Chuyển đến nội dung chính

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/11

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Chiến tranh là nỗ lực tột cùng của hai phe trong việc giành thắng lợi, nghĩa là trong việc tàn sát và phá hoại. Do đó nó cũng đòi hỏi sự nỗ lực của trí tuệ sáng tạo. Nhưng không ai lên án sự sáng tạo ấy là tội ác. Hơn nữa, chiến tranh còn giúp con người hiểu rõ hơn về giá trị sống - chết, từ đó mà càng quí trọng cuộc sống, nâng niu hòa bình. Mặt khác, chiến tranh hình như là sự xúi dục của cuộc sống, có tác dụng kìm hãm sự phát tác gây tiêu cực đến sự sống của quá trình tăng trưởng lạm phát về số lượng cá thể. Chính vì vậy, cần phải cho rằng, chiến tranh là một hiện tượng tự nhiên, nó cũng góp phần vào tiến trình đi lên văn minh của loài người.
---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II in HD Colour tập 11

Chủ nghĩa tư bản với chiến tranh và xung đột

Nếu hiểu một cách đơn giản và phiến diện, thì có nhiều quan điểm cho rằng chủ nghĩa khủng bố đáng bị tiêu diệt tận gốc và đáng lên án. Còn Mỹ, Israel và các nước đồng minh là những kẻ đáng bị trừng trị vì đã phát động các cuộc chiến tranh phi nghĩa, giết người...

Người gửi: Nguyễn Thanh Sơn
Gửi tới: Ban Thế giới
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản với chiến tranh và xung đột
Tuy nhiên, nếu xem xét lịch sử của thế giới với những cuộc chiến tranh, cũng như nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản chúng ta sẽ thấy có những điều rất lý thú. Mác đã khẳng định mục đích cao nhất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận và để đạt được mục đích siêu lợi nhuận thì chủ nghĩa tư bản sẽ không từ một thủ đoạn nào kể cả phải lên giá treo cổ. Đây là một chân lý mà kể cả những nhà nghiên cứu tâm lý, kinh tế học và triết học ở những nước tư bản cũng phải thừa nhận.

Trở lại với những cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới, chúng ta thấy mục đích của các cuộc chiến tranh là gì và tại sao lại phải có chiến tranh. Chiến tranh là để tranh giành thị trường, vơ vét tài nguyên, bán vũ khí, phương tiện của các tập đoàn công nghiệp lớn... Và như vậy, tiền lại chảy vào túi những tập đoàn công nghiệp lớn; thế mạnh của các nước lớn được củng cố. Điều đáng nói là chính những tập đoàn công nghiệp lớn đó là của các ông lớn như Mỹ, Đức, Anh, Pháp...

Có một thực tế không thể phủ nhận, đó là vai trò số một của nước Mỹ đối với an ninh toàn thế giới. Nước Mỹ trở thành siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự là kết quả của các cuộc chiến tranh mà họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên hoặc đạo diễn và dàn dựng. Cuộc Chiến tranh Thế giới 2, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến ở Kosovo, Afghanistan, Iraq hay bất cứ nơi nào trên thế giới đều có sự hiện diện của nước Mỹ hay các nước tư bản. Có chiến tranh mới có sự buôn bán vũ khí, phương tiện, những thứ mà các tập đoàn của Mỹ, Đức, Anh hoặc một số quốc gia có quyền lợi đang hàng ngày sản xuất ra bị dư thừa hoặc chưa có người sử dụng. Nước Mỹ và chủ nghĩa tư bản luôn luôn đặt thế giới này vào một tình trạng bất ổn. Châu Phi, châu Á hay châu lục nào cũng cảm thấy bất ổn, cũng cảm thấy cần phải phòng ngừa, cũng cần dự trữ vũ khí, đạn dược, phương tiện cho quốc phòng.

Cũng thông qua các cuộc chiến, việc tích tụ tập trung hay đầu cơ tư bản được tiến hành một cách tinh vi và cao độ. Cứ mỗi cuộc chiến bắt đầu hay kết thúc là giá dầu lửa, giá vàng, giá sắt thép tăng vọt. Đó cũng là cơ hội của các nhà đầu cơ lớn của Mỹ, Anh, Pháp, cũng như các cổ đông của các tập đoàn xuyên quốc gia ra những quyết định hốt bạc.

Nói đến chủ nghĩa khủng bố cũng không thể không nhắc đến vai trò của nước Mỹ trong việc đào tạo đội quân khủng bố tinh nhuệ do bin Laden đứng đầu những năm 80, nhằm phá hoại kế hoạch của Liên Xô tại Afghanistan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Có thể nói rằng Mỹ là cha đẻ của chủ nghĩa khủng bố vì đã sản sinh ra bin Laden. Giới phân tích trên thế giới đã nhận định đây có thể là một "tác phẩm" do Mỹ đạo diễn và dàn dựng. Cuộc chiến tranh Iraq lấy lý do về vũ khí huỷ diệt nhưng thực ra bản chất là hệ quả của sự kiện 11/9 mà Mỹ cho rằng Saddam là thủ phạm.
Đó là một mũi tên nhằm trúng 2 đích của chính quyền Bush: khẳng định sức mạnh của nước Mỹ và răn đe thế giới Hồi giáo, đồng thời khống chế phần lớn nguồn năng lượng cơ bản của thế giới - dầu mỏ tại khu vực Trung Đông. Trung Đông nằm trong tầm ngắm chiến lược của mọi chính quyền Mỹ. Dù Bill Clinton hay Bush rồi đến một vị tổng thống mới lên kế nhiệm thì Trung Đông vẫn bất ổn. Một khu vực đầy dầu lửa (thứ mà nền công nghiệp Mỹ rất khát) phải bất ổn mới tạo điều kiện để nước Mỹ và các nước tư bản khác kiếm lời từ dầu, buôn bán vũ khí và đầu cơ. Hơn nữa, nếu không bất ổn thì những đất nước đầy dầu lửa sẽ có cơ hội để trỗi dậy, để thành những ông lớn khác.

Trung Đông sẽ không có hoà bình, khủng bố vẫn hoành hành và lan rộng. Thế giới vẫn bất ổn, máu của thường dân cũng như những binh sĩ vô tội vẫn đổ hàng ngày hàng giờ trên thế giới để phục vụ cho những mục đích lợi nhuận và thế lực của chủ nghĩa tư bản.
Có thể những chiến binh Hamas, những người Palestine không có tổ quốc sẽ tiếp tục đấu tranh và chết cho lý tưởng của họ để rồi bị những người khác gọi là những kẻ khủng bố, có thể có những kẻ khủng bố đích thực cũng sẽ được một số người nào đó suy tôn là anh hùng. Có thể những người dân thường Israel sẽ tiếp tục nhận được những cái chết bất thường và kinh hoàng... Nhưng liệu trong số họ có ai biết được rằng họ chỉ là những nạn nhân, những con cờ thí, thậm chí chẳng có một chút ý nghĩa gì trong ván bài lợi nhuận và quyền lực mà chủ nghĩa tư bản đang tiến hành.

Chủ nghĩa tư bản mà đứng đầu là Mỹ đang bành trướng lớn mạnh với mục đích thống trị thế giới bằng các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn bao giờ hết.
Nguyễn Thanh Sơn

Quan điểm của Đức Chúa Trời về chiến tranh vào ngày nay

Ngày nay nhiều người trên thế giới đang bị áp bức. Họ không ngừng cầu khẩn Đức Chúa Trời giải thoát mình, nhưng cũng thắc mắc không biết sự giải thoát ấy có bao giờ đến hay không. Đức Chúa Trời có nghe tiếng họ cầu xin không? Còn những người tham gia chiến tranh để được thoát khỏi nạn áp bức thì sao? Đức Chúa Trời có ủng hộ nỗ lực của họ và xem các cuộc chiến đó là điều chính đáng không?


Chúa Giê-su và các thiên sứ của ngài cưỡi ngựa bạch trong trận chiến Ha-ma-ghê-đôn


Ha-ma-ghê-đôn sẽ là trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến
Trước tiên, thật yên tâm khi biết sự thật này: Đức Chúa Trời thấy hết mọi đau khổ trên thế giới ngày nay và ngài sẽ giải quyết vấn đề (Thi-thiên 72:13, 14). Qua Lời ngài là Kinh Thánh, Đức Chúa Trời hứa ‘sẽ ban sự giải thoát cho những người chịu hoạn nạn’. Khi nào? “Vào lúc Chúa Giê-su từ trời xuất hiện với các thiên sứ hùng mạnh của ngài... khi ngài báo thù những kẻ không nhận biết Đức Chúa Trời và kẻ không vâng theo tin mừng về Chúa Giê-su của chúng ta” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:7, 8). Sự xuất hiện của Chúa Giê-su sẽ xảy ra trong tương lai. Kinh Thánh gọi biến cố này là “cuộc chiến diễn ra vào ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng” hay Ha-ma-ghê-đôn.—Khải huyền 16:14, 16.
Trong cuộc chiến đó, Đức Chúa Trời sẽ không dùng con người nhưng dùng Chúa Giê-su Ki-tô cùng với các tạo vật thần linh mạnh mẽ khác để chống lại kẻ ác. Đạo binh trên trời sẽ chấm dứt mọi nạn áp bức.—Ê-sai 11:4; Khải huyền 19:11-16.
Cho đến ngày nay, quan điểm của Đức Chúa Trời về chiến tranh vẫn không thay đổi. Ngài vẫn xem chiến tranh là phương tiện chính đáng để chấm dứt sự áp bức và gian ác. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền chính đáng để  xác định khi nào cuộc chiến nổ ra và ai tham gia. Như chúng ta vừa xem xét, Đức Chúa Trời đã xác định rằng cuộc chiến chấm dứt sự gian ác, giải cứu người bị áp bức sẽ diễn ra trong tương lai và Chúa Giê-su Ki-tô sẽ lãnh đạo trong cuộc chiến ấy. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời không chấp nhận các cuộc chiến trên đất ngày nay, cho dù nó có vẻ cao thượng đến mấy.
Để minh họa: Hãy hình dung hai anh em bắt đầu đánh nhau khi cha vắng nhà. Họ tạm thời ngưng đánh và gọi điện thoại cho cha. Người anh cho rằng em mình sinh sự và đánh mình trước, còn người em lại cho rằng mình bị anh ăn hiếp. Cả hai năn nỉ cha giúp, mỗi người hy vọng cha bênh vực mình. Tuy nhiên, sau khi nghe cả hai phân trần, người cha bảo các con đừng đánh nhau nữa, đợi cha về sẽ giải quyết ổn thỏa. Hai anh em chờ đợi. Nhưng sau đó lại đánh nhau tiếp. Khi về đến nhà, người cha không hài lòng và phạt hai con vì không chịu nghe lời.
Ngày nay, các nước tham chiến thường cầu khấn Đức Chúa Trời giúp đỡ. Nhưng ngài không đứng về bên nào cả. Thay vì thế, Lời ngài là Kinh Thánh cho biết rõ: “Đừng lấy ác trả ác cho ai”, và “anh em đừng trả thù” (Rô-ma 12:17, 19). Hơn nữa, ngài tuyên bố rằng con người nên kiên nhẫn “chờ-đợi Ngài” ra tay hành động, và ngài sẽ làm thế tại trận chiến Ha-ma-ghê-đôn (Thi-thiên 37:7). Khi các nước không chờ đợi Đức Chúa Trời hành động mà cứ lao vào chiến tranh, thì ngài xem các cuộc chiến ấy là hành động lạm quyền và làm ngài buồn lòng. Vì thế, tại Ha-ma-ghê-đôn, Đức Chúa Trời sẽ trút cơn thịnh nộ và sẽ dàn xếp sự xung đột giữa các nước chỉ một lần duy nhất và mãi mãi bằng cách “dẹp yên giặc cho đến đầu-cùng trái đất” (Thi-thiên 46:9; Ê-sai 34:2). Thật vậy, Ha-ma-ghê-đôn sẽ là trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến.
Một trong những ân phước của Nước Trời là sẽ không còn chiến tranh nữa. Chúa Giê-su nói về chính phủ ấy trong lời cầu nguyện nổi tiếng: “Xin Nước Cha được đến, ý Cha được thực hiện ở trên trời cũng như dưới đất” (Ma-thi-ơ 6:10). Nước Trời không những chấm dứt chiến tranh mà còn loại bỏ nguồn gốc gây ra chiến tranh, đó là sự gian ác. * (Thi-thiên 37:9, 10, 14, 15). Không ngạc nhiên gì khi các môn đồ của Chúa Giê-su mong mỏi được chứng kiến các ân phước của Nước Trời.—2 Phi-e-rơ 3:13.


Nhân loại cùng nhau vui hưởng sự sống trong địa đàng
Tuy nhiên, chúng ta phải chờ bao lâu thì Nước Trời mới chấm dứt mọi đau khổ, áp bức và gian ác? Các lời tiên tri được ứng nghiệm cho thấy chúng ta đang sống trong “những ngày sau cùng” của thế gian này (2 Ti-mô-thê 3:1-5). * Chẳng bao lâu nữa, Nước Trời sẽ chấm dứt những ngày sau cùng này bằng trận chiến Ha-ma-ghê-đôn.
Như được đề cập ở trên, những người chết trong cuộc chiến cuối cùng là những người từ chối “vâng theo tin mừng về Chúa Giê-su của chúng ta” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8). Nhưng hãy nhớ Đức Chúa Trời chẳng hề vui mừng khi người ta chết, trong đó có người ác (Ê-xê-chi-ên 33:11). Vì “chẳng muốn ai bị diệt” trong cuộc chiến cuối cùng này, ngài sắp xếp sao cho tin mừng về Chúa Giê-su “được rao truyền khắp đất để làm chứng cho muôn dân” trước khi trận chiến ấy diễn ra (2 Phi-e-rơ 3:8, 9; Ma-thi-ơ 24:14; 1 Ti-mô-thê 2:3, 4). Thật vậy, qua công việc rao giảng toàn cầu của Nhân Chứng Giê-hô-va, nhân loại ngày nay có cơ hội biết đến Đức Chúa Trời, hưởng ứng tin mừng về Chúa Giê-su và sống để chứng kiến ngày sẽ không còn chiến tranh nữa.

Thủ phạm thật ẩn đằng sau chiến tranh và đau khổ

Thế Chiến I chấm dứt ngày 11-11-1918. Doanh nghiệp đóng cửa và người ta nhảy múa trên đường phố. Nhưng cuộc vui không kéo dài. Không lâu sau thế chiến, một mối đe dọa khác diễn ra, thậm chí gây ra sự tàn khốc hơn súng đại liên.
Một nạn dịch gây chết người là bệnh cúm Tây Ban Nha đã bao phủ khắp chiến trường Pháp vào tháng 6-1918. Không lâu sau, vi-rút này cho thấy nó nguy hiểm đến mức nào. Chẳng hạn trong vòng vài tháng, số lính Hoa Kỳ bị tử vong vì vi-rút này còn nhiều hơn số lính Hoa Kỳ ở Pháp bị kẻ thù giết. Bệnh cúm nhanh chóng lây lan khắp thế giới vì những người lính mang vi-rút này về quê hương, khi chiến tranh chấm dứt.
Những năm hậu chiến cũng đánh dấu bằng nạn đói và kinh tế suy thoái. Phần lớn châu Âu lâm vào nạn đói khi chiến tranh chấm dứt năm 1918. Đến năm 1923, tiền tệ Đức gần như không còn giá trị. Sáu năm sau, toàn bộ nền kinh tế khắp nơi bị suy thoái. Cuối cùng năm 1939, Thế Chiến II bắt đầu—theo một số phương diện nào đó, nó là sự tiếp tục của Thế Chiến I. Ai ẩn đằng sau một loạt tai ương chưa bao giờ xảy ra này?

DẤU HIỆU CỦA NHỮNG NGÀY SAU CÙNG

Lời tiên tri của Kinh Thánh giúp chúng ta thấy điều ẩn đằng sau một số biến cố lịch sử, đặc biệt thấy rõ qua Thế Chiến I. Chúa Giê-su Ki-tô báo trước thời kỳ “nước này tấn công nước nọ”, dịch  bệnh và đói kém diễn ra khắp thế giới (Ma-thi-ơ 24:3, 7; Lu-ca 21:10, 11). Ngài bảo các môn đồ, những tai họa ấy là dấu hiệu của những ngày sau cùng. Sách Khải huyền cho biết thêm chi tiết, liên kết sự khốn đốn trên đất với cuộc chiến trên trời.—Xem khung  “Cuộc chiến trên đất và cuộc chiến trên trời”.
Sách Kinh Thánh này cũng nói đến bốn người cưỡi ngựa, đôi khi được gọi là bốn kỵ sĩ của ngày tận thế. Ba người cưỡi tượng trưng cho những tai họa mà Chúa Giê-su đã báo trước—chiến tranh, đói kém, dịch bệnh. (Xem khung  “Bốn người cưỡi ngựa có đang hoạt động?”). Rõ ràng, Thế Chiến I đã mở ra một thời kỳ khốn khổ không bao giờ thuyên giảm. Và Kinh Thánh tiết lộ Sa-tan là kẻ châm ngòi những biến cố trên, theo một nghĩa nào đó (1 Giăng 5:19). Liệu quyền lực của hắn sẽ bị ngăn chặn không?
Sách Khải huyền cũng cam đoan với chúng ta rằng Sa-tan “chỉ còn một thời gian ngắn” (Khải huyền 12:12). Đó là lý do hắn giận dữ và gây ra vô số hoạn nạn trên đất. Dù vậy, những khốn khổ này cũng cho thấy thời kỳ của Sa-tan sắp kết thúc.

 PHÁ TAN CÔNG VIỆC CỦA SA-TAN

Thế Chiến I thật sự là một khúc quanh lịch sử. Nó mang đến thời đại chiến tranh toàn diện, các cuộc cách mạng bùng nổ và những nhà lãnh đạo loài người bị mất lòng tin. Nó cũng là bằng chứng sống động về việc Sa-tan bị quăng xuống trái đất (Khải huyền 12:9). Và kẻ cai trị vô hình này đã phản ứng như nhà độc tài gian ác biết mình chỉ còn ít thời gian. Khi thời gian ấy chấm dứt, sự khốn khổ do Thế Chiến I châm ngòi sẽ kết thúc.
Theo lời tiên tri trong Kinh Thánh, bạn có lý do để tin rằng Chúa Giê-su Ki-tô, Vua trên trời của chúng ta, không lâu nữa sẽ ‘phá tan công việc của Sa-tan’ (1 Giăng 3:8). Hàng triệu người đã cầu nguyện cho Nước Đức Chúa Trời đến. Còn bạn thì sao? Nhờ Nước ấy, cuối cùng những người trung thành sẽ chứng kiến ý muốn Đức Chúa Trời được thực hiện trên đất, không phải của Sa-tan (Ma-thi-ơ 6:9, 10). Dưới sự cai trị của Nước Đức Chúa Trời, sẽ không bao giờ có thế chiến, hay bất cứ cuộc chiến nào! (Thi-thiên 46:9). Hãy tìm hiểu về Nước Trời, và sống để chứng kiến sự bình an trên khắp đất!—Ê-sai 9:5, 6.




Phải chăng sắp đến tận thế?

Phút hiện tại 0:00
Duration 0:00
1. Nhờ đâu chúng ta có thể biết về tương lai?
Có bao giờ bạn xem tin tức và tự hỏi: “Thế giới này đang đi về đâu?”. Có quá nhiều thảm họa và sự tàn ác diễn ra đến mức một số người nghĩ rằng tận thế sắp đến. Điều đó có đúng không? Có cách nào để biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai không? Có. Dù con người không thể biết trước tương lai, nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời thì có thể. Qua Kinh Thánh, ngài cho biết về tương lai của chúng ta và trái đất.—Ê-sai 46:10; Gia-cơ 4:14.
2, 3. Các môn đồ của Chúa Giê-su muốn biết điều gì? Ngài trả lời họ thế nào?
2 Theo Kinh Thánh, tận thế không phải là sự kết thúc của hành tinh này, nhưng là sự kết thúc của mọi điều gian ác. Chúa Giê-su dạy rằng Nước Đức Chúa Trời sẽ cai trị trái đất (Lu-ca 4:43). Các môn đồ của Chúa Giê-su muốn biết khi nào Nước Đức Chúa Trời sẽ đến nên hỏi ngài: “Khi nào những điều đó sẽ xảy ra, có dấu hiệu gì cho thấy sự hiện diện của Thầy và kỳ cuối cùng của thế gian này?” (Ma-thi-ơ 24:3). Chúa Giê-su không nói chính xác ngày, nhưng cho họ biết những điều sẽ xảy ra ngay trước khi tận thế đến. Những gì Chúa Giê-su nói đang xảy ra ngày nay.
3 Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về bằng chứng cho thấy chúng ta đang sống trong thời kỳ ngay trước tận thế. Đầu tiên, để hiểu tại sao tình trạng trên đất lại tồi tệ đến vậy, chúng ta cần biết về một trận chiến đã diễn ra trên trời.

 MỘT TRẬN CHIẾN TRÊN TRỜI

4, 5. (a) Sau khi Chúa Giê-su lên ngôi làm Vua, chuyện gì xảy ra trên trời? (b) Theo Khải huyền 12:12, sau khi Sa-tan bị quăng xuống, chuyện gì xảy ra trên đất?
4 Trong Chương 8, chúng ta đã học rằng Chúa Giê-su lên ngôi làm Vua trên trời vào năm 1914 (Đa-ni-ên 7:13, 14). Sách Khải huyền cho biết: “Trên trời xảy ra một trận chiến: Mi-ca-ên [tức Chúa Giê-su] cùng các thiên sứ của mình chiến đấu với con rồng [Sa-tan], con rồng cùng các thiên sứ của nó cũng chiến đấu với họ”. * Sa-tan cùng các quỷ thua trận và bị quăng xuống trái đất. Các thiên sứ hẳn vui mừng biết bao! Nhưng còn dân cư trên đất thì sao? Kinh Thánh nói đó là giai đoạn khốn khổ cho nhân loại. Tại sao? Vì Ác Quỷ rất giận dữ, hắn “biết mình chỉ còn một thời gian ngắn”.—Khải huyền 12:7, 9, 12.
5 Ác Quỷ ra sức gây thật nhiều khó khăn trên đất. Hắn giận dữ vì biết mình chỉ còn một thời gian ngắn trước khi bị Đức Chúa Trời loại bỏ. Hãy xem Chúa Giê-su cho biết điều gì sẽ xảy ra trong những ngày sau cùng.—Xin xem Phụ lục 24.

NHỮNG NGÀY SAU CÙNG

6, 7. Những lời Chúa Giê-su nói về chiến tranh và đói kém được ứng nghiệm như thế nào ngày nay?
6 Chiến tranh. Chúa Giê-su nói: “Dân này sẽ đánh dân kia và nước này tấn công nước nọ” (Ma-thi-ơ 24:7). Số người chết vì chiến tranh trong thời chúng ta nhiều hơn bất cứ thời kỳ nào khác trong lịch sử. Một báo cáo của Viện Quan sát Thế giới  (Worldwatch Institute) cho biết kể từ năm 1914, có hơn 100 triệu người mất mạng do chiến tranh. Trong vòng 100 năm, từ năm 1900 đến năm 2000, số nạn nhân chết vì chiến tranh nhiều gấp ba lần số nạn nhân chết trong 1.900 năm trước đó. Hãy hình dung nỗi khổ sở và đau đớn mà hàng triệu người phải chịu vì chiến tranh!


Cảnh của những ngày sau cùng: bom nổ, đứa trẻ suy dinh dưỡng, máy bay quân sự, một người bị kẹt sau trận động đất
7 Đói kém. Chúa Giê-su nói: “Sẽ có đói kém” (Ma-thi-ơ 24:7). Dù hiện nay sản lượng thực phẩm gia tăng hơn bao giờ hết nhưng nhiều người vẫn không có đủ thức ăn. Tại sao? Vì họ không có đủ tiền để mua thức ăn hoặc không có đất để trồng trọt. Hơn một tỉ người sống với đồng lương thấp hơn một đô-la Mỹ mỗi ngày. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có hàng triệu trẻ em chết mỗi năm, phần lớn là vì không có đủ thức ăn để duy trì sức khỏe.
8, 9. Điều gì cho thấy lời tiên tri của Chúa Giê-su về động đất và dịch bệnh đã được ứng nghiệm?
8 Động đất. Chúa Giê-su tiên tri: “Sẽ có những trận động đất  lớn” (Lu-ca 21:11). Ngày nay, người ta dự tính mỗi năm sẽ có nhiều trận động đất lớn. Kể từ năm 1900, hơn hai triệu người đã chết vì động đất. Dù công nghệ hiện đại giúp dự báo các trận động đất sớm hơn, nhưng vẫn có nhiều người thiệt mạng.
9 Dịch bệnh. Chúa Giê-su báo trước sẽ có “dịch bệnh”. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm sẽ lây lan nhanh chóng và giết hại nhiều người (Lu-ca 21:11). Dù các bác sĩ đã tìm ra cách chữa nhiều loại bệnh nhưng vẫn còn những căn bệnh không có thuốc chữa. Một báo cáo cho biết có hàng triệu người chết mỗi năm vì các căn bệnh như lao, sốt rét và dịch tả. Không chỉ thế, các bác sĩ đã phát hiện 30 bệnh mới, và một số không có thuốc chữa.

THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TA TRONG NHỮNG NGÀY SAU CÙNG



Cảnh của những ngày sau cùng: một người mắc bệnh, người ta yêu tiền và lạc thú, gia đình gặp vấn đề, quân lính trong chiến trận
10. Câu 2 Ti-mô-thê 3:1-5 ứng nghiệm như thế nào ngày nay?
10 Nơi 2 Ti-mô-thê 3:1-5, Kinh Thánh nói: “Những ngày sau cùng sẽ là một thời kỳ  đặc biệt và rất khó đương đầu”. Sứ đồ Phao-lô miêu tả thái độ của người ta trong những ngày sau cùng. Ông cho biết người ta sẽ
  • ích kỷ
  • ham tiền
  • không vâng lời cha mẹ
  • bất trung
  • thiếu tình thương đối với gia đình
  • không tự chủ
  • hung bạo và nóng nảy
  • ham mê lạc thú thay vì yêu mến Đức Chúa Trời
  • bề ngoài có vẻ yêu mến Đức Chúa Trời nhưng lại không muốn vâng lời ngài
11. Theo Thi thiên 92:7, điều gì sẽ xảy ra cho kẻ gian ác?
11 Người ta có thái độ như thế ở nơi bạn sống không? Đó là tình trạng chung trên khắp thế giới. Nhưng không lâu nữa, Đức Chúa Trời sẽ ra tay hành động. Ngài hứa: “Khi kẻ gian ác mọc như cỏ dại, mọi kẻ làm ác trở nên hưng thịnh, ấy là để chúng bị diệt mãi mãi”.—Thi thiên 92:7.

 TIN MỪNG TRONG NHỮNG NGÀY SAU CÙNG

12, 13. Đức Giê-hô-va dạy chúng ta điều gì trong những ngày sau cùng?
12 Kinh Thánh báo trước rằng trong những ngày sau cùng, thế giới sẽ đầy dẫy đau đớn và khổ sở. Nhưng Kinh Thánh cũng cho biết sẽ có những điều tốt đẹp xảy ra.


Nhân Chứng Giê-hô-va rao giảng tin mừng về Nước Trời khắp đất


“Tin mừng này về Nước Trời sẽ được rao truyền khắp đất”.—Ma-thi-ơ 24:14
13 Sự hiểu biết về Kinh Thánh. Nhà tiên tri Đa-ni-ên nói về những ngày sau cùng như sau: “Sẽ có dư tràn sự hiểu biết thật” (Đa-ni-ên 12:4). Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân ngài khả năng hiểu Kinh Thánh rõ ràng hơn bao giờ hết. Đức Giê-hô-va đã làm thế đặc biệt từ năm 1914. Chẳng hạn, ngài dạy chúng ta về tầm quan trọng của danh ngài và ý định của ngài đối với trái đất, cũng như sự thật về giá chuộc, tình trạng người chết và sự sống lại. Chúng ta học được rằng chỉ Nước Đức Chúa Trời mới có thể giải quyết mọi vấn đề. Chúng ta cũng học được cách để có hạnh phúc và sống sao cho vừa lòng Đức Chúa Trời. Các tôi tớ Đức Chúa Trời sẽ làm gì với những điều họ học được? Một lời tiên tri khác sẽ trả lời câu hỏi này.—Xin xem Phụ lục 21 và 25.
14. Tin mừng về Nước Trời được rao giảng ở đâu, và ai đang rao giảng tin mừng này?
14 Công việc rao giảng toàn cầu. Về những ngày sau cùng, Chúa Giê-su nói: “Tin mừng này về Nước Trời sẽ được rao truyền khắp đất” (Ma-thi-ơ 24:3, 14). Tin mừng về Nước Trời đang được rao giảng trong hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, và hơn 700 ngôn ngữ. Trên khắp thế giới, Nhân Chứng Giê-hô-va từ “mọi nước, mọi chi phái” đang giúp người ta hiểu Nước Trời là gì và sẽ làm gì cho nhân loại (Khải  huyền 7:9). Họ làm công việc này miễn phí. Dù họ bị nhiều người ghét và bắt bớ nhưng không gì có thể ngăn cản công việc rao giảng, đúng như Chúa Giê-su đã tiên tri.—Lu-ca 21:17.

BẠN SẼ LÀM GÌ?

15. (a) Bạn có tin chúng ta đang sống trong những ngày sau cùng không, và tại sao? (b) Những người vâng theo Đức Giê-hô-va sẽ có cơ hội nào? Còn những người không vâng theo ngài thì sao?
15 Bạn có tin chúng ta đang sống trong những ngày sau cùng không? Nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh về những ngày sau cùng đang được ứng nghiệm. Không lâu nữa, Đức Giê-hô-va sẽ cho ngưng công việc rao giảng và “sự kết thúc” sẽ đến (Ma-thi-ơ 24:14). Sự kết thúc là gì? Đó là Ha-ma-ghê-đôn, khi Đức Chúa Trời loại bỏ mọi điều gian ác. Đức Giê-hô-va sẽ dùng Chúa Giê-su và các thiên sứ mạnh mẽ để hủy diệt những ai không vâng theo ngài và Con ngài (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-9). Sau đó, Sa-tan và các quỷ sẽ không thể lừa gạt người ta nữa. Tất cả những ai muốn vâng theo Đức Chúa Trời và chấp nhận Nước Trời sẽ có cơ hội chứng kiến mọi lời hứa của Đức Chúa Trời trở thành hiện thực.—Khải huyền 20:1-3; 21:3-5.
16. Vì sự kết thúc gần đến, bạn cần làm gì?
16 Thế giới do Sa-tan cai trị sẽ sớm đi đến hồi kết. Vì thế, điều quan trọng là chúng ta nên tự hỏi: “Mình cần làm gì?”. Đức Giê-hô-va muốn bạn nỗ lực tìm hiểu Kinh Thánh. Thế nên, bạn cần nghiêm túc học hỏi Lời ngài (Giăng 17:3). Nhân Chứng Giê-hô-va tổ chức các buổi nhóm họp hàng tuần để giúp người ta hiểu Kinh Thánh. Hãy cố gắng đều đặn tham dự các buổi nhóm họp ấy. (Đọc Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Khi  học Kinh Thánh, nếu thấy mình cần thay đổi thì đừng ngần ngại làm thế. Khi bạn thực hiện các thay đổi, tình bạn với Đức Giê-hô-va sẽ trở nên mật thiết hơn.—Gia-cơ 4:8.
17. Tại sao hầu hết người ta sẽ ngạc nhiên khi sự kết thúc đến?
17 Sứ đồ Phao-lô giải thích rằng sự hủy diệt thế giới gian ác sẽ đến vào lúc hầu hết người ta không ngờ, như “kẻ trộm trong ban đêm” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:2). Chúa Giê-su tiên tri nhiều người sẽ cố tình lờ đi bằng chứng là chúng ta đang sống trong những ngày sau cùng. Ngài nói: “Thời Nô-ê thế nào, khi Con Người hiện diện [hay những ngày sau cùng] cũng sẽ như vậy. Vì trong thời trước trận Đại Hồng Thủy, người ta lo ăn uống, cưới gả cho đến ngày Nô-ê vào tàu; và họ không để ý gì hết cho tới khi trận Đại Hồng Thủy đến cuốn trôi hết thảy họ. Khi Con Người hiện diện cũng sẽ như thế”.—Ma-thi-ơ 24:37-39.
18. Chúa Giê-su đưa ra lời cảnh báo nào?
18 Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta không nên bị phân tâm bởi “sự ăn uống vô độ, say sưa và lo lắng trong đời”. Ngài cho biết sự kết thúc sẽ thình lình ập đến như “bẫy sập”. Ngài cũng nói rằng “ngày ấy sẽ đến với mọi cư dân trên khắp mặt đất”. Sau đó, ngài khuyên: “Vậy hãy luôn tỉnh thức và tha thiết cầu nguyện, để anh em thoát khỏi mọi điều phải xảy đến và được đứng trước mặt Con Người” (Lu-ca 21:34-36). Tại sao nghe theo lời cảnh báo của Chúa Giê-su là điều quan trọng? Vì thế giới gian ác của Sa-tan sắp bị hủy diệt. Chỉ những ai được Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su chấp nhận mới có thể sống sót và nhận sự sống vĩnh cửu trong thế giới mới.—Giăng 3:16; 2 Phi-e-rơ 3:13.

Chuyến tàu định mệnh - MỘT Ý NIỆM KHÁC VỀ CHIẾN TRANH
- Này sếp, sếp có biết tàu này chở bọn tôi đi đâu không? - Trong lúc này, tôi được chỉ thị đưa các ông tới (...) nhưng quyết định ấy có thể thay đổi bất cứ lúc nào. - Rồi sau đó? - Người ta sẽ định liệu sau. - Hành khách có quyền xuống bất cứ nơi nào mà họ muốn chăng? (...) - Tôi cũng không biết làm sao để ngăn cản họ, cũng không biết tại sao lại ngăn cản họ. (...) Các ông có mua vé không? - Lúc đó tại chỗ bán vé không có ai cả. - Trên nguyên tắc... Vấn đề trở nên quá rắc rối đối với viên sếp ga, và sau một cử chỉ mơ hồ, ông ta bỏ đi tới phía ke số ba, nơi có một chuyến xe lửa sắp tới, một chuyến xe lửa thực sự, với những hành khách thông thường, những kẻ biết rõ mình đi đâu và đã trả tiền mua vé.”
Với tôi, cuốn sách này kỳ lạ. Lạ rằng nó viết về chiến tranh nhưng tuyệt nhiên xuyên suốt những trang văn của nó, chiến tranh chỉ hiển hiện đâu đó qua vài tiếng bom đạn, một chặng ray tàu bị hủy, hay đôi ba gương mặt lầm lũi nơi sân ga... Bầu không của cuốn tiểu thuyết này bình lặng, “thản nhiên” như cách hành xử của nhân vật chính. Nhưng chính bởi bầu không ấy, đặt trong bối cảnh chiến trận, cuốn sách nêu bật một đặc tính của chiến tranh:
tính phi lý.
Đoạn hội thoại trên là một điển hình của thứ phi lý này.
Một con tàu không biết sẽ chạy về đâu. Người lái tàu không biết. Những nhà ga tàu đi qua không rõ. Ông sếp ga ở một tỉnh lẻ chẳng thể trả lời về một đích đến. Nó chỉ làm độc một việc là cứ thế lao trên những đường ray, lao qua xóm làng và chiến trận.
Những hành khách không mua vé tàu. Họ bước lên tàu với chỉ một suy nghĩ: chạy trốn khỏi chiến tranh. Nhưng họ phải chạy tới đâu? Họ không mua vé cũng không trả tiền cho chuyến hành trình này. Chẳng ai biết số phận của họ sẽ ra sao, ngay chính họ cũng không hiểu mình đang dấn thân vào điều gì.
Một vòng tròn trống rỗng quẩn quanh, còn đoàn tàu thì vẫn phải tiến về phía trước vì chẳng có điểm nào trong số những nơi tàu dừng đủ sức chăm lo cho từng ấy con người. Đoàn tàu vẫn phải chạy thôi. Còn chạy tới đâu? Chưa biết được.
Hãy nghe một người trong số những hành khách mô tả về số phận họ:
“(...) Tại các ga trước, người ta coi tụi mình như lính hay tù binh chiến tranh vậy: phải làm việc này, cấm xuống sân ga, phân phát đồ giải khát và bánh xăng-uých, đàn bà ở phía trước đàn ông ở phía sau, ai nấy bị sắp vào toa như lũ mục súc. Người ta cắt toa mà không cho mình hay biết gì cả, rồi chúng nó oanh tạc mình, chia cắt mình, tóm lại bọn mình không còn được là người nữa... Thế rồi, tại chỗ này bỗng nhiên mình được hoàn toàn tự do.”
Phi lý làm sao! Những con người bình thường đang sống những cuộc đời êm ấm bỗng bị ném vào một mớ hỗn độn không đường thoái lui mà cũng chẳng có đích đến. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, những lẽ thường bị phá vỡ, những câu hỏi chẳng biết hỏi ai, mà có hỏi chăng nữa cũng chưa chắc tìm được câu trả lời!
Đoạn hội thoại trên chỉ là một hoạt cảnh rất nhỏ trong cả tấn tuồng của cuốn sách này. Sự phi lý của chiến tranh còn được tác giả khắc họa rõ nét thông qua nhân vật chính – người đàn ông xưng “tôi”, và khi gắn với một con người cụ thể thì sự phi lý không đơn thuần nằm ở việc biến đổi những quy luật thông thường của sự vật, nó trở thành những phi lý trong đạo đức và hành động của con người – một phi lý khó chấp nhận hơn.
Tôi nhìn nhận nhân vật này như một điển hình cho việc chiến tranh có thể phi thực tới mức nào và khiến con người đưa ra những chọn lựa khó tin ra sao. Điều thú vị là, tôi thích anh ta, thích cách suy nghĩ của con người ấy vì khả năng tách biệt hai hiện thực của anh.
Phải. Với người đàn ông xưng “tôi”, tồn tại một hiện thực là cuộc sống bình thường êm ấm bên vợ con, và một hiện thực khác bắt đầu khi anh ta bước lên con tàu ấy, lao theo nó, hay nói cách khác: một hiện thực khác trong chiến tranh. Bởi như chính anh ta tự bạch:
“Một sự rạn nứt đã xảy ra. Điều đó không có nghĩa là quá khứ không còn tồn tại, càng không có nghĩa là tôi đã chối bỏ gia đình tôi và thôi không yêu nó nữa. Nó chỉ có nghĩa là trong một quãng thời gian không hạn định nào đó, tôi đã sống trên một bình diện khác, ở đó những giá trị không hề có gì liên quan đến các giá trị cuộc sống xưa cũ của tôi.”
Sự khốc liệt và phi lý của chiến tranh khiến nó trở thành một tấn kịch lớn, nó biến đổi những con người đứng trên sàn diễn của nó, nó chao đảo cuộc sống họ, và rồi không ít người sẽ giống như nhân vật “tôi”: phân tách hai hiện thực trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Và nếu nhìn theo góc độ ấy thì bỗng nhiên ta bao dung hơn trước những câu chuyện chẳng còn lạ về cuộc chiến của chính cha ông chúng ta: chuyện những người lính trong và sau chiến trận, những cuộc tình, những đứa con thất lạc... Có lẽ không thể trách họ. Đứng trong cuộc chiến, họ chỉ thấy một thực tại ấy, và họ cũng muốn sống một cuộc đời trong nó; vả lại, họ không biết tấn tuồng chiến tranh sẽ đem họ tới đâu, liệu họ có còn quay lại với hiện thực mà họ đã bỏ lại trước khi lao vào cuộc chiến?
“Điều gì sẽ xảy ra, tôi không biết. Chẳng ai có thể tiên đoán được. (...) Tôi không phải là người duy nhất cảm thấy mình ở bên ngoài cuộc sống bình thường và các quy luật của nó. Bất cứ lúc nào máy bay cũng có thể xuất hiện trên bầu trời và thả những dây bom xuống.”
Để nói về nhân vật này và những lựa chọn của anh thì có lẽ tôi sẽ phải trở lại trong một bài viết khác, chu đáo hơn và cặn kẽ hơn.
Ở đây, nhắc về người đàn ông xưng “tôi”, tôi chỉ muốn khẳng định một lần nữa: tác giả cho ta thấy chiến tranh đã xây dựng một hiện thực khác, “ở đó những giá trị không hề có gì liên quan đến các giá trị cuộc sống xưa cũ”. Ở đó, mọi số phận đều “thấy mình ở bên ngoài cuộc sống bình thường và các quy luật của nó”, và thế là chính họ cũng phải thay đổi đặng sống được trong cái “bình diện” phi lý ấy!
Hay nói cách khác, một đặc tính của chiến tranh là tính phi lý.
Trong chiến tranh, con người có khi không được coi là người. Trong chiến tranh, con người giết con người có khi không có lý do. Trong chiến tranh, yêu thương và thù hận có khi vặn xoắn, trộn lẫn không thể bóc tách và tất cả có thể chìm trong bể máu.
Không có người nào điên rồ tới mức muốn chiến tranh hơn hòa bình: vì trong thời bình con trai chôn cất cha,còn trong thời chiến thì cha chôn cất con trai.” ­ – Herodotus
Vì cớ làm sao chúng ta phải chứng kiến những điều đi ngược lại lẽ thường như vậy?
Xuyên dọc cuốn sách chưa đầy hai trăm trang là đầy những phi lý. Và còn một điều tôi muốn nhắn nhủ, bạn hãy đọc trọn vẹn cuốn sách này và nói tôi nghe bạn nghĩ gì về chương cuối. Liệu bạn có đồng tình với tôi chăng, rằng phi lý nhất chính là thứ phi lý chiến trận mà tác giả bày ra ở vài trang cuối cùng đó?!

Bức mật thư "định mệnh" làm thay đổi cục diện Thế chiến I

Hoa Hướng Dương |
Bức mật thư "định mệnh" làm thay đổi cục diện Thế chiến I
Nội dung bức điện Zimmermann được giải mã đã làm thay đổi cục diện Thế chiến I.

Bức điện Zimmermann bí ẩn sau khi được giải mã đã tiết lộ những thông tin động trời liên quan tới Thế chiến I. Chính nó đã làm thay đổi cán cân quân sự lúc bấy giờ.

Bức điện "định mệnh" làm thay đổi lịch sử thế giới

Bức điện thể hiện sự hiếu chiến và tham vọng của Đức. Ảnh: Internet.
Bức điện thể hiện sự hiếu chiến và tham vọng của Đức. Ảnh: Internet.
Thế chiến I đang dần đi vào hồi kết khi Anh phải đối mặt với thực tế về nguy cơ thua trận trong cuộc chiến tàu ngầm.
Năm 1917, Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế chống lại hàng loạt phương tiện của các nước thực hiện tiếp tế cho Anh. Trong số đó có Mỹ, một thế lực trung lập nhưng ngầm hỗ trợ Anh chống Đức.
Trong khi Đức ngày càng thể hiện sự hiếu chiến, người dân Mỹ vẫn ủng hộ chính sách trung lập, đứng ngoài cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Thế nhưng, một bức điện bí ẩn đã thay đổi tất cả, người Mỹ tức giận và cắt đứt quan hệ với Đức. Chỉ sau đó 4 ngày Mỹ đã tham chiến và đứng về phía Hiệp Ước (gồm Anh, Pháp, Nga) chống lại phe Liên Minh (gồm Đức, Áo - Hung và Bulgaria).
Chúng ta đều biết việc tham chiến của Mỹ về phía nào cũng đều thay đổi cục diện của cuộc chiến vì Mỹ là nước có đủ khả năng để làm điều này.
Có thể nói, "bức điện định mệnh" này đã làm cho cả thế giới phải thay đổi. Vậy, nội dung bên trong của nó là gì mà có thể khiến cho người Mỹ đang ở thế trung lập cũng không thể ngồi yên mà tham chiến?
Cuộc chiến mật mã sống còn trong Thế chiến I

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924). Ảnh Internet.
Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924). Ảnh Internet.
Trong Thế chiến I, để đảm bảo những thông tin tối mật không bị người ngoài phát hiện, mật mã học trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Mỗi quốc gia đều xem nó như là yếu tố sống còn trong việc truyền đạt thông tin quan trọng.
Mật mã học trở thành công cụ tối quan trọng trong cuộc chiến thông tin, song song việc mã hóa thì việc giải mã cũng trở nên quan trọng không kém.
Người Đức đã sử dụng rộng rãi một hệ thống máy rôto cơ điện tử, dưới nhiều hình thức khác nhau, có tên gọi là máy Enigma (nghĩa là "bí ẩn"), đây là tuyệt chiêu của quân đội Đức, một hệ thống vô cùng tinh vi và phức tạp.
Đây là bộ máy mã hóa cao cấp được Đức sử dụng trong cuộc chiến tranh thế giới này (Nó là đột phá lớn nhất trong lịch sử phân tích mật mã trong suốt một nghìn năm trở lại).
Các nhà mật mã học của Anh tại Bletchley Park bao gồm những tên tuổi lớn của ngành mật mã học như Gordon Welchman và Alan Turing (thuộc Trung tâm giải mã Công viên Bletchley) đã nghiên cứu tìm thuật toán nhằm giải mã bộ máy này.
Alan Turing là người sáng lập khái niệm khoa học điện toán hiện đại, đã góp công lớn trong việc phát triển các kỹ thuật phá mã hệ thống máy Enigma có tên: máy giải mã điện cơ Turing Bomb.
Máy giải mã Turing Bomb đọc được tới 156.000 tỉ kí tự phức tạp. Do đó, mỗi ngày, người Anh giải mã thành công khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút.
Các tướng lĩnh cấp cao của Anh được chỉ thị không được tiết lộ tin tức rằng mã Enigma đã bị phá. Người Anh đã nắm được chìa khóa thông tin của Đức.
Các nhà mật mã học của Hải quân Mỹ (với sự hợp tác của các nhà mật mã học Anh và Hà Lan sau 1940) đã xâm nhập được vào một số hệ thống mật mã của Hải quân Nhật góp phần quan trọng trong nhiều chiến thắng của Mỹ.
Có thể nói, cuộc chiến mật mã cũng chạy đua khốc liệt không kém những cuộc chạy đua vũ trang bên ngoài chiến trận. Người có được chìa khóa giải mã sẽ nắm được lợi thế thông tin nhằm chiến thắng đối phương.
Trong số các vụ giải mã nổi tiếng thời kỳ này, không thể không nói đến việc giải mã bức điện làm thay đổi cả lịch sử thế giới, bức điện Zimmermann.
Bức điện Zimmermann khiến Mỹ đối đầu Đức

Woodrow Wilson (1856-1924) (ngồi) quyết định tham chiến sau khi đọc nội dung bức điện Zimmerman. Ảnh minh họa Internet.
Woodrow Wilson (1856-1924) (ngồi) quyết định tham chiến sau khi đọc nội dung bức điện Zimmerman. Ảnh minh họa Internet.
Vào ngày 16 tháng 1 năm 1917, tình báo Anh thu được một bức điện của Arthur Zimmerman, Bộ trưởng ngoại giao Đức, gửi cho đại sứ Đức Heinrich von Eckardt tại Mexico.
Ngay sau đó, việc tiến hành giải mã được các chuyên gia tại đơn vị mật mã có tên "Phòng 40" thực hiện thành công.

Bức điện Zimmerman trước và sau khi giải mã. Ảnh Internet.
Bức điện Zimmerman trước và sau khi giải mã. Ảnh Internet.
Bức thư truyền cho đại sứ Eckardt một số chỉ thị mà ngày nay đã trở nên nổi tiếng: nếu nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến Tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh.
Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ, và đổi lại Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất ở Texas, New Mexico và Arizona”.
Ngoài ra, von Eckardt còn được dặn phải dùng Mexico làm trung gian để lôi kéo Đế quốc Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến của Đức.
Như vậy nội dung của bức điện mà người Anh bẻ khóa được lại mang những thông tin tối mật về Mỹ, một cường quốc vẫn giữ thế trung lập.
Ngày 23 tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur James Balfour đã gửi nội dung bức điện này cho đại sứ Mỹ tại Anh, người sẽ chuyển cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson hai ngày sau đó.
Đến ngày 1 tháng 3, nội dung tai tiếng của bức điện này đã được đăng trên trang nhất của nhiều tờ báo Mỹ. Người dân Mỹ tức giận, thái độ trung lập trước đó đã không còn.
Quan hệ ngoại giao giữa Đức và Mỹ đã bị cắt đứt từ đầu tháng 2, khi Đức tiếp tục tiến hành chiến tranh tàu ngầm không hạn chế và bắt đầu săn các tàu của Mỹ trên Đại Tây Dương.

Thế chiến I đã bị thay đổi cục diện khi Mỹ tham chiến. Ảnh Internet.
Thế chiến I đã bị thay đổi cục diện khi Mỹ tham chiến. Ảnh Internet.
Tổng thống Woodrow Wilson chỉ mới thắng cử với khẩu hiệu “Ông đã giữ chúng ta ở bên ngoài cuộc chiến” đã dùng chính bức điện để thuyết phục Quốc Hội trang bị vũ khí cho thương thuyền nhằm ngăn cản tàu ngầm Đức.
Cùng với những vụ tấn công bằng tàu ngầm của Đức (Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, thậm chí đánh cả vào tàu Mỹ lúc này đang ở thế trung lập).
Dù lúc này quan hệ giữa Đức và Mỹ vẫn khá bình thường nhưng việc Mỹ ngầm giúp đỡ Anh chống lại Đức khiến Đức xem Mỹ là kẻ thù khó chịu, bức mật thư này cuối cùng đã khiến chính phủ Mỹ cân nhắc việc tham chiến.
Ngày 2 tháng 4 năm 1917, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã từ bỏ chính sách trung lập (chính sách không can thiệp) và yêu cầu Quốc Hội tuyên chiến với Đức và khối Liên minh Trung Tâm.
Mỹ đã gia nhập cuộc chiến cùng với phe Hiệp Ước sau đó bốn ngày cũng với tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ cũng như tuyên bố chiến tranh với Đức.
Thế chiến thứ I kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh (Đức, Áo - Hung, Bulgaria). Các chuyên gia đánh giá vai trò khi người Mỹ tham chiến là yếu tố góp phần thúc đẩy kết thúc cuộc chiến đẫm máu này.
Mặc dù lực lượng viễn chinh Mỹ tại châu Âu lúc bấy giờ còn yếu kém và quân đội Mỹ không đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh thắng quân Đức trên chiến trường.
Nhưng với tiềm lực kinh tế rất lớn của mình cùng với các mối ràng buộc chính trị, kinh tế nhất là các khoản cho vay với Đức bị dứt bỏ thì sự tham chiến của Mỹ là một yếu tố cực mạnh có lợi cho phe Hiệp Ước.
Ngày nay, nhiều nhà sử học xem việc Mỹ tham chiến là không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là thời gian và thời điểm.
Bức điện Zimmermann chính là ngòi nổ cho việc này, góp phần làm thay đổi cán cân quân sự và toàn bộ cục diện cuộc chiến.
*Tham khảo: History, Wikipedia
theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH