Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

HIỆN THỰC KỲ ẢO 94

(ĐC sưu tầm trên NET)

Huyền thoại về người… tự nguyện vào trại tập trung Auschwitz

Lịch sử
Auschwitz được biết đến như địa ngục trần gian, nơi tuổi thọ tính bằng tháng. Nhưng một vị anh hùng tên Witold Pilecki đã tình nguyện vào đây và đem những sự thật kinh khủng ra ánh sáng.

Bí ẩn của Auschwitz


Trại tập trung Auschwitz. Chữ ở trên cổng là “Lao động làm nên tự do”.
Trong những năm đầu của chiến tranh, ít người biết về khu vực gần một thành phố của Đức có tên Auschwitz. Lúc này, Ba Lan đang trong tình trạng hỗn loạn: bị chia cắt bởi Đức Quốc Xã và Liên Xô. Tinh thần chống đối của Ba Lan cũng bị nghiền nát. Chính ở thời khắc ấy, Witold Pilecki đã quyết định thâm nhập vào trại Auschwitz, tuy nhiên ông đã gặp khó khăn trong việc được phê duyệt vì họ nghĩ rằng đó chỉ là một trại tù binh. Cuối cùng ông tự đưa mình vào đây bằng cách gọi những người Ba Lan khác đứng tụ tập trên đường phố vào ngày 19 tháng 4 năm 1940. Khi đến đó, ông nhận ra Auschwitz kinh khủng hơn những gì mọi người tưởng tượng rất nhiều.

Cuộc sống như một con số


Ảnh chụp trong trại của Đội trưởng Witold Pilecki.
Cùng với hàng trăm người khác, tôi bị đưa đến phòng tắm,” bản báo cáo của Pilecki viết. “Ở đây chúng tôi phải cho tất cả mọi thứ vào túi, theo số đánh tương ứng của từng người. Sau đó chúng tôi bị cắt tóc, cạo hết lông trên cơ thể rồi bị dội bằng nước lạnh. Tôi bị đánh vào hàm bằng một cái chày nặng. Về sau tôi phải nhổ ra hai cái răng. Nó bật máu. Từ thời điểm đó chúng tôi biến thành những con số - số của tôi là 4859.”
“Mỗi người chỉ có khẩu phần ăn dành cho sáu tuần. Một tên lính Đức từng nói với tôi: “Ai mà sống lâu hơn - có nghĩa hắn ăn cắp. Mày sẽ ở trong một đơn vị đặc biệt, và mày sẽ chết sớm thôi.” Điều này nhằm khiến tinh thần suy sụp nhanh nhất có thể “.

Tuồn ra ngoài những câu chuyện kinh khủng


Những tù nhân Do Thái đang làm việc khổ sai trong trại Auschwitz.
Pilecki được chỉ định làm một công việc nặng nhọc - chở đá trên những cái xe cút kít. Nhưng ông cũng cố gắng thu thập thông tin tình báo về trại và tuồn tin nhắn ra ngoài với những tù nhân đã trốn thoát. Lính SS đã chỉ định những người Ba Lan phải đưa quần áo của họ vào thị trấn, và đôi khi những tin nhắn có thể được chuyển tới quân Ba Lan ngầm.
Storozynski - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Quỹ Kosciuszko giải thích: “Quân đội hoài nghi về những điều khủng khiếp đó. Về lò thiêu, phòng hơi ngạt, tiêm thuốc giết người - họ không tin ông. Họ nghĩ ông đã phóng đại.”
Pilecki cũng hy vọng tổ chức một cuộc tấn công và chạy trốn khỏi trại. Nhưng không có lệnh nào cho phép một kế hoạch như thế từ tư lệnh cấp cao của Ba Lan.
Pilecki viết: “Chúng tôi đang chờ lệnh, dù biết rằng sẽ không có lệnh nào cả - mặc dù đó là một điều có thể gây bất ngờ cho thế giới và Ba Lan, nhưng chúng tôi không thể làm thế.”
Trong hai năm rưỡi tiếp theo, Pilecki vẫn cần mẫn làm việc để đưa các báo cáo của ông đến tuyến mệnh lệnh Ba Lan tới London.
“Và ở London,” Storozynski nói, “Chính phủ Ba Lan lưu vong đã bảo với người Anh và người Mỹ rằng họ cần phải làm gì đó, cần phải ném bom vào các trại này. Hay tất cả lính nhảy dù người Ba Lan - cho họ vào trại. Hãy cứu những người bên trong ra. Nhưng phía Anh và Mỹ không làm gì cả.”

Vụ vượt ngục của Pilecki


Đội trưởng Witold Pilecki đang làm việc.
Cuối cùng, sau gần ba năm, Pilecki nói, “tiếp tục ở lại đây quá nguy hiểm và khó khăn đối với tôi.”
Ông đã lên kế hoạch cho một cuộc tẩu thoát, thông qua cửa sau không bị canh giữ trong tiệm bánh nơi ông làm việc. Với một vài tù nhân khác, họ đã chạy trốn vào ban đêm.
Đạn bắn ngay sau lưng chúng tôiChúng tôi đã chạy nhanh như thế nào, rất khó để nói. chỉ có thể hình dung rằng nhanh tới mức tưởng như tay chúng tôi xé gió ra.
Sau khi trốn thoát, Pilecki tiếp tục chiến đấu ngầm. Nhưng sau chiến tranh, người Đức đã bị thay thế bởi chế độ chiếm đóng mới - Liên Xô. Pilecki một lần nữa bị yêu cầu thu thập thông tin tình báo, lần này là về những việc làm của Liên Xô cũ. Công việc ông làm lần này đã khiến ông bị đánh dấu là kẻ thù của nhà nước.
Tháng 5 năm 1947 — hai năm sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng — ”vỏ bọc” của Witold Pilecki bị lộ. Ông bị bắt và tra tấn trong nhiều tháng trước khi đưa ra xử tại một phiên tòa “dỏm” gọi là phiên tòa xử công khai (tháng 5 năm 1948). Ông bị buộc tội gián điệp và bị kết án tử hình.
Những lời cuối cùng của ông trước khi bị hành hình vào ngày 25 tháng 5 là “Ba Lan tự do muôn năm!” Lúc ấy ông mới 47 tuổi.

Câu chuyện chưa được tiết lộ


Đội trưởng Witold Pilecki trong phiên xét xử.
Có một lý do mà nhiều người chưa bao giờ nghe câu chuyện về Witold Pilecki. Chế độ thân Liên Xô ở Ba Lan đã kiểm duyệt mọi tài liệu đề cập đến tên của ông. Lệnh cấm này được giữ nguyên cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ.Chỉ khi đó ta mới có thể biết đến câu chuyện của ông và cho phép Bugajski mô tả chính xác nó trong phim.
Ngày nay có một con phố và và một quảng trường ở Ba Lan mang tên của vị anh hùng này. Di sản ông để lại vô cùng to lớn. Đó là ở ngay giữa nơi địa ngục trần gian, tinh thần giải phóng dân tộc cũng không bao giờ bị khuất phục.

Nguồn bài: npr.org

Ký ức bi thương và ám ảnh của người phụ nữ sống sót qua nạn diệt chủng

Lịch sử
Chiến tranh đã qua lâu nhưng nỗi đau vẫn còn mãi với người sống. Nhân ngày Thế giới tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust, Lost Bird sẽ giới thiệu câu chuyện của một người đã từng sống trong Auschwitz.
Tên tôi là Edith Fox, tên thời con gái là Weingarten. Tôi sinh ra và lớn lên ở Tiệp Khắc trong một thành phố tên Teplice (Teplice-Šanov trước năm 1948). Mẹ tôi, Giselle Weingarten, chưa bao giờ kể cho tôi về ông bà ngoại, vì vậy tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với họ, nhưng bà được nuôi dạy bởi anh trai và hai người chị khác. Trong thời điểm đó ở Châu Âu chúng tôi không nói về chuyện gia đình. Suốt thời gian ấy, tất cả những gì tôi làm chỉ là đi học, chuẩn bị thức ăn, đi chơi với bạn bè và làm bài tập về nhà. Mẹ tôi đã cưới cha tôi, Mano Fogel, công nhân tại một xưởng sản xuất gỗ xẻ. Bà có một cửa hàng vải, với tôi bà luôn là một nữ doanh nhân.
Tôi là con út trong gia đình. Tôi có năm người anh, các anh rất yêu thương tôi. Tên của họ lần lượt là Heskel, Ignat, Sam, Harry và Zigmant. Hai trong số các anh em của tôi đã đăng ký tham gia vào quân đội Séc. Tôi chỉ mới 13 tuổi khi chiến tranh bắt đầu. Năm 1941, Đức Quốc xã đến bắt gia đình tôi. Chúng bảo chúng tôi mang đồ đạc cá nhân theo người. Chúng cũng nói rằng chúng tôi sẽ được đưa đến Ba Lan, lúc đó đã bị chia cắt và bị chiếm đóng bởi người Đức và người Nga. Chúng còn nói dối chúng tôi sẽ nhận được nhà cửa và được kinh doanh miễn phí.

Bà Edith Fox khi còn trẻ. Nguồn ảnh: The Buffalo News
Tuy nhiên, khi đến Ba Lan, Đức Quốc xã bắt chúng tôi phải chạy. Nếu bạn không chạy, bạn sẽ bị giết. Chúng giết mẹ ngay trước mặt tôi. Bà chạy không đủ nhanh. Tôi ôm chặt lấy bà, điều đó quá khủng khiếp với một đứa trẻ như tôi. Tôi đã nói Đức Quốc xã hãy giết tôi, nhưng chúng nói không, mày sẽ phải làm việc. Mọi người đang chết dần trước mặt tôi. Tôi thấy một giáo sĩ Do Thái nằm ở góc với một chân bị cắt cụt, nhưng ông ta vẫn còn sống. Ông ta nằm đó cho đến khi chết. Thật không thể tưởng tượng được những gì chúng đã làm.
Rồi chúng chia đàn ông và phụ nữ ra thành hai hàng. Sau đó, tôi không còn gặp lại cha và các anh mình nữa.

Những người Do Thái bị chia thành hai hàng ở trại tập trung Auschwitz.
Họ đưa tôi và bạn của tôi, Leah, đến khu ổ chuột ở Stanislau, Ba Lan, nơi mà tất cả những đứa trẻ sơ sinh người Do Thái bị giam ở đó. Chúng tôi phải giặt tã cho 300 em bé. Khi chúng tôi phát hiện ra Đức Quốc xã đến để đưa chúng tôi đi, bọn tôi đã xin những người lớn ở đó chăm sóc để có thể vào hầm trú ẩn với họ, nhưng không còn đủ chỗ. Do vậy Leah và tôi phải chui vào một cái hầm rượu và leo lên ống khói trong phòng để trốn.
Cuối cùng, Phát xít đến và ném tất cả bọn trẻ con vào xe như những bịch rác. Rồi chúng giết tất cả mọi người trong hầm trú ẩn.
Leah và tôi ở chỗ lò sưởi gần 2-3 ngày. Rồi chúng tôi cố gắng đi đến biên giới Séc với Hungary. Chúng tôi thấy một người lính Séc, hi vọng rằng ông ta sẽ giúp, nhưng hóa ra ông ta làm việc cho Đức Quốc xã và định đưa chúng tôi đến trụ sở gần Auschwitz. Tuy nhiên vào phút chót, ông ta để chúng tôi đi và cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi đã trốn trong máng xối. Leah muốn về nhà, nhưng cô đã bị giết trước khi làm điều đó. Tôi bị bắt lại, và chúng đưa tôi đến trại tập trung Auschwitz. Tôi ở đó một mình mà không biết chuyện gì đã xảy ra với gia đình. Tôi được xếp trong hàng nơi (Josef) Mengele xếp người sang bên phải hoặc bên trái. Ở bên trái thì sẽ bị giết. Ở bên phải thì đi làm việc.

Số đánh dấu của trại tập trung trên tay bà Edith Fox. Nguồn ảnh: The Buffalo News.
Một ngày nọ chúng đến và đưa bọn tôi - gồm 50 cô gái đi. Tôi nghĩ rằng mình sẽ bị giết, nhưng thay vào đó chúng đưa bọn tôi đến Gleiwitz gần Auschwitz và bắt làm việc tại một nhà máy đạn dược. Chúng tôi phải đứng trong hàng suốt tám tiếng đồng hồ và không được phép nói chuyện với bất cứ ai. Tôi đã làm việc ở đó khoảng ba năm hoặc lâu hơn thế.
Trong khi ở Auschwitz, tôi đã nhìn thấy quá nhiều thứ. Một số người không thể chịu được nữa và quyết định chạy vào hàng rào điện để tự sát. Nhìn họ trông như những ngọn đuốc sống. Tôi thấy những người bị đưa đến Auschwitz từ nhiều nơi khác nhau rồi bị đem vào phòng hơi ngạt và chết. Sau đó, chúng đem họ đến lò hỏa thiêu. Tôi bắt gặp một cậu bé đang nhìn vào lò hỏa thiêu, nơi mà bố mẹ cậu bị giết. Cậu ấy hy vọng họ sẽ đến và ném bom nơi này. Cậu ấy nói với tôi hãy đến chỗ đó mỗi tuần một lần và cậu ta sẽ ném cho tôi một gói hàng. Đó là giày hoặc quần áo. Có lẽ là của của những người bị giết trong phòng hơi ngạt, tôi không biết. Thật không thể tin được. Mọi thứ được sắp đặt như vậy. Chúng nói chúng muốn giết 10.000 người Do Thái mỗi ngày.
Khi chiến tranh kết thúc, Đức Quốc xã đã đưa tất cả chúng tôi - những người còn trẻ và khỏe mạnh lên một chuyến tàu chở hàng mà không có nước hay đồ ăn. Chúng muốn bọn tôi chết đói. Tôi ở trên tàu ba ngày. Mọi người thì chết dần, rồi giẫm đạp lên người khác để sống hay nằm trên sàn. Đã có những xác chết. Cuối cùng tôi nói, “Không! Tôi không muốn phải giẫm đạp lên người khác! “Vì vậy, tôi nhảy ra khỏi tàu. Tôi nhảy vào ban đêm khi tàu chạy chậm. Tôi không muốn mọi người giẫm đạp lên tôi. Nếu chết, tôi muốn chết bên ngoài trên nền tuyết; lúc đó là tháng Giêng. Nhiều người bị bắn sau khi nhảy ra khỏi tàu. Nhưng cũng có nhiều người không đủ can đảm để nhảy. Tôi tiếp tục chạy và chạy. Tôi va phải một cái cây và nó đập vào trán tôi. Tôi nghĩ mình đã bị bắn, nhưng sau đó nhận ra đó chỉ là một chấn thương nhỏ. Tôi đã ở Mala Pevnost (lãnh thổ Séc), bị thương và đến giờ vẫn còn dấu tích từ đợt đó.
Tôi không biết chính xác mình ở đâu, nhưng tôi đã ở trong rừng. Tôi phải chờ cho đến buổi sáng để định hình nơi đang đứng. Tôi thấy một người trong bộ đồng phục Séc, tôi đã rất hạnh phúc và nghĩ rằng một người lính Séc sẽ không gây rắc rối cho tôi. Chiến tranh đã kết thúc. Họ biết rằng họ đã thua, nhưng đó là một tên phát xít trong trang phục lính Séc.
Hắn đưa tôi đến trại Theresienstadt. Có bảy cô gái ở đó với tôi. Tôi không biết họ đến từ đâu. Họ cố chạy trốn, nhưng người Đức bắt họ lại. Khi bắt chúng tôi, chúng đưa bọn tôi vào một căn nhà và lần lượt hãm hiếp. Cô gái đầu tiên chỉ mới 13 tuổi, bắt đầu la hét và phản kháng lại. Vì vậy chúng đẩy mọi người ra ngoài và giết cô gái ấy. Chúng bắn cô. Cô ấy đã cứu chúng tôi.

Trại tập trung Theresienstadt ở Séc. Đây là trại tập trung thứ hai mà bà Edith bị giam cầm. Nguồn ảnh: Tucson.com
Bọn phát xít muốn chúng tôi chết đói, nhưng chúng tôi đã sống sót. Chúng tôi chẳng có gì ngoài một cái nhà vệ sinh, sàn nhà, xi măng và cửa sổ nhỏ, chỉ có thế. Đức Quốc xã đi vào, đá chúng tôi rồi gọi chúng tôi là heo và hỏi, “Chúng mày sống như thế nào?” Một cô gái đã chết.
Chúng tôi ở đó suốt từ tháng 1 đến tháng 5, nhưng đã gặp may. Người Nga đã giải cứu chúng tôi vào ngày mùng 8 tháng 5. Họ đến kịp lúc, bởi vì Đức Quốc xã đã giết tất cả tù nhân chính trị và chúng tôi sẽ là người kế tiếp.
Người Nga đưa chúng tôi đến bệnh viện. Chúng tôi thậm chí không thể đi được. Tại bệnh viện, họ cố gắng giúp chúng tôi tìm việc làm. Tôi nói muốn đi Mỹ. Họ đã đưa tôi từ Tiệp Khắc sang Đức để đến nơi mà tôi có thể đăng ký đi Mỹ. Tôi không muốn về nhà, không có ai ở đó cả.
Tôi mất hai năm để được đến Mỹ. Tôi đã ở trong Trại Thuyên chuyển do người Mỹ điều hành. Trong khi chờ đợi, tôi làm tình nguyện ở bệnh viện. Tôi chỉ mới 17 tuổi khi đăng ký, và 19 tuổi khi đến Mỹ.

Một ảnh chụp khác của bà Edith. Nguồn ảnh: Tucson.com
Đầu tiên, tôi đến thành phố New York. Họ nói với tôi rằng họ sẽ làm mũi giúp tôi, vì nó đã bị vỡ khi tôi nhảy ra khỏi tàu. Sau đó tôi chuyển đến Buffalo. Mọi người đều muốn sống ở thành phố lớn. Tôi nói tôi sẽ đến Buffalo vì muốn sửa mũi. Tôi đã không làm bất cứ điều gì trong ba đến bốn tuần, sau đó họ đưa tôi đi tìm việc. Tôi không bao giờ trở lại trường học. Tôi chỉ mới học xong lớp tám khi chiến tranh bắt đầu.
Hai năm sau tôi gặp chồng, Joseph Fox, thông qua người chị chồng tương lai của tôi. Bố mẹ chị đến từ Israel và ở trong cùng một căn nhà mà tôi ở. Đó là cách tôi gặp chị ấy và chồng tôi. Tôi làm việc như một người quản lý căn hộ: sửa chữa chúng, giải quyết các khoản vay thế chấp, cho vay. Chồng tôi có một công việc tốt. Anh ấy là kỹ thuật viên trong dây chuyền lắp ráp điện ở Bell Helicopter ở Buffalo. Chúng tôi có 3 đứa con - hai con trai và con gái. Sau đó, chúng tôi chuyển đến Tucson vì sức khỏe của chồng tôi, nhưng anh ấy đã chết năm 1997.

Ảnh cưới của bà Edith với chồng mình Joseph Fox năm 1950. Nguồn ảnh: The Buffalo News
Hai anh của tôi là Sam và Zigmant đã sống sót trong trại tập trung. Sam chuyển đến New York, Zigmant chuyển đến Argentina, nhưng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với những người khác. Tôi đã cố tìm kiếm họ sau chiến tranh nhưng không bao giờ có thể gặp lại họ.

Bà Edith trong sinh nhật 90 tuổi của mình ở Tucson. Nguồn ảnh: The Buffalo News
Tôi muốn kể câu chuyện của mình bởi vì tôi sợ mọi người sẽ quên mất. Chúng ta không bao giờ được quên những gì đã xảy ra. Chúng ta không được để nó xảy ra thêm lần nào nữa.

Nguồn bài: The Buffalo News

Paintback: ‘Vùi lấp’ biểu tượng Đức quốc xã bằng các hình vẽ sáng tạo

Nghệ thuật
Nếu những năm 60 người ta biểu tình bằng cách cắm hoa vào họng súng, thì ở thời đại này, chúng ta dùng óc sáng tạo để biến hận thù thành tình yêu.
Thông qua tổ chức phi chính phủ Die kulturellen Erben (Di sản văn hóa), Ibo Omari đã bắt đầu chiến dịch Paintback - biến những biểu tượng hay slogan đầy tính thù hận trở thành tác phẩm đầy tính nghệ thuật và thú vị hơn.
Khởi nguồn từ Berlin, Đức, ý tưởng chủ đạo của Paintback là biến tấu lại các biểu tượng swastikas ở khắp thành phố, chỉ với những họa tiết đơn giản. Các họa sĩ tham gia Paintback hi vọng sẽ truyền cảm hứng đến mọi người, để họ có suy nghĩ đúng đắn trước những thông điệp đầy địch ý trong thành phố, từ đó tạo ra những điều xinh đẹp và ý nghĩa hơn. Video ngắn tuyên truyền về chiến dịch này nhanh chóng nổi tiếng ở Berlin và lan rộng sang các thành phố khác. Rất nhiều người đã post hình ảnh họ vẽ lại kèm theo hashtag #Paintback

Ai có thể nghĩ đến tư thế này cơ chứ?
Nghe qua có vẻ phức tạp, nhưng thật ra chỉ cần thêm thắt chi tiết đơn giản
Hoặc sáng tạo như thế này…
Vô cùng hài hước và duyên dáng
Hình ảnh dễ thương khác hẳn nguồn gốc ban đầu
Thay đổi cách nhìn một chút
Phối màu rực rỡ
Đường phố trở nên thú vị hơn rất nhiều
Sudoku này hình như hơi khó?
Khối rubik thì sao?
Thân thiện với tất cả mọi người

Nguồn bài: Bored Panda

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét