòa âm và sáng tác nhạc có thể biểu đạt và phỏng theo được, thì máy móc có thể sáng tác những bản nhạc một cách khoa học và tinh vi ở mọi mức độ phức tạp. Giống như nhiều nhà phát minh khác, Lovelace đã không được công nhận là thiên tài trong suốt sự nghiệp của mình, và phải mất rất nhiều năm để những ý tưởng của bà có sức ảnh hưởng đến nhân loại.

Làm cho máy tính nhỏ hơn
Mạch tích hợp ban đầu của Jack Kilb.
Trước những năm 60, người nào không sở hữu một nhà kho thì không nằm trong danh sách những khách hàng mua máy tính tiềm năng. Họ điều hành công việc bằng những đèn điện tử chân không, thông qua một nhóm người điều khiển. Sau đó, một nhóm nhỏ của AT&T Bell Labs đã khám phá ra rằng những tín hiệu điện có thể được thu vào các thiết bị bán dẫn được gọi là transistor (bóng bán dẫn).
Đây là một sự đột phá khi mà kĩ sư đoạt giải Nobel: Jack Kilby đã đặt nhiều transitor vào một con chip. Việc này cho phép máy tính mang tính cá nhân hơn. Vào năm 1958, khi Kilby cùng với Robert Noyce chế tạo mạch tích hợp đầu tiên mà trong đó các chi tiết điện tử được xây dựng trong một thực thể duy nhất tạo thành từ vật liệu bán dẫn, sau này gọi là các chip. Và tờ Washington Post đã cho rằng “ Một kỉ nguyên mới của điện tử đã bắt đầu.”
Thiết bị kết nối
Sơ đồ kết nối ARPANET đầu tiên.
Người hùng Internet thầm lặng và không được ca ngợi là JCR Licklider, người đi tiên phong về ý tường mạng phân quyền bên trong phòng thí nghiệm quân đội tuân theo cấp bậc ở nơi ông làm việc. “Tôi bắt đầu nói rõ quan điểm của mình về việc những vấn đề trong chỉ huy và ra mệnh lệnh về cơ bản là những vấn bản trong tương tác giữa con người và máy tính.”, trích một câu nói của Licklider trong sách The Innovators.
Licklider chủ yếu quản lý sản phẩm ở phòng thí nghiệm nghiên cứu chính phủ, ông đã thành lập một nhóm nghiên cứu của riêng mình. Nhóm này đã thúc đẩy phát triển khuôn mẫu Internet đời đầu ARPANET(Advanced Research Projects Agency Network - Mạng lưới cơ quan với các đề án nghiên cứu tiên tiến). Mạng ARPANET đầu tiên chỉ có bốn IMP-  Bộ xử lý thông điệp giao diện (Interface Message Processor) và kết nối đầu tiên được thực hiện vào ngày 29 tháng 10 năm 1969 giữa Đại học California và viện nghiên cứu Stanford.
Những người đã làm việc trên mạng ARPANET đầu tiên nói rằng: “ Licklider đã tạo cảm hứng cho chúng bằng tầm nhìn về việc kết nối các máy tính thành một mạng lưới”. Và Licklider chính là cha đẻ của Internet.

Người tiên phong trong lĩnh vực cung cấp tin qua mạng

  • 1 2 3 4 5
Với sự xuất hiện của Internet, rất nhiều dịch vụ đã được cung cấp qua mạng và không ít người trong giới báo chí đã đi đầu về việc này. Đến nay đã có không ít doanh nghiệp chuyên sống bằng việc cung cấp thông tin tổng thuật và phân tích dữ liệu từ báo chí nhưng cần phải nhìn lại một thời điểm lịch sử năm 1998.

Từ nhu cầu của báo chí nước ngoài

10 năm về trước, là trưởng phòng dịch thuật của tạp chí Vietnam Economic News (Bộ Thương mại), khi quan hệ với các đồng nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhà báo Nguyễn Phạm Mười nhận thấy một thực tế là họ rất thiếu thông tin về Việt Nam, vì lúc đó cả nước chỉ có 2 tờ nhật báo tiếng Anh là Vietnam News của TTXVN và Saigon Times Daily của Thời báo Kinh tế Sài Gòn với những thông tin không thể đầy đủ mọi mặt. Chính vì vậy, nếu có một dịch vụ tổng thuật tóm tắt các tin tức mọi mặt từ báo chí Việt Nam thì chính họ sẽ là những khách hàng sẵn sàng chi trả tiền để tiết kiệm công sức cho mình và chủ động hơn trong công việc. Không chỉ có nguồn khách hàng này, chính các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng là những cơ quan rất cần cập nhật mọi tình hình thời sự của Việt Nam để phục vụ công việc của mình.

Chỉ vài tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ông Mười quyết định phải dấn thân vào công việc này. Bàn giao lại cương vị trưởng phòng dịch thuật cho người khác, ông lo tìm kiếm nhân sự để bắt tay vào công việc mới. Cả nhóm gồm 6 thành viên là những người có trình độ ngoại ngữ đủ ngưỡng đã căng mắt ra đọc hàng chục tờ báo tiếng Việt để rồi dịch thật nhanh và ngắn gọn tới mức không thể ngắn hơn được nữa sang tiếng Anh. Công việc tiếp theo là chuyển giao kết quả cho một biên tập viên người nước ngoài để chuẩn hoá ngôn ngữ rồi sắp xếp đúng trình tự cần thiết và gửi qua e-mail cho các báo chí nước ngoài và các địa chỉ cần tiếp thị.

Ngay lập tức, dịch vụ thông tin này đã có những phản hồi tích cực từ phía người sử dụng. Có một số vị đại sứ và trưởng đại diện các tổ chức quốc tế chủ động gặp ông Mười để thực sự hiểu về dịch vụ thông tin mới lạ này trước khi chính thức ký hợp đồng. Thậm chí, cứ đến buổi trưa hàng ngày, nếu bản tin chưa được gửi hoặc bị trễ vì lý do đường truyền thì không ít khách hàng, đặc biệt là các báo chí nước ngoài đã không thể chờ đợi được và gọi điện thoại để “truy nã” nhà cung cấp. Dịch vụ thông tin bằng tiếng Anh sống được từ đó và cũng là những tiền đề để ra đời một doanh nghiệp về thông tin.

Doanh nghiệp về dịch vụ thông tin

Vì một số lý do, ông Nguyễn Phạm Mười cùng các thành viên của nhóm làm bản tin này chia tay toà soạn Vietnam Economic News từ tháng 9/1999. Công việc trong tình hình mới đòi hỏi một pháp nhân chính thức. Ông Mười cùng một thành viên sáng lập khác đã “gõ cửa” cơ quan chức năng là Sở KH&ĐT Hà Nội để đăng ký thành lập doanh nghiệp lấy tên là Toàn Việt. Cái khó cho việc này vì Toàn Việt là doanh nghiệp đầu tiên và chưa có tiền lệ nên mọi thủ tục là rất không đơn giản. May rằng Luật Doanh nghiệp có một điều khoản là cho phép doanh nghiệp thực hiện dịch vụ “cung cấp thông tin phục vụ kinh doanh” và chỉ khi tìm ra căn cứ này thì Sở KH&ĐT mới cho phép thành lập.

Không chỉ có khách hàng nước ngoài, dần dần chính các cơ quan trong nước cũng nhận thấy đó là nhu cầu của mình và đặt hàng dịch vụ. Đầu tiên là yêu cầu theo dõi thông tin liên quan đến sự cố máy tính năm 2000 của một cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Tiếp đó một cơ quan của Chính phủ đã yêu cầu theo dõi, tổng thuật tóm tắt về hoạt động của hệ thống doanh nghiệp trên toàn quốc. Tuy số tiền của các khách hàng trong nước có thể chi trả là không cao và cũng không có nhiều khách hàng nhưng theo ông Mười, đó chính là những đảm bảo về sự hữu ích của Toàn Việt mà nhiều người từng lo ngại về sự nhạy cảm của dịch vụ này.

Là người đi trước, Toàn Việt có rất nhiều lợi thế do đã chiếm lĩnh được thị phần về tiếng Anh và các doanh nghiệp đi sau không dễ gì tranh phần được. Chính sự thành công của dịch vụ này cũng là tiền đề để Toàn Việt đầu tư sang các dịch vụ khác và điều mà ông Mười rất kỳ vọng là khi thị trường chứng khoán được mở ra thì các nhà đầu tư cổ phiếu sẽ rất cần biết đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và đó chính là cơ hội lớn của Toàn Việt. Chính vì thế mà trong bối cảnh hiện nay, Toàn Việt đã và đang là một địa chỉ tin cậy để trước hết chính các công ty chứng khoán quan tâm và đặt hàng những nghiên cứu, phân tích số liệu thị trường.

Câu chuyện về sự ra đời và thành công của một doanh nghiệp tư nhân như Toàn Việt chẳng có gì đáng nói nếu không đặt nó trong bối cảnh của sự phát triển Internet Việt Nam 10 năm qua. Chính Internet đã là môi trường rất thuận lợi để sản sinh ra những doanh nghiệp mới, với những ngành nghề kinh doanh mới, và đó cũng là công cụ kinh doanh vô cùng hữu ích với những ai thực sự nhiệt huyết và sáng tạo.
Cập nhật: 07/11/2007 Theo ICT, VnMedia
 
Người đặt nền móng ngành Tin học Việt Nam
Là một trong bốn nhà khoa học đầu tiên được Nhà nước phong học hàm PGS của ngành Tin học, PGS.TS Nguyễn Văn Ba, giảng viên bộ môn Toán tính, Khoa Toán – Lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được biết đến là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho việc ra đời ngành Tin học sau này ở Việt Nam.
Sau gần 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển ngành Tin học nói riêng và ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) nói chung vào nhóm các nước nhanh nhất, hội nhập quốc tế sớm nhất, sâu rộng nhất.

Ngày nay, trong bối cảnh mà sự thay đổi về kiểu dáng và tính năng của những chiếc máy tính đang diễn ra một cách chóng mặt, thì chúng tôi lại tình cờ được nghe câu chuyện ít ai biết đến về cái thời mà những chiếc máy tính được sử dụng ở Việt Nam có kích thước khủng bằng cả một bức tường nhà. Đó là câu chuyện về PGS.TS Nguyễn Văn Ba và chiếc máy tính MINSK 22, chiếc máy tính đầu tiên của miền Bắc Việt Nam.

Ngồi cạnh chiếc máy tính bàn hiện đại do người con trai (đồng thời cũng là đồng nghiệp sau này của ông) mua tặng, PGS.TS Nguyễn Văn Ba đã kể cho chúng tôi về thời kỳ đầu xây dựng ngành Tin học của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng thời cũng là đầu tiên ở Việt Nam.

Đó là năm 1972, sau khi làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan về nước, với mong muốn tạo ra phương pháp giảng dạy mới và hiệu quả hơn cho sinh viên của khoa Toán – Lý, PGS.TS Nguyễn Văn Ba đã cùng các đồng nghiệp đi học cách lập trình máy tính MINSK 22 để đưa vào giảng dạy trong khuôn khổ đào tạo các kỹ sư Toán Công trình. Lúc bấy giờ, đây là chiếc máy tính đầu tiên ở Hà Nội và do Liên Xô tài trợ.


GS Nguyễn Văn Ba một trong những người đi đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam.


Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Bách khoa Hà Nội
tổ chức mừng sinh nhật lần thứ 75 của GS Nguyễn Văn Ba. Ảnh: Tư liệu

Vì là chiếc máy tính đầu tiên và duy nhất của toàn miền Bắc nên nó được ưu tiên cho việc tính toán để phục vụ sản xuất hơn là trong công tác đào tạo. Cho nên chiếc máy tính được đặt ở một tầng hầm chuyên biệt của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật trên phố Trần Hưng Đạo. “Ngày đó, mỗi lần muốn được sử dụng chiếc máy ấy, tôi và các sinh viên phải chờ đến buổi đêm. Vì thế, chuyện thầy và trò phải ngủ qua đêm ở hàng lang phòng máy tính là chuyện thường xuyên.”, PGS.TS Nguyễn Văn Ba kể lại.

Chiếc máy tính MINSK 22 ngày đó có kích thước to đúng bằng một bức tường nhà, cộng thêm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam khiến việc chăm sóc, bảo dưỡng chiếc máy tính đó còn khó hơn cả việc vận hành. Bởi vậy, ông và các đồng nghiệp trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phải chăm sóc nó như cách PGS Nguyễn Văn Ba ví von là hơn “chăm con mọn”. “Tuy cơ sở vật chất khó khăn và lạc hậu là vậy nhưng mọi người ai cũng hào hứng và cùng chung một niềm tin lớn là sẽ xây dựng cho 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội một ngành Tin học vững mạnh, phát triển”, PGS Nguyễn Văn Ba xúc động nhớ lại.

Nhận thấy những tác dụng ưu việt của máy tính, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp lúc bấy giờ đã đưa ra vấn đề là phải có một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh về Tin học. Thế nhưng lúc đó ngoài những môn về lập trình cơ bản như: lập trình trên ngôn ngữ máy MINSK 22, lập trình trên các ngôn ngữ cấp cao như FORTRAN, ALGOL, COBOL, PL/1… thì trong nước chưa có một hình mẫu nào để tham khảo, còn tài liệu nước ngoài thời đó cũng rất khó để tiếp cận. Bởi vậy chưa đủ điều kiện để cho ra đời một hệ thống các bộ môn đào tạo về tin học.

Nhận thấy sự khó khăn đó, PGS Nguyễn Văn Ba đã cùng các đồng nghiệp tỏa đi khắp các thư viện ở Hà Nội để tìm nguồn tài liệu. Có nhiều lúc, ông đã thấy vô cùng mệt mỏi và buồn phiền vì tìm mọi nguồn tài liệu mà không thu được gì. Thế nhưng trong một lần tìm tài liệu ở Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương, ông đã may mắn tìm được tài liệu mang tên “Curriculum 68” trên cuốn tạp chí ACM của Mỹ. Đây là một bộ chương trình đào tạo về Computer Science ở cấp đại học và sau đại học được biên soạn rất công phu bởi một tập thể hơn 70 chuyên gia có tiếng của Mỹ. Tìm được nguồn tài liệu này, PGS Nguyễn Văn Ba đã vô cùng vui sướng bởi đây chính là chìa khóa giúp ông và các đồng nghiệp xây dựng nên những bộ giáo trình có hệ thống về Tin học, khởi đầu cho ngành Tin học ở 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến năm 1987, Khoa Tin học được chính thức tách khỏi Khoa Toán và trở thành khoa Tin học đầu tiên của miền Bắc.
Đến những năm 1989 – 1990, khi dòng máy tính PC tràn vào Việt Nam thì cũng là lúc chiếc máy MINSK 22 kết thúc “sứ mệnh”, nhường chỗ cho một thế hệ máy tính mới ưu việt hơn. Đây cũng là thời điểm, PGS.TS Nguyễn Văn Ba về nghỉ hưu, như cách ông nói là nhường chỗ cho một thế hệ “máy tính mới”.
Cái thời khó nhọc ấy rồi cũng đã qua đi, thế nhưng dấu ấn của những người mở đường đầy nghị lực và giàu niềm tin như PGS Nguyễn Văn Ba thì dường như vẫn còn in đậm trong lịch sử ngành Tin học của Việt Nam. Bởi nhờ có những người mở đường dũng cảm ấy mà ngày nay Việt Nam mới có được một ngành Tin học phát triển xứng tầm khu vực và thế giới.


GS Nguyễn Văn Ba tham gia hội đồng chấm luận án Tiến sĩ ngành Công nghệ Thông tin của Việt Nam.
Ảnh: Tư liệu


GS Nguyễn Văn Ba dự buổi họp giao ban về chuyên môn với các giảng viên 

Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Bách khoa Hà NộiẢnh: Tất Sơn


Dù tuổi đã cao nhưng niềm đam mê nghiên cứu vẫn còn cháy bỏng trong trái tim GS Nguyễn Văn Ba. Ảnh: Tất Sơn


Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tìm thấy niềm vui khi được làm việc với các đồng nghiệp trẻ. Ảnh: Tất Sơn

Bài: Thảo Vy - Ảnh: Nguyễn Tất Sơn & Tư liệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét