CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 7I/b (Sài Gòn)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngày trước đi xe, lơ hay hỏi khách: “Ai có đi Lăng Cha Cả không?”
để thu tiền vé. Sở dĩ có cái tên vì nằm ở cuối đường Eyriaud des
Vergnes (sau đổi là Trương Minh Ký) nay là vòng xoay Lê Văn Sỹ – Hoàng
Văn Thụ (Q.Tân Bình, TP.HCM).
Theo tư liệu xưa, Bá Đa Lộc chỉ là tên Việt được phiên âm từ tên
Pigneau de Béhaine. Tuy nhiên, có tác giả còn cho rằng: Bá Đa Lộc tức
Đức cha Adran. Vậy Adran là tên thật hay chỉ là danh hiệu?
Tài liệu lưu trữ của Hội Thừa sai truyền giáo Paris (Pháp) ghi: Pigneau sinh ngày 2/11/1741 tại làng Origny, tỉnh Aisne (miền bắc nước Pháp). Pigneau còn nhỏ chỉ được theo học tại một chủng viện tại tỉnh nhà Aisne. Học hết tiểu chủng viện, rồi lên Đại chủng viện Paris.
Năm 1765 Pigneau tình nguyện xin đi Viễn Đông để làm nhiệm vụ truyền giáo, và được bổ nhiệm tới VN. Tới nơi, Pigneau làm giáo sư chủng viện tại Hòn Đất thuộc tỉnh Hà Tiên nhưng năm 1770, tình hình đất Hà Tiên bất ổn, vì lúc đó quân Tây Sơn đang hành quân đánh quân Nguyễn Vương (tức Gia Long).
Pigneau phải lánh nạn sang Ấn Độ. Pigneau là một linh mục trẻ tuổi, thông minh (đã soạn cuốn Tự điển Việt Nam – La tinh – 1772) nên năm 1771 được Tòa thánh La Mã chọn làm Giám mục phó Tổng tòa địa phận Đàng Trong tại VN. Tới ngày 24/2/1774, Pigneau de Béhaine được nhận lễ tấn phong giám mục, và từ đây Pigneau lấy hiệu tòa là Adran.
Theo thông lệ, khi một linh mục được phong chức giám mục thì phải chọn một tên hiệu gọi là hiệu tòa, nên khi viết về Đức cha Bá Đa Lộc trong sách, báo Pháp viết là L’Eveque d’Adran, hoặc Monseigneur Adran. Tiếng Việt gọi là đức cha hay giám mục. Như vậy, dịch nguyên chữ L’Eveque d’Adran và Đức cha Adran hay giám mục Adran cũng vậy.
Vì vị tu sĩ đứng đầu trong địa phận nên dân gian gọi cha cả. Còn chữ Bá Đa Lộc là phiên âm từ tiếng Trung Quốc sang, lấy từ chữ Pedro (hoặc “Vê rô”) và nếu phiên âm VN là chữ Pedro (Phê rô) mà ngày nay người ta thường dùng.
“Bí ẩn” bia mộ
Mọi người đều cho rằng Lăng Cha Cả là mộ phần nơi chôn xác của Bá Đa Lộc (mất năm 1799) từ đó đến nay. Trong tác phẩm Công giáo Đàng Trong của TS sử học, linh mục Trương Bá Cần, viết: “Giám mục Pigneau được an táng trong một khu vườn lúc sinh thời đã có nhà nghỉ mát của người, hiện nay nằm ở đầu đường Lê Văn Sỹ nơi quen gọi là “Lăng Cha Cả”. Nhà Vua đã cho xây lăng trên ngôi mộ, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ ván quý, có tường bao quanh ở phía trước là một tấm bia đá lớn ghi tiểu sử và công đức của vị giám mục”.
Báo Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh số phát hành tháng 2/1925, trong bài Bá Đa Lộc: “Mộ ông hiện nay ở đâu?“, tác giả Vương Gia Bật bật mí:
“Làng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 3 km ở phía trước mộ có một cái miếu nhỏ hai bên khắc Khắc cốt báo thâm ân. Ở giữa đề chữ “Bá Đa Lộc chi mộ”, cũng bằng chữ Hán, phía sau cái miếu này có khắc cây thánh giá.
Ngày 13/3/1925 quan công sứ và linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) đã ra lệnh đào để khám xét, đào mất một buổi mai và nửa buổi chiều mới thấy bên trong, đào lên thời xương mục, lượm lặt được một sàng vung gạo xương đã mục và một cái hàm còn dính 3 cái răng nhưng không phải liền nhau, 2 cái khít một chỗ còn cái kia thì cách khoảng, ngoài ra còn hai, ba cái rơi ra ngoài nữa“.
Như vậy, mộ Đức cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang, còn mộ Lăng Cha Cả ở Tân Bình, có lẽ vì thời đó nhà Nguyễn phải lo đối phó nhà Tây Sơn nên việc chôn cất xác Bá Đa Lộc giấu kín không cho ai biết bằng cách làm đám tang thật lớn để che mắt, lại cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng.
Đến năm 1925, người Pháp mới cho cải táng mả thực của Đức cha Bá Đa Lộc ở Nha Trang, rồi mang cốt về chôn ở Gia Định chỗ nghĩa trang các vị thừa sai Pháp mà trước đó đặt là Lăng Cha Cả.
Chợ mang tên đàn ông
Tại
TP.HCM có khoảng 932 km cống cũ, trong đó có gần 100 km cống vòm, tập
trung nhiều nhất tại Q.1, 3, 5 và Q.6. Đường cống vòm đoạn lớn nhất có
đường kính gần 2 mét rưỡi, cao gần 2 m; nhỏ nhất có đường kính và chiều
cao vào khoảng 0,5 m.
Có những chỗ gạch đã bị bong tróc. Đặc biệt, có nhiều thanh sắt đã gỉ sét, nhọn bén lú ra, nhấp nhô xung quanh đường cống này.
Lăng Cha Cả Trước 1975
Sài Gòn – Gia Định một thời để nhớ – Kỳ 3: Bí ẩn Lăng Cha Cả
Ngày trước đi xe, lơ hay hỏi khách: “Ai có đi Lăng Cha Cả không?” để thu tiền vé. Sở dĩ có cái tên Lăng Cha Cả vì nằm ở cuối đường Eyriaud des Vergnes (sau đổi là Trương Minh Ký) nay là vòng xoay Lê Văn Sỹ – Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình, TP.HCM).
Nguồn gốc tên gọi…
Trước 1975, tại ngã tư Lê Văn Sỹ – Hoàng Văn Thụ có một khu đất rộng khoảng hai ngàn thước, ở đó có mộ phần giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) là một người Pháp đã sang giúp Nguyễn Phúc Ánh chống lại quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Năm 1980, vì địa phương cần chỉnh trang đường lộ thành phố nên toàn phần mộ được dời đi nơi khác. Những người khai mộ lúc đó cho biết khi khai quật, người ta còn thấy đầy đủ cả thánh giá bằng vàng tây lớn với chiếc gậy vàng của giám mục cùng những mề đay của nhà nước Pháp – Nam khi trước đã trao tặng Đức cha Bá Đa Lộc.
Trước 1975, tại ngã tư Lê Văn Sỹ – Hoàng Văn Thụ có một khu đất rộng khoảng hai ngàn thước, ở đó có mộ phần giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) là một người Pháp đã sang giúp Nguyễn Phúc Ánh chống lại quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Năm 1980, vì địa phương cần chỉnh trang đường lộ thành phố nên toàn phần mộ được dời đi nơi khác. Những người khai mộ lúc đó cho biết khi khai quật, người ta còn thấy đầy đủ cả thánh giá bằng vàng tây lớn với chiếc gậy vàng của giám mục cùng những mề đay của nhà nước Pháp – Nam khi trước đã trao tặng Đức cha Bá Đa Lộc.
Tài liệu lưu trữ của Hội Thừa sai truyền giáo Paris (Pháp) ghi: Pigneau sinh ngày 2/11/1741 tại làng Origny, tỉnh Aisne (miền bắc nước Pháp). Pigneau còn nhỏ chỉ được theo học tại một chủng viện tại tỉnh nhà Aisne. Học hết tiểu chủng viện, rồi lên Đại chủng viện Paris.
Năm 1765 Pigneau tình nguyện xin đi Viễn Đông để làm nhiệm vụ truyền giáo, và được bổ nhiệm tới VN. Tới nơi, Pigneau làm giáo sư chủng viện tại Hòn Đất thuộc tỉnh Hà Tiên nhưng năm 1770, tình hình đất Hà Tiên bất ổn, vì lúc đó quân Tây Sơn đang hành quân đánh quân Nguyễn Vương (tức Gia Long).
Pigneau phải lánh nạn sang Ấn Độ. Pigneau là một linh mục trẻ tuổi, thông minh (đã soạn cuốn Tự điển Việt Nam – La tinh – 1772) nên năm 1771 được Tòa thánh La Mã chọn làm Giám mục phó Tổng tòa địa phận Đàng Trong tại VN. Tới ngày 24/2/1774, Pigneau de Béhaine được nhận lễ tấn phong giám mục, và từ đây Pigneau lấy hiệu tòa là Adran.
Theo thông lệ, khi một linh mục được phong chức giám mục thì phải chọn một tên hiệu gọi là hiệu tòa, nên khi viết về Đức cha Bá Đa Lộc trong sách, báo Pháp viết là L’Eveque d’Adran, hoặc Monseigneur Adran. Tiếng Việt gọi là đức cha hay giám mục. Như vậy, dịch nguyên chữ L’Eveque d’Adran và Đức cha Adran hay giám mục Adran cũng vậy.
Vì vị tu sĩ đứng đầu trong địa phận nên dân gian gọi cha cả. Còn chữ Bá Đa Lộc là phiên âm từ tiếng Trung Quốc sang, lấy từ chữ Pedro (hoặc “Vê rô”) và nếu phiên âm VN là chữ Pedro (Phê rô) mà ngày nay người ta thường dùng.
“Bí ẩn” bia mộ
Mọi người đều cho rằng Lăng Cha Cả là mộ phần nơi chôn xác của Bá Đa Lộc (mất năm 1799) từ đó đến nay. Trong tác phẩm Công giáo Đàng Trong của TS sử học, linh mục Trương Bá Cần, viết: “Giám mục Pigneau được an táng trong một khu vườn lúc sinh thời đã có nhà nghỉ mát của người, hiện nay nằm ở đầu đường Lê Văn Sỹ nơi quen gọi là “Lăng Cha Cả”. Nhà Vua đã cho xây lăng trên ngôi mộ, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ ván quý, có tường bao quanh ở phía trước là một tấm bia đá lớn ghi tiểu sử và công đức của vị giám mục”.
Báo Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh số phát hành tháng 2/1925, trong bài Bá Đa Lộc: “Mộ ông hiện nay ở đâu?“, tác giả Vương Gia Bật bật mí:
“Làng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 3 km ở phía trước mộ có một cái miếu nhỏ hai bên khắc Khắc cốt báo thâm ân. Ở giữa đề chữ “Bá Đa Lộc chi mộ”, cũng bằng chữ Hán, phía sau cái miếu này có khắc cây thánh giá.
Ngày 13/3/1925 quan công sứ và linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) đã ra lệnh đào để khám xét, đào mất một buổi mai và nửa buổi chiều mới thấy bên trong, đào lên thời xương mục, lượm lặt được một sàng vung gạo xương đã mục và một cái hàm còn dính 3 cái răng nhưng không phải liền nhau, 2 cái khít một chỗ còn cái kia thì cách khoảng, ngoài ra còn hai, ba cái rơi ra ngoài nữa“.
Như vậy, mộ Đức cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang, còn mộ Lăng Cha Cả ở Tân Bình, có lẽ vì thời đó nhà Nguyễn phải lo đối phó nhà Tây Sơn nên việc chôn cất xác Bá Đa Lộc giấu kín không cho ai biết bằng cách làm đám tang thật lớn để che mắt, lại cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng.
Đến năm 1925, người Pháp mới cho cải táng mả thực của Đức cha Bá Đa Lộc ở Nha Trang, rồi mang cốt về chôn ở Gia Định chỗ nghĩa trang các vị thừa sai Pháp mà trước đó đặt là Lăng Cha Cả.
Lý Nhân Phan Thứ Lang
L.C.Sơn (lược trích)
L.C.Sơn (lược trích)
LỊCH SỬ LĂNG CHA CẢ
Posted on 11.08.2015 by hongoccan2017
LỊCH SỬ LĂNG CHA CẢ
VÀ ĐỨC CHA BÁ ĐA LỘC
Đây là một địa danh vùng Sài Gòn – Gia
Định nay không còn nữa thay vào đó là một vòng xoay lớn; đã biến đổi
khung cảnh nếu một người nào đó đã từng biết nơi đây và quay trở lại sẽ
không còn nhận ra nữa.
Tôi viết bài này để nói về những di tích
ngày nay đã còn trong ký ức của người dân Sài Gòn – Gia Định. Hồi còn
nhỏ khi nói tới Lăng Cha Cả tôi mường tượng ông là người Việt và tại sao
lăng của ông không kết cấu theo đạo Thiên chúa mà lại giống một ngôi
đình. Đến khi học sử và tìm hiểu thêm tôi mới rõ về thân thế của ông.
Lăng Cha Cả thời đó nằm ở rìa của phi
trường Tân Sơn Nhất; vào những năm đầu của thập niên 60 khi tình hình an
ninh cho sân bay chưa có gì vẫn là không gian thoáng nhưng đến năm 1965
thì an ninh không còn bảo đảm toàn bộ khu này chạy dài tới cổng chính
sân bay và những rìa khác đều được cách ly bằng những điểm gác và dây
kẽm gai được canh phòng cẩn mật.
Sau đây là phần nói về thân thế của Linh mục Pierre Joseph Georges Pigneau mà tôi sưu tầm trên mạng trong trang historicvietnam.com do Tim Doling viết:
1/. Tiểu sử: Pierre Joseph Georges Pigneau của Behaine (tiếng Việt gọi là Bá Đa Lộc), sinh tại Origny Thiérache ở Aisne (Pháp) ngày
02 tháng 11 năm 1741 và chết ở Việt Nam ngày 09 tháng 10 năm 1799, là
một linh mục truyền giáo người Pháp thuộc hội truyền giáo nước
ngoài Paris. Ông là đức Giám mục ở Nam kỳ, ông cũng là nhà ngoại giao
Pháp. Ông đã đóng góp rất lớn cho sự tham gia của Pháp ở Nam Kỳ.
Ông là anh cả của một gia đình có mười
chín con, ông theo học tại Laon, sau đó ở Paris tại chủng viện Trente
Trois. Ông vào Đại Chủng viện của hội truyền giáo nước
ngoài Paris năm 1765.
Ông lên tàu đi làm nhiệm vụ ở châu Á vào
ngày 09 Tháng chín 1765. Trước đó ông giảng dạy tại trường của hội
truyền giáo nước ngoài lập ra tạm thời tại Hòn Đất năm 1767.
Hai năm sau đó ông trở thành cha cả của
trường. Nhưng những năm này vùng Hà Tiên Cam bốt hay bị loạn lạc giặc
giã nên các học sinh chủng viện khoảng 40 người được di tản qua
Pondichéry Ấn Độ năm 1770 và lập thành chủng viện mới ở đó.
Cũng chính ở Pondichéry năm 1772, mới 31
tuổi, Pierre Pigneaux được phong làm Giám mục d’Adran
bởi Giáo hoàng Clement XIV, ông trở thành vị Đại Diện Tông Tòa Nam
Kỳ sau cái chết của Đức Giám mục Piguel ngày 21 tháng sáu năm
1771. Piguel được phong thánh ở Madras, 24 tháng 2 năm 1774., kế nghiệp
giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong. Pierre Pigneaux gặp Nguyễn Ánh
khoảng 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời.
Ông
chuyển đến Hà Tiên cùng ba linh mục khác vào năm 1775 trong một
vùng ở đồng bằng sông Cửu Long có bốn ngàn Kitô hữu. Tại đây ông
gặp hai linh mục của hội truyền giáo nước ngoài. Vùng này
đang trong cuộc nội chiến gây ra bởi quân Tây Sơn từ 1775 sau đó
là Nguyễn Ánh tương lai là Vua Gia Long, đang tập hợp bao gồm chủ yếu
là lính người Hoa đến từ Hà Tiên, để lấy lại ngai vàng của mình.
Trong năm 1778, cướp biển Cam Bốt tấn công đội truyền giáo, đốt nhà thờ
và giết chết nhiều người Kitô hữu. Pigneau nương náu với Bắc chủng
viện Sài Gòn, Còn Nguyễn Ánh thì nương náu tại Biên Hòa. Ông trở
thành một người bạn thân bảo trợ ngai vàng của đế quốc An Nam.
Nhưng vào năm 1782 quân Tây Sơn chiếm Sài
Gòn, giết chết hàng ngàn người. Pigneau phải trốn sang Cam Bốt và sau
đó tới đảo Pulo Way Phú Quốc) trong vài tháng. Sau đó, ông đã tìm
thấy Nguyễn Anh trong tình trạng tán loạn, thiếu tất cả mọi thứ, thậm
chí thực phẩm cho quân đội của mình. Do đó các giám mục chia sẻ thức ăn
cuối cùng của mình với họ, và đã cứu sống họ.
Trong lúc đó chớp thời cơ quân Anh cũng
như quân Hà Lan ở Batavia chuẩn bị thương lượng việc giúp đỡ cho Nguyễn
Ánh, giám mục Pigneau Behaine liền đề nghị một sự hỗ trợ từ phía Pháp.
Ông cũng nhận ra rằng Tây Sơn là kẻ thù không đội trời chung của Kitô
giáo. Phụ tá của ông Labartette đã viết : “Thiên
chúa giáo đối với quân Tây Sơn là không thể tồn tại. Nếu triều đại của
họ kéo dài, chúng tôi gặp khó khăn lớn trong việc thoát khỏi bàn tay của
họ. Họ đã thực sự đã ban hành sắc lệnh đàn áp ở miền đông Nam Kỳ”.
Nguyễn Anh liên minh với vua Xiêm La và
bị bại trận. Ông liền gởi chiếc ấn và con trai của mình là hoàng
tử Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó mới năm tuổi rưỡi cho Pigneau. Pigneau
tới Lorient qua ngả Pondicherry vào tháng Hai năm 1787.Các bộ trưởng của
cung điện Versaille chưa thật dự nhất trí với đề nghị này chỉ có
mình Đức Tổng Giám mục Dillon đầy quyền lực thì nhất trí. Louis XVI cuối
cùng đã tiếp kiến giám mục Adran vào đầu tháng 5 năm 1787 và đưa ra
một thỏa thuận về nguyên tắc.
Ngày 28 tháng 11 năm 1787, một hiệp ước
được ký kết giữa Pháp và đế quốc An Nam tại Versailles bởi bá tước de
Vergennes và bá tước de Montmorin đại diện cho vua Louis XVI, và một bên
là Nguyễn Phúc Cảnh con tra icủa Gia Long do Giám mục Pigneau Behaine
đại diện bảo trợ. Nước Pháp cam kết giúp đỡ Nguyễn Ánh lên ngôi, thay
vào đó Pháp nhận được cảng Tourane, đảo Pulo Condor và đặc biệt
là thương mại độc quyền với Pháp. Pigneau trở về ngày 27 Tháng 12 năm
1787 với hoàng tử trẻ tuổi và tám nhà truyền giáo.
Tuy nhiên Nguyễn Ánh không nhận được sự trợ giúp về người vì hiệp ước không được thi hành. Vì
vậy Giám mục Pigneau Behaine đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có ý
định đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc
Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến và tuyển ba
trăm năm mươ ithủy thủ và hai mươi tình nguyện viên sĩ quan hải quân,
trong đó bao gồm Olivierde Puymanel, Jean – Baptiste Chaigneau, Philippe
Vannier và Jean – Marie Dayot. Những người hợp thành quân đội của
Nguyễn Ánh và xây dựng thành lũy ở Vauban một trong những thành lũy lớn
nhất ở Sài Gòn.
Tháng 7 năm 1789, Pigneau Behaine cùng
Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia Định. Trớ trêu thay, cũng trong tháng đó,
nhân dân Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến
Louis. Giám mục Pigneau Behaine chết ngày 09 Tháng 10 năm 1799 trong
cuộc bao vây và ngay trước khi cuộc chinh phục của pháo đài Quy
Nhơn thành trì cuối cùng của quân Tây Sơn. được đưa về Gia Định vào ngày
16 tháng 10, thi hài của Pigneau đã được đặt trong Dinh Tân Xá và đã
nằm trong trạng thái như vậy trong một tháng.
Một kiến trúc sư người Pháp tên
là Barthélemy được giao nhiệm vụ xây dựng theo phong
cách triều Nguyễn lăng mộ ở làng Tân Sơn, trong khi Thái tử Cảnh đã được
giao phó sắp xếp chi tiết cho lễ tang. Mặc dù các chiến dịch đang diễn
ra tại Quy Nhơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh tự thực hiện một chuyến để xuôi
nam đến Gia Định để tham dự tang lễ của Pigneau vào ngày 16 Tháng Mười
Hai 1799.
Petrus Ký mô tả cách thức rước từ Dinh Tân Xá đến lăng mới xây dựng vào khoảng hai giờ sáng ngày 16 tháng 12 năm 1799.
“Một thánh giá lớn, làm từ những
chiếc đèn lồng khéo léo sắp xếp ở đầu đám rước, theo sau là
một kiệu điêu khắc công phu màu đỏ và vàng, trên cao là một bục trang trí công phu và có bốn người khiêng.”Đầu tiên đặt một tấm bia mang các nhân vật 皇 天 主 宰 (Huang tiān zhǔ zǎi hoặc Hoàng thiên chúa tể, có nghĩa là “Sovereig Lord of Heaven”) bằng những chữ vàng. Thứ
hai chứa một hình ảnh của St Paul và một hình ảnh thứ ba của St Peter,
người bảo trợ của các giám mục Adran. Thứ tư chứa đựng hình ảnh
của các thiên thần hộ mệnh và thứ năm là một hình ảnh của Đức Trinh
Nữ Maria.
Sau đó hình mẫu đo khoảng 15 feet
chiều dài và được làm từ vải gấm hoa,trên đó có thêu chữ vàng các danh
hiệu của giám mục Adran do vua nước Pháp và Chúa của Đàng
Trong [Nguyễn Phúc Ánh], cũng như những người của văn phòng giám mục của
Ngài tặng. Sau đến các phù hiệu của các vị giám mục, thập giá được
đặt ở phía trước của chiếc xe tang. Ở hai bên của kiệu là những
người Kitô giáo và giáo sĩ từmọi nhà thờ ở Nam Kỳ.
Xe tang chở thi thể giám mục
là dài khoảng 20 feet chiều dài, chở 80 người đàn ông
tuyển chọn, và được bao phủ bởi một mái vòm vàng thêu.” Trên
đó đặt “quan tàitráng lệ … .. phủ bằng vải gấm hoa đẹp và được bao
quanh bởi 25 ngọn nến thắp sáng lớn. ”
2/. Cuốn tự điển Việt – Latinh của Pierre Pigneaux :
Ngoài công việc là nhà truyền giáo, phò vua Gia Long, ông còn có một
công trình đóng góp cho tiếng Việt quan trọng là đã có công soạn cuốn tự
điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum vào năm 1773
và được Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838, chú bằng chữ Latin,
chữ Quốc Ngữ, chữ Nôm và chữ Nho. Cuốn tự điển này nguyên bản nay còn
giữ ở Thư khố Hội Truyền giáo Ngoại quốc tại Paris. Cuốn từ điển
Việt-LaTinh làm trong thời gian Pigneaux ở Pondichéry, nghĩa là chỉ 5
năm sau khi Pigneaux tiếp xúc với Việt Nam.
Như vậy Pigneaux phải có một sức làm
việc, một óc tổ chức và một khiếu về ngôn ngữ có tầm cỡ. Pigneaux lại
được một nhóm người phụ trợ đắc lực, như nhà nho Trần Văn Học (Việt
Nam), Mạn Hoè (người Pháp, tên Manuel), Nguyễn Văn Chấn (người Pháp, tên
Dayot), Nguyễn Văn Thắng (người Pháp, tên Vannier), Gia Đô Bi (gốc Tây Ban Nha), Ma Nộ Y (người Tây Ban Nha)…
Hài cốt của Giám mục Pigneau Behaine được
thờ ở Lăng Cha Cả cho đến hết thời nhà Nguyễn sang chính thể Việt Nam
Cộng hòa. Năm 1983 chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải
táng mộ phần, san bằng khu lăng cổ và trao di cốt lại cho lãnh
sự Pháp đem hồi hương. Di cốt khi về lại Pháp được đem chôn trong nhà
thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris.
(nguồn: ThaoLQĐ)
Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Kỳ 4: Chuyện chợ xưa
Người dân Nam bộ có câu vè: “Chợ
không đàn bà là chợ Cầu Ông Lãnh”. Tréo ngoe là ngôi chợ này mang tên
người đàn ông nhưng người họp chợ lại đa số là đàn bà.
Người dân Nam bộ có câu vè: “Chợ không đàn bà là chợ Cầu Ông Lãnh”. Tréo ngoe là ngôi chợ này mang tên người đàn ông nhưng người họp chợ lại đa số là đàn bà.
Chợ Thái Bình ngày nay xây dựng trên khu đất chợ trời đầu tiên ở Sài Gòn - Ảnh: Quỳnh Trân
|
Chợ Cầu Ông Lãnh vốn nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM,
được xây cất năm 1929. Chợ chuyên bán những loại trái cây tươi như cam,
bưởi, quýt, dừa, dưa hấu, ổi, xoài và các thứ rau sống. Hàng được các
ghe thuyền từ lục tỉnh chở lên đổ cho các chủ vựa ở chợ.
Chủ vựa bán sỉ hàng lại cho dân buôn bán ở các chợ nhỏ trong phố về
bán lại. Chợ họp suốt ngày đêm nhưng từ nửa đêm tới sáng là đông và
nhộn nhịp nhất. Cạnh chợ Cầu Ông Lãnh còn có một ngôi chợ nhỏ gọi là chợ
Cầu Muối, chuyên bán cá tươi, tôm, cua… cũng do các ghe chài mang lên.
Tuy nhiên, người ta vẫn hay gọi chung khu này là chợ Cầu Ông Lãnh, vì
hai ngôi chợ sát nhau, cùng gần một nơi có cây cầu mang tên Ông Lãnh.
Lý do có cái tên này vì nơi đây có con rạch (nói là rạch chứ khi
trước ghe thuyền đi lại ra cửa sông lớn rất rộng). Từ cuối đường Nguyễn
Thái Học khi muốn qua bến Vân Đồn, khu Khánh Hội, Q.4, người ta phải
dùng ghe mới sang được. Lúc đó có một ông Lãnh hảo ý đã bỏ tiền ra làm
một cây cầu gỗ để dân chúng đi lại cho thuận tiện. Sau này, đến năm
1929, người Pháp cho xây dựng lại cây cầu bằng xi măng dài 120 m, do một
hãng làm cầu của Pháp thiết kế. Đến nay, cây cầu đã gần một thế kỷ nên
bị hư hỏng và đã được xây dựng lại.
Nhiều người thắc mắc: Ông lãnh ở đây là ông lãnh binh hay lãnh sự?
Vì ở gần rạch này phía Chợ Lớn cũng có dinh của một viên lãnh sự VN là
ông Nguyễn Thành Ý ở. Phải chăng cây cầu được dựng lên do một nhân vật
tên tuổi tại địa phương nên người ta gọi là Cầu Ông Lãnh? Hay ông lãnh
sự Thành Ý lúc đó cũng có hảo tâm đã góp tiền dựng nên cầu này cho dân
chúng đi?
Cuối cùng, giả thuyết thứ hai nói tiền xây dựng cây cầu này là do
một lãnh binh bỏ tiền ra nên người địa phương nhớ công ơn đặt cho tên
cầu là cầu “Ông Lãnh” là thuyết phục hơn cả. Nhưng tên thật của “Cầu Ông
Lãnh” này là gì thì không có sách báo nào từ xưa tới nay ghi lại. Người
viết bài này phải tìm tới đình Nhơn Hòa, Q.1 thăm hỏi thì vị trụ trì
cao niên ở đây cho biết: “Đình Nhơn Hòa đã được xây dựng hơn 150 năm,
vào khoảng thế kỷ 19 và đã được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1852).
Đình được xây dựng theo lối kiến trúc xưa, có chính diện, võ ca, nhà túc
mang sắc thái của một ngôi đình làng cổ đang thờ ba vị thần: Thành
hoàng bổn cảnh (thần làng), thần Trần Triều hiển thánh, tức Linh vị đức
Trần Hưng Đạo và thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (một vị tướng của triều
Nguyễn, trấn giữ đồn Thủ Thiêm - Cây Mai, chống lại quân Pháp khi chúng
tấn công thành Gia Định)... Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký có viết:
“Chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh gần đó cho bắc qua, chắc là ông lãnh Binh
Thăng này chứ không phải ai khác”.
Vậy, ông lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng có lẽ chính là nhân vật đã
được người dân đặt tên cho cây cầu cùng ngôi chợ cũ nổi tiếng và được
thờ trang trọng ở đình Nhơn Hòa để ghi ơn. Hiện nay tên ông Lãnh Binh
Thăng còn được đặt cho một con đường ở Q.11, TP.HCM.
Ngôi chợ trời đầu tiên tại Sài Gòn
Người Việt ta vốn dễ dãi khi đặt tên, từ tên nhân vật thành tên địa
phương như một ngã ba ở khu Chí Hòa, có một ông tên là Tạ. Ông này làm
nghề bốc thuốc, hiệu thuốc của ông đặt ở ngã ba nên mấy chục năm qua,
tên ngã ba Ông Tạ được nhiều người biết đến dù trong giấy tờ hành chính
không ghi. Địa danh Gò Vấp cũng vậy. Từ gần một thế kỷ qua, ở khu vực
này có một cái gò nhiều cây vắp lớn, một loại danh mộc nên người địa
phương kêu là Gò Vắp, đọc trại lâu ngày trở thành Gò Vấp. Cứ như thế,
nhiều địa danh Sài Gòn xưa được dân gian hóa, như tên các ngôi chợ trời
dưới đây.
Nếu miền Bắc có chợ trời đầu tiên ở núi Sài Sơn, tỉnh Sơn Tây, thì
miền Nam cũng có chợ đầu tiên ở đất Bến Nghé. Ngôi chợ này người dân
quen gọi là chợ Chồm hổm hay chợ Lộ thiên, nằm trên một bãi đất trống
gần dinh thành Ô-ma của Pháp. Ngày xưa chợ này họp vào buổi sáng, người
cắp bửng, thúng, rau, thịt, hoa quả tới bán và không dựng quán, tủ, sập.
Người mua kẻ bán cũng chỉ là những người dân địa phương và có tên gọi
rất lạ: chợ “Cây da thằng mọi”. Trong tập Cổ Gia Định vịnh có ghi rõ:
“Cây da thằng mọi, coi bán đủ thuốc xiêm cau mứt. Cái cầu Cao Miên thấy
làm nguyên cột vắp ván chai”.
Xin đừng vội suy đoán nơi đây có người mọi làm nên ngôi chợ hay một
người mọi coi chợ. Mọi là danh từ người Tây phương gọi những dân tộc ít
người ở miền núi. Nguyên do là chỗ chợ có một cây đa to lớn, tán lá sum
suê, và ở chợ này có bán một thứ đồ dùng trong nhà mà ở chợ khác không
có là một loại đèn thắp bằng dầu đậu phộng hoặc dầu dừa, làm bằng đất
nung. Kiểu đèn nắn hình một người hai chân quỳ và hai tay chắp lại, trên
đỉnh đầu thì đội thếp dầu (lúc đó người ta cứ gọi chung là người mọi).
Ngôi chợ trời đầu tiên “Cây da thằng mọi” sau này được xây dựng lại
và có tên mới, rất ý nghĩa là chợ Thái Bình (nằm góc Nguyễn Trãi - Cống
Quỳnh, Q.1, TP.HCM).
Khám phá đường cống 150 năm tuổi, cổ nhất Sài Gòn
Tại TP.HCM và Hà Nội có khoảng 200 km
cống vòm dưới lòng đất có độ tuổi hơn 100 năm, được xây dựng từ thời
Pháp thuộc. Trong đó, hệ thống cống vòm tại TP.HCM được xem là cổ nhất,
gần 150 năm tuổi, có chiều dài khoảng 100 km, được người Pháp xây vào
năm 1870.
(TNO) Tại TP.HCM và Hà Nội có khoảng 200 km cống vòm dưới lòng đất có độ tuổi hơn 100 năm, được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong đó, hệ thống cống vòm tại TP.HCM được xem là cổ nhất, gần 150 năm tuổi, có chiều dài khoảng 100 km, được người Pháp xây vào năm 1870
10 giờ sáng ngày 10.6, chúng tôi khám phá hệ thống cống vòm cổ nhất Sài Gòn, nằm dưới lòng đường Đồng Khởi và Nguyễn Du (Q.1).
Khi vừa đặt chân xuống miệng cống vòm tại góc ngã tư Nguyễn Du – Đồng Khởi, khí metan nồng nặc sộc vào mũi. Theo lời của các công nhân thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, người có sức khỏe yếu nếu hít phải loại khí này có thể ngất xỉu, thậm chí là tử vong.
Tại
TP.HCM có khoảng 932 km cống cũ, trong đó có gần 100 km cống vòm, tập
trung nhiều nhất tại Q.1, 3, 5 và Q.6. Đường cống vòm đoạn lớn nhất có
đường kính gần 2 mét rưỡi, cao gần 2 m; nhỏ nhất có đường kính và chiều
cao vào khoảng 0,5 m.
Riêng đường cống vòm dưới lòng đường Đồng Khởi, Nguyễn Du... có đường kính khoảng 1 m, cao khoảng 1,5 m. Mực nước dưới cống khoảng từ 5-10 cm, nơi sâu nhất khoảng 20cm.
Đường cống từ nhà thờ Đức Bà, dọc đường Đồng Khởi đến ngã tư Lê Thánh Tôn – Đồng Khởi có chiều dài khoảng 100m. Sát 2 mép đáy cống loang lổ, có chỗ bị nước khoét sâu vào hai bên. Bề mặt phía trong đường cống được gia cố bằng một lớp xi- măng.
Bên trong hệ thống cống vòm này có 2 loại sinh vật phổ biến, là: dán và
cá. Nếu dán bám trụ ở bề mặt đường cống, các hóc thì dưới nước có khá
nhiều cá trê.
Hệ thống cống vòm này cách mặt đường khoảng 3m, nếu áp tai vào thành cống có thể nghe tiếng động của xe cộ đang lưu thông. Hệ thống cống này đang là con đường thoát nước chính của khu vực.
Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn
Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng.
Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân
Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc
Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với
nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã
đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.
Chợ cầu ông Lãnh xưa. Ảnh: Panoramio.
|
Học giả Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho
rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ
tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu
chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở
Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa
thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở
khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các
bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.
Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận
đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm
thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho
địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục
chống Pháp.
Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê
nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình
Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên
ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại
quận 11.
Ảnh đầu tiên về cầu Ông Lãnh do Raymond Cauchetier chụp năm 1955. Ảnh bên phải chụp cầu khi kênh Tàu Hủ, Đại lộ Đông Tây chưa được xây dựng. Ảnh dưới là cầu Ông Lãnh hiện nay.
|
Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định
"chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh
Binh Thăng này, chớ không phải ai khác". Cây cầu này đầu tiên (nối đại
lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu
mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).
Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông
Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu
Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán
tạp hóa.
Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển
lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó,
tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến
mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ
nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).
Trong các chợ do vợ của ông Lãnh quản lý, Bà Chiểu là một trong những
ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây
lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh. Năm
1987, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh
doanh khoảng 40 mặt hàng.
Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện
thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ
thần được thờ bên ao thiên nhiên".
Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài Gòn
là Bà Điểm. Chợ thuộc xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu
nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Ký, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng
nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại
vùng.
Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành
Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân Bình). Tuy
đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dã "Bà Quẹo".
Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An...
Chợ Bà Chiểu năm 1968 và hiện nay. Ảnh: Panoramio.
|
Tuy nhiên trong cuốn "Sài Gòn năm
xưa", học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho "Ông
Lãnh" và "Bà Chiểu", Bà Điểm", "Bà Hom", "Bà Hạt", "Bà Quẹo" là vợ
chồng.
Bởi theo ông, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn
bán tại các chợ này, sau lấy tên đặt cho chợ. Giống như chợ Bà Hoa ở khu
ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), do người đàn bà tên Hoa đã hiến đất
xây chợ và là người đầu tiên buôn bán nên người ta lấy tên bà đặt cho
ngôi chợ.
Lý giải về Bà Hom, có sách chép rằng do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch thành. Còn
tên Bà Quẹo cũng đọc chệch từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo vì khu này có một
khúc quẹo rất rõ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như Cống
Quẹo ở xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ.
Ở Sài Gòn, còn nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận Bình
Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn
Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong
Gia Định thành thông chí viết rằng, "do có chồng là thư ký mỗ, nên người
đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện
việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè".
Ngoài ra, thành phố còn nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm...
Sơn Hòa
Lăng Cha Cả 45 năm trước
Lăng Cha Cả được nhiếp ảnh gia người Mỹ Frederick P Fellers ghi lại năm 1970.
Toàn cảnh Lăng Cha Cả do nhiếp ảnh gia người Mỹ Frederick P Fellers chụp năm 1970.
|
Tuy là người Pháp nhưng lăng mộ Bá Đa Lộc mang kiến trúc Việt với mái ngói. Trụ lăng làm bằng gỗ quý.
|
Tấm bia ghi công trạng của giám mục Bá Đa Lộc đặt trước lăng.
|
Bàn thờ chính với phù điêu hình huy hiệu giám mục của Bá Đa Lộc.
|
Trong lăng có người ngày đêm canh giữ, hương khói.
|
Hành lang khu lăng mộ.
|
Bên trên mộ của Bá Đa Lộc, di cốt sau khi giải tỏa lăng được đưa về Pháp năm 1983.
|
Ảnh: Frederick P Fellers
Nhận xét
Đăng nhận xét