Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chó hoang châu phi

Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của "sát thủ máu nóng"

Trang Ly |
Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của "sát thủ máu nóng"
Hình ảnh cắt từ video của NatGeo.

Sở hữu cặp hàm có cú cắn mạnh kỷ lục trong các loài động vật có vú, "sát thủ máu nóng" nhanh chóng "tiễn" linh dương về cõi chết.

Nổi tiếng là những chuyên gia săn mồi nguy hiểm và nhanh nhẹn bậc nhất vùng thảo nguyên châu Phi, với chiến thuật săn mồi bầy đàn có một không hai, loài "sát thủ máu nóng" này là kẻ thù gây khiếp sợ của loài linh dương to lớn.
Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của sát thủ máu nóng - Ảnh 1.
Vẻ hung dữ của "sát thủ máu nóng" vùng thảo nguyên châu Phi.
Mang vẻ ngoài hung dữ đầy đe dọa, có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú (thuộc bộ ăn thịt), chúng không chỉ khiến linh dương, ngựa vằn khiếp sợ mà còn khiến chính con người chúng ta phải dè chừng.
Tên gọi của chúng là chó hoang châu Phi.
Fact File
Chó hoang châu Phi
Tên gọi khác: Chó săn.
Danh pháp khoa học: Lycaon pictus.
Số lượng tồn tại: 3.000 đến 5.000 con.
Tập trung sống tại: Miền đông và miền nam châu Phi.
Là họ hàng xa của chó sói và chó nhà, chó hoang châu Phi là sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ, sức mạnh và sự thông minh.
Trang bị cho tốc độ săn bắt mồi đỉnh cao cho chúng là sự phát triển đỉnh cao của khứu giác, thị giác và thính giác.
Sức mạnh của chúng tỉ lệ thuật với kích thước cơ thể, một con chó nặng hơn 30 kg sở hữu cú cắn mạnh hơn bất cứ loài động vật có vú nào trên Trái Đất.
Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của sát thủ máu nóng - Ảnh 3.
Một chú chó hoang châu Phi.
Chiến thuật săn mồi theo bầy đàn đỉnh cao của chó hoang châu Phi
Linh dương châu Phi là một trong những thức ăn ưa thích nhất của chó săn. Thế nhưng, trên vùng thảo nguyên rộng lớn, sự cạnh tranh luôn rất khốc liệt.
Kẻ thù đáng gờm nhất của chó hoang châu Phi chính là linh cẩu và sư tử. Chúng không chỉ cướp đi nguồn thức ăn tuyệt vời của chó săn mà còn có khả năng đe dọa sự sống còn của chúng, đặc biệt là các con con.
Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của sát thủ máu nóng - Ảnh 4.
Đàn chó con đang chờ "người lớn" đem thịt về ăn.
Để sinh tồn và bảo vệ giống nòi, bầy chó hoang châu Phi phải đi săn thường xuyên để cung cấp nguồn thức ăn cho cả đàn và các con.
Không như sư tử hay cá sấu (hay rình mò trong im lặng), chó hoang châu Phi sử dụng tốc độ và chiến thuật nhằm tách con mồi ra khỏi đàn.
Điều này đòi hỏi chó săn phải sử dụng đến trí thông minh. Chúng triển khai các chiến thuật này tùy theo con mồi và nhu cầu của cả đàn.
Chiến thuật đỉnh cao mà đội quân săn mồi chó hoang thường áp dụng với các con mồi là bủa vây, giăng bẫy và đột kích.
Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của sát thủ máu nóng - Ảnh 5.
Chó hoang châu Phi là đội quân đi săn mồi đỉnh cao của thảo nguyên.
Một đội quân gồm 5 đến 20 con có thể trở thành đội săn mồi tài ba nhất hành tinh. Sau quá trình cô lập con mồi, chó săn đầu đàn ở vị trí trung tâm sẽ sử dụng chiến thuật "giáp lá cà" tấn công con mồi.
Khi nhận được tín hiệu từ con đầu đàn, đội quân chó săn còn lại sẽ cùng nhảy vào, tấn công con mồi xấu số.
Tính kỷ luật đỉnh cao trong xã hội loài chó hoang châu Phi
Mang đặc tính của chó sói, tính kỷ luật khi đi săn và chia mồi của chó hoang châu Phi cực kỳ chặt chẽ.
Ở chúng, sự phân cấp được chấp hành vô cùng nghiêm ngặt: Con đầu đàn sẽ chỉ huy tất cả trong các cuộc đi săn và chia thức ăn.
Sau khi đi săn về, thịt được phân phát từ trên xuống dưới, ưu tiên nhất là các con con. Khi chưa tới lượt, các con khác phải kiên nhẫn chờ đợi.
Linh dương chịu chết sau màn bủa vây của sát thủ máu nóng - Ảnh 6.
Ở chúng, tính kỷ luật trong săn mồi và hưởng thành quả cực kỳ cao.
Tranh giành, đấu đá và ghen tỵ không bao giờ tồn tại trong thế giới của chó hoang châu Phi. Chính điều này đã tạo nên đội quân săn mồi đỉnh cao của vùng thảo nguyên châu Phi.
Màn săn mồi đỉnh cao của chó hoang châu Phi
Trong đoạn video này, một chú linh dương đã bị đàn chó hoang dùng chiến thuật vây giáp và tấn công.
Con mồi đơn lẻ nhanh chóng bị vô hiệu hóa và chịu đựng cái kết không thể khác hơn.
Xem video: Màn đi săn ngoạn mục của chó hoang châu Phi "tiễn" linh dương về cõi chết
Màn đi săn ngoạn mục của chó hoang châu Phi "tiễn" linh dương về cõi chết. Video: NatGeo/Youtube.
theo Trí Thức Trẻ

Chó hoang châu Phi đối mặt nguy cơ tuyệt chủng vì nóng

21/07/2017 12:36 GMT+7

TTO - Loài chó hoang châu Phi đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trước hiện tượng nóng lên toàn cầu, trở thành loài động vật nhiệt đới đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này, tạp chí Times đưa tin ngày 20-7.

Số lượng chó hoang châu Phi đang giảm mạnh - Ảnh: Guardian
Số lượng chó hoang châu Phi đang giảm mạnh - Ảnh: Guardian
Nghiên cứu mới của Hội Động vật học London (Anh) tiến hành vào đầu năm nay cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến loài chó hoang ở châu Phi.
Theo đó, số lượng quần thể của loài thú hoang này đang bị ảnh hưởng do tỉ lệ tử vong của chó con tăng mạnh trong những năm qua, tăng đến 3 - 5 lần tùy theo từng vùng.
Ở Kenya, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 1 độ C, đẩy tỉ lệ tử vong của chó con lên đến 31%. Con số này ở Zimbabwe lên đến 14%.
Vào thời điểm năm 1989, tỉ lệ tử vong trung bình của chó con loài này ở châu Phi chỉ ở mức 5,1%. Khí hậu nóng lên toàn cầu đã làm giảm thời gian đi săn trong một ngày, dẫn đến lượng mồi mang về cho các con chó con cũng giảm theo, và hệ quả là tỉ lệ tử vong theo đó tăng mạnh.
Ngoài ra, theo nghiên cứu trên, chính thời tiết nóng cũng tác động trực tiếp lên các con chó con.
Trên thế giới, số lượng chó hoang châu Phi chỉ còn khoảng 6.600 con, trong đó 1.400 con trưởng thành.
Không chỉ chó hoang, nhiều giống loài châu Phi khác đang chịu ảnh hưởng gián tiếp của hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu khiến lượng nước ngọt bị thiếu hụt.
Chẳng hạn, loài voi châu Phi cũng đã được đưa vào danh sách động vật bảo tồn.
Voi là một trong những loài sống trên cạn cần nhiều nước nhất, vì thế việc thiếu nước ngọt khiến số lượng quần thể loài này ở lục địa đen giảm đi một cách đáng báo động.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng đến cuối thế kỷ này số lượng voi châu Phi sẽ mất đi 30% do hiện tượng nóng lên toàn cầu nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung.
Giới khoa học cảnh báo rằng khi một loài trong tự nhiên tuyệt chủng thì có thể dẫn đến khủng hoảng môi trường, hoặc sự tuyệt chủng của những giống loài khác.
Mất đi một loài sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, đặc biệt là cân bằng trong chuỗi thức ăn, dẫn đến sự tuyệt chủng, hay giảm mạnh về số lượng của nhiều loài khác.
Mặc dù tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhưng vẫn chưa phải quá muộn để con người ra tay và thay đổi những hành động của mình nhằm cứu lấy môi trường.
MY HÀ

Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?

Bảo Nhi Spiderum , Theo Trí Thức Trẻ 9 tháng trước

Giống con người, một chú chó hoang dã cũng biết hắt hơi. Đôi khi chúng hắt hơi vì phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng hành vi này còn là nghi thức đưa ra quyết định cuối cùng trước cuộc săn mồi bầy đàn. Quả nhiên sự dân chủ tồn tại khắp mọi nơi.

Giống con người, một chú chó hoang dã cũng biết hắt hơi. Đôi khi chúng hắt hơi vì phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng hành vi này còn là nghi thức đưa ra quyết định cuối cùng trước cuộc săn mồi bầy đàn. Quả nhiên sự dân chủ tồn tại khắp mọi nơi.
Chó hoang châu Phi bỏ phiếu bằng cách hắt xì hơi
Theo tạp chí khoa học ‘Proceedings of the Royal Society B’ chuyên mục khoa học – sinh học, những chú chó hoang sống ở quốc gia Namibia, Nam Phi chỉ bắt đầu cuộc săn mồi sau khi nghe đủ tiếng hắt hơi của đồng bọn như một sự biểu quyết tập thể. Cô Reena Walker, sinh viên đại học Brown và là kỹ sư nghiên cứu tại Hiệp hội Bảo tồn Động vật săn mồi Botswana, cho biết: hắt hơi là một hình thức giao tiếp để đưa ra quyết định trong những lần đi săn.

Những chú chó hoang ở khu bảo tồn Selinda Botswana, tạo ra một loạt tiếng hắt hơi thay cho câu trả lời ‘Có’ khi quyết định săn mồi.
Những chú chó hoang ở khu bảo tồn Selinda Botswana, tạo ra một loạt tiếng hắt hơi thay cho câu trả lời ‘Có’ khi quyết định săn mồi.
Ban đầu, Walker cùng những đồng nghiệp đến đây để tìm hiểu về tập tính đánh dấu lãnh thổ của bầy chó hoang. Nhưng sau đó họ lại tò mò về một thói quen khác thường của chúng. Walker nói ‘Chúng tôi đều thắc mắc tại sao những chú chó này lại hắt hơi nhiều đến vậy?’.
Khi quan sát 5 đàn chó hoang, họ đã chứng kiến khá nhiều lần chúng thoăn thoắt truy đuổi và tóm gọn con mồi thành công. Nhưng cũng có vài pha săn mồi thất bại. Dù kết quả như thế nào, cả đàn đều quay về địa bàn và ngủ nằm chồng lên người nhau.

Dưới ánh nắng gay gắt của Nam Phi, bầy chó thường chọn những nơi có bóng râm để nghỉ ngơi.
Dưới ánh nắng gay gắt của Nam Phi, bầy chó thường chọn những nơi có bóng râm để nghỉ ngơi.
Nhóm nghiên cứu nhận ra một quy tắc chung của tập thể: càng nhiều tiếng hắt hơi có nghĩa là sẽ cần nhiều cá thể hơn để có thể tiến hành săn mồi. Nếu những con mạnh nhất chỉ huy cuộc săn, sẽ cần 3 tiếng hắt hơi ra hiệu cho cả bầy chó truy đuổi con mồi, đối tượng của chúng thường là linh dương. Còn nếu những con ít mạnh hơn khởi đầu chuyến săn, sẽ cần 10 tiếng hắt hơi để cả bầy có thể chắc chắn thu về được chiến lợi phẩm.
Các nhà nghiên cứu không thể chắc chắn số liệu trên có luôn đúng trong mọi trường hợp. Nhưng Walker đã chứng minh chúng phân loại các kiểu hắt hơi khác nhau cho những đối tượng khác nhau - một loại dành cho những con chó đầu đàn và một loại cho những con còn lại. Điều này có nghĩa là những cái hắt hơi sẽ tượng trưng cho số lượng biểu quyết của tập thể.
Nhóm nghiên cứu cũng có phát hiện mới về những thủ lĩnh của đàn chó hoang. Chúng là những thành viên duy nhất trong tập thể có thể bảo vệ con của mình sống sót đến tuổi trưởng thành. Những con chó hoang khác có nhiệm vụ nuôi và chăm sóc con dùm chúng.
Do đó có thể đi đến kết luận rằng loài động vật này không xây dựng tập thể theo phong cách độc tài như chế độ chuyên chính ở xã hội loài người. Walker cho biết ‘Chúng thật sự áp dụng nguyên tắc dân chủ vào các sinh hoạt hằng ngày và quyết định tập thể.’

Tập tính hắt hơi của chó hoang Nam Phi đã tiết lộ chúng không sống độc tài như nhiều người nghĩ.
Tập tính hắt hơi của chó hoang Nam Phi đã tiết lộ chúng không sống độc tài như nhiều người nghĩ.
Walker hy vọng công trình nghiên cứu của họ sẽ là một thông điệp cảnh báo đến mọi người về nguy cơ tuyệt chủng của loài thú hoang dã này. Chỉ còn khoảng 6600 chú chó hoang trên châu lục và con số này còn đang giảm dần do môi trường sống bị chia cắt hoặc bệnh dại.
Loài chó hoang Nam Phi sống đề cao tinh thần tập thể và xem trọng huyết thống gia đình. Walker hy vọng sẽ có nhiều người biết đến điều tuyệt vời này hơn.

Chó hoang bị linh dương đầu bò đuổi té khói

Là loài động vật có tỷ lệ săn thành công cao hơn cả sư tử, báo đốm nhưng đôi lúc, chó hoang châu Phi vẫn chịu thua trước linh dương đầu bò.
1 / 8
Tại khu bảo tồn động vật hoang dã Senalala Luxury Safari Camp thuộc vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, những người hướng dẫn đã ghi lại được cảnh tượng thú vị khi linh dương đầu bò điên tiết, đuổi húc chó hoang châu Phi chạy trối chết. (Ảnh: Africa Geographic)
Theo Kiến Thức

Chó hoang châu Phi cả gan chống lại hà mã gây sốc

Thứ tư, 25 Tháng tư 2018, 17:05 GMT+7Bấm ngay

Tinh thần đoàn kết cực tốt, phối hợp đồng đội miễn chê, những con chó hoang châu Phi ranh mãnh và lỳ lợm đã từng bước ép hà mã khổng lồ, khiến kẻ thù phải bỏ cuộc, nhường thịt linh dương cho chúng.
Mới đây, anh Pierries du Toit, một du khách trong lúc khám phá thiên nhiên hoang dã ở Nam Phi đã phát hiện ra tình huống cạnh tranh sinh tồn vô cùng kịch tính và nhanh tay ghi lại được cảnh tượng.
Cho hoang chau Phi ca gan chong lai ha ma gay soc
Theo Pierries, từ khoảng cách 200m, anh nhìn thấy một con linh dương đang cố chạy trốn đàn con chó hoang châu Phi đói khát phía sau.
Khi bị đuổi đến bờ sông, không ngại ngần, con linh dương đã lao thẳng xuống nước và cố gắng bơi ra xa, hi vọng an toàn trước những con chó hoang khát máu.
Cho hoang chau Phi ca gan chong lai ha ma gay soc
Chẳng may, hành động của nó đã khiến con hà mã đang đầm mình dưới nước bực mình. Con hà mã khổng lồ từ từ trồi lên, trầm tĩnh đến gần linh dương và há rộng chiếc hàm cực khỏe của mình, giết chết linh dương tội nghiệp trong vòng một cú đớp.
Cho hoang chau Phi ca gan chong lai ha ma gay soc
Tuy nhiên, ngay khi kéo xác linh dương lên bờ, hà mã lại phải đối đầu với những con chó hoang to gan và cực kỳ lỳ lợm.
Kiều Dụ (Theo Sina)
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức >>>)

Những động vật nguy hiểm nhất thế giới - Chó hoang châu Phi


Những giống chó hoang hiếm nhất thế giới

(Kiến Thức) - Với hàng loạt giống chó nhà đa dạng đến chóng mặt, đôi khi người ta quên lãng sự tồn tại của các giống chó hoang ngoài tự nhiên.
Sói đỏ là giống chó hoang bản địa của Trung và Đông Nam Á, được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống. Đặc biệt, thay vì sủa như đồng loại, chúng lại “huýt còi” và có hệ thống ngôn ngữ cơ thể khá phức tạp.
Chó biết hát New Guinea là một giống chó hoang bản địa của đảo Papua New Guinea thuộc dòng chó Dingo nhưng sở hữu đặc điểm rất khác biệt là biết ca những bài ca của loài chó với những âm thanh tru tréo đặc biệt.
Là loài chó đặc hữu duy nhất của lưu vực Amazon, chó tai ngắn rất hiếm và nhút nhát nên con người rất ít khi bắt gặp. Chúng nổi tiếng với những cử động nhẹ nhàng như mèo và chế độ ăn uống đa dạng gồm cá, côn trùng, động vật có vú nhỏ, cua, ếch, và các loài bò sát.
Chó lông rậm (hay chó bờm) có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Đây là một loài chó hết sức độc đáo bởi có màng chân, giúp chúng bơi cực giỏi và sống khá thoải mái ở vùng rừng đất thấp ẩm ướt và thảo nguyên.
Tuy có khuôn mặt khá giống gấu mèo Mỹ nhưng lửng chó thực chất là một động vật thuộc họ chó – loài bản địa của vùng Đông Á với đặc điểm dễ nhận là thân trên dài nhưng chân lại ngắn ngủn.
Có thể nói cáo hoa râm là loài chó “độc nhất vô nhị” bởi chế độ ăn uống quái dị của chúng gồm toàn những động vật không xương sống nhỏ (như côn trùng) và thói quen sống về đêm.
Chó hoang châu Phi thường sống theo đàn khoảng 40 con, do một đôi vợ chồng thống trị. Chúng nổi tiếng với cú cắn cực mạnh nhưng bị nguy hiểm bởi nạn săn bắn, bệnh tật và môi trường sống bị thu hẹp.
Sinh vật chân dài này không phải là chó sói hay cáo mà là một giống chó hoang có tên sói bờm, thuộc chi Chrysocyon. Chúng sống trong các vùng cây cỏ và cây cối rậm rạp của Nam Mỹ, ăn trái cây, rau quả, động vật gặm nhấm và chim.
Đúng như cái tên của mình, cáo ăn cua cực yêu thích món cua sống tươi ngon. Ngoài ra, chúng cũng rất biết tận dụng cơ hội làm đầy dạ dày bằng một số món ăn khác như chim, trứng hay côn trùng.
Rất xinh đẹp nhưng chó rừng đỏ Ethiopia là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong danh sách này đến mức chỉ còn lại khoảng 500 cá thể sống ngoài tự nhiên. Chúng cũng là những chú sói thực sự duy nhất ở lục địa châu Phi.
Cáo Darwin là loài động vật cực kỳ quý hiếm, có thể được tìm thấy trong các khu rừng rậm rạp trên đảo Chile (Chilóe).
Có nguồn gốc ở quần đảo Channel của California (Mỹ), cáo đảo là loài chó hoang ăn đêm nhưng khá dễ bị chế ngự do bản tính ngoan ngoãn của nó.
Cáo tai dơi có nguồn gốc từ châu Phi với đặc điểm khá dễ nhận là đôi tai to bất thường được dùng để săn mồi (những con mối) và phát hiện kẻ thù.
Cáo Nam Mỹ là một loài chó hoang dã Nam Mỹ, có kích thước lớn thứ hai trên lục địa sau sói bờm và diện mạo có nhiều nét tương đồng với cáo đỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét