Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/22

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ sơ chưa giải mã - Tập 21: (Bí ẩn của Trung Quốc cổ đại : Lăng mộ lớn nhất thế giới)
Tôi đến Trung Quốc để nghiên cứu về khu an táng lớn nhất trên Trái Đất. Bắt đầu từ kho báu lớn nhất, đội quân đất nung. Đó là một trong những quang cảnh tuyệt vời nhất thế giới. Hơn 1000 chiến binh bảo vệ vĩnh viên cho vị vua của họ. Có thể là ngoại trừ Vạn Lý Trường Thành , không gì có thể thể hiện tính Trung Quốc hơn những chiến binh này. Thế nhưng có 1 giả thiết mới cho rằng biểu tượng vĩ đại của Trung Quốc này có thể đang bảo vệ 1 bí mật kinh hoàng . Những bằng chứng mới nói lên rằng nguồn cảm hứng cho tất cả những hiện vật này có thể xuất xứ từ phương Tây. Người ta thường cho rằng Trung Quốc phát triển độc lập với thế giới Phương Tây cho đến khi nhà thám hiểm người Italia Marco Polo đến đây vào thế kỷ thứ 13. Nhưng nếu chúng tôi có thể chứng minh điều này là sai đến 1000 năm, sử sách có thể phải được viết lại. Chúng tôi sẽ cùng nhau tìm hiểu có thể nào phương đông và phương tây đã có kết nối với nhau từ sớm hơn rất nhiều so với những gì mọi người nghĩ và điều đó đã thay đổi diện mạo của Trung Quốc . 


Sự thật "tàn khốc" ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng

Nguyễn Hằng |
Sự thật "tàn khốc" ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng
Nhiều người thợ, nghệ nhân chế tác đã phải bỏ mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet

Để bảo vệ vị trí bí mật của lăng mộ hoành tráng bậc nhất thế giới này, rất nhiều người tham gia xây dựng đã bị chôn sống hoặc giết hại.

Tần Thủy Hoàng (210 – 259 trước Công nguyên) là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Hoa.
Trong thời gian đứng đầu một quốc gia rộng lớn, Tần Thủy Hoàng đã tiến hành xây dựng nhiều công trình khổng lồ nhưng cũng đầy bí ẩn, mà giới khảo cổ, sử gia vẫn chưa tìm ra đáp án.
Những công trình kỳ vĩ ấy có thể kể đến như Vạn Lý Trường Thành, chạy dọc theo biên giới phía bắc của quốc gia này, được thiết kế và xây dựng để chống lại các cuộc xâm lược của quân địch.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 1.
Lăng mộ phức tạp, rộng lớn và bí ẩn của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh: Ancientorigins
Tuy nhiên, lăng mộ mới chính là công trình mà hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa khiến cả thế giới ngỡ ngàng và để lại nhiều nghi vấn bí ẩn cho hậu thế. Quần thể lăng mộ rộng lớn nằm ở chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Trong đó, các chuyên gia khảo cổ phát hiện thấy một đội quân đất nung hùng hậu bảo vệ cho "giấc ngủ" của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. 
Dù đã hơn 40 năm, kể từ lần đầu phát hiện vào năm 1974, nhưng đội quân đất nung trong lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi vẫn còn là một bí ẩn thách thức giới khảo cổ.
Dưới đây là những sự thật đầy bất ngờ về đội quân được chế tác hoàn toàn bằng đất nung, và những nét vô cùng độc đáo, bí ẩn của lăng mộ Tần Thủy Hoàng:

1. Lăng mộ lớn nhất thế giới và có lẽ còn ... dang dở
Vào năm 1974, một số nông dân đã phát hiện thấy đội quân đất nung khi đang đào một cái giếng. Ngay sau khi nhận được tin báo, giới khảo cổ đã ngay lập tức tiến hành khai quật và nghiên cứu.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 3.
Hơn 8.000 bức tượng binh lính đất nung được phát hiện thấy trong lăng mộ. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, trải qua hơn 40 năm, các chuyên gia cùng với rất nhiều công nhân làm việc trong quá trình khai quật, nhưng lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn. Tính đến nay, khoảng hơn 8.000 bức tượng binh lính bằng đất nung đã được tìm thấy, cùng với nhiều cổ vật quý giá.
Quần thể lăng mộ rộng tới 50 km2 và được cho là lớn nhất trên thế giới, rộng gấp 200 lần so với Thung lũng các vị vua ở Ai Cập.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 4.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng công trình có 1-0-2 này vẫn còn ... dang dở, chưa hoàn thành. Ảnh: Pinterest
Các nhà khảo cổ tin rằng công trình khổng lồ này vẫn chưa được hoàn thành dù quy mô của nó khi phát hiện là rất lớn.

2. Sự thật "tàn khốc" đằng sau lăng mộ kỳ bí và đội quân đất nung
Để tạo nên một lăng mộ "độc nhất vô nhị" trên thế giới, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã huy động rất nhiều người tham gia xây dựng và chế tác.
Nhiều người đã mất mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ để đời của Tần vương. Số khác thì được cho là bị chôn sống hoặc giết hại để bảo vệ bí mật vị trí của ngôi mộ và những kho báu khổng lồ được bồi táng bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 6.
Đội quân đất nung nổi tiếng trong lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi. Ảnh: Internet
Những người thợ và nghệ nhân tham gia chế tác các bức tượng binh sĩ đất nung và nhiều đồ vật tinh xảo cũng chịu chung kết cục bi thảm, để bảo vệ tuyệt đối cho nơi yên nghỉ của vị hoàng đế nổi tiếng.
Trên thực tế, hơn 2.000 năm sau khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng ra đi, giới nghiên cứu khảo cổ và các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy rất nhiều bí ẩn trong lăng mộ này.

3. Kỳ lạ: Hơn 8.000 bức tượng binh lính đất nung, nhưng mỗi người một vẻ
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 8.
Dù hơn 8.000 bức tượng đất nung, nhưng mỗi người một vẻ, rất khác biệt. Ảnh: Sciencenews
Điều khiến các nhà khảo cổ gặp khó khăn nhất có lẽ chính là bí ẩn liên quan đến đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Số lượng bức tượng lên đến hơn 8.000 nhưng kỳ lạ là mỗi người một vẻ, rất khác biệt, sống động và y như người thật.
Dù tay chân giống nhau nhưng khuôn mặt của họ thì đều mang những nét riêng biệt, không trùng lặp. Hơn nữa, màu sơn, vẻ mặt và dáng đứng, điệu bộ "oai hùng" trông rất sống động, y như một đội quân thật. 
Điều này có thể thấy trình độ và khả năng chế tác tuyệt vời của những nghệ nhân bậc thầy thời cổ đại.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 9.
Cỗ xe tứ mã y như thật trong lăng mộ. Ảnh: Internet
Đội quân đất nung được đặt trong 3 hầm mộ. Cho đến nay, dù chưa biết nguyên do chính xác tại sao Tần Thủy Hoàng lại muốn đem cả đội quân đất nung khổng lồ xuống lăng mộ cùng mình, nhưng có thể là để họ bảo vệ hoàng đế sang thế giới bên kia.

4. Vũ khí của đội quân đất nung: Bảo quản tốt đến không ngờ
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 11.
Vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hóa ra là đồ thật và có sức sát thương lớn. Ảnh: Ancientorigins
Trong quá trình khai quật những hố chôn khổng lồ trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy khoảng 40.000 vũ khí bằng đồng, bao gồm nhiều cung tên, nỏ, giáo...
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 12.
Những đầu mũi tên hơn 2.000 năm tuổi. Ảnh: Archaeology International
Tuy nhiên, điều khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ đó là những vũ khí này là đồ thật, có sức sát thương lớn và gần như nguyên vẹn dù đã "ngủ yên" hơn 2.000 năm trong lăng mộ.
Điều này cho thấy trình độ "bậc thầy" của những nghệ nhân chế tác và ngành luyện kim bí ẩn của Trung Quốc vào thời cổ đại.

5. Đội quân đất nung: Có sự giao thoa văn hóa từ Hy Lạp cổ đại
Vào tháng 10/2016, một nhóm chuyên gia đã phát hiện thấy bằng chứng bất ngờ, chấn động giới khảo cổ thế giới về nguồn gốc của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 14.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy dấu vết ADN của người phương Tây trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Independent
Theo đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, kiệt tác để đời của hoàng đế bí ẩn bậc nhất Trung Hoa hóa ra có sự giao thoa, ảnh hưởng từ nghệ thuật văn hóa của Hy Lạp. Minh chứng là tìm thấy dấu vết ADN của người phương Tây trong khu vực lăng mộ nổi tiếng.
Sự thật tàn khốc ẩn sau lăng mộ kỳ bí và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 15.
Lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn còn quá nhiều bí ẩn, thách thức giới khảo cổ. Ảnh minh họa.
Không chỉ riêng đội quân đất nung, vẫn còn rất nhiều thứ kỳ bí trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, đặc biệt là khu vực đặt hài cốt của hoàng đế giống như "một ngọn đồi chưa ai có thể chạm tới" mà các nhà khoa học, khảo cổ và sử học khao khát kiếm tìm và giải mã.
Bài viết tham khảo các nguồn: Livescience, History, Independent
theo Trí Thức Trẻ

Bí mật vẫn bao trùm mộ Tần Thủy Hoàng

  • 1 2 3 4 5 363
  • 147.798
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng Nằm sâu dưới ngọn đồi ở giữa lãnh thổ Trung Quốc. Được bao quanh bởi hào chứa đầy thủy ngân chính là ngôi mộ bí ẩn của hoàng đế khét tiếng một thời Tần Thủy Hoàng.
Dù nằm đó hơn 2.000 năm, sau khi mất vào ngày 10 tháng 9 năm 210 trước Công nguyên (CN), hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc vẫn tránh được mọi sự can thiệp phiền toái từ hậu nhân. Ngôi mộ được cho là nắm giữ mọi câu trả lời về những bí mật chưa có lời đáp của lịch sử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có người hiện đại nào từng quan sát được bên trong nơi này, và điều đó không chỉ phụ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh mà còn là về mặt khoa học.
Lăng của Tần Thủy Hoàng được khai phá hết sức cẩn thận để tránh hủy hoại không đáng có
Lăng của Tần Thủy Hoàng được khai phá hết sức cẩn thận để tránh hủy hoại không đáng có.
Tần Thủy Hoàng sinh vào năm 259 trước CN, ghi danh vào lịch sử với công lao thống nhất Trung Hoa từ 6 nước chư hầu, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc. Khi chết, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết. Người Trung Hoa cổ đại, cũng như nhiều nền văn hóa khác, bao gồm cả người Ai Cập, đều cho rằng những vật dụng, thậm chí cả người bị chôn cùng với người chết sẽ theo người đó xuống chốn tuyền đài. Tuy nhiên, thay vì chôn theo các đội quân, cung nữ, thái giám, hoàng đế họ Tần quyết định dùng tượng đất sét thay thế.
Vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã ngạc nhiên khi tìm thấy một trong những phát hiện chấn động nhất trong lịch sử khảo cổ. Sau tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật đầu tiên, họ khám phá ra một đội quân với hàng ngàn tượng khác, với mỗi tượng mang đặc điểm riêng, từ quần áo, tóc tai và nét mặt. Trong gần 4 thập niên, các nhà khảo cổ học làm việc liên tục tại nơi này. Cho đến nay, họ tìm được khoảng 2.000 tượng binh sĩ, nhưng giới chuyên gia ước tính phải có hơn 8.000 tượng tổng cộng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm, nơi có cung điện chứa xác Tần Thủy Hoàng.
“Quả đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn - chưa có ai từng chạm đến được”, NBC News dẫn lời chuyên gia khảo cổ Kristin Romey, cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét ở thành phố New York. Theo ông, một phần do người Trung Quốc kính trọng tiền nhân, nhưng lý do lớn hơn là chưa có công nghệ nào trên thế giới hiện có thể xâm nhập và khám phá nơi này. Khi khai phá lăng mộ của vua Tut ở Ai Cập vào năm 1922, giới khoa học gia thời đó phá tan nát không biết bao nhiêu là thông tin quý báu do kỹ thuật khảo cổ vào thập niên 1930, và nhiều ví dụ khác nữa. Trở về trường hợp của Trung Quốc, việc khai quật phần mộ chính hay không phụ thuộc vào chính quyền nước này. Khi đào những tượng đầu tiên cách đây gần 40 năm, lớp ngoài của tượng tróc ngay lập tức khi bị phơi ra ánh sáng, nhưng nay mọi thứ đã đâu vào đấy sau khi giới chuyên gia tìm được cách bảo quản tượng.
Các sử gia thời xưa từng ghi chép Tần Thủy Hoàng tạo ra một vương quốc và cung điện dưới lòng đất, với vòm lăng mộ bắt chước bầu trời đêm, và ngọc trai làm tinh tú. Hiện tượng cung nữ vẫn chưa được tìm thấy, dù các chuyên gia cho rằng chúng nằm đâu đó trong lăng. Và mộ Tần Thủy Hoàng được cho là bao quanh bởi những dòng sông thủy ngân lỏng, được người thời xưa tin rằng có thể nắm giữ sự bất tử. Cũng có báo cáo cho rằng hoàng đế chết vì nuốt thủy ngân với hy vọng trường sinh, khiến họ Tần qua đời khi mới 39 tuổi, để lại vương quốc rộng lớn cho con cái hủy hoại. Cũng chính vì nghi ngờ trên mà các nhà khảo cổ học ngại ngần chưa dám động đến phần trung tâm của lăng, và cân nhắc những thiệt hại có thể khi xâm nhập vào địa phận của hoàng đế cổ xưa. “Nói cho cùng khảo cổ học là môn khoa học tàn phá. Bạn phải hủy hoại đối tượng để có thể nghiên cứu chúng”, Romey kết luận.
Cập nhật: 03/11/2017 Theo Thanh Niên


Lời nguyền thủy ngân ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng (kỳ 1)


Tần Vương huy động hàng vạn người xây lăng mộ cho ông từ khi vừa lên ngôi và sai lấy thủy ngân làm thành trăm con sông để giết chết những kẻ xâm nhập chốn yên nghỉ của hoàng đế.
a
Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ảnh minh họa: Baidu
Tần Thủy Hoàng, tên thật Doanh Chính, là vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và là hoàng đế đầu tiên xây dựng lăng mộ cho bản thân. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện nằm ở khu vực chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, và còn có tên gọi khác là Địa lăng Tần Thủy Hoàng.
Quần thể lăng mộ là một công trình kiến trúc hết sức quy mô, hùng vĩ. Trong quá trình khảo cổ và khai quật, người ta phát hiện ra nhiều bí ẩn mà khoa học hiện đại không thể giải thích nổi. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được UNESCO xếp hạng kỳ quan thế giới.
Bắt đầu từ năm 13 tuổi (tức năm 246 trước Công nguyên), khi vừa lên ngôi, Tần Thủy Hoàng Doanh Chính bắt đầu ra lệnh xây dựng lăng mộ. Thừa tướng Lý Tư là người phụ trách lên kế hoạch và thiết kế, đại tướng quân Trương Hán là người giám sát thi công. Thời gian xây dựng tổng cộng lên tới 38 năm, huy động nguồn nhân lực khổng lồ 700.000 người, bằng 1/10 tổng dân số lúc bây giờ.
Để giữ bí mật thông tin về lối vào mộ và của cải trong đó, nhà Tần đã giết hết lực lượng tham gia xây dựng khu lăng mộ bằng cách bít đường ra vào lăng mộ và chôn sống họ cũng như giết hết những người liên quan đến việc chôn sống này.
Quy mô lăng mộ
a
Binh mã dũng, đội quân đất nung to bằng người thật được chôn để bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Baidu
Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, lăng xây theo hình bát quái, bên trên bao bọc bởi một lớp đất được đắp nổi cao 76 m. Mặt đông tây dài khoảng 260 m, nam bắc dài 160 m, tương đương với diện tích của 5 sân bóng tiêu chuẩn quốc tế. Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là Ngoại cung, tiếp theo là Nội cung và dưới cùng là tẩm cung hay còn gọi là Địa cung.
Bên trong lăng mộ mô phỏng kiến trúc kinh đô Hàm Dương của thời Tần, bao bọc bởi các thành quách, được chia làm hai phần Thành nội và Thành ngoại.
Thành nội có chu vi khoảng 2,5 km, thành ngoại chu vi 6,3 km. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ nam sang bắc, rộng 392 m từ tây sang đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18.000 m².
Địa cung nằm ở phía tây nam của Thành nội, lưng dựa hướng tây, mặt hướng đông, là nơi đặt quách của Tần Thủy Hoàng. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng, chôn kèm theo xác với trên 50.000 cổ vật quan trọng. Địa cung là khu vực có giá trị nhất trong lăng, nhưng với trình độ kinh tế và khoa học hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa thể khai quật được đến khu vực này.
Dòng sông thủy ngân
a
Mô hình khu lăng mộ với dòng sông thủy ngân bao quanh quan tài Tần Vương. Ảnh: Dianping
Bộ Sử ký của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi".
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn trong quan tài cùng nhiều ngọc ngà châu báu, nhiều tác phẩm thủ công tinh xảo và một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh được khảm ngọc, những viên trân châu được gắn trên vòm mộ dùng để biểu tượng cho những ngôi sao và các hành tinh, xung quanh được bao bọc bởi hàng trăm dòng sông thủy ngân lớn nhỏ tượng trưng cho sông, suối, biển, hồ trên mặt đất.
Những khai quật khảo cổ cho thấy có một lượng thủy ngân cao gấp nhiều lần, khoảng 280 lần, trên diện rộng của mẫu đất vùng núi Ly Sơn xác nhận sự trùng hợp với sách cổ.
Thủy ngân là kim loại dạng lỏng có độc tính cao, những dòng sông thủy ngân trong lăng mộ vừa có tác dụng cách nhiệt, khí độc thủy ngân bốc lên vừa có tác dụng diệt khuẩn, đồng thời là vũ khí kịch độc có thể giết chết những kẻ mạo phạm xâm nhập chốn yên nghỉ của hoàng đế. Do đó, trong dân gian thường gọi đây là "lời nguyền thủy ngân" và đến nay các nhà khoa học Trung Quốc cũng chưa thể tiếp cận khu vực này mà chỉ có thể nghiên cứu từ xa.
Thu Hằng (tổng hợp)


Lời nguyền thủy ngân ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng (kỳ 2)


Nguồn gốc của lượng thủy ngân khổng lồ để tạo thành trăm sông trong lăng mộ cũng như các chi tiết về đội quân đất nung chôn cùng hoàng đế vẫn là điều bí ẩn chờ đợi được giải đáp.
a
Mô hình minh họa toàn bộ khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở Tây An. Ảnh: Cnwest
Nguồn gốc của dòng sông thủy ngân
Theo sử ký ghi chép, để đạt được tham vọng trường sinh bất tử, từ khi còn trẻ, Tần Thủy Hoàng đã say mê việc luyện "Thuốc trường sinh" và thủy ngân là một thành phần chính trong "thuốc tiên". Do vậy dòng sông thủy ngân phải chăng thể hiện sự thịnh vượng, giàu có và tham vọng trường tồn vĩnh cửu của Tần Thủy Hoàng? Bên cạnh đó, nguồn thủy ngân khổng lồ được dẫn từ đâu để tạo thành trăm sông trong lăng mộ vẫn là một câu hỏi lớn không thể giải thích được.
Lật lại lịch sử, hai thiên niên kỷ trước, quận Ba ở thời Tần (thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, ngày nay) có người quả phụ họ Thanh, chuyên nghề khai thác đá chu sa mà trở nên giàu có. Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng "Hoài Thanh Đài" để ca ngợi sự trinh liệt của người phụ nữ này. Vì sao Tần Thủy Hoàng lại đặc biệt chiếu cố đến nữ thương nhân họ Thanh này đến vậy? Liệu bên trong có huyền cơ nào khác không?
Theo khoa học hiện đại, chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfur thủy ngân (II) (HgS). Chu sa được người Trung Hoa cổ đại sử dụng phổ biến để luyện thủy ngân, làm thuốc và làm thủ cung sa để đánh dấu trinh tiết người phụ nữ. Thời đó người Tần đã biết cách luyện thủy ngân từ đá chu sa. Tư Mã Thiên viết "Giang Nam có đá chu sa. Chu sa là nguyên liệu chính để luyện thủy ngân".
a
Mẫu đá chu sa được khai thác ở Trung Quốc. Ảnh: Shantouwang
Gần đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được lăng mộ của quả phụ họ Thanh, từ đó nghiên cứu được rằng ở thời Tần, gia tộc họ Thanh ở quận Ba vốn là một gia tộc giàu có và thế lực. Vùng quận Ba có ngọn núi Vu Sơn, trong các câu chuyện cổ, chuyện thần thoại Trung Quốc, đây là nơi các vị thần linh thường ghé đến, đây là nơi khởi nguồn cho văn hóa mo và thuật luyện đan.
Văn hóa mo thời Trung Hoa cổ đại là loại hình gần giống nghi thức nhập đồng. Trong quá trình nhập đồng để nói chuyện với thần linh, người nhập phải uống thuốc tiên được luyện từ chu sa tức lượng nhỏ thủy ngân. Sau khi uống, toàn thân sẽ tê cứng, run rẩy. Các thầy mo là những người có quyền lực, có tài chính hùng hậu và nắm trong tay các bí mật về thuật mo. 
Từ những khám phá khảo cổ, có thể suy luận rằng "Thanh" chính là một truyền nhân thuật mo cũng như nắm giữ được nguồn chu sa và thủy ngân khổng lồ. Nhiều khả năng, người phụ nữ họ Thanh chính là người đã có công lớn trong việc cung cấp thủy ngân trong Địa cung và hoàn tất giấc mộng sánh cùng thần tiên của Tần Thủy Hoàng.

Đội quân đất nung - Binh mã dũng
a
Khuôn mặt, kích cỡ, trang phục của các binh mã dũng không có tượng nào giống nhau, cao to hơn người thật. Ảnh: 2fajue
Tháng 3/1974, một người nông dân trong quá trình đào giếng ở khu vực chân núi Ly Sơn đã phát hiện ra dấu vết của hầm chứa đội quân đất nung được chôn để bảo vệ Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay đã có 8.099 pho tượng đã được khai quật ra khỏi lòng đất. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt tạo thành hình chữ Phẩm. Khu hầm thứ 4 là khu hầm trống, không có tượng bên trong.
Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất nằm ở mặt tây của lăng mộ có pho tượng 6.000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1.400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và xe tứ mã trên diện tích 1.524 m² và có khoảng 68 pho tượng ở đây.
Khuôn mặt, kích cỡ, trang phục không có tượng nào giống nhau, nét mặt thể hiện sống động như người thật. Chiều cao của mỗi bức tượng khoảng 1,8 m đến 2 m, nặng khoảng 180 kg, to cao hơn nhiều so với thể trạng trung bình của người thời đó.
Áo giáp và mũ trụ bằng đá của các binh mã dũng. Mỗi chiếc áp giáp được kết từ 800 miếng đá được mài thủ công hết sức tỉ mỉ rồi được kết lại bằng sợi đồng.
Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác,gươm bọc đồng...  đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Các vũ khí được làm bằng đồng, được đúc tinh xảo, và được mạ một lớp chống gỉ sét ở bên ngoài, trải qua hai thiên niên kỷ, đến khi được tìm thấy các vũ khí vẫn sáng đẹp.   

Ngoài các vũ khí thông dụng như đao, mác, kiếm, cung nỏ…các nhà khảo cổ còn tìm thấy những vũ khí lạ, như máy bắn tên tự động, máy bắn tầm gần, tầm xa…chứng tỏ trình độ chế tạo vũ khí hết sức siêu việt ở thời Tần.
a
Ngựa xe trong đội binh mã dũng được chôn cùng Tần Vương. Ảnh: Gmw
Các bức tượng đất nung được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. Một phát hiện chấn động mới đây cho thấy các tượng đất này được phết một lớp lòng trắng trứng ở bên ngoài. Trải qua hai thiên niên kỷ, tượng vẫn giữ được tương đối hoàn chỉnh hình dáng ban đầu, thể hiện độ tinh xảo của người thợ điêu khắc lúc bấy giờ. 
Tượng được sơn chủ yếu với tám mảng màu chính gồm đỏ, xanh, vàng, tím, nâu, trắng, đen, với độ đậm nhạt khác nhau, tạo nên hàng chục hiệu ứng màu sắc. Tiếc là, trong quá trình khai quật, do phản ứng oxy hóa khi được đưa ra ngoài, màu sắc các bức tượng bị biến đổi chỉ trong vòng vài chục giây thành một màu nâu sét. Vì vậy khi khai quật, các nhà khoa học phải bảo quản tượng bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh âm 40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa.

Ngoài tượng binh mã, xe ngựa bằng đồng có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu hầm binh mã. Phần thân xe được đúc bằng đồng xanh, một số phụ kiện được làm từ vàng và bạc, kích cỡ của xe, ngựa và người điều khiển được mô phỏng y như thật. Các bộ phận được đúc riêng, sau đó được lắp ráp, hàn nối lại với nhau, thể hiện trình độ cơ khí đáng nể của người thợ thời Tần.
Đặc biệt, phần đầu ngựa có thể cử động được linh hoạt, là nhờ được hàn bằng những sợi tơ đồng rất mảnh. Dưới kính hiển vi, các chuyên gia phát hiện những sợi tơ đồng này có độ mảnh khoảng 0,5 mm, đều nhau. Kỹ thuật nào được áp dụng để kéo ra những sợi đồng mảnh như tơ và làm thế nào để hàn nối những đầu sợi đồng này vẫn còn là một bí ẩn không thể giải đáp, cũng giống như rất nhiều bí ẩn khác trong khu lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa.
Thu Hằng (tổng hợp)

Vì sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện nhưng vẫn còn là bí ẩn?



Rất nhiều hiện vật tinh xảo đã được được khai quật trong khu lăng mộ, như cỗ xe ngựa này. (Ảnh: Deviant art)
Là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng, vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khảo cổ học và lịch sử học, vì hầu hết quần thể lăng mộ này hiện vẫn đang bị đóng cửa và chưa được khám phá.
Giai đoạn lịch sử chết chóc và kỳ lạ của khu lăng mộ này cũng như các đồ tuẫn táng bên trong đã được niêm phong kín và ngụy trang dưới một lớp thảm thực vật trong hàng nghìn năm qua.
Hai thập kỷ sau năm 218 TCN là một thời kỳ bất ổn ở khu vực Địa Trung Hải, khi đang xảy ra chiến tranh giữa Cộng hòa La Mã và đế chế Carthage. Tuy nhiên ở khu vực Viễn Đông, đây lại là một thời kỳ tương đối ổn định, khi Trung Quốc vừa thống nhất sau thời kỳ Chiến Quốc hỗn loạn . Tần Thủy Hoàng là người thống nhất bảy nước chư hầu để khai sáng nên triều đại hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Vị hoàng đế này là một người vô cùng ám ảnh với cuộc sống hiện tại cũng như sau khi chết đi. Dù mải mê với việc tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất tử, Tần Thủy Hoàng cũng bận rộn bỏ công xây dựng lăng mộ của mình.
410656Ảnh tái hiện khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (China.org.cn )
Trên thực tế, việc khởi công xây dựng khu lăng mộ này đã bắt đầu từ lâu trước khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Khi Tần Thủy Hoàng được 13 tuổi, ông lên ngôi nước Tần, và ngay lập tức ra lệnh xây dựng chốn yên nghỉ ngàn thu của ông.
Tuy nhiên, chỉ đến năm 221 SCN, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thành công thì việc xây dựng mới được tập trung toàn lực, với hơn 700.000 nhân công trên khắp cả nước. Khu lăng mộ này nằm ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây. Nó đã mất hơn 38 năm xây dựng, và chỉ được hoàn thiện một vài năm sau khi ông qua đời.
Qin-Shi-HuangTần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)
Quá trình xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng như mô tả về nó có thể được tìm thấy trong cuốn Thái sử công thư của một nhà sử học thời Hán tên là Tư Mã Thiên (nên cũng được gọi là Sử ký Tư Mã Thiên). Theo tư liệu này, lăng mộ Tần Thủy Hoàng chứa ‘các cung điện đền đài cho một trăm quan lại’, cũng như các đồ tạo tác, châu báu quý hiếm.
Hai con sông chủ chốt của Trung Quốc là Trường Giang và Hoàng Hà cũng được mô phỏng trong ngôi mộ bằng cách sử dụng thủy ngân. Phần sàn lăng mộ miêu tả các con sông và đặc điểm đất liền, còn phần trần phía trên lại là hình trang trí các chòm sao trên trời. Ý tưởng này được cho là để Tần Thủy Hoàng tiếp tục cai trị vương quốc ngay cả khi sang thế giới bên kia. Nhằm bảo vệ lăng mộ, thợ thủ công của hoàng đế đã tạo ra những cái bẫy có thể bắn tên vào bất cứ ai dám xâm phạm nơi yên nghỉ của ông.
Painted-portrait-of-historian-Sima-QianBức họa chân dung của nhà sử học Tư Mã Thiên. (Ảnh: Public Domain)
Con trai Tần Thủy Hoàng đã đứng ra tổ chức tang lễ cho ông. Cây cối được trồng phía trên lăng mộ khiến nó trông giống một ngọn đồi.
Tomb-of-Emperor-Qin-Shi-HuangLăng mộ Tần Thủy Hoàng được phủ kín bởi thảm thực vật và nhìn trông giống một ngọn đồi. (Ảnh: Wikimedia)
Tài liệu liên quan đến nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng đã tồn tại gần một thế kỷ sau cái chết của vị hoàng đế, nhưng các nhà khảo cổ mới chỉ phát hiện lăng mộ trong thế kỷ 20 (không ai biết khu lăng mộ này đã từng bị trộm cướp trong quá khứ hay chưa).
Năm 1974, một nhóm nông dân đào giếng ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây, đã đào được một chiến binh làm từ đất nung có kích thước giống người thật. Đây là điểm khởi đầu cho việc phát hiện một trong những di chỉ khảo cổ lớn nhất mọi thời đại.
Trong vòng 40 năm qua, các nhà khoa học tìm thấy khoảng 2.000 chiến binh đất nung. Theo ước tính, có tổng cộng từ 6.000 đến 8.000 chiến binh đất nung được chôn cùng với Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung thực chất chỉ là “đỉnh của tảng băng chìm”, khi phần còn lại của lăng mộ vẫn chưa được đào lên.
Terracotta-Warriors-and-HorsesCác chiến binh đất nung và ngựa nung, là một bộ sưu tập các bức điêu khắc mô tả đội quân của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia)
Nếu muốn khai quật phần còn lại, các nhà nghiên cứu phải vượt qua những cái bẫy (thông tin mà Tư Mã Thiên từng đề cập đến), dù vẫn còn nhiều lời tranh cãi về khả năng hoạt động của chúng sau hơn 2.000 năm.
Sự hiện diện của thủy ngân cũng là yếu tố nguy hiểm đối với bất kỳ ai dám bước vào lăng mộ mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp. Công nghệ hiện nay chưa thể xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất, cũng như bảo quản hiện vật khai quật. Lấy ví dụ, trước đây đội quân đất nung từng có một lớp sơn sáng, nhưng việc tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời đã khiến lớp sơn này mờ dần một cách mau chóng.
Cho đến khi chúng ta có các công nghệ tiên tiến hơn, có lẽ các nhà khảo cổ sẽ không dám liều lĩnh khai quật lăng mộ này trong tương lai gần.
Xem thêm video (thuyết minh tiếng Việt) về khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng:
https://www.youtube.com/watch?v=Sm0jf4tHBp4
Tác giả: Ḏḥwty, Ancient Origins
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch, có tham khảo bản dịch từ Vnexpress.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét