ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 17 (Bá hộ Định)
-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Doanh nhân này cũng sở hữu dàn siêu xe trị giá hàng triệu USD và
nhiều món đồ thời trang đắt tiền khác. Minh "Nhựa" cũng là con trai duy
nhất và sẽ kế thừa sản nghiệp của gia đình là Công ty Nhựa Long Thành
trong tương lai.
Không phải thương hiệu quá nổi tiếng nhưng Nhựa Long Thành lại có quy mô khá lớn trong ngành. Công ty hiện là đối tác cung cấp sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp lớn như Samsung, Coca-Cola, Pepsi, Tribeco, Lavie, Sabeco... Với số vốn điều lệ hơn 90 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của Nhựa Long Thành đạt khoảng 513 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 471 tỷ đồng.
Vị này cũng đang được gia đình cho làm quen với công việc quản lý và đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc công ty. Gia đình ông Phạm Văn Mười sở hữu và quản lý toàn bộ doanh nghiệp, trong đó, Phạm Trần Nhật Minh cùng vợ nắm giữ trên 22% vốn công ty.
Nổi tiếng không kém về độ "chịu chơi" là thiếu gia Phan Thành (28
tuổi), người sẽ kế thừa trung tâm thương mại lớn nhất TP.HCM Saigon
Square cùng hàng loạt nhà hàng, khách sạn và doanh nghiệp lớn khác.
Là con trai của đại gia Phan Quang Chất, ông chủ sở hữu hàng loạt trung tâm thương mại, khách sạn, bất động sản lớn tại TP.HCM, hiện tại, vị thiếu gia này cũng được gia đình chuyển giao đồng sở hữu tại một số doanh nghiệp gia đình như Saigon Ford, CTCP Vật tư Bến Thành, Công ty du lịch Bến Thành Non Nước, Công ty du lịch Huế, Khách sạn Bông Sen, Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ...
Riêng công ty của gia đình được mang tên chính anh, Phan Thành, chuyên kinh doanh phụ gia, dầu nhờn nhập khẩu từ châu Âu - Mỹ và xuất khẩu sang các nước châu Á.
Trước khi biết tới vai trò doanh nhân và doanh nghiệp của gia đình, dư luận biết đến Phan Thành nhờ thú chơi siêu xe và là bạn trai của hot girl Midu. Thiếu gia này hiện sở hữu hàng chục siêu xe tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng như BMW i8, Lamborghini Huracan...
Bùi Cao Nhật Quân chính là thiếu gia và sẽ kế thừa sản nghiệp khổng lồ của gia đình như công ty bất động sản Novaland vốn hóa 38.000 tỷ đồng, Công ty Anova Coperation, chuyên chuyên kinh doanh thuốc thú y và thực phẩm dinh dưỡng cùng với Novaland Group.
Trước khi trở thành tỷ phú trên sàn chứng khoán, thiếu gia 8X này cũng được biết tới là một người chịu chơi khi sở hữu dàn siêu xe hàng triệu USD.
Bùi Cao Nhật Quân từng đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Phó
tổng giám đốc tại Novaland trong nhiều năm trước khi bất ngờ rời vị trí
này vào tháng 5 vừa qua vì lý do cá nhân.
Tuy nhiên, vị thiếu gia này vẫn được gia đình cho tham gia nắm giữ, điều hành các công ty của gia đình như Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Thành Nhơn; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Sài Gòn Gôn; Thành viên HĐQT tại CTCP Novagroup; CTCP Diamond Properties; CTCP NovaMclub…
Không còn nắm quyền điều hành tại Novaland nhưng thiếu gia "chịu chơi" này vẫn sở hữu 5,03% vốn tại công ty, tương đương lượng cổ phiếu trị giá gần 2.200 tỷ đồng và đứng top 30 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Là người kế thừa sản nghiệp của gia đình trong tương lai nên sẽ không có gì bất ngờ nếu trong tương lai thiếu gia 8x này quay trở lại vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp của gia đình mình.
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chuyện Những Nữ Đại Gia Chơi Ngông Nhất Việt Nam
Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa - tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa mà tài sản vua chúa chưa chắc hơn được
Tứ đại gia này giàu có thể nói không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn thuộc vào hàng giàu nhất Đông Dương trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Nhất Sỹ
Nhân vật này chính là ông ngoại của Hoàng hậu cuối cùng của đất An Nam - Nam Phương hoàng hậu. Ông xuất thân trong một gia đình công giáo tại Sài Gòn và là con chiên ngoan đạo, chính vì vậy khi ở tuổi thiếu thời ông Lê Nhứt Sỹ (1841 - 1900) được các tu sỹ người Pháp đưa sang Malaysia để học tập và sau này khi về lại quê hương, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt do tên thật trùng với một người thầy trong tu viện.
Có học vấn cao và biết nhiều ngôn ngữ, ông được bổ nhiệm làm thông ngôn rồi tiếp sau đó là Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Dân chúng gọi ông là Huyện Sỹ bởi tên họ chỉ thay trên giấy tờ, còn xưng hô ngoài đời thì người quen vẫn quen gọi bằng tên cũ.
Có nhiều giai thoại về sự giàu có của ông Huyện Sỹ, người thì bảo rằng do ngôi nhà gốc của Huyện Sỹ ở đất Tân An (Long An) được xây trên đất hàm rồng nên phong thủy tốt, đường tài danh cả dòng họ phất lên. Nhưng theo một số tài liệu ghi lại thì Huyện Sỹ giàu lên là do may mắn “trúng đất”.
Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, dân di tản tứ phương, ruộng không nhà trống đầy rẫy. Thế nhưng, chính quyền khi ấy bắt ép ông phải mua ruộng đất, bất đắc dĩ ông chạy vạy khắp nơi để mua đất tứ phương. Nhưng số trời đã định, ông Huyện Sỹ phải giàu, đất ông mua liên tiếp trúng mùa, lúa thóc bạt ngàn khiến ông phất lên không tưởng.
Ông Huyện Sỹ dùng sự giàu có của mình để xây dựng các công trình tôn giáo vì nhờ đạo mà ông được đi học và có nhiều cơ hội để thay đổi cuộc đời. Quy mô nhất phải kể đến là Nhà thờ Huyện Sỹ - hay còn biết đến tên Giáo xứ chợ Đũi, công trình kiến trúc quy mô nhất tốn hơn 1/7 gia sản của ông.
Về phần đất đai rộng lớn, để dễ hình dung hãy thử chạy xe từ Nhà thờ Huyện Sỹ (quận 1) đến nhà thờ Chí Hòa (quận 10) rồi nhà thờ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp), bạn sẽ thấy sự trải dài đất đai của phú hộ giàu nhất Nam Kỳ thời bấy giờ này. Tất cả các nhà thờ đều được xây dựng trên đất của ông.
Huyện Sỹ qua đời năm 1900 còn vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất sau đó 20 năm. Thi thể 2 người được chôn ở gian sau cung thánh nhà thờ Huyện Sỹ. Tại đây, 2 bên là 2 tượng bán thân của 2 ông bà, bằng thạch cao. Ở giữa là 2 phần mộ bằng đá cẩm thạch, bên trên mộ là 2 bức tượng toàn thân của 2 ông bà, cũng đều bằng đá cẩm thạch với hoa văn tinh xảo. Đây có thể xem là ngôi mộ đẹp nhất và còn bảo toàn trọn vẹn nhất trong các ngôi mộ của tứ đại phú hào.
Nhì Phương
Nhì Phương là tên gọi của Đỗ Hữu Phương (1841 - 1914), con trai đại địa chủ Nam Kỳ thời bấy giờ là Bá Hộ Khiêm. Ông Đỗ Hữu Phương thuộc vận mệnh sinh ra đã ngậm thìa vàng, cuộc sống nhung lụa giàu sang và địa vị khủng hiếm địa chủ nào cùng thời có được.
Không những gia sản ruộng vườn rộng lớn, bá hộ Khiêm - cha ông Phương là một trong những người thức thời, khi biết làm ăn buôn bán với người ngoại quốc từ sớm. Chính lẽ đó, tài sản gia đình ông Phương ngày một tăng lên, người ta còn nói vui rằng, của cải nhà ông có khi đếm cả đời chẳng hết.
Bá hộ Khiêm dạy con khá nghiêm khắc, ông Phương được cha cho học tiếng Hán từ nhỏ, sau này biết thêm cả tiếng Pháp và là một thanh niên có tầm hiểu biết, giỏi ngoại ngữ, có kiến thức văn hóa, chứ không phải chỉ biết tiêu tiền như những công tử con nhà bá hộ khác. Sau khi cha mình qua đời, ông Phương được thừa hưởng khối tài sản khổng lồ và cũng từ đó người ta gọi ông bằng cái tên Bá hộ Phương.
Năm 1861, Sài Gòn - Chợ Lớn được chia làm 20 hộ, ông Phương qua lời giới thiệu của cai tổng Đỗ Kiến Phước, được người Pháp trọng dụng cho làm hộ trưởng, rồi từ đó ngày càng thăng tiến với nhiều chức vụ khác nhau. Ông gia nhập quốc tịch Pháp năm 1881, đưa các con sang Pháp du học. Gia đình ông có 8 người con, 5 trai 3 gái.
Tam Xường
Tam Xường tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), tên tự là Phước Trai. Được biết đến là một người giàu có, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường - Lý Tường Quan được ghi chép lại rất ít. Theo đó, Lý Tường Quan là người Minh Hương (Hoa Kiều trung thành với nhà Minh) chống lại nhà Thanh nên đến lánh nạn ở miền Nam Việt Nam.
Lý Tường Quan trở thành thông ngôn cho Pháp nhờ thông thạo cả tiếng Hoa lẫn tiếng Pháp, và được tin tưởng, trọng dụng. Tuy nhiên, trong lòng ông luôn muốn trở thành người có dấu ấn đậm nét hơn việc chỉ làm một viên thông ngôn quen, chính vì vậy ông đã tham dự thương trường, tập tành buôn bán kinh doanh.
Lý Tường Quan chọn buôn bán lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Bằng sự khéo léo cùng với huyết quản vốn nhạy cảm với thương trường, chẳng mấy chốc ông phất lên trông thấy. Bên cạnh đó, ông còn biết cách đi cửa sau, lấy lòng quan Tây, quan ta nên việc làm ăn cứ xuôi chèo mát mái. Do Tường Quan còn có tên khác là Xường, lại rất giàu có, nên người dân thường gọi ông là Bá hộ Xường.
Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, càng ngày càng trở nên giàu có. Dinh thự của Bá hộ Xường rất bề thế, ngày nay tọa lạc trên đường Hải Thượng Lãn Ông, được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Không giỏi dạy con như Bá hộ Khiêm, thành thử khi ông qua đời vào năm 1896, tất cả sản nghiệp cả đời ông gầy dựng chẳng mấy chốc tiêu tan do con cháu ăn xài phung phí.
Tứ Hỏa
Một trong những cái tên được người dân biết nhiều nhất chính là Hứa Bổn Hỏa, hay còn gọi là Chú Hỏa. Tên tiếng nước ngoài của ông là Hui Bon Hoa (1845 - 1901), chú Hỏa là người gốc Hoa và cũng theo đạo Công Giáo giống Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt.
Chú Hỏa nổi tiếng bởi các công trình kiến trúc mà ông xây dựng cùng giai thoại về người con gái chết trẻ của mình (chuyện này là sự đồn thổi dân gian không rõ thực hư). Một trong các dinh thự lớn nhất Sài Gòn thời bấy giờ chính là tòa nhà có 99 cánh cửa nay là Bảo tàng Mỹ Thuật Hồ Chí Minh ngụ trên đường Phó Đức Chính, và khách sạn có vị trí đẹp bậc nhất Sài Gòn - Majestic.
Không có nhiều tài liệu ghi chép về Hứa Bổn Hỏa, chính vì thế có khá nhiều lời đồn đoán về sự giàu có của ông. Nổi tiếng hơn cả là giai thoại chú Hỏa vốn dĩ chỉ là anh “đồng nát”, trong một lần đi nhặt nhạnh, may mắn tìm ra túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ và dùng số vàng đó làm ăn rồi giàu lên nhanh chóng. Các phiên bản khác của giai thoại này thay túi vằng bằng bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng, hoặc những thứ đồ cực kỳ quý hiếm trong những món đồ vứt đi. Và giai thoại vẫn mãi là giai thoại, chuyện vì sao chú Hỏa giàu đến vậy, hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Năm 1901, Chú Hỏa trở về Trung Quốc với vợ và mất ở đây, được chôn cất tại Tuyền Châu ở tỉnh Phúc Kiến. Chú Hỏa có tổng cộng 3 người con trai và họ đều là những nhân vật kiệt xuất, xây dựng và phát triển sự nghiệp sau khi cha hạ thế, cũng như giữ gìn sản nghiệp còn nguyên vẹn đến không ngờ. Từ năm 1951, các thành viên gia đình và con cái của dòng họ Hui Bon Hoa đã dần dần chuyển sang các nước khác: Pháp, Mỹ… Trước ngày 30-4-1975, tất cả thành viên của dòng họ Hứa Bổn Hỏa đã rời Việt Nam.
Chú Hỏa và gia tộc là những người có tấm lòng bác ái, khi tự bỏ tiền xây dựng khá nhiều các công trình công cộng để phục vụ nhân dân như: Bảo sanh viện Đông Dương - Maternité Indochinoise (nay là Bệnh viện Từ Dũ), Thành Chí học hiệu (nay là trường THCS Minh Đức - Q1), Bệnh viện đa khoa Sài Gòn (đối diện chợ Bến Thành)...
Nhân vật này chính là ông ngoại của Hoàng hậu cuối cùng của đất An Nam - Nam Phương hoàng hậu. Ông xuất thân trong một gia đình công giáo tại Sài Gòn và là con chiên ngoan đạo, chính vì vậy khi ở tuổi thiếu thời ông Lê Nhứt Sỹ (1841 - 1900) được các tu sỹ người Pháp đưa sang Malaysia để học tập và sau này khi về lại quê hương, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt do tên thật trùng với một người thầy trong tu viện.
Có học vấn cao và biết nhiều ngôn ngữ, ông được bổ nhiệm làm thông ngôn rồi tiếp sau đó là Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Dân chúng gọi ông là Huyện Sỹ bởi tên họ chỉ thay trên giấy tờ, còn xưng hô ngoài đời thì người quen vẫn quen gọi bằng tên cũ.
Có nhiều giai thoại về sự giàu có của ông Huyện Sỹ, người thì bảo rằng do ngôi nhà gốc của Huyện Sỹ ở đất Tân An (Long An) được xây trên đất hàm rồng nên phong thủy tốt, đường tài danh cả dòng họ phất lên. Nhưng theo một số tài liệu ghi lại thì Huyện Sỹ giàu lên là do may mắn “trúng đất”.
Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, dân di tản tứ phương, ruộng không nhà trống đầy rẫy. Thế nhưng, chính quyền khi ấy bắt ép ông phải mua ruộng đất, bất đắc dĩ ông chạy vạy khắp nơi để mua đất tứ phương. Nhưng số trời đã định, ông Huyện Sỹ phải giàu, đất ông mua liên tiếp trúng mùa, lúa thóc bạt ngàn khiến ông phất lên không tưởng.
Ông Huyện Sỹ dùng sự giàu có của mình để xây dựng các công trình tôn giáo vì nhờ đạo mà ông được đi học và có nhiều cơ hội để thay đổi cuộc đời. Quy mô nhất phải kể đến là Nhà thờ Huyện Sỹ - hay còn biết đến tên Giáo xứ chợ Đũi, công trình kiến trúc quy mô nhất tốn hơn 1/7 gia sản của ông.
Về phần đất đai rộng lớn, để dễ hình dung hãy thử chạy xe từ Nhà thờ Huyện Sỹ (quận 1) đến nhà thờ Chí Hòa (quận 10) rồi nhà thờ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp), bạn sẽ thấy sự trải dài đất đai của phú hộ giàu nhất Nam Kỳ thời bấy giờ này. Tất cả các nhà thờ đều được xây dựng trên đất của ông.
Huyện Sỹ qua đời năm 1900 còn vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất sau đó 20 năm. Thi thể 2 người được chôn ở gian sau cung thánh nhà thờ Huyện Sỹ. Tại đây, 2 bên là 2 tượng bán thân của 2 ông bà, bằng thạch cao. Ở giữa là 2 phần mộ bằng đá cẩm thạch, bên trên mộ là 2 bức tượng toàn thân của 2 ông bà, cũng đều bằng đá cẩm thạch với hoa văn tinh xảo. Đây có thể xem là ngôi mộ đẹp nhất và còn bảo toàn trọn vẹn nhất trong các ngôi mộ của tứ đại phú hào.
Nhì Phương
Nhì Phương là tên gọi của Đỗ Hữu Phương (1841 - 1914), con trai đại địa chủ Nam Kỳ thời bấy giờ là Bá Hộ Khiêm. Ông Đỗ Hữu Phương thuộc vận mệnh sinh ra đã ngậm thìa vàng, cuộc sống nhung lụa giàu sang và địa vị khủng hiếm địa chủ nào cùng thời có được.
Không những gia sản ruộng vườn rộng lớn, bá hộ Khiêm - cha ông Phương là một trong những người thức thời, khi biết làm ăn buôn bán với người ngoại quốc từ sớm. Chính lẽ đó, tài sản gia đình ông Phương ngày một tăng lên, người ta còn nói vui rằng, của cải nhà ông có khi đếm cả đời chẳng hết.
Bá hộ Khiêm dạy con khá nghiêm khắc, ông Phương được cha cho học tiếng Hán từ nhỏ, sau này biết thêm cả tiếng Pháp và là một thanh niên có tầm hiểu biết, giỏi ngoại ngữ, có kiến thức văn hóa, chứ không phải chỉ biết tiêu tiền như những công tử con nhà bá hộ khác. Sau khi cha mình qua đời, ông Phương được thừa hưởng khối tài sản khổng lồ và cũng từ đó người ta gọi ông bằng cái tên Bá hộ Phương.
Năm 1861, Sài Gòn - Chợ Lớn được chia làm 20 hộ, ông Phương qua lời giới thiệu của cai tổng Đỗ Kiến Phước, được người Pháp trọng dụng cho làm hộ trưởng, rồi từ đó ngày càng thăng tiến với nhiều chức vụ khác nhau. Ông gia nhập quốc tịch Pháp năm 1881, đưa các con sang Pháp du học. Gia đình ông có 8 người con, 5 trai 3 gái.
Tam Xường
Tam Xường tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), tên tự là Phước Trai. Được biết đến là một người giàu có, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường - Lý Tường Quan được ghi chép lại rất ít. Theo đó, Lý Tường Quan là người Minh Hương (Hoa Kiều trung thành với nhà Minh) chống lại nhà Thanh nên đến lánh nạn ở miền Nam Việt Nam.
Lý Tường Quan trở thành thông ngôn cho Pháp nhờ thông thạo cả tiếng Hoa lẫn tiếng Pháp, và được tin tưởng, trọng dụng. Tuy nhiên, trong lòng ông luôn muốn trở thành người có dấu ấn đậm nét hơn việc chỉ làm một viên thông ngôn quen, chính vì vậy ông đã tham dự thương trường, tập tành buôn bán kinh doanh.
Lý Tường Quan chọn buôn bán lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Bằng sự khéo léo cùng với huyết quản vốn nhạy cảm với thương trường, chẳng mấy chốc ông phất lên trông thấy. Bên cạnh đó, ông còn biết cách đi cửa sau, lấy lòng quan Tây, quan ta nên việc làm ăn cứ xuôi chèo mát mái. Do Tường Quan còn có tên khác là Xường, lại rất giàu có, nên người dân thường gọi ông là Bá hộ Xường.
Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, càng ngày càng trở nên giàu có. Dinh thự của Bá hộ Xường rất bề thế, ngày nay tọa lạc trên đường Hải Thượng Lãn Ông, được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Không giỏi dạy con như Bá hộ Khiêm, thành thử khi ông qua đời vào năm 1896, tất cả sản nghiệp cả đời ông gầy dựng chẳng mấy chốc tiêu tan do con cháu ăn xài phung phí.
Tứ Hỏa
Một trong những cái tên được người dân biết nhiều nhất chính là Hứa Bổn Hỏa, hay còn gọi là Chú Hỏa. Tên tiếng nước ngoài của ông là Hui Bon Hoa (1845 - 1901), chú Hỏa là người gốc Hoa và cũng theo đạo Công Giáo giống Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt.
Chú Hỏa nổi tiếng bởi các công trình kiến trúc mà ông xây dựng cùng giai thoại về người con gái chết trẻ của mình (chuyện này là sự đồn thổi dân gian không rõ thực hư). Một trong các dinh thự lớn nhất Sài Gòn thời bấy giờ chính là tòa nhà có 99 cánh cửa nay là Bảo tàng Mỹ Thuật Hồ Chí Minh ngụ trên đường Phó Đức Chính, và khách sạn có vị trí đẹp bậc nhất Sài Gòn - Majestic.
Không có nhiều tài liệu ghi chép về Hứa Bổn Hỏa, chính vì thế có khá nhiều lời đồn đoán về sự giàu có của ông. Nổi tiếng hơn cả là giai thoại chú Hỏa vốn dĩ chỉ là anh “đồng nát”, trong một lần đi nhặt nhạnh, may mắn tìm ra túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ và dùng số vàng đó làm ăn rồi giàu lên nhanh chóng. Các phiên bản khác của giai thoại này thay túi vằng bằng bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng, hoặc những thứ đồ cực kỳ quý hiếm trong những món đồ vứt đi. Và giai thoại vẫn mãi là giai thoại, chuyện vì sao chú Hỏa giàu đến vậy, hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Năm 1901, Chú Hỏa trở về Trung Quốc với vợ và mất ở đây, được chôn cất tại Tuyền Châu ở tỉnh Phúc Kiến. Chú Hỏa có tổng cộng 3 người con trai và họ đều là những nhân vật kiệt xuất, xây dựng và phát triển sự nghiệp sau khi cha hạ thế, cũng như giữ gìn sản nghiệp còn nguyên vẹn đến không ngờ. Từ năm 1951, các thành viên gia đình và con cái của dòng họ Hui Bon Hoa đã dần dần chuyển sang các nước khác: Pháp, Mỹ… Trước ngày 30-4-1975, tất cả thành viên của dòng họ Hứa Bổn Hỏa đã rời Việt Nam.
Chú Hỏa và gia tộc là những người có tấm lòng bác ái, khi tự bỏ tiền xây dựng khá nhiều các công trình công cộng để phục vụ nhân dân như: Bảo sanh viện Đông Dương - Maternité Indochinoise (nay là Bệnh viện Từ Dũ), Thành Chí học hiệu (nay là trường THCS Minh Đức - Q1), Bệnh viện đa khoa Sài Gòn (đối diện chợ Bến Thành)...
(Tổng hợp)
Tứ đại hào phú vang bóng một thời: Đi tìm tung tích bá hộ Định
Chú Hỏa (Hứa Bổn Hòa) được đồn thổi là người giàu thứ tư
của Sài Gòn xưa, song theo học giả Vương Hồng Sển, chú Hỏa không được
xếp trong tứ đại hào phú mà là bá hộ Định.
Chúng tôi quyết định đi tìm tung tích của bá hộ Định, người giàu
thứ tư của Sài Gòn xưa và cả Nam kỳ lục tỉnh từ những thông tin ít ỏi mà
học giả Vương Hồng Sển đã viết trong cuốn biên khảo “Sài Gòn năm xưa”:
“Bá hộ Định họ Trần, làm Hộ trưởng ở Chợ Lớn, nhà ở khoảng giữa đường
Trần Thanh Cần, gần dốc cầu Palikao và chợ Quách Đàm (nay là chợ Bình
Tây).
Lân la hỏi chuyện người bạn đang làm việc ở Sở Giao thông Vận tải TPHCM, anh thú nhận không biết con đường Trần Thanh Cần trước giải phóng nằm ở đâu, nhưng cầu Palikao thì được làm từ thời Pháp vắt qua con kênh Hàng Bàng (quận 6).
Kênh Hàng Bàng vừa được nạo vét, trả lại hiện trạng cũ. Nước kênh
trong xanh nhưng không còn cây cầu nào soi bóng. Theo ông Nguyễn Văn Bảy
(74 tuổi) ngụ tại địa phương thì ngày trước có ba cây cầu bắc qua kênh
Hàng Bàng gồm cầu Ba Cẳng, cầu Palikao... Cầu Palikao được người Pháp
đặt tên bởi hình dáng của nó gợi nhớ hình ảnh cầu Bát Lý Kiều bên Trung
Quốc. Cầu bị tháo dỡ năm 2003 sau khi con kênh bị lấp, vị trí cầu cũ nay
là đường Ngô Nhân Tịnh, đoạn từ đường Bãi Sậy đến đường Phan Văn Khỏe.
Nếu đúng như cụ Vương Hồng Sển mô tả thì căn nhà cũ của Bá hộ Định nằm ở vị trí mặt tiền đường Phan Văn Khỏe, đoạn từ đường Ngô Nhân Tịnh đến đường Chu Văn An vì trước năm 1975 Rạch Bãi Sậy (tức kênh Hàng Bàng) chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây. Sau này, đoạn kênh bị lấp để làm đường.
Hơn 100 năm dâu bể, vật đổi sao dời, phố xá bây giờ đã đổi khác, sầm uất và nhộp nhịp hơn. Các dãy phố lầu, nhà kiến trúc cổ mai một dần, nhường chỗ cho những căn nhà ống. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên sinh sống ở Chợ Lớn từ trước năm 1975, không mấy ai biết đích xác ngôi nhà 5 căn trước kia từng là đại bản doanh của Bá hộ Định ở đâu. Đơn giản là vì vị đệ tứ hào phú Sài Gòn lúc sinh thời sở hữu hàng nghìn căn nhà, chủ yếu là ở khu Chợ Lớn. Sau này con cháu bán hết, kể cả căn nhà hương hỏa.
Bá hộ Định tên thật là Trần Hữu Định. Ông khởi nghiệp từ một tiệm cầm đồ nhỏ ở Chợ Lớn và phất lên như diều nhờ mua lại điền sản và nhà đất giá rẻ của những người vay mượn, cầm cố nhưng mất khả năng trả nợ. Cũng như nhiều hào phú ở Sài Gòn, có nhà đất trong tay, bá hộ Định chuyển sang kinh doanh đất đai.
Ông vung tiền mua hàng nghìn mẫu đất hoang hoá dọc kênh Tàu Hũ, Lò Gốm (nay thuộc các quận 5, 6, 8) đóng thuế cho chính quyền để làm giấy tờ rồi cất nhà phố cho thuê. Chợ Lớn là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất nên giá thuê cao hơn những nơi khác. Vì lẽ đó có người bảo Bá hộ Định giàu lên nhanh chóng là nhờ Quách Đàm xây Chợ Lớn.
Một rừng hai con hổ, tránh sao khỏi những trận huyết chiến. Quách Đàm
cũng là một đại hào phú khét tiếng ở Sài Gòn, nhiều mưu mẹo và giàu
không kém bá hộ Định. Nhiều giai thoại lưu truyền đến ngày nay trong
giới kinh doanh ở Chợ Lớn kể lại rằng có lần bá hộ Định và Quách Đàm
tranh mua khu nhà đất rộng hàng chục mẫu gần nhà đèn chợ Quán của một
thương gia xuất nhập khẩu. Là người đến trước, nhận thấy món hời trước
mắt, Quách Đàm nhanh chóng đặt cọc, đến lúc hai bên ra chính quyền làm
giấy thì thương gia nọ bất ngờ hủy bán, đồng ý đền tiền cọc.
Sau này Quách Đàm cay đắng biết được kẻ phá bĩnh phi vụ làm ăn của ông chính là bá hộ Định. Ông Định bày mưu cho thương gia nọ vay tiền trả nợ, đền cho Đàm và khôi phục kinh doanh. Đương nhiên, để vay được tiền, vị thương gia phải cầm cố khu đất cho Định làm tài sản đảm bảo. Mấy năm sau, khu đất trên về tay Định vì thương gia nọ không còn khả năng hồi phục sau khủng hoảng.
Có nhiều nhà đất ven sông rạch, tận dụng lợi thế giao thông thủy và hoạt động mua bán “trên bến, dưới thuyền”, bá hộ Định lấn sang lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu mà mặt hàng chủ lực là vải sợi. Ông thuê tàu biển ra Hải Phòng, Hội An và sang tận Trung Quốc gom hàng đưa về Nam Kỳ lục tỉnh và Sài Gòn bỏ mối cho các cửa hiệu lớn. Nhiều giai thoại còn cho rằng bá hộ Định là người phát triển nghề làm lu, làm gốm truyền thống ở Sài Gòn với nhiều địa danh còn lưu truyền đến hôm nay như rạch Lò Lu, kênh Lò Gốm, Lò Siêu... Cái tên Phú Định được đặt cho một con đường và cảng sông ở quận 8. Tuy nhiên, Phú Định có phải là bá hộ Định hay không thì đến nay chưa có cơ sở khẳng định.
Cũng theo một số giai thoại, gần cuối đời, cơ nghiệp của bá hộ Định bắt đầu sa sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Người xưa nói “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” quả không sai. Vận rủi ập đến khi chiếc tàu chở đầy hàng hóa đang trên đường từ Trung Quốc về Việt Nam gặp trận bão lớn đánh chìm. Bá hộ Định phải bán nhà, bán đất trả nợ và cấp tiền nuôi dưỡng cha mẹ những người bỏ mạng ngoài biển. Nghe nói sau cú sốc này, bá hộ Định quyết định giải nghệ, phó mặc chuyện kinh doanh cho con cháu.
Sau khi ông mất, con cháu không biết làm ăn, cơ nghiệp to lớn tiêu tan.
Tìm tung tích Bá hộ Định
Ngôi nhà năm căn trệt chạm trổ thật khéo, cột cẩm lai bóng ngời ngó thấy mặt; trong nhà vật dụng từ cái bàn, cái ghế, cái đôn sành đều có vẻ cũ xưa...”.Lân la hỏi chuyện người bạn đang làm việc ở Sở Giao thông Vận tải TPHCM, anh thú nhận không biết con đường Trần Thanh Cần trước giải phóng nằm ở đâu, nhưng cầu Palikao thì được làm từ thời Pháp vắt qua con kênh Hàng Bàng (quận 6).
Chợ Lớn những năm giữa thế kỷ XX. Ảnh tư liệu. |
Nếu đúng như cụ Vương Hồng Sển mô tả thì căn nhà cũ của Bá hộ Định nằm ở vị trí mặt tiền đường Phan Văn Khỏe, đoạn từ đường Ngô Nhân Tịnh đến đường Chu Văn An vì trước năm 1975 Rạch Bãi Sậy (tức kênh Hàng Bàng) chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây. Sau này, đoạn kênh bị lấp để làm đường.
Hơn 100 năm dâu bể, vật đổi sao dời, phố xá bây giờ đã đổi khác, sầm uất và nhộp nhịp hơn. Các dãy phố lầu, nhà kiến trúc cổ mai một dần, nhường chỗ cho những căn nhà ống. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên sinh sống ở Chợ Lớn từ trước năm 1975, không mấy ai biết đích xác ngôi nhà 5 căn trước kia từng là đại bản doanh của Bá hộ Định ở đâu. Đơn giản là vì vị đệ tứ hào phú Sài Gòn lúc sinh thời sở hữu hàng nghìn căn nhà, chủ yếu là ở khu Chợ Lớn. Sau này con cháu bán hết, kể cả căn nhà hương hỏa.
“Huyết chiến” với “ông chủ Chợ Lớn”
Theo một số nhà nghiên cứu, Chợ Lớn hồi ấy là một tỉnh, được Pháp chia thành 20 hộ để dễ quản lý. Là một nhân vật có “máu mặt” ở địa phương, bá hộ Định được chính quyền Pháp cho làm Hộ trưởng. Danh xưng bá hộ Định là do người dân thấy ông giàu có nên gọi trại ra như vậy.Bá hộ Định tên thật là Trần Hữu Định. Ông khởi nghiệp từ một tiệm cầm đồ nhỏ ở Chợ Lớn và phất lên như diều nhờ mua lại điền sản và nhà đất giá rẻ của những người vay mượn, cầm cố nhưng mất khả năng trả nợ. Cũng như nhiều hào phú ở Sài Gòn, có nhà đất trong tay, bá hộ Định chuyển sang kinh doanh đất đai.
Ông vung tiền mua hàng nghìn mẫu đất hoang hoá dọc kênh Tàu Hũ, Lò Gốm (nay thuộc các quận 5, 6, 8) đóng thuế cho chính quyền để làm giấy tờ rồi cất nhà phố cho thuê. Chợ Lớn là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất nên giá thuê cao hơn những nơi khác. Vì lẽ đó có người bảo Bá hộ Định giàu lên nhanh chóng là nhờ Quách Đàm xây Chợ Lớn.
Một dãy phố lầu ở khu vực Chợ Lớn, tương truyền trước kia là của bá hộ Định. |
Sau này Quách Đàm cay đắng biết được kẻ phá bĩnh phi vụ làm ăn của ông chính là bá hộ Định. Ông Định bày mưu cho thương gia nọ vay tiền trả nợ, đền cho Đàm và khôi phục kinh doanh. Đương nhiên, để vay được tiền, vị thương gia phải cầm cố khu đất cho Định làm tài sản đảm bảo. Mấy năm sau, khu đất trên về tay Định vì thương gia nọ không còn khả năng hồi phục sau khủng hoảng.
Có nhiều nhà đất ven sông rạch, tận dụng lợi thế giao thông thủy và hoạt động mua bán “trên bến, dưới thuyền”, bá hộ Định lấn sang lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu mà mặt hàng chủ lực là vải sợi. Ông thuê tàu biển ra Hải Phòng, Hội An và sang tận Trung Quốc gom hàng đưa về Nam Kỳ lục tỉnh và Sài Gòn bỏ mối cho các cửa hiệu lớn. Nhiều giai thoại còn cho rằng bá hộ Định là người phát triển nghề làm lu, làm gốm truyền thống ở Sài Gòn với nhiều địa danh còn lưu truyền đến hôm nay như rạch Lò Lu, kênh Lò Gốm, Lò Siêu... Cái tên Phú Định được đặt cho một con đường và cảng sông ở quận 8. Tuy nhiên, Phú Định có phải là bá hộ Định hay không thì đến nay chưa có cơ sở khẳng định.
Cũng theo một số giai thoại, gần cuối đời, cơ nghiệp của bá hộ Định bắt đầu sa sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Người xưa nói “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” quả không sai. Vận rủi ập đến khi chiếc tàu chở đầy hàng hóa đang trên đường từ Trung Quốc về Việt Nam gặp trận bão lớn đánh chìm. Bá hộ Định phải bán nhà, bán đất trả nợ và cấp tiền nuôi dưỡng cha mẹ những người bỏ mạng ngoài biển. Nghe nói sau cú sốc này, bá hộ Định quyết định giải nghệ, phó mặc chuyện kinh doanh cho con cháu.
Sau khi ông mất, con cháu không biết làm ăn, cơ nghiệp to lớn tiêu tan.
Giới kinh doanh ở Chợ Lớn nhiều người vẫn răn dạy con cái bằng câu
chuyện có thực của tỷ phú Trần Thành, được xem là hậu duệ của Bá hộ
Định, chủ nhân hãng bột ngọt Vị Hương tố nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm
1975. Có trong tay tiền muôn, bạc vạn, vì “say nắng” một nữ diễn viên
điện ảnh Đài Loan, ông bỏ bê công việc, không tiếc tiền mua nhẫn kim
cương, đồng hồ vàng, thời trang hàng hiệu cho người tình, hậu quả là
công việc kinh doanh sa sút, lúc tỉnh ra đã muộn.
Theo Huy Thịnh/Tiền Phong
Những thiếu gia với thú chơi xa xỉ thế hệ Millennials của Việt Nam
Thuộc thế hệ Millennials (17-37 tuổi), những F2 dưới đây
ngoài nổi tiếng với việc là người kế thừa sản nghiệp khổng lồ của gia
đình còn nổi tiếng với các thú chơi xa xỉ.
Trong khi đó, vị doanh nhân trẻ này tương đối im hơi lặng tiếng. Nắm
vị trí quyền lực lớn thứ 2 tại doanh nghiệp của gia đình nhưng doanh
nhân này lại chỉ nắm vỏn vẹn 0,2% vốn công ty, thấp hơn nhiều so với em
gái Nguyễn Ngọc Huyền My, sở hữu 14,32% vốn.
Cùng với đó, mức thù lao theo chức danh được trả mỗi năm cũng thấp hơn rất nhiều so với khối tài sản là những chiếc siêu xe mà doanh nhân trẻ này sở hữu.
Một thời gian dài, Quốc Cường Gia Lai bắt đầu làm ăn sa sút. Hình ảnh quản trị của Nguyễn Quốc Cường trong doanh nghiệp cũng mờ nhạt. Người ta nhắc tới anh trên phương diện giải trí nhiều hơn là doanh nhân.
Cuối năm 2016, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai chỉ được giao dịch với giá 3.000 đồng/cổ phiếu, cho thấy giới đầu tư không mấy kỳ vọng vào doanh nghiệp phố núi này.
Trong một cuộc trao đổi với Zing.vn, vị doanh nhân trẻ này
cũng thừa nhận công ty gia đình anh có giai đoạn đã phải đối diện với
rất nhiều khó khăn. Phải mất tới 3 năm vật lộn với khó khăn và tái cơ
cấu, doanh nghiệp mới có chuyển biến.
Khó khăn lớn nhất Quốc Cường Gia Lai gặp phải chính là những khoản nợ vay ngân hàng. Hiện tại, sau khi đã tất toán được gần như toàn bộ nợ vay, Quốc Cường Gia Lai bắt đầu có tín hiệu tích cực. Giá cổ phiếu công ty có thời điểm chạm ngưỡng 30.000 đồng/cổ phiếu, gấp 10 lần so với cuối năm 2016, cho thấy các nhà đầu tư đã chú ý hơn tới doanh nghiệp này.
Vị thiếu gia chịu chơi nay là doanh nhân trẻ này cũng cho biết chưa bao giờ nhận mình là Cường Đôla và không quan trọng hình ảnh của bản thân so với hình ảnh của doanh nghiệp gia đình mình.
Cùng với đó, mức thù lao theo chức danh được trả mỗi năm cũng thấp hơn rất nhiều so với khối tài sản là những chiếc siêu xe mà doanh nhân trẻ này sở hữu.
Một thời gian dài, Quốc Cường Gia Lai bắt đầu làm ăn sa sút. Hình ảnh quản trị của Nguyễn Quốc Cường trong doanh nghiệp cũng mờ nhạt. Người ta nhắc tới anh trên phương diện giải trí nhiều hơn là doanh nhân.
Cuối năm 2016, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai chỉ được giao dịch với giá 3.000 đồng/cổ phiếu, cho thấy giới đầu tư không mấy kỳ vọng vào doanh nghiệp phố núi này.
Khó khăn lớn nhất Quốc Cường Gia Lai gặp phải chính là những khoản nợ vay ngân hàng. Hiện tại, sau khi đã tất toán được gần như toàn bộ nợ vay, Quốc Cường Gia Lai bắt đầu có tín hiệu tích cực. Giá cổ phiếu công ty có thời điểm chạm ngưỡng 30.000 đồng/cổ phiếu, gấp 10 lần so với cuối năm 2016, cho thấy các nhà đầu tư đã chú ý hơn tới doanh nghiệp này.
Vị thiếu gia chịu chơi nay là doanh nhân trẻ này cũng cho biết chưa bao giờ nhận mình là Cường Đôla và không quan trọng hình ảnh của bản thân so với hình ảnh của doanh nghiệp gia đình mình.
Đại gia Minh "Nhựa" kế thừa sản nghiệp gia đình
Cũng nổi tiếng với những thú chơi siêu sang là Phạm Trần Nhật Minh (Minh nhựa), con trai của ông Phạm Văn Mười - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhựa Long Thành.Hình ảnh của thiếu gia Minh nhựa luôn gắn liền với những chiếc xe hơi siêu sang trị giá hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Thạch Lam. |
Không phải thương hiệu quá nổi tiếng nhưng Nhựa Long Thành lại có quy mô khá lớn trong ngành. Công ty hiện là đối tác cung cấp sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp lớn như Samsung, Coca-Cola, Pepsi, Tribeco, Lavie, Sabeco... Với số vốn điều lệ hơn 90 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của Nhựa Long Thành đạt khoảng 513 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 471 tỷ đồng.
Vị này cũng đang được gia đình cho làm quen với công việc quản lý và đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc công ty. Gia đình ông Phạm Văn Mười sở hữu và quản lý toàn bộ doanh nghiệp, trong đó, Phạm Trần Nhật Minh cùng vợ nắm giữ trên 22% vốn công ty.
Là con trai của đại gia Phan Quang Chất, ông chủ sở hữu hàng loạt trung tâm thương mại, khách sạn, bất động sản lớn tại TP.HCM, hiện tại, vị thiếu gia này cũng được gia đình chuyển giao đồng sở hữu tại một số doanh nghiệp gia đình như Saigon Ford, CTCP Vật tư Bến Thành, Công ty du lịch Bến Thành Non Nước, Công ty du lịch Huế, Khách sạn Bông Sen, Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ...
Riêng công ty của gia đình được mang tên chính anh, Phan Thành, chuyên kinh doanh phụ gia, dầu nhờn nhập khẩu từ châu Âu - Mỹ và xuất khẩu sang các nước châu Á.
Trước khi biết tới vai trò doanh nhân và doanh nghiệp của gia đình, dư luận biết đến Phan Thành nhờ thú chơi siêu xe và là bạn trai của hot girl Midu. Thiếu gia này hiện sở hữu hàng chục siêu xe tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng như BMW i8, Lamborghini Huracan...
Thiếu gia nghìn tỷ và xe sang
Những ngày cuối năm 2016, Việt Nam bất ngờ có thêm 2 tỷ phú trên sàn chứng khoán là ông Bùi Thành Nhơn và con trai Bùi Cao Nhật Quân, chủ của CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (NovalandNVL+0.2%).Bùi Cao Nhật Quân chính là thiếu gia và sẽ kế thừa sản nghiệp khổng lồ của gia đình như công ty bất động sản Novaland vốn hóa 38.000 tỷ đồng, Công ty Anova Coperation, chuyên chuyên kinh doanh thuốc thú y và thực phẩm dinh dưỡng cùng với Novaland Group.
Trước khi trở thành tỷ phú trên sàn chứng khoán, thiếu gia 8X này cũng được biết tới là một người chịu chơi khi sở hữu dàn siêu xe hàng triệu USD.
Tuy nhiên, vị thiếu gia này vẫn được gia đình cho tham gia nắm giữ, điều hành các công ty của gia đình như Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Thành Nhơn; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Sài Gòn Gôn; Thành viên HĐQT tại CTCP Novagroup; CTCP Diamond Properties; CTCP NovaMclub…
Không còn nắm quyền điều hành tại Novaland nhưng thiếu gia "chịu chơi" này vẫn sở hữu 5,03% vốn tại công ty, tương đương lượng cổ phiếu trị giá gần 2.200 tỷ đồng và đứng top 30 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Là người kế thừa sản nghiệp của gia đình trong tương lai nên sẽ không có gì bất ngờ nếu trong tương lai thiếu gia 8x này quay trở lại vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp của gia đình mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét