CÂU CHUYỆN TÂM LINH 163

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nữ sinh trường sân khấu đang ngủ bỗng dưng phát hiện có người mò vào mình mới tá hỏa phát hiện

Tấn Beo gặp chuyện "sởn gai ốc" trên đường lưu diễn

Minh Ánh |
Tấn Beo gặp chuyện "sởn gai ốc" trên đường lưu diễn

Năm 2015, Tấn Beo khiến người hâm mộ bất ngờ khi kiêm vai trò đạo diễn và diễn viên chính trong dự án phim điện ảnh đầu tay – Thám tử Hênry.

Bộ phim sẽ được phát sóng trên HTV2 trong thời gian tới. Khi chia sẻ về cơ duyên dẫn dắt anh đến với thể loại kinh dị - hài này, Tấn Beo cho biết từng gặp phải chuyện tâm linh kỳ bí trên đường lưu diễn.
Theo lời danh hài, khi theo đoàn xuống diễn ở miền quê hẻo lánh anh đã gặp "ma". Thời đó điện khan hiếm nên khi dứt tuồng, máy nổ phát điện ngừng hoạt động là cả vùng cũng chìm vào bóng tối.
Như bao người khác, Tấn Beo đi ăn khuya. Tuy nhiên, vì không có tiền mua đèn pin cũng chẳng có đèn dầu như dân trong vùng nên đành phải dò dẫm tự nhắm hướng.
Tấn Beo gặp chuyện sởn gai ốc trên đường lưu diễn - Ảnh 1.
Đến lúc về, anh bị tiếng bước chân lẫn tiếng gió phía sau lưng làm cho "thần hồn nát thần tính", cứ ngỡ ai đó theo mình nên cứ thế hát vang để tự trấn an.
Khi còn cách chỗ tập trung của đoàn vài chục mét, Tấn Beo thấy có người đang đứng hút thuốc nên mừng quá, gọi hỏi liên tục nhưng mãi không thấy "người ấy" trả lời.
Anh cứ thế vừa gọi tên từng đồng nghiệp để hỏi dò nhưng khi đến nơi mới tá hỏa vì "người ấy" đột ngột biến mất, xung quanh hoàn toàn vắng lặng.
Lúc này, nam danh hài mới thật sự cảm thấy "ớn rồi, mình mẩy hơi lạnh rồi, miệng mồm cũng cứng rồi", đành ráng gồng đi luôn mà trong lòng thì hết sức hãi hùng".
Tấn Beo gặp chuyện sởn gai ốc trên đường lưu diễn - Ảnh 2.
Từ dạo ấy, Tấn Beo đã bắt đầu thực sự tin vào chuyện tâm linh, dù tự nhận bản thân không hề… sợ ma.
Anh cũng bắt đầu tìm hiểu và phát hiện người Việt rất thích theo dõi các câu chuyện phá án được lồng ghép yếu tố ly kì siêu nhiên.
Và theo theo lời anh, những cung đường bị đồn đại xuất hiện ma sau những tai nạn thảm khốc đã được đưa vào bộ phim Thám tử Hênry một cách ấn tượng, khiến người xem không thể nào quên.
theo Trí Thức Trẻ

Infographic: Kiêng kỵ đáng sợ lúc 12h đêm và 12h trưa, ai cũng nên tránh

08:59 | 01/08/2018
(Lichngaytot.com) "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", những điều kiêng kỵ lúc 12h trưa và 12h đêm dưới đây đừng phạm phải kẻo mang vận xui vào người.
 
Có những điều kiêng kỵ bất thành văn, được cha ông ta truyền lại. Mặc dù khoa học chưa thể lý giải, nhưng nó vẫn có mức ảnh hưởng nhất định tới đời sống con người.

Về tâm linh, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, mỗi người nên tránh xa những kiêng kỵ lúc 12h đêm và 12h trưa dưới đây.

Nhung-dieu-kieng-ky-luc-12h-trua-va-12h-dem
 
Chi tiết về lý giải những điều kiêng kỵ lúc 12h đêm và 12h trưa, xem nội dung dưới đây sẽ rõ! 
 

1. Đại kỵ làm gì lúc 12h trưa?

 
- Nhặt tiền rơi vãi trên đường vào giữa trưa 12h là điều xui xẻo, bởi đó thường là tiền người ta dùng để cúng kiếng. Phạm phải điều này, bạn sẽ dễ bị tai họa đeo bám.
 
- Cắt tóc thì kiêng làm vào 12h trưa. Theo lời người xưa, giờ này cắt tóc cũng là cắt lộc, suốt cả tháng làm ăn đen đủi, tiền bạc tiêu hao. 
 
- Ăn cơm trưa không cắm đũa vào bát cơm, vì đó là cách người ta làm cơm cúng. Cơm người trần ăn mà làm vậy thì giống như đang thắp hương mời vong vào nhà dùng bữa.
 
- Đưa trẻ con ra đường lúc 12h trưa là một trong những điều kiêng kỵ lúc 12h phổ biến. Có quan niệm cho rằng, trẻ dễ bị “bắt vía”, đêm quấy khóc nhiều, khó ăn khó ngủ.
 
- Khi ngủ trưa cũng phải xem vị trí ngủ. Nhớ đừng quay đầu ra cửa, vì đó là tư thế cho người chết. Cùng đừng quay chân vào bàn thờ, dễ bị quở vì bất kính với bề trên.
 
- 12h trưa là lúc dương khí cực thịnh, không nên mai táng vào thời điểm này, linh hồn người chết có thể bị đánh cho phiêu tán, khó bề hóa kiếp.
 
- Chuyện phòng the nam nữ được coi là âm dương giao hợp, cần có linh khí thuần âm trợ lực. Vì thế mà 12h trưa dương thịnh âm suy không phải thời điểm thích hợp để làm chuyện này.
 
Theo quan niệm dân gian, nếu biết điều kiêng kỵ vào 12h trưa này mà vẫn làm thì đứa trẻ sinh ra dễ bị ngốc nghếch.
 
- Kiêng lễ bái: Theo kinh Phật, lễ bái thần Phật nên làm vào lúc sáng sớm, lúc trời đất còn thanh tịnh thì sẽ càng linh nghiệm.
 
12h trưa là giờ quan đi tuần, giờ Ngọ 3 khắc trong dân gian là thời khắc chuyển giao giữa sáng và chiều nên không hợp để lễ bái.
 
Song lễ Phật quý ở lòng thành, bái Phật tùy duyên, nếu giữa trưa có duyên qua cửa Phật thì vẫn nên cúi đầu lễ bái để cầu bình an cho gia đình.

Chuyện tâm linh ly kỳ về diễn viên đóng vai Phật Tổ Như Lai trong Tây Du Kí 1986

Chu Long Quảng đến giờ vẫn được khán giả yêu quý gọi là 'Phật Tổ Như Lai' nhờ thành công của 'Tây du ký 1986'. Ngoài đời, ông có cuộc sống bình yên, không vướng thị phi.
Chu Long Quảng được coi là Phật Như Lai sống
Người dân dâng hoa quả để cúng bái
Chu Long Quảng sinh năm 1939 tại Tây An (Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp cấp ba, ông theo học tại Học viện nghệ thuật Lan Châu, khoa diễn xuất.
Trong sự nghiệp diễn xuất, ông tham gia nhiều phim nổi tiếng như Tây du ký, Tây An hổ gia, Võ lâm ngoại trưởng, Ngô Thừa Ân cùng Tây du ký. Ngoài đóng phim, ông còn là một thầy giáo.
Năm 1992, ông từng đảm đương vai trò Hiệu trưởng Học viện Điện ảnh Đông Phương và cố vấn cao cấp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Chu Long Quảng chỉ nghỉ hưu khi bước vào tuổi 74.
Cho đến giờ, ông vẫn nhớ như in kỷ niệm khi đóng Tây du ký - bộ phim đóng khung hình tượng của ông. “Tôi gặp đạo diễn Dương Khiết. Bà cho rằng tôi thường đóng vai anh hùng trên màn ảnh nên không hợp hình tượng yêu ma. Vì thế, bà kiên quyết giao vai Phật Tổ hoặc thần tiên cho tôi”, ông kể.
Sau khi được hóa trang, Chu Long Quảng đến phim trường, toàn bộ ê-kíp đã tròn mắt nhìn ông. “Đây đúng là Phật Tổ hiển linh rồi”, đạo diễn Dương Khiết thốt lên.
Trong quá trình đóng “Tây Du Ký”, Chu Long Quảng đã tăng cân thêm càng khiến nhân vật Phật Tổ giống hơn và làm hài lòng đoàn phim.
Ông nhập vai vào nhân vật đến nỗi trong một lần hóa trang xong, khi ông tìm đến một góc của ngôi chùa để học kịch bản thì đang nhắm mắt bỗng nghe tiếng người xì xào xung quanh. Mở mắt ra, ông giật mình khi hàng chục tín đồ đang niệm “Nam mô a di đà Phật” ngay dưới chân ông. Họ tưởng rằng Chu Long Quảng là Phật Tổ hiển linh, mặc cho nam diễn viên đang bối rối phân bua.
Mãi sau mới biết, dù biết ông là thành viên của đoàn làm phim song vì bề ngoài quá giống Phật Tổ, nên người dân không “đành lòng” nhắm mắt bước qua. Có người còn dâng cả hoa quả chỗ nam diễn viên ngồi để tỏ lòng thành kính, song cuối cùng Chu Long Quảng đã để lại nơi cửa Phật vì không dám mạo nhận.
Sau này, dù đóng nhiều vai, ông vẫn gắn liền với hình ảnh chính diện, thần tiên. “Tôi thường nói với mọi người đừng tán dương tôi lên mây, tôi cũng không phải thần tiên”, Chu Long Quảng nói.
Chu Long Quảng bên Lục Tiểu Linh Đồng và 'bồ tát' Tả Đại Phân
Chu Long Quảng thừa nhận tham gia nhiều phim thành công nhưng vai diễn “lướt qua màn ảnh” trong Tây du ký bản 1986 để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
“Mỗi lần tôi ra đường, có người nhận ra lại gọi tôi là Phật Tổ. Họ nói xem phim mà bất ngờ lắm, tự hỏi sao có người giống Phật Tổ trong trí tưởng tượng đến thế”, ông cười kể.
Nhiều người hâm mộ nhận xét rằng không chỉ có ngoại hình giống Phật Tổ, tấm lòng từ bi, bác ái, vị tha cũng Chu Long Quảng cũng quảng đại như Đức Phật vậy. Chính sự thân thiện, nhiệt tình và chân thành đó của Chu Long Quảng càng khiến nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng ông hơn.
Cuộc sống viên mãn ở tuổi bát tuần
Không những có sự nghiệp thành công, cuộc sống gia đình của vị “Phật sống” cũng vô cùng viên mãn bên cạnh vợ và con gái.
Bén duyên ở tuổi 35, thế nhưng Chu Long Quảng và vợ mình – bà Ngô Huệ Phương lại có cuộc sống hạnh phúc khiến nhiều người ngưỡng mộ. Chu Long Quảng hết lời khen ngợi vợ bởi vẻ xinh đẹp và dịu dàng của bà: "Khi gặp bà ấy, tôi hiểu rằng cuộc sống của mình đã bước sang trang mới. Nhiều người nói bà ấy may mắn cưới được tôi, còn tôi thì thấy người may mắn là mình".
Khi nói về cuộc sống gia đình, bà Huệ Phương chia sẻ bản thân không biết nấu ăn và cũng không đảm đang, thế nên mọi người bếp núc trong nhà đều do một tay ông lo liệu. Ông không hề than trách bà nửa lời mà tình cảm vợ chồng ngày một thắm thiết hơn.
Sau khi bà sinh 3 con gái vô cùng xinh đẹp nết na, Chu Long Quảng cũng không ngại ngần đùa rằng trong nhà có "bốn nàng tiên và một kẻ hầu". Với Chu Long Quảng, được chăm sóc, lo lắng cho vợ con là điều tốt đẹp nhất mà ông có thể dành cho những người thương yêu.
Sinh ra ở thời kỳ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề, Chu Quảng Long từng bị gia đình thúc giục lấy vợ hai để sinh con nối dõi tông đường. Tuy nhiên, ông bỏ ngoài tai hết, vẫn hết mực yêu thương vợ và 3 con gái.
"Chúng tôi nắm tay nhau vượt qua nhiều sóng gió. Các con giờ cũng trưởng thành, các cháu rất xinh đẹp và ngoan ngoãn. Chúng tôi không có gì phải nuối tiếc chuyện cũ. Đời người có được mấy lần 40 năm đâu", ông cười và nói.
Ở tuổi bát tuần nhưng Chu Long Quảng khá minh mẫn và vẫn luôn nhiều người hâm mộ yêu quý, chào đón. Ông dành thời gian cho gia đình, sống những ngày bình yên như chăm sóc cây cỏ, vườn tược, vui thú tuổi già.
</ifarme>
Xem thêm: Phật Tổ Như Lai trong Tây Du Kí
Trương Dương - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Chuyện Tâm Linh nhà Tôi – Tác Giả Cục Gạch

Tiếc Gì 1 Like Để Ủng Hộ Tác Giả Nhỉ :D
Đây là một câu chuyện có thật và rất đau lòng nên từ lâu tôi đã muốn giấu kĩ và muốn quên đi nhưng hôm nay tôi quyết định chia sẻ với mọi người ở page để các bạn tin rằng thế giới tâm linh là có thật và nó luôn hiện hữu xung quanh chúng ta câu chuyện của tôi là kể về 1 người cháu, con của chị họ tôi ở ngay sát bên cạnh nhà , tôi xin giấu tên ng đã khuất và gọi là A
1 Điềm báo: năm ấy tôi 18t cháu kém tôi 4t thằng bé rất đẹp trai và khôi ngô, chúng tôi sinh ra và lớn lên ở ven sông Chu thanh hoá. Ngày trước ở quê tôi 18t chúng tôi còn ngây thơ lắm , chứ không lớn nhanh như bọn trẻ bây h, cháu tôi 14t thằng bé vẫn còn tụ tập chơi những trò trẻ con ở quê hay chơi, đánh bóng,tắm sông, và sự việc đau lòng sảy ra khi thằng bé cùng các bạn đi tắm sông
Hôm đấy sau khi cùng các bạn đi tắm sông về thằng bé bỗng lâu sạch hết bàn thờ và bắt đầu vái lạy luôn miệng nói “xin đừng bắt cháu đi , xin đừng bắt cháu đi” cả nhà thấy lạ và bắt đầu chú ý đến thằng bé, tôi có hỏi “cháu làm sao thế” , thằng bé nói “gì ơi người ta nói người ta sẽ bắt cháu đi”
Nghe song tôi sững người và bắt đầu lo sợ về một thế giới vô hình nào đó
Cả nhà ai cũng bất ngờ về hành động kì quặc của thằng bé ,đi hỏi thầy bói thì nói thằng bé chẳng có vận hạn gì cả Cả nhà cho rằng chắc thằng bé hay tắm sông trời nắng nên bị cảm rồi đâm ra tâm thần hoang tưởng ,và đem thằng bé đi chữa bệnh bằng tây y
Bẵng 1 đi 1 thời gian thằng bé lại trở về bình thường và tôi bắt đầu vào sài gòn học xa nhà , đợt thằng bé có biểu hiện lạ là tháng 8 , năm sau vào tết thanh minh khi cùng mẹ đi tảo mộ thằng bé có hỏi mẹ nó rằng”mẹ ơi sao khu mộ nhà mình chật thế , nếu nhà mình có người chết thì nằm ở đâu đc” mẹ thằng bé quát con đừng nói linh tinh nữa
Nhà chúng tôi ở ngay đê , Đằng sau là sông, nên con nít tắm sông là chuyện bình thường không cấm đc, vì có cấm chúng cũng sẽ chốn đi, nhưng giờ đê ngta kè hết rồi , không còn bãi cát đẹp nữa , dân cũng giàu rồi nên k ai xuống sông sinh hoạt nữa, sông rất vắng và chẳng bao giờ có người,thêm bọn hút cát trộm khiến lòng sông chỗ thấy cả đáy nhưng có chỗ lại sâu tới cả chục mét
Tháng 3 năm ấy khi tôi đang học trong sài gòn ,tôi là ng có linh cảm và giác quan thứ sáu rất tốt, đêm ấy tôi có một giấc mơ mà giấc mơ ấy có lẽ suốt đời này tôi không thể quên được , trong giấc mơ tôi thấy có một đứa bé chới với giữa dòng , tôi là đứa không biết bơi , nên cứ đứng trên bờ khóc ,sau đó tôi quyết định bơi ra giữa dòng vì tôi biết chắc đứa bé đấy là ng thân của tôi dù tôi k biết nó là ai vì khi nổi lên mặt nước đứa bé nằm úp mặt xuống nước , tình cảm của những thân đã thôi thúc tôi bơi thật nhanh ra giữa sông, tôi túm được chiếc mũ len màu đỏ trên đầu của đứa bé và kéo mạnh ,đứa bé ngửa mặt lại thì đấy chính là con của chị gái ruột của tôi , tôi giật mình tỉnh giấc và khóc òa lên vì giấc mơ như thật 100%
Tôi có kể cho bạn cùng phòng tôi nghe và bạn cùng phòng tôi nói ” nếu mày mơ người nhà m mất thì ng bên cạnh nhà m mất” giấc mơ đấy cứ ám ảnh tôi mấy hôm và ruột gan tôi nóng như lửa đốt, tôi gọi về nhà thì mọi chuyện đều ổn
Và ngày buồn nhất cũng đến hôm đấy vào ngày 8_3 âm lịch , khi tôi đang ôn thi hết học phần trên lớp ,lúc đấy rất yên tĩnh vì sinh viên đc nghỉ học về quê nghỉ giỗ̃ tô ̉
Lúc đấy là tầm 14h30 đang ôn bài thì tôi bỗng nghĩ đến thằng bé, tôi thầm nghĩ ,ma quỷ gì chứ , bây giờ thằng bé vẫn sống khỏe mạnh đấy thôi, nhưng tới tối ,tôi nhận được tin thằng bé đi tắm sông buổi trưa với bạn và bị chết đuối rồi, tôi khóc nhiều lắm , cảm giác tự trách bản thân vì tôi đã mơ thấy rồi ,mà tôi không thể ngăn được chuyện sảy ra
Trưa hôm ấy thằng bé cùng hai người bạn nữa đi tắm sông , cùng bằng tuổi nhau , và tắm ngay sau nhà thằng bé ,cũng chính là đoạn sông trong giấc mơ của tôi, khi 3 đứa cùng đùa nghịch thì có 1 đứa bị hụt xuống hố cát sâu ,thằng bé dù không biết bơi nhưng vẫn chạy ra cứu bạn và bị bạn kéo theo , thằng bé còn lại chạy lên nhà gọi người thân xuống nhưng k kịp 2 thằng đã chìm mất rồi
Đau đớn lắm các bạn ạ , tôi viết câu chuyện của mình ,k phải để câu like hay bất kỳ một sự ngợi khen nào của các bạn , tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng hãy thương yêu ng thân của mình khi họ còn sống, số trời đã định nếu có biết trước hãy cố gắng giìn giữ ng thân của m rútình thật tốt ,để k phải trách bản thân mình khi có chuyện k hay sảy ra , nếu chúng ta còn duyên tôi sẽ kể cho các bạn nghe về nhiều chuyện nữa ,cảm ơn vì đã đọc hết câu chuyện của tôi
Thể hiện lòng tự trọng bằng cách ghi nguồn TruyenMaCoThat.Net và tên tác giả khi lấy truyện đi bất cứ đâu

Chuyện tâm linh ở Nghĩa trang Trường Sơn

Giữa mênh mông đại ngàn, suốt ngày đêm vi vu tiếng gió, Nghĩa trang Trường Sơn là nơi an nghỉ của 10.363 liệt sĩ. Phần lớn trong số đó là những chiến sĩ Đoàn 559 anh hùng - những chàng trai đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi, cái tuổi đang son và thớ thịt căng da. Họ đã chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Nhiều câu chuyện, theo anh Hồ Tất Ái - Trưởng Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thuộc khoa học huyền bí, là chuyện của thế giới tâm linh. Anh kể rằng, khi một đoàn các Mẹ Việt Nam anh hùng ở Bình Định lên thăm nghĩa trang, có một gia đình trong đoàn đi tìm mộ người thân, cả năm rồi không thấy. Hôm ấy, bác gái đi thắp hương ở các phần mộ, cũng là ngẫu nhiên. Bỗng thấy bác hét lên một tiếng rồi ngất đi, chúng tôi cứ tưởng bác bị cảm, hoặc giả cũng do quang cảnh Nghĩa trang trầm mặc quá mà bác xúc động. Thế nhưng khi tỉnh lại, bác bảo với chúng tôi đúng đây là phần mộ của người em mà bác đang tìm kiếm nhiều năm qua. Rồi nhiều trường hợp khác, chỉ biết con em mình hy sinh trong chiến tranh, không biết phần mộ ở đâu. Gia đình đã đi tìm nhiều năm mà không thấy. Vậy mà trong một chuyến đi cùng mấy đoàn khách thăm Nghĩa trang, đốt hương xong, họ như có người cầm tay dẫn đường, đi vòng vèo tới mấy ngôi mộ ở tận xa thắp hương, nhìn lại mới biết là mộ người nhà mình. Người dân ở đây cho rằng đó là các anh hùng liệt sĩ dẫn đường chỉ lối.
Anh Ái trầm ngâm: Ở nơi linh thiêng này, lời hứa là rất quan trọng, điều gì đã hứa là phải làm. Anh hồi tưởng lại: Một lần vào dịp cuối năm Quý Mùi (2003), anh em ở Ban quản lý Nghĩa trang bàn nhau dự định chiều ngày 26 - 12 âm lịch sẽ làm vài mâm cỗ, trước là thắp hương cúng các anh chị, sau là bữa cơm tất niên coi như động viên anh chị em trong cơ quan sau một năm làm lụng vất vả. Thế rồi nhiều đoàn lên thăm viếng, thành ra công việc bận quá, chưa tổ chức được. Đêm hôm ấy, rồi đến ngày 27, 28 cũng thế, đêm nào các anh cũng gọi: Anh em sao hứa mà không làm... Sao hứa mà không làm...?
Một chuyện khác, thầy giáo Hải quê Hà Nam, công tác ở trường Đại học KHXH&NV đi cùng đoàn lên thăm nghĩa trang, khi đi qua nghĩa trang khu III là khu quy tập mộ các liệt sĩ của mấy tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh... thì người ta bỗng nghe thầy hát vang cả núi rừng liền một lúc 6 bài về Trường Sơn. Ngay đêm hôm ấy, thầy gọi điện về cho gia đình kể rằng đi ngang qua nghĩa trang khu III, các anh bảo hát cho các anh nghe những bài hát Trường Sơn nên thầy hát.
Anh em ở Ban quản lý cho biết rằng khu ấy thiêng lắm. Ngày rằm, mồng một đến thắp hương tại đó, họ vẫn nghe thấy tiếng anh em liệt sĩ nói cười, chào hỏi: “Các anh đến thắp hương đấy à?”

Anh Ái từng là lính trinh sát đặc công. Đối với người chiến sĩ được rèn luyện vững vàng như anh thì chuyện sống chết, hoang đường không có gì đáng sợ. Sau 7 năm công tác tại đây, một kỷ niệm làm anh còn nhớ mãi. Anh kể rằng:
“Đêm 14-11-2001, tôi và đồng chí Chủ tịch công đoàn cơ quan lên khu nghĩa trang thắp hương, chúng tôi thấy một người ngồi bên cạnh tượng đài. Chuyện thân nhân liệt sĩ lên nghĩa trang đêm hôm khuya khoắt cũng không phải là lạ. Tôi cứ nghĩ, có lẽ khách phương xa tới muộn. Dù sao tôi cũng đánh tiếng từ xa, không thấy người đó trả lời. Tôi ngạc nhiên quá, đến gần hơn, cách khoảng chục mét, tôi lại cất tiếng chào hỏi. Người đó vẫn im lặng. Khi chúng tôi tới gần tượng đài còn cách khoảng vài mét, người đó đi lùi ra một đoạn. Tôi đốt hương và nói: “Chúng tôi lên đây thắp hương và có vài lời với các anh hùng liệt sĩ. Anh ở đâu tới vậy?” Người đó nói: “Tôi cũng là liệt sĩ, ở nơi khác đến đây thăm anh em!” Quả thật lúc đó tôi vã mồ hôi hột, còn anh Chủ tịch công đoàn thì châm cả lửa vào tay. Quay lại thì không thấy người ấy đâu nữa“.

Còn nhiều chuyện thuộc về thế giới tâm linh ở nghĩa trang này. Chị Trần Thị Thê, công tác ở Nghĩa trang đã 25 năm. Chị có mặt ở đây từ năm 1981 khi mới thành lập Nghĩa trang đến giờ. Chị kể thời kỳ đầu có hơn chục người, chủ yếu là chị em. Những ngày mới lên Nghĩa trang, đêm đêm nằm nghe thấy tiếng các anh linh liệt sĩ cười đùa, rồi đàn hát những bài ca thời xưa, chị em cũng hoảng. Hai ba người quây lại ngủ chung một giường. Rồi sáng sớm, nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng bước chân hành quân trong đội ngũ, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu. Các chị mới đầu rất sợ, nhưng sau nghĩ đến các liệt sĩ xả thân vì nước lại cảm thấy thương vô cùng, thành ra ngày rằm, mồng một nào cũng lên thắp hương viếng mộ.

Nhà ngay cạnh Nghĩa trang và lại công tác trong Ban quản lý, vì thế nên chị Thê gần như trực luôn ở đây ban đêm cũng như dịp lễ, Tết. Chị kể rằng, cả chục năm sống ở đây, cứ mỗi khi nhà có việc gì lớn thì đều lên xin các anh. Năm ngoái chị xây nhà, cũng làm mâm cỗ cúng, gọi là “báo cáo với các anh”. Chị tin rằng, chắc các anh phù hộ nên cái quán nhỏ của chị rất đông khách, ăn nên làm ra. Rồi thì chuyện người nhà ốm đau, thi cử của con cái, chị cũng làm lễ, trước là tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, sau nữa cũng mong các anh phù hộ độ trì cho. Dần dần, việc đó trở thành nghi lễ quen thuộc của bà con người Kinh ở quanh đây.

Những câu chuyện tâm linh có lẽ sẽ làm nhiều người mơ hồ sợ hãi. Nhưng với những người đồng đội của các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi đây, đó là câu chuyện của những người đang sống, các anh vẫn đang hiện hữu bên cạnh cuộc đời này. Có đoàn thương binh từ Hà Nội vào, năm nào cũng tới thăm nghĩa trang. Có anh mù 2 mắt, anh cụt 2 chân, hai tay, về đây thăm lại chiến trường xưa, thăm lại đồng đội cũ. Các anh ngủ lại giữa nghĩa trang, đốt lửa, thầm thì trò chuyện và hát lại những bài hát năm xưa cho những người đồng đội nghe. Họ đang sống lại những năm tháng hào hùng.

Chuyện linh thiêng, huyền bí ở nơi đây có phải thuộc khoa học huyền bí - như nhận định của anh Ái, chị Thê - hay do họ quá xúc động vì tấm gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, hoặc vì khung cảnh tịch mịch, thâm nghiêm, sự thăm thẳm đất trời giao hoà giữa âm dương, hư thực ở nơi đây thêu dệt nên? Dù là hoang đường, những câu chuyện đầy tính nhân bản đó vẫn gửi gắm một điều: Các anh đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết; các anh đã trở thành bất tử trong mỗi trái tim Việt Nam.

Ngày 27-7, trong chương trình Nhịp cầu xuyên Á, thanh niên 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan gặp nhau tại đây. Họ cùng nắm tay nhau, thắp những nén hương, những ngọn nến lên 10.363 ngôi mộ. Nghĩa trang Trường Sơn sẽ lung linh trong ánh nến, khói hương huyền ảo. Một thông điệp mà các thế hệ sau gửi đến các anh là: Các anh sẽ sống mãi trong lòng Tổ quốc và nhân dân.

Theo pno

Chuyện đầu thai huyền bí của đức Đạt Lai Lạt ma

Nói đến Tây Tạng thường chúng ta liên tưởng đến một đất nước Phật giáo đầy bí ẩn được che giấu giữa những dãy núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn.
Đến đây, người ta còn tìm được cảm giác thư thái bình yên trong tiếng chuông chùa ngân vang. Đi qua những cánh đồng bạt ngàn của dân du mục, những dãy núi tuyết, người ta có cảm giác đi qua đủ mọi hỷ, nộ, ái, ố của cuộc đời để rời thấy lòng mình như được gột rửa, trở nên thanh sạch và yên bình hơn. Ở đất nước Phật giáo đầy bí ẩn này, người ta còn truyền nhau những câu chuyện huyền bí về nhũng vị Đạt Lai Lạt ma, là hiện thân lòng từ bi của Chư Phật và Bồ Tát.
Vị Đạt Lai Lạt ma đầu tiên của Tây Tạng
Đức Đạt Lai Lạt ma đầu tiên của Tây Tạng chính là Gendun Truppa (1391 - 1475). Ngài được sinh ra trong một gia đình thuộc thành phần chăn nuôi du mục. Họ đã di cư từ miền đông Tây Tạng đến những cao nguyên mênh mông nằm tận phía Tây. Họ tạm định cư trên một cánh đồng nhỏ ở Shabtod, nằm trong thung lũng Srad gần Shigatse và cách chùa Sakya không xa lắm.
Theo sử ký‎ Tây Tạng thì cậu bé được sinh ra trong chuồng bò, nơi mà gia đình họ đang ẩn náu ở đó để tránh khỏi sự tấn công của bọn thổ phỉ. Nhưng sau khi cậu bé được sinh ra, cả gia đình cậu bé bị sự truy lùng của bọn thổ phỉ, nên đều bỏ trốn. Họ để lại hài nhi được giấu sau những tảng đá và quấn trong tấm chăn ấm áp.

Sáng hôm sau những người chăn cừu quay trở lại. Họ vô cùng kinh ngạc khi thấy hài nhi được bình yên vô sự và một con quạ thật to đang canh gác cho cậu bé khỏi sự đe dọa của những bầy quạ, kên kên và những con chó hoang dã khác. Các nhà tiên tri sau này cho rằng con quạ ấy chính là hiện thân của Mahakala, một dạng thần Hộ Pháp của Đức Quán Thế Âm và vị thần Mahakala đã theo hộ trì cho cậu bé ấy suốt đời.



Khi còn là một đứa trẻ, cậu bé đã thể hiện khả năng về tôn giáo của mình qua nghệ thuật chạm khắc những câu mật chú và những lời cầu nguyện trên các tảng đá trong lúc đang chăn giữ gia súc. Năm lên bảy, lúc cha qua đời, người mẹ đã đưa ngài đến Nartang, một ngôi chùa của phái Kadampa để làm thị giả và học hành dưới sự giám hộ của người cậu tên là Geshe Chosey. Ngài được đặt tên mới là Padme Dorje (có nghĩa là Hoa sen sấm sét), và được học hành với một số vị cao tăng.



Để thể hiện lời hứa của mình, vị Viện trưởng Drubpa Sherab - một đạo sư nổi tiếng - đã nhanh chóng tạo mọi cơ hội cho ngài được học hành, dìu dắt, chở che và truyền trao nhiều giáo lý‎. Sau đó, ngài được xuất gia với pháp danh là Gendun Drub, thậm chí còn được thọ nhận những sự giúp đỡ về mặt vật chất vì gia đình ngài rất nghèo.
Trước năm hai mươi lăm tuổi, ngài đã hoàn tất việc thọ giới và trở thành một vị tăng thực thụ với pháp hiệu Gendun Drup hay Gendun Truppa (có nghĩa là Sự hoàn hảo của đức hạnh) và được học hành dưới sự hướng dẫn từ bốn mươi đến năm mươi vị Lạt ma.



Sau đó, Gedun Truppa đã rời khỏi Nartang và đến trung tâm Tây Tạng để theo đuổi việc học hành cao hơn ở một số trường Đại học Phật giáo khác. Trong số hơn sáu mươi vị thầy mà ngài đã từng được học hỏi và thọ giáo, có ba người thầy đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc đời của ngài. Người thứ nhất là Viện trưởng Drubpa Sherab, kế đến là ngài Tsongkhapa và cuối cùng là nhà hiền triết Sherab Sengge.
Trong lần ngài diện kiến với Tsongkhapa vào năm 1415, bậc thầy lãnh đạo tinh thần vĩ đại ấy đã xé một mảnh áo cà sa của mình đưa cho ngài và tiên đoán tương lai thành công của ngài. Nhờ sự giúp đỡ của Tsongkhapa và đệ tử sau này của ông là Khadrub, ngài đã được thọ nhận sự đào tạo cao cấp trong dòng dõi Kadam của bậc đạo sư Atisha và trở thành một trong những vị Trưởng tử của đạo sư.

Trong suốt mười hai năm ở trung tâm Tây Tạng, Gedun Truppa đã nhập thất, thiền định và học hỏi không ngừng, cuối cùng đạt được chức vụ Viện trưởng ở Ganden và do đó ông đã đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của phái Gelupa.

Một trong những tiểu sử của Tây Tạng về Gedun Truppa đã chép rằng ngài đã đặc biệt nổi tiếng nhờ vào sự duy trì cả ba cấp độ của giới luật. Ngài cũng thọ trì và tinh thông về các dòng Mật tông của Tara và Kalachakra. Nói chung, ngài đã thể hiện chính mình là một tăng sĩ mẫu mực: trước hết là học hành, nghiên cứu bằng quá trình văn - tư - tu của mình để đạt được sự giác ngộ và sau đó là cống hiến cả cuộc đời mình cho sự truyền bá đạo pháp, để lại những tác phẩm giá trị và xây dựng các Trung tâm tâm linh cho hậu thế.

Gedun Truppa đã để lại cho hậu thế vô số các tác phẩm của mình, bao gồm bảy tập lớn với hàng trăm đề tài. Có một số tác phẩm như những chú giải của ngài về Giới và Luận dài đến hơn cả nghìn trang. Thêm vào đó là nhiều sáng tác về thơ văn - một trong những chủ đề hệ trọng của Tây Tạng, và nhiều tiểu luận đã trở thành một trong những di sản lớn nhất của ngài.

Do sự nổi tiếng của ngài và trên thực tế ngài là một tăng sĩ Kadampa nên những tác phẩm và sự truyền bá của ngài đã có ảnh hưởng hết sức sâu rộng. Thể loại văn viết của ngài rất cụ thể, cặn kẽ và hết sức rõ ràng trong việc biểu đạt những ý nghĩa cơ bản, tuy nhiên văn phong lại hết sức khiêm nhường.

Gedun Truppa còn được biết đến như là một nhà xây dựng rất nổi tiếng nhờ công trình xây dựng Tashi Lhunpo - ngôi chùa được mệnh danh là “đỉnh núi của sự phúc lành” ở Tsang gần Shigatse, như một tượng đài kỷ niệm đối với vị thầy đã quá cố của ngài – thầy Khasgrub. Ngôi chùa ấy đã trở thành một trong những trụ sở đồ sộ nhất của phái Gelupa và là tổ ấm cuối cùng của Panchen Lama - người duy nhất có uy thế toàn diện đứng thứ hai sau đức Đạt Lai Lạt ma.

Bắt đầu từ năm 1447, ngài đã đích thân giám sát toàn bộ công trình xây cất chùa Tashi Lhunpo, sau đó trở thành vị Viện chủ đầu tiên của ngôi chùa ấy và duy trì vị trí chủ chốt này cho đến cuối đời. Ngài cũng đã nỗ lực quyên góp vật chất, tài chính và tìm kiếm những người thợ khéo léo lành nghề.

Ngài là người của thời kỳ Phục hưng, thời kỳ làm sống lại nghệ thuật và văn học dựa trên những hình thức cổ điển. Thậm chí, ngài còn tự mình điêu khắc một số hình tượng trong các ngôi chùa. Dường như ngài luôn góp sức vào các công trình xây dựng của các chùa chiền khác và thậm chí được tín nhiệm và giao phó cho quyền hành về công trình xây cất chùa Drepung.

Chuyện tái sinh kỳ lạ?
Gedun Truppa dường như vô cùng hoàn hảo về sức mạnh tuyệt đối của ý chí, nhân cách và lòng quyết tâm. Tiếng chuông như ám chỉ ngài đã trở thành một bậc tâm linh siêu phàm ngay từ thời còn thơ ấu, thực hiện những phương châm của chính mình, không cần quan tâm đến những gì thiên hạ bàn tán về mình.

Tiểu sử bằng tiếng Tây Tạng đã nhấn mạnh về ngài với những phẩm chất của một tâm hồn bình thản, cách xử sự điềm đạm, khiêm nhường, và hoàn toàn không có tâm ganh tỵ hay tranh đua, không hề tự khen mình hay chê người.

Người ta kể lại rằng, Gedun Truppa viên tịch vào năm 1475 trong tư thế mà ngài đã chọn. Khi ở độ tuổi 84 với sức khoẻ không được tốt, ngài đã nói với các đệ tử là ngài sắp sửa “ra đi” và đã truyền cho họ những lời huấn thị sau cùng. Sau khi căn dặn họ phải luôn luôn ghi nhớ và thiền định về giáo lý Phật đà, ngài đã nhập mật định bằng phương pháp “Yoga trong giai đoạn hoàn tất”.

Truyền thuyết kể lại rằng, thân thể của ngài bắt đầu chuyển dạng từ một người già nua trở nên trẻ trung và phát hào quang rực rỡ. Ngài giữ nguyên trạng thái như thế trong vòng 49 ngày, không thở và tim cũng không đập, Ngài ngồi trong tư thế tukdam, một trạng thái huyền bí giữa sống và chết, ý thức dần dần rời khỏi tim và cơ thể được duy trì nguyên vẹn nhờ năng lực của thiền định.

Các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng còn truyền rằng, vị Lạt ma này đã nguyện rằng sau khi chết sẽ tái sinh để cứu độ chúng sinh và hoàn tất những gì mình chưa làm xong. Theo Đại sư Gedun Truppa thì khi hóa thân trở lại trần gian, ông sẽ đầu thai qua các vị Đạt Lai Lạt ma.

Để các đệ tử biết được mình sẽ hóa thân vào người nào, Đại sư đã chỉ rõ một vài thứ đồ dùng hằng ngày của mình và viết một bài kệ đặc biệt, ngày sau cứ theo đó mà suy đoán. Sau khi Đại sư Gedun Truppa viên tịch được hai năm, các đệ tử đã thăm dò, theo dõi, tìm kiếm khắp nơi những gì khả dĩ nói lên được sự tái sinh của ngài.

Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ ở một vùng kế cận thủ đô, có một bé trai mới hai tuổi, nhưng ăn nói và hiểu biết thông thạo như người lớn. Nghe được tin này, các đệ tử của Đại sư đã tìm đến tiếp xúc. Họ thấy đứa bé trả lời những câu hỏi do họ đưa ra rất trôi chảy. Sau đó là cuộc thử thách, họ đặt những di vật của Đại sư Gedun Truppa lẫn lộn với nhiều đồ vật của những vị sư khác trong tu viện trước mặt cậu bé, rồi hỏi những thứ nào Người đã thường dùng ngày xưa?

Cậu bé nhìn tất cả các thứ, rồi lựa những di vật của Đại sư Gedun Truppa để riêng ra một bên và nói: “Đây là những thứ tôi thường dùng ngày trước”. Các đệ tử vô cùng kinh ngạc, một người nhớ lại bài Kệ liền đưa cho cậu bé đọc thử. Không ngờ vào tuổi nhỏ như vậy mà cậu bé lại đọc được cả bài Kệ và còn giải thích luôn những đoạn khó hiểu cho mọi người nghe.

Sau khi đã chắc chắn đó là vị hóa thân của Đại sư Gedun Truppa, các đệ tử đã rước cậu bé về tu viện và tôn lên làm Sư trưởng với danh hiệu là Gedun Gyatso. Tại tu viện, cậu bé được huấn luyện rất kỹ về giáo lý, quy luật và mọi thứ dành cho một vị Sư trưởng sau này. Câu chuyện về sự tái sinh của Đại sư Gendun được lưu truyền cho tới ngày nay, nó mang đầy màu sắc huyền bí và càng làm cho đất nước này nổi tiếng với những dãy núi tuyết trở nên hấp dẫn hơn.



Theo NĐT

Đi tìm sự thật ở đền ông Hoàng Bẩy(Lào Cai) Kỳ 1 : Ông Hoàng Bẩy linh nghiệm?

Nhắc đến ông Hoàng Bẩy, những người hay đi chùa, thích hầu đồng khắp miền Bắc, thậm chí cả nước, đều biết đến. Những giá đồng ông Bẩy luôn cuốn hút người tham gia, cực kỳ sinh động.
Ông Bẩy nhập vào giá đồng, múa may quay cuồng, hút thuốc lá, thuốc lào, thậm chí thuốc phiện đúng chất tay chơi, khiến buổi hầu đồng tôn nghiêm trở nên vui nhộn, mọi người cười nghiêng ngả, sảng khoái.

Ngôi đền Bảo Hà mãi trên Lào Cai thờ nhân vật kỳ lạ này. Vì sao người dân cả nước kéo lên Bảo Hà để cầu tài, cầu lộc một nhân vật hư thực nổi tiếng ăn chơi, nghiện ngập, đĩ điếm?

Câu chuyện nhảm nhí

Chuyến tàu chạy Hà Nội – Lào Cai những ngày đầu năm đông hơn thường lệ. Khách lên Lào Cai thời điểm này chủ yếu là đi lễ đền Bảo Hà cầu tài, cầu lộc.
Trong toa tàu nằm của tôi, có mấy người ở toa cạnh cũng mò sang, trò chuyện rôm rả về ông Hoàng Bẩy, những câu chuyện linh nghiệm quanh nhân vật bí ẩn này.
đền bảo hà
Đền Bảo Hà

Người đàn ông có thể mô tả bằng mấy chữ “nửa nạc nửa mỡ”, thân thể đàn ông, mà nói giọng đàn bà, mãi sau tôi mới biết tên Sơn, kể rằng, từ 15 năm nay, năm nào anh ta cũng lên đền Bảo Hà cỡ 3-5 lần.

Anh kể rằng, tuổi trẻ ăn chơi hoang tàn, nhưng hậu vận càng ngày càng khá là nhờ… ông Bẩy. Các thầy bói đều phán tuổi Sửu có căn nặng, nếu ra hầu đồng thì có nhiều lộc, không thì sẽ bị hành tơi tả đến hết đời.

Tuổi trẻ, anh Sơn là dân tứ chiếng giang hồ, ra Bắc vào Nam, làm toàn chuyện rạch giời rơi xuống như cho vay nặng lãi, chủ lô đề, đòi nợ thuê, thậm chí có dính đến chuyện bán lẻ thuốc phiện. Kiếm được đồng nào, đốt hết vào các thú ăn chơi sa đọa.

Đi tù vì ma túy mấy năm, anh Sơn tu tỉnh hẳn. Ra tù, anh dồn vốn buôn bán, tuy nhiên, làm gì cũng thất bại.

Một lần theo vợ lên chùa, thấy giá đồng ông Bẩy, anh Sơn bị cuốn hút như thể ma làm. Xong giá đồng, bà đồng nhìn anh Sơn phán y như những ông thầy bói năm xưa: “Anh có căn số với ông Bẩy đó”.

Anh Sơn giải thích rằng, những thầy bói, thầy tướng, hoặc cô đồng giỏi, chỉ cần nhìn tướng là biết ai hợp với giá đồng nào. Có người hợp cô Bé, cô Chín, người hợp ông Hoàng Bẩy, ông Hoàng Mười.
Những nhân vật này trong truyền thuyết đều có tính cách riêng. Nếu tính cách ai hợp với họ, theo hầu giá đồng sẽ lộ ngay. Nếu hợp, họ sẽ rất say mê, thậm chí u mê và nhảy nhót theo giá đồng đó. Nhiều trường hợp còn bị “thánh nhập”, “cô nhập’ hay “cậu nhập” mà nhảy nhót, múa kiếm, hát văn như thật.

Tin rằng mình hợp với ông Hoàng Bẩy, nên anh Sơn theo bà đồng hầu ông Bẩy trong các giá đồng tứ xứ.

Theo anh, không hiểu ông Hoàng Bẩy phù hộ, anh đến dịp phát, mà từ ngày theo hầu ông Bẩy, công việc làm ăn trôi chảy, ăn nên làm ra trông thấy. Anh mở thêm nhà hàng ăn uống, khách đến nườm nượp.

Theo việc tâm linh, mối quan hệ mở rộng, biết nhiều quan chức, nên bây giờ nghề chính của anh lại là buôn quan bán chức, chạy việc, thậm chí buôn bán cả hóa đơn, kiếm tiền như nước.
đền bảo hà
Ông Hoàng Bẩy nhập đồng... hút thuốc

 Theo lời anh Sơn, mỗi năm anh lập vài giá đồng, đốt cả tỷ bạc cho việc hầu đồng. Kiếm được nhiều, cũng phải đốt nhiều để cúng ông Bẩy, thì ông mới phù hộ công việc xuôi chèo mát mái (?!). 
Tôi thắc mắc: “Nghe đồn ông Hoàng Bẩy nổi tiếng ăn chơi, lại có thú vui hút thuốc phiện, thế đi đền Bảo Hà có cúng thuốc phiện không?”.

Nghe tôi hỏi vậy, anh Sơn cười bí hiểm: “Ngày xưa mình cúng cho cụ cả cục thuốc phiện bằng nắm tay cùng chiếc bàn đèn đẽo bằng lõi mít, nhưng giờ họ cấm rồi, vì dùng thuốc phiện là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nếu cúng ông Bẩy mà không có thứ đó thì không thể thiêng được. Ông mà có thuốc phiện rít, phê lòi ra, thì xin thứ gì chả được”.

Nghe anh Sơn nói bằng cái giọng eo éo ấy, tôi quả thực hết sức ngạc nhiên. Thật khó có thể tin, xã hội bây giờ, con người không chỉ hối lộ thần thánh bằng xôi gà, tiền bạc, mà còn cả thuốc phiện.

Vị tướng Hoàng Bẩy

Đền Bảo Hà, hay còn gọi là đền Hoàng Bẩy thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai. Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia cổ kính, hoàng tráng này nằm dưới chân đồi Cấm, ngay cạnh dòng sông Hồng cuộn đỏ. Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh trên bến, dưới thuyền, núi rừng bao bọc xanh ngắt, thâm u.

Đền được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ.

Truyền thuyết chính thống nhất được sử dụng kể về ông Hoàng Bẩy như sau: Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.

Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới.

Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), bọn giặc phương Bắc thường hay tràn sang quấy nhiễu, cướp bóc. Xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.

Trước cảnh đau thương tang tóc, lại có nguy cơ bị xâm lược, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải.

Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).

Quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh.

Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.

(Còn nữa)

Theo vtcn

Đi tìm sự thật ở đền ông Hoàng Bẩy (Lào Cai). Kỳ 2 : Quái gở ở đền Bảo Hà : Cúng thuốc phiện, xin số đề

Cúng thuốc phiện, xin số đề
Du khách cúng ông Bẩy bằng thuốc phiện, thậm chí cả điếu hút, bàn đèn.

Đền Bảo Hà, hay còn gọi là đền Hoàng Bẩy thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai. Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia cổ kính, hoành tráng này nằm dưới chân đồi Cấm, ngay cạnh dòng sông Hồng cuộn đỏ. Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh trên bến, dưới thuyền, núi rừng bao bọc xanh ngắt, thâm u.

Lúc tôi ở ngoài cổng đền, mấy bà sồn sồn mắt la mày liếc lôi kéo mời mua đồ lễ. Những cửa hàng bày bán đồ lễ đủ cả rượu ngoại, đặc biệt nhiều là thuốc lá, thuốc lào, thôi thì đủ cả các loại sang trọng trên khắp thế giới tụ về.

Du khách muốn mua xì gà Cu Ba với giá ngót trăm USD một điếu để cúng ông Bảy cũng có. Tôi hỏi có bán thuốc phiện không, một bà chối luôn là không có, nhưng khi tôi gặng hỏi, thì bà cũng tiết lộ là có, nhưng chỉ tẩm bí mật vào điếu thuốc lá bình thường.

Bà bảo, Ban quản lý di tích cấm cúng thuốc phiện, mà lưu trữ thuốc phiện cũng là vi phạm pháp luật, nên không dám bày bán công khai. Họ chỉ tẩm ít thuốc phiện trong điếu thuốc bình thường, hoặc cùng lắm là nhét một mồi bằng hạt đậu trong điếu thuốc, để phục vụ những người cầu kỳ muốn cúng ông Bẩy bằng thuốc phiện theo lối cổ xưa.

Quả thực, ở khắp đất nước, chẳng có công trình tâm linh nào lại có tấm biển treo ở cổng ghi nội dung kỳ lạ như ở đền Bảo Hà: “Cấm mang thuốc phiện vào đền”.

Hỏi về chuyện du khách cúng bằng thuốc phiện, những người ở Ban quản lý di tích đền Bảo Hà khẳng định là có, nhưng họ cúng lén lút, nên không phát hiện được.

Xưa kia, khi thuốc phiện còn phổ biến, hầu hết du khách đều cúng ông Bẩy bằng thuốc phiện, thậm chí cả điếu hút, bàn đèn, nhưng nhiều năm nay, cấm đoán gay gắt, nên tình trạng này đã giảm hẳn. Tuy nhiên, thi thoảng dân buôn bán thuốc phiện, dân cờ bạc, máu me đề đóm, số má vẫn tìm mọi cách cúng ông Bẩy bằng thuốc phiện.

Nhiều năm nay, đám mê cờ bạc đã biến ngôi đền linh thiêng này “đền số má”, theo cách gọi hài hước.
Quái gở ở đền Bảo Hà: Cúng thuốc phiện, xin số đề
Nhập đồng ông Hoàng Bẩy ở đền Bảo Hà

Câu chuyện bắt đầu vào khoảng năm 2000, có một người tên Phương, thường gọi là Phương “ngựa” ở TP. Lào Cai, trúng đề lớn.
Người ta đồn rằng, anh này buôn bán ma túy khét tiếng, nhưng không bị bắt vì được ông Bẩy phù hộ. Anh này đi lễ ông Hoàng Bẩy hàng tuần. Dù buôn heroin, song anh ta vẫn kiếm được thuốc đen để cúng ông Bẩy. Dù không bị bắt vì buôn ma túy, nhưng lại ngồi trại vì tổ chức cờ bạc.

Ra tù, Phương “ngựa” không về nhà ngay, mà ăn mặc chỉnh tề, nhờ “đồng đội” kiếm giúp một cục thuốc phiện và chiếc bàn đèn, rồi đến thẳng đền Bảo Hà, quỳ mọp dưới tượng ông Hoàng Bẩy.

Lễ bái xong, ngay đêm ấy, anh này mơ thấy một vị tướng mặc áo giáp, cưỡi ngựa trắng, tay cầm long đao xông vào đám giặc tả xung hữu đột. Chém đầu mấy chục tên giặc xong, vị tướng đến trước mặt anh Phương bảo: “Ngươi đếm xem có bao nhiêu xác giặc cụt đầu”.
Quái gở ở đền Bảo Hà: Cúng thuốc phiện, xin số đề
Lễ giỗ ông Hoàng Bẩy

Đếm số đầu lâu xong, Phương “ngựa” mới biết vị tướng đã cho một con số. Tỉnh dậy, anh này đem hết gia sản đi cầm cố, kể cả nhà cửa, dốc hết vào con số anh ta mơ thấy. Để chắc ăn, anh này rải tiền đánh nhiều nơi, tránh để chủ đề vỡ nợ, không trả nổi.
Vụ ấy, anh này thắng lớn, nhiều tỷ đồng. Có tiền, anh ta lao vào cờ bạc và theo lời đồn, thì đánh đâu thắng đấy.

Tin đồn Phương “ngựa” được ông Bẩy phù hộ trúng lớn cờ bạc lan ra, khiến dân cờ bạc, lô đề, giang hồ cộm cán khắp nơi nườm nượp đổ về khấn lễ, cầu lộc, xin số đề.

Thời kỳ đó, đền Bảo Hà biến thành ổ tệ nạn lớn. Người dân trong vùng công khai sắp lễ thuốc phiện bán cho du khách mang vào đền cúng.

Không chỉ dân giang hồ, cờ bạc, mà giới buôn bán, công chức cũng cố kiếm chút thuốc phiện, dù chỉ bằng hạt ngô dâng lên ông Bẩy, bởi người ta tin rằng, có cúng thuốc phiện thì ông mới thiêng, mới phù hộ.

Mặc dù bây giờ, chuyện cúng bằng thuốc phiện bị nghiêm cấm, nhưng chuyện đám cờ bạc đỏ đen kéo đến ngôi đền này xin lộc, xin số vẫn nườm nượp.
Quái gở ở đền Bảo Hà: Cúng thuốc phiện, xin số đề
Cúng bàn đèn và thuốc phiện trong đền ông Hoàng Bẩy

Đứng ở ban thờ ông Hoàng Bẩy, dỏng tai, sẽ dễ dàng nghe được những câu khấn của cả đàn ông lẫn đàn bà, cả già lẫn trẻ, đại loại: “Con cắn rơm cắn cỏ xin Ngài phù hộ, cho con số lô, số đề để con phát tài. Con hứa sẽ hậu tạ ngài gấp năm, gấp mười số lộc Ngài cho…”.
Rồi thì đám buôn lậu, vốn rất đông đúc ở Lào Cai, khấn rõ rành rành: “Con xin Ngài độ trì che mắt bọn công an, Hải quan, biên phòng, để con chuyển trót lọt chuyến hàng lớn này…”.

Chẳng biết đám cờ bạc đỏ đen, buôn gian bán lậu này có được Ngài phù hộ, tặng cho con số nào không, nhưng theo những người ở Ban quản lý di tích, thi thoảng lại thấy có người bê lễ lớn đến khoe rằng được Ngài độ cho trúng lô đề rất lớn. Trăm người chơi lô đề, thể nào chẳng có vài người trúng, rồi quay lại hậu tạ. Chuyện ấy chẳng có gì lạ.

(Còn nữa)

Theo vtcn

Đi tìm sự thật ở đền ông Hoàng Bẩy (Lào Cai). Kỳ 3 : Ông Hoàng Bẩy là vị tướng hay trùm buôn thuốc phiện?

Ông Hoàng Bẩy nhập đồng
Nhắc đến ông Hoàng Bẩy thì ai cũng nghĩ ngay đến những cuộc lên đồng thú vị. Giá đồng dù là nam hay nữ, thì cũng đều biết hút thuốc, hoặc uống rượu, ca hát ngất trời. Trong suy nghĩ của nhiều người, ông Hoàng Bẩy là một vị tướng nhưng rất sành ăn chơi.
Khi hỏi kỹ về ông Hoàng Bẩy, một số cán bộ quản lý di tích đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai) cũng thú thật rằng, chưa thể khẳng định được ông Hoàng Bẩy là ai, quê quán ở đâu, năm sinh năm mất thế nào cũng không chắc chắn.

Mặc dù vậy, hàng năm vào ngày 17/7, Ban quản lý và chính quyền địa phương vẫn tổ chức lễ giỗ to tướng cúng ông Hoàng Bẩy cùng với đó là khai hội. Lễ cúng ông Hoàng Bẩy đã có từ lâu, nên xưa làm thế nào, bây giờ vẫn cứ làm thế.

Vị tướng Hoàng Bẩy
Hiện có một số dị bản về ông Hoàng Bẩy rất khác nhau. Tựu chung lại, các dị bản đều khẳng định ông Hoàng Bẩy là “thần vệ quốc”, là một vị anh hùng lừng lẫy của miền sơn cước, từng đánh giặc phương Bắc, bảo vệ đất nước.

Ngoài truyền thuyết cho rằng, ông Hoàng Bẩy là vị tướng, được vua Cảnh Hưng (1740 – 1786) cử lên Lào Cai đánh giặc phương Bắc thì còn dị bản nữa kể rằng ông Hoàng Bẩy là con Đức Vua Cha. Theo lệnh Vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ 7 trong tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê.

Ông bị giặc bắt khi được cử lên Văn Bàn đánh giặc. Chúng tra khảo, sát hại rồi vứt thi thể xuống sông. Kỳ lạ thay, di quan của ông trôi dọc sông Hồng, đến phà Trái Hút (Bảo Hà, Lào Cai) thì dừng lại.  

Còn một điều kỳ lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa). Từ thi thể ông phát ra đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội.

Sau này khi hiển linh, ông được giao quyền trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà. Ông nổi tiếng là một ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu. Khi thanh nhàn, ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có mười hai nàng tiên hầu cận.

Mặc dù ăn chơi nức tiếng, nhưng ông lại luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu.

Ông Bẩy là ông Hoàng hay ngự về đồng. Hầu đồng ông Bẩy đã thành nét văn hóa, nên chuyện ở đền Bảo Hà diễn ra cả chục cuộc hầu đồng một lúc là chuyện bình thường. 

Ông trùm thuốc phiện?

Những ngày lang thang ở đền Bảo Hà, tìm hiểu từ những người già, PV thu thập được một vài thông tin về ông Hoàng Bẩy khác biệt với thông tin chính thống.

Theo ông Trần L., người ở TP. Lào Cai, quê gốc Yên Bái, ông cha đời trước kể lại với ông rằng, ông Hoàng Bẩy không phải là vị tướng đời Lê, có công đánh đông dẹp bắc mà chỉ là một tay buôn thuốc phiện khét tiếng ở vùng Trái Hút (thuộc đất Yên Bái bây giờ), cách Bảo Hà chừng 20km.

Thời đó, vùng Trái Hút, cùng với phố Lu là trung tâm thuốc phiện lớn vùng Tây Bắc, thu hút rất nhiều tay chơi đổ về hút hít. Giới buôn bán thuốc phiện từ Lai Châu, Sơn La đều qua đây, tập kết thuốc phiện ở vùng này, rồi mới đưa về xuôi.

Sông Hồng từ TP. Lào Cai về khu vực Trái Hút chỉ dài vài chục cây số, nhưng có rất nhiều ghềnh thác, xoáy nước. Trong đó, đoạn sông qua Bảo Hà nước chảy quẩn, nên người chết trôi hay vật nào đó trôi về đây thì bị giữ lại. Từ xưa đến nay, người trên ngược chết đuối, dân vớt xác chỉ việc chầu chực ở Bảo Hà là tìm thấy xác người.
Trong một lần chuyển hàng từ Phố Lu về Trái Hút bằng đường sông, ông trùm thuốc phiện Hoàng Bẩy bị lật thuyền, chết đuối và xác đã trôi về Bảo Hà. Đám đệ tử của ông trùm này đã vớt xác, đem chôn, rồi lập miếu thờ.
Ngày đó, đi đường thủy thì dễ bị lật thuyền, đi đường bộ dễ bị hổ vồ. Xưa, người Lào Cai có câu: “Cọp Bảo Hà - ma Trái Hút" - câu cửa miệng trong dân gian đã cho thấy sự u ám, hoang lạnh một thời của vùng đất này.

Dân buôn bán, đặc biệt buôn thuốc phiện đi qua thường ghé miếu Hoàng Bảy thắp hương cầu may mắn cho chuyến buôn đường dài. Tin đồn cứ thế lan rộng, ngôi đền trở nên linh thiêng, nổi tiếng.

Theo ông Trần L., ở Lào Cai không chỉ có ngôi đền Bảo Hà có nguồn gốc lạ lùng, mà còn 2 ngôi đền nữa cũng tương tự. Một ngôi đền ở Sa pa, vốn là ngôi miếu do các cô gái bán dâm phục vụ lính Pháp dựng lên, thờ tổ nghề bán dâm là Bạch Mi, giờ thành đền thờ Mẫu.

Còn một ngôi miếu nhỏ trong rừng Hoàng Liên Sơn, cạnh đường đi Lai Châu, vốn do dân buôn thuốc phiện dựng lên thờ cúng, giờ theo lời đồn đại cũng trở nên linh thiêng, thu hút không ít quan chức lặn lội cuốc bộ vào cúng bái. Giới buôn bán thuốc phiện, cờ bạc bịp, buôn lậu càng ngày kéo vào càng đông để hương khói, xin “thần” che chở cho những việc làm sai trái, vô đạo.

Câu chuyện về ông thần Hoàng Bẩy hiện có nhiều dị bản. Ông là tướng quân, thổ ty, hay chỉ là ông trùm buôn thuốc phiện thì chưa được làm rõ, nhưng có một điều, ông là tay chơi nổi tiếng, đủ cả gái gú, hút hít, đàn ca sáo nhị thì dân gian đều rõ cả.

Việc ông thần này có bảo vệ được cho đám buôn gian, bán lận hay không thì chẳng rõ, nhưng có một chuyện mà tôi nghe được từ anh em cảnh sát điều tra, công an tỉnh Lào Cai về một bà trùm ma túy mê hầu đồng giá ông Bẩy thì khá thú vị. Nhân vật đó là Trịnh Thị Hường, 45 tuổi, trú ở phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội).

Nhân vật này đã có 2 lần bị truy nã vì buôn bán ma túy. Thị có tới 4 đời chồng thật và chồng hờ. Mặc dù là bà trùm ma túy, chủ lô đề khét tiếng, nhưng Hường lại rất mê tín, hàng tuần đều hầu đồng giá Hoàng Bẩy.

Tháng nào thị cũng lên đền Bảo Hà kêu ông Hoàng Bẩy độ trì cho “nghề” buôn ma túy, ghi số đề. Thị thần tượng ông Hoàng Bẩy đến nỗi, đứa con sinh ra với ông chồng hờ thứ 4, là một thầy cúng, thị còn đặt tên là Nguyễn Bảo Hà, tên ngôi đền. Tuy nhiên, dù đã thay tên, đổi họ, lẩn trốn, thị vẫn không thoát được lưới trời.

Theo vtcn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH