Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

ÂU LO

 
hat cho dan toi nghe





(Trả lời một bạn văn nước ngoài)

- Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay?

Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.

- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa?
Chợ trời thật giả đâu chân lý?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa?

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
"Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"

Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.


Tố Hữu
(2-1967)

THẦN ĐỒNG TRỐNG NGUYỄN TRỌNG NHÂN Với sự xuất hiện của Thần đồng trống 8 tuổi của Việt Nam "Nguyễn Trọng Nhân" cả khán đài như cháy rực trong những nhịp trống bốc lửa, đặc biệt trong bài hát "Nối vòng tay lớn" giai điệu đã làm nên tên tuổi của em. Điều thú vị ở chỗ, cậu bé dường như bị thôi miên khi ngồi lọt thỏm vào dàn trống và không một chút mảy may quan tâm đến xung quanh mà chỉ là niềm khát khao, đam mê với trống. Sau mỗi tiết mục của em là những tràng pháo tay không ngớt

ÂU LO 
Ngày nay lại có chuyện đặc khu
Coi chừng ảo tưởng, lú lẫn đầu
Đất thần ngốc nghếch dâng Tàu Khựa
Để nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

Lần này lầm lỗi là muôn thuở
Không còn ngày giỗ tổ Hùng Vương
Không còn được tự hào dân tộc
Vĩnh viễn không còn đất nước, quê hương

Đã bốn ngàn năm quật khởi, kiên cường
Không lẽ rồi đây chịu đời vong quốc?
Đã là cháu con giống nòi bất khuất
Xá gì da ngựa bọc xương!

Bài học Mỵ Châu còn ngấm đau thương
Câu chuyện đặc khu đã bày ra đó 
Ý đảng lòng dân đâu như xưa nữa
Lòng ta nặng trĩu âu lo!...

                                                              Trần Hạnh Thu
 
Đàn bò vào thành phố

Đặc khu kinh tế: Được và mất (*): "Khu thí điểm" cho thuê 99 năm trả giá

09/06/2018 21:44

Dự án ước tính trị giá 3,8 tỉ USD do Trung Quốc đầu tư tại tỉnh Koh Kong - Campuchia đang nổi lên như một khu vực kinh tế khép kín cho lao động, các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc

Đặc khu kinh tế Koh Kong đang được Trung Quốc xây dựng trên một khu đất 45.000 ha của Campuchia với cảng nước sâu, sân bay quốc tế và các cơ sở hạ tầng khác như một thành phố thực thụ.
Dọn đường
Năm 2008, chính quyền Campuchia đã trao cho Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân (UDG) của Trung Quốc hợp đồng thuê thời hạn 99 năm vùng đất chiếm khoảng 20% đường bờ biển này với mức giá chỉ 30 USD/ha để xây dựng đặc khu kinh tế. Hiệp hội Các nhà xây dựng Campuchia (CCA) ước tính công trình sân bay quốc tế (vẫn chưa xây dựng) của "khu thí điểm" này có thể đón đến 10 triệu lượt khách/năm.
Theo trang Asia Times, bề ngoài dự án tập trung cho kinh doanh du lịch như một khu nghỉ dưỡng ven biển Dara Sakor nhưng trên nhiều phương diện, nó không khác gì đang dọn đường cho một khu định cư của người Trung Quốc. Trong khi chính quyền Campuchia nêu cao lợi ích kinh tế của đặc khu với người dân, không ít chuyên gia chỉ trích nó đang dần trở thành một khu vực kinh tế khép kín dành cho công nhân, các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc.
Đặc khu kinh tế: Được và mất (*): Khu thí điểm cho thuê 99 năm trả giá - Ảnh 1.
Công trình cảng nước sâu thuộc dự án Koh Kong tại Campuchia của tập đoàn UDG Trung Quốc Ảnh: C4ADS
Đáng chú ý, diện tích dự án chiếm tới 45.000 ha, trong khi luật đất đai Campuchia chỉ cho phép thuê đất không quá 10.000 ha. Trong diện tích cho thuê còn có một phần đất trước đó từng nằm trong diện bảo vệ thuộc Vườn Quốc gia Botum Sakor nhưng rồi lại được phép mua bán. Tranh chấp thường xuyên nổ ra giữa cư dân địa phương cùng các nhà hoạt động môi trường với công ty Trung Quốc. Theo tổ chức phi lợi nhuận Licadho của Campuchia, một số người dân nói rằng họ bị lực lượng an ninh cưỡng chế ra khỏi mảnh đất của mình.
Các chuyên gia phân tích nếu đặc khu Koh Kong được xem như một hình mẫu, Phnom Penh có thể sẽ hy sinh những lợi ích kinh tế lâu dài. Còn Trung Quốc sẽ tận dụng tầm ảnh hưởng để biến nước này thành căn cứ cho mục tiêu chiến lược lớn hơn của họ không chỉ ở khu vực Đông Nam Á.
Ý đồ sâu xa
Báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng cấp cao Mỹ (C4ADS) cảnh báo rằng Koh Kong dường như là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Trung Quốc với mục đích sau cùng là thiết lập các tiền đồn hải quân trong khắp khu vực. Báo cáo mang tên "Tham vọng bến cảng" chỉ rõ Koh Kong là 1 trong 3 hình mẫu hàng đầu trong kế hoạch của Trung Quốc, xét theo quy mô đáng kể của dự án này.
Nguyên phó thủ tướng thường trực Trung Quốc Trương Cao Lệ, lãnh đạo cấp cao của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, là người bảo trợ dự án ngay từ đầu. Không còn nghi ngờ gì về tầm quan trọng của dự án Koh Kong với Bắc Kinh nhưng lợi ích đối với Campuchia lại chưa mấy rõ ràng. "Trong khi dự án tại tỉnh Koh Kong mang tiềm năng tăng cường lợi ích trong nước và quốc tế của Trung Quốc, người dân địa phương, môi trường và thu nhập tương lai tiềm năng của Campuchia đều phải trả giá" - báo cáo của C4ADS kết luận.
Theo GS Bates Gill thuộc Đại học Macquarie (Úc), tình cảnh của Koh Kong tương tự nhiều dự án khác của Trung Quốc trong khu vực và trên khắp thế giới. Vị chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á - Thái Bình Dương này chỉ rõ các dự án của Trung Quốc nhìn chung đều sử dụng nhân công nước họ thay vì tạo điều kiện đôi bên cùng có lợi với nước chủ nhà, thế nên họ luôn thu lợi nhiều nhất. Ông Gill cũng cho rằng Trung Quốc có thể theo đuổi cả lợi ích kinh tế lẫn ảnh hưởng chiến lược với dự án Koh Kong, 2 động cơ này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.
Những người chỉ trích dự án cho rằng Tập đoàn UDG đã dùng xảo thuật để giành quyền sử dụng đất. Công ty này ban đầu đăng ký là một công ty nước ngoài trước khi đổi thành UDG Campuchia để giành quyền thuê đất. Sau đó, họ lại quay trở lại là công ty Trung Quốc.
GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Quốc phòng Úc, khuyến cáo Koh Kong sẽ cùng chung số phận với các dự án khác trong khuôn khổ BRI, như cảng Hambantota ở Sri Lanka, các căn cứ quân sự ở Djibouti và thỏa thuận cho thuê cảng tới 99 năm của TP Darwin ở Bắc Úc. Cảng Koh Kong hiện tại chưa mấy quan trọng nhưng tầm ảnh hưởng của nó sẽ tăng cao một khi dự án kênh đào ở Thái Lan được thực hiện, bởi kênh đào này sẽ rút ngắn đáng kể tuyến đường hàng hải từ Trung Đông tới châu Á.
Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách giải quyết cái gọi là "thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca" - chốt chặn chiến lược tiềm tàng nằm giữa Malaysia và Indonesia, có thể bị Mỹ hay bất cứ thế lực thù địch nào khác phong tỏa trong trường hợp xảy ra xung đột. Lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu rất lớn của Trung Quốc đi qua eo biển hẹp này, trong đó có tới 80% nhiên liệu nhập khẩu của nền kinh tế số 2 thế giới. Một đề xuất để hóa giải thế bí Malacca là mở kênh đào ở Thái Lan - một khi được thực hiện, kênh đào này sẽ biến cảng Koh Kong ở phía đối diện vào vị trí chiến lược!
Trong khi chuyện mở kênh đào Thái Lan đã được nghĩ tới từ thế kỷ XVI nhưng vẫn chỉ là ước mơ, GS Thayer lưu ý rằng Trung Quốc đang không ngại vung tiền khắp nơi và các điều khoản trong thỏa thuận với Campuchia thuận lợi tới mức hoàn toàn hợp lý để xây dựng một căn cứ tiềm năng ở Koh Kong. Báo cáo của C4ADS nêu trên cũng đề cập khía cạnh này. Theo đó, cảng Koh Kong, vốn có đủ độ sâu để neo những tàu chiến và tàu khu trục, có khả năng để sử dụng như là một căn cứ quân sự trong tương lai.
Chớp thời cơ
Theo chuyên gia về Đông Nam Á Bonnie Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế - CSIS), Trung Quốc sẽ chớp lấy bất cứ cơ hội nào để giành được những lợi thế chiến lược trong khu vực. "Trung Quốc đang đầu tư vào nhiều cảng biển và phần lớn đều có vẻ phục vụ mục đích thương mại. Song, nếu có cơ hội sử dụng chúng cho mục đích quân sự thì tôi cho rằng Trung Quốc sẽ làm ngay" - nữ chuyên gia nhận xét.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 8-6
Kỳ tới: Ảm đạm đặc khu châu Phi
ĐỖ QUYÊN 
 
Ca Dao Mẹ - Khánh Ly




Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi?



Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi?
(PL)- Các nước châu Phi kỳ vọng nhiều vào những đặc khu được đầu tư bởi Trung Quốc nhưng những gì diễn ra trên thực tế thì không hoàn toàn là màu hồng.
Tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc (TQ) đã đầu tư xây dựng 77 đặc khu kinh tế (SEZ) tại 36 quốc gia trên thế giới với tổng đầu tư ước tính hơn 24,2 tỉ USD và đạt giá trị sản xuất hơn 70,3 tỉ USD. Kinh nghiệm từ các đặc khu do TQ đầu tư tại các nước đang phát triển như châu Phi, Sri Lanka sẽ là những bài học quý giá đối với Việt Nam khi nghiên cứu mô hình này.
Trung Quốc hóa đặc khu kinh tế ở châu Phi
Kể từ năm 2006, TQ bắt đầu xuất khẩu mô hình đặc khu của mình sang các nước châu Phi khi chính phủ nước này đưa ra mục tiêu xây dựng khoảng 50 đặc khu hợp tác kinh tế và thương mại ở nước ngoài. Những đặc khu này là một phần giúp nước này thực hiện “quyền lực mềm” của mình, tức chúng không chỉ là kinh tế và thương mại mà còn có những mục tiêu chính trị.
Từ đó có bảy đặc khu được mở tại các quốc gia châu Phi là Algeria, Ai Cập, Ethiopia, Mauritius, Nigeria (hai đặc khu) và Zambia. Năm 2010, có sáu đặc khu được xây dựng trong khi đặc khu ở Algeria bị hủy bỏ do những thay đổi trong chính sách đầu tư nước ngoài của quốc gia này.
Điều đáng lưu ý là các đặc khu ở Ethiopia và Mauritius do 100% người TQ làm chủ sở hữu. Các đặc khu ở các nước còn lại thì mang hình thức hợp tác với các đối tác của nước sở tại nhưng đối tác của nước sở tại chỉ chiếm tỉ lệ sở hữu ít ỏi. Chẳng hạn, đặc khu Ogon của Nigeria thì đối tác trong nước chỉ sở hữu có 18%, đặc khu Suez của Ai Cập thì người Ai Cập chỉ sở hữu có 20%.
Như vậy, gần như tất cả đặc khu kinh tế ở châu Phi đều do người TQ nắm giữ, các đối tác trong nước nếu có tham gia thì chỉ với một tỉ lệ nhỏ mà thôi.
Theo báo cáo của McKinsey năm 2015, TQ thống trị các hạng mục thương mại từ FDI, từ giá trị hàng hóa, viện trợ đến phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài yếu tố thị trường, FDI sẵn có của TQ và thặng dư lao động, đây cũng là những quốc gia có sức ảnh hưởng chính trị nhất định, hứa hẹn sẽ không chỉ đa dạng hóa hoạt động cho các công ty TQ mà còn thúc đẩy các mục tiêu của TQ tại châu lục. Theo thống kê của chính phủ TQ, cuối năm 2011, các đặc khu trên tạo ra 4,52 tỉ USD giá trị sản xuất và đóng góp 143 triệu USD tiền thuế.
Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi? - ảnh 1
Đa số các đặc khu kinh tế Trung Quốc đầu tư ở châu Phi bị đánh giá phô trương thì nhiều, hiệu quả thì khiêm tốn. Ảnh: CHINAAFRICAPROJECT
Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi? - ảnh 2
Cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tại đặc khu kinh tế Maluti-a-Phofung. Ảnh: GCIS
Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi? - ảnh 3
Công nhân tại đặc khu kinh tế Kigali ở Cộng hòa Rwanda, một quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa tại vùng Hồ Lớn, Trung Đông Phi. Ảnh: NMG
Tình trạng trì trệ tại các đặc khu ở châu Phi
Tuy nhiên, các đặc khu trên vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và kỳ vọng của các nước sở tại. Sau 12 năm trục trặc đủ đường, đặc khu Jinfei của Mauritius hiện chỉ hoàn thiện hạ tầng cơ bản với bốn công ty hoạt động. Ước tính có 107 người dân đã lâm vào cảnh khốn đốn khi phải nhường đất cho dự án. Đặc khu tại Zambia thì chỉ thu hút được một nửa doanh nghiệp theo kế hoạch, trong khi quan ngại về ô nhiễm môi trường hay mưa acid xuất hiện ngày càng nhiều.
Các đặc khu của Ai Cập và Nigeria tuy thu hút được nhiều sự chú ý và vốn đầu tư nhưng đến năm 2014 cũng chỉ đạt gần 10%-30% kế hoạch. Đặc khu của Ethiopia thậm chí còn phải thu nhỏ 60% diện tích do chủ đầu tư TQ gặp khó khăn về tài chính, trong khi dự án tại Algeria vẫn còn đang nằm trên giấy.
Theo UNDP, chính sự nhập nhằng của các bên tham gia phát triển mà đa phần đến từ các công ty TQ, vấn đề vốn cho cơ sở hạ tầng và các trở ngại trong việc kết nối với nền kinh tế địa phương đã gây ra tình trạng trên. Bên cạnh đó, các khoản vay ưu đãi từ phía TQ sẽ dễ dàng tăng thêm gánh nặng nợ cho các nước chủ nhà, nhất là trong các trường hợp SEZ dạng liên doanh, dẫn đến khả năng vỡ nợ.
Sri Lanka “gán” hải cảng để trả nợ
Vỡ nợ là trường hợp điển hình của Sri Lanka, một quốc gia châu Á. Nội chiến kết thúc năm 2009 kéo theo nhu cầu kiến thiết đất nước khẩn cấp của Sri Lanka và Bắc Kinh là nhà cung cấp viện trợ hào phóng nhất, lên đến 15 tỉ USD trong giai đoạn 2005-2017. Tính đến cuối năm 2015, Sri Lanka nợ nước ngoài lên đến 94% GDP, trong đó có 8 tỉ USD của TQ.
Tháng 9-2014, dự án thành phố cảng Colombo của Sri Lanka và TQ được khởi công với sự có mặt của lãnh đạo hai nước là ông Mahinda Rajapaksa và Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong vòng hai năm sau đó, tiến độ xây dựng liên tục bị trì hoãn do xích mích giữa nhà thầu và chính quyền địa phương khiến hải cảng này vẫn không thu hút được tàu thuyền quốc tế.
Khu vực cảng Hambantota với vốn đầu tư 1,5 tỉ USD cũng chịu tình trạng thất bại tương tự và đến cuối năm 2017 thì chính phủ Sri Lanka đã bán 80% hải cảng này cho TQ với giá 1,1 tỉ USD để giải quyết áp lực nợ. Sự hoạt động kém hiệu quả so với vốn đầu tư của hai dự án đã đóng góp không nhỏ vào số nợ nước ngoài của Sri Lanka.
Trường hợp “điển cứu” Thâm Quyến
Là biểu tượng cho mô hình đặc khu không chỉ của TQ mà là cả thế giới, Thâm Quyến có nhiều đặc điểm cá biệt để có thể thành công vang dội.
Đầu tiên là mô hình kinh tế. Dưới chủ trương đặc khu, nền kinh tế thị trường mang bản sắc chủ nghĩa xã hội TQ đã được cổ vũ phát triển mạnh mẽ tại đây trong giai đoạn TQ còn theo đuổi cơ chế bao cấp và những hệ quả nặng nề của cuộc Cách mạng văn hóa. Đây là điều kiện tối quan trọng đối với đầu tư cả trong và ngoài nước và càng cấp bách trong bối cảnh Mỹ và TQ vừa hoàn tất bình thường hóa quan hệ.
Những cơ hội mới ngày càng nhiều ở đặc khu và nhất là sự cạnh tranh công bằng, minh bạch và không tiêu cực với cả những công ty quốc doanh đã tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt. Nhưng gần 40 năm sau, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, những hiệp định thương mại tự do đa phương, những chính sách ưu đãi của đặc khu không còn đủ tiến bộ so với mặt bằng chung của quốc gia này để có thể tạo được động lực thần kỳ như trước.
Thứ hai là vị trí chiến lược của Thâm Quyến. Các ưu đãi về tài chính, nhân công, thuế, cam kết môi trường ổn định và thậm chí là cạnh tranh giữa các chính sách ưu đãi như thời hạn thuê đất có thể lên 99 năm ở các nước Đông Nam Á, 76-80 năm ở châu Phi là chưa đủ. Thâm Quyến có vị trí đắc địa, kết nối đặc biệt với Hong Kong - một trung tâm tài chính thế giới mà bấy giờ vẫn là tô giới của Anh. Các nhà đầu tư Hong Kong cũng chính là những người rót nhiều vốn nhất cho giai đoạn phát triển ban đầu của Thâm Quyến. Chính phủ TQ cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng nối đặc khu này với thị trường rộng lớn toàn quốc, một điều đã được rất nhiều quốc gia áp dụng.
Thứ ba, định hướng phát triển của thành phố luôn được chú trọng và cải tiến. Từ những ngày đầu chỉ xây dựng nhà máy, gia công, sản xuất hàng tiêu dùng giá trị thấp, nay Thâm Quyến đã là trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo của TQ, chỉ đứng sau Thượng Hải và Bắc Kinh. Những nhà máy sản xuất mô hình ngày xưa đang dần đóng cửa để nhường chỗ cho các mô hình dịch vụ và tiêu dùng.
Nhưng đặc khu Thâm Quyến không chỉ màu hồng. Theo điều tra năm 2006, có đến 7 triệu trong 12 triệu dân ở Thâm Quyến là những người lao động nhập cư mà đa số là không được bảo vệ về mặt luật pháp và xã hội. Tỉ lệ chết nơi người lao động công nghiệp ở đây cũng cao và có hơn 500.000 lao động trẻ em. Theo điều tra năm 2003, có ít nhất phân nửa số công ty ở Thâm Quyến đang nợ lương người lao động và có ít nhất 1/3 công nhân TQ được trả lương thấp hơn mức tối thiểu. Tỉ lệ lao động bỏ việc là trên 10%. Vào năm 2006, giới công nhân Thâm Quyến tiến hành hơn 10.000 cuộc đình công dù không có công đoàn độc lập nào.
Tình trạng người lao động bị lạm dụng gắn liền với tình trạng tội phạm. Hiện nay, tỉ lệ tội phạm ở Thâm Quyến cao gấp chín lần Thượng Hải và đây cũng là nơi nổi tiếng về việc buôn bán phụ nữ và mại dâm.
HOÀNG PHÚ - MINH TIẾN
 
Bà Mẹ Quê - Khánh Ly

Quốc hội lùi Luật đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh

11/06/2018 08:39 GMT+7

TTO - Trước chương trình họp chính thức sáng 11-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đứng lên kêu gọi người dân bình tĩnh trước thông tin tụ tập đông người tại một số nơi.

Quốc hội lùi Luật đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh - Ảnh 1.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Ảnh: Quochoi.vn
85,63% đại biểu Quốc hội sáng nay 11-6 đã biểu quyết tán thành điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2018).
Nội dung làm việc đầu tiên của Quốc hội sáng nay là biểu quyết về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định đọc cho biết: dự án luật này được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2017); sau đó đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Kết quả tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 23-5 vừa rồi cũng như góp ý bằng văn bản về dự án luật, cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật và cho rằng dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, bảo đảm phù hợp với hiến pháp.
"Các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm vào các nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật", ông Nguyễn Khắc Định nói.
"Tuy nhiên, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau".
Quốc hội lùi Luật đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh - Ảnh 2.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết sáng 11-6 - Ảnh: QUANG VINH
Không còn trường hợp đặc biệt thuê đất 99 năm
Ông Định cho biết trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân.
Việc hoàn thiện dự thảo luật này là để "bảo đảm xây dựng thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia", ông Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.
Quốc hội lùi Luật đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh - Ảnh 3.
Kết quả biểu quyết về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sáng 11-6 - Ảnh: L.K
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai
Các việc cần làm sau đây, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập các đặc khu; quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai tại các địa bàn dự kiến thành lập đặc khu, tích cực triển khai các công việc chuẩn bị về nguồn lực, điều kiện bảo đảm để khi luật và các nghị quyết được Quốc hội thông qua có thể thực hiện được ngay.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường thông tin, tuyên truyền, làm rõ những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm để tạo sự đồng thuận cao đối với các nội dung của dự thảo luật.
Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết: 423 đại biểu có mặt tại hội trường Diên Hồng đã tán thành việc lùi thời gian thông qua dự án luật, chiếm 85,63% tổng số đại biểu Quốc hội. Có 8 đại biểu không tán thành và 1 đại biểu không biểu quyết.
35062754_10212134137056627_6530262284806127616_n
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước Quốc hội sáng 11-6 - Ảnh: QUANG VINH
Chủ tịch Quốc hội kêu gọi người dân bình tĩnh
Lúc 8h20 sáng nay, trước khi bước vào chương trình họp chính thức, thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đứng lên kêu gọi người dân bình tĩnh trước những thông tin tụ tập đông người tại một số địa phương ngày hôm qua 10-6.
Chủ tịch Quốc hội nói: "Như chúng ta đã biết, trong ngày hôm qua tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng một bộ phận nhân dân tụ tập đông người gây ách tắc giao thông và có những việc làm quá khích gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
Qua đây chúng ta thấy việc Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn ở hội trường này đã lan toả trong đời sống nhân dân. Chỉ đáng tiếc là vấn đề đó bản chất đã làm cho nhân dân không hiểu đúng, bản chất của sự việc đã có sự hiểu lầm vấn đề.
Từ đó có những hành động quá khích, không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng. Việc này đã gây ảnh hưởng tới trật tự trị an và như chúng ta đã theo dõi trên đài báo thì rất nhiều phản ứng từ người dân rất đáng lo.
Do đó qua đây Quốc hội kêu gọi đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận. Quốc hội luôn luôn lắng nghe những ý kiến của nhân dân".
Chủ tịch Quốc hội nói tiếp: "Tất cả những ý kiến đóng góp đó bản thân tôi cũng nhận được thư của một đại biểu Quốc hội rất tâm huyết, rất có trách nhiệm. Tôi cho rằng chúng ta có nhiều hình thức, và trong hành động phát ngôn của chúng ta, đừng tạo ra thêm bất kỳ sự ngộ nhận hiểu lầm nào nữa.
Sự ngộ nhận đó lan ra ngoài xã hội thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của đất nước, chứ không phải chúng ta nói để được. Rất mong trong phiên họp sáng nay chúng ta phải dừng lại để tiếp tục lắng nghe ý kiến nhân dân. Cũng xin báo cáo với Quốc hội để chúng ta thấy được trách nhiệm của Quốc hội, trách nhiệm của từng đại biểu và từng cử tri khi bàn bạc nhận xét một quyết định mà Quốc hội đang làm việc".
Trình Quốc hội xem xét lùi thời gian thông qua Luật đặc khu Trình Quốc hội xem xét lùi thời gian thông qua Luật đặc khu
TTO - Để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật này tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV theo quy trình xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp.
LÊ KIÊN - T.B.DŨNG
DỰ THẢO “LUẬT ĐẶC KHU KINH TẾ”
 CÒN TIỀM ẨN NHIỀU RỦI RO
NGUYỄN MINH THUYẾT
Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII
Tôi rất vui mừng được tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, trình Quốc hội điều chỉnh thời gian cho thuê đất ở các đặc khu kinh tế xuống dưới 99 năm. Điều này thể hiện thái độ trọng thị của người đứng đầu Chính phủ đối với dư luận. Tuy nhiên, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (thường gọi là Luật Đặc khu kinh tế) mà Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu thông qua vào trung tuần tháng 6 này không phải chỉ khiến nhân dân lo lắng về thời hạn cho thuê đất mà còn thiếu vững chắc về các cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn, tiềm ẩn nhiều rủi ro khác. Cụ thể như sau:
1. Về cơ sở pháp lý
Trước hết, các quy định trong dự thảo Luật Đặc khu kinh tế (ĐKKT) liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia và chiếm hữu đất đai. Đây là những vấn đề thuộc quyền quyết định của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 đã long trọng tuyên bố: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.” Riêng về đất đai, tài nguyên, tài sản, Điều 53 Hiến pháp quy định rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”  Ở nước ta cũng như nước ngoài, từ xưa đến nay, với bất cứ quy mô tổ chức to nhỏ thế nào, mối quan hệ giữa người chủ với người quản lý cũng rõ ràng: Người quản lý không thể tự quyết định cho thuê đất tới gần 1 thế kỷ và ban hành những quy định có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ mà không xin ý kiến ông chủ. Tuy người dân đã bầu ra Quốc hội đại diện cho mình để quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, nhưng liệu gần 500 đại biểu Quốc hội có đủ thẩm quyền và có thể chịu trách nhiệm về một quyết định có tầm vóc lớn lao như những vấn đề dự thảo luật này đề ra không? Đây chính là những “vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia” phải trưng cầu ý dân theo quy định tại Điều 6 Luật Trưng cầu ý dân.
2. Về cơ sở khoa học và thực tiến
Do điều kiện địa, chính trị khác nhau nên mỗi nước có cách tạo đột phá khác nhau trong phát triển kinh tế. Từ năm 1961, Hàn Quốc đưa ra chính sách phát triển các tập đoàn kinh tế (cheabol). Còn Trung Quốc thì mở các ĐKKT từ năm 1979. Các tập đoàn kinh tế và ĐKKT đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển thần kỳ của hai quốc gia này. Nhưng bây giờ, những mô hình này cũng đang "có chuyện" và đang được thay đổi. Việt Nam chưa nghiên cứu thấu đáo về các mô hình kinh tế này; trước đây lập các tập đoàn kinh tế kiểu chaebol thất bại; nay lại học theo Trung Quốc mở ĐKKT. Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào mà không nghiên cứu kĩ và đưa ra những chính sách khả thi thì nhiều khả năng ĐKKT lại theo chân tập đoàn kinh tế thôi, nhưng rủi ro có thể lớn hơn nhiều.
Những rủi ro nói trên tiềm ẩn ngay trong các quy định của dự thảo Luật như:
- Thời hạn cho thuê đất có thể lên tới 99 năm, trong đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, tương đương cấp huyện, có quyền cho thuê đất tới 70 năm.
- Cho sản xuất quân trang quân dụng, vũ khí ở ĐKKT.
- Chấp nhận để cơ quan trọng tài nước ngoài, tòa án nước ngoài xử lý tranh chấp hoặc xét xử nhiều loại khiếu kiện theo luật pháp nước ngoài.
Những quy định nói trên vừa hạn chế quyền thực thi pháp luật Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam vừa tạo ra những rủi ro về an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời dễ dẫn tới lạm dụng quyền lực, phục vụ cho các nhóm lợi ích.      
Mục tiêu mở ĐKKT là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách. Nhưng hàng loạt các quy định về miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,… chỉ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp (ví dụ, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khi các doanh nghiệp đã thu mua đất rẻ, phục sẵn rồi) vừa làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước, vừa không đáp ứng được mục tiêu đã đề ra.
3. Về ý dân
Phân tích các ý kiến khác nhau về Luật ĐKKT trong những ngày qua, có thể thấy: bên cạnh những người biên soạn dự thảo luật này và một số doanh nghiệp đồng tình, số không đồng tình rất đông, ý kiến rất gay gắt. Một số vị soạn Luật cho rằng những người phản đối chưa hiểu rõ vấn đề. Nhưng trong số người không đồng tình có nhiều chuyên gia hàng đầu ở trong nước và nước ngoài, nhiều tướng lĩnh và cựu tướng lĩnh, nhiều đại biểu Quốc hội và cựu đại biểu Quốc hội, nhiều lãnh đạo và cựu lãnh đạo. Chắc chắn những người này phải có tâm, có tầm, có hiểu biết nếu không hơn thì cũng không kém người soạn dự thảo Luật. Giả sử có những người không đồng tình là do chưa hiểu rõ vấn đề thì trước số ý kiến không đồng tình đông đảo như vậy, Quốc hội có nên thông qua Luật ngay tại kỳ họp này không, hay nên trưng cầu ý dân xem thật sự tỷ lệ giữa người đồng tình với người không đồng tình là như thế nào rồi quyết định sau?
Quốc hội khóa XIII đã để lại một “kinh nghiệm” hi hữu trong lịch sử lập pháp: Ban hành bộ luật quan trọng hàng đầu là Bộ luật Hình sự để rồi chưa đến thời điểm có hiệu lực thi hành đã phải sửa. Tôi mong rằng các vị lãnh đạo và các nhà lập pháp hãy bình tĩnh lắng nghe ý kiến nhân dân, không chủ quan, nóng vội, để chọn quyết định sáng suốt nhất.  Một chính sách, một đạo luật chỉ có thể thành công, thúc đẩy phát triển đất nước khi chinh sách đó, luật dó có sự đồng thuận của dân. Đồng thuận càng cao, thành công càng càng lớn...
4. Kiến nghị
Từ những điều đã nêu, tôi kiến nghị với lãnh đạo cấp cao và Quốc hội như sau:
- Không ban hành Luật ĐKKT mà tiếp tục áp dụng các nghị định hiện hành vì ĐKKT mới chỉ là mô hình thí điểm. Nếu nghị định chưa phù hợp thì sửa nghị định.
- Nếu vẫn nhất quyết ban hành Luật ĐKKT thì phải tổ chức trưng cầu ý dân.
 
Thương Cảng VÂN ĐỒN, Miếng Mồi Ngon Của TQ - TRẦN HƯNG ĐẠO Cử Tướng TRẦN KHÁNH DƯ Trấn Giữ Ra Sao
(Chính trị) - Mặc dù, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu từ Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sang Kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện, thế nhưng ngày hôm nay ở một số điểm trên cả nước vẫn diễn ra cái gọi là biểu tình ôn hòa do bị xúi giục kích động. Vậy thực chất cái gọi là “biểu tình ôn hòa” mà các thế lực thù địch đang kêu gào tiến hành là gì, âm mưu thâm độc của nó như thế nào?

 Thông tin được chia sẻ trên facebook của đối tượng phản động Nguyễn Huữ Vinh
Thông tin được chia sẻ trên facebook của đối tượng phản động Nguyễn Huữ Vinh
Cái gọi là “biểu tình ôn hòa”
Đó chính là xúi giục những người công nhân nghèo ở Công ty Pouchen thuộc khu công nghiệp Tân Tạo đình công. Theo những gì chia sẻ thì có khoảng 2/3 công nhân( 50.000 người) đã bỏ việc để đình công dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng sản xuất, mất an ninh trật tự ở một khu vực lớn. Từ thông tin của facebook JB Nguyễn Hữu Vinh – một đối tượng phản động cho thấy, nhân viên văn phòng của khu công nghiệp đã bị nhốt lại, thậm chí đã có tiếng súng nổ – đây là những hành vi hết sức nguy hiểm. Bởi hành động giam giữ người và sử dụng súng là những hành vi vi phạm luật pháp, có thể bị xử lý hình sự. Nghiêm trọng hơn là sau khi một lượng lớn người tham gia biểu bình như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc họ bị mất việc, cuộc sống đã khốn khó nay lại cơ cực hơn. Ấy vậy mà, những kẻ lu loa yêu nước như Nguyễn Hữu Vinh lại khuyến khích người dân vi phạm pháp luật, trong khi bọn chúng ngồi ở nhà lướt bàn phím và hô hào, đe hèn nào hơn?
Đó chính là kích động, kêu gọi biểu tình thông qua hệ thống tin nhắn Mesenger. Những ngày qua trên mạng xã hội liên tiếp hình thành nên các hội nhóm mời tham gia sự kiện biểu tình phản đối ngày 15/6 tới đây khắp phạm vi cả nước. Đồng thời xuất hiện những tin nhắn gửi đến các tài khoản cá nhân trong nước kêu gọi xuống đường tham gia biểu tình. Thậm chí, các đối tượng xấu còn sử dụng các phần mềm phát lại các video cũ dưới dạng “Trực tiếp” để đánh lừa cộng đồng mạng, sử dụng những hình ảnh ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 để gây sự hiểu làm, nhầm tưởng đang có biểu tình, đang có xuống đường nhưng thực chất là video cũ, hình ảnh vay mượn. Thậm chí, các đối tượng phản động tận khu tự trị Cali cũng mượn hơi livestream kêu gọi hô hào người dân xuống đường biểu tình, họ còn đưa ra những lời lẽ kích động nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc và kèm theo đó là tìm đủ cách để khoét sâu vào quan hệ Việt Trung, khuyến khích người dân đập phá và đánh đuổi những công ty, xí nghiệp doanh nhân người Hoa đang làm ăn và sinh sống, đóng góp cho kinh tế Việt Nam. Đây là chiêu trò sử dụng chiến lược phi quân sự, tập trung tấn công vào tâm lý và dư luận, gây bất mãn trong quần chúng nhân dân hòng kích động nổi loạn, bạo động quen thuộc của các thế lực thù địch.
Vài tấm ảnh ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam được người xấu đăng tải với nội dung, " Người dân xuống đường phản đối chính quyền bán Nước" lại được hơn 80.000 lượt chia sẻ.
Vài tấm ảnh ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam được người xấu đăng tải với nội dung, ” Người dân xuống đường phản đối chính quyền bán Nước” lại được hơn 80.000 lượt chia sẻ.
Đó chính là sẵn sàng chi tiền để người dân xuống đường biểu tình. Theo một số nguồn tin cho biết, nếu càng bạo loạn, thậm chí đổ máu thì số tiền được nhận các nhiều. Nghiêm trọng hơn các đối tượng phản động không chỉ kích động biểu tình, bọn chúng lại còn hướng dẫn sử dụng bom xăng. Bạn thử tưởng tượng một đám đông như vậy mà có một vài chai bom xăng được ném ra thì hậu quả như thế nào? Ai là người thiệt hại lớn nhất? Chính là những bị kéo vào vở kích gọi là biểu tình ôn hòa này!
Không chỉ kích động biểu tình, bọn chúng lại còn hướng dẫn sử dụng bom xăng
Không chỉ kích động biểu tình, bọn chúng lại còn hướng dẫn sử dụng bom xăng
Và sau cái gọi là biểu tình ôn hòa ấy là gì?
Là dù người tham gia đơn giản nghĩ rằng mình chỉ phản đối dự thảo Luật Đặc khu nhưng đã vô tình “trúng kế” bọn xấu và mặc nhiên trở thành người ủng hộ hoạt động chống Đảng và Nhà nước của bọn chúng. Chưa kể, trong quá trình tuần hành, nếu có kẻ nào đó lợi dụng đám đông để trưng biểu ngữ/ khẩu hiệu phản động, trưng cờ phản động ba sọc… thì những người tham gia cuộc tuần hành đó dễ bị coi là những thành phần ủng hộ bọn phản động.
Là hiện nay nước ta chưa có Luật Biểu tình; về nguyên tắc, công dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm nhưng trong việc biểu tình, người tham gia có thể làm như thế nào thì chưa có quy định cụ thể, và vì vậy dễ dẫn đến những vi phạm pháp luật khác, như tụ tập đông người nơi dành cho xe lưu thông, đi ngược chiều, chống người thi hành công vụ…
Là khi một số lượng người đáng kể tham gia biểu tình, dù dưới danh nghĩa là “biểu tình ôn hòa” hay “tuần hành ôn hòa” thì ít nhất cũng gây nên cảnh kẹt xe hoặc tụ tập đông người ở các nơi công cộng hoặc khi chen lấn làm hư hại tài sản của người dân ở hai bên đường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi lại, buôn bán, sinh hoạt của rất nhiều người khác. Như vậy, việc tuần hành có ý nghĩa gì chưa rõ nhưng trước mắt đã gây thiệt hại trực tiếp đến hoạt động bình thường của chính bà con ta.
Là khi tham gia biểu tình, trong điều kiện đông người, rất dễ xảy ra tình trạng phụ nữ, trẻ em, người già yếu nếu vô tình có mặt trong đoàn biểu tình hoặc chỉ tham gia cho “có phong trào” cũng rất dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, bị giẫm đạp… Bên cạnh đó, nhiều người dễ bị mất mát tài sản do kẻ xấu trà trộn vào để trộm cắp. Ngoài ra, trong đám đông dễ dẫn đến những va chạm, từ đó hình thành các hoạt động bạo lực, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều người.
Là trong một cuộc biểu tình, dễ phát sinh tâm lý đám đông, khi có kẻ xấu kích động, giật dây để một số người có hành vi sai trái thì đám đông dễ bị tác động dây chuyền, dẫn đến những hành vi khó kiểm soát và những hậu quả khó lường. Chẳng hạn, chúng có thể khiêu khích và tấn công trước đối với lực lượng giữ gìn trật tự, nên khi bị khống chế, tạm giữ, tức thì chúng sẽ vu khống rằng lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình. Trong đám đông, có khi thông tin không được tiếp nhận đầy đủ, chỉ thấy nhiều người la hét, tấn công ai đó… thì bị tác động và làm theo, như vậy từ chỗ vô ý sẽ trở thành hoạt động sai trái và theo chủ đích của kẻ xấu.
Âm mưu thâm độc sau cái gọi là biểu tình ôn hòa
Âm mưu thâm độc sau cái gọi là biểu tình ôn hòa
Âm mưu thâm độc sau cái gọi là biểu tình ôn hòa
Cho đến thời điểm này, chúng ta vẫn không hết đau xót trước nhưng phiên tòa xử lý những người bị kích động bạo loạn ở Bình Dương trong vụ HY 981. Sau đó những phiên tòa, những giọt nước mắt và những khó khăn chồng chất khi công nhân thiếu việc làm. Hàng loạt những cái đầu nóng phải vào tù vì những hành động ngông cuồng như hôi của, đập phá và đốt công ty, môi trường công đầu tư địa phương bị ảnh hưởng trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, những thanh niên lao động vùng thanh, nghệ, tĩnh bị phân biệt đối xử vì tổ chức cầm đầu những vụ đập phá. Bài học nhãn tiền đã có, vậy thì há gì chúng ta bị mắc mưu những kẻ muốn kích động, lợi dụng sự bức xúc, lòng yêu nước của người dân ta để gây ra sự lộn xộn mất đoàn kết nội bộ, làm xấu đi hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực ra cái thâm độc nhất của những kẻ mưu đồ chính trị trong sự việc này là cố tình thổi bùng sự việc đi quá xa với bản chất của nó để khẳng định Việt Nam đã nằm gọn trong tay của Trung Quốc. Và điều này đang gián tiếp tuyên truyền về cái mộng bá chủ thế giới của họ. Chúng ta cứ đề phòng giặc ngoại xâm mà chẳng biết rằng có những tay Hán gian đang cố tình dẫn dắt mình lột vào cái hố bá chủ do chúng đào sẵn. Vì thế, hỡi các bạn trẻ hãy yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh!
Bảo An 
 
Chuyện gì xảy ra ở Đặc khu kinh tế Boten tại Lào và bài học nhãn tiền đắt giá cho Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét