Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KIẾP GIANG HỒ`217
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
KIẾP GIANG HỒ - PARODY - ĐỖ DUY NAM | PHIM CA NHẠC
Phim Ca Nhạc Cô Giáo Thảo | Đại Ca Giang Hồ Học Đường Lần Đầu Gặp Cô Giáo
PHIM CA NHẠC Cô Giáo Thảo TẬP 2 | ĐẠI CA GIANG HỒ HỌC ĐƯỜNG BỊ CÔ GIÁO TRẢ ĐŨA
Quyền lực của ông trùm xã hội đen (Kỳ 1): Biểu tượng lịch lãm
Luôn xuất hiện với những bộ vest đắt tiền
và thời trang, John Gotti trở thành con cưng của giới truyền thông New
York, biểu tượng xã hội đen của nước Mỹ
Ngày 8.3.1980, Frank Gotti, cậu con trai 12 tuổi của John Gotti bị
chết trong vụ một tại nạn giao thông. Một năm sau đó, người lái xe gây
nên cái chết của cậu bé bất ngờ bị bắt cóc và bị giết hại.
John Gotti, trùm xã hội đen khét tiếng, người cuối cùng của giới xã
hội đen lịch lãm, thời trang theo phong cách Hollywood. John Gotti là
ông trùm quyền lực nhất ở New York trong những thập niên gần đây. Rất ít
tổ chức xã hộ đen gây được sự chú ý của dân chúng Mỹ như tổ chức của
John Gotti trong suốt hơn 20 năm nó tồn tại.
Thế giới xã hội đen ở Mỹ phát triển mạnh và công khai cho đến những
năm 1980 khi các cơ quan luật pháp liên bang bắt đầu mạnh tay "thủ tiêu"
dần những tổ chức tội phạm lớn. Trong thời điểm này, John Gotti vẫn
công khai hoạt động và gây được sự chú ý của công chúng, để lại dấu ấn
của mình trong lịch sử tội phạm hình sự Mỹ. Luôn xuất hiện với những bộ
vest đắt tiền và thời trang, John Gotti trở thành con cưng của giới
truyền thông New York, biểu tượng xã hội đen của nước Mỹ.
Năm 1992, John Gotti bị kết án chung thân không khả năng phóng thích.
Gotti kết thúc những ngày tháng bị giam của mình vào ngày 10.6.2002 ở
tuổi 61 do biến chứng của bệnh ung thư.
John Joseph Gotti sinh ngày 27.10.1940. Gia đình Gotti khá đông
người, 7 trai và 4 gái. Do điều kiện y tế đầu những năm 1940 chưa được
tốt, một vài anh chị của John Gotti đã chết khi còn rất nhỏ.
Cha của John Gotti là một người Ý nhập cư. Ông là một người rất chăm
chỉ và chịu khó, ông biết mình cần phải cố gắng rất nhiều cho gia đình
đông con của mình.
Năm John Gotti lên 10 tuổi, gia đình Gotti chuyển đến Brooklyn và bắt đầu một cuộc sống mới tốt hơn.
John Gotti, biểu tượng xã hội đen của nước Mỹ
Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, John Gotti đã học cách sử dụng nắm
đấm của mình. Gotti rất nóng nảy, dễ giận dữ khi gặp thái độ khinh miệt
của những kẻ có nhiều tiền. Thay vì mơ ước trở thành một doanh nhân hay
bác sĩ như cha mình mong muốn, Gotti muốn trở thành một tay anh chị có
tiếng như những tên côn đồ mà Gotti nhìn thấy tại các góc phố Brooklyn.
12 tuổi, Gotti cùng với anh em Peter và Richard trở thành chân sai
vặt của những tên anh chị và học những thói hư tật xấu đường phố. Gotti
thường xuyên trốn học và mất tập trung khi đến lớp. Bạn bè Gotii cảm
thấy rất vui mỗi khi Gotti vắng mặt, bởi chúng sợ bị bắt nạt.
Năm 1954, Gotti bị thương trong một lần tham gia trộm cắp xi măng tại
một công trường đang xây dựng. Những ngón chân của Gotti bị nát khi vô
tình chạm phải chiếc máy nghiền. Suốt mùa hè năm đó, Gotti phải nằm viện
điều trị. Trở lại với một dáng đi mới do vụ tai nạn đó, Gotti đã thay
đổi rất nhiều.
Năm 16 tuổi, Gotti bỏ học và trở thành thành viên của nhóm Fulton –
Rockaway, một nhóm thanh niên hư hỏng và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh
của nhóm. Nhóm này chuyên đánh cắp ô tô, phá hàng rào sắt…
Gotti trở nên gắn bó và thân thiết với anh em Peter và Richard, hai
người luôn bên cạnh Gotti và là thân cận của hắn trong suốt những năm
xây dựng sự nghiệp tiếng tăm trong giới xã hội đen sau này. Hai thân cận
nữa của Gotti là Angelo với biệt danh Quack Quack và Willie Boy, một võ
sĩ quyền anh chuyên nghiệp.
Năm 1960, Gotti 20 tuổi. Gotti gặp gỡ và đem lòng yêu Victoria, một
cô gái đẹp với mái tóc đen, con gái người Do Thái. Hai người kết hôn
ngày 6.3.1962 và sinh con gái đầu lòng Angela một năm sau đó.
Cuộc hôn nhân của Gotti không hạnh phúc với những mâu thuẫn, tranh
cãi. Tuy nhiên trong thời gian đó, họ có với nhau thêm một cô con gái và
một cậu con trai.
Thời gian này, Gotti đã cố gắng lao động và kiếm tiền một cách hợp
pháp. Gotti làm việc cho nhà máy công nghiệp, làm phụ xe tải… Vợ Gotti
luôn xem thường những công việc chồng mình làm và nhiều lần làm bẽ mặt
chồng mình vì những công việc ấy. Những khó khăn cuộc sống lại đẩy Gotti
quay lại con đường phạm tội. Sau này, khi FBI điều tra, Gotti đã phải
thốt lên rằng, “chính cô ấy đã khiến tôi ra nông nỗi này.”
Năm 1963, lần đầu tiên Gotti ngồi tù vì tội trộm xe ô tô, thời gian
chịu án là 20 ngày. Thời gian này, Gotti luôn dính vào những vụ trộm cắp
vặt, nhập cảnh bất hợp pháp… Năm 1966, Gotti lại chịu án nhiều tháng vì
tội trộm cắp.
Cuối năm 1966, sau khi hết án, Gotti tham gia một băng nhóm xã hội
đen chuyên nghiệp đứng đầu là Carmine Fatico và anh trai hắn, Daniel.
Gotti chính thức gia nhập giới xã hội đen đầy quyền lực.
(Còn tiếp)
Theo PV (Báo Đời Sống & Pháp Luật)
Quyền lực của ông trùm xã hội đen (Kỳ 2): Hành trình tội ác
Ở tuổi 31, Gotti trở thành người đứng đầu
nhóm Bergin khét tiếng. Bergin bắt đầu dính vào việc kinh doanh ma túy
để nhanh chóng thu được nhiều lợi nhuận.
Năm 1966 đánh dấu một bước quan trọng trên con đường xã hội đen của
John Gotti. Hắn trở thành tên cướp chính trong nhóm Bergin, mục tiêu là
tấn công ga hàng không quốc tế John F. Kennedy.
Trong thời gian mới gia nhập nhóm Bergin, Gotti đã cùng gia đình
chuyển tới một căn nhà đẹp và khang trang hơn ở Brooklyn. Hai vợ chồng
có thêm một cậu con trai đặt tên là Frank.
Ngày 27.2.1967, Gotti và Angelo lái chiếc xe tải nhỏ giả danh nhân
viên của một công ty vận tại tới khu cảng JFK và đánh cắp một lô hàng
trị giá gần 30.000 đô la Mỹ, phần lớn trong số đó là quần áo nữ. Bốn
ngày sau đó, FBI đã bắt được Gotti và Angelo khi cả hai đang vận chuyển
một lô hàng không rõ nguồn gốc có giá trị tại ga hàng hóa Northwest.
Tới tháng 4.1968, sau khi được tại ngoại, Gotti lại bị bắt lần nữa
khi cướp một lô thuốc lá nhập trị giá gần 500.000 đô la Mỹ bên ngoài một
nhà hàng ở New Jersey. Lần này, Gotti bị tạm giam chờ ngày mang ra xét
xử.
Dưới sự hỗ trợ của Carmine Fatico, những người anh em của Gotti và
Angelo đã thuê luật sư nổi tiếng Michael Coire bào chữa cho Gotti. Gotti
đã nhận tội đánh cắp lô hàng ở Northwest và bị kết án 4 năm tù giam tại
nhà tù liên bang Lewisburg ở Pennsylvania. Các công tố viên đã "lờ" đi
vụ cướp lô thuốc lá gần đây nhất.
Gotti đã chịu án gần 3 năm tại nhà tù Lewisburg, từ tháng 5.1069 đến tháng 1.1972.
Aniello Dellacroce, người đứng đầu băng nhóm Gambino
Sau khi ra tù, Gotti cũng có ý định kinh doanh và chọn một công việc
hợp pháp. Nhờ sự giúp đỡ của cha dượng Victoria, Gotti được nhận biên
chế vào công ty xây dựng do ông làm chủ. Victoria hi vọng chồng mình sẽ
bắt đầu một cuộc sống mới.
Thời gian ngắn sau khi Gotti nhận việc, Victoria mang thai lần nữa.
Cậu con út được đặt tên là Peter. Victoria quá bận rộn với việc chăm sóc
những những đứa con của mình nên không còn quan tâm công việc của
chồng. Nhiều năm sau đó, khi được hỏi về những việc mà chồng cô đã làm,
Victoria trả lời rằng, “tôi không biết chồng tôi đã làm những gì, tôi
chỉ biết rằng anh ấy lo chu đáo cho gia đình này.”
Thời gian này, nhóm Bergin vẫn hoạt động mạnh, Carmine Fatico ít có
thời gian giám sát, hắn đã giao quyền giám sát cho Gotti. Ở tuổi 31,
Gotti trở thành người đứng đầu nhóm Bergin khét tiếng.
Dưới sự chỉ đạo của Gotti, Bergin bắt đầu dính vào việc kinh doanh ma
túy để nhanh chóng thu được nhiều lợi nhuận. Luật bất thành văn của thế
giới ngầm khi dính vào ma túy đó là “Nếu chống lại, sẽ phải chết”. Một
phần lớn số tiền kiếm được do hoạt động này sẽ được chia cho những ông
chủ lớn và những thành viên trong nhóm, một phần còn lại dành cho gia
đình những thành viên bị bắt và bị kết án.
Từ tháng 5.1072, khi Gotti lên lãnh đạo Bergin và tổ chức này dính
dáng đến hoạt động buôn bán ma túy, một vài thành viên đã bí mật thông
tin cho FBI, hai trong số đó là Johnson và Battista. Tuy nhiên, những
thông tin FBI nhận được có nhiều ý kiến trái ngược nhau, bằng chứng
không rõ ràng, họ không thể khẳng định ngay Gotti có dính tới hoạt động
kinh doanh ma túy không. (Còn tiếp)
Theo PV (Báo Đời Sống & Pháp Luật)
Quyền lực của ông trùm xã hội đen (Kỳ 3): Bi kịch gia đình
Cậu con trai mới 12 tuổi của Gotti bất
ngờ bị tại nan giao thông. Hơn một năm sau đó, người tài xế cùng chiếc
xe gây tai nạn biến mất, không một dấu vết để lại.
Sự nghiệp
Thời điểm lên quản lý nhóm Bergin, Gotti và Dellacroce, một trùm xã
hội đen khét tiếng gắn với nhau như hình với bóng, chúng đang lên kế
hoạch cho việc mở rộng quyền lực và phạm vi hoạt động của băng nhóm
Carmine Fatico. Theo điều tra của cảnh sát, rất nhiều thành viên của
các băng nhóm tội phạm khẳng định Dellacroce chính là ông chủ của thế
giới xã hội đen Gambino có tiếng ở New York.
Năm 1968, Dellacroce bị truy tố về tội trốn thuế. Thu nhập chịu thuế
của Dellacroce là 10.400 đô la Mỹ, nhưng trên thực tế con số đó lên tới
130.000 đô la Mỹ, lớn hơn gấp nhiều lần. Dellacroce nhận án một năm tù
giam về tội này.
Trong những năm 1970, các vụ bắt cóc, thanh toán lẫn nhau giữa các
băng nhóm diễn ra như một trào lưu ở thành phố New York, John Gotti cũng
không nằm ngoại lệ. Việc giết hại một số nhân vật khét tiếng trong giới
xã hội đen như Manny Gambino, McBratney đã một phần tạo nên ''huyền
thoại Gotti''.
Rất nhiều đối tượng được cảnh sát đặt vào diện tình nghi trong hai vụ thanh toán này, nhưng không hề liên quan đến Gotti.
Một tháng sau đó, chính Johnson, thành viên của Bergin đã khai báo
với FBI khi vô tình hắn nghe được Gotti nói về vụ giết người này. FBI đã
thông báo đến sở cảnh sát New York để tiến hành điều tra và kết quả
thật bất ngờ, Gotti bị kết án vì tội giết người ngày 17.10.1973.
Gotti nhanh chóng trốn thoát. Hơn một năm sau cái chết của McBratney,
ngày 3.6.1974, Gotti bị bắt trong một quán bar ở Brooklyn, hắn được
giao cho sở cánh sát New York xét xử. Những thông tin liên quan đến
Gotti được cung cấp bởi Johnson, và hắn được nhận 600 đô la cho sự phản
bội của mình.
Một khoản bảo lãnh cho Gotti lên tới 150.000 đô la Mỹ đã được thực
hiện từ phía gia đình vợ Gotti. Trong thời gian tại ngoại này, Gotti đã
bí mật liên hệ với nhóm Bergin, giám sát mọi hoạt động của nhóm. Tại
thời điểm đó, Bergin đang sở hữu rất nhiều những nhà hàng, nhà nghỉ và
cả vũ trường Queens.
Ngày 8.8.1975, Gotti bị kết án 4 năm tù giam và chịu án tại trại giam
Green Haven. Nhưng chỉ hai năm chịu án về tội giết người có tổ chức,
ngày 28.7.1977, Gotti được thả tự do. Rất nhiều phương tiện truyền thông
đã “mỉa mai” chuyện này, họ nhắc tới việc Gotti đã từng chịu án 3 năm
cho tội đánh cặp lô hàng quần áo phụ nữ cách đây nhiều năm.
Để chào mừng sự trở lại của Gottie, Bergin đã mua hẳn một thương hiệu mới, Lincoln Mark IV dành cho Gotti.
Bằng nhiều mánh khóe và thủ đoạn, ngay su khi được trả tự do, Gotti
đã tìm cách củng cố lại quyền lực của mình và trở thành một trong những
nhân vật chủ chốt của thế giới ngầm Gambino. Bi kịch gia đình
Frank là con thứ tứ của Gotti và Voctoria. Frank là một cậu bé thông
minh và giỏi các môn thể thao. Đó là niền tự gào của gia đình Gotti.
Ngày 8.3.1980, cậu bé Frank mượn bạn mình chiếc xe đạp điện dạo quanh
khu phố Howard Beach nơi gia đình mình đang sinh sống, một thùng rác to
đặt trên đường đã che khuất tầm nhìn của cậu bé. Phía bên phải, người
tài xế do bị che khuất tầm nhìn đã lao tới và đâm phải Frank khiến cậu
bé chết ngay tại chỗ. Người tài xế tên là Favara, sống cùng khu phố với
gia đình Gotti.
Cái chết của Frank là cú sốc lớn với Victoria. Đám tang của Frank được tổ chức dưới sự giám sát của nhiều nhân viên FBI.
Hai ngày sau vụ tại nạn, gia đình Farava nhận được điện thoại cùng
với thư đe dọa của một người phụ nữ giấu tên. Farava chỉ coi đó là một
lời đe dọa, hoàn toàn không đáng sợ.
Ngày 23.8, một nhân viên điều tra tới gia đình Farava để cảnh báo về
những mối đe dọa có thể xảy ra. Gia đình Gotti không coi cái chết của
con trai mình chỉ là vụ tai nạn thông thường như Favara nghĩ.
Ngày 13.4, chiếc xe gây tai nạn vẫn chưa được sửa chữa bất ngờ biến
mất, mãi cho tới ngày 1.5 mới được tìm thấy. Tới ngày 22.5, trên chiếc
xe của Favara xuất hiện dòng chữ được phun sơn ‘’Kẻ giết người’’, điều
này khiến Farava lo lắng. Farava buộc phải bán chiếc xe để tránh
Victoria nhìn thấy nó, thậm chí là bán nhà với ý định rời đi.
Một thời gian sau đó, Favara bất ngờ mất tích. Farava cùng chiếc xe
gây tại nạn không bao giờ được nhìn thấy nữa. Có nguồn tin cho rằng, xác
Favara bị nhồi trong một chiếc thùng lớn, đổ xi măng, còn chiếc xe bị
cán nát tại bãi phế thải.
Năm 1983, vợ Farava chính thức tuyên bố chồng mình đã chết sau nhiều nỗ lực tìm kiếm.
(Còn tiếp)
Theo PV (Luật Dương Gia)
Quyền lực của ông trùm xã hội đen (Kỳ 4): Doanh thu khủng khiếp
Năm 1986, Gotti có được vị trí khá cao trong tổ chức xã hội đen Gambino với doanh thu hàng năm lên đến 500 triệu đô la Mỹ.
Sau nhiều năm gắn bó và quản lý trực tiếp Bergin, Jonh Gotti đã tạo
cho mình và băng nhóm riêng của mình một vị trí vững chắc trong thế
giới ngầm nước Mỹ. Những người thân cận của Gotti lúc bấy giờ là Angelo,
người anh trai Gene, Anthony và Johnson.
Thời gian từ cuối những năm 1970 đến đầu năm những 1980, FBI đã theo
dõi rất sát sao hoạt động của các băng nhóm xã hội đen, trong đó có
Bergin. Ngoài Johnson và Battista, thêm ba nhân vật nữa trong băng nhóm
Bergin cung cấp thông tin cho FBI là Salvatore, Matthew và Anthony.
Chúng đã bí mật cung cấp thông tin về hành động của Gotti cho FBI điều
tra.
Gotti là một kẻ khá thận trọng trong từng phi vụ làm ăn. Hắn biết
trong băng nhóm sẽ có kẻ bị mua chuộc, đường dây điện thoại sẽ bị nghe
lén nên hạn chế chia sẻ thông tin qua điện thoại và không bao giờ đề cập
đến chuyện làm ăn.
Sau cái chết của cậu con trai, Gotti sa vào cờ bạc và tỏ ra liều lĩnh hơn khi hoạt động. Thông tin này FBI có được từ Battista.
Paul Castellano, một nhận vật quan trọng trong băng nhóm Gambino tỏ
ra lo ngại về tình trạng này của Gotti và nhiều lần trao đổi với
Dellacroce. Castellano không hài lòng với việc Dellacroce quá tin tưởng
và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho Gotti nên quyết định tạm rút khỏi
băng nhóm. Nửa đầu những năm 1980, mối quan hệ giữa Castellano và Gotti
trở nên tồi tệ hơn.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, FBI đã có được một số bức ảnh
thành viên của Bergin buôn bán ma túy. Tuy nhiên, những bức ảnh đó không
chứng minh được Gotti có thực sự tham gia việc này không. Gotti luôn
khẳng định băng nhóm của mình không dính dáng tới hoạt động này, nhưng
không ai không biết tài sản của Bergin nhiều lên nhanh chóng bằng lợi
nhuận khổng lồ từ việc buôn bán ma túy.
Paul Castellano sau khi bị ám sát
Đầu những năm 1980, chính phủ đã bắt đầu điều tra 5 băng nhóm tội
phạm có tổ chức và quy mô lớn ở New York. Chuyên viên Bruce Mouw chịu
trách nhiệm điều tra băng Gambino.
Từ những thông tin có được do Wahoo, "bí danh" FBI đặt cho Johnson,
điện thoại nhà Angelo đã bị theo dõi. Sau nhiều tháng theo dõi, họ nghe
được những cuộc điện thoại Angelo trao đổi với một số đối tượng về việc
buôn ma túy và chia chác lợi nhuận. Đã có đủ bằng chứng buộc tội Angelo.
Cái tên Gotti cũng đôi lần xuất hiện trong những cuộc nói chuyện đó.
Một cuộc hẹn bí mật giữ Gotti và Angello được đặc biệt chú ý.
Bruce Mouw hi vọng có thể bắt được Gotti tại nhà Angelo hay lưu được
bằng chứng Gotti có liên quan trực tiếp đến buôn bán ma túy. Nhưng điều
đó đã không thực hiện được. Gotti rất tỉnh táo.
Ngày 8.8.1983, một số thành viên chủ chốt của Gambino bị bắt giữ, trong đó có Angelo.
Thời gian này, Paul Castellano đã rút khỏi tổ chức khá lâu và John Gottie đã trở thành “Teflon Don” huyền thoại.
Sau rất nhiều hoạt động liên quan tới ma túy của Bergin và băng nhóm
Gambino, mùa xuân năm 1985, Paul Castellano chết ở tuổi 70. Hắn bị ám
sát và chết trên đường chuyển tới bệnh viện. Không ai biết rõ người đứng
sau vụ giết người là ai.
Dù nỗ lực điều tra rất nhiều, FBI vẫn chưa thể đưa ra đủ bằng chứng chứng minh Gotti liên quan đến buôn bán ma túy.
Năm 1986, Gotti trở thành người kế nhiệm và có được vị trí khá cao trong tổ chức Gambino sau khi Paul Castellano chết.
Vào thời điểm Gotti tiếp quản Gambino, băng nhóm này được đánh giá là
băng nhóm quyền lực nhất trong giới mafia nước Mỹ với doanh thu hàng
năm lên đến 500 triệu đô la Mỹ.
Năm 1988, Gotti tiếp tục nâng cao tiếng tăm của mình bằng việc tiếp
quản băng nhóm New Jersey DeCavalcante. Cũng trong đêm Giáng sinh năm
đó, con trai Gotti chính thức ra mắt băng nhóm và gia nhập thế giới xã
hội đen.
Tối 23.1.1989, John Gotti bất ngờ bị bắt vì bị buộc tội gây nên vụ
đình công vào năm 1986 của tổ chức công đoàn John O'Connor. Tuy nhiên,
tại phiên tòa xét xử diễn ra sau đó, John Gotti được xử trắng án.
Tới ngày 11.12.1990, FBI và cảnh sát New York bắt được Gottie. Hắn bị
bắt do dính líu tới những vụ thanh toán của giới xã hội đen, cờ bạc bất
hợp pháp, hối lộ, trốn thuế…
Theo PV (Luật Dương Gia)
Quyền lực của ông trùm xã hội đen (Kỳ cuối): Bản án dành cho ông trùm
Bản án dành cho Gotti, người đàn ông
quyền lực nhất thế giới xã hội đen ở New York đã chứng tỏ quyết tâm của
chính phủ trong việc loại trừ các băng nhóm xã hội đen.
Ngày 11.12.1990, John Gotti lại bị cảnh sát bắt giữ. Ngoài những
hoạt động phi pháp như hối lộ, trốn thuế, Gotti bị buộc tội liên quan
đến năm vụ giết người trong suốt thời gian hắn tham gia Bergin và tổ
chức xã hội đen Gambino.
Dựa trên những cuộn băng ghi âm của FBI được công bố trong phiên điều
trần, việc bảo lãnh của Gotti bị từ chối. Đồng thời, hai luật sư của
Gotti cũng không được cho phép bảo vệ trước tòa khi các công tố viên
công bố những bằng chứng chống lại Gotti.
Các công tố viên cho rằng hai luật sư bào chữa không chỉ biết về
những hành động phi pháp của Gotti mà còn tham gia “cố vấn” cho hầu hết
các hoạt động của tổ chức Gambino. Luật sư tiếp theo được chỉ định để
bảo vệ Gotti là Albert Krieger, một luật sư người Miami.
Những cuộn băng ghi âm các cuộc điện thoại cũng chỉ ra được sự mâu
thuẫn trong quan hệ giữa Gottie và Gravano, một thành viên chủ chốt khác
của Gambino.
Việc lựa chọn đoàn bồi thẩm cho phiên tòa bắt đầu từ tháng 1.1992 và
đoàn bồi thẩm lần này gồm những nhân vật không có nhiều tiếng tăm trong
bộ tư pháp Mỹ đã được chọn ra để xét xử nhân vật nổi tiếng khắp New York
như John Gotti.
Phiên tòa xét xử được mở ngày 12.2.1992. Các công tố viến bắt đầu
buộc tội Gotti với những hoạt động kinh doanh trái phép khi gia nhập
Gambino, sau đó đến những mâu thuẫn giữa Gotti và Castellano dẫn đến
việc Gotti có ý định giết Castellano.
Đã có người ra làm chứng xác định Gotti chính là người chủ mưu trong vụ ám sát Castellano mùa xuân năm 1985.
John Gotti, biểu tượng xã hội đen của nước Mỹ
Ngày 2.4.1992, sau 14 giờ thảo luận, đoàn bồi thẩm đã đưa ra phán
quyết cuối cùng là Gotti bị khẳng định là có tội như bản cáo trạng ban
đầu.
Ngày 23.6.1992, John Gotti bị kết án tù chung thân không khả năng
phóng thích, đồng thời hắn phải nộp một số tiền lên đến 250.000 đô la
Mỹ.
Bản án dành cho Gotti, người đàn ông được coi là quyền lực nhất thế
giới xã hội đen ở New York, đã chứng tỏ quyết tâm của chính phủ trong
việc loại trừ các băng nhóm xã hội đen.
Gotti bị giam giữ tại Marion, Illinois. Trong suốt thời gian chịu án,
hắn chỉ được phép ra khỏi phòng giam 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Có lần,
Gotti bị một tù nhân khác là Walter Johnson đánh trọng thương.
Mặc dù đang chịu án, nhưng Gotti đã sẵn sàng chi tới 40.000 đô la cho
anh em nhà Aryan, một nhóm xã hội đen khác để giúp hắn thanh toán
Walter Johnson. Anh em nhà Aryan đã đồng ý.
Các nhân viên quản lý trại giam biết Walter Johnson đang gặp nguy
hiểm nên quyết định chuyển hắn tới một nhà tù khác. Nhưng quyết định này
cũng không thể cứu được tính mạng của Walter Johnson.
Gotti vẫn chứng minh được mình có quyền lực ngay cả khi trong tù, một
cách gián tiếp, hắn vẫn tham gia vào một số hoạt động của tổ chức
Gambino. Lúc này, anh trai Gotti và cậu con trai John Jr. đang là những
người đứng đầu Gambino.
Năm 1998, sau khi FBI điều tra một số vụ làm ăn phi pháp mới của
Gambino. Theo đó, con trai Gotti là John Jr. đã bị bắt và bị kết án 78
tháng tù giam. Anh trai Gotti, Peter Gotti trở thành ông chủ của
Gambino.
Năm 1998, Gotti được chuẩn đoán mắc bệnh ung thu vòm họng và được gửi
tới trung tâm y tế Hoa Kỳ ở Springfield, Missouri để điều trị và phẫu
thuật. Khối u được loại bỏ, nhưng hai năm sau đó bệnh tình của Gotti lại
tiếp tục xấu đi, hắn được gửi tới đây lần thứ hai và dành phần còn lại
cuộc đời mình tại đây.
John Gotti chết trong một cơn đau nặng ngày 10.6.2002 ở tuổi 61. Hắn
được chôn tại một nghĩa trang địa phương bên cạnh mộ của cậu con trai
Frank Gotti. Ước tính có nhiều hơn 300 người xếp hàng theo chiếc xe đưa
John Gotti tới nghĩa trang.
Theo PV (Người Đưa Tin)
Phạm Công Giang: “quân sư” được cả Dung “Hà” và Năm Cam ưu ái
Sau khi sai Hải “Bánh” bắn chết Dung “Hà”, ông trùm Năm Cam ngỏ lời muốn mời Giang về,
giao cho quản lý một sới bạc có tiếng ở Sài Gòn, nhưng Giang từ chối.
18 năm sau, “quân sư” được cả hai phe giang hồ nổi tiếng hàng đầu nước
muốn thu nạp dưới trướng đã phải “xộ khám”. Từ “quân sư” nổi danh một thời
Phạm Công Giang là chồng của Vũ Hoàng Oanh, chị gái của Dung “Hà”, và
cũng là một “chị cả” trong giới giang hồ đất Cảng. Sau nhiều lần vào tù
ra tội vì tổ chức đánh bạc, cách đây ít lâu, Oanh “Hà” đã bị Cơ quan
CSĐT Bộ Công an phát lệnh truy nã đặc biệt để điều tra do có liên quan
đến một đường dây ma túy xuyên quốc gia cực lớn, mà Giang giữ vai trò là
một “cửu vạn”.
Đối tượng Phạm Công Giang
Về nhân thân của “quân sư” này cũng có nhiều điều đặc biệt. Phạm Công
Giang vốn là một cán bộ giỏi của lực lượng hình sự Công an TP Hải
Phòng. Trước đây Giang đã được cử đi Liên Xô học về nghiệp vụ Cảnh sát.
Nhưng khóa học chưa hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, Giang về nước.
Cuộc đời Giang đổi hướng có lẽ từ khi người vợ đầu của Giang, thấy
chồng đi học nước ngoài nhiều năm cũng bỏ sang Úc định cư. Sau khi về
nước, Giang lấy người vợ thứ hai, chính là Vũ Hoàng Oanh, chị gái Dung
“Hà”, khi đó cũng mới bỏ chồng và có 3 đứa con. Là người thân của hai
người đàn bà có máu giang hồ, Giang nhanh chóng “nhúng chàm” và bị đuổi
khỏi ngành Công an.
Với vốn kiến thức nghiệp vụ được trang bị, Giang trở thành “quân sư”
đắc lực, đứng đằng sau hầu hết các hoạt động phạm tội của Dung “Hà”
trong giới giang hồ Hải Phòng. Ngày 27/1/1996, Giang bị TAND Tối cao tại
Hà Nội xét xử phúc thẩm, tuyên phạt 12 tháng tù giam về tội đánh bạc,
tổ chức đánh bạc và gá bạc.
Mãn hạn tù, Giang vẫn sát cánh cùng chị em Oanh-Dung, chuyên tổ chức
các sới bạc ở khắp nơi nhưng kín kẽ hơn, chỉ đứng đằng sau tư vấn chứ
không bao giờ ra mặt. Thậm chí năm 2002, khi vợ chồng Giang-Oanh ly dị
(có với nhau 1 đứa con trai), thì vị trí của Giang bên cạnh bà trùm vẫn
không hề thay đổi.
Về lý do vợ chồng Giang đường ai nấy đi, sau này, khi tâm sự với điều
tra viên của Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Giang vẫn còn ớn lạnh khi
nhắc lại. Giang bảo, do dại dột đi cặp bồ, bị Oanh phát hiện, “phải van
xin mãi Oanh mới không “thịt””.
Ngày 2/10/2000, Dung “Hà” bị ông trùm Năm Cam sai đệ tử bắn chết.
Chính Giang đứng ra lo liệu hết mọi việc cho đám tang của bà trùm. Bà
trùm được tắm gội sạch sẽ, xức nước hoa, mặc quần áo mới tinh tươm rồi
mời thầy cúng đến khâm liệm.
Đến nay, người dân ở thành phố Cảng vẫn cho rằng đám tang của bà trùm
này có một không hai về cả mức độ hoành tráng lẫn số người tham dự. Gần
như không một đàn anh, đàn chị giang hồ có máu mặt nào ở miền Bắc vắng
mặt trong đám tang đó.
Những tay chân thân tín của Dung “Hà” vung tiền không tiếc tay thuê
máy bay chở xác Dung “Hà” về Hải Phòng. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng),
tất cả đàn em của bà trùm đều có mặt để đón linh cữu bọc quan tài kẽm
của “chị cả”.
Rất nhiều nhà sư, thầy cúng được mời đến để cầu siêu cho Dung “Hà”.
Quan tài của Dung được đắp hoa rực rỡ. Dọc con phố Trạng Trình vào nơi
tổ chức đám tang tại nhà Dung, cánh đàn em đứng thành hai hàng dọc, mặc
đồng phục đen. Đệ tử, người quen đến đưa tang cứ nối hàng kéo dài từ phố
Trạng Trình tới tận nhà hát Lớn TP Hải Phòng (khoảng 2km).
Người đến đưa tang, ai nấy đều trong trang phục vest đen, cài hoa
hồng trắng ở ngực áo, mắt đeo kính đen, đi trên xe ô tô cũng màu đen,
chỉ vòng hoa là trắng. Đám tang của Dung làm người ta liên tưởng đến đám
tang trong tiểu thuyết của các bố già mafia trên thế giới…
Sau khi Dung “Hà” chết, ông trùm Năm Cam ngỏ lời muốn gọi Giang về
đầu quân dưới trướng, giao cho Giang quản lý một sới bạc có tiếng tại
Sài Gòn, nhưng Giang từ chối. Giang nói với điều tra viên: “Nếu nhận
lời, mỗi ngày lúc đó tôi cũng kiếm được mấy trăm triệu đồng. Nhưng tôi
mà làm thế thì anh em giang hồ Hải Phòng coi tôi ra gì!”. Đến “kẻ chết thuê”
Theo kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, khi tiến hành lập
án đấu tranh với đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ TP Hồ Chí
Minh ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ, các trinh sát đã phát hiện trong đó
có Phạm Công Giang.
Sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan điều tra xác định, lúc 22
giờ ngày 2/1/2018, Phạm Công Giang đi trên toa số 11A, khoang số 4, tàu
SE4 từ ga Sài Gòn vận chuyển trái phép chất ma túy ra Hà Nội.
Thực hiện kế hoạch đề ra, hồi 5 giờ 40 sáng 4/1/2018, tại sảnh cửa 1B
ga Hà Nội, tổ công tác Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an) phối
hợp với Đồn Công an đường sắt ga Hà Nội tiến hành kiểm tra đối tượng
Phạm Công Giang khi vừa xuống tàu mang theo chiếc cặp số và chiếc va ly.
Kiểm tra trong hành lý của Giang, lực lượng chức năng phát hiện có 15
gói hình chữ nhật gồm nhiều loại ma túy tổng hợp, tổng trọng lượng hơn
10 kg, 70 triệu đồng cùng một số tang vật có liên quan.
10 ma túy tổng hợp các loại trong hành lý của Giang
Quá trình điều tra, dù Phạm Công Giang không khai nhận nhưng căn cứ
vào tài liệu chứng cứ thu thập, Cơ quan điều tra có đủ căn cứ chứng minh
hành vi phạm tội của Giang.
Đại úy Chung Đại Nghĩa, cán bộ Phòng 8, Cục CSĐT tội phạm về ma túy,
điều tra viên thụ lý chính vụ án cho biết, có lẽ do quá tự tin vào sự
tinh quái của một “quân sư” như mình, nên Phạm Công Giang sẵn sàng đảm
nhận vai trò “cửu vạn ma túy”, dù thừa biết vận chuyển chính là khâu yếu
nhất của bất kỳ đường dây ma túy nào.
Tâm sự với điều tra viên, Giang cho biết, sau khi ly dị, cả Giang và
bà trùm Oanh “Hà” đều không lấy vợ, lấy chồng. Đứa con chung duy nhất
của Giang-Oanh ở với bố mà không theo chân bà trùm bôn tẩu giang hồ như 3
người anh chị cùng mẹ khác cha. Giang lại phải chăm sóc, nuôi dưỡng bà
mẹ già bị liệt nhiều năm nay. Cũng vì vậy mà ngoài việc thỉnh thoảng vẫn
tư vấn cho cánh đòi nợ thuê đất Cảng, Giang hầu như chả có thu nhập gì
nên đành đi xách thuê ma túy cho vợ cũ để kiếm tiền.
Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiểm tra tang vật
Được biết, TAND TP Hà Nội đang hoàn tất hồ sơ vụ án, chuẩn bị đưa Phạm Công Giang ra xét xử trong những ngày gần đây.
Khi nạn cướp giật tại Sài Gòn lên đến mức báo động, cơ quan công an thì chậm can
thiệp đã dẫn đến nhiều vụ việc người dân hành hung kẻ cướp một cách bất
chấp luật pháp. Cho đến lúc lãnh đạo TP.HCM và lực lượng công an quyết
tâm đẩy lùi nạn cướp giật, chỉ trong vòng 1 năm, tỷ lệ các vụ cướp giật
giảm khá nhiều.
Cướp giật đường phố là hệ quả của nghiện ngập
Có thể điểm lại diễn tiến của các kiểu tội phạm từ trước đến
nay để có câu trả lời cho việc vì sao tăng vì sao giảm của loại hình
cướp giật đường phố trong thời gian qua. Cụ thể, khi đất nước mới thống
nhất, tình hình trật tự trị an tại Sài Gòn hết sức hỗn loạn.
Hàng loạt tội phạm sừng sỏ xổng ra từ trại giam Chí Hòa,
quân lao Gò Vấp, trại giáo hóa Thủ Đức.… liên tục gây ra những vụ cướp
của giết người, cướp giật đường phố. Ủy ban Quân quản (UBQQ) TP.HCM lúc
bấy giờ đã thành lập lực lượng SBC (săn bắt cướp) và ngay lập tức, những
tên tội phạm sừng sỏ nhất kẻ phơi xác giữa đường phố, kẻ đền tội nơi
pháp trường… Tình hình trị an ngay lập tức vãn hồi!
Tuy nhiên có một mối liên quan rất rõ giữa hai loại tội phạm
mà nếu có cơ hội tiếp xúc hoặc “nói chuyện cởi mở”, chúng ta sẽ thấy rõ
gần như lập tức. Ma túy tràn lan, mua dễ hơn mua con cá lá rau nếu như
là giới giang hồ quen mặt, dẫn đến 99,9% tội phạm đều là con nghiện.
Giá cả tuy không đắt so với các loại hình ăn chơi khác,
nhưng giang hồ đâu phải lúc nào cũng rủng rỉnh mà nghiện ma túy, lấy
tiền đâu để mua ma túy khi lên cơn nghiện? Tội phạm cướp giật đường phố,
có thể nói chính là hệ quả của nghiện ngập.
Dũng Chùa, một giang hồ có số má dữ dằn ở khu Kho Đạn, Đa
Kao, quận 1. Gã trả ít lắm là ba phần tư cuộc đời ở các kiểu trường
trại, từ cưỡng bức, tập trung cho đến thành án. Toàn thành phố các quận
huyện, không giang hồ nào không biết đến Dũng Chùa. Ở trại giam, ai nói
là không thể có ma túy? Có tiền là có tất. Và chỉ những “đại bàng – đại
bác” trại giam mới có điều kiện để sử dụng ma túy.
Chính vì vậy, đôi khi để ngồi chiếu trên trong thế giới các
đại ca, cũng phải chơi “tí hàng đen hàng trắng cho vui” để khẳng định
đẳng cấp.
Ma túy, vốn là thứ dễ nghiện khó bỏ. Thế là các đại ca cầm
tờ giấy ra trại trở về cố thổ, hành trang mang theo chỉ có một món:
Nghiện oặt người! Dũng Chùa cũng nghiện nặng heroin và sái thuốc phiện
chích thẳng vào mạch máu, do tác phong đại ca trường trại như thế, không
thể khác hơn.
Dũng chùa về, quen thói đại ca, bèn rong chơi khắp cõi với
một bầy kin kin sát thủ. Nhưng suốt ngày, hết kẻ này đến chiến hữu khác
cho tiền Dũng mua ma túy về chơi, cũng oải. Dũng Chùa bèn đi cướp giật.
Trúng ngày không có con mồi nào rơi vào tầm ngắm, thứ đến đang cơn vật
vã thì ngồi còn ngáp lên ngáp xuống nữa là đi giật dọc. Dũng đến gặp
Teo, ngụ ở Tân Bình, mua một cục hàng giá 50 ngàn cho qua cơn, tất nhiên
tiền còn thiếu thì được cho nợ.
Cướp giật đường phố là hệ quả của nghiện ngập
Hôm sau, vừa giật được một giỏ xách có vài trăm ngàn của một
bà nội trợ nào đó, Dũng Chùa trả nợ quán cơm, nhà nghỉ, còn thừa đúng
50 ngàn, bèn lên gặp Teo mua một cục về chơi cho đỡ vã. Teo cầm 50 ngàn,
vốn xem thường bọn giang hồ nghiện, gã tuyên bố: xiết nợ, muốn mua thêm
tiền tươi mới bán! Dũng Chùa cay cú chửi Teo.
Thứ giang hồ buôn bán hàng trắng cho giang hồ thường là thứ
có máu mặt, Teo vào nhà lấy dao ra xử tội Dũng Chùa. Vừa nhào ra, Dũng
Chùa chụp được dao đâm Teo chết tại chỗ. Lấy trường hợp Dũng Chùa để cho
thấy, khi thiếu thuốc lên cơn vật vã thì kiểu nào cũng phải “cầm cữ”
cho bằng được. Người lương thiện khó hình dung ra hệ quả của ma túy nếu
như chưa từng thấy một gã giang hồ lên cơn đói thuốc!
Nếu có dịp thâm nhập vào một khu nhà trọ thuộc phường Tân
Hưng quận 7, nhìn Long Ba lầu, một giang hồ quản lý nhà trọ, sẽ hiểu
ngay “lịch làm việc” của những con nghiện ma túy gốc giang hồ cộm cán.
Và đã hiểu lịch làm việc của giang hồ nghiện thì cũng sẽ rõ luôn vì sao
cướp giật đường phố gia tăng tỷ lệ thuận với nạn nghiện ma túy.
Sinh hoạt của một nhóm cướp giật đường phố
Do sợ mất thành tích trong công tác, một số địa phương rất e
ngại khi phải nhắc đến những ổ nhóm tội phạm trú ngụ nơi địa bàn mình
quản lý. Chủ nhà trọ cũng rất biết điều hệt như những hàng quán lấn
chiếm lòng lề đường. Nên trong con mắt đánh giá của người có trách nhiệm
quản lý địa bàn: “Tụi nó làm gì thì làm, ở đâu không biết, không được
gây án nơi mình đang quản lý!”.
Thế là giang hồ tội phạm luôn tuân thủ câu “chừa một phương
lấy chồng” làm tôn chỉ chung sống hòa bình với cơ quan quản lý cấp địa
phương. Chỗ rò lớn nhất của công tác phòng chống tội phạm phát xuất từ
sự “đơn giản hóa những địa bàn phức tạp”!
Khu Cầu Đá, từ trước năm 1975 vốn là ao vũng sình lầy, lơ
thơ vài nóc nhà của những người Bình Xuyên – Bảy Viễn. Đất hẹp người
đông, ao vũng không còn dành cho cá tôm ếch nhái. San lấp sình lầy, hàng
loạt khu nhà mọc ra. Và nhà trọ hết sức bình dân cũng ra đời ngày càng
nhiều từ mạt hạng đến bình dân và thậm chí hơi có chút tiện nghi. Dăm
bảy người bán vé số, hàng rong chung nhau thuê một phòng trọ 2-3 triệu
đồng cũng có, các cô tiếp viên nhà hàng với giá 4-5 triệu cũng có.
Và cư dân giang hồ theo “tiếng gọi của gái” và trốn nợ tứ
giăng, cũng tìm đến. Người lương thiện bình thường nếu có dịp đi ngang
hoặc bất đắc dĩ có việc cần, thì luôn tuân thủ câu: “không nghe, không
biết, không thấy”. Những tấm thân còm cõi nhưng xăm không thua gì một sở
thú, những gương mặt hốc hác nhưng chẳng mất đi phần hung ác… ngồi dọc
xóm.
Các kiểu giang hồ về thuê nhà trọ càng lúc càng nhiều. Qua
khỏi Cầu Đá chưa đầy 200 mét, có một khu nhà trọ khá kiên cố, tất nhiên
chỉ so với trong khu vực mà thôi. Nhóm kin kin mà gã cầm đầu trạc ngoài
30 tuổi, tự xưng là đàn em Cu Nhứt, một sát thủ thời Năm Cam, làm thủ
lĩnh. Chúng thuê vài ba phòng và suốt ngày ru rú trong phòng cả nam lẫn
nữ gần chục mạng, để “bú đá”. Sinh hoạt nhếch nhác dơ dáy, nhưng gái đẹp
ra vào nườm nượp. Khoảng trưa cho đến xế chiều, những tên giang hồ tuổi
đời chưa đến 20 rời sào huyệt đi “săn hàng”. Và khi trở về, hoạt cảnh
“bú đá” và tình dục bầy đàn, lại tiếp tục.
Đó là mới điểm sơ một khu vực xem như sào huyệt của bọn cướp
giật đường phố. Riêng quận 7, quận 8, Nhà Bè, Tân Phú, Bình Tân, Bình
Thạnh… sào huyệt như thế, rất nhiều!
Cướp giật trên khu vực Cầu Kinh Tẻ, Cầu Chữ Y, Cầu Nguyễn
Văn Cừ và những điểm nóng khác ở Sài Gòn, sẽ còn liên tục xảy ra, nếu
như các cơ quan chức năng chỉ nhăm nhăm tiêu diệt chúng ngay nơi phạm
pháp. Đặc xá trước thời hạn và trở về từ các trung tâm cai nghiện cung
cấp một lượng tội phạm cho loại hình cướp giật trên đường phố gần như vô
hạn. Nếu như nạn ma túy, đặc biệt là ma túy đá vẫn còn là vấn đề…
Với gương mặt hiền hòa, phúc hậu và cơ thể cực kỳ bốc lửa, Marian Rivera bền bỉ giữ
ngôi đầu trên bảng xếp hạng nhan sắc tại Philippines. Cô từng được tạp
chí uy tín FHM Philippines xếp số 1 trong top 100 người phụ nữ quyến rũ
nhất năm 2013.
Marian Rivera
Là một trong những mỹ nhân đẹp nhất Philippines, mọi bí quyết làm đẹp
của Marian Rivera rất được quan tâm. Chúng ta hãy cùng xem bí quyết nào
để cô có được nhan sắc rực rỡ như thế!
Marian Rivera sinh năm 1984, cô tuy đã chạm đầu 3 tuy nhiên làn da
vẫn tươi trẻ và mịn màng. Thuở còn chưa bén duyên với điện ảnh, nhờ làn
da đẹp mà Marian rất đắt show quảng cáo kem dưỡng da và các sản phẩm
chăm sóc da khác.
Sài Gòn: “ăn bay” & thủ đoạn cướp giật đường phố xưa và nay (2)
Bọn cướp thường dùng xe bám theo con mồi, đến đoạn vắng thì thò tay ra mà giật. Có điều, đa phần bọn “ăn bay” là giang hồ khoác áo lính nên nếu nạn nhân chống trả, phần đông đều ăn đạn Colt 45, Ruleau 9mm.
Những lò độ xe để đi cướp
Trước năm 1973, miền Nam không có cướp giật đường phố theo đúng nghĩa
của từ này. Thỉnh thoảng có việc giật một giỏ xách, chiếc đồng hồ của
bọn cướp giật nhi đồng không mấy ai lưu tâm.
Khi đơn vị cuối cùng của quân đội Mỹ cuốn cờ về nước, nguồn viện trợ
dồi dào chấm dứt khiến toàn bộ nền kinh tế miền Nam vốn lệ thuộc vào
đồng đô la, gần như đổ sụp.
Lương quân nhân công chức không gồng gánh nổi những gia đình có con
đông. Chính quyền đưa ra cái gọi là thực phẩm phụ trội, cũng chẳng làm
tình hình sáng sủa hơn.
Khi quân Mỹ vào nước ta, với nửa triệu quân mà đã có từ 80 đến 100
ngàn con nghiện thì việc tràn ngập heroin cần sa ở những nơi thị tứ là
điều dễ hiểu.
Khi Mỹ rút, thị trường trở nên thừa mứa nguồn cung nên quân đội Sài
Gòn cũng có lượng con nghiện lên đến vài trăm ngàn. Heroin dễ nghiện
nhưng hết sức khó bỏ.
Và cơn vật vã của nó thì quả là rất gần với địa ngục. Các con nghiện
bèn túa ra đường cướp giật. Và hình thành cụm từ “ăn – bay” để chỉ loại
hình mới mẻ này.
Chẳng có thủ đoạn mưu mô gì phức tạp, chỉ cần kỹ thuật điều khiển xe điêu luyện là đủ!
Trong năm 1973-1974, nạn dùng xe gắn máy cướp giật đã trở thành nỗi
ám ảnh của người dân Sài Gòn và những chồng hồ sơ kèm chỉ thị được đặt
lên bàn làm việc của đại tá Trang Sĩ Tấn, Giám đốc Nha Cảnh sát Đô Thành
với bút phê của đích thân Tổng thống!
Danh sách 10 tên cướp nguy hiểm nhất được đưa xuống cho cảnh sát các
nơi mà đứng đầu là Hai Néo, Bình Toyota… đứng thứ 7 là tướng cướp Điềm
Khắc Kim, kẻ chẳng biết xe Honda điều khiển thế nào!
Còn 6 hạng đầu đều là những tên cộm cán nhất của cướp giật đường phố.
Lúc đó, bọn cướp giật đường phố bắt đầu sử dụng 2 loại xe gắn máy.
Chiếc BS 50cc nhưng đồng hồ tốc độ chỉ con số 120km/giờ là lựa chọn hoàn
hảo.
Vừa ngắn đòn dễ xoay trở góc hẹp, phanh cực ăn và tốc độ rất cao nên
chiếc BS đứng đầu danh sách sử dụng của bọn cướp giật đường phố lúc bấy
giờ.
Có điều vì là xe không được trợ giá như hãng Honda nên trên thị
trường chiếc xe này đắt gấp đôi, thậm chí 2,5 lần các loại xe của hãng
Honda.
Chiếc được lựa chọn thứ 2 là chiếc S50 tức Honda 67. Nhưng tốc độ
chậm cộng thêm khá dài đòn của chiếc S50 khó làm cho bọn cướp giật hài
lòng.
Thế là những lò độ xe Honda 67, 68, 72, 90 không chỉ cho tay đua mà
chủ yếu là cho bọn “ăn bay” ra đời. Đôn dên, xoáy nòng cẩu xập (90cc),
xẻ đuôi cá, thay nhông sên dĩa… được áp cho chiếc xe vốn chỉ chạy tối đa
60-70 km/giờ trở thành những chiếc xe chạy đến 135km/giờ!
Và một thay đổi kết cấu rất đặc biệt được giang hồ sống bằng nghề “ăn
bay” đưa vào chiếc xe Honda 67 khá hữu dụng là: chuyển tay ga, cần ly
hợp qua bên trái.
Tay phải rảnh rang dùng để… giật và thậm chí dùng súng khá dễ dàng để chống trả lực lượng truy đuổi.
Bọn cướp thời kỳ những năm 1973-1974 thường dùng xe Honda 67 được đôn dên, xoáy nòng… để “ăn bay”
Chiếc Honda 67 tỏ ra lợi hại hơn vì một lý do đơn giản. Chiếc BS
không phải là chiếc xe được bán ưu tiên cho quân nhân công chức, nên dễ
bị theo dõi.
Trong khi chiếc 67 đồng thời là phương tiện kiếm cơm cho quân nhân
công chức sau giờ hành chánh. Xe ôm ra đời cũng vào giai đoạn này…
Bọn cướp thường dùng xe bám theo con mồi, đến đoạn vắng thì thò tay
ra mà giật. Có điều, đa phần bọn “ăn bay” là giang hồ khoác áo lính nên
nếu nạn nhân chống trả, phần đông đều ăn đạn Colt 45, Ruleau 9mm.
Quân lao Gò Vấp lên đến cả chục ngàn quân phạm, quá nửa là bọn cướp giật đường phố gốc lính các loại kể cả bọn đào ngũ. Cướp giật đường phố chuyển hướng đối tượng
Những ngày đất nước mới thống nhất, Sài Gòn cực kỳ phức tạp về tình
hình trị an. Bọn sổng tù vào ngày 30/4/1975 tràn về thành phố để sống
lén lút trong lòng đô thị.
Bọn cướp giật thì hoạt động ngày càng táo tợn hơn do tốc độ của chiếc
xe giúp chúng thoát thân đa phần thành công khi các cơ quan chức năng
còn đang bỡ ngỡ.
Lượng súng ống do đội quân thất trận bỏ lại ngay trên đường phố rất
dồi dào và khó kiểm soát nên bọn “ăn bay” tàng trữ để sử dụng một cách
tràn lan.
Nói thế để thấy, trong những ngày đầu để giữ gìn trật tự trị an đường
phố, các cơ quan chức năng thuộc Uỷ ban Quân Quản TP đã phải hy sinh
không ít cả tài lực vật lực và đôi khi cả tính mạng…
Rồi những tên cướp già đời sừng sỏ nhất, đều đền tội ngay trên đường
phố. Lượng cướp giật giảm hẳn do bọn giang hồ lưu manh nhận ra giá phải
trả quá đắt.
Có thể kể ra hàng loạt tên: Tiêu Mù, Thành Thổ Mộ, Thành Nouvaren, Lễ
Nhà Lô, Tuấn Cội, Minh Nhượng, Đức Điến… đều biến mất trong danh sách
cộm cán của giang hồ sau năm 1975.
Ngay gần cuối năm 1975, dựa theo danh sách các địa phương cung cấp,
một chiến dịch thu gom tội phạm được tiến hành. Trên 10 ngàn tên cộm
cán, máu mặt bị bắt giữ và đưa đi trại tập trung Bù Gia Mập. Một số ít
lẩn trốn nhưng rơi rụng dần hoặc tự giác hồi hướng làm người lương
thiện. Những biện pháp quyết liệt của chính quyền lúc bấy giờ là hết sức
hiệu quả và cần thiết. Tiền thân của 2 trại giam Đồng Tháp và Tống Lê
Chân là đợt thu gom này sau khi giải tán trại Bù Gia Mập.
Ngay cả 3 nhân vật còn sót lại của Tứ đại thiên vương là Đại, Tỳ, Cái, Thế cũng “vô hộp” thời gian này.
Đại Cathay bị giết năm 1968, nhưng các nhị ca, tam, tứ, vẫn sống phây
phây nơi trại giam và cùng cầm cuốc trồng trọt thay cho cầm dao súng
thanh toán nhau.
Huỳnh Tỳ, tên thật là Nguyễn Thuận Lai, sinh năm 1940 thì ở cùng trại Tống Lê Chân với gã đàn em Ngô Văn Cái sinh năm 1947.
Nhưng cả hai sau đó về không còn nhìn mặt nhau dù thuở xưa đã từng
cắt máu ăn thề! Ba Thế thì miệt mài đào kinh đắp đập ở trại Đồng Tháp và
ngay sau khi trở về lập tức vào chùa tu cho qua ngày đoạn tháng.
Bọn “ăn bay” và nhiều loại tội phạm tương tự bèn chuyển hướng. Chúng
không dại gì tấn công người lương thiện mà tìm loại khổ chủ khác, đơn
giản và an toàn hơn.
Đó là những cư dân chợ trời, những kẻ buôn lậu và bọn tổ chức vượt
biên. Bọn tội phạm nắm chắc một điều, khi bị tấn công thường thì các
loại ít nhiều phạm pháp này sẽ không dại gì tố cáo để thay vì chỉ mất
tiền, mất tài sản… còn mất cả tự do!
Nạn cướp giật đường phố thoái lui, dành chỗ cho các loại hình tội phạm khác tạm an toàn hơn. Khi cướp giật được coi là một nghề
Xe cộ không phải tên giang hồ nào cũng có tiền mà mua sắm làm phương
tiện phạm pháp. Rộ lên hai loại hình nghe thì buồn cười nhưng vẫn là một
đe dọa có thật vào những năm 80-90 thế kỷ 20.
Đó là đi cướp giật đường phố bằng xe đạp và… chạy bộ. Tuy nhiên do
khá nguy hiểm nên những tên giang hồ chỉ dám tấn công những nạn nhân có
tài sản ít giá trị.
Đầu tiên là bọn “bẻ đê” tức bọn giật đồng hồ rồi chạy vào hẻm hoặc
nếu ở bến đò Thủ Thiêm thì ùm luôn xuống sông tẩu thoát! Kế đến là bọn
giật phén và ăn nhơ.
Đó là giật dây chuyền và bông tai. Chúng cũng tẩu thoát dựa vào…
khinh công bụi đời. Giật giỏ xách gọi là “ăn gio”, bọn này thường đi có
đôi 4 mạng 2 xe.
Một chiếc áp vào “mua hàng” (từ giang hồ chỉ việc ra tay cướp giật).
Chiếc kia, gọi là “cản địa” dùng để ngăn cản các vụ truy đuổi của lực
lượng chức năng và dân chúng.
Một hoạt cảnh hài hước nhưng hoàn toàn có thật: Người chồng dắt chiếc
xe đạp ra khỏi nhà, theo sau là cô vợ mặt bự phấn, son môi đỏ chót. Ra
đến đầu ngõ, bà bán chuối chiên hỏi: “Hai đứa đi làm hả bây?”.
Cô vợ vui vẻ: “Dạ, đi làm má Sáu ơi…”. Đi làm, với má Sáu, với cặp vợ
chồng này và đa phần cư dân trong xóm là: anh chồng đạp xe chở vợ ra
làm gái đứng đường ở Cầu Móng, còn anh thì đạp xe rảo khắp nơi tìm bất
kỳ ai sơ hở để cướp giật rồi tẩu thoát bằng xe đạp!
Việc cướp giật và một số kiểu phạm pháp khác đã được một bộ phận cư
dân không nhỏ của tầng lớp tạm gọi là cặn đáy của xã hội, xem là một
nghề nghiệp hẳn hoi. Thế đấy!
Chuẩn úy Thanh ôm khẩu tiểu liên CAR 15 dành riêng cho biệt kích xông ra bắn thẳng vào
tên tướng cướp, đạn vãi như mưa. Gần hai chục tay súng nhắm vào Hai néo
nã đạn. Vậy mà trước khi bị bắn nát bươm người, Hai néo cũng kịp thời
bắn trả gây tử thương cho 1 cảnh sát và bắn sượt tóc chuẩn úy Thanh.
Đội SBC nổ súng trấn áp tội phạm
Cuộc chiến bất phân thắng bại
Năm 1972, chiến sự ác liệt cả 3 mặt trận: Bình Long – An Lộc – Quảng
Trị khiến các loại tin tức về trộm cướp, các kiểu tội phạm hình sự khác,
trở thành nhỏ nhoi vô nghĩa.
Nhưng dù vậy, với người dân đô thị như Sài Gòn, nó vẫn cứ là một vấn đề cấp thiết.
Cho đến một ngày, thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền, Chủ tịch Quốc hội
miền Nam bị giật chiếc đồng hồ Patex Philip trị giá lên đến cả vài chục
ngàn dollar.
Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, tư lệnh lực lượng CSQG, triệu tập một
cuộc họp khẩn cấp và sau đó một đơn vị đặc biệt được thành lập. Đó là
biệt đội hình cảnh lưu động, với thành viên được lựa chọn từ… quân đội!
Những tay thiện xạ gan dạ và có chút sắc máu mang từ chiến trường về, nhanh chóng hòa vào nhịp sống đô thị và bắt đầu ra tay.
Thanh, một chuẩn úy thuộc Lôi Hổ đã tham gia trong vụ giết Đại Cathay
ở Kiên Giang năm 1968, được tuyển về biệt đội hình cảnh. Với khả năng
của một biệt kích, Thanh nhanh chóng lập thành tích và bắn hạ hàng
loạt cướp giật đường phố.
Cho đến một ngày, biệt đội hình cảnh va trúng kẻ đứng đầu danh sách tướng cướp Sài Gòn: Trương Văn Hay.
Một sai sót của nhân viên hộ tịch thuở chào đời đã khiến Hay trở
thành Hai và do hơi béo, giang hồ gán luôn cho biệt danh Hai “néo” (heo
nái).
Xuất thân là một quân cảnh gác trại tù phiến cộng ở phú Quốc, gã giải
trí bằng cách dùng Colt 45 bắn dừa trôi bập bềnh trên biển.
Khả năng bắn súng thần sầu quỷ khốc của Hai “néo” đồn về tận Sài Gòn
khiến Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ cũng hiếu kỳ ra tận nơi thăm.
Sau khi chứng kiến nghệ thuật sử dụng súng cả 2 tay, viên thiếu tướng
có máu cao bồi rất thích bèn tặng cho gã một cặp súng Colt có báng ngà
khắc chữ ký của mình và gọi gã về làm cận vệ thay cho trùm người nhái
Châu Nhị vừa thiệt mạng trong một cuộc tranh chấp với các du đãng sĩ
quan nhảy dù.
Hai “néo” trèo lên trực thăng về Sài Gòn, nhưng một lý do chẳng đâu
vào đâu, gã ôm cặp súng Colt do Ngyễn Cao Kỳ tặng, bỏ đơn vị trở thành
tên cướp.
Chưa có trong danh sách theo dõi của cảnh sát nên Hai “néo” gây ra
hàng loạt vụ cướp táo tợn ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Thủ pháp quen
thuộc của gã là đeo bám những người đến ngân hàng giao dịch và cướp
giật.
Ai chống trả đều bị gã bắn trọng thương. Biệt đội hình cảnh lưu động
được lệnh trừ khử tên cướp này. Ngay tuần lễ đầu tiên, có 4 nhóm cảnh
sát và biệt đội hình cảnh chạm súng với Hai.
Lần nào gã cũng thoát thân dễ dàng sau khi bắn hạ vài nhân viên công
lực! Một kế hoạch triệt hạ Hai “néo” tỉ mỉ được vạch ra nhưng chỉ thị:
“Không được tiếp cận Hai “néo” trong tầm đạn súng ngắn” khiến gã vẫn
xoành xoạch ra tay cướp giật.
Xe 67 xoáy nòng chỉ cần
gài số, hạ chống cho bánh lăn là máy nổ, “chiến mã” giúp lực lượng SBC
truy đuổi trấn áp tội phạm, bảo vệ dân lành
Một buổi trưa nắng như đổ lửa, lực lượng theo dõi báo về Hai “néo”
đang sử dụng xe Vespa spring chở em trai đi thuê đồ cưới ở chợ Vườn
Chuối quận 3.
Ngay góc ngã tư CMT8 và Nguyễn Đình Chiểu bây giờ, gần hai chục tay
súng của biệt đội hình cảnh lưu động chực sẵn. Chuẩn úy Thanh ôm khẩu
tiểu liên CAR 15 dành riêng cho biệt kích xông ra bắn thẳng vào tên
tướng cướp.
Đạn vãi như mưa nhưng gã cướp nhanh chóng hất đứa em trai văng ra khỏi xe. Gần hai chục tay súng nhắm vào Hai “néo” nã đạn.
Vậy mà trước khi bị bắn nát bươm người, Hai “néo” cũng kịp thời bắn
trả gây tử vong cho 1 cảnh sát và bắn sượt tóc chuẩn úy Thanh.
Nhưng việc nổ súng bừa bãi của biệt đội hình cảnh lưu động đã khiến
báo chí Sài Gòn có dịp chỉ trích dữ dội. Ngay sau đó, một vụ khác đã xảy
ra như giọt nước tràn ly.
Đó là một vụ cướp giật trên đường Lê Thánh Tôn quận 1, nơi nổi danh
với những tiệm vàng. Ngay khi tên cướp vừa lao ra từ tiệm vàng, lực
lượng mai phục đã lập tức phản ứng.
Tên cướp nhảy lên chiếc Honda 67 do đồng bọn chờ sẵn để tẩu thoát.
Lập tức một nhân viên biệt đội lao ra nổ súng bắn thẳng. Hai tên cướp
chạy mất để lại hiện trường một bà bán thuốc lá trúng đạn chết tại chỗ.
Sử dụng súng thiếu chính xác đã thành đề tài báo chí chế giễu lực
lượng cảnh sát suốt vài tuần lễ khiến Nguyễn Khắc Bình nóng mặt. Biệt
đội hình cảnh lưu động lập tức bị giải tán!
Cướp giật gia tăng một cách trầm trọng vào những ngày cuối cùng của
chế độ, đến nỗi Quốc hội của Sài Gòn phải đưa vào nghị sự. Cho đến tận
khi mất Phước Long, mọi chuyện vẫn còn đó nhưng chẳng còn ai quan tâm… SBS của Sài Gòn những ngày đầu
Sau khi non sông thu về một mối, chỉ trong thời gian 3 năm, từ 1975
đến 1978, đã xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, có 1.400 vụ
cướp lớn. Gần 170 người vô tội bị bắn chết, 200 người bị thương.
Tài sản bị cướp theo ghi nhận của công an, gồm 1.200 lượng vàng, 70 viên kim cương, 15 xe ô tô, 370 xe máy, 460 đồng hồ.
Tính bình quân trên địa bàn thành phố, cứ 40 phút lại xảy ra một vụ
cướp! Một con số kỷ lục về tội phạm trong lịch sử nước ta, kể cả thế
giới!
Khét tiếng trong thời điểm này là băng cướp do tên Võ Tùng Hội cầm
đầu. Chúng có 33 tên được trang bị 14 khẩu súng, 3 ô tô, 20 xe máy.
Chúng đã gây ra 100 vụ cướp, bắn chết 2 người, bắn bị thương 3 người.
Một băng khác do tên Lê Nghĩa cầm đầu còn tàn ác hơn. Chúng dùng súng
bắn như vãi đạn giết sạch cả một gia đình. Trong vòng một tháng chúng
giết hại 13 người dân.
Băng cướp này dùng tiền, vàng và tài sản cướp được tiêu xài và đầu tư mở… lò bánh mì, y như “mô hình” của maphia ở Ý và Mỹ.
Dùng tiền của ăn cướp đầu tư và sản xuất kinh doanh để vừa rửa tiền,
vừa có “hậu phương” vững chắc nuôi quân, phòng ngừa bất trắc…
Ông Hai Thành, một huyền thoại của đội SBC
Tháng 3/1978, 5 đội SBC (săn bắt cướp) ra đời thuộc Phòng Cảnh sát
hình sự Công an TP và Công an quận 1 gồm 72 chiến sĩ được tuyển chọn
trong toàn bộ lực lượng công an.
Trước đó, Công an quận 5 do trung tá Trịnh Thanh Thiệp (sau này là
thiếu tướng) làm trưởng phòng đã thành lập đội “săn bắt cướp” hoạt động
mạnh mẽ để đối phó với những diễn biến tội phạm nguy hiểm trên địa bàn
quận.
Lực lượng này được “nhập” vào “binh chủng” SBC của thành phố. Và
người đi tiên phong, thiếu tá Trịnh Thanh Thiệp, lúc này là Trưởng phòng
Cảnh sát hình sự thành phố, phụ trách “binh chủng” SBC mới tinh này.
Đội trưởng SBC là đại úy Phan Thanh, tức Ba Tung, một trinh sát biệt động nội thành nổi tiếng.
“Luật” của “binh chủng” SBC ngay từ khi ra đời được lãnh đạo Công an
TP.HCM thông qua, quy định như sau: “Trinh sát SBC không quá 30 tuổi,
được phép chạy hết tốc độ (thời kỳ ấy là xe S.67 xoáy nòng.
Khi thi hành công vụ, trinh sát SBC được đi vào đường cấm, vượt đèn
đỏ, đi ngược chiều. Gặp đối tượng bị truy nã không đầu hàng, sau hai
phát súng cảnh cáo, trinh sát SBC được phép bắn đối tượng.
Nếu đối tượng có vũ khí hung hãn đối đầu, trinh sát SBC được phép bắn
chết mà không cần cảnh cáo. Các trinh sát SBC phải thực hiện nhiệm vụ
theo điều động của chỉ huy 24/24.
Trinh sát SBC phải tuyệt đối giữ bí mật nội dung công tác, dù đó là
vợ, con, cha mẹ hay người yêu. Trinh sát SBC có thẻ riêng để chứng minh
thân phận khi cần thiết”.
Chỉ trong thời gian đầu vừa được thành lập, những băng cướp táo tợn gần như bị xóa sổ bởi lực lượng SBC với nhiều quyền hạn.
Nhưng những bọn cướp giật nhỏ lẻ và luôn hành động chẳng theo quy luật nào thì việc triệt phá hoàn toàn không dễ dàng gì.
Cuộc đua không ngừng nghỉ của tội phạm và các cơ quan chức năng vẫn
còn tiếp diễn, với mức độ thôi ác liệt nhưng quy mô có phần phức tạp
hơn.
Cho đến ngày giải tán trả về cho các đơn vị cảnh sát hình sự, lực
lượng SBC thuộc CA TP.HCM đã hoàn thành nhiệm vụ trả lại an bình trên
đường phố.
Và cho đến bây giờ, sự tái xuất của lực lượng này theo chỉ thị của
các cấp lãnh đạo TP.HCM, lại một lần nữa mang đến hy vọng cho người dân
lương thiện.
Nhưng hiện nay, phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm cướp giật đã khác xa ngày trước.
Đồng thời những quy định khắt khe của luật pháp, của điều lệnh ngành
công an, sự chú ý của dư luận… khiến sự thành công trong việc đẩy lùi,
kéo giảm thậm chí triệt tiêu nạn cướp giật đường phố, cũng không phải là
việc dễ dàng và càng không phải việc của một sớm một chiều.
Tuy nhiên, chúng ta còn cần rất nhiều thời gian và lòng kiên nhẫn để hy vọng!
Những ngày đầu tiên, dù tên gọi khác đi, nhưng rõ là lực lượng đặc
nhiệm này của CA TP.HCM đã có kết quả rõ rệt qua hàng loạt báo cáo đánh
giá của các cơ quan liên quan. Quả là đáng mừng!
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét