CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 243
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm
1961, Blake bị đưa ra tòa, nhận mức án 42 năm tù giam. Năm năm sau,
dưới sự trợ giúp của 3 người bạn cùng buồng giam là: Pat Pottle, Michael
Randle và Sean Bourke, Blake đào thoát thành công khỏi nhà tù Wormwood
Scrubs ở phía bắc Luân Đôn. Một chiến dịch truy bắt Blake lập tức được
mở, nhưng điệp viên hai mang này vẫn bặt vô âm tín. Trên thực tế, Blake
đã chạy sang Liên Xô. Với những chiến công đã lập được, Blake được phong
luôn hàm Đại tá, bắt đầu cuộc sống mới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số
người kiến nghị trục xuất Blake, nhưng sau đó mấy tháng quan điểm này bị
bác bỏ. Ngày 12/11/2007, nhân kỉ niệm ngày sinh thứ 85 của Blake, đích
thân Tổng thống Nga khi đó là V. Putin đã đọc lời chúc mừng và trao tặng
“Huân chương Hữu nghị” nhằm ghi nhận những công lao đóng góp của lão
điệp viên này. Hiện nay, Blake vẫn sống ở Mátxcơva và không bao giờ nhận
mình là kẻ phản bội bởi ông chưa bao giờ cảm thấy mình là người Anh.
Tuy đã ngoài bát tuần nhưng Blake vẫn có những đóng góp tích cực cho
ngành tình báo đối ngoại của Nga, nhất là trong lĩnh vực huấn luyện điệp
viên.
Minh Thành (Tổng hợp)
Sỹ quan MI6 (Tình báo Anh), làm việc cho Tình báo Xô Viết, bị bắt làm tù binh ở Bắc Triều Tiên, bị kết án 42 năm tù tại Anh. Trốn thoát sang Matxcova, giảng dạy tại Học viện Cơ quan tình báo đối ngoại Nga. Đấy không phải là một kịch bản phim Holywood nào đó — mà là mấy dòng tóm tắt tiểu sử của nhà tình báo Blake.
Cuốn " Tư bản"và những con hải sâm
George Behar (cũng là Homer, cũng George Blake, cũng Georgi Ivanovich Behler) sinh tại Rotterdam (Hà lan) ngày 11/11/1922. Mẹ của ông là người Hà Lan, còn cha- người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Do Thái.
Học tại Cairo (Ai Cập), sau đó tiếp tục theo học tại Paris, London. Bị Gestapo (Mật thám Đức Quốc xã) bắt nhưng trốn thoát. Năm 1943, chuyển đến Anh, thay tên đổi họ và trở thành George Blake. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Blake được nhận vào làm việc trong Cơ quan Tình báo Anh MI6.
Sau đó, anh được cử đến Cambrige nghiên cứu tiếng Nga để phục vụ cho hoạt động chống Liên Xô. Hoàn thành khóa học, Blake được phân công làm tổ trưởng tổ điệp báo dưới bình phong là phó lãnh sự (Anh) tại Triều Tiên với nhiệm vụ xây dựng lưới điệp báo Anh tại khu Primorsk của Liên Xô và tại Bắc Triều Tiên.
Ngày 25/6/1950, khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Blake bị đưa vào trại tập trung giam những người bị bắt giữ. Thú giải trí duy nhất của Blake trong trại tập trung là tập "Tư bản" đã sờn gáy của K. Marx bằng tiếng Nga.
Blake đọc quyển sách này để hoàn thiện vốn hiểu biết về ngôn ngữ Nga. Nhưng sau đó, những tư tưởng của Marx đã thuyết phục được anh. Sau này, Blake kể lại: "Tôi hiểu rất rõ là mình đang ở phía không có lẽ phải, và rằng nhất định phải làm một điều gì đó".
Ba năm trong trại tập trung Bắc Triều Tiên đã biến nhân viên tình báo Anh Blake thành một người cộng sản kiên định. Viên sỹ quan tình báo Xô Viết tuyển mộ tù nhân người Anh này là Nikolai Loenko, sỹ quan Cục MGB (Cục an ninh quốc gia-ND) vùng Primorsk- N.Loenko đã cung cấp đồ ăn lấy từ nhà ăn sỹ quan cho Blake. N. Loenko thường xuyên mang đến cho Blake không có chỉ cơm và thịt, mà còn cả món ăn Châu Á quen thuộc là hải sâm và món trai biển.
Tuy nhiên, không phải vì món xúp lạ mà viên sỹ quan MI6 này đầu hàng Tình báo Xô Viết. Theo chính N. Loenko thì ông không hề phải " làm công tác tuyên truyền về chính quyền Xô Viết" cho Blake. Ngay cả người Anh sau này cũng phải công nhận là Blake làm việc cho Tình báo Liên Xô hoàn toàn vì động cơ lý tưởng.
Vào tháng 4/1953, khi George về đến London, anh đã có mật danh của Cơ quan tình báo Xô Viết- Homer. Sau một thời gian thẩm vấn và một số cuộc trao đổi với đích thân Giám đốc MI6, Blake được nghỉ phép một thời gian ngắn, sau đó bắt tay vào công việc mới — giữ cương vị phó trưởng phòng một phòng bí mật chuyên nghe trộm các đường dây liên lạc của Liên Xô ở nước ngoài.
Chiến dịch "Tunnel"
Cơ quan tình báo Anh đã phát hiện đươc tại Viên một số đường dây cáp liên lạc Xô Viết chạy qua lãnh thổ các khu vực chiếm đóng của Pháp và Anh. Các đường cáp trên được Matxcova sử dụng để liên lạc với các đơn vị, cơ quan và sân bay trên lãnh thổ nước Áo.
Blake đã chuyển cho Tình báo Xô Viết danh mục các chiến dịch kỹ thuật của người Anh, trong đó có cả kế hoạch"Tunnel". MI6 giao cho Blake nhiệm vụ đích thân kiểm soát chiến dịch "Tunnel" này: — nội dung chiến dịch — người Anh bí mật đào một đường hầm và nối các thiết bị nghe trộm vào các cáp liên lạc Xô Viết. Nhưng Matxcova đã rất sẵn sàng cho kịch bản này do đã nhận được thông tin từ Blake từ trước.
Năm 1955, Blake nhận nhiệm vụ mới — đến hoạt động trong thành phần tổ điệp báo Anh tại Berlin. Tiến hành một chiến dịch tương tự chiến dịch "Tunnel" (Viên) tại Tây Berlin với mật danh "Zoloto" ("Vàng" —ND): đào đường ngầm dài 550 m và nối các thiết bị nghe trộm vào cáp liên lạc quân sự Liên Xô. Homer lại một lần nữa kịp đưa tin này về "Trung tâm"- kết qủa là những gì mà London nghe được không phải là các bí mật Xô Viết, mà toàn là các thông tin giả.
Trên thực tế, toàn bộ hoạt dộng của Tình báo Anh, và cả Tình báo Mỹ tại Đức đều nằm trong tầm kiểm soát của Tình báo Liên Xô. Blake đã chuyển về Matxcova một lượng thông tin rất lớn về các điệp viên MI6 được cơ quan này tuyển mộ tại Đông Âu.
Có quan điểm cho rằng Blake đã cung cấp cho Matxcova danh tính gần 400 gián điệp, điệp viên, "chuột chũi" Mỹ và Anh. Thực ra đây con số phóng đại có thể thấy rõ. Nhưng chắc chắn một điều, Trung tá GRU (Tình báo quốc phòng Liên Xô) Popov và Trung tướng Tình báo Đông Đức "Stasi" Bialek làm việc cho các cơ quan tình báo Phương Tây tuyển mộ đã bị bắt là do tin từ chính Homer.
Nhưng cuối cùng thì cũng đã đến lúc kết thúc trò chơi, và vào tháng 4/1956, để Blake không bị lộ, Bộ đội thông tin liên lạc Xô Viết đã "tình cờ" phát hiện đường hầm và các thiết bị kết nối với cáp liên lạc, và sau đó là một scandal ầm ỹ.
Chạy trốn khỏi nhà tù "Wormwood Scrubs"
Năm 1959, Blake bị sỹ quan tình báo Ba Lan đào tẩu M. Golenhevski phản bội. Năm 1961, ông bị kết án 42 năm tù. Có một số tờ báo khi đó viết rằng sở dĩ ông nhận án tù với con số "không bình thường như trên" là vì- toà án cứ tính mỗi một điệp viên bị chết (do Blake cung cấp thông tin cho Tình báo Xô Viết-ND), Blake nhận một năm tù.
Nguồn: baodatviet
Siêu điệp viên Anh nằm vùng suốt 25 năm trong IRA
Ngày 10/5/2003, các tờ nhật báo hàng đầu nước Anh đồng loạt đưa một tin
chấn động “Một trong những người lãnh đạo cao nhất của Quân đội Cộng hòa
Ireland là gián điệp của Anh”. Một quan chức tình báo cao cấp tiết lộ
thêm rằng, để bảo đảm cho siêu điệp viên “Stakeknife” rời Dublin an
toàn, các cơ quan MI5, MI6, Cục An ninh nội địa và Scotland Yard (Sở
Cảnh sát thủ đô) đã huy động hơn 60 nhân viên tinh nhuệ nhất xâm nhập
Ireland, dùng phương thức “chạy tiếp sức” lần lượt thay đổi 12 chiếc xe,
đón thành công siêu điệp viên cùng những người thân trong gia đình rồi
vượt biên giới quay về Anh, đến London tuyệt đối an toàn. Chương trình
Hồ sơ mật phát sóng ngày 01/8/2018 sẽ tiếp tục đề cập về vụ việc đặc
biệt - Vụ án siêu điệp viên Stakeknife nằm vùng suốt 25 năm để rồi gây
chấn động thế giới. Bởi trong lịch sử chưa bao giờ có chuyện người lãnh
đạo một quốc gia lại là gián điệp của quốc gia đối địch. Mời quý vị và
các đồng chí cùng theo dõi và tìm hiểu qua chương trình Hồ Sơ mật “Điệp
viên người Anh trong IRA”
George Blake: Điệp viên thể hiện giá trị cả đời
Với một chiếc que sắt và sợi dây
thừng làm thang, George Blake, người vừa bị kết án 42 năm tù giam vì tội
làm gián điệp, đã thoát ra ngoài bức tường cao sừng sững của nhà tù
Wormwood Scrubs (Anh), biến mất vào trong bóng tối. Tới nay, Blake vẫn
có những đóng góp tích cực cho ngành tình báo đối ngoại của Nga, nhất là
trong lĩnh vực huấn luyện điệp viên.
Một phút trầm tư của người cựu điệp viên.
|
66
năm trước, George Blake rời Rotterdam (Hà Lan) đến Luân Đôn (Anh), sau
đó gia nhập lực lượng hải quân của xứ sở sương mù. Nhờ khả năng tuyệt
vời về ngoại ngữ, trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Blake
đã được mời tham gia nhiều điệp vụ, trong đó có việc tung điệp viên vào
những khu vực quân Đức chiếm đóng ở Hà Lan. Sau Chiến tranh Thế giới
lần thứ II, Blake được cơ quan tình báo bí mật Anh (SIS, thường được
biết dưới cái tên MI6) tuyển dụng và đánh đi Hamburg để xây dựng mạng
lưới điệp viên ở Đức. Tuy nhiên, sự nghiệp của Blake bắt đầu phát triển
từ khi Blake được chuyển sang Hàn Quốc công tác dưới lốt phó lãnh sự Mỹ
tại Xơun. Đến Hàn Quốc được vài tháng, Blake bị quân đội CHDCND Triều
Tiên bắt làm tù binh (lúc này Chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra).
Trong thời gian bị giam giữ, Blake có điều kiện tiếp xúc với những tác
phẩm của Các Mác, đặt nền móng cho bước chuyển về tư tưởng và sự hợp tác
với tình báo xã hội chủ nghĩa.
Nhà tù Wormwood Scrubs (Anh) nơi George Blake từng bị giam giữ.
|
Năm
1953, Blake được thả tự do và trở về Anh như một người anh hùng. Không
một sự nghi ngờ, MI6 bổ nhiệm Blake làm phó phòng Y, đảm nhiệm việc giải
mã những bản chặn thu điện thoại các quan chức ngoại giao và sĩ quan
Hồng quân Liên Xô ở châu Âu. Năm 1955, Blake sang Đức phụ trách công tác
tuyển mộ điệp viên Xô viết làm việc cho tình báo Anh. Nhưng song song
với việc thực thi nhiệm vụ trên giao, Blake đã chuyển cho phía Liên Xô
những thông tin chi tiết về 400 điệp viên MI6 hoạt động ở Đức. Không chỉ
có vậy, Blake còn cung cấp cho KGB tin tình báo tuyệt mật về việc cơ
quan an ninh Mỹ và Anh phối hợp đào đường hầm ở Béclin để phục vụ cho
việc nghe trộm thông tin từ Bộ tư lệnh Liên Xô đóng trên đất Đức kể từ
khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc. Nhờ có nó, KGB đã tương kế
tựu kế cho tình báo Mỹ và Anh ăn hàng đống tin giả trong thời gian dài.
George
Blake (phải) cùng điệp viên KGB Kim Philby trong một buổi đi chơi ở
ngoại ô Mátxcơva sau khi Blake trốn thoát khỏi nhà tù của Anh năm 1966.
|
Năm
1959, sĩ quan tình báo Ba Lan, Michael Goleniewski thông báo cho CIA
biết về hoạt động của gián điệp Liên Xô ở Anh. Thông tin này lập tức
được chuyển cho cơ quan an ninh Anh (MI5). Hậu quả là hàng loạt điệp
viên Liên Xô như: Gordon Lonsdale, Harry Houghton, Peter Kroger và cả
George Blake bị sa lưới. Blake bị buộc tội đã cung cấp thông tin tình
báo, giúp KGB lật tẩy 42 điệp viên MI6 đang hoạt động tại các nước thuộc
phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng theo giới truyền thông Mỹ thì con số điệp
viên Anh bị phơi áo bởi Blake lên tới hàng trăm và những tổn thất do
Blake gây ra là không thể đong đếm.
Minh Thành (Tổng hợp)
Điệp viên George Blake (Kỳ 1): “Người giăng lưới”
Trong loạt bài "Đường hầm bí mật gián điệp Đông Berlin" có nhắc đến George Blake, điệp viên cao cấp của Anh đồng thời làm việc cho tình báo Liên Xô. Chính nhờ George Blake mà phía Liên Xô đã biết về đường hầm này từ khi nó còn là bản vẽ chuẩn bị được triển khai thi công.
George Blake là một trong những điệp viên cao cấp nước ngoài nặng
"duyên nợ" với ngành tình báo Xô viết từ giai đoạn khởi điểm của Chiến
tranh Lạnh cho đến thời gian gần đây, ông vẫn có những đóng góp tích cực
cho ngành tình báo đối ngoại Nga, nhất là trong lĩnh vực huấn luyện
điệp viên.
Thăm dò bằng bộ sách "Tư bản luận"
George Blake sinh ngày 11.11.1922 tại Rotterdam, Hà Lan. Mẹ ông là người thuộc dòng dõi quý tộc Hà Lan; cha ông là một doanh nhân người Ai Cập mang quốc tịch Anh, sinh trưởng ở vùng Constantinoble. Năm 1940, khi Đức Quốc xã xâm chiếm Hà Lan, George Blake đã làm liên lạc viên cho một nhóm kháng chiến chống phát xít.
Năm 1942, khi phong trào kháng chiến ở Hà Lan bị đàn áp dữ dội, George Blake tìm cách đến Anh rồi chẳng bao lâu sau được Cục Các hành động đặc biệt (SOE) tuyển mộ. Sau khi được huấn luyện, ông được tung về hoạt động trong lãnh thổ Hà Lan bị chiếm đóng để móc nối, xây dựng các tổ chức du kích và cả tổ chức phá hoại nhắm vào các căn cứ quân sự của Đức Quốc xã.
Cũng giống như nhiều điệp viên SOE khác, sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, theo nguyện vọng và khả năng, George Blake được nhận vào làm việc cho MI-6. Địa bàn hoạt động của ông là ở Hamburg, Đức, chuyên theo dõi nắm tin tức những khu vực do Liên Xô kiểm soát. Năm 1948, George Blake được phái sang Seoul, bán đảo Triều Tiên, làm nhiệm vụ dưới vỏ bọc một nhà ngoại giao.
Đây là lúc George Blake được Cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô để ý đến. Vasili Dozhdalev, một người có khả năng nói tiếng Anh thông thạo sau vài dịp tiếp xúc với George Blake đã viết một bản báo cáo đánh giá về "nhân vật tiềm năng" này vì là nhân viên ngoại giao Anh nhưng sử dụng tiếng Nga thành thạo (do George Blake có thời gian nghiên cứu tiếng Nga khi theo học tại Đại học Cambridge).
Dựa trên bản đánh giá ấy, Nikolai Borisovich Rodin, biệt danh Korovin, liền được cử sang Triều Tiên "đặt vấn đề" với George Blake. Cơ duyên của George Blake bắt đầu từ đây khi nhân viên tình báo cao cấp của MI-6 cũng đang tìm cách liên lạc với Liên Xô: ông đã bí mật viết một lá thư bằng tiếng Nga gửi cho Đại sứ quán Liên Xô tại Bình Nhưỡng với đề nghị xem xét tình trạng giam giữ đối với các nhân viên ngoại giao nước ngoài tại đây.
Tuy chưa trả lời những nội dung trong thư của George Blake nhưng Đại sứ quán Liên Xô, theo đề nghị của Korovin, đã gửi cho George Blake bộ sách "Tư bản luận" của Karl Marx bằng tiếng Nga, đồng thời, quan hệ thư từ giữa George Blake với Đại sứ quán Liên Xô cũng được thúc đẩy hơn nhờ có sự trợ giúp bí mật của người lính gác.
Sau thời gian một vài tháng trao đổi thư từ "tranh luận về quan điểm" trong bộ sách "Tư bản luận" với phía Liên Xô, một hôm George Blake được người lính gác đưa đến một ngôi nhà tách biệt với khu giam giữ để gặp gỡ một người Nga- Korovin.
Với kinh nghiệm của một nhân viên MI-6, George Blake nói thẳng với người tiếp xúc rằng, nếu phía Liên Xô muốn duy trì quan hệ với ông thì phải triệu tập lần lượt những nhà ngoại giao khác đang trong tình trạng bị giam giữ như ông, bởi vì sẽ là điều không bình thường nếu như chỉ có ông bị "đưa đi" như thế này. Korovin đồng ý và thực hiện theo sự gợi ý của George Blake.
Trong những lần sau đó, giữa George Blake và Korovin (một đại tá KGB - điều mà mãi sau này George Blake mới biết) đã có những cuộc trao đổi, tranh luận thoải mái hơn về những vấn đề quốc tế đương đại như: cuộc chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô có nên ký Hiệp ước Stockholm hay không...
George Blake kể lại: Ngày đó có thể người của KGB đã hoài nghi về lập trường, quan điểm đến mức "tiến bộ" như thế này của một nhân viên MI-6 như ông, đặc biệt với vị trí của ông trong cơ quan ngoại giao Anh ở Triều Tiên.
Năm 2008, trong lần trả lời phỏng vấn với hãng tin AP, George Blake đã được hỏi rằng, những lần tiếp xúc đầu tiên đó có phải là cách KGB thăm dò tư tưởng và "định hướng lý tưởng" cho ông như các cơ quan tình báo trên thế giới thường làm với những người dự tuyển hay không, Blake đã trả lời: "Người ta chỉ có thể tạo ra những tác động như vậy với những thanh niên mới lớn. Với các điệp viên như tôi, điều này khó lắm!".
Khi được một cơ quan tình báo tuyển mộ, hầu hết điệp viên mới đều đặt ra điều kiện với nơi mà họ sẽ trao gửi tính mạng, sinh mệnh chính trị trong suốt quãng đời còn lại của mình. George Blake cũng thế, tuy nhiên, những điều kiện của ông đặt ra với KGB không giống như những điệp viên khác: ông tuyên bố với đại diện của KGB tại Bắc Triều Tiên rằng, mình không cộng tác với KGB vì tiền cũng như sẽ không bao giờ nhận một khoản thù lao nào từ phía Liên Xô.
Ngoài ra, George Blake cũng yêu cầu phía KGB: ông phải được đối xử bình thường như những người đang bị giam giữ khác, không cần được trả tự do trước những người này và KGB phải đảm bảo an ninh cho tất cả những người đang ở cùng ông. KGB đã nhanh chóng thỏa mãn tất cả những đề nghị này và cũng không đưa ra bất kỳ hứa hẹn gì với điệp viên mới kể từ khi ấy mang mật danh "Diomid".
Tương kế tựu kế
Tháng 4.1953, George Blake là một trong số những tù binh người Anh được Bình Nhưỡng trao trả cho phía Anh cùng với những người bị giam giữ khác. Sau khi quay trở về London, George Blake đến Hà Lan "nghỉ ngơi tịnh dưỡng", nhưng thực chất ông nhân cơ hội này gặp gỡ với người của KGB.
Cũng vừa may là khi trở lại London, căn cứ vào những đóng góp trong quá trình hoạt động trước đây, đặc biệt là trong thời kỳ ở bán đảo Triều Tiên, George Blake đã được lãnh đạo MI-6 bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Y, bộ phận tình báo kỹ thuật chuyên đảm trách các điệp vụ nghe lén của MI-6 và theo lời của George Blake, là nơi "có thể tiếp cận được với những chiến dịch mật mang tính kỹ thuật chống lại người Nga".
Trong khi đó, KGB phải lựa chọn người sẽ chịu trách nhiệm phụ trách George Blake. Xét đến tầm quan trọng của điệp vụ này, người đó phải là người không bị Cơ quan phản gián Anh biết mặt; người ấy cũng phải có những kiến thức cơ bản để có thể thực hiện công việc dưới vỏ bọc công khai ở Đại sứ quán Liên Xô.
Đồng thời, người này phải có kinh nghiệm hoạt động chiến dịch, nắm vững các kỹ năng giám sát và chống giám sát. Cuối cùng, người được chọn là Sergei Aleksandrovich Kondrashov, một sĩ quan tình báo trẻ. Để chuẩn bị cho sứ mệnh của mình ở London, Sergei Kondrashov phải đọc kỹ các hồ sơ của "Diomid", nghiên cứu tỉ mỉ bản đồ thành phố London, xem xét các báo cáo giám sát tại Anh.
Công việc của Sergei Kondrashov trong việc giám sát Sứ quán Mỹ tại Moscow rất có ích trong trường hợp này, bởi vì cũng như người Mỹ, Sergei Kondrashov buộc phải tìm mọi cách để thoát khỏi sự giám sát của đối phương.
Cũng trong tháng 10.1953, Sergei Kondrashov tới London dưới vỏ bọc Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên Xô phụ trách quan hệ văn hóa. Ở vị trí này, Sergei Kondrashov bù đầu với đủ việc lớn nhỏ, từ sắp xếp lịch biểu diễn cho các nghệ sĩ nổi tiếng của Liên Xô ở London cho tới việc mua vé dự các trận thi đấu thể thao mang tính chất giao hữu cho các cán bộ sứ quán hay những nhân vật VIP.
Vẻ ngoài tất bật với những công việc tưởng chừng vô thưởng vô phạt rất phù hợp cho hoạt động chính của Sergei Kondrashov là người "chỉ huy địa bàn" tạm thời cho đến khi Sergei Tikhvinski tới đảm nhiệm cương vị "sếp" của KGB ở Anh thay thế cho Nikolai Rodin. Nhưng nhiệm vụ chính của Sergei Kondrashov là các hoạt động liên quan đến điệp viên vừa tuyển dụng "Diomid"- chỉ duy nhất Sergei Kondrashov biết tên thật cũng như vị trí công tác của "nguồn tin" quý giá này.
Cuộc gặp đầu tiên của Sergei Kondrashov với "Diomid" diễn ra vào cuối tháng 10.1953. Đây là cuộc gặp gỡ để hai người làm quen với nhau, thỏa thuận về những cuộc gặp tiếp theo cũng như bàn cách đáp ứng nhu cầu của George Blake muốn có một chiếc máy ảnh để chụp lại những tài liệu mật qua tay ông.
Trong cuộc gặp này, George Blake đã chuyển cho Sergei Kondrashov bản sơ thảo những chiến dịch cài đặt máy nghe trộm mà Bộ phận tình báo Anh ở Châu Âu (SIS) đang tiến hành chống lại Liên Xô. Trong tài liệu này có nhắc đến "Chiến dịch Bạc", liên quan đến một đường hầm mà SIS đã tiến hành xây dựng ở Vienna, thủ đô nước Áo.
Trung tâm tình báo đầu não ở Moscow kiểm soát mọi cuộc tiếp xúc với "nguồn tin" mới, không cho phép nhân viên KGB "nằm vùng" có những sáng kiến hoặc hành động có thể dẫn tới việc cả hai phía để lộ hành tung. Một lần, George Blake không xuất hiện tại cuộc gặp gỡ thường kỳ. Khi việc này được báo về trung tâm, Moscow chỉ thị là hãy chờ cho đến buổi gặp định kỳ tiếp theo như "phương án B" đã vạch ra.
Nhưng George Blake vẫn không xuất hiện, Kondrashov liền đề nghị cho phép được gặp "Diomid" trên đường đi tới chỗ làm. Trung tâm Moscow vẫn không chấp thuận kiểu tiếp xúc đường đột này và chỉ thị… tiếp tục chờ cho tới lần gặp gỡ sau đó. Lần này, George Blake chủ động hẹn gặp tại một rạp chiếu phim ở tây London và giải thích cho Sergei Kondrashov lý do ông vắng mặt trong mấy buổi gặp trước.
Hóa ra, George Blake lo ngại về việc Petrov, một điệp viên của KGB khi đó vừa mới đào thoát sang Australia, là người biết về mối liên hệ giữa ông với KGB. George Blake muốn biết chắc chắn rằng SIS không tiến hành các hoạt động giám sát mình. Ngoại trừ các lần trục trặc này, còn lại Sergei Kondrashov đã thường xuyên gặp gỡ với "Diomid" mà không có bất kỳ một sơ suất nào cho tới khi George Blake rời London vào năm 1955.
Trong những lần đi gặp George Blake, Sergei Kondrashov luôn tìm được một lý do hợp lý nào đấy để rời khỏi sứ quán nhằm thoát khỏi sự giám sát của SIS. Chẳng hạn để chuẩn bị cho một cuộc gặp quan trọng diễn ra vào một ngày tháng 1.1954, là người phụ trách các vấn đề văn hóa ở Đại sứ quán, với lý do tiễn một đoàn vận động viên cờ vua của Liên Xô, Sergei Kondrashov hộ tống đoàn vận động viên ra sân bay.
Thời gian còn lại trong ngày, Sergei Kondrashov đi mua sắm, xem phim. Trong suốt lộ trình này, Sergei Kondrashov hai lần liên lạc với một nhân viên KGB khác kiểm tra xem có sự theo dõi hay không ở những địa điểm đã định trước trên lộ trình của mình. Để rồi Sergei Kondrashov gặp "Diomid" ở… tầng trên của một chiếc xe buýt.
Khi "Chiến dịch Vàng" bắt đầu triển khai, người của CIA đã có cuộc họp bí mật chia sẻ kế hoạch với một nhóm sĩ quan MI-6 của Anh, và trong số đó có mặt George Blake! Không bỏ qua cơ hội có một không hai này, George Blake đã chuyển cho Sergei Kondrashov một bản sao chính xác biên bản cuộc họp diễn ra từ ngày 15 đến 18.12.1953 ở London bàn về dự án tuyệt mật đường hầm nghe lén ở Berlin.
Bản mã hóa tài liệu về cuộc họp ngay lập tức được chuyển về Moscow, nhưng mãi đến ngày 12.2.1954, toàn bộ tài liệu mới được đưa ra để xem xét. Đích thân Sergei Kondrashov soạn và chụp lại bản báo cáo rồi gửi về trung tâm theo đường thư tín ngoại giao dưới dạng phim âm bản, dưới các bản báo cáo đều có chữ ký "Rostov"- mật danh của Sergei Kondrashov.
(Còn nữa)
Theo Q.H (An ninh thế giới)Thăm dò bằng bộ sách "Tư bản luận"
George Blake sinh ngày 11.11.1922 tại Rotterdam, Hà Lan. Mẹ ông là người thuộc dòng dõi quý tộc Hà Lan; cha ông là một doanh nhân người Ai Cập mang quốc tịch Anh, sinh trưởng ở vùng Constantinoble. Năm 1940, khi Đức Quốc xã xâm chiếm Hà Lan, George Blake đã làm liên lạc viên cho một nhóm kháng chiến chống phát xít.
Năm 1942, khi phong trào kháng chiến ở Hà Lan bị đàn áp dữ dội, George Blake tìm cách đến Anh rồi chẳng bao lâu sau được Cục Các hành động đặc biệt (SOE) tuyển mộ. Sau khi được huấn luyện, ông được tung về hoạt động trong lãnh thổ Hà Lan bị chiếm đóng để móc nối, xây dựng các tổ chức du kích và cả tổ chức phá hoại nhắm vào các căn cứ quân sự của Đức Quốc xã.
Cũng giống như nhiều điệp viên SOE khác, sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, theo nguyện vọng và khả năng, George Blake được nhận vào làm việc cho MI-6. Địa bàn hoạt động của ông là ở Hamburg, Đức, chuyên theo dõi nắm tin tức những khu vực do Liên Xô kiểm soát. Năm 1948, George Blake được phái sang Seoul, bán đảo Triều Tiên, làm nhiệm vụ dưới vỏ bọc một nhà ngoại giao.
George Blake được Bình Nhưỡng trao trả cho phía Anh tháng 4.1953.
Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1951, ông đã tận mắt chứng
kiến cuộc chiến tranh và những cảnh tàn phá khủng khiếp do bom đạn Mỹ
gây ra tại đây đã khiến quan điểm của ông dần thay đổi. Cho đến một lần,
ông bị một toán đặc vụ của Bắc Triều Tiên bắt cóc đưa về giam giữ ở
Bình Nhưỡng.Đây là lúc George Blake được Cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô để ý đến. Vasili Dozhdalev, một người có khả năng nói tiếng Anh thông thạo sau vài dịp tiếp xúc với George Blake đã viết một bản báo cáo đánh giá về "nhân vật tiềm năng" này vì là nhân viên ngoại giao Anh nhưng sử dụng tiếng Nga thành thạo (do George Blake có thời gian nghiên cứu tiếng Nga khi theo học tại Đại học Cambridge).
Dựa trên bản đánh giá ấy, Nikolai Borisovich Rodin, biệt danh Korovin, liền được cử sang Triều Tiên "đặt vấn đề" với George Blake. Cơ duyên của George Blake bắt đầu từ đây khi nhân viên tình báo cao cấp của MI-6 cũng đang tìm cách liên lạc với Liên Xô: ông đã bí mật viết một lá thư bằng tiếng Nga gửi cho Đại sứ quán Liên Xô tại Bình Nhưỡng với đề nghị xem xét tình trạng giam giữ đối với các nhân viên ngoại giao nước ngoài tại đây.
Tuy chưa trả lời những nội dung trong thư của George Blake nhưng Đại sứ quán Liên Xô, theo đề nghị của Korovin, đã gửi cho George Blake bộ sách "Tư bản luận" của Karl Marx bằng tiếng Nga, đồng thời, quan hệ thư từ giữa George Blake với Đại sứ quán Liên Xô cũng được thúc đẩy hơn nhờ có sự trợ giúp bí mật của người lính gác.
Sau thời gian một vài tháng trao đổi thư từ "tranh luận về quan điểm" trong bộ sách "Tư bản luận" với phía Liên Xô, một hôm George Blake được người lính gác đưa đến một ngôi nhà tách biệt với khu giam giữ để gặp gỡ một người Nga- Korovin.
Với kinh nghiệm của một nhân viên MI-6, George Blake nói thẳng với người tiếp xúc rằng, nếu phía Liên Xô muốn duy trì quan hệ với ông thì phải triệu tập lần lượt những nhà ngoại giao khác đang trong tình trạng bị giam giữ như ông, bởi vì sẽ là điều không bình thường nếu như chỉ có ông bị "đưa đi" như thế này. Korovin đồng ý và thực hiện theo sự gợi ý của George Blake.
Trong những lần sau đó, giữa George Blake và Korovin (một đại tá KGB - điều mà mãi sau này George Blake mới biết) đã có những cuộc trao đổi, tranh luận thoải mái hơn về những vấn đề quốc tế đương đại như: cuộc chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô có nên ký Hiệp ước Stockholm hay không...
George Blake kể lại: Ngày đó có thể người của KGB đã hoài nghi về lập trường, quan điểm đến mức "tiến bộ" như thế này của một nhân viên MI-6 như ông, đặc biệt với vị trí của ông trong cơ quan ngoại giao Anh ở Triều Tiên.
Năm 2008, trong lần trả lời phỏng vấn với hãng tin AP, George Blake đã được hỏi rằng, những lần tiếp xúc đầu tiên đó có phải là cách KGB thăm dò tư tưởng và "định hướng lý tưởng" cho ông như các cơ quan tình báo trên thế giới thường làm với những người dự tuyển hay không, Blake đã trả lời: "Người ta chỉ có thể tạo ra những tác động như vậy với những thanh niên mới lớn. Với các điệp viên như tôi, điều này khó lắm!".
Khi được một cơ quan tình báo tuyển mộ, hầu hết điệp viên mới đều đặt ra điều kiện với nơi mà họ sẽ trao gửi tính mạng, sinh mệnh chính trị trong suốt quãng đời còn lại của mình. George Blake cũng thế, tuy nhiên, những điều kiện của ông đặt ra với KGB không giống như những điệp viên khác: ông tuyên bố với đại diện của KGB tại Bắc Triều Tiên rằng, mình không cộng tác với KGB vì tiền cũng như sẽ không bao giờ nhận một khoản thù lao nào từ phía Liên Xô.
Ngoài ra, George Blake cũng yêu cầu phía KGB: ông phải được đối xử bình thường như những người đang bị giam giữ khác, không cần được trả tự do trước những người này và KGB phải đảm bảo an ninh cho tất cả những người đang ở cùng ông. KGB đã nhanh chóng thỏa mãn tất cả những đề nghị này và cũng không đưa ra bất kỳ hứa hẹn gì với điệp viên mới kể từ khi ấy mang mật danh "Diomid".
Tương kế tựu kế
Tháng 4.1953, George Blake là một trong số những tù binh người Anh được Bình Nhưỡng trao trả cho phía Anh cùng với những người bị giam giữ khác. Sau khi quay trở về London, George Blake đến Hà Lan "nghỉ ngơi tịnh dưỡng", nhưng thực chất ông nhân cơ hội này gặp gỡ với người của KGB.
Sergei Aleksandrovich Kondrashov.
Tại đó, hai người đã thỏa thuận về những cuộc gặp gỡ tiếp theo ở Anh.
Tháng 10.1953, sau lần liên lạc đầu tiên tại Hà Lan, George Blake đã
nhận được chỉ đạo "tìm cách leo cao, chui sâu" vào nội bộ MI-6 để phục
vụ những chiến lược của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bắt đầu
hình thành.Cũng vừa may là khi trở lại London, căn cứ vào những đóng góp trong quá trình hoạt động trước đây, đặc biệt là trong thời kỳ ở bán đảo Triều Tiên, George Blake đã được lãnh đạo MI-6 bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Y, bộ phận tình báo kỹ thuật chuyên đảm trách các điệp vụ nghe lén của MI-6 và theo lời của George Blake, là nơi "có thể tiếp cận được với những chiến dịch mật mang tính kỹ thuật chống lại người Nga".
Trong khi đó, KGB phải lựa chọn người sẽ chịu trách nhiệm phụ trách George Blake. Xét đến tầm quan trọng của điệp vụ này, người đó phải là người không bị Cơ quan phản gián Anh biết mặt; người ấy cũng phải có những kiến thức cơ bản để có thể thực hiện công việc dưới vỏ bọc công khai ở Đại sứ quán Liên Xô.
Đồng thời, người này phải có kinh nghiệm hoạt động chiến dịch, nắm vững các kỹ năng giám sát và chống giám sát. Cuối cùng, người được chọn là Sergei Aleksandrovich Kondrashov, một sĩ quan tình báo trẻ. Để chuẩn bị cho sứ mệnh của mình ở London, Sergei Kondrashov phải đọc kỹ các hồ sơ của "Diomid", nghiên cứu tỉ mỉ bản đồ thành phố London, xem xét các báo cáo giám sát tại Anh.
Công việc của Sergei Kondrashov trong việc giám sát Sứ quán Mỹ tại Moscow rất có ích trong trường hợp này, bởi vì cũng như người Mỹ, Sergei Kondrashov buộc phải tìm mọi cách để thoát khỏi sự giám sát của đối phương.
Cũng trong tháng 10.1953, Sergei Kondrashov tới London dưới vỏ bọc Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên Xô phụ trách quan hệ văn hóa. Ở vị trí này, Sergei Kondrashov bù đầu với đủ việc lớn nhỏ, từ sắp xếp lịch biểu diễn cho các nghệ sĩ nổi tiếng của Liên Xô ở London cho tới việc mua vé dự các trận thi đấu thể thao mang tính chất giao hữu cho các cán bộ sứ quán hay những nhân vật VIP.
Vẻ ngoài tất bật với những công việc tưởng chừng vô thưởng vô phạt rất phù hợp cho hoạt động chính của Sergei Kondrashov là người "chỉ huy địa bàn" tạm thời cho đến khi Sergei Tikhvinski tới đảm nhiệm cương vị "sếp" của KGB ở Anh thay thế cho Nikolai Rodin. Nhưng nhiệm vụ chính của Sergei Kondrashov là các hoạt động liên quan đến điệp viên vừa tuyển dụng "Diomid"- chỉ duy nhất Sergei Kondrashov biết tên thật cũng như vị trí công tác của "nguồn tin" quý giá này.
Cuộc gặp đầu tiên của Sergei Kondrashov với "Diomid" diễn ra vào cuối tháng 10.1953. Đây là cuộc gặp gỡ để hai người làm quen với nhau, thỏa thuận về những cuộc gặp tiếp theo cũng như bàn cách đáp ứng nhu cầu của George Blake muốn có một chiếc máy ảnh để chụp lại những tài liệu mật qua tay ông.
Trong cuộc gặp này, George Blake đã chuyển cho Sergei Kondrashov bản sơ thảo những chiến dịch cài đặt máy nghe trộm mà Bộ phận tình báo Anh ở Châu Âu (SIS) đang tiến hành chống lại Liên Xô. Trong tài liệu này có nhắc đến "Chiến dịch Bạc", liên quan đến một đường hầm mà SIS đã tiến hành xây dựng ở Vienna, thủ đô nước Áo.
Trung tâm tình báo đầu não ở Moscow kiểm soát mọi cuộc tiếp xúc với "nguồn tin" mới, không cho phép nhân viên KGB "nằm vùng" có những sáng kiến hoặc hành động có thể dẫn tới việc cả hai phía để lộ hành tung. Một lần, George Blake không xuất hiện tại cuộc gặp gỡ thường kỳ. Khi việc này được báo về trung tâm, Moscow chỉ thị là hãy chờ cho đến buổi gặp định kỳ tiếp theo như "phương án B" đã vạch ra.
Nhưng George Blake vẫn không xuất hiện, Kondrashov liền đề nghị cho phép được gặp "Diomid" trên đường đi tới chỗ làm. Trung tâm Moscow vẫn không chấp thuận kiểu tiếp xúc đường đột này và chỉ thị… tiếp tục chờ cho tới lần gặp gỡ sau đó. Lần này, George Blake chủ động hẹn gặp tại một rạp chiếu phim ở tây London và giải thích cho Sergei Kondrashov lý do ông vắng mặt trong mấy buổi gặp trước.
Hóa ra, George Blake lo ngại về việc Petrov, một điệp viên của KGB khi đó vừa mới đào thoát sang Australia, là người biết về mối liên hệ giữa ông với KGB. George Blake muốn biết chắc chắn rằng SIS không tiến hành các hoạt động giám sát mình. Ngoại trừ các lần trục trặc này, còn lại Sergei Kondrashov đã thường xuyên gặp gỡ với "Diomid" mà không có bất kỳ một sơ suất nào cho tới khi George Blake rời London vào năm 1955.
Trong những lần đi gặp George Blake, Sergei Kondrashov luôn tìm được một lý do hợp lý nào đấy để rời khỏi sứ quán nhằm thoát khỏi sự giám sát của SIS. Chẳng hạn để chuẩn bị cho một cuộc gặp quan trọng diễn ra vào một ngày tháng 1.1954, là người phụ trách các vấn đề văn hóa ở Đại sứ quán, với lý do tiễn một đoàn vận động viên cờ vua của Liên Xô, Sergei Kondrashov hộ tống đoàn vận động viên ra sân bay.
Thời gian còn lại trong ngày, Sergei Kondrashov đi mua sắm, xem phim. Trong suốt lộ trình này, Sergei Kondrashov hai lần liên lạc với một nhân viên KGB khác kiểm tra xem có sự theo dõi hay không ở những địa điểm đã định trước trên lộ trình của mình. Để rồi Sergei Kondrashov gặp "Diomid" ở… tầng trên của một chiếc xe buýt.
Khi "Chiến dịch Vàng" bắt đầu triển khai, người của CIA đã có cuộc họp bí mật chia sẻ kế hoạch với một nhóm sĩ quan MI-6 của Anh, và trong số đó có mặt George Blake! Không bỏ qua cơ hội có một không hai này, George Blake đã chuyển cho Sergei Kondrashov một bản sao chính xác biên bản cuộc họp diễn ra từ ngày 15 đến 18.12.1953 ở London bàn về dự án tuyệt mật đường hầm nghe lén ở Berlin.
Bản mã hóa tài liệu về cuộc họp ngay lập tức được chuyển về Moscow, nhưng mãi đến ngày 12.2.1954, toàn bộ tài liệu mới được đưa ra để xem xét. Đích thân Sergei Kondrashov soạn và chụp lại bản báo cáo rồi gửi về trung tâm theo đường thư tín ngoại giao dưới dạng phim âm bản, dưới các bản báo cáo đều có chữ ký "Rostov"- mật danh của Sergei Kondrashov.
(Còn nữa)
Điệp viên George Blake – “Người giăng lưới” (Kỳ 2): Cuộc đời viên mãn
Thời gian sống ở Anh, trước khi bị "lộ sáng", George Blake đã có vợ và 3 người con. Lúc bị tuyên án 42 năm tù, vợ ông đang mang thai đứa con thứ ba. Chỉ một lần bà bế con tới nhà tù Wormwood Scrubs để ông thấy mặt và sau khi ông đào thoát, hai vợ chồng đã không gặp nhau suốt 20 năm.
Tháng 1.1955, theo sự điều động của lãnh đạo MI-6, George Blake rời
Tiểu ban kỹ thuật ở London để sang Berlin hoạt động tại trạm SIS. Sau
khi mật báo thông tin ban đầu về dự án đường hầm gián điệp Đông Berlin
cho Moscow biết, George Blake không theo sát điệp vụ phối hợp giữa tình
báo Anh và CIA này nữa vì đây cũng là chủ trương của Moscow muốn giữ
nguồn tin quý giá của mình trong vòng an toàn, hơn nữa, khi đi vào hoạt
động thì đường hầm dần nằm ngoài tầm kiểm soát của trạm SIS tại Berlin.
Theo như George Blake được biết thì các trang thiết bị lắp đặt trong
đường hầm không phải được cung cấp tại Berlin mà hằng ngày được máy bay
của Anh chở sang từ London và rằng, tất cả những thông tin tình báo mà
CIA thu thập qua đường hầm Berlin đều được London gửi cho người đứng đầu
trạm SIS Berlin là Peter Lunn, người đã biết về "Chiến dịch Vàng" ngay
từ khi nó mới bắt đầu.
Khi tới Berlin, người đầu tiên George Blake gặp là Nikolai Borisovich Rodin, sĩ quan KGB đã từng tuyển mộ ông. Rodin căn dặn George Blake không được tiết lộ việc ông biết về đường hầm Berlin với bất kỳ ai, kể cả những điệp viên KGB khác. Sau đó, đến lượt Vasily Alekseevich Dozhdalev tiếp nhận việc chỉ đạo hoạt động của George Blake trong thời gian ông hoạt động ở Berlin.
CIA và SIS không chút mảy may nghi ngờ về vai trò của George Blake trong sự đổ vỡ của chiến dịch này, ngay cả khi một điệp viên người Đức tại trạm hỗn hợp CIA-SIS ở Berlin tên là Horst Eitner thú nhận rằng, anh ta và có thể cả… George Blake đã làm việc cho KGB. George Blake khôn khéo dẹp tan được sự nghi ngờ nhưng vẫn quyết định phải chuyển địa bàn hoạt động.
Ông đề nghị với lãnh đạo MI-6 cho mình chuyển công tác sang Trung Đông. Giữa năm 1959, MI-6 cử George Blake tới Liban, chuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động của Trạm tình báo của SIS tại Beirut.
Trong thời gian George Blake ở Liban, một điệp viên của Cơ quan tình báo Ba Lan tên là Mikhail Golenievski đã bí mật đầu quân cho CIA vào tháng 8.1959 với "quà ra mắt" là những tiết lộ của người này về các điệp viên KGB ở Berlin, trong đó có cái tên George Blake.
Tin này ngay lập tức được CIA chia sẻ với MI-6. Với lý do cần phải thảo luận về vị trí công tác tiếp theo của George Blake, MI-6 gọi ông về London và bắt giữ ông. Những kết quả điều tra ban đầu của cho thấy, ngoài việc đóng vai trò chính yếu trong việc "Chiến dịch Vàng" bị tình báo Liên Xô "nắm thóp" ngay từ đầu, George Blake còn giúp KGB bắt giữ nhiều điệp viên quan trọng của phương Tây, trong đó đặc biệt có Piotr Popov, một đại tá làm việc trong Cơ quan Tình báo quân sự GRU của Liên Xô đã phản bội trong một thời gian dài.
Theo đánh giá của tình báo Liên Xô, từ năm 1954, George Blake đã trao cho KGB danh sách hàng trăm điệp viên phương Tây hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, trong đó có danh tính của 42 điệp viên MI-6, tất cả những điệp viên này sau đó đều bị bắt giữ hoặc vô hiệu hóa. Con số những điệp viên bị "mắc lưới" sau này được "người giăng lưới" George Blake kê khai cụ thể trong một cuộc phỏng vấn của truyền hình Liên Xô vào năm 1990 rằng, ông đã giúp KGB phát hiện được khoảng 600 điệp viên của CIA và SIS!
Năm 1961, phiên tòa xét xử "kẻ phản quốc" George Blake chấn động toàn nước Anh. Ông hoàn toàn bất hợp tác với chính quyền Anh nên bị kết án 42 năm tù giam, một mức án nặng chưa từng có đối với một điệp viên hoạt động trong thời bình. Khi đó, George Blake mới 39 tuổi.
Thụ án tại nhà tù Wormwood Scrubs ở ngoại ô London, nơi chuyên giam giữ những tù nhân chính trị, George Blake lại nhận được sự ái mộ của nhiều tù nhân, trong đó phải kể đến 3 người là Michael Randle, Pat Pottle và Sean Bourke - những thành viên của Ủy ban 100 phi hạt nhân, một tổ chức phản chiến chống sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ có chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Anh.
Trong quyển hồi ký "No Other Choice (Không còn lựa chọn khác - ấn hành năm 1990), George Blake bồi hồi thuật lại: lòng dũng cảm của những người bạn tù này và cách xử sự của những tù nhân khác khi hay tin về chuyến vượt ngục sắp tới của ông, họ không tiết lộ điều gì để hại ông khiến ông vô cùng cảm động và không bao giờ quên ơn họ.
Cả 3 người đã lên kế hoạch giúp ông đào thoát khỏi nhà tù có chế độ canh gác cẩn mật nhất nước Anh: Michael Randle và Pat Pottle có nhiệm vụ liên hệ với các thành viên tổ chức của mình ở bên ngoài để mua điện đàm, thuê nhà (để George Blake cư ngụ), làm giấy thông hành giả và cả chuẩn bị để làm thay đổi màu da của George Blake nhằm biến ông thành một người Arập.
Khi mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, cả nhóm quyết định sẽ tổ chức cho George Blake đào thoát vào tối thứ bảy ngày 12.8.1966. Vào thời điểm đó, lợi dụng lúc các nhân viên quản giáo hay tập trung xem truyền hình, George Blake đã thoát ra ngoài buồng giam bằng một chiếc que sắt và sợi dây thừng làm thang.
Trước khi thoát đi, George Blake còn để lại trong buồng giam một hình nhân làm bằng ván ép để đánh lừa sự thăm chừng của các nhân viên quản giáo. Ông nhảy xuống một mái hiên nhỏ, vượt qua một hàng rào rồi lại nhảy xuống một hành lang. Sau đó ông lại phải leo lên một bức tường cao chừng 2m trước khi nhảy xuống một đường mòn nhỏ bên ngoài trại giam. Tại đây một chiếc xe ôtô Austin đã đợi sẵn để đưa ông về nơi ẩn nấp. Tại nơi trú ngụ mới, George Blake được bôi một loại hóa chất gọi là meladin để làn da trở nên sẫm màu.
Cứ từ 5 - 7 ngày, George Blake lại được đổi chỗ ở một lần để tránh sự theo dõi của cảnh sát. Vụ vượt ngục thành công của George Blake đã gây chấn động dư luận. Nhiều câu chuyện thêu dệt chung quanh vụ vượt ngục đã khiến Chính phủ Anh phải cách chức Giám đốc nhà tù Wormwood Scrubs.
Trong khi đó do nghi vấn vụ vượt ngục thành công của George Blake có sự tiếp tay và đạo diễn của Đại sứ quán Liên Xô tại Anh nên cảnh sát và phản gián Anh tập trung theo dõi mọi động tĩnh của tất cả các nhân viên sứ quán mà không hề nghi ngờ gì về vai trò của 3 người bạn tù.
Vào ngày 17.12.1966, Michael Randle đưa cả gia đình gồm vợ và 3 con đi du lịch đến Pháp và Đức bằng xe nhà kéo, bên dưới gầm xe là George Blake. Và chuyến du lịch đặc biệt đã đưa ông đến Đông Berlin an toàn. Từ đây, tại khu vực biên giới giữa Tây Đức và Đông Đức, George Blake lại được "sếp" cũ- Sergei Kondrashov- đón tiếp và đưa về Moscow.
Mãi đến năm 1998, để làm sáng tỏ dư luận chung quanh vụ vượt ngục của George Blake, Michael Randle đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề "Chúng tôi đã giúp cho George Blake vượt ngục như thế nào?". Cuốn sách này khi được phát hành đã khiến cho chính phủ và nhất là Cơ quan tình báo Anh phải bối rối vì lâu nay họ vẫn cho rằng, chính tình báo Liên Xô đã tổ chức vụ vượt ngục ngoạn mục cho điệp viên bội phản nước Anh.
Tình yêu dành cho nước Nga
Năm 2010, trong lần trả lời phỏng vấn báo Nga Izvestia, George Blake cho biết: "Tôi luôn luôn cảm thấy sự quan tâm thường xuyên của Cơ quan Tình báo Đối ngoại, được trao quân hàm đại tá tình báo, khi đó còn được gọi là Tổng cục 1 KGB, dù rằng tôi đã không còn mang lại lợi ích gì thực tế nữa. Ngoài những phần thưởng cao quý của nhà nước Liên Xô như Huân chương Lênin, Huân chương Sao Đỏ, tôi được hưởng tiêu chuẩn dành cho cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, được cấp một căn hộ bốn phòng rộng rãi ở Moscow, được vào làm ở Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế. Ở đó không khí làm việc rất thân tình. Tôi tham gia công đoàn và tích cực tổ chức các lễ hội, ngày vui cho mọi người. Tại Nga tôi đã gặp được người vợ thứ hai của mình, chúng tôi đã có hai người con trai rồi sau có cả cháu nội".
Phải nói rằng, George Blake luôn làm đúng theo những điều ông đã tự cam kết trong những ngày đầu cộng tác với KGB: không hề đưa ra đề nghị hay yêu sách nào từ khi bị bắt giữ, tổ chức cuộc vượt ngục cho đến khi đã an toàn ở thủ đô Moscow. Giải thích về cuộc cách mạng trong quan điểm tư tưởng biến ông từ một điệp viên được đánh giá là đầy tiềm năng của MI-6 trở thành "người của bên kia chiến tuyến", George Blake cho biết: là một thành viên từng tham gia phong trào kháng chiến ở Hà Lan, ông luôn trân trọng những đóng góp của Liên Xô trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít.
Từ đầu Chiến tranh Lạnh, một sĩ quan trẻ đầy triển vọng như ông đã được cử tới Đại học Cambridge để nghiên cứu tiếng Nga. Giáo viên của ông là một phụ nữ xuất thân từ "những người Anh từ thành Saint Petersburg", mang một nửa dòng máu Nga. Chính cô giáo này đã gieo được vào lòng các sinh viên tình yêu đối với văn học Nga, văn hóa Nga. "Ngày chủ nhật hàng tuần, chúng tôi lại tới nhà thờ Chính thống giáo Nga. Dần dần trong tôi hình thành niềm kính trọng đối với lịch sử Nga và số phận cay đắng của dân tộc Nga".
Tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản hình thành trong con người George Blake không chỉ từ khoảng thời gian được nghiền ngẫm bộ sách "Tư bản luận" mà từ khá lâu trước đấy bởi một người anh họ của ông. "Anh ấy là một trong những nhà sáng lập ra đảng Cộng sản Ai Cập và năm 1979, những phần tử cánh hữu người Pháp đã sát hại anh ấy. Những lần tiếp xúc với anh ấy đã gây cho tôi ấn tượng vô cùng mạnh mẽ và rất nhiều điều trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi tới nay vẫn còn lưu giữ trong ký ức tôi...
Rồi sau đó là chuyến công cán ở Triều Tiên, khi bùng nổ chiến tranh, một cuộc chiến tranh rất tàn bạo, tôi đã nhìn thấy những “pháo đài bay” của Mỹ ném bom xuống những ngôi làng toàn những ngôi nhà vách đất không có gì bảo vệ. Như một đại diện của thế giới phương Tây, tôi đã cảm thấy vô cùng xấu hổ vì là mình đã đứng ở phía những kẻ gây nên các thảm cảnh đó.
Có thể tôi đã bắt đầu tin vào lý tưởng cộng sản bằng một niềm tin trong sáng và có phần hơi ngây thơ, nhưng đúng là như thế. Quyết định làm việc cho KGB là quyết định không hề dễ dàng đối với tôi và thời gian sau này tôi đã thấy Liên Xô không hẳn đã là một xã hội cộng sản lý tưởng mà tôi từng mơ ước, nhưng cho đến giờ tôi vẫn không hề hối tiếc".
Thời gian sống ở Anh, trước khi bị "lộ sáng", George Blake đã có vợ và 3 người con. Lúc bị tuyên án 42 năm tù, vợ ông đang mang thai đứa con thứ ba. Chỉ một lần bà bế con tới nhà tù Wormwood Scrubs để ông thấy mặt và sau khi ông đào thoát, hai vợ chồng đã không gặp nhau suốt 20 năm. Ông cho biết, người con đầu của ông đã gần 60 tuổi nhưng vẫn làm cố vấn cho một công ty lớn của Nhật Bản. Người con thứ hai từng là quân nhân và lính cứu hỏa, biết tiếng Nga khá tốt, còn người thứ ba là một mục sư.
"Khi người con trai thứ hai đến tuổi trưởng thành, nó đã quyết định tới gặp tôi đầu tiên. Chuyện diễn ra vào đầu những năm 80, khi đó tôi thường xuyên đi nghỉ tại các nước xã hội chủ nghĩa. Tôi với cháu đã ở cạnh nhau hai tuần, đủ để cha con chúng tôi hiểu về nhau nhiều hơn nên những đứa còn lại sau này cũng lần lượt đến thăm tôi". Ngày 12.11.2007, vào dịp sinh nhật lần thứ 85 của ông, đích thân Tổng thống Nga V. Putin đã đọc lời chúc mừng và trao tặng "Huân chương Hữu nghị" nhằm ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của điệp viên lão thành.
Theo Q.H (An ninh thế giới)
George Blake trong căn hộ của ông năm 2016.
Khi tới Berlin, người đầu tiên George Blake gặp là Nikolai Borisovich Rodin, sĩ quan KGB đã từng tuyển mộ ông. Rodin căn dặn George Blake không được tiết lộ việc ông biết về đường hầm Berlin với bất kỳ ai, kể cả những điệp viên KGB khác. Sau đó, đến lượt Vasily Alekseevich Dozhdalev tiếp nhận việc chỉ đạo hoạt động của George Blake trong thời gian ông hoạt động ở Berlin.
CIA và SIS không chút mảy may nghi ngờ về vai trò của George Blake trong sự đổ vỡ của chiến dịch này, ngay cả khi một điệp viên người Đức tại trạm hỗn hợp CIA-SIS ở Berlin tên là Horst Eitner thú nhận rằng, anh ta và có thể cả… George Blake đã làm việc cho KGB. George Blake khôn khéo dẹp tan được sự nghi ngờ nhưng vẫn quyết định phải chuyển địa bàn hoạt động.
Ông đề nghị với lãnh đạo MI-6 cho mình chuyển công tác sang Trung Đông. Giữa năm 1959, MI-6 cử George Blake tới Liban, chuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động của Trạm tình báo của SIS tại Beirut.
Trong thời gian George Blake ở Liban, một điệp viên của Cơ quan tình báo Ba Lan tên là Mikhail Golenievski đã bí mật đầu quân cho CIA vào tháng 8.1959 với "quà ra mắt" là những tiết lộ của người này về các điệp viên KGB ở Berlin, trong đó có cái tên George Blake.
Tin này ngay lập tức được CIA chia sẻ với MI-6. Với lý do cần phải thảo luận về vị trí công tác tiếp theo của George Blake, MI-6 gọi ông về London và bắt giữ ông. Những kết quả điều tra ban đầu của cho thấy, ngoài việc đóng vai trò chính yếu trong việc "Chiến dịch Vàng" bị tình báo Liên Xô "nắm thóp" ngay từ đầu, George Blake còn giúp KGB bắt giữ nhiều điệp viên quan trọng của phương Tây, trong đó đặc biệt có Piotr Popov, một đại tá làm việc trong Cơ quan Tình báo quân sự GRU của Liên Xô đã phản bội trong một thời gian dài.
Theo đánh giá của tình báo Liên Xô, từ năm 1954, George Blake đã trao cho KGB danh sách hàng trăm điệp viên phương Tây hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, trong đó có danh tính của 42 điệp viên MI-6, tất cả những điệp viên này sau đó đều bị bắt giữ hoặc vô hiệu hóa. Con số những điệp viên bị "mắc lưới" sau này được "người giăng lưới" George Blake kê khai cụ thể trong một cuộc phỏng vấn của truyền hình Liên Xô vào năm 1990 rằng, ông đã giúp KGB phát hiện được khoảng 600 điệp viên của CIA và SIS!
Năm 1961, phiên tòa xét xử "kẻ phản quốc" George Blake chấn động toàn nước Anh. Ông hoàn toàn bất hợp tác với chính quyền Anh nên bị kết án 42 năm tù giam, một mức án nặng chưa từng có đối với một điệp viên hoạt động trong thời bình. Khi đó, George Blake mới 39 tuổi.
Thụ án tại nhà tù Wormwood Scrubs ở ngoại ô London, nơi chuyên giam giữ những tù nhân chính trị, George Blake lại nhận được sự ái mộ của nhiều tù nhân, trong đó phải kể đến 3 người là Michael Randle, Pat Pottle và Sean Bourke - những thành viên của Ủy ban 100 phi hạt nhân, một tổ chức phản chiến chống sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ có chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Anh.
Trong quyển hồi ký "No Other Choice (Không còn lựa chọn khác - ấn hành năm 1990), George Blake bồi hồi thuật lại: lòng dũng cảm của những người bạn tù này và cách xử sự của những tù nhân khác khi hay tin về chuyến vượt ngục sắp tới của ông, họ không tiết lộ điều gì để hại ông khiến ông vô cùng cảm động và không bao giờ quên ơn họ.
Cả 3 người đã lên kế hoạch giúp ông đào thoát khỏi nhà tù có chế độ canh gác cẩn mật nhất nước Anh: Michael Randle và Pat Pottle có nhiệm vụ liên hệ với các thành viên tổ chức của mình ở bên ngoài để mua điện đàm, thuê nhà (để George Blake cư ngụ), làm giấy thông hành giả và cả chuẩn bị để làm thay đổi màu da của George Blake nhằm biến ông thành một người Arập.
Khi mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, cả nhóm quyết định sẽ tổ chức cho George Blake đào thoát vào tối thứ bảy ngày 12.8.1966. Vào thời điểm đó, lợi dụng lúc các nhân viên quản giáo hay tập trung xem truyền hình, George Blake đã thoát ra ngoài buồng giam bằng một chiếc que sắt và sợi dây thừng làm thang.
Trước khi thoát đi, George Blake còn để lại trong buồng giam một hình nhân làm bằng ván ép để đánh lừa sự thăm chừng của các nhân viên quản giáo. Ông nhảy xuống một mái hiên nhỏ, vượt qua một hàng rào rồi lại nhảy xuống một hành lang. Sau đó ông lại phải leo lên một bức tường cao chừng 2m trước khi nhảy xuống một đường mòn nhỏ bên ngoài trại giam. Tại đây một chiếc xe ôtô Austin đã đợi sẵn để đưa ông về nơi ẩn nấp. Tại nơi trú ngụ mới, George Blake được bôi một loại hóa chất gọi là meladin để làn da trở nên sẫm màu.
Cứ từ 5 - 7 ngày, George Blake lại được đổi chỗ ở một lần để tránh sự theo dõi của cảnh sát. Vụ vượt ngục thành công của George Blake đã gây chấn động dư luận. Nhiều câu chuyện thêu dệt chung quanh vụ vượt ngục đã khiến Chính phủ Anh phải cách chức Giám đốc nhà tù Wormwood Scrubs.
Trong khi đó do nghi vấn vụ vượt ngục thành công của George Blake có sự tiếp tay và đạo diễn của Đại sứ quán Liên Xô tại Anh nên cảnh sát và phản gián Anh tập trung theo dõi mọi động tĩnh của tất cả các nhân viên sứ quán mà không hề nghi ngờ gì về vai trò của 3 người bạn tù.
Nhà tù Wormwood Scrubs, nơi George Blake từng bị giam giữ.
Đến tháng 11.1966, Michael Randle, Pat Pottle và Sean Bourke mãn hạn
tù. Họ tiếp tục lên kế hoạch đưa George Blake trốn khỏi nước Anh để đến
một nước Đông Âu. Cả 3 tiến hành thiết kế một chiếc gầm đặc biệt bên
dưới một chiếc xe nhà kéo, là loại xe mà người dân Anh thường sử dụng để
đưa cả gia đình đi du lịch mà không cần phải lưu trú trong khách sạn.Vào ngày 17.12.1966, Michael Randle đưa cả gia đình gồm vợ và 3 con đi du lịch đến Pháp và Đức bằng xe nhà kéo, bên dưới gầm xe là George Blake. Và chuyến du lịch đặc biệt đã đưa ông đến Đông Berlin an toàn. Từ đây, tại khu vực biên giới giữa Tây Đức và Đông Đức, George Blake lại được "sếp" cũ- Sergei Kondrashov- đón tiếp và đưa về Moscow.
Mãi đến năm 1998, để làm sáng tỏ dư luận chung quanh vụ vượt ngục của George Blake, Michael Randle đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề "Chúng tôi đã giúp cho George Blake vượt ngục như thế nào?". Cuốn sách này khi được phát hành đã khiến cho chính phủ và nhất là Cơ quan tình báo Anh phải bối rối vì lâu nay họ vẫn cho rằng, chính tình báo Liên Xô đã tổ chức vụ vượt ngục ngoạn mục cho điệp viên bội phản nước Anh.
Tình yêu dành cho nước Nga
Năm 2010, trong lần trả lời phỏng vấn báo Nga Izvestia, George Blake cho biết: "Tôi luôn luôn cảm thấy sự quan tâm thường xuyên của Cơ quan Tình báo Đối ngoại, được trao quân hàm đại tá tình báo, khi đó còn được gọi là Tổng cục 1 KGB, dù rằng tôi đã không còn mang lại lợi ích gì thực tế nữa. Ngoài những phần thưởng cao quý của nhà nước Liên Xô như Huân chương Lênin, Huân chương Sao Đỏ, tôi được hưởng tiêu chuẩn dành cho cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, được cấp một căn hộ bốn phòng rộng rãi ở Moscow, được vào làm ở Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế. Ở đó không khí làm việc rất thân tình. Tôi tham gia công đoàn và tích cực tổ chức các lễ hội, ngày vui cho mọi người. Tại Nga tôi đã gặp được người vợ thứ hai của mình, chúng tôi đã có hai người con trai rồi sau có cả cháu nội".
Phải nói rằng, George Blake luôn làm đúng theo những điều ông đã tự cam kết trong những ngày đầu cộng tác với KGB: không hề đưa ra đề nghị hay yêu sách nào từ khi bị bắt giữ, tổ chức cuộc vượt ngục cho đến khi đã an toàn ở thủ đô Moscow. Giải thích về cuộc cách mạng trong quan điểm tư tưởng biến ông từ một điệp viên được đánh giá là đầy tiềm năng của MI-6 trở thành "người của bên kia chiến tuyến", George Blake cho biết: là một thành viên từng tham gia phong trào kháng chiến ở Hà Lan, ông luôn trân trọng những đóng góp của Liên Xô trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít.
Từ đầu Chiến tranh Lạnh, một sĩ quan trẻ đầy triển vọng như ông đã được cử tới Đại học Cambridge để nghiên cứu tiếng Nga. Giáo viên của ông là một phụ nữ xuất thân từ "những người Anh từ thành Saint Petersburg", mang một nửa dòng máu Nga. Chính cô giáo này đã gieo được vào lòng các sinh viên tình yêu đối với văn học Nga, văn hóa Nga. "Ngày chủ nhật hàng tuần, chúng tôi lại tới nhà thờ Chính thống giáo Nga. Dần dần trong tôi hình thành niềm kính trọng đối với lịch sử Nga và số phận cay đắng của dân tộc Nga".
Tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản hình thành trong con người George Blake không chỉ từ khoảng thời gian được nghiền ngẫm bộ sách "Tư bản luận" mà từ khá lâu trước đấy bởi một người anh họ của ông. "Anh ấy là một trong những nhà sáng lập ra đảng Cộng sản Ai Cập và năm 1979, những phần tử cánh hữu người Pháp đã sát hại anh ấy. Những lần tiếp xúc với anh ấy đã gây cho tôi ấn tượng vô cùng mạnh mẽ và rất nhiều điều trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi tới nay vẫn còn lưu giữ trong ký ức tôi...
Rồi sau đó là chuyến công cán ở Triều Tiên, khi bùng nổ chiến tranh, một cuộc chiến tranh rất tàn bạo, tôi đã nhìn thấy những “pháo đài bay” của Mỹ ném bom xuống những ngôi làng toàn những ngôi nhà vách đất không có gì bảo vệ. Như một đại diện của thế giới phương Tây, tôi đã cảm thấy vô cùng xấu hổ vì là mình đã đứng ở phía những kẻ gây nên các thảm cảnh đó.
Có thể tôi đã bắt đầu tin vào lý tưởng cộng sản bằng một niềm tin trong sáng và có phần hơi ngây thơ, nhưng đúng là như thế. Quyết định làm việc cho KGB là quyết định không hề dễ dàng đối với tôi và thời gian sau này tôi đã thấy Liên Xô không hẳn đã là một xã hội cộng sản lý tưởng mà tôi từng mơ ước, nhưng cho đến giờ tôi vẫn không hề hối tiếc".
Thời gian sống ở Anh, trước khi bị "lộ sáng", George Blake đã có vợ và 3 người con. Lúc bị tuyên án 42 năm tù, vợ ông đang mang thai đứa con thứ ba. Chỉ một lần bà bế con tới nhà tù Wormwood Scrubs để ông thấy mặt và sau khi ông đào thoát, hai vợ chồng đã không gặp nhau suốt 20 năm. Ông cho biết, người con đầu của ông đã gần 60 tuổi nhưng vẫn làm cố vấn cho một công ty lớn của Nhật Bản. Người con thứ hai từng là quân nhân và lính cứu hỏa, biết tiếng Nga khá tốt, còn người thứ ba là một mục sư.
"Khi người con trai thứ hai đến tuổi trưởng thành, nó đã quyết định tới gặp tôi đầu tiên. Chuyện diễn ra vào đầu những năm 80, khi đó tôi thường xuyên đi nghỉ tại các nước xã hội chủ nghĩa. Tôi với cháu đã ở cạnh nhau hai tuần, đủ để cha con chúng tôi hiểu về nhau nhiều hơn nên những đứa còn lại sau này cũng lần lượt đến thăm tôi". Ngày 12.11.2007, vào dịp sinh nhật lần thứ 85 của ông, đích thân Tổng thống Nga V. Putin đã đọc lời chúc mừng và trao tặng "Huân chương Hữu nghị" nhằm ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của điệp viên lão thành.
Điệp viên người Anh của KGB George Blake: Niềm tin giúp sống dài lâu
Cuộc đời của ông xứng đáng để viết nên không chỉ một cuốn
tiểu thuyết hấp dẫn; cựu sĩ quan của tình báo đối ngoại Anh quốc Mi.6,
bị bắt làm tu binh ở CHDCND Triều Tiên rối quyết định cộng tác với KGB
và bị lộ phải vượt ngục chạy sang Nga. Từ năm 1966 tới giờ, George Blake
sống ở Moskva.
George Blake sinh ngày 11/11/1922 tại
Rotterdam (Hà Lan). Mẹ ông thuộc dòng dõi quý tộc Hà Lan; cha ông là
công dân Anh, xuất thân từ Constantinoble. Năm 1940, anh thanh niên
George đã trở thành liên lạc viên cho một nhóm kháng chiến chống phát
xít ở Hà Lan. Hai năm sau, Blake sang Anh và được đào tạo làm lính thủy
đặc nhiệm. Rồi ông trở thành sĩ quan hải quân và từ đó, được nhận vào
làm trong Cơ quan Tình báo Quân sự của MI.6. Năm 1948, Blake được phái
sang Seoul làm nhiệm vụ. Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Phó tổng
lãnh sự Blake đã bị bắt làm tù binh và sau đó, nhận lời cộng tác với KGB
trên cơ sở đồng tư tưởng, không vụ lợi. Trong suốt gần 10 năm, điệp
viên Homer (bí danh của Blake) đã cung cấp cho các đồng chí Xôviết rất
nhiều thông tin quý về các chiến dịch chống phá Moskva của các cơ quan
tình báo phương Tây. Năm 1961, Blake bị lộ vì sự phản bội của một điệp
viên tại một nước xã hội chủ nghĩa. Vụ xử Blake đã gây chấn động nước
Anh. Blake đã hoàn toàn bất hợp tác với chính quyền Anh nên phải nhận án
42 năm tù giam. Nhưng rồi ông đã làm được một việc không thể tưởng
tượng nổi là trốn khỏi nhà tù Wormwood Scrubs nhờ sự giúp đỡ của những
người bạn theo tư tưởng hòa bình chủ nghĩa. Tháng 12/1966, Blake đã tới
được Đông Đức an toàn và từ đó về Moskva. Blake đã được tặng thưởng Huân
chương Lênin, Sao Đỏ… Mới đây, ông đã có một cuộc trò chuyện khá cởi mở
với phóng viên báo Nga Izvestia. PV: Ở Nga mọi người gọi tên ông là
Georghi Evanovich. Ông quen với cái tên mới này chưa? George Blake: Quen
lắm rồi. Tên tôi thực cũng là Georghi - cách gọi kiểu tiếng Nga của cái
tên mẹ đẻ George. Cha tôi gọi tôi như thế để tưởng nhớ tới nhà vua Anh
George V. PV: Mới đây người ta đã hoàn thành một bộ phim về ông. Ông có
hài lòng không? George Blake: Bộ phim được làm theo tập hồi ức của tôi.
Tôi đã cố gắng chân thực tới tận cùng. Tất nhiên, trong đầu tôi có
phương án phim riêng của mình và có một số chi tiết khác biệt. Nhưng về
những việc chính thì họ đã kể đúng. PV: Ông cũng đã tham gia đóng phim,
kiên nhẫn làm đi làm lại một số cảnh và đạo diễn đã khen ngợi ông. Ông
có thích làm "diễn viên" không? George Blake (bật cười): Ôi, mỗi một
điệp viên nói cho cùng cũng là một diễn viên, phải hoàn thành vai diễn
của mình vì nhiệm vụ. Nhưng những diễn viên thực thì được nhận phần
thưởng vì vai diễn tốt, còn những điệp viên giỏi nhất là những người mà
không ai biết gì về họ cả. Về bản thân mình thì tôi chỉ xin nói rằng,
suốt cả đời tôi đã đi qua "những bức tường trong suốt" nhưng tôi vẫn là
người vô hình. PV: Câu chuyện về chuyến vượt ngục của ông ra khỏi nhà tù
Wormwood Scrubs có chế độ canh giữ nghiêm ngặt nhất London đáng được
coi là huyền thoại. Cũng như chuyến đi qua eo biển La Manche trong cái
tủ bếp. Kinh ngạc không chỉ vì lòng dũng cảm của bạn bè ông mà cả cách
xử sự của những tù nhân khác. Khi hay tin về chuyến vượt ngục sắp tới
của ông, họ không tiết lộ điều gì để hại ông. Trong chuyện này có sự đặt
điều gì không? George Blake: Không một chút nào. Chuyến vượt ngục quả
thực là huyền thoại. Nhưng có lẽ đó mới chính là yếu tố quyết định thành
công. Cho tới bây giờ tôi vẫn cảm thấy xúc động mỗi khi nhớ lại những
sự việc ấy… PV: Có lẽ ông đã quá mệt khi phải kể đi kể lại chuyện vì sao
viên sĩ quan nhiều triển vọng George Blake của "Secret Intelligence
Service" (SIS) lại tự nguyện chuyển sang phía đối phương trong chiến
tranh lạnh? Xem phim thì chúng tôi được biết ông đã có ấn tượng mạnh mẽ
từ những tác phẩm của Marx - ông đã đọc những tác phẩm này khi ở trong
trại tù binh của Bắc Triều Tiên. Thế còn điều gì gây nên ảnh hưởng tới
quan điểm của ông? George Blake: Đó là một câu chuyện dài. Như một thành
viên từng tham gia phong trào kháng chiến ở Hà Lan, tôi luôn đánh giá
cao đóng góp của Liên Xô trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít,
luôn nhớ tới những kỳ tích của các chiến binh Xôviết. Tôi đã sống hai
năm dưới ách áp bức của bọn phát xít và hiểu rất rõ sự tàn khốc của nó.
Từ đầu chiến tranh lạnh, tôi với tư cách một sĩ quan trẻ có triển vọng
đã được cử tới Đại học Cambridge để nghiên cứu tiếng Nga. Dạy môn này
cho chúng tôi là một phụ nữ xuất thân từ "những người Anh thành Saint
Peterburg", mang một nửa dòng máu Nga. Và cô giáo này đã gieo được vào
lòng sinh viên tình yêu đối với văn học Nga, văn hóa Nga. Cứ chủ nhật là
chúng tôi lại tới nhà thờ Chính giáo Nga. Tôi đã cảm thấy một sự kính
trọng to lớn đối với lịch sử Nga và số phận cay đắng của dân tộc Nga,
từng bị khổ ải vô cùng tận vì những kẻ thù bên ngoài và cả những hoàn
cảnh bên trong. PV: Tìm hiểu "kẻ thù" hóa ra là như vậy. George Blake:
Đúng thế. Còn về tư tưởng cộng sản chủ nghĩa thì… Tôi có một người anh
họ theo tư tưởng xã hội. Anh ấy là một trong những nhà sáng lập ra Đảng
Cộng sản Ai Cập và năm 1979, những phần tử cánh hữu người Pháp đã sát
hại anh ấy. Việc tiếp xúc với anh ấy đã gây cho tôi ấn tượng vô cùng
mạnh mẽ và rất nhiều điều trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi tới
nay vẫn còn in đậm trong đầu tôi... Rồi sau đó là chuyến công cán ở
Triều Tiên. Tôi đã rất không thích viên Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn.
Chính phủ của ông ta gần như là một chính phủ phát xít. Và khi bùng nổ
chiến tranh, một cuộc chiến tranh rất tàn bạo, tôi đã nhìn thấy những
"pháo đài bay" của Mỹ ném bom xuống những ngôi làng thấp nhỏ không có gì
bảo vệ. Chính chúng tôi cũng bị dính đạn lây của những trận đánh đó. Và
như một đại diện của thế giới phương Tây, tôi đã cảm thấy vô cùng xấu
hổ vì tôi đã đứng ở phía những kẻ gây nên các thảm cảnh đó. Tôi hiểu ra
rằng, tôi không thể làm gì chống lại những người cộng sản. Ngược lại,
tôi đã quyết định cần làm sao để kéo gần lại "tương lai tươi sáng". Tất
nhiên, một niềm tin như thế thì cũng hơi ngây thơ. Nhưng tôi đã nghĩ
đúng là như thế. Quyết định này đã không là dễ dàng đối với tôi nhưng
giờ tôi không hối tiếc gì cả. Điều chính yếu nhất đối với tôi là nhiều
chiến dịch quan trọng của SIS và CIA chống lại Liên Xô đã bị vô hiệu hóa
nhờ những nỗ lực của tôi. PV: Hiện thực Xôviết có làm cho ông thất vọng
không? George Blake: Tất nhiên, nó không hẳn đã như một xã hội cộng sản
lý tưởng mà tôi từng mơ ước… Nhưng ở Liên Xô, tôi đã được đón nhận rất
tốt và những tình cảm ấm áp của tôi đối với nhân dân Nga chỉ càng ngày
càng sâu đậm hơn. Và các bạn cũng đừng quên rằng, tôi đã sang Liên Xô từ
một nhà tù. Nên ngủ thiếp đi và tỉnh dậy là người tự do, đó là một niềm
hạnh phúc lớn đối với tôi. PV: Ông có nhận thấy các đồng nghiệp Xôviết
hỗ trợ mình không? George Blake: Tất nhiên, tôi luôn luôn cảm thấy sự
quan tâm thường xuyên của Cơ quan Tình báo Đối ngoại, khi đó còn gọi là
Tổng cục 1 KGB. Dù rằng tôi đã không còn mang lại lợi ích gì thực tế
nữa. Đối với tôi, rất quan trọng là việc Cơ quan Tình báo Đối ngoại rất
chu đáo với những ai từng cống hiến cuộc đời mình cho họ. Tôi được giúp
đỡ giải quyết mọi vấn đề khúc mắc về hành chính, trao cho tôi tiêu chuẩn
cựu chiến binh của chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Tôi đã được cấp một căn
hộ bốn phòng rộng rãi ở Moskva, được vào làm ở Viện Kinh tế thế giới và
Quan hệ Quốc tế (IMEMO). Ở đó không khí làm việc rất thú vị và thân
tình. Chúng tôi không phải lao lực gì lắm mà lại được rất vui vẻ. Như
một cán bộ công đoàn, tôi đã tổ chức các lễ hội, ngày vui cho mọi người.
Và thậm chí tôi còn chỉ cho các đồng nghiệp chuyên gia quốc tế của mình
cách uống rượu vang nóng. Trong đời tư, mọi chuyện của tôi cũng ổn. Tại
Nga tôi đã gặp được người vợ thứ hai của mình, chúng tôi đã có một
người con trai đã trưởng thành, có cả cháu nội, năm nay đã 15 tuổi rồi.
Một cậu bé rất phát triển, nói tiếng Anh tốt và mới đây đã sang Anh
chơi. PV: Thế quan hệ của ông với các con trai ở Anh như thế nào? Chúng
tôi biết, ông có ba người con trai ở Anh. George Blake: Người con đầu
của tôi sắp tới sẽ tròn 50 tuổi, đang làm việc trong một công ty lớn của
Nhật Bản. Người con thứ hai từng là quân nhân, còn giờ là lính cứu hỏa.
Cậu thứ hai này nói tiếng Nga cũng không tồi. Còn cậu thứ ba là một mục
sư Anh giáo, thực hiện đúng ước mơ thời trẻ của tôi. Sau khi tôi thoát
khỏi nhà tù, chúng tôi đã không gặp nhau suốt 20 năm. Với người vợ đầu,
tôi đã có một thỏa thuận là cô ấy không đưa con tới nhà tù thăm tôi. Khi
tôi bị bắt, cô ấy đang có mang đứa con thứ ba. Và chỉ một lần cô ấy đã
bế con tới nhà tù Wormwood Scrubs để tôi thấy mặt. Nhưng tôi biết, vợ
tôi không bao giờ nói điều gì xấu về tôi. Và mẹ tôi cũng giúp gìn giữ
những ký ức tốt về tôi. Khi đứa con trai thứ hai đến tuổi trưởng thành,
nó đã quyết định tới gặp tôi đầu tiên. Chuyện diễn ra vào đầu những năm
80, khi đó tôi thường xuyên đi nghỉ tại các nước xã hội chủ nghĩa. Tôi
với cháu đã ở cạnh nhau hai tuần. Có lẽ là tôi đã gây được ấn tượng tốt
nên về sau, những đứa con còn lại cũng đã tới thăm tôi. PV: Giờ ông có
thêm thói quen nào theo kiểu người Nga không? George Blake: Tôi đã biết
uống rượu vodka (cười). Trước tôi không thể nào chịu được nó, cũng như
rượu whisky. Vì sao mọi người cứ nghĩ, một khi tôi là người Anh thì tôi
sẽ thích rượu whisky. Tôi trước chỉ uống rượu vang đỏ thôi. Nhưng có một
lần tôi cùng một người bạn tới Arkhangelsk và quyết định đi tắm hơi.
Rồi nhảy xuống một hồ nước lạnh tráng người. Khi ấy tôi hiểu ra rằng:
cần phải uống rượu mạnh. Giờ thì tôi uống rượu vodka có pha thêm dầu…
PV: Ông có theo dõi tin tức thời sự không? George Blake: Tôi luôn quan
tâm tới tin tức thời sự. Nhà tôi có ăngten chảo - tôi nghe đài BBC và cả
tin tức từ Hà Lan. PV: Vì sao ở châu Âu người ta vẫn e ngại nước Nga
như trước kia, vẫn tư duy theo các tiêu chí của chiến tranh lạnh? George
Blake: Tôi không nghĩ là hiện nay người ta sợ nước Nga. Và thế là tốt.
Tốt hơn là để họ tôn trọng ta và muốn hợp tác với ta. Đặc biệt là trong
tình hình hiện nay, khi chúng ta sống trong một thế giới mang tính toàn
cầu và không có những đường phân tách. PV: Ông đánh giá thế nào về "cải
tổ" và sự tan rã của Liên bang Xôviết? George Blake: Liên Xô không phải
là đế chế đầu tiên mà tôi đã thấy phải tan rã. Các đế chế Hà Lan, Anh,
Pháp cũng đã chẳng còn dấu tích gì. Chúng ta biết từ sử sách rằng đó là
sự tất yếu. Tôi cho rằng rồi đế chế Mỹ cũng sẽ bị biến mất. Tất cả những
gì được dựng nên bằng thanh kiếm thì cũng sẽ mất đi vì thanh kiếm. Còn
về chế độ… Ngay từ đầu tôi đã kính trọng nhân dân Nga vì họ đã nhận làm
một thí nghiệm vĩ đại - xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa…
Nhà tình báo Blake, từ sỹ quan MI6 đến Đại tá KGB
©
AP Photo /
Nhân dịp sỹ quan tình báo huyền thoại George Blake tròn 95 tuổi (11/11/1922-11/11/2017).
Xin
chuyển dến bạn đọc bài viết về ông của tờ "Luận chứng và sự kiện"(Nga)
ngày 8/11/2017. Các ảnh và chú thích trong bài là của tác giả bài báo.Sỹ quan MI6 (Tình báo Anh), làm việc cho Tình báo Xô Viết, bị bắt làm tù binh ở Bắc Triều Tiên, bị kết án 42 năm tù tại Anh. Trốn thoát sang Matxcova, giảng dạy tại Học viện Cơ quan tình báo đối ngoại Nga. Đấy không phải là một kịch bản phim Holywood nào đó — mà là mấy dòng tóm tắt tiểu sử của nhà tình báo Blake.
Cuốn " Tư bản"và những con hải sâm
George Behar (cũng là Homer, cũng George Blake, cũng Georgi Ivanovich Behler) sinh tại Rotterdam (Hà lan) ngày 11/11/1922. Mẹ của ông là người Hà Lan, còn cha- người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Do Thái.
Học tại Cairo (Ai Cập), sau đó tiếp tục theo học tại Paris, London. Bị Gestapo (Mật thám Đức Quốc xã) bắt nhưng trốn thoát. Năm 1943, chuyển đến Anh, thay tên đổi họ và trở thành George Blake. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Blake được nhận vào làm việc trong Cơ quan Tình báo Anh MI6.
Sau đó, anh được cử đến Cambrige nghiên cứu tiếng Nga để phục vụ cho hoạt động chống Liên Xô. Hoàn thành khóa học, Blake được phân công làm tổ trưởng tổ điệp báo dưới bình phong là phó lãnh sự (Anh) tại Triều Tiên với nhiệm vụ xây dựng lưới điệp báo Anh tại khu Primorsk của Liên Xô và tại Bắc Triều Tiên.
Ngày 25/6/1950, khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Blake bị đưa vào trại tập trung giam những người bị bắt giữ. Thú giải trí duy nhất của Blake trong trại tập trung là tập "Tư bản" đã sờn gáy của K. Marx bằng tiếng Nga.
Blake đọc quyển sách này để hoàn thiện vốn hiểu biết về ngôn ngữ Nga. Nhưng sau đó, những tư tưởng của Marx đã thuyết phục được anh. Sau này, Blake kể lại: "Tôi hiểu rất rõ là mình đang ở phía không có lẽ phải, và rằng nhất định phải làm một điều gì đó".
Ba năm trong trại tập trung Bắc Triều Tiên đã biến nhân viên tình báo Anh Blake thành một người cộng sản kiên định. Viên sỹ quan tình báo Xô Viết tuyển mộ tù nhân người Anh này là Nikolai Loenko, sỹ quan Cục MGB (Cục an ninh quốc gia-ND) vùng Primorsk- N.Loenko đã cung cấp đồ ăn lấy từ nhà ăn sỹ quan cho Blake. N. Loenko thường xuyên mang đến cho Blake không có chỉ cơm và thịt, mà còn cả món ăn Châu Á quen thuộc là hải sâm và món trai biển.
Tuy nhiên, không phải vì món xúp lạ mà viên sỹ quan MI6 này đầu hàng Tình báo Xô Viết. Theo chính N. Loenko thì ông không hề phải " làm công tác tuyên truyền về chính quyền Xô Viết" cho Blake. Ngay cả người Anh sau này cũng phải công nhận là Blake làm việc cho Tình báo Liên Xô hoàn toàn vì động cơ lý tưởng.
Vào tháng 4/1953, khi George về đến London, anh đã có mật danh của Cơ quan tình báo Xô Viết- Homer. Sau một thời gian thẩm vấn và một số cuộc trao đổi với đích thân Giám đốc MI6, Blake được nghỉ phép một thời gian ngắn, sau đó bắt tay vào công việc mới — giữ cương vị phó trưởng phòng một phòng bí mật chuyên nghe trộm các đường dây liên lạc của Liên Xô ở nước ngoài.
©
AP Photo / Boris Yurchenko
George Blake
Cơ quan tình báo Anh đã phát hiện đươc tại Viên một số đường dây cáp liên lạc Xô Viết chạy qua lãnh thổ các khu vực chiếm đóng của Pháp và Anh. Các đường cáp trên được Matxcova sử dụng để liên lạc với các đơn vị, cơ quan và sân bay trên lãnh thổ nước Áo.
Blake đã chuyển cho Tình báo Xô Viết danh mục các chiến dịch kỹ thuật của người Anh, trong đó có cả kế hoạch"Tunnel". MI6 giao cho Blake nhiệm vụ đích thân kiểm soát chiến dịch "Tunnel" này: — nội dung chiến dịch — người Anh bí mật đào một đường hầm và nối các thiết bị nghe trộm vào các cáp liên lạc Xô Viết. Nhưng Matxcova đã rất sẵn sàng cho kịch bản này do đã nhận được thông tin từ Blake từ trước.
Năm 1955, Blake nhận nhiệm vụ mới — đến hoạt động trong thành phần tổ điệp báo Anh tại Berlin. Tiến hành một chiến dịch tương tự chiến dịch "Tunnel" (Viên) tại Tây Berlin với mật danh "Zoloto" ("Vàng" —ND): đào đường ngầm dài 550 m và nối các thiết bị nghe trộm vào cáp liên lạc quân sự Liên Xô. Homer lại một lần nữa kịp đưa tin này về "Trung tâm"- kết qủa là những gì mà London nghe được không phải là các bí mật Xô Viết, mà toàn là các thông tin giả.
Trên thực tế, toàn bộ hoạt dộng của Tình báo Anh, và cả Tình báo Mỹ tại Đức đều nằm trong tầm kiểm soát của Tình báo Liên Xô. Blake đã chuyển về Matxcova một lượng thông tin rất lớn về các điệp viên MI6 được cơ quan này tuyển mộ tại Đông Âu.
Có quan điểm cho rằng Blake đã cung cấp cho Matxcova danh tính gần 400 gián điệp, điệp viên, "chuột chũi" Mỹ và Anh. Thực ra đây con số phóng đại có thể thấy rõ. Nhưng chắc chắn một điều, Trung tá GRU (Tình báo quốc phòng Liên Xô) Popov và Trung tướng Tình báo Đông Đức "Stasi" Bialek làm việc cho các cơ quan tình báo Phương Tây tuyển mộ đã bị bắt là do tin từ chính Homer.
Nhưng cuối cùng thì cũng đã đến lúc kết thúc trò chơi, và vào tháng 4/1956, để Blake không bị lộ, Bộ đội thông tin liên lạc Xô Viết đã "tình cờ" phát hiện đường hầm và các thiết bị kết nối với cáp liên lạc, và sau đó là một scandal ầm ỹ.
Chạy trốn khỏi nhà tù "Wormwood Scrubs"
Năm 1959, Blake bị sỹ quan tình báo Ba Lan đào tẩu M. Golenhevski phản bội. Năm 1961, ông bị kết án 42 năm tù. Có một số tờ báo khi đó viết rằng sở dĩ ông nhận án tù với con số "không bình thường như trên" là vì- toà án cứ tính mỗi một điệp viên bị chết (do Blake cung cấp thông tin cho Tình báo Xô Viết-ND), Blake nhận một năm tù.
Nguồn: baodatviet
Nhận xét
Đăng nhận xét