Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 14

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
  
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại

Choáng váng trước những Đế Chế hùng mạnh và đáng sợ nhất lịch sử nhân loại và cái kết

Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại

  • 1 2 3 4 5 36
  • 18.876
Được coi là "cỗ xe tăng" thời cổ đại, mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.
Trong ngôn ngữ cổ đại, từ “Cataphract” được người La Mã và Hy Lạp sử dụng để mô tả những kỵ binh siêu nặng trên chiến trường. Nhưng bạn có từng hỏi, tại sao họ lại được gọi là kỵ binh siêu nặng?
Mọi người đều biết rằng, kỵ binh được chia làm 2 loại: kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. "Nặng""nhẹ" là khái niệm dùng để chỉ lượng trang bị mà một kỵ binh mang theo, đó có thể là áo giáp, vũ khí, mũ mão, áo choàng sắt cho ngựa.
Nhưng với riêng các Cataphract, lượng trang bị mà họ mang nhiều hơn quá mức so với một kỵ binh nặng thông thường. Vì thế, người ta gọi Cataphract là lớp kỵ binh siêu nặng.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Một bức vẽ mô tả lại Cataphract.

Các kỵ binh Cataphract là kiệt tác thời cổ đại

Khái niệm về kỵ binh nặng đã có từ rất lâu, những ghi chép cổ nhất cho thấy kỵ binh nặng đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 TCN tại khu vực Kwarezm, vùng đất thuộc châu Á gần biển Aral ngày nay.
Kỵ binh nặng dần thay thế chiến xa (chariot) và trở thành phần tử chủ lực trong quân đội của người Assyrian, người Achaemenid và Macedonia của Alexander Đại đế.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Khái niệm “kỵ binh nặng” thời đó dần trở nên thông dụng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến thuật thời cổ đại lúc bấy giờ.
Từ Cataphract (tiếng Latin cataphractus, tiếng Hy Lạp kataphractoi) bắt đầu xuất hiện để chỉ những kỵ binh “nặng” nhất.
Nếu như các kỵ binh Hetairoi (kỵ binh dưới thời Alexander Đại đế) thường được trang bị áo giáp ngực thì Cataphract lại vận giáp kín người bao gồm: mặt nạ, bọc tay, bọc chân và toàn bộ những phần cơ thể còn lại. Chưa kể có vậy, ngay cả những chú ngựa cũng được bọc trong những bộ giáp dày và nặng nề.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Bản thân từ Cataphract trong tiếng Hy Lạp không có nghĩa mô tả lượng áo giáp khổng lồ mà một chiến binh phải mang theo tuy nhiên sau này, nó đã dần biến thể theo chính danh từ mà nó mô tả. Đến bây giờ trong tiếng Anh, Cataphract vừa có thể là tính từ (bọc kín trong giáp sắt) vừa có thể là danh từ (siêu giáp trọng kỵ).
Các học giả cổ sau này đều viết về Cataphract như thể đó là một tuyệt tác của thế giới cổ đại. Sallust (86 - 34TCN) nói “Bộ mặt của kỵ binh Cataphract chính là sắt” trong khi Ammianus Marcellinus (mất năm 350) lại cho rằng: "Những vòng tròn thép bọc vòng quanh cơ thể sẽ hoàn toàn che kín dù là bó cơ nhỏ nhất của chiến binh”.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Ammanius ca ngợi các kỵ binh Cataphract như là "những bức tượng được làm dưới bàn tay Praxiteles" (nhà điêu khắc thiên tài thời cổ đại) và khiến đối thủ của họ phải tỏ ra e dè ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hoàng đế La Mã Aurelian khi lần đầu nhìn thấy các kỵ binh của Đế chế Palmyrene trong trận Emesa năm 270 đã phải thốt lên: “Họ quá tự tin vào những bộ giáp nhưng quả thực chúng thật sự chắc chắn và an toàn”. Nhiều tài liệu cho biết, dưới những lớp giáp sắt, các kỵ binh còn mặc thêm giáp làm bằng da thú hoặc hợp kim đồng.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Kỵ binh Cataphract của đế chế Parthia và người Armenia.
Làm sao một con người cũng như một chú ngựa có thể mang trên mình một khối lượng giáp khổng lồ như vậy mà không thấy mệt? Dĩ nhiên là họ sẽ rất nhanh mệt nhưng theo sử gia Heliodorus, các kỵ binh Cataphract đều được tuyển chọn kỹ càng - đó phải là những người có ngoại hình cùng kích thước cơ thể vượt trội.
Cả những chiến mã cũng phải trải qua vòng tuyển chọn gắt gao. Sử sách ghi lại rằng, chỉ có giống ngựa Nisean là thích hợp để làm vật cưỡi cho các kỵ binh Cataphract.
Đây là giống ngựa có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Nisean (Iran ngày nay), sở hữu kích thước và sức mạnh vượt xa các giống ngựa bình thường.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Độ hung hăng, bền bỉ của ngựa Nisean vượt xa các giống ngựa bình thường.
Người La Mã từng vô cùng ấn tượng trước sức khỏe phi thường và độ lì lợm của giống ngựa này khi chạm trán với Đế quốc Parthia. Người ta tin rằng Bucephalus - con vật cưỡi huyền thoại của Alexander Đại đế chính là một chú ngựa Nisean.
Giống ngựa Nisean thời đó quý và quan trọng đến mức thường xuyên trở thành đề tài chính gây ra các cuộc chiến tranh giữa nhiều quốc gia quanh khu vực Iran ngày nay.
Không chỉ sở hữu bộ giáp sắt thể hiện sự mạnh mẽ, các Cataphract còn là bậc thầy trong việc sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cung tên, chùy, giáo, gươm… Tuy nhiên vũ khí thông dụng nhất của họ là một ngọn thương dài 3,6-4m có tên gọi là Kontos.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Các Cataphract cầm Kontos bằng 2 tay.
Các Cataphract thời kỳ đầu không sử dụng khiên vì lý do họ phải cầm Kontos bằng 2 tay. Với tốc độ của ngựa cùng trọng lượng siêu “khủng”, các Cataphract lao tới đối phương xuyên thủng hàng phòng ngự bằng trường thương Kontos.
Theo sử gia Plutarch, ngọn thương của các Cataphract có thể đâm xuyên 2 người mặc giáp cùng lúc. Đó quả là một cỗ xe ủi đúng nghĩa trên chiến trường cổ đại.
Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và các Cataphract cũng vậy. Bên cạnh “chi phí bảo dưỡng” cực đắt cho bộ giáp, sự nặng nề của chúng khiến cho việc xoay trở vô cùng khó khăn. Do vậy, kỵ binh Cataphract chậm chạp hơn nhiều lần so với các kỵ binh khác.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Khi các Cataphract lao tới, không gì có thể cản nổi họ.
Đặc biệt là vào thời cổ đại, khi bàn đạp trên ngựa chưa được phát minh, việc điều khiển được những chú ngựa Nisean siêu khỏe càng trở nên khó khăn hơn.
Sử sách không ghi nhiều về những thất bại của Cataphract nhưng chúng ta cũng có thể hình dung ra, nếu bị ngã ngựa thì các Cataphract chưa chắc đã đứng dậy nổi. Sử gia Heliodorus mô tả Cataphract không ngựa giống như những thanh gỗ nằm dưới đất vậy.

Trở thành nỗi khiếp sợ của người La Mã

Được trang bị tới "tận chân răng" như vậy nhưng trong thời kỳ đầu, những ghi chép về Cataphract cho thấy họ toàn… thua chứ ít khi nào thắng.
Bởi một lẽ chưa một danh tướng nào biết sử dụng Cataphract cho đến tận trận Carrhae giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Trước trận này, Cataphract xuất hiện lần đầu trong trận Panion năm 200TCN (Cataphract của đế chế Seleucid đối đầu với vương quốc Ptolemaic) và trong trận Magnesia năm 188 TCN khi đế chế Seleucid chiến tranh với Cộng hòa La Mã.
Tại Magnesia, Vua Seleucid, Antiochus the Great đã mang tới 3.000 Cataphract cùng 1.000 kỵ binh cận vệ Agema vào chiến trường.
Tuy nhiên Seleucid thảm bại trong trận này mặc dù đông đảo hơn. Ở cánh trái, Cataphract thua tan nát trước các kỵ binh được trang bị nhẹ hơn nhiều của người La Mã do có bộ binh hỗ trợ.
Ở cánh phải, Cataphract thành công khi đẩy lùi được quân La Mã, tuy nhiên khi cánh trái và trung quân đã vỡ nát thì thành công này không được ai nhớ đến.
Phải đến năm 53 TCN, người ta mới biết đến sức mạnh kinh hồn của các Cataphract. Khoảng 1.000 Cataphract và 9.000 xạ kỵ của Đế chế Parthia dưới sự chỉ huy thiên tài của Surena đánh tan 40.000 quân La Mã của Marcus Linus Crassus (một trong tam hùng La Mã thời đó, bên cạnh Pompey Magnus và Gaius Julius Caesar) mà chỉ thiệt hại có vỏn vẹn hơn… 100 người.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Các kỵ binh Cataphract của Parthia - nỗi khiếp sợ của người La Mã. Người Parthia từng là chư hầu của đế chế Seleucid trước khi tự giành lấy độc lập vào năm 250 TCN.
Sau này khi Đế chế Seleucid tan vỡ, người Parthia nhanh chóng giành lấy vị thế bá chủ phương Đông và tự lập ra quân đội gồm đa phần là kỵ binh, trong đó có các Cataphract.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
La Mã đánh bại đế chế Seleucid sở hữu 3.000 Cataphract năm 188.
Crassus đã từng gặp Cataphract, đã từng gặp xạ kỵ Parthia nhưng đều chiến thắng dễ dàng mà không phải đổ một giọt mồ hôi. Vì thế chẳng mấy ai tin tưởng lượng quân ít ỏi của Surena có thể ngăn bước tiến của La Mã.
Quay trở lại trận Carrhae, trong trận này, Surena đã sử dụng chiến thuật luân phiên vô cùng sáng tạo: 9.000 xạ kỵ chỉ chạy vòng quanh và bắn tên vào quân La Mã, bắt buộc bộ binh La Mã phải lui về xếp đội hình mai rùa (testudo) để chống lại.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Và khi họ đã xếp thành công testudo thì các Cataphract mới vào cuộc. Sự nặng nề của những cỗ xe tăng người - ngựa và sức mạnh kinh hồn của ngọn trường thương Kontos đã phát huy tác dụng. Người La Mã khi thu về đội hình testudo thì không thể làm gì khi những cỗ xe ủi Parthia này lao vào người.
Vì thế, từng người từng người trong số các chiến binh La Mã trở thành mồi ngon cho Kontos. Những người sống sót sau này khi kể lại vẫn còn run rẩy nhớ lại tiếng rầm rập của vó ngựa Cataphract lúc đến gần. Họ không biết họ sẽ chết lúc nào…
Khi bộ binh La Mã trở lại đội hình bình thường để chặn bước tiến của các Cataphract thì đó cũng là lúc Surena phất cờ báo hiệu rút lui, để 9.000 xạ kỵ tiếp tục rót mưa tên vào quân La Mã.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Trận Carrhae năm 53 TCN, nơi La Mã thảm bại.
Cứ như thế, khi quân La Mã xếp testudo, Cataphract sẽ lao vào còn khi họ xếp đội hình thông thường, xạ kỵ sẽ tiếp tục bắn.
Cuộc chiến kéo dài từ sáng đến tận chiều tối và gần như chỉ có một mình quân Parthia đánh và La Mã phải oằn mình hứng chịu.
Surena thông minh tới mức chuẩn bị sẵn 5.000 con lạc đà mang tên để cho các xạ kỵ thoải mái bắn mà không cần phải nghĩ nhiều. Crassus sau khi nhìn thấy 5.000 con lạc đà ở đằng xa đã gần như thất vọng tột cùng và chỉ huy các kỵ binh người Gaul vào trận.
Những kỵ binh này vốn rất tinh nhuệ, từng chiến đấu bên cạnh Caesar tại Alesia năm nào. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên họ phải giao chiến với những kẻ bọc giáp toàn thân như Cataphract.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Kết quả đã rõ, những ngọn giáo, lưỡi gươm của các kỵ binh Gaul không thể đả thương Cataphract. Hoàn toàn vô vọng trong cả tấn công lẫn phòng thủ, quân đội La Mã của Crassus mất gần hết, thiệt mạng tới 20.000 người, bị bắt sống 10.000 và chỉ còn 10.000 quân chạy thoát.
Lúc này người ta mới nhận ra người chỉ huy có tác dụng quan trọng như thế nào. Surena được tôn vinh như anh hùng và đó cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị xử tử vì nghi ngờ phản bội ngay sau đó.
Vào năm 39 Hoàng tử Pacorus mang quân tấn công người La Mã và lần này, lực lượng Cataphract còn đông hơn trước. Tuy nhiên chiến dịch đã trở thành một thảm họa khi La Mã chiếm được cao điểm và Pacorus ra lệnh cho Cataphract phải tấn công lên… trên đồi.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Trường thương Kontos - nỗi ám ảnh của những người La Mã sau trận Carrhae.
Bắt những kỵ binh nặng hơn cả tê giác phải leo lên ngược dốc như vậy quả thực là ác mộng. Hệ quả là Pacorus bị giết khi giao tranh và quân Parthia thất bại thảm hại. Đồng thời điều đó cũng chứng minh được rằng, Cataphract phải không thể dùng làm lực lượng chính trong quân đội.
Cataphract có thể gây nên sự kinh hoàng, làm rối loạn đội hình đối phương và gây sát thương cực mạnh nhưng chỉ khi có sự hỗ trợ của các đơn vị quân khác.

Sự du nhập của Cataphract vào các nước, kể cả... Việt Nam

Người La Mã không coi kỵ binh Macedonia, truyền nhân của Alexander Đại đế ra gì nhưng họ lại luôn e dè sức mạnh của các Cataphract. Vào thế kỷ II, người La Mã đưa Cataphract vào trong quân đội như một phần không thể thiếu.
Đế chế Byzantine (Đông La Mã) xây dựng lực lượng Cataphract mang tên Athanatoi lên tới 10.000 người vào những năm đỉnh cao. Cataphract trên chiến trường vẫn luôn giữ được oai phong cùng sự mạnh mẽ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền quân sự của tất cả các nước thời Trung cổ, chỉ là biến thể đi mà thôi.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Trận Carrhae đánh dấu vị thế siêu cường của Đế chế Parthia thời đó và sự uy mãnh của các Cataphract.
Ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại của đế chế Ottoman, các Sipahi - lực lượng kỵ binh của Ottoman sau này đa phần được trang bị y như những Cataphract.
Điều đó có thể lý giải do quãng thời gian dài chiến tranh với Đế quốc Byzantine đã khiến người Ottoman ấn tượng với những Cataphract và dần dần chuyển hóa chúng vào quân đội của mình.
Nhưng nhiều tư liệu khác lại cho rằng sự du nhập của Cataphract chủ yếu đến từ những nước nằm ở phía Đông, khu vực đế chế Ba Tư cổ đại, nơi sinh ra các Cataphract. Điều minh chứng rõ ràng nhất là sau khi Mông Kha dẫn 20 vạn quân Mông Cổ xâm lăng xứ sở Hồi giáo, quân Mông Cổ bắt đầu sử dụng các loại kỵ binh siêu nặng, bọc giáp toàn thân giống như các Cataphract.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Kỵ binh Gendarmes có thể coi là truyền nhân của Cataphract.
Sự phát triển của kỵ binh siêu nặng Cataphract còn xuất hiện ở cả… Việt Nam. Cho đến giờ chưa có một sử sách nào ghi lại tầm ảnh hưởng của Cataphract ở Iran lên Đại Việt cổ tuy nhiên Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi rằng: “Ngày 27 năm Quang Hưng thứ 14 (1591), hai bên quân Trịnh và quân Mạc đối mặt với nhau, lại chọn 400 thiết kỵ xông lên trợ chiến…
Ba ngày sau, Trịnh Tùng cho quân tiến đánh Thăng Long, nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân Mạc, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5.000 quân tinh nhuệ và voi khỏe cùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở câu Cao tại góc Tây Bắc thành Thăng Long…”.
Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại
Bức ảnh mô tả lại một kỵ binh bọc sắt của Đại Việt, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo và hình tượng. (Ảnh: empoleon92 trên Devianart).
Do sau này, bàn đạp ngựa đã du nhập vào Việt Nam nên việc sử dụng vũ khí trên lưng ngựa trở nên thoải mái hơn nhiều, không nhất thiết phải sử dụng trường thương bằng cả 2 tay như trước nữa.
Không ai biết từ khi nào Cataphract dần biến mất khỏi chiến trường. Chỉ biết rằng với sự phát triển của súng ống và đại bác, những bộ giáp cực nặng như thế trở thành gánh nặng thì người ta đã thay thế các Cataphract bằng những kỵ binh “nhẹ” hơn. Sau này các đội kỵ binh thường chỉ mặc áo giáp ngực, có tên gọi là Cuirassier.
Dẫu vậy, sự tồn tại của Cataphract suốt ít nhất 22 thế kỷ (từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ thứ XVI khi thuốc súng phát triển mạnh mẽ) đã đánh dấu vị trí lịch sử không thể lu mờ.
Những hình vẽ, những bức phù điêu về Cataphract vẫn luôn gợi cho người xem sự tò mò về một thời chiến tranh đẫm máu trong lịch sử, nơi mà ngọn trường thương Kontos đã trở thành nỗi ác mộng với nền quân sự siêu việt nhất thế giới thời đó - người La Mã.
Cập nhật: 15/09/2014 Theo Mask, Champsdebataille, Elfinspell, Iranchamb

Hiệp sĩ thời Trung cổ mặc giáp sắt kín người thế thì đi vệ sinh như thế nào?

PnM , Theo Trí Thức Trẻ 2 năm trước

Hiệp sĩ, chiến binh cũng vẫn là những người trần mắt thịt bình thường, thì không ít người muốn biết: làm thế nào để họ “giải quyết nỗi buồn” trong khi đang khoác trên mình bộ giáp nặng nề và kiên cố?


Áp giáp hiệp sĩ thời trung cổ.
Áp giáp hiệp sĩ thời trung cổ.
Khi nói đến những trận chiến của các hiệp sĩ thời trung cổ thì trong trí tưởng tượng của đa phần chúng ta ngay lập tức hiện ra hình ảnh các anh hùng mặc giáp trụ sáng choang, tay kiếm tay khiên, hoặc chí ít cũng là một người đàn ông từ đầu tới chân được bảo vệ bởi sắt. Còn truyện cổ tích mà từ thuở bé ta được nghe kể cũng là những chàng hiệp sỹ dũng mãnh mặc áo giáp phi ngựa tới giải cứu công chúa - rất lãng mạn và nên thơ. Nhưng nếu gạt bỏ sự lãng mạn, quay trở về với thực tế rằng: hiệp sĩ, chiến binh cũng vẫn là những người trần mắt thịt bình thường, thì không ít người muốn biết: làm thế nào để họ “giải quyết nỗi buồn” trong khi đang khoác trên mình bộ giáp nặng nề và kiên cố?

Giáp sắt với ống đựng.
Giáp sắt với ống đựng.
Thông thường, các hiệp sỹ có người hầu giúp họ mặc áo giáp, và cũng phải mất kha khá thời gian thì mới có thể hoàn tất. Đôi khi trọng lượng của bộ giáp kim loại họ khoác trên mình lên tới 50-60 kg, vì thế việc cởi quần áo một cách nhanh chóng để giải quyết những nhu cầu tự nhiên là điều gần như “bất khả thi”. Nhưng cũng không hẳn là họ “đi ngay ra quần”, trừ trường hợp trong những trận chiến kéo dài.
Hiệp sỹ mặc đồ cần có người trợ giúp


Quần hiệp sĩ.
"Quần" hiệp sĩ.
Các hiệp sĩ đa phần thường cưỡi ngựa, thế nên phần dưới trang phục của họ không được bọc thép. Loại quần âu theo nghĩa hiện đại thì thời đó chưa ra đời. Thay vào đó, họ sử dụng một túi vải bọc lấy thân người từ bụng trở xuống đầu gối, bên ngoài gắn với hai ống chân bằng dây. Như thế sẽ tạo ra một túi vải ở phía trước để phục vụ cho việc đi nhẹ của các hiệp sỹ mà không cần phải cởi bỏ y phục.

Áo giáp với phần bảo vệ bộ phận nhạy cảm.
Áo giáp với phần bảo vệ bộ phận nhạy cảm.
Theo thời gian, túi vải đựng nước tiểu cũng dần được nâng cấp lên thành ống kim loại, không chỉ thiết thực mà còn mang cả chức năng thẩm mỹ. Thường thì kích thước của các ống kim loại được làm to hơn cần thiết để các hiệp sỹ có thể khoe độ khủng của “súng ống”.

Áo giáp hiệp sỹ đúng là sáng choang, ngay cả chỗ đó cũng được trang trí cầu kỳ không kém
Áo giáp hiệp sỹ đúng là sáng choang, ngay cả "chỗ đó" cũng được trang trí cầu kỳ không kém
Áo giáp thời trung cổ không chỉ có chức năng bảo vệ thân thể của các hiệp sỹ mà nó còn được coi như một thứ đồ trang sức để thể hiên đẳng cấp. Thợ chế tạo áo giáp Filippo Negroli người Ý được coi là nghệ nhân trong nghề khi các loại mũ sắt, khiên và áo giáp sắt do ông chế tạo đều trở thành vật trang trí vô cùng đắt đỏ và tuyệt mỹ.

Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao

Nguyễn Hằng |
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao
Áo giáp bông có sức mạnh đáng kinh ngạc của người Aztec. Ảnh minh họa

Không những nổi tiếng hiếu chiến, các chiến binh Aztec còn khiến nhiều kẻ thù kinh ngạc khi sử dụng áo giáp làm từ sợi bông, cản được đao kiếm và vũ khí sắc nhọn.

Các chiến binh Aztec là một trong những đội quân khét tiếng thời cổ đại. Trong lịch sử về các nền văn minh cổ đại, Aztec (đế chế tồn tại từ năm 1248 đến 1521, nay thuộc Mexico) vốn nổi tiếng sở hữu đội quân của những chiến binh hiếu chiến và tàn nhẫn trên chiến trường.
Không những thường ăn mặc những trang phục có họa tiết đáng sợ như hình đại bàng, báo đốm, các chiến binh của đế chế Aztec còn hay sử dụng các loại vũ khí khá thô sơ nhưng có sức mạnh đáng sợ như chùy, cung tên, lao, rìu, dao găm,...
Một trong số đó là loại áo giáp được làm từ sợi bông, nhưng vô cùng chắc chắn, có thể cản phá được cả mũi tên, mũi lao có ngạnh và đao kiếm.
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao - Ảnh 1.
Một chiến binh Aztec. Ảnh: Alchetron
Trên chiến trường, việc trang bị những chiếc áo giáp có chất lượng tốt đóng vai trò rất quan trọng.
Những chiếc áo sắt chiếm ưu thế vượt trội ở phương Tây từ khoảng những năm 1200 TCN và khiến nhiều người tin rằng chúng có khả năng bảo vệ cơ thể tốt hơn các loại giáp làm từ vật liệu phi kim.
Tuy nhiên, loại áo giáp bông của chiến binh Aztec đã cho thấy khả năng và sức mạnh vượt trội hơn cả những loại áo giáp bằng sắt, thép nặng nề của nền văn minh phương Tây và nhiều quốc gia rộng lớn khác.
Cụ thể, một số mũi lao và kiếm có thể đâm xuyên qua áo giáp bằng thép của người Tây Ban Nha (xâm chiếm khu vực Trung và Nam Mỹ), thì áo giáp dệt bằng bông của đế chế Aztec lại có thể chống được những mũi lao sắc nhọn có ngạnh và kiếm làm từ chất liệu đá obsidian (hay còn gọi là đá thủy tinh núi lửa).
Tại sao chiếc áo giáp bằng bông lại có hiệu quả lớn như vậy?
Câu trả lời nằm ở bí kíp trong những công đoạn chế biến và tạo thành áo giáp bông. Theo đó, áo giáp của chiến binh Aztec được dệt từ những sợi bông rộng khoảng bằng đầu ngón tay.
Nhưng chìa khóa sức mạnh của chúng lại nhờ việc bông được gia tăng sức bền, độ chắc chắn bằng cách ngâm vào trong nước muối rồi treo khô.
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao - Ảnh 2.
Áo giáp của chiến binh Aztec tuy làm từ sợi bông nhưng rất chắc chắn, bền và có khả năng chịu được những đòn tấn công như mũi lao, vết chém của đao kiếm. Ảnh: ArtStation
Sau cùng, những tinh thể muối lưu lại trên sợi bông sẽ giúp cho loại vật liệu phi kim này có khả năng đủ mạnh để chống lại những ngọn lao uy lực hay các nhát chém hiểm hóc của đao kiếm.
Thoạt đầu, phương pháp chế tạo tuy khá đơn giản và không quá cầu kỳ như áo giáp thông qua công đoạn luyện kim, nhưng khi tham chiến, áo giáp từ sợi bông đã cho thấy ưu điểm và khả năng bảo vệ tuyệt vời, hơn hẳn so với những loại từ thép tấm của thời Trung cổ và thời kỳ Phục Hưng.
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao - Ảnh 3.
Áo giáp bông của chiến binh Aztec thậm chí còn vượt trội hơn cả áo giáp làm từ sắt, thép. Ảnh: DeviantArt
Thậm chí, người ta cho rằng, áo giáp bông của người Aztec còn vượt trội hơn cả loại áo giáp giấy của người Trung Quốc cổ đại.
Bên cạnh đó, những chiến binh Aztec còn trang bị thêm mũ bảo vệ làm bằng gỗ cứng, có khắc họa nhiều hình ảnh về các loài động vật như chim đại bàng, chó sói,...
Vì vậy, khi khoác lên mình chiếc áo giáp đặc biệt cộng thêm chiếc mũ gỗ và cầm trong tay những vũ khí uy lực, khiến những chiến binh Aztec thực sự trở thành "nỗi ám ảnh" của nhiều đội quân trên chiến trường cổ đại.
Vì sao đế chế Aztec lựa chọn áo giáp làm bằng bông?
Theo các nhà nghiên cứu, khí hậu, thời tiết và loại vũ khí sử dụng được coi là những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn áo giáp của những chiến binh Aztec.
Họ không sử dụng những chiếc áo giáp từ kim loại mà thay vào đó lựa chọn vật liệu nhẹ như vải, bông để tạo nên tấm áo bảo vệ trên chiến trường.
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao - Ảnh 4.
Tenochtitlan, thủ đô của đế chế Aztec, một trong những thành phố cổ bí ẩn trên thế giới. Ảnh: MexicoCity
Trong khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Thung lũng Mexico, việc chiến đấu trong bộ giáp nặng có thể gây ra tình trạng kiệt sức, say nắng hoặc căng thẳng trên cơ thể.
Biết được điều này nên các chiến binh Aztec ưa chuộng sử dụng áo giáp nhẹ từ chất liệu phi kim như bông, để giúp họ luôn lưu trữ được năng lượng nhất định khi chiến đấu.
Hơn nữa, việc sử dụng áo giáp bông còn giúp các chiến binh của đế chế Aztec nhanh chóng thoát nhiệt ra khỏi cơ thể và giảm được cảm giác khó chịu, nặng nề khi phải mặc chúng khi chiến đấu dài ngày.
Ngoài áo giáp, những trang phục khi tham chiến của chiến binh Aztec cũng được làm thủ công từ bông và sợi đay.
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao - Ảnh 5.
Áo giáp bông của người Aztec được trang trí với nhiều màu sắc, hoa văn sinh động. Ảnh: Internet
Không những tạo ra những chiếc áo giáp bông hoàn toàn phù hợp với môi trường, điều kiện khí hậu cũng như địa hình chiến đấu nhiều trong rừng, các chiến binh Aztec còn có một niềm yêu thích đặc biệt.
Đó là trang trí cho áo giáp với nhiều màu sắc rực rỡ và hoa văn đẹp mắt.
Aztec là một nền văn minh sáng tạo và bí ẩn. Những cư dân của đế chế này có niềm tin vào các vị thần và tôn giáo đã tạo nguồn cảm hứng, góp phần định hình phần lớn phong cách trang trí trên áo giáp của họ.
Màu sắc được sử dụng nhiều trong những thiết kế áo giáp của chiến binh Aztec là màu xanh lá cây, vàng và cam. Ngoài ra, lông chim cũng được coi là mặt hàng trang trí ưa thích của nền văn minh Aztec.
Áo giáp bằng bông của người Aztec cổ đại là minh chứng cho thấy việc sử dụng những loại vật liệu sẵn có, gần gũi với phương pháp đơn giản có thể tạo ra "vũ khí" đáng gờm.
Đây thực sự là một phát minh khiến chúng ta phải kinh ngạc về khả năng sáng tạo của con người trong quá khứ.
Tham khảo nguồn: Historyonthenet, Ancientorigins, Warriorsandlegends
theo Helino

Bộ áo giáp Samurai và bí mật sức mạnh mang tên Nhật Bản


Thời đại Samurai ở Nhật Bản đã chính thức đi vào hồi kết từ hơn 150 năm trước. Tuy nhiên, những bộ giáp tinh vi, phức tạp của họ vẫn đang được cả thế giới chiêm ngưỡng như là biểu trưng mẫu mực của sức mạnh quân sự và phẩm chất Nhật Bản. 
Samurai là nhóm những chiến binh tinh anh được đào tạo nghiêm ngặt và có vũ trang rất tốt. Ngay cả ngựa của họ cũng có trang bị bảo hộ. Bộ giáp Samurai có vẻ đẹp bắt nguồn từ văn hóa thị giác tinh tế của người Nhật. Nó là sự hòa trộn độc nhất giữa sự hung dữ và tinh xảo, các tấm kim loại bện lẫn những dải lụa mềm.
Người chiến binh hung dữ cũng đồng thời là một quý ông lịch thiệp. Mỗi thành phần của bộ giáp đều được cá nhân hóa cho từng Samurai. Và người ta cần hàng tháng để làm xong. Tuy nhiên, sau mấy thế kỷ, chỉ còn lại một vài bộ còn được lưu giữ lại. Có thể chiêm ngưỡng chúng nguyên vẹn như hàng trăm năm trước đây, chẳng khác nào một điều kỳ diệu.

Samurai Nhật Bản trong bộ áo giáp những năm 1860. (Ảnh: pinterest.com)

Sự nổi lên của các Samurai 
Những yếu tố làm nên sự khác biệt của bộ áo giáp Nhật bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ thứ 4. Nhưng nhìn chung chúng vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các thiết kế của Trung Quốc và Triều Tiên.
Bộ áo giáp Nhật mà chúng ta biết ngày nay chỉ thực sự xuất hiện cùng với sự trỗi dậy của tầng lớp Samurai, khoảng thế kỉ thứ 8. Lúc đó quân đội hoàng gia Nhật Bản chỉ có nguồn gốc từ các nông dân bị bắt đi lính.
Cách làm này không tạo ra được một đội quân có sức mạnh. Các phái ly khai, các lãnh địa độc lập và cả những nhóm trung lập, đều có thể đe dọa đến sự ổn định của đế quốc, cũng như sự an toàn của dân thường.
Không thể trông cậy vào sự bảo vệ của đội quân như vậy, các lãnh chúa và chủ đất đều tự tuyển mộ các chiến binh của mình, nếu có đủ khả năng.

(Ảnh minh họa: pinterest.com)

Lực lượng này được tổ chức bởi các thị tộc địa phương, về cơ bản là lực lượng bảo vệ tư nhân, quy mô nhỏ, sở hữu kỹ năng cưỡi ngựa và bắn cung cực tốt. Mặc dù vẫn có sự cạnh tranh, nhưng họ nhanh nhóng nhìn thấy sức mạnh nếu được liên kết lại.
Từ “Samurai” có nguồn gốc từ một tiếng Nhật cổ mang ý nghĩa “phục vụ, phụng sự”. Cùng với thời gian, quyền lực của nhà vua yếu dần và sức mạnh của tầng lớp võ sĩ quý tộc tăng lên. Từ thế kỉ 12, những Samurai làm việc cho các Shogun chính là tầng lớp thống trị ở Nhật Bản.
Bộ giáp của Samurai 
Samurai không có một cuộc sống dễ dàng. Các cuộc chiến khốc liệt trải dài hầu như toàn bộ lịch sử 700 năm của chế độ quân sự Nhật Bản. Tính chất của các cuộc chiến cũng thay đổi không ngừng.
Các cung thủ trên lưng ngựa dần nhường chỗ cho các kiểm thủ, rồi đến lượt các kiếm thủ bị thay thế bởi các chiến binh dùng súng, được nhập khẩu từ Châu Âu hoặc Trung Quốc. Có rất nhiều biến thể khác nhau của các chiến dịch quân sự, đòi hỏi bộ giáp phải đủ linh hoạt và chắc chắn.
Những cố gắng chế tạo ra một bộ giáp đa năng hoàn hảo dẫn đến sự phát triển của lớp giáp đặc trưng kiểu Nhật. Samurai được bọc từ đầu đến chân bằng rất nhiều tầng bảo vệ làm từ sắt, da, các kim loại quý và cả lụa.

Samurai và bộ trang bị áo giáp, vũ khí với đầy đủ vật dụng những năm 1880. (Ảnh: pinterest.com)

Một bộ đồ Samurai điển hình bao gồm: Bảo vệ vai, cẳng chân, bao tay, tấm bảo vệ đùi, ngực, hông, cùng với mũ, bao tay, mặt nạ, giày, và trong cùng là lớp lót lụa.
Cùng với đó là rất nhiều phụ kiện thiết yếu như là 2 thanh kiếm, 1 cây cung dài cùng bao đựng tên, một bộ mũ, gậy, áo choàng chống lửa, một cái quạt gấp lớn vẽ biểu tượng mặt trời mọc. Mặc dù vậy, tất cả chúng chỉ nặng khoảng 18 kg, so với bộ đồ nặng 27 kg của các kỵ sĩ Châu Âu.
Bushido – Tinh thần võ sĩ đạo
Sự trỗi dậy của tầng lớp Samurai đã hình thành một bộ quy tắc đạo đức được gọi là “Tinh hần võ sĩ đạo”, gần tương tự như quy tắc Hiệp sĩ ở Châu Âu. Bushido chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi Nho Giáo và Phật Giáo, nó chỉ cho các chiến binh các nguyên tắc sống và cả cách thức để chết.
Khi sống, Samurai phải biểu lộ sự trung thành, kỉ luật, nghiêm khắc, có nhận thức về tính mong manh hư ảo của cuộc sống. Bởi vậy, tầng lớp quân sự tinh hoa này được đào tạo không chỉ về võ thuật, mà cả về văn hóa và nghệ thuật, như trà đạo, kịch Noh, vẽ…
Chỗ ở của các Samurai cao cấp được trang trí bằng các hình vẽ chim ưng, sư tử và hổ. Họ sưu tầm và trưng bày các đồ đạc có giá trị như đồ gốm, sơn mài và vật dụng kim loại, quần áo của họ làm bằng những loại lụa hảo hạng nhất.
Các chiến binh Samurai mang theo những cảm xúc tinh tế này vào các trận chiến. Đó chính là sự giao thoa của bản chất dũng mãnh và tinh mĩ của “tinh thần võ sĩ đạo”, là cơ sở hình thành thiết kế độc đáo của bộ giáp Samurai.
Mục đích đầu tiên của thiết kế để biểu đạt về lòng trung thành. Tiếp đó phải tạo gây ra sự sợ hãi từ trong tâm của kẻ thù. Cuối cùng thiết kế phải đẹp và ấn tượng.

Chi tiết của loại áo giáp Yokohagido vào khoảng giữa thời Edo. Samurai mặc chiếc áo giáp này thuộc về gia tộc Ikeda. (Ảnh: Wikipedia)

Theo nguyên tắc võ sĩ đạo, người chiến binh chỉ có một cách chết xứng đáng, đó là chết trong chiến đấu. Họ coi tự sát tốt hơn là mất danh dự. Vì lẽ đó, rất nhiều Samurai mong muốn được khi chết sẽ được thiêu cùng với bộ giáp họ mặc khi chiến đấu. Vì vậy chúng nhất thiết cần có vẻ đẹp tráng lệ ấn tượng.
Trong bài viết đánh giá về cuộc triển lãm số lượng lớn các bộ giáp từ thời kì Edo, Tác giả Meher MacArthur đã giải thích về các lựa chọn thường dùng để thiết kế giáp cho Samurai:
Phần lớn cơ thể Samurai được bao phủ bởi hàng trăm miếng vảy sắt được liên kết bằng da và dây lụa, phỏng theo da của rắn hoặc rồng. Thông thường các miếng sắt chỉ giới hạn trong màu xanh tối và nâu, nhưng các lãnh chúa có nhiều tài nguyên và thiên hướng yêu thích kịch thường thích màu đỏ máu hoặc có thể dát vàng. 
Giáp che ngực, đầu và mặt phải đủ chắc chắn để chống lại kiếm, tên hay thậm chí chống được đạn từ súng hỏa mai Châu Âu. Chúng có thể được sắp xếp để có vẻ đẹp lộng lẫy trong hình dáng kì quái, dữ tợn của quỷ hoặc của thần bảo hộ. Chúng có màu nền trung tính tạo cơ sở để khảm vàng như hình Rồng và các thiết kế khác. (McArthur, 2014)”.
Phần quan trọng nhất trong bộ giáp Samurai

Triển lãm giáp mũ Samurai ở bảo tàng Stockholm (Thuỵ Điển). Ảnh: Wikipedia

Đó chính là mũ bảo vệ và mặt nạ, bởi đó là cách đe dọa kẻ thù nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, binh sĩ chết trận có thể bị kẻ thù lấy cắt lấy đầu để dùng như là một biểu tượng của chiến thắng.
Mặt nạ được tạo hình dữ tợn như mặt quỷ hoặc thần núi. Nó thường được làm từ sắt, trang trí thêm bằng lông thú, sừng tê giác và sơn mài. Mũ là phần trung tâm của thiết kế bộ giáp, được hợp thành từ nhiều phần, làm từ kim loại, trang trí bằng gạc, sừng, lông thú, lông vũ, vàng, sơn mài và thậm chí cả giấy gấp.
Trang sức của bộ giáp được chọn đôi khi chỉ đơn giản là biểu tượng của gia đình hay thị tộc, như hoa cúc hay hình trăng lưỡi liềm. Một số khác dùng các hình ảnh dữ tợn như hình rồng, sư tử hoặc chim săn mồi. Hoặc có bộ giáp gắn với các biểu tượng tôn giáo, như hình Bồ tát hay nữ thần bảo trợ.
Đến thế kỉ thứ 18, các tướng quân Shogun đã có thể mang lại hòa bình cho Nhật Bản. Không còn nhiều công việc cho các Samurai, họ có thể trở thành viên chức chính phủ, hoặc được thuê theo yêu cầu (như trong bộ phim “7 võ sĩ đạo”).
Tuy nhiên các bộ giáp vẫn được chế tạo để dùng trong các lễ hội hay biểu thị cho sự giàu có của gia đình. Chúng được giữ đến ngày nay, nhiều hơn so với các bộ được làm từ thế kỉ 12. Dù vậy, những bộ áo giáp cổ vẫn xứng đáng là những kiệt tác đáng để hậu thế chiêm ngưỡng.
Phương Nguyên biên dịch


Tản mạn về trang bị mũ, giáp của Đại Việt và các nước Á Đông.
Nam Thanh Phan·16 Tháng 10 2017
Trái với suy nghĩ phổ biến hiện nay, chủ yếu ảnh hưởng bởi hình ảnh trang bị của quân lính nhà Nguyễn thời Pháp thuộc mà cho rằng quân đội Đại Việt xưa nghèo nàn vũ khí yếu kém hoặc thậm chí không có áo giáp phòng thân. Nhưng nếu đào sâu vào những sử liệu và hiện vật còn lại ngày nay, lại cho một góc nhìn hoàn toàn khác trái với quan niệm “cởi trần, đóng khố” một thời. Các nhà khảo cổ đã sớm phát hiện ra các mảnh giáp kim loại có niên đại từ rất sớm xuyên suốt từ thời Đông Sơn kéo dài đến tận thời hậu Lê. Chứng tỏ người Việt cổ đã sớm phát triển công nghệ chiến tranh và cũng coi trọng việc chế tạo áo giáp bảo hộ giống như các nước khác trên thế giới.


Mảnh giáp đồng thế kỉ thứ 1 - 3 và một ống giáp hộ thủ thời Đông Sơn.


Khi khai quật hoàng thành Thăng Long, người ta cũng phát hiện ra nón, mảnh giáp kim loại, cùng các mẫu gạch ngói, tượng đá vẽ rõ những hình người mặc giáp. Số lượng hiện vật ngày càng phong phú đã góp phần cho ta những hình dung rõ ràng hơn về trang bị đương thời.


Tượng giáp thời Lý Trần.

Theo ghi chép của Tống sử - Q.488 - Liệt truyện - Đệ 247 - Ngoại quốc tứ - Giao Chỉ Đại Lý thì “trận chiến giữa Tống và Đại Cồ Việt diễn ra vào mùa xuân năm 981, quân Tống đã chiến thắng và thu được hai trăm chiến thuyền cùng một vạn bộ giáp Trụ của Đại Cồ Việt“. (Một con số khá khủng khiếp @_@) Ngoài việc tự chế tạo áo giáp, nước ta còn có du nhập những mẫu áo giáp của phương Bắc. An Nam chí lược chép năm 1009 và năm 1014, vua Lê Long Đĩnh và vua Lý Thái Tổ đã gửi thư xin các bộ giáp Trụ vàng của nhà Tống, và được vua Tống chấp thuận.


Phỏng dựng binh lính thời Trần. Tác giả: Ấm chè.

Nhưng từ khi hỏa khí ra đời và có những phát triển đột phá thì áo giáp nặng bằng kim loại đánh mất dần vị thế của nó vì không còn có thể bảo vệ tốt người lính như trước và do số lượng quân đội tham chiến thường xuyên duy trì ở cấp số vạn khiến nỗ lực duy trì sử dụng áo giáp sắt ngày càng trở nên tốn kém và bất khả thi. Nhà Hồ đã tiên phong trong việc ưu tiên tận thu nguồn kim loại trong nước để đúc súng ống, trong đó có biện pháp đưa tiền giấy vào lưu thông thay thế tiền bằng kim loại, mặc dù vậy hành động này vẫn không giúp ông ta có đủ súng ống để chống lại quân Minh và còn khiến khủng hoảng kinh tế trong nước thêm trầm trọng.


điêu khắc quân lính thời Lê, đội nón giáp.

Sau khi Lê lợi đánh đuổi quân Minh thành lập triều Lê, ông ta cũng rất coi trọng các loại súng ống thu được từ quân Minh đến mức bất chấp sự đe dọa mà quyết tâm không trả lại cho nhà Minh bất cứ khẩu súng nào. Mặc dù vậy việc chế áo giáp bảo vệ sinh mạng binh lính không bị xao nhãng, Lê triều hội điển ghi chép "trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục". Áo giáp làm bằng da trâu, cũng là một loại áo giáp lâu đời và phổ biến trên thế giới. Ở một số bộ tộc phương bắc người ta thấy những bộ giáp làm bằng da tê giác, cũng rất cứng cáp không thua gì giáp sắt, lại nhẹ hơn.


giáp da tê giác, Lưỡng Quảng.


Đến thời chúa Trịnh có thấy sự quay trở lại của giáp sắt (hoặc lúc này mới nhắc) với việc thành lập các đội Thiết Kị xung trận chống lại nhà Mạc. Khi tiến đánh Thăng Long,tiết chếTrịnh Tùng bàn rằng: Nên nhân cái uy thếsấm sét không kịp bịt tai này mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải. Bèn tiến quân, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5000 quân tinh nhuệvà voi khoẻcùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở cầu Cao tại góc tây bắc thành Thăng Long, phóng lửa hiệu, bắn liền bảy phát, thiêu đốt nhà cửa, khói lửa khắp trời. (Đại Việt Sử Ký toàn thư)


Phỏng dựng thiết kị thời Hậu Lê. Tác giả: Ấm Chè.

Ngoài áo giáp da và kim loại thì có rất nhiều loại giáp khác, bằng nhiều chất liệu tự nhiên dễ chế tạo hơn trong lịch sử nước ta. Càng về sau việc chế tạo áo giáp ngày càng đơn giản hóa hơn, nhẹ hơn tận dụng từ những vật liệu tự nhiên dễ kiếm hơn nhưng sức chống chịu cũng không kém giáp bằng kim loại hoặc da lại phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên sẵn có. Một dữ liệu hiếm hoi về cách làm áo giáp được viết trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ rằng: “Phép làm giáp trụ đối với thủy chiến rất cần. Nên dùng lụa nhỏ lót trong, vỏ bầu làm giáp ở ngoài kết như vảy cá, trước dùng nước phèn mà tẩm phơi khô để dùng; hoặc dùng lông ngan lông ngỗng kết dày làm áo giáp, để nổi trên nước mà đi, cưỡi sóng rẽ gió, nước không thể nào chìm đắm được”.


Áo giáp mây đan, bọc vỏ dừa của quần đảo Mã Lai.

Những loại giáp từ mây, tre, gỗ có ưu điểm dễ trang bị, dễ sửa chữa hơn, khi mà nhu cầu chiến tranh ngày càng cấp thiết hơn, binh lính quá đông đảo khiến cho việc chờ đợi áo giáp cấp phát từ triều đình là chậm trễ. Mặc dù vậy một số hiện vật cho thấy, chúng cũng được tô vẽ cầu kì, tức là đã trở thành trang bị chính quy hóa.


ống giáp bảo vệ tay, bằng gỗ, sơn mài, thời Lê.

Trong hoàn cảnh chiến tranh còn thấy một sốloại trang phục sinh hoạt nông nghiệp biến thành áo giáp mà ít ai nghĩ có thể ngờ tới. Ví dụ như những chiếc áo rơm, mây đan che mưa. Người ta sớm phát hiện ra rằng rơm bện, mây đan có khả năng cản trở tên đạn, dẻo dai và có sức đàn hồi để chống lại những nhát gươm chém.


Ít ai nghĩ rằng những chiếc áo mưa làm từ rơm, mây thường dân này.




lại từng được các Samurai tin dùng, không chỉ che mưa chúng chống tên đạn khá tốt.

Người ta còn nhận ra rằng những búi lông vũ cũng có tác dụng tương tự như rơm, vì vậy những chiến binh có điều kiện hơn đã gắn thêm các búi lông lên áo giáp của họ. Điều đó lí giải vì sao một số loại áo giáp lại có gắn khá nhiều lông và dây nhợ, chúng không hẳn chỉ để khoe mẽ.



Một samurai thích làm màu? Không, thực tế những lớp lông vũ có khả năng chịu lực và độ cản tốt.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những chiếc áo choàng, chúng ta thường thấy trên phim ảnh các kị sĩ cưỡi ngựa với áo choàng bay phấp phới sau lưng. Khó tưởng đúng không, nhưng đó cũng là một loại giáp nữa của người chiến binh. Bằng thực nghiệm khoa học, người ta đã chứng minh rằng, khi phi ngựa tốc độ cao, chiếc áo choàng căng phồng sức gió tạo thành một lớp đệm khí ngăn cản mũi tên bắn xuyên qua từ phía sau lưng.


Khi áo choàng căng sức gió, nó có thể đánh bật mũi tên bay tới từ phía sau.




Vậy là các cụ đã phát hiện ra thêm một công dụng của áo choàng mà không cần học vật lý. Tượng thời Lê.

Tiếp tục quay lại với các loại áo giáp phổ biến, chúng ta vẫn thường thấy trong tranh tượng thời Lê có nhiều người đội nón giáp nhưng dường như họ không mặc giáp. Không hẳn vậy, chúng ta hãy cùng xem xét.


Một võ quan thời Hậu Lê.

Như trong cuốn Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18 chép là y phục của binh lính ở Đàng Trong "Thật là đẹp", trong chiến tranh cũng như thường ngày: mỗi đạo quân có trang trí riêng của mình, satin đỏ, đỏ thắm và vàng. Trong sách Đại Nam thực lục (đệ nhị kỷ, tập bốn, mã số : 7X387M4) có chép rằng: “ Sai biền binh Thủy quân đáp 3 chiếc thuyền Điện Hải chở đồ dùng đánh thành do vua chế ra (thang phi thê hạng lớn và hạng nhỏ, áo giáp bằng tổ kén rỗng, ống phun lửa, súng bài tiêu, giày da) đến quân thứ Gia Định giao cho các Tướng quân, Tham tán xếp đặt đúng phép, đợi Chỉ để dùng.” Qua hai thông tin trên ta nhận ra rằng, loại giáp phổ biến thời hậu kì này chính là đệm giáp, phía bên ngoài là lớp vải thông thường, và bên trong là một lớp độn bằng tổ kén rỗng. Loại giáp này tương tự với đệm giáp của châu âu, chỉ khác là đệm giáp của châu âu sử dụng sợi gai và lông cừu ở bên trong. Nhưng những chất liệu này đều có độ đàn hồi và che chắn tốt, khi may chặt thành nhiều lớp chúng cũng có thể chống tên đạn. Bằng thực nghiệm các nhà khoa học đã chứng minh điều đó.


con heo dễ dàng bị mũi tên bắn xuyên thủng, nhưng chỉ với một lớp giáp độn mềm, mũi tên đã bị chặn lại.




mũi tên không thể bắn xuyên qua lớp đệm giáp, dù nó chỉ dày vài cm.

Đệm giáp thường dùng bằng sợi gai, tổ kén tằm, lông thú, nên ngoài công dụng chịu lực chúng còn giữ nhiệt khá tốt vì vậy còn dùng làm áo chống rét. Cũng trong Đại Nam thực lục khi nhà Nguyễn đánh dẹp nổi loạn ở Đá Vách, đã cho chế thêm nhiều áo bông để chống tên nỏ của người Thượng. Đến đây đã có nhiều người thắc mắc, áo bông nóng thế mặc sao chịu nổi. Tất nhiên điều đó đúng và Minh Mạng đế nhiều lần quở trách binh lính Bắc Hà vì họ thường vô kỉ luật không chịu mặc áo giáp (nếu mặc giáp sướng thì chắc đã không có việc đó) nhưng giữa chiến trường nếu phải lựa chọn giữa chịu nóng và tính mạng thì thôi thà chịu nóng vậy.


Một chiến binh châu phi, người ngựa đều mặc đệm giáp, mà ai cũng biết Châu Phi nóng tàn khốc như nào.

Loại đệm giáp rất dễ chế tạo, bằng nhiều vật liệu mềm khác nhau, có khi cải tạo từ chính những chiếc áo hồ cừu, một loại áo rét, bên ngoài là vải bên trong là lớp lông thú.


áo hồ cừu cũng có thể sửa, cải tạo lại thành đệm giáp.

hoặc có ghi chép than phiền về nạn binh đao, đến nỗi bao nhiêu sách vở đều bị xé đi làm giáp.


bản vẽ áo giáp độn giấy của nhà Minh, trong sách Võ Bị Chí.

Nhẹ, đẹp, dễ vận động, dễ chế tạo và sửa chữa, đệm giáp được tin dùng đến tận thời kháng Pháp.


Lính cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc ở Bắc kì, mặc đệm giáp.




đệm giáp của Ấn Độ.

Ngoài đệm giáp, người ta còn có các loại độn giáp với vật liệu độn bằng chất liệu cứng như kim loại, gỗ để tăng thêm sức chống chịu. Chưa có ghi chép nào chắc chắn hoặc nhắc cụ thể đến độn giáp có ở Việt Nam hay không, nhưng loại này có hiện vật ở cả Nhật, Thanh và Triều Tiên.


áo độn giáp của Nhật, với mảnh gỗ bên trong lớp vải.




các loại áo giáp ra trận phổ thông của người Việt cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn có thể không khác áo ngày thường, nhưng phía trong là lớp đệm hoặc độn giáp.

Tuy rằng thời hậu kì áo giáp trụ bằng kim loại đã ít đi, nhưng một loại giáp kim loại nhẹ hơn là áo giáp xích lại khá thông dụng. Có ghi nhận trong “a voyage to cochinchina” của John White cuối thế kỉ 18, miêu tả các sĩ quan của vua Gia Long mặc áo xích sắt. Đáng tiếc ngày nay không có hiện vật giáp xích sắt của Việt Nam để củng cố cho ghi chép này. Nhưng cũng thấy giáp xích sắt có mặt ở Nhật và Thanh.


Võ tướng nhà Thanh mặc giáp xích sắt.




chi tiết áo giáp xích sắt của Nhật.

Đời vua Khải Định có để lại một số bức ảnh hiếm hoi về kiểu dáng áo giáp của nhà Nguyễn, mặc dù khả năng là loại giả giáp nhưng tin rằng nó không quá khác biệt với thực tế.


Ngự lâm quân nhà Nguyễn, thời Khải Định.




Phỏng dựng giáp nhà Nguyễn, nhân vật Châu Muội Nương, nữ tướng của Gia Long. Tác giả: Ấm chè.




Từ trái sang phải: nón giáp Đông Sơn, Lý, Lê, Nguyễn.

Tới đây tôi xin tạm khép lại những thông tin nghiên cứu, giới thiệu về áo giáp của Đại Việt và các nước Á Đông. Hi vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Phan Thanh Nam

Nguyên nhân các tướng quân thời cổ đại không dễ dàng bị chết trận


Các tướng quân thời cổ đại đều không hề dễ dàng bị chết trận, binh lính bình thường sẽ liều chết mà bảo vệ chủ soái, chưa cần nói đến vệ binh thân cận. (Ảnh: hxlsw)
Qua lịch sử, phim ảnh, chúng ta thường thấy các tướng thời cổ đại đều không hề dễ dàng bị chết trận. Hay nói đúng hơn là tướng quân không thể chết trên chiến trường, vậy điều này là vì nguyên nhân gì?
Chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân sau:
1Thông thường trong chiến tranh, tướng quân là đối tượng quan trọng cần phải được bảo vệ, càng là tướng cấp cao thì càng cần phải được bảo vệ. Bởi vì, một khi tướng quân chết trận, thì quân đội sẽ không lập tức tìm được một tướng quân mới thay thế ảnh hưởng trực tiếp đến việc chỉ huy. Đây là lý do quan trọng hàng đầu.
2. Trung tâm chỉ huy của tướng quân cũng phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đối không để cho đối phương tìm được sơ hở. Trong khi giao chiến, đôi bên sẽ tìm kiếm cơ hội tấn công được trung tâm chỉ huy của quân địch. Một khi đã đánh tan được sở chỉ huy của quân địch, bắt được tướng quân của đối phương thì có thể tuyên bố thắng trận.
3. Trong chiến tranh, nhiệm vụ quan trọng của tướng quân chính là phân phối hợp lý nguồn lực mình có ở trong tay để có thể trả giá thật ít mà vẫn hoàn thành được mục tiêu của mình. Tướng quân không nhất định phải dùng vũ lực của cá nhân để thể hiện khả năng của mình. Nói như vậy có nghĩa là so với việc trực tiếp giao chiến thì việc điều hành chỉ huy là khó khăn hơn rất nhiều. Cho nên, không vì khả năng giao chiến của tướng quân không lợi hại mà binh lính sẽ không phục. Vai trò và tính mạng của tướng quân là yếu tố quan trọng hàng đầu mà cả đội quân đều phải ý thức được.
4. Thông thường trong chiến tranh thời cổ đại, chủ tướng bỏ mình, cầm cờ ngã xuống là một sự đả kích rất lớn đối với binh lính. Khi ấy, hơn một nửa quân lính sẽ tan tác, tiếp đó là từng người một sẽ bỏ chạy. Vời thời Ngũ Đại có luật, quân mà bỏ chủ soái để tháo chạy sẽ bị trảm, đại quân để mất chủ tướng thì người có chức quan sẽ bị phế truất làm dân thường, binh lính bình thường sẽ bị lưu đày vạn dặm. Cho nên, chủ soái đầu tiên phải bảo vệ chính mình, cũng là để thắng trận và tránh để binh lính bị xử phạt. Cũng chính vì lý do này mà binh lính bình thường cũng sẽ phải liều chết mà bảo vệ chủ soái, chưa cần nói đến vệ binh thân cận.
5. Cho dù có bị bại trận thì chủ soái cũng không dễ dàng đầu hàng làm tù binh hay chết trận mà phải tận sức phá vòng vây để trở về chịu trách nhiệm, đây chính là sứ mệnh của chủ soái.
6. Sau mỗi một cuộc chiến, dù thắng hay thua thì việc một binh lính trở về là tài nguyên của quân đội, hơn nữa họ còn có kinh nghiệm rèn luyện qua giao chiến thực tế, đây là điều quan trọng. Người xưa coi việc tướng quân dễ dàng chết trận chỉ là “cái dũng của kẻ thất phu” (cái dũng của kẻ vô mưu), có thể chỉnh đốn làm lại từ đầu mới xứng là tướng quân anh hùng.
7. Sự bảo vệ của các binh sĩ đối với tướng quân đóng một vai trò quyết định. Cho nên, ngoài việc tướng quân mặc áo giáp sắt ra thì bên cạnh luôn luôn phải có một đội vệ binh bảo hộ. Khi ra trận, xung quanh tướng quân có những thân binh bảo hộ. Những thân binh này đều là những tử sĩ trung thành, dũng cảm và sắc bén được hậu đãi. Nếu như họ để tướng quân chết trận thì toàn bộ đội thân binh đều bị xử trảm, thậm chí còn có thể bị liên lụy đến người nhà. Cho nên, lúc tác chiến thân binh sẽ sát cánh bảo vệ chủ tướng. Đây cũng là lý do tướng quân không dễ dàng bị chết.
8. Người có bản lĩnh hơn người mới có thể làm tướng quân, võ nghệ cao siêu, một người có thể đối địch cả trăm người cho nên họ không dễ dàng bị chết trận. Họ có thể nâng cao tinh thần của binh sĩ, họ có tài phát huy năng lực của quân lính, cảm hóa binh sĩ đối phương, chấn nhiếp quân địch thì để bảo vệ tính mạng của mình là một việc không quá khó đối với họ.
Theo Meirihaowen
Mai Trà biên dịch

Những chiến binh hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại

Chiến binh Sparta, La Mã hay Mông Cổ từng là những hung thần trên chiến trường. Họ gây ra không ít nỗi khiếp đảm cho kẻ thù trong lịch sử.
Maori là những người Polynesia bản xứ của New Zealand. Tổ tiên của họ là những thổ dân sống ở đông Polynesia. Họ tới New Zealand bằng thuyền nhỏ trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1300. Người Maori tin rằng chiến đấu là việc thiêng liêng để có sức mạnh tinh thần và uy tín. Không như hầu hết các thổ dân bản địa khác, người Maori chưa bao giờ bị chinh phục.
Chiến binh La Mã là những người lính thực dụng nhất trong lịch sử chiến tranh cổ đại , vì họ sẵn sàng làm mọi thứ để giành chiến thắng. Có kỹ năng chiến đấu toàn diện, họ được trang bị vũ khí và giáp hạng nặng như khiên, giáo... Để trở thành một chiến binh, người lính phải là công dân La Mã dưới 45 tuổi. Các quân đoàn thường có quy mô khoảng 5.400 binh sĩ và là xương sống của quân đội La Mã. Nhờ những thành công quân sự to lớn, người ta xem quân đoàn La Mã là mô hình quân đội kiểu mẫu đầu tiên trong lịch sử.
Chiến binh Mông Cổ là những người lính huyền thoại. Với khả năng năng cưỡi ngựa, họ đã giúp quân Mông Cổ chiếm đóng hầu hết lục địa Á - Âu trong thế kỷ 13, 14. Dưới sự chỉ đạo của Thành Cát Tư Hãn, chiến binh Mông Cổ đã gây ra nỗi kinh hoàng cho kẻ thù trên chiến trường.
Chiến binh Apache là những người lính thiện chiến chống lại người Tây Ban Nha và Mexico trong nhiều thế kỷ. Họ được xem là các ninja của châu Mỹ và nổi tiếng về sự hung dữ, mạnh mẽ. Để trở thành một chiến binh thực thụ, đàn ông Apache phải trải qua quá trình tập luyện khó khăn như hành quân mà không ngủ, ngồi một thời gian dài mà không gây ra tiếng ồn. Là những bậc thầy về dùng dao và rìu, chiến binh Apache có thể bất ngờ xuất hiện phía sau và cắt cổ kẻ thù.
Ninja là những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo. Các nhiệm vụ của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định. Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt, ninja rất quả quyết và dũng cảm. Họ luôn bàn tính kỹ trước khi hành động. Khi nhiệm vụ thất bại, mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.
Samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, thuộc hạ của các shogun, daimyo và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Họ được vũ trang kỹ và sẵn sàng chết vì chủ nhân. Không chỉ sử dụng những thanh kiếm sắc nhất thế giới, Samurai cũng là bậc thầy về bắn cung. Một điểm đáng chú ý của samurai là luật tự mổ bụng (hay còn gọi là harakiri), cho phép chiến binh bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết.
Chiến binh Viking thực sự là nỗi kinh hoàng của châu Âu từ cuối thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 11. Họ là những binh sĩ lưu động trên các thuyền chiến và đi biển rất giỏi. Lính Viking có sức khỏe phi thường và sử dụng các loại vũ khí như rìu, lá chắn, mũ sắt bảo vệ đầu. Chiến binh Viking đã giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài. Họ cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, sau đó định cư tại những vùng đất chiếm được.
Chiến binh mamluk là những người lính nô lệ được chuyển sang đạo Hồi để phụng sự các lãnh đạo Hồi giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ. Qua thời gian, họ trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ thường đánh bại các đội quân thập tự chinh châu Âu. Chiến binh mamluk thiện chiến, can đảm nhưng tàn ác và cũng rất trung thành với chủ. Người mamluk từng nắm quyền lực và thống trị Ai Cập trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1517.
Chiến binh dân tộc Sparta là một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới cổ đại. Ngay từ lúc 7 tuổi, trẻ em Sparta đã tham gia các trại huấn luyện khắc nghiệt. Nếu không thể chịu đựng, chiến binh Sparta sẽ bị đào thải và bị giết một cách không thương tiếc. Nam giới Sparta trở thành chiến binh cho đến năm 60 tuổi. Ngoài ra, họ còn nổi tiếng với tinh thần quả cảm và không được phép đầu hàng trong các cuộc chiến. Những chiến binh Sparta tinh nhuệ luôn khiến cho quân thù phải khiếp sợ, kể cả khi họ sống sót lẫn khi họ hy sinh.

Ngắm bộ quân phục "siêu chiến binh" của quân đội Nga

02/10/2016 11:03 GMT+7

TTO - Quân đội Nga đang bắt đầu hiện đại hóa với việc trang bị cho binh sĩ các bộ quân phục chiến đấu hiện đại và tăng độ an toàn cho tính mạng.

Các mẫu trang phục mới cho các binh chủng - Ảnh chụp màn hình
Theo trang Sputnik ngày 1-10, trong cuộc họp báo gần đây, Tư lệnh Lục quân Nga, Thượng tướng Oleg Salyukov cho biết quân đội Nga vừa nhận khoảng 100.000 bộ quân phục Ratnik-3 hiện đại và dự kiến trong những năm tới, mỗi năm sẽ tiếp nhận thêm 70.000 bộ Ratnik-3.
Ông Salyuko tiết lộ rằng bộ quân phục Ratnik-3 không chỉ trang bị cho lực lượng bộ binh, mà còn trang bị cho quân dù, lính thủy đánh bộ và lực lượng đặc nhiệm, nhưng chủ yếu dành cho bộ binh.
Ông Salyukov khẳng định các bộ quân phục này đã được sử dụng trong quá trình huấn luyện chiến đấu và cho thấy sự thuận tiện.
"Tôi thấy rằng bộ quân phục mới này được tổng hợp tất cả các hệ thống hoàn toàn mới xét theo góc độ về bảo vệ binh sĩ, về tấn công, về giúp sống sót và cung cấp năng lượng. Đó là chưa kể bộ khung và hệ thống làm mát siêu nhỏ", tướng Salyuko giải thích.
Bộ Ratnik-3, nặng chỉ 24 kg, được giới thiệu là bộ quân phục của "người lính trong tương lai", gồm khoảng 50 thành phần trong có trang bị 9 đơn vị vũ khí như súng tiểu liên AK-12 hoặc AEK-971, đạn dược và các hệ thống giáp bảo vệ, cung cấp năng lượng, hệ thống truyền thông và định vị, mặt nạ bảo vệ, kính bảo vệ, hệ thống theo dõi sức khỏe...
Bộ quân phục có đến 50 thành phần cấu thành - Ảnh chụp màn hình
Mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn được sử dụng vật liệu siêu nhẹ - Ảnh chụp màn hình
Đây là sản phẩm thiết kế của Phòng thiết kế Cơ khí chính xác của Nga (TsNIITochMash) vừa được trưng bày tại cuộc triển lãm quốc phòng 2016 ở ngoại ô Matxcơva.
Trong lần trả lời phỏng vấn với tạp chí quốc phòng IHS Jane's, ông Dmitry Semizorov, tổng giám đốc của TsNIITochMash, khẳng định thiết kế của đơn vị ông gồm các vật liệu mới, nhẹ và được kết hợp với nhiều hệ thống điều khiển và kiểm soát thông minh.
Trước đó, tờ Izvestia của Nga xác nhận việc sử dụng vật liệu tổng hợp mới sẽ giảm đáng kể trọng lượng áo chống đạn thiết kế cho lực lượng vũ trang Nga. Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, quá trình nghiên cứu vật liệu mới đã được bắt đầu từ tháng 1-2016.
Bộ quân phục Ratnik đã được Nga công khai giới thiệu tại triển lãm mới đây ở ngoại ô Matxcơva - Ảnh: Reuters

“Quân phục của binh lính sẽ được làm bằng sợi aramid, trong khi áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm sẽ được gia cố bằng kim loại sứ pha lẫn chất boron các-bua. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất giảm được đáng kể trọng lượng của áo chống đạn mà không làm suy yếu độ bền. Một bộ áo giáp chống đạn bảo vệ đầy đủ (thân người, cổ, vai, gáy, tay trước) hiện nay nặng khoảng 15kg và nếu dùng chất liệu mới sẽ giảm trọng lượng đi khoảng 20-30%”, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Chất boron các-bua là chất thường được dùng trong các loại giáp xe tăng, hiện đang được sản xuất bởi công ty Bifors và NEFS-Soyuz ở Nga.
Quân đội Nga đã nhận được khoảng 80.000 bộ quân trang Ratnik-2 trong năm 2015, với trọng lượng toàn bộ trang bị vào khoảng 20 kg, tức là nhẹ bằng một nửa so với thế hệ quân phục cũ.
Binh sĩ Nga đã ra trận với bộ quân phục mới - Ảnh chụp màn hình
Bộ quân trang Ratnik của Nga hội tụ những sáng chế tiên tiến nhất trong lĩnh vực vũ khí xạ kích, phòng hộ, hệ thống trinh sát, điều khiển và liên lạc. Ratnik bao gồm các mô-đun có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ tác chiến và chịu được nhiệt từ âm 50 đến 50 độ C.
TÚ ANH

Lính Mỹ được 'trang bị tận răng' như thế nào?


Mỗi khi ra trận, lính Mỹ mang theo áo giáp, mũ bảo hiểm, vũ khí cá nhân và các trang thiết bị đi kèm với trọng lượng khoảng 27 kg.
Lính <a href=Mỹ được trang bị tốt nhất thế giới " src="https://znews-photo-td.zadn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2014_10_01/zing_AmericansoldiersinAfghanistan.jpg" />
Lính Mỹ được trang bị tốt nhất thế giới với rất nhiều trang thiết bị hỗ trợ đi kèm. Ảnh: Wikipedia
Việc bảo vệ an toàn, hạn chế tối đa thương vong cho binh lính luôn được Mỹ đặt lên hàng đầu. Quân đội Mỹ là lực lượng có trang bị cá nhân tốt nhất thế giới hiện nay.
Đơn vị có trang bị cá nhân tốt nhất quân đội Mỹ là thủy quân lục chiến. Lực lượng này là nòng cốt trong các chiến dịch viễn chinh của Mỹ.
Mỗi lính thủy quân lục chiến khi ra trận đều được trang bị áo giáp chống đạn MTV. Đây là loại áo chống đạn mới nhất, tiên tiến nhất và được đưa vào sử dụng từ năm 2006. Áo giáp MTV có khối lượng khoảng 13,6 kg. Nó có thiết kế rất hiệu quả để phân phối trọng lượng đều khắp cơ thể người mặc. Giáp MTV có thể chống đạn súng tiểu liên 9x19 mm bắn ở cự ly gần. Nếu bổ sung áo giáp mềm nó có thể chịu đạn 7,62x51 mm.
Các đơn vị đặc nhiệm được trang bị áo giáp CIRAS. Nó có hai phiên bản dùng cho lực lượng mặt đất và hải quân. Áo giáp CIRAS có một móc khóa đặc biệt cho phép nhanh chóng tháo nó ra khỏi người mặc trong các tình huống khẩn cấp.
Các thành phần của áo giáp MTV trang bị cho thủy quân lục chiến Mỹ
Các thành phần của áo giáp MTV trang bị cho thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Các phi công sử dụng loại áo giáp PRU-70 nhẹ hơn, ít nóng hơn so với các loại áo giáp khác nhằm giảm căng thẳng.
Ngoài các loại áo giáp tiêu chuẩn, lính Mỹ còn được trang bị thêm các tấm giáp phụ để bảo vệ các vị trí quan trọng khác mà áo giáp tiêu chuẩn không bao phủ hết. Họ còn có các loại áo khoác đặc biệt chống bay hơi để hoạt động ở khu vực sa mạc.
Mũ bảo hiểm chiến đấu ECH làm bằng vật liệu Polyethylene siêu phân tử có khả năng bảo vệ đạn đạo vượt trội so với mũ Kevlar. ECH chỉ sử dụng cho các đơn vị chiến đấu tiền tiêu. Các đơn vị hoạt động tuần tra không chiến đấu vẫn sử dụng loại mũ bảo hiểm nhẹ LWH.
Một số đơn vị chuyên ngành được trang bị loại mũ bảo hiểm MICH TC-2000. Mũ này chế tạo từ sợi Kevlar có trọng lượng khoảng 1,36 kg. Nó có một giá đỡ để gắn thiết bị nhìn đêm AN/PVS-14.

Quân đội Mỹ nuôi binh sĩ như thế nào?

Mỗi bữa ăn của quân nhân Mỹ cung cấp trung bình khoảng 1.250 calo nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và tinh thần chiến đấu.
Z
Nhiều ý kiến cho rằng, trang bị của lính Mỹ tuy hiện đại nhưng quá nặng và cồng kềnh. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự linh hoạt trong chiến đấu. Ảnh: Thegatewaypundit
Các đơn vị tăng thiết giáp sử dụng mũ bảo hiểm chiến đấu ECVCH. Loại mũ này tích hợp thêm bộ phận liên lạc trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ đạn đạo của nó. Trong các tình huống chiến đấu đặc biệt có tác nhân sinh hóa học, lính Mỹ sử dụng mặt nạ dưỡng khí M40 hoặc loại hiện đại hơn M50.
Ba lô chuyên dụng FILBE sử dụng để đựng các trang thiết bị cá nhân cần thiết như áo quần, khẩu phần ăn MRE cùng các đồ dùng cá nhân khác.
Vũ khí cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ là súng trường tiến công M16, M4 carbine. Khi ra trận mỗi người lính mang theo khoảng 6 băng đạn cho súng trường M16 hoặc M4 carbine, lựu đạn cầm tay và lựu đạn cho súng phóng lựu kẹp nòng.
Bên cạnh đó, mỗi lần ra trận, lính Mỹ được hậu thuẫn bởi hệ thống hậu cần hùng hậu nên ít khi lo hết đạn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, lính Mỹ phải mang theo quá nhiều thứ cồng kềnh khi ra trận. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự linh hoạt trong chiến đấu và làm cho người lính nhanh chóng bị mất sức bởi những thứ mà anh ta mang theo.
Đức Hải

Quân phục kỳ quặc trên thế giới


Vệ binh Vatican, binh sĩ biên phòng Ấn Độ, lính lê dương Pháp là những lực lượng vũ trang có quân phục rất độc đáo.
1. Lính lê dương Pháp là đội quân tinh nhuệ bao gồm những người nước ngoài tình nguyện chiến đấu vì nước Pháp. Từ năm 1830, nước Pháp đã cấm việc tuyển quân lính là người nước ngoài. Trang phục của lính lê dương bao gồm cây rìu và thắt lưng da hình dạng như một chiếc tạp dề rộng tới 40cm và dài 4,2m. Mục đích của thắt lưng này là giữ ấm và bảo vệ vùng bụng của lính Pháp.
Lính lê dương Pháp là đội quân tinh nhuệ - bao gồm những người nước ngoài tình nguyện chiến đấu vì nước Pháp. Từ năm 1830, nước Pháp đã cấm việc tuyển người nước ngoài vào quân đội. Trang phục của lính lê dương bao gồm cây rìu và thắt lưng da có hình dạng như một tạp dề với chiều rộng tới 40 cm và chiều dài 4,2 m. Binh sĩ dùng thắt lưng này là giữ ấm và bảo vệ vùng bụng
Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 1
Vệ binh Evzones, Hy Lạp là một lực lượng nghi lễ bao gồm các tình nguyện viên từ bộ binh, pháo binh, và các đơn vị Quân đoàn thiết giáp của quân đội Hy Lạp. Họ thường canh gác tại những nơi tôn kính thiêng liêng của quốc gia như Mộ Người lính vô danh ở thủ đô Athens. Để có thể tham gia đợn vị Evzones, các binh sĩ phải có chiều cao 1,86 mét và đã phục vụ tối thiểu 6 tháng trong quân đội.
c
Đồng phục của vệ binh Evzone là fustanella (váy trắng, theo tiếng Hy Lạp). Mỗi màu trên quân phục mang một ý nghĩa riêng. Màu đỏ tượng trưng cho máu của tổ tiên đã đổ vì sự tự do của nhân dân Hy Lạp; màu đen thể hiện sự thương tiếc dành cho những người lính đã hy sinh; màu trắng tượng trưng cho những ý nghĩ trong sạch; màu kim loại vàng đại diện cho những chiến thắng oanh liệt; màu da trời tượng trưng cho màu xanh của trời và biển Hy Lạp.
Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 2
Lực lượng lính biên phòng của Ấn Độ ra đời từ năm 1965. Nhiệm vụ của họ là canh gác biên giới và ngăn chăn sự xâm nhập của Pakistan vào lãnh thổ. Hiện nay, lực lượng lính biên phòng Ấn Độ đã phát triển tới hơn 186 tiểu đoàn. Quân phục của họ khá kỳ lạ với mũ có mào. Mỗi hình dáng và màu sắc của mũ biểu trưng cho một đơn vị trong lực lượng biên phòng.
Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 3
Đội quân lạc đà của lực lượng biên phòng Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ biên giới thuộc vùng sa mạc giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong ngày lễ Cộng hòa của Ấn Độ (26/1), lính biên phòng Ấn Độ cưỡi những con lạc đà diêm dúa để tham gia diễu binh ở trung tâm thủ đô Dehli.
Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 4
Những người lính canh gác mộ của tổng thống Fiji (một hòn đảo thuộc địa của Anh ở Châu Đại Dương) có trang phục truyền thống là váy viền răng cưa và áo đỏ. Trang phục kỳ lạ này khiến du khách tò mò.

Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 5
Trong dịp lễ Độc lập Nadaam, quân đội Mông Cổ diễu binh với trang phục thể hiện sự hào hùng, lớn mạnh của một Đế quốc trong quá khứ. Khi đất nước hòa bình, lực lượng diễu binh thường cưỡi ngựa trắng, còn trong thời chiến họ cưỡi ngựa đen.
Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 6
Năm 1996, đơn vị lính canh ở cung điện Gyeongbokgung của Hàn Quốc đã tái diễn sự thay đổi của quân đội trong suốt thời phong kiến. Họ mang trang phục và vũ khí truyền thống để thể hiện sự thay đổi trong phương cách bảo vệ cung điện qua các thời đại một cách công khai với khách du lịch.
Quan phuc ky quac tren the gioi hinh anh 7
Tòa Thánh Vatican không có quân đội riêng nên việc bảo vệ thánh địa quan trọng và Giáo hoàng do một đội vệ binh Thụy Sĩ đảm nhiệm. Đội vệ binh ra đời từ thế kỷ XVI. Quân phục của vệ binh ở Vantican có trọng lượng khoảng 3,6 kg với 154 mảnh ghép. Dù đã được thiết kế lại vào năm 1914, quân phục của vệ binh Vantican vẫn không thay đổi nhiều so với 400 năm trước.
Thu Hoài
Ảnh: Military Times
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét