Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 232

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vài Giây Trước Thảm Họa : Trân Châu Cảng
Một cuộc điều tra về vụ Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng và tại sao nó lại trở thành một sai lầm về chiến lược tai hại đối với Nhật Bản. Seconds From Disaster: Pearl Harbor - Vài giây trước thảm họa: Trân Châu Cảng Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai.


Bernard Kuehn – Người giúp Đế quốc Nhật đánh thắng trận Trân Châu Cảng

Vũ Cao |
Bernard Kuehn – Người giúp Đế quốc Nhật đánh thắng trận Trân Châu Cảng

Người góp phần quyết định cho chiến thắng của không quân Đế quốc Nhật tập kích Trân Châu Cảng là một điệp viên Đức Quốc xã: Bernard Julius Otto Kuehn.

1 giờ 20 phút sáng ngày 7-12-1941, trong phòng chỉ huy của tàu sân bay Akagi thuộc Hải quân Đế quốc Nhật, lúc ấy đang ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Chuichi Nagumo nhận được một bản tin tình báo đóng dấu tuyệt mật, gửi đi từ Tokyo:
"Có 9 chiến hạm, 3 tuần dương hạm, 3 thủy phi cơ, 17 tàu khu trục hiện đang neo đậu tại Trân Châu Cảng. Không thấy dấu hiệu của các tàu sân bay và khu trục hạm hạng nặng.
Sân bay chính có 91 máy bay tiêm kích, 57 máy bay cường kích và 24 máy bay ném bom. Sân bay phụ có 26 máy bay tiêm kích, 12 máy bay trinh sát, 8 thủy phi cơ. Không ghi nhận dấu hiệu bất thường về sự thay đổi của Hạm đội Mỹ…".
Gần 8 tiếng sau, Không quân Đế quốc Nhật tiến hành tập kích Trân Châu Cảng. Người góp phần quyết định cho chiến thắng này là một điệp viên Đức Quốc xã: Bernard Julius Otto Kuehn.
Cả gia đình làm gián điệp
Sinh năm 1895 ở miền đông nước Đức và là bạn thân của Joseph Goebbels - người sau này sẽ thở thành Bộ trưởng Bộ tuyên truyền của Đệ tam Đế chế Đức. Năm 1933, khi Hietler thành lập Đảng Quốc xã, Bernard Julius Otto Kuehn nhanh chóng gia nhập rồi được đào tạo để trở thành sĩ quan tình báo thuộc Cơ quan Tình báo quân sự Đức Quốc xã (Abwehr).
Bernard Kuehn – Người giúp Đế quốc Nhật đánh thắng trận Trân Châu Cảng - Ảnh 1.
Bernard Julius Otto Kuehn và Takeo Yoshikawa.
Năm 1935, trước lúc vạch ra kế hoạch xâm lược Ba Lan, châm ngòi cho chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức Quốc xã từng bước tiến hành liên minh với Đế quốc Nhật rồi sau đó là phát xít Ý - gọi là phe Trục - vì khi Đức chiếm châu Âu, người Mỹ chắc chắn sẽ không chịu khoanh tay ngồi yên.
Còn ở châu Á, ngoài Mãn châu - Trung Quốc đã nằm dưới quyền kiểm soát của phát xít Nhật thì khi Nhật chiếm Myanmar, Singapore, Philippines…, cùng một số hòn đảo ở Thái Bình Dương, khống chế con đường vận chuyển trên biển của Mỹ và các đồng minh, đồng thời bổ sung nguồn nguyên liệu phục vụ chiến tranh như dầu mỏ, lúa gạo, quặng thiếc, sắt, than đá…, thì phát xít Nhật cũng cần có thêm những thông tin tình báo về quân đội Mỹ vì thời điểm ấy, Trân Châu Cảng là căn cứ hậu cần lớn nhất ở nước ngoài của Hải quân Mỹ.
Vì thế, ngày 15-8-1935, Bernard Julius Otto Kuehn, 40 tuổi, dưới vỏ bọc của một người không chấp nhận chủ nghĩa Quốc xã, dẫn gia đình gồm vợ là Friedel, 36 tuổi, con gái 17 tuổi là Susie Ruth, con trai 11 tuổi là Bernard Joachim Kuehn và 2 người em cùng cha khác mẹ là Hans Joachim và Eberhard, đến Honolulu, bang Hawaii, xin định cư.
Sau nhiều ngày thẩm tra - mà thực tế là chẳng thẩm tra gì vì hồ sơ của gia đình Otto Kuehn được Cơ quan Tình báo quân sự Đức Abwehr chuẩn bị rất chu đáo - hơn nữa lúc ấy lại đang diễn ra một làn sóng người chạy trốn khỏi nước Đức Quốc xã - chủ yếu là người gốc Do Thái - đến định cư ở Mỹ và các quốc gia châu Âu nên đơn xin của Kuehn được chính quyền Mỹ trên đảo Hawaii chấp thuận.
Tuy nhiên, nửa năm trước ngày đến Honolulu, Otto Kuehn đã hướng dẫn vợ, con và 2 người em cùng cha khác mẹ các nghiệp vụ tình báo.
Vì thế, khi được cấp phép định cư và khi mở một tiệm uốn tóc, trang điểm ở Honolulu với những dịch vụ tốt nhất, giá cả rẻ nhất, Friedel - vợ Kuehn và Susie Ruth - con gái ông ta đã thu thập được vô số thông tin từ những bà vợ sĩ quan Hải quân Mỹ rỗi hơi nhiều chuyện.
Từ miệng của những bà này, Kuehn biết rõ tất cả những tàu chiến ở Trân Châu Cảng ngày nào đi đâu, ngày nào về. Joachim Kuehn, đứa con trai 11 tuổi còn "siêu" hơn. Được Kuehn huấn luyện, thằng bé biết đặt ra những câu hỏi chính xác về tàu ngầm dưới hình thức mong muốn trở thành chỉ huy tàu ngầm trong tương lai.
Với người em cùng cha khác mẹ là Hans Joachim, anh ta xin được một bộ quần áo thủy thủ Mỹ rồi thỉnh thoảng lại mặc nó đi dạo phố như để thể hiện lòng yêu nước Mỹ.
Rất nhiều lần, một số thủy thủ Mỹ mà Hans Joachim làm quen lại dẫn anh ta xuống tàu ngầm chơi rồi lúc về nhà, anh ta mang về vô số những thông tin quý giá. Một người em cùng cha khác mẹ khác là Eberhard làm quen với các phi công trên các tàu sân bay Mỹ.
Tất cả những tin tức tình báo thu thập được, Otto Kuehn chuyển về Berlin qua một mạng lưới giao liên cực kỳ phức tạp để Đức Quốc xã báo cho người Nhật. Sau này, khi bắt Otto Kuehn, hồ sơ của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho thấy sở dĩ người Nhật thành công trong trận tập kích Trân Châu Cảng phần lớn nhờ vào công lao của gia đình Otto Kuehn.
Những thông tin quý hơn vàng
Đầu năm 1941, Cơ quan Tình báo Hải quân Nhật gửi đến Honolulu một điệp viên là Takeo Yoshikawa nhưng sử dụng tên giả là Tadashi Morimura dưới vỏ bọc nhân viên Lãnh sự quán Nhật Bản ở Hawaii.
Lúc này, giữa Mỹ và Nhật vẫn chưa xảy ra chiến tranh, đồng thời ở Honoluu có hơn 160.000 người Mỹ gốc Nhật sinh sống nên sự xuất hiện của Yoshikawa chẳng gây ra sự chú ý.
Bernard Kuehn – Người giúp Đế quốc Nhật đánh thắng trận Trân Châu Cảng - Ảnh 2.
Khu trục hạm USS Arizona bị Không quân Nhật đánh chìm ở Trân Châu Cảng.
Một báo cáo của Cơ quan An ninh quân đội Mỹ thời đểm ấy cho thấy Yoshikawa "là một viên chức trẻ tuổi, lười biếng, thường bỏ ra hàng giờ để thư giãn với các cô phục vụ xinh đẹp người Nhật tại một quán trà Nhật Bản ở Alewa Heights…" nhưng An ninh quân đội Mỹ lại không nghĩ rằng từ quán trà Alewa Heights, có thể nhìn rõ những gì đang diễn ra ở Trân Châu Cảng, chưa kể quán trà còn trang bị một kính viễn vọng để du khách có thể ngắm nhìn thoải mái.
Chỉ vài tuần sau khi đến Honolulu, Yoshikawa đã tổng kết rằng người Mỹ không phân tán hạm đội của họ ra các cảng khác trên đảo. Họ tập trung tàu bè, máy bay lại một chỗ để có thể bảo vệ tốt hơn.
Đặc biệt là Yoshikawa còn cung cấp cho người Đức về sự di chuyển của một đoàn tàu vận tải quân sự liên hợp Anh Quốc, Australia, xuất phát từ Trân Châu Cảng đi Lybia. Nhờ vào thông tin này, đội tàu ngầm U-Boat của Đức Quốc xã đánh đắm 9 trong số 14 tàu. Đích thân Adolf Hitler đã gửi thư khen ngợi Yoshikawa.
Cũng thời điểm ấy, Cơ quan Tình báo quân sự Abwehr ra lệnh cho Otto Kuehn trực tiếp chuyển giao các thông tin tình báo cho Takeo Yoshikawa.
Bernard Kuehn – Người giúp Đế quốc Nhật đánh thắng trận Trân Châu Cảng - Ảnh 3.
Một máy bay tiêm kích Zero của Nhật bị bắn hạ ở Trân Châu Cảng.
Hồ sơ của FBI cho thấy có 8 phương pháp được Otto Kuehn sử dụng để gửi tin cho Yoshikawa.
Đó là vào những đêm theo quy định, bằng cách treo một chiếc đèn lồng ngay cửa sổ trên tầng áp mái trong ngôi nhà của mình, Otto Kuehn tạo ra các chớp sáng đã được mã hóa, báo cho Yoshikawa biết về số lượng, chủng loại các tàu chiến Mỹ.
Hoặc 2 tấm vải trải giường màu trắng phơi ngoài sân có nghĩa là 2 tàu sân bay đã rời Trân Châu Cảng, hàng loạt quần áo trên dây phơi có nghĩa là 2 sân bay ở Honolulu hiện có bao nhiêu máy bay (quần dài tượng trưng cho máy bay ném bom, áo sơ mi là máy bay tiêm kích), đèn pha xe hơi chỉ sáng một bên là 1 tàu khu trục vừa vào cảng…
Do những nỗ lực của gia đình Kuehn, người Nhật hầu như biết tất cả mọi chi tiết về Trân Châu Cảng, từ độ sâu đáy biển đến các ụ tàu, các vị trí phòng không, kho xăng dầu, kho bom, nhà chứa máy bay, bệnh viện và thậm chí ngay cả nhà ăn của sĩ quan Mỹ, họ cũng biết.
Ngày 21-11-1941, tàu Taiyo Maru - là tàu vận tải dân sự Nhật Bản cập bến Honolulu với 340 hành khách, trong đó có Suguru Suzuki, gián điệp thuộc Cơ quan Tình báo Hải quân Nhật. Nhiệm vụ của Suzuki là xác nhận lần cuối cùng mọi thông tin về Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng.
Tiếp xúc với điệp viên Yoshikawa, Suzuki trao cho Yoshikawa một tờ giấy gồm 97 câu hỏi, yêu cầu phải trả lời trong vòng 24 giờ. Nửa tiếng sau, Yoshikawa gửi đến Kuehn một tín hiệu mật: "Gặp ngay lập tức".
Trong buổi gặp gỡ ấy, Yoshikawa đưa Kuehn 1 phong bì đựng 14.000USD cùng 97 câu hỏi. Nhiều năm sau - năm 1960 - Yoshikawa viết trên tờ Ashahi Simbun: "Không cần phải suy nghĩ, Kuehn giải đáp ngay những câu hỏi rồi đưa lại cho tôi cùng với các bản đồ, các bản phác thảo vị trí neo đậu của tàu chiến Mỹ. Đây thật sự là một mỏ vàng cho Nhật Bản".
Ngày 6-12-1972, tất cả những thông tin mà Kuehn cung cấp cho Yoshikawa được chuyển về Tokyo. Sáng hôm sau, lúc 7 giờ 55 phút ngày 7-12-1942, 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay của Hải quân Nhật lần lượt lao xuống Trân Châu Cảng.
Trận tập kích bất ngờ đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác, đánh chìm 3 tuần dương hạm, 3 khu trục hạm và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay. 2.402 lính Mỹ chết, 1.282 người khác bị thương. Phía Nhật chỉ mất 29 máy bay, 4 tàu ngầm mini, 65 người chết. Vài giờ sau đó, nước Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật Bản
Ngay khi trận tập kích đang diễn ra, Kuehn vẫn tiếp tục truyền thông tin cho Yoshikawa bằng chiếc đèn lồng treo ở cửa sổ căn phòng áp mái nhưng một trung sĩ Mỹ làm nhiệm vụ trên một đài quan sát phòng không đã nhìn thấy những chớp sáng lập lòe bất thường này. Xế chiều, lúc trận tập kích kết thúc, anh ta báo cho Cơ quan An ninh quân đội Mỹ.
3 ngày sau, một nhóm điều tra của FBI đến Trân Châu Cảng. Mất gần 2 tháng, FBI mới thu thập đủ các bằng chứng, chứng minh Kuehn vừa là gián điệp Đức Quốc xã, vừa là gián điệp Nhật Bản. Cả gia đình Kuehn chỉ có 1 tiệm uốn tóc, trang điểm nhưng họ sống rất phong lưu.
Ngoài căn nhà ở Honolulu, Kuehn còn có 1 căn nhà khác trên một ngọn đồi, nhìn thẳng xuống Trân Châu Cảng, 1 chiếc xe hơi và 1 thuyền buồm. Trong tài khoản của vợ Kuehn ở Ngân hàng First America, có gần 300.000USD.
Chứng cứ quan trọng nhất là khi tiến hành kiểm tra Lãnh sự quán Nhật Bản ở Honolulu, các điều tra viên của FBI dẫn đầu bởi Robert Shivers đã tìm thấy nhiều tài liệu đã mã hóa.
Trong đó một số tài liệu mô tả các hoạt động của tàu chiến Mỹ ở Trân Châu Cảng từ ngày 1-12 đến 4 giờ sáng ngày 7-12-1941 - là ngày mà trận tập kích nổ ra - cùng một số bản đồ, sơ đồ vị trí neo đậu của tàu ngầm Mỹ do chính tay Kuehn vẽ.
Ngày 21-2-1942, cả gia đình Kuehn bị bắt với tội danh gián điệp. Kuehn bị kết án tử hình nhưng sau khi xem xét những lời khai của ông ta về mạng lưới tình báo Nhật Bản ở Hawaii, tòa án Quân sự mặt trận Mỹ giảm án cho ông ta xuống còn 50 năm khổ sai.
Tuy nhiên, tháng 3-1945, Kuehn được phóng thích để đổi lấy một nhà ngoại giao Mỹ bị Nhật bắt làm tù binh. Vợ Kuehn cùng con gái, con trai và 2 người em cùng cha khác mẹ cũng được tha vài năm sau đó. Riêng với Yoshikawa, vì anh ta là nhân viên lãnh sự quán nên được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, chỉ bị trục xuất về Nhật.
Hiện tại, 2 con của Otto Kuehn vẫn còn sống ở Nhật (có tin nói rằng họ sống ở Đức) nhưng dưới những cái tên khác. Cho đến khi chết năm 1976, Kuehn chưa bao giờ lên tiếng về vai trò của mình trong vụ Trân Châu Cảng.
theo Công an Nhân dân

Điệp viên huyền thoại trong trận Trân Châu Cảng(Kỳ 1)


Ngày 27/3/1941, con tàu Nitta Maru của Nhật Bản cập cầu tàu số 8, gần tháp Aloha nổi tiếng ở Honolulu trên đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ). Hòa vào dòng người lên đảo là một thanh niên trẻ, dáng người mảnh khảnh, được một quan chức của tòa lãnh sự Nhật Bản ra đón. Phó Tổng lãnh sự Oto jiro Okuda hướng dẫn người thanh niên 29 tuổi, Tadashi Morimura (tên thật là Takeo Yoshikawa), làm thủ tục hải quan và lái xe đưa anh ta về tòa nhà hai tầng của lãnh sự quán trên đại lộ Nuuana. Ở đó, Morimura đã gặp Tổng lãnh sự Nagao Kita. Anh ta được bố trí ở trong một căn phòng trong khuôn viên của tòa lãnh sự và được đặt tước hiệu là Quan Chưởng ấn nhưng chỉ Kita và Okuda biết được nhiệm vụ thật của Morimura: Thu thập tin tức tình báo phục vụ cho trận đột kích Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Kỳ 1: Gián điệp quân sự dưới vỏ bọc ngoại giao


Takeo Yoshikawa là một thiếu úy thuộc lực lượng dự bị của hải quân Nhật Bản. Là một cử nhân được cấp bằng danh dự năm 1933 của trường Đại học Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, Yoshikawa có một thời gian ngắn làm việc ở nước ngoài trên một tàu chiến, sau đó trải qua các khóa huấn luyện về tàu ngầm và hoa tiêu. Hai năm sau khi xuất ngũ, Yoshikawa được tuyển dụng vào làm việc ở Cục Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu. Trong 4 năm sau đó, viên sĩ quan trẻ này được học tiếng Anh, nghiền ngẫm vô khối tài liệu về hải quân Mỹ và các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Cuối năm 1940, Yoshikawa được điều đến hoạt động ở Hawaii.


Ở đó, dưới vỏ bọc của nhà ngoại giao Morimura, anh ta được giao nhiệm vụ thu thập tin tức về tình trạng và vị trí neo đậu của hạm đội của Mỹ để báo cáo về Tôkyô thông qua những bức điện được mã hóa. Nhiệm vụ này là một phần của kế hoạch do Chỉ huy trưởng hạm đội thuộc Isoroku Yamamoto vạch ra tháng 1/1941. Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay vào Hawaii để giải quyết những mâu thuẫn đang ngày càng tăng lên giữa Mỹ và Nhật Bản. Yoshikawa là gián điệp quân sự duy nhất của Nhật Bản làm nhiệm vụ ở đây nên những thông tin của Yoshikawa về Oahu được coi là vô giá.




Yoshikawa bắt đầu bằng việc làm quen với những hòn đảo chính ở Hawaii và những căn cứ quân sự, mà địa điểm chính là đảo Oahu. Để thu thập tin tức tình báo, anh ta thường xuyên thuê một chiếc xe taxi và nhờ John Mikami - một người Hawaii gốc Nhật Bản làm những công việc lặt vặt cho tòa lãnh sự - điều khiển. Cũng có lúc nhân viên phản gián này sử dụng một chiếc xe Ford đời 1937 do Richard Kotoshirodo, một nhân viên người Mỹ gốc Nhật Bản, điều khiển. Yoshikawa không mất quá nhiều thời gian để tìm ra những căn cứ của hải quân và lục quân Mỹ đóng ở khu vực trung tâm, phía nam và phía đông của đảo Oahu. Đặc biệt, địa điểm thu hút sự chú ý của viên gián điệp này là Trân Châu Cảng, nơi neo đậu của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.


Khi Tổng lãnh sự Kita giới thiệu cho Yoshikawa một phòng trà theo phong cách Nhật Bản nằm trên đồi Alewa, ngay phía bắc của khu vực trung tâm Honolulu, viên sĩ quan tình báo này biết ngay rằng, đó là một vị trí hoạt động lý tưởng. Giá trị về mặt tình báo của phòng trà này chính là ở khả năng quan sát từ tầng hai của nó. Từ cửa sổ của phòng trà, Yoshikawa có thể quan sát được đảo Ford nằm ở trung tâm của Trân Châu Cảng, chỉ cách đó khoảng 6 dặm về phía tây. Ngay bên trái, sát với căn cứ hải quân là sân bay Hickam của lục quân Mỹ. Phòng trà còn trang bị cả kính viễn vọng để thuận tiện cho việc quan sát.


Yoshikawa đã khôn ngoan không lạm dụng bất kỳ vị trí hay biện pháp quan sát nào khi anh ta tiến hành theo dõi các hoạt động ở Trân Châu Cảng và sân bay Hickam. Thỉnh thoảng, Yoshikawa còn hóa trang thành một lao động nước ngoài rồi bắt xe buýt tới những cánh đồng mía ở Aiea, phía bắc của hai căn cứ này. Từ những sườn dốc khác cạnh đó, anh ta có thể phóng tầm mắt quan sát những cơ sở tàu ngầm trong cảng.

Để giấu mình, Yoshikawa tránh việc xâm nhập bất hợp pháp vào các cơ sở quân sự hay đánh cắp những tài liệu mật. Anh ta không dùng máy ảnh hay giấy tờ để ghi chép mà chỉ dựa vào trí nhớ. Dần dần, Yoshikawa đã nắm được các phương thức hoạt động quân sự trên đảo. Theo đó, tất cả các tàu quân sự của Mỹ đều quay về cảng dịp cuối tuần. Trong khi đó, việc tuần tra hàng không thì lại bỏ qua khu vực sườn bắc của đảo Oahu. Những tin tức quan trọng này sau đó được mã hóa và chuyển về để chuẩn bị cho trận đột kích Trân Châu Cảng.


Mối đe dọa đang ngày một tăng của trục phát xít đã khiến cho giới chức Mỹ phải tăng cường hoạt động gián điệp ở cả khu vực nội địa và quần đảo Hawaii. Các tờ báo địa phương đưa tin, cảnh sát ở Honolulu đã thành lập Cục Phản gián theo yêu cầu của FBI. Ngay sau đó, các nhân viên FBI đã để mắt đến 234 nhân viên của lãnh sự quán Nhật Bản tại Hawaii. Tiếp đó, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã ra lệnh phong tỏa các tài sản của Nhật Bản ở Mỹ, cấm các tàu thuyền của Nhật vào các cảng của Mỹ và cấm người Mỹ buôn bán xăng dầu với Nhật Bản. Khi các tòa lãnh sự của Đức và Italia tại quần đảo này bị đóng cửa cũng là lúc Nhật Bản lo ngại lãnh sự quán của nước này sẽ là mục tiêu tiếp theo. Điều này chắc hẳn sẽ giáng một đòn mạnh vào kế hoạch đột kích Trân Châu Cảng của Nhật Bản.

Đình Vũ (|Tổng hợp) 

Điệp viên huyền thoại trong trận Trân Châu Cảng (Kỳ cuối)

Ngày 27/3/1941, con tàu Nitta Maru của Nhật Bản cập cầu tàu số 8, gần tháp Aloha nổi tiếng ở Honolulu trên đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ). Hòa vào dòng người lên đảo là một thanh niên trẻ, dáng người mảnh khảnh, được một quan chức của tòa lãnh sự Nhật Bản ra đón. Phó Tổng lãnh sự Oto jiro Okuda hướng dẫn người thanh niên 29 tuổi, Tadashi Morimura (tên thật là Takeo Yoshikawa), làm thủ tục hải quan và lái xe đưa anh ta về tòa nhà hai tầng của lãnh sự quán trên đại lộ Nuuana. Ở đó, Morimura đã gặp Tổng lãnh sự Nagao Kita. Anh ta được bố trí ở trong một căn phòng trong khuôn viên của tòa lãnh sự và được đặt tước hiệu là Quan Chưởng ấn nhưng chỉ Kita và Okuda biết được nhiệm vụ thật của Morimura: Thu thập tin tức tình báo phục vụ cho trận đột kích Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Kỳ cuối: Tuổi trẻ lẫy lừng, cuối đời vất vưởng
Đến tháng 9, từ những tin tức tình báo thu lượm được, Nhật Bản đã hình thành bức tranh tổng thể về các mục tiêu ở Oahu. Những gì mà họ cần bây giờ chỉ là thường xuyên cập nhật chính xác vị trí của tàu chiến, số lượng máy bay của Mỹ tại khu vực này. Ngày 24/9/1941, lãnh sự quán Nhật Bản ở Honolulu nhận được bức điện tuyệt mật số 83 gửi đến từ Tôkyô.

Nội dung bức điện yêu cầu xác định vị trí của các tàu theo 5 khu vực địa lý ở Trân Châu Cảng. Các chuyên gia giải mã ở Oasinhtơn đã thu được bức điện này, giải mã trong vòng 15 ngày và xác định đây là bức điện thông báo về một âm mưu đánh bom. Tuy nhiên, giới chóp bu Mỹ lại không đánh giá đúng tầm quan trọng của bức điện nên nó đã không được chuyển tới cho các chỉ huy quân sự ở quần đảo Hawaii. Cuối tháng 10, tàu Taiyo Maru rời Yokohama (Nhật Bản) đến Honolulu trong tiết trời mùa đông giá lạnh. Trên boong tàu là ba sĩ quan hải quân Nhật Bản.


Họ nhận nhiệm vụ quan sát dọc theo tuyến đường đã được vạch ra cho lực lượng tấn công, thẩm tra lại những thông tin của tòa lãnh sự và thu thập thêm các số liệu. Tuy nhiên, gánh nặng đòi hỏi phải có những thông tin mới lại đổ cả lên Yoshikawa. Anh ta phải làm việc gần như cả ngày lẫn đêm để có được những tấm bản đồ vẽ các vị trí bố trí lực lượng quân sự của Mỹ ở Oahu. Tốc độ thu thập tin tức tình báo của Nhật diễn ra song song với những căng thẳng trong quan hệ Nhật- Mỹ ngày càng gia tăng. Ngày 5/11/1941, phiên họp Hoàng gia ở Tôkyô đã cho phép chuẩn bị một cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng vào chủ nhật ngày 7/12/1941, theo giờ Oahu.

Trong suốt tháng 11, những yêu cầu cập nhật thông tin và phản hồi diễn ra hết sức khẩn trương giữa Nhật Bản và Hawaii. Trong khi Yoshikawa và những cộng sự của anh ta đang chạy đua với thời gian để thu thập tin tức ở đảo Oahu, thì hạm đội Kido Butai, lực lượng tấn công của Nhật Bản, đã được tập hợp và di chuyển về phía đông vào khu vực phía bắc Thái Bình Dương. Sau đó không lâu, hai tuần một lần, Yoshikawa đã gửi về Nhật Bản báo cáo về những tàu của Mỹ tại Trân Châu Cảng để bổ sung thông tin. Vào cuối tháng 11, lãnh sự quán Nhật Bản tại Hawaii nhận được lệnh phá hủy tất cả những tài liệu bí mật ở đây. Ngày 1/12/1941, với sự hiện diện của Nhật hoàng Hirohito, Hội đồng cơ mật Nhật Bản chính thức cho phép tấn công Trân Châu Cảng. Ngày hôm sau, Tôkyô lệnh cho hạm đội Kido Butai bắt đầu lên đường nhằm hướng quần đảo Hawaii thẳng tiến.

Ngày 5/12/1941, Yoshikawa đã có một chuyến trinh sát khu vực Trân Châu Cảng. Sau đó, Yoshikawa nhận được một bức điện với nội dung liệu những con tàu đang thả neo của Mỹ có được đặt dưới sự bảo vệ của những khí cầu phòng không và những lưới thép chống ngư lôi hay không? Báo cáo của Yoshikawa do sơ suất đã rơi vào tay tình báo Mỹ, nhưng tiếc thay nó đã không được giải mã cho đến tận sau ngày xảy ra vụ không kích. Chiều 6/12/1941, Yoshikawa thực hiện chuyến đi trinh sát cuối cùng ở Trân Châu Cảng từ cầu tàu Pearl City. Trở lại tòa lãnh sự, anh ta kết hợp với Kita làm một báo cáo sau đó mã hóa bức điện và chuyển tới bộ phận liên lạc để truyền về Tôkyô. Sau đó không lâu, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã nhận được bức điện và chuyển nó tới Tham mưu trưởng hải quân. Theo như báo cáo của Yoshikawa, mọi việc dường như hết sức thuận buồm xuôi gió cho cuộc tấn công diễn ra vào ngày chủ nhật. Vào cuối ngày thứ bảy, giờ Oahu, thông tin cập nhật về mục tiêu được chuyển tới hạm đội Kido Butai, lúc này đang rẽ sóng hướng về phía nam đảo Oahu.

Các nhân viên của tòa lãnh sự Nhật Bản, do không nhận được lời cảnh báo trước từ Tôkyô, lo lắng tụ tập lại với nhau khi họ nghe thấy những tiếng nổ long trời lở đất của trận không kích bất ngờ diễn ra vào chủ nhật ngày 7/12/1941 định mệnh. Lúc này Kita và Okuda đang chuẩn bị đi đánh gôn. Yoshikawa thì đang ở một mình. Không lâu sau đó, lực lượng cảnh sát Mỹ đã bất ngờ ập đến và lục soát tòa nhà lãnh sự quán Nhật nhưng họ cũng chỉ kịp ngăn chặn được việc thiêu hủy những trang tài liệu cuối cùng. Ngay sau đó, Mikami lái xe đến và đề nghị với lực lượng cảnh sát cho phép anh ta thông báo với Tổng Lãnh sự và Phó Tổng Lãnh sự rằng anh ta đã có mặt để đưa họ ra sân gôn. Nhưng tất nhiên, Mikami đã nhận được câu trả lời: "Những vị khách đi xe taxi của anh ta sẽ không được phép ra ngoài". Yoshikawa và các đồng nghiệp ở lại lãnh sự quán trong hơn một tuần và sau đó được đưa về San Diego (Mỹ). Tháng 3/1942, họ được chuyển đến một trại giam ở bang Arizona, nơi đang giam giữ nhiều người Mỹ gốc Nhật. Cuối cùng, nhân viên phản gián này và các cộng sự đã được trao đổi với những nhà ngoại giao Mỹ bị bắt giữ ở Nhật Bản.

Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, không một người Mỹ nào biết được danh tính thực sự của Yoshikawa. Trở về nước, Yoshikawa lập gia đình và tiếp tục phục vụ trong lực lượng tình báo của hải quân Nhật cho đến khi chiến tranh kết thúc. Do lo sợ bị Mỹ bắt khi lực lượng này chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1945, anh ta đã trốn về vùng nông thôn và núp dưới vỏ bọc của một nhà sư. Khi Nhật Bản không còn bị chiếm đóng nữa, Yoshikawa quay về đoàn tụ với gia đình và không kể cho bất kỳ người nào nghe về bí mật của cuộc đời mình cho mãi đến tận năm 1960. Cuối đời, Yoshikawa là một người bất hạnh, không có khả năng tự kiếm sống và buộc phải dựa vào công việc bán bảo hiểm của vợ để tồn tại qua ngày. Chính phủ Nhật không những không trao tặng cho Yoshikawa một danh hiệu nào mà còn không cấp lương hưu cho anh ta. Người điệp viên của trận chiến Trân Châu Cảng lừng lẫy một thời nhiều lúc chỉ còn biết tự lục vấn bản thân: Tại sao lịch sử lại đối đãi với mình như vậy?

Đình Vũ (tổng hợp)

Người đẹp Trân Châu Cảng (kỳ 1)

(Quốc phòng) - Ít người biết rằng, góp phần vào trận Trân Châu Cảng chấn động toàn cầu có công của một trong những nữ gián điệp vĩ đại nhất mọi thời đại – Susie Ruth Kuehn. Kỳ 1: Cơ duyên với người Nhật(Đất Việt) Làm thế nào để một cô gái xinh đẹp người Đức, xuất thân từ một gia đình bình thường, lại trở thành nữ gián điệp thành công nhất của Nhật Bản trong Thế chiến lần II? Đến nay vẫn chưa có đáp án chính xác. 70 năm qua, người ta chỉ có thể quy trách nhiệm đó cho Paul Joseph Goebbels - Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã, bởi đơn giản, ông này đã trót trở thành nô lệ của ái tình.Tên tuổi Ruth Kuehn đến nay vẫn chưa có trong danh mục các bậc thầy gián điệp thế giới. Tuy nhiên, giá trị những tin tức thu thập được là bằng chứng rõ nhất, giúp vinh danh Ruth Kuehn trong lịch sử tình báo của loài người. Tình nhân của “người lùn xấu xí” Bernard Julius Otto Kuehn - cha dượng của Ruth Kuehn, đã phục vụ trên một tàu tuần dương thuộc lực lượng Hải quân Đế chế Đức. Năm 1915, chiếc tàu mà Kuehn phục

Hải quân Mỹ ở Hawaii trước trận Trân Châu Cảng.
Yêu cầu từ Tokyo là sự may mắn trùng hợp với toan tính của ngài bộ trưởng khi đang loay hoay tìm cách “hạ nhiệt” Hoạn Thư. Cuối năm 1935, chuyện tình giữa Goebbels và Ruth tan vỡ. Goebbels đã kể về nỗi khổ của mình và nhờ Gayxgophe giúp đỡ. Tướng Gayxgophe gợi ý giao cho tình báo Nhật Bản không chỉ Ruth mà cả gia đình cô. Vị bộ trưởng thọt chân không thể mong chờ một gợi ý nào khả thi hơn. Người tình nhỏ của ông ta sẽ đến một nơi xa xôi, biệt xứ, theo đúng yêu cầu của bà vợ. Và thế là, gia đình Kuehn đã đặt chân đến Honolulu giữa Thái Bình Dương.Chuyên gia địa hình HawaiiTrước chuyến đi, cả gia đình Ruth Kuehn đã trải qua khóa đào tạo tình báo. Bất chấp những mâu thuẫn nội bộ Cơ quan An ninh Đức Quốc xã, giữa tháng 8/1935, bác sỹ Kuehn cùng người vợ thông minh Friedel, đứa con trai nhỏ và cô con gái riêng 17 tuổi vô cùng xinh đẹp đặt chân xuống Honolulu. Theo câu chuyện bình phong, bác sỹ Kuehn là chuyên gia nhân chủng học đến Hawaii để nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đối với người Polynesia của các quần đảo này. Ruth và cha dượng đã đi tất cả các đảo lớn: Oahu, Hawaii, Molokai, Maui, Kauai và rất nhiều hòn đảo nhỏ khác, tỉ mỉ ghi chép và đánh dấu tất cả những gì họ quan tâm lên các tấm bản đồ. Chẳng bao lâu họ đã trở thành những chuyên gia giỏi nhất về địa hình của Hawaii vào thời điểm đó.
Trân Châu Cảng vào thời điểm tháng 10/1941.
Ở Hawaii, gia đình Kuehn mua một biệt thự xinh đẹp ở Honolulu với một bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật, đồ bạc - minh chứng cho một gia đình khá giả. Tình báo Mỹ phát hiện ra rằng, gia đình Kuehn đã nhận được hơn 100.000 USD. Điều đó rất đáng chú ý, nhưng không ai quan tâm. Theo những người hàng xóm, gia đình Kuehn luôn có nguồn thu từ bất động sản ở Hà Lan và Đức. Trong ba năm đầu tiên ở đảo, họ đã nhận được 70.000 USD do Ngân hàng Rotterdam (Hà Lan) chuyển đến tài khoản của Kuehn qua Ngân hàng Honolulu.Nhưng thực tế, khoản tiền vào tài khoản nhà Kuehn lại đến từ nguồn khác. Thỉnh thoảng, bà Friedel đến Tokyo mang theo các báo cáo tình báo. Nhưng chỉ một chuyến đi, bà mang về 16.000 USD tiền mặt. Đầu năm 1939, Kuehn than phiền với bè bạn rằng, những khu du lịch ở Hawaii quá ồn ào và đông đúc. Ông cần một nơi yên tĩnh để học ngôn ngữ. Gia đình ông đã bán nhà và chuyển đến Trân Châu Cảng, gần bến chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Người đẹp Trân Châu Cảng (kỳ cuối)

Bị “đày” đi biệt xứ sau cuộc tình đổ vỡ với “người lùn xấu xí” Goebbels, sắc đẹp của Susie Ruth ngày càng rực rỡ giữa muôn trùng sóng gió Hawaii.
>> Cơ duyên với người Nhật
Yêu thích môn tennis, bơi và khiêu vũ rất giỏi, chẳng bao lâu sau, khi cả nhà đặt chân đến Honolulu, Ruth đã nhận được nhiều lời mời tham gia các hoạt động vui chơi giải trí...
Kỳ cuối: Tin tình báo từ salon làm đẹp
(Đất Việt) Chính trong những dịp tưởng như vô hại này, nhiều sỹ quan hải quân Mỹ sống xa nhà, buồn chán... đã cởi lòng với người đẹp và Ruth dễ dàng có được tin tức tình báo quan trọng. Với trí thông minh và sự sắc sảo, Ruth lập tức ghi chép lại tất cả những gì nghe được. Thế nhưng, ban đầu, hoạt động thu thập tin tức của Ruth lại diễn ra ở một nơi khác…
Phút trải lòng của các bà vợ
Khi đến Honolulu, Susie Ruth mở một salon làm đẹp chuyên phục vụ cho các quý bà. Salon của Ruth ngay lập tức trở thành điểm đến thường xuyên của các phu nhân sỹ quan Hải quân Mỹ, những người có nhiều thời gian, nhất là những khi chồng ra khơi dài ngày. Các bà vừa tân trang sắc đẹp, vừa khoe khả năng hiểu biết của mình với những tin tức nóng hổi. Họ thường kháo nhau về những nhân sự mới được bổ nhiệm, những vị trí chưa ai đảm nhận, chồng họ ra khơi khi nào, đến đâu và đôi khi là cả tính năng kỹ chiến thuật của mỗi con tàu… Thói hư tật xấu của chỉ huy, hay hạm trưởng cũng trở thành đề tài rôm rả trong câu chuyện của các bà.
Hàng ngày, Ruth và Friedel làm việc trong salon. Họ nghe, nhớ và báo cáo cho Kuehn tất cả những gì có được. Sau đó, Kuehn tổng hợp lại và bằng các kênh liên lạc, tin tức nối đuôi nhau “chảy” về lãnh sự quán Đức, Nhật Bản. Một ngày nọ, lãnh sự Nhật Bản tại Honolulu là Otohiro Okuda đã đi tìm Ruth và cha cô. Họ đã có một cuộc họp bí mật. Okuda đã giao thêm nhiệm vụ mới cho gia đình gián điệp Kuehn: thu thập thông tin về tình hình Hải quân Mỹ, chính xác ngày tàu ra khơi và quay về cảng, vị trí các tàu neo đậu, số lượng, chủng loại...
Hải trình của hạm đội Nhật Bản hướng tới Trân Châu Cảng mà người Mỹ chỉ có thể phát hiện vào phút chót.
Okuda cũng hứa hẹn trả nhiều tiền hơn cho nhiệm vụ mới này. Ruth yêu cầu 40.000 USD và cha cô đã đồng ý nhận trước 14.000 USD. Phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Kuehn vô cùng lo lắng: làm thế nào để có được những tin tức đó. Nhưng Ruth chỉ mỉm cười bởi cô đã đính hôn với một sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ và có thể có tất cả! Theo lời mời của vị hôn phu, Ruth thường xuyên có mặt trên tàu chiến.
Bí mật từ cửa sổ gác xép
Số lượng tin tình báo tăng lên nhanh chóng, buộc gia đình Kuehn phải thường xuyên gặp gỡ người Nhật. Để tránh gây nghi ngờ, người Nhật đã cung cấp cho họ một mật mã đơn giản và hệ thống tín hiệu ánh sáng. Qua đó, tin tức có thể được chuyển trực tiếp đến người nhận từ cửa sổ gác xép của ngôi nhà nhỏ mà gia đình Kuehn mua ở Trân Châu Cảng.
Ngày 2/12/1941, cha con nhà Kuehn lần đầu tiên đã thử hệ thống mới. Nó vận hành hoàn hảo. Trong đêm đó, Lãnh sự quán Nhật Bản đã nhận được những thông tin chính xác về số lượng, chủng loại và vị trí của tàu chiến ở Trân Châu Cảng. Sáng hôm sau, Tổng lãnh sự, Tổ trưởng điệp báo Nhật Bản Nagoya Kita, đã sử dụng máy phát sóng ngắn để chuyển những tin tức này đến đại bản doanh tình báo Hải quân Nhật Bản.
Phi công Nhật nhận lệnh trên boong tàu sân bay.
Quan sát số lượng ngày càng nhiều các tàu chiến tập trung ở vùng biển Trân Châu Cảng suốt mấy ngày sau đó, gia đình Kuehn vô cùng lo lắng. Không những họ, mà cả người Nhật cũng đều hồi hộp.
Họ tin rằng, đối phương đang tập trung một lực lượng lớn hải quân ở đây. Những tin tức mà gia đình Kuehn cung cấp đã giúp người Nhật lên kế hoạch cho cuộc tập kích bất ngờ và quy mô lớn vào tàu chiến Mỹ. Ruth và Kuehn cha biết chính xác ngày giờ của cuộc tập kích Trân Châu Cảng. Một ngày trước giờ G, Ruth và Kuehn cha liên tục truyền đi các thông tin mới nhất, cập nhật nhất.
Tàu ngầm Nhật Bản nhận được tin tức và nhanh chóng xử lý để chuyển tiếp qua radio về trung tâm. Tuy nhiên, các tín hiệu vô tuyến đã bị Mỹ chặn thu. Trong suốt 36 giờ ngay trước cuộc tấn công, liên lạc vẫn được tiến hành giữa Lãnh sự quán Nhật Bản với Tokyo, trong đó có cả thông tin do Ruth thu thập. Nhưng người Mỹ vẫn không kịp trở tay.
Sa lưới
Giữa lúc nỗi kinh hoàng đang bao trùm toàn bộ Trân Châu Cảng, sáng 7/12/1941, trên đường đến sở chỉ huy, 2 sỹ quan tình báo Mỹ đã phát hiện thấy ánh sáng từ cửa sổ căn gác xép nhà Kuehn. “Tín hiệu lạ”, họ phỏng đoán và chạy vội tới đó. Hai sỹ quan Mỹ nhanh chóng leo lên căn gác xép, và bắt quả tang Kuehn cha và cô con gái Ruth đang truyền đi các tín hiệu. Hai cha con nhà Kuehn bị bắt ngay lập tức. Gia đình Kuehn bị đưa đi cùng với những chiếc va li được đóng gói để ở cuối hành lang. Tại sở chỉ huy, những chiếc va li được mở ra, bên trong có rất nhiều tiền, trong đó có cả tiền Nhật Bản.
7h58 sáng 7/12/1941, báo động được phát đi: “Không kích! Trân Châu Cảng! Đây không phải là tập trận!”.
Tất cả những chứng cứ đã chống lại họ. Những chiếc va li chứa tiền, các bản sao tài liệu tình báo bằng tiếng Đức và cả các bản sao tín hiệu mật mã. Gia đình Kuen phải hầu tòa. Bác sỹ Kuehn cùng vợ và con gái Ruth đều cố nhận tội về mình. Người Mỹ đã chấp nhận lời khai của Kuehn cha và kết án tử hình đối với ông này. Vợ và con gái bị kết án tù.
Nhờ những khai báo với người Mỹ về hoạt động gián điệp của các nước phe Trục ở Thái Bình Dương, ngày 26/11/1942, Kuehn cha được giảm án từ tử hình xuống 50 năm tù giam. Bà vợ Friedel và cô con gái Ruth được tha bổng vì thiếu bằng chứng. Họ chỉ bị giam cầm cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sau chiến tranh, gia đình Kuehn chuyển đến Tây Đức sinh sống. Từ đó, Ruth trở thành một giáo viên trung học dưới một cái tên khác, và ít ai biết được quá khứ của cô ta.
Chi Anh

Hé lộ điệp viên Mỹ thân Liên Xô liên quan đến trận Trân Châu Cảng

Sự kiện Trân Châu Cảng diễn ra ngày 7.12.1941 thật ra còn trầm trọng hơn những gì mà phần đông người Mỹ hình dung. Vụ người Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng là kết quả của kế hoạch mang tên "Chiến dịch Tuyết" được thực thi bởi một người Mỹ - nhân vật có ảnh hưởng nhất trong chính quyền Tổng thống Franklin Roosevelt, đồng thời lại là một điệp viên có cảm tình với Liên Xô.

Trong suốt thập niên 30 thế kỷ trước, đế quốc Nhật Bản phải đối mặt với nhiều biến động chính trị vô cùng nguy hiểm. Ví dụ, hai vụ mưu sát Nhật hoàng Hirohito - lần thứ nhất do một người cộng sản Nhật Bản có cha là thành viên Quốc hội, và lần thứ hai do một công dân Triều Tiên yêu nước thực hiện - dẫn đến hàng loạt những vụ ám sát nhằm vào giới chủ ngân hàng và thành viên Quốc hội Nhật.
Sau khi Thủ tướng Tsuyoshi Inukai bị sát hại vào năm 1932 do việc ông không có biện pháp hiệu quả đối phó với cuộc đại suy thoái cũng như kiềm chế ảnh hưởng của nước ngoài đến Nhật Bản, 110.000 người dân Nhật đã kiến nghị xin ân xá cho những kẻ ám sát ông.
4 năm sau, trong một âm mưu đảo chính, một nhóm sĩ quan trẻ đã bủa vây Thủ tướng Kesisuke Okada trong nhà tắm của ông nhưng giết lầm một người em vợ trông giống ông. Vụ việc này suýt làm tan rã nội các Chính phủ Nhật Bản lúc đó. Trước hàng loạt những sự kiện rối bời, Nhật hoàng lo sợ mình sẽ bị ám sát nếu như không chống đỡ nổi các mối đe dọa từ Mỹ và Nga đối với những lợi ích kinh tế và quân sự của Nhật Bản trên thế giới.
Trong khi đó, người Nga cũng biết họ sẽ vô cùng vất vả khi phải đối phó cùng lúc cuộc tấn công xâm lược của Đức từ phía tây và mối đe dọa của Nhật Bản ở phía đông. Trong tình thế này, một cuộc đụng độ giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ mở lối cho Liên Xô tập trung toàn lực đối phó với quân Đức. Tình báo Xôviết lúc này có một "tay trong rất ảnh hưởng" ở Washington. Đó là Harry Dexter White, một quan chức cấp cao trong Bộ Tài chính Mỹ.
 he lo diep vien my than lien xo lien quan den tran tran chau cang hinh anh 1
Ông Harry Dexter White. Ảnh: Life.
Harry White sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động ở thành phố Boston nước Mỹ và từng là sĩ quan quân đội nhưng không tham gia Thế chiến I. White lấy được bằng Tiến sĩ kinh tế học Đại học Havard.
Khi vào làm việc cho Bộ Tài chính của chính quyền Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (thường gọi tắt là FDR), White bắt đầu có cảm tình với những người cộng sản và vào năm 1936 (nhờ sự giúp đỡ của một người Mỹ khác làm điệp viên cho Liên Xô là Whiitaker Chambers), ông bắt đầu chuyển giao thông tin về đời sống chính trị và kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc cho NKVD (tiền thân của KGB).
Do sợ bị bại lộ thân phận điệp viên ngầm cho nên có một thời gian White tạm ngưng liên lạc với NKVD. Nhưng đến tháng 5.1941, khi hiệp ước không tấn công xâm lược ký kết giữa Hitler và Stalin không được phía Đức Quốc xã thực hiện, điệp viên Vitalii Pavlov của NKVD cố gắng thuyết phục White thực thi sứ mạng giúp Liên Xô không phải đối phó cùng lúc hai mặt trận ở phía đông và phía tây.
Từ vị trí cực kỳ thuận lợi trong Bộ Tài chính Mỹ, White có được mối quan hệ thân thiết với các nhân vật chủ chốt trong chính quyền FDR. Ví dụ, White biết rõ Stanley Hornbeck - chuyên gia về châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ - thù ghét Nhật Bản và tin rằng người châu Á vốn nhút nhát, dễ bị lừa gạt. Đồng thời, White cũng tác động đến Henry Morgenthal - Bộ trưởng Tài chính có quyền lực nhất trong nội các do là bạn thân của Tổng thống Roosevelt.
Đồng thời tác động đến Morgenthal và Hornbeck, White làm thay đổi được chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản. Thay vì thỏa hiệp với chủ nghĩa phát xít, Mỹ buộc Nhật Bản phải rút quân đội ngay lập tức khỏi Trung Quốc, trung lập hóa Mãn Châu và bán 3/4 số vũ khí lục quân và hải quân cho Mỹ.
 he lo diep vien my than lien xo lien quan den tran tran chau cang hinh anh 2
Bìa Cuốn sách "Chiến dịch Tuyết" của John Koster.
Nhận thức được sự sỉ nhục và mối đe dọa từ phía Mỹ, chính quyền Nhật Bản quyết định khai chiến với người Mỹ. Kế hoạch của người Nhật là tấn công bất ngờ nhằm vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu cảng và Philippines.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Harry White vẫn tiếp tục tác động đến chính sách của Mỹ theo hướng có lợi cho Liên Xô cho đến khi thân phận ông bị bại lộ do sự phản bội của hai điệp viên là Whiitaker Chambers và Elizabeth Bentley. Harry White qua đời năm 1948, 3 ngày sau khi ông có cuộc giải trình trước Ủy ban về các hoạt động chống Mỹ của Hạ viện.
Cái chết của Harry White được cho là tự sát. Năm 1950, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) coi Harry White là một kẻ phản bội nước Mỹ. Vai trò của Harry White trong "Chiến dịch Tuyết" của Liên Xô và Trân Châu cảng chỉ được hé lộ sau khi Vitalii Pavlov - điệp viên tuyển mộ White và sau Thế chiến II là trung tướng tiếp tục làm việc cho KGB - cho xuất bản cuốn hồi ký vào năm 1996, trong đó White được mô tả là "người cứu Liên Xô".
Mới đây, tác giả John Koster tiếp tục xuất bản cuốn sách về Trân Châu cảng: "Chiến dịch Tuyết: Làm sao mà một điệp viên Xôviết trong nhà Trắng của FDR gây ra trận Trân Châu cảng". John Koster cũng là một cựu binh của Chiến tranh thế giới thứ hai và hiện đang sống ở New Jersey
Theo Duy Ân (An ninh thế giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét