BUỒN NHỚ MÊNH MANG 19
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...
Bạc Trắng Lửa Hồng-Tuấn Vũ
Quang Dũng
Bài thơ này có rất nhiều dị bản do chính tác giả sửa trong các bản in khác nhau
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và bình luận.
Kurfürstendamm là con phố đắt giá nhất ở Berlin (Đức). Hai bên đường là những hàng cây xanh tươi khá giống đại lộ Champs-Elysees ở Paris (Pháp).
Ngoài ra, Kurfürstendamm còn ngập tràn những cửa hàng đồ hiệu xa xỉ và cả khách sạn 5 sao Kempinski.
Ostozhenka
Ostozhenka được biết đến là "dặm đường vàng" của Moscow (Nga). Alisher Usmanov - nhà đầu tư người Nga của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Arsenal cũng sở hữu gia sản trên con đường này.
Keizersgracht, Prinsengracht và Herengracht
Keizersgracht, Prinsengracht và Herengracht là 3 tuyến kênh đào chính ở khu Grachtengordel, Amsterdam (Hà Lan). Chúng đều được xây dựng từ thế kỷ 17 và là những địa chỉ đắt giá nhất của thành phố này.
Passeig de Gràcia
Passeig de Gràcia là tuyến phố có các kiệt tác của kiến trúc sư tài ba Antoni Gaudi như Casa Batlló, Casa Milà cùng nhiều công trình lớn khác như khách sạn 5 sao Majestic.
Passeig de Gràcia được đánh giá là con đường xa hoa nhất ở Barcelona cũng như Tây Ban Nha.
Pollock ở Hong Kong
Một con đường có giá trị ấn tượng khác là Pollock ở Hong Kong, với mỗi mét vuông tương đương 120.000 USD.
Severn, Hong Kong
Nhờ vào hàng loạt các dinh thự đắt giá, con đường Severn đã được tạp chí Wall Stress Journal bình chọn là một trong số những nơi đắt đỏ nhất để mua nhà. Hiện tại, con đường này đang có khoảng 60 dinh thự tư nhân tọa lạc.
Kensington Palace Gardens, London
Kensington Palace Gardens là một địa chỉ vô cùng đắt giá tại London. Con đường này là nơi tụ hội của những đại gia có đời sống vương giả.
Căn nhà mới của Nữ công tước Duke xứ Cambridge cũng nằm ở đây. Ngoài ra, người đàn ông giàu nhất nước Anh, ông Lakshmi Mittal cũng sắm cho mình một dinh thự tại đây.
Đại lộ Princesse Grace, Monaco
Đường phố bé nhỏ này được đặt theo tên của công chúa Monaco, Grace Kelly. Trong thời kỳ 2008 - 2009, con đường này liên tiếp đứng đầu danh sách đường phố đắt nhất hành tinh. Tại quốc gia ven biển nhỏ bé Monaco, đây là địa điểm thu hút nhất.
Nếu bạn có cơ hội sống tại đây, bạn chỉ có thể chạm mặt với những tỷ phú Trung Đông hay với gia đình hoàng gia Monaco mà thôi.
Chemin de Saint-Hospice, Saint-Jean-Cap-Ferrat, Pháp
Con đường này là địa điểm nghỉ dưỡng ưa thích của giới quý tộc Châu Âu và một số tỷ phú trên thế giới. Rất nhiều ngôi sao Holywood có biệt thự tại đây và để cho thuê. Điển hình là Jack Nichison, Elton John, Brad Pitt và Angelina jolie.
Quai Anatole, Paris
Con đường này nằm ở quận số 7 của thành phố Paris. Quang cảnh tuyệt đẹp nhìn ra sông Seine đã đẩy giá bất động sản tại đây lên cao và lần đầu tiên lọt vào top 10 con đường đắt đỏ nhất thế giới.
Rue Bellot, Geneva, Thụy Sỹ
Nhu cầu mua nhà ở Rue Bellot ngày càng tăng cao, tuy nhiên, số lượng lại có hạn. Chính vì vậy đã đẩy giá nhà ở đây lên đến đỉnh điểm.
Đường Wolsele, Point Piper, Australia
Con đường đắt giá thứ này nằm tại thành phố Sydney. Vào năm 2011, tại đây chứng kiến 2 vụ mua bán nhà kỷ lục. Một là của nhà đồng sáng lập ngân hàng Morgan, Andrew Banks khi ông này mua căn nhà trị giá tới 53 triệu bảng.
Thương vụ kỷ lục còn lại thuộc về nhà nghiên cứu, nha sỹ nổi tiếng David Penn khi mua căn nhà tại con đường này với giá 44 triệu bảng.
Ostozhenka, Moscow, Nga
Đây được coi là một trong những địa điểm vàng của thành phố Moscow. Với lối kiến trúc cổ, từ thời trước cách mạng đã mang đến một giá trị vô cùng lớn cho con đường này.
Chiều
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Diệu » Thơ thơ (1938)Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...
Bạc Trắng Lửa Hồng
Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi sao?
Gặp gỡ chi rồi thoáng tựa chiêm bao.
Tình anh như áng mây cao.
Tình em như ánh trăng sao.
Cớ sao mình chẳng được gần nhau?
Cuộc sống kim tiền chia cách đôi ta.
Bạc trắng lửa hồng nẻo đời thêm xa.
Đường anh sương gió bao la.
Đường em thêu gấm, thêu hoa,
Đớn đau này muôn kiếp không nhòa,
Hẹn ước nhau chi cho một người ôm mối hận
nhìn theo một chiếc xe hoa.
Trăm năm biết có duyên gì?
Gian truân nếu có qua cầu
thì hợp tan duyên số mà thôi.
Một bước xa rời muôn kiếp ly tan.
Một cánh thiệp hồng tiễn người sang ngang.
Mười hai bến nước thênh thang,
từ nay đôi nẻo quan san.
Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng.
Gặp gỡ chi rồi thoáng tựa chiêm bao.
Tình anh như áng mây cao.
Tình em như ánh trăng sao.
Cớ sao mình chẳng được gần nhau?
Cuộc sống kim tiền chia cách đôi ta.
Bạc trắng lửa hồng nẻo đời thêm xa.
Đường anh sương gió bao la.
Đường em thêu gấm, thêu hoa,
Đớn đau này muôn kiếp không nhòa,
Hẹn ước nhau chi cho một người ôm mối hận
nhìn theo một chiếc xe hoa.
Trăm năm biết có duyên gì?
Gian truân nếu có qua cầu
thì hợp tan duyên số mà thôi.
Một bước xa rời muôn kiếp ly tan.
Một cánh thiệp hồng tiễn người sang ngang.
Mười hai bến nước thênh thang,
từ nay đôi nẻo quan san.
Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng.
“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm”!
(Dân trí) - Quang Dũng là nhà thơ tài hoa của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông hào sảng mà kiêu hùng, đượm chất cổ thi. “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn - Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng - Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc - Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng”… là những vần thơ không phải thi nhân nào cũng có được.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đôi mắt người Sơn Tây
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương ?
Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan ?
Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ…
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta ?
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương ?
Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan ?
Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ…
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta ?
Quang Dũng
Bài thơ này có rất nhiều dị bản do chính tác giả sửa trong các bản in khác nhau
BLOG
rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng
ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài,
viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo
một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều
được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Con Đường Mang Tên Em
Con Đường Mang Tên Em
Trở lại chuyện hai chúng mình
Khi em với anh vừa biết đam mê tình yêu tràn trề
Đường mòn đêm vắng bước chân em nhớ tên.
Rồi thời gian qua lối này
Khi tay trắng tay, buồn vác lên vai hành trang đường dài
Vì đời nên giả mắt giai nhân cho đời.
Nghe buốt giá lúc nửa đêm nhớ đêm
lửa ngun ngút lúc gọi yêu về tim.
Con đường tình sử nằm đây,
đèn khuya mắt đỏ còn đầy dấu xưa.
Đường chẳng riêng hai chúng mình
Nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm
lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm.
Khi em với anh vừa biết đam mê tình yêu tràn trề
Đường mòn đêm vắng bước chân em nhớ tên.
Rồi thời gian qua lối này
Khi tay trắng tay, buồn vác lên vai hành trang đường dài
Vì đời nên giả mắt giai nhân cho đời.
Nghe buốt giá lúc nửa đêm nhớ đêm
lửa ngun ngút lúc gọi yêu về tim.
Con đường tình sử nằm đây,
đèn khuya mắt đỏ còn đầy dấu xưa.
Đường chẳng riêng hai chúng mình
Nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm
lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm.
Câu chuyện ít ai biết đằng sau con đường tình yêu đẹp nổi tiếng thế giới
Vân Anh |
Con đường bí ẩn toàn cây xanh với một phần đường sắt khiến cho nhiều bạn trẻ phát cuồng nhiều năm qua đang giữ trong mình một bí mật ít ai biết đến.
Năm 2011, một con đường
tràn ngập màu xanh với một phần đường ray bí ẩn đã gây xôn xao trên
mạng xã hội. Bức ảnh chụp con đường được mệnh danh là “đường hầm tình
yêu”.
Tại thời điểm đó, rất ít người biết đến sự tồn tại của đường hầm này, vị trí của nó cũng rất mơ hồ.
Khi chạy đến gần Orzhiv, con đường được chia làm hai, một tuyến đến Klevan và một tuyến dẫn đến căn cứ quân sự bí mật ẩn náu trong rừng từ thời chiến tranh lạnh.
Việc trồng cây bao phủ dọc con đường là một cách để che giấu việc vận chuyển thiết bị quân sự thời đó. Hiện tại căn cứ quân sự cũ đó vẫn lưu giữ rất nhiều các loại khí tài.
Cho đến sau này, khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng đường hầm sẽ bị bỏ rơi hoang tàn. Tuy nhiên, nó vẫn được dọn dẹp, cắt tỉa cây cối thường xuyên bởi tuyến đường này được trưng dụng trong thời kỳ công nghiệp.
Thời kỳ đó, tại làng Orzhiv có nhà máy ép ván Odek. Gỗ bạch dương từ khắp Ukraine sẽ được chuyển đến nhà máy để chế tạo ván ép.
Ván ép xong được đưa vào thùng chứa, đẩy lên xe lửa đến Klevan. Và từ Klevan, ván ép được chuyển đi khắp châu Âu.
Những chuyến tàu từ Odek đến Klevan chạy qua “đường hầm tình yêu” nhiều lần trong ngày. Chính vì thế, con đường vẫn được cắt tỉa cây thường xuyên tạo thành một thông đạo màu xanh tuyệt đẹp.
Có một điều ít người biết là cho đến nay, độ dài của đường hầm tình yêu vẫn còn gây tranh cãi giữa 3 hoặc 4 km.
Đường hầm tình yêu rất phổ biến tại Ukraine và là nơi người dân tìm đến mỗi khi muốn có một bộ ảnh để đời. Các cặp đôi yêu nhau, những cặp vợ chồng sắp cưới thường xuyên đến chụp ảnh.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tàu hỏa vẫn hoạt động trên tuyến đường này và có thể gây nguy hiểm. Năm ngoái, một người phụ nữ Nhật, 38 tuổi, đã bị tàu đâm gãy xương hông.
(Nguồn: Amusing Planet)
Tại thời điểm đó, rất ít người biết đến sự tồn tại của đường hầm này, vị trí của nó cũng rất mơ hồ.
Cho đến nay, mặc dù đường hầm này đã
được xác định vị trí. Tuy nhiên đằng sau nó vẫn là những câu chuyện bí
ẩn. Ai đã làm con đường này?
Ai đã tạo vòm để cây cối mọc? Phải chăng ban đầu con đường này đã được coi là đường hầm tình yêu?
Đường hầm tình yêu nằm giữa làng Klevan và làng Orzhiv, thuốc tuyến đường huyết mạch Kovel-Rivne, Ukraine.Khi chạy đến gần Orzhiv, con đường được chia làm hai, một tuyến đến Klevan và một tuyến dẫn đến căn cứ quân sự bí mật ẩn náu trong rừng từ thời chiến tranh lạnh.
Việc trồng cây bao phủ dọc con đường là một cách để che giấu việc vận chuyển thiết bị quân sự thời đó. Hiện tại căn cứ quân sự cũ đó vẫn lưu giữ rất nhiều các loại khí tài.
Cho đến sau này, khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng đường hầm sẽ bị bỏ rơi hoang tàn. Tuy nhiên, nó vẫn được dọn dẹp, cắt tỉa cây cối thường xuyên bởi tuyến đường này được trưng dụng trong thời kỳ công nghiệp.
Thời kỳ đó, tại làng Orzhiv có nhà máy ép ván Odek. Gỗ bạch dương từ khắp Ukraine sẽ được chuyển đến nhà máy để chế tạo ván ép.
Ván ép xong được đưa vào thùng chứa, đẩy lên xe lửa đến Klevan. Và từ Klevan, ván ép được chuyển đi khắp châu Âu.
Những chuyến tàu từ Odek đến Klevan chạy qua “đường hầm tình yêu” nhiều lần trong ngày. Chính vì thế, con đường vẫn được cắt tỉa cây thường xuyên tạo thành một thông đạo màu xanh tuyệt đẹp.
Có một điều ít người biết là cho đến nay, độ dài của đường hầm tình yêu vẫn còn gây tranh cãi giữa 3 hoặc 4 km.
Đường hầm tình yêu rất phổ biến tại Ukraine và là nơi người dân tìm đến mỗi khi muốn có một bộ ảnh để đời. Các cặp đôi yêu nhau, những cặp vợ chồng sắp cưới thường xuyên đến chụp ảnh.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tàu hỏa vẫn hoạt động trên tuyến đường này và có thể gây nguy hiểm. Năm ngoái, một người phụ nữ Nhật, 38 tuổi, đã bị tàu đâm gãy xương hông.
(Nguồn: Amusing Planet)
theo Afamily/TTVN
Xin con goi ten nhau_ Chế Linh
Xin Còn Gọi Tên Nhau
Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng
Chiều đong đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình
Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ...
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về
Bàn tay nào đưa em trong lần vui
Bằng những tiếng chim non thì thầm
Cho ngày tháng ưu phiền em quên...
Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
Lời nào gian giối cũng xin qua rồi
Để lỡ ngày sau khi ta cần nhau
Còn nuôi chút êm vui ngày đầu
Cho mình mãi gọi thầm tên nhau...!
Chiều đong đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình
Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ...
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về
Bàn tay nào đưa em trong lần vui
Bằng những tiếng chim non thì thầm
Cho ngày tháng ưu phiền em quên...
Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
Lời nào gian giối cũng xin qua rồi
Để lỡ ngày sau khi ta cần nhau
Còn nuôi chút êm vui ngày đầu
Cho mình mãi gọi thầm tên nhau...!
Điểm danh những con đường đắt giá nhất thế giới
MỸ AN |
Bạn sẽ khó mà tin nổi những con đường dưới đây được xếp vào danh sách những con đường đắt nhất thế giới bởi đây đều là địa chỉ của các nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn 5 sao nổi tiếng thế giới.
Đại lộ Montaigne
Đại lộ Montaigne nằm ở quận thứ 8 và
được xếp hạng là nơi giàu có nhất của thủ đô Paris (Pháp). Đây là nơi có
vô số nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Louis Vuitton, Dior, Chanel...
và cả khách sạn Plaza Athénée sang trọng.
Via Veneto ở Rome
Via Veneto ở Rome (Italy) là con đường
có nhiều quán bar, nhà hàng gắn với tên tuổi các ngôi sao từ thập niên
50, 60 như Audrey Hepburn, Orson Welles...
Hiện nay trên tuyến phố này còn có Cafe de Paris, Harry's Bar, khách sạn 5 sao Westin Excelsior và cả Đại sứ quán Mỹ.
Đại lộ số 5 ở New York
Đại lộ số 5 ở New York (Mỹ) là nơi tập
hợp các công trình nổi tiếng như tòa nhà Empire State, viện bảo tàng mỹ
thuật, trung tâm Rockefeller, khách sạn St Regis...
KurfürstendammKurfürstendamm là con phố đắt giá nhất ở Berlin (Đức). Hai bên đường là những hàng cây xanh tươi khá giống đại lộ Champs-Elysees ở Paris (Pháp).
Ngoài ra, Kurfürstendamm còn ngập tràn những cửa hàng đồ hiệu xa xỉ và cả khách sạn 5 sao Kempinski.
Ostozhenka
Ostozhenka được biết đến là "dặm đường vàng" của Moscow (Nga). Alisher Usmanov - nhà đầu tư người Nga của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Arsenal cũng sở hữu gia sản trên con đường này.
Keizersgracht, Prinsengracht và Herengracht
Keizersgracht, Prinsengracht và Herengracht là 3 tuyến kênh đào chính ở khu Grachtengordel, Amsterdam (Hà Lan). Chúng đều được xây dựng từ thế kỷ 17 và là những địa chỉ đắt giá nhất của thành phố này.
Passeig de Gràcia
Passeig de Gràcia là tuyến phố có các kiệt tác của kiến trúc sư tài ba Antoni Gaudi như Casa Batlló, Casa Milà cùng nhiều công trình lớn khác như khách sạn 5 sao Majestic.
Passeig de Gràcia được đánh giá là con đường xa hoa nhất ở Barcelona cũng như Tây Ban Nha.
Pollock ở Hong Kong
Một con đường có giá trị ấn tượng khác là Pollock ở Hong Kong, với mỗi mét vuông tương đương 120.000 USD.
Severn, Hong Kong
Nhờ vào hàng loạt các dinh thự đắt giá, con đường Severn đã được tạp chí Wall Stress Journal bình chọn là một trong số những nơi đắt đỏ nhất để mua nhà. Hiện tại, con đường này đang có khoảng 60 dinh thự tư nhân tọa lạc.
Kensington Palace Gardens, London
Kensington Palace Gardens là một địa chỉ vô cùng đắt giá tại London. Con đường này là nơi tụ hội của những đại gia có đời sống vương giả.
Căn nhà mới của Nữ công tước Duke xứ Cambridge cũng nằm ở đây. Ngoài ra, người đàn ông giàu nhất nước Anh, ông Lakshmi Mittal cũng sắm cho mình một dinh thự tại đây.
Đại lộ Princesse Grace, Monaco
Đường phố bé nhỏ này được đặt theo tên của công chúa Monaco, Grace Kelly. Trong thời kỳ 2008 - 2009, con đường này liên tiếp đứng đầu danh sách đường phố đắt nhất hành tinh. Tại quốc gia ven biển nhỏ bé Monaco, đây là địa điểm thu hút nhất.
Nếu bạn có cơ hội sống tại đây, bạn chỉ có thể chạm mặt với những tỷ phú Trung Đông hay với gia đình hoàng gia Monaco mà thôi.
Chemin de Saint-Hospice, Saint-Jean-Cap-Ferrat, Pháp
Con đường này là địa điểm nghỉ dưỡng ưa thích của giới quý tộc Châu Âu và một số tỷ phú trên thế giới. Rất nhiều ngôi sao Holywood có biệt thự tại đây và để cho thuê. Điển hình là Jack Nichison, Elton John, Brad Pitt và Angelina jolie.
Quai Anatole, Paris
Con đường này nằm ở quận số 7 của thành phố Paris. Quang cảnh tuyệt đẹp nhìn ra sông Seine đã đẩy giá bất động sản tại đây lên cao và lần đầu tiên lọt vào top 10 con đường đắt đỏ nhất thế giới.
Rue Bellot, Geneva, Thụy Sỹ
Nhu cầu mua nhà ở Rue Bellot ngày càng tăng cao, tuy nhiên, số lượng lại có hạn. Chính vì vậy đã đẩy giá nhà ở đây lên đến đỉnh điểm.
Đường Wolsele, Point Piper, Australia
Con đường đắt giá thứ này nằm tại thành phố Sydney. Vào năm 2011, tại đây chứng kiến 2 vụ mua bán nhà kỷ lục. Một là của nhà đồng sáng lập ngân hàng Morgan, Andrew Banks khi ông này mua căn nhà trị giá tới 53 triệu bảng.
Thương vụ kỷ lục còn lại thuộc về nhà nghiên cứu, nha sỹ nổi tiếng David Penn khi mua căn nhà tại con đường này với giá 44 triệu bảng.
Ostozhenka, Moscow, Nga
Đây được coi là một trong những địa điểm vàng của thành phố Moscow. Với lối kiến trúc cổ, từ thời trước cách mạng đã mang đến một giá trị vô cùng lớn cho con đường này.
theo Đời sống & Pháp Luật
Quê Hương Bỏ Lại - Chế Linh
Quê Hương Bỏ Lại
Những ngày xa quê hương
là những ngày mang đau thương.
Một ngày xa quê hương
là một ngày mang đau khổ
Một ngày không nắng ấm
và một ngày mong mưa rào
một ngày thiếu hơi thở
của đồng cỏ nước Việt Nam
Đất nào sinh ra tôi
mẹ hiền nào cưu mang tôi
Miền nào nuôi thân tôi
mà giờ này tôi xa rồi
Này dòng sông phơi nắng
kìa đồng ruộng lúa chín vàng
giờ này đã xa rồi
và ngàn đời nhớ Việt Nam
Hãy nhớ và hãy nhớ
Người Việt Nam đang lạc loài
Hãy thương và hãy quý
Tình đồng bào ta với ta
Hãy biết và hãy biết
Rằng ngày mai khi ta về
Hãy nhóm ngọn lửa hồng
Đốt sáng vạn niềm tin
Gió chiều mang hương quê
Lòng giật mình trong cơn mê
Ngày dài ôi lê thê
Mà hồn mình như ê chề
Sài Gòn trong nắng cháy
Đà Lạt dấu trong sương mờ
chiều nào biển Vũng Tàu
sóng tận cùng đến Cà Mau
Nhớ chiều quê hương ơi
Thật tận cùng xa xôi thôi
Vùng trời Nha Trang xưa
Và dòng Đồng Nai hững hờ
Nào Cần Thơ nắng ấm
Kìa ruộng đồng lúa chín vàng
Giờ này đã xa rồi
và ngàn đời nhớ Việt Nam.
là những ngày mang đau thương.
Một ngày xa quê hương
là một ngày mang đau khổ
Một ngày không nắng ấm
và một ngày mong mưa rào
một ngày thiếu hơi thở
của đồng cỏ nước Việt Nam
Đất nào sinh ra tôi
mẹ hiền nào cưu mang tôi
Miền nào nuôi thân tôi
mà giờ này tôi xa rồi
Này dòng sông phơi nắng
kìa đồng ruộng lúa chín vàng
giờ này đã xa rồi
và ngàn đời nhớ Việt Nam
Hãy nhớ và hãy nhớ
Người Việt Nam đang lạc loài
Hãy thương và hãy quý
Tình đồng bào ta với ta
Hãy biết và hãy biết
Rằng ngày mai khi ta về
Hãy nhóm ngọn lửa hồng
Đốt sáng vạn niềm tin
Gió chiều mang hương quê
Lòng giật mình trong cơn mê
Ngày dài ôi lê thê
Mà hồn mình như ê chề
Sài Gòn trong nắng cháy
Đà Lạt dấu trong sương mờ
chiều nào biển Vũng Tàu
sóng tận cùng đến Cà Mau
Nhớ chiều quê hương ơi
Thật tận cùng xa xôi thôi
Vùng trời Nha Trang xưa
Và dòng Đồng Nai hững hờ
Nào Cần Thơ nắng ấm
Kìa ruộng đồng lúa chín vàng
Giờ này đã xa rồi
và ngàn đời nhớ Việt Nam.
Tết là chuyến tàu về bến quê hương và giọt nước mắt của những người con xa xứ
Người ta thường nói: Tết đến sớm nhất là ở bến xe, ga tàu. Thật vậy.
Bắt đầu từ 20 tháng Chạp cho đến đêm 28 chuyến cuối cùng rời bến, ga Sài
Gòn lúc nào cũng tấp nập. Những ngày cuối năm trong cái nắng hanh hanh
Sài Gòn, mọi người đã gói ghém lại câu chuyện cũ và háo hức đợi chờ giây
phút được trở về. Chưa bao giờ niềm vui trên mỗi chuyến tàu lớn đến như
vậy.
Vì chuyến Bắc - Nam hôm nay là đặc biệt: Chuyên chở mọi người về với bến quê hương.
“Đâu có cái Tết nào bằng cái Tết quê hương…”
Đặt chân đến sân ga Sài Gòn vào ngày cuối năm, mới cảm thấy rõ không khí Tết gần kề. Từ sự nhộn nhịp khẩn trương của đội ngũ nhân viên, tiếng còi tàu, tiếng leng keng chuông báo động phát lên không ngừng. Đến dòng người hối hả, cười đùa nói chuyện lẫn vào vẻ mặt mệt mỏi đợi chờ của những vị khách tha phương.
“Xin kính mời hành khách đi trên chuyến tàu SE4 khởi hành lúc 1h05 giữ yên vị trí, tàu sắp vào ga…” - loa phát thanh nhắc đi nhắc lại những thông báo. Ngồi bó giò trên chiếc chiếu, chú Lương Văn Bưởu (58 tuổi) vui vẻ gọi điện về gia đình khoe sắp lên tàu. Tàu về Bắc đi ngang Thanh Hóa quê chú khởi hành lúc 13h05. Thế mà từ 11h trưa chú đã có mặt ở sân ga. “Ở nhà nôn nao quá, lần đầu đi, sợ trễ nên sáng sớm dậy là bắt thằng cháu chở ra bến. Kệ, ngồi nắng xíu nhưng lâu lâu có người lại ngồi ké kể chuyện quê nhà cũng ưng bụng lắm”.
Vào Sài Gòn hơn 20 năm, chú Bưởu làm phụ hồ công trình. Ở vùng chiêm trũng Thanh Hóa quanh năm chỉ trông chờ vào hai mảnh ruộng, chú không đủ sức nuôi gia đình. Nhắc đến quê, chú chợt nhớ về cái Tết năm trước khi công chuyện làm ăn thất bát, chú chấp nhận ở lại Sài Gòn. “Đêm 30 ngồi nghe tivi thấy chiếu cảnh pháo hoa mà khóc. Đi ra đi vào dãy nhà trọ chẳng còn ai, nhớ vợ con, nhớ cháu vô cùng…”.
Năm
nay, chú Bưởu nhất quyết về quê. Được số tiền thưởng cỏn con, chú mua
vài món quà như gói kẹo dừa Bến Tre, mớ mứt rim, café Đắk Lắk… xem như
gói ghém cái nắng miền Nam đem tận ra xứ lạnh cánh Bắc. Chú khoe: Từ đầu
tháng Chạp cháu trai đã léo réo đòi Ngoại về. Nó dặn mãi là sẽ không
đòi thêm xíu tiền lì xì nào nữa. Bởi lẽ năm trước, Ngoại nó vì thiếu
tiền mà ở lại Sài Gòn, cả gia đình mất Tết.
“Chú không ở lại Sài Gòn lần nào nữa. Có nghèo tí nhưng Tết nào bằng Tết quê hương đâu cháu” - chú Bưởu tủm tỉm cười, mắt đầy niềm vui giản dị.
Chốc chốc, một vị khách ghé qua ngồi tạm, chú lại vui vẻ hỏi chuyện. Có anh tên Minh (38 tuổi) làm nghề lái tàu thủy nên năm nào cũng đón Tết trên cảng Vũng Tàu. Chú Bưởu dặn: Còn trẻ thì lo vợ con mà về sớm. Tết ai cũng mong gia đình. Vậy mà, anh bùi ngùi lắm.
Cạnh đó, chú Vinh (54 tuổi) đang ngồi quây quần cùng vợ con. Năm nay là lần đầu tiên chú đưa hai đứa con về quê nội chơi Tết. “Năm nào ông bà cũng gọi vào trách không dẫn cháu về. Mình cũng buồn vì con ở thành phố chỉ biết lướt iPad, xem tivi… suốt ngày, nên mới quyết về một chuyến để giúp con hiểu hơn hương vị Tết quê hương. Giờ sắp lên tàu hồi hộp lắm, vì nó không giống như thường ngày. Chuyến này không phải để đi mà là để trở về…” - chú Vinh tâm sự.
Tàu Bắc - Nam chuyến 13h05 chuẩn bị lăn bánh, mọi người hối hả. Những anh chị tiếp viên tận tình nắm tay dắt từng đứa trẻ. Qua ô cửa kiếng tụi nó nhìn ra ngoài góc sân đã sẵn chậu mai vàng ngay ngắn, nhoen miệng cười tươi. Người lớn, trẻ con trong giây phút ấy đều bồi hồi, háo hức bước lên tàu. Và chỉ một chút nữa thôi họ sẽ lại được trở về với quê hương. Chú Bưởu chào tạm biệt, không quên dặn tôi: Năm mới về sớm bên gia đình hạnh phúc hơn nghen cháu. Nghe xong, thấy thương.
Chuyến tàu Quãng Ngãi lại tiếp tục vào bến, hai cô gái Thùy Linh và Thúy Nga đang tất bật chuẩn bị đồ đạc. Linh và Nga là sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Học tập ở Sài Gòn, Tết năm nào cả hai cũng trở về nhà. Tay cầm theo hộp bánh, Linh bảo: “Ba gọi vào dặn hoài, hổng cần quà cáp nhưng phải về. Nhưng hôm bữa, thấy người ta đăng tuyển nhiều việc lương cao quá em cũng ráng ở lại làm kiếm thêm, được vài trăm mua hộp bánh về cho nhà có không khí”.
“Em chờ đợi dữ lắm. Từ tối qua đã háo hức không ngủ được rồi. Giờ lên ga, chỉ vài tiếng nữa là về tới quê rồi” - Nga mỉm cười.
Vậy đấy mà chuyến tàu cuối năm luôn chở dăm câu chuyện giản dị của những người con xa xứ về trăm miền đất nước. Cũng như cô tiếp viên nhắn nhủ khách: “Zề quơ ăn Tết vui nghen” - rặc ri xứ Quảng lại thấy đầy Tết trên toa tàu.
“Ra Bắc đón Tết Bắc, vô Nam đón Tết Nam, ở Trung thì đón Tết Trung… Bao năm đón Tết trên tàu rồi thành quen”
Bên cạnh chuyến trở về của người con xa xứ, bến tàu còn chứng kiến câu chuyện buồn của những người chưa bao giờ có Tết đoàn viên. Đó là bác bảo vệ nhà ga, cô tiếp viên, hay chú lái tàu… hơn nửa đời người làm nhiệm vụ chuyên chở bà con về quê nhà cũng là ngần ấy năm tháng họ không được đón Tết. Với họ, Tết là trên những chiếc tàu bon bon chạy Bắc - Nam, “riết rồi thành quen…”.
20 năm làm tiếp viên tàu Hà Nội, chú Đỗ Tuấn (50 tuổi) phải chấp nhận xa nhà. Mỗi lần nhắc nhớ, chú lại buồn kể: Quanh năm không sao, chứ đêm 30 nào cũng phải quệt nước mắt. Vì có hôm đưa bà con về tới ga Hà Nội cũng chính là nhà mình đấy, nhưng chỉ vừa đặt chân đã phải quay ngược lại Sài Gòn.
Ra Bắc thì đón Tết Bắc, vô Nam thì đón Tết Nam, ở Trung thì đón Tết Trung… bao năm chú Tuấn đón Tết trên tàu rồi thành quen. “Để bớt buồn anh em cũng bày đủ trò. Có năm đi từng toa đón Tết cùng những vị khách cuối cùng của năm, có năm thì tặng quà, không cũng chén trà, miếng mứt ăn chung đêm giao thừa”.
Còn chú Lâm Hồng Tuấn (49 tuổi), quê ở Đồng Tháp. Cạnh Sài Gòn đấy thôi, nhưng hơn 20 làm bảo vệ ga tàu cũng lần ngần ấy năm chú đếm từng giờ được về quê đón Tết. Sau chuyến cuối cùng 23h đêm 28 tháng Chạp, chú lại gói ghém trở về. “Nghỉ Tết của người đường sắt thì phải tính tiếng, đâu dám tính ngày nên quý giá lắm.” - chú cười hì hì. “Nhưng mà làm riết quen, mùng 3 lại phải quay lại Sài Gòn để kịp đón chuyến tàu đầu năm, thế là hết Tết”.
Còn anh Đại (40 tuổi, làm nghề lái tàu) thì kể: 10 năm theo nghề, anh chỉ cảm nhận Tết mỗi mồng một. Có năm nghỉ ít quá chỉ kịp ở lại với anh em. Nhưng nói về Tết quê hương thì anh Đại vẫn vui vẻ, “đâu cần phải ở quê, trên tàu nhìn khách háo hức chờ trở về anh cũng đủ vui lây”.
Những người con tha phương như chú Bưởu, chú Vinh,… háo hức trở về nhà. Hay chú Tuấn, anh Đại,… lại chọn Tết đặc biệt trên chuyến tàu Bắc - Nam. Mỗi người, ai ai cũng đều đón Tết trọn vẹn theo những cách khác nhau. Như câu ca mà nhiều ngày qua người ta vẫn mãi hát: “Không chuyến nào bằng được chuyến đi về nhà cùng gia đình/ Lòng rộn ràng biết bao đi để trở về…”. Tết đâu xa xôi, đâu gì to tát. Vì đã thấy Tết là những chuyến tàu về bến quê hương rồi đó thôi!
Vì chuyến Bắc - Nam hôm nay là đặc biệt: Chuyên chở mọi người về với bến quê hương.
“Đâu có cái Tết nào bằng cái Tết quê hương…”
Đặt chân đến sân ga Sài Gòn vào ngày cuối năm, mới cảm thấy rõ không khí Tết gần kề. Từ sự nhộn nhịp khẩn trương của đội ngũ nhân viên, tiếng còi tàu, tiếng leng keng chuông báo động phát lên không ngừng. Đến dòng người hối hả, cười đùa nói chuyện lẫn vào vẻ mặt mệt mỏi đợi chờ của những vị khách tha phương.
“Xin kính mời hành khách đi trên chuyến tàu SE4 khởi hành lúc 1h05 giữ yên vị trí, tàu sắp vào ga…” - loa phát thanh nhắc đi nhắc lại những thông báo. Ngồi bó giò trên chiếc chiếu, chú Lương Văn Bưởu (58 tuổi) vui vẻ gọi điện về gia đình khoe sắp lên tàu. Tàu về Bắc đi ngang Thanh Hóa quê chú khởi hành lúc 13h05. Thế mà từ 11h trưa chú đã có mặt ở sân ga. “Ở nhà nôn nao quá, lần đầu đi, sợ trễ nên sáng sớm dậy là bắt thằng cháu chở ra bến. Kệ, ngồi nắng xíu nhưng lâu lâu có người lại ngồi ké kể chuyện quê nhà cũng ưng bụng lắm”.
Vào Sài Gòn hơn 20 năm, chú Bưởu làm phụ hồ công trình. Ở vùng chiêm trũng Thanh Hóa quanh năm chỉ trông chờ vào hai mảnh ruộng, chú không đủ sức nuôi gia đình. Nhắc đến quê, chú chợt nhớ về cái Tết năm trước khi công chuyện làm ăn thất bát, chú chấp nhận ở lại Sài Gòn. “Đêm 30 ngồi nghe tivi thấy chiếu cảnh pháo hoa mà khóc. Đi ra đi vào dãy nhà trọ chẳng còn ai, nhớ vợ con, nhớ cháu vô cùng…”.
“Chú không ở lại Sài Gòn lần nào nữa. Có nghèo tí nhưng Tết nào bằng Tết quê hương đâu cháu” - chú Bưởu tủm tỉm cười, mắt đầy niềm vui giản dị.
Chốc chốc, một vị khách ghé qua ngồi tạm, chú lại vui vẻ hỏi chuyện. Có anh tên Minh (38 tuổi) làm nghề lái tàu thủy nên năm nào cũng đón Tết trên cảng Vũng Tàu. Chú Bưởu dặn: Còn trẻ thì lo vợ con mà về sớm. Tết ai cũng mong gia đình. Vậy mà, anh bùi ngùi lắm.
Cạnh đó, chú Vinh (54 tuổi) đang ngồi quây quần cùng vợ con. Năm nay là lần đầu tiên chú đưa hai đứa con về quê nội chơi Tết. “Năm nào ông bà cũng gọi vào trách không dẫn cháu về. Mình cũng buồn vì con ở thành phố chỉ biết lướt iPad, xem tivi… suốt ngày, nên mới quyết về một chuyến để giúp con hiểu hơn hương vị Tết quê hương. Giờ sắp lên tàu hồi hộp lắm, vì nó không giống như thường ngày. Chuyến này không phải để đi mà là để trở về…” - chú Vinh tâm sự.
Tàu Bắc - Nam chuyến 13h05 chuẩn bị lăn bánh, mọi người hối hả. Những anh chị tiếp viên tận tình nắm tay dắt từng đứa trẻ. Qua ô cửa kiếng tụi nó nhìn ra ngoài góc sân đã sẵn chậu mai vàng ngay ngắn, nhoen miệng cười tươi. Người lớn, trẻ con trong giây phút ấy đều bồi hồi, háo hức bước lên tàu. Và chỉ một chút nữa thôi họ sẽ lại được trở về với quê hương. Chú Bưởu chào tạm biệt, không quên dặn tôi: Năm mới về sớm bên gia đình hạnh phúc hơn nghen cháu. Nghe xong, thấy thương.
Chuyến tàu Quãng Ngãi lại tiếp tục vào bến, hai cô gái Thùy Linh và Thúy Nga đang tất bật chuẩn bị đồ đạc. Linh và Nga là sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Học tập ở Sài Gòn, Tết năm nào cả hai cũng trở về nhà. Tay cầm theo hộp bánh, Linh bảo: “Ba gọi vào dặn hoài, hổng cần quà cáp nhưng phải về. Nhưng hôm bữa, thấy người ta đăng tuyển nhiều việc lương cao quá em cũng ráng ở lại làm kiếm thêm, được vài trăm mua hộp bánh về cho nhà có không khí”.
“Em chờ đợi dữ lắm. Từ tối qua đã háo hức không ngủ được rồi. Giờ lên ga, chỉ vài tiếng nữa là về tới quê rồi” - Nga mỉm cười.
Vậy đấy mà chuyến tàu cuối năm luôn chở dăm câu chuyện giản dị của những người con xa xứ về trăm miền đất nước. Cũng như cô tiếp viên nhắn nhủ khách: “Zề quơ ăn Tết vui nghen” - rặc ri xứ Quảng lại thấy đầy Tết trên toa tàu.
“Ra Bắc đón Tết Bắc, vô Nam đón Tết Nam, ở Trung thì đón Tết Trung… Bao năm đón Tết trên tàu rồi thành quen”
Bên cạnh chuyến trở về của người con xa xứ, bến tàu còn chứng kiến câu chuyện buồn của những người chưa bao giờ có Tết đoàn viên. Đó là bác bảo vệ nhà ga, cô tiếp viên, hay chú lái tàu… hơn nửa đời người làm nhiệm vụ chuyên chở bà con về quê nhà cũng là ngần ấy năm tháng họ không được đón Tết. Với họ, Tết là trên những chiếc tàu bon bon chạy Bắc - Nam, “riết rồi thành quen…”.
20 năm làm tiếp viên tàu Hà Nội, chú Đỗ Tuấn (50 tuổi) phải chấp nhận xa nhà. Mỗi lần nhắc nhớ, chú lại buồn kể: Quanh năm không sao, chứ đêm 30 nào cũng phải quệt nước mắt. Vì có hôm đưa bà con về tới ga Hà Nội cũng chính là nhà mình đấy, nhưng chỉ vừa đặt chân đã phải quay ngược lại Sài Gòn.
Ra Bắc thì đón Tết Bắc, vô Nam thì đón Tết Nam, ở Trung thì đón Tết Trung… bao năm chú Tuấn đón Tết trên tàu rồi thành quen. “Để bớt buồn anh em cũng bày đủ trò. Có năm đi từng toa đón Tết cùng những vị khách cuối cùng của năm, có năm thì tặng quà, không cũng chén trà, miếng mứt ăn chung đêm giao thừa”.
Còn chú Lâm Hồng Tuấn (49 tuổi), quê ở Đồng Tháp. Cạnh Sài Gòn đấy thôi, nhưng hơn 20 làm bảo vệ ga tàu cũng lần ngần ấy năm chú đếm từng giờ được về quê đón Tết. Sau chuyến cuối cùng 23h đêm 28 tháng Chạp, chú lại gói ghém trở về. “Nghỉ Tết của người đường sắt thì phải tính tiếng, đâu dám tính ngày nên quý giá lắm.” - chú cười hì hì. “Nhưng mà làm riết quen, mùng 3 lại phải quay lại Sài Gòn để kịp đón chuyến tàu đầu năm, thế là hết Tết”.
Còn anh Đại (40 tuổi, làm nghề lái tàu) thì kể: 10 năm theo nghề, anh chỉ cảm nhận Tết mỗi mồng một. Có năm nghỉ ít quá chỉ kịp ở lại với anh em. Nhưng nói về Tết quê hương thì anh Đại vẫn vui vẻ, “đâu cần phải ở quê, trên tàu nhìn khách háo hức chờ trở về anh cũng đủ vui lây”.
Những người con tha phương như chú Bưởu, chú Vinh,… háo hức trở về nhà. Hay chú Tuấn, anh Đại,… lại chọn Tết đặc biệt trên chuyến tàu Bắc - Nam. Mỗi người, ai ai cũng đều đón Tết trọn vẹn theo những cách khác nhau. Như câu ca mà nhiều ngày qua người ta vẫn mãi hát: “Không chuyến nào bằng được chuyến đi về nhà cùng gia đình/ Lòng rộn ràng biết bao đi để trở về…”. Tết đâu xa xôi, đâu gì to tát. Vì đã thấy Tết là những chuyến tàu về bến quê hương rồi đó thôi!
Huy Hậu Hữu Nghĩa
Nhận xét
Đăng nhận xét