Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

BIỂU DIỄN GIANG HỒ 25

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Wake me up Full Đỉnh cao âm nhạc đường phố

Góc nhìn văn hoá từ âm nhạc đường phố

Cập nhật: 11:10 | 31/07/2017
Theo Thứ trưởng Vương Duy Biên, Hà Nội đang thiếu các hoạt động nghệ thuật đường phố lành mạnh, văn minh và đáng xem, vì thế nên có những hoạt động âm nhạc đường phố, nhất là phố đi bộ.
Không phải ngẫu nhiên Châu Âu được mệnh danh là cái nôi của văn minh loài người. 
Văn hóa Châu Âu phát triển rất sớm và trở thành tâm điểm của nền văn minh nhân loại với gần 15.000 viện bảo tàng, xem như sợi dây liên kết giữa quá khứ với hiện tại,khẳng định danh tiếng,niềm tự hào trong văn hóa mỗi quốc gia.
goc nhin van hoa tu am nhac duong pho
Cháu bé 15 tuổi đang biểu diễn trên phố đi bộ. Ảnh: FBNV 
Đến bất cứ nơi nào ở Châu Âu bạn như lạc bước phiêu bồng trong những không gian đầy ắp âm nhạc. Âm nhạc có mặt ở khắp mọi nơi, trên khắp các đường phố từ các Quảng trường trung tâm thành phố, đến các bến tàu điện ngầm, công viên hoặc trong quán ăn, dọc đường đi… 
Nghệ sĩ đường phố, họ là ai?
Nghệ sĩ đường phố, họ là những tài tử coi âm nhạc là lẽ sống của cuộc đời. Có những người là nghệ sĩ tên tuổi, họ chơi nhạc ngoài đường phố như một cách để họ cộng cảm, trải nghiệm cuộc đời để nạp thêm năng lượng sáng tạo. Song, chủ yếu các nghệ sĩ đường phố là những người ít được biết tới, họ bình dị, khiêm nhường và coi âm nhạc là nguồn sống, như lẽ sống không thể thiếu và vì thế họ có thể chơi nhạc bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng. 
Với những bản nhạc từ êm dịu tới rộn ràng, từ du dương đến sôi động, những dòng thanh âm ấy như muốn níu giữ chân khách bộ hành. Chính âm nhạc đã tạo ra một nét đẹp trong văn hóa không thể thiếu trên mỗi đường phố ở Châu Âu.
Clip: Biểu diễn âm nhạc đường phố ở châu Âu:
Lần đầu tiên đặt chân đến Châu Âu, tôi không bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp cổ kính hay tráng lệ hay lãng mạn của các thành phố, mà gần như bị mê hoặc bởi những âm thanh đường phố.
Bất cứ một con đường, góc phố, trước quảng trường trung tâm hay công viên, bạn đều dễ đang bắt gặp những nghệ sĩ đường phố thực thụ. Nào là nhạc cổ điển, thính phòng, nào là rock, jazz hay những nghệ sĩ thổi sáo, chơi trống, guitar rồi cả những dàn nhạc nước, nhạc cụ tự chế...
Liên quan đến cháu bé chơi đàn ở Hồ Hoàn Kiếm, ông Vương Duy Biên cho rằng:
Luật Nghệ thuật biểu diễn cũng không quy định hình thức biểu diễn như thế phải có giấy phép mới được biểu diễn. Bởi vậy, đòi hỏi những người làm lĩnh vực an ninh trật tự phải biết phân biệt giữa biểu diễn âm nhạc đường phố với biểu diễn vì mục đích thương mại, cái gì cho phép, cái gì nên khuyến khích và cái gì không khuyến khích. Nếu những hoạt động biểu diễn đường phố gây ầm ỹ, gây mất mỹ quan đô thị thì mới phải cần nhắc nhở. Còn nếu những hoạt động biểu diễn văn minh, tạo ra sự hứng thú cho người xem thì cần phải khuyến khích. Mình nên động viên một đứa trẻ dám ra nơi công cộng biểu diễn âm nhạc để phục vụ mọi người.
Bản thân tôi, ra nước ngoài, gặp các bạn trẻ hăng say biểu diễn tôi cũng luôn tán thưởng.
Đủ các hình thái biểu diễn, nhiều lắm khó có thể kể hết. Họ chơi một cách say sưa như quên đi mọi thứ xung quanh chỉ để tâm hồn phiêu cùng âm nhạc.
Và điều quan trọng là dường như mỗi góc như vậy, dù cá nhân hay nhóm nhạc thì họ cũng mở âm lượng của bộ tăng âm sao cho vừa đủ để phục vụ du khách yêu quý dòng nhạc của mình ngay chính nơi đó mà không làm ảnh hưởng đến những nhóm nhạc xung quanh cũng như sự cảm thụ âm nhạc của người thưởng thức. 
Tôi đã lặng người đứng trong trời mưa phùn, dưới cái lạnh âm 20 độ C ngay chân cầu tình ở Thủ đô Praha trong đêm khuya chỉ vì tiếng đàn Violin của người thiếu phụ quá da diết. Tiếng đàn như hờn giận, ai oán với những cung bậc " hỷ nộ ái ố của cuộc đời. Thanh âm ấy toát lên những khát khao cháy bỏng của tình yêu thương, của khát vọng sống và sau cùng nó lại mang đến cho người nghe một sự " vô thường" giữa chốn phồn hoa. Nó khiến lòng tôi cảm thấy ấm lại sau những giờ khắc bận rộn với công việc, những khắc khoải của nỗi nhớ nhà da diết khi phải sống xa quê hương nơi xứ lạ.
Những thanh âm ấy khiến tôi thấy tâm mình tĩnh tại, bình yên và tôi thêm hiểu vì sao những nghệ sĩ đường phố họ có thể quên mình để dâng hiến bởi" nghệ thuật vị nhân sinh".
Nhìn người lại ngẫm đến ta
Nếu như tôi đã từng bị âm nhạc đường phố và nền văn minh Châu Âu mê hoặc thì tôi cũng tự hào lắm khi khoe với bạn bè quốc tế những nơi mà tôi có dịp đặt chân đến về truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Tôi tự hào với về dày lịch sử và cả một kho tàng những giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể mà trong đó 12 di sản của Việt Nam được Unesco vinh danh là di sản văn hoá đại diện của nhân loại. Để hội nhập và phát triển đất nước, những năm gần đây, âm nhạc đường phố ngày một nở rộ. 
Nếu như ngày xưa thủ đô Hà Nội chỉ có Dàn nhạc kèn Hội Nhạc sĩ VIệt Nam thường tổ chức biểu diễn ở Nhà kèn, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, thì mấy năm gần đây, chuỗi chương trình hoà nhạc Luala concert mà nghệ sĩ Violin Bùi Công Duy khởi xướng, đã làm nở rộ hoạt động âm nhạc đường phố diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh... ngoài những nhóm nhạc nhỏ, thì Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia, Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ biểu diễn phục vụ công chúng ở Quảng trường, trước cửa Nhà thờ lớn mà còn có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ và cả những chỉ huy người nước ngoài tham dự. 
Clip: Biểu diễn âm nhạc trên đường phố Hà Nội:
Chuyện sẽ chẳng có gì và ký ức của tôi sẽ thật tuyệt vời khi nghĩ về sự hội nhập của người Việt trong dòng chảy của văn hoá và văn minh nhân loại. Song tôi đã "sock phản vệ" khi hay tin một nghệ sĩ "nhí" phải rơi nước mắt khi người ta nỡ cắt ngang dòng suy tưởng, mạch cảm xúc của em cũng như những người thưởng lãm bằng việc không cho em chơi nhạc vì chưa có giấy phép.
Cái sự đúng, sai, được phép hay không được phép chơi đàn ở đây tôi chưa bàn tới, mà chỉ muốn nói ở góc độ ứng xử văn hoá của người lớn.
Nếu không coi câu bé ấy là nghệ sĩ thì cũng không ai có quyền được ứng xử với cậu ấy bé bằng những từ được hay không được trong lúc cậu ấy đang chơi đàn. 
Việc ai đó đang diễn thuyết bị người khác chặn lại dù bằng hình thức nào cũng đều là hành động "khiếm nhã" huống hồ cậu bé đang rất say sưa thả hồn vào dòng thanh âm, truyền cảm hứng tới những người đang chăm chú nghe cậu ấy chơi đàn mà nghe được mệnh lệnh dừng lại thì đó là một hành động không thể chấp nhận. 
Liệu một đứa trẻ 15, với cây đàn trên tay, cậu ấy có thể làm phương hại đến ai?
Tại sao người ta có thể đang tâm làm một đứa trẻ phải rơi lệ chỉ vì tình yêu của em với âm nhạc và em muốn được truyền tải tiếng nói của tâm hồn, tình cảm của mình đến mọi người. Và không rơi lệ sao được khi em đã cùng cây vĩ cầm" vật bất ly thân" có mặt trên những đường phố ở một vài quốc gia khi em cùng gia đình đặt chân đến.
Trộm nghĩ, với cây đàn Violin, không dùng âm thanh khuếch đại thì cậu bé ấy sẽ gây náo loạn tuyến phố ấy bằng cách nào? mà để lực lượng giữ gìn an ninh trật tự phải nhắc nhở? Còn nếu nói không có giấy phép không được biểu diễn thì xin thưa lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự rằng những người bán hàng rong vẫn hàng ngày đẩy xe khắp phố phường phát loa hát "ầm ĩ" và bán hàng rong thường xuyên ở khu vực bờ hồ thì có được phép hay không? Mọi so sánh cũng đều là khập khiễng, nhưng dù ở góc độ nào, dù là sự việc ra sao? Nhưng nếu có cách hành xử khéo kéo thì hẳn sẽ không có chuyện người lớn làm tổn thương tâm hồn con trẻ.
Vẫn biết các anh làm nhiệm vụ, song giá như hãy đợi cháu chơi hết bản nhạc. 
Giá như hãy nói với người giám hộ cháu ở đó và giá như người lớn, trong đó có người thân của cháu không có cách hành xử nóng vội để rồi lại chính mình gây nên tổn thương cho con. 
Giá như không đọc được những lời cay nghiệt của ai đó cho mình cái quyền tự do ngôn luận trên trang mạng xã hội làm cho sự việc thêm trầm trọng. Giá như...
Phải chăng xã hội ngày một hỗn tạp đang đẩy con người ta trở nên cứng nhắc và vô cảm đến tê liệt mọi dây thần kinh cảm xúc?
Người Việt vốn có truyền thống " Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đó cũng là cách ứng xử có văn hoá từ ngàn đời đã ăn sâu vào máu. Và cái truyền thống ấy cũng đã và đang được nhiều thế hệ người Việt ở Hải ngoại nâng niu, trân trọng và kế thừa. 
Vậy thì tại sao giữa thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố được mệnh danh văn minh, thanh lịch - thành phố vì hoà bình lại có chuyện ứng xử tệ hại xảy ra?
Hiện  nay, các nghệ sĩ chuyên nghiệp, với những nhóm nhạc và cả dàn nhạc giao hưởng biểu diễn ở đường phố với mong muốn đem âm nhạc đỉnh cao đến gần hơn với công chúng, nhằm nâng cao trình độ thưởng lãm nghệ thuật của người dân, qua đó cũng thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.
Âm nhạc đường phố cũng là cách để sinh viên các trường âm nhạc, trải nghiệm, rèn luyện bản lĩnh sân khấu, có điều kiện giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Đó là một “sân khấu” có thể có ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào và công chúng sẽ là những vị giám khảo thẩm định đầu tiên.

  
Dàn nhạc đường phố không thể không ngả mũ bái phục (Source Break)

"Nghệ sĩ đường phố" Hải Phòng tử vong vì tai nạn giao thông

Người đàn ông thường kéo violon trên hè phố Hải Phòng được người dân cảm mến gọi bằng biệt danh "nghệ sĩ đường phố" vừa tử vong vì tai nạn giao thông trưa 28-7.
Trưa 28-7, tại khu vực trước cửa số nhà 203 đường Nguyễn Bình Khiêm, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến người đàn ông được người dân Hải Phòng mệnh danh là "nghệ sĩ đường phố" chết thảm.
Đoạn đường xảy ra vụ tai nạn giao thông
Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 54 phút, chiếc xe ô tô mang BKS 15LD-004.79 kéo rơ-moóc hướng từ siêu thị Big C về cầu vượt Lạch Tray đã va chạm với xe mô tô chở ông Đỗ Bá Lý (SN 1945, trú tại đường Dân Lập, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, Hải Phòng) ngồi sau. Hậu quả, ông Lý thiệt mạng tại chỗ, còn người lái xe chở ông Lý cũng bị thương nặng, được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Cảnh ông Lý, người "nghệ sĩ đường phố" ngồi kéo violon trên phố đã quá quen thuộc với người dân - Ảnh: Facebook
Được biết, ông Lý không còn xa lạ gì với người dân đất cảng. Hằng ngày, bất kể nắng mưa, ông thường ngồi kéo violon trên đường Lê Hồng Phong. Dù không trực tiếp xin tiền nhưng ông được rất nhiều tấm lòng hảo tâm của những người qua đường ủng hộ. Nhiều người dân Hải Phòng cảm mến người "nghệ sĩ" này và đặt cho ông biệt danh "nghệ sĩ đường phố".
Gia đình nạn nhân cho hay hàng ngày thường có người quen đưa đón ông Lý đến khu vực đường Lê Hồng Phong. Tuy nhiên, thời điểm xảy ra vụ tai nạn thương tâm, ông Lý không đi với người quen.
Cơ quan công an cho hay hiện vẫn đang xác định danh tính và tình trạng sức khoẻ của người đi xe mô tô chở ông Lý.
K.Nga

  
Chơi nhạc đường phố theo yêu cầu
  
Đỉnh cao Âm Nhạc đường phố

Để âm nhạc đỉnh cao đến gần với công chúng

Thứ Tư, 08/03/2017, 02:20:52
 Font Size:     |        Print
Tối 4-3 vừa qua, sự kiện Dàn nhạc giao hưởng London (London Symphony Orchestra - LSO) đến từ nước Anh biểu diễn tại Quảng trường tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng, tạo nên một “hiện tượng” trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Là một trong năm dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất thế giới, LSO quy tụ gần 100 nghệ sĩ đến từ rất nhiều quốc gia. LSO chọn Quốc ca Việt Nam là tiết mục mở màn tối 4-3 tại Hà Nội. Khi tiếng nhạc vừa cất lên, cùng sự xuất hiện quốc kỳ Việt Nam trên màn hình lớn, khán giả bên trong sân khấu đều đồng loạt đứng dậy. Lập tức, cả biển người ngồi kín lòng đường của phố đi bộ trước hai màn hình led lớn cũng bật đứng lên nghiêm trang, trong tiếng hát hòa theo say sưa, xúc động. Sự cộng hưởng từ khán giả Hà Nội dường như tiếp thêm lửa cho dàn nhạc; ngoài các bản nhạc chính, LSO còn biểu diễn thêm hai nhạc phẩm nổi tiếng của mình, trong đó có bản nhạc trong bộ phim huyền thoại Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Thông thường, các dàn nhạc giao hưởng vẫn biểu diễn trong nhà hát hay nơi sân khấu cầu kỳ, sang trọng. Sự xuất hiện của LSO trong một chương trình hòa nhạc lớn giữa không gian công cộng đã tạo nên những xúc cảm mới lạ, cuốn hút khán giả ở mọi thành phần, trình độ âm nhạc khác nhau; gợi mở nhiều ý tưởng về con đường đưa nhạc giao hưởng, nhạc “bác học” đến với số đông công chúng.
Nhạc giao hưởng Việt Nam tuy còn rất non trẻ so với lịch sử phát triển của thế giới, song đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Chúng ta tự hào với nhiều tác phẩm khí nhạc nổi tiếng phản ánh hào khí, tinh thần của các thế hệ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều nghệ sĩ nước ngoài, kể cả một số nước có nền âm nhạc phát triển cao, tỏ ra rất ngạc nhiên thấy chúng ta có một đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp, trình độ khá cao trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Nhạc trưởng Fukumura của Nhật Bản, người từng chỉ huy nhiều dàn nhạc giao hưởng thế giới đã bày tỏ niềm cảm kích khi nói về Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam với những nghệ sĩ hầu hết được đào tạo tại Nhạc viện Hà Nội và khẳng định, nếu được tạo điều kiện tốt hơn, họ sẽ trở thành một trong những dàn nhạc số một của châu Á. Từng “mang chuông đi đánh xứ người”, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội biểu diễn tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) dịp Liên hoan âm nhạc châu Á thành công tốt đẹp; Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam có những chuyến lưu diễn thắng lợi tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Lâu nay, lực lượng nhạc sĩ sáng tác khí nhạc ở ta ít hơn so với lực lượng sáng tác ca khúc. Số lượng các tác phẩm khí nhạc được biểu diễn, đến với công chúng lại càng ít hơn so với lượng ca khúc khổng lồ qua các thời kỳ. Kể từ bản giao hưởng đầu tiên Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt (năm 1960), đến nay chúng ta đã có hàng nghìn tác phẩm khí nhạc. Trừ một số được sử dụng, phần lớn vẫn nằm nguyên trong ngăn kéo của các nhạc sĩ. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ lãng phí chất xám, khi câu hỏi đặt ra là việc tiếp tục sáng tạo những tác phẩm mới liệu có còn là niềm thôi thúc các nhạc sĩ hay không? Lý do thì quá nhiều, đó là: sáng tác một tổng phổ âm nhạc không lời là việc làm vô cùng vất vả, mất nhiều thời gian và công sức, thu nhập thấp; con đường đến với công chúng khó khăn vì loại hình này không dễ tiếp nhận, chi phí tốn kém, dàn dựng kỳ công,…
Vì vậy, phải ghi nhận sự cố gắng của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, các dàn nhạc giao hưởng của Nhạc viện Hà Nội, Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch TP Hồ Chí Minh,… những năm qua đã dàn dựng và biểu diễn một số lượng lớn những tác phẩm của các tác giả tên tuổi như: Hoàng Việt, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Vân, Ca Lê Thuần, Trọng Bằng, Chu Minh, Hoàng Cương, Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân… Những năm gần đây, trình độ thưởng thức âm nhạc của công chúng trong nước được nâng cao. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cả nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật đã nỗ lực bỏ công sức, tiền của đầu tư nhằm mang tới công chúng các tác phẩm kinh điển như: công diễn vở ba-lê nổi tiếng Hồ Thiên Nga do MobiFone tài trợ; Hòa nhạc Hennessy do Audi Việt Nam tài trợ; Hòa nhạc Toyota do Công ty Toyota Việt Nam tài trợ… và mới đây nhất là chương trình biểu diễn của LSO do Tổng công ty Hàng không Việt Nam tài trợ. Là một chương trình miễn phí, Hòa nhạc đường phố “Luala concert” đã đưa nghệ thuật từ không gian sang trọng xuống phố phường, phá vỡ khoảng cách bấy lâu khán giả vẫn tự tạo ra đối với các loại hình nghệ thuật đỉnh cao. Còn với ba-lê hay ô-pê-ra, các đạo diễn và biên đạo múa luôn cố gắng Việt hóa các tác phẩm kinh điển thế giới để đưa vở diễn đến gần hơn với người xem như vở ô-pê-ra Yuzuru (Hạc đêm) đậm bản sắc Nhật Bản trình diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội được NSND Lê Hùng bổ sung nhiều yếu tố đậm nét Việt. Nhạc sĩ Nguyễn Cường thành lập câu lạc bộ thính phòng CEG music - câu lạc bộ đầu tiên biểu diễn khí nhạc miễn phí tại 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội…
Đầu tư phát triển âm nhạc đỉnh cao đúng hướng và nâng tầm hưởng thụ văn hóa của số đông công chúng không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Không chỉ quyết định bởi tầm nhìn và chính sách, điều đó rất cần sự nỗ lực từ giới sáng tác và biểu diễn; các nhà quản lý, giáo dục cho đến vai trò quan trọng của những “Mạnh Thường Quân”; để góp phần định hướng, bồi đắp và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại đến công chúng, nhất là lớp trẻ.
PHƯƠNG LIÊN

  
MV Siêu Hay Của anh chàng ca sĩ cái bang

Dân mạng các nước sốt với dàn nhạc đường phố ở Hà Nội

09/03/2017 09:25 GMT+7

TTO - Sự trở lại mới đây của dàn nhạc trẻ Rhapsody Philharmonic (nay là Maius Philharmonic) qua cuộc trình diễn tại Hà Nội đã khiến dàn nhạc trở thành một từ khóa mà không chỉ người yêu nhạc mới tìm kiếm trên YouTube.

Maius Philharmonic trình diễn ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong đêm Vietnam Airlines Classic Hanoi Concert 2017 - Ảnh: MP
Maius Philharmonic trình diễn ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong đêm Vietnam Airlines Classic Hanoi Concert 2017 - Ảnh: MP
Phần trình diễn của Maius Philharmonic ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tối 4-3 thu hút hàng ngàn khán giả vây kín sân khấu ngoài trời.
Từ mơ đến thực
Công chúng thủ đô khó có thể quên không khí mát lành và những giờ phút chìm đắm trong âm nhạc trên phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm buổi tối diễn ra chương trình Vietnam Airlines Classic Hanoi Concert 2017.
Với riêng Maius Philharmonic, đó là một dấu ấn đặc biệt đối với các thành viên trong dàn nhạc vì đã được tham gia một sự kiện lớn cùng Dàn nhạc giao hưởng London. Không chỉ có vậy, tiết mục mở màn của Dàn nhạc giao hưởng London là bản Tiến quân ca do chính nhạc trưởng của Maius Philharmonic là Lưu Quang Minh chuyển soạn cho giao hưởng.
Có nghĩa là hàng trăm nghệ sĩ của dàn nhạc trứ danh đến từ nước Anh đã chơi một khúc nhạc 100% “thuần Việt”.
“Một giấc mơ lớn của chúng tôi đã thành hiện thực” - nhạc trưởng sinh năm 1985 Lưu Quang Minh phấn chấn bày tỏ.
Từ khi còn mang tên Rhapsody Philharmonic, dàn nhạc với đa số thành viên ở độ tuổi 9X đã bộc lộ hướng đi riêng biệt qua những gì đã làm.
“Vì muốn đưa âm nhạc giao hưởng đến gần gũi hơn với khán thính giả, xóa bỏ những định kiến sai lầm và giúp công chúng nhìn nhận rõ ràng hơn về các nhạc cụ trong dàn nhạc, chúng tôi đã xây dựng nên dự án âm nhạc Orchestra Flashmob” - Quang Minh nói về lý do cho sự ra đời những MV “triệu view”.
Theo đó, dàn nhạc mang các bản nhạc phim, nhạc game, bản “hit” của các nghệ sĩ đương đại phối lại theo phong cách giao hưởng và những tác phẩm cổ điển của Bach, Beethoven, Mozart phối lại theo phong cách đương đại, và các nhạc phẩm sẽ được trình diễn bằng hình thức flashmob trên đường phố hoặc các trung tâm thương mại đông người qua lại.
Định hướng cách đây hai năm là thế, nhưng chính dàn nhạc đã không ngờ những tiết mục trình diễn thực hiện ghi hình trực tiếp trên đường phố Hà Nội như Pirates of the Caribbean (nhạc phim Cướp biển vùng Caribbean), Wake me up, Tiến quân ca... lại có sức lan tỏa mạnh mẽ đến vậy.
Riêng MV Wake me up, từ khi đưa lên mạng vào ngày 9-3-2015 đến nay đã có trên 2 triệu lượt xem trên kênh YouTube cũ của dàn nhạc, chưa kể được phát tán trên rất nhiều trang khác.
Lan truyền vẻ đẹp Việt Nam
Khi MV Wake me up được dẫn lại trên fanpage của EDMlead.com, cho đến hiện tại đã lên tới con số trên 13 triệu lượt xem, hàng trăm nghìn chia sẻ và hàng chục nghìn bình luận.
Đây có lẽ là kỷ lục đối với một clip nhạc giao hưởng, giao thoa của Việt Nam. Ở MV Wake me up này, hình ảnh thành phố Hà Nội hiện lên yên bình, thân thiện và tươi sáng.
Thưởng thức clip trên EDMlead.com, người để tên Marsel Filip như reo lên: “Đó là Hà Nội, Việt Nam. Tôi đã ở đó một năm trước. Tôi yêu thành phố này”.
Một người khác có tên Barry Orr bộc bạch: “Hà Nội, Việt Nam là nơi tuyệt vời để đến thăm. Tôi từng ở cách nơi biểu diễn này khoảng 2km chỉ với giá 32 USD cho một đêm bao gồm cả bữa sáng, thật quá rẻ!”.
Trong khi đó, người có tên Ras Putin băn khoăn: “Thật tuyệt, vô cùng truyền cảm hứng. Tôi không có từ nào để miêu tả cảm xúc mà những gương mặt tài năng này đã mang đến cho tôi lúc này. Tôi băn khoăn không biết đây là đất nước châu Á nào. Ai có thể giúp tôi biết đây là nơi nào?”.
Có vô số bình luận từ khán giả nước ngoài đã thốt lên thích thú với những âm thanh đường phố mà dàn nhạc trẻ mang đến và đặc biệt là bày tỏ mong muốn đến thăm nơi diễn ra buổi trình diễn này. Khó có thể phủ nhận rằng chính vì sự nổi tiếng của bản nhạc EDM gắn liền với tên tuổi của DJ hàng đầu thế giới Avicii đã góp phần làm cho Wake me up được dàn dựng dưới hình thức “orchestra flashmob” trở nên được chú ý đến thế.
Tuy vậy, điều bất ngờ này đã trở thành một “chiêu” quảng bá hình ảnh Hà Nội ngoạn mục. Không chỉ có Wake me up, riêng trên kênh YouTube cũ của dàn nhạc, MV Pirates of the Caribbean cũng được thực hiện trên vỉa hè Hà Nội đã đạt tới trên 5 triệu lượt xem.
Dù không được “đặt hàng” nhưng các bạn trẻ yêu nhạc đã cùng nhau trở thành những “đại sứ” quảng bá cho du lịch Hà Nội!
Dồn sức cho album đầu tiên
Trong năm qua, Maius Philharmonic đã tham gia trình diễn trong rất nhiều đêm nhạc lớn ở Hà Nội như đêm nhạc Phạm Tuyên - Nhớ và quên, đêm nhạc Phó Đức Phương - Trên đỉnh phù vân, Duyên dáng Việt Nam...
Nhạc trưởng Lưu Quang Minh cũng tiết lộ hiện dàn nhạc đang dồn sức thực hiện album đầu tiên do Quỹ văn hóa Đan Mạch tài trợ. Album này gồm tám bản nhạc giao hưởng với những tên gọi như Hội non sông, Non sông một dải, Ngày rực rỡ... do Lưu Quang Minh chuyển soạn với nội dung về vẻ đẹp và tình yêu với quê hương, đất nước.
Dàn giao hưởng Anh tấu nhạc Tiến quân ca trên phố đi bộ
TTO - Chiều 21-2, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu chương trình hoà nhạc ngoài trời Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2017.
DANH ANH

Gian nan đưa nghệ thuật đỉnh cao xuống phố

Ngay từ lúc bắt đầu hoạt động, thay vì chờ đợi khán giả đến với mình và không chỉ lựa chọn những không gian biểu diễn sang trọng, chỉn chu, các nghệ sĩ đã năng động hơn khi tìm ra những không gian mới, cách phối mới để đưa người nghe tiếp cận gần hơn, đa dạng hơn với các loại hình âm nhạc. Những không gian mở đó có một lượng khán giả nhất định, dù bước đường phía trước còn nhiều gian nan.
Biểu diễn nhạc dân tộc trước sảnh Nhà hát Thành phố (TPHCM)
Hà Nội: Gắn kết nhạc giao hưởng với cộng đồng
Giữa tiết trời se lạnh của Hà Nội, hàng ngàn người đã ngồi lại bên bờ hồ Hoàn Kiếm để cùng tận hưởng những giây phút bay bổng, thăng hoa của âm nhạc. Đâu đó vẫn lao xao, rì rầm tiếng đám trẻ hiếu động, một vài chiếc điện thoại quên tắt chuông thi thoảng lại kêu lên... nhưng có hề chi mà ngược lại, chính âm thanh bộn bề của cuộc sống ấy đã làm cho đêm trình diễn nhạc giao hưởng của dàn nhạc giao hưởng London - London Symphony Orchestra trở nên quyến rũ và đầy hứng khởi. Đã rất lâu người dân thủ đô mới được sống trong bầu không khí đượm chất nghệ thuật như vậy.
Khi thông tin về dàn nhạc giao hưởng đến từ Anh quốc biểu diễn tại khu vực phố cổ Hà Nội được lan ra, không ít người đã tỏ ý nghi ngờ bởi lẽ đây là loại hình nghệ thuật không dành cho số đông, hơn nữa đó cũng là môn nghệ thuật đòi hỏi về không gian trình diễn sang trọng… Song những gì đã diễn ra ở ngoài trời ngay tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội trong những ngày đầu tháng 3 vừa qua đã đánh tan rào cản vô hình về một loại nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật bác học. Cả ngàn người ngồi ngay dưới lòng đường, trên vỉa hè, dưới gốc cây và rất nhiều người trong số đó còn chưa thể nhận biết được đủ số nốt trên một khuông nhạc, song họ đã bị cuốn theo giai điệu trầm hùng của bản Tiến quân ca, những giai điệu mượt mà, vui tươi trong tác phẩm Festive Overture đến từ nước Nga, nín lặng trước Benjamin Britten, Four Sea Interlude của nước Anh và bản Giao hưởng số 2 của Rachmaninov...
Đúng như bà Kathryn McDowell, Giám đốc điều hành London Symphony Orchestra, đã chia sẻ: “Sau nhiều lần biểu diễn ngoài trời tại quảng trường Trafalgar (London, Anh), chúng tôi muốn mang không khí tuyệt vời đó đến với Hà Nội để nhiều người được thưởng thức âm nhạc ở chính nơi họ mong muốn, hoàn toàn miễn phí”. Với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ được nghe nhạc giao hưởng trực tiếp nên không giấu được cảm xúc vô cùng hứng thú. Trong hơn một giờ diễn ra chương trình, khán giả đã dành những tràng pháo tay không ngớt tán thưởng dành cho dàn nhạc. Một không gian nghệ thuật tinh tế và cao cấp đang dần mở ra cho những sân khấu đường phố, sẽ giúp nâng cao khả năng cảm thụ cho đông đảo người dân yêu nghệ thuật.
Với người dân Hà Nội, việc đưa nhạc giao hưởng xuống phố để phục vụ miễn phí cho đông đảo công chúng được ghi nhận bởi dự án âm nhạc cộng đồng mang tên LuaLa concert. Kể từ sau cuộc “mở đường” của Luala Concert, mới đây có thêm dự án âm nhạc giao hưởng ngẫu hứng trên đường phố do dàn nhạc Rhapsody Philharmonic (giám đốc, nhạc sĩ Lưu Quang Minh thực hiện). Mỗi tháng một lần, họ lại hẹn nhau tại một địa điểm trong TP, có thể là quảng trường, góc công viên, khu trung tâm thương mại... cùng chơi nhạc giao hưởng một cách ngẫu hứng, mong muốn gắn kết nhạc giao hưởng với cộng đồng.
Những năm gần đây, trình độ thưởng thức âm nhạc của công chúng trong nước được nâng cao. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cả nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật đã nỗ lực bỏ công sức, tiền của đầu tư nhằm mang tới công chúng các tác phẩm kinh điển như công diễn vở ballet nổi tiếng hay các chương trình biểu diễn của nghệ sĩ danh tiếng…
Nhạc sĩ Phú Ân, một trong những thành viên của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam từ những ngày mới thành lập, cũng từng chia sẻ đã có thời nhạc giao hưởng là đặc sản của người Hà Nội và vé được bán theo đơn đặt hàng. Những năm 60 thế kỷ trước, kinh tế rất khó khăn song không ít những đêm diễn, khi tiếng nhạc đã ngừng, khán giả bên dưới vẫn ngồi lặng đi, rồi như chợt òa lên với những tiếng vỗ tay dài như bất tận. Còn các nghệ sĩ, nhạc công khi ấy, cùng với việc luyện tập các tác phẩm của các nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới thì dàn nhạc vẫn có lịch biểu diễn ở tỉnh, thậm chí biểu diễn ngay ngoài trời…
Và ở thời điểm này, có lẽ cách làm này cũng nên tiếp tục được duy trì song song với việc nâng cao trình độ diễn xuất, để “khơi nguồn” khán giả, để lớp trẻ dễ dàng tiếp nhận những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.
TPHCM: Nặng hàn lâm, nhẹ truyền thống
Tại TPHCM, việc đem nghệ thuật đỉnh cao, chất lượng, hàn lâm đến gần hơn với công chúng đã được thực hiện cách đây hơn 10 năm, với một loạt chương trình nghệ thuật âm nhạc hàn lâm, hát bội, cải lương, múa… luân phiên trình diễn tại Nhà hát Thành phố. Tuy nhiên, ở thời điểm này, các chương trình dù được đầu tư dàn dựng công phu, chất lượng, đa dạng, song không thu hút được sự quan tâm của nhiều khán giả. Lượng khán giả đến với các chương trình cứ thưa vắng dần, khiến các đơn vị tổ chức thực hiện không thể duy trì diễn định kỳ. Hầu hết các chương trình nghệ thuật đỉnh cao đành ngưng diễn trong sự nuối tiếc của những người làm nghề.
Sinh viên Khoa Âm nhạc dân tộc trình diễn trong chương trình hòa nhạc cuối tuần trước sảnh phòng hòa nhạc Nhạc viện TPHCM
Sau đó một thời gian, Hội Nghệ sĩ múa TPHCM tích cực gầy dựng một chương trình biểu diễn định kỳ hàng tháng tại sân khấu Nhà Văn hóa Thanh niên, giới thiệu nghệ thuật múa, phổ cập những kiến thức cơ bản, các kỹ thuật ngôn ngữ đặc biệt của nghệ thuật trình diễn loại hình múa cổ điển, dân gian, đương đại… đến với đông đảo khán giả. Chương trình nhận được sự yêu thích của rất nhiều bạn trẻ, sinh viên, học sinh, công chúng yêu thích nghệ thuật múa. Tuy nhiên, từ 3 năm trở lại đây, vì gặp phải nhiều khó khăn nên chương trình đã tạm ngưng vô thời hạn.
Trong khi đó, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh TPHCM đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình hòa nhạc cuối tuần trước sảnh Nhà hát Thành phố. Chương trình nghệ thuật này thực hiện trên tiêu chí đảm bảo chất lượng nghệ thuật, trình diễn phục vụ khán giả nhiều thể loại âm nhạc, cách thức tổ chức đa dạng, đậm chất hàn lâm, với sự tham gia của các dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc giao hưởng, dàn kèn đồng và nhiều ban nhạc. Theo thời gian, chương trình đã tạo được sức lôi cuốn, sự hấp dẫn với người dân TP và du khách đến thưởng thức vào mỗi dịp cuối tuần.
Trong 3 năm qua, Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM (HBSO) đã tổ chức liên tục chương trình biểu diễn nghệ thuật định kỳ hàng tháng, trong đó có chương trình “Giai điệu trẻ” thu hút được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo khán giả sinh viên, học sinh, thanh niên. Khán giả trẻ được hiểu biết rõ hơn về cách thức xây dựng và trình diễn của dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, phong cách trình diễn nhạc kịch, vũ kịch, kỹ thuật và ngôn ngữ của nghệ thuật múa ballet, múa đương đại…
Nhìn chung, hoạt động tổ chức biểu diễn của nghệ thuật hàn lâm, đỉnh cao, chất lượng đến với công chúng TPHCM hiện nay vẫn rất hiếm hoi, cách thức tổ chức thực hiện còn mang tính độc hành, mỗi nơi một kiểu, thiếu sự quảng bá và phát triển mở rộng, chưa phục vụ được cho tất cả các đối tượng khán giả. Đặc biệt, có một số loại hình nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa miền Nam, từng là loại hình nghệ thuật mang dấu ấn rất riêng của TPHCM như cải lương, hát bội, đờn ca tài tử… lại không có nhiều dịp để tiếp cận với công chúng.
Mới đây, vào tháng 3-2017, Nhạc viện TPHCM bắt tay thực hiện kế hoạch trình diễn âm nhạc chất lượng phục vụ khán giả TP và du khách quốc tế vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, trước sảnh phòng hòa nhạc của nhạc viện. Những buổi biểu diễn đầu tiên đã thu hút nhiều người dân TP đến xem, thưởng thức các chương trình âm nhạc do các giảng viên và sinh viên các khoa của nhạc viện trình diễn.
 THÚY BÌNH - MAI AN

'Phiêu' cùng âm nhạc đường phố

Nếu ở các nước phương tây hình ảnh biểu diễn âm nhạc đường phố rất phổ biến thì với Việt Nam, phải đến khi có không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, các tuyến phố Hà Nội mới trở nên sôi động bởi các buổi biểu diễn ngẫu hứng của các nghệ sĩ đường phố.
Nếu ở các nước phương tây hình ảnh biểu diễn âm nhạc đường phố rất phổ biến thì với Việt Nam, phải đến khi có không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, các tuyến phố Hà Nội mới trở nên sôi động bởi các buổi biểu diễn ngẫu hứng của các nghệ sĩ đường phố.
Không cầu kỳ, phụ thuộc vào sân khấu, khán giả ngồi thành vòng tròn “phiêu” cùng các ca khúc do ban nhạc biểu diễn ngay trên đường phố. Dù mới chỉ mở ra từ tháng 9.2016, không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận đã nhanh chóng trở thành điểm hẹn cho âm nhạc đường phố. Tại đây, các nghệ sĩ đường phố có thể biểu diễn theo yêu cầu của khán giả và bất cứ ai cũng có thể trở thành ca sĩ nếu muốn khám phá khả năng của mình. Các sân khấu đường phố này hiện là điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn của không gian đi bộ Hà Nội.
Ở mỗi điểm biểu diễn âm nhạc đường phố đều mang bản sắc riêng. Vào 3 tối cuối tuần, tại các góc phố Lương Ngọc Quyến - Mã Mây, Lương Ngọc Quyến - Hàng Giầy và đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm), các chương trình biểu diễn âm nhạc miễn phí với đủ loại hình thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các tiết mục biểu diễn ca trù và chầu văn. Còn tuyến phố Đinh Tiên Hoàng - Tràng Tiền lại là “sân khấu” chính của các nghệ sĩ trẻ. Họ chính là những người đem đến các bữa “tiệc âm nhạc” cho những người trẻ từ vũ điệu flamenco sôi động, pop ballad ngọt ngào, hay tiếng kèn saxophone mê hoặc.
Làm khách Hà Nội trên phố đi bộ dịp cuối tuần, bước chân trên những con phố cũ là một nhịp sống khác với âm nhạc đường phố. Ở đó, bạn và gia đình rất dễ bị mê hoặc bởi một lễ hội đường phố với các thể loại âm nhạc khác nhau và được các nghệ sĩ biểu diễn miễn phí đầy ngẫu hứng và cảm xúc.
Ở góc phố Lương Ngọc Quyến, ban nhạc biểu diễn đàn violon sẵn sàng đáp ứng các bản nhạc mà khán giả yêu thích, nhất là về Hà Nội.
Sân khấu này biểu diễn các trích đoạn tuồng cổ nổi tiếng như “Ông già cõng vợ đi xem hội”…
Một nghệ sĩ đường phố thăng hoa cùng tiếng kèn saxophone ở một góc phố Tràng Tiền.
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở góc phố Lương Ngọc Quyến - Mã Mây.
Biểu diễn trích đoạn tuồng “Lã Bố hí Điêu Thuyền” tại góc phố Lương Ngọc Quyến - Mã Mây.
Nhiều người dân ở rất xa phố cổ, nhưng cuối tuần nào cũng đến đây để xem, nghe những vở chèo, tuồng… và ghi lại những tiết mục hay.
Không cần sân khấu, hàng trăm người quây thành vòng tròn, cùng nhau “phiêu” theo điệu nhạc do một ban nhạc trẻ biểu diễn trên phố Đinh Tiên Hoàng.

Thể hiện đẳng cấp với âm nhạc đường phố

QĐND - Có một dự án âm nhạc nghe đã quen quen với nhiều người dân Hà Nội: "LUALA concert"...

QĐND - Có một dự án âm nhạc nghe đã quen quen với nhiều người dân Hà Nội: "LUALA concert":
Sân khấu - trên vỉa hè. Tác phẩm trình bày - những bản nhạc kinh điển, sang trọng nhất.
Người biểu diễn - những nghệ sĩ tài năng. Còn người xem - tất cả những ai đi qua con đường ấy, hè phố ấy vào những giờ ấy.
Nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc.
Ở bất cứ một góc phố, một ga tàu điện ngầm, một cây cầu nào đó của châu Âu người ta cũng có thể bắt gặp những vi -ô-lông, những ăc-cooc-đê-ông, những ghi -ta,... với đủ các thể loại âm nhạc trên thế giới. Nhưng những tay chơi này chủ yếu là những nghệ sĩ lang thang và tự do. Họ muốn chia sẻ tình yêu âm nhạc với mọi người, đồng thời coi việc chơi nhạc đơn giản là để kiếm tiền. Còn ở Việt Nam, hình thức này mang một ý nghĩa khác. Mang âm nhạc cổ điển đến gần với công chúng là mục đích chính của dự án LUALA Concert. Từ các nhà hát, những bản nhạc kinh điển của thế giới qua các nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu Việt Nam đã ra đường phố, đến với thế giới bình dân, khơi gợi tình yêu âm nhạc từ mỗi người.
Lần thứ nhất, dưới sự dàn dựng và chỉ huy của nghệ sĩ vi -ô-lông Xuân Huy, 20 nghệ sĩ đàn dây đã trình diễn các tác phẩm âm nhạc cổ điển quốc tế và Việt Nam. Nhạc mục được lựa chọn từ các tác phẩm viết riêng cho đàn dây hoặc các tác phẩm chuyển soạn từ dàn nhạc lớn cho đàn dây. Đây là các tác phẩm kinh điển và dễ nghe với các giai điệu đẹp, lãng mạn hoặc sôi nổi đã được biểu diễn ngay trên hè phố trước số nhà 61 Lý Thái Tổ (Hà Nội), một con phố rất Pháp! 2 tháng của LUALA Concert Thu Đông, các nghệ sĩ đã thu được nhiều hơn những gì họ từng trông đợi.
LUALA Concert Xuân Hè là dự án tiếp theo sau thành công của LUALA Concert Thu Đông năm 2011. Thay vì nhạc cổ điển, chương trình lần này mang đậm phong cách Jazz, Blue và nhạc thử nghiệm, với phần biểu diễn của Phù Sa Band, gồm ba thành viên là Quyền Thiện Đắc, Vũ Ngọc Hà, Lê Quốc Hưng cùng sự chỉ đạo nghệ thuật của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Lý. Nhạc sĩ Việt kiều Nguyễn Nhất Lý từng tốt nghiệp cử nhân âm nhạc tại Trường Đại học Paris VIII và sắp lấy bằng tiến sĩ âm nhạc. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đoàn Art -Ensemble (Pháp) và là thành viên trong Ban tổ chức kỹ thuật cho các chương trình Festival “Những thành phố của âm nhạc các dân tộc trên thế giới” ở vùng ngoại ô Paris (12 thành phố) từ năm 1995 đến nay. "Linh hồn" của LUALA concert lần này là nghệ sĩ nhạc jazz tài hoa Quyền Thiện Đắc cùng Phù Sa Band.
Phù Sa Band ra đời sau khi Quyền Thiện Đắc kết thúc khóa đào tạo học vị thạc sĩ về jazz tại Học viện Malmo (Thụy Điển). Quyền Thiện Đắc chơi saxophone, Vũ Ngọc Hà chơi bass và Lê Quốc Hưng chơi trống. Họ gặp nhau tại phòng thu của nghệ sĩ âm thanh Nhất Lý và chính nghệ sĩ Nhất Lý là người liên kết các thành viên của nhóm, đồng thời xác định hướng đi lâu dài cho họ. Đó chính là khẳng định một phong cách Việt trong jazz, loại hình âm nhạc đầy ngẫu hứng.
Hồi giữa tháng 3 vừa qua, với đêm nhạc “À ơi” mà Quyền Thiện Đắc chơi cùng tam tấu PO Nilsson và CD cùng tên do anh thực hiện tại Thụy Điển, ít nhiều khán giả trong nước đã bắt đầu có những tiếp cận mới mẻ về “một phiên bản khác của âm nhạc dân gian Việt Nam. Buổi diễn ngoài hè phố ngày 7-4 vừa rồi đã cho thấy rõ ý tưởng đó của Quyền Thiện Đắc.
Anh nói: "Tôi may mắn được trải nghiệm tại nhiều môi trường âm nhạc trên thế giới. Ở đâu tôi cũng thấy các nghệ sĩ luôn đề cao việc khám phá vốn âm nhạc truyền thống của dân tộc mình và đưa vào âm nhạc đương đại. Mặc dù việc đó không hề dễ dàng... Tôi nghĩ đây là một dịp đặc biệt thích hợp để chúng tôi, những nghệ sĩ có thể quảng bá thêm nhạc jazz tới công chúng. Bởi theo tôi, những chương trình nhạc jazz tại các nhà hát và jazz club thật khó có sức hút lớn đối với công chúng Thủ đô. Ở không gian này, tôi thấy jazz gần gũi và cuốn hút họ hơn, tuy nhiên cũng có người này người nọ... Không phải ai cũng thích! LUALA Concert Xuân Hè được chia làm hai phần: Phần một, ban nhạc biểu diễn các tác phẩm jazz nổi tiếng nước ngoài nhằm mang nhạc jazz tới gần hơn với công chúng. Phần hai, ban nhạc chơi nhạc jazz mang đậm phong cách Việt bằng cách sử dụng các làn điệu và âm sắc Việt. Qua mấy buổi biểu diễn vừa rồi, tôi cảm thấy công chúng đón nhận phần hai của chúng tôi hào hứng hơn hẳn phần jazz nước ngoài. Tôi cũng rất mừng khi khán giả phần nào đó có thể thấy được công việc mà tôi và bố tôi (nghệ sĩ Quyền Văn Minh) đã và đang làm để phát triển nhạc jazz tại Việt Nam".
Còn nhạc sĩ Nguyễn Nhất Lý thì mong muốn tạo ra không gian để khán giả có thể hòa quyện với thế giới âm nhạc hiện đại lẫn truyền thống: "Sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại chính là nhịp cầu đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới, để người trẻ có thể hòa vào dòng chảy truyền thống và để người nước ngoài thấy được sự gần gũi, quen thuộc từ một nền văn hóa xa lạ".
Chương trình được trình diễn miễn phí hằng tuần vào thứ bảy (từ 16 đến 18 giờ) và chủ nhật (từ 9 đến 11 giờ và từ 16 đến 18 giờ), bắt đầu từ 7-4 đến 6-5-2012, trên vỉa hè trước cửa Nhà xuất bản âm nhạc, 61 Lý Thái Tổ.
Những người mê jazz! Những người sắp mê jazz! Hãy tiếp cận!
Lan Vy

Âm nhạc đường phố nâng cao nhận thức về tự kỷ cho cộng đồng

Theo Quốc Vinh/Người đưa tin-Thứ sáu, ngày 31/03/2017 17:49 GMT+7

VTV.vn - Xuất phát từ ý tưởng của ca sĩ Thái Thùy Linh, chuỗi chương trình biểu diễn ca nhạc đường phố mang tên “Tôi đã hiểu, còn bạn?” đã được tổ chức vào mỗi cuối tuần.

    Đầu tháng 3/2017, trên Facebook cá nhân, ca sĩ Thái Thuỳ Linh đăng status chia sẻ sự cảm thông với các bà mẹ có con mắc chứng tự kỷ và ngỏ ý tổ chức các hoạt động xã hội, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chứng tự kỷ.
    Sau khi đăng tải, những dòng chia sẻ của nữ ca sĩ nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt like, chia sẻ từ cư dân mạng. Theo đó, chuỗi chương trình biểu diễn ca nhạc đường phố mang tên "Tôi đã hiểu, còn bạn?" nhanh chóng được lên kế hoạch và kết nối với các tình nguyện viên, nghệ sĩ.
    Âm nhạc đường phố nâng cao nhận thức về tự kỷ cho cộng đồng - Ảnh 1.
    Ca sĩ Thái Thùy Linh hào hứng cùng các tình nguyện viên thực hiện chương trình.
    Chương trình đầu tiên đã được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 12/3/2017 do ca sĩ Thái Thùy Linh cùng nhóm tình nguyện Tim Hồng, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN) phối hợp thực hiện.
    Đại diện BTC, ca sĩ Thái Thuỳ Linh cho biết: "Con tôi không mắc chứng tự kỷ, trong gia đình cũng không có ai mắc bệnh này. Tôi tự thay đổi nhận thức về chứng tự kỷ sau khi tình cờ tham gia giúp đỡ "Mạng lưới người Tự kỷ Việt Nam" tổ chức một sự kiện cách đây 2 năm.
    Trong những năm gần đây cộng đồng đã quan tâm nhiều hơn và dần dần có những nhận thức tốt hơn về tự kỷ. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề phức tạp nên không tránh khỏi mọi người vẫn còn những điều chưa hiểu rõ, hiểu chưa đúng. Vì vậy trẻ tự kỷ vẫn còn gặp khó khăn khi đi học, khám sức khỏe, tham gia các hoạt động cộng đồng...
    Hoặc một số người đã hiểu và thông cảm nhưng chưa biết làm thế nào để hỗ trợ cho các gia đình tự kỷ. Đó là lý do chúng tôi quyết định tổ chức chương trình này nhằm giúp mọi người hiểu hơn về tự kỷ và cùng chung tay hỗ trợ từ những việc nhỏ nhất, để các em có thể hòa nhập với cộng đồng".
    Nói về hoạt động âm nhạc, trọng tâm chính trong chương trình lần này, nữ ca sĩ cho biết, tác động tích cực của âm nhạc đối với chứng tự kỷ vẫn còn được các nhà khoa học nghiên cứu, nhưng cô hy vọng âm nhạc sẽ trở thành điểm nhấn cuốn hút trong chương trình.
    Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, bà Nguyễn Tuyết Hạnh chia sẻ: "Hiểu về tự kỷ không chỉ giúp chúng ta cảm thông chia sẻ, mà còn chủ động phát hiện sớm, can thiệp sớm tự kỷ trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc thấu hiểu còn giúp người tự kỷ tiến bộ, hòa nhập, có thể học hành và có việc làm, cống hiến năng lực cá nhân, giảm gánh nặng an sinh xã hội".
    Ngay từ khi sự kiện đầu tiên được tổ chức, chương trình đã nhận được sự quan tâm ủng hộ, bảo trợ về thông tin và tri thức của nhiều ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân.
    "Tôi đã hiểu, còn bạn?" được đánh giá là sáng kiến thiết thực hướng tới Ngày Thế giới Nhận thức về chứng tự kỷ 2/4 do Liên Hợp Quốc phát động hàng năm.
    Trọng tâm chương trình truyền thông "Tôi đã hiểu, còn bạn?" là các buổi biểu diễn ca nhạc đường phố được tổ chức tại phố đi bộ ở Hà Nội vào các ngày Chủ nhật 12/3, 19/3, 26/3 và 2/4/2017.
    Trong đó, sự kiện cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 8-11h ngày 2/4, trước cửa Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm, trùng với sự kiện mít tinh Ngày Việt Nam Nhận thức về Tự kỷ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam kết hợp với Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
    Bên cạnh những tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, còn có những nghệ sĩ và tình nguyện viên đến ủng hộ cho chương trình như: Ca sĩ Thái Thùy Linh, Nguyễn Vinh, Quang Madona, Bùi Hoàng Yến The Voice 2017, nghệ sĩ Nguyễn Bảo Long, Giọng hát Việt nhí Cao Lê Hà Trang, nhạc công Triệu Hoàng Lân…
    Một số hình ảnh trong chương trình biểu diễn ca nhạc đường phố "Tôi đã hiểu, còn bạn?":
      

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét