Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 22

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những thí nghiệm kinh hoàng trên người của phát xít Nhật

Những thí nghiệm ghê rợn nhất trong lịch sử loài người

Thỏ Con (tổng hợp) |
Những thí nghiệm ghê rợn nhất trong lịch sử loài người

Những thí nghiệm đáng hổ thẹn, không có tính người mà bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy thật phẫn nộ.

Các thí nghiệm vốn được thực hiện vì lợi ích của khoa học, vì lợi ích của nhân loại, để cuộc sống con người càng tiến bộ. Tuy nhiên, điều đó lại không phải là mục tiêu của những thí nghiệm dưới đây.
Những thí nghiệm trên cơ thể người
1. “Thiến người” để đánh giá khả năng chịu đựng
Khoảng 400 thí nghiệm rùng rợn đó thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng với hàng ngàn nạn nhân.
"Cha đẻ" các chương trình thí nghiệm là thống chế Himmler, chỉ huy trưởng lực lượng Schutzstaffel - tổ chức vũ trang tàn ác nhất của Đức Quốc xã. Và nạn nhân chính là các tù nhân ở mọi độ tuổi, không trừ một ai.
Trùm Himmler, người chỉ đạo các chương trình thí nghiệm tàn bạo
Trùm Himmler, người chỉ đạo các chương trình thí nghiệm tàn bạo
Già, trẻ, gái, trai dù đang khoẻ mạnh cũng bị đè ra chích mầm bệnh dịch hạch vào cơ thể với liều lượng tăng dần; rồi cơ thể phải phơi ngoài tuyết lạnh cho chết cóng; nhiều đàn ông bị "thiến" không thương tiếc hoặc bị bắn đạn chứa chất độc…
Mục đích những trò thí nghiệm quái đản này chỉ để đánh giá khả năng chịu đựng của cơ thể người!
2. Những cuộc giải phẫu sống
Ý tưởng của thí nghiệm điên rồ này xuất phát từ Đơn vị 731, là lực lượng mật phục vụ nghiên cứu về chiến tranh sinh học và hóa học, và cũng là đơn vị khét tiếng nhất về các tội ác chiến tranh từng thực hiện bởi phát xít Nhật.
Nạn nhân không ai khác vẫn chính là những tù nhân xấu số. Các "nhà khoa học" ở đây tiến hành giải phẫu sống trên các tù nhân đó mà không cần thuốc gây tê để nghiên cứu bệnh.
Họ khoét mổ phần thân giữa của các tù nhân, sau đó cấy mầm bệnh sốt Rickettsia và bệnh dịch tả. Những người sống sót sẽ bị treo cổ tới chết.
3. Thí nghiệm triệt sản
Thí nghiệm điên rồ trái với quy luật tự nhiên này được thông qua bởi Luật Phòng chống gen khiếm khuyết Progeny của Đức Quốc xã ngày 14-7-1933 với mục đích tránh các nguồn gen xấu bị di truyền lại qua các thế hệ sau.
Và 300.000 người trong các trại tập trung khi đó đã trở thành vật thí nghiệm bất đắc dĩ. Họ được đưa vào phòng và phải điền một mẫu đơn đăng ký với mục đích đánh lừa họ.
Các phương thức triệt sản bao gồm: phẫu thuật X-quang, sử dụng thuốc hoặc tiêm i-ốt và nitrat bạc vào cơ thể. Điều này để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hay ung thư cổ tử cung.
Về sau, các bác sĩ ở đây ưu tiên sử dụng phương thức triệt sản phóng xạ. Họ làm cho căn phòng bị nhiễm phóng xạ và khiến tù nhân bị triệt sản hoàn toàn. Một số thì bị bỏng phóng xạ rất nặng.
4. Thí nghiệm trên các cặp song sinh
Bác sĩ "tử thần" của trại tập trung Auschwitz (Đức Quốc xã) Joseph Mengele chính là “cha đẻ” của thí nghiệm này với mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong gen của các cặp song sinh.
Đã có khoảng 1.500 cặp song sinh bị đưa đến để phục vụ cho thí nghiệm. Tất cả họ đều bị nhốt trong các doanh trại suốt quá trình.
Các bác sĩ ở đâythực hiện những phương thức vô cùng đáng sợ: tiêm thuốc nhuộm vào mắt các cặp song sinh để theo dõi sự đổi màu của mắt có diễn ra không, truyền máu giữa 2 anh em của một cặp song sinh để kiểm tra tương thích máu.
Và ghê rợn hơn là khâu người các cặp song sinh lại với nhau để tạo ra các cặp song sinh dính liền. Cuối cùng, chỉ có khoảng 200 cặp sống sót.
Những thí nghiệm trên động vật
1. Thí nghiệm thuốc gây nghiện trên loài khỉ
Những chú khỉ bị đem làm thí nghiệm với mục đích đơn thuần chỉ để chứng minh ảnh hưởng của chất gây nghiện tới con người. Những phương thức dùng trong thí nghiệm này đã vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật.
Những con khỉ được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể. Khi đã thành thục, có thể tự tiêm được thì các chuyên gia đưa cho chúng một lượng lớn thuốc để sử dụng.
Dĩ nhiên, những con khỉ bị nghiện và có những phản ứng tiêu cực như: tự làm tay mình bị thương, co giật khi dùng cocaine, tự bứt hết lông ở cánh tay và bụng, tự bẻ ngón tay do ảo giác…
Trường hợp con khỉ sử dụng cả cocaine và mooc-phin trong 2 tuần liền sẽ bị chết.
2. Thí nghiệm “chế tạo” mèo điệp viên
Chính phủ Mỹ từng mong muốn đào tạo được mèo điệp viên nên đã tiến hành thí nghiệm huấn luyện một con mèo trong vòng 5 năm trời.
Không chỉ dừng lại ở việc việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói vào trong con mèo - đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.
Thí nghiệm thất bại thảm hại, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ.
3. Thí nghiệm trên loài thỏ
Mục đích của thí nghiệm là dùng để đo mức độ kích ứng trên da, tổn hại trên mô nhạy cảm và độc tố của những chất khác nhau được sử dụng làm mỹ phẩm.
Các chuyên gia sử dụng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ, qua đó nhằm đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào.
Sau khi bị nhỏ những hóa chất như trên mà không có thuốc an thần hỗ trợ, những con thỏ gần như lập tức phát ra những tiếng kêu đau đớn, thậm chí chúng còn gãy cả cổ hay lưng vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.
Sau thí nghiệm, những chú thỏ này phải đối mặt với những nỗi đau từ hiện tượng nổi ban đỏ, phù nề, chảy mủ, loét, xuất huyết và mù lòa, thậm chí có thể dẫn đến cái chết.
4. Thí nghiệm sử dụng phương pháp “kiềm chế”
Chú khỉ đáng thương bị đem ra làm vật thí nghiệm
Chú khỉ đáng thương bị đem ra làm vật thí nghiệm
Thí nghiệm này áp dụng cho loài khỉ. Chúng sẽ bị khóa tay và nhốt vào lồng hẹp, kín rồi ép lại. Ngoài ra, chúng còn bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự.
Bất chấp những nỗi đau đớn loài khỉ phải chịu đựng, các chuyên gia tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương cơ thể loài khỉ y như một bệnh nhân thật. Sau đó tiến hành thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.
Chú khỉ may mắn sống sót sau thí nghiệm
Một con khỉ được tiến hành thí nghiệm.
theo Trí Thức Trẻ

 
Rùng mình khi nghe kể tội ác của khơme đỏ đối với nhân dân Việt Nam và Campuchia 

Thí nghiệm "cỗ máy giết người" của Phát xít Đức - Nhật

Các thí nghiệm ban đầu được đề nghị bởi giám đốc điều hành khoa học của Đức Quốc xã vào năm 1940 và được cấp phép để thực hiện các thí nghiệm vào năm 1942, với một điều kiện:  “Các thí nghiệm phải được thực hiện bên ngoài nước Đức. Dân chúng Đức không được nhìn thấy các thí nghiệm này trong bất kỳ hình thức nào.”

Nó không có gì ngạc nhiên với các nhà khoa học bởi rằng các giám đốc điều hành rất hoang tưởng về quan hệ công chúng của họ, dù ý tưởng thực hiện việc nghiên cứu nằm bên ngoài của tổ quốc nhưng vẫn thuộc bộ phận của Phát xít.

Hầu hết các thí nghiệm đã được thực hiện trong các boongke (chốt để trú ẩn - từ lóng tiếng Đức) hoặc tầng hầm. Các nhà khoa học tham gia thí nghiệm đã tuân thủ và tổ chức một thiết lập với phát xít Nhật Bản. Vào cuối năm 1942, các nghiên cứu đã bắt đầu….. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện trên một trại trẻ mồ côi Nhật Bản.

Trại trẻ mồ côi trên ngọn đồi, được cho là một nơi nào đó ở Shimane, một khu vực gần đó  là Hiroshima - nơi thực hiện thí nghiệm. Các nhà khoa học suy luận rằng nếu họ cố gắng để đưa đối tượng thử nghiệm thông thường hướng tới là người già, người bệnh hoặc người “không có gì còn lại để sống” họ sẽ được chơi đùa thoải mái với các đột biến của bệnh. Nhưng quan trọng hơn cả, họ thử nghiệm trên một bộ não đã có sẵn "ý niệm giết người", khiến nó trở nên vô dụng trong bối cảnh của việc tìm kiếm các giải pháp. Kết quả là không như mong muốn cho nên các nhà khoa học Đức Quốc xã lại sử dụng trẻ em, cụ thể là các trẻ em ở trại trẻ mồ côi mà họ coi là nơi ẩn nấp. Một lần nữa, những người “không có gì khác để sống”, sẽ trở thành đối tượng thử nghiệm: não bộ của các đứa trẻ sẽ dễ dàng thêm vào bất kỳ các nguyên nhân để gây ra sự kích hoạt "ý niệm giết người".

Để bắt đầu các thí nghiệm, các em đã trải qua nhiều tiêm chủng ngừa và thử nghiệm tách tâm lý căng thẳng, để đảm bảo rằng họ sẽ ngăn chặn mọi khuyết tật, và giữ một điểm chuẩn chung cho các đối tượng của họ. Tất cả các em đều phải vui vẻ, trong sáng và không bệnh tật. Tiếp theo, họ bắt đầu trước với các nhân viên cũ của trại trẻ mồ côi – những người lớn. Họ bị gây mê và các bác sĩ phẫu thuật mở hộp sọ của họ để tìm một mặt cắt ngang của một bộ não người lớn, và bắt đầu tìm thấy sự khác biệt quan trọng giữa nó và não của một đứa trẻ.

Sau khi đạt được một mô hình của não bộ não người lớn và trẻ em, các nhà khoa học suy luận rằng "ý niệm giết người" đã không nằm trong não, nhưng ở tiểu não, nằm ở phía sau. Tiểu não ra lệnh cho tất cả các hoạt động tiềm thức trong não, đó là điều dễ hiểu, vì nó không phải là một hành động có ý thức để đặt ra các "ý niệm giết người". Một cách có hệ thống, họ đưa một bé gái cao nhất trong trại trẻ mồ côi, và bắt đầu thí nghiệm…Họ đã thu được kết quả bắt đầu đầu tiên của họ – họ mở tiểu não và sửa đổi cái phần coi là "ý niệm giết người", tuy nhiên, ngay khi họ đóng nắp hộp sọ, thì cô bé đã chết. Họ cho rằng các vết mổ não đã quá tay và yêu cầu độ chính xác hơn. Sau đó cơ thể cô bé đã được đem đi thí nghiệm các loại vũ khí …. Họ vẫn tiếp tục quá trình ấy…

Sau khi nhập khẩu các công cụ khác nhau, và các kỹ thuật đã được phát triển, các nhà khoa học đã có thể thêm vào các "ý niệm giết người" và thành công trong việc phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân.

Trong khoảng năm 1943, họ đã thực hiện lên cô bé nhỏ tuổi nhất trong trại trẻ mồ côi và thêm vào "ý niệm giết người", chức năng duy nhất cô bị mất là "khả năng đổ mồ hôi". Sau thành công của họ, các nhà khoa học đã ăn mừng hết cỡ, rồi tất cả mọi người đã đi ngủ. Sáng hôm sau, cô bé đã không thức dậy, và rơi vào hôn mê. Nhưng ngay sau một thời gian, cô đã được hồi sinh thành công bởi một bác sĩ người Nga (Chuyên gia về hồi phục sức khỏe) ... Cô bé đã trở thành một cỗ máy giết người cho Phát xít Đức - Nhật vào lúc bấy giờ... thí nghiệm vẫn được tiếp tục ...

Trong một ngày, những kẻ ác thú không còn tính người, đã giết hại 800 đồng bào vô tội.

Kỳ 3: Cuộc hành quyết 800 người vô tội
Đối diện chùa Phi Lai, là ngôi chùa Tam Bửu, tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đây là tự viện danh tiếng, di tích lịch sử cấp quốc gia tại làng Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang).
Nhưng, tại ngôi chùa này, đã diễn ra cuộc thảm sát kinh thiên động địa. Trong một ngày, bọn “ác thú” không còn tính người, đã giết 800 đồng bào vô tội.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, lật giở từng tấm ảnh đen trắng chụp cảnh hoang tàn, đổ nát của chùa Tam Bửu 35 năm trước. Những xác chết chất chồng, khô quắt, nằm sấp, nằm ngửa, miệng há, mắt trợn quá thương tâm.
 Chùa Tam Bửu.
Chùa Tam Bửu được nhân dân đóng góp, xây dựng lại khang trang. Những dấu vết của cuộc thảm sát tàn khốc giờ không còn ở ngôi chùa này nữa, nhưng ký ức của người dân Ba Chúc về những tháng ngày kinh hãi ở ngôi chùa này thì vẫn y nguyên.
Chùa Tam Bửu là ngôi chùa đầu tiên của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, xây dựng trước chùa Phi Lai 5 năm. Giáo chủ Ngô Lợi cùng tín đồ dựng ngôi chùa này vào năm 1882 làm nơi tu tập.
Lịch sử ngôi chùa ghi lại rằng, ông Ngô Lợi khai sáng đạo từ năm 1867 tại Ba Chúc. Trước khi dựng chùa, ông Lợi sống trong một am nhỏ dựng bằng cây lá.
Dựng chùa xong, ông Ngô Lợi cùng nhân dân lên núi Dài còn gọi là Ngọa Long Sơn đốn cây cam đàn, loại gỗ cực tốt, đục Long Đình (còn gọi là Long Vị), với kích thước cao 3m, một cạnh ngang 2m, một cạnh ngang 1,5m. Đây được coi là báu vật của tổ đình.
 Xác người bên chùa Tam Bửu.
Long Đình thờ Đức Phật Vương, một nhân vật mà đến nay những người tiếp nối trông coi chùa vẫn chưa sáng tỏ. Ông Ngô Lợi mất đi, Long Đình được tín đồ gọi là Khánh Tổ, thờ Đức Bổn Sư, tức Ngô Lợi.
Ông Ngô Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương. Ông bị thực dân Pháp truy sát từ Mỹ Tho về Ba Chúc. Ông tá túc ở đây, dựng chùa tu hành để che mắt giặc.
Tại Ba Chúc, ông vẫn lãnh đạo môn đồ tiến hành nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp, nên thực dân Pháp rất ghét, liên tục vây ráp, đốt phá chùa.
Ông Dương Văn Giàu, thủ nhang chùa Tam Bửu bần thần nhớ lại những ngày đưa vợ con trốn chui trốn lủi trên núi Dài, còn họ hàng, xóm làng bị bọn Pol Pot giết sạch. Ông cùng mọi người đứng trên quả núi, nhìn xuống chùa Tam Bửu, thấy lửa cháy ngùn ngụt, tiếng người la khóc, mà lực bất tòng tâm.
 Xương cốt chất chồng trong nhà mồ Ba Chúc.
Theo ông Giàu, từ giữa năm 1977 đến đầu năm 1978, nhân dân Ba Chúc chẳng được một ngày yên bình. Trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần.
Bọn chúng cứ tấn công đột ngột, nã pháo, rồi lại rút về phía bên kia biên giới. Bộ đội cùng chính quyền đã tổ chức di dời dân vào sâu nội địa. Tuy nhiên, khi đó, dọc tuyến biên giới đều bị tấn công, nên công tác di dời có phần chậm chạp.
Bọn chúng tấn công rời rạc, không thọc sâu, nên người dân đi được một thời gian lại kéo về làng. Người dân đào hầm trong nhà, đào hang trong núi, hễ nghe thấy tiếng súng, tiếng pháo thì ẩn nấp, hết tiếng nổ lại ra ngoài hoạt động sản xuất.
Từ ngày 15/4/1978, mỗi ngày ông cùng dân làng đếm được từ 1.000 – 2.000 quả pháo do bọn Pol Pot nã vào Ba Chúc.
 Du khách thắp hương tại nhà mồ.
Ngày 17/4/1978, bọn Pol Pot bắn pháo như mưa vào Ba Chúc. Hết loạt pháo, chúng chia làm 2 cánh quân đánh sâu vào Ba Chúc. Một cánh quân chiếm xã An Lập (phía đông Ba Chúc), một cánh quân đánh chiếm ấp An Bình dưới chân núi Dài.
Hai cánh quân này đã khóa chặt xã Ba Chúc. Gia đình nào nhanh chân thì chạy thoát được lên núi Dài, còn lại phần lớn mắc kẹt trong vòng vây của bọn khát máu.
Những gia đình không chạy kịp lên núi Dài, đã kéo cả vào chùa Tam Bửu mong sống sót trong sự bao dung của Đức Phật. Nhiều gia đình kéo cả nhà, thậm chí cả họ cùng trốn vào chùa, nên đã bị tuyệt tự.
Ông Giàu nhớ lại: “Tui vẫn nhớ rõ, hôm đó là ngày rằm tháng 3 âm lịch (17/4/1978), lúc tui đang đào củ nừng (một loài củ dại có trên núi Dài) cho cả nhà ăn chống đói, thì một tiếng nổ vang trời, tiếng người la hét vang lên.
Tui trèo lên cây nhòm về làng, thấy chùa Tam Bửu cháy ngùn ngụt. Biết người dân trú trong chùa, bọn Pol Pot đã bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, xác chồng chất lên nhau.
Lúc đó, trong chùa vẫn có hơn 800 người trú ngụ. Mọi người đưa 20 người bị thương ra ngoài, tìm cách đưa đi chữa trị, nhưng bọn Pol Pot bao vây kín mít, không còn đường thoát, nên lại quay về chùa.
Ông Dương Văn Giàu kể lại cuộc tàn sát 800 người dân ẩn náu trong chùa Tam Bửu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét