Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 18

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cả thế giới sửng sốt bí mật hé lộ Trung Quốc bị Đại quân Mông Cổ D.ẦY X.ÉO như thế nào?
Trung Quốc từng bị dưới ách thống trị của người Mông Cổ 1 nghìn năm dưới thời đại trị vì đại quân Nguyên Mông từng 3 lần thất bại ê chề bởi người Việt... 

Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ

Chủ Nhật, ngày 16/10/2016 01:59 AM (GMT+7)

Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, các con cháu của ông vẫn tiếp tục giấc mộng bá chủ thế giới của ông bằng các trận đánh lớn xâm lược châu Âu, dù thực hiện dang dở.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ - 1
Quân Mông Cổ chiếm một thành phố ở vùng Rus (Nga ngày nay).
Thành Cát Tư Hãn được xem là nhân vật đặc biệt quan trọng trong lịch sử thế giới với tài năng quân sự và tầm nhìn lỗi lạc. Đế chế Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lập nên được xem là quốc gia có diện tích liền mạch và lớn nhất thế giới từ trước tới nay. Loạt bài này sẽ kể lại những câu chuyện sống động về cuộc đời, sự nghiệp và tài năng kiệt xuất của Thành Cát Tư Hãn.
Đế chế Mông Cổ xâm lược châu Âu trong thế kỷ 13 ảnh hưởng tới khu vực Trung Âu, vương quốc Hungary (trận chiến Mohi), làm tan rã Ba Lan (trận Lenigca) và rất nhiều quốc gia khác. Các sử gia cho rằng đây là một trong những chiến dịch quân sự đẫm máu nhất lịch sử.
Chỉ huy các trận đấu lớn có tướng tài Tốc Bất Đài và hai cháu của Thành Cát Tư Hãn là Bạt Đô, Hợp Đan. Thời điểm này Thành Cát Tư Hãn đã qua đời được 10 năm khi đang kéo quân đánh chiếm nhà Tây Hạ ở núi Lưu Bàn (Trung Quốc ngày nay).
Chinh phục vùng Rus (Nga)
Quốc vương Oa Khoát Đài ra lệnh cho Bạt Đô xâm lược vùng đất Rus rộng lớn vào năm 1235. Rus là khu vực thuộc lãnh thổ Nga cộng thêm một phần Kiev (Ukraine). Cánh quân chính do Bạt Đô cùng Mông Kha, Quý Do có mặt ở Ryazan tháng 12.1237. Quân Ryazan từ chối đầu hàng nên lính Mông Cổ đã tàn sát, càn quét và tiếp đó chinh phục thành phố Suzdalia. Hoàng thái tử Yuri của vùng Rus bị giết ở sông Sit năm 1238. Các thành phố lớn như Vladimir, Torzhok, Kolzelsk đều bị thất thủ.
Tiếp đó, quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt người Kypchak sinh sống du mục ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ và đánh chiếm bán đảo Crimea. Bạt Đô có mặt ở Ukraine năm 1239, diệt nốt thành phố Pereiaslav và Chernihiv. Hầu hết các thái tử ở Rus đều xin hàng khi sự phản kháng quân Mông Cổ không mang lại hiệu quả. Cần biết rằng thời điểm này quân Mông Cổ đã có thuốc súng - một phát minh từ Trung Quốc -được sử dụng trong các trận đánh.
Năm 1240, Mông Cổ tấn công Kiev và chinh phục Galich. Bạt Đô cử một đạo quân tới vùng cực bắc trước khi dồn quân sang Trung Âu. Cánh quân lên vùng cực cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ do thám và tiêu diệt một ít quân Ba Lan rồi quay về.
Tấn công Trung Âu
Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ - 2
Hoàng đế Henry II thiệt mạng trong trận Lenigca, tranh của Jan Matejko.
Cuộc tấn công châu Âu được lên kế hoạch, tính toán và thực hiện bởi Tốc Bất Đài. Sau khi đánh bại Rus, Tốc Bất Đài cho do thám tới Ba Lan, Hungary, thậm chí là những vùng xa xôi như phía đông nước Áo để chuẩn bị tấn công vào “trái tim châu Âu”.
Sau khi có được thông tin đầy đủ, chi tiết về châu Âu với những thành trì quan trọng, thành phố trọng yếu và phân bố dân cư, Tốc Bất Đài sai Bạt Đô cùng hai tướng lĩnh khác xuất quân chinh phạt.
Bạt Đô, con trai của Truật Xích (con trai cả của Thành Cát Tư Hãn), là tổng chỉ huy nhưng người lên kế hoạch và định hướng vẫn là Tốc Bất Đài. Ông còn có mặt trong hai chiến dịch đánh vào phía bắc và phía nam của Rus. Tốc Bất Đài cũng đích thân chỉ huy cánh quân tấn công Hungary.
Trong khi cánh quân phía bắc do Hợp Đan chỉ huy thắng trận Lenigca lịch sử thì cánh quân phía bắc của Quý Do cũng thắng trận Transylvania (Romania ngày nay). Lúc đó, Tốc Bất Đài chỉ việc ngồi đợi họ quay về trên đồng bằng Hungary. Hai cánh quân hợp nhất sau đó rút lui ra sông Sajo nhưng bị quân của vua Hungary là Bela IV chống trả quyết liệt trong trận Mohi. Một lần nữa, Tốc Bất Đài lại phải ra tay và giành chiến thắng vang dội cho quân Mông Cổ.
Tấn công Ba Lan
Quân Mông Cổ xâm lược Trung Âu bằng 3 cánh quân. Một đạo quân Mông Cổ đánh tan liên minh của Vuya Henry II, công tước xứ Silesia và Ba Lan trong trận Lenigca. Đạo quân thứ hai vượt núi Carpathian và đạo quân còn lại vượt sông Danube. 3 cánh quân này hợp lại và nghiền nát Hungary năm 1241 trong trận Mohi. Quân Mông Cổ khi đó đã giết phân nửa dân số Hungary và vó ngựa đế chế này chỉ chịu dừng lại khi quốc vương Oa Khoát Đài qua đời đột ngột năm 1241. Lúc đó, các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Mông Cổ buộc phải về nước chịu tang và bầu chọn chủ soái mới.
Bạt Đô sau khi bình định Kiev dẫn quân tới đánh chiếm Ba Lan, phá hủy thành trì Lublin. Nhìn chung, quân Ba Lan do vua Wenceslas chỉ huy không kháng cự nhiều trước sự tấn công như vũ bão của quân Mông Cổ.
Xâm lược vương quốc Hungary
Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ - 3
Trận Mohi lịch sử.
Quân Hungary lần đầu biết tới mối đe dọa của đế chế Mông Cổ là năm 1229 khi vua Andrew II cho một số tàn quân người Nga cư trú ở vương quốc của ông. Trước đó, quân Nga bị quân Mông Cổ đánh te tua phải bỏ chạy.
Dù mối hiểm họa của quân Mông Cổ là có thực nhưng Hungary không chuẩn bị bất kì điều gì để đối phó. Với một quốc gia sống hàng trăm năm yên bình không bị xâm lược, thảm cảnh bị quân thù tấn công là điều hão huyền. Hungary cũng không phải là quốc gia toàn lính tráng. Chỉ những gia đình quý tộc giàu có mới được huấn luyện kị binh hạng nặng. Ngược lại, quân Mông Cổ sử dụng chiến thuật kị binh nhẹ.
Khi biết tin quân Mông Cổ đã vào biên giới, quân Hungary đồn trú ở sông Hernad ngày 4.10.1241. Dù vậy, suốt đêm đó quân Mông Cổ không có động tĩnh gì. Chỉ tới đêm ngày hôm sau, cuộc tấn công mới diễn ra. Quân Hungary không thể chống trả trước những kị binh nhẹ từng tốp nhỏ, luyện tập trên thao trường mỗi ngày và kinh nghiệm dày dạn. Khi nhà vua trốn chạy với sự hộ tống của lính, tàn quân Hungary còn lại bị quân Mông Cổ giết không thương tiếc hoặc bị chết đuối khi tìm cách vượt sông.
Tiếp đó, quân Mông Cổ chiếm toàn bộ đồng bằng Hungary rộng lớn, dãy núi Carpathian phía bắc và Transylvania. Khi dân bản địa chống trả, cuộc thảm sát lại diễn ra. Nếu họ không kháng cự, lính Mông Cổ sẽ thu nạp họ vào đội hình. Hàng vạn người né tránh sự tấn công của dao, kiếm, cung tên từ phía lính Mông Cổ bằng cách trốn sau những bức tường thành hoặc trốn trong rừng sâu. Họ không thể phản kháng trước thế lực Mông Cổ quá mạnh lúc bấy giờ.
Trong suốt mùa hè và mùa xuân năm đó, quân Mông Cổ tiêu diệt nốt những người dân địa phương còn sót lại và bình định toàn bộ vùng lãnh thổ chiếm đóng.
Chấm dứt quá trình xâm lược
Mùa hè và mùa thu năm 1241, phần lớn quân Mông Cổ nghỉ ngơi ở đồng bằng Hungary. Tháng 3.1242, quân lính bắt đầu rút lui. Lí do được nhắc tới nhiều nhất là quốc vương Oa Khoát Đài băng hà. Việc rút lui về nước được thực hiện để giúp các tướng lĩnh chọn ra chủ soái mới.
Lí do thực sự quân Mông Cổ rút lui là gì vẫn còn là bí ẩn, trong đó có nhiều giả thuyết vẫn tồn tại tới ngày nay. Một trong số đó là cuộc chiến vất vả, dài kỳ nhưng chiến lợi phẩm thu được chẳng có là bao.
Dù chiến thắng trong các trận chiến nhưng quân Mông Cổ cũng tổn thất quân số không nhỏ, lên tới khoảng 7.000 người. Một giả thuyết khác là thời tiết châu Âu quá khắc nghiệt với quân Mông Cổ. Hungary rất dễ ngập và điều này khiến mùa đông ở nước này không dễ chịu chút nào. Đồng bằng Hungary trở thành đầm lầy và việc di chuyển của ngựa cũng như thức ăn cho chúng rất khó kiếm. Quân Mông Cổ buộc phải rút lui về Nga để tìm những đồng bằng nhiều cỏ hơn.
Tiếp tục công phá Ba Lan
Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ - 4
Dân Ba Lan chống trả quân Mông Cổ.
18 năm sau lần đầu tiên đem quân chinh phạt, năm 1259 quân Mông Cổ với 20.000 quân từ Kim Trướng Hãn Quốc, 1 trong 4 đế quốc (hãn quốc) lớn thuộc Mông Cổ, quay trở lại Ba Lan. Kim Trướng nằm ở khu vực phía tây đế chế Mông Cổ bị đồng hóa thành người Turk, tương ứng khu vực Moldova, Ukraine ngày nay.
Dưới sự lãnh đạo của các tướng Biệt Nhi Ca, Burundai, Na Hải và Talabuga, các thành phố ở Ba Lan như Lublin, Sieradz, Sandomierz, Zawichost, Kraków và Bytom đều bị tấn công, cướp bóc.
Năm 1287, tướng Talabuga và Na Hải dẫn theo 30.000 quân xâm lược vùng hạ Ba Lan (ở thành phố Krakow ngày nay). Hai cánh quân này gặp nhau ở phía bắc Krakow. Khi tấn công vào thành trì Sandomierz và Krakow, quân của Talabuga và Nogai bị chống trả quyết liệt và thương vong vô số dù giành được chiến thắng. Sau trận này, Talabuga buộc phải trở về cố quốc với chút ít chiến lợi phẩm thu được.
Chinh phạt Hungary lần 2
Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ - 5
Quân Mông Cổ xâm lược Hungary năm 1285.
Na Hải kéo quân xâm lược Hungary lần 2 năm 1285 cùng với tướng Talabuga. Cánh quân của Na Hải tàn phá Transylvania và chiếm được một số khu vực trọng yếu như Reshin, Brasov và Bistrita. Tuy nhiên, quân của Talabuga bị chặn đứng khi tiến vào phía bắc Hungary do mưa tuyết dày đặc ở dãy núi Carpathian và bị quân hoàng gia của vua Ladislaus IV phục kích, tấn công.
Quân đội của Na Hải cũng không khá hơn khi bị quân dân địa phương gồm người Saxon và Vlach tấn công trên đường tháo chạy sự truy sát của lính hoàng gia. Lần xâm lược thứ hai này, quân Mông Cổ hầu như không thu được gì và bị đánh thua tan tác.
Các sử gia cho rằng sau lần thua đầu tiên năm 1241, vua Bela IV đã cho cải cách mạnh mẽ chiến lược quân sự, xây dựng thêm thành quách bằng đá khiến quân Mông Cổ gặp rất nhiều khó khăn khi tấn công. Quân Mông Cổ bị chặn đứng ở Hungary khiến ước vọng chiếm trọn châu Âu của đế chế này bị đổ vỡ. Một lí do căn bản khác khiến Mông Cổ đột ngột rút quân khỏi châu Âu được cho là tình hình thời tiết bất lợi ở Hungary.
Chiến dịch đẫm máu để thống trị châu Âu của quân Mông Cổ - 6
Hãn Quốc Kim Trướng trong trận chiến ở Ryazan.
Vào thời điểm Hốt Tất Liệt băng hà năm 1294, đế quốc Mông Cổ đã bị chia nhỏ thành bốn hãn quốc riêng biệt. Mỗi nơi theo đuổi lợi ích và mục tiêu riêng: Kim Trướng Hãn Quốc ở tây bắc, Sát Hợp Đài Hãn Quốc ở phía tây, Y Nhi Hãn Quốc ở phía tây nam, và triều Nguyên định đô tại Bắc Kinh ngày nay.
Năm 1304, ba hãn quốc phía tây trong một thời gian ngắn đã chấp nhận quyền bá chủ của triều Nguyên, nhưng đến khi triều đại này bị triều Minh của người Hán lật đổ vào năm 1368, đế quốc Mông Cổ chính thức tan rã.
_____________
Thành Cát Tư Hãn không chỉ là một chủ soái kiệt xuất trên các chiến trường mà ở "mặt trận" tình ái, ông cũng thể hiện sự mạnh mẽ hơn người. Theo các nhà khoa học, hiện nay 16 triệu người châu Á có gene của Thành Cát Tư Hãn. Mời bạn đọc bài tiếp theo xuất bản sáng sớm 17.10 để hiểu thêm về “di sản đồ sộ” của Thành Cát Tư Hãn.
Theo Quang Minh – Tổng hợp (Dân Việt)

Những chiến dịch hãm thành đẫm máu nhất trong lịch sử cổ đại

Với mục đích chặn đường tiếp tế khiến đối phương kiệt quệ, những đội quân hãm thành thời cổ đại thường gây ra thương vong rất lớn cho dân thường.

nhung-chien-dich-ham-thanh-dam-mau-nhat-trong-lich-su-co-dai
Quân La Mã hủy diệt Jerusalem sau chiến dịch vây hãm. Ảnh: TopTenz.
Hãm thành là chiến thuật quân sự đã được áp dụng suốt hàng nghìn năm, với mục đích buộc lực lượng bị bao vây mệt mỏi, đói khát tới mức phải đầu hàng. Trong lịch sử cổ đại, chiến thuật vây hãm này được sử dụng rất phổ biến, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho binh lính và người dân trong các tòa thành bị bao vây, theo WATM.
Trận bao vây Jerusalem
Sau cuộc nổi loạn của người Do Thái năm 66, La Mã quyết định dập tắt hoàn toàn cuộc nổi dậy này. Hoàng đế La Mã Titus Flavius triển khai 70.000 lính bao vây thành Jerusalem, nơi có gần 40.000 quân phòng thủ vào năm 70.
Sau khi dùng 4 quân đoàn bao vây thành phố, Titus cố gắng đàm phán với lực lượng thủ thành bằng việc cử sứ giả Do Thái Josephus đến thương thuyết. Tuy nhiên, Josephus bị thương sau khi trúng một mũi tên, khiến cuộc vây hãm tiếp tục diễn ra. Dần dần cư dân trong thành rơi vào cảnh đói khát, buộc phải ăn uống bất kỳ thứ gì có thể tìm thấy. Một số người thậm chí còn ăn thịt đồng loại.
Cuối cùng, quân La Mã sử dụng chiến thuật đột kích bí mật trong đêm khuya, chọc thủng tường thành và bắt đầu tàn sát người dân. Một số tòa nhà bị san phẳng và cướp bóc, trong đó đền thờ Do Thái bị phá hủy theo lệnh của Titus. Gần như toàn bộ người sống sót bị gom lại và bán làm nô lệ, trong khi hơn 1 triệu người khác bị thảm sát trên đường phố.
Chiến dịch hãm thành Baghdad
Năm 1258, đội quân 100.000-150.000 của đế chế Mông Cổ cùng nhiều nước chư hầu dưới quyền Húc Liệt Ngột, cháu của Thành Cát Tư Hãn, bao vây thành phố Baghdad, sau khi chinh phạt hầu hết Iran và miền bắc Iraq.
Ngay sau khi hạ trại, Húc Liệt Ngột ra lệnh công thành, nhưng không có đạn cho máy bắn đá. Việc chở các tảng đá cần thiết để công thành mất tới ba ngày. Trong lúc tìm các khối đá phù hợp để bắn phá tường thành, Húc Liệt Ngột ra lệnh cho cung thủ bắn tên chứa thông điệp khẳng định cư dân trong thành sẽ được đối xử tốt nếu đầu hàng.
Quân Mông Cổ đập phá các tòa nhà ở vùng ngoại ô Baghdad để lấy đá, đồng thời chặt hàng loạt cây cọ để làm đạn công thành. Quốc vương Baghdad nhanh chóng cử sứ thần để hòa đàm, nhưng họ lập tức bị tống giam vì Húc Liệt Ngột muốn đối phương đầu hàng vô điều kiện.
ba-tran-vay-ham-tham-khoc-nhat-trong-lich-su-co-dai-1
Húc Liệt Ngột khi vào ngân khố của thành Baghdad. Ảnh: Wikipedia.
Quân Mông Cổ tập trung tấn công tháp Ajami, san phẳng nó trở thành bình địa rồi tràn vào thành, chiếm được phía đông Baghdad. Húc Liệt Ngột gửi thông điệp cho quân đội Baghdad khuyên họ hạ vũ khí và rời vị trí phòng thủ.
Nhận thấy không thể thắng bằng vũ lực, các cận thần khuyên quốc vương Baghdad bỏ trốn, nhưng một người tên Ibn Alquami đề nghị quốc vương gả con gái cho Húc Liệt Ngột để chấm dứt cuộc vây hãm.
Quốc vương đồng ý và đưa quân đội ra khỏi thành, nghĩ rằng họ sẽ được rút quân về Syria. Tuy nhiên, toàn bộ đội quân này bị lính Mông Cổ giết chết, quốc vương và các con trai cũng bỏ mạng. Quân Mông Cổ tràn vào thành Baghdad, tàn sát không nương tay trong suốt 40 ngày. Ước tính có khoảng 2 triệu người đã thiệt mạng, chưa kể tới rất nhiều người bị bán làm nô lệ, sau cuộc hãm thành thảm khốc này.
Trận vây hãm Kaffa
Đây là trận chiến để lại hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại, bệnh dịch hạch ở châu Âu cũng bắt nguồn từ đây.
Genoa và Mông Cổ ký hiệp ước năm 1266, quy định Kaffa là trung tâm thương mại giữa châu Âu và Viễn Đông, với điều kiện người Mông Cổ kiểm soát thành phố và sẽ trả lại sau.
Tới năm 1343, cư dân địa phương theo Cơ đốc giáo và người Hồi giáo ở Tana xảy ra xung đột, khiến họ phải chạy đến Kaffa để trốn. Vua Mông Cổ Jani Beg cho quân đuổi theo người Cơ đốc giáo, phát hiện họ trốn ở Kaffa nên quyết định bao vây thành phố. Năm 1344, quân Genoa phá vây thành công, tiêu diệt 15.000 quân của Jani Beg và phá hủy vũ khí công thành.
Vua Jani Beg tiếp tục vây hãm Kaffa vào năm 1346. Trong lúc bao vây thành phố, một dịch bệnh bí ẩn bùng phát tại các trại quân khiến nhiều lính Mông Cổ tử vong. Thấy vậy, quân Mông Cổ quyết định sử dụng máy bắn đá phóng thi thể người chết vì dịch bệnh vào thành với hy vọng chúng sẽ giết chết mọi người bên trong.
ba-tran-vay-ham-tham-khoc-nhat-trong-lich-su-co-dai-2
Quân Mông Cổ bắn thi thể người nhiễm bệnh vào thành. Ảnh: Wikipedia.
Hàng núi xác chết thối rữa được bắn vào thành, làm ô nhiễm không khí, đầu độc nguồn nước, gây mùi hôi thối nồng nặc khắp thành, dù quân Genoa đã cố gắng vứt nhiều thi thể xuống biển. Những người nhiễm bệnh từ xác chết lại lây sang nhiều người khác, trong khi không ai biết biện pháp phòng ngừa, theo sử gia Gabriel de Mussis.
Kiệt quệ vì dịch bệnh, Kaffa đầu hàng năm 1349. Một số người Genoa trốn lên tàu trở về Italy mà không hề biết rằng mình đã bị nhiễm bệnh dịch hạch.
"Trong số những người thoát khỏi thành Kaffa bằng tàu, nhiều người bị nhiễm mầm bệnh. Một số tàu đến Genoa, số khác đến Venice và khu vực người Cơ đốc giáo, dẫn tới việc lây bệnh cho người dân ở đó", sử gia Mussis viết.
Trận Kaffa năm 1346 có thể là cuộc bao vây đẫm máu nhất trong lịch sử. Hậu quả của nó là bệnh dịch hạch lan ra khắp châu Âu, cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người trên tổng số 80 triệu dân sống tại châu lục này thời điểm đó.
Trận bao vây Tenochtitlan
Đây là trận đánh cuối cùng, mang tính chất quyết định giữa người Aztec bản địa và quân đội thực dân Tây Ban Nha ở Mexico.
Năm 1520, hầu tước Hernán Cortés chỉ huy đội quân 200.000 người vây hãm Tenochtitlan, thủ đô của người Aztec, với quyết tâm tiêu diệt dân bản địa để chiếm đất đai và tài nguyên giàu có về cho Tây Ban Nha. Lực lượng phòng thủ Aztec có gần 300.000 người, trong khi Tây Ban Nha có lợi thế công nghệ đáng kể, giúp họ chiếm thế thượng phong.
Thời gian đầu, người Aztec giành được một số thắng lợi nhỏ, nhưng sau đó họ bị nhiễm bệnh đậu mùa, khiến lực lượng phòng thủ suy yếu đáng kể. Nhận thấy việc xâm chiếm qua từng cứ điểm là bất khả thi, Hầu tước Cortés ra lệnh pháo kích thành phố, phá hủy mọi công trình cho đến khi người Aztec đầu hàng.
Cuộc vây hãm kéo dài chỉ gần ba tháng nhưng khiến hơn 200.000 người thiệt mạng, chủ yếu là người dân Tenochtitlan.
Duy Sơn

5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người

Sự Kiện : Khí Tài - Quân Sự
Tất cả các cuộc chiến đều rất khủng khiếp nhưng có một số tồi tệ hơn rất nhiều so với những cái còn lại.
Điều này không có nghĩa là danh sách 5 cuộc chiến dưới đây là toàn diện. Tuy nhiên, 5 cuộc chiến này có thể đã giết chết số người lên đến 1/4 tỷ.
Những cuộc chiến này rất lớn và làm đảo lộn hiện trạng thế giới. Cuộc nội chiến Trung Quốc đã giết chết hơn 1 nửa tỷ người theo cách mạng. Chiến tranh Thế giới II phá hủy mối đe dọa chuyên chế. Ngay cả những cuộc xâm lược của quân Mông Cổ nổi tiếng cho tới tận ngày nay cũng ước tính có tới 16 triệu người trên khắp thế giới mang gen của Thành Cát Tư Hãn.

Nội chiến Trung Quốc

Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 1
 
Đây là cuộc chiến giữa lực lượng của Trung Hoa dân quốc - ROC (Đài Loan) và Đảng cộng sản Trung Quốc - CCP. Chiến tranh nổ ra và kết thúc sau hơn 20 năm, từ 1927 đến 1950. Kết quả, nước CHND Trung Hoa trên đất liền -Trung Quốc đại lục ra đời và Đài Loan (hiện vẫn không được công nhận là một nước độc lập). Khoảng 80 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột phức tạp do có sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản tại Trung Quốc.
Giống như tất cả các cuộc nội chiến trong lịch sử Trung Quốc, sự bất ổn xã hội là kẻ sát nhân chính và người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cuộc chiến đã tạo ra nạn dân, mang lại cho họ bệnh tật và đói khát.
Thương vong trong quân đội khi cuộc nội chiến mới bắt đầu là khá ít bởi CCP chủ yếu đánh du kích. Vào cuối Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã trang bị cho quân đội Trung Quốc bằng những vũ khí thu được của Nhật Bản. Bắc Kinh đã thu được nhiều thắng lợi trên chiến trường. Trong vòng 5 năm, ROC bị truy quét từ Trung Quốc tới Đài Loan và những hang ổ tại Đông Nam Á.
Một yếu tố làm trầm trọng cuộc nội chiến là sự hiện diện của quân đội Nhật Bản hòng chiếm đóng Trung Quốc. Người Nhật thường hơn tầm so với lực lượng của Trung Quốc nhưng Trung Quốc lại có nguồn nhân lực dường như vô tận. Cả ROC và CCP đều chống lại Nhật Bản, thậm chí, 2 đội quân này còn tạm thời đình chiến với nhau trên Mặt trận thống nhất thứ hai (Second United Front)

Nổi dậy Thái Bình - Trung Quốc

Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 3
 
Hồng Tú Toàn, một nhà thần học Kito giáo người Trung Quốc, tự xưng là em trai của chú Jesus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình nhà Thanh. Ông là người thành lập Thái Bình Thiên Quốc, dẫn đầu một đội quân để lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến kéo dài từ 1850-1864, có thể là cuộc xung đột gây chết người nhất từ trước tới nay.
Cuộc nổi loạn của Hồng Tú Toàn bắt đầu từ miền nam Trung Quốc, với nhiều tân binh tới từ các tỉnh Quảng Tây và Quảng Châu. Khi Thái Bình Thiên Quốc hành quân về phía bắc, ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại quân Thanh, họ đã thành lập thủ đô ở Nam Kinh.
Thắng lợi của Quân đội Thái Bình đã bị Thường Thắng Quân (Ever Victorious Army) trấn áp. Thường Thắng Quân là đội quân của hoàng tộc nhà Thanh, nhưng do người châu Âu dẫn đầu. Chỉ huy của đội quân này là Frederick Townsend Ward - người Mỹ và Charles “Chinese” Gordon - một sĩ quan quân đội Anh, người sau này bị giết trong cuộc vây hãm Khartoun. Quân đội Thái Bình đã chứng minh không thể giữ được cả Bắc Kinh lẫn Thượng Hải. Cuối cùng, họ bị quân đội hoàng đế đánh bại.
Mặc dù thương vong về quân sự có khả năng lên tới gần 400.000, tổng thương vong  (bao gồm cả dân thường) được báo cáo là từ 20 triệu - 100 triệu. Hầu hết thương vong dân sự là kết quả của rối loạn xã hội, nạn đói và bệnh tật. Để dập tắt cuộc nổi loạn, quân đội hoàng đế đã "nhổ cỏ tận gốc", tàn sát 1 triệu người tại Quảng Châu.
Các cuộc xâm lăng của Mông Cổ
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 5
 
Mông Cổ, một bộ lạc du mục trên lưng ngựa đến từ Trung Á, đã tiến hành chiến dịch chinh phục kéo dài hàng trăm năm để đi xâm chiếm hầu hết đại lục Á - Âu. Trong suốt thế kỷ 13, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục một cách hệ thống các nước Nga, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, tất cả Trung Á, Ấn Độ, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Hungary và Ba Lan hiện nay.
Người Mông Cổ đã không xâm lăng "nhẹ nhàng". Từ năm 1211-1337, họ đã giết chết 18,4 triệu người tại riêng Đông Á. Ian Frazier đã viết trong cuốn The New Yorker rằng: "Đối với các thành phố và những nơi canh tác nằm trên con đường mà Mông Cổ đi qua, họ là một thảm họa thiên nhiên trọng tâm của một vụ va chạm thiên thạch".
Một ví dụ về sự tàn bạo của Mông Cổ là thành phố Nishapur của Ba Tư đã bị phá hủy vào năm 1221. Mông Cổ đã xóa sổ 1,7 triệu người sống trong và quanh thành phố. Trong cuộc xâm lược Baghdad, thủ đô của đế chế Abbasid, Mông Cổ đã tiến hành vụ thảm sát kéo dài 7 ngày khiến 200.000 - 1.000.000 cư dân thành phố thiệt mạng.
Chính xác có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong các cuộc xâm lăng của Mông Cổ rất khó để thống kê. Các nhà sử học có thể đã phóng đại các con số bởi chính người Mông Cổ cũng đã thổi phồng lên. Người Mông Cổ đã đưa sự tàn bạo lan xa và rộng để làm thoái chí những nước tiếp theo muốn tham gia cuộc chinh phục. Nghiên cứu chủ nghĩa xét lại trong các cuộc xâm lược của Mông Cổ cho thấy số người thiệt mạng có lẽ không tới 40 triệu mà "chỉ" khoảng 11,5 triệu trong vòng 120 năm.
Chiến tranh Thế giới I
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 6
 
16 triệu người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới. Trong đó, 9 triệu người là quân lính, 7 triệu người là dân thường.
Chiến tranh Thế giới I là cuộc chiến Thời đại Công nghiệp đầu tiên nổ ra trên quy mô toàn cầu, với sự góp mặt của súng máy, xe tăng và pháo binh trên diện rộng. Súng máy đã tăng cường đáng kể hỏa lực cho bộ binh, nhưng chủ yếu ở hàng phòng ngự.
Thế chiến I được đánh dấu bằng mọt số trận chiến đẫm máu, gây thiệt hại cho cả 2 bên tham chiến. Đầu tiên phải kể đến trận Marne khiến Pháp thiệt hại 250.000 quân. Thiệt hại của Đức chỉ là ước tính, nhưng được cho là tương đương với Pháp.
Trận Verdun ước tính khoảng 714.000 người thiệt mạng trong vòng 300 ngày. Trận Somme, số người thiệt mạng từ 700.000-1,1 triệu. Thương vọng trên Mặt trận phía Đông tồi tệ hơn - 300.000 người Đức và 2,4 triệu người Nga đã bị chết - phần nhiều là do khó khăn và bệnh tật chứ không phải do các trận đánh.
Thế chiến I có lẽ là cuộc chiến tranh cuối cùng có số binh lính chết lớn hơn số dân thường. Mặc dù có rất nhiều cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp nhưng số lượng thường dân thiệt mạng của Pháp chỉ là 40.000 người.
Chiến tranh Thế giới II
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 7
 
Cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử loài người, gần như chắc chắn là Thế chiến II. Những cuộc chiến khách có thể gây chét người nhiều hơn song thiếu hồ sơ đáng tin. Có từ 60-80 triệu người đã chết từ năm 1939-1945. Có từ 21-25 triệu binh lính đã chết, số còn lại là thường dân.
Không giống như Thế chiến I, Thế chiến II là một cuộc chiến toàn cầu với nhiều cuộc chiến diễn ra tại châu Á và Thái Bình Dương. Liên Xô đã mất khoảng 27 triệu quân nhân và dân thường. Đến nay, đây là quốc gia có số người chết vì cuộc chiến cao nhất. Trung Quốc có khoảng 20 triệu người chết, Đức là 6-7 triệu, Nhật Bản khoảng khoảng 2,5-3,2 triệu. Mỹ may mắn chỉ mất khoảng 420.000 người trong đó có khoảng 10.000 quân lính.
Hành vi diệt chủng cũng góp phần đáng kể vào việc làm tăng số người chết. Chiến dịch diệt chủng chống lại người Do Thái, người Slavs, người Roma, người đồng tính, người tàn tật của Đức đã tiêu diệt khoảng 11 triệu người.
Bảo Linh (Theo National Interest)
Nguồn : Người đưa tin


Bí mật không thể tin nổi Tần Thủy Hoàng vị vua máu lạnh khét tiếng nhất lịch sử Trung Hoa

4 hoàng đế “máu lạnh" khét tiếng lịch sử Trung Hoa

Những hoàng đế được đánh giá là kẻ bạo chúa khét tiếng trong việc giết hại quá nhiều người vì mục đích riêng.

   
Lưu Bang giết đại công thần Hàn Tín
Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.
Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũ, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.
Sau những chiến tích vang dội lẫy lừng, Hàn Tín được triều đình sắc phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương.
Còn về phía dân chúng, vào thời đó người ta còn gọi ông là “quốc sĩ vô song”, "công cao vô nhị, lượt bất thế xuất”.... nhưng cũng chính vì uy danh lừng lẫy ấy, nhân vật lịch sử này đã phải nhận kết cục vô cùng bi thảm.
Tần Thủy Hoàng giết chính cha ruột của mình
 4 hoang de “mau lanh" khet tieng lich su trung hoa hinh anh 1
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.
Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Chu Nguyên Chương giết bạn vào sinh ra tử
Chu Nguyên Chương cũng được đánh giá là một điển hình trong số những Hoàng đế khai quốc giết công thần, dù công trạng của ông đối với xã tắc Minh triều khi đó là không thể phủ nhận.
Trước khi truyền ngôi cho thái tử, Chu Nguyên Chương đã ra tay “dọn đường”, “tắm máu” công thần - những người anh em đã đồng cam cộng khổ với mình như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc...
Trong công cuộc trừ khử công thần này, Chu Nguyên Chương đã gây ra cái chết cho khoảng 45.000 người, từ quan lớn đến quan nhỏ và cả những người có liên lụy dù ít hay nhiều.
Con đường lên làm hoàng đế của Võ Hậu trải dài "đầy máu"
 4 hoang de “mau lanh" khet tieng lich su trung hoa hinh anh 2
Sau này, bà ép thái tử Lý Trung chết, lập Lý Hoằng là con cả của mình làm thái tử. Khi Lý Hoằng bất mãn với việc can dự triều chính của Võ Hậu, ông cũng bị mẹ đầu độc chết trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc. Con thứ hai của bà là Lý Hiền lên làm thái tử cũng vì bất kính mà bị Võ Tắc Thiên ép tự tử năm 684.
Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên ngôi năm 683. Chỉ sau một tháng trên ngôi báu, lấy cớ vợ Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền, Võ Hậu quyết định phế vua. Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra và tới năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức trở thành hoàng đế.
Theo Diệp Thảo (Khoevadep)

Hoàng đế máu lạnh Tần Thủy Hoàng và cái chết thách thức hậu thế

Xung quanh cái chết của Tần Thủy Hoàng, hiện vẫn tồn tại 2 luồng quan điểm trái chiều.
Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 9, 210 TCN), tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN[3] sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
hoang de mau lanh tan thuy hoang va cai chet thach thuc hau the
Ảnh minh họa.
Hoàng đế nức tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lâu nay vẫn được mệnh danh là “thiên cổ nhất đế”.
Nhân vật lịch sử này không chỉ được người đời chú ý, từ yếu tố con người, đời tư, công, tội mà ngay cả cái chết của ông với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.
Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông.
Tuy nhiên cho đến nay, giới sử gia của nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều xung quanh cái chết này. Theo đó, một luồng ý kiến cho rằng, Tần vương chết vì bệnh và luồng ý kiến còn lại nhận định, ông đã bị hại mà chết.
Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh
Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, về cái chết của Tần Thủy Hoàng, “Sử ký” đã ghi chép rất nhiều. Những thông tin này thậm chí có thể tìm kiếm tại các tài liệu lịch sử khác như “Tần Thủy Hoàng bản ký”, “Lý Tư liệt truyện” và “Mông Điềm liệt truyện”...
Theo đó, nguyên nhân cái chết của Tần vương rất rõ ràng, không có gì đáng nghi ngờ.
Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía đông bị hành thích, một chiếc xe đi sau bị thích khách dùng búa đật nát.
Sau đó lại phát hiện trên một tảng đá có khắc chữ là “Thủy Hoàng chết, đất phân chia”, lại thêm lời nói “Năm nay Tổ Long chết” từ một “tiên nhân”.
Tần Thủy Hoàng vốn là người mê tín, nên cảm thấy rất bất an trước những sự việc này.
Để phòng trừ vận nạn, tìm kiếm huốc trường sinh bất tử, Tần Thủy Hoàng nghe theo lời của một thầy bói có tiếng, chuẩn bị tuần du lần thứ năm.
Tuy nhiên do trên đường đi lao lực, Tần Thủy Hoàng tới bến Bình Nguyên (nay ở gần Bình Nguyên, Sơn Đông) thì ngã bệnh.
Triệu Cao phụng mệnh viết di chiếu, truyền mệnh cho Giám quân Hà Thao là Phù Tô (con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng) rằng: "Giao binh cho Mông Điềm, mau đến đưa ta về Hàm Dương chôn cất."
Tuy nhiên thư chưa kịp truyền đi, Tần Thủy Hoàng đã chết tại Hành cung Sa Khâu (Nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc).
Theo ghi chép của Sử ký, Tần Thủy Hoàng từ nhỏ đã mắc bệnh, thể chất yếu đuối, lớn lên lại ương ngạnh bảo thủ, việc lớn hay nhỏ đều tự mình quyết định, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân, làm việc cực kỳ mệt nhọc.
Thêm nữa việc tuần du lại vào những ngày hè nóng nực. Tất cả các nhân tố bất lợi trên khiến cho Tần Thủy Hoàng mắc bệnh mà chết.
Về thắc mắc Tần vương mắc bệnh gì mà chết, có ý kiến cho rằng Tần Thủy Hoàng mắc bệnh động kinh.
Thông thường, chứng bệnh này thường phát tác vào tháng 4 với các dấu hiệu như chóng mặt, dạ dày khó chịu sau đó sẽ bị mất đi ý thức, cơ bắp bị co giật... sau đó cơ bắp toàn thân co rút, sùi bọt mép, ít nhất phải mười phút sau mới có thể tỉnh táo trở lại.
Cuốn “Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ” ghi chép rằng: “Tần vương mũi gẫy, mắt dài, lưng chim ó, tiếng như sói, ít tạo ân đức, tâm địa thâm độc”.
Phỏng đoán Tần Thủy Hoàng từ nhỏ mắc chứng xương mềm, thường phải chống chọi với việc khó thở, nên khi lớn lên ngực giống với chim ó, tiếng giống như sói.
Càng về sau do công việc triều chính nặng nề, nên đã xuất hiện thêm một số chứng bệnh như viêm màng não và động kinh.
Khi Tần Thủy Hoàng đi xuôi xuống Hoàng Hà, bệnh động kinh lại phát tác. Sọ não sau lại va vào đồ đựng đá, khiến cho căn bệnh viêm màng não càng thêm nghiêm trọng, người rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.
Ngày thứ hai, khi xe đi tới Sa Khâu thì Triệu Cao và Lý Tư mới phát hiện ra được Tần Thủy Hoàng đã chết cách đó khá lâu.
Tần Thủy Hoàng bị hại mà chết
Tuy nhiên những người duy trì luồng quan điểm thứ 2 đã dựa trên một số tài liệu sử sách có liên quan tới cái chết của Tần Thủy Hoàng mà phát hiện ra một số điểm khả nghi.
Triệu Cao là một hoạn quan, bố mẹ đều là tội nhân của nước Tần. Phụ thân của người này phải chịu hình phạt của nước Tần trong khi mẹ ông ta là một nô tì làm trong phủ của một viên quan lại.
Anh em Triệu Cao được sinh ra ở trong Tần cung, sinh ra đã làm nô tì. Về sau Tần Thủy Hoàng nghe nói Triệu Cao thân thể cường tráng, lại am hiểu các điều luật về hình phạt trong ngục liền đề bạt làm Trung xa phủ lệnh.
Những biểu hiện của Triệu Cao khi Tần vương bị bệnh nặng và sau khi chết không thể không khiến người ta hoài nghi rằng cái chết của Tần vương có liên quan tới ông ta.
Trong lần du tuần thứ 5 của Tần Thủy Hoàng, Triệu Cao, Lý Tư, Hồ Hợi... là những người đi theo hộ giá. Thượng khanh Mông Nghị cũng đi theo đoàn tùy tùng này.
Mông Nghị là em trai của Mông Điềm, là thân tín của Phù Tô, nhưng khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh nặng trên đường thì Mông Nghị lại bị sai quay trở về cửa ải nơi biên giới.
Từ việc điều phối nhân sự đột ngột trên có thể thấy, đây dường như chính là một âm mưu do nhóm người của Triệu Cao sắp đặt.
Vào thời điểm Tần vương đi tuần du, Mông Điềm đang dẫn hơn ba mươi vạn binh theo trưởng tử Phù Tô đóng ở Thượng Quận. Trong khi đó, Mông Nghị cũng bị đẩy đi. Đây chính là cách để Triệu Cao trừ khử tai mắt của trưởng tử họ Tần.
Thêm vào đó, Triệu Cao từng bị Mông Nghị trị tội tử hình nhưng sau đó được Tần Thủy Hoàng miễn tội, Triệu Cao mới được phục hồi quan tước.
Ôm mối hận đến tận xương tủy, viên thái giám từng thề sẽ tiêu diệt sạch họ Mông. Đẩy Mông Nghị đi chính là bước đầu trong kế hoạch “nhổ cái gai trong mắt” này.
Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao vừa dùng thủ đoạn dụ dỗ, thuyết phục Hồ Hợi, vừa uy hiếp Lý Tư. Ba người này sau khi bàn tính đã quyết định giả tạo di chiếu của Tần Thủy Hoàng để ban bố chiếu thư, giao ngôi vua lại cho Hồ Hợi.
Đồng thời, nhóm này còn mượn danh nghĩa của Tần Thủy Hoàng chỉ trích Phù Tô làm con mà bất hiếu, Mông Điềm làm thần tử mà bất trung, bắt hai người phải tự sát mà không được kháng lệnh.
Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ Hợi, Triệu Cao, Lý Tư mới lệnh cho đội xe ngày đêm trở về thành Hàm Dương.
Để tiếp tục qua mắt thần dân, đội xe không dám đi đường thẳng mà tiếp tục tuần du, đi đường vòng trở về thành.
Do thời tiết nóng nực, thi thể của Tần Thủy Hoàng đã bị phân hủy, bốc mùi. Để tránh tai mắt, Hồ Hợi sai người mua thật nhiều cá để chất lên xe.
Về tới Hàm Dương, Hồ Hợi kế vị, xưng là Tần Nhị Thế, Triệu Cao giữ chức Lang trung lệnh, Lý Tư vẫn giữ chức Thừa tướng như cũ, nhưng thực tế quyền hành cai tri đều nằm trong tay Triệu Cao.
Sau khi thực hiện thành công âm mưu của mình, viên thái giám này bắt đầu hạ độc thủ những người xung quanh mình. Trước tiên là Lý Tư. Sau khi phát giác âm mưu tàn độc của Triệu Cao, họ Lý đã dâng sớ lên vua.
Tuy nhiên, ông vua thứ hai của nhà Tần khi đó là Hồ Hợi đã không giáng tội họ Triệu mà đem Lý Tư đi xử tội chết. Một năm sau, vị Thừa tướng này bị xử tử hình ở Hàm Dương.
Triệu Cao sau đó lên giữ chức Tể tướng, đặc xưng “Trung Tể tướng”. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của viên hoạn quan này là làm Hoàng đế, trong khi bản thân ông ta không thể chi phối sự sống của Tần Thủy Hoàng.
Và lần tuần du thứ 5 là một cơ hội trời cho của họ Triệu. Chỉ khi Tần vương chết, ông ta mới có thể làm giả di chiếu, từng bước hiện thực hóa mưu thâm kế hiểm của mình.
Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh hay vì bị hãm hại, cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính xác cuối cùng. Tuy nhiên, hậu thế vẫn có niềm tin chắc chắn vào khả năng giải mã bí ẩn này.
Theo các kết quả khảo sát, lăng mộ Tần Thuy Hoàng chưa bị phá huy và di thể của ông vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc có thể vẫn còn. Ngoài ra, một lượng lớn thủy ngân trong lăng mộ sẽ có tác dụng giúp cho thi thể Tần vương không bị thối rữa.
Hy vọng rằng, đến khi con người khai quật được phần mộ này, bí mật về cái chết của ông sẽ được giải mã một cách chuẩn xác nhất.
 


Kiến thức

Tội ác hãi hùng của hoàng đế tàn bạo nhất La Mã

Hoàng đế La Mã Diocletian khiến nhiều người rùng mình sợ hãi khi thiêu sống những người theo đạo Thiên chúa.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Hoàng đế La Mã Diocletian là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Bên cạnh những công lao đưa đến chế La Mã phục hồi sau thời kỳ bất ổn, vị vua này còn được người đời nhớ đến bởi những hành động tàn ác đối với những tín đồ theo đạo Thiên chúa.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Do lo sợ quyền lực bị ảnh hưởng, hoàng đế Diocletian đã có những hành động quyết liệt nhằm xử lý vấn đề tôn giáo.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Hoàng đế La Mã này quan ngại tôn giáo mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của mình nên đã quay sang ủng hộ các tôn giáo cũ.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Theo đó, những người cuồng tín đã đi theo hoàng đế Diocletian và sẵn sàng làm những việc nhằm ngăn không cho đạo Thiên chúa ngày càng phát triển và lan rộng.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Thêm nữa, dưới thời trị vì của hoàng đế Diocletian, nhiều người theo đạo Cơ Đốc bị thiêu sống, bị đóng đinh và hành quyết công khai ở những nơi công cộng. Cùng với đó là nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo bị phá hủy.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma
Mặc dù những người theo đạo Cơ đốc không bị vứt làm thức ăn cho sư tử trong đấu trường La Mã nhưng họ là nhóm đối tượng bị đối xử khắc nghiệt nhất dưới thời hoàng đế Diocletian và những người ủng hộ ông.
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma Đòn đánh ghen man rợn nhất lịch sử Trung Hoa
toi ac hai hung cua hoang de tan bao nhat la ma Hán Linh Đế - vị vua dâm dục điên cuồng nhất Trung Quốc
Kiến thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét