KHOẢNG KHẮC VÀ VĨNH HẰNG (ĐL)
Nữ Nhi Quốc (Tây Du Ký 3) ★ Triệu Lệ Dĩnh
KHOẢNG KHẮC VÀ VĨNH HẰNG
Trong thư viện
Bốn bề là lương tri nhân loại
Chàng và nàng
Bất chợt
Ánh mắt trao nhau!
Tiếng sét ái tình phát nổ từ đâu
Mà choáng váng, hôn mê sâu tâm thức?
Nàng nhìn chàng hớp hồn không chớp
Đôi hàng mi rợp thảng thốt nỗi mừng
Chàng nhìn nàng
Soi rọi xa xôi, ngỡ ngàng lý tưởng
Không gian yên ắng
Thời gian ngừng trôi
Chớp nháy thôi
Mà miên man như hàng thế kỷ
Trong thư viện, giữa bạt ngàn chân lý
Có hai linh hồn vỗ cánh bay lên
Dập dìu bên nhau khắp cõi thần tiên
Thêu vĩnh hằng trong ảo giác
Dệt xum vầy trong hoang lạc...
.....
....
Chàng cặm cụi đi
Lầm lũi tư duy
Trên xa lộ chang chang quay cuồng cát bụi
Mồ hôi nhễ nhại
Gầy guộc xanh xao
Cất bước tự độ nào
Chưa hề tới đích
Cứ nhẫn nại qua ngày vượt tháng
Độc hành si và mê mải suy...
Quên lâu rồi tích Mỵ Nương-Trương Chi*
Tương lai nào biết đợi chờ dĩ vãng!?...
....
Nắng dịu, trời trong
Thắm hồng đôi má
Nàng cười tươi
Ôi, đời đẹp quá!
Rộng mở thênh thang...
Tạm biệt nhé mái trường
Những năm học trò, áo dài tóc cài hoa trắng
Và nàng hân hoan bay tìm thần tượng
Hiển hiện một lần thêu dệt ngây thơ
Trong cõi thần tiên đắm đuối mộng mơ...
.....
Tình cờ
Hay cố ý
Hỡi đất-trời, tạo hóa?
Đang gió khô, nắng lóa
Bỗng ầm ào giông, mưa
Cùng vội nép vào gốc đa
Trú nhờ tán lá
Là chàng và nàng
Hai nẻo yêu thương
Đã từng
Mừng trong thư viện
Giữa muôn ngàn lý giải cuộc đời,
suy vong-hưng thịnh...
.....
Ánh mắt điếng lặng giao nhau
Cái bất ngờ như định mệnh từ lâu
Một thoáng thôi, xé rách đau tiềm thức
Dưới mắt nàng,
Vỡ tan lâu đài nguy nga trên cát
Chàng,
khắc khổ, điêu tàn, bạc thếch tương lai...
Cơn mưa dài
Mệt nhoài sỏi đá
Nước miệt mài, dầm dề tán lá
Đầm đìa mái tóc chàng trai
Mặt đất vơi đầy
Cuồn cuộn nổi chìm bất tận
Ôi! những lá vàng
Đã từng tươi xanh kết thân dày rộng
Che mưa, che nắng cho đời!...
Dưới mắt chàng,
Thực tại lạnh lùng
Má phấn môi hồng rã rời nghĩa lý
Mưa gột phũ phàng,
lột trần truồng nhân thế...
Ánh mắt thất thần, ngơ ngác, xa nhau
Nàng quay đầu
Và chàng cúi đầu
Ôi, trớ trêu nghiệt ngã!
Lần tái ngộ ngỡ sấm rền, chớp lóa
Báo hiệu mùa vui đám cưới, hoa đăng
Ngờ đâu,
Là tràng pháo động quan
Khóc hai xác mơ bủng vàng ảo giác
Đoàn đưa tiễn
Chỉ hai linh hồn bơ vơ, u uất
Lặng lẽ chia ly theo hai ngả con đường
Dọc bức tường
Mà bên kia là khuôn viên thư viện
Cùng vẫy ngày xưa chung một lần thêu dệt
Bức tranh ảo huyền trong chốn tinh hoa
Ngây ngất mê hồn mà hụt hẫng thiết tha...
Chào phân ưu từ biệt
Khoảng khắc bất tuyệt giữa vĩnh hằng bất tuyệt!
.....
Trời quang mây tạnh
Giọt nắng long lanh
Thoáng đãng, mát lành!...
Cây đa già ngàn năm đứng đó
Sừng sững xum xuê giữa trời nắng gió
Chào ngàn đời bất chợt lại qua
Chốn tuổi thơ nô đùa
Che thanh xuân tình tự
Chứa những giá trị nhân văn hóa thành bất tử
Chờ những mộng đời hoang tưởng, dại khờ
lụy tàn, mục rữa, phôi phai...
Trần Hạnh Thu
Chú thích: *Ngày xưa, Mỵ Nương là con một quan đại thần. Nhan sắc nàng đẹp tuyệt trần. Lớn lên, không biết vì đâu mà nàng luôn sầu muộn, miệng không hề nở nụ cười. Cha nàng thấy vậy bèn xây một cung lầu trong khuôn viên nhà, nơi sát bờ sông để mong nàng ở đó ngoạn cảnh, thêu thùa, đọc sách cho khuây khỏa....Trương Chi là một chàng ngư phủ mồ côi, ngày ngày vẫn chài lưới trên quãng sông trước cung lầu, vừa làm lụng vừa ca hát, đêm đêm cũng thường ra đó thổi sáo. Tiếng hát của chàng ngư phủ ngân vang tha thiết, tiếng sáo của chàng réo rắt du dương.
Từ ngày ra ở cung lầu, Mỵ Nương trở nên hoạt bát, vui vẻ, hay nói hay cười, nét mặt tươi như hoa mới nở mỗi khi Trương Chi cất tiếng hát hay thổi sáo.
Sau một thời gian thì chàng Trương Chi bỏ đi, đến một quãng sông khác sinh sống. Mỵ Nương vì thế không còn được nghe chàng hát và thổi sáo nữa.Cũng từ đó, nàng lại lâm vào cuộc sống sầu muộn, lặng lẽ như người mất hồn với nét mặt lúc nào cũng ủ dột, héo hắt, não nề. Thế rồi nàng ốm liệt giường. Quan đại thần thương con, cho vời các danh y đến xem mạch bốc thuốc, tích cực chữa trị cho Mỵ Nương. Nhưng bệnh tình nàng vẫn không thuyên giảm. Sau, qua dò hỏi mà quan đại thần biết được con mình đã mê đắm tiếng hát và tiếng sáo của chàng ngư phủ có tên Trương Chi. Quan bèn cho người đi tìm và vời đến.
Được yêu cầu, Trương Chi vui vẻ ngồi bên ngoài cung vừa hát vừa thổi sáo. Nhờ thế, Mỵ Nương mau chóng bình phục và đòi gặp mặt chàng trai mà lòng nàng từ lâu đã thầm thương trộm nhớ. Trương Chi chỉ là một ngư phủ nghèo hèn, hơn nữa, chàng lại còn đen đúa và rất xấu xí. Cho nên vừa gặp mặt Trương Chi, ngọn lửa tình hừng hực trong tâm hồn Mỵ Nương vụt tắt ngấm. Nàng thất vọng hoàn toàn và do đó mà cũng tỏ rõ vẻ lạnh nhạt, coi thường.
Đến lượt Trương Chi, từ ngày gặp mặt Mỵ Nương thì trở nên si tình, đem lòng yêu thương Mỵ Nương tha thiết trong nỗi bất lực khôn cùng. Quá buồn chán và tủi cho thân phận mình, chàng bỏ bê làm ăn và thân xác chàng ngày càng tiều tụy. Rồi một hôm, chàng bỗng cất tiếng hát:
Kiếp này đã dở dang nhau
Thì xin kiếp khác, duyên sau cho lành
Hát thế xong, chàng nhảy xuống sông tự vẫn.
Ít lâu sau, có người vớt được một khúc gỗ quí. Quan đại thần mua được cho tiện một bộ chén trà. Mỵ Nương thích thú, tò mò đem ra uống thử. Vừa cầm chén nước lên thì lạ thay trong lòng chén hiện lên hình ảnh chàng trai năm xưa (tức Trương Chi), đồng thời tiếng hát trong trẻo hòa quyện với tiếng sáo nỉ non như hờn như trách của chàng cũng văng vẳng bên tai nàng. Mỵ Nương cảm thấy chạnh lòng, nỗi ân hận trào dâng làm nàng ứa lệ. Một giọt lệ của nàng rơi vào trong chén làm nó vỡ, tan ra thành nước.
(Truyện cổ tích Việt Nam)
Trương chi mỵ nương - Trọng Phúc & Hà My
Góc khuất kinh hoàng về cuộc đời Võ Tắc Thiên: Giết con, trộn xác tình nhân với bùn để phi tang
Thứ bảy, 17/02/2018 19:00
Được xem là hiện tượng độc nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất nổi tiếng tài giỏi trong việc trị nước, đồng thời độc ác khét tiếng. Cuộc đời bà đã gây nhiều tranh cãi cho các nhà sử học.
Võ Tắc Thiên (625 - 705) là hoàng hậu đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc
cai trị đất nước như một vị hoàng đế. Dù có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của vương triều hùng mạnh, song chính sự tàn nhẫn và thủ đoạn thâm
độc của bà đã gây tranh cãi cho các nhà nghiên cứu sử về sau.
Hãm hại hoàng hậu để chiếm quyền
Tạo hình Võ Tắc Thiên trong các bộ phim truyền hình nổi tiếng.
Trở lại hoàng cung từ chùa Cảm Nghiệp,
người con gái họ Võ đã trở thành thiếp của Đường Cao Tông (628 - 683)
với danh xưng Võ Chiêu Nghi. Bà có với nhà vua một bé gái là công chúa
An Định.
Tuy nhiên, đứa trẻ chết yểu ngay sau thời
điểm Vương hoàng hậu tới thăm. Đường Cao Tông liền nhanh chóng kết tội
Vương hoàng hậu, cho rằng bà làm vậy bởi lòng ghen tức nên mới vờ tới
thăm rồi xuống tay sát hại tiểu công chúa.
Vương hoàng hậu luôn tìm cách trả thù do
quá uất ức trước nỗi oan thấu trời. Bà và Tiêu Thục Phi bèn tìm thầy yểm
bùa nhằm hãm hại đối phương, song mọi chuyện lại không kín kẽ khiến cả
hai bị phế truất và đầy vào lãnh cung.
Người con gái họ Võ đã trở thành thiếp của Đường Cao Tông. Ảnh minh họa.
Võ Tắc Thiên đã hành hạ, tra tấn hai quý
phi trong lãnh cung ngay thời điểm được phong làm hoàng hậu cho đỡ gai
mắt, nhân tiện tránh luôn việc Đường Cao Tông lại mủi lòng thương xót mà
viết sớ tha tội.
Tương truyền, bà từng sai quân lính chặt
đứt tứ chi của Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, sau đó ngâm vào thùng
rượu lớn. Các cung nữ biết chuyện cũng bị cắt lưỡi hòng để che đậy tội
ác man rợ đó.
Bà vu oan cho Vương hoàng hậu giết hại đứa con gái mới sinh là công chúa An Định. Ảnh minh họa.
Trước lúc qua đời, vì quá hận thù trước
hình phạt tàn bạo mà mình phải chịu đựng, Vương hoàng hậu cùng Tiêu Thục
Phi thề sẽ hóa thành mèo để trả thù Võ Tắc Thiên hằng đêm.
Người xưa cho rằng, đó cũng là lý do khiến bà đặc biệt sợ mèo và thường bị ám ảnh bởi thứ âm thanh mèo kêu tới nỗi mất ngủ.
Hại chết con ruột và tôn thất để giành ngôi hoàng đế
Võ Tắc Thiên sẵn sàng hại chết con ruột để giành ngôi hoàng đế. Ảnh minh họa.
Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi không
phải là nạn nhân duy nhất của Võ Tắc Thiên. Dân gian truyền rằng, tại
lãnh cung, bà đã thừa nhận mình là người bóp mũi khiến công chúa An Định
chết yểu rồi vu oan cho Vương hoàng hậu.
Bà còn ép thái tử Lý Trung phải chết, lập
con cả Lý Cường làm thái tử nhưng rồi cũng xuống tay đầu độc người này
trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc vì dám tỏ thái độ bất mãn. Con trai
thứ hai tên Lý Hiền lên thế chỗ, sau đó chịu số phận tương tự vào năm
684.
Bà chính thức trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa vào năm 690. Ảnh minh họa.
Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên
ngôi vào năm 683. Nhưng chỉ sau một tháng nắm giữ ngôi báu, Võ Hậu quyết
định phế truất vua với lý do vợ của Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ
lộng quyền,
Cho tới năm 690, bà chính thức trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Sát hại dã man các tình nhân bị thất sủng
Các tình nhân bị thất sủng của Võ Tắc Thiên đều nhận về cái kết bi thảm. Ảnh minh họa.
Võ Tắc Thiên đã bộc lộ thói trăng hoa ngay khi trở thành hoàng đế.
Tương truyền bà có rất nhiều người tình, bao gồm cả tới anh em Trương
Xương Tông và Trương Diệc Chi, Trầm thái y hay Phùng Tiểu Bảo.
Nhưng họ chỉ được ở bên người tình đầy
quyền lực một thời gian ngắn rồi bị sát hại theo cách rất dã man: Bị
cung nữ đánh chết rồi đem xác trộn với bùn, hoặc vứt thẳng xuống hồ nhằm
phi tang sự việc.
Sau này, Đường Huyền Tông (685 - 762) Lý
Long Cơ có cơ hội lật đổ Võ Tắc Thiên, sai quân lính đào hồ nước nên
tình cờ phát hiện hàng đống xương người đang nằm sâu bên dưới.
Tranh cãi gay gắt về Nữ hoàng đế chuyên quyền, độc ác Võ Tắc Thiên
Theo Wikipedia, hầu hết sử gia trước giai
đoạn năm 1950 đều chỉ trích nặng nề những tội ác man rợ của Võ Tắc
Thiên. Nhiều người xem Võ Tắc Thiên là điển hình của sự độc ác, lợi dụng
quyền hành để hạ thủ người khác, giết người không ghê tay, thậm chí cả
sát hại chính con ruột của mình.
"Một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp", sử sách viết lại. Tuy nhiên, sau giai đoạn năm 1950, người ta lại có một nhận định khác về bà.
Trước hết, Võ Tắc Thiên là hoàng hậu duy
nhất dám khẳng định vị thế của mình trong triều chính. Sự độc ác của Võ
Tắc Thiên thường được so sánh với Lã hậu nhà Hán. Những vị đại hoàng hậu
nổi tiếng ở Trung Hoa như Tần Tuyên Thái hậu, Tây Tấn Giả Nam Phong, Từ
Hi thái hậu,... đều chỉ dám đứng sau bức rèm nghe bàn chính sự mà không
ai dám làm việc xưng đế như bà.
Thời bà cai trị, xã hội phong kiến Trung
Quốc có hệ thống bình đẳng giới tốt hơn so với giai đoạn trước và sau
đó. Vậy nên, Võ Tắc Thiên được xem là hiện tượng độc nhất vô nhị trong
lịch sử Trung Hoa.
Xét về việc triều chính, bà là người vô
cùng mạnh mẽ, quyết đoán và có tài trị nước, an dân. Ở thời của bà có
nhiều vị đại thần hiền năng được trọng dụng như Lâu Sử Đức, Địch Nhân
Kiệt, Tống Cảnh.
Một sử gia có nhận định rằng: "Nếu bà
nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ
bãi chức hoặc thậm chí là giết chết. Bà còn thưởng phạt phân minh, lãnh
đạo triều chính và dùng các phán đoán riêng của mình để quyết định công
việc. Võ Tắc Thiên có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân
tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng".
Mộc
Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet
Han tinh trong mua - Vu Khanh
19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống
Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?
Phải chăng cái Đạo, chân lý mà ông muốn đề cập là điều to lớn, không ai có thể nói chính xác đó là gì, hay con người không xứng để nghe
1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
8. Ai muốn ức chế người khác thường không tự ức chế bản thân mình.
9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
Bruce Phan, theo Awaken
Câu chuyện về ông tổ của Đạo: Lão Tử
Lão Tử (571-470 TCN) tên thật là Lý Nhĩ, còn gọi Bá Dương, được coi là vị Thánh nhân ở Trung Quốc đã sáng lập ra Đạo gia. Đạo có nghĩa là “con đường” theo tiếng Trung Quốc
Người ta nói rằng ông có mái tóc và hàng lông mày màu trắng khi vừa mới sinh ra. Kể từ đó ông được gọi là Lão Tử, nó có nghĩa là “ông già khôn ngoan” theo tiếng Trung Quốc. Từ lúc còn trẻ, Lão Tử đã rất thông minh và siêng năng học hỏi.
Lão Tử làm quan giữ sách trong thư viện của nhà Chu thời Xuân Thu (770-481 TCN). Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử. Chuyện kể rằng Khổng Tử đã gặp ông ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, khi Khổng Tử tới tìm đọc các cuốn sách cổ trong thư viện. Sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử cho rằng việc khôi phục lễ giáo thời nhà Chu của Khổng Tử hòng giúp thiên hạ thái bình không phải là thượng sách. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.
Lão Tử nói: “Có một vật sinh ra từ lúc hỗn nguyên, có từ trước khi Trời và Đất được sinh ra, yên lặng vô hình, độc lập mà không thay đổi, vận hành tuần hoàn mà không ngừng nghỉ, có thể là mẹ của vạn vật trong vũ trụ. Ta không biết tên là gì, bèn gọi là Đạo”. Ngài hiểu rằng Đạo là gốc rễ của tất cả mọi thứ, và con người cần hiểu rằng “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”, bởi vì đó chính là Thiên luật.
Biết Lão Tử sắp rời đi, viên quan đã yêu cầu ông để lại kinh thư cho trần giới. Lão Tử chấp thuận, và đã để lại 5000 chữ, trong kinh điển “Đạo Đức Kinh” nổi tiếng hoàn cầu.
Lão Tử chỉ rõ rằng sự phát triển của nền “văn minh” đã làm cho con người chỉ theo đuổi danh và lợi, quên đi bản tính lương thiện của mình. Sự biến mất của lòng tốt, sự ngay chính, đạo hiếu và trung thành cho thấy sự suy đồi của đạo đức xã hội. Lão Tử tin rằng nếu đạo đức là một phần của cuộc sống hàng ngày, thì xã hội sẽ thăng hoa một cách tự nhiên.
Để giúp con người trở về bản tính tiên thiên lương thiện của mình, Lão Tử đã truyền giảng Đạo trong một thời kỳ hỗn loạn. Với chỉ 5000 từ Lão Tử đã cho con người hiểu được ý nghĩa của Đạo, mối quan hệ giữa Đạo và sự hình thành vũ trụ, và nguồn gốc của vạn vật. Ông cũng giảng cách làm người, và làm thế nào để nhân loại cuối cùng có thể quay trở về được bản nguyên của sinh mệnh bản thân.
Chính Sử – Tin180.com
Linh hồn tượng đá Tuấn Vũ
Linh Hồn Tượng Đá
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui
Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề tai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Nên cuộc đời trọn phận lẻ loi
Em ơi, em ơi thời gian gần gũi
Nào được bao nhiêu
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhình nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui
Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề tai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Nên cuộc đời trọn phận lẻ loi
Em ơi, em ơi thời gian gần gũi
Nào được bao nhiêu
Mà khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhình nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Nhận xét
Đăng nhận xét