Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Phút giây cảnh giác 29

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
PHÚT GIÂY CẢNH GIÁC ★ Bãi giữ xe - Khách hàng lớn - Nhanh như chớp

10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử

Dân trí Hôm 6/3 vừa qua, một trong những trùm lừa đảo tài chính nổi tiếng nhất trong lịch sử Allen Stanford đã phải ra hầu tòa tại Mỹ vì đã vận hành một chương trình lừa đảo đa cấp (Ponzi) khiến 30.000 nhà đầu tư “sập bẫy” và mất sạch tổng số tiền 7 tỷ USD.

Stanford là một trong những đại diện nổi bật nhất của hoạt động lừa đảo trong lịch sử tài chính thế giới. Tuy nhiên, trước siêu lừa này, cũng đã có nhiều “bậc tiền bối” sừng sỏ khác bị luật pháp sờ gáy. Đặc biệt, trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008-2009, một loạt vụ lừa đảo tài chính quy mô lớn vỡ lở, trong đó phải kể tới vụ lừa đảo khổng lồ của Bernie Madoff.

Tạp chí Time của Mỹ điểm qua 10 vụ lừa đảo tài chính kiểu Ponzi đình đám nhất từ trước đến nay:

Allen Stanford

10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Stanford từng là một trong những tỷ phú tài chính nổi tiếng của Mỹ, có lối sống xa hoa, sở hữu nhiều biệt thự, du thuyền, và thậm chí cả một sân bóng cricket ở quần đảo Antigua. Ở thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Stanford lên tới 2,2 tỷ USD. Làm từ thiện hào phóng, Stanford thậm chí còn được phong tước hiệp sỹ tại Antigua.

Lớp vỏ hào nhoáng này đã bị “lột trần” khi vào tháng 2/2009, Stanford bị Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) cáo buộc lừa đảo giới đầu tư. Các công tố viên vào cuộc và phát hiện, danh mục đầu tư trị giá nhiều tỷ USD mà Stanford huy động vốn của khách hàng với lời hứa sẽ trả lợi nhuận béo bở chỉ là giả mạo. Nhiều nạn nhân của Stanford mất trắng cả tiền tiết kiệm dưỡng già. Họ phải đợi 3 năm để chờ kẻ lừa đảo này bị đem ra trước vành móng ngựa cách đây ít hôm, bất chấp các luật sư của bị cáo cho rằng thân chủ của họ có vấn đề về trí nhớ. Theo cáo trạng, Stanford đã lừa 30.000 người với tổng số tiền 7 tỷ USD. Nhiều khả năng, Stanford sẽ phải bóc lịch 20 năm trong trại giam.

William Miller, “cha đẻ” của Ponzi
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Nhiều thập kỷ trước khi mô hình lừa đảo đa cấp được gán cho cái tên Ponzi, kiểu lừa đảo này đã được một thủ thư có tên William Miller ở Brooklyn khởi xướng. Nhiều người đã vét sạch những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình để góp vào công ty đầu tư mang tên Franklin Syndicate do Miller lập ra vào năm 1899, với hy vọng sẽ được trả lãi suất 10% mỗi tuần. Miller được đặt biệt danh “520%” - chỉ mức lãi suất cả năm mà ông ta hứa với các nhà đầu tư.

Siêu lừa này tuyên bố ông ta có một bí quyết để nắm bắt cách kinh doanh của các công ty ăn nên làm ra. Tuy nhiên, vụ việc rồi cũng đến lúc vỡ lở. Miller lừa của các nhà đầu tư 1 triệu USD, tương đương với 25 triệu USD ngày nay. Ông ta bị kết án 10 năm, nhưng chỉ phải ngồi 5 năm trong nhà đá. Sau khi được thả tự do, Miller đến Long Island kiếm sống bằng cách mở một cửa hiệu tạp hóa.

Charles Ponzi
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Charles Ponzi không phải là người đầu tiên “thiết kế” ra kiểu lừa đảo Ponzi, nhưng kiểu lừa này được đặt theo tên ông ta vì cú lừa mà ông ta thực hiện đã khiến cả nước Mỹ phải chấn động vào thời đó. Năm 1919, gã người Italy nhập cư vào Mỹ này hứa với các nhà đầu tư rằng, họ sẽ kiếm đậm bằng cách mua tem thư quốc tế từ các quốc gia khác rồi đổi lấy tem thư Mỹ. Để hợp pháp hóa chương trình lừa đảo của mình, Ponzi đã mở ra công ty mang tên “Securities Exchange Company” ở Boston.
Ponzi “quay vòng” bằng cách dùng tiền của những nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư đã góp vốn từ trước, đồng thời bỏ túi nhiều triệu USD. Cho tới khi đổ bể, vụ lừa đảo này khiến các nhà đầu tư mất trắng 20 triệu USD, đồng thời khiến 6 ngân hàng phá sản.

Tom Petters
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Vào năm 2010, một doanh nhân ở bang Minnesota, Mỹ, có tên Tom Petters bị kết án 50 năm tù giam sau khi vụ lừa đảo Ponzi 3,65 tỷ USD do ông ta “đạo diễn” bị lôi ra ánh sáng. Đây được xem là vụ Ponzi lớn thứ ba trong lịch sử sau vụ Bernie Madoff và vụ Alan Stanford.
Với tư cách là CEO kiêm Chủ tịch của công ty Petters Group Worldwide, Petters thuyết phục các nhà đầu tư góp tiến để mua hàng điện tử để bán lại cho các hãng bán lẻ lớn Costco và Sam’s Club. Nhưng trên thực tế, Petters dùng tiền này cho các hoạt động kinh doanh khác của ông ta và trả lãi cho các nhà đầu tư khác. Lĩnh án khi đã 52 tuổi, có lẽ Petters đến chết vẫn chưa ra khỏi nhà đá.

Norman Hsu
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Nguyên là một nhà huy động tài chính cho đảng Dân chủ của Mỹ, Norman Hsu bị cáo buộc vận hành một chương trình lừa đảo kiểu Ponzi với quy mô 60 triệu USD vào năm 2009. Với phương thức không mới, Hsu “thịt” các nhà đầu tư bằng cách mời chào họ góp vốn, hứa trả lãi cao, dùng tiền của nhà đầu tư trả cho người góp vốn trước.
Sau khi Hsu bị tố giác, tất cả những chính trị gia từng được ông ta huy động tài chính như Hillary Clinton, Eliot Spitzer, Andrew Cuomo, Barack Obama và Al Franken để chuyển số tiền đã nhận từ nhân vật này vào quỹ từ thiện. Mức án mà tòa dành cho Hsu là 24 năm “bóc lịch”.

Lou Pearlman
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Sau thất bại nghề nghiệp trong ngành hàng không, Lou Pearlman chuyển sang lĩnh vực giải trí và trở thành một ông trùm âm nhạc sừng sỏ, có công thành lập những ban nhạc nam  lớn của thập niên 1990 như Backstreet Boys, NSYNC, O-Town… Tuy nhiên, Pearlman chỉ trở nên nổi tiếng như cồn sau khi chương trình lừa đảo Ponzi quy mô 300 triệu USD của ông ta bị phát giác vào năm 2006.
Để lừa các nhà đầu tư, Pearlman đã lập ra một công ty hàng không “ma”. Pearlman đã tìm cách bỏ trốn, nhưng bị bắt khi đang trên đường tẩu thoát sang Indonesia. Năm 2008, ông ta bị đem ra xét xử và kết án 25 năm tù giam.

Những vụ lừa đảo Ponzi ở Albania
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Vào năm 1997, một vụ Ponzi khổng lồ ở Albiania đổ bể, đẩy nước này rơi vào cảnh hỗn loạn tài chính, đồng thời châm ngòi cho một cuộc nổi dậy lớn, lật đổ chính phủ và khiến hơn 2.000 người dân thiệt mạng. Mấy năm trước đó, Albania bước vào thời kỳ quá độ sang cơ chế thị trường tự do sau nhiều năm nằm dưới sự thống trị của chế độ độc tài Enver Hoxha. Hệ thống tài chính còn sơ khai ở thời điểm quá độ của Albania nằm dưới sự thống trị của một loạt những kế hoạch Ponzi hứa trả nhà đầu tư mức lãi lớn.
Hơn 2/3 người dân Albania đã sập bẫy chiêu lừa này vì lóa mắt trước cơ hội giàu lên nhanh chóng. Thậm chí, Chính phủ Albania còn công khai phê chuẩn hoạt động của một số công ty lừa đảo này. Đến đầu năm 1997, người dân Albania bị mất tổng cộng hơn 1,2 tỷ USD. Mất tiền, người dân đổ ra đường để phản đối Chính phủ, cho rằng nhà chức trách hưởng lợi từ những kẻ lừa đảo. Về sau, Liên hiệp quốc phải can thiệp để lập lại trật tự ở nước này.

Gerald Payne
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Vụ lừa đảo Ponzi của Gerald Payne lấy mất của các nhà đầu tư gần 500 triệu USD, nhưng gây ấn tượng hơn cả là cách rút tiền của siêu lừa này. Vào giữa thập niên 1990, Payne dùng nhân danh nhà thờ để thuyết phục gần 18.000 người góp vốn cho ông ta, hứa sẽ trả lãi lớn thông qua việc đầu tư vào vàng, bạc và trái phiếu nước ngoài.
Trên thực tế, Payne đã dùng séc để rút tiền dưới mức giới hạn thông báo 10.000 USD nhằm không bị phát hiện. Tuy nhiên, do Payne rút tiền bằng séc rất nhiều lần nên đã bị Thuế vụ Mỹ chú ý. Khi ra tòa, Payne cho biết, số tiền đã bị dùng làm quà biếu chứ không phải được đầu tư. Payne lĩnh án 27 năm, còn vợ ông ta là Betty ngồi tù 12 năm rưỡi.

David Dominelli
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Năm 1979, Domilelli mở một công ty ở California, Mỹ và hứa trả cho những nhà đầu tư góp vốn sớm mức lãi 40-50%. Đây là một vụ lừa đảo Ponzi kinh điển, trong đó Dominellini dùng tiền của nhà đầu tư đến sau trả cho nhà đầu tư đến trước, huy động được tới 80 triệu USD. Đến năm 1983, gần 1.500 nhà đầu tư đã mắc bẫy của siêu lừa này, khiến ông ta dần dần không thể đáp ứng được khả năng rút vốn nữa. Vào năm 1985, Dominelli bị kết án 20 năm tù giam và được tha bổng sau khi thụ án 10 năm. Ông ta qua đời vào năm 2009 tại Chicago.

Bernie Madoff
10 vụ lừa đảo tài chính chấn động lịch sử
Bernie Madoff được xem là biểu tượng của tội phạm tài chính hiện đại. Năm 2008, ông cựu Chủ tịch sàn giao dịch Nasdaq bị cáo buộc vận hành một vụ lừa đảo Ponzi trị giá 50 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử. Với uy tín ở Phố Wall, Madoff đã thu hút hàng chục ngàn nhà đầu tư góp vốn, hứa trả lãi 10,5% mỗi năm trong suốt gần 2 thập kỷ.

Cũng giống như các chương trình lừa đảo kiểu Ponzi khác, Madoff chỉ dùng tiền của nhà đầu tư đến sau trả cho người đến trước, chứ chẳng đầu tư gì sất. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều tổ chức từ thiện, trường đại học và cả một số ngân hàng đại chúng cũng bị Madoff lừa. Madoff bị kết án 150 năm và hiện đang bóc lịch trong trại giam.

Phương Anh
Theo Time

Điểm mặt những siêu lừa phố Wall phải ngồi sau song sắt

Dân trí Là nơi quy tụ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ cũng không ít lần chao đảo vì những tay “siêu lừa”, lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt hàng tỷ USD. Sau đây là những gương mặt khét tiếng nhất.

Mới hồi tuần trước, cơ quan công tố Mỹ vừa tuyên phạt cựu tỷ phú Allen Stanford 110 năm tù vì lừa đảo 7 tỷ USD. Người đàn ông này bị cáo buộc đến 13 tội danh trong đó có lừa đảo, âm mưu bán các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng mình ở Antigua, một quốc gia nhỏ ở Carribe, cho hàng nghìn nhà đầu tư tại Mỹ và châu Mỹ La-tinh. Cách thức lừa đảo vẫn rất quen thuộc: huy động với lãi suất cao sau đó lấy tiền của người sau trả cho người trước.
Allen Stanford đã khiến hàng nghìn nạn nhân trắng tay
Allen Stanford đã khiến hàng nghìn nạn nhân trắng tay
Nạn nhân chủ yếu là những giáo viên về hưu, người cao tuổi, công nhân lọc hóa dầu…Vụ việc đã gây chấn động dư luận Mỹ khi rất nhiều gia đình lâm vào cảnh tay trắng trong khi Stanford sống xa hoa trên những đồng tiền lừa đảo và một mực không thừa nhận tội danh. Dù vậy đây cũng chưa phải vụ lừa đảo đình đám duy nhất trên phố Wall.
1. Samuel Israel III
Samuel Israel III từng là một nhà quản lý quỹ đầu cơ có tên Bayou Funds. Tên này không chỉ chiếm đoạt của các nhà đầu tư hơn 300 triệu USD mà còn lập hiện trường…giả chết để mong thoát án tù. Khi vụ việc vỡ lở năm 2005 do Bayou Funds phá sản, Israel III bị cáo buộc đã giả mạo email, giả mạo nhà tư vấn đầu tư, âm mưu biển thủ quỹ đầu cơ.
Năm 2008, sau khi bị kết án 20 năm tù, chỉ vài ngày trước khi bị đưa vào trại, người ta phát hiện thấy chiếc xe của Israel III bị bỏ lại trên một cây cầu bắc qua sông Hudson River, bang New York. Trên đầu xe có dòng chữ “tự sát là giải thoát”. Dù vậy các nhà điều tra nhanh chóng nhận định tên này đang tìm cách chạy trốn và tích cực truy lùng. 1 tháng sau, thủ phạm phải đầu hàng và bị tăng án phạt thêm 2 năm.
2. Marc Dreier
Từng là một luật sư với cuộc sống như một ông hoàng, sở hữu 2 tòa biệt thự bên bờ biển, một xe Aston Martin cùng 1 du thuyền 18 triệu USD, nhưng thực chất Marc Dreier là một kẻ lừa đảo. Tên này đã huy động được tới 700 triệu USD từ việc bán các kỳ phiếu giả cho các nhà đầu tư trước khi bị bại lộ năm 2008.
Kkhi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư bắt đầu quay lại đòi tiền và cuối cùng cơ quan điều tra vào cuộc phát hiện các kỳ phiếu đều là giả và Marc Dreier đã biển thủ hàng triệu USD tiền đầu tư của khách hàng. Tính tổng cộng các nạn nhân đã bị mất tới 400 triệu USD. Dreier sau đó bị khép tội lừa đảo, giả mạo việc chuyển tiền, phát hành chứng khoán giả và rửa tiền. Án phạt dành cho tên này là 20 năm tù.
3. Marcus Schrenker
Marcus Schrenker đã chiếm đoạt 1,5 triệu USD của khách hàng để tiêu xài vào những thứ xa xỉ như thuê máy bay, mua xe siêu sang, mua ngôi biệt thự hơn 3000m vuông. Tuy nhiên, tên này nổi tiếng vì đã giả chết năm 2009 trong một vụ tai nạn máy bay.
Khi nhận thấy vụ lừa đảo của mình sắp bại lộ, nhà quản lý quỹ tại khu vực Indianapolis đã lái chiếc máy bay 1 động cơ tới Florida. Sau đó tên này giả phát tín hiệu cấp cứu rồi nhảy dù ra ngoài trước khi để máy bay lao xuống đất. Thế nhưng chỉ 2 ngày sau tên này bị phát hiện tại một điểm cắm trại ở thành phố Tallahassee, bang Florida và bị kết tội lừa đảo trên thị trường chứng khóan cùng các tội danh khác liên quan đến vụ nổ máy bay. Các quan tòa dành cho y án phạt 14 năm tù.
Lee Farkas đang thụ án tù 30 năm vì lừa đảo
Lee Farkas đang thụ án tù 30 năm vì lừa đảo
4. Lee Farkas
Lee Farkas từng là chủ tịch của Taylor, Bean & Whitaker Mortgage Corp nhưng hiện đang phải thụ án tù 30 năm sau khi bị các quan tòa phát hiện là chủ mưu vụ lừa đảo 2,9 tỷ USD. Vụ việc này đã dẫn đến sự sụp đổ của TBW và Colonial Bank năm 2009.
Theo các công tố viên Farkas cùng các đồng phạm đã che dấu những khoản lỗ lớn bằng cách chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản mở tại Colonial Bank để chi trả cho các khoản thấu chi và bán các tài sản cầm cố không có thực, vô giá trị hoặc đã được bán cho người khác. Ngoài việc phải ngồi tù 30 năm, Farkas còn bị buộc phải bồi thường 38,5 triệu USD.
5. Garrett Bauer, Matthew Kluger và Kenneth Robinson
Bộ ba nêu trên đã phải nhận án 17 năm tù vì giao dịch nội gián, thu lời bất chính 37 triệu USD. Theo các công tố viên tòa án liên bang Mỹ, Matthew Kluger là một luật sư làm việc tại nhiều công ty uy tín trong quá trình phạm tội. Lợi dụng những thông tin có được, tên này đã “bắn” tin về các vụ mua bán, sáp nhập sắp diễn ra cho Kenneth Robinson. Tên này sau đó chuyển thông tin cho Garrett Bauer, một tay kinh doanh chứng khoán để mua gom các cổ phiếu.
Để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng, các tên này đã dùng nhiều mánh lới che giấu trong đó có việc sử dụng điện thoại dùng 1 lần hay điện thoại công cộng. Dù vậy đến năm 2011 cả 3 đã bị bắt. Kluger lãnh án 12 năm tù, mức phạt kỷ lục dành cho tội giao dịch nội gián. Bauer nhận 9 năm tù. Robinson, do đã bí mật cộng tác với cơ quan điều tra để ghi âm đoạn hội thoại với 2 đồng phạm, chỉ bị kết án 2 năm tù.
Thanh Tùng
Theo CNBC

Những “siêu lừa” khiến cả thế giới rúng động

Khi nhắc đến tên họ, nhiều người không khỏi "sởn gai ốc" bởi những vụ lừa đảo trong lĩnh vực tài chính khiến cả thế giới kinh hoàng. Mỗi người mỗi kiểu, mỗi thủ đoạn khác nhau để lừa gạt tiền bạc của thiên hạ; nhưng, tất cả đều chung một đáp số cuối cùng là không thoát được sự trừng phạt của pháp luật…
1. William Miller
Nhiều người đã vét sạch những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình để góp vào công ty đầu tư mang tên Franklin Syndicate do William Miller lập ra vào năm 1899, với hy vọng sẽ được trả lãi suất 10% mỗi tuần. Miller được đặt biệt danh “520%”, chỉ mức lãi suất cả năm mà ông ta hứa với các nhà đầu tư.
William Miller tuyên bố, ông ta có một bí quyết để nắm bắt cách kinh doanh của các công ty ăn nên làm ra. Khi sự thật được phơi bày, mọi người mới vỡ lẽ, Miller đã lừa của các nhà đầu tư 1 triệu USD, tương đương với 25 triệu USD ngày nay. Với tội danh đó, Miller bị kết án 10 năm tù…
2. Charles Ponzi
Vào năm 1919, gã người Mỹ gốc Ý này hứa với các nhà đầu tư rằng, họ sẽ kiếm đậm bằng cách mua tem thư quốc tế từ các quốc gia khác rồi đổi lấy tem thư Mỹ. Tất nhiên, “siêu lừa” này không quên mở công ty “Securities Exchange Company” ở Boston để hợp pháp hóa chương trình lừa đảo và che mắt mọi người. Bằng cách “quay vòng” nguồn vốn, Ponzi đã bỏ túi nhiều triệu USD.
Khi sự thật được phơi bày thì Ponzi đã “ôm” của các nhà đầu tư 20 triệu USD, đồng thời 6 ngân hàng đi vào con đường phá sản. Sau đó, kiểu lừa đảo này được đặt theo tên ông ta (Ponzi). Bởi, cái tên Charles Ponzi đã gây chấn động cả nước Mỹ vào lúc đó.
3. Lou Pearlman
Từng nổi tiếng với vai trò ông trùm âm nhạc sừng sỏ, có công thành lập những ban nhạc nam lớn của thập niên 1990 như Backstreet Boys, NSYNC, O-Town… Tuy nhiên, Pearlman chỉ thực sự nổi tiếng khi được biết đến là "kẻ dàn dựng" chương trình lừa đảo Ponzi quy mô 300 triệu USD.
Để che mắt chính quyền và nhà đầu tư, Pearlman đã lập ra một công ty hàng không “ma”. Vụ việc này bị phát giác vào năm 2006 và Pearlman đã tìm cách bỏ trốn, nhưng bị bắt khi đang trên đường tẩu thoát sang Indonesia. Năm 2008, ông bị đem ra xét xử và kết án 25 năm tù giam.
4. Allen Stanford
Từng là một trong những tỷ phú tài chính nổi tiếng của Mỹ. Ở thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Stanford lên tới 2,2 tỷ USD. Stanford còn được biết đến là nhà từ thiện hào phóng, thậm chí còn được phong tước hiệp sỹ tại Antigua. Nhà tỷ phú này có lối sống xa hoa, sở hữu nhiều biệt thự, du thuyền và thậm chí cả một sân bóng cricket ở quần đảo Antigua.

“Siêu lừa” Allen Stanford từng là một tỷ phú
Tuy nhiên, lớp vỏ hào nhoáng này đã bị “lột trần” khi vào tháng 2/2009, Stanford bị Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) cáo buộc lừa đảo giới đầu tư.
Cáo trạng cho thấy, Stanford đã lừa 30.000 người với tổng số tiền 7 tỷ USD. Nhiều nạn nhân của Stanford mất trắng cả tiền tiết kiệm dưỡng già. Những danh mục đầu tư trị giá nhiều tỷ USD mà Stanford huy động vốn của khách hàng với lời hứa sẽ trả lợi nhuận béo bở chỉ là giả mạo.
5. Tom Petters
Năm 2010, doanh nhân Tom Petters ở bang Minnesota (Mỹ) bị kết án 50 năm tù giam. Nguyên nhân, do Tom Petters liên quan đến vụ lừa đảo Ponzi trị giá 3,65 tỷ USD. Thủ đoạn của Tom được thực hiện dựa vào tư cách CEO kiêm chủ tịch của Công ty Petters Group Worldwide.
Theo đó, ông ta thuyết phục nhà đầu tư góp tiền để mua hàng điện tử rồi bán lại cho các hãng bán lẻ lớn Costco và Sam’s Club. Nhưng trên thực tế, Petters dùng tiền này cho các hoạt động kinh doanh khác của mình và trả lãi cho các nhà đầu tư. Lĩnh án khi đã 52 tuổi, có lẽ Petters đến chết vẫn chưa ra khỏi nhà đá.
6. Norman Hsu
Norman Hsu bị cáo buộc vận hành một chương trình lừa đảo kiểu Ponzi với quy mô 60 triệu USD vào năm 2009 bất chấp trước đó ông là nhà huy động tài chính cho Đảng Dân chủ của Mỹ. Hsu dùng chiêu trò mời các nhà đầu tư góp vốn, hứa trả lãi cao, dùng tiền của nhà đầu tư sau trả cho người góp vốn trước để dần "hạ sát" khách hàng.
Sau khi Hsu bị tố giác, tất cả những chính trị gia từng được ông ta huy động tài chính như Hillary Clinton, Eliot Spitzer, Andrew Cuomo, Barack Obama và Al Franken đều đã chuyển số tiền đã nhận từ nhân vật này vào quỹ từ thiện. Mức án mà tòa dành cho Hsu là 24 năm “bóc lịch” trong nhà giam.
Quang Hà

Kẻ lừa đảo tài ba nhất thế giới

Viktor Lustig được mệnh danh là kẻ lừa đảo tài ba nhất mọi thời đại. Không chỉ hai lần cả gan lừa bán tháp Eiffel làm sắt vụn, Viktor Lustig còn hàng chục lần lừa bán máy in tiền giả cho những kẻ hám lợi, trong đó có cả cảnh sát trưởng bang Texas (Mỹ).

Viktor Lustig.

Sinh ra ở đế quốc Áo - Hung năm 1890, Lustig thành thạo 5 ngoại ngữ: Séc, Anh, Pháp, Đức và Italia. Khi quyết định ra ngoài bươn chải với đời, hắn nghĩ: “Có nơi nào kiếm tiền dễ hơn trên những con tàu biển chở khách ra nước ngoài với những kẻ giàu có?”. Quyến rũ và đĩnh đạc, Lustig dành thời gian tán chuyện với những thương nhân thành đạt và tìm hiểu cơ hội “làm ăn”. Cuối cùng, nội dung của các cuộc nói chuyện đều hướng đến nguồn gốc của cải của người Áo. Và với dáng vẻ tự tin nhất, hắn “miễn cưỡng” tiết lộ mình đang sử dụng một “hòm tiền”. Hắn đồng ý cho từng người xem chiếc máy in tiền kỳ diệu mà hắn đang mang theo bên mình. Nó trông giống như một chiếc vali được làm từ gỗ gụ nhưng được gắn với một máy in trông hết sức tinh xảo.

Lustig chứng minh chiếc máy in tiền này sẽ giúp những người giàu có trở nên giàu có hơn nữa bằng cách nhét một tờ 100 USD thật vào chiếc máy đó và sau vài giờ “xử lý hóa học”, chiếc máy đã cho hắn hai tờ 100 USD giống y như thật. Không có gì là khó khăn khi Lustig truyền thông tin trên khắp con tàu về việc hắn đang sở hữu một máy in tiền. Chẳng bao lâu sau, đám người giàu có trên tàu đã lân la đến hỏi hắn cách mà bọn họ có thể kiếm được một hòm tiền như vậy.

“Bố già Capone” cũng là nạn nhân của Lustig.
Thêm một lần tỏ ra miễn cưỡng, tên Lustig cho biết sẽ cân nhắc việc bán chiếc máy này nếu được giá. Lustig là người có tính nhẫn nại và cảnh giác. Cuối cuộc hành trình hắn mới hoàn tất phi vụ bán chiếc máy đó với tổng số tiền là 10.000 USD. Để “con mồi” nghĩ rằng mình đã mua được món hời, hắn đã giấu sẵn vài tờ 100 USD thật ở trong máy. Sau vài lần “con mồi” thử in tiền thành công, Lustig lặn mất tăm.

Tuy nhiên, đến năm 1925, Viktor Lustig lại để mắt đến những phi vụ hoành tráng hơn. Sau khi đặt chân đến Pari (Pháp), hắn đọc được một câu chuyện trên báo về ngọn tháp Eiffel đang bị xuống cấp và chính phủ Pháp cần một khoản rất lớn cho việc sửa chữa và bảo dưỡng. Người dân Pari lúc đó lại có quan điểm chia rẽ về việc bảo dưỡng kỳ quan này. Tháp Eiffel được xây dựng vào năm 1889 để làm nơi triển lãm. Nhiều người cho rằng, ngọn tháp xấu xí này nên được dỡ xuống.

Lustig vạch ra một kế hoạch - kế hoạch đưa hắn trở thành một huyền thoại trong lịch sử của những kẻ lừa đảo - lừa bán tháp Eiffel làm sắt vụn. Hắn tìm hiểu kỹ lưỡng danh sách những nhà buôn sắt vụn lớn nhất ở Pari. Sau đó, hắn gửi thư đi các nơi, trong đó mạo danh mình là Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Pháp và đề nghị tổ chức cuộc gặp mặt kín bàn về việc bán tòa tháp này làm sắt vụn - thương vụ chắc chắn sẽ mang lại cho các nhà đầu tư một khoản lợi nhuận lớn. Đổi lại, hắn yêu cầu những người tham gia phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin về cuộc bàn thảo này.

Tháp Eiffel hai lần bị Lustig rao bán sắt vụn.

Hắn thuê một phòng tại khách sạn Hotel de Crillon, một trong những khách sạn hạng sang nhất của thành phố, làm nơi tiến hành các buổi gặp mặt với các nhà buôn sắt vụn. Hắn thông báo cho những người tham gia về quyết định đấu thầu quyền tháo dỡ ngọn tháp với khối lượng khoảng 7.000 tấn thép phế liệu. Lustig thuê xe limousine và tổ chức các chuyến thăm tháp. Tất cả những động thái này của hắn khiến cho các nhà đầu tư tin sái cổ mà không hề mảy may nghi ngờ một chút gì về thương vụ lạ lùng này.

Andre Poisson - một trong những nhà đầu tư tham gia vào phi vụ này - nhanh chóng trở thành “con mồi” của Lustig. Khi Poisson có dấu hiệu hoài nghi, Lustig liền tung ra ngón đòn quyết định. “Là một công chức nhà nước - hắn nói - tôi không kiếm được nhiều tiền và vì vậy việc lựa chọn người mua tháp Eiffel là một quyết định rất lớn”. Chỉ thế thôi là đủ để Poisson “cắn câu”. Poisson chuyển 70.000 USD cho vị thứ trưởng dởm để có thể đảm bảo chắc rằng nhà buôn này là người thắng thầu.

Chưa đầy một giờ sau khi đút túi 70.000 USD, Lustig đã trên đường quay trở lại nước Áo. Hắn chờ đợi thời điểm câu chuyện bị vỡ lở và bị nhà chức trách truy nã nhưng rốt cục điều đó đã không xảy ra. Poisson, do sợ bị cười vào mũi nếu vụ việc bị lộ, đã lựa chọn cách “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà không thông báo cho nhà chức trách.

Nghe ngóng không thấy động thái gì, Lustig sớm quay trở lại Pari để tiến hành vụ rao bán tháp Eiffel lần nữa. Nhưng với lần rao bán này, Lustig nghi ngờ một trong những nhà buôn sắt vụn mới mà hắn tiếp xúc đã thông báo cho cảnh sát, vì vậy hắn vội vàng chuồn sang Mỹ.

Trên đất Mỹ, Lustig quay trở lại với trò lừa đảo máy in tiền. Hắn lấy hàng chục tên giả và nhiều lần bị bắt giữ. Trong hơn 40 vụ, hắn thoát được lưới pháp luật hoặc bỏ trốn trong quá trình chờ bị đưa ra xét xử (trong đó có nhà tù quận Lake, bang Indiana, nơi mà kẻ cướp nhà băng John Dillinger từng bị giam giữ). Hắn lừa một cảnh sát trưởng ở bang Texas và một nhân viên thu thuế tổng số tiền là 123.000 USD bằng trò bán khuôn đúc tiền. Và sau khi viên cảnh sát trưởng phát hiện ra hắn ở Chicago, Lustig liền trốn tránh trách nhiệm bằng cách đổ cho ông ta không có kinh nghiệm trong việc sử dụng chiếc máy này và trả lại một số tiền lớn. Điều này khiến viên cảnh sát trưởng tiếp tục bị ám ảnh về chiếc máy in tiền, thậm chí quay sang nghi ngờ về trình độ sử dụng máy của chính mình.

Ở Chicago, Lustig nói với Al Capone, một bố già khét tiếng, rằng hắn đang cần 50.000 USD để đầu tư cho một phi vụ làm ăn và hứa sẽ trả gấp đôi số tiền đó chỉ sau hai tháng nếu phi vụ này trót lọt. Capone có chút nghi ngờ nhưng vẫn trao tiền cho hắn. Lustig cất kỹ số tiền đó trong một cái tủ trong phòng hắn và hai tháng sau mang trả lại. “Phi vụ làm ăn không trót lọt” - hắn nói. Capone rất ấn tượng với thái độ “thật thà” của Lustig nên cho hắn 5.000 USD. Thực sự thì Lustig chưa từng có ý định sử dụng số tiền 50.000 USD mà hắn vay của Al Capone để làm bất cứ việc gì mà đơn giản chỉ để lấy lòng tin của bố già này.

Đình Vũ (tổng hợp) 

Siêu lừa Mỹ hai lần bán Tháp Eiffel

Thành thạo 5 ngoại ngữ, sử dụng 22 tên giả, cộng với đầu óc tinh quái và ngoại hình “thôi miên” người khác, “siêu lừa” gốc Séc, Victor Lustig đã hai lần bán tòa tháp biểu tượng của nước Pháp lấy tiền tiêu xài.
Siêu lừa,Victor Lustig,Pháp,Tháp Eiffel,biểu tượng nước Pháp,lừa đảo
Ảnh “siêu lừa” Lustig trong hồ sơ truy nã của cảnh sát Mỹ
Tháng 5/1925, một tờ báo tại Paris đăng tải bài viết về tình trạng xuống cấp của Tháp Eiffel. Hơn 30 năm sau khi tòa tháp biểu tượng nước Pháp được xây dựng, công trình khổng lồ bằng thép này đang thực sự cần một cuộc đại tu. Bài báo cũng nêu ý kiến cho rằng, chính phủ Pháp có thể cân nhắc phương án phá bỏ tháp để đỡ tốn kém hơn là tu sửa.

Hầu hết độc giả lướt qua bài báo đó sẽ nghĩ thầm: “C’est la vie!” (“Đời là thế”) rồi bỏ ngay khỏi đầu. Nhưng Victor Lustig không phải là một người trong số đó. Hắn là tay lừa khét tiếng bậc nhất thế giới. Khi đọc được bài báo, Lustig nghĩ ngay đến một âm mưu khiến hắn trở nên “vĩ đại”.

Thành thạo 5 ngoại ngữ khác nhau, sử dụng 22 tên giả, cộng với đầu óc tinh quái và ngoại hình “thôi miên” người khác, “siêu lừa” người Mỹ gốc Séc, Victor Lustig đã lừa được rất nhiều tiền và tài sản của người khác. Hắn ta bắt đầu chiêu lừa của mình trên những chuyến tàu du lịch đầy những vị khách giàu có. Một trong những chiêu của Lustig là đóng vai nhà sản xuất nhạc kịch Broadway, rồi dụ “con mồi” tham gia ngành công nghiệp giải trí bằng cách đầu tư vào những dự án sản xuất “trên giấy”. Cho tới năm 1925, Lustig đã bị bắt giữ trên 40 lần và bị nhiều cơ quan thực thi pháp luật khắp thế giới truy nã.

Lustig chưa bao giờ xúc tiến một vụ lừa mà không nghiên cứu và chuẩn bị thật cẩn trọng. Trong phi vụ tại Paris, hắn chuẩn bị một loạt các tài liệu giả để "hô biến" mình thành một quan chức chính phủ, với chức danh chính thức là Phó Tổng giám đốc của Bộ Bưu chính Viễn thông. Sau đó Lustig gửi thư tới 5 nhà buôn sắt thép phế liệu nổi tiếng nhất tại Paris, mời 5 “đại gia” gặp gỡ tại một phòng hạng sang ở khách sạn để bàn chuyện làm ăn khẩn.

Sau bữa tối với rượu vang hảo hạng, Lustig thông báo rằng, chính phủ đã quyết định sẽ dỡ bỏ Tháp Eiffel và rao bán 7.000 tấn thép cho nhà thầu nào trả giá cao nhất. Lustig không quên gợi nhớ các vị khách rằng Tháp Eiffel ban đầu được xây dựng chỉ như một cổng chào cho Hội chợ Thế giới vào năm 1889 và chưa bao giờ nằm trong kế hoạch duy trì vĩnh cửu. Hắn còn dẫn lời nhà văn Pháp nổi tiếng Guy de Maupassant rằng: “Những gì sẽ trở thành suy nghĩ của thế hệ chúng ta là liệu ta có nên đập phăng cái khối kim tự tháp lêu nghêu này không”.

Lustig đã có một màn thể hiện đầy xúc động, giải thích rằng chi phí để duy trì Tháp Eiffel quá cao đã khiến chính phủ phải tính đến nước “cực chẳng đã” là dỡ bỏ công trình. Tất nhiên, đó cũng là một quyết định gây tranh cãi và vẫn giữ bí mật.

Vài ngày sau đó, cả 5 đại gia phế liệu đều nộp hồ sơ dự thầu. Nhưng Lustig đã chọn được con mồi của mình, đó là André Poisson. Hắn thông báo với Poisson rằng, ông ta đã giành được quyền thầu toàn bộ sắt thép phế liệu từ Tháp Eiffel khi bị tháo dỡ. Lustig tế nhị chia sẻ rằng những người “đầy tớ công” như ông ta trông ăn mặc bảnh bao nhưng thực ra chỉ nhận một đồng lương eo hẹp. Poisson lập tức hiểu ngay rằng đó là lời gợi ý phải chi “phong bì” nặng đô để bảo đảm gói thầu.

Với tiền trong tay, Lustig bỏ trốn đến Áo. Hắn sống thoải mái ở đó trong khi nạn nhân còn chưa biết họ bị lừa. Sau vài tuần, Lustig để ý báo chí Pháp xem có thấy đưa tin gì về vụ lừa dỡ Tháp Eiffel hay không, nhưng tuyệt nhiên không có gì. Hắn hiểu rằng, Poisson đành ngậm đắng nuốt cay với cú lừa vì không muốn ê chề trước mọi người.

Sáu tháng sau, Lustig trở lại Paris, và sử dụng lại đúng chiêu lừa trên với 5 nhà buôn phế liệu khác. Thật kỳ lạ, hắn lại bán được Tháp Eiffel một lần nữa. Nhưng lần này, nạn nhân đã đến trình báo cảnh sát và câu chuyện được phơi trên báo chí. Lustig nhanh chóng chuồn khỏi châu Âu tới Mỹ.

Hắn tiếp tục cuộc sống của một gã lừa đảo “lịch sự”, với những chiêu lừa như bán chiếc “hộp thần kỳ” có thể in ra tiền giả y như thật. Lustig còn nổi tiếng với việc qua mặt được cả ông trùm thế giới tội phạm ở Chicago, Al Capone. Hắn dụ Capone đầu tư 50.000 USD vào một dự án lừa đảo. Lustig để tiền nằm đó chừng 2 tháng, rồi quay lại nói với Capone rằng kế hoạch làm ăn thất bại. Khi Capone sắp nổi điên, Lustig mang trả lại ông trùm đủ 50.000 USD. Capone quá ấn tượng với phong cách làm ăn “sòng phẳng” của Lustig và thưởng cho hắn 1.000 USD.

Cuối cùng Lustig bị cảnh sát Mỹ bắt vào năm 1936 và bị kết án 11 năm tù. Hắn chết trong tù vào năm 1947.
Theo TTXVN/Báo Tin Tức
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét