ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 15/e(Nguyễn Văn Hảo)
-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hiện nhà nước quản lý tầng trệt của tòa nhà, các con ông Hảo được sử dụng phần trên của ngôi nhà
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Rạp 'hàng không mẫu hạm' 1.200 ghế của đại gia Nguyễn Văn Hảo
Khoảng đầu những năm 1940, ông Nguyễn
Văn Hảo mua đất để xúc tiến xây dựng rạp Nguyễn Văn Hảo. Mặt tiền của
rạp hướng về đường Galliéni (nay ở số 30 Trần Hưng Đạo), một con đường
tráng nhựa rộng lớn và huyết mạch từ Sài Gòn đi Chợ Lớn. Cửa hậu của rạp
Nguyễn Văn Hảo trổ ra đường Bùi Viện.
(TNO) Khoảng đầu những năm 1940, ông Nguyễn Văn Hảo mua đất để xúc tiến xây dựng rạp Nguyễn Văn Hảo. Mặt tiền của rạp hướng về đường Galliéni (nay ở số 30 Trần Hưng Đạo), một con đường tráng nhựa rộng lớn và huyết mạch từ Sài Gòn đi Chợ Lớn. Cửa hậu của rạp Nguyễn Văn Hảo trổ ra đường Bùi Viện.
Rạp hát Nguyễn Văn Hảo nay đổi tên thành rạp Công Nhân ở số 30 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM
Rạp Nguyễn Văn
Hảo có ba tầng khán phòng. Tổng cộng số ghế cho khán giả trong rạp là
1.200 ghế, chưa kể ghế súp đặt dọc theo đường đi khi gánh hát bán hết vé
chính thức. Đây là rạp hát có nhiều số ghế nhất ở Sài Gòn nên được các
nghệ sĩ ví như thánh đường cải lương và gọi là “hàng không mẫu hạm”
Nguyễn Văn Hảo.
Lầu ba dành cho
khán giả hạng ba có 300 ghế. Ghế ở lầu ba được đóng bằng ván dài, trên
một cái dàn gỗ, ghế được đóng từng hàng từ thấp lên cao như ghế băng
trong các rạp xiếc. Lầu hai dành cho khán giả hạng nhì và hạng nhất gồm
400 ghế bọc nệm da đỏ có lưng dựa. Tầng trệt có 500 ghế bọc nệm da đỏ,
dành cho khán giả thượng hạng và hạng nhất.
Clip rạp Công Nhân
|
Thời vàng son cải
lương của rạp Nguyễn Văn Hảo kéo dài chừng 30 năm. Đến năm 1970, ông
Hảo cho ông Nguyễn Văn Đối mướn lại rạp sửa sang một số công năng để làm
rạp... chiếu bóng. Bộ phim đầu tiên chiếu tại rạp chiếu bóng Nguyễn Văn
Hảo là Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, tiếp theo là Thích ca đắc đạo... Từ đó, rạp mang tên là “Ciné Nguyễn Văn Hảo” cho đến sau năm 1975 đổi tên là rạp Công Nhân như tên gọi bây giờ.
Một số hình ảnh về rạp hát một thời được coi là "hàng không mẫu hạm":
Cửa đi vào vào rạp hát
Phòng bán vé
Sân khấu nhìn từ cửa ra vào
Sân khấu nhìn từ sảnh trên lầu
Hàng ghế ở sảnh trên lầu
Hàng ghế bọc da ở sảnh phía dưới. Trước năm 1975, các hàng ghế này chỉ dành cho khách VIP
Phòng kỹ thuật của rạp hát
Hành lang ở hai bên hông rạp hát
Hơn 70 năm tồn tại, lại ít được tu bổ nên phần lớn nội thất của rạp đã xuống cấp, trong ảnh là nhà vệ sinh phía trong rạp hát
Băng rôn giới thiệu những nghệ sĩ biểu diễn ở rạp
Vẫn có nhiều đoàn nghệ thuật biểu diễn ở rạp
Bàn thờ tổ nghề nằm phía sau sân khấu chính
Đạo cụ biểu diễn
Trang phục dành cho diễn viên
Bảng điều khiển màn, ánh sáng nằm bên cánh gà
Phía sau rạp hát giáp với đường Bùi Viện gần với phố Tây
Do sức chứa lớn nên nơi đây diễn ra những dịp mít tinh quan trọng của người dân Sài Gòn trước năm 1975
Phía trước rạp hát, con cháu của ông Nguyễn Văn Hảo vẫn mưu sinh bằng cách bán nước, cà phê
Tin liên quan
Bên cạnh rạp, ông Hảo xây cất 10 dãy
phố nhà lầu cho thuê. Sau năm 1975, số dãy lầu này thuộc quyền sở hữu
của nhà nước và hiện được sang nhượng cho nhiều người
Sau năm 1975, rạp hát Nguyễn Văn Hảo được đổi tên thành rạp Công Nhân cho đến bây giờ
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo
Những hình ảnh về ngôi nhà hơn 80 năm tuổi của đại gia Nguyễn Văn Hảo nằm ở trung tâm Sài Gòn mà PV Thanh Niên Online ghi lại.
(TNO) Trước năm 1933, ông Hảo mua miếng đất ở đường Trần Hưng Đạo - Ký Con - Yersin - Lê Thị Hồng Gấm (ngày nay) để xây cất nhà. Ban đầu ông chỉ mua nửa miếng ở phía đầu đường Trần Hưng Đạo, nhưng sau do chủ đất nài nỉ nên ông mua luôn cả miếng. Việc xây nhà kéo dài từ năm 1933 đến 1937 thì hoàn tất, song từ năm 1935 cả nhà ông đã chuyển về đây sinh sống.
Hai bên hông nhà có khắc chữ NG.V.HAO
Tòa nhà có diện tích gần 800 m2, được xây dựng theo lối
kiến trúc Pháp thịnh hành thời đó như Nhà hát Thành phố, khách sạn
Continental, khách sạn Grand Palace, khách sạn Majestic… Gạch bông của
tòa nhà được đưa từ Pháp qua. Do lúc đó chưa có xi măng nên thợ phải lấy
mủ cây trộn với vôi cát, nước để xây.
Tòa nhà tuy có hai lầu nhưng sau này có gắn thang máy để “ông Hảo
đi lên sân thượng ngắm chim cho đỡ mỏi chân”, như lời con cháu kể lại.
Năm 1966, khi ông Hảo về quê ở ẩn, do không có nhu cầu sử dụng thang
máy, con cháu ông đã tháo ra đem bán.
Clip về ngôi nhà bốn mặt tiền
|
Tòa nhà sau khi hoàn tất, phía trước đường Trần Hưng Đạo ông Hảo
kết hợp với Hãng Caltex mở cây xăng dầu. Căn kế tiếp bán đồ phụ tùng xe
hơi, rồi tới nhà kho. Phòng bên phải là văn phòng làm việc của ông. Phía
sau là garage xe hơi. Dãy lầu trên garage có thêm 6 căn được cho thuê.
Còn phía trên của dãy trước để toàn bộ đại gia đình ông ở.
Ngoài tòa nhà vừa làm nhà vừa là chỗ kinh doanh trên, ông Hảo còn
mua miếng đất ở bốn mặt tiền đường Bùi Viện - Trần Hưng Đạo - Đề Thám -
Nguyễn Thái Học (ngày nay) để xây cất hai dãy phố nhà lầu cho thuê.
Theo những người từng thuê nhà thì công ty ông Hảo hoạt động theo
nhu cầu thị trường, tức là có cầu có cung. Điều khiến các dãy nhà thuê
hút khách là giá thuê mà ông đưa ra rất dễ chịu và không tăng giá đột
ngột, dù đó là người thuê ngắn hay dài.
Một số hình ảnh về tòa nhà hơn 80 năm tuổi nằm ở trung tâm Sài Gòn:
Ảnh ngôi nhà chụp trước năm 1975 nhìn
từ phía đường Trần Hưng Đạo. Phía trước là bảng hiệu hãng vỏ xe Michelin
và cây xăng Caltex - Ảnh: Tư liệu gia đình ông Hảo
Mặt tiền tòa nhà hiện tại
Phía sau tòa nhà
Gạch lót nền mua từ Pháp
Do không được tu bổ nên hiện tòa nhà đã xuống cấp
Vật dụng bên trong đều đã cũ kỹ
Bàn thờ tổ tiên
Sân sinh hoạt chung của tòa nhà
Một góc của tòa nhà
Từ cửa sổ tòa nhà nhìn ra là con đường trung tâm Sài Gòn. Từ đây đi bộ ra chợ Bến Thành mất chừng 2-3 phút
Một góc của sân trời
Hành lang lên sân thượng
Nhìn trên cao, tòa nhà giống như con
tàu mà mũi tàu chĩa ra hướng đường Trần Hưng Đạo, đuôi tàu ở phía đường
Lê Thị Hồng Gấm. Ngôi nhà nhỏ trong ảnh là nơi gắn thang máy để ông Hảo
lên sân thượng ngắm cây cảnh, chim muông
Còn khá nhiều tiểu cảnh trên sân thượng
Từ trên sân thượng nhìn xuống một góc căn nhà
Lỗ thông gió của tòa nhà
Đường nối giữa hai phần tòa nhà trên sân thượng
Đương thời, ông Hảo là người yêu chim
muông, cây cảnh nên khi xây dựng tòa nhà đã được thiết kế phần sân
thượng rất rộng. Ông Hảo đã dùng một phần sân thượng đặt tên là 'Lầu huê
viên N.V.HAO'
Một góc của huê viên
Nhà thờ lúc ông Hảo còn sống. Năm 1966 ông Hảo về quê Trà Vinh ở ẩn
Hồ cá trong huê viên
Hồ bơi trên sân thượng. Hồ rộng hơn 2 m, dài hơn 5 m, sâu gần 2 m
Bàn đá rộng 1,5 m, dài chừng 3 m trên sân thượng để ông Hảo uống trà, ngắm trăng
Tuy ông Hảo là người nổi tiếng giàu có ở
Sài Gòn trước 1975 nhưng con cháu của ông sống nghèo khổ. Đa phần con
cháu hiện sống ở phía trên tòa nhà
Một góc bếp
Từ bếp nhìn ra đường Yersin
Di chúc thừa kế của ông Hảo giao cho con trai mình là ông Nguyễn Tâm Thạnh quản lý ngôi nhà
Ông Nguyễn Tâm Thạnh năm nay 86 tuổi đang hồi ức về tòa nhà
Ông Thạnh được nhận huy chương kháng chiến hạng Nhất và bằng khen của Thủ tướng
Một hộ dân sinh sống trên 6 căn phòng phía sau tòa nhà treo biển cho thuê nhà
Nhận xét
Đăng nhận xét