Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 28

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thế chiến thứ nhất: quân Nga tấn công liên quân Áo - Hung
  
Far Away - Bataille de Khalkhin Gol

10 trận tăng chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong CTTG 1, loại xe bọc thép này đã thành vũ khí không thể thiếu khi giao tranh trên bộ.

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, loại xe bọc thép này đã thành một loại vũ khí không thể thiếu trong các cuộc giao tranh trên bộ. Nhiều cuộc đụng độ “tăng đấu tăng” cũng đã diễn ra trong những năm qua. Dưới đây là 10 trận chiến xe tăng kinh hoàng nhất trong lịch sử quân sự.
1. Trận Cambrai (1917)
Diễn ra vào cuối năm 1917, đây là trận đánh lớn đầu tiên của xe tăng trong lịch sử quân sự và là lần đầu tiên các loại vũ khí được sử dụng kết hợp hiệu quả trên quy mô lớn, đánh dấu một bước ngoặt thực sự trong lịch sử chiến tranh. Nhà sử học Hew Strachan từng lưu ý rằng “sự thay đổi mang tính trí tuệ nhất trong chiến tranh giai đoạn 1914-1918 là sự kết hợp giữa các loại hỏa lực chứ không phải bộ binh”.
Ngày 20/11/1917, để giành lại phòng tuyến của quân Đức đặt tại thị trấn Cambrai, Anh đã thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu này với 476 xe tăng, 378 trong số đó là xe tăng chiến đấu. Xe tăng của quân Anh đã vượt qua nhiều lớp hàng rào dây thép gai chằng chịt và ủi đổ hàng loạt lô cốt. Quân đội Anh sử dụng những bó củi để đắp đường cho xe tăng của họ vượt qua cả chiến hào rộng và tiến thẳng tới mục tiêu.
10 tran tang chien kinh hoang nhat trong lich su
 Một chiếc xe tăng của quân Anh vượt qua chiến hào.
Quân Đức đã hoảng sợ và bỏ chạy tán loạn. Mặc dù sau đó quân Đức đã khôi phục lại được vị trí này bằng các cuộc phản công, nhưng cuộc tấn công của Anh do những chiếc xe tăng dẫn đầu đã cho thấy tiềm năng rất lớn của lĩnh vực tác chiến cơ giới hóa và cơ động.
2. Trận Khalkhin Gol (1939)
Trận "xe tăng chiến" lớn đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra giữa Hồng quân Liên Xô và Đế quốc Nhật Bản dọc theo biên giới Mông Cổ và Siberia. Đặt trong bối cảnh Chiến tranh Trung-Nhật giai đoạn 1937-1945, Nhật Bản tuyên bố rằng sông Khalkhin Gol là biên giới giữa nhà nước Mãn Châu và Mông Cổ, trong khi Mông Cổ và Liên Xô tuyên bố rằng biên giới cách dòng sông này 16km về phía đông làng Nomonhan. Các cuộc giao tranh bắt đầu vào tháng 5/1939, khi quân Mông Cổ với sự tiếp viện của quân đội Liên Xô đã tấn công quân Nhật tại khu vực tranh chấp.
Sau một vài chiến thắng ban đầu của quân Nhật, Liên Xô bắt đầu phản công với 58.000 quân, gần 500 xe tăng, và khoảng 250 máy bay. Sáng 20/8/1939, tướng Georgy Zhukov của Liên Xô đã mở một cuộc tấn công bất ngờ sau khi nghi binh bằng một thế trận phòng thủ. Về phía quân Nhật, chỉ có 2 sư đoàn thiết giáp hạng nhẹ của tướng Komatsubara.
10 tran tang chien kinh hoang nhat trong lich su-Hinh-2
 Quân Nhật bị bắt làm tù binh sau cuộc chiến.
Sau 3 giờ bắn phá ác liệt bằng đại bác và không tập bằng phi cơ, hơn 50 vạn quân thuộc quân đoàn đặc biệt số 57 bảo vệ bờ đông sông Khalkhin Gol vượt sông tấn công quân Nhật trên một chiến tuyến dài 70 km. Cuộc bao vây của quân Liên Xô đã dẫn đến việc 61.000 quân của tướng Komatsubara thương vong, trong khi Hồng quân Liên Xô bị tổn thất thấp hơn, với 7.947 người thiệt mạng, 15.251 người bị thương. Trận chiến này đã đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình lãnh đạo quân sự nổi tiếng của tướng Zhukov trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của công tác nghi binh và những ưu thế về công nghệ, số lượng trong tác chiến xe tăng.
3. Trận Arras (1940)
Trận Arras là một cuộc giao tranh trên chiến trường Tây Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, diễn ra vào tháng 5/1940 tại thị trấn Arras, miền bắc nước Pháp. Đây là cuộc phản công của quân đồng minh Anh-Pháp nhằm vào các xe tăng Panzer của quân đội Đức Quốc xã đang tràn ngập khắp nước Pháp.
Trong khi quân đội Đức tiến nhanh về bờ biển nước Pháp vào tháng 5/1940, quân đội Anh đã trấn thủ thị trấn Arras. Đến cuối tháng này, Arras đã bị quân Đức bao vây, nhưng vẫn trụ vững. Sau đó, Tổng chỉ huy quân Anh-Pháp là Viscount Gort đã phát động một cuộc phản công với mật danh “Frankforce”.
10 tran tang chien kinh hoang nhat trong lich su-Hinh-3
 Các chỉ huy và sĩ quan của quân Đức trên chiến trường Arras.
Cuộc tấn công này được thực hiện với 2 tiểu đoàn bộ binh (khoảng 2.000 quân) và chỉ 74 xe tăng. Lực lượng này được chia thành 2 mũi để tấn công. Mũi tấn công cánh phải ban đầu giành thắng lợi nhanh chóng, bắt giữ được một số tù binh Đức. Nhưng không lâu sau họ phải đối chọi với lực lượng bộ binh và đội cận vệ (đội quân áo đen) của Đức với sự yểm trợ của không quân, và bị quân Đức gây thiệt hại nặng. Đội hình bên trái cũng giành được thắng lợi ban đầu trước khi tiếp cận với sư đoàn Panzer số 7 của Đức. Nhưng sau đó lực lượng này bị đẩy lùi. Trong khi đó, khoảng 60 xe tăng Pháp đã giao tranh với quân Đức và cũng bị thất bại.
Sau trận này, quân đồng minh tổn thất khoảng 35 xe tăng, thương vong khoảng 70 người và 170 tù binh bị sát hại, trong khi quân Đức bị thương vong 378 người.
(Còn nữa)...
Theo Công Thuận/Báo tin tức

"Cha đẻ" thật sự của "Chiến tranh chớp nhoáng"

Nhật Huy |
"Cha đẻ" thật sự của "Chiến tranh chớp nhoáng"

(Soha.vn) - Học thuyết "chiến tranh chớp nhoáng" nổi tiếng trong Thế chiến 2 đã khiến nhiều người tin rằng người Đức là cha đẻ của chiến tranh cơ giới hiện đại.

Trong bất kì lĩnh vực nào cũng có những điều công chúng tin chắc là đúng nhưng thật ra lại không phải là sự thật. Quân sự cũng không phải là ngoại lệ. Hãy cùng điểm qua top 10 kiến thức sai lầm phổ biến trong quân sự.
3. Cha đẻ của vận động chiến
Bất kì ai quan tâm ít nhiều về quân sự đều biết đến "Chiến tranh chớp nhoáng" nổi tiếng của người Đức trong Thế chiến 2. Điều này dẫn đến niềm tin rằng người Đức là cha đẻ của chiến tranh cơ giới hiện đại. Nhưng sự thật thì lại không phải như vậy.
Mặc dù người Đức đúng là những người đầu tiên áp dụng rất thành công vận động chiến trên quy mô lớn trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ 2, nhưng chính Liên Xô mới là cha đẻ của khái niệm này. Cũng chính Liên Xô, không phải Đức, là nước đầu tiên nhận thấy vai trò cách mạng của thiết giáp trong chiến tranh hiện đại.
Từ cuối những năm 1920 sang những năm 1930, những nhà quân sự Liên Xô bắt đầu phát triển học thuyết chiến tranh mới, dựa trên các bài học từ Thế chiến thứ nhất, và thất bại của Liên Xô trong cuộc chiến sau đó với Ba Lan năm 1920. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội các nước không có được loại vũ khí và phương cách tác chiến thích hợp để xuyên thủng phòng tuyến của đối phương, và do đó bị mắc kẹt trong thế bế tắc của "Chiến tranh hầm hào".
Những nhà quân sự Liên Xô dự định dựa vào các công nghệ quân sự mới, máy bay và xe tăng, là phương tiện chính cho việc thọc sâu vào sau phòng tuyến đối phương. Trong Thế chiến thứ nhất, cả máy bay và xe tăng đều đã xuất hiện nhưng mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, và chưa phát huy được ưu điểm của mình. Sau chiến tranh, giới quân sự các nước mới chỉ xem xe tăng như một phương tiện hỗ trợ hoả lực. Trong khi đó, Liên Xô xem xe tăng là trung tâm trong chiến tranh cơ giới. Xe tăng có thể giúp chọc thủng phòng tuyến đối phương, sau đó sử dụng khả năng cơ động của mình để bao vây và cô lập lực lượng tham gia phòng ngự.
T-18, loại tăng đầu tiên của Liên Xô
T-18, loại tăng đầu tiên của Liên Xô
Những ý tưởng này lần đầu được thể hiện trên văn bản từ 1929, và được hỗ trợ bằng quyết tâm của Stalin trong việc ưu tiên xây dựng công nghiệp quốc phòng quy mô lớn. Liên Xô chỉ bắt đầu sản xuất xe tăng đầu tiên vào năm 1928, nhưng đến năm 1932 đã thành lập 2 quân đoàn thiết giáp đầu tiên. Trong khi đó Đức đến năm 1935 mới có sư đoàn tăng đầu tiên.
Liên Xô chứng minh ưu thế của vận động chiến trên chiến trường trong trận Khalkhin-Gol chống lại quân đội Nhật Bản tại biên giới Mãn Châu Quốc. Dưới sự chỉ huy của Zhukov, Hồng quân Liên Xô tổ chức đánh thọc sườn và trong vòng 1 tuần, từ 20 đến 27/08/1939, đã bao vây phần lớn lực lượng Nhật. Tổn thất phía Liên Xô là 23.000 quân, trong khi của Nhật là hơn 60.000 quân.
Xe tăng và bộ binh Hồng quân tại Khalkhin-Gol
Xe tăng và bộ binh Hồng quân tại Khalkhin-Gol
Tuy nhiên, lợi thế dẫn đầu này nhanh chóng bị xoá sạch bởi cuộc Đại thanh trừng của Stalin, mà Hồng quân cũng là một nạn nhân. Từ 1937 đến trước cuộc xâm lược của Đức năm 1941, hơn 30.000 sĩ quan Hồng quân bị bắt giam hay hành hình, bao gồm 3 trong 5 nguyên soái, tất cả tư lệnh các quân khu, và hơn phân nửa số sư đoàn trưởng. Hậu quả là khi chiến tranh nổ ra, Hồng quân thiếu trầm trọng các sĩ quan có kinh nghiệm. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Liên Xô chịu thiệt hại nặng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến trước một quân đội Đức được tổ chức tốt hơn và nhiều kinh nghiệm hơn.
4. Hỏa lực của các chiến hạm buồm
Biểu tượng cho hải quân trong thời đại thuyền buồm, từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, là các chiến hạm gỗ nhiều tầng chạy bằng sức gió. Hoả lực của chúng đến từ rất nhiều khẩu đại bác chĩa ra 2 bên hông tàu. Phần thân tàu, nơi đặt các khẩu pháo, có thể có từ 2 đến 3 tầng, với số lượng đại bác từ 60 đến trên 100 khẩu. Trong những bộ phim về thời kỳ này, như "Cướp biển vùng Caribe", công chúng được thấy hoả lực khủng khiếp từ rừng đại bác này, có thể thổi tung tàu đối phương trong nháy mắt. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy.
Chiến hạm
Chiến hạm "Lãnh hải" của hải quân Anh, hạ thuỷ năm 1636, là chiến hạm 3 tầng đầu tiên, có đến 100 khẩu đại bác
Do hạn chế vì kỹ thuật chế tạo vào thời kì đó, uy lực của những khẩu đại bác trên các chiến thuyền buồm trên thực tế rất hạn chế. Kích thước nòng pháo thường lớn hơn cỡ đạn 10%, gây ảnh hưởng lớn đến sơ tốc và độ chính xác. Ngoài ra, đa số các loại đạn khi đó không chứa chất nổ bên trong và sức công phá chỉ đến từ động năng của chúng. Loại đạn xuyên mạnh nhất khi đó là đạn sắt đặc hình cầu, nặng khoảng 15kg, cũng chỉ có thể khoét một lỗ thủng trên thân tàu là cùng, thuỷ thủ đoàn bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi những mảnh gỗ văng ra. Nhưng phần cấu trúc tàu thì không bị ảnh hưởng.
Một khẩu đội pháo của Hải quân Pháp
Một khẩu đội pháo của Hải quân Pháp
Vì vậy, trên thực tế thì đa số những trận hải chiến trong thời kì này diễn ra trong thời gian dài, và có rất ít tàu bị đánh chìm. Như trận hải chiến giữa Anh và Hà Lan ngày 04/08/1666 ngoài khơi bờ biển Kent. Phía Anh có 89 chiến hạm, phía Hà Lan có 88 chiếc. Hạm đội hai bên dàn hàng kéo dài gần 9 dặm và nã đạn vào nhau suốt hai ngày liền. Nhưng kết quả chỉ có tổng cộng 3 chiếc của cả 2 bên bị chìm, mặc dù thiệt hại nhân mạng là khá lớn, hơn 5000 người.
 	Một bản vẽ cổ mô tả trận hải chiến ngày 04/08/1666
Một bản vẽ cổ mô tả trận hải chiến ngày 04/08/1666
Trong phần lớn các trường hợp, việc thắng thua thường được quyết định khi chiến hạm của một bên bị mất khả năng di chuyển, bị bắt cháy, hoặc thuỷ thủ đoàn bị thương vong quá nhiều. Hải quân của từng nước có chiến thuật riêng của mình để đạt được thắng lợi. Hải quân Pháp thường hướng đại bác của mình lên cao, mục tiêu là phá huỷ các dây néo, cột buồm để vô hiệu hoá khả năng di chuyển của tàu đối phương. Hải quân Anh lại thường nhắm vào thân tàu, với mục đích gây sát thương cho thuỷ thủ đoàn tàu đối phương.
theo Trí Thức Trẻ

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)

Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.
Kỵ binh bao vây tàu chiến
Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến tại châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, Pháp phải chống hàng loạt nước châu Âu như Anh, Phổ, Áo, Bồ Đào Nha, Thánh chế La Mã, Tây Ban Nha, Hà Lan (khi đó Hà Lan thuộc Áo).
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 1
Do thời tiết lạnh giá, nước đóng băng nên các kỵ binh Pháp có thể bao vây hạm đội Hà Lan vào năm 1795. Ảnh: Listverse
Vào tháng 1/1795, quân Pháp tiến vào Hà Lan. Thời tiết cực lạnh khi đó đã dẫn tới một trong những trận chiến kỳ quái nhất trong lịch sử. Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển. Mục đích của việc chiếm Den Helder là ngăn chặn các tàu của Hà Lan tẩu thoát sang Anh. Khi de Winter tới nơi, ông phát hiện một hạm đội Hà Lan mắc kẹt trong lớp băng dày dù chúng neo đậu trên biển. Đoàn kỵ binh Pháp lặng lẽ tiến tới vị trí của hạm đội Hà Lan và bao vây chúng. Chẳng còn cách nào khác, các thủy thủ Hà Lan phải đầu hàng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Săn lùng kẻ thù tưởng tượng
Vào tháng 5/1943, L. Ron Hubbard, một sĩ quan chỉ huy tàu săn ngầm PC-815 của Hải quân Mỹ, nhận nhiệm vụ đưa tàu từ Portland tới Sand Diego. Vào khoảng 3h40 sáng ngày 19/5, Hubbard phát hiện một vật đáng nghi trên thiết bị dò tìm tàu ngầm bằng sóng siêu âm và ông đoán đó là tàu ngầm Nhật Bản (kẻ thù của Mỹ thời ấy). Tới 9h06 cùng ngày, hai khí cầu Mỹ bay tới để hỗ trợ Hubbard. Vào nửa đêm ngày 21/5, một hạm đội nhỏ tham gia nỗ lực tìm tàu ngầm Nhật Bản. Hạm đội này bao gồm hai tàu khu trục và 3 tàu tuần duyên.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 2
Một tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ vào năm 1944. Ảnh: indicatorloops.com
Sau khi tìm kiếm tàu ngầm Nhật Bản trong 68 giờ nhưng không đạt kết quả, cấp trên ra lệnh cho Hubbard ngừng chiến dịch. Một báo cáo, với lời kể của nhiều chỉ huy tàu tại hiện trường, cho thấy Hubbard đã phát hiện một mỏ khoáng sản có từ tính dưới đáy biển. Từ tính của mỏ đã tác động tới thiết bị dò tìm, khiến Hubbard tưởng một tàu ngầm đang lởn vởn đâu đó. Sau đó Hubbard còn suýt gây ra sự cố ngoại giao khi tàu của ông nã đạn vào lãnh thổ Mexico.
Trận chiến nổ ra vì hai lính say rượu
Vào mùa thu năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế sa lầy trong cuộc chinh phạt thành phố Halicarnassus (nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ). Hồi ấy Halicarnassus là thành phố của người Ba Tư. Quân Ba Tư có rất nhiều vũ khí, lương thực, thuốc men. Những bức tường của họ cũng đủ kiên cố để chống máy bắn đá. Vì thế, quân của Alexander Đại đế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương. Cuộc vây hãm dài và khó đã khiến nhiều binh sĩ của Alexander Đại đế cảm thấy chán nản. Hai binh sĩ thuộc binh đoàn Perdiccas cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do ở cùng lều, họ hay nói chuyện với nhau. Một hôm, trong lúc say rượu, cả hai cãi nhau về việc ai trong số họ chiến đấu giỏi hơn. Cuối cùng họ tìm ra một cách để giải quyết tranh cãi. Theo giải pháp của họ, cả hai sẽ tấn công thành Halicarnassus và người nào giết được nhiều lính Ba Tư sẽ là chiến binh giỏi hơn.
Thấy hai binh sĩ say xỉn từ phía đối phương tiến tới cổng thành, lính Ba Tư trong thành bỏ vị trí và xông ra cổng thành để giết. Hai binh sĩ kia hạ sát khá nhiều đối thủ, nhưng cuối cùng họ vẫn tử trận. Binh lính cả hai bên đều thấy trận chiến nhỏ nên họ xông tới để hỗ trợ đồng đội. Chẳng bao lâu cuộc chiến nhỏ trở thành cuộc chiến lớn. Trong lúc hai bên đánh nhau, nhiều lúc quân của Alexander Đại đế suýt chiếm được thành. Nếu toàn bộ lực lượng của Alexander Đại đế tham chiến hôm ấy, có lẽ thành Halicarnassus đã thất thủ.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 3
Ảnh minh họa: Listverse
Lừa kẻ thù bằng thuốc phiện
Anh và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là kẻ thù của nhau trong Thế chiến thứ nhất. Vào ngày 5/11/1917, quân Anh phản công quân Ottoman sau khi quân Ottoman tấn công các thuộc địa của họ. Quân Anh đẩy quân Thổ tới tận thành phố Sheria, nơi tiếp giáp với Dải Gaza của Palestine ngày nay về phía nam, và bao vây đối phương.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 4
Ảnh minh họa: Listverse
Richard Meinertzhagen, một sĩ quan tình báo Anh, quyết định tặng quân Thổ một món quà bất ngờ. Một hôm lính Thổ thấy máy bay Anh thả thuốc lá và truyền đơn xuống chiến tuyến của họ. Lính Thổ đua nhau hút thuốc lá mà không hề biết rằng quân Anh đã tẩm thuốc phiện vào các điếu thuốc theo sáng kiến của Meinertzhagen. Khi quân Anh tấn công vào ngày hôm sau, lính Thổ kháng cự rất yếu ớt. Phần lớn lính Thổ không thể đứng vững nên họ không thể chống trả.
Còn nữa
Thái Dương (theo Listverse)

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)

Một thiên thạch lao xuống trận địa khi quân La Mã và Pontus chuẩn bị giao chiến. Binh sĩ hai bên chạy tán loạn vì họ tin rằng Thượng đế đang nổi cơn thịnh nộ.
Vua mù tung hoành giữa sa trường
Ngày 26/8/1346, quân đội Anh và xứ Wales gặp quân đội Pháp ở vùng Crecy thuộc Pháp. Vua John của Bohemia (thuộc Czech ngày nay) cũng tham gia trận chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và dẫn theo những hiệp sĩ của ông. Trước đó, vào năm 1340, vua John bỗng dưng mất khả năng nhìn trong lúc ra chiến trường. Mặc dù vậy, tình trạng mù không thể ngăn cản một chiến binh dũng cảm như John ra trận.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 1
Ảnh minh họa: magnoliabox.com
Trong lúc cuộc chiến giáp lá cà diễn ra, ưu thế nghiêng về phía quân Anh và xứ Wales. Với những cây cung dài, họ đã tàn sát vô số lính Pháp và Bohemia. Tất nhiên, John không biết thực tế đó nên ông vẫn thúc ngựa lao về phía đối phương. Các hiệp sĩ của John không dám can ngăn khi đức vua làm vậy, mà chỉ bám theo ông. John lao thẳng vào đám quân Anh và mất mạng ngay lập tức. Những hiệp sĩ của ông cũng tử trận. Sau khi trận chiến kết thúc, lính Anh và xứ Wales thấy xác của các hiệp sĩ Bohemia gần xác vua John. 
Giao tranh bùng phát vì một vì một binh sĩ lạc đường
Vào năm 1931, đế quốc Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu của Trung Quốc và lập ra chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, đứng đầu. Các điều khoản của Điều ước Tân Sửu vào năm 1901 quy định rằng phái đoàn của các nước tại thành phố Bắc Kinh có quyền đưa binh lính tới 12 điểm dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân để bảo vệ tuyến lưu thông giữa thủ đô của Trung Quốc và cảng biển. Một điều khoản bổ sung cho phép binh sĩ các nước dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân tập trận mà không phải báo trước cho chính phủ Trung Quốc.
Lư Câu là tên một cầu ở trấn Uyển Bình – một khu vực phía tây nam Bắc Kinh. Nó cũng là một chốt trên tuyến đường sắt Bắc Kinh – Vũ Hán do quân đội Quốc dân đảng trấn giữ.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 2
Binh sĩ Trung Quốc tham chiến trong trận Lư Câu Kiều vào năm 1937. Ảnh: tour-beijing.com
Trước khi sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra, quân Nhật đã kiểm soát các khu vực phía bắc, đông và tây của Bắc Kinh vào đầu năm 1937. Đêm 7/7 cùng năm, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận mà không báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Cho rằng lính Nhật tấn công thật, binh sĩ Trung Quốc đã nổ súng. Sau khi hai bên ngừng bắn, phía Nhật phát hiện một binh sĩ mang tên Shimura Kikujiro không trở về đơn vị.
Mặc dù các tướng Trung Quốc cho phép quân Nhật vào trấn Uyển Bình để tìm binh sĩ mất tích, quân Nhật vẫn tấn công lính Trung Quốc vào sáng sớm hôm 8/7 vì họ nghi ngờ đối phương đã bắt Kikujiro. Cuộc giao tranh diễn ra trên cầu Lư Câu và cả hai bên hứng chịu tổn thất nặng. Sự kiện Lư Câu Kiều (theo cách gọi của người Nhật) đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật, còn Chiến tranh Trung – Nhật về sau trở thành một phần của Thế chiến thứ hai. Cũng trong ngày 8/7, binh sĩ Kukujiro trở về nhà và cảm thấy ngạc nhiên khi biết những diễn biến đã xảy ra sau khi anh ta mất tích. Kikujiro nói rằng anh ta lạc đường sau khi vào một nhà vệ sinh.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 3
Những tượng sư tử đá trên cầu Lư Câu. Ảnh: blogspot.com
Quân hai bên tan rã vì thiên thạch
Lucius Licinius Lucullus là một nhà quân sự và chính trị gia lừng danh của Cộng hòa La Mã. Ông chỉ huy quân đội trong Chiến tranh Mithridates lần thứ ba – một cuộc chiến giữa Cộng hòa La Mã với đế quốc Pontus của vua Mithridates VI từ năm 76 tới năm 63 trước Công nguyên. Một lần, Lucullus biết tin quân đội Pontus đã rời khỏi vương quốc để chinh phạt một nơi xa xôi. Ngay lập tức ông dẫn quân sang lãnh thổ Pontus với hy vọng đối phương sẽ không kịp trở tay. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của Lucullus, đích thân vua Mithridates đã nghênh đón đoàn quân La Mã.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 4
Ảnh minh họa: examiner.com
Trong lúc binh lính hai bên dàn trận để chuẩn bị giao chiến, một thiên thạch đột nhiên xuất hiện trên bầu trời. Nó bốc cháy trong không khí, biến thành khối cầu lửa rồi lao xuống một vị trí giữa hai quân. Cho rằng Thượng đế đang nổi giận, lính của cả hai bên đều chạy tứ phía khỏi trận địa. Đây là lần đầu tiên một thiên thạch trở thành kẻ chiến thắng trong một trận đánh. Về sau Lucullus vẫn đánh bại vua Mithridates – một kết cục khiến một phần của Pontus trở thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã, trong khi phần còn lại trở thành một nước chư hầu của Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, Viện nguyên lão La Mã tước quyền chỉ huy quân đội của Lucullus sau khi ông thất bại trong nỗ lực xâm lược Armenia.
Còn nữa
Thái Dương

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 3)

Trong một trận bao vây thuộc Chiến tranh Triều Tiên, thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu chi viện đạn pháo, nhưng lực lượng hậu cần thả kẹo xuống trận địa vì hiểu nhầm mật mã.
Một binh sĩ chiến đấu cho ba quân đội
Vào năm 1938, Yang Kyoung Jong, một thanh niên Triều Tiên 18 tuổi, buộc phải gia nhập quân đội Nhật Bản để chống quân Liên Xô. Một năm sau, trong trận chiến Khalkhin-Gol, Hồng quân bắt Yang và đưa anh tới một trại lao động. Tới năm 1942, khi cuộc chiến giữa phát xít Đức và Liên Xô diễn ra vô cùng ác liệt, Hồng quân quyết định động viên cả những tù binh chiến tranh vào lực lượng của họ để chống Đức. Do đó Yang trở thành một binh sĩ Hồng quân.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 1
Ảnh minh họa: Listverse
Quân Đức bắt Yang trong trận đánh Kharkov vào năm 1943. Lúc này họ cũng đang sa lầy trong cuộc chiến tại Nga và rất cần lực lượng bổ sung cho chiến trường. Vì thế họ buộc anh khoác quân phục Đức. Vào tháng 6/1944, Yang lại rơi vào tay quân Mỹ. Sau khi trở thành lính của ba quân đội, Yang quyết định không tham gia thêm bất kỳ quân đội nào nữa. 
Tàu chiến chìm vì chỉ huy thích trình diễn
HMS Victoria là một tàu chiến tối tân của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó bắt đầu phục vụ từ năm 1888 và Hải quân muốn nó trở thành soái hạm của Hạm đội Địa Trung Hải. Vào ngày 22/6/1893, Phó đô đốc George Tryon chỉ huy 10 tàu chiến thuộc Hạm đội Địa Trung Hải tiến ra biển. Các tàu di chuyển thành hai hàng, mỗi hàng cách nhau chừng 1.000 m. HMS Victoria dẫn đầu một hàng, còn HMS Camperdown dẫn đầu hàng kia. Hôm ấy bỗng dưng Tryon nghĩ rằng ông phải thực hiện một hành động bất ngờ để gây ngạc nhiên cho đám đông trên cảng.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 2
Ảnh minh họa: Listverse
Vị Phó đô đốc ra lệnh cho hai tàu dẫn đầu xoay 180 độ về phía nhau rồi tiếp tục tiến về phía cảng. Sau khi HMS Victoria và HMS Camperdown xoay, các tàu tiếp theo cũng thực hiện động tác tương tự. Khoảng cách giữa các tàu nhỏ hơn nhiều so với bán kính vòng tròn cần thiết để mỗi tàu thực hiện động tác xoay. Đó là điều mà Tryon không nghĩ tới. Vì thế hai tàu dẫn đầu đâm vào nhau. Vụ va chạm khiến HMS Victoria chìm, còn HMS Camperdown hư hại nặng. Hơn một nửa thủy thủ trên HMS Victoria chết. Có lẽ Tryon cảm thấy quá hổ thẹn nên ông quyết định chìm xuống biển cùng tàu HMS Victoria.
Thả kẹo xuống trận địa vì hiểu sai mật mã
Trận chiến Hồ chứa Chosin là một trong những sự kiện trong Chiến tranh Triều Tiên. Trong trận này, 120.000 quân Trung Quốc bao vây lực lượng gồm 20.000 binh sĩ của nhiều nước tại hồ Chosin từ ngày 27/11/1950 tới ngày 13/12/1950.  Mặc dù phía Trung Quốc hứng chịu thương vong lớn, họ vẫn buộc đối phương phải rút lui hoàn toàn. Một trong những nguyên nhân khiến liên quân rút lui chính là kẹo Tootsie Rolls.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 3
Ảnh minh họa: Listverse
Sau khi số lượng đạn pháo của pháo binh thuộc thủy quân lục chiến Mỹ gần cạn, máy bay của liên quân rất dễ trúng đạn trước hỏa lực phòng không mạnh của quân Trung Quốc. Vì thế thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu không quân chi viện đạn pháo bằng dù để họ kiềm chế hỏa lực phòng không của đối phương. Mật mã của đạn pháo là “Tootsie Rolls”. Tuy nhiên, do “Tootsie Rolls” cũng là tên một loại kẹo mềm nên bộ phận hậu cần tưởng binh sĩ ở hồ Chosin muốn ăn kẹo. Vì thế họ điều một máy bay thả kẹo Tootsie Rolls xuống trận địa. Mặc dù những chiếc kẹo giúp lính của liên quân nâng cao tinh thần, họ vẫn buộc phải phá vòng vây của đối phương để rút về phía nam vào ngày 13/12/1950.
Thái Dương (theo Listverse)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét