BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 160/18 (Giucốp)

-Dùng mưu hèn, kế bẩn, dùng những thủ đoạn hèn hạ nhằm tranh đoạt và giữ gìn danh lợi đời nào cũng có. Đó là thứ dơ bẩn và thối tha bậc nhất của tâm hồn con người!

-Hầu hết các tướng giỏi (Giáp, Giucốp,...), sau khi thắng trận đều vướng phải cái vạ này.

-Lão Tử nói: "Công thành thì thân thoái. Đó là đạo Trời"!

-Vậy, trước khi muốn làm anh hùng mà duy trì được sự nghiệp lâu dài, phải thấm thía điển tích sau đây.

-Điểu tận cung tàng:


"Điểu tận cung tàng" nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta vác cung đi một nơi mà không dùng đến nữa. Nguyên câu Hán văn: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong". Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết".
Nguyên đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại. Thế cùng lực tận và bị bao vây bức bách quá, định xin hàng. Phù Sai biết có hai bề tôi có uy quyền của Việt Vương Câu Tiễn là Tướng Quốc Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng, nên viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:
"Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại Phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này".
Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai tự tử.
Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn Đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên xin từ quan trí sĩ.
Nhưng trước khi bỏ nước đi du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gởi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói: "Vua Ngô có nói: "Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn". Ngài không nhớ hay sao! Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chớ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ".
Văn Chủng xem thư phàn nàn Phạm Lãi, cho họ Phạm xử như thế là khí quá!
Quả thực như lời Phạm Lãi nói. Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh dể công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì sao trị nổi, nên muốn trừ đi.
Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bịnh Văn Chủng, bảo:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?
Văn Chủng đáp:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!
Câu Tiễn nói:
- Xin nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?
Nói xong, lên xe đi về, bỏ thanh kiếm đeo tại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than: "Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!"
Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.
Lời nói: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong" được nhiều người về sau nhắc lại.
Đời Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Hàn Tín,người đất Hoài Âm phò Hán Lưu Bang, có tài cầm quân nên diệt Triệu, phá Ngụy, thắng Sở, làm cho Sở Bá Vương Hạng Võ phải bức tử ở Ô Giang. Hán Lưu Bang thấy tài của Hàn Tín quán thế thiên hạ và Tín có ý cậy công nên nghi Tín làm phản, lòng toan mưu mẹo chờ dịp giết Tín.
Khoái Triệt là tướng tâm phúc của Hàn Tín có khuyên: "Tôi lo thầm cho túc hạ, vì thấy túc hạ chắc rằng Hán Vương chẳng hại thì là lầm lắm: Hễ thú rừng hết thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo cho xa mới được. Vả lại, dõng lược mà rúng chúa, thì mình khốn, công trùm thiên hạ lại chẳng được thưởng. Nay túc hạ mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng thưởng mà muốn cho được an thân sao?"
Hàn Tín cho là phải nhưng không nghe theo để đề phòng. Sau Hàn Tín bị vua lừa bắt tại Vân Mộng, kết án mưu phản, toan đem xử tử. Hàn Tín thở dài, than:
- Chim rừng hết thì cung ná quăng, chồn thỏ hết thì chó săn chết, nước giặc phá thì mưu thần mất, nay thiên hạ định thì tôi phải chết.
May nhờ trung thần là Đại Phu Điền Khẳn can gián nhà vua nên Tín được tha, nhưng bị tước hết binh quyền. Tuy vậy, cuối cùng, Tín bị vợ của Hán Vương là Lữ Hậu tên Lữ Trỉ âm mưu dụ bắt Hàn Tín và xử tử tại Vị Ương Cung.
Người đời sau có làm hai bài thơ tứ tuyệt tiếc Hàn Tín. Trong đó có những câu:


Mươi năm chinh chiến công lao nặng,
Một phút phủi rồi uổng xiết chi.
Và:
Chim hết ná quăng đà chẳng biết,
Hoài âm sao chẳng sớm lo âu.
Ở nước Việt Nam đời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long Nguyễn Ánh sau khi thống nhất đất nước lại có ý nghi kỵ các công thần có tài cán lật đổ ngai vàng của mình, nên tìm dịp để giết hại. Nguyễn Văn Thành có tài thao lược đã theo phò Gia Long từ lúc còn nhỏ, lận đận lao đao với nhà vua, cũng như Đặng Trần Thường có tài văn học, trốn Tây Sơn vào Gia Định giúp vua, thế mà cả hai ông đều bị xử tử vì những lỗi tầm thường.
Tương truyền Đặng Trần Thường khi còn bị giam trong ngục, có làm bài "Hàn Vương tôn phú" bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán.
Sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim, soạn giả quyển "Việt Nam sử lược", chép về đoạn này có viết: "...chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa".
Ngày xưa, phần đông nhà vua nào cũng thế, chớ riêng gì vua Gia Long. Ngày nay cũng vậy thôi, mới có câu thành ngữ: "Được chim bẻ ná, được cá quăng nơm" để chỉ sự phản bội của nhà vua mà cũng là sự phản bội của những người đối với kẻ giúp mình được lập nên thân thế, địa vị. 

Biết đủ, biết dừng hay sự khác nhau giữa Phạm Lãi và Văn Chủng

Thứ sáu - 18/11/2016 04:50


Văn Chủng và Phạm Lãi là hai mưu sĩ đại tài của Việt Vương Câu Tiễn, giúp Việt Vương làm nên sự nghiệp phục quốc vĩ đại. Tuy nhiên kết cục số phận của 2 người họ lại hoàn toàn khác nhau.


Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu. (Ảnh minh họa)
Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu. (Ảnh minh họa)



Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trải qua mấy năm cố gắng, khiến thực lực nước Việt(*) trở nên hùng mạnh, nhà vua vô cùng mừng rỡ, thường cùng hai vị đại thần Phạm Lãi và Văn Chủng thương nghị việc thảo phạt nước Ngô.

Bấy giờ, Ngô Vương Phù Sai do được làm bá chủ, nên tỏ ra vô cùng kiêu ngạo và đam mê hưởng lạc, Câu Tiễn vẫn thường xuyên cử người sang tiến cống và bày tỏ lòng trung thành đối với nước Ngô. Lão thần Ngũ Tử Tư thấy vậy mới trách vua Ngô rằng: “Đại vương năm xưa lẽ ra không nên thả Câu Tiễn về nước, Thần nghe nói Câu Tiễn sống cuộc đời nếm mật nằm gai, đang mài sắc ý chí, chúng ta không thể lơ là về điều này “. Nhưng Phù Sai nào chịu nghe theo.

Văn Chủng được biết Phù Sai ham mê tửu sắc, bèn khuyên Câu Tiễn hãy tuyển chọn mỹ nữ trong nước đem dâng cho Phù Sai, sau tìm được một mỹ nữ tên là Tây Thi, bèn lệnh cho Phạm Lãi đưa sang nước Ngô. Phu Sai thấy Tây Thi đẹp như hằng nga giáng trần thì mê mẩn tâm thần, rồi từ đó càng thêm lơ là việc nước.

Hai năm sau, nước Ngô đánh bại được nước Tề, Phù Sai càng thêm hý hửng, quan lại các cấp đều đến chúc mừng, duy chỉ có Ngũ Tử Tư thì nói rằng: “Việc đánh bại nước Tề đã thấm vào đâu, nước Việt mới là nguồn gốc gây ra tai họa, chỉ có diệt xong nước Việt, thì mới trừ được hậu họa”. Ngô vương Phù Sai nghe vậy cảm thấy rất cụt hứng.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg

Ít lâu sau, Phù Sai cử Ngũ Tử Tư đi sứ nước Tề, Ngũ Tử Tư cảm thấy việc vua Ngô mất nước đã gần trong gang tấc, nên đã gửi con cho một vị đại thần nước Tề nuôi hộ, đổi họ Vương Tôn Thị. Bá Tích biết được bèn đem mách với Phù Sai và đơm đặt Ngũ Tử Tư. Sau khi Ngũ Tử Tư về nước, Phù Sai bèn lập tức cử người đem một thanh kiếm sang bức Ngũ Tử Tư phải tự sát, Ngũ Tử Tư không biết nói sao mới dặn lại các tùy tùng rằng: “Ngày tận số của nước Ngô chẳng còn bao xa nữa, hãy khoét con ngươi ta đem treo ở trên cửa đông thành Cô Tô, ta muốn nhìn xem quân nước Việt tiến vào ra sao”.

Sau khi Ngũ Tử Tư mất, Bá Tích lên làm thừa tướng. Năm 482 trước công nguyên, Việt vương Câu Tiễn nhân lúc Ngô vương Phù Sai sang Hoàng Trì họp bang hội với các nước, bèn thống lĩnh 50 nghìn đại quân tiến đánh nước Ngô, chỉ trong ba ngày đã chiếm lĩnh được đô thành Cô Tô. Phù Sai được tin, liền vội vàng dẫn quân về nước rồi cử người sang cầu hòa với nước Việt, Câu Tiễn thấy nước Ngô bấy giờ còn khá mạnh, chưa thể nào diệt được nước Ngô, liền đồng ý lời cầu hòa rồi rút quân về nước.

Bốn năm sau, Câu Tiễn lại dấy binh tiến đánh nước Ngô, quân Ngô bị thất bại thảm hại, Bá Tích là người đầu tiên mở cửa thành ra đầu hàng, còn Phù Sai lấy vải che mặt rồi tự sát, nghe nói là không có mặt mũi nào để nhìn Ngũ Tử Tư.

Việt vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trả thù được nước Ngô, trong khi phong thưởng các đại thần thì chẳng thấy Phạm Lãi đâu. Thì ra Phạm Lãi đã đem theo nàng Tây Thi lên thuyền qua Thái Hồ trốn sang nước khác, ông còn để lại một câu trung ngôn cho Văn Chủng rằng:“Phi điểu tận, lương cung tàng, giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh”. Có nghĩa là: Chim bắn hết rồi thì cất cung, thỏ chết hết rồi thì tất mổ chó để nấu. Đây có ý khuyên Văn Chủng nên sớm lui về sống ẩn cư.

Nhưng Văn Chủng cậy mình có công, sẽ được phong quan tiến chức, nào ngờ Cẫu Tiễn đã cử người đưa cho ông một thanh kiếm, Văn Chủng nhìn kỹ thì chính là thanh kiến mà Ngũ Tử Tư tự vẫn năm xưa, bấy giờ mới hối hận mình đã không nghe lời khuyên của Phạm Lãi, đành ngửa mặt lên trời than rồi tự vẫn. Còn Phạm Lãi đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có, mà người thiên hạ gọi là Đào Chu Công, được thương nhân đời sau tôn thời là thần bảo hộ.




Phạm Lãi biết đủ biết dừng, đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có. (Ảnh minh họa)



Người xưa có câu: “Tri túc, tri chỉ” , ý rằng biết đủ, biết dừng. Đó là hai cái biết khó nhất trên đời này. Chức tước biết thế nào là đủ để dừng lại, của cải biết thế nào là đủ để dừng lại.

Về mưu lược Phạm Lãi và Văn Chủng tài ngang nhau. Nhưng Phạm Lãi hơn Văn Chủng ở chỗ biết đủ biết dừng. Từng theo Câu Tiễn sang nước Ngô làm nô lệ cho Phù Sai bị đối xử như thú vật, cắn răng chịu đựng để đợi ngày báo thù. Và nước Việt đã đánh bại nước Ngô, mối quốc nhục đã được rửa, chí nam nhi thế là đủ rồi. Hai mươi năm rèn quân phục quốc, Phạm Lãi là quân sư của vua nước Việt, về chức tước thế cũng là đủ rồi. Và ở đời khi biết đủ thì phải biết dừng lại.

(sưu tầm)

(*)Ghi chú: nước Việt là một Vương quốc cuối thời Xuân Thu (722 - 481 TCN ) trong lịch sử Trung Quốc. Vị trí ở khoảng  vùng Thượng Hải, bắc tỉnh Chiết Giang và nam tỉnh Giang Tô – Trung Quốc ngày nay.

----------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trực Tiếp Trận Đánh Để Đời Đại Chiến Liên Xô Phát Xít Đức

                      Hồi Ký, Tuỳ Bút
                  NHỚ LẠI VÀ SUY NGHĨ
                                                                                    Zhukov


Chương 16
NHỮNG TRẬN ĐÁNH NHẰM GIẢI PHÓNG U-CRAI-NA

HỒI tháng 8-1943, lúc bấy giờ tôi chưa trở về Mát-xcơ-va, trong khi các Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ và Xtép đang phản công, quyền Tổng tham mưu trưởng A-lếch-xây In-nô-ken-ti-ê-vích An-tô-nốp đã hai lần đáp máy bay đến công tác ở chỗ chúng tôi. Đồng chí đã truyền đạt những điểm sửa đổi của Tổng tư lệnh tối cao trong kế hoạch thực hiện các chiến dịch năm 1943, và dự kiến của Bộ Tổng tham mưu về chiến cục thu đông.A-lếch-xây In-nô-ken-ti-ê-vích là một nhà quân sự học nhiều, hiểu rộng và có sức cảm hóa rất lớn. Đồng chí trình bày dự kiến chiến dịch - chiến lược của Bộ Tổng tham mưu nghe rất thú vị. Đồng chí đã phân tích tình hình của quân Đức sau khi bị đánh bại ở vòng cung Cuốc-xcơ một cách rành mạch và thuyết phục.Theo ý kiến của Bộ Tổng tham mưu thì bộ chỉ huy của quân Đức đã thêm một lực lượng nữa để tiếp tục chiến tranh với Liên Xô, trong khi đó Anh và Mỹ, theo như các tài liệu và tin tức thì vẫn chưa định mở những trận tiến công rộng lớn ở châu Âu. Tuy quân đội của họ đổ bộ lên miền nam nước Ý (lên đảo Xi-xi-lơ) nhưng điều đó không làm cho bọn Hít-le phải thay đổi cách bố trí lực lượng ở các hướng chiến lược, mặc dù, tất nhiên là chúng cũng có tỏ ra lo lắng.Bộ Tổng tham mưu và cả Tổng tư lệnh tối cao đã nhất trí là Đức không đủ khả năng mở một cuộc tiến công lớn nào ở mặt trận phía đông nữa. Song quân địch có đủ lực lượng và phương tiện vật chất để phòng ngự tích cực. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, trong các trận đánh ở vùng Bô-gô-đu-khốp, A-khơ-tưa-ca và Pôn-ta-va quân Đức đã phản kích lại chúng ta khá mạnh và đã đạt được những kết quả tạm thời.
3°GTK.jpgTăng T-34/85 của Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 (Liên Xô) tiến về giải phóng Minsk.
 
Tôi hoàn toàn tán thành những kết luận của A.I. An-tô-nốp và cũng cho rằng bộ tổng chỉ huy Đức sẽ bắt buộc quân đội chúng phải phòng ngự quyết liệt để giữ cho được Đôn-bát và Tả ngạn U-crai-na.Theo các dự án chỉ thị mà Bộ Tổng tham mưu đưa ra và đã có gửi từng phần tới các phương diện quân, thì quân ta sẽ triển khai tiến công trên tất cả các mặt trận hướng tây và tây nam để tiến ra các ranh giới phía đông Bê-lô-ru-xi và tới sông Đơ-nép, ở đấy ta sẽ chiếm lấy các bàn đạp để bảo đảm các chiến dịch nhằm giải phóng Hữu ngạn U-crai-na.Qua báo cáo của A.I. An-tô-nốp, tôi hiểu rằng Tổng tư lệnh tối cao kiên quyết đòi hỏi cấp tốc triển khai tiến công để không cho quân địch kịp tổ chức phòng ngự trên các ngả đường đến Đơ-nép.Tôi tán thành chỉ thị đó, song không đồng ý về cách thức tiến hành các chiến dịch tiến công của ta là, trong các chiến dịch này, các phương diện quân từ Vê-li-ki-ê Lu-ki cho đến Biển Đen đều chỉ triển khai các đòn đánh vỗ mặt mà thôi.Bởi lẽ ta có khả năng (sau khi bố trí lại một phần nào lực lượng) mở những chiến dịch chia cắt và bao vây một số lớn quân địch, như thế làm cho việc chiến đấu sau này sẽ được dễ dàng hơn. Cụ thể, tôi muốn nói là ta có thể đánh thật mạnh từ vùng Khác-cốp - I-đi-um theo một hướng chung về phía Đơ-ne-prô-pê-tơ-rốp-xcơ và Da-pô-rô-giê để chia cắt cụm quân địch ở phía nam Đôn-bát. A.I. An-tô-nốp bảo tôi là cá nhân đồng chí tán thành ý kiến đó, nhưng Tổng tư lệnh tối cao bắt phải nhanh chóng quét hết quân địch bằng những trận tiến công vào chính diện.Trước khi A.I. An-tô-nốp lên máy bay về Mát-xcơ-va, tôi nhắc đồng chí thêm một lần nữa báo cáo ý kiến của tôi lên Tổng tư lệnh tối cao và chuyển đề nghị của các phương diện quân xin bổ sung xe tăng và người đã được huấn luyện cho các đơn vị xe tăng, bởi vì sau những trận đánh ác liệt, quân số các đơn vị này bị thiếu hụt nhiều.Mấy ngày sau, I.V. Xta-lin gọi điện thoại cho tôi nói rằng, Người đã ra lệnh bổ sung xe tăng và quân số cho N.Ph. Va-tu-tin và I.X. Cô-nép. Sau đó Người nói không tán thành quan điểm cho Phương diện quân Tây nam đánh từ I-đi-um-ra-đa-pô-rô-giê, bởi vì như thế đòi hỏi khá nhiều thời gian.Tôi không tranh luận ngay, vì tôi biết rằng nói chung là lúc đó, do nhiều nguyên nhân, Tổng tư lệnh tối cao chưa tin vào lợi ích của việc mở những chiến dịch bao vây quân địch.Cuối cùng Tổng tư lệnh tối cao yêu cầu các phương diện quân phải nhanh chóng tiến về Đơ-nép.Thế là, ngày 25-8 như tôi đã nói, tôi trở về Đại bản doanh. Tổng tư lệnh tối cao vừa họp xong với các ủy viên Hội đồng quốc phòng để nghe báo cáo về kế hoạch sản xuất máy bay và xe tăng trong 6 tháng cuối năm 1943.Vào thời gian này, nhờ có những cố gắng to lớn của Đảng và nhân dân, nền kinh tế của chúng ta, một nền kinh tế chiến tranh, đã có thể cung cấp cho tiền tuyến dù mọi thứ cần thiết. Việc phát triển nhanh chóng “Ba-cu thứ hai”, chủ nghĩa anh hùng trong lao động của công nhân luyện kim ở các nhà máy liên hợp Cu-dơ-nét, Ma-nhi-tô-goóc-xcơ, việc xây dựng cấp tốc các lò cao, các nhà máy điện, các hầm mỏ trong các vùng giải phóng, việc phát triển ngành luyện kim màu và đen ở U-ran, Xi-bê-ri, Ca-dắc-xtan, việc áp dụng phương pháp dây chuyền trong các nhà máy quốc phòng, sự lao động sáng tạo to lớn trong việc cải tiến kỹ thuật thời chiến và quy trình sản xuất - tất cả những cái đó đã tạo nên những khả năng mới để đánh bại quân thù.Năm 1943, đã sản xuất được 35.000 máy bay chiến đấu loại tốt, 24.000 xe tăng và pháo tự hành. Đó chính là điểm chúng ta đã vượt hẳn Đức về mặt số lượng cũng như chất lượng. Bộ chỉ huy của Hít-le đã đặc biệt căn dặn quân đội của chúng phải tránh những trận đánh gặp địch với xe tăng hạng nặng của chúng ta...Sau khi hỏi về tình hình các Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ và Xtép, Tổng tư lệnh tối cao hỏi tôi đã nhận được chỉ thị tiếp tục tiến công về Đơ-nép chưa, và các phương diện quân nhận định khả năng của mình như thế nào. Tôi báo cáo là lực lượng của các phương diện quân bị tổn thất nặng, cần phải tăng cường quân số và kỹ thuật chiến đấu, đặc biệt là xe tăng. - Được, - I.V. Xta-lin nói, - vấn đề đó chúng ta sẽ bàn sau, bây giờ chúng ta hãy nghe đồng chí An-tô-nốp báo cáo về tình hình tiến công của các hướng khác.A-lếch-xây In-nô-ken-ti-ê-vích đặt lên bàn những bản đồ các hướng chiến lược phía tây và tây nam, đó vẫn là những bản đồ do cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu lập rất chính xác. Phải nói là bản đồ vẽ rất rõ ràng, nó giúp cho việc nhận ra tình hình và hạ quyết tâm rất tốt. A-lếeh-xây In-nô-ken-ti-ê-vích báo cáo tình hình địch. Rõ ràng là quân địch đang tìm mọi cách để chặn cuộc tiến công đã khởi đầu của các phương diện quân Ca-li-nin, miền Tây, Bri-an-xcơ và Tây-nam. Theo các tài liệu thì quân địch đã bố phòng trên tuyến sông Nác-va - Pơ-xcốp - Vi-tép-xcơ - Oóc-sa - sông Xô-giơ - sông Đơ-nép - sông Mô-lốt-nai-a. Bọn Hít-le ra sức tuyên truyền cho tuyến phòng thủ này, gọi nó là “bức tranh phía đông”, và “Hồng quân sẽ bị đập vào đó mà tan vỡ”.Báo cáo về diễn biến của chiến dịch tiến công được gọi là chiến dịch Xmô-len-xcơ của Phương diện quân miền Tây và cánh trái của Phương diện quân Ca-li-nin, A-lếeh-xây In-nô-ken-ti-ê-vích cho biết quân ta ở đây gặp những khó khăn rất lớn. Một mặt, địa thế rừng và đầm lầy rất hiểm hóc, mặt khác quân địch có thêm những đơn vị tiếp viện rút từ vùng Bri-an-xcơ đến chống cự rất kịch liệt.- Các đội du kích làm nhiệm vụ gì? I.V. Xta-lin hỏi. A.I. An-tô-nốp báo cáo: - Chủ yếu là phá đường xe lửa ở các đoạn Pô-lốt-xcơ-đvin-xcơ, Mô-ghi-lép - Giơ-lô-bin, Mô-ghi-lép - Cri-chép.- Tình hình Phương diện quân Tây-nam như thế nào? - Bộ đội của Phương diện quân Tây-nam đã mở cuộc tiến công ở giữa mặt trận nhưng không có kết quả. Tình hình ở các vùng thuộc cánh trái phương diện quân có khá hơn, ở đấy có tập đoàn quân cận vệ 3 của tướng Đ.Đ. Lê-liu-sen-cô.
 
Nguyên soái A.M. Vasilevsky (thứ 2 từ trái) và Ðại tướng I.D. Chernyakhovsky (thứ 3 từ trái) thẩm vấn tướng Alfons Hitter (thứ nhất từ phải) và tướng Friedrich Gollwitzer (thứ 2).
 
Giờ đây tôi không còn nhớ hết các chi tiết của cuộc họp đó, nhưng chủ yếu là Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh phải dùng mọi biện pháp để ngay lập tức chiếm lấy Đơ-nép và sông Mô-lốt-nai-a, làm cho quân địch không kịp biến Đôn-bát và Tả ngạn U-crai-na thành một khu vực trắng.Đó là một yêu cầu rất đúng, bởi vì trong khi rút lui, bọn Hít-le đã đốt phá dã man những gì quí giá. Chúng đã phá sập những nhà máy, biến các thành phố và làng mạc thành những đống gạch vụn hoang tàn, tiêu hủy các nhà máy điện, các lò cao và lò mạc-tanh, đốt phá các trường học, bệnh viện. Hàng nghìn trẻ em, đàn bà, cụ già đã bị giết hại. Sau khi chỉ thị những điều cần thiết cho A.I. An-tô-nốp, I.V. Xta-lin giao cho tôi cùng với Ya.N. Phê-đô-ren-cô và N.D. Ya-cốp-lép nghiên cứu xem có thể phân phối những gì cho các Phương diện quân Vô-rô-ne-giô và Xtép. Nhận thức được tầm quan trọng của những nhiệm vụ giao cho các phương diện quân, liền tối hôm đó tôi báo lên Tổng tư lệnh tối cao về số người, xe tăng, pháo và đạn cần phải chuyển ngay ra mặt trận.Tổng tư lệnh tối cao duyệt rất kĩ bản thống kê lực lượng của mình và những đề nghị của tôi cho mặt trận. Sau đó như thường lệ, Người cầm bút chì xanh, rút bớt các thứ xuống khoảng 30 – 40 %. Người bảo:- Số còn lại, Đại bản doanh sẽ cấp khi các Phương diện quân này tiến tới Đơ-nép.Ngay trong ngày hôm đó, tôi đã bay đến khu vực chiến sự của các phương diện quân. Ở đấy, đúng như chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh, ắt hẳn quân ta tiếp tục hoạt động tích cực.Sau đó ít hôm, ngày mồng 6-9 thì nhận được chỉ thị của Đại bản doanh. Các phương diện quân thuộc quyền chỉ huy của tôi nhận nhiệm vụ tiếp tục tiến công thọc ra phía trung lưu sông Đơ-nép và chiếm các bàn đạp ở đó. Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ do N.Ph. Va-tu-tin chỉ huy có nhiệm vụ đánh vào Rôm-nư - Pri-lu-ki - Ki-ép. Phương diện quân Xtép do I.X. Cô-nép chỉ huy tiến công vào hướng Pôn-ta-va - Crê-men-chúc.Chúng tôi không có khả năng để chuẩn bị thật tỉ mỉ cho cuộc tiến công về Đơ-nép. Bộ đội của cả hai phương diện quân cảm thấy khá mệt mỏi vì nhũng trận chiến đấu liên tục. Việc cung cấp vật chất kỹ thuật không được đều đặn. Nhưng tất cả mọi người, từ chiến sĩ đến nguyên soái, đều nóng lòng muốn nhanh chóng quét sạch quân thù ra khỏi đất nước mình, giải phóng cho nhân dân U-crai-na đã bị đau khổ nhiều dưới ách áp bức nặng nề của giặc. Bị thua đau ở chiến trường, chúng đang điên cuồng trả thù nhân dân không có gì tự vệ.Chúng tôi không còn nhiều thời gian để đặt kế hoạch tác chiến nữa, bởi vì lúc bấy giờ bộ đội ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khiến cho chúng tôi có thể phân tích tình hình, hạ quyết tâm và đưa ra những mệnh lệnh ngắn gọn và rõ ràng.Còn nói về các bộ tư lệnh và các bộ tham mưu các phương diện quân thì họ đã thành thạo về tổ chức và chỉ huy các chiến dịch. Làm việc với các đồng chí đó dễ lắm. Chúng tôi, đúng như ta thường nói, chưa nói hết lời đã hiểu ý nhau.Tôi vẫn giữ liên lạc với A.M. Va-xi-lép-xki lúc bấy giờ phụ trách chỉ huy hiệp đồng giữa các Phương diện quân Tây-nam và Nam. Chúng ta đã biết, quân địch tập trung ở đây một lực lượng rất mạnh để chống lại quân ta. Tuy bộ đội của ta có đông hơn một phần nào, nhưng điều đó không thể loại trừ được những khó khăn lớn tất nhiên sẽ gặp phải trong khi ta tiến công, vả lại, về số lượng xe tăng và không quân thì bên ta hầu như không chiếm được ưu thế.Cuộc tiến công của các phương diện quân do tôi phụ trách tuy đã mở màn nhưng tiến triển rất chậm.Bọn địch chống cự rất ác liệt, nhất là ở vùng Pôn-ta-va. Nhưng vào thượng tuần tháng 9, bị thua đau, chúng bắt đầu rút quân khỏi Đôn-bát và vùng Pôn-ta-va. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 của P.X. Prư-ban-cô thuộc lực lượng dự bị của Đại bản doanh được điều đến tham chiến tại trận địa của Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ, đã đem lại một bước ngoặt quyết định. Ngoài tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3, Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ còn được tăng thêm các tập đoàn quân 61 và 52. Phương diện quân Xtép có thêm các tập đoàn quân 37 và 46, và ngoài ra lại còn thêm cả tập đoàn quân cận vệ 5 của tướng A.X. Gia-đốp từ phương diện quân Vô-rô-ne-giơ chuyển sang.Không chịu đựng nổi áp lực đã được tăng cường của bộ đội ta, quân Đức bắt đầu rút về phía Đơ-nép. Các phương diện quân của ta tìm đủ mọi cách để thừa lúc quân địch rút chạy, chiếm lấy những bàn đạp trên sông Đơ-nép và bắt đầu củng cố ngay lập tức chướng ngại vật - con sông khổng lồ này.Để uy hiếp tinh thần quân địch, bao nhiêu không quân của các phương diện quân đều được đưa ra hoạt động hết. Bắt đầu truy kích địch, các binh đoàn đã thành lập những đội biệt động có nhiệm vụ thọc nhanh vào các đường hậu địch để chiếm và giữ các tuyến mà bọn địch có thể chiếm lấy để phòng ngự. Để nâng cao hơn nữa tinh thần bộ đội trong khi chiếm giữ các tuyến sông lớn, ngày mùng 9-9-1943, Đại bản doanh đã chỉ thị kê danh sách những người dẫn đầu vượt sông Đe-xna để tặng thưởng huân chương Xu-vô-rốp, còn những người dẫn đầu vượt sông Đơ-nép thì được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.Các Hội đồng quân sự, các cơ quan chính trị, các cơ quan chỉ huy mở rộng công tác giáo dục chính trị, giải thích rõ ý nghĩa phải nhanh chóng chiếm lấy bờ phía tây sông Đơ-nép và Đe-xna. Mỗi người mà chúng tôi có dịp chuyện trò về nhiệm vụ sắp tới cùng những biện pháp thực hiện nó, đều hiểu rõ tầm quan trọng cần phải chiếm lấy và nhanh chóng vượt qua con sông lớn và đặc biệt là phải giải phóng Ki-ép-thủ đô U-crai-na.Sau khi chiếm được Pôn-ta-va, ngày 23-9, Phương diện quân Xtép đã cử nhũng đơn vị tiên phong của cánh quân trái tiến về Đơ-nép.Các đơn vị cơ giới của tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và một bộ phận lực lượng của các tập đoàn quân 40 và 47 đã chiếm được một bàn đạp trên sông Đơ-nép ở vùng Vê-li-ki Bu-crin. Những đơn vị đó phải nhanh chóng mở rộng bàn đạp để đảm bảo cho chủ lực của Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ từ phía nam và tây-nam vòng qua Ki-ép tiến vào.Bộ chỉ huy quân Đức cấp tốc ném ra một cụm quân lớn gồm các quân đoàn xe tăng 24 và 48 và gần 5 sư đoàn bộ binh để chống với quân chiếm giữ bàn đạp của ta. Chúng phản kích vào các đơn vị quân ta đã vượt sông, cố bám lấy bàn đạp Bu-crin. Quá lên phía bắc Ki-ép, ở vùng Liu-te-giơ, những đơn vị thuộc tập đoàn quân của tướng N.E. Chi-bi-xốp đã vượt sông Đơ-nép trong hành tiến; các phân đội của trung đoàn bộ binh 842 thuộc sư đoàn bộ binh 240 đã vượt được sang bờ bên kia. Đặc biệt nổi bật nhất là tổ của trung sĩ P.P. Nê-phê-đốp. Vì anh dũng và gan dạ trong khi chiếm giữ bàn đạp, P.P. Nê-phê-đốp được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô còn những chiến sĩ khác trong tổ đều được thưởng huân chương. Bộ đội ta vượt sông Đơ-nép đã tỏ ra cực kì ngoan cường, gan dạ và anh dũng.Như đã thành một qui luật, quân ta vừa đến sông là vượt qua ngay, không chờ cầu phao và các phương tiện nặng, không đợi bắc cầu các đơn vị đã vượt sông Đơ-nép bằng bất cứ gì có thể được - bằng ván, bè, thuyền đánh cá, ca-nô. Vớ được bất cứ cái gì dùng được là dùng. Ở bên kia sông cũng rất gay go, những trận đánh giành bàn đạp nổ ra rất ác liệt. Vừa sang sông chưa kịp củng cố lại hàng ngũ, quân ta đã phải chiến đấu ngay với một kẻ địch đang cố sống cố chết đánh bật quân ta xuống sông...Trên chiến trường của Phương diện quân Xtép, trong khi vượt sông Đơ-nép ở các vùng Đơ-ne-prô-vô-ca-men-ki và Đô-mốt-ca-ni, các trận đánh đã diễn ra rất ác liệt và thắng lợi lớn. Tại đây đặc biệt xuất sắc nhất là các đơn vị thuộc quân đoàn bộ binh 25 của tướng G.B. Xa-phi-u-lin. Sau khi đập tan nhiều đợt tiến công của địch, các đơn vị này đã yểm hộ cho tập đoàn quân cận vệ 7 vượt sông Đơ-nép.Các đơn vị thuộc sư đoàn cận vệ 62 của đại tá I.N. Mô-sli-ắc là những đơn vị đầu tiên trong tập đoàn quân 37 của tướng M.N. Sa-rô-khin đã vượt qua sông Đơ-nép ở quá phía đông nam Crê-men-chúc.Phối hợp với cuộc tiến công mãnh liệt của bộ binh, có không quân thuộc các phương diện quân và không quân hoạt động tầm xa thuộc lực lượng dự bị của Đại bản doanh. Các đơn vị không quân này tập kích mạnh vào các sân bay, cộng sự phòng ngự và các đội dự bị của địch, đảm bảo vững vàng ưu thế trên không của quân ta. Đến cuối tháng 9, sau khi đập tan trận địa phòng ngự địch, quân ta đã vượt qua sông Đơ-nép trên khoảng rộng 750 km từ Lô-ép đến Da-pô-rô-giê và đã chiếm được hàng loạt các bàn đạp quan trọng nhất, để từ các bàn đạp đó triển khai tiếp cuộc tiến công sang hướng tây.Vì đã vượt sông Đơ-nép thắng lợi và trong chiến đấu đã tỏ ra anh hùng, gan dạ, tài tình, vì đã đập tan tổ chức phòng ngự của địch trên sông Đơ-nép, 2.500 chiến sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan và tướng lĩnh đã được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.Trong thời gian từ 12-10 đến 23-12, Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ (từ ngày 20-10, Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ đổi tên thành Phương diện quân U-crai-na 1, Phương diện quân Xtép đổi tên thành Phương diện quân U-crai-na 2) đã mở chiến dịch có ý nghĩa chiến lược ở Ki-ép.Thoạt đầu định mở mũi tiến công chính từ bàn đạp Bu-crin để đánh tan tập đoàn quân Ki-ép của địch và chiếm lấy Ki-ép. Về sau phải thay đổi kế hoạch bởi vì quân địch trước chỉ coi hướng này là hỗ trợ, nay chúng lại tập trung chủ lực của cụm quân ở Ki-ép tại đây. Mũi chủ yếu của ta phải chuyển lên quá phía bắc Ki-ép và xuất phát từ bàn đạp Liu-te-giơ, là nơi quân phát xít Đức đã rút bớt một phần lực lượng. Một kế hoạch mới nhằm giải phóng Ki-ép và mở rộng cuộc tiến công ra hướng Cô-rốt-xten - Gi-tô-mia - Pha-xtốp được trình qua Bộ Tổng tham mưu lên Tổng tư lệnh tối cao duyệt. Sau khi được Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu và trao đổi ý kiến với Phương diện quân Trung ương, kế hoạch này đã được Đại bản doanh phê chuẩn. Ngày 25-10, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 từ bàn đạp Bu-crin bắt đầu chuyển quân, tập đoàn quân này phải hành quân gần 200 km dọc theo Đơ-nép và như thế tức là hành quân dọc theo trận tuyến của địch. May mắn là thời tiết xấu nên không quân trinh sát của địch hầu như không hoạt động được trong thời gian ta hành quân.Quân đoàn pháo binh 7 dùng để đột phá cũng rời khỏi vùng Vê-li-ki Bu-crin.Quân ta dùng mọi biện pháp để ngụy trang và dùng vô tuyến điện để lừa địch. Một phần chuyển quân đến bàn đạp Liu-te-giơ được tiến hành vào ban đêm. Để thu hút sự chú ý của địch vào bàn đạp Bu-crin, ở đây quân ta vẫn hoạt động mạnh và dùng các biện pháp để đánh lạc hướng địch. Quân địch không phát hiện ra được việc chuyển quân của tập đoàn quân xe tăng và của quân đoàn pháo binh, chúng vẫn chờ đợi đòn đột kích chủ yếu của quân ta ở ngay vùng này.Đến ngày 1-11, tập đoàn quân 38, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3, quân đoàn xe tăng 5 của tướng A.G. Cráp-chen-cô, quân đoàn pháo binh 7, và một số lực lượng lớn các đơn vị pháo binh và các binh chủng khác của ta đã tập trung ở bàn đạp Liu-te-giơ.Tổng số pháo chuẩn bị cho chiến dịch này gồm gần 2.000 đại bác và súng cối, 500 “Ca-chiu-sa”. Khi sắp mở các hoạt động có tính chất quyết định thì tại hướng Ki-ép, lực lượng quân ta đã hơn hẳn quân địch. Sáng ngày 3-11, cuộc tiến công vào Ki-ép có tập đoàn quân không quân 2 phối hợp, đã nổ ra một cách bất ngờ đối với bọn phát-xít.Nhưng vẫn cần kìm quân địch ở lại vùng bàn đạp Bu-crin, do đó ngày 1-11, các tập đoàn quân 27 và 40 của phương diện quân đã chuyển sang tiến công. Bộ chỉ huy quân Đức tưởng đòn đánh này là đòn chính nên đã cấp tốc điều lực lượng bổ sung tới đây, trong số đó có sư đoàn xe tăng SS “Ra-ích” thuộc quân dự bị của thống chế Man-sten. Bên ta cũng chỉ cốt để chúng làm như thế.Song các ngày 3 và 4-11, cuộc tiến công của tập đoàn quân 38 vào Ki-ép tiến triển quá chậm. Để thúc đẩy thật mạnh quá trình chiến dịch, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 được lệnh bước vào chiến đấu. Đến sáng ngày 5-11, tập đoàn quân xe tăng cận vệ đã cắt đường Ki-ép - Gi-tô-mia, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tiến công vào Ki-ép của bộ đội ta.. Chiều tối ngày 5-11, tập đoàn quân 38 của tướng K.X. Mô-xca-len-cô đã tiến vào ngoại ô Ki-ép, và đến 4 giờ sáng ngày 6-11 thì cùng với quân đoàn xe tăng của tướng A.G. Cráp-chen-cô, chiếm lại Ki-ép.Ngay khi đó quân ta gửi điện lên Tổng tư lệnh tối cao. Trong bức điện viết: “Chúng tôi vô cùng sung sướng báo cáo rằng bộ đội Phương diện quân U-crai-na 1 đã hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm thành phố Ki-ép tuyệt vời, thủ đô U-crai-na của chúng ta. Thành phố Ki-ép đã được quét sạch hết bọn phát-xít xâm lược. Bộ đội của Phương diện quân U-crai-na 1 đang tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Các xe tăng Đức bị bắn hỏng gần Bobruysk
 
Hội đồng quân sự tập đoàn quân 38 (tư lệnh là đại tướng K.X. Mô-xca-len-cô, ủy viên Hội đồng quân sự là thiếu tướng A.A. Ê-pi-sép) đã đóng góp phần to lớn và quan trọng trong việc lập kế hoạch và tổ chức chiến dịch giải phóng Ki-ép và đánh tan cụm quân Ki-ép của địch.Phó tư lệnh phương diện quân là thượng tướng A.A. Grét-scô và tư lệnh tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 là tướng P.X. Prư-ban-cô đã trực tiếp lãnh đạo trận đánh chiếm và mở rộng bàn đạp Ki-ép.Tư lệnh Phương diện quân là đại tướng N.Ph. Va-tu-tin và ủy viên Hội đồng quân sự là thượng tướng K.V. Crai-nhiu-cốp có công lao lớn trong việc thực hiện chiến dịch này.Lữ đoàn Tiệp Khắc do đại tá Li-út-vích Xvô-bô-đa chỉ huy đã đóng vai trò tích cực trong các trận đánh chiếm Ki-ép. Đã có 138 chiến sĩ và sĩ quan thuộc lữ đoàn dũng cảm này được tặng thưởng các huân chương của Liên Xô, trong đó có cả đồng chí tư lệnh lữ đoàn. Trung úy An-tô-nin Xô-kho và thiếu úy Ri-khác-đơ Tê-xác-gích được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.Nhân dân Liên Xô với lòng biết ơn sâu sắc, sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao các chiến sĩ Tiệp Khắc đã tham gia vào sự nghiệp đánh tan quân phát-xít Đức trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.Lúc 9 giờ sáng, cùng với Hội đồng quân sự Phương diện quân, chúng tôi vào Ki-ép. Nhân dân thành phố lánh nạn ra vùng ngoại ô để tránh khủng bố dã man của bọn phát-xít cũng đã lũ lượt kéo về. Xe của quân ta từ khắp các phía tiến vào.Đa số nhân dân trông ốm yếu gầy còm. Nhưng mắt họ sáng lên khi thấy không phải trong giấc mơ mà chính thực là những chiến sĩ giải phóng mình, những con em của mình, những chiến sĩ Xô-viết? Nhiều người khóc vì sung sướng, ai cũng muốn kể lại những nỗi thống khổ, ê chề bấy nay...Khi đi qua đường Crê-sa-tích mà tôi đã từng quen thuộc, một đường phố đẹp nhất thành phố trước kia, tôi không thể nhận ra được gì hết: chung quanh toàn là những đống gạch ngói đổ nát. Đó là quang cảnh của thành phố Ki-ép cổ kính của chúng ta sau khi bọn Hít-le rút lui.Sau khi giải phóng Ki-ép, quân ta đánh lui địch sang phía tây, chiếm Pha-xtốp, Gi-tô-mia và nhiều thành phố khác.Bộ chỉ huy quân Đức, lo sợ trước sự tiến triển như vũ bão của tình hình, vội vã tập trung ở vùng Gi-tô-mia bộ phận lực lượng phản kích gồm 15 sư đoàn (trong đó có 8 sư đoàn xe tăng cơ giới).Ngày 13-12, quân địch mở trận đánh lớn vào các đơn vị của Phương diện quân U-crai-na, chúng chiếm lại được Gi-tô-mia và tiến được 39 - 40 km. Song, khi lực lượng dự bị của ta tới thì tình hình lại được khôi phục như cũ. Lúc này chiến tuyến phòng thủ của quân ta từ Ki-ép đã kéo dài 150 km về phía tây và 50 km về phía nam.Nhưng chúng ta hãy quay trở lại trước đây một chút để ôn lại thời gian này ở Phương diện quân U-crai-na 2 (trước là Phương diện quân Xtép) nơi tôi không tới được thường xuyên vì tình hình chiến đấu đòi hỏi tôi phải có mặt ở hướng Ki-ép nhiều hơn.Ngày 30-9, quân của Phương diện quân U-crai-na 2, sau khi vượt sông Đơ-nép đã chiếm được một bàn đạp trên bờ phía tây dài gần 30 km dọc theo trận địa và sâu gần 15 km. Vị trí đó hoàn toàn bảo đảm cho việc triển khai hoạt động của quân chủ lực.Trong trận vượt Đơ-nép tôi có dịp tới trận địa của tập đoàn quân 53 của tướng I.M. Ma-na-ga-rốp. Cũng như trong cuộc tiến công ở Ben-gô-rốt, đồng chí điều khiên tập đoàn quân rất vững vàng. Bây giờ đồng chí hành động còn kiên quyết hơn là hồi phản công ở vòng cung Cuốc-xcơ. Đa số các cán bộ chỉ huy các đơn vị thuộc tập đoàn quân cũng hành động với tinh thần đó. Ở tất cả các cơ quan tham mưu, tính tổ chức được nâng cao, công tác lãnh đạo và việc tổ chức tình báo được cải tiến, và chủ yếu nhất là cán bộ tham mưu và các cán bộ chỉ huy đã thành thạo trong việc phân tích tình hình một cách nhanh chóng và sâu sắc.Vừa nói chuyện với tư lệnh tập đoàn quân I.M. Ma-na-ga-rốp, tôi vừa để ý nhìn I.X. Cô-nép. Trước đây I.X. Cô-nép thường hay có nhiều ý kiến sửa chữa hoặc bổ sung cho các báo cáo của các cán bộ chỉ huy dưới quyền, nhưng lần này, nghe bản báo cáo mạch lạc của I.M. Ma-na-ga-rốp, đồng chí ngồi im và mỉm cười. Thật vậy, tài thao lược của I.M. Ma-na-ga-rốp và phòng tham mưu của đồng chí đã làm cho cho I.X. Cô-nép hài lòng. Lúc chia tay với I.M. Ma-na-ga-rốp, tôi nói đùa: - Mọi việc đều tốt cả chỉ thiếu mỗi một thứ là không có một chiếc đàn bai-an.- Báo cáo đồng chí nguyên soái, có bai-an, - I.M. Ma-na-ga-rốp cười nói, - chúng tôi để nó ở thê đội 2, có điều là từ lần đồng chí tới chúng tôi để chuẩn bị phản công ở Ben-gô-rốt cho đến nay, tôi chưa chơi lần nào. Giải phóng Ki-ép, chiếm và mở rộng các bàn đạp của quân ta trên sông Đơ-nép tại các khu Ki-ép, Chée-ca-xư, Crê-men-chúc, Đơ-ne-prô-pê-tơ-rốp-xcơ và Da-pô-rô-giê đã làm cho tình thế quân Đức ở U-crai-na càng thêm nguy khốn. Trước đây Đơ-nép đã tạo cho quân địch khả năng tổ chức một tuyến phòng ngự khó vượt qua, và bọn Hít-le đã hy vọng là chúng sẽ có thể chặn được quân ta ở nơi chướng ngại thiên nhiên này.Qua các tin tức tình báo, Đại bản doanh được biết rằng, trước khi chiến dịch bắt đầu, Hít-le đã tới bộ chỉ huy cụm tập đoàn quân “ Nam” của chúng. Hít-le ra lệnh dứt khoát cho quân đội phát-xít phải dùng đến người cuối cùng để đánh chiếm Đơ-nép và phải giữ Đơ-nép bằng bất cứ giá nào. Bọn Hít-le hiểu rằng nếu chúng bị mất U-crai-na thì mặt trận của chúng ở miền nam nước ta sẽ bị tan vỡ hoàn toàn, sẽ bị mất Crưm, và Quân đội Liên Xô trong một thời hạn ngắn sẽ có thể tiến đến biên giới nước chúng. Khi đó tình hình chung trong phe phát-xít sẽ càng thêm phức tạp.Nhưng, mặc dù Hít-le và thống chế Man-sten ra lệnh nghiêm ngặt, chiến trận giữ Đơ-nép của chúng đã bị thất bại. Chúng chỉ còn mỗi một mưu toan là khôi phục lại tuyến phòng ngự ở khu vực Crê-men-chuc, Đơ-ne-prô-pê-tơ-rốp-xcơ và Da-pô-rô-giê nhưng cũng không có kết quả gì. Cho đến ngày 23-10, bộ phận xung kích của Phương diện quân U-crai-na 2, trong đó có tập đoàn quân xe tăng 5 thuộc lực lượng dự bị của Đại bản doanh bổ sung, đã tiến đến các ngả đường vào Cri-vôi Rốc và Ki-rô-vô-grát. Bộ chỉ huy Đức tập trung một lực lượng mạnh, tung ra chống lại các đơn vị của Phương diện quân U-crai-na 2 hòng thanh toán cơn hiểm họa đang treo trên đầu bọn chúng. Lúc các trận đánh diễn ra ác liệt nhất, tôi tới sở chỉ huy của I.X. Cô-nép cách chiến trường 4 km. Qua ống viễn kính, có thể quan sát được một phần diễn biến của trận đánh.I-van Xtê-pa-nô-vích đang lo nghĩ nhiều. Quân ta bị tổn thất và quá mệt mỏi trong các trận trước nên có thể không chống nổi sức đánh mạnh của quân địch. Đồng chí đã phải đưa toàn bộ không quân và điều pháo binh ở các trận địa khác của phương diện quân đến tăng cường để đánh lại địch. Về phía bộ chỉ huy Đức, chúng cũng dùng không quân ném bom đánh vào quân ta, không quân của chúng liên tiếp đợt này đến đợt khác tới chiến trường và tập kích khá mạnh vào quân ta. Tới cuối ngày 24-12, ở nhiều trận địa, quân ta đã buộc phải rút tới 10 km, sau đó lại không đứng vững được phải rút thêm khoảng 25 km, và mãi tới sông In-gu-lét mới trụ lại được. Quân địch ra sức đánh bật quân ta khỏi sông In-gu-lét, nhưng không nổi. Bị thiệt hại nặng, địch buộc phải chấm dứt các đợt tiến công và chuyển sang phòng ngự.Không đủ lực lượng để tiếp tục tiến công ở hướng Cri-vôi Rốc, quân của Phương diện quân U-crai-na 2 cũng chuyển sang phòng ngự.Bên cánh trái của phương diện quân, chiến sự vẫn tiếp tục diễn rất gay gắt. Ở đây, tập đoàn quân 52 của tướng K.A. Cô-rô-tê-ép phối hợp chặt chẽ với các đội du kích, đã vượt qua sông Đơ-nép và ngày 14-12, chiếm được bàn đạp và thành phố Chéc-ca-xư.Trong quá trình chiến đấu ác liệt, quân của Phương diện quân U crai-na 3 đã thủ tiêu bàn đạp Da-pô-rô-giê của địch. Quân ta giải phóng cả Đơ-ne-prô-pê-tơ-rốp-xcơ.Đến cuối tháng 12, trên trận địa của các Phương diện quân U-crai-na 2 và 3, quân ta đã xây dựng được một bàn đạp có ý nghĩa chiến lược dài 400 km và sâu 100 km, cho phép triển khai tiếp các chiến dịch tiến công trong thời gian tới.Trong khi chịu trách nhiệm phối hợp hành động của các Phương diện quân U-crai-na 1 và 2, tôi không thể đi sâu vào chi tiết quá trình diễn biến các chiến dịch của quân ta tại các Phương diện quân U-crai-na 3 và 4. Qua các cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng tư lệnh tối cao, bộ Tổng tham mưu và A.M. Va-xi-lép-xki, tôi được biết rằng Phương diện quân U-crai-na 4, sau khi đánh tan quân địch trên sông Mô-lốt-nai-a, đã tiến và chiếm được bàn đạp ở Pê-rê-cốp-xki, khóa quân Đức lại ở Crưm.Để nghiên cứu kỹ càng hơn tình hình trên các mặt trận, xem xét và xác định kế hoạch các chiến dịch tiến công tiếp tục, giữa tháng 12, tôi được triệu tập về Đại bản doanh. A.M. Va-xi-lép-xki cũng về, chúng tôi gặp nhau ở Bộ Tổng tham mưu và lập tức cùng nhau trao đổi ý kiến về tình hình năm 1943 và triển vọng trong thời kỳ tới.A-lếch-xăng-đrơ Mi-khai-lô-vích trông dáng mệt mỏi. Đồng chí cũng như tôi, từ tháng 4 đến nay hầu như lúc nào cũng ở trên đường đi, lúc thì bằng máy bay, lúc thì bằng xe hơi trên các ngả đường tới các mặt trận. Tình hình hồi đó khá phức tạp, căng thẳng và đầy những diễn biến hết sức đột ngột, khi thì có những thắng lợi to lớn, khi thì gặp những thất bại nặng nề. Tất cả những cái đó gộp lại, cộng thêm tình trạng thường xuyên thiếu ngủ, sự căng thẳng về vật chất và tinh thần, đã đặc biệt có tác động, khi chúng tôi trở về cảnh yên tĩnh của các phòng làm việc, nơi không nghe tiếng máy bay rú, tiếng đại bác nổ, không nghe thấy những tin báo báo đầy lo âu từ các trận địa nguy hiểm của các phương diện quân đưa vềĐa số các ủy viên Hội đồng quốc phòng đều có mặt tại hội nghị tháng Chạp ở Đại bản doanh. Nói đúng hơn, đây là phiên họp mở rộng của Hội đồng quốc phòng có thêm một số ủy viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tham dự.Hội nghị họp khá dài. Trong cuộc thảo luận để đánh giá thắng lợi và tổng kết kinh nghiệm chiến đấu trên các mặt trận, đồng thời nhận định tình hình và triển vọng của cuộc chiến tranh, có cả A.M. Va-xi-lép-xki và A.I. An-tô-nốp tham gia. N.A. Vô-dơ-nê-xen-xki báo cáo về các vấn đề kinh tế và công nghiệp quốc phòng. I.V. Xta-lin nói về các vấn đề quốc tế và khả năng mở mặt trận thứ hai của quân đồng minh.
Nguyên soái xe tăng P. A. Rotmistrov, tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 tại sở chỉ huy trên bờ sông Berezina, ngày 1 tháng 7 năm 1944
 
Căn cứ theo tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, đến cuối năm 1943, quân đội Xô-viết đã giải phóng quá nửa lãnh thổ bị quân Đức chiếm trong những năm 1941-1942. Bắt đầu từ cuộc phản công ở Xta-lin-grát, quân đội Xô-viết đã tiêu diệt hoàn toàn hoặc bắt làm tù binh 56 sư đoàn địch, đánh thiệt hại nặng 162 sư đoàn. Quân địch đã buộc phải bổ sung lớn hoặc tổ chức lại các đơn vị đó. Trong thời gian này quân ta đã tiêu diệt hơn 7.000 xe tăng, hơn 14.000 máy bay, gần 40.000 pháo và súng cối. Quân Đức đã bị mất những tướng, tá, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính có nhiều kinh nghiệm nhất.Đến cuối năm 1943, mặc dù gặp những khó khăn của giai đoạn đầu chiến tranh, Đảng ta, Chính phủ ta đã giải quyết được một cách thắng lợi vấn đề đào tạo đội ngũ sĩ quan có trình độ cao. Do đó không những chỉ giải quyết được nhu cầu của tiền tuyến mà còn xây dựng được một lực lượng dự bị lớn. Ngay cả trong thời gian mở các chiến dịch tiến công lớn năm 1943 chúng ta cũng có một lực lượng dự bị hơn 93.000 sĩ quan, một nửa trong số này có kinh nghiệm chiến đấu và được huấn luyện đầy đủ về mặt kỹ thuật quân sự. Trong năm này đội ngũ các cán bộ cấp tướng đã tăng lên gấp đôi. Năm 1944, tất cả các trường quân sự trong nước đã đào tạo gần 815.000 sĩ quan.Nước Đức ở mặt trận phía đông, trong giai đoạn hai của cuộc chiến tranh đã bị kiệt quệ đến mức không thể mở những hoạt động tiến công quan trọng nữa. Song, nó vẫn còn đủ khả năng để tiến hành cuộc chiến tranh phòng ngự tích cực. Nhằm củng cố mặt trận của chung đã bị tổn hại nặng, đến cuối năm 1943 bộ tổng chỉ huy quân Đức đã phải điều từ phía tây sang thêm 75 sư đoàn và một số lớn kỹ thuật chiến tranh, vũ khí và các phương tiện vật chất kỹ thuật.Sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang ta tiếp tục được tăng thêm. Trong năm 1943 đã thành lập 78 sư đoàn mới. Đến cuối năm lại có thêm 5 tập đoàn quân xe tăng, 37 quân đoàn xe tăng và cơ giới, 80 lữ đoàn xe tăng độc lập, 149 trung đoàn xe tăng và pháo tự hành, 6 quân đoàn pháo, 26 sư đoàn pháo, 7 sư đoàn cận vệ súng cối phản lực và hàng chục đơn vị pháo binh khác được thành lập. Quân đội đồng minh đổ bộ lên đất Ý. Ý rút khỏi chiến tranh, phong trào đấu tranh và nổi dậy kháng chiến mạnh mẽ ở tất cả các nước, đó là một bước ngoặt lớn có lợi cho Liên Xô, nó làm cho tình hình của các nước chư hầu của phát-xít Đức cũng trở nên phức tạp.Sự phẫn nộ chính đáng của nhân dân đối với chủ nghĩa phát-xít và lòng mong muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ngày càng tăng. Phong trào giải phóng dân tộc chống xâm lược ngày càng dâng lên thành làn sóng mạnh ghê gớm ở Ba Lan, Nam Tư, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Pháp và các nước khác ở châu Âu. Ngay ở nước Đức, trước thất bại nặng nề trên mặt trận Xô - Đức, trước những khó khăn về kinh tế, trước việc quá thiếu người để bổ sung cho số thương vong, người ta càng thấy mất tin tưởng vào sức mạnh của quân đội Đức.Lòng thiếu tin tưởng đó bao trùm đa số các tầng lớp nhân dân lao động khiến các lực lượng chống phát-xít ngày càng hoạt động mạnh trong các tầng lớp này. Về phía chúng ta, những thắng lợi đạt được đã củng cố trong nhân dân ta lòng tin tưởng vững chắc rằng, chúng ta sẽ kết thúc chiến tranh một cách thắng lợi! Kể sao cho xiết nỗi đau khổ mất con, mất bố, mất mẹ, mất anh, mất em..., nhưng nhân dân ta vẫn vững lòng trung thành với Tổ quốc, đã anh dũng chịu đựng tất cả.Đến cuối năm 1943, các cán bộ chỉ huy Xô-viết đã có thêm nhiều kinh nghiệm mới về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Việc tổ chức các chiến dịch lớn của từng Phương diện quân và nhiều Phương diện quân, tình hình tiến hành thắng lợi các chiến dịch đó đã tạo nên khả năng cho Đại bản doanh, Bộ Tổng tham mưu và bản thân các phương diện quân hiểu và có thể suy tính sâu sắc hơn về những phương thức có hiệu quả nhất nhằm đánh tan các cụm lớn quân địch, đồng thời phía ta thì tiết kiệm được đến mức cao nhất sức người, sức của.Ở Bộ Tổng tham mưu, một tập thể lớn các cán bộ tác chiến, tổ chức và cán bộ tình báo giàu kinh nghiệm đã hình thành và lớn mạnh. Bản thân Bộ Tổng tư lệnh tối cao vươn lên một trình độ cao hơn: bây giờ đã nắm được một cách hoàn hảo hơn nhiều các phương thức và biện pháp tiến hành chiến tranh hiện đại. Tất cả chúng tôi làm việc dễ dàng hơn và rất hiểu nhau. Điều đó trước chưa có, vì vậy mà trước đây có khi ảnh hưởng không tốt tới công việc chung. Quân đội Xô-viết có được những hoạt động chiến đấu thắng lợi trong một mức độ lớn là nhờ ở chất lượng của công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội ngày càng được nâng cao. Các Hội đồng quân sự các tập đoàn quân thành thạo hơn trong việc tổng kết các chiến dịch: đã có biểu dương những tấm gương rực rỡ, tinh thần chiến đấu dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng của các chiến sĩ, hạ sĩ quan và tướng lĩnh, đã phổ biến được những phương thức tất nhất trong việc thi hành những nhiệm vụ chiến đấu quan trọng và to lớn.Cần phải nói rằng, nói chung nhờ các Hội đồng quân sự các phương diện quân, các tập đoàn quân và các hạm đội mà Đảng đã thực hiện được sự kết hợp rất linh hoạt và có hiệu quả sự lãnh đạo quân đội về mặt quân sự và chính trị.Trong các Hội đồng quân sự có các đồng chí ủy viên trung ương và ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí bí thư các Ban Chấp hành Trung ương Đảng các nước Cộng hòa liên bang, các đồng chí bí thư các khu ủy, tỉnh ủy, các đồng chí luôn luôn có liên hệ chặt chẽ với Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội đồng quốc phòng. Các Hội đồng quân sự là các cơ quan có uy tín cao trong quân đội, chịu trách nhiệm tổ chức và hoàn thiện đội ngũ cán bộ và chiến sĩ, trang bị vũ khí và phương tiện vật chất kỹ thuật, chuẩn bị toàn diện về mặt chiến đấu và chính trị cho các đơn vị. Các Hội đồng quân sự đã tham gia tích cực, đúng đắn và đầy sáng tạo vào việc đề ra và thực hiện các kế hoạch của các chiến dịch phòng ngự và tiến công quan trọng nhất.Các tướng lĩnh và sĩ quan xuống các đơn vị và các phân đội, thường xuyên gặp gỡ trò chuyện với các chiến sĩ và hạ sĩ quan. Các đồng chí thủ trưởng các cơ quan chính trị và kiểm tra cũng cải tiến việc lãnh đạo công tác Đảng và công tác chính trị.Về phương diện này, tôi muốn đặc biệt nêu lên cục chính trị Phương diện quân U-crai-na 1 do tướng X.X. Sa-ti-lốp đứng đầu và cục chính trị Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 do tướng X.Ph. Ga-lát-giép đứng đầu. Các cán bộ lãnh dạo của Đảng và các cán bộ chính quyền Xô-viết ở U-crai-na và Bê-lô-ru-xi đã giúp đỡ quân đội rất nhiều.Theo tài liệu của Bộ tham mưu trung ương phong trào du kích, năm 1943 lực lượng du kích đã tăng gấp đôi. Nhiều đội du kích đã thống nhất thành các binh đoàn, các đơn vị lớn có khả năng mở những chiến dịch quan trọng ở hậu địch làm cho quân Đức phải dùng nhiều lực lượng để đối phó. Có thể nói rằng ta đã có một mặt trận hùng mạnh của những người báo thù cho nhân dân, căm thù sâu sắc bọn xâm lược hoạt động mạnh mẽ trong hậu phương quân địch.Đặc biệt ở Bê-lô-ru-xi và U-crai-na có những binh đoàn du kích hùng mạnh. Ở đây có các đoàn du kích của V.E. Xa-mu-tin, Ph.Ph. Ta-ra-nen-cô, V.I. Cô-dơ-lốp, T.L. Bu-ma-giơ-cốp, A.Ph. Phê-đô-rốp, A.N. Xa-bu-rốp, D.A. Bô-ga-tưa, P.M. Na-u-mốp, I.E. A-ni-xl-men-cô, Ya.M. Men-ních, Đ.T. Bua-chen-cô và Ph.Ph. Ca-pu-xta.Trong các kế hoạch và hoạt động của mình, các bộ tư lệnh Quân đội Xô-viết đã quan tâm đúng mức đến sức mạnh thực tế và vai trò ngày càng tăng của các đội du kích, đó còn là vì về mặt chiến thuật, nghệ thuật đánh du kích đã được nâng lên trình độ cao.Hoạt động của các đội và các binh đoàn du kích bây giờ về cơ bản đã được phối hợp và liên hệ chặt chẽ với nhau do các Hội đồng quân sự các phương diện quân và Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản U-crai-na và Bê-lô-ru-xi lãnh đạo. Các tổ chức bí mật của Đoàn thanh niên Côm-xô-môn do các bí thư Trung ương Đoàn ở Bê-lô-ru-xi K.T. Ma-du-rốp và Ph.A. Xua-ga-nốp lãnh đạo hoạt động thường trực tại vùng địch tạm chiếm, đã giúp đỡ Đảng rất nhiều trong việc thành lập các đội du kích. Trong năm 1943, các chiến sĩ du kích đã phá 11.000 đoàn xe lửa, làm hỏng và hủy 6.000 đầu máy, gần 40.000 toa xe, tiêu hủy hơn 22.000 xe cơ giới và hơn 900 cầu xe lửa. Người tổ chức các hoạt động này là các tổ chức bí mật của Đảng ở các địa phương.Hoạt động của toàn bộ hậu phương Liên Xô đã có sự chuyển biến căn bản. Năm 1943, mức sản xuất vũ khí đạn dược đã tăng vọt.Tháng 8-1943, Đảng đã thông qua hàng loạt nghị quyết quan trọng về khôi phục nền kinh tế quốc dân ở các vùng giải phóng. Trong quý IV năm 1943, đã khai thác được 6,5 triệu tấn than, 15.000 tấn dầu lửa, sản xuất 172 triệu kW giờ điện.Hậu cần của các lực lượng vũ trang Liên Xô đã cung cấp tốt hơn và đứng nhu cầu hơn cho quân đội mọi thứ cần thiết để chiến đấu thắng lợi.Đất nước ta phát huy toàn bộ sức mạnh hùng hậu của mình. Quan hệ của chúng ta với các nước đồng minh trong năm 1943 có khá hơn. Chúng ta nhận được sự giúp đỡ về vật chất kỹ thuật của Mỹ nhiều hơn chút ít so với năm 1942, nhưng vẫn như trước, còn xa với lời hứa hẹn, và đến cuối năm lại có phần giảm đi. Chính phủ Mỹ vẫn như trước, viện cớ là vì phải dùng cho nhu cầu của Mỹ trong việc sắp mở mặt trận thứ hai và vì nghĩa vụ đối với Anh...Đến cuối năm 1943, chúng ta đã hoàn toàn vượt qua được tình thế khó khăn và có lực lượng và phương tiện chiến đấu hùng mạnh, đã nắm chắc trong tay quyền chủ động chiến lược và thực tình mà nói, không còn cần lắm đến việc mở mặt trận thứ hai ở châu Âu như trong 2 năm trước đây. Song, để nhanh chóng đánh tan bọn Đức phát-xít và kết thúc chiến tranh, tất cả chúng ta muốn mặt trận thứ hai sẽ được mở trong thời gian gần nhất.Tất nhiên chúng ta vui mừng trước những thắng lợi ở Ý, ở En A-la-mây, ở vùng Tu-ni-xơ và các nơi khác. Nhưng tất cả nhũng cái đó vẫn chưa phải như chúng ta hằng mong đợi lâu nay ở các nước đồng minh và chưa đủ để cảm thấy họ có sự đóng góp xứng đáng vào cuộc chiến tranh. Khi ở Hội nghị Tê-hê-răng trở về, I.V. Xta-lin nói: - Ru-dơ-ven hứa dứt khoát sẽ mở rộng sự hoạt động ở Pháp trong năm 1944. Tôi nghĩ là ông ta sẽ giữ lời hứa. Còn nếu ông ta không giữ lời hứa thì chúng ta cũng đủ sức để đánh tan nước Đức Hít-le.Cho đến bây giờ tôi chưa nói gì đến tình hình ở các hướng tây và tây bắc của chúng ta, và tất nhiên, không phải là vì quên mất, mà là vì suốt cả năm 1943 tôi phải lo đến các chiến dịch ở vòng cung Cuốc-xcơ, trên các ngả đường tiến về Đơ-nép, các trận đánh chiếm Đơ-nép và Hữu ngạn U-crai-na. Còn về các hướng tây và tây nam trong năm 1943 thì đích thân Tổng tư lệnh tối cao và Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo, chúng tôi chỉ thỉnh thoảng mới phát biểu ý kiến và đưa ra đề nghị của mình khi Tổng tư lệnh tối cao hỏi.Đến cuối năm 1943 ở các hướng này đã giành được những thắng lợi quan trọng. Quân đội Xô-viết đã quét sạch địch khỏi tỉnh Ca-li-nin, giải phóng tỉnh Xmô-len-xcơ và phần lớn miền đông Bê-lô-ru-xi. Đến cuối năm, do việc quân ta đã tiến quân thắng lợi, chiến tuyến ở các hướng tây bắc và tây đã chạy qua hồ In-men, Vê-li-ki-ê Lu-ki, Vi-tép-xcơ, Mô-dưa.Trong thời gian này ở các hướng tây nam và nam, chiến tuyến đã chạy từ Pô-lê-xi-ô qua Gi-tô-mia, Pha-xtốp, Ki-rô-vô-grát, Da-pô-rô-giê, Héc-xơn. Crưm còn ở trong tay quân Đức. Ở vùng Lê-nin-grát và phía bắc, tình hình đã khá hơn nhiều. Nhân dân Lê-nin-grát bây giờ sống dễ chịu hơn.Các ủy viên Hội đồng quốc phòng và chúng tôi, các ủy viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, nhận định rằng, mặc dù trong cuộc đấu tranh với quân địch, chúng ta đã giành được những thắng lợi to lớn và quân địch đã bị suy yếu nghiêm trọng, song chúng vẫn còn khá mạnh và vì không có mặt trận thứ hai ở châu Âu, nên quân địch có khả năng tiến hành chiến tranh phòng ngự quyết liệt.Đến đầu năm 1944, kể cả quân của các nước chư hầu, Đức có ở mặt trận Xô - Đức gần 5 triệu quân, 54.500 pháo và súng cối, 54.000 xe tăng và pháo tiến công và hơn 3.000 máy bay.Các lực lượng vũ trang Liên Xô vượt quân địch 1,3 lần về quân số, 1,7 lần về pháo binh, 2,7 lần về máy bay. ưu thế về số lượng đó lại được tăng thêm về mặt chất lượng vũ khí và điều đặc biệt quan trọng là tinh thần chiến đấu của quân đội, nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, chiến thuật và chiến lược ngày càng cao của các cấp chỉ huy.Sau khi phân tích sâu sắc và toàn diện tình hình, Đại bản doanh đã quyết định triển khai tiến công từ Lê-nin-grát đến tận Crưm trong chiến cục mùa đông 1944.Theo kế hoạch này, sẽ mở những chiến dịch tiến công chủ yếu đánh vào chiến trường tây nam, để trước hết giải phóng Hữu ngạn U-crai-na và Crưm. Phải hoàn toàn giải vây cho Lê-nin-grát, và đánh bật địch ra khỏi địa giới khu Lê-nin-grát. Quân của các phương diện quân Pri-ban-tích có nhiệm vụ phối hợp với Phương diện quân Lê-nin-grát để giải phóng khu Nốp-gô-rốt và tiến đến các nước biên giới cộng hòa ven biển Ban-tích. Hướng phía tây có nhiệm vụ giải phóng lãnh thổ Bê-lô-ru-xi càng nhiều hơn nữa càng tốt.Trong khi vạch kế hoạch hoạt động của Quân đội Xô-viết trong mùa đông 1944, chúng ta nhằm tập trung phương tiện và lực lượng chủ yếu cho các Phương diện quân U-crai-na 1, 2, 3 và 4 để tạo nên ưu thế lớn hơn nữa của quân ta ở đây và trong thời hạn ngắn, đánh tan các cụm tập đoàn quân “Nam” và “A” của địch.Còn đối với các phương diện quân khác ở các hướng bắc, tây bắc và tây Đại bản doanh quyết định đưa tới những nơi đó số lực lượng hạn chế hơn để vừa không phân tán lực lượng ở đó vừa không phải rút bớt ở những nơi sẽ nổ ra những trận chủ yếu.Sau hội nghị ở Đại bản doanh, A.M. Va-xi-lép-xki và tôi còn làm việc với Bộ Tổng tham mưu khoảng 5 ngày để xác định nhiệm vụ cho các phương diện quân. Tổng tư lệnh tối cao mấy lần mời chúng tôi tới ăn cơm ở phòng riêng trong Crem-lanh.Như chúng ta đã biết, I.V. Xta-lin sống rất giản dị. ăn uống không cầu kỳ, dùng các món ăn Nga, đôi khi các món ăn Gru-di-a. Trong lối sống, ăn mặc và sinh hoạt của I.V. Xta-lin không có chút gì xa hoa.Một hôm tại nhà Tổng tư lệnh tối cao, một lần nữa tôi lại nêu vấn đề mở những chiến dịch bao vây, I.V.Xta-lin nói: - Bây giờ chúng ta đã mạnh hơn, quân ta đã có kinh nghiệm hơn. Không những chúng ta có thể mà còn cần phải mở những chiến dịch bao vây quân Đức.Một lần khác, trong bữa ăn mà tôi được dự, có mặt A.A. Giơ-đa-nốp, A.X. Séc-ba-cốp và các ủy viên khác trong Bộ Chính trị, A.A. Giơ-đa-nốp kể lại những gương anh hùng và tinh thần dũng cảm cao độ của công nhân Lê-nin-grát bất chấp nguy hiểm, ăn đói vẫn đứng máy ở các công xường 14-15 tiếng trong một ngày và tìm mọi cách viện trợ cho quân đội ngoài mặt trận. A.A. Giơ-đa-nốp đề nghị tăng số lượng lương thực cho nhân dân Lê-nin-grát. Tổng tư lệnh tối cao ngay lúc đó chỉ thị thỏa mãn đề nghị của A.A. Giơ-đa-nốp. Người nói:- Chúng ta hãy nâng cốc chúc sức khỏe nhân dân Lê-nin-grát. Đó là những anh hùng chân chính của nhân dân ta.Sau khi đã xác định rõ những nhiệm vụ của các Phương diện quân, A-lếch-xan-đrơ Mi-khai-lô-vích Va-xi-lép-xki và tôi lên đường tới các mặt trận mình phụ trách để tiếp tục tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị. Tôi chịu trách nhiệm phối hợp hành động giữa các phương diện quân của N.Ph. Va-tu-tin và I.X. Cô-nép, A.M. Va-xi-lép-xki - các Phương diện quân của R.Ya. Ma-li-nốp-xki và Ph.I. Tôn-bu-khin.Thoạt tiên tôi tới Phương diện quân U-crai-na 1 để truyền đạt quyết định của Đại bản doanh và giúp vào việc lập kế hoạch hành động sắp tới.N.Ph. Va-tu-tin như tôi đã nói, là một cán bộ tham mưu có tài, thêm vào đó lại viết chữ đẹp, phát biểu ý kiến ngắn gọn và rõ ràng. Phần lớn các mệnh lệnh, chỉ thị quan trọng và các báo cáo lên Bộ Tổng tư lệnh tối cao đều do đồng chí tự tay viết lấy. Tôi đến vừa đúng lúc đồng chí đang ngồi thảo chỉ thị cho đội quân chủ lực của phương diện quân chuyển sang tiến công vào hướng Vi-nít-xa.N.Ph. Va-tu-tin làm việc trong gian nhà có đốt lửa sưởi, khoác trên người chiếc áo ấm. Nhìn đồng chí, tôi hiểu là đồng chí không được khỏe.Sau khi vắn tắt truyền đạt cho N.Ph. Va-tu-tin quyết định của Đại bản doanh về thời kì sắp tới và nghe đồng chí nói về những quyết định mới nhất của đồng chí trong kế hoạch hành động của Phương diện quân, tôi khuyên N.Ph. Va-tu-tin dùng thuốc và đi nằm ngay để có sức làm việc khi bắt đầu cuộc tiến công. N.Ph. Va-tu-tin nghe tôi. Sau khi uống cốc nước chè đặc với quả phúc bồn tứ khô và vài viên át-pi-rin, Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích vào phòng nghỉ. Tôi và A.N. Bô-gô-liu-bốp đến phòng tác chiến của bộ tham mưu để một lần nữa tìm hiểu thêm tình hình và kiểm tra việc chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị.Chưa đầy 10 phút sau thì có chuông điện thoại. A.N. Bô-gô-liu-bốp cầm ống nghe, N.Ph. Va-tu-tin mời A.N. Bô-gô-liu-bốp đến. Tôi cùng đi với A.N. Bô-gô-liu-bốp và chúng tôi lại thấy N.Ph. Va-tu-tin bên tấm bản đồ kế hoạch tiến công sắp tới.- Đồng chí đã đồng ý đi nghỉ, sao lại làm việc rồi? - Tôi muốn viết báo cáo lên Đại bản doanh về quá trình chuẩn bị cuộc tiến công, - N.Ph. Va-tu-tin trả lời.Tôi phải ép Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích ra khỏi phòng làm việc và đề nghị giao mọi việc cần thiết cho tham mưu trưởng.N.Ph. Va-tu-tin là người hăng hái, có tinh thần trách nhiệm rất cao.Bụng đói dữ, tôi đến N.X. Khơ-rút-sốp, biết rằng ở đó bao giờ cũng có thể được ăn uống khá. Ở phòng N.X. Khơ-rút-sốp có ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân phụ trách hậu cần, tướng N.T. Can-chen-cô, và M.X. Grê-chúc đại diện cơ quan Trung ương Đảng U-crai-na. Các đồng chí yêu cầu tôi kể tin tức Mát-xcơ-va.
Đường rút chạy của Quân đội Đức Quốc xã (tháng 7/1944).
 
Tôi truyền đạt cặn kẽ quyết định của Đại bản doanh về chủ trương đuổi quân địch ra khỏi Hữu ngạn U-crai-na và những nhiệm vụ cụ thể của Phương diện quân U-crai-na 1. M.X. Grê-chúc nói về những tội ác dã man do bọn phát-xít gây ra trong thời gian gần đây, nhất là trước khi quân đội của chúng rút lui. Đồng chí nói: “Đó là tôi chưa nêu lên được một phần mười những nợ máu mà bọn phát-xít giết người đã gây ra trên đất U-crai-na...”Đương đầu với Phương diện quân U-crai-na 1 khi này có một cụm lớn quân địch gồm 30 sư đoàn, trong đó có 8 sư đoàn xe tăng và một sư đoàn cơ giới. Chỉ huy chúng là tên tướng bộ đội xe tăng E. Rao-xơ[1].Bộ chỉ huy địch vẫn còn mơ ước chiếm bàn đạp lớn quá phía tây Đơ nép và Ki-ép để hòng tiêu diệt Quân đội Xô-viết.Hạ tuần tháng 11, như tôi đã có nói, quân địch chiếm Gi-tô-mia và nhiều lần định đánh bật các binh đoàn của Phương diện quân U-crai-na 1 và thọc vào Ki-ép. Nhưng âm mưu đó không thành. Hơn nữa, do hoạt động mù quáng, quân Đức đã bị thiệt hại rất lớn, một số sư đoàn bị mất tới 60 - 70 % quân số và trang bị. Bị kiệt sức và thiếu phương tiện, bộ chỉ huy Đức chấm dứt cuộc tiến công, nhưng vẫn chưa từ bỏ hy vọng chiếm lại Ki-ép và tiến ra Đơ-nép... Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao chỉ thị cho Phương diện quân U-crai-na 1 chuẩn bị và mở chiến dịch Gi-tô-mia-béc-đi-chép để đánh bại tập đoàn quân xe tăng 4 của địch ở đó và đuổi nó về phía Búc-nam. Đại bản doanh đã điều tập đoàn quân 18, tập đoàn quân xe tăng 1, quân đoàn xe tăng cận vệ 4 và quân đoàn xe tăng 25 về tăng cường cho Phương diện quân U-crai-na 1.Tính đến trước lúc mở các chiến dịch có ý nghĩa quyết định, Phương diện quân U-crai-na 1 có tập đoàn quân cận vệ 1, các tập đoàn quân bộ đội hợp thành 13, 18, 27, 38, 40, 60, các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 3. Tất cả gồm 63 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn xe tăng, 2 quân đoàn cơ giới, 3 sư đoàn kỵ binh.Ý đồ chiến dịch tiến công của Phương diện quân như sau:Đánh tan quân địch ở vùng Bru-xi-lốp và tiến tới tuyến Liu-ba-rơ - Vi-nít-xa - Li-pô-vai-a.Tập đoàn quân 60 của tướng I.Đ. Chéc-ni-a-khốp-xki được tăng cường thêm quân đoàn xe tăng cận vệ 4, có nhiệm vụ tiến công từ Ma-lin, tiến ra sông Xlu-chơ ở đoạn Rô-ga-ehép - Liu-ba-rơ. Tập đoàn quân 13 của tướng N.P. Pu-khốp nhận nhiệm vụ tiến công ở hướng Cô-rô-xten - Nô-vô-grát-vô-lưn-xki. Các tập đoàn quân 40 và 27 đánh vào Be-lai-a Séc-cốp và tiếp đó vào Khơ-ri-xti-rốp-ca, rồi sẽ hợp với quân của Phương diện quân U-crai-na 2 ở đấy.Phương diện quân được tập đoàn quân không quân của tướng X A. Cra-xốp-xki yểm hộ.Sáng ngày 29-12, sau 50 phút pháo bắn và không quân hoạt động, các đơn vị chủ lực của Phương diện quân chuyển sang tiến công. Địch phòng ngự không chịu nổi sức tiến công của quân ta, chúng bắt đầu rút lui. Vì đã có diều kiện thuận lợi, chiều hôm đó các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 3 bước vào chiến đấu. Đến chiều tối ngày 29-12, khu vực đột phá đã mở rộng 300 km và sâu tới hơn 100 km. Ta đã chiếm lại Cô-rô-xten, Bru-xi-lốp Ca-da-tin, Xcơ-via và nhiều thành phố và khu dân cư khác.Quân ta tiến đánh các ngả đường vào Gi-tô-mia, Béc-đi-chép, Be-lai-a Séc-cốp. Bộ chỉ huy Đức buộc phải có biện pháp khẩn cấp để lấp nơi bị chọc thủng bằng cách điều đến đây 12 sư đoàn thuộc các cụm tập đoàn quân khác (“Bắc”, “Trung tâm” và “A”).Ngày 31-12, Gi-tô-mia lại được giải phóng. Những trận đánh để giành Béc-đi-chép, một đầu mối lớn các đường xe lửa và đường bộ đã diễn ra ác liệt. Tại đây có tập đoàn quân xe tăng 1 của tướng M.E. Ca-tu-cốp và tập đoàn quân của tướng K.N. Lê-xê-lít-dê hoạt động. Vì tổ chức chỉ huy kém nên tập đoàn quân xe tăng 1 bị thiệt hại, không giành được thắng lợi và mãi đến ngày 5-1, khi N.Ph. Va-tu-tin đến chỉ huy, quân ta mới chiếm được Béc-đi-chép. Trong các trận đánh chiếm Be-lai-na Séc-cốp có lữ đoàn Tiệp Khắc 1 do tướng L. Xvô-bô-đa chỉ huy, tham gia. L. Xvô-bô-đa, một con người có những đức tính tốt đẹp và quả cảm với tính trầm tĩnh và sự suy xét rộng đã làm cho tất cả chúng tôi kính trọng và hoàn toàn tin tưởng. Và chúng tôi đã không lầm. Cho đến khi chiến tranh kết thúc, L. Xvô-bô-đa đã chỉ huy vững vàng các đơn vị Quân đội Tiệp Khắc và bằng những chiến công dũng cảm, đã góp phần xứng đáng vào việc đánh tan bọn giặc mà cả đồng chí cùng những người Xô-viết chúng ta đều căm thù.Các trận đánh của Phương diện quân U-crai-na 1 đã buộc địch phải chạy về phía tây. Tình hình đó buộc bộ chỉ huy Đức phải tập hợp quân của chúng ở những vùng Vi-nít-xa và U-ma-nhơ để phản kích lại các tập đoàn quân 38, 40 và tập đoàn quân xe tăng 1[2]. Một trận đánh lớn mới đã bắt đầu.Quân ta chuyển sang phòng ngự, dùng pháo và không quân đánh địch, song, không chịu nổi sức ép của địch, ta phải lui về phía sau khoảng 30 km và trụ lại ở đó.Kết quả của chiến dịch Gi-tô-mia - Béc-đi-chép là quân của Phương diện quân U-crai-na 1 đã tiến sâu được 200 km, giải phóng hoàn toàn các tỉnh Ki-ép, Gi-tô-mia và nhiều vùng của các tỉnh Vi-nít-xa và Rô-ven. Cánh trái của Phương diện quân đã hợp vây toàn bộ bọn địch đang giữ bàn đạp lớn ở vùng Ca-nép và Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki. Như vậy là đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki.Đến giữa-1, Phương diện quân U-crai-na 1 đã trụ vững trên tuyến Xác-nư - Xla-vu-ta - Ca-da-tin - I-lin-xư. Tiếp đó trận tuyến chạy vòng sang Đơ-nép tới vùng Rơ-gi-sép và Ca-nép, ở đây một đạo quân lớn của địch vẫn tiếp tục phòng ngự. Rõ ràng là bộ chỉ huy Đức mơ tưởng chiếm lại Ki-ép đã không nghĩ ra rằng chúng ta đã tự tạo cho chúng một cái cạm bẫy ở đây mà chúng ta sẽ nói tới sau. Còn bây giờ hãy xem xét tình hình ở Phương diện quân U-crai-na 2. Phương diện quân U-crai-na 2, do các tướng I.X. Cô-nép, M.V. Da-kha-rốp và I.D. Xu-xai-cốp chỉ huy, cho đến cuối-12, cũng như Phương diện quân của N.Ph. Va-tu-tin, đã được tăng cường nhiều xe tăng và pháo tự hành. Phương diện quân được bổ sung quân đoàn ky binh 5 và một số đơn vị pháo binh. Số bổ sung đó đã tăng cường lực lượng cho phương diện quân, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt là các binh đoàn bộ đội hợp thành vẫn còn ít mà như chúng ta đã biết, nếu không có nó thì không đạt được và không củng cố được thắng lợi của các chiến dịch.Phương diện quân U-crai-na 2 có nhiệm vụ chuẩn bị và mở chiến dịch, hướng đột kích chủ yếu nhằm vào Péc-vô-mai-xcơ qua Ki-rô-vô-grát. Phương diện quân cũng phải cho một bộ phận lực lượng tiến công theo hướng chung vào Khơ-ri-xti-rốp-ca, ở đó, phối hợp với Phương diện quân U-crai-na 1, có nhiệm vụ đánh tan quân địch ở vùng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca - Ca-nép.Cho đến trước ngày 7-1, tôi không đến được Phương diện quân U-crai-na 2, vì bận làm việc với các đơn vị của N.Ph. Va-tu-tin là nơi tình hình có nhiều chuyển biến phức tạp và nguy hiểm. Ngày 7-1, tôi đi máy bay tới bộ tham mưu Phương diện quân U-crai-na 2.Lúc đó I.X. Cô-nép đang ở đài quan sát chỉ huy tại vùng Ki-rô-vô-grát. Tới bộ tham mưu Phương diện quân, tôi gặp tham mưu trưởng phương diện quân M.V. Da-kha-rốp, đồng chí đã cho tôi biết tình hình trên các khu vực thuộc phương diện quân.Tôi quen Mát-vây Va-xi-li-ê-vích Da-kha-rốp từ khi ở quân khu Bê-lô-ru-xi, hồi đó đồng chí là trưởng phòng tác chiến bộ tham mưu quân khu và khi đứng đầu quân khu lúc đó là quân đoàn trưởng bậc 1 I.P. U-bô-rê-vích, người mà tất cả chúng tôi học tập được nhiều. Cần phải nói rằng phòng tác chiến bộ tham mưu quân khu do M.V. Da-kha-rốp phụ trách là một đơn vị xuất sắc trong số đông các quân khu gần biên giới về khả năng tổ chức, chuẩn bị chiến đấu và trình độ nghiệp vụ nói chung. ít lâu sau M.V. Da-kha-rốp đã có thành tích trong việc chỉ huy trung đoàn bộ binh ở Bô-brui-xcơ. Khi làm tham mưu trưởng Phương diện quân U-crai-na 2, Mát-vây Va-xi-li-ê-vích là một cán bộ giúp việc đắc lực cho tư lệnh phương diện quân I.X. Cô-nép.Sau khi tìm hiểu tình hình ở bộ tham mưu phương diện quân, tôi gọi dây nói cho I.X. Cô-nép và đi tới chỗ đồng chí.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh chiến dịch bagration

Trên đường đi tới đài chỉ huy của I.X. Cô-nép, cứ nghe tiếng súng đại bác, tiếng bom nổ, tiếng rú của nhiều máy bay, cũng có thể khẳng định rằng: trên mặt đất và trên không đang diễn ra những trận đánh ác liệt với quân địch.Sau lời chào hỏi, tôi hỏi I-van Xtê-pa-nô-vích về tình hình chiến dịch.- Chúng tôi đánh chúng chí tử, nhưng cho đến giờ chúng vẫn không bỏ Ki-rô-vô-grát, - I.X. Cô-nép trả lời.Nghiên cứu bản đồ của I.X. Cô-nép và nghe báo cáo cặn kẽ của đồng chí, tôi hiểu rằng quân địch sẽ không thể nào đứng vững được ở Ki-rô-vô-grát. Đến cuối ngày 7-1, địch không những ở vào giữa vòng vây của quân ta mà chúng còn vất vả lắm mới cố thủ được ở ngoại ô phía nam thành phố, là nơi có quân đoàn xe tăng 29, các sư đoàn khinh binh 29 và 50 của ta tiến công.Đặc biệt các tập đoàn quân của tướng A.X. Gia-đốp và của tướng M.X. Su-mi-lốp có nhiều thành tích chiến đấu. Tôi rất quen biết cả hai đồng chí tư lệnh tập đoàn quân này. A.X. Gia-đốp và M.X. Su-mi-lốp đã trải qua con đường chiến đấu vẻ vang và gian khổ ngay từ đầu chiến tranh. Hai đồng chí đã vững vàng vượt qua những trận đánh ác liệt với quân thù, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong những chiến dịch thắng lợi và đã tới vùng Ki-rô-vô-grát này với cương vị là những người chỉ huy tập đoàn quân giàu kinh nghiệm.Đến sáng ngày 8-1, quân ta chiếm được Ki-rô-vô-grát. Quân địch rút chạy về hướng tây, bị quân ta rượt theo.Ở cánh phải phương diện quân, cuộc tiến công của tập đoàn quân 53 và tập đoàn quân xung kích 4 không giành được kết quả. Trước những trận phản kích mạnh của quân địch, cuộc tiến công này phải dừng lại trên tuyến Xme-la-kê-ni-giơ.Sau khi ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự ở vùng phía tây Ki-rô-vô-grát, bộ tư lệnh phương diện quân điều tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 do tướng P.A. Rốt-mi-xtơ-rốp chỉ huy sang cánh phải. Nhưng tập đoàn quân này cũng không tạo được sự chuyển biến có lợi cho ta.Vì cần phải chuẩn bị một cách căn bản hơn cho các chiến dịch sắp tới nên bộ đội của Phương diện quân U-crai-na 2 tạm ngừng tiến công ở tất cả các hướng, còn tôi thì trở lại Phương diện quân U-crai-na 1 để cùng với bộ tư lệnh phương diện quân bắt tay vào việc chuẩn bị chiến dịch Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki.Sau khi thảo luận mục đích và nhiệm vụ của chiến dịch, N.Ph. Va-tu-tin quyết định thành lập một bộ phận xung kích gồm tập đoàn quân 40 của Ph.Ph. Giơ-ma-chen-cô, tập đoàn quân 27 của X.G. Tơ-rô-phi-men-cô và tập đoàn quân xe tăng 6 của tướng chỉ huy xe tăng A.G. Cráp-chen-cô, nổi tiếng trong chiến dịch giải phóng Ki-ép.Theo tài liệu bản đồ đoạt được của Đức, trong ngày 24-1-1944, ở vùng mỏm Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki và đỉnh kéo dài tới tận Đơ-nép có 9 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới thuộc tập đoàn quân xe tăng 1 của địch. Đạo quân khá mạnh này của địch đã làm trở ngại cho các Phương diện quân U-crai-na 1 và 2 trong việc tiếp tục tiến hành các chiến dịch tiếp sau về phía tây, vì nó đóng ở sườn của cả hai phương diện quân.Ngày 11-1, tôi báo cáo ý kiến của chúng tôi lên Tổng tư lệnh tối cao về kế hoạch chia cắt, bao vây và đánh tan toàn bộ đạo quân địch ở Coóc-xun - Sép-chen-eốp-xki. Tổng tư lệnh tối cao chuẩn y đề nghị này và ngày 12-1, Đại bản doanh đã ra chỉ thị về việc đó. Đại bản doanh chỉ thị cho hai phương diện quân cùng đánh vào chân mỏm Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki bằng hai mũi khép lại, gặp nhau ở vùng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca. Trước khi chiến dịch bắt đầu, theo đề nghị của tôi, Đại bản doanh tăng cường tập đoàn quân xe tăng 2 cho Phương diện quân U-crai-na 1.I.X. Cô-nép quyết định dùng lực lượng tập đoàn quân cận vệ 4, tập đoàn quân 53 và tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 từ vùng Véc-bốp-ca và Cra-xnô-xin-cơ tiến công quân địch. Để thành lập các mũi xung kích, các phương diện quân cần bố trí lại lực lượng và phương tiện. Nhiệm vụ yểm hộ từ trên không cho các mũi xung kích được giao cho các tập đoàn quân không quân 2 và 5. Tổng số quân ta tham gia vào trận đánh cụm quân địch ở Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki là 27 sư đoàn, 4 quân đoàn xe tăng và 1 quân đoàn cơ giới với 370 xe tăng và pháo tự hành. Về số lượng, quân ta ở đây hơn quân địch về bộ binh 1,7 lần, về pháo và súng cối - 2,4 lần, về xe tăng và pháo tự hành - 2,6 lần.Tất nhiên, lực lượng như vậy đủ để bao vây và đánh tan quân địch, nhưng thời tiết trở nên rất xấu không đúng lúc, tuyết ướt, đường lầy lội. Thời tiết xấu đã làm cho hoạt động của không quân rất bị hạn chế. Kết quả là quân ta không thể chuẩn bị được thật đầy đủ dự trữ vật chất. Song, không thể trì hoãn lâu việc mở chiến dịch.Chiến dịch Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki khởi đầu ngày 24-1 bằng trận đánh của Phương diện quân U-crai-na 2 ở hướng chung vào Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca. Phương diện quân U-crai-na 1 bắt đầu tiến công muộn hơn một ngày đêm. Quân địch dùng hỏa lực và các đợt phản kích chống lại rất kịch hệt nhưng vẫn không phá được các đòn tiến công của các phương diện quân.Ngày 27-1, thực hiện âm mưu lấp chỗ bị chọc thủng, quân địch mở cuộc phản kích chống các đơn vị của Phương diện quân U-crai-na 2 cốt để lấp cửa mở và cắt đứt các quân đoàn xe tăng 20 và 29 đi đầu của tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Chúng đã đạt được một phần mục đích.Song quân đoàn xe tăng 20 do trung tướng xe tăng I.G. La-da-rép chỉ huy đã bất chấp việc quân địch tạm thời chiếm lại các đường ở phía sau mình, vẫn ồ ạt tiến lên và ngay đêm hôm đó đã chiếm được thành phố Spô-la.Tôi biết I.G. La-da-rép từ khi ở quân khu Bê-lô-ru-xi và đã nhiều lần gặp nhau trong các cuộc thao diễn và các cuộc tập trận lớn của quân khu. Dưới sự lãnh đạo của I.P. U-bô-rê-vích, đồng chí đã được huấn luyện chu đáo trong diễn tập dã chiến.Biết ưu điểm của I.G. La-da-rép, tôi tin tưởng trong giờ phút phức tạp đó đồng chí sẽ vững vàng chỉ huy quân đoàn đạt tới đích đã định. Ngày 28-1, quân đoàn của I.G. La-da-rép vượt tới vùng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca, trong lúc này quân địch sau khi lấp được chỗ bị chọc thủng đang cố đánh lùi các đợt tiến công của Phương diện quân U-crai-na 2.Các đơn vị xung kích của Phương diện quân U-crai-na 1 chuyển sang tiến công đã phá vỡ tuyến phòng ngự địch, nhưng vấp phải sự chống cự kịch liệt trong tung thâm.Tư lệnh Phương diện quân N.Ph. Va-tu-tin thấy quân địch lấp được cửa mở, đã điều đến vùng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca chi đội phái đi trước rất mạnh của Phương diện quân do tướng M.I. Xa-vê-lép dũng cảm và có tài chỉ huy gồm lữ đoàn xe tăng 233, trung đoàn pháo tự hành 1228, tiểu đoàn bộ binh cơ giới và các đại đội pháo binh cơ động chống xe tăng để tăng cường cho các quân đoàn xe tăng 20 và 2. Đội quân của M.I. Xa-vê-lép khéo léo hành quân, táo bạo thọc qua các đơn vị quân Đức ở vùng Li-xi-an-ca và ngày 28-1 đã liên kết được với quân đoàn xe tăng 20 ở thành phố Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca, sau khi cắt đứt những đường hậu phương chủ yếu của đạo quân địch ở Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki.Quân phòng ngự của địch ở khu vực của Phương diện quân U-crai-na 1 đã ngoan cố chống cự. Tập đoàn quân 40 của tướng Ph.Ph. Giơ-ma-chen-cô trong ngày đầu chỉ đạt được thắng lợi không đáng kể. Các đơn vị thuộc tập đoàn quân 27 của tướng X.G. Tơ-rô-phi-men-cô, đặc biệt là sư đoàn bộ binh 337 của tướng G.O. Li-a-xkin và sư đoàn bộ binh của tướng X.P. Méc-cu-lốp hoạt động có kết quả hơn. Chúng tôi nắm lấy cơ hội này để đưa tập đoàn quân xe tăng 6 vào các đường hậu phương địch và do đó đã ảnh hưởng có lợi cho chiến sự.Đến ngày 30-1, vì có thêm các lực lượng bổ sung vào tham chiến, trong số đó có thê đội hai của tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, quân đoàn xe tăng 18 và quân đoàn cận vệ của tướng A.G. Xê-li-va-nốp, quân của I.X. Cô-nép đã đánh lui được quân địch và lại chọc thủng được một lỗ thủng trên tuyến phòng ngự của chúng. Vừa tiến, bộ đội của hai phương diện quân vừa cắt cụm quân địch ở Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki và bắt đầu dồn chúng vào giữa vòng vây. Đồng thời hai phương diện quân lập một tuyến bao vây ở phía ngoài để không cho đạo quân địch bị bao vây từ phía U-ma-nhơ phá vây ra.Để ghi nhớ chiến công đột phá trận tuyến của địch và cuộc gặp gỡ của bộ đội hai phương diện quân U-crai-na 1 và 2, sau này tại trung tâm thành phố Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca đã dựng đài kỷ niệm, trên đó có đặt một chiếc xe tăng T-34. Ở đài kỷ niệm có ghi: “Tại đây, ngày 28-1-1944, vòng vây bọn xâm lược Hít-le ở vùng Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki đã khép kín. Ở đây, tổ xe tăng của lữ đoàn xe tăng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca 155 huân chương Cờ đỏ thuộc Phương diện quân U-crai-na 2, gồm trung úy Khô-khơ-lốp Ép-ghê-ni A-lếch-xan-đrô-vích, thợ máy lái xe An-đrây-ép A-na-tô-li A-lếch-xây-ê-vích, chỉ huy tháp xe Dai-sép Ya-cốp Xéc-gây-ê-vích do trung tá Prô-sin I-van I-van-ô-vích chỉ huy, đã bắt tay các chiến sĩ xe tăng thuộc Phương diện quân U-crai-na 1.Vinh quang thay các anh hùng của Tổ quốc!”.Tốt quá, chiến công của các anh hùng không bị lãng quên! Chỉ tiếc là ở đó không nêu tên các chiến sĩ xe tăng thuộc Phương diện quân U-crai-na 1. Cần phải bổ sung điều đó sau khi xác định được tên tuổi những chiến sĩ xe tăng anh hùng thuộc Phương diện quân U crai-na 1 đã dũng mãnh tiến vào Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca...Bọn Đức bị bao vây đã bám chặt từng trận địa, từng khu dân cư, chúng ẩn nấp trong những khu rừng để chống cự lại một cách kịch liệt.Để đánh bật quân địch ra khỏi các vị trí, cần phải có hỏa lực mạnh của pháo binh, nhưng chúng tôi không thể làm được diều đó vì không có đường kéo pháo. Để có lượng dự trữ tối thiểu cần thiết về đạn pháo, đạn cối và nhiên liệu cho xe tăng, chúng ta đã buộc phải tổ chức vận chuyển bằng bò thồ, người vác, khiêng gánh - nghĩa là bằng bất cứ cách gì có thể vận chuyển được. Nhân dân các làng ở U-crai-na đã giúp đỡ nhiều trong việc này.Nhằm cứu số quân nằm trong lòng chảo đang lâm vào nguy cơ sẽ bị tiêu diệt, bộ chỉ huy Đức bắt đầu đưa lực lượng đến để đánh vào vòng vây phía ngoài của ta. Ngày 27-1, các sư đoàn 3, 11 và 4 và hai ngày sau, sư đoàn xe tăng 13 của địch tiến gần tới vùng Nô-vô-mia-gô-rốt. Tiếp đó sư đoàn 16 và 17 của chúng bắt đầu tập trung ở vùng Ri-di-nô. Tất cả chúng tôi, những người phụ trách chiến dịch bao vây các đơn vị thuộc các tập đoàn quân 1 và 8 của địch đều hiểu rõ rằng, bộ chỉ huy Đức thế nào cũng phải tổ chức đánh từ ngoài vào để cứu bọn nằm trong vòng vây.Để lập tuyến bao vây phía ngoài nhằm đảm bảo cho việc tiêu diệt số quân địch bị vây hãm, chúng tôi sử dụng tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 thuộc Phương diện quân U-crai-na 2 có quân đoàn khinh binh 49 và lữ đoàn công binh 5 tăng cường. Hai bên sườn của tuyến ngoài này có tập đoàn quân 40 và tập đoàn quân 53 án ngữ.Khác với hành động của bọn địch bị bao vây ở Xta-lin-grát trước đây chỉ phòng ngự để chờ cứu nguy, hy vọng vào đội quân xung kích của Man-sten sẽ chọc thủng vòng vây, bọn quân địch bị bao vây lần này ở Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki tự đánh thốc ra, tìm cách đón gặp các đơn vị xung kích của chúng đánh từ ngoài vào. Trong những ngày đầu tháng 2-1944, quân địch dùng một phần lực lượng bộ đội xe tăng mưu phá vỡ vòng vây ở vùng Nô-vô-mia-gô-rốt thuộc phạm vi Phương diện quân U-crai-na 2. Nhưng chúng bị đánh lui. Trước tình hình đó chúng chuyển lực lượng xung kích sang trận địa của phương diện quân U-crai-na 1, ngày 1 và 5 tháng 2, chúng mở hai trận đánh lớn ở vùng Tôn-ma-chơ-i-xcren-nôi-ê. Ở đây, chúng còn điều thêm ba sư đoàn xe tăng đến tham chiến. Ở vùng Ri-di-nô, quân địch thọc được vào phòng ngự của ta. Bộ chỉ huy địch tin tưởng rằng lần này sẽ phá thủng được phòng tuyến. Tướng Hu-be, tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 1 của địch huênh hoang hứa hẹn. Ta bắt được bức điện vô tuyến của y gửi cho đồng bọn: “Tôi sẽ cứu nguy cho các bạn. Hu-be”. Đặt hy vọng vào đạo quân xe tăng mạnh của tướng Hu-be, trong những bức điện gửi cho tướng Stem-méc-man, tư lệnh quân Đức đang bị bao vây, Hít-le viết: “Các ông có thể trông cậy ở tôi như trông cậy vào bức tường đá. Các ông sẽ được giải phóng khỏi lòng chảo. Còn bây giờ hãy cứ cố thủ”.Về phía ta, để chặn không cho địch phá vòng vây, chúng tôi tức tốc điều tới trận địa nguy hiểm này tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng X.I. Bốc-đa-nốp gồm hai quân đoàn xe tăng lấy trong lực lượng dự bị của phương diện quân. Tập đoàn quân xe tăng 2 sau khi triển khai, đã mở cuộc phản kích. Quân địch liền bị chặn lại và một phần bị đánh bật về điểm xuất phát. Song, quân địch vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ chọc thủng trận tuyến phía ngoài của quân ta. Chúng kéo thêm một sư đoàn xe tăng, một tiểu đoàn xe tăng hạng nặng, hai tiểu đoàn pháo tiến công đến và sau khi tập trung được một số lớn các sư đoàn xe tăng trong vùng Éc-cốp chúng bắt đầu tiến công ác liệt.Ngày 9-2, tôi gửi bức điện lên Tổng tư lệnh tối cao, trong đó có viết: “Theo lời khai của tù binh thì trong các trận đánh ở vòng vây, địch bị thiệt hại nặng. Hiện nay binh lính và sĩ quan địch hoang mang, một số nơi đã có tình trạng hoảng loạn.Theo tài liệu tình báo, bọn địch bị bao vây đang tập trung chủ lực ở vùng Xtê-blép - Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki. Chắc là chúng chuẩn bị cho một cố gắng cuối cùng để thọc ra đón gặp đoàn quân xe tăng đang tiến công vào M. Bôi-ác-ca. Để đảm bảo hướng này, sáng ngày 9-2 chúng tôi đưa một lữ đoàn xe tăng của Rốt-mi-xtơ-rốp tới vùng Li-xi-an-ca và sư đoàn bộ binh 340 của Giơ-ma-chen-cô tới vùng Cra-xnô-gô-rốt-ca - Mô-ta-ép-ca.Các tập đoàn quân của Cô-rô-tê-ép, Rư-giốp và Tơ-rô-phi-men-cô ngày 9-2 đang tiếp tục tiến công.Ngày 8-2 vào lúc 15 giờ 50, các đại diện quân ta thông qua đại tá Phúc-ke, chỉ huy bọn địch ở Xtê-blép, đã trao tối hậu thư cho quân địch bị vây hãm. Các đại diện trở về báo tin rằng bộ chỉ huy quân Đức sẽ trả lời vào 11 giờ ngày 9-2. Giu-cốp”.Lúc 12 giờ ngày 9-2, bộ tham mưu của tướng Stem-méc-man báo tin, từ chối tối hậu thư của ta.Ngay tức khắc ở tuyến bao vây phía trong và từ tuyến bao vây ngoài, quân Đức bắt đầu tiến công ác liệt. Các trận đánh diễn ra đặc biệt gay go trong ngày 11-2. Quân ta chiến đấu cực kỳ ngoan cường. Các sư đoàn xe tăng địch sau những tổn thất lớn đã tiến được tới Li-xi-an-ca, nhưng, không đủ sức tiến xa hơn nữa, chúng chuyển sang phòng ngự. Đêm ngày 12-2, đạo quân địch bị bao vây tập trung lực lượng lại trên một phạm vi hẹp, mưu chọc thủng vòng vây qua Xtê-lép tới Li-xi-an-ca để bắt liên lạc với các sư đoàn xe tăng, nhưng không nổi. Chúng bị chặn lại. Khoảng cách giữa đạo quân địch bị bao vây và đoàn quân địch phá vây đã rút xuống còn 12 km, nhưng để hợp lại với nhau, chúng không đủ lực lượng.Đêm ngày 12-2-1944, tôi gửi báo cáo về Đại bản doanh: “Ở tập đoàn quân của Cráp-chen-cô: Quân địch dùng lực lượng tới 160 xe tăng cùng bộ binh cơ giới từ trận tuyến Ri-đi-nô - Chê-mê-ri-xcôi-ê - Ta-ra-xốp-ca mở cuộc tiến công trên một hướng chung tới Li-xi-an-ca và, sau khi chọc thủng thê đội 1 của quân đoàn bộ binh 47, đã tiến sâu vào phòng ngự của ta tới 10 km.Bước tiến tiếp theo của quân địch bị các đơn vị sư đoàn bộ binh 340 và quân đoàn cơ giới 5 ở thê đội hai và các trung đoàn dự bị pháo tự hành 85 chặn lại ở sông Gni-lôi Tki-chơ.
Quân đội Liên Xô và Quân đoàn bộ binh Ba Lan 1 giải phóng Vinius, 13-7-1944Quân đội Liên Xô và Quân đoàn bộ binh Ba Lan 1 giải phóng Vinius, 13-7-1944 
 
Vì thiếu liên lạc với tư lệnh quân đoàn bộ binh 47 nên tình hình sườn trái tập đoàn quân ở hướng Gia-bin-ca - Ri-di-nô - Du-brốp-ca còn đang được kiểm tra lại.Lực lượng và phương tiện của Cráp-chen-cô đủ để đánh lui các cuộc tiến công của địch, nhưng sau khi thê đội một phòng ngự của ta bị thủng, Cráp-chen-cô đã không nắm được các đơn vị tập đoàn quân.Tôi đã chỉ thị cho Ni-cô-lai-ép[3] cấp tốc đưa bộ tư lệnh tập đoàn quân 27 chuyển về Đgiua-gien-xư chịu sự chỉ huy về mặt tác chiến của Cráp-chen-cô. Tập đoàn quân của Bốc-đa-nốp tới sáng ngày 12-2 tập trung chủ lực ở vùng Li-xi-an-ca - Đa-su-cốp-ca - Che-xnốp-ca. Sư đoàn bộ binh 202 triển khai trên tuyến Khi-gin-xư-Đgiua-gien-xư, toàn bộ lữ đoàn đủ trang bị của Ca-tu-cốp cũng được đưa tới đây.Tôi đã chỉ thị cho Xtê-pin[4] đến sáng sớm đã phải đưa hai lữ đoàn lấy của Rốt-mi-xtơ-rốp về Li-xi-an-ca và, dọc sông Gni-lôi Tôi-chơ ở khúc Li-xi-an-ca - Mua-din-sư, phải tổ chức phòng ngự, trước nhất là phòng ngự chống xe tăng. Ở phương diện quân của Xtê-pin:Tập đoàn quân của Rốt-mi-xtơ-rốp hôm nay đã đánh lui trên hướng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca các cuộc tiến công của 60 xe tăng địch từ Éc-ki. Tình báo xác định được rằng, 40 xe tăng địch đang tiến từ Ca-pu-xtin tới Éc-ki. Có thể là quân địch đưa xe tăng từ hướng Lê-bê-đin sang hướng Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca.Đến sáng ngày 12-2, Xtê-pin đưa quân đoàn xe tăng 18 tiến về Mi-khai-lốp-ca (quá phía đông Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca) và quân đoàn xe tăng 29 về vùng Cơ-nha-giê-lô-dô-vát-ca.Tập đoàn quân của Xmiếc-nốp đã mở các trận đánh chiếm Mi-rô-pô-le, Cô-sác, Glu-ski.Để thuận tiện cho việc chỉ huy, từ 12 giờ sáng 12-2, sư đoàn bộ binh 180 của Tơ-rô-phi-men-cô được chuyển thuộc Phương diện quân U-crai-na 2.Tôi đã chỉ thị cho Xtê-pin ngày 12-2-1944 dùng chủ lực của các tập đoàn quân Cô-rô-tê-ép và Xmiếc-nốp từ phía đông đánh vào Xtê-blép và vào hậu phương bộ phận chủ lực của cụm quân địch bị bao vây đang chuẩn bị thoát ra hòng bắt liên lạc với đội quân xe tăng địch đang tiến công.Toàn bộ không quân chuyển sang hoạt động đêm của hai phương diện quân đều sử dụng ở vùng Xtê-blép.Giu-cốp”.Sáng ngày 12-2 tôi bị cúm, sốt cao, phải đi nằm. Được ủ ấm, tôi ngủ say. Không biết ngủ được bao lâu, thì tôi thấy tướng tùy tùng của tôi, Lê-ô-nít Phê-đô-rô-vích Mi-ni-úc, dùng hết sức lay tôi dậy. Tôi hỏi: - Có việc gì vậy? - I.X. Xta-lin gọi dây nói. - L.Ph. Mi-ni-úc trả lời. Tôi chồm dậy khỏi giường, cầm lấy ống nghe. Tổng tư lệnh tối cao nói: - Tôi vừa được báo cáo, ở chỗ của Va-tu-tin đêm qua quân địch đã từ vùng San-đe-rốp-ca thọc ra Khin-ki và Nô-vai-a Bu-đa. Đồng chí đã biết chưa?- Báo cáo, tôi chưa biết. - Đồng chí hãy kiểm tra và báo cáo. Tôi gọi ngay dây nói cho N.Ph. Va-tu-tin và được cho biết rằng quả thực quân địch lợi dụng lúc có bão tuyết đã mưu toan thọc ra khỏi vòng vây và đã kịp tiến được hai ba km, chiếm được Khin-ki, nhưng chúng đã bị chặn lại.Sau khi bàn với N.Ph. Va-tu-tin về biện pháp bổ sung, tôi gọi dây nói lên Tổng tư lệnh tối cao và báo cáo tình hình tôi đã được N.Ph. Va-tu-tin cho biết.I.V. Xta-lin nói:- Cô-nép đề nghị giao cho đồng chí ấy lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiêu diệt bọn địch ở Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki, còn việc lãnh đạo các đơn vị ở tuyến bao vây phía ngoài thì giao cả cho Va-tu-tin.- Tiêu diệt hoàn toàn quân địch đang nằm trong lòng chảo, - tôi trả lời, - là công việc trong ba bốn ngày nữa thôi. Nếu có sự thay đổi trong việc chỉ huy tập đoàn quân 27 của Phương diện quân U-crai-na 1, thì có thể kéo dài chiến dịch ra.- Hãy để một mình Va-tu-tin chỉ huy các tập đoàn quân 13 và 60 ở vùng Rốp-nô - Lút-xcơ - Đúp-nô, còn đồng chí đảm nhiệm việc chặn không cho quân xung kích địch đột phá vào vùng Li-xi-an-ca trên tuyến bao vây phía ngoài. Hết. Mấy giờ sau chúng tôi nhận được chỉ thị: “Gửi Tư lệnh Phương diện quân U-crai-na 1,Tư lệnh Phương diện quân U-crai-na 2, Đồng chí Yu-rép[5].Vì trong việc tiêu diệt cụm quân địch ở Coóc-xun cần có sự hiệp đồng chặt chẽ của tất cả các đơn vị làm nhiệm vụ đó, và vì đại bộ phận các đơn vị đó thuộc Phương diện quân U-crai-na 2, Đại bản doanh Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh: 1. Giao việc lãnh đạo tất cả các đơn vị tác chiến với cụm quân địch ở Coóc-xun cho tư lệnh phương diện quân U-crai-na 2 với nhiệm vụ tiêu diệt cụm quân địch trong thời hạn ngắn nhất.Do đó, tập đoàn quân 27 gồm các sư đoàn bộ binh 180, 337, 202, các khu phòng thủ 54, 159 và tất cả các đơn vị được tăng cường từ 24 giờ ngày 12-2-1944 được chuyển thuộc quyền chỉ huy tác chiến của tư lệnh Phương diện quân U-crai-na 2. Việc cung cấp mọi thứ cho tập đoàn quân 27 vẫn do Phương diện quân U-crai-na 1 phụ trách.Cho tới khi có liên lạc trực tiếp, tư lệnh Phương diện quân U-crai-na 2 phải giữ liên lạc với bộ tư lệnh tập đoàn quân 27 qua bộ tham mưu của Phương diện quân U-crai-na 1.2. Đồng chí Yu-rép thôi trách nhiệm quan sát việc tiêu diệt cụm quân địch ở Coóc-xun và nhận nhiệm vụ chỉ huy hiệp đồng tác chiến giữa Phương diện quân U-crai-na 1 và Phương diện quân U-crai-na 2 nhằm không cho địch đột phá từ phía Li-xi-an-ca và Dơ-vê-ni-gô-rốt-ca vào liên lạc với cụm quân địch ở Coóc-xun.Yêu cầu báo cáo tình hình chấp hành. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. I. Xta-lin A. An-tô-nốp12-2-1944 Số 220022”N.Ph. Va-tu-tin là người rất dễ xúc cảm. Sau khi nhận được chỉ thị, đồng chí gọi dây nói cho tôi và, vì cho tôi là người đề ra ý kiến thay đổi này, đồng chí đã nói một cách bực tức: - Đồng chí nguyên soái, ai chứ, đồng chí thì biết rõ rằng, liền mấy ngày đêm tôi không hề chợp mắt và đem hết sức lực ra để thực hiện chiến dịch Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki. Tại sao bây giờ lại bỏ mà không cho tôi tiến hành chiến dịch này đến cùng? Tôi cũng là một người yêu nước trong phương diện quân của tôi và muốn rằng Mát-xcơ-va, thủ đô của Tổ quốc ta, sẽ bắn pháo hoa chào mừng các chiến sĩ Phương diện quân U-crai-na 1.- Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích, đó là lệnh của Tổng tư lệnh tối cao, chúng ta là những quân nhân, hãy thi hành mệnh lệnh vô điều kiện.N.Ph. Va-tu-tin đáp: - Báo cáo rõ, mệnh lệnh sẽ được thi hành.Sau ngày 12-2, quân địch ra sức tìm cách từ vùng San-đe-rốp-ca đột phá vào Li-xi-an-ca, nhưng không có kết quả.Ngày 14-2, bộ đội của tập đoàn quân 52 thuộc Phương diện quân U-crai-na 2 chiếm thành phố Coóc-xun - Sép-chen-cốp-xki. Vòng vây tiếp tục siết chặt lại. Binh lính, sĩ quan và những tên tướng Đức đã hiểu rõ rằng, sự viện trợ hứa hẹn sẽ không đến với chúng, chỉ còn trông cậy vào bản thân. Theo lời kể của các tù binh, quân Đức hoàn toàn tuyệt vọng, nhất là khi chúng biết tin một số tư lệnh sư đoàn và sĩ quan tham mưu đã dùng máy bay chạy trốn.Đêm 16-2 có bão tuyết. Tầm nhìn xa chỉ còn độ 10-20 mét. Quân Đức lại nảy ra hy vọng luồn ra Li-xi-an-ca để bắt liên lạc với đoàn quân của Hu-be. Âm mưu chọc thủng vòng vây đó của chúng bị tập đoàn quân 27 của X.G. Tơ-rô-phi-men-cô và tập đoàn quân cận vệ 4 của Phương diện quân U-crai-na 2 đánh lui.Các học viên tiểu đoàn huấn luyện thuộc sư đoàn bộ binh cận vệ 41 của thiếu tướng K.N. Svét-cốp chiến đấu đặc biệt anh dũng. Suốt buổi sáng ngày 17-2, anh em đã chiến đấu ác liệt để tiêu diệt những toán quân Đức đã lọt ra, bọn này về căn bản đã bị tiêu diệt và bị bắt. Chỉ có một số xe tăng và xe bọc thép chở những tên tướng, sĩ quan và bọn SS thoát khỏi vòng vây.Như chúng ta đã dự tính, ngày 17-2, chiến dịch đánh cụm quân địch bị bao vây kết thúc. Theo tài liệu của Phương diện quân U-crai-na 2, 18.000 tên địch bị bắt làm tù binh và quân ta thu toàn bộ vũ khí, kỹ thuật chiến đấu của cụm này.Thủ đô Tổ quốc ta ngày 18-2 bắn súng chào mừng bộ đội Phương diện quân U-crai-na 2. Còn về bộ đội của Phương diện quân U-crai-na 1 thì không hề được nói tới. Tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm của Đại bản doanh.Như chúng ta biết, thắng lợi bao vây và tiêu diệt cụm quân địch đều do có sự hoạt động của cả tuyến phía trong và tuyến phía ngoài.Cả hai Phương diện quân do N.Ph. Va-tu-tin và Cô-nép chỉ huy đều chiến đấu giỏi.Do kết quả chiến đấu thắng lợi của bộ đội hai Phương diện quân U-crai-na, đến cuối tháng 2-1944, tình hình đã thuận lợi cho việc đánh đuổi hoàn toàn quân địch ra khỏi lãnh thổ Hữu ngạn U-crai-na. Cánh phải của Phương diện quân U-crai-na 1 sau khi chiếm vùng Lút-xcơ - Sum-xcôi-ê - Sê-pê-tốp-ca, đã vươn tới sườn cụm quân địch ở Prô-xcu-rốp - Vi-nít-xa. Phương diện quân U-crai-na 2 đã chiếm được khu xuất phát để tiến đánh địch qua U-ma-nhơ theo hướng Mô-ghi-lép - Pô-đôn-xcơ. Phương diện quân U-crai-na 3 đã tiến đến tuyến Cri-vôi Rốc - Si-rô-côi-ê - Cô-chơ-ca-rốp-ca và sẵn sàng đánh vào hướng Ti-ra-xpôn - Ô-đét-xa.Từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 2, tôi ở Đại bản doanh để báo cáo với Tổng tư lệnh tối cao những suy nghĩ của tôi về kế hoạch mở các chiến dịch tiếp theo. Tổng tư lệnh tối cao chỉ thị cho tôi lại đi làm nhiệm vụ tổ chức hiệp đồng giữa các Phương diện quân U-crai-na 1 và 2 và phải mở cuộc tiến công ngay, không được chậm trễ.Ngày 21-2, tôi tới bộ tham mưu Phương diện quân U-crai-na 1 và việc đầu tiên là truyền đạt cho N.Ph. Va-tu-tin và các ủy viên hội đồng quân sự phương diện quân những chỉ thị mới của Đại bản doanh.Sau khi xác định rõ tình hình và nhiệm vụ do Đại bản doanh đề ra, các phương diện quân bắt đầu khẩn trương chuẩn bị ác chiến dịch tiến công mới và tiến hành công tác đảm bảo vật chất kỹ thuật cho các chiến dịch đó. Mùa xuân, tuyết tan ở U-crai-na gây ra những khó khăn rất lớn. Đặc biệt gay go nhất là vấn đề tập trung trái phá, đạn súng cối, bom, nhiên liệu và lương thực trực tiếp cho các đơn vị.Bộ chỉ huy Đức cho rằng, Quân đội Liên Xô không thể tiến công được trong điều kiện như thế, và chúng sẽ có đủ thời gian bố trí lại lực lượng và củng cố phòng ngự. Chính là lợi dụng sự tính toán sai đó của địch mà chúng tôi quyết định giáng cho chúng hàng loạt đòn chí tử để tiêu diệt chúng.Nói tóm lại, chúng tôi lại quyết định dùng chiến thuật tiến công bất ngờ mà bây giờ đã trở thành điều thông thạo trong nghệ thuật chiến dịch, chiến lược của Quân đội Xô-viết.Căn cứ vào các kế hoạch của Đại bản doanh, Phương diện quân U-crai-na 1 chuẩn bị mũi đột kích chính từ vùng Đúp-nô - Sê-pê-tốp-ca - Liu-ba-rơ theo hướng chung vào Chéc-nô-vi-sư nhằm đánh tan cụm quân địch ở Prô-xcu-rốp - Vi-nít-xa - Ca-mê-nét - Pô-đôn-xcơ. Khi tiến tới vùng núi đầu của dãy Các-pát, quân ta sẽ cắt đứt trận tuyến chiến lược của địch, làm cho chúng không thể di chuyển bằng các đường ngắn nhất. Nếu chiến dịch này phát triển thuận lợi cho ta, toàn bộ cụm quân địch phía nam sẽ buộc phải sử dụng đường giao thông duy nhất qua cửa Phốc-san, Ru-ma-ni và Hung-ga-ri, và như vậy là chúng phải di chuyển theo những đường rất xa.Phương diện quân U-crai-na 2 có nhiệm vụ tiến công trên hướng chung vào Ben-sư-a-xư. Một phần lực lượng sẽ tiến công vào Khô-tin, phối hợp hành động với cánh trái của Phương diện quân U-crai-na 1. Phương diện quân U-crai-na 3 chuẩn bị đánh vào Ô-đét-xa - Ti-ra-xpôn để giải phóng các vùng ven biển, tiến đến Đơ-ne-xtơ-rơ, chiếm lấy bàn đạp ở đó.Trưa ngày 28-2, ở bộ tham mưu phương diện quân, tôi sang gặp N.Ph. Va-tu-tin để một lần nữa thảo luận với đồng chí những vấn đề về chiến dịch sắp tới. Sau hai tiếng đồng hồ cùng làm việc, N.Ph. Va-tu-tin nói với tôi: - Tôi muốn đến các tập đoàn quân 60 và 13 để kiểm tra xem các vấn đề hiệp đồng tác chiến với không quân đã được giải quyết như thế nào và xem lại tình hình chuẩn bị vật chất kỹ thuật cho việc mở chiến dịch.Tôi khuyên N.Ph. Va-tu-tin nên cử các đồng chí phó tư lệnh đi, còn đồng chí cần xem lại các quyết định của tất cả các tư lệnh tập đoàn quân, một lần nữa kiểm tra kế hoạch hiệp đồng với không quân và tổ chức hậu cần của phương diện quân. Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích vẫn tỏ ý muốn đi. Đồng chí ủy viên Hội đồng quân sự ủng hộ N.Ph. Va-tu-tin, nêu lý do rằng các đồng chí đã lâu không tới tập đoàn quân 60 và tập đoàn quân 13. Cuối cùng tôi đồng ý là trong thời gian này, tôi sẽ làm việc với bộ tham mưu phương diện quân, cục hậu cần và các tư lệnh binh chủng.Tiếc thay là đã xảy ra điều không hay. Ngày 29-2, sân bay dã chiến gọi dây nói cho tôi báo cáo rằng tư lệnh phương diện quân N.Ph. Va-tu-tin bị thương nặng đã được đưa về đó và đang thu xếp máy bay để đưa đồng chí về quân y viện Ki-ép. Sau khi ra chỉ thị cần thiết cho trưởng phòng quân y phương diện quân, tôi nhận lấy trách nhiệm chỉ huy phương diện quân và gọi dây nói báo cáo ngay với I.V. Xta-lin về việc N.Ph. Va-tu-tin bị thương, phải đưa đi bệnh viện. Tổng tư lệnh tối cao phê chuẩn quyết định của tôi đảm nhiệm chỉ huy phương diện quân trong thời gian tiến hành chiến dịch quan trọng và phức tạp sắp tới.Về sau chúng tôi biết là N.Ph. Va-tu-tin đi thăm các đơn vị tập đoàn quân 60. Xe tăng bảo vệ đi trước. N.Ph. Va-tu-tin ngồi ở xe thứ hai cùng với sĩ quan tùy tùng và một xạ thủ, cách sau một ít là hai xe của N.X. Khơ-rút-xốp.Rẽ vào một làng, đoàn xe bị một đội biệt kích của bọn Ban-đê-rốp bắn. N.Ph. Va-tu-tin nhảy ra khỏi xe, cùng với các xạ thủ bắn yểm hộ cho các xe khác rút. Trong lúc bắn nhau Ni-cô-lai Phê-đô- rô-vích bị thương vào đùi.

( Từ trái sang phải ) Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân Belarus số 3 Trung tướng Vasily Emellianovich Makarov , Nguyên soái Liên Xô Aleksandr Mikailovich Vasilievski, Tư lệnh Phương diện quân Đại tướng Ivan Danhilovich Chernhiakovski đang tiếp nhận sự đầu hành của Tướng Đức . Vitebsk , 28/6/1944 . Ảnh : RIA Novosti / Anatoli Morozov  

Các bác sĩ có tài được triệu tập tới Ki-ép, trong đó có nhà phẫu thuật nổi tiếng N.N. Buốc-đen-cô, nhưng không cứu được N.Ph. Va-tu-tin. N.Ph. Va-tu-tin mất ngày 15-4. Ngày 17-4, lễ an táng N.Ph. Va-tu-tin được cử hành ở Ki-ép. Mát-xcơ-va bắn 20 phát đại bác vĩnh biệt người con trung thành của tổ quốc, một vị tướng lĩnh có tài, N.Ph. Va-tu-tin.Cho đến trước khi mở chiến dịch, chúng tôi trong một thời hạn ngắn phải bố trí, di chuyển nhiều đơn vị từ sườn bên trái của phương diện quân tới gần sườn bên phải. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 từ vùng Béc-đi-chép chuyển sang vùng Sum-xcôi-ê (gần 200 km), tập đoàn quân xe tăng 4 phải hành quán 350 km. Một số lớn các đơn vị pháo binh, công binh và cơ quan hậu cần cũng phải vượt qua khoảng đường dài tương tự, trong điều kiện mùa xuân tuyết tan, không còn đường sá.Mặc dù có nhiều khó khăn, kế hoạch bố trí lại quân đã được thực hiện đúng hạn định. Điều quan trọng nhất là tình báo của địch không phát hiện ra việc chuyển quân đó, vì chủ yếu nó được tiến hành vào đêm tối, còn ban ngày thì vào lúc thời tiết xấu, máy bay không bay được.Ngày 1-3, có quyết định của Đại bản doanh cử tôi làm tư lệnh Phương diện quân U-crai-na 1. Từ ngày đó tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về thắng lợi của chiến dịch sắp tới của phương diện quân. Còn Phương diện quân U-crai-na 2, do Đại bản doanh trực tiếp nắm.Ngày 4-3-1944, quân của Phương diện quân U-crai-na 1 bắt đầu tiến công. Trận tuyến phòng ngự của địch ở vùng Sum-xcôi-ê - Liu-ba-rơ bị chọc thủng, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và tập đoàn quân xe tăng 4 liền bước vào chiến đấu ở cửa đột phá này. Tới ngày 7-3, cả hai tập đoàn quân đã bẻ gãy sức chống cự của địch và sau khi cắt đứt đường xe lửa quan trọng Lơ-vốp - Ô-đét-xa đã tiến đến tuyến Tée-nô-pôn - Prô-xcu-rốp.Bộ chỉ huy Đức, cảm thấy nguy cơ tập đoàn quân của chúng ở Prô-xcu-rốp - Vi-nít-sa - Ca-mê-nét - Pô-dôn-xcơ bị bao vây, đã tập trung 15 sư đoàn để chống lại Phương diện quân U crai-na 1.Ở đây ngày 7-3 đã diễn ra trận đánh ác liệt nhất chưa từng thấy từ chiến dịch ở vòng cung Cuốc-xcơ đến nay.Tám ngày đêm, quân địch mưu đánh bật quân ta trở về nơi xuất phát. Sau khi đánh tan tác và làm kiệt sức các đơn vị phản kích của địch, ngày 21-3, quân ta ở mũi tiến công chính, được các lực lượng dự bị của phương diện quân tăng viện, trong đó có tập đoàn quân xe tăng 1, đã bẻ gãy sức chống cự của địch, bắt đầu tiến nhanh về phía nam. Đặc biệt các binh đoàn thuộc tập đoàn quân xe tăng 1 tiến như vũ bão, đồng thời các tập đoàn quân khác của phương diện quân tiến công từ phía đông, đông bắc và bắc cũng tiến quân thắng lợi.Tập đoàn quân xe tăng 1, đánh tan tác các đơn vị quân địch, và ngày 24-3 chiếm thành phố Chéc-tơ-cốp, còn quân đoàn cận vệ 8 của tập đoàn quân của tướng I.Ph. Đrê-mốp ngay sáng hôm đó đã tiến tới gần Đơ-ne-xtơ-rơ.Lữ đoàn bộ binh cơ giới 20 của đại tá A.Kh. Ba-bát-gia-nhan tiến đến vùng Da-lê-sích và tới gần Đơ-ne-xtơ-rơ. Các đơn vị của quân đoàn xe tăng cận vệ 11 của tướng A.L. Ghét-man cũng tiến đến gần Đơ-ne-xtơ-rơ.Đêm sáng ngày 25-3, lữ đoàn xe tăng 64 của đại tá I.N. Bôi-cô chiếm ga Mô-sa (trên đường vào Chéc-nô-vi-sư), ở đó có đoàn tàu hỏa của địch đang bốc dỡ xe tăng và đạn dược, những thứ này đã bị các chiến sĩ xe tăng của ta chiếm. Ngày 28-3, xe tăng của ta thọc vào sân bay Chéc-nô-vi-sư, ở đây, có hàng chục máy bay địch đang chuẩn bị nhưng không kịp cất cánh.Ngày 29-3, các đơn vị thuộc quân đoàn xe tăng cận vệ 11 của tướng A.L. Ghét-man và sư đoàn bộ binh 24 đã hoàn toàn giải phóng thành phố Chéc-nô-vi-sư khỏi bọn xâm lược Hít-le. Nhân dân thành phố mừng rỡ đón các chiến sĩ Xô-viết.Theo đề nghị của nhân dân thành phố, Hội đồng quân sự tập đoàn quân xe tăng 1 đã quyết định đặt trên đài kỷ niệm chiếc xe tăng của trung úy P.Ph. Ni-ki-tin. Trên bia kỷ niệm viết: “Xe tăng do tổ của trung úy P.Ph. Ni-ki-tin phụ trách là chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào thành phố trong trận chiến đấu ngày 25-3-1944 nhằm giải phóng thành phố khỏi bọn phát-xít xâm lược Đức”. Tên của P.Ph. Ni-ki-tin đã được đặt cho một phố của thành phố.Đến cuối tháng 3, cụm quân địch gồm 21 sư đoàn, trong đó có 10 sư đoàn xe tăng, một sư đoàn cơ giới, một sư đoàn pháo về căn bản đã bị bao vây.Để tiêu diệt cụm quân địch bị bao vây, các tập đoàn quân 18 và 38 được điều từ phía đông về. Một số binh đoàn của tập đoàn quân cận vệ 1, các tập đoàn quân xe tăng 4 và 1 (trừ quân đoàn cơ giới 8) sau khi cắt đứt các đường phía nam của địch, đã vượt sang bên kia sông Đơ-ne-xtơ-rơ. Các đơn vị ta hoạt động trên tuyến bao vây phía trong khi gần tới lúc quyết định của trận đánh thì bị mất sức, không còn đủ số lượng pháo và đạn dược cần thiết vì những thứ này bị tụt lại sau do đường sá hoàn toàn không đi được. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 còn lại ít xe tăng, theo lệnh của Tổng tư lệnh tối cao, được đưa về làm lực lượng dự bị để bổ sung. Tới cuối tháng 3, tập đoàn quân xe tăng 4 ở vùng Ca-mê-nét - Pô-đôn-xki cũng đã quá yếu.Tất cả những cái đó cộng lại không đảm bảo cho quân ta hoạt động tích cực nhằm làm tan rã và tiêu diệt cụm quân địch bị bao vây. Bây giờ, phân tích toàn bộ chiến dịch này, tôi nghĩ rằng, lẽ ra phải đưa tập đoàn quân xe tăng 1 từ vùng Chéc-cô-va - Tôn-xtôi-ê quay sang phía đông để đánh vào cụm quân địch bị bao vây. Nhưng khi đó chúng tôi có tài liệu chắc chắn của nhiều nguồn tin về việc quân địch định phá vây ra phía nam, qua Đơ-ne-xtơ-rơ ở vùng Da-lê-sích. Ý đồ đó của địch hoàn toàn là điều có thể và hợp lý. Trong trường hợp đó, quân địch, sau khi vượt qua Đơ-ne-xtơ-rơ, có thể chiếm bờ phía nam và tổ chức phòng ngự ở đấy. Điều đó có thể xảy ra còn là vì tập đoàn quân 40 ở cánh phải phương diện quân U-crai-na 2 ngày 30-3, vẫn chưa tiến đến Khô-tin.Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện như vậy, cần phải cho tập đoàn quân xe tăng 1 vu hồi sâu hơn, đưa chủ lực của tập đoàn quân này qua Đơ-ne-xtơ-rơ và chiếm Da-lê-sích - Chéc-nô-vi-sư - Cô-lô-mư-va. Nhưng khi biết quân đội Xô-viết đã chiếm các đường rút của chúng ở phía nam, thì bộ chỉ huy cụm tập đoàn quân “Nam” liền ra lệnh cho đạo quân bị vây hãm phá vây, không phải là về phía nam, mà là về phía tây qua Bu-chác và Pốt-gai-sư. Về sau, qua các tài liệu đoạt được của địch mới biết rằng, bộ chỉ huy cụm tập đoàn quân “Nam” của địch đã tập trung một đạo quân lớn trong đó có các sư đoàn xe tăng SS 9 và 10 và ngày 4-4 đã từ vùng Pốt-gai-sư đánh mạnh vào trận tuyến phía ngoài của ta. Sau khi làm rối loạn phòng ngự của quân đoàn 18 thuộc tập đoàn quân cận vệ 1, đoàn quân xe tăng địch đã tiến đến vùng Bu-chác đón gặp những đơn vị địch thoát ở vòng vây ra.Tôi cũng như bộ tham mưu phương diện quân không thể xác định được rõ bao nhiêu tên địch đã thoát vây. Có nhiều số liệu khác nhau. Chắc là không phải hàng chục xe tăng địch với bộ binh đi theo đã thoát ra được như quân ta báo cáo khi đó, mà là nhiều hơn nữa. Trong quá trình các trận đánh ác liệt, tập đoàn quân xe tăng 1 của địch bị bao vây đã mất quá nửa số quân, toàn bộ pháo, một phần lớn các xe tăng và pháo tiến công. Một số binh đoàn chỉ còn lại có mỗi mình bộ tham mưu. Ngày 12-4 bắt đầu trận tiêu diệt quân địch bị bao vây ở Téc-nô-pôn. Hai ngày sau quân địch ở đó bị tiêu diệt. Ngày 17-4, các quân đoàn khinh binh 15, 94 và quân đoàn xe tăng cận vệ 4 chiếm thành phố Téc-nô-pôn.Sau khi kết thúc chiến dịch, bộ đội của phương diện quân chuyển sang phòng ngự trên tuyến Toóc-chin - Bê-rê-xtếch-cô - Cô-lô-mư-ya - Cu ta.Kết quả của trận bao vây quân địch ở Prô-xcu-rốp - Ca-mê-nét có kém hơn. Trong quá trình chiến dịch này chúng tôi không thực hiện được việc bố trí lại quân theo mức cần thiết.Trong thời gian chiến dịch, bộ đội phương diện quân đã tiến được 350 km. Trận tuyến phòng ngự của địch bị phá vỡ tận gốc. Từ thành phố Téc-nô-pôn đến Chéc-nô-vi-sư là một khoảng trống lớn. Để lấp lỗ thủng này, bộ chỉ huy Đức đã phải vội vã lôi một số lớn lực lượng từ các trận tuyến khác, từ Nam Tư, Pháp, Đan Mạch và từ Đức tới. Tập đoàn quân Hung-ga-ri 1 cũng được điều tới đây.Bộ đội phương diện quân U-crai-na 1 đã giải phóng 57 thành phố, 11 đầu mối đường xe lửa, hàng trăm vùng dân cư, các tỉnh lị Vi-nít-xa, Prô-xcu-rốp, Ca-mê-nét, Pô-đôn-xcơ, Téc-nô-pôn, Chéc-nô-vi-sư và tiến đến chân dãy núi Các-pát, cắt toàn bộ trận tuyến chiến lược của cụm quân địch phía nam ra làm đôi. Tới cụm quân này, địch không còn đường giao thông nào khác ngoài con đường qua Ru-ma-ni.Quân đội Xô-viết một lần nữa lại tỏ ra có nghệ thuật chiến đấu cao và giành được những thắng lợi to lớn. Đạt được những thắng lợi to lớn đó không những là nhờ ở nghệ thuật tác chiến và ưu thế về tổ chức và trang bị kỹ thuật, mà còn ở tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng tập thể. Hàng nghìn chiến sĩ, hạ sĩ quan và tướng lĩnh đã được Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý vì có công lao đặc biệt xuất sắc đối với Tổ quốc. Tôi được thuởng Huân chương Chiến thắng hạng nhất.Theo tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, tôi được biết rằng, đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5, bộ đội của các phương diện quân U-crai-na 2 và 3, sau khi đánh tan quân địch đương đầu với mình đã tiến đến tuyến Xu-cha-va - Ya-xư - Đu-bô-xa-rư - Ti-ra-xpôn - A-kéc-man- Biển Đen. Các cuộc tiến công của phương diện quân U-crai-na 4, tập đoàn quân độc lập Pri-moóc-xcai-a và Hạm đội Biển Đen đã đánh tan hoàn toàn đạo quân Đức ở Crưm. Ngày 9-5, quân ta giải phóng thành phố anh hùng Xê-vát-xtô-pôn, và ngày 12-5, chiến dịch giải phóng Crưm đã hoàn toàn kết thúc. Ngày 22-4, tôi được triệu tập về Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao ở Mát-xcơ-va để thảo luận về chiến cục hè thu năm 1944.Mặc dù trong chiến cục đông xuân quân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, tôi vẫn cho rằng quân Đức dù sao cũng còn đủ sức cần thiết để chiến đấu phòng ngự quyết hệt trên mặt trận Xô - Đức.Còn về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược của bộ chỉ huy tối cao địch và các bộ chỉ huy các cụm tập đoàn quân của chúng, thì nó đã bị giảm sút hẳn từ sau trận thất bại ở vùng Xta-lin-grát, đặc biệt là sau chiến dịch ở Cuốc-xcơ.Khác với giai đoạn đầu chiến tranh, bộ chỉ huy Đức đã trở nên chậm chạp, thiếu sáng tạo, nhất là trong tình thế phức tạp. Trong những quyết định của chúng cảm thấy thiếu sự đánh giá đúng đắn những khả năng của quân mình và đối phương. Để rút các cụm quân của chúng thoát khỏi nguy cơ bị đánh thọc sườn và bị bao vây, bộ chỉ huy Đức thường chậm trễ, do đó đẩy quân chúng vào tình thế không lối thoát.Đọc những hồi ký chiến tranh do bọn tướng lĩnh Đức viết, thật không thể hiểu được sự giải thích của chúng về những nguyên nhân thất bại, sai lầm, tính sai và không lường trước được trong việc chỉ huy quân đội của chúng. Đa số các tác giả đó đổ mọi lỗi cho Hít-le với lý do rằng Hít-le năm 1941 tự đưa mình lên cầm đầu các lực lượng vũ trang Đức và là người không thông thạo các vấn đề chiến dịch, chiến lược, hắn đã lãnh đạo về quân sự một cách độc đoán, không nghe ý kiến của các tướng lĩnh. Tôi nghĩ rằng điều đó có đúng một phần và thậm chí có thể là một phần không nhỏ, song, tất nhiên, những nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại trong việc chỉ đạo chiến tranh của Đức không phải là những nhân tố chủ quan.Bợn tướng lĩnh cao cấp nhất của quân Đức, sau thất bại ở Xta-lin-grát, đặc biệt là sau thất bại ở vòng cung Cuốc-xcơ, do đã mất thế chủ động, nên buộc phải tùy cơ giải quyết việc lãnh đạo chiến lược theo những nhân tố và phương thức mới mà chúng chưa được chuẩn bị. Gặp khó khăn trong những lần rút lui bắt buộc và trong việc tiến hành phòng ngự chiến lược, bộ chỉ huy quân Đức đã không chuyển theo kịp tình hình.Bọn chỉ huy Đức cũng không tính được đúng rằng, Hồng quân, Không quân và Hải quân Liên Xô nói chung về mặt số lượng và đặc biệt về mặt chất lượng, đã trưởng thành vượt bậc, còn quân đội và các cán bộ chỉ huy ở khâu chiến dịch, chiến lược, trong nghệ thuật chỉ huy của mình, đã tiến bộ nhiều, đã được tôi luyện trong điều kiện ác liệt của đấu tranh vũ trang.Trên máy bay về Mát-xcơ-va nghiên cứu những tài liệu mới nhất của các mặt trận, một lần nữa tôi thấy rõ sự đúng đắn của quyết định của Đại bản doanh ngày 12-4-1944. Theo quyết định này một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong mùa hè 1944 là phải đánh tan cụm quân Đức ở Bê-lô-ru-xi. Để chuẩn bị cần phải mở những trận lớn ở các hướng khác để thu hút, bắt chúng rời khỏi Bê-lô-ru-xi.Thắng lợi trên là một điều chắc chắn. Vì một là, đội hình chiến dịch của các đơn vị thuộc cụm tập đoàn quân “Trung tâm” quân địch nhô về phía ta, tạo điều kiện thuận lợi cho ta mở những đòn đánh vu hồi rất sâu vào những chỗ nhô ra; hai là, bây giờ trên hướng các mũi đột kích chính, chúng ta đã có khả năng tạo nên ưu thế tuyệt đối so với quân địch.Tôi rất quen thuộc Bê-lô-ru-xi, nhất là những vùng đóng quân của cụm tập đoàn quân “Trung tâm” quân địch, ngay từ khi tôi công tác ở quân khu Bê-lô-ru-xi mà tôi đã vắn tắt kể lại ở những chương đầu cuốn sách này. Tới Mát-xcơ-va, trước hết tôi đến gặp A-lếch-xây In-nô-ken-ti-ê-vích An-tô-nốp ở Bộ Tổng tham mưu. Đồng chí đang chuẩn bị bản đồ chiến sự để đưa trình Tổng tư lệnh tối cao. A-lếch-xây In-nô-ken-ti-ê-vích nói cho tôi biết những tin tức về quá trình tiêu diệt quân địch ở Crưm và về việc thành lập các lực lượng dự bị mới và dự trữ vật chất chuẩn bị cho chiến cục mùa hè. Nhưng đồng chí yêu cầu tôi không để cho Tổng tư lệnh tối cao biết là đồng chí đã nói với tôi về số dự trữ hiện có: I.V. Xta-lin cấm không cho bất cứ ai biết những điều đó để chúng tôi không xin Đại bản doanh những thứ đó quá sớm.Cần phải nói rằng trong thời gian gần đây, Tổng tư lệnh tối cao phân phối một cách tiết kiệm hơn các lực lượng và phương tiện trực thuộc Đại bản doanh.Bây giờ I.V. Xta-lin chỉ phân phối ưu tiên các thứ đó cho những mặt trận nào thực sự tiến hành các chiến dịch có tính chất quyết định. Các mặt trận khác được phân phối lực lượng và phương tiện trong mức độ hạn chế, hợp lý. Nhân việc này, một trong số các tư lệnh phương diện quân trước đây viết cho “Tạp chí lịch sử quân sự”, khi đưa ra ý kiến về công việc của các đại diện Đại bản doanh, có nêu rằng: “...ở phương diện quân nào có các đại diện Đại bản doanh đến chỉ huy hiệp đồng thì những lực lượng và phương tiện được đưa tới đó, làm cho các phương diện quân khác bị thiệt thòi”... Nhưng làm thế nào có thể khác được. Nơi nào có các đại diện Đại bản doanh chỉ huy hiệp đồng thì chính là ở đó chứ không phải ở chỗ nào khác, có các chiến dịch quan trọng nhất và là những chiến dịch cần được ưu tiên đảm bảo về cung cấp vật chất. Thực tế đó đã tự thanh minh tất cả.Ở phòng làm việc của A.I. An-tô-nốp tôi gọi dây nói tới Tổng tư lệnh tối cao. A.N. Pô-xcrê-bư-sép trả lời, đề nghị tôi hãy nghĩ một lát.- Khi nào đồng chí Xta-lin có thì giờ, tôi sẽ gọi dây nói tới, - A.N. Pô-xcrê-bư-sép nói.Đề nghị đó có ích và đồng thời đúng lúc, vì tôi thường phải ngủ ngắt quãng tính gộp cả lại không quá 4 - 5 tiếng đồng hồ trong ngày đêm...I.V. Xta-lin cho mời tôi tới gặp vào lúc 17 giờ.Gọi dây nói cho A.I. An-tô-nốp, tôi cũng biết là đồng chí cũng được triệu tập tới gặp Tổng tư lệnh tối cao. I.V.Xta-lin muốn xem xét tình hình gần đây và nghe ý kiến của Bộ Tổng tham mưu. Khi tôi bước vào phòng làm việc của Tổng tư lệnh tối cao thì ở đó đã có A.I. An-tô-nốp, tư lệnh bộ đội xe tăng thiết giáp, nguyên soái Ya.N. Phê-đô-ren-cô và tư lệnh không quân, thượng tướng A.A. Nô-vi-cốp và có cả Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng V.A. Ma-lư-sép.
Một chiếc IS-2 tham gia chiến dịch tấn công Berlin năm 1945. Ảnh: Tanks Encyclopedia.

IS-2 - xe tăng gieo kinh hoàng cho phát xít Đức trong Thế chiến II. Một chiếc IS-2 tham gia chiến dịch tấn công Berlin năm 1945. Ảnh: Tanks Encyclopedia.


Chào hỏi xong, Tổng tư lệnh tối cao hỏi tôi có đến gặp Ni-cô-lai Mi-khai-lô-vích Svéc-ních không.Tôi trả lời không.- Đồng chí cần đến để nhận huân chương Chiến thắng.Tôi cảm ơn Tổng tư lệnh tối cao về phần thưởng cao quý đó.- Nào ta bắt đầu từ việc gì? - I.V. Xta-lin hỏi A.I.An-tô-nốp.- Tôi xin phép vắn tắt báo cáo tình hình các mặt trận cho đến 12 giờ ngày hôm nay.Sau khi nói vắn tắt về tình hình tất cả các hướng chiến lược, A.I.An-tô-nốp trình bày ý kiến của Bộ Tổng tham mưu về những hoạt động của quân Đức có thể tiến hành trong mùa hè năm 1944.Còn đối với những đề nghị về tính chất các hoạt động của quân ta trong thời gian đó thì A.I. An-tô-nốp không nêu ra ý kiến gì của mình. Tôi hiểu rằng A-lếch-xây In-nô-ken-ti-ê-vích định trình bày những ý kiến đó khi nào Tổng tư lệnh tối cao hỏi. Quay sang phía tư lệnh không quân A.A. Nô-vi-cốp, I.V. Xta-lin hỏi tình hình lực lượng không quân, hỏi số máy bay nhận được của công nghiệp có đủ để kiện toàn các tập đoàn quân không quân của các phương diện quân, và không quân hoạt động tầm xa không. Sau khi nghe trả lời rất lạc quan của A.A. Nô-vi-cốp, Tổng tư lệnh tối cao yêu cầu Ya.N. Phê-đô-ren-cô báo cáo tình hình bộ đội xe tăng thiết giáp và khả năng kiện toàn lực lượng đó cho đến trước khi chiến cục hè bắt đầu.Tôi cảm thấy I.V.Xta-lin đã biết trước những số liệu, nhưng rõ ràng là I.V. Xta-lin muốn để những người có trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề này đích thân báo cáo cho những người có mặt nghe, trước khi chúng tôi phát biểu ý kiến. Chúng tôi đã quen với cách làm việc độc đáo này trong khi thảo luận các vấn đề với Tổng tư lệnh tối cao. Tiếp đó I.V.Xta-lin chậm rãi nhét thuốc vào tẩu, xòe diêm châm lửa rồi chậm rãi hút, mãi sau mới thở một hơi khói ra.- Còn bây giờ chúng ta nghe đồng chí Giu-cốp, - I.V.Xta-lin nói và đi tới gần bản đồ mà A.I. An-tô-nốp đã căn cứ vào đó báo cáo.Tôi cũng chậm rãi trải tấm bản đồ của tôi, khuôn khổ của nó nhỏ hơn bản đồ của Bộ Tổng tham mưu chút ít, nhưng trình bày kỹ càng không kém. Tổng tư lệnh tối cao lại gần bản đồ của tôi và chăm chú xem xét.Tôi bắt đầu báo cáo từ chỗ là tôi đồng ý với những ý kiến chính của A.I. An-tô-nốp về dự đoán hành động của quân Đức và về những khó khăn chúng sẽ gặp phải trong năm 1944 tại mặt trận Xô - Đức.I.V Xta-lin ngắt lời tôi và nói: - Và không phải chỉ có thế. Tháng 6, Đồng minh định dù sao cũng đưa lực lượng lớn đổ bộ vào Pháp. Bọn Đức bấy giờ sẽ phải đánh ở hai mặt trận. Điều đó càng làm cho tình thế của chúng xấu đi hơn nữa mà chúng sẽ không đủ sức đối phó.Trong khi trình bày ý kiến của mình về kế hoạch chiến cục hè 1944, tôi đặc biệt đề nghị Tổng tư lệnh tối cao chú ý đến cụm quân địch ở Bê-lô-ru-xi, nếu cụm quân này bị đánh tan thì phòng ngự của địch sẽ bị đổ sụp trên toàn bộ hướng chiến lược phía tây của chúng.- Bộ Tổng tham mưu thấy thế nào? - I.V. Xta-lin quay sang phía A.I.An-tô-nốp.- Tôi đồng ý, - A.I.An-tô-nốp trả lời.Tôi không để ý lúc Tổng tư lệnh tối cao ấn nút chuông gọi A.N. Pô-xcrê-bư-sép. A.N. Pô-xcrê-bư-sép bước vào và đứng đợi. - Đồng chí cho nói chuyện với đồng chí Va-xi-lép-xki, - I.V. Xta-lin nói.Mấy phút sau A.N. Pô-xcrê-bư-sép báo cáo là A.M. Va-xi-lép-xki đã chờ bên máy.- Chào đồng chí, - I.V.Xta-lin nói - Các đồng chí Giu-cốp và An-tô-nốp đang ở chỗ tôi. Đồng chí có thể đáp máy bay về đây để bàn kế hoạch mùa hè không?... Ở Xê-va-xtô-pôn thế nào?...Thôi được đồng chí ở lại, vậy thì gửi riêng cho tôi đề nghị của đồng chí về giai đoạn hè.Đặt ống máy xuống, Tổng tư lệnh tối cao nói:- Đồng chí Va-xi-lép-xki hứa 8 - 10 ngày nữa sẽ thanh toán xong cụm quân địch ở Crưm, - Sau đó nói thêm: - Hay là ta cho Phương diện quân U-crai-na 1 mở đầu các chiến dịch để có thể đánh vu hồi sâu hơn nữa cụm quân địch ở Bê-lô-ru-xi và thu hút lực lượng dự bị của địch từ hướng “Trung tâm” về đó? A.I.An-tô-nốp nói rằng, nếu như vậy quân địch có thể dễ thực hiện việc di chuyển quân giữa các mặt trận lân cận. Tốt hơn cả là bắt đầu từ phía Bắc, rồi tiếp đó mở chiến dịch đánh cụm tập đoàn quân “Trung tâm” của địch để giải phóng Bê-lô-ru-xi.- Để xem đồng chí Va-xi-lép-xki đề nghị như thế nào, - Tổng tư lệnh tối cao nói: - Đồng chí hãy gọi dây nói cho các tư lệnh phương diện quân yêu cầu các đồng chí đó báo cáo ý kiến về hoạt động của các phương diện quân trong thời gian tới... - Và, quay sang phía tôi,Tổng tư lệnh tối cao nói tiếp: - Đồng chí cùng với đồng chí An-tô-nốp hãy phác thảo cho giai đoạn hè. Khi nào xong chúng ta sẽ thảo luận một lần nữa.Hai ba ngày sau, Tổng tư lệnh tối cao lại triệu tập tôi và A.I. An-tô-nốp tới họp. Sau khi thảo luận kế hoạch, các việc được quyết định như sau: tháng 6 mở chiến dịch tiến công đầu tiên ở eo đất Ca-lê-ri và ở hướng Pê-tơ-rô-da-vốt, tiếp đó ở hướng chiến lược Bê-lô-ru-xi.Sau khi làm việc thêm với Bộ Tổng tham mưu, ngày 28-4 tôi trở lại Phương diện quân U-crai-na 1. Đầu tháng 5, khi chiến dịch giải phóng Crưm kết thúc, tôi đề nghị với Tổng tư lệnh tối cao chuyển giao việc chỉ huy Phương diện quân U-crai-na 1 cho I.X. Cô-nép để tôi có thể trở về ngay Đại bản doanh và bắt đầu công việc chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Bê-lô-ru-xi.Tổng tư lệnh tối cao đồng ý, nhưng dặn trước rằng Phương diện quân U-crai-na 1 vẫn do tôi phụ trách theo dõi và nắm. Tiếp sau chiến dịch Bê-lô-ru-xi, ta sẽ mở chiến dịch tại khu vực của Phương diện quân U-crai-na 1.Để khỏi chậm trễ, tôi không chờ I.X.Cô-nép tới Phương diện quân. Sau khi giao cho tham mưu trưởng Phương diện quân V.Đ. Xô-cô-lốp xki chuyển cho I-van Xtê-pa-nô-vích lời chúc mừng và ý kiến của tôi về hoạt động sắp tới của phương diện quân, tôi lên đường về Mát-xcơ-va.Trong thời gian chỉ huy Phương diện quân U-crai-na 1 tôi đã hiểu sâu thêm các cán bộ lãnh đạo của phương diện quân. Tôi muốn đặc biệt biểu dương các sĩ quan và các vị tướng ở bộ tham mưu phương diện quân, những người có khả năng làm việc cao, đã giúp đỡ nhiều cho bộ tư lệnh trong việc tổ chức các chiến dịch tiến công. Cơ quan hậu cần của phương diện quân do tướng N.P. A-ni-xi-mốp phụ trách. Trong bất kì điều kiện nào, thậm chí trong những điều kiện khó khăn nhất, cơ quan hậu cần phương diện quân U-crai-na 1 vẫn đảm đương được nhiệm vụ, và quân đội rất cảm ơn những cán bộ cần mẫn của cơ quan hậu cần về sự chăm sóc theo tình cha con của họ.Về đến Đại bản doanh, tôi gặp A.M. Va-xi-lép-xki. Đồng chí chuẩn bị nhận trách nhiệm tổ chức hiệp đồng giữa các Phương diện quân Pri-ban-tích 1 và Bê-lô-ru-xi 3. Lẽ đương nhiên, như ta vẫn phương nói, chúng tôi lại ngồi vào cùng một chiếc bàn.
---[1] Bản đồ đoạt được của Đúc. Tài liệu về thành phần quân phát-xít, t.4, tr. 14-20.[2] Bản đồ đoạt được của Đức, trong các ngày 10 - 14 tháng 1 năm 1944.[3] Tên mật của N.Ph. Va-tu-tin.[4] Tên mật của I.V. Cô-nép. [5] Tên mật của G.K. Giu-cốp.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH