Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 19

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Cảnh tàn sát người Do Thái vào thời Hitler 

Nguyên nhân nào gây ra chủ nghĩa bài Do Thái trên thế giới?


Câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ra chủ nghĩa bài Do Thái trên thế giới?

Trả lời:
Tại sao thế giới ghét người Do Thái? Tại sao chủ nghĩa bài Do Thái lan tràn trên nhiều quốc gia? Người Do Thái có gì xấu? Lịch sử đã cho thấy rằng tại nhiều thời điểm khác nhau trong vòng 1.700 năm qua, người Do Thái đã bị trục xuất khỏi hơn 80 quốc gia khác nhau. Các nhà sử học và các chuyên gia đã kết luận có ít nhất sáu lý do khác nhau:

• Thuyết Chủng tộc — người Do Thái bị ghét bởi họ là một tộc người thấp kém.

• Thuyết Kinh tế — người Do Thái bị ghét bởi họ sở hữu quá nhiều của cải và quyền lực.

• Thuyết Người ngoại — người Do Thái bị ghét bởi họ khác biệt với những người khác.

• Thuyết "Con Dê Gánh Tội" — người Do Thái bị ghét bởi họ là nguyên nhân cho tất cả các vấn đề của thế giới

• Thuyết Giết Chúa — người Do Thái bị ghét bởi họ đã giết Chúa Giê-su Christ.

• Thuyết Dân được chọn — người Do Thái bị ghét bởi họ kiêu ngạo tuyên bố họ là "dân được chọn của Đức Chúa Trời".

Vậy, những thuyết này có căn bản nào không?

Về thuyết Chủng tộc, sự thật là Do Thái không phải là một chủng tộc. Bất kỳ ai trên thế giời với làn da, tín ngưỡng, hay chủng tộc nào cũng có thể là người Do Thái.

Thuyết Kinh tế cho rằng người Do Thái giàu có không thuyết phục. Lịch sử cho thấy từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, đặc biệt ở Ba Lan và Nga, người Do Thái rất nghèo khổ và hầu như không có ảnh hưởng gì đến hệ thống kinh doanh hay chính trị.

Về thuyết Người ngoại, trong thế kỷ 18, người Do Thái đã cố gắng hết mình để đồng hoá với phần còn lại của châu Âu. Họ đã hy vọng rằng sự đồng hoá sẽ khiến chủ nghĩa bài Do Thái mất đi. Tuy nhiên, họ bị ghét nhiều hơn bởi những người tuyên bố rằng người Do Thái sẽ lây nhiễm các gen hạ cấp của họ đến chủng tộc những người này. Điều này đặc biệt đúng ở Đức trước Thế chiến II.

Về thuyết Vật tế thần, thực tế là người Do Thái vẫn luôn bị ghét, khiến cho họ trở thành một mục tiêu thuận tiện.

Về ý tưởng của thuyết Giết chúa, Kinh thánh nói rõ ràng rằng người La Mã là những người đã thực sự giết Chúa Giê-su, mặc dù người Do Thái đã tham gia làm kẻ đồng loã. Mãi tới vài trăm năm sau, người Do Thái mới bị coi là kẻ giết Chúa Giê-su. Người ta thắc mắc tại sao người La Mã không bị ghét. Chính Chúa Giê-su đã tha thứ cho người Do Thái (Lu-ca 23:34). Ngay cả Va-ti-căn đã giải phóng người Do Thái khỏi cáo buộc giết Chúa vào năm 1963. Tuy nhiên, cả hai tuyên bố này đều không làm giảm chủ nghĩa bài Do Thái.

Về tuyên bố của họ là "dân được chọn của Đức Chúa Trời", người Do Thái ở Đức từ bỏ sự "được chọn" của họ trong phần sau của thế kỷ 19 để có thể đồng hoá tốt hơn vào văn hoá Đức. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu vụ thảm sát Holocaust. Ngày nay, một số tín đồ Tin Lành và Hồi giáo tuyên bố họ là "dân được chọn" của Đức Chúa Trời, nhưng phần lớn, thế giới chấp nhận họ và vẫn ghét người Do Thái.

Điều này đưa chúng ta đến nguyên nhân chính khiến cho cả thế giới ghét người Do Thái. Sứ đồ Phao-lô nói rằng, "Vì tôi ước ao có thể chính mình bị nguyền rủa và dứt bỏ khỏi Đấng Christ thay cho anh em là đồng bào của tôi; tức là người Y-sơ-ra-ên, dân được hưởng danh phận con nuôi, vinh quang, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng, và lời hứa; là dân được sinh ra bởi các tổ phụ và từ dòng dõi nầy, về phần xác, đã sinh ra Đấng Christ, Đấng trên hết mọi sự, là Đức Chúa Trời đáng được chúc tụng đời đời" (Rô-ma 9:3-5). Sự thật là cả thế giới ghét bỏ người Do Thái vì cả thế giới ghét bỏ Đức Chúa Trời. Người Do Thái là con đầu lòng của Chúa, là dân Ngài đã chọn (Phục truyền 14:2). Qua các tổ phụ, các tiên tri, và đền thờ Do Thái, Thiên Chúa dùng người Do Thái để truyền Lời Ngài, Luật pháp, và đạo đức đến thế giới tội lỗi. Ngài đã sai con của Ngài, Chúa Giê-su Christ, đến trong hình hài một người Do Thái để chuộc lại thế giới tội lỗi. Sa-tan, hoàng tử của thế gian (Giăng 14:30, Ê-phê-sô 2:2), đã đầu độc tâm trí con người với sự hận thù người Do Thái của hắn. Xem Khải huyền 12 diễn tả một cách ẩn dụ sự hận thù của Sa-tan (con rồng) đến dân Do Thái (người phụ nữ, STK 37:9-11).

Sa-tan đã cố gắng quét sạch người Do Thái qua người Babylon, người Ba Tư, người Assyrian, người Ai Cập, người Hittiles, và Đức Quốc Xã. Nhưng hắn luôn thất bại. Chúa chưa xong việc với Y-sơ-ra-ên. Rô-ma 11:26 cho chúng ta biết rằng một ngày, cả Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, và điều này không thể xảy ra nếu Y-sơ-ra-ên không còn nữa. Vì thế, Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ người Do Thái cho tương lai, cũng như cách Ngày đã bảo tồn phần còn lại của họ trong suốt lịch sử, cho đến lúc kế hoạch của Ngài được trọn vẹn. Không gì có thể cản trở kế hoạch của Chúa cho Y-sơ-ra-ên và dân Do Thái.

English

Vì sao Hitler căm thù và muốn tàn sát người Do Thái?

Trùm phát xít Đức Adolf Hitler căm thù người Do Thái vì y cho rằng họ là nguyên nhân khiến nước Đức thất bại trong Thế chiến thứ nhất.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Ảnh: Daily Beast
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Ảnh: Daily Beast
Nguyên nhân Hitler chống đối người Do Thái
Theo Mạng Truyền thông Công cộng (PBS, Mỹ), người Do Thái là đại diện của những điều mà Hitler khiếp sợ hoặc coi thường, như chủ nghĩa tư bản, tư tưởng hiện đại trong nghệ thuật, quan điểm chống chủ nghĩa dân tộc trong báo chí và các sản phẩm gợi dục. "Tôi đã tìm ra những đối tượng phải chịu trách nhiệm vì đã khiến nhân dân chúng ta lạc lối", Hitler khẳng định.
Tuy nhiên, một quyển sách xuất bản năm 2009 cho rằng, Hitler căm phẫn người Do Thái vì họ đã "cướp" chiến thắng của nước Đức trong Thế chiến 1, theo Telegraph. Quyển sách có tựa "November 9: How World War One Led to the Holocaust" (tạm dịch: Ngày 9/11: Thế chiến 1 dẫn đến nạn diệt chủng như thế nào). Tác giả là nhà báo, nhà sử học, tiến sĩ Joachim Riecker.
Riecker khẳng định: "Cốt lõi trong quan điểm bài Do Thái của Hitler là thất bại của nước Đức. Hitler đổ lỗi cho người Do Thái, cho rằng họ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ cũng như cuộc sống của hàng triệu người".
Một số giả thiết cho rằng, Hitler bắt đầu nuôi hận thù vì một bác sĩ người Do Thái không thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của y, bà Klara.
Ông Riecker không hoàn toàn đồng ý, nhưng nhấn mạnh: "Adolf Hitler chỉ yêu duy nhất hai điều trong cuộc sống của hắn: người mẹ và Đế chế thứ 3". Bà Karla qua đời năm 1907 vì ung thư vú.
Hitler từng sống ở Munich, nơi phong trào khởi nghĩa chống chế độ quân chủ diễn ra vào ngày 9/11/1918. Người Do Thái đóng vai trò quan trọng trong phong trào khởi nghĩa ấy. "Ảo giác 'độc tố từ bên trong' về người Do Thái dẫn đến thất bại của nước Đức, kết hợp với nỗi đau mất mẹ, khiến Hitler hình thành quan điểm coi người Do Thái như chất độc mà y phải loại trừ", tiến sỹ Riecker phân tích.

Bức ảnh cuối cùng về trùm phát xít Hitler

Vài giờ trước khi tự sát, quốc trưởng Adolf Hitler ra cửa hầm để quan sát khung cảnh tan hoang sau các đợt dội bom của quân Đồng minh.
Lá thư của Hitler
Tháng 9/1919, một năm sau khi Thế chiến 1 kết thúc, đơn vị tuyên truyền và giáo dục những binh sĩ giải ngũ nhận bức thư từ người lính tên Adolf Gemlich. Nội dung thư đề nghị quân đội nêu rõ quan điểm về người Do Thái.
Lãnh đạo đơn vị khi đó là Karl Mayr đã để cấp dưới, Adolf Hitler, trả lời câu hỏi này.
Trong thư, Hitler viết: "Chủ nghĩa bài Do Thái không phải là hiện tượng cảm xúc. Đây là một hoạt động chính trị và không thể định nghĩa bằng cảm xúc, mà phải bằng công nhận những sự thật". Đối với Hitler, người Do Thái là những người tham lam tài sản và luôn muốn nắm vai trò thống trị.
Theo các nhà sử học, bức thư phản hồi của Hitler chính là bằng chứng đầu tiên về thái độ bài Do Thái của trùm phát xít ở thời kỳ đầu, trước khi dẫn đến nạn diệt chủng vào những thập kỷ sau.
"Dù căn nguyên thái độ chống đối người Do Thái của Hitler cho đến khi chiến dịch tàn sát bắt đầu vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà sử học, quan điểm phổ biến nhất là sự căm phẫn của Hitler đã tích tụ trong khoảng 10 tháng từ sau khi nước Đức thất bại năm 1918 đến khi y trả lời bức thư này", Peter Hayes, giáo sư nghiên cứu về thảm kịch người Do Thái bị tàn sát tại Đại học Northwestern, nói với tạp chí Time.
Còn nhà sử học Saul Friedlander (Đại học California) nhấn mạnh: "Ngay từ những dòng quan điểm đầu tiên trong thư, Hitler đã thể hiện rõ sự căm phẫn với người Do Thái là cốt lõi trong sự nghiệp chính trị của y".Ông Friedlander từng đoạt giải Pulitzer cho công trình nghiên cứu về Đức Quốc xã.
Trong thư, Hitler chỉ đề cập đến hành động "cách ly" hoặc "khai trừ" người Do Thái chứ không nhắc đến những biện pháp diệt chủng. "Vào năm 1919, ngay cả Hitler cũng không thể tưởng tượng ra những gì y có thể làm", nhà sử học Ian Kershaw trả lời New York Times. Tuy nhiên, ông Kershaw tin rằng đây là những mầm mống đầu tiên hình thành tư tưởng muốn tàn sát người Do Thái của Hitler.
Minh Anh

Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust

Print Friendly, PDF & Email
ausch
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Không sai khi nói rằng Holocaust là trung tâm của tâm lý Israel. Không giống như hầu hết các sự kiện lịch sử khác mà ảnh hưởng dần dần mờ nhạt, ảnh hưởng của thảm sát Holocaust trong xã hội Israel ngược lại đã thực sự tăng lên theo thời gian. Quá trình này rất phức tạp và khó khăn để mô tả trong một vài trang giấy. Tuy nhiên, hiểu biết động lực của nó là điều cần thiết trong bất kỳ khảo sát nào về văn hóa Israel.
Holocaust là thảm họa lớn nhất của dân tộc Do Thái xẩy ra vào cuối những năm 1930 trong Thế Chiến II, khi sáu triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đưa vào các trại tập trung của Phát xít Đức và bị giết hại bằng hơi ngạt. Năm 1933, Adolf Hitler trở thành quốc trưởng Đức và sau đó quốc gia này rất nhanh chóng mở rộng chương trình bài Do Thái. Hitler với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Đức đã khơi dậy được lòng tự hào và đồng thuận của người Đức khi khẳng định rằng nguồn gốc của người Đức – người Aryan – là chủng tộc siêu đẳng và những chủng tộc khác, đặc biệt là người Do Thái, là hạ đẳng.
Triết lý của Hitler là chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Hậu quả của triết lý bệnh hoạn này là sáu triệu người Do Thái trên khắp châu Âu đã bị cướp đi mạng sống chỉ trong giai đoạn ngắn ngủi từ 1939-1945. Tại thời điểm này dân tộc Do Thái tưởng như đã bị xóa xổ. Vậy câu chuyện này thực hư như thế nào?
Những người ít quan tâm đến ngôn ngữ học có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các ngôn ngữ Âu châu ngày nay lại có chung nguồn gốc với tiếng Hindi (tiếng Ấn Độ). Nguồn gốc ấy là ngôn ngữ Aryan, hoặc ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European language) – ngôn ngữ của những cư dân sinh sống từ xa xưa trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á, giữa vùng biển Caspian và vùng núi Hindu Kush ngày nay. Những cư dân này tự gọi mình là người Aryan. Điểm đặc biệt trong lịch sử của người Aryan là gì?
Vào khoảng 1.500 năm trước CN, người Aryan từ vùng cao nguyên Iran đã xâm nhập vùng Tây Bắc Ấn Độ. Họ mang theo một nhánh ngôn ngữ của họ đến đó, và trong suốt 1.000 năm đầu tiên tại Ấn Độ, họ đã hoàn thiện ngôn ngữ này và đặt ra chữ viết cho nó. Đó chính là ngôn ngữ Sanscrit mà ngày nay ta gọi là tiếng Ấn Độ cổ (còn gọi là tiếng Phạn hay Bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là Nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo). Tiếng Hindi, ngôn ngữ chính của Ấn Độ ngày nay, bắt nguồn từ ngôn ngữ Sanscrit. Chính nhờ các văn bản cổ viết bằng tiếng Sanscrit được lưu giữ trong các di tích tôn giáo và văn hoá của người Hindu[1] mà ngày nay người ta mới biết được lịch sử của người Aryan. Những văn bản này mô tả người Aryan có nước da sáng, máu mê chiến tranh, và bản thân chữ Aryan trong tiếng Sanscrit có nghĩa là “người quí phái” (nobleman) hoặc “chúa đất” (lords of land).
Thực tế thì khoảng nửa đầu của thiên niên kỷ thứ nhất TCN, các văn bản cổ và di tích khảo cổ cho thấy người Aryan đã có mặt trên cao nguyên Iran và tiểu lục địa Ấn Độ. Thuật ngữ Iran lấy từ thuật ngữ “Ariana” (tiếng Hy Lạp cổ đã Latin hóa) có nghĩa là xứ sở của người Aryan. Nhóm ngôn ngữ Aryan có hai nhánh chủ yếu: ngôn ngữ cổ Iran và ngôn ngữ Sanskrit. Trong tiếng Ba-Tư thời trung cổ, chữ Ariana được gọi là Eran, và trong tiếng Ba-Tư hiện đại, được gọi là Iran.
Một nhánh khác của người Aryan di cư sang châu Âu và truyền bá ngôn ngữ của họ ở đó. Do vậy mà ngôn ngữ của phần lớn người châu Âu ngày nay rất giống nhau – đó là thứ ngôn ngữ có chung nguồn gốc Aryan (trừ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, xứ Basques, Phần Lan, Latvia, Estonia, và một vài nhóm nhỏ ở Nga).
Ngôn ngữ Aryan vì thế được gọi là ngôn ngữ Ấn-Âu, và người Aryan được gọi là người Ấn-Âu-tiền sử (proto-Indo-European). Người Ấn ở miền bắc Ấn Độ cũng được gọi là người Ấn-Âu. Họ cao lớn, nước da sáng màu, trong khi người Ấn Độ ở miền nam có nguồn gốc Dravidian, vóc dáng nhỏ bé và nước da tối mầu.
Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng không chỉ các dân tộc ở Âu châu, mà ngay cả một xứ “xa tít mù tắp” vào thời đó như Bắc Ấn, cũng có chung một nguồn gốc ngôn ngữ với họ, thậm chí chung một tổ tiên với họ. Từ đó, các nhà khảo cổ học đã lao vào nghiên cứu mối liên hệ giữa người châu Âu tiền sử với người Aryan cổ đại.
Như thế, theo dòng lịch sử, người Aryan một phần ở lại Iran, một phần xâm nhập Bắc Ấn, và một phần đã di cư sang Âu châu, lai tạp với cư dân bản địa Âu châu cổ đại để dần dà trở thành người châu Âu như ngày nay.
Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khái niệm “người Aryan” dần dần đã bị những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của châu Âu biến tướng thành khái niệm “chủng tộc Aryan”, từ đó dẫn tới những hậu quả chính trị xã hội vô cùng tệ hại cho đến ngày nay, và đỉnh cao là thảm họa Holocaust. Câu chuyện là như thế này.
Như độc giả đã thấy, các văn bản lịch sử đã cố gắng mô tả người Aryan là những người có những “ưu điểm vượt trội”: đó những “người quí phái” hoặc “chúa đất”. Trong thực tế, người Aryan đã chinh phục một dải đất vô cùng rộng lớn từ Á sang Âu. “Thành tích vượt trội” này của người Aryan đã làm nức lòng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và, trong con mắt của họ, “người Aryan” đồng nghĩa với “chủng tộc Aryan” (Aryan race) – một “chủng tộc ưu tú” so với bất kỳ chủng tộc nào khác. Ngay từ thời đó, tư tưởng này đã bị phê phán. Nói cách khác, theo những tiêu chuẩn của chủng tộc học, không hề có cái gọi là “chủng tộc Aryan”, mà chỉ có người Aryan mà thôi. Nhưng bất chấp mọi giải thích, những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiếp tục truyền bá khái niệm “chủng tộc Aryan” như một sự thật lịch sử và khoa học.
Đến những năm 1920, Chủ nghĩa Quốc Xã Đức đã nâng lý thuyết “chủng tộc Aryan” lên đến tầm mức cực kỳ bệnh hoạn: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của một học thuyết được coi là “khoa học” vào thời đó: Học thuyết Darwin về Xã hội (Social-Darwinist Ideology) – một học thuyết chủ trương áp dụng máy móc nguyên lý đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên của Darwin vào xã hội loài người. Học thuyết Darwin về Xã hội cho rằng, cũng như thế giới tự nhiên, xã hội loài người tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” của chủ nghĩa Quốc Xã là một quái thai trong lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nó là con đẻ của Học thuyết Darwin về Xã hội cộng với tư tưởng phục thù điên rồ trong xã hội Đức sau Thế Chiến I.
Chúng ta nên biết rằng, bước vào thế kỷ 19, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời rạc và mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia. Sự tụt hậu này tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn. Từ đó nước Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không những không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác. Xu thế ấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Thế Chiến I. Nhưng thất bại thảm hại của Đức trong cuộc chiến này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn. Đễ chống lại mặc cảm này, những nhà lý luận có đầu óc phân biệt chủng tộc của nước Đức đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới.
Trong bối cảnh ấy, Lịch sử người Aryan cùng với Học thuyết Darwin về Xã hội đã trở thành “những chất liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến thành một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thuỷ tổ của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh tuý nhất của người Aryan, và do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới. Bối cảnh ấy thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phục thù ở Đức phát triển mạnh mẽ, tạo nên một cơ sở xã hội để đảng Quốc Xã thắng thế vào cuối những năm 1920 đầu 1930, dẫn tới sự ra đời của Đế chế Thứ III (The Third Reich) với việc Adolf Hitler lên cầm quyền ở Đức năm 1933, thực hành một chính sách chủng tộc thảm khốc chưa từng có trong lịch sử.
Một câu hỏi rất phổ biến và gây nhiều tranh cãi là tại sao Hitler và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Đức Quốc xã lại xếp “chủng tộc Do Thái” (mà không phải là dân tộc khác) vào loại hạ đẳng và là đối tượng cần phải bị xóa bỏ. Lời giải thích cho câu hỏi này là như sau.
Chúng ta đều biết rằng sau 2.000 năm lưu vong và phấn đấu giữ gìn bản sắc dân tộc của mình, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, các cộng đồng Do Thái Diaspora ở châu Âu đã có những phát triển rất ngoạn mục. Vào thời gian này, người Do Thái có thể nói là hầu như đã nắm huyết mạch tài chính và ngân hàng của châu Âu và điều này đã gây nên sự khó chịu của rất nhiều chính phủ ở đây. Với trí tuệ và sự  năng động, thậm chí là “ranh mãnh”, người Do Thái đã đạt những thành tựu lớn trong mọi lĩnh vực, nhưng cũng vì thế mang đến sự ghen ghét và bị xua đuổi tại một số các quốc gia châu Âu. Liệu Hitler và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Đức Quốc xã, trong khi tự ngộ nhận mình là “chủng tộc siêu đẳng Aryan” có thể chấp nhận sự tồn tại song song một dân tộc “được Chúa chọn” đầy trí tuệ như dân tộc Do Thái hay không. Câu trả lời là “không”, tuyệt đối “không”. Nếu nước Đức Quốc xã là một “chủng tộc siêu đẳng” nhất, thì sẽ không thể tồn tại một chủng tộc siêu đẳng thứ hai nào khác. “Chủng tộc siêu đẳng” của nước Đức phải là duy nhất. Và kết quả là, như mọi người đã biết, một chiến dịch hủy diệt toàn diện người Do Thái tại các vùng đất Đức Quốc xã chiếm đóng trong Thế chiến II đã được khởi động.
Thêm vào đó, sự bại trận của Đức sau Thế Chiến I, cũng như những thảm họa lạm phát về kinh tế Đức, đều được Hitler đổ lỗi cho người Do Thái. Hitler đặt điều rằng, tất cả mọi vấn đề trên thế giới đều có nguồn gốc từ Do Thái và do người Do Thái gây nên. Phải giải quyết nạn Do Thái Diaspora ở châu Âu như thế nào? Nước Đức Quốc xã của Hitler đã tìm ra một giải pháp rẻ và nhanh: tập trung người Do Thái ở khắp châu Âu vào các trại tập trung và giết bằng hơi ngạt Zyklon B. Cuộc đại thảm sát này, gọi là Holocaust (tiếng Hy Lạp: holokáutoma: holo – “hoàn toàn” – và kausis – “thiêu, đốt”), đã lấy đi sáu triệu mạng người dân Do Thái tức là một phần ba dân số Do Thái lúc đó. Một điều đáng buồn là vào lúc mà người Do Thái cần cứu giúp nhất thì ở nhiều nơi trên thế giới các cánh cửa đã đóng lại với họ. Luật di dân của Mỹ đã ngăn cản họ vào nước Mỹ. Còn đất tổ Palestine, từ năm 1938, đã ban bố “sách trắng” đóng cửa với người Do Thái.
Cũng cần nói thêm rằng bản thân Hitler cũng có “vấn đề rất cá nhân” với người Do Thái. Mặc dù lúc trẻ Hitler cũng từng hàm ơn sự giúp đỡ của một vài người bạn Do Thái, nhưng trong sự nghiệp chính trị về sau, ông ta quay ngoắt tuyên bố là ghét tất cả mọi thứ liên quan đến người Do Thái: đó là một “chủng tộc khác” với một “mùi hôi khác”. Trong cuốn sách sặc mùi phát xít Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi), Hitler khẳng định rằng mình bắt đầu trở thành người bài Do Thái kịch liệt ngay từ lúc ở Vienna (thủ đô Áo) khi phát hiện ra rằng người Do Thái là “một nhà đạo diễn toan tính, trơ tráo, và có trái tim đá” gây ra tệ nạn mãi dâm; rằng thế giới âm nhạc và hội họa ở Vienna là do người Do Thái kiểm soát; rằng báo chí của những người theo chủ nghĩa dân chủ xã hội phần lớn là do người Do Thái quản lý… Sự căm ghét bệnh hoạn của Hitler với người Do Thái cứ âm ỉ như thế cho đến khi Hitler lên nắm quyền quốc trưởng của nước Đức và bùng nổ cùng với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng phục thù của Đức Quốc xã.
Trong một thời gian dài sau thảm sát Holocaust, nền văn hóa sáng tạo của Do Thái, ở một góc tối nào đó, đã mang một màu xám ảm đạm, kéo dài cho đến ngày nay. Những ai đã xem bộ phim Schindler’s List (Bản danh sách của Schindler) nổi tiếng của đạo diễn Steven Spielberg được giải Oscars năm 2002, nghe nhạc chủ đề của phim, đều sẽ thấy được một nỗi đau day dứt, âm ỉ không thôi trong tâm khảm mỗi người dân Do Thái. Nỗi đau ấy phải chăng là một lời nguyền đè nặng lên số phận của cả dân tộc Do Thái từ đó và sẽ kéo dài cho đến cả mai sau?
Ở một khía cạnh nào đó, sức nặng của ký ức cay đắng này ngày càng trở nên u uất với thời gian. Rõ ràng vấn đề này sẽ vẫn là một phần không nhỏ của tâm lý Israel và biểu hiện nghệ thuật của nó trong nhiều năm tới.
Bài viết được trích từ cuốn sách “Câu chuyện Do Thái 2: Văn hóa, Truyền thống và Con người”, của tác giả Đặng Hoàng Xa, dự định xuất bản vào đầu năm 2016.

Lịch sử biểu tượng ‘chữ thập ngoặc’ của Đức Quốc Xã

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau. Để tham gia Diễn đàn, các bạn có thể đăng ký làm thành viên tại ĐÂY. Trước khi bắt đầu, các bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng Diễn đàn tại ĐÂY.
This topic contains 1 reply, has 2 voices, and was last updated by  pttduong 4 years ago.
  • Author
    Posts
  • #2256

    The Observer
    Keymaster
    Rất nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao chữ Vạn của Phật giáo lại có hình thức trùng lặp với “chữ thập ngoặc” của Đức Quốc Xã.
    Gọi là “chữ”, nhưng thực ra cả hai đều là những biểu tượng. Người Việt gọi hai biểu tượng này bằng hai tên gọi khác nhau, nhưng người Tây phương đều gọi là Swastika, vì cả hai có hình thức bề ngoài hoàn toàn giống nhau. Một số tài liệu Phật giáo, thậm chí cả một số Bách khoa toàn thư, đã cố gắng chứng minh rằng hai biểu tượng này có hình dạng khác nhau – khác nhau về chiều quay và khác nhau về tư thế thẳng đứng hoặc nghiêng: Chữ Vạn quay thuận chiều, “chữ thập ngoặc” quay ngược chiều; Chữ Vạn thẳng đứng, “chữ thập ngoặc” đổ nghiêng. Nhưng thực tế không đúng như thế: Chữ “Vạn” của Phật giáo sử dụng cả hai chiều quay trái ngược nhau, “chữ thập ngoặc” của Đức Quốc Xã sử dụng cả hình đứng lẫn hình nghiêng. Tóm lại về hình thức bề ngoài, hai biểu tượng này hoàn toàn giống nhau. Vì thế, cần tìm hiểu vì sao có sự “trùng lặp” khó hiểu như vậy. Tuy nhiên, tìm hiểu lịch sử của Swastika chúng ta sẽ thấy rằng:
    ● Swastika đã xuất hiện từ thời cổ đại, ngay từ đầu nó không chỉ là biểu tượng của riêng Phật giáo, mà là biểu tượng của rất nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau.
    ● Swastika của Đức Quốc Xã hoàn toàn không liên quan gì đến chữ Vạn của Phật giáo, mà chỉ liên quan đến Swastika của người Aryan.
    Vậy để tránh nhầm lẫn, bài viết này sẽ sử dụng tên gọi chung của biểu tượng này là Swastika. Chữ Vạn sẽ chỉ được dùng khi đề cập đến Swastika của Phật giáo.
    Vậy Swastika có xuất xứ từ đâu? Ý nghĩa nguyên thuỷ của nó là gì? Người Aryan là ai? Tại sao Hitler lại sử dụng Swastika của người Aryan? Đó là những câu hỏi cần được trả lời.
    PHẦN I: TỪ SWASTIKA ĐẾN ARYAN
    I.1-Hành trình và ý nghĩa nguyên thuỷ của Swastika:
    Swastika là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Nó đã được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ có độ tuổi ít nhất hơn 3000 năm tại khu vực thung lũng nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris và một số vùng trong thung lũng Indus. Swastika cũng xuất hiện trên các bình gốm và những đồng xu cổ trên đống đổ nát của thành T’roa (Troy), chứng tỏ nó đã được sử dụng ít nhất từ 1000 năm trước C.N.
    Mặc dù chưa ai vẽ ra được một “lộ trình di cư” chính xác của Swastika qua các thời đại, nhưng có thể biết chắc chắn rằng trải qua hàng ngàn năm, Swastika đã có mặt ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Vì thế, Swastika có rất nhiều tên gọi khác nhau. Tiếng Hán gọi là “wan” (Vạn), tiếng HyLạp – tetraskelion, tiếng Pháp – croix gammé, tiếng Anh – fylfot, tiếng Đức – hakenkreuz, tiếng Ý – croce uncinata, v.v… Nhưng tên gọi phổ biến nhất vẫn là swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là suastika) trong tiếng Sanscrit – ngôn ngữ cổ Ấn Độ.
    Trong tiếng Sanscrit: Sv, đọc là su, có nghĩa là tốt lành (good, well); asti có nghĩa là tồn tại (to be); ka là một tiếp vĩ ngữ thể hiện một sự vật hay sự việc nào đó. Vậy swastika là một sự vật hay một sự việc tồn tại tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành (well-being).
    Charles Messenger trong cuốn “Lịch sử Thế Chiến II bằng hình” (The Pictorial History of World War II) nói rằng Swastika thể hiện sự phồn thịnh (prosperity) và sáng tạo (creativity).
    Swastika trong nghệ thuật của người Hindu có các dấu chấm trong các cung phần tư, nhưng Swastika của Hindu giáo (Ấn giáo) không có những dấu chấm này, thể hiện sự thiêng liêng cao cả.
    Phật giáo đã thừa hưởng Swastika của Hindu giáo. Trong các kinh Phật, Swastika thường xuất hiện ngay ở phần mở đầu. Trong tiếng Hán, chữ Vạn (wan) biểu thị cái bao trùm tất cả (all) và sự vĩnh hằng (eternity).
    Cuốn “Phật Học Quần Nghi” xuất bản tại Đài Loan viết:
    Theo truyền thuyết cổ Ấn Độ, phàm là thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là một thánh vương trong Pháp nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này được ghi trong kinh Kim Cương Bát Nhã. Chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật. Theo kinh Trưòng A Hàm thì đó là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật.
    Tại Nhật Bản, chữ Vạn của Phật giáo được gọi là manji, thể hiện Dharma – sự hài hoà và cân bằng âm dương trong vũ trụ (giống tư tưởng của Dịch và Lão học) – trong đó manji quay trái được gọi là một omote manji, thể hiện tình yêu và lòng nhân từ, khoan dung; manji quay phải được gọi là ura manji, thể hiện sức mạnh và trí thông minh.
    Tại Nam Âu, khu vực tiếp giáp với châu Á, dấu vết Swastika cũng đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc thuộc nền văn hoá Byzantine – nền văn hoá thuộc khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải kéo dài từ thế kỷ thứ 7 trước CN đến tận thời trung cổ.
    Dấu vết Swastika cũng xuất hiện trong các đền đài thuộc nền văn hoá Celtic (đọc là Seltic hoặc Keltic) – nền văn hoá đậm nét Âu châu phi Địa Trung Hải, có xuất xứ từ Tây và Trung Âu từ khoảng 1000 năm trước CN kéo dài mãi đến nhiều thế kỷ sau CN, ảnh hưởng sâu rộng khắp Âu châu. Chủ nhân của nền văn hoá này là người Celt – người nói tiếng Celtic – những người nổi tiếng thông minh, yêu tự do, dũng cảm trong chiến đấu.
    Cần đặc biệt chú ý rằng ngôn ngữ Celtic là một bộ phận của một nhóm ngôn ngữ rộng lớn hơn được gọi là ngôn ngữ Aryan hoặc ngôn ngữ Ấn-Âu. Vậy ngôn ngữ Aryan và ngôn ngữ Ấn-Âu là gì?
    I.2-Ngôn ngữ Aryan và người Aryan:
    Những người ít quan tâm đến ngôn ngữ học có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các thứ tiếng Âu châu ngày nay hoá ra lại có chung một thuỷ tổ với tiếng Hindi (tiếng Ấn Độ).
    Thuỷ tổ ấy là ngôn ngữ Aryan, hoặc ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European languages) – ngôn ngữ của những cư dân sinh sống từ xa xưa trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á, giữa vùng biển Caspian và vùng núi Hindu Kush ngày nay. Những cư dân này tự gọi mình là người Aryan.
    Vào khoảng 1500 năm trước CN, người Aryan đã xâm chiếm vùng tây bắc Ấn Độ. Họ mang theo một nhánh ngôn ngữ của họ đến đó, và trong suốt 1000 năm đầu tiên tại Ấn, họ đã hoàn thiện ngôn ngữ này đến mức tìm ra cách để viết. Đó chính là ngôn ngữ Sanscrit mà ngày nay ta gọi là tiếng Ấn Độ cổ. Tiếng Hindi, ngôn ngữ chính của Ấn Độ ngày nay, cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ Sanscrit. Chính nhờ các văn bản cổ viết bằng tiếng Sanscrit vẫn còn lưu giữ được trong các di tích tôn giáo và văn hoá của người Hindu mà ngày nay ta biết được lịch sử của người Aryan. Những văn bản này mô tả người Aryan có nước da sáng mầu (fair-skinned), có máu mê chiến tranh (warlike), và bản thân chữ Aryan trong tiếng Sanscrit có nghĩa là người phú quý (nobleman) hoặc chúa tể đất đai (lords of land)!
    Một nhánh khác của người Aryan đã di cư sang xâm chiếm Âu châu và truyền bá ngôn ngữ của họ ở đó. Vì thế ngôn ngữ của phần lớn người Âu châu ngày nay rất giống nhau – thực ra hầu hết người Âu đều nói một thứ ngôn ngữ có nguồn gốc Aryan (trừ tiếng Thổ, Hung, xứ Basques, PhầnLan, LátVia, Estonia, và một vài nhóm nhỏ ở Nga).
    Vì thế ngôn ngữ Aryan được gọi là ngôn ngữ Ấn-Âu, người Aryan được gọi là người Ấn-Âu tiền sử (proto-Indo-European). Người Ấn ở miền bắc Ấn Độ còn được gọi là người Ấn-Âu. Họ cao lớn, nước da sáng mầu, trong khi người Ấn ở miền nam có nguồn gốc Dravidian, vóc dáng nhỏ bé hơn, nước da tối mầu hơn.
    Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng không chỉ các dân tộc ở Âu châu, mà ngay cả một xứ “xa tít mù tắp” vào thời đó như Bắc Ấn, hoá ra cũng có chung một nguồn gốc ngôn ngữ với họ, thậm chí chung một tổ tiên với họ. Từ đó, các nhà khảo cổ học lao vào nghiên cứu mối liên hệ giữa người Âu châu tiền sử với người Aryan cổ đại.
    Dân tộc Iran ngày nay và người Aryan xưa kia có liên hệ gì với nhau không? Về mặt âm ngữ, hai từ Iran và Aryan rất giống nhau. Về mặt lịch sử, chẳng lẽ người Aryan đi chinh phục Ấn Độ và Âu châu hết mà không để lại một chi nhánh nào của dòng họ ở nơi xuất xứ là cao nguyên Iran hay sao?.
    Đây là câu trả lời. Vào khoảng nửa đầu của thiên niên kỷ thứ nhất trước CN, người Aryan đã có mặt trên cao nguyên Iran và tiểu lục địa Ấn Độ. Thực ra, thuật ngữ Iran là kết quả của thuật ngữ Ariana (Airyana) có nghĩa là xứ sở của người Aryan. Nhóm ngôn ngữ Aryan có hai nhánh chủ yếu: Ngôn ngữ Sanskrit và ngôn ngữ cổ-Iran … trong tiếng Ba-Tư thời trung cổ, chúng ta thấy chữ Ariana được gọi là Eran, và cuối cùng trong tiếng Ba-Tư hiện đại, được gọi là Iran.
    Nhà triết học nổi tiếng Hegel từng viết trong cuốn Triết học Lịch sử (The Philosophy of history) rằng: “Lịch sử của loài người bắt đầu từ lịch sử của Iran”. Các di chỉ khảo cổ tại Tây Nam Á cho thấy nền văn minh Iran có trước nền văn minh Ai Cập quãng 3000 năm, khởi đầu ít nhất từ 12000 năm trước đây.
    Tóm lại, người Aryan một phần đã chinh phục Bắc Ấn, một phần ở lại Iran, và một phần đã di cư sang Âu châu và chinh phục hầu khắp Âu châu, lai tạp với cư dân bản địa Âu châu cổ đại để dần dà trở thành người Âu Mỹ như ngày nay.
    Tuy nhiên, khái niệm “người Aryan” dần dần đã bị những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc biến tướng thành khái niệm “chủng tộc Aryan”, từ đó dẫn tới những hậu quả chính trị xã hội vô cùng tệ hại.
    I.3-Về cái gọi là “chủng tộc Aryan”:
    Như độc giả đã thấy, các văn bản đã cổ gắng mô tả người Aryan là những người có những “ưu điểm vượt trội”: những người “phú quý” hoặc “chúa tể đất đai”! Trong thực tế, người Aryan đã chinh phục một dải đất vô cùng rộng lớn từ Á sang Âu! “Thành tích vượt trội” của người Aryan đã làm nức lòng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong con mắt của họ, “người Aryan” đồng nghĩa với “chủng tộc Aryan” (Aryan race) – một “chủng tộc ưu tú hơn” (superior race) so với bất kỳ chủng tộc nào khác. Ngay từ thời đó, tư tưởng này đã bị phê phán. Nhà Sanscrit học lỗi lạc Max Muller từng nhấn mạnh: “Khi tôi nói đến chữ Aryan, tôi không hề có ý định đề cập đến những khái niệm liên quan đến hộp sọ”. Nói cách khác, theo những tiêu chuẩn của chủng tộc học, không hề có cái gọi là “chủng tộc Aryan”, mà chỉ có người Aryan mà thôi. Nhưng bất chấp mọi giải thích, những kẻ có đầu óc dân tộc tiếp tục truyền bá khái niệm “chủng tộc Aryan” như một sự thật lịch sử và khoa học.
    Đến những năm 1920, chủ nghĩa Quốc Xã Đức đã nâng lý thuyết “chủng tộc Aryan lên đến mức cực kỳ phản động: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng (master race) có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của một học thuyết được coi là “khoa học” vào thời đó: Học thuyết Darwin-xã-hội (Social-Darwinist Ideology) – một học thuyết chủ trương áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn của Darwin vào trong xã hội loài người.
    Nhưng tại sao Đức Quốc Xã lại chọn Swastika làm biểu tượng của chúng?
    Trước khi biết rõ bối cảnh nào đã dẫn Hitler tới chỗ đích thân hắn chọn Swastika làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã, đọc giả cần biết rõ sự kiện sau đây:
    Cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ học nổi tiếng Heinrich Schliemann, người đã khám phá ra Swastika trên đống đổ nát của thành T’roa, trong một công trình nghiên cứu công phu kết hợp khảo cổ học với Sanscrit học, đã đi đến một kết luận vô cùng quan trọng rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng Ấn-Âu. Nói cách khác:
    Swastika là biểu tượng đặc trưng của người Aryan!
    PHẦN II –TỪ HỌC THUYẾT BỆNH HOẠN ĐẾN SWASTIKA CỦA QUỶ DỮ
    Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” (master race) của chủ nghĩa Quốc Xã (nazism) là một quái thai trong lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nó là con đẻ của một “bà mẹ bệnh hoạn” – Học thuyết Darwin-xã-hội (Social-Darwinist Ideology) – và một “ông bố điên rồ” – Tư tưởng phục thù (Feeling of Revenge) trong xã hội Đức sau Thế Chiến I.
    Khi đã có Học thuyết Darwin-xã-hội làm cơ sở “khoa học” để suy tôn “chủng tộc Đức” thành “chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”, chủ nghĩa Quốc Xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp. Nhưng đích thân Hitler đã tìm thấy biểu tượng đó: Swastika của người Aryan!
    Vậy trước hết hãy tìm hiểu xem Học thuyết Darwin-xã-hội là gì?
    II.1-Học thuyết Darwin-xã-hội:
    Học thuyết Darwin-xã-hội là lý thuyết cho rằng xã hội loài người tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Đây là kết quả của việc áp dụng một cách máy móc Thuyết tiến hoá của Darwin vào trong xã hội loài người.
    Không phải ngẫu nhiên mà có sự áp dụng máy móc đó. Đây là hệ quả của việc áp dụng tràn lan chủ nghĩa thực chứng (positivism) vào trong xã hội học.
    Chủ nghĩa thực chứng do Auguste Comte (1798-1887) nêu lên từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, trong đó cho rằng một hệ thống lý thuyết chỉ trở thành khoa học thực sự khi nó có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm trong thực tế.
    Với thắng lợi trong khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực chứng đã tạo ra tinh thần lạc quan mạnh mẽ trong thế kỷ 19, thúc đẩy các nhà xã hội học tìm cách giải thích hành vi của số đông (en masse behaviour) bằng những quy luật của tự nhiên.
    Đúng lúc đó, Thuyết tiến hoá của Darwin ra đời. Những kẻ có đầu óc chủng tộc lập tức áp dụng Thuyết tiến hoá của Darwin để giải thích sự tiến hoá của xã hội loài người, khẳng định rằng về cơ bản xã hội loại người cũng phải tiến hoá theo quy luật của sinh giới nói chung. Đó chính là Học thuyết Darwin-xã-hội.
    Học thuyết Darwin-xã-hội có liên quan gì đến cá nhân Darwin không?
    Trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng Darwin chỉ nêu lên quy luật tiến hoá trong xã hội loài vật mà thôi. Việc đem lý thuyết của ông áp dụng một cách máy móc vào xã hội loài người là việc làm của những kẻ có đầu óc kỳ thị chủng tộc. Nhưng gần đây, tôi phải suy nghĩ rất nhiều khi đọc bài báo “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler cái gì?) của Grenville Kent, trên tạp chí SIGNS of the Times ở Úc, số tháng 10 năm 1996, trong đó tác giả đã trích nguyên văn một phát biểu của Darwin như sau:
    “Trong một tương lai không xa lắm, có thể đo bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như sẽ tiêu diệt và thay thế các chủng tộc dã man trên thế giới”.
    Có thật Darwin đã nói như thế hay không? Trong bài báo nói trên, Kent nói rõ rằng câu nói này nằm trong cuốn On the Origin of Species (Về nguồn gốc các loài), tác phẩm nổi tiếng nhất của Darwin. Nếu đúng như thế thì không thể trách tại sao ở Phương Tây hiện nay, một nửa giới khoa học chống lại Darwin. Liệu một lý thuyết thực sự khoa học có thể bị một nửa thế giới chống lại nó hay không? Điều này chúng ta không hề thấy ở các học thuyết khác, như Cơ học Newton, Thuyết tương đối của Einstein, Cơ học lượng tử của Bohr-Heisenberg, v.v.
    Ngay từ năm 1934, Lý Tôn Ngô đã viết trong cuốn “Hậu Hắc Học” rằng “Darwin phát minh (ra học thuyết) sinh vật tiến hoá cũng như Newton phát minh ra “Sức hút của quả đất”, là những công thần lớn của giới học thuật, điều ông nói “Muốn sinh tồn phải cạnh tranh mạnh được yếu thua” là một điều không khỏi lệch lạc, cần uốn nắn lại”.
    Than ôi, nhân loại chưa kịp uốn nắn thì đã xẩy ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai thảm khốc chưa từng có – một cuộc chiến tranh bắt nguồn trực tiếp từ một đầu óc bệnh hoạn về đấu tranh sinh tồn dựa trên học thuyết Darwin!
    Những người quen sùng bái Darwin như ông thánh sẽ dẫy nẩy lên khi thấy ông thánh của mình bị kết tội, nhưng chắc chắn họ không thể tranh cãi với Kent khi ông đặt dấu hỏi chua chát “Nếu Darwin đúng thì tại sao Hitler lại không được bào chữa về mặt khoa học?”. Theo Kent, chủ nghĩa Quốc Xã Đức đã từng lý luận rằng “Nếu chúng ta xuất thân từ động vật thì tại sao chúng ta không hành động theo quy luật (đấu tranh sinh tồn) đó?”. Thế đấy, dưới con mắt của chủ nghĩa Quốc Xã, con người trước hết là một động vật, do đó mọi hành vi trước hết phải tuân theo quy luật đấu tranh sinh tồn – một quy luật bất khả kháng của tự nhiên (!!!). Nếu Darwin đúng và nếu con người là một bộ phận của thế giới động vật thì cớ gì con người không tuân thủ những “định luật tiến hoá” của Darwin? Đó là một câu hỏi quá khó đối với tư duy khoa học logic máy móc – kiểu tư duy chủ yếu đến nay vẫn thống trị trong thế giới khoa học!
    Ngày nay, khi Học thuyết Darwin-xã-hội đã lộ nguyên hình là một học thuyết bệnh hoạn, không ai có thể chấp nhận sự vay mượn tư tưởng từ một học thuyết thuần tuý sinh học để đem áp dụng vào xã hội loài người một cách thô thiển và đơn giản đến như thế. Nhưng than ôi, đó lại là một sự thật đã diễn ra vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, chúng ta không thể được phép quên!
    Thật vậy, vào đầu thế kỷ 20, trường Đại học tổng hợp Berlin chặt cứng sinh viên ngồi nghe các giáo sư trình bầy Học thuyết Darwin-xã-hội. Trong đám thính giả có rất nhiều nhà ngoại giao, nhà quân sự, thương gia và các lãnh tụ của nhà nước Đức. Một trong số đó là Heinrich Himmler, kẻ sau này trở thành cánh tay phải của Hitler, đứng đầu bộ máy SS – bộ máy tàn sát chủng tộc khét tiếng của Nazi.
    Bối cảnh ấy thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phục thù ở Đức phát triển mạnh mẽ, tạo nên một cơ sở xã hội để đảng Quốc Xã thắng thế vào cuối những năm 1920, đầu 1930, dẫn tới sự ra đời của Đế chế Thứ III (The Third Reich) với việc Adolf Hitler lên cầm quyền ở Đức năm 1933, thực hành một chính sách chủng tộc thảm khốc chưa từng có trong lịch sử.
    II.2-Chủ nghĩa chủng tộc và phục thù:
    Bước vào thế kỷ 19, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời rạc. Mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia. Sự tụt hậu này tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn. Từ đó nước Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không những không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác. Xu thế ấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Thế Chiến I. Nhưng thất bại thảm hại của Đức trong cuộc thế chiến này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn sâu sắc hơn nữa. Đễ chống lại căn bệnh tủi hổ này, những nhà lý luận có đầu óc chủng tộc đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới.
    Trong bối cảnh ấy, Lịch sử người Aryan và Swastika cùng với Học thuyết Darwin-xã-hội đã trở thành “những nguyên liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến nên một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thuỷ tổ của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh tuý nhất của người Aryan, và do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới.
    Một trong những kẻ đi tiên phong trong học thuyết này là Alfred Rosenberg. Rosenberg coi “chủng tộc Aryan là chủng tộc nằm ở bậc thang cao nhất trong “hệ thống các bậc thang chủng tộc” (racial hierarchy), trong khi “chung tộc Do Thái” nằm ở tầng dưới cùng và là một mối đe doạ đến “nền văn minh thuần nhất Aryan của Đức”, do đó cần phải bị đào thải. Hơn thế nữa, “chủng tộc Aryan” là chủng tộc duy nhất có khả năng sáng tạo nên những nền văn hoá và văn minh đích thực, trong khi các chủng tộc khác chỉ có khả năng giữ gìn hoặc phá hoại những nền văn hoá đó mà thôi. Rosenberg sau này đã trở thành cánh tay phải của Hitler về tuyền truyền và giáo dục tư tưởng Quốc Xã, đồng thời làm bộ trưởng Quốc Xã phụ trách khu vực chiếm đóng ở Liên Xô, cuối cùng bị đồng minh bắt năm 1945, bị xử tử hình tại toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg ngày 16-10-1946.
    Từ điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh xuất bản năm 1994 viết: “Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học về chủng tộc Đức như là bộ phận tinh tuý nhất trong chủng tộc Aryan, trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn-Âu, và rằng họ có trách nhiệm với tiến bộ của nhân loại (trang 60), … Chủ nghĩa Quốc Xã khẳng định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là chủng tộc thượng đẳng về văn hoá, trong khi người Do Thái là thấp kém nhất. Điều đó cũng có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt loại bỏ khỏi thế giới …(trang 661)”.
    Một khi đã tự nhận mình là hậu dệ tinh tuý nhất của người Aryan thì đương nhiên, những kẻ theo chủ thuyết chủng tộc Đức cũng sẽ tự nhận Swastika là biểu tượng của họ, bởi như chúng ta đã biết trong bài kỳ trước: Nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann đã khám phá ra rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng Ấn-Âu, tức đặc trưng của người Aryan. Đó là lý do để chủ nghĩa Quốc Xã đã chộp lấy Swastika để biến thành biểu tượng của chúng.
    II.3-Swastika rơi vào tay quỷ dữ:
    Cuối thế kỷ 19, Swastika của người Aryan đã xuất hiện trong tạp chí về chủng tộc xuất bản định kỳ của những người Đức theo chủ nghĩa quốc gia và là biểu tượng chính thức của những vận động viên thể thao Đức.
    Đầu thế kỷ 20, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức (German nationalism) và có thể tìm thấy ở nhiều nơi như biểu tượng của Wandervogelb – một phong trào tuổi trẻ Đức; trên tạp chí Ostarra, một tạp chí định kỳ bài Do Thái của Joerg Lanz von Liebenfels; trên nhiều đơn vị Freikorps khác nhau; và như một biểu tượng của Hội Thule.
    Nhưng Swastika chỉ chính thức trở thành biểu tượng của quỷ dữ kể từ khi Hitler chính thức sử dụng biểu tượng đó.
    Sau hai lần thi trượt vào Đại học Mỹ thuật vì bị phê là “thiếu tài năng”, Hitler rất hậm hực bất mãn. Năm 1909, Hitler rơi vào cảnh nghèo túng, nhưng được một người Do Thái là Hanisch giúp kiếm sống bằng cách vẽ bưu ảnh để bán cho du khách (tổng cộng trước Thế Chiến I, hắn đã bán được 2000 bưu thiếp). Trớ chêu thay, chẳng bao lâu sau Hitler đã phản bội lại người giúp đỡ mình khi hắn say mê với những lý thuyết về chủng tộc Aryan, coi người Do Thái là kẻ thù của người Aryan và phải chịu trách nhiệm về những khủng hoảng trong nền kinh tế Đức.
    Đến những năm 1920, khi Hitler trở thành lãnh tụ đảng Quốc Xã, hắn thấy đảng này cần phải có một lá cờ và biểu tượng riêng của nó.
    Năm 1923, Hitler bị phạt tù 5 năm vì một hành động chống chính phủ. Trong tù, hắn viết tác phẩm “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi), trong đó viết: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp-phích tuyên truyền”. Không những thế, vốn xuất thân là một thợ vẽ, Hitler còn thiết kế ra hình ảnh cụ thể của lá cờ đó, trong đó Swastika của người Aryan được đặt chính giữa trên một hình tròn mầu trắng. Hắn viết trong Mein Kampf: “Mầu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Sawstika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái”.
    Chẳng bao lâu sau, Mein Kampf đã nhanh chóng trở thành cuốn “kinh thánh” của đảng Quốc Xã, chứa đựng tất cả các giáo điều của chủ nghĩa Quốc Xã, bao gồm cả những kỹ thuật tuyên truyền và kế hoạch làm thế nào để trước tiên chiếm lĩnh nước Đức, sau đó là chiếm lĩnh châu Âu.
    II.4-Kết:
    Đến đây độc giả thấy rõ chính đích thân Hitler đã chọn Swastika của người Aryan làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã. Từ năm 1933, khi đảng Quốc Xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế Chế Thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc Xã và quân đội Quốc Xã. Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ. Sau Thế Chiến II, Swastika bị cấm phô bầy tại rất nhiều nước Âu châu.
    Trong thời đại hiện nay, khi sự giao lưu trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, các sắc tộc, các vùng địa lý, các truyền thống văn hoá khác nhau ngày một phát triển, thì hai nhận thức khác nhau về Swastika đã gây nên những hiểu lầm và va chạm rất đáng tiếc, thậm chí có nơi đã xẩy ra xung đột. Chỉ có một cách duy nhất thanh toán sự hiểu lầm và xung đột này là mọi người phải biết rõ lịch sử của Swastika, để có thể phân biệt được đâu là Swastika của cái Thiện, đâu là Swastika của quỷ dữ. Vì thế, lịch sử là một khoa học rất cần thiết đối với nhận thức nói chung.
    Theo Reds.vn

10 lý do vì sao Hitler ghét người Do Thái

10 lý do vì sao Hitler ghét người Do Thái
Có rất nhiều giả thuyết đưa ra nhằm giải thích vì sao Hitler và Đảng Quốc Xã lại căm ghét người Do Thái đến mức đã giết chết 6 triệu người. Sau đây là 10 lý do, không có cái nào đúng và chính xác hoàn toàn, chỉ Hitler mới có thể trả lời chính xác vì sao ông ta lại ghét người Do Thái đến thế.
  1. Hồi nhỏ, khi mẹ ông ta bị bệnh, một bác sĩ người Do Thái đã chữa bệnh nhưng không thành. Điều này khiến Hitler đau lòng và hoài nghi về mức độ trung thực của người Do Thái. — Mức thuyết phục: có thể.
  2. Ngày xưa, lúc 16 tuổi, Hitler đã có tình cảm với một cô gái Do Thái nhưng cô ta đã không đáp lại tình cả. Điều này làm Hitler có chút ác cảm với người Do Thái. — Mức thuyết phục: không thuyết phục lắm, nhưng có thể.
  3. Khi ông ta nộp đơn để vào Học Viên Nghệ Thuật Vienna, một giám đốc người Do Thái đã từ chối ông ta. Điều này khiến ông ta rất đau đơn và thất vọng. — Mức thuyết phục: có thể.
  4. Tư duy ghét người Do Thái đã có từ rất lâu, từ khi người Do Thái bắt đầu di dân sang Châu Âu. Người Do Thái là người trùm ngành tài chính vì giáo lý họ không cấm họ kinh doanh tiền tệ và lấy lãi, một điều trước đây rất cấm kỵ đối với người Thiên Chúa. — Mức thuyết phục: hơi thuyết phục.
  5. Trong thời điểm đó, phần lớn người Do Thái ở Đức là nhà tri thức, nhà văn, giáo sư, khoa học, kế toán, ngân hàng. Họ là những người có đủ học thức và trình độ khiến họ không bao giờ tin Hitler và Hitler biết rằng ông ta không thể nào thuyết phục và lôi kéo họ. Không lôi kéo họ được thì ghét. — Mức thuyết phục: hơi đúng.
  6. Người Do Thái là một dân tộc hữu thần. Trái tim của họ đã dành cho Thượng Đế. Họ thuộc về Thượng Đế chứ không phải một người hay tổ chức nào. Nên Đảng Quốc Xã theo lẽ tự nhiên đã là địch thủ của họ trong tư tưởng. — Mức thuyết phục: cũng rất đúng.
  7. Hitler và giới sĩ quan quân lực Đức cần một thứ, một người, một nguyên nhân hay một cái gì đó để biện hộ và đổ lỗi cho sự thất bại của họ trong Thế Chiến Thứ Nhất. Vì thuyết âm mưu Do Thái đã có từ rất lâu, nên họ dùng đó làm đòn bẩy để thuyết phục và tuyên truyền mục đích chính trị của họ. Khi đã có một sự biện hộ, đối với một đám đông không suy nghĩ thì sự thật không quan trọng nữa. — Mức thuyết phục: rất đúng trong thời đó.
  8. Hitler và những người Đức Quốc Xã ghen ăn tức ở với sự thành công của người Do Thái ở Đức. Họ không thể chịu được và chấp nhận được rằng những người nước ngoài có thể thành công hơn họ trong chính đất nước của họ. Như đã nói, phần lớn người Do Thái là tri thức và những người rất thành đạt và nằm ở đỉnh cao của sự nghiệp ở Đức. Người Do Thái là người nước ngoài mà thành công vượt bậc hơn đại đa số người Đức bản xứ. Ghen ăn tức ở, nên ghét. — Mức thuyết phục: rất thuyết phục.
  9. Những người gốc Do Thái là những người sinh ra và phát triển phong trào cộng sản. Karl Marx là người gốc Do Thái, Lenin cũng có máu Do Thái. Nhiều nhà lãnh đạo phong trào cộng sản ở Đức lúc bấy giờ là người gốc Do Thái. Hitler muốn đập tan đối thủ của mình, phe cộng sản, nên đã nhắm vào người Do Thái và cho rằng họ dẫn dắt phong trào cộng sản. — Mức thuyết phục: rất thuyết phục.
  10. Nguyên nhân thuyết phục nhất chính là ‘Người Do Thái không hề đánh trả lại.’ Người Do Thái thời đó rất hiền và ôn hòa. Họ chỉ muốn cho qua chuyện, họ không hề phản đối công khai hay đánh trả lại. Sự hiền lành này đã khiêu khích Hitler và Quốc Xã đổ lỗi cho mọi vấn đề lên họ. Người Do Thái lúc đó hiền đến độ khi Hitler ra lệnh họ phải thêu Ngôi Sao David lên áo, họ cũng tuân thủ. Khi quân SS ra lệnh bắt họ đi vào những trại tử hình, họ cũng làm theo mà không đánh trả lại. — Mức thuyết phục: rất rất thuyết phục.
Ku Búa @ Café Ku Búa

Tiết lộ về người Do Thái duy nhất Hitler muốn cứu

0
(TNO) Một bức thư lạ lùng đã tiết lộ chuyện một chỉ huy từ thời Thế chiến thứ nhất của trùm phát xít Adolf Hitler đã tránh khỏi cuộc tàn sát của Quốc xã Đức bất chấp nguồn gốc Do Thái của ông.
Một số người Do Thái đã thoát khỏi cuộc tàn sát bằng cách chạy trốn khỏi đất nước, những người khác lẩn trốn và một số cố gắng sống sót đủ lâu để được trả tự do khỏi các trại tập trung. Tuy nhiên, sự can thiệp cá nhân của Hitler đã cứu được ông Ernst Moritz Hess khỏi nạn diệt chủng.
Theo tờ Daily Mail hôm 5.7, Hitler đã ra lệnh cho tổ chức vũ trang SS để yên cho vị thẩm phán người Do Thái vì Hess từng là chỉ huy của ông trong Thế chiến thứ nhất.
Hitler vốn rất tự hào về thời kỳ quân ngũ tại Mặt trận phía Tây của hắn ta. Thế nên, trong khi khoảng 6 triệu người Do Thái chết trong nạn diệt chủng Holocaust theo ý của Hitler, Hess đã được phép sống.
Con gái của Hess tên Ursule, hiện 86 tuổi, đã tiết lộ câu chuyện đáng kinh ngạc sau khi một tờ báo khám phá được bức thư gửi theo lệnh của Hitler yêu cầu không “hành hạ hoặc trục xuất” Hess.
Hồ sơ của lực lượng mật vụ Gestapo ở thành phố Dusseldorf về ông này bao gồm một lá thư từ Heinrich Himmler, người đứng đầu lực lượng SS và Gestapo, vào ngày 27.8.1940, nói rằng Hess phải được “cứu trợ và bảo vệ theo ý nguyện của Quốc trưởng”.
Ernst Moritz Hess, sinh năm 1890, đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh dự bị Bavaria số 2 vào lúc khởi đầu Thế chiến thứ nhất, cùng đơn vị mà Hitler tình nguyện gia nhập.
Cả hai được triển khai đến mặt trận Flanders vào mùa thu năm 1914, phục vụ trong đơn vị được biết dưới tên Trung đoàn List cho đến năm 1918.
Hess bị thương nặng vào tháng 10.1914 và bị thương thêm một lần nữa vào tháng 10.1916. Trong mùa hè năm đó, Hess tạm thời đảm nhận vai trò chỉ huy đại đội của Hitler.
Mặc dù theo đạo Tin lành, mẹ của Hess là một người Do Thái và theo Luật Chủng tộc Nuremberg của Quốc xã Đức, Hess được xem là một người Do Thái.
Theo luật, ông bị buộc rời chức thẩm phán vào năm 1936. Gia đình ông từng chứng kiến ông bị đánh đập bên ngoài ngôi nhà của họ trong năm đó.
Ông đã gửi kiến nghị đến Hitler vào năm 1936 xin được miễn trừ áp dụng luật chủng tộc cho ông và con gái.
Hess qua đời ở thành phố Frankfurt vào ngày 14.9.1983 sau một sự nghiệp thành công thời hậu chiến ở Tây Đức.
Ông từng đưa gia đình đến thành phố Bolzano ở Ý vào tháng 10.1937 song bị buộc trở về vào năm 1939. Hy vọng mối quan hệ với Hitler sẽ giúp ông được an toàn, Hess đã chuyển gia đình đến một ngôi làng hẻo lánh ở bang Bavaria, miền đông nam nước Đức vào giữa năm 1940.
Một bản sao bức thư Himmler gửi cho lực lượng mật vụ Gestapo ở thành phố Dusseldorf được trao cho ông.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 6.1941, Hess bị lực lượng SS ở thành phố Munich triệu tập. Khi trưng ra bức thư “hộ mệnh”, nó đã bị lấy đi và ông được thông báo rằng chỉ thị đã được hủy bỏ vào tháng 5.1941 và ông lúc đó chỉ là “một người Do Thái như những người khác”.
Sơn Duân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét