NỖI NIỀM OAN KHUẤT 37
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phạm Dự
Mong một bản án công tâm
Liên quan đến vụ án tài xế xe Containre gây tai nạn trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, trao đổi với PV, chị Vũ Thị Thúy (SN 1989, ở Thái Bình), vợ tài xế Lê Ngọc Hoàng (SN 1985, ở Thái Bình - tài xế xe Container), cho biết: Gia đình vô cùng bức xúc và không đồng tình với bản án mà TAND tỉnh Thái Nguyên vừa tuyên, mặc dù chồng chị được giảm 2 năm tù so với bản án 8 năm tù trong phiên sơ thẩm trước đó.
Chị Thúy bức xúc nói: “Tai nạn là điều không ai mong muốn kể cả chồng tôi và các nạn nhân tử nạn, nhưng xét dưới góc độ pháp lý thì anh Hoàng không chạy quá tốc độ, không chạy sai làn, không vi phạm tải trọng, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông… Trong khi đó, tài xế xe Innova đã bất chấp mọi quy định của pháp luật, khi lùi xe ngược chiều trên cao tốc, chở quá số người, sử dụng rượu bia. Đó là hành vi sai phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Tôi không hiểu vì lý do gì mà HĐXX vẫn tuyên phạt chồng tôi 6 năm tù, còn tăng tiền bồi thường thiệt hại lên đến 400 triệu đồng…”.
“Qua thông tin trên báo chí tôi cũng vừa nắm được thông tin là Tòa án tối cao yêu cầu TAND tỉnh Thái Nguyên báo cáo vụ việc và trong thời gian tới sẽ rút hơn sơ theo trình tự giám đốc thẩm để xem xét kháng nghị theo luật định… Gia đình cũng đang làm đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm và hi vọng trong thời gian tới chồng tôi sẽ nhận được một bản án công tâm, khách quan nhất, đúng người đúng tội và đúng theo luật định để không gây oan sai”, chị Thúy tâm sự.
Hành trình kêu oan đầy gian nan
Chị Thúy tâm sự rằng: Đây là khoảng thời gian tăm tối nhất đối với gia đình chị kể từ ngày vụ tai nạn xảy ra, anh Hoàng bị bắt giam. Một mình chị phải gắng gượng để lo toan mọi công việc trong gia đình, vừa chăm 2 đứa con nhỏ… cũng trong suốt gần 2 năm qua, chị cũng không còn nhớ nổi đã gửi bao nhiêu lá đơn đến các cơ quan công quyền với hi vọng chồng mình nhận được một bản án công tâm nhất.
Cũng trong khoảng thời gian ấy, một mình chị phải chạy vạy ngược xuôi, sắp xếp mọi công việc, gửi 2 đứa con nhỏ cho hàng xóm và người thân để bắt xe từ Thái Bình lên Thái Nguyên. Nhớ lại ngày dự phiên tòa sơ thẩm, anh Hoàng chồng chị bị tuyên phạt 8 năm tù, người phụ nữ bé nhỏ ấy chị như ngã quỵ. Nhưng với chị Thúy, chị vẫn luôn tin rằng chồng mình không đáng phải nhận một bản án nghiêm khắc đến vậy nên ngay sau phiên tòa ấy, chị đã phải gạt đi những giọt nước mắt để làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm và đi xin từng chữ ký từ cộng đồng mạng để gửi lên tòa án với mong muốn được kêu oan cho chồng.
“Tôi cũng cảm ơn các cơ quan báo đài, cộng đồng mạng trong thời gian qua đã đồng hành cùng tôi và gia đình. Sự việc của chồng tôi là rất đáng tiếc và đã xảy ra, nhưng tôi cũng cảm thấy rất hạnh phúc khi trên bước đường đi tìm công lý cho chồng, tôi không hề đơn độc mà nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng, có nhiều người dân dù không quen biết nhưng họ vẫn luôn động viên, giúp đỡ tôi và gia đình, họ cũng bày tỏ mong muốn anh Hoàng được tòa tuyên vô tội”, chị Thúy chia sẻ.
Con đi học bị bạn bè trêu chọc vì “bố bị công an bắt”
Theo tìm hiểu của PV, chị Thúy và anh Hoàng lập gia đình từ năm 2011 và đã có với nhau 2 người con, 1 cháu lớn 6 tuổi hiện đang học tiểu học và một cháu bé 4 tuổi. Vào năm 2015, gia đình cầm cố sổ đỏ căn nhà của hai vợ chồng cho một người hàng xóm để mua chiếc xe cho anh Hoàng chạy, còn vợ hằng ngày đi làm công nhân bán hàng nhằm kiếm kế sinh nhai. Hai vợ chồng cũng gom góp, vay mượn và đã trả được số nợ hơn 400 triệu và cho đến trước ngày xảy ra vụ tai nạn, anh Hoàng bị bắt giam số nợ ấy vẫn còn nợ khoảng hơn 500 triệu.
Từ khi anh Hoàng bị bắt giam, công việc của chị Thúy cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, một mình chị phải chạy vạy ngược xuôi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, vừa phải đi làm để kiếm tiền nuôi các con và lo cuộc sống hằng ngày, kiếm tiền trả lãi cho ngân hàng… Theo chia sẻ của chị Thúy, đã có những lúc chị dường như muốn buông bỏ tất cả, nhưng lại nghĩ đến cảnh chồng đang phải ngồi tù oan, hai đứa con nheo nhóc nên chị lại luôn tự động viên mình phải cố gắng vượt qua và không cho phép mình được gục ngã.
Vừa chia sẻ, giọng chị Thúy chùng xuống, ngắt quảng khi nói về việc đứa con trai lớn đi học bị bạn bè nói xấu, trêu chọc vì “Bố bị công an bắt”. “Suốt gần 2 năm qua, con nó đã thiếu đi tình cảm và sự chăm sóc của cha rồi, nó cũng còn quá nhỏ để hiểu hết tất cả mọi chuyện khi giải thích với bạn bè. Tôi thường động viên con và nói với con là hãy nói lại với các bạn là bố bị oan và do bố lái xe bị tai nạn giao thông chứ không phải bố phạm tội đâu… giờ tôi rất mong phiên tòa sắp tới chồng sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình. Hai vợ chồng lo cày cuốc để trả nợ và nuôi các con”, chị Thúy tâm sự.
Phong trào đòi công lý cho tài xế Lê Ngọc Hoàng trong vụ lùi xe trên cao tốc - đang LAN RỘNG
Kháng nghị huỷ bản án vụ tài xế lùi xe trên cao tốc
Cả hai bản án đã tuyên trong vụ lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội làm hai tài xế đi tù đều bị đề nghị hủy.
Chiều 21/11, lãnh đạo TAND Cấp cao tại Hà Nội cho biết đã ký quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị huỷ hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm để
điều tra bổ sung vụ án lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội làm bốn
người chết.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Báo Giao thông.
|
Vụ án trải qua 8 lần sơ thẩm, bốn phiên phúc thẩm. Đầu tháng 11, TAND
tỉnh Thái Nguyên trong phiên phúc thẩm đã tuyên 6 năm tù cho bị cáo Lê
Ngọc Hoàng (33 tuổi, tài xế xe container) và 9 năm tù với tài xế Ngô Văn
Sơn (40 tuổi, tài xế xe Innova). Dù bản án có hiệu lực, việc tài xế xe
container Lê Ngọc Hoàng có chú ý quan sát, có giảm tốc độ hay không
trước thời điểm xảy ra tai nạn vẫn là câu hỏi gây nhiều tranh cãi.
TAND Tối cao sau đó đã có cuộc họp chuyên môn với sự tham gia của nhiều
cơ quan, trong đó có chuyên gia giao thông. Cuộc họp xác định tài xế xe
Innova Ngô Văn Sơn đã uống rượu, lùi xe trên đường cao tốc, chở khách
quá số lượng, song vụ án còn một số vấn đề mang tính kỹ thuật chưa có
lời giải như: điểm va chạm đầu tiên của hai xe, tốc độ lùi xe của Innova
trước khi xảy ra va chạm, xe container đã đi như thế nào...?
Đánh giá vụ án này, Chánh án TAND Tối cao cho hay: "Nếu tòa án các cấp đã đúng chúng ta tôn trọng, còn sai thì phải sửa".
Tài xế Lê Ngọc Hoàng. Ảnh: Thuỳ An.
|
Theo hồ sơ vụ án, sáng 19/11/2016, Ngô Văn Sơn (40 tuổi) nhận hợp đồng
chở 10 khách từ Bắc Ninh về thành phố Thái Nguyên ăn cưới. Khoảng 15h30
cùng ngày, qua lối ra khỏi đường cao tốc thuộc nút giao Yên Bình (thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), Sơn xi nhan rồi lái xe vào làn đường trong
cùng bên phải. Sau khi hỏi đường, nam tài xế lùi xe theo hướng Thái
Nguyên - Hà Nội để ra khỏi nút giao Yên Bình.
Đang lùi thì chiếc Innova của Sơn bị xe đầu kéo của Hoàng đâm vào đuôi,
hất văng. Vụ tai nạn khiến ba người lớn và một bé trai tử vong, sáu
người còn lại bị thương.
Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên kết luận, Hoàng không chú ý
quan sát, không giảm tốc độ về mức an toàn để đến khi cách 30 mét mới
phát hiện có xe đang lùi. Hoàng phạm lỗi vô ý, quá tự tin. Còn Sơn lùi
xe ở nơi cấm, lái xe khi hơi thở có nồng độ cồn và chở quá số người quy
định.
Vụ container đâm Innova lùi ở Thái Nguyên: Chuyển đơn kêu oan của vợ tài xế container để TAND tối cao xem xét
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn kêu oan của chị
Vũ Thị Thúy (vợ tài xế container Lê Ngọc Hoàng, quê Thái Bình) đến TAND
Tối cao xem xét, xử lý.
Như thông tin đã đưa, ngày 2/11 vừa
qua, TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm bị cáo Ngô Văn Sơn (SN 1978,
ở Bắc Ninh) và Lê Ngọc Hoàng (SN 1985, ở Thái Bình) trong vụ tai nạn
trên cao tốc khiến 4 người chết, tuyên phạt Ngô Văn Sơn án 9 năm tù; Lê
Ngọc Hoàng án 6 năm tù.
Ngay khi TAND tỉnh Thái
Nguyên tuyên án đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng, khá nhiều ý kiến đều cho
rằng việc kết tội tài xế Hoàng là chưa thỏa đáng và thiếu thuyết phục.
Sẽ rà soát, kiểm tra lại bản án
Liên
quan đến vụ việc nói trên, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn
kêu oan của chị Vũ Thị Thúy (vợ tài xế container Lê Ngọc Hoàng, quê Thái
Bình) đến TAND Tối cao xem xét, xử lý.
Trao đổi
với Pháp Luật TP.HCM, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay ông
biết dư luận và báo chí bàn nhiều việc kết án đối với tài xế xe
container Lê Ngọc Hoàng.
Ông Bình nói: “Tôi có theo dõi công luận, báo chí cũng như mạng xã hội bình luận. Tôi sẽ cho rà soát, kiểm tra lại về bản án này”.
Cũng
theo báo này, luật sư (LS) Nguyễn Văn Quynh (Đoàn LS TP Hà Nội) cho
rằng, người có thẩm quyền cần kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy
toàn bộ bản án sơ và phúc thẩm
Khi điều tra lại,
CQĐT cần thực nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định khoa học vật lý
để làm rõ cơ cấu va chạm dẫn tới vụ tai nạn. Từ kết quả điều tra khoa
học, đầy đủ sẽ giúp cho tòa xét xử có căn cứ, công tâm, không làm oan
người vô tội nhưng cũng không để lọt tội phạm.
Kháng án đến cùng để tìm lại công bằng
Cũng
có mặt theo dõi suốt quá trình xét xử chồng, chị Vũ Thị Thúy (vợ tài xế
Hoàng) đã ngã quỵ sau khi nghe HĐXX tuyên án. Cố gắng bình tĩnh sau
phiên tòa, chị Thúy cho biết, gần 2 năm chờ đợi, chị nghĩ bản án phúc
thẩm sẽ khả quan hơn và mong chủ tọa phiên tòa sẽ xử đúng người, đúng
tội. Thế nhưng, với bản án HĐXX đưa ra chị thấy chưa công tâm, chưa
khách quan và không phục.
Theo vợ tài xế Hoàng,
tòa phúc thẩm tuyên giảm án 2 năm cho bị cáo nhưng tăng mức bồi thường
dân sự, đó là một bản án thiếu thuyết phục.
Người
phụ nữ lý giải trong vụ án, anh Hoàng đã tận dụng mọi khả năng có thể
để xử lý tình huống. Tuy nhiên, vụ va chạm thuộc trường hợp bất khả
kháng.
Ngoài
ra, theo nội dung vụ án, tài xế xe đầu kéo container không sử dụng rượu
bia khi lái xe, tuân thủ tốc độ cho phép trên cao tốc và không đi sai
làn. Trong khi đó, người lái ôtô 7 chỗ đã vi phạm nồng độ cồn, chở quá
số người quy định và chạy ngược chiều trên cao tốc.
“Gia đình chúng tôi sẽ kháng án đến cùng để tìm lại công bằng cho anh Hoàng“, chị Thúy nói.
Theo
bản án sơ thẩm, sáng 19/11/2016, Ngô Văn Sơn lái chiếc Innova chở anh
Trường (quê Bắc Ninh) cùng 9 người thân đi ăn cưới ở TP Thái Nguyên. Do
đi quá lối ra khỏi cao tốc tại nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên) nên
Sơn cho ô tô đi lùi, sát hàng rào bên phải.
Cùng
lúc đó, Lê Ngọc Hoàng (33 tuổi, ở Thái Bình) điều khiển xe container đi
thuận chiều trên cao tốc. Đến gần nút giao, thấy chiếc Innova phía
trước, cách 70m đang bật đèn phanh đỏ, tài xế xe kéo không phanh giảm
tốc. Do phía sau có ô tô khác vượt lên, Hoàng không thể chuyển làn nên
đâm vào đuôi chiếc Innova.
TAND thị xã Phổ Yên
sau đó tuyên Ngô Văn Sơn 10 năm tù và Lê Ngọc Hoàng 8 năm tù về tội Vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Về dân sự,
tòa buộc Sơn bồi thường hơn 700 triệu đồng, buộc Hoàng bồi thường gần
500 triệu đồng cho gia đình các nạn nhân.
Sau
phiên tòa sơ thẩm, 2 bị cáo và đại diện gia đình các nạn nhân cùng kháng
án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Sơn khai trước khi lùi chiếc Innova
đã quan sát qua gương và thấy không có phương tiện khác phía sau.
Còn
tài xế container trình bày, hôm xảy ra va chạm, Hoàng chở 10 bó thép và
lưu thông với tốc độ 60 - 65km/h. Phát hiện phía trước có ô tô màu
trắng đang nháy đèn đỏ, bị cáo liền rà phanh và chuyển sang làn đường
bên trái để tránh nhưng vẫn tông phải.
Tại tòa,
bị cáo Hoàng nói sau khi án sơ thẩm tuyên 8 năm tù, anh đã mất niềm tin
vào sự thật. Có lần, bị cáo đâm đầu vào tường trại giam tự sát nhưng
được cảnh sát cấp cứu. Giãi bày trước tòa, Hoàng mong muốn HĐXX đặt mình
vào vị trí của bị cáo.
Sau hơn một giờ nghị án,
HĐXX nhận định tài xế container đã không chú ý quan sát, không giảm tốc
độ. Do đó, khi ô tô cách chiếc Innova 30m Hoàng mới phát hiện xe đang
lùi rồi nhấn phanh.
“Hành vi này vi phạm Thông
tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa 2 phương tiện”, chủ tọa
kết luận và quy buộc bị cáo Hoàng phạm lỗi vô ý, quá tự tin. Tuy nhiên,
HĐXX thấy cần giảm một phần hình phạt cho các bị cáo để động viên, sớm
cho họ trở về với xã hội. Trên cơ sở đó, tòa tuyên Ngô Văn Sơn 9 năm tù,
Lê Ngọc Hoàng 6 năm tù.
Về phần dân sự, Tòa
thấy cần tăng tiền bồi thường tổn thất tinh thần cho 1 gia đình bị hại.
Bị cáo Sơn chịu 2/3, Hoàng chịu 1/3 tổng số tiền bồi thường cho các bị
hại.
Vụ lùi xe trên đường cao tốc 4 người chết: Cần hủy án điều tra lại
Hủy
án, điều tra lại là ý kiến của các chuyên gia về bản án mà tài xế Lê
Ngọc Hoàng, lái xe container vừa bị TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên án 6 năm
tù vì đâm vào xe Innova đang chạy lùi trên đường cao tốc.
Trong hai ngày 1 và 2-11, TAND tỉnh Thái
Nguyên đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án và tuyên phạt: bị cáo Lê
Ngọc Hoàng (tài xế xe container) 6 năm tù giam; bị cáo Ngô Văn Sơn (tài
xế xe Innova) chạy lùi trên cao tốc 9 năm tù.
Bản án của cấp phúc thẩm đã gây ra một làn sóng trong dư luận mấy ngày qua.
2 xe đâm nhau hay container đâm Innova?
Theo kết luận giám định của Viện Khoa
học hình sự Bộ Công an, vị trí xảy ra tai nạn thuộc khu vực có biển báo
hiệu có đường rẽ nhập làn đường cao tốc, đồng thời tại thời điểm này xe
Innova do tài xế Sơn điều khiển đang đi lùi. Tuy nhiên, tài xế xe
container đã không sử dụng phanh cho đến trước khi đâm vào xe Innova.
Một thẩm phán tại TP.HCM cho rằng khu
vực xảy ra tai nạn có biển báo lối rẽ ra, đây chính là nguồn nguy hiểm
mà các tài xế cần phải rà phanh, giảm tốc độ.
Theo hồ sơ thì tài xế Hoàng chỉ đạp
phanh khi còn cách xe Innova khoảng 10m và quãng đường mà 2 xe đi theo
vận tốc và quán tính là 38m.
Khi tài xế xe container phát hiện xe
Innova đang chạy lùi trên cùng làn đường, xét về ý thức người lái xe thì
phải vận dụng mọi cách để giảm thiểu thấp nhất việc va chạm.
Tuy nhiên, trong hồ sơ này cũng thể hiện
trên đường là vệt bánh xe kéo dài 48m, mà chưa tính toán đến tải trọng
của xe, quán tính, vận tốc dẫn đến vết trượt của xe sau khi phanh: nếu
chưa có chướng ngại vật là bao nhiêu, nếu có chướng ngại vật thì vệt
phanh kéo dài được bao nhiêu?
Các cơ quan tố tụng buộc tội tài xế
Hoàng vì đã đâm xe vào xe Innova, nhưng cơ quan giám định cho rằng xe
Innova đang chạy lùi. Nếu đúng như vậy thì là 2 xe đâm vào nhau chứ
không phải xe container đâm vào xe Innova như nhận định của vụ án.
Đồng thời vị thẩm phán này cũng cho rằng
một bản án gây quá nhiều tranh cãi thì cấp thẩm quyền cần xem xét lại
để cho ra một bản án thấu tình đạt lý.
Nguyên nhân chính: do tài xế Innova
Theo thạc sĩ, luật gia Phạm Văn Chung,
nguyên nhân chính gây ra tai nạn do tài xế Sơn lùi xe trên cao tốc,
người đang điều khiển ôtô có nồng độ cồn cao, chở quá số người quy định.
Tuy nhiên, hội đồng xét xử (HĐXX) cả sơ
thẩm lẫn phúc thẩm lại căn cứ vào quy định “không giữ tốc độ và khoảng
cách an toàn với xe chạy liền trước” tại thông tư 91/2015 của Bộ GTVT để
xử phạt tài xế container là chưa chuẩn.
Theo quy định tại thông tư số 91, khoảng
cách tối thiểu giữa các xe chạy tốc độ từ 60 – 80km/h là 35m. Khoảng
cách này được hiểu là khoảng cách phía trước, cùng chiều đối với xe đang
tham gia giao thông, phải đảm bảo góc 90° nếu đường rộng cũng phải từ
75° trở lên. Do đó, việc giữ khoảng cách an toàn trong tham gia giao
thông là áp dụng cho hai xe cùng chiều, cùng tịnh tiến. Việc HĐXX áp
dụng khoảng cách an toàn cho một xe tiến, một xe lùi là không đúng.
Trên đường cao tốc còn có những đặc thù
riêng như: xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với
một hoặc các đường khác; bảo đảm giao thông liên tục và chỉ cho xe ra,
vào ở những điểm nhất định… đặc biệt là cấm tuyệt đối hành vi lùi xe.
Ngoài ra, giám định hộp đen cho thấy
việc giảm tốc độ từ 62km/h xuống 0 là nỗ lực của tài xế Hoàng, chứng
minh anh Hoàng có ý thức tuân thủ pháp luật, phòng tránh tai nạn.
Do đó, việc HĐXX cho rằng anh Hoàng vi phạm khoảng cách an toàn giữa 2 xe để phạt tù là không thuyết phục và trái tinh thần pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại điều 11, Bộ
luật hình sự 1999 thì “người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho
xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, trong trường hợp này anh Hoàng đủ điều kiện để không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Kết tội phản khoa học và thực tiễn?
Theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng – Đoàn
luật sư TP.HCM, trong bản án, tòa phúc thẩm nhận định lỗi trong vụ tai
nạn giao thông này là “hỗn hợp”. Trong đó lỗi của tài xế Hoàng là không
đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện. Tòa lập luận khi cách
xe Innova 30m, tài xế Hoàng mới phát hiện xe phía trước đang lùi rồi mới
giảm tốc nên xử lý không kịp.
Vấn đề khoảng cách an toàn được quy định
tại điều 26 Luật giao thông đường bộ, theo đó “xe chạy liền trước xe
của mình” phải được hiểu là xe cùng chiều, trên cùng làn đường và không
vi phạm Luật giao thông đường bộ. Trong trường hợp này, tài xế xe Innova
đã điều khiển xe trái luật, không chạy cùng chiều với xe container, lùi
xe trên cao tốc không thể xem là “xe chạy liền trước” như quy định.
Theo điều 12, thông tư 91/2015 của Bộ
GTVT thì khoảng cách an toàn giữa 2 xe trên đường cao tốc khi chạy với
tốc độ từ 60km/h đến dưới 80km/h là 35m. Theo hồ sơ, tòa cáo buộc tài xế
Hoàng chỉ giữ khoảng cách 30m, tức vi phạm 5m và xem đó là căn cứ buộc
tội.
Tuy nhiên, tòa lại chưa xác định được
tốc độ di chuyển ngược lại của xe Innova về hướng xe container là bao
nhiêu và khả năng (vật lý) gây tai nạn nếu xe Innova đứng yên? Điều này
là hết sức vô lý, phản khoa học và thực tiễn.
Trong trường hợp chưa làm rõ hoặc không
làm rõ được các yếu tố mang tính kỹ thuật đó thì không thể kết tội tài
xế container. Trong bối cảnh văn hóa giao thông của nước ta cực thấp so
với các nước trong khu vực, hoạt động tư pháp cần hướng đến trừng trị
những hành vi vi phạm pháp luật giao thông, bất chấp tính mạng của mình
và người khác. Tài xế xe Innova trong vụ án này là một ví dụ, nếu anh ta
có ý thức tuân thủ pháp luật giao thông thì tai nạn đã không xảy ra.
Trừng trị không đúng người, đúng tội sẽ làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật, gây bất công trong xã hội và không có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa.
Phải tính quãng đường sau khi đạp phanh của xe containerĐó là ý kiến của ông Khuất Việt Hùng – phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.Theo tính toán của ông Hùng, kết luận của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy vết phanh xe kéo dài 48m, trong đó có 10m được xác định trước khi 2 xe đụng nhau.Tuy nhiên, theo tính toán của ông Hùng, trong điều kiện mặt đường khô ráo, phẳng cùng với tải trọng hiện có của xe container và vận tốc 62km/h thì quãng đường đạp phanh để xe dừng hẳn là khoảng 46m.Như vậy, cần phải xem xét về việc Hoàng có giảm tốc độ trước khi va chạm với xe Innova hay không?Chiều 4-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của TAND tối cao cho biết đã nắm được thông tin của vụ án. Nếu bản án có sai sót thì tòa có thẩm quyền sẽ xem xét lại, cụ thể ở đây là TAND cấp cao tại Hà Nội.
Theo Tuoitre.vn
Vụ lùi xe trên cao tốc: ‘Tài xế container đúng trên mọi phương diện’
Theo phân tích của luật sư, tài xế container đúng trên mọi phương diện vì thế không có lỗi, nên không thể có tội.
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án lùi xe ô tô gây tai nạn thảm khốc trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên khiến 4 người chết, TAND tỉnh Thái Nguyên vừa quyết định giảm án cho 2 tài xế là bị cáo Ngô Văn Sơn (40 tuổi, tài xế xe Innova) từ 10 năm tù xuống còn 9 năm tù; bị cáo Lê Ngọc Hoàng (33 tuổi, tài xế container) từ 8 năm tù xuống còn 6 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Vụ án đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt, sau phiên tòa phúc thẩm, nhiều ý kiến không đồng tình với mức án dành cho tài xế xe container.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, bản án phúc thẩm chưa đủ căn cứ khoa học buộc bị cáo là tài xế container có lỗi trong tình huống lái xe đúng tốc độ trên cao tốc; đồng thời kiến nghị Tòa án Cấp cao Hà Nội hoặc Viện Kiểm sát cấp cao Hà Nội cần kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vì kết luận của bản án chưa phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Đặc biệt, theo luật sư Quynh, tòa án cần trưng cầu giám định các thông số vật lý của 2 xe trong quá trình chuyển động dẫn đến va chạm. Đó là giám định lực quán tính của xe container. Giám định quãng đường từ khi phanh và từ khi nhận thấy xe phía trước đi lùi. Giám định tốc độ xe đi lùi. Tính toán cộng tốc độ của 2 xe. Xét yếu tố khách quan về làn đường bên cạnh không thể đánh lái tránh sang. Từ đó mới có căn cứ xác định lỗi cố ý hay bất khả kháng của tài xế container.
“Việc kết án chưa đủ căn cứ khoa học thì bản án đó không làm cho bị cáo tâm phục khẩu phục, dư luận không đồng tình vì tính khách quan của bản án còn thiếu cơ sở khoa học chuyên môn. Không thể cứ xe to phải đền xe bé mà thiếu căn cứ khoa học chuyên môn”, Luật sư Quynh nêu thêm.
Còn Luật sư Vũ Ngọc Chi (Công ty luật TNHH Tam Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) lại cho rằng, theo viện dẫn của cơ quan tố tụng thì phải hiểu việc giữ khoảng cách an toàn là áp dụng cho hai xe cùng tịnh tiến. Việc áp dụng khoảng cách an toàn cho một xe tiến một xe lùi là không đúng tinh thần của luật.
Ngoài ra, việc giám định hộp đen có việc giảm tốc độ từ 62 km/h xuống 0 là nỗ lực của tài xế, cho thấy rõ ý chí của lái xe là có ý thức.
Cũng theo luật sư Chi, tài xế xe container đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Do vậy, lái xe container không có lỗi, không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Là luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo Lê Ngọc Hoàng, tài xế container, trên Facbook cá nhân, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh) chia sẻ: “Với tài liệu có trong hồ sơ, tôi đã chứng minh trước Tòa rằng chưa đủ căn cứ để kết tội tài xế Hoàng và đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Tôi tin rằng chỉ cần dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra là hoàn toàn có thể xác định được vị trí va chạm giữa hai xe trên đường, từ đó có thể kết luận Hoàng có lỗi thiếu chú ý quan sát dẫn đến “không giữ khoảng cách an toàn” và “không giảm tốc độ khi gặp chướng ngại vật” như quy kết của cơ quan tố tụng hay không”.
Anh Hoàng đi cách xe Innova 60-70m. Hơn nữa, tốc độ trước đó của xe Innova là 80 – 90km/h, còn tốc độ của Hoàng chỉ trung bình 65km/h. Hai xe nếu cùng tiến thì xe Innova chỉ có thể càng lúc càng vượt xa xe Hoàng.
Đặc biệt, luật quy định: “Giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy
liền trước xe của mình”. Do đó, nếu xe Innova chạy liền trước xe của
Hoàng thì khoảng cách 60 m là an toàn theo quy định của điều luật.
Thực tế, xe Innova chạy lùi trên đường cao tốc. Vì vậy, không thể buộc xe của Hoàng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy lùi. Nếu muốn đáp ứng điều này, xe của Hoàng cũng phải lùi.
Vẫn theo luật sư Thanh, do khoảng cách an toàn giữa hai xe đã bị triệt tiêu vì xe Innova đi lùi, nên phần xe phía ghế lái xe đầu kéo (bên trái xe) đã va chạm với phần xe phía đuôi bên phải xe Innova, đẩy xe của Sơn tiến về phía bên phải khiến xe của Sơn đâm vào lan can mép phải đường cao tốc rồi cả hai xe dừng lại.
Trong tình huống này, không chỉ riêng Hoàng mà bất cứ ai cũng đều không thể nghĩ được rằng, chiếc xe trước mặt lùi chuyển làn đột ngột như vậy… Tình huống này được coi là “sự kiện bất ngờ theo quy định của bộ luật Hình sự 1999”.
Luật sư Thanh trích dẫn: “Điều 11 – Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”./.
An Minh/VOV.VN
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án lùi xe ô tô gây tai nạn thảm khốc trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên khiến 4 người chết, TAND tỉnh Thái Nguyên vừa quyết định giảm án cho 2 tài xế là bị cáo Ngô Văn Sơn (40 tuổi, tài xế xe Innova) từ 10 năm tù xuống còn 9 năm tù; bị cáo Lê Ngọc Hoàng (33 tuổi, tài xế container) từ 8 năm tù xuống còn 6 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Vụ án đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt, sau phiên tòa phúc thẩm, nhiều ý kiến không đồng tình với mức án dành cho tài xế xe container.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, bản án phúc thẩm chưa đủ căn cứ khoa học buộc bị cáo là tài xế container có lỗi trong tình huống lái xe đúng tốc độ trên cao tốc; đồng thời kiến nghị Tòa án Cấp cao Hà Nội hoặc Viện Kiểm sát cấp cao Hà Nội cần kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vì kết luận của bản án chưa phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Đặc biệt, theo luật sư Quynh, tòa án cần trưng cầu giám định các thông số vật lý của 2 xe trong quá trình chuyển động dẫn đến va chạm. Đó là giám định lực quán tính của xe container. Giám định quãng đường từ khi phanh và từ khi nhận thấy xe phía trước đi lùi. Giám định tốc độ xe đi lùi. Tính toán cộng tốc độ của 2 xe. Xét yếu tố khách quan về làn đường bên cạnh không thể đánh lái tránh sang. Từ đó mới có căn cứ xác định lỗi cố ý hay bất khả kháng của tài xế container.
“Việc kết án chưa đủ căn cứ khoa học thì bản án đó không làm cho bị cáo tâm phục khẩu phục, dư luận không đồng tình vì tính khách quan của bản án còn thiếu cơ sở khoa học chuyên môn. Không thể cứ xe to phải đền xe bé mà thiếu căn cứ khoa học chuyên môn”, Luật sư Quynh nêu thêm.
Còn Luật sư Vũ Ngọc Chi (Công ty luật TNHH Tam Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) lại cho rằng, theo viện dẫn của cơ quan tố tụng thì phải hiểu việc giữ khoảng cách an toàn là áp dụng cho hai xe cùng tịnh tiến. Việc áp dụng khoảng cách an toàn cho một xe tiến một xe lùi là không đúng tinh thần của luật.
Ngoài ra, việc giám định hộp đen có việc giảm tốc độ từ 62 km/h xuống 0 là nỗ lực của tài xế, cho thấy rõ ý chí của lái xe là có ý thức.
Cũng theo luật sư Chi, tài xế xe container đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Do vậy, lái xe container không có lỗi, không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Là luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo Lê Ngọc Hoàng, tài xế container, trên Facbook cá nhân, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh) chia sẻ: “Với tài liệu có trong hồ sơ, tôi đã chứng minh trước Tòa rằng chưa đủ căn cứ để kết tội tài xế Hoàng và đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Tôi tin rằng chỉ cần dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra là hoàn toàn có thể xác định được vị trí va chạm giữa hai xe trên đường, từ đó có thể kết luận Hoàng có lỗi thiếu chú ý quan sát dẫn đến “không giữ khoảng cách an toàn” và “không giảm tốc độ khi gặp chướng ngại vật” như quy kết của cơ quan tố tụng hay không”.
Anh Hoàng đi cách xe Innova 60-70m. Hơn nữa, tốc độ trước đó của xe Innova là 80 – 90km/h, còn tốc độ của Hoàng chỉ trung bình 65km/h. Hai xe nếu cùng tiến thì xe Innova chỉ có thể càng lúc càng vượt xa xe Hoàng.
Thực tế, xe Innova chạy lùi trên đường cao tốc. Vì vậy, không thể buộc xe của Hoàng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy lùi. Nếu muốn đáp ứng điều này, xe của Hoàng cũng phải lùi.
Vẫn theo luật sư Thanh, do khoảng cách an toàn giữa hai xe đã bị triệt tiêu vì xe Innova đi lùi, nên phần xe phía ghế lái xe đầu kéo (bên trái xe) đã va chạm với phần xe phía đuôi bên phải xe Innova, đẩy xe của Sơn tiến về phía bên phải khiến xe của Sơn đâm vào lan can mép phải đường cao tốc rồi cả hai xe dừng lại.
Trong tình huống này, không chỉ riêng Hoàng mà bất cứ ai cũng đều không thể nghĩ được rằng, chiếc xe trước mặt lùi chuyển làn đột ngột như vậy… Tình huống này được coi là “sự kiện bất ngờ theo quy định của bộ luật Hình sự 1999”.
Luật sư Thanh trích dẫn: “Điều 11 – Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”./.
An Minh/VOV.VN
Theo Vov.vn
Vụ bị tù vì đâm xe lùi trên cao tốc: Vì sao dư luận phản ứng? | VTC14
Vụ xe container đâm Innova lùi: Giảm án do áp lực từ dư luận?
Ý kiến trái chiều của các luật sư vụ tài xế xe container đâm Innova lùi trên cao tốc làm chết 4 người.
“Giảm án cho tài xế là sai lầm”
Bản án phúc thẩm TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên vụ xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc đang gây nhiều tranh cãi…
Khác với quan điểm của số đông lái xe bày tỏ trên Diễn đàn Otofun, trao đổi với Báo Giao thông, một luật sư đề nghị giấu tên cho rằng, việc hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bản án 6 năm đối với lái xe container Lê Ngọc Hoàng (giảm 2 năm so với bản án sơ thẩm) là sai lầm.
Bị cáo Hoàng không có cơ sở để giảm án, chuyện giảm án là bị áp lực từ dư luận. Trường hợp của Hoàng thì tăng thêm án hoặc tuyên vô tội nếu HĐXX có “bản lĩnh” chứ không thể giảm án.
Luật sư này nhận định, khi nhìn thấy ô tô phía trước (chướng ngại vật), lái xe phải rà phanh, giảm tốc độ hoặc tránh ra nhưng Hoàng lại không tránh, không dừng là đã có lỗi. Trước hết, đây là lỗi không chú ý quan sát, không giảm tốc độ. Thực tế, Bộ Công an cũng đã có giám định kỹ thuật về tốc độ của xe container nên bằng chứng đã rõ ràng. Do đó, Hoàng không bị oan.
Sai lầm của bản án còn thể hiện ở chỗ, HĐXX quyết định đưa Công ty Hiếu Thảo ra khỏi bị đơn, chấp nhận bản kháng cáo của Công ty này là không phải bị đơn dân sự bồi thường cho người bị hại mà lại để cho Hoàng chịu bồi thường.
“Giấy tờ xe container là của Công ty Hiếu Thảo, giấy tờ đang đặt ở ngân hàng cũng mang tên Công ty này nhưng Viện kiểm sát lại cho rằng là xe gây tai nạn là xe của Hoàng, Hoàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Theo quy định của pháp luật, tài sản nhà đất, phương tiện khi chuyển nhượng cho nhau chỉ có hiệu lực khi đăng ký xong chủ sở hữu. Vậy trường hợp trên phải xác định tài sản xe là của Công ty Hiếu Thảo. Ví dụ, chiếc xe này vi phạm giao thông về lỗi tốc độ thì lực lượng CSGT gửi phiếu phạt về cho Công ty Hiếu Thảo chứ không phải Hoàng”, luật sư này nêu quan điểm.
“Để giữ khoảng cách an toàn, tài xế container chỉ có cách đi… lùi”
Không đồng quan điểm trên, luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh cho rằng tại phiên tòa phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên, mặc dù Hoàng không kháng cáo xin giảm hình phạt nhưng Hội đồng xét xử vẫn giảm cho Hoàng 2 năm tù, xuống mức 6 năm tù. Điều này là phù hợp với quy định của pháp luật. Nhưng với hồ sơ hiện có, chưa đủ căn cứ để kết luận Lê Ngọc Hoàng phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Luật sư Giang Thanh phân tích: Tòa án quy kết Hoàng có hai lỗi là
thiếu chú ý quan sát nên không giảm tốc độ khi gặp xe của Sơn và không
giữ khoảng cách an toàn đối với xe của Sơn, từ đó Tòa án xác định Hoàng
có tội. Nhưng tài liệu có trong hồ sơ và phần trả lời của Hoàng trước
Tòa thể hiện Hoàng đã thực hiện hết khả năng của mình nên việc quy kết
Hoàng phạm hai lỗi đó rất thiếu thuyết phục.
Đối với lỗi Hoàng không giảm tốc độ, hồ sơ thể hiện Hoàng đã phanh “chết” xe khiến xe lết trên mặt đường 48m, còn đối với lỗi không giữ khoảng cách an toàn thì có lẽ không ai có thể giữ được khoảng cách an toàn đối với xe đi ngược về phía mình.
Khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình”, nghĩa là người lái xe chỉ có thể và chỉ có nghĩa vụ phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước.
“Còn với xe đi lùi về phía xe của Hoàng, nếu muốn giữ khoảng cách an toàn, chỉ còn cách lái xe container cũng phải đi lùi trên đường cao tốc”, luật sư Giang Thanh nói.
Trước đó, chiều 2/11, sau 2 ngày xét xử (1-2/11) và nghị án, Chủ tọa phiên tòa Lê Thị Hồng Phương đã đọc quyết định của TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm vụ án hình sự về hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với hai bị cáo Ngô Văn Sơn (SN 1978, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh) và Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình).
HĐXX đã tuyên bị cáo Ngô Văn Sơn 9 năm tù; bị cáo Lê Ngọc Hoàng án 6 năm tù. So với phiên sơ thẩm, bị cáo Sơn được giảm 1 năm tù giam, bị cáo Hoàng được giảm 2 năm tù giam.
Hữu Tuấn
“Giảm án cho tài xế là sai lầm”
Bản án phúc thẩm TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên vụ xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc đang gây nhiều tranh cãi…
Khác với quan điểm của số đông lái xe bày tỏ trên Diễn đàn Otofun, trao đổi với Báo Giao thông, một luật sư đề nghị giấu tên cho rằng, việc hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bản án 6 năm đối với lái xe container Lê Ngọc Hoàng (giảm 2 năm so với bản án sơ thẩm) là sai lầm.
Bị cáo Hoàng không có cơ sở để giảm án, chuyện giảm án là bị áp lực từ dư luận. Trường hợp của Hoàng thì tăng thêm án hoặc tuyên vô tội nếu HĐXX có “bản lĩnh” chứ không thể giảm án.
Luật sư này nhận định, khi nhìn thấy ô tô phía trước (chướng ngại vật), lái xe phải rà phanh, giảm tốc độ hoặc tránh ra nhưng Hoàng lại không tránh, không dừng là đã có lỗi. Trước hết, đây là lỗi không chú ý quan sát, không giảm tốc độ. Thực tế, Bộ Công an cũng đã có giám định kỹ thuật về tốc độ của xe container nên bằng chứng đã rõ ràng. Do đó, Hoàng không bị oan.
Sai lầm của bản án còn thể hiện ở chỗ, HĐXX quyết định đưa Công ty Hiếu Thảo ra khỏi bị đơn, chấp nhận bản kháng cáo của Công ty này là không phải bị đơn dân sự bồi thường cho người bị hại mà lại để cho Hoàng chịu bồi thường.
“Giấy tờ xe container là của Công ty Hiếu Thảo, giấy tờ đang đặt ở ngân hàng cũng mang tên Công ty này nhưng Viện kiểm sát lại cho rằng là xe gây tai nạn là xe của Hoàng, Hoàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Theo quy định của pháp luật, tài sản nhà đất, phương tiện khi chuyển nhượng cho nhau chỉ có hiệu lực khi đăng ký xong chủ sở hữu. Vậy trường hợp trên phải xác định tài sản xe là của Công ty Hiếu Thảo. Ví dụ, chiếc xe này vi phạm giao thông về lỗi tốc độ thì lực lượng CSGT gửi phiếu phạt về cho Công ty Hiếu Thảo chứ không phải Hoàng”, luật sư này nêu quan điểm.
“Để giữ khoảng cách an toàn, tài xế container chỉ có cách đi… lùi”
Không đồng quan điểm trên, luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh cho rằng tại phiên tòa phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên, mặc dù Hoàng không kháng cáo xin giảm hình phạt nhưng Hội đồng xét xử vẫn giảm cho Hoàng 2 năm tù, xuống mức 6 năm tù. Điều này là phù hợp với quy định của pháp luật. Nhưng với hồ sơ hiện có, chưa đủ căn cứ để kết luận Lê Ngọc Hoàng phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Đối với lỗi Hoàng không giảm tốc độ, hồ sơ thể hiện Hoàng đã phanh “chết” xe khiến xe lết trên mặt đường 48m, còn đối với lỗi không giữ khoảng cách an toàn thì có lẽ không ai có thể giữ được khoảng cách an toàn đối với xe đi ngược về phía mình.
Khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình”, nghĩa là người lái xe chỉ có thể và chỉ có nghĩa vụ phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước.
“Còn với xe đi lùi về phía xe của Hoàng, nếu muốn giữ khoảng cách an toàn, chỉ còn cách lái xe container cũng phải đi lùi trên đường cao tốc”, luật sư Giang Thanh nói.
Trước đó, chiều 2/11, sau 2 ngày xét xử (1-2/11) và nghị án, Chủ tọa phiên tòa Lê Thị Hồng Phương đã đọc quyết định của TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm vụ án hình sự về hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với hai bị cáo Ngô Văn Sơn (SN 1978, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh) và Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình).
HĐXX đã tuyên bị cáo Ngô Văn Sơn 9 năm tù; bị cáo Lê Ngọc Hoàng án 6 năm tù. So với phiên sơ thẩm, bị cáo Sơn được giảm 1 năm tù giam, bị cáo Hoàng được giảm 2 năm tù giam.
Hữu Tuấn
Theo Baogiaothong.vn
Vợ tài xế container Lê Ngọc Hoàng: ‘Tôi sẽ kháng cáo, đấu tranh công lý đến cùng’
Chị Vũ Thị Thúy (vợ tài
xế Hoàng) cho biết không phục với bản án phúc thẩm được tuyên cho chồng
vào hôm qua (2.11). ‘Kết thúc phiên xét xử, tôi nói với chồng sẽ làm đơn
kháng cáo, đấu tranh công lý đến cùng’.
“Bản án có thể tạo ra tiền lệ xấu”
Vụ án lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên đã có phán quyết vào chiều 2.11. Theo đó, tại phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên bị cáo Lê Ngọc Hoàng – người lái xe container án 6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Lý lẽ của Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn là bị cáo Hoàng đã vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước.
Luật sư Nguyễn Thiện Hiệp – Giám đốc Công ty luật Việt Tâm (Đoàn Luật sư Hà Nội) – cho biết: “Với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Hoàng, chúng tôi không đồng ý quan điểm của HĐXX. Tôi lo lắng, với bản án này có thể tạo tiền lệ xấu cho những người tham gia giao thông trên cao tốc”.
Là luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng, luật sư Nguyễn Thị Thanh Hải không đồng tình với bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên.
Luật sư khẳng định, bị cáo Hoàng không vi phạm quy định giao thông đường bộ. Anh Hoàng đã đi đúng tốc độ, đi đúng làn đường, xe chở đúng tải trọng cho phép.
“HĐXX cho rằng, bị cáo Hoàng đã “vi phạm khoảng cách an toàn giữa hai xe”, hành vi này vi phạm Thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện và vị chủ tọa kết luận, quy buộc bị cáo Hoàng phạm lỗi vô ý quá tự tin và tuyên bị cáo Hoàng 6 năm tù giam. Bản án không làm chúng tôi tâm phục, khẩu phục.
Luật Giao thông đường bộ quy định phải giữ khoảng cách an toàn, nhưng điều đó áp dụng cho các xe cùng đi tiến, chứ không phải một xe đi tiến, một xe đi lùi. Tôi cho rằng, không thể nói đến khoảng cách an toàn trong vụ án này giữa một xe lùi và một xe tiến được”, luật sư nói.
Cũng theo luật sư Hải, trong phần tranh tụng, vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa nêu: Việc xác định vị trí va chạm là không cần thiết. Lập luận này khiến bà hoàn toàn bất ngờ.
Bởi vì, đối với án giao thông, một trong những tài liệu quan trọng để xác định lỗi của các bị cáo đó là sơ đồ hiện trường, bản ảnh và xác định vị trí va chạm. Nếu không xác định được vị trí va trạm thì lấy cơ sở nào để truy tố Hoàng?.
“Đấu tranh công lý đến cùng”
Chia sẻ với Lao Động, chị Vũ Thị Thúy cho biết, không phục với bản án phúc thẩm được tuyên cho chồng vào hôm qua. “Kết thúc phiên xét xử, tôi nói với chồng sẽ làm đơn kháng cáo, đấu tranh công lý đến cùng”.
Theo chị Thúy, chồng chị hoàn toàn chấp hành tốt các quy định của Luật Giao thông đường bộ. “Anh Hoàng không đi quá tốc độ, không chạy sai làn, không vi phạm tải trọng, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Trong khi đó, tài xế xe Innova đã bất chấp mọi quy định của pháp luật, khi lùi xe ngược chiều trên cao tốc, chở quá số người, sử dụng rượu bia. Đó là hành vi sai phạm rất nghiêm trọng.
Tôi không hiểu vì lý do gì mà HĐXX vẫn tuyên phạt chồng tôi 6 năm tù, và còn tăng tiền bồi thường thiệt hại lên đến 400 triệu đồng”, chị Thúy nói.
Đồng thời, chị chia sẻ, luật pháp sinh ra để bảo vệ những người dân chấp hành đúng chủ trương, đường lối, pháp luật nên gia đình chị tiếp tục làm đơn kháng cáo.
“Bản án có thể tạo ra tiền lệ xấu”
Vụ án lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên đã có phán quyết vào chiều 2.11. Theo đó, tại phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên bị cáo Lê Ngọc Hoàng – người lái xe container án 6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Lý lẽ của Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn là bị cáo Hoàng đã vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước.
Luật sư Nguyễn Thiện Hiệp – Giám đốc Công ty luật Việt Tâm (Đoàn Luật sư Hà Nội) – cho biết: “Với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Hoàng, chúng tôi không đồng ý quan điểm của HĐXX. Tôi lo lắng, với bản án này có thể tạo tiền lệ xấu cho những người tham gia giao thông trên cao tốc”.
Là luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng, luật sư Nguyễn Thị Thanh Hải không đồng tình với bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên.
Luật sư khẳng định, bị cáo Hoàng không vi phạm quy định giao thông đường bộ. Anh Hoàng đã đi đúng tốc độ, đi đúng làn đường, xe chở đúng tải trọng cho phép.
“HĐXX cho rằng, bị cáo Hoàng đã “vi phạm khoảng cách an toàn giữa hai xe”, hành vi này vi phạm Thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện và vị chủ tọa kết luận, quy buộc bị cáo Hoàng phạm lỗi vô ý quá tự tin và tuyên bị cáo Hoàng 6 năm tù giam. Bản án không làm chúng tôi tâm phục, khẩu phục.
Luật Giao thông đường bộ quy định phải giữ khoảng cách an toàn, nhưng điều đó áp dụng cho các xe cùng đi tiến, chứ không phải một xe đi tiến, một xe đi lùi. Tôi cho rằng, không thể nói đến khoảng cách an toàn trong vụ án này giữa một xe lùi và một xe tiến được”, luật sư nói.
Cũng theo luật sư Hải, trong phần tranh tụng, vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa nêu: Việc xác định vị trí va chạm là không cần thiết. Lập luận này khiến bà hoàn toàn bất ngờ.
Bởi vì, đối với án giao thông, một trong những tài liệu quan trọng để xác định lỗi của các bị cáo đó là sơ đồ hiện trường, bản ảnh và xác định vị trí va chạm. Nếu không xác định được vị trí va trạm thì lấy cơ sở nào để truy tố Hoàng?.
“Đấu tranh công lý đến cùng”
Chia sẻ với Lao Động, chị Vũ Thị Thúy cho biết, không phục với bản án phúc thẩm được tuyên cho chồng vào hôm qua. “Kết thúc phiên xét xử, tôi nói với chồng sẽ làm đơn kháng cáo, đấu tranh công lý đến cùng”.
Theo chị Thúy, chồng chị hoàn toàn chấp hành tốt các quy định của Luật Giao thông đường bộ. “Anh Hoàng không đi quá tốc độ, không chạy sai làn, không vi phạm tải trọng, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Trong khi đó, tài xế xe Innova đã bất chấp mọi quy định của pháp luật, khi lùi xe ngược chiều trên cao tốc, chở quá số người, sử dụng rượu bia. Đó là hành vi sai phạm rất nghiêm trọng.
Tôi không hiểu vì lý do gì mà HĐXX vẫn tuyên phạt chồng tôi 6 năm tù, và còn tăng tiền bồi thường thiệt hại lên đến 400 triệu đồng”, chị Thúy nói.
Đồng thời, chị chia sẻ, luật pháp sinh ra để bảo vệ những người dân chấp hành đúng chủ trương, đường lối, pháp luật nên gia đình chị tiếp tục làm đơn kháng cáo.
Theo Laodong.vn
Vợ tài xế Container gây tai nạn trên cao tốc và chuỗi hành trình 700 ngày kêu oan cho chồng
Suốt gần 2 năm trời từ khi chồng bị bắt giam
là chuỗi ngày tăm tối nhất đối với đôi vợ chồng trẻ. Và cũng khoảng
thời gian đó, người vợ cũng không còn nhớ nổi mình đã gõ cửa bao nhiêu
cơ quan gửi từng…
Liên quan đến vụ án tài xế xe Containre gây tai nạn trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, trao đổi với PV, chị Vũ Thị Thúy (SN 1989, ở Thái Bình), vợ tài xế Lê Ngọc Hoàng (SN 1985, ở Thái Bình - tài xế xe Container), cho biết: Gia đình vô cùng bức xúc và không đồng tình với bản án mà TAND tỉnh Thái Nguyên vừa tuyên, mặc dù chồng chị được giảm 2 năm tù so với bản án 8 năm tù trong phiên sơ thẩm trước đó.
Chị Thúy bức xúc nói: “Tai nạn là điều không ai mong muốn kể cả chồng tôi và các nạn nhân tử nạn, nhưng xét dưới góc độ pháp lý thì anh Hoàng không chạy quá tốc độ, không chạy sai làn, không vi phạm tải trọng, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông… Trong khi đó, tài xế xe Innova đã bất chấp mọi quy định của pháp luật, khi lùi xe ngược chiều trên cao tốc, chở quá số người, sử dụng rượu bia. Đó là hành vi sai phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Tôi không hiểu vì lý do gì mà HĐXX vẫn tuyên phạt chồng tôi 6 năm tù, còn tăng tiền bồi thường thiệt hại lên đến 400 triệu đồng…”.
“Qua thông tin trên báo chí tôi cũng vừa nắm được thông tin là Tòa án tối cao yêu cầu TAND tỉnh Thái Nguyên báo cáo vụ việc và trong thời gian tới sẽ rút hơn sơ theo trình tự giám đốc thẩm để xem xét kháng nghị theo luật định… Gia đình cũng đang làm đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm và hi vọng trong thời gian tới chồng tôi sẽ nhận được một bản án công tâm, khách quan nhất, đúng người đúng tội và đúng theo luật định để không gây oan sai”, chị Thúy tâm sự.
Hành trình kêu oan đầy gian nan
Chị Thúy tâm sự rằng: Đây là khoảng thời gian tăm tối nhất đối với gia đình chị kể từ ngày vụ tai nạn xảy ra, anh Hoàng bị bắt giam. Một mình chị phải gắng gượng để lo toan mọi công việc trong gia đình, vừa chăm 2 đứa con nhỏ… cũng trong suốt gần 2 năm qua, chị cũng không còn nhớ nổi đã gửi bao nhiêu lá đơn đến các cơ quan công quyền với hi vọng chồng mình nhận được một bản án công tâm nhất.
Cũng trong khoảng thời gian ấy, một mình chị phải chạy vạy ngược xuôi, sắp xếp mọi công việc, gửi 2 đứa con nhỏ cho hàng xóm và người thân để bắt xe từ Thái Bình lên Thái Nguyên. Nhớ lại ngày dự phiên tòa sơ thẩm, anh Hoàng chồng chị bị tuyên phạt 8 năm tù, người phụ nữ bé nhỏ ấy chị như ngã quỵ. Nhưng với chị Thúy, chị vẫn luôn tin rằng chồng mình không đáng phải nhận một bản án nghiêm khắc đến vậy nên ngay sau phiên tòa ấy, chị đã phải gạt đi những giọt nước mắt để làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm và đi xin từng chữ ký từ cộng đồng mạng để gửi lên tòa án với mong muốn được kêu oan cho chồng.
“Tôi cũng cảm ơn các cơ quan báo đài, cộng đồng mạng trong thời gian qua đã đồng hành cùng tôi và gia đình. Sự việc của chồng tôi là rất đáng tiếc và đã xảy ra, nhưng tôi cũng cảm thấy rất hạnh phúc khi trên bước đường đi tìm công lý cho chồng, tôi không hề đơn độc mà nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng, có nhiều người dân dù không quen biết nhưng họ vẫn luôn động viên, giúp đỡ tôi và gia đình, họ cũng bày tỏ mong muốn anh Hoàng được tòa tuyên vô tội”, chị Thúy chia sẻ.
Con đi học bị bạn bè trêu chọc vì “bố bị công an bắt”
Theo tìm hiểu của PV, chị Thúy và anh Hoàng lập gia đình từ năm 2011 và đã có với nhau 2 người con, 1 cháu lớn 6 tuổi hiện đang học tiểu học và một cháu bé 4 tuổi. Vào năm 2015, gia đình cầm cố sổ đỏ căn nhà của hai vợ chồng cho một người hàng xóm để mua chiếc xe cho anh Hoàng chạy, còn vợ hằng ngày đi làm công nhân bán hàng nhằm kiếm kế sinh nhai. Hai vợ chồng cũng gom góp, vay mượn và đã trả được số nợ hơn 400 triệu và cho đến trước ngày xảy ra vụ tai nạn, anh Hoàng bị bắt giam số nợ ấy vẫn còn nợ khoảng hơn 500 triệu.
Từ khi anh Hoàng bị bắt giam, công việc của chị Thúy cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, một mình chị phải chạy vạy ngược xuôi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, vừa phải đi làm để kiếm tiền nuôi các con và lo cuộc sống hằng ngày, kiếm tiền trả lãi cho ngân hàng… Theo chia sẻ của chị Thúy, đã có những lúc chị dường như muốn buông bỏ tất cả, nhưng lại nghĩ đến cảnh chồng đang phải ngồi tù oan, hai đứa con nheo nhóc nên chị lại luôn tự động viên mình phải cố gắng vượt qua và không cho phép mình được gục ngã.
Vừa chia sẻ, giọng chị Thúy chùng xuống, ngắt quảng khi nói về việc đứa con trai lớn đi học bị bạn bè nói xấu, trêu chọc vì “Bố bị công an bắt”. “Suốt gần 2 năm qua, con nó đã thiếu đi tình cảm và sự chăm sóc của cha rồi, nó cũng còn quá nhỏ để hiểu hết tất cả mọi chuyện khi giải thích với bạn bè. Tôi thường động viên con và nói với con là hãy nói lại với các bạn là bố bị oan và do bố lái xe bị tai nạn giao thông chứ không phải bố phạm tội đâu… giờ tôi rất mong phiên tòa sắp tới chồng sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình. Hai vợ chồng lo cày cuốc để trả nợ và nuôi các con”, chị Thúy tâm sự.
Sáng 19/11/2016, tài xế Ngô Văn Sơn (SN 1978, ở xã Trung
Nghĩa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) lái xe Toyota Innova mang BKS: 99A –
142.53 chở theo 10 khách di chuyển từ Bắc Ninh lên TP Thái Nguyên (tỉnh
Thái Nguyên) để ăn cưới. Khoảng 15h30 cùng ngày, khi vừa đi qua lối ra khỏi đường cao tốc thuộc khu vực nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), Sơn đi chậm lại để hỏi đường. Lúc đó, Sơn bật xi nhan phải, lái ô tô vào lề đường ngoài cùng bên phải để một cháu bé xuống nôn do say xe. Sau đó, Sơn lùi xe theo hướng Thái Nguyên - Hà Nội để đi ra nút giao Yên Định thì bị chiếc xe đầu kéo mang BKS: 89C -079.17 kéo theo rơ moóc mang BKS: 89R – 004.65 do tài xế Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, ở xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, Thái Bình) cầm lái tông trúng. Vụ tai nạn khiến 4 người chết và 6 người khác bị thương.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Ngô Văn Sơn bị
tuyên phạt 10 năm tù, Lê Ngọc Hoàng bị tuyên phạt 8 năm tù vì tội
“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Về trách nhiệm bồi thường, tổng số tiền bồi
thường cho các nạn nhân và người nhà nạn nhân là hơn 1,4 tỷ đồng. Trong
đó, bị cáo Ngô Văn Sơn bồi thường số tiền gần 940 triệu đồng, bị cáo Lê
Ngọc Hoàng phải bồi thường 469 triệu đồng.
Tại phiên phúc thẩm ngày 2 - 3/11/2018, xét
thấy cần giảm một phần hình phạt cho bị cáo Hoàng cũng như bị cáo Sơn để
động viên, sớm cho các bị cáo trở về với xã hội, tòa quyết định sửa một
phần bản án hình sự sơ thẩm, tuyên phạt Ngô Văn Sơn 9 năm tù (giảm 1
năm so với bản án sơ thẩm); bị cáo Lê Ngọc Hoàng án 6 năm tù (giảm 2 năm
so với bản án sơ thẩm), đồng thời hai bị cáo phải bồi thường tổn thất
cho các gia đình bị hại.
Tòa thấy cần tăng tiền bồi thường tổn thất
tinh thần cho 1 gia đình bị hại. Bị cáo Sơn chịu 2/3 tổng số tiền, Hoàng
chịu 1/3 tổng số tiền bồi thường cho các bị hại.
|
Theo phunuvietnam.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét