Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 24

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                Trận đụng độ ác liệt nhất giữa phát xít Đức và quân Anh, Mỹ


Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức

Thứ Bảy, ngày 17/09/2016 11:00 AM (GMT+7)

Cuộc cuộc tấn công cảng St. Nazaire luôn được biết đến như chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh, bởi mục tiêu phá hủy cảng biển quan trọng của phát xít Đức chỉ với lực lượng hạn chế.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 1
HMS Cambeltown khi lao vào ụ nổi tại cảng St. Nazaire.
Những trận đột kích với số lượng ít ỏi lính đặc nhiệm hay lực lượng không quân tinh nhuệ thường diễn ra điều kiện gần như bất khả thi, với xác suất rủi ro cực cao, thường khiến nhiều người phải trả giá bằng  mạng sống. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài về những trận đột kích lớn như vậy trên thế giới.
Kể từ khi bắt đầu Thế Chiến II, Hải quân phát xít Đức đã gây ra ác mộng với các tàu thuyền thương mại đi qua Đại Tây Dương. Sau khi nước Pháp sụp đổ, phát xít Đức nắm trong tay hàng loạt cảng biển ở Đại Tây Dương để phục vụ mục đích quân sự, chống lại lực lượng đồng minh, trong đó có cảng chiến lược St. Nazaire.
Người Anh muốn phá hủy cảng hậu cần quan trọng này bằng cách tổ chức cuộc tập kích đường biển hết sức tạo bạo năm 1942. Hơn 600 biệt kích và binh sĩ Hải quân Anh phải đối đầu với lực lượng phòng vệ hùng hậu, bao gồm 5.000 lính phát xít Đức ở cảng St. Nazaire.
Theo kế hoạch, 265 lính đặc nhiệm Anh thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 cùng 346 lính hải quân chất đầy thuốc nổ lên tàu khu trục hoán cải Campbeltown. HMS Campbeltown có nhiệm vụ lao thẳng vào ụ nổi ở St. Nazaire và kích nổ. Biệt kích Anh lợi dụng tình hình hỗn loạn, đổ bộ và phá hủy các mục tiêu còn lại tại cảng một cách chớp nhoáng trước khi rút quân bằng các xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 2
HMS Campbeltown đang được hoán cải để phục vụ mục đích tấn công.
Ngày 26.3.1942, nhóm đặc nhiệm rời Anh và tiếp cận mục tiêu vào đêm ngày 28.3. HMS Campbeltown lặng lẽ giương cờ hải quân Đức tiến vào cảng St. Nazaire. Tuy nhiên, kế hoạch đánh bom của Hải quân Hoàng gia Anh bại lộ khi chỉ còn cách mục tiêu 8 phút di chuyển, do bị lính Đức chiếu đèn pha kiểm tra.
Giao tranh diễn ra ngay lập tức giữa đặc nhiệm Anh trên tàu Campbeltown và lính phòng thủ bờ biển Đức. Thủy thủ trên tàu Campbeltown thay cờ Hải quân Anh trong khi lái tàu trúng đạn hy sinh, người thay thế bị thương nặng còn những người khác bị lóa mắt. Mãi đến 1h34 phút sáng, tàu khu trục mới xác định được vị trí của ụ tàu Normandie và lao thẳng vào mục tiêu.
Ngay khi đổ bộ lên bờ, đặc nhiệm Anh vấp phải hỏa lực bắn xối xả của phát xít Đức. Dù chịu nhiều thương vong, nhưng những người lính anh dũng này này cuối cũng hoàn thành nhiệm vụ khi phá hủy cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc tại cảng.
Nhóm đặc nhiệm điều khiển 14 xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi lại không may mắn như vậy. Trong khi tìm cách tiếp cận bờ, đa số đã bị tiêu diệt bởi đạn pháo phát xít Đức. 12 chiếc bị chìm khi chưa kịp đến cảng. Những người chết cháy ngay trên biển tạo nên cảnh tượng đầy bi tráng.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 3
Binh sĩ Anh bị bắt làm tù binh.
Trung tá Newman, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm trên bờ và chỉ huy Ryder của hải quân Anh nhận thấy việc rút quân bằng đường biển đã hoàn toàn phá sản. Ryder ra lệnh các tàu còn lại rời cảng, hướng ra biển. Trong khi Newman ra mệnh lệnh: Tìm mọi cách để trở về Anh, chiến đấu đến cùng cho đến khi hết sạch đạn và không được đầu hàng.
Như vậy, họ buộc phải tiến sâu vào thành phố và tìm cách thoát thân từ đất liền. Đáng tiếc rằng, những người lính đặc nhiệm Anh nhanh chóng bị phát xít Đức bao vây. Họ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi buộc phải đầu hàng vì không còn lựa chọn nào khác. Chỉ có 5 biệt kích thoát khỏi vòng vây và chạy trốn xuyên nước Pháp, qua Tây Ban Nha, đến vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh và từ đây mới có thể trở về Anh.
Phát xít Đức nhanh chóng giành lai quyền kiểm soát cảng St. Nazaire, bắt giữ 215 lính biệt kích và binh sĩ Hải quân Hoàng gia Anh. Không hề biết rằng tàu Campbeltown được chất đầy thuốc nổ, sĩ quan Đức còn giễu cợt Trung tá Sam Beattie, chỉ huy tàu Cambeltown, cho rằng thiệt hại do cú đâm chỉ mất một tuần là khắc phục xong.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 4
Cảng St. Nazaire đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trong suốt quãng thời gian còn lại của Thế Chiến II.
Viên sĩ quan Đức vừa dứt lời thì tàu Campbeltown phát nổ, khiến 360 người thiệt mạng và phá hủy nặng nề cảng St. Nazaire, khiến nó không còn có thể hoạt động trở lại được trong thời gian còn lại của cuộc chiến.
Phía Anh trả giá đắt cho chiến thắng này. Trong số 600 người tham gia chiến dịch, chỉ có 227 người trở về Anh. Bên cạnh những người bị bắt làm tù binh, 169 biệt kích và binh sí Hải quân Anh đã thiệt mạng.
Cuộc đột kích đã khiến Hitler hết sức tức giận, cùng với các cuộc tấn công khác đã khiến phát xít Đức buộc phải dàn trải quân dọc theo bờ biển để tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công hoặc xâm lược trong tương lai.
Cảng St. Nazaire bị phá hủy khiến Đức bị mất một địa điểm sửa chữa quan trọng cho các tàu chiến lớn ở Đại Tây Dương. Do bản chất táo bạo của chiến dịch và cái giá phải trả là rất lớn, đây được coi là chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh.
_____________
Đón đọc bài tiếp theo vào 10h ngày 18.9: Vụ Mỹ táo bạo đột kích Nhật Bản sau trận Trân châu cảng
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Giải mã bất ngờ về trận không chiến ở Anh trong Thế chiến 2

Theo các chuyên gia, trận không chiến ở Anh (Battle of Britain) là một trong những quyết định sai lầm của Đức quốc xã khi quyết định tấn công xứ sở sương mù. Trong cuộc không chiến ác liệt này, Đức đã sử dụng 2.550 máy bay nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Trận không chiến ở Anh (Battle of Britain) là cuộc đối đầu cam go, ác liệt giữa phát xít Đức và Anh. Trận chiến này nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới khi thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân.
Đặc biệt, trận không chiến ở Anh là cuộc oanh tạc và đụng độ trên không chưa từng thấy. Cuộc chiến kéo dài trong gần 3 tháng và gây ra tổn thất lớn cho cả 2 phía.
Diễn ra từ ngày 10/7 - 31/10/1940, Hitler đã triển khai 2.550 máy bay trong khi phía Anh có 1.963 chiếc đối đầu nhau trong trận
không chiếnở Anh.
Nhiều loại máy bay đã được hai bên triển khai nhằm chiếm ưu thế trong cuộc chiến.
Đức quốc xã đã thực hiện chiến dịch rải bom kinh hoàng nhắm vào các mục tiêu là những nhà máy sản xuất máy bay, cơ sở hạ tầng trên mặt đất của Anh và mục tiêu có ý nghĩa chính trị như thủ đô London.
Tuy nhiên, phát xít Đức không giành được ưu thế khi phải đối mặt với đối thủ là Không quân Anh hùng mạnh cả về quy mô lẫn trang bị cũng như phi công được huấn luyện tốt.
Theo đó, Không quân Anh đã tiêu diệt được lượng lớn máy bay ném bom của phát xít Đức và giành chiến thắng trong cuộc không chiến này.
Kết thúc trận không chiến, Anh tổn thất khoảng 80% số máy bay chiến đấu trong khi con số này ở phía phát xít Đức là 75%. Tổng cộng 2 bên thiệt hại hơn 3.700 máy bay.
Thất bại của phát xít Đức ở Anh trở thành bước ngoặt quan trọng trong Chiến tranh thế giới 2.
Chiến thắng lịch sử của nước Anh được cho là chặn đứng bước tiến của quân Đức ở mặt trận phía Tây.
</ifarme>
Mời quý độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)
Tâm Anh (theo TTZ, The Atlantic)

Trận không chiến long trời lở đất của 4.500 máy bay

Thứ Tư, ngày 02/11/2016 00:30 AM (GMT+7)

Trận không chiến dữ dội nhất trong lịch sử giữa chiến đấu cơ Anh và Đức kéo dài gần 4 tháng, huy động tổng cộng 4.513 máy bay, dẫn đến những tổn thất nặng nề của cả hai bên và thất bại mang tính lịch sử đầu tiên của trùm phát xít Hitler.

XEM THÊM CÁC KỲ: [1] 2 3 4 5 ... Kỳ tiếpKỳ mới nhất
Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Trận không chiến long trời lở đất của 4.500 máy bay - 1
Phát xít Đức chuẩn bị cho trận không chiến lịch sử với 2.550 máy bay, còn lực lượng phía Anh là 1.963 chiếc (Ảnh minh họa)
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Mùa hè năm 1940, sau khi Pháp đầu hàng quân Đức, Anh là quốc gia duy nhất ở Tây Âu chưa khuất phục trùm phát xít Hitler. Muốn mở cuộc tấn công lên lãnh thổ Anh, quân Đức cần phải kiểm soát eo biển Anh, chia rẽ phía nam nước Anh và phía bắc Pháp, chiến dịch Sư tử biển khi đó được hình thành.
Theo kế hoạch, 100.000 quân Đức sẽ đổ bộ lên hai bãi biển Kent và Sussex để mở chiến dịch xâm lược Anh. Để làm được điều này, phát xít Đức sẽ phải chiếm được thế thượng phong trên bầu trời.
Sức mạnh không quân Anh khi đó chủ yếu dựa vào hai máy bay Spitfire và Hurricane trong khi phe Đức là máy bay Messcherschmitt và máy bay ném bom Junker – một trong những máy bay tốt nhất trong Thế chiến 2.
Tương quan lực lượng
Đức chuẩn bị cho trận không chiến lịch sử với 2.550 máy bay còn lực lượng phía Anh là 1.963 chiếc. Máy bay Anh vốn được sản xuất với chất lượng khá tốt nhưng thiếu các phi công dày dạn kinh nghiệm. Nhiều phi công Anh đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Pháp. Những tổn thất đó là không thể bù đắp.
Đóng vai trò là phe phòng thủ, không quân Anh có những lợi thế nhất định so với Đức. Anh có radar hiện đại, giúp cảnh báo sớm về sự xuất hiện của máy bay Đức. Cho đến mùa xuân năm 1940, Anh đã xây dựng 51 trạm radar ở bờ biển phía nam. Anh cũng duy trì Quân đoàn Quan sát phòng không Hoàng gia (ROC), sử dụng các phương tiện theo dõi từ phức tạp đến cơ bản nhất như ống nhòm.
Trận không chiến long trời lở đất của 4.500 máy bay - 2
Máy bay tiêm kích huyền thoại Hurricane của Anh.
Các máy bay Anh có lợi thế về thời gian chiến đấu trên không ở Kent và Sussex do có thể nhanh chóng hạ cánh nạp nhiên liệu trong khi máy bay Đức phải trải qua quãng đường dài. Việc biên chế quá nhiều máy bay ném bom mà thiếu đi các chiến đấu cơ cần thiết cũng khiến cho chiến dịch của Đức gặp nhiều khó khăn. Các máy bay Đức nếu sử dụng hết cơ số đạn sẽ hoàn toàn vô dụng và không thể bảo vệ oanh tạc cơ trên bầu trời Anh.
Thủ tướng Anh Churchill khi đó đánh giá: "Máy bay Đức nhanh hơn và có khả năng bay cao hơn, nhưng máy bay của Anh cơ động hơn và được trang bị vũ khí tốt hơn".
Thất bại chiến lược đầu tiên của Hitler
Trận chiến nước Anh là chiến dịch đầu tiên trong lịch sử mà hai lực lượng quân sự chỉ đối đầu nhau bằng máy bay trên không. Trước đó, chưa bao giờ có cuộc oanh tạc và đụng độ trên không trong thời gian dài và mức độ tàn khốc như vậy.
Giới lãnh đạo Đức hy vọng rằng các những đợt tấn công đầu sẽ thu hút một số lượng lớn máy bay tiêm kích Anh. Nhưng sau những trận đụng độ đầu tiên, không quân Anh đã khôn khéo chuyển máy bay của mình vào sâu hơn trong đất liền làm cho máy bay Đức không thể tấn công.
Adolf Galland, người được phong tướng phát xít Đức khi mới 29 tuổi nhận xét: "Các máy bay Đức trong tình trạng như con chó bị xích, muốn nhảy bổ vào xâu xé kẻ thù, nhưng vì ở xa hơn tầm xích nên không làm gì được".
Vì không chiến chủ yếu trên bầu trời Anh, nên nếu phi công Anh chẳng may bị bắn rơi và nhảy dù được thì ngay hôm sau đã có thể tiếp tục tham chiến, nhưng nếu phi công Đức bị bắn rơi thì sẽ bị bắt làm tù binh.
Cho đến hết tháng 7, không quân Anh tổn thất 150 máy bay còn phía Đức là 268. Từ tháng 8, Đức đổi chiến thuật oanh tạc sân bay, trạm radar và phòng chỉ huy với hy vọng máy bay Anh không thể cất cánh. Không có radar, không quân Anh không thể kịp thời đưa ra phương án phòng vệ trước hướng tấn công của Đức.
Trận không chiến long trời lở đất của 4.500 máy bay - 3
Phi đội máy bay ném bom Heinkel He-111 của phát xít Đức trong trận Không chiến nước Anh.
Ngày 13.8.1940 được gọi là "Ngày Đại bàng". Theo lệnh của Hitler, không quân Đức phải dốc sức đánh bại lực lượng không quân Anh để có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến dịch.
Không quân Đức đã chia thành hai đợt tấn công với tổng cộng 1.485 lượt máy bay cất cánh để đồng loạt tấn công các sân bay, trạm radar và nhà máy sản xuất máy bay ở miền nam nước Anh.
Giữa tháng 8, máy bay ném bom và tiêm kích của Đức lại mở đợt tấn công ồ ạt mới. Không quân Anh khôn khéo vừa đáp trả vừa chủ động lùi xa khỏi tầm bay của máy bay Đức, khiến phía Đức chịu thiệt hại nặng nề. Ngày 18/8 sau đó là ngày kịch chiến dữ dội nhất với thiệt hại lớn nhất ở cả hai bên: Phía Đức mất 100 máy bay, trong khi phía Anh mất đi 135 chiếc.
Sai lầm của thống chế Herman Goering, chỉ huy lực lượng không quân Đức là việc không dứt khoát oanh tạc trạm radar Anh cũng như không đánh giá chính xác những kiệt quệ mà phía Anh phải đối diện trong một cuộc không chiến kéo dài. Chuyển mục tiêu sang đánh bom các thành phố cũng gián tiếp giúp không quân Anh củng cố lực lượng, các phi công có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Trận đánh ác liệt cuối cùng diễn ra vào ngày 15.9 với 1.500 máy bay của hai bên tham chiến. Trong hồi ký, Thủ tướng Anh Churchill nhận định: "Đây là một trận đánh quyết định và giống như trận Waterloo". Khi đó, ông Churchill vừa hút xì gà vừa theo dõi trận chiến trong trung tâm chỉ huy của phi đoàn máy bay tiêm kích 11 ở Uxbridge. Một viên sĩ quan đã yêu cầu vị Tổng tư lệnh tắt thuốc: "Thưa ngài, ở đây cấm hút thuốc!". Churchill tắt thuốc và điếu thuốc đó được đóng khung và treo ở sở chỉ huy làm bùa hộ mệnh cho các phi công.
Trận không chiến long trời lở đất của 4.500 máy bay - 4
Máy bay Đức bị bắn rơi trong trận Không chiến Anh.
Ngày 15.9 cũng là thời điểm cuối cùng mà Hilter còn kiên nhẫn cho cuộc đối đầu trên không với Anh. Chỉ riêng trong ngày đó, Đức mất 60 máy bay còn tổn thất phía Anh là 28. Ngày 17.9, trùm phát xít Đức được cho là đã tuyên bố hoãn vô thời hạn chiến dịch xâm lược Anh dù những đợt ném bom lẻ tẻ vẫn diễn ra sau đó.
Cho đến ngày cuối cùng, phía Anh đã mất khoảng gần 80% số máy bay chiến đấu tương đương 1.744 chiếc. Phát xít Đức tổn thất gần 75% tổng số máy bay, tương đương 1.977 chiếc. Tổng cộng 2 bên thiệt hại hơn 3.700 máy bay. Theo các chuyên gia quân sự, thêm một nguyên nhân dẫn đến thất bại ê chề của phát xít Đức đó là không quân nước này bị nhiễu loạn bởi thời tiết dày đặc sương mù đặc trưng của nước Anh.
Đây là thất bại đầu tiên của quân đội Đức và dẫn đến bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Thế Chiến 2. Người Anh coi đây là một chiến thắng mang tính quyết định, chặn đứng bước tiến của quân Đức ở mặt trận phía tây.
Mặt khác, chiến thắng này còn dẫn đến sự tham chiến của nước Anh trong trận chiến Đại Tây Dương và trận Normandie năm 1944.
Chiến thắng của Anh được xem là trận phòng không mẫu mực trong thế kỷ 20. Ngày 15.9 hàng năm được Anh và nhân loại ghi nhớ là trận không chiến lịch sử, một cột mốc quan trọng trong việc chặn đứng quân đoàn Phát xít trong chiến dịch thôn tính toàn bộ châu Âu.
Đây chính là thời khắc mà những người con nước Anh quyết định vận mệnh lịch sử của toàn bộ nhân loại, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill khi đó nhận định về trận không chiến này.
________________
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

 
Những cảnh chết chóc, kinh dị, máu me trong phim


Trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu chôn vùi 120.000 mạng người

Thứ Năm, ngày 03/11/2016 00:30 AM (GMT+7)

120.000 lính Nhật cố thủ trên đảo Okinawa trong giai đoạn cuối Thế Chiến 2, chỉ có 7.600 người còn sống sót sau 82 ngày giao tranh ác liệt, đánh dấu trận đánh đẫm máu nhất trên mặt trận Thái Bình Dương.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu chôn vùi 120.000 mạng người - 1
Thiết giáp hạm Yamato trong nhiệm vụ cuối cùng hướng đến đảo Okinawa.
Mang mật danh Chiến dịch Iceberg, giai đoạn cuối Thế Chiến 2 đã diễn ra trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu nhất của Mỹ và lực lượng đồng minh trên mặt trận Thái Bình Dương.
Mùa xuân năm 1945, quân Đồng minh tiến sát đến Nhật Bản và các máy bay đã có thể oanh tạc các thành phố Nhật. Cách Nhật Bản khoảng 563 km, đảo Okinawa được coi là bước cuối cùng trước cuộc tấn công toàn diện nhằm vào chính quốc Nhật của phe Đồng minh.
120.000 quân Nhật do Tướng Mitsuru Ushijima chỉ huy quyết tử thủ bảo vệ đảo trong khi quân Đồng minh ước tính, Nhật Bản chỉ có một nửa quân số này trên đảo. Lực lượng Nhật Bản được hỗ trợ bởi 10.000 máy bay và thiết giáp hạm mạnh nhất thời đó, Yamato.
Đối đầu với quân Nhật là 155.000 lính Mỹ, bao gồm cả lính thủy đánh bộ và lục quân. Mặc dù sau này, Mỹ phải đổ bộ thêm nhiều quân hơn để có thể chiếm hoàn toàn đảo Okinawa. Trung tướng Simon Bolivar Buckner chỉ huy đội quân đánh chiếm đảo với sự hỗ trợ của 1.300 tàu chiến, bao gồm cả nhóm tàu sân bay Anh.
Từ tháng 10.1944 – 3.1945, quân đội Mỹ mở đợt không kích nhằm vào Okinawa, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm máy bay địch. Đợt oanh tạc bằng tàu chiến bắt đầu từ 18.3 trong khi phía Nhật đáp trả bằng tấn công cảm tử (kamizake), gây thiệt hại 4 tàu sân bay Mỹ và phá hủy 2 tàu chiến khác.
Trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu chôn vùi 120.000 mạng người - 2
Phe Đồng minh tiếp cận bờ biển đảo Okinawa.
Các lực lượng trên mặt đất cũng chiếm dần các hòn đảo lân cận. Sư đoàn bộ binh số 77 Mỹ đổ bộ lên đảo Kerama ngày 26.3 trước sự chống trả yếu hơn của phía Nhật.
Đổ bộ lên đảo Okinawa
Cho đến ngày đổ bộ đầu tiên vào 1.4.1945, các lực lượng Mỹ đã bắn tổng cộng 44.825 đạn pháo, 22.500 viên đạn súng cối và 32.000 quả rocket. Bãi mìn rải rác trước đảo Okinawa cũng đã được dọn dẹp.
4 giờ sáng, quân đoàn thủy quân lục chiến 24, với sự yểm trợ hỏa lực của các tàu chiến và máy bay, bắt đầu đổ quân lên bãi biển Hagushi, phía bắc Okinawa. 4 giờ 30 phút sau đó, binh sĩ Mỹ tiến vào đất liền và sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để mở trận địa.
Không ai biết rằng, Nhật Bản với chiến thuật mới, đã cố tình để cho lính Mỹ có thể dễ dàng đặt chân lên đảo. Cho đến trước khi trời tối, quân Mỹ đã kiểm soát khu vực bờ biển rộng 12,8 km với 60.000 người.
Trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu chôn vùi 120.000 mạng người - 3
Binh sĩ Mỹ đã phải rất vất vả mới có thể chiếm được đảo Okinawa.
Cuộc đổ bộ tưởng như đơn giản tiếp tục vào ngày hôm sau. Binh sĩ Mỹ tiến sâu vào trong đảo, chia rẽ lực lượng Nhật làm hai, chiếm hai sân bay vốn là nơi các máy bay cảm tử tấn công tàu chiến Mỹ.
Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 6 rơi vào ổ phục kích của phát xít Nhật ở phía bắc. 3 tuần giao tranh khiến cho lực lượng Mỹ thương vong 1.200 người, con số này bên phía Nhật là 2.500. Tướng Buckner chỉ thực sự biết đến cuộc đối đầu khốc liệt khi tấn công xuống phía nam, nơi Tướng Ushijima cố thủ.
Ngày 4.4, quân đoàn thủy quân lục chiến 24 gặp phải kháng cự dữ dội ở thành phố Shuri. Ushijima biết rằng không thể giành chiến thắng nhưng tướng Nhật muốn gây thiệt hại cho người Mỹ lớn nhất có thể bằng chiến tranh tiêu hao.
Đợt tấn công cảm tử tái xuất từ ngày 6.4. 700 máy bay tấn công hạm đội 5 Mỹ, phá hủy hoặc gây thiệt hại tới 13 tàu khu trục. Một tuần sau đó, phát xít Nhật nghĩ ra thứ vũ khí tự sát mới. Quả tên lửa dạng máy bay do các phi công cảm tử Nhật Bản điều khiển. Một khi được kích hoạt ở tầm gần, tên lửa lao thẳng vào mục tiêu với vận tốc gần 1.000 km/giờ. 34 tàu chiến phe Đồng minh đã bị phá hủy bởi loại vũ khí này.
Trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu chôn vùi 120.000 mạng người - 4
Thiết giáp hạm Yamato phát nổ trước đợt tấn công của các máy bay Mỹ.
Ngoài khơi, hạm đội Nhật Bản cũng khởi động nhiệm vụ tự sát. Không còn nhiều nhiên liệu, thiết giáp hạm Yamato, tàu tuần dương Yahagi và 8 tàu khu trục khác hướng đến Okinawa. Nhưng trước khi có thể hỗ trợ lực lượng trên đảo, các tàu Nhật bị đánh chặn bởi máy bay Mỹ. Không được yểm trợ trên không, niềm kiêu hãnh Yamato và toàn bộ các tàu khác bị đánh chìm.
Trên đảo, quân Mỹ bế tắc trước hệ thống phòng ngự của Ushijima. Ngay cả khi một lính Mỹ đổi 10 quân Nhật, phe Đồng minh vẫn không thể tiến thêm một bước nào.
Ngày 12.4, quân Nhật thậm chí còn phản kích dù các đợt tấn công này lần lượt đều bị lực lượng Mỹ hóa giải chỉ trong 2 ngày.
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Tướng Buckner ra lệnh tăng cường yểm trợ từ ngoài khơi và tái khởi động tấn công nhưng lính thủy đánh bộ Mỹ không thể vượt qua lớp phòng thủ Nhật. Chỉ trong ngày 2.5, quân Nhật một lần nữa tấn công và tổn thất 5.000 người.
Chiến sự chỉ có dấu hiệu thay đổi vào ngày 11.5 khi Tướng Buckner ra lệnh tập trung tấn công vào bên sườn quân Nhật. Tránh rơi vào thế cô lập, phát xít Nhật rút quân về phía nam và chỉ giữ lại một nhóm bảo vệ thành phố Shuri đến ngày 31.5.
Trận đổ bộ chiếm đảo đẫm máu chôn vùi 120.000 mạng người - 5
Lính Mỹ cắm cờ ở Shuri.
Binh sĩ Mỹ phải nhờ đến thuốc nổ và súng phun lửa mới dần vượt qua được các lô cốt phòng thủ Nhật Bản. Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên phía tây nam bán đảo Oroku, mở rộng thêm sân bay để hỗ trợ đồng minh tiến quân về phía nam.
Tướng Buckner thậm chí còn thiệt mạng ngày 18.6 do pháo kích Nhật khi đến thị sát tình hình trên chiến trường. 3 ngày sau, chỉ huy quân Nhật trên đảo Okinawa, Ushijima và các sĩ quan đồng loạt tự sát ở trung tâm chỉ huy thay vì chấp nhận đầu hàng.
Binh sĩ Nhật nghe lệnh Ushijima sau đó vẫn tấn công du kích nhằm vào quân Mỹ cho đến cuối tháng 6. 7.400 quân Nhật cuối cùng đã đầu hàng sau đó, kết thúc 82 ngày giao tranh ác liệt.
Trận chiến trên đảo Okinawa là thảm kịch với đế quốc Nhật khi 110.000 binh sĩ thiệt mạng. Quân Mỹ tổn thất 12.000 binh sĩ, bao gồm 5.000 người chết trên biển và 37.000 người khác bị thương.
Về quy mô, các nhà sử học nhận định, trận Okinawa chỉ đứng sau cuộc đổ bộ Normandy. Đây cũng là trận chiến gây thương vong nhiều nhất trên mặt trận Thái Bình Dương.
Chưa đầy 2 tháng sau khi thất thủ tại Okinawa, Nhật Bản hứng chịu 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Đế quốc Nhật sau đó tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh. Cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử nhân loại chính thức kết thúc.
____________
Trong giai đoạn cuối Thế Chiến 2, Nhật Bản trở nên bế tắc và kiệt quệ. Mời bạn đọc theo dõi bài viết xuất bản sáng sớm ngày 4.11 về chiến dịch dùng 9.000 quả khinh khí cầu chở theo chất cháy và những khối thuốc nổ lớn, vượt Thái Bình Dương để tấn công lục địa Mỹ. 
Theo Đăng Nguyễn - War History Online (Dân Việt)

Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh

Thứ Hai, ngày 31/10/2016 00:30 AM (GMT+7)

Với hơn 1.500 xe tăng lao vào nhau bắn giết tơi bời trong vùng đất chật hẹp, trận chiến vòng cung Kursk cho đến nay được coi là trận đấu xe tăng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh - 1
Tái hiện trận đại chiến xe tăng Vòng cung Kursk.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Sau thất bại nặng nề ở Stalingrad vào mùa đông năm 1942-1943, trùm phát xít Đức Adolf Hitler hối thúc các tướng lĩnh mở chiến dịch tấn công mới nhằm thay đổi cục diện Mặt trận phía Đông vốn đang bất lợi cho Đức. Địa điểm tấn công được lựa chọn tại Kursk, mỏm đất nằm cách thủ đô Moscow hơn 500 km về phía nam.
Đây là khu vực vùng đồng bằng với dải đất nhô cao do Liên Xô kiểm soát. Dải đất nhô ra rộng 193 km và dài 144,8 km cho đến khu vực quân Đức kiểm soát.
Quân Đức toan tính dùng 2 mũi tấn công theo hướng bắc nam để có thể cắt rời mỏm đất này khỏi phần lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát. Không may cho quân Đức, chiến lược này đã sớm bị Liên Xô phán đoán và có động thái chuẩn bị trước.
Ngày 17.2.1943, trùm phát xít Hitler trực tiếp bay đến chiến trường để bàn kế hoạch tác chiến với thống chế Erick von Manstein trong 3 ngày. Khu vực này gần nơi chiến sự đến mức một số xe tăng T-34 Liên Xô có thể nã đạn vào sân bay, nơi máy bay chở Hitler hạ cánh.
Bởi vì kế hoạch đã bại lộ, Mainstein muốn tấn công càng sớm càng tốt, thậm chí là ngay từ đầu tháng 3. Nhưng chiến dịch Citadel đã bị trì hoãn bởi Hitler muốn chờ cho tuyết tan hết và và phát xít Đức có thể bổ sung thêm nhiều xe tăng Tiger đến tiền tuyến. Khi đó, Đức chỉ có thể sản xuất 12 chiếc Tiger mỗi tuần.
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh - 2
Xe tăng Tiger 1 với vượt trội hoàn toàn trước xe tăng Mỹ hay Liên Xô ở thời điểm đó.
Xe tăng Tiger được coi là mẫu xe thiết giáp vượt trội ở thời điểm đó. Với giáp trước dày 100 mm, giáp trước tháp pháo dày 120 mm, xe tăng Tiger có thể chống chọi hỏa lực xe tăng Liên Xô và Mỹ ở tầm xa và chỉ chịu khuất phục ở cự ly gần hoặc bị bắn xuyên giáp ở phần hông.
Ngược lại, xe tăng Đức dễ dàng hạ gục xe tăng M4 Sherman của Mỹ hoặc T-34 của Liên Xô từ khoảng cách 1 km hoặc xa hơn bằng một phát đạn trúng đích. Chi phí sản xuất lớn cùng với thời gian chế tạo hoàn chỉnh một chiếc Tiger chính là lý do phát xít Đức không thể hoàn toàn dựa vào sức mạnh của loại xe tăng này để giành chiến thắng trên chiến trường.
Đức đã huy động 900.000 lính, 10.000 khẩu pháo, 2.700 xe tăng và 2.000 máy bay cho chiến dịch tấn công Kursk. Một phần ba sức mạnh quân sự Đức tập hợp ở Kursk. Đơn vị tinh nhuệ nhất cũng sẵn sàng tham chiến.
Trong khi đó, Nga đã có thời gian xây dựng thế trận phòng ngự bất khả xâm phạm tại khu vực này. Ở một số nơi, Liên Xô bố trí hơn 20.000 khẩu pháo, trong đó có hơn 6.000 súng chống tăng 76,2 mm và 920 bệ phóng hỏa tiễn Katyusha.
Ngoài ra, các khẩu pháo và bom xuyên giáp từ các máy bay Shturmovik Ilyushin II-2 cũng là hiểm họa lớn với các xe tăng Đức. Trên mặt đất, Hồng quân Liên Xô đào hơn 4.828 km chiến hào, bố trí hơn nửa triệu mìn chống tăng và gần 440.000 mìn chống bộ binh để cản bước quân Đức. Một số khu vực còn gắn dây thép gai dẫn điện và súng phun lửa tự động.
Đại chiến xe tăng
Trong bối cảnh hai bên ráo riết chuẩn bị cho trận chiến ở Kursk, lực lượng Liên Xô đã bắt được một số tù binh Đức. Từ lời khai rằng quân Đức sẽ tấn công vào ngày 5.7, Liên Xô đã mở đợt tấn công phủ đầu ngay từ 2 giờ sáng bằng hỏa lực pháo binh và hỏa tiễn Katyusha.
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh - 3
Quân Đức toan tính dùng 2 mũi tấn công theo hướng bắc nam.
Điều này có tác động mạnh mẽ đến ý chí chiến đấu của quân Đức bởi rõ ràng là kế hoạch đã bại lộ. Sau gần 2 giờ phải hứng chịu pháo kích, quân Đức mới có thể tổ chức lại đội hình chiến đấu.
4h30 sáng ngày 5.7, quân Đức bắt đầu tấn công với hỏa lực pháo binh. Mũi tấn công chính bao gồm các xe tăng hạng nặng đi tuyến đầu, được hỗ trợ bằng xe tăng hạng trung và bộ binh phía sau. Quân Đức cố gắng phá vỡ phòng tuyến Liên Xô 4 lần, giành được 9,65 km đất trong 24 giờ giao tranh đầu tiên, nhưng phải trả giá bằng 25.000 lính thương vong, 200 xe tăng và pháo tự hành cùng 200 máy bay bị phá hủy.
Kịch bản tương tự diễn ra vài ngày sau đó. Cuộc tấn công dữ dội của quân Đức bị giáng trả bằng hỏa lực mạnh không kém từ Liên Xô. Đến ngày 10.7, quân đoàn số 9 của phát xít Đức đã thiệt hại tới hai phần ba xe tăng. Ngay cả xe tăng hiện đại nhất như Tiger cũng trở thành nạn nhân của vũ khí chống tăng Liên Xô.
Các chỉ huy Nga nhanh chóng nhận ra để hạ gục xe tăng Tiger, Liên Xô cần phải tấn công vào phần giáp hai bên, vốn mỏng hơn và dễ bị tấn công hơn.
Trận đấu xe tăng khốc liệt nhất bắt đầu diễn ra ngày 12.7 gần Prokhorovka, khi lực lượng tăng thiết giáp hai bên tử chiến cho trận quyết đấu hủy diệt lẫn nhau.
Theo một số tư liệu, đội hình xe tăng hai bên lên tới tổng cộng 1.500 chiếc (800 xe tăng Liên Xô và 700 xe tăng Đức) rải trên chiến trường chỉ dài 20 km.
Nhớ lại ngày chiến đấu đẫm máu hôm đó, người hùng Liên Xô Evgeny Shkurdalov nói: “Các đội hình chiến đấu xáo trộn vào với nhau. Xe tăng bị trúng phát đạn chí mạng nổ tung ngay khi đang lao đi với tốc độ cao. Tháp pháo bị thổi bay vào không khí. Loạt pháo đồng loạt khai hỏa tạo nên tiếng gầm đinh tai nhức óc”.
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh - 4
Quân Liên Xô và xe tăng T-34 tấn công vào đội hình phát xít Đức trong trận Kursk.
“Có lúc khói bốc lên dày đặc khiến cho những người lính Liên Xô chỉ phân biệt được xe tăng Đức nhờ cái bóng. Nhiều lính xe tăng bị thiêu cháy cố gắng nhảy ra khỏi xe tăng và lăn lộn trên mặt đất”, ông Shkurdalov nói thêm.
Hàng ngàn lệnh chỉ huy qua radio bằng 2 thứ tiếng Nga và Đức, chứa đựng cả những lời chửi rủa và tràn ngập lòng hận thù đến độ người ta có cảm giác như vậy cũng đủ để giết chết người.
Có những lúc xe tăng hai bên chỉ đơn giản húc thẳng vào nhau, lao đè lên nhau. Mọi thứ đều bốc cháy. Chưa từng có điều gì như thế này xảy ra trong lịch sử loài người”, cựu binh Abram Ekhilevsky nhớ lại những khoảnh khắc khủng khiếp ở Prokhorovka.
Chỉ riêng ngày 12/7 đó, hai phe đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều người lính đã bị thiêu sống trong chiến xa hoặc đơn giản là tan xác hoàn toàn sau khi trúng phải những loạt đạn pháo.
Cho đến khi đêm xuống, quân Đức không đạt được bất cứ bước tiến đột phá nào. Phát xít Đức tổn thất 350 xe tăng và 10.000 binh sĩ. Sư đoàn Panzer số hai của Đức cũng bị tổn thất nặng nề do bị quân đoàn tăng số hai của Liên Xô phản công ở phía nam Prokhorovka.
Liên Xô phản công
Quân Đức chỉ cầm cự được đến đêm ngày 17.7. Bởi Hitler quyết định hủy Chiến dịch Citadel sau khi lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ lên Sicily (Italy). Toàn bộ đơn vị xe tăng Panzer tinh nhuệ được rút về Italy.
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh - 5
Xe tăng Đức bị phá hủy trong trận Vòng cung Kursk.
Cho đến ngày 23.7, quân Đức không còn nhuệ khí chiến đấu và bị đẩy lùi về đúng nơi bắt đầu phát động chiến dịch. Thế chủ động trên chiến trường thuộc về Liên Xô và quân Đức buộc phải rút lui. Ước tính trong trận đấu tăng ở Provkhorovka, Liên Xô mất 500 xe tăng và pháo tự hành.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở mặt trận phía nam, Liên Xô với quân số vượt trội đã chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài ở thành phố Kharkov. Ngày 23.8, thành phố này được giải phóng, đánh dấu chấm hết cho trận chiến ở Kursk.
Với thất bại sau trận chiến Kursk, phát xít Đức không đạt được mục tiêu và chịu thiệt hại hết sức nặng nề. 500.000 quân thương vong, 1.500 xe tăng, 3.000 khẩu pháo và 3.700 máy bay bị bắn hạ hoặc phá hủy trong chiến dịch. Ngoài ra, phát xít Đức phải rút lui thêm về phía Tây hàng trăm km.
Đây là lần cuối cùng Đức phát động cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga ở Mặt trận phía Đông. Sau trận chiến này, quân Đức chỉ còn ở thế phòng ngự, kết hợp một số trận phản công nhỏ và hầu hết đều thất bại cho đến khi đầu hàng lực lượng đồng minh vào tháng 5.1945.
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại

Thứ Ba, ngày 01/11/2016 00:30 AM (GMT+7)

12 tàu sân bay, hàng trăm tàu chiến, 2.200 máy bay đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử chiến tranh hiện đại giữa hải quân Mỹ và hải quân Đế quốc Nhật Bản ở vịnh Leyte, Philippines.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 1
Ảnh minh họa.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Trận chiến vịnh Leyte (hải chiến Philippines lần 2) được các nhà sử học đánh giá là cuộc đối đầu trên biển lớn nhất trong chiến tranh hiện đại dựa trên tiềm lực quân sự của hai bên. Khí tài quân sự hiện đại Mỹ và Nhật Bản đổ vào chiến trường rộng lớn tới 260.000 km2.
Đây được coi là một trong những trận chiến quan trọng nhất trong Thế chiến 2, quyết định sức mạnh hải quân Mỹ và Nhật Bản cũng như khả năng kiểm soát Thái Bình Dương. Trận chiến vịnh Leyte bao gồm 4 trận đánh tại biển Sibuyan, biển Surigao, Cape Engaño và Samar từ ngày 23-26.10.1944.
Bối cảnh lịch sử
Từ tháng 8.1942 đến đầu năm 1944, hải quân Mỹ đã đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi các đảo ở phía Nam và miền trung Thái Bình Dương. Giữa năm 1944, hải quân Mỹ đã chiếm được một số đảo quan trọng, bàn đạp cho máy bay ném bom B-29 xuất kích tấn công các đảo chính của Nhật Bản.
Ban đầu, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thiên về giải pháp cô lập lực lượng Nhật tại Philippines và tấn công Đài Loan. Nhưng Đại tướng Lục quân Douglas MacArthur lại muốn tấn công vào Philippines, cắt ngang con đường tiếp tế chiến lược của Nhật Bản.
Để lại Philippines trong tay quân Nhật sẽ là một đòn đánh vào thanh thế của Mỹ và là một sự sỉ nhục vào danh dự cá nhân của MacArthur. Bởi năm 1942 ông đã phát biểu câu nói nổi tiếng: "Tôi sẽ trở lại", ám chỉ rằng sẽ trở lại Philippines.
Sau khi xem xét các yếu tố chiến lược, hải quân Mỹ quyết định mở cuộc tấn công vào Philippines nhằm cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua vịnh Leyte.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 2
Đại tướng lục quân Mỹ Douglas MacArthur (giữa).
Theo kế hoạch, quân đội do tướng MacArthur chỉ huy sẽ đổ bộ lên đảo ở bờ đông Leyte. Các kỹ sư quân sự sẽ xây dựng một sân bay tạm thời để quân đội Mỹ làm bàn đạp tấn công sâu hơn vào Philippines. Hạm đội 7 đóng vai trò yểm trợ đổ bộ và chiến đấu trực tiếp với hải quân Nhật. Ngoài ra, Mỹ còn hạm đội 3 do Đô đốc William F. Halsey, Jr đóng vai trò yểm trợ gần bờ nếu tàu chiến Nhật áp sát.
Việc thiếu tổng chỉ huy làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng không đồng nhất, khiến hải quân Mỹ chiến đấu không hiệu quả như kế hoạch. May mắn rằng lực lượng Nhật Bản với 3 chỉ huy riêng biệt, cũng không có tổng chỉ huy chung.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 3
Hàng trăm tàu chiến Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào hải chiến lớn nhất lịch sử ở vịnh Leyte.
Đến ngày 20.10, hải quân Mỹ đã huy động đến vịnh Leyte 8 tàu sân bay cỡ lớn, 8 tàu tuần dương hạng nhẹ, 18 tàu tuần dương hộ tống, 12 thiết giáp hạm, 24 tàu tuần dương, 141 tàu khu trục và khoảng 1.500 máy bay. Trong khi đó, lực lượng Nhật Bản chỉ có 4 tàu sân bay, 9 thiết giáp hạm, 19 tàu tuần dương, 34 tàu khu trục và 700 máy bay.
Điểm mạnh của hải quân Nhật lúc đó là hai thiết giáp hạm lớn nhất và mạnh nhất, bao gồm Yamato và Mushashi. Hải quân Mỹ dựa vào ưu thế của các tàu sân bay cỡ lớn cùng 1.500 máy bay.
Chôn vùi 300.000 tấn sắt thép
Để chuẩn bị cho trận hải chiến quyết định, từ ngày 12.10, hạm đội 3 tấn công các sân bay ở đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Nhật Bản tại đây, dọn đường cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 16.10 với chiến thắng của quân đội Mỹ.
Hai ngày sau đó, lực lượng Mỹ chiếm đảo Homonhon và Dinagat, mở đường tiến vào vịnh Leyte. Nhật Bản chuyển sang chiến lược Sho-1. Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy mũi tấn công phía Bắc làm nhiệm vụ thu hút lực lượng Mỹ ra khỏi vịnh Leyte.
Nhóm tàu này làm nhiệm vụ mồi nhử trong khi đó các tàu chiến ở phía Nam do Phó đô đốc Shoji Nishimura chỉ huy tấn công vào khu vực eo biển Surigao. Nhóm tàu chiến ở tâm do Phó đô đốc Takeo Kurita chỉ huy đột kích qua eo biển San Bernardino.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 4
Thủy thủ trên tàu sân bay Zuikaku thực hiện nghi lễ chào cờ cuối cùng sau khi nó bị trúng đạn nghiêng hẳn sang một bên và nhanh chóng bị chìm sau đó.
Trong trận hải chiến vịnh Leyte, lần đầu tiên các phi công Nhật Bản dùng đòn tấn công cảm tử (kamikaze) một cách có tổ chức. Ngày 20.10.1944, hải quân Mỹ bắt đầu đổ bộ lên đảo Leyte khá dễ dàng. Cho đến cuối ngày, 100.000 tấn hàng tiếp tế đã được chuyển đến Leyte.
Cuộc chạm trán giữa hải quân đôi bên lên đến đỉnh điểm của sự ác liệt với quy mô chưa từng có kéo dài 3 ngày, từ ngày 23.10. Một ngày trước đó, 4 hạm đội Nhật Bản lấn lướt hướng về phía hải quân Mỹ để nghênh chiến.
Ngày 23.10, hải quân Mỹ sớm chiếm lợi thế nhờ uy lực của tàu ngầm, đánh đắm hai tàu tuần dương Nhật thuộc quyền chỉ huy của Phó đô đốc Takeo Kurita. Tàu tuần dương thứ ba hư hỏng nặng và phải trở về Brunei.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 5
Thiết giáp hạm Yamato sau khi trúng một quả bom.
Sáng ngày 24.10, Nhật phản công nhờ 200 máy bay cất cánh trên đảo Luzon, vô hiệu hóa tàu sân bay hạng nhẹ Princeton. Tàu sân bay của Phó đô đốc Jisaburō Ozawa dùng hai phần ba máy bay tấn công hạm đội 3 Mỹ do Đô đốc William F. Halsey, Jr nhưng không thành công. Các phi công trên tàu sân bay Nhật vẫn còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Ở phía nam, tàu chiến Nhật tấn công hạm đội 7 Mỹ nhưng cũng thất bại, thậm chí còn mất 70 máy bay.
Chống đỡ thành công đợt tấn công của Nhật, hải quân Mỹ đồng loạt phản công, 5 đợt không kích suốt từ sáng đến chiều đã đánh chìm thiết giáp hạm Musashi, một trong hai niềm kiêu hãnh của hải quân Nhật.
Tâm điểm của trận chiến diễn ra vào ngày 25.10 khi các phi công dày dạn kinh nghiệm của Mỹ đánh chìm toàn bộ 4 tàu sân bay Nhật do Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy. Tình cảnh phía nam thậm chí còn tồi tệ hơn khi Phó đô đốc Shoji Nishimura để mất gần như toàn bộ tàu chiến, chỉ còn một tàu khu trục quay trở về.
Đế quốc Nhật chỉ giành được ưu thế ở khu vực trung tâm, khi sức mạnh từ thiết giáp hạm đã đánh chìm một tàu sân bay Mỹ. Hướng đến vịnh Leyte, hạm đội do Phó Đô đốc Takeo Kurita chỉ huy còn đánh chìm tàu sân bay hộ tống Gambier Bay và 3 tàu khác. Lực lượng Nhật cũng tổn thất 3 tàu tuần dương và 1 chiếc bị hư hại nặng. Suốt cả ngày 25.10, Phó Đô đốc Kurita cố gắng truy đuổi hạm đội Mỹ trong vô vọng và chấp nhận bỏ cuộc vào lúc 6 giờ chiều.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 6
Tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton bốc cháy sau khi trúng bom từ máy bay Nhật Bản.
Đến ngày 26.10, trận chiến vịnh Leyte gần như đã kết thúc khi hạm đội 3 Mỹ chỉ truy đuổi và đánh chìm được một tàu tuần dương Nhật trong khi các tàu Nhật đang rút chạy khỏi khu vực.
Kết thúc trận chiến, hải quân Nhật thiệt hại nặng nề, tổn thất 3 thiết giáp hạm (bao gồm niềm kiêu hãnh Musashi), 4 tàu sân bay, 10 tàu tuần dương và 9 tàu khu trục. Tổng cộng 300.000 tấn sắt thép chìm xuống biển. Hải quân Mỹ chỉ thiệt hại tương đương 37.000 tấn, bao gồm 1 tàu sân bay hạng nhẹ và 2 tàu sân bay hộ tống cùng một vài tàu chiến khác.
Trong khi Mỹ dễ dàng bù đắp thiệt hại thì hải quân Nhật mất hoàn toàn năng lực chiến đấu. Hải quân Mỹ từ đây có thể tiến thẳng đến chính quốc Nhật Bản mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng đáng kể nào trên biển. Trong nhiệm vụ cuối cùng, thiết giáp hạm Yamato đã bị đánh chìm trên đường đến Okinawa.
Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Hải quân Nhật khi đó nhận ra rằng thất bại ở Leyte “tương đương với việc để mất Philippines. “Tôi nghĩ rằng đó là lúc cuộc chiến đến hồi kết thúc”.
Sau này, Đô đốc Nhật Bản Ozawa chia sẻ: “Kể từ sau trận chiến này, các tàu chiến Nhật Bản gần như tê liệt hoàn toàn, đế quốc Nhật chỉ còn biết dựa vào lực lượng trên bộ và các đợt tấn công cảm tử trên bầu trời”.
Thiệt hại quá lớn cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản xuất quốc phòng do thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến hạm đội Liên hợp Nhật Bản và quân đội Nhật Bản dần mất sức chiến đấu rồi bị đánh bại hoàn toàn.
________________
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét