Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 21

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận chiến đảo Saipan - Quân đội Mỹ tấn công Nhật Bản

Trận chiến Saipan đẫm máu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật

 Mỹ. Nhưng sau đó quân Mỹ dựa vào lựu pháo và súng máy bắn gần để đẩy lui hoặc tàn sát gần như toàn bộ quân Nhật.
Đây là trận xung phong banzai lớn nhất của Nhật t
VOV.VN - Binh lính Nhật chiến đấu máu lửa nhưng vẫn không cưỡng lại được sức mạnh của quân Mỹ trong trận huyết chiến trên đảo Saipan vào cuối Thế chiến 2.
Vào ngày 15/6/1944, trong chiến dịch Thái Bình Dương của Thế chiến 2 (1939-1945), thủy quân lục chiến Mỹ đã tấn công mãnh liệt vào các bờ biển của hòn đảo Saipan có tầm quan trọng chiến lược và do Nhật Bản chiếm giữ khi đó. Mục đích của họ là có được một căn cứ không quân trọng yếu mà từ đó quân Mỹ có thể sử dụng các máy bay ném bom tầm xa B-29 mới của mình để tấn công thẳng vào lãnh thổ Nhật Bản.
tran chien saipan dam mau giua quan my va phat xit nhat hinh 1
Lính Mỹ khi đổ bộ lên bờ biển Saipan đã bị quân Nhật bắn tỉa. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Trước sức kháng cự mãnh liệt của binh lính Nhật, quân Mỹ từ các tàu xe đổ bộ đã nhanh chóng thiết lập “đầu cầu”, quần thảo với lính Nhật trên đảo và đẩy lui chúng về phía bắc. Chiến sự diễn ra đặc biệt tàn khốc và giằng co quanh ngọn núi Tapotchau – đỉnh núi cao nhất trên đảo Saipan. Thủy quân lục chiến Mỹ đặt biệt danh cho một số địa điểm giao chiến trong khu vực này, như “Thung lũng Tử thần” và “Dãy đỉnh đồi Trái tim Tím”.
Khi quân Mỹ "nhốt" được quân Nhật ở khu vực phía bắc của đảo, các binh sĩ phát xít Nhật đã mở một cuộc tấn công vỗ mặt ồ ạt kiểu cảm tử nhưng không xoay chuyển được tình thế. Vào ngày 9/7, lá cờ chiến thắng của người Mỹ tung bay trên hòn đảo Saipan.
Bộ tư lệnh Mỹ nhắm tới mục tiêu Saipan
Mùa Xuân năm 1944, các lực lượng Mỹ tham gia vào chiến dịch Thái Bình Dương đã xâm chiếm các hòn đảo do Nhật Bản chiếm giữ ở khu vực giữa Thái Bình Dương dọc theo hành lang tiến tới Nhật Bản. Một đội tàu Mỹ gồm 535 chiếc chở 127.000 lính, bao gồm 77.000 binh sĩ thủy quân lục chiến, đã chiếm quần đảo Marshall. Bộ tư lệnh tối cao Mỹ sau đó tính tới việc chiếm quần đảo Mariana – tiền đồn quan trọng trong hệ thống phòng thủ của đế chế Nhật Bản.
Lúc quân Mỹ tiến công các bờ biển trên đảo Saipan vào ngày 15/6, 800 lính thủy đánh bộ Mỹ da đen thực hiện dỡ lương thực và đạn dược khỏi các tàu xe đổ bộ và cung cấp cho lực lượng Mỹ trên bờ biển. Họ là những binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ gốc Phi đầu tiên tham chiến trong Thế chiến 2.
Các tư lệnh Mỹ phân tích: Việc chiếm các đảo chính trong quần đảo Mariana – gồm Saipan, Tinian và Guam – sẽ cắt đứt Nhật Bản khỏi phần phía nam giàu tài nguyên của đế chế này và dọn đường cho việc tiến sát hơn nữa tới Tokyo. Tại Saipan - hòn đảo gần Nhật Bản nhất, quân Mỹ có thể thiết lập một căn cứ không quân trọng yếu mà từ đó các siêu pháo đài bay B-29 tầm xa của quân đội Mỹ có thể cất cánh và giáng những đòn trừng phạt xuống lãnh thổ Nhật Bản trước khi quân Đồng minh đổ bộ xuống lãnh thổ nước này.
Bộ tư lệnh quân đội Mỹ quyết định cuộc đổ bộ đầu tiên lên quần đảo Mariana sẽ được thực hiện tại đảo Saipan – đảo lớn nhất trong quần đảo này.
Saipan khi ấy đặt dưới sự cai trị của Nhật Bản từ năm 1920. Theo một số dữ liệu, lực lượng Nhật đồn trú trên đảo lên tới 30.000 quân. Saipan có một sân bay quan trọng nằm ở Aslito.
Tướng thủy quân lục chiến Mỹ Holland Smith được trao một bản kế hoạch tác chiến và nhận lệnh phải chiếm được hòn đảo này trong 3 ngày. Sau khi đánh chiếm được đảo Saipan, theo kế hoạch đó, quân Mỹ sẽ nhanh chóng cơ động chiếm nốt đảo Guam và Tinian.
Tuy nhiên các cơ quan tình báo Mỹ khi đó đã đánh giá quá thấp sức mạnh của quân Nhật đồn trú trên đảo Saipan.
Đổ bộ dưới mưa bom bão đạn
Sáng ngày 15/6/1944, một đội tàu vận tải của Mỹ tập kết gần bờ biển phía nam của đảo Saipan. Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến về phía bờ biển bằng hàng trăm tàu xe đổ bộ.
Các chiến hạm, khu trục hạm và máy bay Mỹ đã dọn đường cho thủy quân lục chiến bằng cách tấn công cấp tập vào vị trí của đối phương nhưng đã không thể dập tắt các hỏa điểm bố trí cẩn thận dọc theo các vách đá ở bờ biển. Hậu quả là thủy quân lục chiến Mỹ phải tiến quân dưới hỏa lực xối xả của địch.
tran chien saipan dam mau giua quan my va phat xit nhat hinh 3
Thủy quân lục chiến khiêng tử sĩ, trên đảo Saipan vào tháng 6/1944. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Trong một cuốn sách về trận chiến Saipan, tác giả John C. Chapin – từng là một lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Saipan, đã mô tả lại cảnh hỗn loạn xung quanh ông vào sáng hôm đó: “Các thi thể nằm la liệt trong trạng thái rách nát, biến dạng; các ụ súng bị phá tung và cháy rụi; các xác xe đổ bộ bốc cháy…; mùi khét lẹt của thuốc nổ; những cây xanh bị xé nát; và rải rác trên cát là những vật dụng bị bỏ đi.”
Bất chấp sự kháng cự dữ dội, 8.000 lính thủy quân lục chiến Mỹ vẫn tiến lên được bờ vào sáng hôm đó. Vào cuối ngày, khoảng 20.000 lính Mỹ đã thiết lập được một “đầu cầu” trên đảo Saipan. Tuy nhiên, quân Mỹ phải trả giá bằng khoảng 2.000 lính bị thương vong trong quá trình này.
Sáng hôm sau, lính Mỹ được tăng viện thêm và bắt đầu tiến sâu vào đảo, hướng về sân bay Aslito và các lực lượng Nhật nằm ở khu vực phía nam và trung tâm của đảo. Vào ngày 18/6, quân Mỹ tiếp tục tỏa ra toàn đảo ngay cả khi lực lượng hải quân yểm trợ cho họ đã phải rời đi để đánh chặn hạm đội đế quốc Nhật được phái tới để củng cố thế phòng ngự trên đảo Saipan.
Thung lũng Tử thần
Sau khi thất bại trong việc ngăn chặn quân Mỹ đổ bộ lên đảo Saipan, quân đồn trú Nhật rút lui tới khu vực ngọn núi Tapotchau – đỉnh núi có vị thế khống chế toàn hòn đảo. Ngọn núi này nằm ở vị trí trung tâm của đảo Saipan và là nơi cao nhất của đảo, ở độ cao khoảng 457m. Sau các đợt giao chiến khốc liệt, cuối cùng quân Mỹ cũng dần đẩy lui lực lượng phòng ngự của Nhật ra khỏi vị trí tưởng chừng bất khả công phá của chúng trên các điểm cao.
Lúc cao trào của cuộc chiến, tướng Mỹ Smith ra lệnh cho một binh đoàn vượt qua một thung lũng rộng và trống trải để tiến đánh các vị trí của quân Nhật.
Một bên gờ của thung lũng này là một dãy đồi mà từ đó các binh sĩ Nhật được trang bị vũ khí hạng nặng trong công sự kiên cố đã bắn thẳng xuống đầu lính Mỹ đang tiến lại gần.
Phải đến cuối tháng 6, sau những cuộc giao tranh trên địa hình rừng núi nhiệt đới, thủy quân lục chiến mới giành được quyền kiểm soát đối với ngọn núi Tapotchau. Quân Nhật buộc phải rút lui tiếp lên phía bắc, tạo ra bước ngoặt trong trận chiến Saipan.
Quân Mỹ đã phải đối mặt với các phát súng bắn tỉa từ trong các hang, những nơi trú ẩn bí mật. Để đối phó, lính Mỹ dùng súng phun lửa tiêu diệt mục tiêu trong hang.
Nhiều dân thường Nhật Bản thiệt mạng. Quân Mỹ không phải lúc nào cũng phân biệt quân nhân với dân thường khi họ truy kích trong hang hay nghe thấy các tiếng chuyển động trong rừng rậm vì quân Nhật thường dùng dân thường làm mồi nhử để phục kích lính Mỹ.
Đòn xung phong cảm tử của lính Nhật
Vào đầu tháng 7/1944, các lực lượng của tướng Yoshitsugu Saito, tư lệnh của Nhật trên đảo Saipan , đã triệt thoái về khu vực phía bắc của hòn đảo này. Tại đó quân Nhật bị kẹp giữa hỏa lực của quân Mỹ từ trên bộ, trên biển và trên không.
Saito kỳ vọng hải quân Nhật sẽ giúp ông ta đẩy lui quân Mỹ khỏi đảo này nhưng Hạm đội Nhật đã bị đánh tan tác trong trận hải chiến trên Biển Philippines (vào các ngày 19-20/6/1944) và không bao giờ tới đảo Saipan nữa. Nhận thấy mình không thể chống cự đòn tiến công của người Mỹ, tướng Sato xin lỗi  Tokyo vì đã không bảo vệ được Saipan rồi tự sát.
Tuy nhiên trước khi chết, Saito lệnh cho tàn quân của mình mở một cuộc tấn công tổng lực và bất ngờ vì danh dự của Nhật hoàng.
Đầu sáng 6/7, khoảng 4.000 lính Nhật đồng thanh hô to “Banzai!” (nghĩa là “Vạn tuế!”), cầm lựu đạn, lưỡi lê, gươm và dao găm lao vào đội hình quân Mỹ gần cảng Tanapag. Lớp lớp quân Nhật quét qua một vài tiểu đoàn lính Mỹ, đánh giáp lá cà với họ, làm chết hoặc bị thương hơn 1.000 lính
rong chiến tranh Thái Bình Dương. Đa phần lính Nhật chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên đòn cảm tử cũng không lật ngược được tình thế. Đến ngày 9/7, sau các đợt truy quét cuối cùng, quân Mỹ đã phất cờ chiến thắng trên đảo Saipan.
Hậu quả trận chiến
Trận đánh tàn bạo trong 3 tuần đã khiến 3.000 lính Mỹ tử trận, và hơn 13.000 lính Mỹ bị thương. Theo một số ước tính, về phần mình, quân Nhật mất ít nhất 27.000 lính.
Vào ngày 9/7 phía Mỹ tuyên bố trận chiến đã kết thúc. Hàng ngàn cư dân đảo Saipan bị bộ máy tuyên truyền của Nhật nhồi sọ rằng họ sẽ bị quân Mỹ giết nên đã tự sát bằng cách nhảy xuống từ các vách đá dựng đứng ở phía bắc hòn đảo.
Một nghiên cứu kết luận: “Tình trạng chưa hoàn thành của hệ thống phòng thủ Nhật [trên đảo Saipan] là một nhân tố quan trọng tạo nên chiến thắng quyết định của Mỹ. Các tàu ngầm tầm xa của hải quân Mỹ đã cản trở thành công nhiều tàu bè của Nhật Bản, làm giảm việc vận chuyển xi măng và các vật liệu xây dựng lên đảo để củng cố vững chắc công sự ở Saipan”.
Một tù binh Nhật trong một cuộc hỏi cung đã cho biết, nếu cuộc tấn công của Mỹ lùi lại 3 tháng thì hòn đảo Saipan sẽ thực sự bất khả công phá và số lượng thương vong (của Mỹ) còn cao hơn nhiều.
Việc Saipan thất thủ đã gây choáng váng cho giới chính trị ở Tokyo, thủ đô Nhật Bản. Ban lãnh đạo nước này hiểu rằng họ sắp lãnh các đòn sấm sét từ các oanh tạc cơ tầm xa của Mỹ.
Tướng Hideki Tojo – Thủ tướng quân phiệt của Nhật Bản, trước đó công khai hứa hẹn rằng Mỹ sẽ không bao giờ chiếm được Saipan. Trước việc để mất Saipan, ông ta buộc phải từ chức vào thời điểm một tuần sau khi Mỹ chinh phục được hòn đảo Saipan./.
Trung Hiếu/VOV.VN Dịch từ History.com và Japan Times

  
The Killing Fields - Einsatzgruppen - The "other" Holocaust

Chiến dịch đổ bộ khiến 55.000 người thiệt mạng ở Thái Bình Dương

Mỹ giành thắng lợi trong trận đổ bộ lên đảo Saipan, nhưng phải chịu thiệt hại nặng nề khi vấp phải chiến thuật tử thủ của lính phát xít Nhật.

 Chiến trường trên đảo Saipan sau một đợt tấn công
Đầu năm 1944, quân đội Mỹ quyết định đánh chiếm đảo Saipan thuộc quần đảo Marianas ở Thái Bình Dương nhằm hình thành thế trận bao vây Nhật Bản. Các chiến lược gia Mỹ tin rằng hòn đảo này có thể cắt đứt tuyến tiếp tế từ Nhật Bản đến Indonesia, đồng thời trở thành căn cứ đồn trú cho oanh tạc cơ tầm xa B-29 tấn công Tokyo, theo US History.
Nhận thấy mối đe dọa từ Mỹ, bộ chỉ huy tối cao Nhật Bản nhanh chóng tăng cường lực lượng phòng thủ cho đảo Saipan. Đến tháng 5/1944, Nhật huy động được gần 30.000 lính bảo vệ đảo Saipan, ngay trước khi Mỹ thực hiện chiến dịch đổ bộ. Lính Nhật đào hệ thống công sự, bố trí hàng loạt điểm phòng thủ đợi quân Mỹ đổ bộ lên bờ biển.
Trong kế hoạch chiếm đảo Saipan mang mật danh Forager, Mỹ dự kiến tấn công phía tây đảo bằng hai mũi đổ bộ. Ngày 11/6/1944, lực lượng tác chiến gồm 7 tàu sân bay, 8 tàu sân bay hạng nhẹ, 7 thiết giáp hạm tốc độ cao, ba tàu tuần dương hạng nặng, 10 tàu tuần dương hạng nhẹ và 52 khu trục hạm được lệnh tấn công, phá hủy máy bay và tàu chiến Nhật Bản quanh đảo Saipan.
Trong vòng chưa đến 10 ngày, các chiến đấu cơ Mỹ đã tiêu diệt phần lớn chiến đấu cơ Nhật trên đảo, nhưng không gây thiệt hại nào đáng kể cho trận địa pháo đối phương.
chien-dich-do-bo-khien-55000-nguoi-thiet-mang-o-thai-binh-duong
Bản đồ chiến dịch bao vây, chiếm đảo Saipan (khoanh đỏ) do Mỹ tiến hành. Ảnh: Wikipedia.
Sáng sớm ngày 15/6, chiến dịch đổ bộ chiếm đảo Saipan diễn ra. Các tàu chiến Mỹ đồng loạt nã pháo vào bờ biển, trong khi chiến đấu cơ Mỹ không kích các cứ điểm phòng thủ, ụ pháo và công sự, cũng như sân bay và mục tiêu khác trên bộ, nhằm mục đích uy hiếp tinh thần lính Nhật.
Đến 7h sáng, 34 tàu đổ bộ (LST) thả neo cách bờ 800 m, bắt đầu thả tàu tấn công và xuồng. Tuy nhiên, mỗi khi xuồng đổ bộ áp sát bờ biển, lực lượng phòng thủ Nhật Bản lại sử dụng súng máy, pháo binh, pháo chống tàu và pháo cối đáp trả, khiến một số xe tăng lưỡng cư, tàu kéo và xuồng bị chìm trước khi đến bờ.
Hầu hết lực lượng đổ bộ đều cập bờ an toàn theo kế hoạch, nhưng khi họ lên bờ cũng là lúc địa ngục hỗn loạn bắt đầu. Các cứ điểm phòng ngự của Nhật chống trả dữ dội, khiến hàng nghìn lính Mỹ thiệt mạng trên bờ biển, đợt đổ bộ đầu tiên bị dồn ứ lại, gây ra tâm lý hoảng loạn trong lính Mỹ.
Xe thiết giáp không thể chọc thủng phòng tuyến bờ biển như dự kiến do bị hỏa lực địch loại khỏi cuộc chiến quá nhiều. Xác xe bị bắn cháy cản trở đường hành tiến của cánh quân phía sau. Sư đoàn thủy quân lục chiến số 2 chịu thương vong 1.500 người ngay trong đêm đổ bộ đầu tiên.
Dù vấp phải hỏa lực dữ dội của Nhật Bản, quân Mỹ vẫn tiếp tục đổ bộ và đẩy lùi đối phương vào sâu trong đảo. Sau gần ba tuần giao tranh ác liệt, Mỹ gần như giành chiến thắng cuối cùng. Tuy nhiên, Nhật Bản ra lệnh cho chỉ huy trên đảo không được đầu hàng, phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trung đoàn bộ binh 105 thuộc Sư đoàn bộ binh 27 Mỹ là nạn nhân xấu số của mệnh lệnh này.
chien-dich-do-bo-khien-55000-nguoi-thiet-mang-o-thai-binh-duong-1
Quân đổ bộ Mỹ tăng cường lên đảo Saipan tháng 6/1944. Ảnh: Kyodo.
Ngày 7/7, thông tin tình báo cho thấy chỉ còn khoảng 1.000 lính Nhật Bản yếu ớt và đói khát trên đảo. Trung đoàn 105 là đơn vị vệ binh quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập tuyến phòng ngự sâu bên trong đảo. Bỗng nhiên hàng nghìn lính Nhật la hét xông thẳng vào phòng tuyến để tấn công tự sát.
Do không quân và hải quân Mỹ đã cắt đứt tuyến tiếp tế nên hầu hết lính Nhật không còn đạn để chiến đấu. Nhiều người trong số họ sử dụng kiếm và gậy tre gắn lưỡi lê tấn công lính Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Cuộc tấn công khiến 406 lính Mỹ thiệt mạng và 516 người thuộc Trung đoàn 105 bị thương, trong khi 4.300 lính Nhật bỏ mạng trước phòng tuyến Mỹ.
Trước khi lính Mỹ tiến đến phía bắc đảo Saipan hai hôm sau đó, 1.000 lính và 22.000 thường dân trên đảo, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, do lo sợ bị tra tấn đã nhảy từ mỏm núi xuống biển tự sát, bất chấp nỗ lực thuyết phục bằng loa của quân Mỹ.
Theo sử gia Jeff Kingston, trận đổ bộ chiếm đảo Saipan đã khiến tổng cộng 55.000 binh sĩ và dân thường thiệt mạng. Trong số 71.000 quân Mỹ đổ bộ lên đảo, gần 3.000 người tử trận và hơn 10.000 người bị thương.  Trong số 30.000 quân Nhật phòng thủ đảo, chỉ có 921 lính sống sót, số còn lại đều thiệt mạng, trong đó các chỉ huy và khoảng 5.000 lính tự sát.
Mỹ cuối cùng cũng đánh bật quân Nhật khỏi đảo Saipan, nhưng mặt trận Thái Bình Dương vẫn diễn ra ác liệt thêm một năm với chiến thuật tử thủ lặp lại nhiều lần trên các hòn đảo khác.
Duy Sơn


Chiến tranh và tội ác

Thảm họa diệt chủng Holocaust kinh hoàng thế nào?

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, phát xít Đức gây ra thảm họa diệt chủng Holocaust khiến hơn 11 triệu người thiệt mạng, trong đó có hơn 6 triệu người Do Thái. Holocaust được xem là một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.
Thảm họa diệt chủng Holocaust là một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại với hơn 6 triệu nạn nhân người Do Thái bị phát xít Đức sát hại trong Thế chiến 2.
Cũng trong thảm họa diệt chủng Holocaust, Đức quốc xã còn tàn sát hơn 5 triệu người thuộc các nhóm cộng đồng khác.
Theo ước tính hơn 1,1 triệu trẻ em Do Thái bị Đức quốc xã sát hại trong cuộc diệt chủng Holocaust.
Một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong thảm họa diệt chủng Holocaust diễn ra vào tháng 9/1941. Khi ấy, hơn 33.000 người Do Thái ở Babi Yar Ravine, bên ngoài Kiev, Ukraine bị giết chết chỉ trong 2 ngày.
Trong thời gian thực hiện cuộc diệt chủng Holocaust, phát xít Đức bắt người Do Thái vào sống trong các khu ổ chuột hoặc vào các trại tập trung.
Hitler đã xây dựng mạng lưới hơn 1.000 trại tập trung ở Đức và một số nước châu Âu bị phát xít Đức chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới 2 để giam giữ tù nhân chiến tranh, người Do Thái...
Trại tập trung đầu tiên của phát xít Đức là Dachau. Ban đầu, trại tử thần Dachau là nơi phát xít Đức giam giữ những kẻ thù chính trị, người chống đối Hitler. Về sau, nơi này giam giữ cả những người cộng sản, các nhà xã hội...
Hơn 1 triệu người bị phát xít Đức giết hại tại trại tập trung Auschwitz.
Nhiều người Do Thái chết trong quá trình di chuyển đến các trại tập trung do bị nhét vào trong các toa xe lửa chật kín người, không có nước, thức ăn hay nhà vệ sinh...
Một số nạn nhân sống sót qua các thí nghiệm rùng rợn của phát xít Đức đều bị giết hại sau đó. Trẻ em là một trong những đối tượng được các bác sĩ Đức quốc xã lựa chọn tham gia thí nghiệm.
</ifarme>
Mời quý độc giả xem video ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC).
Tâm Anh (theo Factretriever)

Sự thật kinh hoàng về tàn sát người Do Thái thời CTTG2

Cuộc thảm sát Holocaust là cuộc tàn sát người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong Chiến tranh thế giới 2.
Tâm Anh (theo List25)
Phát xít Đức và các nước cùng phe đã gây ra cuộc thảm sát Holocaust khiến 6 triệu người thiệt mạng. Theo ước tính, khoảng 1/3 người Do Thái trên thế giới bị giết hại trong cuộc tàn sát người Do Thái do Hitler khởi xướng.
Trong số 6 triệu nạn nhân chết trong cuộc thảm sát Holocaust, có hơn 1 triệu người là trẻ em.
Mặc dù Hitler là người đứng đầu cuộc thảm sát Holocaust và cho xây dựng các trại tập trung nhưng trùm phát xít chưa bao giờ đến bất cứ trại tử thần nào.
Dachau là trại tập trung đầu tiên, bắt đầu hoạt động từ 6 năm trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra. Tù nhân bị giam cầm ở Dachau chủ yếu là tội phạm chính trị.
99% người Do Thái sống ở Đan Mạch đã thoát khỏi số phận diệt vong của cuộc thảm sát Holocaust vì chính quyền nước này đã sơ tán họ đến Thụy Điển - một quốc gia trung lập.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, 200 cựu sĩ quan cơ quan mật vụ phát xít Đức được cơ quan tình báo Đức tuyển dụng.
Helena Citronova - tù nhân người Slovakia tại trại tập trung Auschwitz đã yêu lính canh Franz Wunsch. Franz đã nhiều lần cứu sống Citronova bằng cách cho cô công việc thu dọn quần áo của những tù nhân được đưa tới phòng hơi ngạt.
Trong Chiến tranh thế giới 2, nhà ngoại giao người Nhật Chiune Sugihara đã cứu sống 6.000 người Do Thái bằng việc cấp cho họ thị thực quá cảnh vào xứ sở hoa anh đào.
Trẻ em Do Thái là mục tiêu hàng đầu của Đức quốc xã trong cuộc thảm sát Holocaust bởi vì chính quyền Hitler không muốn nhóm đối tượng này trở thành "mối đe dọa" khi trưởng thành.
Tại trại tập trung Treblinka, gần 1 triệu tù nhân bị sát hại bởi 150 nhân viên của phát xít Đức làm việc tại trại tử thần này.

Thảm họa diệt chủng Holocaust: khi Chủ nghĩa Dân tộc bị đẩy lên đến mức cực đoan.

Thế chiến thứ hai đã qua đi được hơn bảy thập niên. Bảy thập niên tuy không phải là ngắn nhưng vẫn chưa đủ để xóa mờ những kí ức đau thương về cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Hơn sáu mươi triệu người đã ngã xuống trong những cuộc tắm máu, cùng hàng trăm triệu người khác tổn thương từ cuộc chiến. Nhắc đến sự tàn bạo của Thế chiến thứ hai là gợi về những tử địa rải khắp ba mặt trận: Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á – Thái Bình Dương, là những kí ức của hai quả bom nguyên tử hủy diệt Hiroshima và Nagasaki trong những ngày cuối cuộc chiến . Chắc chắn chúng ta không thể không nhắc đến Holocaust, một trong những cuộc diệt chủng bạo tàn nhất được thực hiện bởi con người lên chính đồng loại của mình.
Holocaust có đơn thuần chỉ là một cuộc diệt chủng?
“Cuộc đại đồ sát dân Do Thái” – Holocaust khởi nguyên từ tiếng Hi Lạp, bao gồm hai thành tố : hólos có nghĩa là “toàn bộ” “kaustós” có nghĩa là “thiêu đốt” hay còn được biết đến trong tiếng Hebrew với tên gọi “Shoah” – “đại thảm họa”. Đây là một thuật ngữ được các nhà sử học hiện đại sử dụng để chỉ cuộc diệt chủng và thảm sát quy mô lớn do Đức Quốc xã tiến hành trên cộng đồng người Do Thái và các nhóm thiểu số tại các vùng bị chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai. Theo ước tính, tổng cộng hơn 11 triệu người đã bị giết trong cuộc diệt chủng này, bao gồm 6 triệu người Do Thái và 5 triệu người thuộc cácnhóm thiểu số Ngày nay, Holocaust vẫn được nhắc đến là một trong những vết nhơ lớn nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.
Đối tượng mà Đức Quốc xã nhắm đến chủ yếu là người Do Thái cùng những người thuộc nhóm thiểu số mà Đức Quốc xã liệt vào nhóm “đáng ghét”, “hạ đẳng”, “kẻ thù của nhà nước” hoặc “nhân tố phi xã hội”: dân Digan và các nhóm sắc tộc Slav khác, tín hữu của Nhân chứng Jehovah, những thành viên của Hội kín Tam Điểm, những người đồng tính và các nhà báo, thành viên nghiệp đoàn. Thậm chí, những người Đức thuần huyết nhưng bị tâm thần hay khuyết tật và dị dạng cơ thể cũng sẽ bị giết chết để “bảo vệ tính thuần huyết di truyền của dân tộc Đức”
Mein Kampf và những mầm mống dẫn đến cuộc diệt chủng Holocaust
Chủ nghĩa bài Do Thái (antisemitism) đã có từ những năm 1879. Ngay từ khi còn trẻ, Adolf Hitler đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chủ nghĩa bài Do Thai khi xem người Do Thai phải chịu trách nhiệm cho sự bại trận của nước Đức trong Thế chiến thứ Nhất . Vốn là người Áo, Hitler sinh trưởng tại Vienna, nơi có một viên thị trưởng mang nặng tư tưởng bài xích người Do Thái, đồng thời ông cũng tạo điều kiện để chủ nghĩa bài Do Thái được truyền bá rộng khắp, chính những yếu tố này đã cấu thành tư tưởng kì thị người Do Thái ngày càng nặng nề trong đầu óc của Hitler.
Những năm 1925, Hitler đã cho phát hành quyển sách có tựa đề Mein Kampf (tạm dịch: “Cuộc tranh đấu của tôi”), cuốn sách sau này được xem là quyển sách gối đầu giường của những lãnh tụ phe phát-xít. Mein Kampf trình bày những tư tưởng, cương lĩnh và tham vọng của Hitler để vực dậy một nước Đức thất trận sau Thế chiến thứ nhất cũng như viễn cảnh về Đế chế Đức một khi ông lên nắm quyền.
Trong quyển sách này, Adolf Hitler, với một tinh thần sục sôi về chủ nghĩa dân tộc Đức nhưng rất ít kiến thức về lịch sử và nhân chủng học, đã xem chủng tộc của người Đức – Aryan – đã được Ơn Trên kêu gọi trở thành một chủng tộc ưu việt để có thể “thống trị thế giới” dưới sự lãnh đạo của một thể chế độc tài. Một trong những nội dung chủ yếu khác của quyển sách chính là đặt nặng về vấn đề chủng tộc: ngoài việc xác lập vị trí thượng đẳng cho chủng tộc Aryan, Hitler xem các chủng tộc khác đều là hạ đẳng, trong đó có người Do Thái và người Slav, đối tượng bị lãnh tụ phát-xít Đức đặc biệt căm ghét.
Mục tiêu của Hitler là nhắm đến việc đảm bảo sự thuần huyết của chủng tộc Aryan cũng như tạo lập một quốc gia Đức “thuần chủng”, không bị lai tạp với bất kì chủng tộc nào khác. Ý tưởng về việc thành lập một quốc gia thuần chủng này đã ám ảnh Hitler suốt cả cuộc đời, đã chi phối mọi hành động, suy nghĩ và chính sách của nhà độc tài này.
Những bước đi đầu tiên chống lại người Do Thái
Năm 1932, Đảng Quốc xã thắng thế trong cuộc bầu cử tại Đức, Hitler trở thành Thủ tướng, kiểm soát Chính phủ. Ngày 30 tháng 01 năm 1933, Đảng Quốc xã lên nắm quyền tại Đức, ít lâu sau, Adolf Hitler được suy tôn làm lãnh tụ kiêm nguyên thủ quốc gia của Đế quốc Đức, nắm quyền lực tuyệt đối, hoàn thiện chế độ độc tài. Gần như ngay lập tức, chính quyền Đức Quốc xã đã trục xuất và bức hại 525,000 người Do Thái sinh sống trong lãnh thổ Đức. Những trí thức Do Thái ở nước này là những người đầu tiên rời bỏ quê hương để phản đối chính quyền Hitler, trong đó có nhà triết học Walter Benjamin, nhà văn Leon Feuchtwanger và nhà bác học vĩ đại Albert Einstein.
hitler-getty.jpg
Adolf Hitler, nỗi kinh hoàng của thế giới hiện đại
Trong suốt những năm tiếp theo của thập niên 30, các quyền pháp lý, kinh tế, và xã hội của người Do Thái dần dà bị hạn chế. Một loạt các đạo luật đã được thông qua nhằm đẩy người Do Thái ra khỏi những lĩnh vực quan trọng như y tế, nông nghiệp và luật pháp kéo theo sự hành hung và trục xuất đối với những người Do Thái làm việc trong các lĩnh vực trên.
Các nhà giam được gán mác trại tập trung và trại lao động bắt đầu được lập nên từ tháng 3 năm 1933 tại Dachau với mục đích ban đầu là nơi giam giữ, tra tấn và giết hại các tù chính trị thuộc đảng phái đối lập. Cuối cùng, chúng trở thành những trại tử thần khét tiếng, nơi Đức Quốc xã tàn sát người Do Thái và các nhóm thiểu số đối lập.
Bộ luật Nuremberg, Endlösung và “Đêm Kính vỡ”: tình trạng ngày càng bi thảm của người Do Thái những năm sau đó.
Ngày 15 tháng 09 năm 1935, bộ luật Nuremberg được ban hành. Thông qua bộ luật này Hitler đã tước hết quyền công dân và mọi quyền dân sự của người Do Thái nhằm “bảo vệ sự thuần huyết và vinh quang của chủng tộc người Đức.” Hitler cũng phát biểu đây được gọi là Endlösung – giải pháp cuối cùng cho vấn đề tận diệt người Do Thái.
Ngày 09 tháng 11 năm 1938 có thể xem là sự kiện mở đầu cho cuộc diệt chủng Holocaust với Kristallnacht – “Đêm Kính vỡ” khi trong đêm đó, trên khắp cả nước Đức và Áo, người Do Thái đồng loạt bị tấn công và cướp phá tài sản. 100 người đã chết, 30,000 người bị đưa vào trại tập trung, 7,000 cửa hiệu và 1,668 hội đường của người Do Thái bị phá hủy hoàn toàn.
Tháng 09 năm 1939, Đức Quốc xã đánh chiếm Ba Lan, khởi đầu cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai. 2,3 triệu người Do Thái tại Ba Lan lâm vào tình thế sinh tử. Họ bị dồn vào các khu biệt cư (được gọi là “ghetto”) nằm cách xa khu dân cư và giao thông nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp chiến tranh của Đức và sau đó họ sẽ bị tàn sát.
Tại các nước bị Đức Quốc xã chiếm đóng như Romania, Ba Lan…, hàng loạt các cuộc thảm sát người Do Thái đã diễn ra tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Điều đáng buồn ở đây không chỉ là sự giết hại người Do Thái của lực lượng vũ trang các nước trên mà còn bởi chính người dân. Số lượng  người Do Thái bị giết không ngừng tăng cao trong suốt cuộc thế chiến với nhiều cách thức giết chóc ngày càng tinh vi, quy mô và tàn bạo hơn.
Ngày 20 tháng 01 năm 1942, cuộc diệt chủng bước sang một trang mới bi thảm hơn với Hội nghị Wannsee quy tụ 15 bộ óc “kiệt xuất” nhất của Đức Quốc xã. Một kế hoạch được đệ trình nhằm tàn sát tất cả người Do Thái ở Châu Âu, kể cả một nhóm thiểu số đang sống tại lãnh thổ Vương quốc Anh  nếu như Đức chiếm được nước này. Cũng theo kế hoạch, tổng cộng 6,5 triệu người Do Thái đang sinh sống trên khắp lãnh thổ Châu Âu (bao gồm cả vùng lãnh thổ Liên Xô bị Đức chiếm đóng, nơi có cộng đồng 3 triệu người Do Thái) đều sẽ được vận chuyển bằng tàu hỏa về các trại hành quyết tử thần đặt tại Ba Lan.
Địa ngục trần gian đối với người Do Thái.
020DF3740000044D-3099309-image-a-87_1432735816681
Những tù nhân đang bị đưa vào phòng hơi ngạt.
Thật vậy, khi tội ác cùng cực của Đức Quốc xã bị đem ra ánh sáng, cả thế giới không thể nào không kinh sợ với sự tàn ác mà con người có thể gieo lên đồng loại của mình và đem việc bảo vệ sự thuần huyết của chủng tộc ra biện minh.
Tổng cộng Đức Quốc xã cũng như phe phát xít đã cho xây dựng trên khắp Châu Âu gần 60 trại tập trung với quy mô và mục đích khác nhau, trong đó lớn nhất là trại Auschwitz tại Ba Lan (nơi ghi nhận con số 1 triệu tù nhân đã bị giết chết).
Khi bị bắt vào các trại tập trung, các tù nhân bị buộc xăm lên mình số tù và bị buộc phải lao động khổ sai 12 – 14 tiếng mỗi ngày trong điều kiện cực kì tệ hại. Các cuộc điểm danh kéo dài hàng tiếng đồng hồ ngay cả trong khi trời có mưa và tuyết rơi. Không chỉ bị cưỡng bức lao động khổ sai, các tù nhân còn chịu đựng nhiều hình thức nhục mạ và tra tấn tinh thần. Họ thường xuyên bị đánh đập bằng roi vọt, treo lên xà ngang và có thể bị bắn chết bất kì lúc nào. Các loại nhục hình thể xác và tra tấn tinh thần được đan xen liên tiếp, tạo ra trải nghiệm kinh hoàng đến nỗi các tù nhân chỉ mong được chết đi để tìm đến sự giải thoát.
Một trong những biểu tượng kinh hoàng nhất của các trại tập trung đó là các phòng hơi ngạt khổng lồ, nơi hàng nghìn tù nhân bị dồn vào trong căn phòng kín được bơm đầy khí CO (carbon monoxide) để họ chết ngạt bên trong . Các lò thiêu xác được vận hành liên tục bằng chính mỡ của các tử thi chảy ra để kế hoạch tàn sát tập thể của Đức Quốc xã được đẩy lên đến mức cao nhất.
Một biểu tượng thứ hai không thể không nhắc đến đó chính là các cuộc thí nghiệm khoa học quái gở lên các tù nhân bởi các “nhà khoa học” vĩ cuồng người Đức. Người Do Thái cũng như các tù nhân tại đây bị đem ra làm vật thí nghiệm. Đức Quốc xã nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ để thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cố gắng biến đổi màu mắt bằng cách tiêm hóa chất vào mắt trẻ em, dùng phẫu thuật để đoạn chi và những cắt xẻ tàn bạo khác. Tất cả những tù nhân khi trải qua thí nghiệm, dù thành công hay thất bại, đều bị giết chết.
Kinh hoàng hơn, trẻ em cũng không hề nhận được một chút sự khoan hồng nào trong chính sách diệt chủng này. Trẻ em đủ sức lao động sẽ bị xăm số tù và đưa đến lao động khổ sai tại các nhà máy đan và thường chết ít lâu sau đó vì điều kiện quá tồi tệ. Trẻ nhỏ không có sức làm việc sẽ lập tức bị đưa vào phòng hơi ngạt. Một số trẻ sơ sinh bị tước đoạt khỏi cha mẹ chúng, được giữ lại để các “bác sĩ” tiến hành các thử nghiệm trên cơ thể, đặc biệt là các cặp sinh đôi. Những thí nghiệm này có mức độ man rợ và dã man đến mức người thường khó có thể tưởng tượng được như việc khâu dính người một cặp song sinh lại và để chúng đau đớn đến chết. Một trong những “bác sĩ” đồ tể nổi tiếng nhất chính là Josef Mengele, người thường… cho kẹo các trẻ em trước khi tiến hành thí nghiệm trên người chúng.
Không chỉ dừng lại trong phạm vi các trại tập trung, trên khắp các vùng lãnh thổ bị quân đội phe phát-xít chiếm đóng (chủ yếu ở Đông Âu và Trung Âu). Khoảng 1,6 triệu người Do Thái bị giết hại trong các vụ hành quyết tập thể vào khoảng thời gian trước khi Đức Quốc xã thiết lập những trại tập trung (khoảng năm 1941).
Giải thoát và những vết thương chưa lành.
WAR & CONFLICT BOOKERA:  WORLD WAR II/WAR IN THE WEST/THE HOLOCAUST
Những người tù được giải thoát trong tình trạng da bọc xương
Cuối năm 1944, tình hình chiến sự có những chuyển biến bất lợi cho phe Trục, quân đội Đồng minh càng ngày càng áp sát nước Đức. Tình thế buộc Đức Quốc xã phải di dời, phá dỡ các trại tập trung và hủy bỏ các chứng cứ về cuộc diệt chủng man rợ này. Các tù nhân bị buộc rời khỏi trại tập trung và đi bộ giữa thời tiết giá lạnh, sau đó họ bị nhồi nhét vào các toa tàu lửa đóng kín bưng mà không có thức ăn lẫn nước uống cho những cuộc hành trình dài ngày để di chuyển đến các trại tập trung ở xa hơn. Đây được gọi là “Cuộc hành trình tử thần”, thêm 100,000 người Do Thai tiếp tục bỏ mạng khi tự do đang đến rất gần.
Tháng 7 năm 1944, trại tập trung lớn đầu tiên, Majdanek được phát hiện bởi Hồng quân Liên Xô, hé lộ với thế giới tội ác đáng sợ của Đức Quốc xã. Các trại tập trung sau dó lần lượt được quân Đồng minh phát hiện. Tháng 01 năm 1945, trại tập trung lớn nhất và nổi tiếng nhất Aushwitz được Hồng quân Liên Xô giải phóng, ngày 15 tháng 04 năm1945, liên quân Hoa Kì và Anh giải phóng được trại Bergen – Belsen. Các trại tập trung dần dần đều bị đưa ra ánh sáng, cả nhân loại khiếp sợ vì những hành động mất tính người của phe Phát-xít lên người Do Thái và phe chống đối.
Một làn sóng bi thương và căm phẫn lan rộng khắp thế giới, tuy nhiên, những đau thương về thể xác và những ám ảnh về tâm lí của những người Do Thái trong chiến tranh thế giới thứ hai vẫn chưa thể nguôi ngoai hẳn sau hơn bảy thập niên.
Nguyện cầu
Chiến tranh thế giới thứ hai đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng thời gian vẫn chưa thể xóa nhòa được kí ức. Người Nhật vẫn đau thương với hai quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, người Mĩ vẫn tưởng niệm những người đã ngã xuống tại Trân Châu cảng, người Nga vẫn nhớ về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại với hai mươi bảy triệu người hi sinh và người Do Thái vẫn nặng trong lòng những ám ảnh không dứt về thảm họa diệt chủng Holocaust.
Ngay từ thời Cổ đại, Do Thái đã là một trong những dân tộc hứng chịu nhiều đau thương. Cuộc diệt chủng kinh hoàng Holocaust sẽ mãi mãi là một minh chứng rõ nét nhất về sự tàn bạo của chiến tranh, của những mất mát, đau thương không khác gì địa ngục mà chính con người áp dụng lên đồng loại của mình. Nhìn lại Holocaust cũng chính là sự cảnh tỉnh cho nhân loại, để chính chúng ta không cho phép những sự kiện tương tự diễn ra trong tương lai nữa.
Minh Khôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét