CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 7I/a (Sài Gòn)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
HOTEL DE VILLE - DINH XÃ TÂY - PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ

Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ: Dinh Xã Tây

L.C.S (lược trích)
0 Thanh Niên
Hơn nửa thế kỷ sống ở Sài Gòn và gần 40 năm gắn bó với nghề báo, nhà văn Lý Nhân Phan Thứ Lang đã tiếp xúc với những nhân vật nổi danh cùng kho tư liệu quý giá về miền Nam, nhất là địa danh của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Thanh Niên xin giới thiệu loạt bài về đất Sài Gòn - Gia Định xưa.
Hơn nửa thế kỷ sống ở Sài Gòn và gần 40 năm gắn bó với nghề báo, nhà văn Lý Nhân Phan Thứ Lang đã tiếp xúc với những nhân vật nổi danh cùng kho tư liệu quý giá về miền Nam, nhất là địa danh của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Thanh Niên xin giới thiệu loạt bài về đất Sài Gòn - Gia Định xưa.




Dinh Xã Tây nay là trụ sở UBND TP.HCM - Ảnh: Tư liệu của tác giả
Dinh Xã Tây nay là trụ sở UBND TP.HCM - Ảnh: Tư liệu của tác giả
Ngay khi người Pháp tới Sài Gòn, họ đã đặt nền hành chính theo tổ chức một nước thuộc địa: tỉnh, quận, xã. Sài Gòn lúc đó có Hội đồng thị xã để điều hành cả vùng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.
Người Pháp thuê ngôi nhà của một người tên là Đoàn Tại ở đường Rue aux Fleurs nằm ở khoảng giữa Nguyễn Huệ - Hàm Nghi (bây giờ là trụ sở Hải quan) vừa làm Hội đồng thị xã, vừa là cơ quan hành chính, có phòng Thương mãi, phòng Chứng khoán để cấp môn bài, chứng nhận giấy tờ mua bán bất động sản, làm sở hữu chủ đất ruộng cho người Việt và các kiều dân Pháp, Hoa, Chà... Số Pháp kiều ở thành phố chỉ có vài chục người và thêm vài trăm người Hoa, Chà, nhưng về sau đã gia tăng. Nhiều người Việt vì muốn được dễ dàng buôn bán, đi làm hoặc cho con cái du học nên nhập quốc tịch Pháp ngày một đông, vì vậy người Pháp quyết định chọn khu kinh Lấp (con kinh được lấp lại) nằm theo đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ bây giờ) xây Tòa thị sảnh của thủ phủ Nam Kỳ.
Hơn 40 năm thiết kế và thi công
Các kiến trúc sư ở Pháp được mời sang dự thi và hàng chục người đưa ra họa đồ đủ kiểu mới lạ. Kết quả, họa đồ của kiến trúc sư Codry trúng giải. Một năm sau đó, họa đồ trên vẫn chưa được kiến trúc sư Codry thực hiện, nên nhà cầm quyền Pháp đã phải mời một kiến trúc sư Pháp khác vẽ lại. Mãi tới năm 1870, khi Blancsubé sang nhậm chức Thị trưởng Sài Gòn, ông ta định đem đồ án trên ra thực hiện, nhưng gặp trở ngại là Hội đồng thị xã bàn ra tán vào, nên công việc lại nằm yên một chỗ.
Năm 1893, vấn đề xây cất Tòa thị sảnh lại được Hội đồng thị xã đem ra bàn. Đến năm 1898, Hội đồng thị xã mới đồng ý chấp thuận xây tại địa điểm cũ nhưng bắt vẽ lại họa đồ khác cho hợp với các công trình ở thành phố đã được thực hiện mới lạ và đồ sộ. Việc khởi công tòa nhà vào năm 1899, do kiến trúc sư Gardès vẽ đồ họa mới. Còn phần trang trí và thiết kế hoa văn phù điêu trong ngoài Tòa thị sảnh được giao cho họa sĩ Ruffier thực hiện. Công việc đang tiến hành tốt đẹp thì có sự bất đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffier với các nghị viên Hội đồng thị xã về việc thay đổi vài chi tiết phần thiết kế nội sảnh.
Họa sĩ Ruffier muốn sửa đổi một vài chi tiết nội thất, ông phải về Pháp nghiên cứu lại, nên cần một số tiền mới có thể làm được. Hội đồng thị xã cũng chấp thuận. Việc trang trí tiền sảnh, nội sảnh bắt đầu vào ngày 21.3.1903 đến năm 1906, họa sĩ Ruffier mới làm được hai phần ba tổng số công việc, nên thị trưởng mới là ông Cuniac lo lắng, hối thúc họa sĩ Ruffier mau chóng hoàn tất công việc. Đến đây lại gặp trở ngại. Hội đồng thị xã nhận ra rằng vì kiểu cách thay đổi mà mặt tiền của tòa nhà trông có vẻ kỳ dị quá nên đưa ra đề nghị là phải phá bỏ cái lầu cao chênh vênh đằng trước (lầu đồng hồ như gác chuông). Viên thị trưởng muốn công việc sớm hoàn tất, nên đã cho chụp ảnh lầu chuông tiền sảnh gửi về bên Pháp để họa sĩ Ruffier xem rồi tìm một kiến trúc khác thiết kế lại, thay cái lầu chuông đồng hồ không đẹp ấy. Đến đây, thấy việc xây cất tốn kém và lại chậm trễ, nên viên Thống đốc Rodier đã từ chối cấp thêm kinh phí. Năm 1907 vẫn chưa xong công trình, nên hợp đồng của họa sĩ Ruffier bị bãi bỏ và họa sĩ Bonnet đứng ra thay thế, đảm nhận hoàn tất trang trí những phần còn lại. Còn họa sĩ Ruffier bị Hội đồng thị xã đem ra Tham chính viện kiện vì không thực hiện đúng hợp đồng, do kéo dài đến năm 1914. Kết quả tòa đã bác đơn của họa sĩ Ruffier và xử ông phải trả hai phần ba án phí, cộng thêm khoản bồi thường thiệt hại cho Hội đồng thị xã nhưng Ruffier vắng mặt vì... không có tiền nên kết quả huề cả làng và cũng chẳng biết sau đó họa sĩ Ruffier lưu lạc nơi đâu.
Kiến trúc cổ nổi tiếng
Ngày Tòa thị sảnh được khánh thành, người ta đọc thấy hàng chữ ở mặt tiền sảnh như sau: Hôtel de Ville nhưng người dân Việt lại gọi đơn giản: Xã Tây. Theo tự điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ là “Tòa đô sảnh một thành phố đời Pháp: Xã Tây Sài Gòn”. Xã Tây theo nghĩa dân gian là làng của Tây, do các viên chức Pháp làm việc, công việc của Xã Tây do một viên thị trưởng người Pháp điều hành, và bên cạnh có một Hội đồng thị xã đều do nhà cầm quyền Pháp chỉ định.
Xã Tây trên giấy tờ gọi là Tòa thị sảnh. Đến thời Bảo Đại thì được đổi lại là Tòa đô sảnh và do các đốc phủ sứ được bổ nhiệm làm thị trưởng. Chế độ Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại, dinh Xã Tây do những đốc phủ sứ làm đô trưởng (1954 - 1963). Khi chế độ quân nhân lên thay Ngô Đình Diệm, các tướng tá lần lượt thay nhau làm đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn. Người đô trưởng cuối cùng, trước ngày 30.4.1975 là đại tá Đỗ Kiến Nhiễu.
Sau giải phóng, dinh Xã Tây trở thành trụ sở làm việc của UBND TP.HCM, là một di tích kiến trúc cổ nổi tiếng thu hút khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.

Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Kỳ 2: Những câu chuyện về chợ Bến Thành

(L.C.Sơn lược trích)
1 Thanh Niên
Chợ Bến Thành xưa được lập ở phía bờ sông Bến Nghé cận thành Gia Định. “Anh ngồi quạt quán Bến Thành/Nghe em có chốn, anh đành quăng om”, câu ca dao này nhiều người Sài Gòn hẳn còn nhớ.

Chợ Bến Thành xưa được lập ở phía bờ sông Bến Nghé cận thành Gia Định. “Anh ngồi quạt quán Bến Thành/Nghe em có chốn, anh đành quăng om”, câu ca dao này nhiều người Sài Gòn hẳn còn nhớ.





Chợ Bến Thành xây xong năm 1914 - Ảnh: Tư liệu do tác giả cung cấp
Chợ Bến Thành xây xong năm 1914 - Ảnh: Tư liệu do tác giả cung cấp
Theo nhiều tư liệu, lúc đầu phố chợ Bến Thành ở phía đông H.Bình Dương (lúc đó là một huyện của Gia Định). Vì chợ dọc theo bến sông trước thành Phiên An nên gọi là chợ Bến Thành (nghĩa là chợ ở bến sông thành Gia Định). Chợ nằm vào khoảng giữa tính từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay.
Năm Minh Mạng thứ 14 (1833), trải qua trận binh lửa với Lê Văn Khôi, phố chợ bị tàn phá không còn nguyên như lúc ban đầu. Thời kỳ thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, chợ được dời đến chỗ kinh Lấp ở quãng giữa đường Nguyễn Huệ. Khi người Pháp muốn dời ngôi chợ cũ ở gần bến sông lùi vào trong, có thông tin rằng họ đã cho người đốt cháy chợ.
Năm 1870, ngôi chợ người Pháp cho dựng lại nằm phía trong kinh Lấp (đường Nguyễn Huệ ngày nay), với cột sắt mái tôn, tường gạch khang trang. Lúc đó đường Nguyễn Huệ có con kinh chạy từ bờ sông Bến Nghé tới cuối đường (hiện là UBND TP.HCM), quẹo sang phía chỗ Nhà hát Thành phố rồi tới Sở thú, cầu Thị Nghè. Con kinh ở đường Nguyễn Huệ lúc đó là phố chợ người Chà và (Ấn Độ), Miên dựng nhà san sát để buôn bán, xen vào có nhà gạch phố lầu của người Pháp trú ngụ và làm văn phòng hãng buôn. Những dãy phố trệt còn dăm ba căn ở cạnh sở Ngân khố, là nhà của người Hoa mở ra bán hủ tíu, thịt quay, cháo cá, cà phê, dăm hiệu thuốc bắc và đôi ba hiệu của người Ấn bán vải, tơ lụa, tạp hóa, cà ri, nước hoa...
Phố chợ mỗi ngày một thêm sầm uất vì trên bến dưới thuyền lục tỉnh lui tới giao thương. Khi tờ báo Lục tỉnh Tân Văn xuất bản, lúc đầu ban biên tập cũng tới đây thuê hai căn phố lầu để làm tòa soạn cho tiện giao dịch với các cộng tác viên.
Chợ Bến Thành hiện tại hồi đó gọi là chợ “Bến Thành mới” hay “chợ mới Sài Gòn”. Khi người Pháp có dự án chỉnh trang mở rộng đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn đã dời chợ Bến Thành cũ về khu bùng binh ở giữa các trục lộ: Hàm Nghi Lê Lai - Lê Lợi - Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn. Chợ mới này được khởi công xây dựng khoảng năm 1912, đến 1914 thì hoàn thành trên khu đất khoảng 10.000 m2, bao quanh bởi 4 con đường Lê Lợi - Lê Thánh Tôn - Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh. Chợ xây bằng gạch, cột kèo sắt, mái ngói, có cột tháp cao treo đồng hồ để cho khách đi chợ xem giờ. Ngày khánh thành chợ được tổ chức rầm rộ. Người từ các tỉnh được báo trước 1 tháng nên nô nức hẹn nhau tới chợ để mua sắm và tham quan. Người Hoa, người Chà và… thì đổ xô đến mua sạp để bày bán thuốc điếu, tơ lụa, thực phẩm. Sáng khánh thành có múa lân, diễn võ, hát hồ quảng, cải lương. Ban đêm có đèn cộ bông, nhạc ngũ lâm và cả nhạc kèn đồng của lính Phú-lang-sa (Pháp) tới giúp vui.
Thời đó, các tay cai tổng, hương chức, điền chủ từ lục tỉnh đi ghe thuyền, xe đò lên Sài Gòn ăn chơi hay mua sắm đồ đạc, nếu ở lại đều tới khu chợ Bến Thành cũ thuê nhà trọ trú qua đêm, vì nơi đây rất tiện cho việc đi chợ và ăn nhậu. Chính vì nhu cầu lớn nên khu này còn có Nam Trung khách sạn được mở ra với sự góp vốn của nhiều cổ đông. Đặc biệt, ở Nam Trung khách sạn từ 17 đến 23 giờ đều có ca nhạc đờn ca tài tử. Đêm thì các cô đầu tới hát, khi cô đầu ngưng hát thì có hát thuật (hát có điệu bộ, cử chỉ, có cốt truyện) xen vào để thay đổi không khí cho đám thanh niên thưởng thức, đỡ ngán.
Được ít năm, chợ Bến Thành cũ cũng phải dời đi để người Pháp lấp con kinh làm đường lớn chạy từ mé sông tới Tòa Đô chính (nay là UBND TP.HCM) với những cơ sở hành chính của người Pháp được lập ra như: sở Ngân khố, sở Thương cảng và con đường được mang tên Charner - một sĩ quan thủy binh của Pháp đánh Nam Kỳ lúc đó. Khi ngôi chợ Bến Thành cũ được dời về địa điểm mới, ở khu phố chợ cũ này người Hoa vẫn duy trì các quán ca lâu, cà phê, hủ tíu và hiệu thuốc bắc. Rồi tiện thể gần bến sông, chiều chiều người dân chài lưới bên những con rạch gần đó mang tôm, cá, cua và rau quả… lên bán ở khu phố này, vì vậy người dân còn gọi là chợ Cũ, nằm trên đường Tôn Thất Đạm, Q.1, TP.HCM hiện nay.
Dự án xây chợ Bến Thành mới
Dân số Sài Gòn năm 1970 khoảng 4 triệu người nên ngôi chợ giữa trung tâm thành phố trở nên lỗi thời, chính quyền cũ mở cuộc thi vẽ đồ án để xây dựng một ngôi chợ mới. Có 8 tác phẩm gửi tới dự thi và đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng đoạt giải nhất. Theo dự trù vào năm 1972, kinh phí xây dựng chợ lên tới gần 2 tỉ đồng, chính quyền không đủ tài chính nên việc xây dựng chợ mới chưa thực hiện được. Và nhờ thế, TP.HCM có được kiến trúc xưa của ngôi chợ Bến Thành xây dựng từ hồi đầu thế kỷ 20.
 
Lịch sử hình thành Nhà thờ chính toà Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon, có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.

Đảm bảo vẻ đẹp nguyên thủy của nhà thờ Đức Bà

11 Thanh Niên
Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân hay gọi là nhà thờ Đức Bà) sắp được trùng tu với quy mô lớn sau hơn 135 năm tồn tại giữa trung tâm Q.1, TP.HCM.
Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân hay gọi là nhà thờ Đức Bà) sắp được trùng tu với quy mô lớn sau hơn 135 năm tồn tại giữa trung tâm Q.1, TP.HCM.




Nhà thờ Đức Bà hiện nay - Ảnh: Diệp Đức Minh
Nhà thờ Đức Bà hiện nay - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ngày 14.6, liên quan đến kế hoạch trùng tu, linh mục Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện Tổng giáo phận TP.HCM kiêm Trưởng ban trùng tu nhà thờ Đức Bà, cho biết thời gian dự kiến bắt đầu trùng tu vào đầu quý 4/2015, được phân thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 trùng tu phần mái, giai đoạn 2 trùng tu phần nội thất, giai đoạn 3 trùng tu tháp chuông nhà thờ.

Đảm bảo vẻ đẹp nguyên thủy của nhà thờ Đức Bà - ảnh 2
Chúng tôi rất mong muốn việc viết, vẽ lên tường nhà thờ sẽ được chấm dứt để giữ vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc
Đảm bảo vẻ đẹp nguyên thủy của nhà thờ Đức Bà - ảnh 3

Linh mục Hồ Văn Xuân

Vẫn tổ chức thánh lễ trong quá trình trùng tu
Theo linh mục Hồ Văn Xuân, nhà thờ Đức Bà không bị thiệt hại gì do chiến tranh, nhưng hiện có nhiều hạng mục xuống cấp do thời tiết sau hơn 135 năm đưa vào sử dụng. Ban trùng tu nhà thờ Đức Bà đã mời Công ty kiểm định xây dựng Sài Gòn tiến hành kiểm định mức độ xuống cấp của công trình. Ưu tiên số một hiện nay là chống dột phần mái. Ước lượng các mái của nhà thờ có khoảng 50.000 viên ngói.
Sau một số đợt sửa chữa nhỏ trước đây, mái ngói nhà thờ ngoài loại nguyên thủy là ngói Marseille của Pháp còn có ngói Indochinois, ngói Phú Hữu. “Yêu cầu đặt ra là phải tuyệt đối giữ được nguyên trạng kiến trúc công trình, đảm bảo được độ chắc chắn, bền vững và an toàn. Ban trùng tu đã chọn được đơn vị thi công trong nước để triển khai việc trùng tu. Mặc dù phía dưới mái ngói có vòm bê tông kiên cố nhưng đơn vị thi công sẽ dựng một hệ thống giàn giáo bao quanh, phía trên phủ mái tôn che toàn bộ nhà thờ đảm bảo tránh được nắng, mưa. Trong quá trình trùng tu, tại nhà thờ vẫn tổ chức thánh lễ cho giáo dân”, linh mục Hồ Văn Xuân cho biết.
Cũng theo linh mục Hồ Văn Xuân, hiện nay trên thị trường không còn xuất hiện loại ngói Indochinois, ngói Phú Hữu. Ngói nguyên thủy Marseille cũng ít được nhắc đến tại VN. Linh mục Hồ Văn Xuân nói: “Giải pháp thi công không khó nhưng khó nhất là nguồn vật liệu phục vụ cho việc trùng tu. Ban trùng tu đã đưa ra tiêu chuẩn, quy cách nhưng các đơn vị sản xuất ngói trong nước cho rằng không thể nào làm được. Tháng 7 tới trong chuyến sang Pháp, chúng tôi sẽ liên hệ với nhà máy sản xuất ngói nguyên thủy Marseille. Nếu nhà máy này không còn tồn tại thì có thể sẽ chọn ngói của đơn vị kế tục sản xuất loại ngói này để nhập về thay thế”.
Về giai đoạn 2 trùng tu nội thất, theo linh mục Hồ Văn Xuân, sẽ khắc phục một số bộ phận kính màu gắn trên các ô cửa (thể hiện các điển tích trong Kinh thánh) bị rạn, nứt; một số họa tiết hoa văn không còn nguyên vẹn như thiết kế ban đầu. Vật liệu kính màu cũng sẽ được nhập từ Pháp. Đối với hệ thống tháp chuông, hiện Ban trùng tu đang tiến hành kiểm định mức độ gỉ sét, độ bào mòn của các trục gắn các quả chuông để có giải pháp khắc phục, sửa chữa phù hợp.
“Việc trùng tu được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng từ 10 năm qua để đảm bảo nhà thờ giữ được vẻ đẹp nguyên thủy, không bị thay đổi kết cấu, hình dạng, màu sắc sau khi trùng tu. Thời gian trùng tu vì vậy có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Tổng giáo phận TP.HCM sẽ lo kinh phí trùng tu. Hiện chưa được khái toán một cách cụ thể nhưng dự kiến sẽ cần một số tiền khá lớn”, linh mục Hồ Văn Xuân nói thêm.
 




Nguyên bản kiến trúc nhà thờ Đức Bà khánh thành vào năm 1880 - Ảnh: Tư Liệu
Nguyên bản kiến trúc nhà thờ Đức Bà khánh thành vào năm 1880 - Ảnh: Tư Liệu
Bộ chuông độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á
Theo linh mục Hồ Văn Xuân, ngày 7.10.1877, Giám mục Isidou Colombert cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Đức Bà (dài 93 m, rộng 35 m) và cũng chính ngài cử hành nghi thức khánh thành vào ngày 11.4.1880. Nhà thờ Đức Bà do kiến trúc sư người Pháp Bourad thiết kế, đồng thời trúng thầu thi công dựa trên sự mô phỏng kiến trúc nhà thờ Đức Bà Paris. Toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ đều được nhập từ Pháp. Màu sắc ít thay đổi và mặt ngoài của vật liệu không đóng rêu.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là sự kết hợp hài hòa 2 trường phái kiến trúc cổ điển châu Âu: roman (kiểu vòm cong tròn) và gothic (kiểu mái vòm vuốt nhọn). Sự kết hợp này thể hiện rõ nhất ở phần tháp chuông. Tháp chuông khi mới khánh thành có mái bằng (cao 36,6 m) nhưng đến năm 1895, kiến trúc sư Gardes thiết kế thêm phần mái nhọn vươn lên cao như ngày nay (nâng tổng chiều cao lên 60,5 m).
Bộ chuông gồm 6 quả chuông nặng tổng cộng gần 30 tấn gắn trên 2 tháp được đánh giá là độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á. Chất liệu chuông bằng đồng, do hãng đúc chuông Bolley chế tác vào năm 1879 tại Pháp với những đường nét họa tiết trên chuông rất tinh xảo. Bộ chuông được phối âm độc đáo với các cung: sol, la, si, do, re, mi. 6 quả chuông được thiết kế 2 phần: phía bên phải tháp chuông từ ngoài nhìn vào (phía Bưu điện TP.HCM) gắn 4 chuông sol, si, re và mi; phía bên trái (phía Hội trường Thống Nhất) gắn 2 chuông la và do. Giàn treo tháp chuông được thiết kế độc lập nên khi cùng lúc 6 quả chuông được đổ vang, độ rung tạo ra không ảnh hưởng đến tháp chuông. Ở mặt tiền của tháp chuông có gắn một đồng hồ lớn đường kính 2 m.
Một điểm đặc biệt khác là phần móng nhà thờ rất kiên cố. Trải qua hơn 135 năm sử dụng không có dấu hiệu nghiêng lún hay bị nứt tường, dù nhà thờ tọa lạc độc lập trên vị trí xung quanh có mật độ phương tiện lưu thông rất lớn.
Kêu gọi ngừng vẽ bậy lên tường nhà thờ

Cùng với các công trình kiến trúc cổ thời Pháp ở trung tâm Q.1 như Bưu điện TP.HCM, Nhà hát TP.HCM, chợ Bến Thành, trụ sở UBND TP.HCM... nhà thờ Đức Bà là một biểu tượng gắn liền với sự hình thành, phát triển của TP.HCM hơn 300 năm qua. Theo linh mục Hồ Văn Xuân, điều đáng buồn là thời gian qua một số người thiếu ý thức đã viết, vẽ lên tường bên ngoài của nhà thờ. “Đợt trùng tu cũng sẽ tính đến việc xóa đi các dấu vết này. Quả thật nếu cạo mặt ngoài thì rất tiếc vì sẽ làm mòn lớp gạch. Riêng giải pháp sơn lại mặt ngoài dự kiến sẽ mời chuyên gia của Pháp tính toán trước để không làm ảnh hưởng đến màu sắc của gạch tường. Chúng tôi rất mong muốn việc viết, vẽ lên tường nhà thờ sẽ được chấm dứt để giữ vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc”, linh mục Hồ Văn Xuân nói.

Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu

1 Thanh Niên Online
Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc đô thị Sài Gòn, tạo nên nét đẹp cổ điển cho thành phố phát triển bậc nhất cả nước.

(TNO) Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc đô thị Sài Gòn, tạo nên nét đẹp cổ điển cho thành phố phát triển bậc nhất cả nước.





Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 1
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ năm 1877
Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà (người dân quen gọi là Nhà thờ Đức Bà) tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố (số 1 Quảng trường Công xã Paris) đã gần 140 năm.
Nhà thờ Đức Bà do kiến trúc sư người Pháp Bourad thiết kế dựa trên sự mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, được khởi công từ năm 1877, có chiều dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m.
Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, xi măng, sắt, thép đến ốc vít, kính trang trí đều được chuyển từ Pháp sang và được hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Năm 1895, Nhà thờ xây dựng bổ sung thêm hai tháp chuông nhọn có chiều cao 57,6 m, chứa 6 quả chuông đồng lớn có tổng trọng lượng 28,85 tấn.
Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh nên là điểm nhấn trong không gian đô thị và có góc nhìn đẹp từ mọi phía.
Trải qua gần 140 năm với nhiều biến động chính trị, lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn là tuyệt tác của kiến trúc đô thị Sài Gòn. Đây không chỉ là địa điểm được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tham dự thánh lễ mà còn là nơi các bạn trẻ Sài Gòn gặp gỡ giao lưu.
Thoạt nhìn bên ngoài, nhà thờ vẫn giữ được vẻ kiên cố, tuy nhiên, nhiều hạng mục bên trong đã xuống cấp nên sẽ được trùng tu trong thời gian tới. Các hạng mục dự định được trùng tu bao gồm 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch các bức tường bị bôi bẩn bằng bút xóa,…
Việc trùng tu này không ảnh hưởng đến thiết kế ban đầu của nhà thờ Đức Bà. Và trong thời gian trùng tu nhà thờ vẫn mở cửa để du khách và người dân đến dự thánh lễ.




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 2




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 3




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 4




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 5
Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc tiểu biểu của Sài Gòn




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 6




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 7
Nhà thờ Đức Bà là nơi thu hút khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 8




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 9




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 10




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 11
Nhà thờ mang nét kiến trúc Pháp cổ điển, tọa lạc ngay trung tâm thành phố




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 12




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 13




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 14




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 15
Thời gian gần đây, nhà thờ đang bị xuống cấp nên dự kiến trong thời gian tới sẽ được trùng tu lại




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 16
Nhiều du khách thiếu ý thức đã viết bậy lên tường nhà thờ gây mất thẩm mỹ




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 17
Nhiều người đến nhà thờ Đức Bà để chụp hình kỷ niệm vì kiến trúc đẹp mắt và thu hút




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 18
Nhiều du khách nước ngoài cũng rất muốn tìm hiểu về lịch sử của công trình kiến trúc độc đáo này




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 19
Nhiều cặp đôi đến nhà thờ để cầu nguyện




Ngắm nhà thờ Đức Bà 135 tuổi giữa Sài Gòn sắp được trùng tu - ảnh 20
Làm lễ thành hôn tại nhà thờ
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH