Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

BÍ ẨN KHẢO CỔ (PHÁT HIỆN CHÂU mỸ) 27

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ai là người đầu tiên khám phá ra Châu Mỹ?
 Ai là người Châu Mỹ đầu tiên? Trong một thời gian dài chúng ta nghĩ đã có câu trả lời. Nhưng người đầu tiên đến lãnh thổ này là những người thợ săn đến từu Siberia. Những người đi qua chiếc cầu lục địa vào cuối kỉ băng hà cuối cùng, Nhưng bây giờ những nhà khoa học dùng phương pháp điều ra để tìm hiểu đời sống thời tiền sử. Họ đã hé lộ một câu chuyện mới về người Châu Mỹ đầu tiên thật sự là ai. Có thể chúng ta sẽ cần nhiều thời gian để viết lại chương sử thi đầu tiên của Châu Mỹ.

Ai là người đã phát hiện ra châu Mỹ trước cả Colombo?

Các nhà khảo cổ học phát hiện được nhiều đồ tạo tác cho thấy người châu Phi đã sống ở châu Mỹ thời tiền – Columbo, tại các địa danh như Tiahuanaco và Valdivia.
Các nhà nghiên cứu văn khắc và các nhà khảo cổ thậm chí còn tìm thấy bằng chứng cho thấy người Aksumite, Meroites và Pountites có thể đã đến Nam Mỹ trước Columbo.
Có một số bằng chứng cho thấy người Sumer đã ở Nam Mỹ, mà họ gọi là Kuga-Ki, họ đã khai thác thiếc và các khoáng sản khác ở đây.
Người Đông Phi chắc chắn biết tới Ecuador và Peru qua người Sumer. Trong thời các đế chế Arwe và Aksumite, người Ethiopia nói tiếng Semitic hoặc Puntite đã đến Nam Mỹ.
Potosi, hình ảnh đầu tiên ở châu Âu. Pedro Cieza de León, 1553. Potosi là một thị trấn khai thác mỏ nổi tiếng ở Bolivia.
Bằng chứng của người Ethiopia cổ xưa ở vùng Andes
Giữa những năm 13.000 TCN và 600 SCN, người Phi ở Đông Phi đã bắt đầu định cư tại Nam Mỹ.
Nhiều bộ xương người Phi đã được tìm thấy ở Ecuador, một phần ở Chile tại Valdivia và tại Ponuencho ở Peru. Những quốc gia này cũng là một phần của Kuga-Ki (theo cách gọi của người Sumerian).
Tại Ecuador đã tìm thấy một vật chứng khảo cổ quan trọng về sự hiện diện của người Phi da đen ở Nam Mỹ.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất là cái đầu bằng đá tuyệt đẹp của một người đàn ông đeo một chiếc khuyên tròn  bên tai phải.
Chiếc đầu này tương tự như tác phẩm điêu khắc của Akhenaten. Tiến sĩ Von Wuthenau đã xác định nhân vật này  đại diện cho “nhân tố người Phi” tại Ecuador thời tiền cổ.
Chủng người Ethiopia theo Alexander Von Wuthenau
Theo Lanning, “Có khả năng đã có một sự dịch chuyển của người Phi từ Ecuador đến thung lũng Piura, ở phía Bắc của Chicama và Viru”.
Ông cho rằng có một mối liên hệ giữa nền văn hoá này và di tích ở Vadivia nơi con người đã sinh sống từ năm 1800 TCN đến  năm 100 SCN. Tiến sĩ Dixon chỉ ra đã có người Phi sinh sống ở Validivia.
Tượng người ở Valdivia, Chorrera và Cachi  có thể là người Phi ở Ecuador cổ xưa.
Tại Peru, những chiếc thuyền hai đáy lớn được thể hiện trên những chiếc chậu gốm, chúng gần giống với loại thuyền  được sử dụng ở Proto-Sahara và Pount.
Trên những chiếc bình nước và cả lô những thứ khác đều được sơn vẽ ở phần dưới với những chiếc thuyền và hàng người.
Một biểu hiện trần thế của thần mặt trời Ra được vẽ ở phần trên, giống như thần mặt trời ở Meroe và Ai Cập, bao quanh bởi những người chim cầm dây thừng và đẩy thuyền rẽ nước.
Điều thú vị về những hình ảnh này là chúng là những bản sao gần như chính xác của những cảnh được thể hiện trong các kim tự tháp Ai Cập.
Hình ảnh một chiếc thuyền rơm mochicha.
Có những điểm tương đồng khác giữa Ethiopia và Peru. Người Ethiopia sử dụng những chiếc gậy để chiến đấu và thầy thuốc của họ có thẩm quyền thực hiện các thủ thuật khoan – phẫu thuật sọ não mà không làm chết bệnh nhân.
Thủ thuật này người châu Âu không biết đến cho đến khi Columbo khám phá ra châu Mỹ, nhưng người Peru thì biết. Cả hai nhóm cũng đều sử dụng những chiếc đầu giả cho các  xác ướp.
Người Peru và người Ethiopia cũng đều sử dụng khung dệt ngang đặt trên mặt đất với một khung đứng với hai tấm ván (Rowe, 1966).
Von Hagien ghi nhận “một dạng khung cửi đã được sử dụng ở Ai Cập, một khung cửi ngang xuất hiện ở Ai Cập, và nó được thể hiện trong ngôi mộ của Khnumhotep (ở Beni Hasan) vào khoảng năm 1900 TCN, nó giống hệt với những khung dệt của người Peru và Andean ở ven biển”.
Một phụ nữ bản địa đang sử dụng  khung dệt truyền thống.
Các nhà thám hiểm Ethiopia có thể đã đến Peru và Ecuador một cách tình cờ. Các dữ liệu lưu trữ Trung Quốc cho thấy người Aksomite đã thực hiện những chuyến đi dài qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, họ lênh đênh trên biển cách xa bờ.
Một nhóm  thương gia Ethiopia, có thể là trên một chuyến đi đến Trung Quốc, Sri Lanka hoặc Malaysia; hoặc trong một chiến dịch quân sự để dập tắt một cuộc nổi loạn tại một trong những thuộc địa của họ ở Ấn Độ Dương, có thể thuyền của họ đã bị cuốn ngược dòng xích đạo và đã cập bến ở Peru-Ecuador.
Thông thường người ta chuẩn bị cho các chuyến đi dài đến 5 tháng, nên những người đi biển  sẽ có các nguồn lực cần thiết để thực hiện hành trình dài.
Các đại diện cổ xưa của người Đông Phi ở Nam Mỹ
Người Aksumite có thể đã đến một khu vực thưa dân của Peru – Ecuador. Họ gặp rất ít sự phản kháng của các nhóm người Mỹ bản địa (họ nhìn những người mới đến như người khổng lồ).
Kinh nghiệm của người Aksumite trong việc xây dựng nhà cửa dưới lòng đất đã giúp họ xây dựng những khu nhà phức hợp chắc chắn, và sau đó xây dựng các kim tự tháp để chôn những người ưu tú của họ.
Giống như ở Meroe, các kim tự tháp ở Peru được làm bằng gạch đất sét phơi khô (dưới nắng mặt trời và rơm) – sử dụng cách thức tương tự như người Ai Cập và người Ethiopia. Gạch phơi ở Peru được làm  trong một khuôn hình chữ nhật, giống như ở Ethiopia.
Chi tiết một họa tiết của gạch phơi tại khu phức hợp Chan Chan được xây dựng theo văn hóa chimu gần Trujillo, Peru
Người Quichua nói một thứ tiếng tương tự như các ngôn ngữ được nói ở Thái Bình Dương và ở Ấn Độ. Người Mỹ bản địa Quichuas có một truyền thống truyền khẩu kể về sự xuất hiện  của người Aksumite trên những chiếc thuyền đến bờ biển Thái Bình Dương ở Santa Elena, gần Puerto Viejo. Một truyền thống truyền khẩu được Don Cieza de Leon, một người lính-linh mục, ghi lại năm 1545:
Những người khổng lồ đến từ biển có tầm vóc rất lớn, ngay cả khi  quỳ họ vẫn  cao như  một người  lớn.
Thật hiếu kỳ  khi nhìn tóc trên những chiếc đầu lớn thả xuống vai họ. Tuy nhiên, họ không có râu. Họ ăn hơn 50 người bình thường. Mắt của họ to như cái chén. Tay và chân của họ cũng rất lớn.
Một số khoác những tấm da động vật; số khác khá trần truồng. Không một phụ nữ nào đến cùng họ.
Khi đi vào đất liền, họ đã tàn phá  đất nước và không tìm thấy nước, họ đã đào một cái giếng khổng lồ trong đá  … và ngày nay (năm 1545) nước giếng này vẫn rất trong và mát, rất tốt để uống.
Những chiếc giếng được người khổng lồ xây  từ trên xuống dưới, do đó chúng rất bền, không bị sụp trong thời gian dài”.
Wilkins cho rằng những người khổng lồ này đã giúp xây dựng Tiahuanaco. Về cư dân của thành phố cổ Nam Mỹ này, ông ghi nhận:
Họ là một chủng tộc với làn da đỏ, một số có tầm vóc ấn tượng, và trong số này có người da đen với những nét nhô ra của hàm.
Một miếng đất nung với màu đẹp lộng lẫy, ở phía trên là một thầy tu mặt trời, với đôi mắt điển hình của người Ai Cập, trên chiếc trán lớn và phẳng là một cái mũ lễ “.
Tiahuanaco.
Những vật chứng này cho thấy rõ ràng những kẻ đến lấn chiếm cao lớn hơn người Mỹ bản địa, đồng thời cũng nêu chi tiết những người mới đến đã xây dựng các tượng đài trong đá cứng.
Năng lực kiến trúc này là một đặc tính của người Aksumite. Trên một mảnh gốm mochica những “người khổng lồ” này có khuôn mặt màu đen. Ở San Agustin, gần biên giới Colombia, có các bức tượng với những nét của người Phi.
Các tác phẩm điêu khắc mochicha cho thấy một dân tộc với nhiều chủng tộc khác nhau: một số có vẻ là người Phi, số khác là người Mỹ bản địa.
Một đặc điểm nổi bật của người Andean là không có râu rậm. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm điêu khắc mochicha cho thấy hình ảnh của những người đàn ông cao tuổi với râu dài.
Một điều thú vị là các chiến binh mochicha và tầng lớp thượng lưu đội mũ hình chóp như  người thượng lưu merititic – với một vật trang trí hình chữ T ở  trên đỉnh. Người Phi thường được thể hiện đeo đồ trang sức ở tai, môi và mũi.
Những tượng Mochicha có thể là hình ảnh của người Phi.
Người Đông Phi và văn hoá huari
Một số người Ethiopia cập bến ở Peru đã làm những con đường trong vùng đất này. Khoảng 500 hoặc 600 SCN, những người Aksumite khác đã định cư trên cao nguyên Marcahuasi, phía Đông của Lima, trong dãy núi phía Tây và bắt đầu nền văn hóa Huari.
Những người Huari chủ yếu là đàn ông người Phi. Họ ở trải dài tới miền Nam Peru, họ thiết lập các tiền đồn và  phát minh ra một hệ thống hành chính tổ chức tốt.
Ta có thể tìm thấy  những tác phẩm điêu khắc hoành tráng trên vách đá ở cao nguyên Marcahuasi. Một tượng đài huari được khắc trong đá với những cái đầu của người Phi, một con dê, một con sư tử, voi, ếch, lạc đà và nữ thần Tauerat, giống như những tượng đài phát hiện tại Angiarro ở Ethiopia (Wollo).

Một tảng đá lớn với  một khuôn mặt người, cũng có thể là một sự hình thành tự nhiên, Marcahuasi
Điều thú vị là các bộ lạc được tìm thấy xung quanh các tượng đài huari được gọi là Huanca hay Huari.
Nó gần như cùng âm như Harari, tên của một trong các bộ tộc nói tiếng Semitic của Ethiopia. Tổ tiên người Huari được biết đến trong truyền thuyết như những người để râu.
Burland tin rằng trung tâm nghi lễ lớn của Tiahuanaco có thể là trung tâm tôn giáo của đế chế huari. Các bức tượng người Phi được tìm thấy nhiều ở khu vực này.

Piquillacta – một di tích khảo cổ  huari.
Bằng chứng văn khắc của người Aksumite ở Nam Mỹ
Ngoài ra còn có một bằng chứng văn khắc cổ hỗ trợ cho ảnh hưởng của người Ethiopia nói tiếng semitique ở Nam Mỹ – một dòng chữ khắc ở thành phố Palpa, cách Nazca, Peru 20 km về phía Đông Bắc.
Nó là một tập hợp các nét cổ xưa, có thể  đọc bằng cách sử dụng ngôn ngữ Gueze của Ethiopian.
Dòng chữ khắc trên núi Palpa
Nội dung câu khắc: “Hãy đi xuống (xuống đất) và tỏa ra … Mở rộng và làm trong nước (trong khu vực). Đến và mở rộng (trong khu vực). Ban ơn. Đi ra ngoài (trên đất) và trở nên mạnh mẽ”.
Hiệp hội Nascodex đã làm sáng tỏ giải mã của tác giả: “Đi ra, tạc khắc (đào) vào  đất; Làm trong, kiểm soát và dâng nước lên; Làm chúng chảy trong vùng, Để có được sự ban ơn và đặc ân; Hãy đi ra giữa mọi người, trở thành các nhà lãnh đạo quyền lực”.
Cũng có một bằng chứng văn khắc của  người Aksumite ở Cuenca, Ecuador. Cha đạo Carlo Crespi đã thu thập được nhiều vật tạo tác được khắc trên đó, mà dân địa phương khẳng định chúng được dấu dưới lòng đất.
Trong số đồ tạo tác này có 1) Một lá vàng với hình ảnh của một kim tự tháp và chữ cái Ethiopia dưới chân kim tự tháp, 2) Một tấm bia đá với chữ viết Ethiopia đặt dưới ba con vật; và một vật tạo tác khác với một kim tự tháp bằng đá có hình một con voi và một biểu tượng mặt trời ở trên đỉnh kim tự tháp, cùng những nhân vật Ethiopia đặt trong kim tự tháp.
Voi và sư tử hiếm khi nhìn thấy trong nghệ thuật Ai Cập, nhưng phổ biến trong nghệ thuật Meroitic và Aksumite. Những tấm bia này đề cập đến những khía cạnh khác trong cuộc sống của một người lính-nông dân (và du khách).
Một lá vàng với hình ảnh của một kim tự tháp và chữ cái Ethiopia ở chân kim tự tháp.
Tấm bia (dưới đây) với hình mặt trời, có lẽ chỉ Zat-Baden hoặc thần mặt trời của người Ethiopia và một con voi, đề cập đến ba điều: một đàn hạc, bia / rượu mật ong và bánh mì, chúng liên quan đến một người đàn ông đang chuẩn bị cho chuyến đi hoặc đi làm đồng ở Tigre.
Các chữ khắc trên tấm bia đá với một con bò, một con voi và một con dê có thể ám chỉ tới mã chiến binh đã tồn tại trong người mochicha hoặc Huari, là những người từng thống trị trong khu vực. Người ta đã sử dụng chữ hình vẽ để biểu thị vai trò của người lính.
Tấm bia đá có hình mặt trời, một kim tự tháp và một con voi.
Trong quá khứ, nhiều người từ Đông Phi, Đông Nam Á và Thái Bình Dương đã đến Nam Mỹ, những người Aksumite có lẽ đã ảnh hưởng đến các tượng đài bằng đá được phát triển ở Peru và Ecuador và đã đưa vào  một số loại khung dệt, chữ viết và kỹ thuật y tế. Người Đông Phi có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong sự ra đời của đế chế Mochicha.
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Phát hiện nhiều công trình Ai Cập cổ đại tại Mỹ 3.000 năm trước thời Cô-lôm-bô, lịch sử phải chăng cần viết lại?

Một nhà khảo cổ đã khám phá ra một khu định cư cổ đại của người Ai Cập tại vùng núi Grand Canyon của Mỹ từ hàng nghìn năm trước, chính thức lật đổ quan điểm cho rằng Columbus là người khám phá ra Tân Thế giới theo nền lịch sử hiện đại.
Trong những năm gần đây, thêm nhiều bằng chứng xuất hiện cho thấy các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc và thậm chí Olmec ở Nam Mỹ đã thực hiện thành công các chuyến hải trình vượt đại dương nhưng không được sử sách ghi nhận.
Tuy rằng các phản hồi đối với giả thuyết về sự tiếp xúc liên đại dương giữa Cựu Thế giới và Tân Thế giới thời tiền Colombus thay đổi theo thời gian, hầu hết những ý kiến ủng hộ khả năng này đã vấp phải sự ngờ vực bởi nó đi ngược lại những gì chúng ta được dạy về lịch sử.
Đối với rất nhiều người, ý tưởng cho rằng đã từng có một thuộc địa của Ai Cập cổ đại ở Bắc Mỹ là thứ gì đó chỉ tồn tại trong các bộ phim Hollywood, chứ không phải trong đời thực.
Tuy nhiên, theo trang nhất tờ Arizona Gazette, số ra ngày 5/4/1909, một nhà khảo cổ học đã có một khám phá kỳ lạ tại vùng Marble trong Hẻm núi lớn Grand Canyon, cho thấy sự hiện diện của người Ai Cập cổ đại ở khu vực Bắc Mỹ vào hàng nghìn năm trước.
Ảnh chụp bài báo:
Trái: Nội dung bài báo. Phải: Một số ký tự tượng hình được chụp lại bởi nhà khảo cổ học G. E. Kincaid bên trong hang động ở Grand Canyon vào năm 1908.
Theo bài báo, hai nhà khảo cổ học được tài trợ bởi Viện nghiên cứu Smithsonian – GS S. A. Jordan và G.E. Kinkaid – đã có một khám phá đầy kinh ngạc cho thấy lịch sử như chúng ta đã biết là thiếu chính xác và chưa trọn vẹn.
Một số đoạn trong bài báo:
Các khám phá gần như đã chắc chắn chứng minh chủng người cư ngụ trong hang động bí ẩn này, vốn được đục đẽo vào đá cứng bằng bàn tay con người, có nguồn gốc từ phương Đông, có lẽ từ Ai Cập, trở ngược lại từ thời vua Ramses. Nếu các giả thuyết của họ được dựa trên bản dịch các phiến đá chạm khắc chữ tượng hình, thì bí ẩn về những chủng người tiền sử của Bắc Mỹ, nền nghệ thuật cổ đại của họ, danh tính của họ và quê hương nơi họ từ đó đến, sẽ được giải mã. Ai Cập và sông Nin, bang Arizona và bang Colorado sẽ được liên kết với nhau bởi một sợi dây lịch sử chạy trở ngược về những niên đại mà có thể làm bối rối những bộ óc tưởng tượng xa vời nhất trong giới tiểu thuyết gia.
Báo cáo của ông Kinkaid
Ông Kinkaid là người tình cờ phát hiện ra quần thể hang động, hay nói đúng hơn là thành phố ngầm, của Grand Canyon khi đi thuyền dọc sông Colorado từ Green River, bang Wyoming đến Yuma.
Theo ông, hang động này gần như không thể tiếp cận, bởi lẽ cửa hang nằm bên dưới một vách núi dựng đứng hơn 450 m.
Theo lời kể của ông, thì bố cục hang động như sau (sơ đồ hang động bên dưới):
Tiến vào hang động là một thông đạo lớn, rộng 3,6 m, càng tiến vào sâu càng thu hẹp, đoạn chót ở phía sau hang chỉ rộng khoảng 2,7 m.
Sau khi tiến vào khoảng 17 m, có hai thông đạo mới đâm sang hai bên, một trái một phải. Ở cả hai bên, có một số căn phòng rộng ngang phòng khách hiện đại, nhưng cũng có một số nhỏ hơn từ 9-12 m, với cửa vào hình bầu dục (trên hình). Họ đã thống kê được tổng cộng vài trăm căn phòng như vậy. Bên trong chứa nhiều hiện vật, bao gồm vũ khí, các nhạc khí bằng đồng, có góc cạnh sắc nhọn và cứng như thép, cho thấy mức độ văn minh khá cao của con người nơi đây.
Tiến tiếp nữa sẽ đến một hành lang cắt ngang thông đạo chính, bên trong chứa nhiều vật phẩm tôn giáo. Phần này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau.
Tại nút giao cắt của hai hành lang cắt ngang này, tiến tiếp một khoảng nữa theo thông đạo chính, sẽ bắt gặp một hầm mộ ở phía bên trái. Phần này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau.
Đoạn chót thông đạo chính là một căn phòng khổng lồ, từ đây rẽ nhánh ra nhiều thông đạo con như nan hoa xe đạp.
Các thông đạo được đục đẽo rất thẳng, như có bàn tay của kỹ sư. Phần trần của nhiều căn phòng hội tụ ở một trung tâm.

Điện thờ


“Khoảng hơn 30 mét tính từ lối vào hang động là một dãy hành lang cắt ngang, dài khoảng 60 – 90 m, bên trong chứa tượng và hình chạm khắc vị thần trong tín ngưỡng của người dân nơi đây, ngồi vắt chéo chân trong tư thế song bàn, với bông hoa sen hoặc hoa lili ở hai tay. Khuôn mặt bức tượng có nét của người phương đông, cũng như trên các bức họa chạm khắc. Bức tượng có hình tượng rất giống Phật, tuy rằng các nhà khoa học không chắc về tín ngưỡng của con người nơi đây. Cân nhắc tất cả các yếu tố có được, có khả năng tín ngưỡng này giống với của người Tây Tạng cổ đại.
Bức tượng Thần của những người cư trú trong hang.
Bên cạnh bức tượng này là các bức tượng nhỏ hơn, một số có hình tượng rất đẹp; số khác có cổ nghẹo và hình thù méo mó, ma quỷ, có lẽ biểu thị cho cái thiện và cái ác. Có hai cây xương rồng lớn ở đằng sau cái bục mà vị Thần ngồi, có phần thân vươn ra hai bên. Tất cả đều được điêu khắc từ đá cứng giống đá cẩm thạch. Ở góc đối diện dãy hành lang cắt ngang này là công cụ lao động đủ loại, làm từ đồng. Những người này chắc chắn biết được kỹ năng làm cứng loại vật liệu này, vốn đã từng được thử tái dựng bằng các hóa chất khác nhau trong nhiều thế kỷ, nhưng không cho ra kết quả mong đợi.
“Một số phát hiện khác là các cái bình và cốc chén làm bằng vàng và đồng, có thiết kế vô cùng nghệ thuật và tinh mỹ. Ngoài ra còn có các đồ dùng bằng sứ tráng men và bình sứ đánh bóng. Một thông đạo khác dẫn đến kho thóc vốn thường được thấy trong các đền thờ phương Đông. Chúng chứa nhiều loại hạt giống.
Các bình chứa Ai Cập trong hang Powells thuộc Grand Canyon hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC.
Bức tượng thần Iris nhỏ bằng vàng tìm thấy trong thông đạo Kinkaid. Hiện vật hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC.
Các hiện vật bằng vàng khác trong Grand Canyon được trưng bày tại Viện bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC. Hai bức tượng đằng sau là Pha-ra-ông Akhenaten và Hoàng hậu Nefertiti.

Các ký tự tượng hình

“Tất cả các cái bình, hay các dãy tường dọc 2 bên lối vào, cũng như trên các phiến đá đều được chạm khắc các ký tự tượng hình bí ẩn.
Hiện vật trong hang Kinkaid.
Tuy rằng có rất nhiều các tác phẩm chạm khắc khác trong hang động ở Grand Canyon, hiện vật trên là một phát hiện quan trọng bởi nó khắc họa Pha-ra-ông Akhenaten và Hoàng hậu Nefertiti. Danh tính tổ tiên và những người con của họ cũng được khắc trên đó.
Một trong những tổ tiên của họ là nhân vật Joseph trong Kinh Thánh (tên tiếng Ai Cập là Zoroaster).
Akhenaten trị vì Ai Cập tử 1353 đến 1336 TCN. Con trai ông Setepenre là người cai quản vùng đất Grand Canyon và cũng là Vua tại Saqqara, Ai Cập.
Điều này cho thấy các vị Vua Ai Cập đã đến Grand Canyon vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử.

Hầm mộ



Bên trong hầm mộ.
“Hầm mộ chứa xác ướp là một trong những căn phòng lớn nhất, với các bức tường chéo xiên về đằng sau một góc khoảng 35 độ. Trên những bức tường này là hàng dài các xác ướp, mỗi xác ướp có một khoang riêng. Trên đầu mỗi xác ướp là một cái ghế đẩu nhỏ, bên trên có các cốc đồng và các mảnh kiếm vỡ. Một số xác ướp được bọc đất sét, và tất cả chúng đều được quấn trong một lớp vỏ cây.
Cận cảnh các xác ướp. Các xác ướp được đặt trong một cái khoang, đứng trên một khối đá lớn gắn chặt vào tường.
Một quan tài xác ướp khác.
Dựa trên kết quả phân tích đồng vị Cacbon 14, xác ướp cổ nhất có niên đại từ năm 1600 TCN. Đây là một con số ước tính phù hợp để xác định thời điểm người Ai Cập bắt đầu đặt chân lên vùng đất Grand Canyon.
Khoảng 50.000 người có thể sống khá thoải mái trong hang động này. Một giả thuyết cho rằng các bộ lạc bản địa hiện nay ở bang Arizona là hậu duệ của những nông nô hay nô lệ của những người cư trú trong hang động.
Không còn nghi ngờ gì nữa, hàng nghìn năm trước thời Chúa Giê-su, một nhóm người sống ở đây đã đạt đến được một cấp độ văn minh khá cao.
Lịch sử nhân loại đầy rẫy các khoảng trống. GS Jordant tỏ ra rất hứng thú trước các khám phá trên và tin rằng những khám phá này sẽ chứng minh giá trị không thể đo lường của chúng trong ngành khảo cổ học.

Chính phủ Ai Cập và Mỹ muốn che giấu thông tin về quần thể hang động tại Grand Canyon

Thủ tướng đầu tiên của Ai Cập, ông Nubar Pasha (nhiệm kỳ 1884 – 1888) đã từng liên lạc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và yêu cầu các cổ vật Ai Cập tìm thấy trong Grand Canyon được trao trả cho Ai Cập.
Ông cũng yêu cầu Viện Smithsonian không công bố thêm bất kỳ thông tin nào về việc người Ai Cập từng định cư tại Grand Canyon.
Cục Cảnh sát Liên bang Mỹ FBI hiện đang canh gác quần thể hang động Kinkaid và các di chỉ khảo cổ khác tại Grand Canyon. Khu vực này hiện là khu vực cấm qua lại. Không ai được phép tiến vào đây, thậm chí cả nhân viên của Vườn Quốc gia Grand Canyon.
Ngay cả khi công chúng không thể tiến vào đây để tái xác nhận những thông tin được cung cấp bởi ông Kinkaid, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những chi tiết hé mở, gián tiếp củng cố cho giả thuyết về sự tồn tại của một khu định cư của người Ai Cập cổ đại tại Grand Canyon, dựa trên danh xưng địa lý và các tàn tích công trình Ai Cập cổ trong khu vực. Trong cuốn Suppressed Inventions & Discoveries (tạm dịch: Những phát minh bị kiềm chặn), tác giả Eisen kể lại câu chuyện sau đây:
“… Nhà sử học và ngôn ngữ học Carl Hart, biên tập viên tờ World Explorer, đã mua một bản đồ dã ngoại của vùng Grand Canyon tại một hiệu sách ở Chicago. Nhìn qua tấm bản đồ, chúng tôi ngạc nhiên khi nhận thấy rất nhiều địa điểm ở phía bắc Grand Canyon có danh xưng Ai Cập. Lấy ví dụ, khu vực xung quanh sông Ninety-Four Mile và sông Trinity có các địa điểm với tên gọi như Pháo đài Thần Set, Pháo đài Thần Ra, Đền thờ Thần Horus, Đền thờ Thần Osiris và Đền thờ nữ Thần Isis. Tại Hẻm núi Haunted Canyon có những địa điểm như Kim tự tháp Cheops, Tu viện Phật (Buddha Cloister), Đền thờ Phật (Buddha Temple), …”
Dù đã kinh qua sự xói mòn của thời tiết và thời gian trong hàng nghìn năm, nhưng những công trình kiến trúc của người Ai Cập cổ đại này hiện vẫn lưu giữ được những đường nét nguyên gốc ban đầu.
Di chỉ Pháo đài Thần Set tại Grand Canyon. Có thể thấy rõ lối cửa vào.
Di chỉ Pháo đài Thần Ra tại Grand Canyon.
Di chỉ Đền thờ nữ Thần Isis tại Grand Canyon.
Bạn nghĩ sao về phát hiện mới mẻ này? Phải chăng những gì chúng ta được học trong sách giáo khoa, rằng Colombus là người khám phá ra Châu Mỹ, là sai sự thật? Trên thực tế, Columbus chỉ là người nối gót cổ nhân, để “tái khám phá” ra Châu Mỹ và chính thức được công nhận trong nền lịch sử hiện đại. Những phát hiện khảo cổ mới, luôn khiến chúng ta phải nhìn nhận lại về lịch sử nhân loại, bởi rất nhiều trong số đó là chưa chính xác và hoàn thiện. Những quan điểm được đưa ra lúc ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác. Và bạn có ngạc nhiên khi biết rằng, có rất nhiều trường hợp như vậy, điển hình là học thuyết tiến hóa của Darwin.
Hãy chia sẻ bài viết với những người bạn biết.
Video:
Quý Khải (theo Arizona Gazette)

Người Trung Quốc khám phá ra châu Mỹ trước Columbus?

Suốt nhiều thế kỷ qua, nhà thám hiểm người Italia Christopher Columbus được tin là có công khám phá ra châu Mỹ. Tuy nhiên, những hình điêu khắc cổ xưa, được chạm trổ vào các phiến đá quanh nước Mỹ có thể đòi hỏi phải viết lại lịch sử và ghi công trạng này cho người Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều chữ điêu khắc cổ ám chỉ, các nhà thám hiểm Trung Quốc có thể khám phá ra châu Mỹ rất lâu trước khi những người châu Âu tới được đó. Cụ thể là, họ đã tìm thấy các chữ tượng hình giống chữ Trung Quốc cổ được khắc tạc lên những phiến đá khắp nước Mỹ cách đây hàng ngàn năm, bên cạnh các tác phẩm điêu khắc của thổ dân châu Mỹ.
Columbus, khám phá châu Mỹ, người Trung Quốc, cổ xưa, chữ tượng hình
John Ruskamp, một nhà hóa học nghỉ hưu và cũng là một nhà nghiên cứu chữ khắc nghiệp dư đến từ bang Illinois của Mỹ, đã khám phá ra các dấu vết điêu khắc khác thường trong khi đi bộ trong khu Công trình kỷ niệm thuật điêu khắc quốc gia ở Albuquerque, bang New Mexico.
Ông tuyên bố, chúng ám chỉ người châu Á đã hiện diện ở châu Mỹ vào khoảng năm 1.300 trước Công nguyên, tức là gần 2.8000 năm trước khi các tàu thám hiểm của Christopher Columbus đi lạc đến đây - Tân Thế giới, bắt đầu bằng việc di chuyển vào vùng biển Caribbe vào năm 1492.
Ông Ruskamp nhấn mạnh: "Những chữ viết Trung Quốc cổ xưa này ở Bắc Mỹ không thể là thứ giả tạo, vì các dấu vết và phong cách chữ viết có niên đại rất lâu đời. Kết quả của nghiên cứu khoa học này xác thực, người Trung Quốc cổ đại đã thám hiểm và tương tác tich cực với thổ dân bản địa cách đây hơn 2.500 năm. Nó cũng cho thấy, đây dường như đơn thuần là một cuộc thám hiểm, thay vì chuyến đi tìm nơi định cư mới".
Tuy nhiên, quan điểm của ông Ruskamp gây rất nhiều tranh cãi và vấp phải sự hoài nghi của nhiều chuyên gia, những người nhấn mạnh đến việc thiếu bằng chứng khảo cổ về bất kỳ sự hiện diện nào của người Trung Quốc ở Tân Thế giới.
Ông Ruskamp không phải là người đầu tiên tuyên bố, người Trung Quốc mới có công khám phá ra châu Mỹ. Trước đây, Trung úy chỉ huy tàu ngầm đã nghỉ hưu Gavin Menzies từng quả quyết, một đội tàu của Trung Quốc đã đến Bắc Mỹ vào năm 1421, 70 năm trước cuộc thám hiểm của Columbus.
Dẫu vậy, ông Ruskamp tin rằng, việc giao tiếp giữa người Trung Quốc và thổ dân châu Mỹ có thể tiếp dẫn lâu hơn nhiều. Ông nói đã nhận diện được 84 chữ tượng hình phù hợp với các di chỉ cổ xưa, độc nhất vô nhị của Trung Quốc ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ, kể cả tại các bang New Mexico, California, Oklahoma, Utah, Arizona và Nevada.
Columbus, khám phá châu Mỹ, người Trung Quốc, cổ xưa, chữ tượng hình
Theo ông Ruskamp, một nửa trong số các chữ tượng hình này đã được các chuyên gia về chữ cổ Trung Quốc nghiên cứu và xác thực, chúng dường như là dạng chữ viết được dùng cách đây hàng ngàn năm. Trong đó, các chữ điêu khắc cổ trên các phiến đá ở Albuquerque dường như là chữ viết cổ được người Trung Quốc sử dụng sau khi kết thúc triều đại nhà Thương, vào khoảng năm 1046 trước Công nguyên, và chạm khắc vào đá trong một nghi lễ hiến tế cổ.
Ông Ruskamp đã viết một cuốn sách cũng như một bài báo khoa học về vấn đề này và đang chờ đợi sự bình duyệt của các chuyên gia. Trong báo cáo nghiên cứu của mình, ông Ruskamp lưu ý, các chữ điêu khắc cổ trên đá của Trung Quốc có vẻ đã trải qua quá trình phong hóa đáng kể, ám chỉ chúng được tạo ra cách đây rất lâu, chứ không phải trong vòng 150 vừa qua.
Ông Ruskamp cũng chỉ ra bằng chứng ADN cho thấy, thổ dân châu Mỹ và các dân tộc châu Á có nhiều đặc điểm di truyền giống nhau. Ông quả quyết: "Suốt nhiều thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã tranh cãi xem liệu ở các thời kỳ trước Columbus có thể xảy ra các giao tiếp có ý nghĩa giữa người châu Á và thổ dân châu Mỹ hay không. Các chữ khắc đá cổ là bằng chứng chứng minh, các nhà thám hiểm châu Á không chỉ từng đặt chân tới châu Mỹ, mà còn giao tiếp tích cực với thổ dân Bắc Mỹ vào nhiều dịp khác nhau, rất lâu trước khi diễn ra bất kỳ cuộc thám hiểm nào trên lục địa này của người châu Âu".
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

Người Viking đã tìm ra châu Mỹ trước Columbus?


Người Viking là những thủy thủ rất giỏi nên có khả năng họ đã đến châu Mỹ trước Christopher Collumbus (Nguồn: Tech Times)
Từ trước đến nay người ta cho rằng Christopher Columbus là người châu Âu đầu tiên tìm ra châu Mỹ. Nhưng phát hiện mới, của nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học người Mỹ Sarah Parcak dẫn đầu, cho thấy bằng chứng có thể người Bắc Âu đã đến khám phá Bắc Mỹ trước cả thời của Christopher Columbus (thời kỳ tiền Colombo).
Nghiên cứu này cho thấy người Viking tới châu Mỹ trước nhà thám hiểm Christopher Columbus những 500 năm và đã lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương. Những vết tích về cuộc sống sinh hoạt của họ được phát hiện tại L'Anse Aux Meadows, thuộc tỉnh Newfoundland và Labrador của Canada.
Sử dụng các hình ảnh vệ tinh, nhóm của bà Parcak đã phát hiện thấy sự thay đổi kỳ lạ trong cảnh quan tại vùng di chỉ khảo cổ học L'Anse Aux Meadows này, như đất bị bạc màu và thảm thực vật thay đổi. Do đó họ cho rằng phải có một cấu trúc gì đó quan trọng bên dưới mặt đất.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã khai quật khu vực và phát hiện cấu trúc này dường như có cùng kích thước và hình dạng như những ngôi nhà dài thuộc thời tiền Columbus ở Bắc Mỹ.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy một sân rộng, có thể đã được sử dụng cho nhiều hoạt động cộng đồng, cũng như nhà ở và kho.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rất ít hiện vật trong khu vực, điều này thực sự củng cố giả thuyết của họ rằng người Viking đã có mặt chỉ ở một số điểm nơi đây. Điều này là do người Viking có tập quán chỉ lập ra các khu định cư trong một thời gian rất ngắn sau đó chuyển đi nơi khác.
Việc phát hiện ra khu vực này, mở ra khả năng cho thấy những người Viking đã từng có mặt tại đó, bà Parcak cho biết. Khu vực khai quật này có thể là một cơ sở luyện kim sắt, một phần của một khu định cư lớn hơn, là điểm cuối của một chuyến hành trình của người Viking hay chỉ là một điểm nghỉ ngơi trước những hành trình khám phá đến các khu vực khác còn chưa được phát hiện.
Bà Parcak nhận định, các sách sử có thể sớm phải được chỉnh sửa do khả năng được tạo ra bởi phát hiện mới này.
Thời kỳ tiền Colombo bao hàm tất cả các giai đoạn lịch sử và tiền sử của châu Mỹ trước khi chịu ảnh hưởng đáng kể của châu Âu. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này hàm nghĩa thời kỳ trước khi Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492. Những người Viking là những nhà thám hiểm, thương nhân, chiến binh, hải tặc ở Bắc Âu vào thời đại đồ đá muộn, trên bán đảo Scandinavia, vùng Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và Phần Lan ngày nay. Người ta thường nói tới những người Viking như các chiến binh lưu động trên các chiến thuyền hoặc những kẻ cướp biển, nhưng họ cũng là các nhà buôn giỏi. Đặc biệt họ đi biển rất giỏi. Những tay cướp biển người Viking giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, rồi định cư tại những vùng đất chiếm được. Thời đại Viking bắt đầu khoảng cuối thế kỷ 8 và kéo dài đến giữa thế kỷ 11.
Theo Trung Hiếu/TGVN
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét