Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 16

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
The Sound of Silence (Original Version from 1964)
  
Top 5 đội quân MẠNH MẼ và HUNG TÀN nhất mọi thời đại
 
Top 5 vụ trả thù đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

5 quân đội hùng mạnh nhất mọi thời đại

Quân đội La Mã thống trị châu Âu hàng trăm năm hay những kỵ binh Mông Cổ chinh phạt khắp lục địa Á - Âu là 2 trong số những đế chế mạnh nhất mọi thời đại.
Quân đội La Mã
5 quan doi hung manh nhat moi thoi dai hinh anh 1
Tái hiện đội quân Đế chế La Mã hùng mạnh trong một lễ hội. Ảnh: Photobucket
Theo tạp chí National Interest, quân đội là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh của một quốc gia. Từ khi con người sinh sống và phát triển trên trái đất đến nay, có hàng nghìn đội quân được thành lập và suy tàn sau những trận đánh. Sức mạnh của mỗi quân đội quyết định bằng khả năng giành chiến thắng trong những trận đánh ác liệt.
Quân đội La Mã nổi tiếng khắp thế giới khi chinh phạt châu Âu trong hàng trăm năm. Điểm mạnh của họ là sự kiên trì ngay cả khi phải chịu những thất bại thảm khốc. Sức mạnh và lòng quyết tâm của quân đội La Mã được thể hiện bằng việc họ đánh bại Đế chế Carthage để trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Địa Trung Hải. Những người chỉ huy cho phép binh lính phát huy các sáng kiến của họ giúp cho quân đội mạnh hơn và chiến thắng trong các trận đánh. Phần thưởng cho những nỗ lực của binh lính là các đồn điền rộng lớn. Quy định thưởng, phạt nghiêm minh đã thúc đẩy tinh thần và lòng dũng cảm của các binh sĩ ngay trong những trận đánh khó khăn nhất.
Tinh thần là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của quân đội La Mã trong nhiều thế kỷ. Bên cạnh đó, họ có chế độ tuyển quân độc đáo giúp quân đội liên tục có tân binh cho những trận đánh lớn. Đặc biệt, quân đội được chỉ huy bởi những vị tướng xuất sắc với tài thao lược giúp đánh bại những quốc gia có chiến lược phòng ngự chặt chẽ nhất.
Những kỵ binh Mông Cổ
a
Kỵ binh Mông Cổ trong một bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Ảnh: Ecranlarge
Quân đội Mông Cổ có quân số tối đa 1 triệu binh sĩ khi họ bắt đầu cuộc chinh phạt vào năm 1206. Họ đánh bại hầu hết các quốc gia ở châu Á và châu Âu ngay cả với những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần. Trong thời gian dài, những kỵ binh Mông Cổ gần như không thể ngăn chặn.
Thành công của đội quân này nhờ vào chiến thuật và chiến lược tài tình của Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập Đế chế Mông Cổ. Điểm mạnh của họ là chiến thuật sử dụng kỵ binh đột kích vào đội hình đối phương với tốc độ cao. Lối đánh này đã giúp họ chinh phạt khắp lục địa Á – Âu.
Lối sống du mục giúp người Mông Cổ di chuyển trên quãng đường dài trong thời gian ngắn một cách đáng kinh ngạc. Những binh lính có thể sống và chiến đấu trong điều kiện lương thực khó khăn. Sức chịu đựng cao cùng tinh thần mãnh liệt là những yếu tố tạo nên sự thành công của quân đội Mông Cổ.

Lý do Mông Cổ trở thành đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử

Mông Cổ được coi là đế chế hùng mạnh nhất bởi những điều phi thường mà họ làm chưa từng xuất hiện trong lịch sử và cũng khó tái hiện một lần nữa trong tương lai.
Đế chế Ottoman
a
Hỏa lực mạnh là yếu tố quan trọng giúp Đế chế Ottoman thống trị Địa Trung Hải trong thời gian dài. Ảnh: Wikipedia
Quân đội của Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) chinh phục hầu hết khu vực Trung Đông, Balkan và Bắc Phi trong thời kỳ hoàng kim của họ kéo dài khoảng 500 năm. Đội quân này bắt đầu nổi tiếng khắp thế giới khi họ chinh phạt thủ phủ Constantinople của Đế chế Đông La Mã, thành phố được bảo vệ tốt nhất thế giới lúc đó.
Thành công của đế chế Ottoman nhờ vào việc sớm sử dụng pháo và súng hỏa mai trong khi các đối thủ vẫn chiến đấu với vũ khí cỗ điển. Hỏa lực mạnh đã tạo cho quân đội Ottoman sức mạnh tối đa.
Bên cạnh đó, họ tập trung mạnh vào việc sử dụng các đơn vị bộ binh ưu tú Janissary được đào tạo đặc biệt. Đơn vị này thường tiến hành các chiến thuật đột kích luồn sâu, phá vỡ đội hình đối phương.
Quân đội Liên Xô
a
Chiến sĩ Hồng quân vẫy cờ chiến thắng tại trung tâm thành phố Stalingrad. Ảnh: Wikipedia
Hồng quân là quân đội có quy mô lớn nhất trong Thế chiến II. Sự kiên cường đã giúp họ đánh bại đội quân hùng mạnh nhất của Đức quốc xã. Sức mạnh của Hồng quân được khẳng định bằng việc đánh bại Tập đoàn quân số 6 của Đức trong trận Stalingrad tháng 2/1943, tạo nên bước ngoặt xoay chuyển cục diện.
Theo ước tính của các nhà sử học, Hồng quân đã đánh bại khoảng 75-80% sức mạnh quân đội Quốc xã trên mặt trận phía Đông góp phần quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, quy mô và sức mạnh quân đội Liên Xô khiến phần lớn châu Âu lo sợ. Điều đó dẫn đến Chiến tranh Lạnh giữa Moscow và Khối NATO kéo dài trong nhiều thập kỷ.
Quân đội Mỹ
a
Hải quân Mỹ là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: U.S Navy
Những năm đầu Chiến tranh thế giới II, Mỹ gần như tìm cách né tránh việc tham gia vào cuộc chiến. Sau thất bại thảm hại ở Trân Châu Cảng, đội quân hùng mạnh này mới chính thức tham chiến. Quân đội Mỹ lãnh đạo phe Đồng minh ở mặt trận phía Tây bằng cuộc đổ bộ lịch sử lên Normandy, góp phần quan trọng đánh bại quân Đức của Hitler.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, Mỹ đánh bại Đế quốc Nhật trong trận đánh quyết định ở Okinawa dẫn đến sự đầu hàng của phát xít Nhật trong tháng 9/1945. Sức mạnh quân đội Mỹ thể hiện ở chiến thuật tấn công chớp nhoáng bằng vũ khí công nghệ cao. Ngày nay, Mỹ là quốc gia có quy mô không quân và hải quân lớn nhất thế giới.

Những chiến tướng nổi tiếng của Hitler

Trong thế chiến II quân Đức cũng có nhiều tướng lĩnh rất giỏi. Họ ít được nhắc đến bởi do quân Đức là bên thua trận và chủ nghĩa phát xít Đức bị tẩy chay trên toàn thế giới. Nhưng sẽ là thiếu khách quan trong việc đánh giá lịch sử nếu không nhắc đến họ - những người đã đem lại những trận đánh kinh điển, được đánh giá là nhuần nhuyễn hơn cả trong binh thư và gây thiệt hại nặng nề cho quân Đồng minh và Liên Xô.
1. Thống chế Erich von Manstein
Erich von Manstein (1887 – 1973) là chỉ huy cấp cao của quân đội Đức trong thế chiến II, do đạt được nhiều chiến công nên ông được thăng chức Thống chế vào tháng 7/1942. Theo chiến lược gia quân sự nổi tiếng người Anh - B. H. Liddell Hart thì "Manstein là vị tướng giỏi nhất của Đức Quốc xã.", còn giới sỹ quan và binh sĩ Đức luôn ca ngợi ông là "Tướng quân bất bại"!
Tư vấn pháp luật 0908893458
Sự nghiệp và tài năng quân sự của Thống chế Erich von Manstein được biết đến khi ông là tác giả chính của kế hoạch và phương án đánh mặt trận phía Tây Âu vào năm 1940 của quân đội Đức. Đây là một kế hoạch rất táo bạo và đầy mạo hiểm của tướng Manstein nhưng được Hitler chấp nhận và thông qua. Theo kế hoạch này của Manstein thì quân đội Đức sẽ lấy mũi tấn công vào phía bắc nước Pháp và Hà Lan để làm đòn nghi binh và mồi nhử phía Đồng minh tập trung dồn quân về đây; còn hướng tấn công chính của quân lực Đức lại là bất ngờ dùng lượng lớn xe tăng, thiết giáp để đánh xuyên qua vùng rừng núi rậm rạp, hiểm trở ở Ardennes (Pháp) - nơi mà quân Đồng Minh luôn chủ quan cho rằng là bất khả thi đối với việc di chuyển của xe tăng và cơ giới Đức - rồi sau đó đánh thọc sâu vào nước Pháp và vòng lên hướng bắc về eo biển Anh để chia cắt, cô lập, hợp vây các cánh quân chủ lực của Anh-Pháp đang tập trung đông đảo tại Bỉ và vùng Flanders. Kết quả, kế hoạch của Manstein đã làm cho việc đánh mặt trận phía Tây Âu của quân Đức kết thúc thắng lợi nhanh chóng và giòn giã với ít tổn thất nhất. Sau trận này, Manstein được thăng hàm Thượng tướng Bộ binh và Huân chương Thập tự Hiệp sĩ.
Tư vấn luật 0908893458
Thống chế Erich von Manstein còn được coi là kẻ thù nguy hiểm của Liên Xô chỉ sau Hitler vì những thiệt hại quân sự hết sức nặng nề và kinh hoàng của quân Liên Xô do ông gây ra. Tướng quân Liên Xô - Nikolai F. Vatutin nhận xét: "Manstein... là một kẻ thù gian manh, mưu trí, hung hãn và nguy hiểm. Trận đánh tiếp theo sẽ rất dữ dội...". Rất nhiều hồi ký của các tướng lĩnh Liên Xô như của Nguyên soái Zhukov được viết sau chiến tranh thế giới II đều đánh giá cao Manstein tuy không nhắc cụ thể đến tên ông. Sau chiến thắng vang dội ở Tây Âu, Manstein tiếp tục được tín nhiệm giao cho chỉ huy các chiến dịch quan trọng của Đức ở mặt trận phía Đông Âu, cụ thể:
- Trong cuộc tiến công Liên Xô năm 1941, chỉ trong vòng 100 giờ đồng hồ, quân đoàn do Manstein chỉ huy đã thọc sâu 315 km vào phòng tuyến Liên Xô đến tận sông Dvina. Tiếp theo đó, dù bị dàn mỏng và tách rời khỏi các đơn vị bạn trong Cụm Tập đoàn quân Bắc ở sau lưng, lực lượng của ông đã đập tan nhiều đợt phản kích dữ dội của Hồng quân Liên Xô.
- Trong chiến dịch chiếm bán đảo Krym và thành phố cảng Sevastopol chiến lược của Liên Xô, quân của Manstein đã bao vây Sevastopol dữ dội và đánh thiệt hại nặng nề quân Liên Xô ở đây với hàng trăm nghìn quân Liên Xô bị thương vong, cùng hàng ngàn vũ khí, đại bác, xe tăng bị phá hủy và tịch thu. Thành phố Sevastopol thất thủ và cả một vùng đất rộng lớn có tính chiến lược sống còn của Liên Xô đã bị rơi vào tay quân Đức.
- Trong trận vây hãm thành phố Leningrad nằm ở phía bắc của Liên Xô, Manstein đã bao vây, cô lập thành phố này trong suốt một thời gian dài khiến cho nhiều nỗ lực giải vây của quân đội Liên Xô bất thành và bị thiệt hại nặng, chỉ đến tháng 01/1944 thành phố Leningrad mới được giải phóng nhưng lúc này Manstein cũng không còn nắm quyền chỉ huy ở đây.
- Trong chiến dịch giải vây cho Tập đoàn quân số 6 của Đức (do thống chế von Paulus chỉ huy) đang bị mắc kẹt và thiệt hại lớn tại thành phố Stalingrad vào tháng 12/1942, quân do Manstein chỉ huy đã nhanh chóng đột phá các phòng tuyến dày đặc của Liên Xô, gây cho Hồng quân Liên Xô nhiều choáng váng và tổn thất; có lúc quân giải vây của Manstein chỉ còn cách quân Đức ở Stalingrad có 30km, quân Đức ở Stalingrad có thể nhìn thấy pháo sáng do quân bạn đến cứu bắn lên. Lúc này, Manstein đề nghị Hitler và Paulus cho Tập đoàn quân số 6 đang bị vây hãm mở một con đường máu từ trong đánh ra để phối hợp với quân giải cứu nhưng Hitler đã thẳng thừng từ chối và ra lệnh cho Tập đoàn quân số 6 này phải trụ lại trong thành phố. Mệnh lệnh điên rồ này của Hitler đã khiến cho nỗ lực giải cứu trở nên khó khăn khi quân Liên Xô đã tổ chức lại lực lượng và tấn công mạnh vào bên mạn sườn của quân Manstein khiến Manstein buộc phải lui về phòng thủ và không thể tiếp tục tiến đến Stalingrad được nữa. Sau này, nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng nếu Tập đoàn quân số 6 của Paulus mà từ trong đánh ra như theo đề nghị của Manstein thì binh đoàn Đức này sẽ được cứu thoát. Thảm bại của quân Đức tại Stalingrad được đánh giá là bước ngoặt quan trọng cho các bên trong chiến tranh thế giới II.
- Trong chiến dịch Donets tái chiếm thành phố Kharkop của Liên Xô, vào tháng 2 và tháng 3 năm 1943 Manstein đã giáng một đòn "hồi mã thương" kinh điển vào Kharkov, không chỉ cứu toàn bộ mặt trận quân Đức ở đây khỏi nguy cơ tan vỡ mà chiến dịch do Manstein chỉ huy còn đánh tan nát tận 52 sư đoàn Liên Xô và giành lại được một vùng lãnh thổ rộng lớn cho quân Đức. Ngược lại, Hồng quân Liên Xô chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 46.000 quân tử trận và 14.000 bị bắt làm tù binh. Quân Đức cũng tịch thu 600 xe tăng cùng 1.200 khẩu pháo làm chiến lợi phẩm. Vì chiến công vang dội này, Manstein được Hitler tưởng thưởng Lá sồi gắn vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của ông
- Tiếp theo đó, Thống chế Manstein nắm quyền chỉ huy cánh quân phía nam đánh trận Vòng cung Kursk nổi tiếng với Liên Xô (tháng 7 - tháng 8 năm 1943). Cánh quân do ông nắm quyền chỉ huy là một trong những cánh quân ít ỏi của Đức có được những kết quả khả quan trong trận này. Trong hồi ký của Nguyên soái Liên Xô - Zhukov có nhắc nhiều đến cánh quân này của ông với lòng nể phục. Về quan điểm cá nhân, Manstein đánh giá trận Kursk là một thắng lợi của Đức, tuy nhiên chiến dịch này chấm dứt ngày 13 tháng 7 khi Hitler ra lệnh ngừng tấn công khu vực Kursk. Manstein phản đối và cho rằng ông còn nhiều quân dự bị chưa tham chiến, trong khi lực lượng dự bị Liên Xô đã khánh kiệt. Tuy nhiên, Hitler dứt khoát hủy bỏ cuộc tấn công. Mặc dù Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề nhưng các sử gia quân sự vẫn bác bỏ khả năng quân Đức thắng lợi nếu chiến dịch được kéo dài sau ngày 13/7.
- Trong trận chiến tại sông Dnieper vào năm 1943, tại đây, Manstein cho xây dựng một hệ thống phòng tuyến dọc theo sông Dnieper, nhưng Hitler ngăn cấm Manstein triệt binh và ép ông phải giữ Kharkov. Ở trận chiến này, chỉ trong hai tháng 7 và 8, Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại tới hơn 1,6 triệu người, 1 vạn xe tăng và pháo tự hành, cùng với 4.200 phi cơ. Tổn thất của quân Đức do Manstein chỉ huy có phần nhẹ hơn, nhưng có tác hại rất lớn đến nỗ lực chiến tranh của Đức, do Đức không còn đủ nhân lực và tài lực mà bù đắp.
Cũng tại chiến dịch sông Dnieper, trong cuộc yết kiến Hitler ngày 04/11/1944, Manstein cho rằng phòng tuyến Dnieper không thể trụ được lâu và quân Đức cần rút lui để bảo toàn lực lượng. Đồng thời, ông một lần nữa đề nghị Hitler thay đổi cơ cấu chỉ huy tối cao hầu mở rộng quyền quyền điều hành tác chiến cho các tướng. Cả hai đề xuất này đều bị gạt phắt vì Hitler luôn tin mình đủ sức một mình điều khiển chiến lược tổng thể của Đức trong chiến tranh. Nhưng bước sang đầu tháng 3/1944, quân đội Liên Xô đã đánh bật quân Đức ra xa sông Dnieper. Ngày 19/3/1944, Hitler ra chỉ thị yêu cầu kể từ lúc đó trở đi, quân tướng phải bám giữ mọi cứ mọi cứ điểm cho đến người cuối cùng. Sau khi Hồng quân Liên Xô hình thành bao vây Tập đoàn Thiết giáp số 1 của Đức vào ngày 21/3/1944, Manstein vội bay tới tổng hành dinh của Hitler nhằm thuyết phục ông ta thay đổi ý định. Hitler cuối cùng cũng chấp nhận cho rút lui. Nhưng đến ngày 30/3/1944, do sức khỏe của Thống chế Manstein không được tốt sau nhiều năm chiến đấu liên tục và một phần do những bất đồng của ông với Hitler đã dẫn đến việc ông bị Hitler cho về vườn và giao Cụm Tập đoàn quân Nam của ông cho Thống chế Walter Model chỉ huy.
Tư vấn làm sổ đỏ 0908893458
Sau khi rời quân đội, Thống chế Manstein về sống ở tư gia ở Liegnitz và ông bị quân Anh bắt khi kết thúc chiến tranh.
Dưới sức ép mạnh mẽ của Liên Xô, năm 1948 phiên tòa sau chiến tranh buộc phải tuyên án ông bị 18 năm tù giam mặc dù Manstein được khắc họa là một quân nhân chân chính chỉ làm theo nghĩa vụ của một quân nhân, đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù có quân số áp đảo, và bị xử án oan ức. Tuy nhiên, ông được trả tự do ngày 07/5/1953 và sau khi ra tù, Manstein nhận lời mời làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức vào các năm 1955 – 1956. Quyền hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn Verlorene Siege (tạm dịch: "Chiến thắng bị đánh mất"), được xuất bản lần đầu năm 1955, trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler thì cuộc chiến tại Liên Xô đã có thể giành được chiến thắng.
Thống chế Erich von Manstein qua đời trong một cơn đột quỵ tại Irschenhausen, bang Bayern vào đêm ngày 9/6/1973, hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội, và hàng trăm quân nhân ở mọi cấp bậc đã tham dự lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Lời cáo phó của ông được đăng trên nhật báo Anh - The Times ngày 13/6/1973 như sau "Ảnh hưởng và tác động của ông đến từ sức mạnh của tâm thức và chiều sâu của tri thức, hơn là phát sinh từ khả năng tạo nên một luồng nhiệt điện trong quân đội hoặc gây ấn tượng về tính cách của mình.". Tạp chí Spiegel của Đức cũng khen ngợi Manstein là "một trong những nhà chiến lược vĩ đại cuối cùng trong quân sử", nhưng phê phán ông vì "lòng trung thành mù quáng""tiếp tay cho con đường đi đến thảm họa" của nước Đức.
Tư vấn pháp luật 0908893458
2. Đại tướng Heinz Guderian
Heinz Wilhelm Guderian (1888 - 1954) là Đại tướng chỉ huy lực lượng xe Tăng - Thiết giáp thuộc Lục quân Đức trong thế chiến II. Ông cũng được xem là "cha đẻ" của huyền thoại Binh chủng Tăng - Thiết giáp Đức và học thuyết "Chiến tranh chớp nhoáng". Theo học thuyết này thì các binh đoàn thiết giáp - cơ giới được tập trung để xuyên phá phòng tuyến rồi vây, diệt đối phương dưới sự yểm trợ tối đa của không quân. Vận dụng học thuyết ấy vào thực tiễn, Guderian lần lượt chỉ huy Quân đoàn Thiết giáp XIX (1939-1940) và Tập đoàn Thiết giáp số 2 (1941) trong thế chiến II, lập nên nhiều thắng lợi ngoạn mục trong các cuộc chinh phục Ba Lan (1939), Pháp (1940) và dồn ép Hồng quân Liên Xô về sát thủ đô Moskva trong chiến dịch tấn công Liên Xô (1941). Ông được thuộc cấp và binh lính đặt biệt hiệu là "Heinz Mau lẹ" (Schneller Heinz) vì khả năng tiến quân thần tốc của mình.
Sau khi quân Đức không chiếm được Moskva, Liên Xô (1941), Guderian do làm trái lệnh Hitler nên bị miễn nhiệm và không được cất nhắc trong hơn 1 năm sau đó. Tháng 3/1943, Hitler triệu hồi Guderian làm Tổng thanh tra Binh chủng Tăng-Thiết giáp để góp phần khôi phục, chấn chỉnh lại quân đội Đức sau hàng loạt thất bại trên chiến trường. Ông còn được kiêm nhiệm chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tư lệnh Lục quân Đức từ tháng 7/1944. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng Guderian vẫn không thể chuyển bại thành thắng cho quân đội mình. Bên cạnh đó, Guderian cũng là một con người cứng rắn và ngay thẳng khi ông luôn đưa ra các ý kiến không đồng tình với những quyết sách quân sự sai lầm của Hitler mà không hề sợ sệt Hitler như nhiều tướng lĩnh quân đội Đức khác, vì vậy, ông bị sa thải lần thứ hai (và cũng là lần cuối cùng) vào tháng 3/1945.
Sau khi chiến tranh kết thúc, tướng Guderian bị quân Mỹ giam cầm từ năm 1945 đến năm 1948, rồi sống tại Tây Đức cho tới khi mất. Cuốn hồi ký "Hồi ức của một quân nhân" của ông đạt được tiếng vang tại Mỹ và thế giới.
Tư vấn luật 0908893458
*Trận đánh Ba Lan
Trong chiến dịch tấn công Ba Lan, Guderian chỉ huy binh đoàn Thiết giáp XIX và đóng vai trò mũi nhọn xung kích. Nhiệm vụ đầu tiên mà Guderian đảm nhận là đánh chiếm "Hành lang Ba Lan" - một dải đất Ba Lan nằm chia cắt tỉnh Đông Phổ khỏi phần còn lại của nước Đức. Dưới sự chỉ huy của ông, Quân đoàn Thiết giáp XIX đã nhanh chóng đập tan "Hành lang Ba Lan" được bảo vệ kiên cố chỉ trong 3 ngày và hàn gắn lại Đông Phổ vào bản đồ Đức. Tuy giành chiến thắng to lớn nhưng quân Đức chỉ bị thiệt hại 850 người. Số liệu nhỏ nhoi này đã làm cho Hitler kinh ngạc khi ông ta đến thăm Guderian vào ngày 5/9, khi quân Đức vừa chiếm xong "Hành lang Ba Lan". Theo hồi ký "Hồi ức của một quân nhân" của Guderian, Hitler kể với ông rằng hồi Hitler làm lính Trung đoàn List trong Chiến tranh thế giới I, trung đoàn đó từng hao tổn 2000 quân binh chỉ trong ngày đầu của 1 trận đánh. Nghe xong Guderian khẳng định "sự hữu dụng của xe tăng ta" là nguyên nhân chính yếu khiến "quân ta chỉ bị thương vong thấp trong trận đánh với một kẻ thù kiên cường và dũng cảm như vậy", "xe tăng là thứ khí tài giúp tiết kiệm sinh mạng chiến sĩ. Niềm tin của bộ đội vào trang bị thiết giáp của họ đã được nâng lên rất nhiều bởi chiến thắng trên tuyến Hành lang [Ba Lan]".
Sau thắng lợi đó, quân của Guderian được lệnh tiếp tục đánh sâu vào nội địa Ba Lan, tiêu diệt cụm quân đối phương đóng chốt kiên cố tại Witzna trong các trận đánh dữ dội từ ngày 7 đến ngày 10/9/1939. Trong những ngày kế tiếp, ông dẫn quân đoàn thọc sâu tới Brześć Litewski nhằm bọc sườn Warszawa từ hướng đông và chặt Ba Lan làm đôi. Quân Guderian đã đập tan mọi đơn vị Ba Lan nằm ngáng bước tiến của mình. Ở một số nơi quân Ba Lan kháng cự rất dữ dội, nhưng cũng không thể kìm hãm đà tiến quân thần tốc của quân Đức. Có lúc Guderian đã suýt nữa bắt sống được Bộ Tư lệnh Tối cao Ba Lan. Ngày 14/9/1939, quân đoàn ông xuyên thủng các công sự của quân Ba Lan tại Brześć Litewski và chiếm thành phố lớn này chỉ 3 ngày sau đó. Sau khi Ba Lan đầu hàng, Guderian về nước và trở thành một trong 25 sỹ quan được trao thưởng Huân chương Thập tự Hiệp sĩ vào ngày 27/10/1939. Phần thưởng này làm ông rất tâm đắc vì là "thành quả của cuộc đấu tranh để xây dựng binh chủng thiết giáp hiện đại của tôi".
*Tấn công mặt trận phía Tây Âu năm 1940
Ngày 10/5/1940, quân Đức tấn công mặt trận phía Tây Âu, Guderian đề ra chủ trương "Trong ba ngày đến sông Meuse, ngày thứ tư vượt sông Meuse" và Binh đoàn Thiết giáp XIX của ông đã xuất sắc đạt được mục tiêu này một cách nhanh chóng. Tiếp đó, Guderian thúc quân thọc sâu vào vùng đồi núi Pháp nhằm không cho đối phương có thời gian chỉnh đốn hàng ngũ. Binh đoàn ông đã đột phá ra đồng bằng và hội quân với Sư đoàn Thiết giáp số 6 của Thiếu tướng Werner Kempf tại Montcornet ngày 16/5. Guderian và Kempf nhất trí tiếp tục truy kích theo hướng tây bắc. Nhưng vào ngày 17/5, tướng Kleist - cấp trên ra lệnh cho Guderian tạm ngừng tiến quân khiến Guderian phản đối dữ dội lệnh này của Kleist, Guderian vùng vằng đệ đơn xin Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A cho ông từ chức. Tư lệnh Rundstedt đã bác đơn này và Kleist buộc phải để Guderian tiếp tục tiến công.
Ngày 20/5/1940, quân đoàn Guderian trở thành đạo quân Đức đầu tiên tiếp cận và uy hiếp eo biển Anh. Quân đoàn tham gia vây đánh Dunkerque trong một thời gian ngắn, sau đó được rút khỏi tiền tuyến để chỉnh đốn lực lượng chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của cuộc thôn tính nước Pháp.
Tại giai đoạn 2 của cuộc chiến, bằng một cuộc hành binh thần tốc, cụm thiết giáp của ông đã thọc sâu qua miền Nam Pháp và trở thành đội quân Đức đầu tiên đến được biên giới Pháp-Thụy Sĩ vào ngày 17/6. Trong một ngày trước đó, ông cho 2 sư đoàn thiết giáp rẽ lên mạn đông bắc, nhằm hiệp lực cùng Tập đoàn quân số 7 để bao vây đạo quân trấn thủ phòng tuyến Maginot và 3 tập đoàn quân Pháp khác. Trận hợp vây quy mô lớn này khép lại vào ngày 22 tháng 6, khi hơn 40 vạn quân Pháp buông súng đầu hàng. Sau thắng lợi giòn giã ở mặt trận phía Tây Âu, Guderian được thụ phong tiếp lên cấp hàm Đại tướng quân.
Tư vấn làm sổ đỏ 0908893458
*Chiến dịch tấn công Liên Xô 22/6/1941 (còn được gọi là Barbarossa)
Trong chiến dịch này, binh đoàn thiết giáp của Đại tướng Guderian được cải biên, nâng cấp thành Cụm Thiết giáp số 2; Và cùng với Cụm Thiết giáp số 3 do Đại tướng Hermann Hoth chỉ huy, Cụm Thiết giáp số 2 của Guderian đảm nhận vai trò mũi xung kích đi đầu của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Fedor von Bock chỉ huy. Cánh quân có nhiệm vụ đánh chiếm thủ đô Moskva. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1941, cùng với các đơn vị khác, đoàn quân thiết giáp của Guderian đã lập nên nhiều thắng lợi lớn trong các trận hợp vây tại Białystok-Minsk (nơi quân Đức tuyên bố bắt được khoảng 290.000 - 324.000 tù binh, phá hủy hoặc thu giữ 3.332 xe tăng cùng 1.809 máy bay Liên Xô), Smolensk (nơi quân Đức bắt 310.000 tù binh, phát hủy hoặc thu giữ 3.205 xe tăng cùng 3.120 đại bác) và Gomel (nơi 84.000 quân Liên Xô bị bắt, 144 xe tăng và 848 khẩu pháo Liên Xô bị thu giữ hoặc phá hủy). Ngày 17/7/1941, Guderian trở thành quân nhân thứ 24 của quân đội Đức được Hitler trao tặng Lá sồi đính kèm vào Huân chương Thập tự Hiệp sĩ.
Hạ tuần tháng 8/1941, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã chiếm được hơn 805 km lãnh thổ Nga và chỉ còn cách Moskva 298 km. Trong lúc Guderian đang sẵn sàng đánh dứt điểm Moskva, Hitler lại ra lệnh dời trọng tâm chiến dịch sang hướng Leningrad và Ukraina. Ông ta phát lệnh cho Cụm Thiết giáp số 2 tiến xuống hướng nam vào các ngày 22 và 23/8/1941 nhằm hiệp lực cùng Cụm Thiết giáp số 1 - Cụm Tập đoàn quân Nam vây diệt một lực lượng lớn của Hồng quân Liên Xô quanh Kiev. Guderian cực lực phản đối quyết định này vì nó làm trì hoãn cuộc hành quân đánh Moskva và khiến quân Đức mất cơ hội chiếm thủ đô Nga trước mùa đông. Nhưng cuối cùng ông vẫn phải chấp hành mệnh lệnh. Ngày 15/9/1941, sau khi thọc sâu 320km về phía nam, quân của Guderian hội quân với Cụm Thiết giáp 1 và siết chặt "cái túi" bao vây 4 tập đoàn quân Liên Xô. Trận chiến Kiev kết thúc vào cuối tháng 9/1941 với thắng lợi vang dội của quân Đức, họ đã loại khỏi vòng chiến 660.000 quân Liên Xô cùng 3.700 đại bác và 880 xe tăng. Hitler hồ hởi khoe "Đây là chiến công lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử chiến tranh thế giới". Sau khi lấy được Kiev, Hitler lệnh cho Guderian tiếp tục lại tấn công theo hướng Moskva. Ngày 30/9/1941, Thống chế Bock phát động chiến dịch thôn tính Moskva, mật danh là "Bão táp" (Typhoon). Đại tướng Guderian được giao nhiệm vụ tiến chiếm thành phố Tula cách Moskva 161 km về hướng nam. Thoạt đầu Cụm Thiết giáp số 2 (được đổi tên thành Tập đoàn Thiết giáp số 2 vào ngày 5/10) cùng các đơn vị đạt được chiến thắng vang dội trong trận hợp vây 80 sư đoàn Liên Xô tại Vyazma-Bryansk, bắt được 663.000 lính Hồng quân cùng 1.242 xe tăng và 5.412 đại bác. Nhưng từ giữa tháng 10/1941, sức tiến công của quân Guderian dần dần suy yếu do bị thiếu hụt tiếp tế, cộng thêm sự kháng cự mãnh liệt của quân dân Liên Xô và điều kiện thời tiết thời tiết khắc nghiệt của mùa đông ở Liên Xô. Quân tiên phong của Guderian đã áp sát vùng ngoại vi Tula ở cự ly 4km vào ngày 29/10/1941, nhưng không thể đánh chiếm thành phố bằng một cuộc đột kích. Quân của Guderian phải đổi sang thế phòng ngự tạm thời xung quanh Tula và chặn đứng nhiều đợt phản kích mạnh của quân Liên Xô.
Ngày 18/11/1941, Guderian dồn hết lực lượng tiến công Tula một lần cuối. Quân Đức đi vòng qua hướng nam thành phố và đánh bật quân Liên Xô tới tận sông Đông. Ngày 2/12/1941, quân của Guderian đã hình thành được thế bao vây Tula, nhưng sự thiếu hụt nhiên liệu, đạn dược, trang phục chống lạnh,… của họ cùng với thời tiết băng giá và các cuộc phản kích mãnh liệt của quân Liên Xô đã khiến vòng vây tan vỡ vào ngày 4/12. Thấy tướng sĩ sức tàn lực kiệt, Guderian chủ động cho Tập đoàn Thiết giáp số 2 chuyển hẳn sang thế thủ và rút dần quân khỏi các vị trí hiểm yếu quanh Tula trong các ngày 4 và 5/12. Không lâu sau đó, ngày 6/12/1941, Hồng quân Liên Xô phát động phản công trên toàn mặt trận. Thực hiện chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, Guderian cho toàn bộ lực lượng vừa đánh vừa lui từ khu vực Tula về các sông Susha-Ola. Hitler không chấp nhận chiến thuật này và bắt Guderian "bắt họ không được nhượng một thước đất nào cho "bọn Nga". Ngày 17/12/1941, Guderian bay đến tổng hành dinh của Hitler ở Rastenburg nhằm thuyết phục Hitler cho triệt binh, nhưng bị từ chối. Guderian trở lại mặt trận và tiếp tục rút quân mà không cần đếm xỉa với mọi mệnh lệnh của cấp trên. Sau nhiều cuộc xung đột gay gắt giữa Guderian với Thống chế Günther von Kluge (tân Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm), Hitler bãi nhiệm Guderian theo yêu cầu của Kluge vào ngày 26/12/1941. Đại tướng Guderian nhường chức Tư lệnh Tập đoàn Thiết giáp 2 cho Thượng tướng Thiết giáp Rudolf Schmundt và lui về sống cùng vợ ở Reichsgau Wartheland....
Sau khi chiến tranh kết thúc, tướng Guderian bị quân Mỹ giam cầm từ năm 1945 đến năm 1948, rồi sống tại Tây Đức cho tới khi mất. Cuốn hồi ký "Hồi ức của một quân nhân" của ông đạt được tiếng vang tại Mỹ và thế giới.
3. Thống chế Erwin Rommel
Erwin Johannes Eugen Rommel (1891 - 1944) là một trong những vị Thống chế được Hitler yêu mến nhất và nổi tiếng của quân đội Đức trong thế chiến II. Ông được đánh giá là có nhiều mưu mẹo trong tác chiến và có lòng quả cảm. Nhưng sự nghiệp nhà binh của ông chỉ bắt đầu sáng sủa khi ông được giao là chỉ huy Tiểu đoàn Bảo vệ Quốc trưởng để bảo vệ an ninh cho Hitler nên có nhiều cơ hội gần gũi với Quốc trưởng. Ông cũng là tác giả của cuốn sách "Xe Tăng trong các cuộc Tấn công" (tiếng Đức: Panzer greift an) nổi tiếng thời đó.
Tư vấn làm sổ đỏ 0908893458
Sau khi không được tham gia trực tiếp chỉ huy đơn vị nào trong các cuộc thôn tính trước đó của Hitler, khoảng đầu năm 1940, Rommel đến xin phép Hitler để cho ông được chỉ huy một sư đoàn tăng thiết giáp mặc dù trước đó Rommel không hề có kinh nghiệm trong việc chỉ huy loại hình quân này. Vốn thân cận và quý mến Rommel nên Hitler đồng ý cho ông được chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 7 sẽ được tham gia trong cuộc tấn công nước Pháp sắp tới. Việc bổ nhiệm đột ngột và bất ngờ này của Quốc trưởng Hitler đã gây ra sự nghi kỵ và tranh luận dữ dội trong hàng ngũ sỹ quan quân đội Đức vì họ cho rằng Rommel không có bất cứ kinh nghiệm vào trong việc chỉ huy tăng thiết giáp và họ đề nghị cho Rommel chỉ huy một sư đoàn bộ binh chuyên đánh vùng núi khi đó còn thiếu chỉ huy. Thế nhưng, Rommel đã không làm Hitler thất vọng và chứng tỏ cho mọi người thấy Hitler có con mắt nhìn người tinh tường như thế nào qua việc chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 7 thắng trận giòn giã ngay trong trận tấn công nước Pháp năm 1940 đầu tiên.
*Sư đoàn Ma của Rommel
Trong chiến dịch tấn công nước Pháp, Sư đoàn thiết giáp số 7 của Rommel là đơn vị đầu tiên vượt sông Meuse tại Dinant và đánh tan Tập đoàn quân số 2 và Tập đoàn quân số 9 của Pháp đang phòng thủ trong có 24 tiếng đồng hồ, sau đó quân của Rommel ào ạt tấn công như đi vào chỗ không người, hành quân cả ngày lẫn đêm không đợi nghỉ ngơi, chỉ trong 1 ngày quân của Rommel đã tiến được 48 km. Rommel tiến quân nhanh chóng đến nỗi liên lạc giữa ông ta với cấp trên là tướng Hermann Hoth và tổng hành dinh đã bị gián đoạn, không biết quân ông ta ở đâu nên được gọi là "Sư đoàn Ma". Rommel luôn phớt lờ các mệnh lệnh và không cho quân Pháp có thời gian thiết lập một tuyến phòng thủ mới, ông ta tiếp tục theo hướng tây bắc tiến về Avesnes-sur-Helpe, ngay phía trước các sư đoàn Panzer số 1 và số 2. Sáng ngày 15/5, các đơn vị còn lại của Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 1 Pháp, đã được nghỉ ngơi sau khi mất gần 16 xe tăng tại Bỉ, đã bị Rommel tấn công khi đoàn xe tăng Pháp còn đang xếp hàng chờ nhận nhiên liệu. Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 1 Pháp phải rút lui mà chỉ còn lại có 36 xe tăng, sau đó thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Rommel đã tiếp tục thúc quân về phía tây, đánh tan Sư đoàn Bộ binh 18 và 22 Pháp, cô lập Sư đoàn Bộ binh Bắc Phi 4 tại Philippeville. Mờ sáng hôm sau, ngày 16/5, Sư đoàn của Rommel đến Avesnes và gặp may khi bắt gặp Sư đoàn Cơ giới số 5 của Pháp đã dựng trại nghỉ đêm ngay trên đường tiến quân của ông, và để các xe cộ xếp hàng ngăn nắp dọc theo lề đường còn binh sĩ vẫn đang ngủ say. Nhân cơ hội này, xe tăng của Rommel liền xông thẳng vào xóa sổ chúng. Trong trận này, Sư đoàn thiết giáp 7 do Rommel chỉ huy lập công đầu khi đánh tan Tập đoàn quân số 9 của Pháp, mở thông đường qua tuyến Sambre-Oise tại Landrecies mà phía Pháp muốn giữ bằng mọi giá, khiến quân đội Pháp "tan vỡ theo đà chạy trốn; bị giày xéo dễ dàng trong giấc ngủ của họ". Đến ngày 17/5, Rommel tuyên bố đã bắt được 10.000 tù binh mà chỉ mất có 36 quân. Thượng tướng Guderian rất vui mừng trước đà tiến quân nhanh chóng này của Rommel và thúc các cánh quân phải tiếp tục tiến thật nhanh về eo biển cho đến khi cạn kiệt nhiên liệu.
Vào sáng ngày 19/5, Rommel chỉ giả vờ tấn công vào Cambrai đã lấy được thành phố thật. Đến tối ngày 20/5, xe tăng của Guderian và Rommel đã ra đến bờ biển, điều mà Lục quân Đức đã không thể làm được trong suốt 4 năm thế chiến I nhưng bây giờ họ đã làm được việc này chỉ trong vòng có 11 ngày tấn công.
Tư vấn pháp luật 0908893458
*Cáo sa mạc Rommel
Sau khi lập công cùng với quân đội Đức chiến thắng ở mặt trận phía Tây Âu, Rommel tiếp tục được Hitler tín nhiệm cho chỉ huy Quân đoàn châu Phi (Deutsches Afrikakorps). Quân đoàn này được gửi đến Lybia đầu năm 1941 trong chiến dịch Sonnenblume để hộ trợ quân Ý đang mất tinh thần vì những thiệt hại do liên quân Thịnh Vượng chung gây ra trong chiến dịch Compass. Ở Châu phi, Rommel giành được danh tiếng cao nhất của mình trong lĩnh vực quân sự đến nỗi được gọi là "Cáo sa mạc". Cụ thể:
- Ngày 24/3/1941, Rommel mở một đợt tấn công nhỏ với Sư đoàn Tia chớp số 5 và 2 sư đoàn bộ binh Ý hỗ trợ. Đợt tấn công này là một đợt nhỏ trước khi quân Rommel được tăng cường thêm bởi Sư đoàn Thiết giáp số 15 vào tháng 5. Quân Anh, vốn đã bị suy yếu vì phải chia quân gửi sang tham chiến tại mặt trận Hy lạp, lùi về Mersa el Brega để bắt đầu xây dựng phòng tuyến. Rommel quyết định tiếp tục tấn công một lần nữa để ngăn chặn quân Anh củng cổ phòng tuyến này. Sau một ngày đụng độ quyết liệt, quân Đức chiếm ưu thế và Rommel tiếp tục tiến quân bất chấp lệnh phải hoãn tấn công vào Agedabia cho đến tháng 5. Tổng tư lệnh Anh ở Trung Đông, tướng Archibald Wavell, đánh giá quá cao sức mạnh của liên quân phe Trục và cộng thêm nỗi lo ngại về vấn đề thời tiết mùa đông, liền ra lệnh rút quân khỏi Benghazi để tránh việc bị đợt tấn công của Rommel chia cắt. Trong khi đó Rommel nhận thấy được sự miễn cưỡng của người Anh trong một trận đánh quyết định, liền đưa ra một quyến định liều lĩnh: chiếm đóng toàn bộ Cyrenaica chỉ với lực lượng được trang bị nhẹ. Ông ra lệnh cho Sư đoàn Thiết giáp Ariete của quân Ý truy đuổi số quân Anh đang rút đi, cùng lúc cho Sư đoàn Tia chớp số 5 của quân Đức liền tiến vào Benghazi. Chỉ huy Sư đoàn Tia chớp số 5, thiếu tướng Johannes Streich, phản đối lệnh với lý do rằng hình trạng trang thiết bị của Sư đoàn hiện tại không thích hợp để hành quân. Thế nhưng, Rommel bỏ ngoài tai lời phải đối này, ông nói "không thể để dịp may hiếm hoi trôi đi chỉ vì những chuyện vặt vãnh".
- Sau khi chiếm được Benghazi, quân của Rommel tiếp tục chiếm thêm khu vực Cyrenaica tới tận Gazala vào 8/4. Việc làm này của Rommel nhận được sự chỉ trích dữ dội từ phía Bộ Tổng chỉ huy quân Ý vì họ cảm thấy Rommel đã bất tuân thượng lệnh. Điều này càng đặc biệt khi mà Rommel đáng lẽ phải tuân theo lệnh của phía Ý. Sau đó, Rommel còn nhận được lệnh từ phía Bộ Chỉ huy Tối cao quân Đức rằng ông không được vượt qua khỏi Maradah, nhưng một lần nữa Rommel lại bỏ ngoài tai lệnh này cũng như mọi lời phản đối khác từ thuộc tướng của mình. Rommel tin rằng thời điểm đó là một cơ hội lớn lao để tiêu diệt một lượng lớn quân Đồng minh ở Bắc phi và chiếm giữ Ai Cập. Sau đó, Rommel quyết định tiếp tục gây sức ép lên quân Anh đang rút lui và mở một đợt tấn công cánh vào cảng Tobruk. Trong đợt tấn công này, quân của Rommel bắt sống được Tổng chỉ huy quân sự của quân Đồng Minh tại khu vực Cyrenaica là Trung tướng Philip Neame và cả Richard O'Connor - thuộc tướng của Neame.
- Trong thời gian quân Ý đang tấn công dọc theo bờ biển, Rommel quyến định tiến lên phía bắc và tấn công khu cảng từ phía Đông Nam với Sư đoàn Tia chớp số 5 với mục tiêu rằng sẽ vây được số lớn quân Anh đang đóng tại đó. Đợt tấn công này thất bại vì các lý do về hậu cần cũng như quân Đức không đảm bảo được đường tiếp vận; đồng thời quân của Rommel cũng nhiều lần bị đột kích bởi số quân Anh đóng tại Tobruk. Ngày 11/4, vòng vây quanh Tobruk đã được thiết lập và liên quân phe Trục mở đợt tấn công đầu tiên vào thành phố. Còn các lực lượng còn lại của phe Trục tiếp tục đông tiến và đẩy lui toàn bộ quân Đồng minh ra khỏi Libya vào ngày 15/4/1941.
- Cảng quan trọng Tobruk được trấn giữ dưới sự chỉ huy của viên tướng người Úc, Leslie Morshead. Tham mưu trưởng của quân Đồng Minh tại đây, tướng Archibald Wavell đã cố gắng thực hiện 2 cuộc tấn công nhằm giải vây cho Tobruk, chiến dịch Brevity và Battleaxe, nhưng đều thất bại. Sau đó Wavell đã được thay thể bằng viên tổng tư lệnh gốc Ấn Độ, tướng Claude Auchinleck. Auchinleck đã mở một trận tấn công lớn để giải vây cho Tobruk, chiến dịch Crusader và cuối cùng đã thành công.
Chiến dịch Crusader là một thất bại cho Rommel. Vài tuần sau trận đánh, Rommel đã hạ lệnh rút lui tất cả các lực lượng của mình đang đóng tại các khu vực xung quanh Tobruk (7 tháng 12, 1941) và triệt thoái về El Agheila. Quân Anh đã đuổi theo, cố gắng tiêu diệt toán quân Đức đang rút lui như họ đã làm vào năm 1940, thế nhưng Rommel đã tung ra một đợt phản công vào ngày 20 tháng 1 năm 1942 và giáng một đòn chí mạng vào quân Anh. Tập đoàn quân Bắc Phi tái chiếm Benghazi, quân Anh phải lui về khu vực Tobruk và bắt đầu xây dựng các vị trí phòng thủ.
- Đầu mùa hè năm 1942 (24 tháng 5, 1942), đội quân của Rommel tấn công. Theo cách đánh chớp nhoáng (blitzkrieg) kinh điển, đội quân của ông đã thọc vào sườn quân Anh tại Gazala. Song, quân Pháp vẫn ngoan cố kháng cự lại các đợt tấn công của người Đức trong trận Bir Hakeim. Tuy nhiên, Rommel cùng các chiến sĩ của ông đã triệt hạ được Bir Hakeim, buộc quân thù phải lui binh khỏi điểm phòng ngự kiên cố này. Như vậy là dù có sai sót trong việc chỉ huy nhưng vị Thống chế đaị tài cùng các binh sĩ tinh nhuệ đã lập nên những chiến công hiển hách, đẩy quân địch - dù đông đảo hơn quân của ông - vào thế yếu. Quân Đức thắng thế, buộc quân Anh rút lui một cách nhanh chóng, nên được gọi là "Cú phi nước đại Gazala", để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Tobruk giờ đây bị cô lập và chỉ còn một mình, nằm giữa Tập đoàn quân Bắc Phi và Ai Cập. Vào ngày 21/6/1942, sau một trận tấn công phối hợp nhanh, mạnh mẽ và có tính kết hợp của quân Đức, thành phố đã bị bao vây cùng với 33.000 quân lính. Các lực lượng Đồng Minh đã hoàn toàn bị đánh bại. Vài tuần sau đó, họ phải rút lui ra xa khỏi Ai Cập.
Nhưng cuộc tấn công của Rommel cuối cùng phải dừng lại tại một thị trấn nhỏ ở El Alamein (Ai Cập), chỉ cách Alexandria 60 dặm. Trong trận chiến El Alamein lần thứ nhất, quân của Rommel thất bại do những vấn đề về nguồn tiếp tế vũ khí, lương thực do một chiến dịch nhằm cắt đứt các tuyến đường vận chuyển của quân Đức mang tên Ultra được Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Air Force và Royal Navy) thực hiện và những chiến thuật được cải tiến của quân Anh. Người Anh rất gần với nguồn tiếp tế và có được những người lính mới, khỏe mạnh để tăng cường cho các vị trí đóng quân của họ. Chiến thuật của Auchinleck là tiếp tục tấn công vào các lực lượng Ý yếu kém để giành thế chủ động về phía mình. Rommel, một lần nữa cố gắng bẻ gãy phòng tuyến của quân Anh bằng trận đánh tại Alam Halfa. Ông đã hoàn toàn bị cầm chân lại bởi vị chỉ huy mới đến của quân Đồng Minh, Trung tướng Bernard Montgomery, một người luôn có được sự hỗ trợ tuyệt đối về lương thực và vũ khí.
- Do các lực lượng Đồng Minh từ Malta ngăn chặn nguồn tiếp tế của Rommel ngay tại bờ biển, và cả một khu vực rất rộng lớn mà ông phải giữ lấy, Rommel không thể giữ El Alamein mãi được. Vì vậy mà sau trận chiến tại El Alemein lần thứ hai, quân của Rommel phải rút lui. Sau thất bại tại El Alamein, mặc dù các vị lãnh tụ Hitler và Mussolini nhiều lần thúc giục Rommel, các lực lượng của ông đã không thể đứng vững và chiến đấu lại được nữa cho đến khi họ tiến vào Tunisia. Sau đó, trận chiến đầu tiên của họ không phải đối đầu với lực lượng quân đội tám nước của người Anh nữa (British Eighth Army, gồm có Úc, Ấn Độ, New Zealand, Nam Phi, Rhodesia, Pháp và Ba Lan), mà là Quân đoàn số 2 của Mỹ. Thống chế Rommel xua quân tấn công quân Mỹ trong trận chiến tại đèo Kasserine, và giáng một đòn nặng nề vào quân địch. Lại một lần nữa, ông lại được vui với chiến thắng lừng lẫy nhờ có sự quyết đoán của ông, tài năng và sự mạnh mẽ của ông đã khiến cho quân thù phải nếm mùi đại bại.
Nhưng do nguồn tiếp tế về vật chất và nhân lực ngày càng bị thiếu thốn trầm trọng nên các cuộc tấn công của Rommel ngày càng chậm lại và đuối dần đi, trong đó kế hoạch Ultra - phá hoại nguồn tiếp tế của Đồng minh chính là một mắt xích quan trọng dẫn đến sự thất bại đối với các lực lượng của ông. Cuối cùng Rommel buộc phải rời khỏi Bắc Phi và kéo theo sự thất bại của quân Đức tại đây.
Tư vấn luật 0908893458
*Kế hoạch phòng thủ tại bờ biển Pháp 1943-1944
Quay trở về Đức sau khi phải rút lui ở Bắc Phi, Thống chế Rommel được điều chuyển về bộ tham mưu của Tập đoàn quân B đóng tại mặt trận phía Tây Âu. Dưới sự chỉ đạo của ông, công việc phòng thủ chống đổ bộ diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc, hàng triệu bãi mìn, hàng ngàn ụ bê tông bảo vệ xe tăng và các chướng ngại vật đã được dựng lên trên các bãi biển và các vùng thôn quê. Tướng công binh Meise và nhiều chuyên gia kỹ thuật hiện đại nhận xét rằng Rommel "không chỉ có năng lực quân sự mà còn là thiên tài kỹ thuật nữa."
Đồng thời, khi ở đây ông đúc kết ra rằng không thể nào ngăn chặn được tốc độ tiến công dưới sự yểm trợ tối đa bằng đường không của quân Đồng Minh. Ông đã đưa ra quan điểm rằng các lực lượng xe tăng nên được tách ra thành các đơn vị nhỏ để củng cố vững chắc các điểm trọng yếu và nên được đặt gần chiến tuyến càng tốt bởi vì chúng không thể di chuyển được đi xa một khi cuộc tấn công đổ bộ nổ ra. Ông muốn cuộc tấn công của quân Đồng Minh phải được chặn đứng ngay từ các bãi biển bằng cách kết hợp hỏa lực của quân đội với hệ thống chướng ngại vật. Tuy nhiên, do quân Đức vào giai đoạn này bị thua trận liên tiếp và thiếu xe tăng, thiết giáp trầm trọng nên phương án của Rommel không được ưu tiên. Do đó, trong ngày D-Day (ngày đổ bộ vào Normandie) lực lượng Đồng Minh nhanh chóng chiếm được các vị trí đổ bộ và không bị thiệt hại nhiều.
Vào cuối thế chiến II, Thống chế Rommel bị thanh trừng do tham gia vào phong trào chống đối Hitler và bị ép buộc phải tự sát bằng thuốc độc. Nhưng khi chết, Rommel vẫn được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao. Và cho đến nay, cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của ông vẫn luôn là điểm thu hút của các nhà nghiên cứu lịch sử.
Nguồn: Luật sư tổng hợp

Tin tức giả mạo: Một lịch sử bạo tàn

21/03/2017 16:44 GMT+7

TTCT- Tin tức giả mạo (fake news) không chỉ là chuyện của thời Facebook và mạng xã hội, nó thậm chí đã xuất hiện còn trước cả tin tức thật sự.

Đã đăng trên Internet hẳn phải đúng -cagle.com
Đã đăng trên Internet hẳn phải đúng -cagle.com
Tin tức giả mạo tràn tới Trent, Ý vào ngày chủ nhật lễ Phục sinh năm 1475. Một đứa bé 2 tuổi rưỡi tên Simonino đã mất tích và một thầy thuyết giáo dòng Franciscan, Bernardino da Feltre, trong hàng loạt bài giảng của ông tuyên bố cộng đồng người Do Thái địa phương đã sát hại đứa trẻ, rút và uống máu của nó để mừng lễ Vượt qua.
  Tin đồn nhanh chóng lan đi. Từ lâu trước đó, ông da Feltre đã nói thi thể cậu bé được tìm thấy trong tầng hầm nhà một người Do Thái. Đáp lại, giám mục kiêm công tước Trent, Johannes IV Hinderbach, ngay lập tức ra lệnh bắt giữ và tra tấn toàn bộ cộng đồng Do Thái của thành phố.
15 người bị tuyên có tội và đưa lên giàn thiêu. Câu chuyện đó đã dẫn tới nhiều cộng đồng xung quanh học theo.
Nhận ra đó là một câu chuyện giả mạo, giáo hoàng can thiệp, cố gắng ngăn chặn cả việc rao giảng câu chuyện và những vụ sát nhân.
Nhưng Hinderbach không tuân theo mệnh lệnh của giáo hoàng và do cảm thấy bị đe dọa, tiếp tục lan truyền thêm những câu chuyện giả mạo về việc dân Do Thái uống máu của trẻ em Công giáo.
Cơn giận dữ của dư luận trong bầu không khí bài Do Thái khiến giáo hoàng không thể can thiệp được nữa, trong khi Hinderbach tiến thêm một bước bằng cách phong thánh cho Simonino.
Ngày nay, các sử gia đã xác nhận rõ ràng rằng chuyện người Do Thái giết rồi uống máu trẻ em là hoàn toàn ngụy tạo và nhiều câu chuyện đã bị dựng đứng từ thế kỷ 12 để làm nền cho phong trào bài Do Thái.
Vậy mà ngày nay, một trang web bài Do Thái vẫn khẳng định những câu chuyện đó là thật và Simonino vẫn là một vị thánh tử vì đạo. Đã 5 thế kỷ, nhưng một số tin tức giả mạo đơn giản là không thể nào dẹp bỏ.
Thời gian qua, câu chuyện về tin tức giả mạo lại chiếm lĩnh giới truyền thông, từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến tranh cãi về người nhập cư ở châu Âu, đó là chưa kể hằng hà sa số tin tức thất thiệt khác ở quy mô nhỏ hơn xuất hiện mỗi ngày, mỗi giờ trên mạng xã hội.
Nhưng giữa những cảnh báo và chiến dịch chống tin tức giả mạo, một sự thật có vẻ đã bị lãng quên: tin tức giả mạo không phải là hiện tượng mới mẻ gì. Nó đã là một khái niệm được định hình rõ ràng từ 500 năm trước, với sự ra đời của kỹ thuật in ấn ở châu Âu.
Thật ra, tin tức giả mạo còn lâu đời hơn nhiều so với báo chí chính thống, tin tức được xác minh và có tính “khách quan” vốn chỉ xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ.
Ngay từ đầu, tin tức giả mạo đã có khuynh hướng giật gân và cực đoan, được thiết kế để làm bùng lên cảm xúc, định kiến và thường kích động bạo lực. 
Cỗ máy tuyên truyền của Đức Quốc xã dựa trên những câu chuyện dựng đứng tương tự về nghi lễ uống máu trẻ em của người Do Thái từng là công cụ của giám mục - công tước Hinderbach hồi thế kỷ 15.
Có lẽ điều nguy hiểm nhất là tin tức giả mạo tỏ ra rất mạnh mẽ và dai dẳng.
Giáo hoàng Sixtus IV thời đó đã thấy rằng những câu chuyện giả với nguồn gốc là định kiến của đám đông sẽ khiến ngay cả quyền lực được cho là tối thượng của ông cũng vô nghĩa. Ngày nay, với sự suy tàn của các hãng tin chủ lưu chính thống trên toàn thế giới, ai sẽ ngăn chặn dòng tin tức giả mạo đây?
Tin tức giả mạo có thể gây ra những hậu quả tàn bạo với xã hội -disclose.tv
Tin tức giả mạo có thể gây ra những hậu quả tàn bạo với xã hội -disclose.tv
Dẫn đường cho tội ác
Tin tức giả mạo xuất hiện ngay khi tin tức bắt đầu có thể được truyền bá rộng khắp, sau khi Johannes Gutenberg phát minh kỹ thuật in ấn vào năm 1439.
Tin tức xác thực rất khó xác minh ở thời đại đó. Đã có rất nhiều nguồn tin trong thời kỳ đó rồi - các ấn bản chính thức của những nhà cầm quyền chính trị và tôn giáo, các tài liệu ghi lại của nhân chứng, bao gồm những thủy thủ và thương nhân - nhưng thời bấy giờ chưa ai có khái niệm gì về đạo đức báo chí và tính khách quan của dữ kiện.
Những ai muốn tìm kiếm sự thật phải rất chú ý. Vào thế kỷ 16, những ai muốn tin tức thật sự tin rằng các báo cáo bí mật tiết lộ từ nhà chức trách là các nguồn đáng tin cậy, nhưng chẳng bao lâu sau đã xuất hiện những báo cáo bí mật giả nữa!
Tới thế kỷ 17, các sử gia bắt đầu có vai trò trong việc xác minh những gì được đăng tải bởi các nguồn tài liệu của họ bằng ghi chú. Vụ xét xử Galileo vào năm 1610 cũng nêu ra yêu cầu phải xác minh một cách khoa học tin tức và tài liệu viết.
Nhưng khi các tài liệu in ấn trở nên phổ biến, dòng tin giả mạo cũng ăn theo, từ những câu chuyện hoang đường về quái vật biển khơi và phù thủy tới việc kết tội những kẻ không giữ điều răn của giáo hội đã gây ra các thảm họa tự nhiên.
Trận động đất Lisbon năm 1755 là một trong những dữ kiện tin tức khó xác minh nhất mọi thời, khi giáo hội và nhiều nhà cầm quyền ở châu Âu nói đó là do những kẻ có tội lỗi theo quan điểm Công giáo.
Những cuốn sách khổ nhỏ đầy tin tức giả mạo xuất hiện ở Bồ Đào Nha, tuyên bố một số người sống sót nhờ vào sự hiển linh của Đức Mẹ.
Chính các tài liệu giả mạo trên cơ sở tôn giáo về trận động đất đó đã khiến triết gia danh tiếng của phong trào Khai sáng Voltaire cầm bút tấn công những giải thích hoang đường về các hiện tượng tự nhiên, và biến ông thành một nhà hoạt động chống lại tin tức giả mạo có lẽ là một trong những người đầu tiên trong lịch sử.
Tin giả tràn lan vào thời đó. Năm 1761, Marc-Antoine Calas, con trai 22 tuổi của một thương nhân Tin lành đáng kính ở Toulouse, có vẻ đã tự sát.
Các nhà hoạt động Công giáo loan đi tin tức rằng ông Jean - cha của Calas - đã giết cậu vì cậu muốn cải đạo. Nhà chức trách tư pháp địa phương đăng cáo thị kêu gọi các nhân chứng hợp tác, qua đó chính thức biến tin đồn thành sự thật.
Jean Calas bị truy tố dựa trên tin đồn và bị tra tấn tàn nhẫn công khai trước khi bị xử tử. Kinh hoàng trước sự bạo tàn đó, Voltaire đã dày công điều tra vụ việc và xác định lại rằng Marc-Antoine tự sát vì nợ nần do cờ bạc, cũng như không thể học hết đại học - theo xưng tội của chính chàng trai xấu số.
Vua Pháp Louis XV đã đảo ngược phán quyết, phục hồi danh dự cho Jean Calas vào năm 1765 và sa thải chánh thẩm phán của Toulouse.
Tài liệu của Voltaire về vụ việc trở thành bước ngoặt cho phong trào Khai sáng. Nhưng ngay cả cuộc cách mạng khoa học và phong trào Khai sáng cũng không thể ngăn chặn được tin tức giả mạo.
Trong những năm trước Cách mạng Pháp, truyền đơn về thâm hụt ngân sách của chính quyền quân chủ được rải khắp Paris từ nhiều phe phái chính trị khác nhau, với những con số cũng hoàn toàn khác nhau. Giống như ngày nay, độc giả của các tờ rơi khi đó cũng đầy nghi ngờ và không biết sao để tìm ra sự thật.
Công nghệ mới khiến tin tức giả mạo có thể lan truyền nhanh và tác động mạnh hơn bao giờ hết - Ảnh: npr.org
Công nghệ mới khiến tin tức giả mạo có thể lan truyền nhanh và tác động mạnh hơn bao giờ hết - Ảnh: npr.org
Ngay cả những người sáng lập vĩ đại của nước Mỹ cũng không ngần ngại sử dụng tin giả mạo. Để tăng tinh thần cho phe cách mạng, chính Benjamin Franklin đã ngụy tạo những câu chuyện mang tính tuyên truyền về việc dân da đỏ “chuyên lột da đầu người” phục vụ cho vua Anh George III.
Ngoài ra còn có những câu chuyện khác, bao gồm việc vua George đưa hàng nghìn lính đánh thuê nước ngoài sang giết người Mỹ, để kêu gọi sự ủng hộ với cuộc cách mạng.
Tới những năm 1800, tin tức giả mạo ở Mỹ tập trung vào người nô lệ da đen khi xung đột quan điểm về vấn đề này lên đến cao độ.
Một chuyện hay được kể đi kể lại là người da đen biến thành da trắng sau một đêm hoặc các cuộc nổi dậy và tội ác của nô lệ, dẫn tới tình trạng bạo lực kinh hoàng nhắm vào người Mỹ gốc Phi.
Chuyện giật gân luôn ăn khách. Đầu thế kỷ 19, báo chí hiện đại xuất hiện và đồng thời làm tăng độ lan tỏa của tin tức giả mạo. Năm 1835, tờ New York Sun tuyên bố trên Mặt trăng có một nền văn minh khác, tuyến bài giúp họ trở thành tờ báo ăn khách và có lợi nhuận cao nhất thời bấy giờ.
Năm 1844, báo chí chống Công giáo ở Philadelphia tuyên bố rằng dân Ireland ăn cắp Kinh Thánh ở các trường công, dẫn tới những cuộc bạo động và tấn công các nhà thờ Công giáo. Những năm chuyển giao thế kỷ là thời kỳ bùng nổ của báo khổ nhỏ với các tin tức giả mạo, chuyên gia giả mạo và câu chuyện giả mạo nhằm khơi gợi sự cảm thông hoặc giận dữ.
Tờ New York World của Joseph Pulitzer đăng nhiều chuyện tội ác ngụy tạo để bán báo. Tờ Morning Journal nói quá rất nhiều sự kiện giúp làm bùng phát cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ.
Khi một phóng viên thường trú của tờ này ở Havana đánh điện tín về nói sẽ không có chiến tranh, chủ báo William Randolph Hearst đáp lại: “Kiếm hình ảnh đi, có chiến tranh hay không là việc của tôi”.
Hearst sau đó đăng những bức tranh vẽ giả mạo cảnh các quan chức Tây Ban Nha ở Cuba lột trần phụ nữ Mỹ để khám xét - ông đã có cuộc chiến mà ông muốn.
Trong khi tin giật gân luôn tồn tại, báo chí khách quan dần trở thành một mô hình kinh doanh thành công hơn và cũng là mô hình thống trị tới tận gần đây.
Năm 1896, Adolph Ochs mua lại tờ New York Times với mục tiêu xây dựng một tờ báo dựa trên “chỉ dữ kiện” có ích cho giới đầu tư giàu có cần thông tin làm ăn đáng tin cậy. Ochs chứng minh rằng tin tức không cần phải giật gân mới có lợi nhuận.
Nhưng tất nhiên báo chí khách quan cũng gặp nhiều thách thức. Suốt thế kỷ 20, các bộ máy tuyên truyền ở Đức Quốc xã rồi sau đó là Đông Âu đã lôi kéo Mỹ phải đáp trả.
Những năm 1950, nghị sĩ chống cộng khét tiếng Joseph McCarthy bị cáo buộc đã thao túng các phóng viên “như những con chó của Pavlov” để lan truyền nỗi sợ hãi và kích động tinh thần chống cộng ở Mỹ.
Báo New Yorker trong giai đoạn này nói nhà báo chỉ nên đưa tin, chứ không được “nói với độc giả những dữ kiện nào thật sự là dữ kiện, còn những dữ kiện nào thì không”. Cánh phóng viên bắt đầu đặt câu hỏi về “sự khách quan lý tưởng”, tuy nhiên phần lớn họ vẫn đưa tin dựa trên các nguồn có thể kiểm chứng.
Tranh minh họa cho loạt bài giả mạo “nền văn minh trên mặt trăng” của báo New York Sun năm 1835 - Ảnh: wordpress.com
Tranh minh họa cho loạt bài giả mạo “nền văn minh trên mặt trăng” của báo New York Sun năm 1835 - Ảnh: wordpress.com
Cuộc đấu không cân sức
Chỉ tới khi mạng Internet xuất hiện, các chuẩn mực tin tức và báo chí mới bị thách thức nghiêm trọng và tin tức giả mạo lại trở thành lực lượng hùng mạnh.
Tin tức kỹ thuật số đã đưa thời kỳ báo giấy vàng khổ nhỏ trở lại. Các thuật toán tạo ra những bảng tin (news feeds) và những sự kết hợp chỉ tính tới sự quan tâm của người đọc, chứ không chú ý gì đến sự chính xác và khách quan.
Cùng lúc, tin tức kỹ thuật số đã dần làm tiêu mòn cả sức mạnh ảnh hưởng lẫn khả năng kiếm tiền của báo chí truyền thống, độc lập và cố gắng khách quan.
Báo cáo “Tình trạng của truyền thông 2016” của Trung tâm nghiên cứu Pew vẽ ra bức tranh ảm đạm với hầu hết tổ chức tin tức nghiêm túc. Doanh thu quảng cáo giảm, nhân sự tiếp tục bị cắt giảm, số lượng báo giấy lớn đã giảm khoảng 100 tờ kể từ năm 2004.
Từ năm 2003 tới 2014, cùng sự suy giảm của báo in, số phóng viên chuyên nghiệp cũng đã giảm 35%. Ở cấp độ địa phương, phóng viên chuyên nghiệp - những người được đào tạo các nguyên tắc báo chí cơ bản - gần như đã biến mất hoàn toàn.
Ngày trước, họ là những người đáng tin cậy có mặt ở các nghị viện bang, quán bar và trường học địa phương, là sự kết nối giữa chính quyền bang, liên bang và người dân bình thường của nước Mỹ. Họ từng được coi là những người hùng.
Nhưng ngày nay họ đã biến mất, mang theo cùng họ một bộ lọc có lương tâm và đáng tin cậy với trách nhiệm xã hội dân sự rõ ràng.
Để kết luận, khi mà tin tức thật sự bị đẩy lùi, tin giả mạo sẽ lan tràn. Chúng ta từng thấy những hậu quả kinh hoàng của điều này trong quá khứ - và thách thức lớn nhất của chúng ta sẽ là tìm ra cách thức chống lại cơn triều đang lên hiện giờ.
HẢI MINH (THEO POLITICO)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét