Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

KIẾP GIANG HỒ 204

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu Sử MINH CẦU MUỐI – Vua Giang Hồ Chợ Cầu Muối Khiến Đại Cathay Cũng Nể Phục
Từ thời trc năm 45 đến một số năm sau ngày GPMN , Sài Gòn có những vùng đất được người lương thiện gọi là đất của giang hồ. Luôn có một câu chuyện hoặc một huyền thoại giang hồ nào đó gắn với lịch sử một địa danh. Nhưng đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 75 là “du đãng Cầu Muối”. 

Giang hồ chợ Cầu Muối (Kỳ 1): Người khiến Đại Kathay cũng phải vài phần kiêng nể

Đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu Muối”.   

    Từ thời Pháp thuộc đến một số năm sau ngày thống nhất đất nước, Sài Gòn có những vùng đất được người lương thiện gọi là “đất dữ”, với lãnh địa của giang hồ lưu manh. Luôn có một câu chuyện hoặc một huyền thoại giang hồ nào đó gắn với lịch sử một địa danh dữ dằn. Nhưng đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu Muối”.
    Có thể khẳng định, bộ phim tình báo 8 tập “Ván bài lật ngửa” (kịch bản: Nguyễn Trương Thiên Lý, đạo diễn: Khôi Nguyên) là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.
     giang ho cho cau muoi (ky 1): nguoi khien dai kathay cung phai vai phan kieng ne hinh anh 1
    Hai nhân vật kinh điển trong “Ván bài lật ngửa” là Cai Văn Mỹ và Bảy Cầu Muối.
    Cho mãi đến bây giờ, khán giả mê phim Việt thập niên 90 của thế kỷ trước hẳn chưa quên cảnh Bảy Cầu Muối phóng dao giết tên Thượng cứu thiếu tá Nguyễn Thành Luân trong “Phát súng trên cao nguyên” (Ván bài lật ngửa tập 2)…
    Minh Bảy Cầu Muối rất khác với nhân vật phong độ, điển trai Minh Cầu Muối trên phim ảnh. Trong “Ván bài lật ngửa” có nhân vật Bảy Cầu Muối, một tay giang hồ mã thượng “trọng nghĩa khinh tài” không có xuất phát gì từ nhân vật có thật Minh Cầu Muối vì giang hồ Cầu Muối trước 1975 không hề có ai tên Bảy Cầu Muối.
    Huyết chiến tranh giành
    Nhà Nguyễn từng đặt ở vùng Cầu Kho bây giờ một loạt kho đụn để thu thuế và tích trữ lương thảo. Quanh nơi kho lẫm là những khu dân cư tứ xứ sống đa phần trên ghe thuyền. Qua thời Pháp, hai lực lượng chính ở chợ Cầu Muối dù là làm chủ hay làm thuê cũng đều phải ăn, uống, ngủ nghỉ… thế là dân buôn bán đồ ăn, thức uống ở chợ Cầu Muối đã hình thành từ cư dân tại chỗ và cư dân từ nơi khác đến mưu sinh.
    Các tiệm của người Hoa hình thành chung quanh chợ Cầu Muối, vừa bán đồ ăn quen thuộc như: mì, hủ tiếu, hoành thánh, xíu mại…, vừa bán các loại nước giải khát như: cà phê, nước xá xị, đá chanh, trà đá…
    Cạnh đó, còn có những quán cơm mọc lên, cộng với những người gánh hàng, đội hàng đi khắp chợ Cầu Muối để đáp ứng kịp thời nhu cầu sống còn - nhu cầu ăn uống của mọi người, nhất là bà con lao động. Những chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối tranh giành mối lái với nhau.
    Những bạn hàng (tức khách hàng) cũng tranh giành hàng hóa mua ở chợ Cầu Muối với nhau. Những phu khuân vác, phu xe đẩy hành nghề ở chợ Cầu Muối cũng tranh giành với nhau khách hàng (bao gồm cả người bán hay người mua)…
    Một số cuộc tranh giành ở khu vực chợ Cầu Muối được hai, ba bên giải quyết ôn hòa. Nhưng cũng có không ít cuộc kết thúc bằng dao phay, gậy gộc, đâm chém… Từ thực tế những cuộc tranh giành mang tính huyết chiến ở chợ Cầu Muối đã hình thành thêm một lớp cư dân mới tại đây.
    Đó là những người hầu như chỉ sống chủ yếu nhờ vào việc đấm đá: du côn, du đãng Cầu Muối (hiện nay người ta gọi là giang hồ). Các bài trước đã kể về đại ca Tư Mắt tức Nguyễn Văn Trước, nhất hô bá ứng một thời khắp cõi Nam kỳ dùng Cầu Muối là sào huyệt để nương náu. Nhưng rồi, những biến cố lịch sử, sự xoay vần của thời cuộc, Tư Mắt sau cuộc khởi nghĩa cứu Phan Xích Long cũng đã lui vào quy ẩn rồi tên tuổi cũng từ đó mà dần đi vào quá khứ.
    Dân xứ lạ vẫn “xưng hùng, xưng bá”
    Tuy nhiên, nếu như thời mà giang hồ bùng nổ nhất phải nói đến giai đoạn chế độ Diệm-Thiệu. Với quy mô rất lớn của chợ cá Cầu Ông Lãnh, giang hồ tụ tập về Cầu Muối ngày càng nhiều, nhưng vẫn theo kiểu hỗn quân. Có khi là cư dân tại chỗ, qua quá trình đụng chạm trong cuộc sống, nhu cầu sinh tồn đã tạo cho họ trở thành dân du côn cũng có người từ nơi khác tới.
    Đại Cathay, người đứng đầu trong “Tứ đại thiên vương” (Đại, Huỳnh Tỳ, Woòng Cái, Ba Thế) chọn nơi đây để mở một sòng bạc lớn. Đúng là Đại Cathay đã thống lĩnh giới du đãng Sài Gòn trước năm 1975, tuy nhiên, nếu để nói trùm giang hồ này mà chi phối được cả khu vực chợ Cầu Muối thì là chưa chính xác.
    Chợ Cầu Muối có những đặc điểm khác hoàn toàn, những cái tên cộm cán ở đây dù thế lực chẳng thể nào bằng được Đại Cathay nhưng cũng không phải đến mức sợ hãi tên trùm du đãng này, nếu có gặp nhau, có quan hệ làm ăn cũng chỉ ở kiểu “hai bên cùng có lợi”.
    Một trong những tay anh, chị từ nơi khác tới chợ Cầu Muối điển hình là Nguyễn Văn Minh vốn người ở Bà Điểm, thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, TP.HCM).
    Với bản tính gan dạ, cộng với thành tích từng chiến thắng nhiều lần môn quyền anh (boxing) trên võ đài, Minh đã nhanh chóng thu phục tất cả các tay anh chị khác đang “hành nghề” ở khu vực chợ Cầu Muối về dưới tay mình.
    Thậm chí Đại Ca thay, Chà Và Hương (thân thiết với Đại Cathay) và Minh Cầu Muối còn trở thành nhóm du đãng tin tưởng nhau. Với thực lực hùng hậu, Minh đưa ra chế độ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của tất cả chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối diễn ra tốt đẹp.
    Dĩ nhiên bù lại, các chủ vựa, chủ sạp phải trả tiền hàng tháng cho hoạt động bảo hiểm này, mà họ gọi là “bảo kê”. Minh còn đi xa hơn, bảo kê luôn những phu khuân vác, phu xe đẩy hàng đang hành nghề tại chợ Cầu Muối.
    Tuy hàng tháng đành mất một khoản tiền cho hoạt động bảo kê, nhưng nhiều chủ sạp, chủ vựa cũng như nhiều phu khuân vác, phu xe đẩy chấp nhận để công việc làm ăn yên ổn, đẹp, an toàn. Tên gọi “Minh Cầu Muối” cũng xuất hiện từ đó.
    Theo Hồ Tường, Minh Cầu Muối là một thanh niên có vóc người cao khoảng 1,60 mét, nước da đen, mắt lé, môi chì, ăn nói rổn rảng… “Trong mắt thằng con nít của tôi lúc đó, anh Minh là rất yêu văn nghệ, cứ rảnh là đọc mấy câu thơ nói về đạo nghĩa con người: “Thương người thất thế, lỡ đường; Thương người trung chánh, ghét phường tà gian”.
    Cũng theo Hồ Tường, nhiều việc làm của Minh Cầu Muối ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Cậu Hai Miên. Chẳng hạn hành động “ghét phường tà gian” của Minh có thể kể là việc Minh đã trực tiếp giáp mặt với Bảy Vịt Xiêm và đánh ngã nhân vật này ngay bằng thế câu đầu giật gối, bởi vì Bảy Vịt Xiêm ỷ mình vạm vỡ nhờ tập tạ, hay bắt nạt những kẻ ốm yếu…
    Còn hành động “thương người thất thế, lỡ đường” của Minh Cầu Muối thì rất nhiều. Tuy thu tiền bảo kê từ chủ sạp, chủ vựa cho đến phu khuân vác, phu xe đẩy, nhưng Minh Cầu Muối cũng sẵn lòng “xóa thuế” (bảo kê) cho ai thật sự túng quẫn, khó khăn.
    Minh Cầu Muối cũng “thương người trung chánh” thể hiện rõ nhất qua việc ứng xử với võ sư Hồ Văn Lành khi mở “Võ đường Từ Thiện” ngay tại vùng đất dữ Cầu Muối từ năm 1959:
    Thấy võ sư Lành mở võ đường để hướng thiện cho người học võ, có nhiều học trò - võ sĩ xuất sắc từng đoạt chức vô địch, từng đại diện màu cờ sắc áo Việt Nam để đấu đối kháng với nhà vô địch của các nước khác, Minh Cầu Muối đã tỏ ra rất nể phục, gọi ông là “cậu Út” - dù đàn em Minh Cầu Muối có lần quậy võ đường của võ sư Từ Thiện và bị ông thu phục.
    Phần cuối một cuộc đời
    Các chủ sạp, chủ vựa nào ở chợ Cầu Muối cũng biết rằng đồng tiền của mình đóng bảo kê chủ yếu phục vụ cho các hoạt động ăn chơi của dân du đãng, như nhảy đầm (khiêu vũ), nhậu nhẹt… thậm chí là chơi ma túy.
    Cho nên không ít chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối đã kể tội của Minh Cầu Muối cho cảnh sát chế độ Sài Gòn. Giới giang hồ Sài Gòn đều có lãnh địa riêng, “rừng nào cọp nấy”, không xâm phạm lẫn nhau. Giang hồ Sài Gòn cũng có bệ đỡ là ai đó trong lực lượng cảnh sát.
    Cho nên khi có tin báo bị truy tìm, các tay anh chị của giới giang hồ thường đến nương náu trên một lãnh địa khác cho qua… chiến dịch. Sau ngày giải phóng 30.4.1975, Minh Cầu Muối và hầu hết dân anh chị trong giới giang hồ Sài Gòn đều bị chính quyền cách mạng tập trung đưa đi cải tạo.
    Đến khi được thả về thì đa số tuổi đã lớn, sức khỏe suy yếu, bệnh tật liên miên, lần lượt nối nhau qua đời, không còn khả năng gây ra thêm tệ nạn cho xã hội nữa. Minh Cầu Muối mất năm 1987..
    Theo Lam Linh (Phapluatplus)

    Giang hồ chợ Cầu Muối (Kỳ 2): Đế chế suy tàn, giới du đãng giải thể

    Như ở các số báo trước đã đăng tải, Châu Phát Lai Em bắt tay với Năm Cam đã tạo ra một thế lực lớn trong thế giới ngầm Sài Gòn.

       
       giang ho cho cau muoi (ky 2): de che suy tan, gioi du dang giai the hinh anh 1
      Chợ Cầu Muối ngày nay.
       
      Trở thành dĩ vãng
      Năm Cam cùng băng nhóm của mình thực sự đã khiến an ninh trật tự của thành phố lớn nhất nước xảy ra nhiều vấn đề nhức nhối trong một khoảng thời gian dài.
      Những cuộc thanh trừng, tổ chức bảo kê, đâm thuê chém mướn, tổ chức sới bạc do Năm Cam đứng sau giật dây đã khiến cho thế giới ngầm thực sự chao đảo.
      Sau này, khi Năm Cam và đồng bọn bị bắt sau một chuyên án lịch sử của Bộ Công an, nhiều người mới giật mình với những tội ác mà tên tội phạm nguy hiểm này gây ra. Còn với Châu Phát Lai Em, việc kết hợp với Năm Cam để “chung một chiến tuyến” càng khiến cho gã giang hồ gốc Bạc Liêu này trở lên mạnh hơn.
      Năm Cam đồng ý để Lai Em cầm chịch toàn bộ khu vực chợ Cầu Muối, được toàn quyền sử dụng nguồn lợi từ đây, đổi lại một thỏa thuận ngầm là “bất cứ khi nào anh Năm cần thì Lai Em phải có mặt”.
      Thanh thế của Lai Em cũng nổi hơn rất nhiều từ ngày gã về làm việc dưới chướng của ông trùm. Chẳng những củng cố vững chắc được quyền lực ở chợ Cầu Muối mà Lai Em còn thể hiện được quyền uy của mình ở rất nhiều nơi khác, trong đó có cả khu chợ đầu mối hải sản ở Vũng Tàu.
      Nhưng rồi, với việc là kẻ thân tín bậc nhất của Năm Cam, kẻ trực tiếp gây ra hàng loạt những tội ác ghê rợn, Châu Phát Lai Em cũng phải nhận án tử hình khi mà cả băng nhóm vướng vòng lao lý. Bản cáo trạng tội danh của Năm Cam, Châu Phát Lai Em được đọc trước vành móng ngựa khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy ớn lạnh.
      Châu Phát Lai Em bị bắt, chợ Cầu Muối trở về giai đoạn mà nhiều kẻ anh chị muốn nổi lên, “tranh hùng tranh bá” khiến nhiều người dự đoán rằng, sẽ có một cái tên nào đó nổi lên cầm chịch. Tuy nhiên, mọi đồn đoán đều không thành sự thật khi mà TP HCM bắt đầu thực hiện việc di dời, quy hoạch khu chợ đầu mối ở những địa bàn khác.
      Một thực tế cho thấy, chợ Cầu Muối đã quá tải và mặc dù nó nằm ngay sát kênh Thị Nghè nhưng với sự phát triển của thành phố thì khu chợ này không còn đáp ứng được nữa. Năm 2009, khu chợ đầu mối Bình Điền nằm khu vực giáp ranh giữa quận 8 và huyện Bình Chánh (TP HCM) đi vào hoạt động.
      Khu chợ với số vốn đầu tư lên tới 1000 tỷ đồng này đã thay thế cho một phần nhiệm vụ của chợ Cầu Muối trong việc là nơi giao thương của nông sản của cả vùng. Cũng tiến hành đồng thời với việc xây chợ Bình Điền, khu chợ đầu Tam Bình nằm ở quận Thủ Đức cũng được khánh thành cùng thời điểm. Khu chợ Tam Bình đảm trách phần việc là đầu mối giao thương hải sản và các mặt hàng liên quan.
      Hai khu chợ Tam Bình, Bình Điền đi vào hoạt động thì cũng là khi chợ Cầu Muối dừng hoạt động giao thương. Các tiểu thương phân loại theo mặt hàng mà di chuyển đến những khu chợ mới và dĩ nhiên Cầu Muối lúc này trở thành một địa bàn dân cư bình thường như bao khu dân cư khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
      Việc chợ cầu Muối được di chuyển đi những nơi khác không chỉ là sự thay đổi của hoạt động giao thương mà với giới giang hồ Sài Gòn, đúng là một “cái rốn của du côn” cũng bị xóa sổ.
      Tiến hành đồng thời với những công tác di chuyển chợ, các nghành chức năng của TP HCM cũng thực hiện đồng bộ một số biện pháp trong việc trấn áp tội phạm, tăng cường tuần tra, giang hồ chẳng còn cửa để mà “cựa” nên dần dần khu chợ Cầu Muối tìm lại được sự bình yên cho mình. Cho đến nay thì khu chợ Cầu Muối đã trở thành một địa bàn mà vấn đề an ninh trật trở nên yên bình rất nhiều…
      Chợ cầu Muối ngày hôm nay
      Một thời chợ Cầu Muối được ví von giống như bản sao nhỏ của Bến Thượng Hải với nhiều cái tên nổi đình, nổi đám. Mặc dù chẳng thể bằng khu cảng nổi tiếng thế giới nhưng đúng là cùng với khu An Hội, quận 4, những tay giang hồ ở Chợ Cầu Muối đã tạo lên nhiều giai thoại mà cho đến tận bây giờ nhiều người nghe thấy vẫn còn cảm thấy… lạnh sống lưng.
      Chợ Cầu Muối bị xóa sổ kéo theo đó những địa bàn lân cận, nơi từng là địa bàn trú ngụ của giới giang hồ như: Kho 5, khu Hai mươi thước, hẻm 148 Tôn Đản (nơi phát tích của Năm Cam), Oxi Gạch, xóm Dừa, hẻm chùa Giác Quang, Tôn Thất Thuyết, Ô Cầu Dừa, hãng Phân, xóm Dừa, khu Sân banh Gò Mụ, Viện Bài Lao, hẻm Hiệp Thành... giờ đây cũng đã tìm lại được sự bình yên.

      Không còn cái cảnh bước chân ra ngõ là nhìn thấy du côn, những khu vực này giờ đây bình yên như bao nhiêu khu dân cư khác, người dân chẳng còn nhiều phen hoảng loạn khi mà giang hồ cầm dao đuổi nhau quanh phố như trước.
      Di dọc các con phố từ khu cầu Ông Lãnh cho đến khu An Hội, những con hẻm giờ đã sạch sẽ, thoáng mát, chẳng còn cái cảnh nhơ nhớp, ướt át, hỗn độn như trước đây. Rồi những bãi đất trống ngày nào, những khu nhà kho rộng mênh mông giờ cũng được thay bằng những dự án cao ốc hiện đại.
      Từ một chỗ là nơi tập hợp của dân tứ xứ, những kẻ bặm trợn nay quanh khu vực Cầu Ông Lãnh, ngoài bộ phận dân cư sinh sống tại đây từ xưa thì còn một bộ phận dân cư mới, những người sống ở các khu chung cư hiện đại và những người làm việc trong những văn phòng cao ốc văn minh…
      Có một điểm mà rất nhiều người nhận ra đó chính là việc sau khi chợ Cầu Muối bị giải thể chuyển đi những nơi khác thì khu Tôn Đản của quận 4 cũng dần dần được củng cố an ninh trở lại. Nơi đây, trước từng một thời là “sào huyệt” của du côn, là nơi mà Năm Cam vẫy vùng một thời, nay thì cũng trở thành khu dân cư bình yên.
      Dĩ nhiên, để có được điều này thì không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức và thậm chí là cả máu của lực lượng đảm bảo an ninh đã đổ xuống nhưng với những gì đang diễn ra, mọi người đều cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm được.
      Rất khó có thể khẳng định rằng, Sài Gòn đã sạch bóng giang hồ hay khu Cầu Muối không còn du côn nhưng ngay này không còn cái cảnh mà mấy tên du đãng vênh váo, nghênh ngang đi ngoài đường rồi tự cho mình cái quyền được đánh, được đè nén người khác. Công an Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng trực tiếp đảm bảo an ninh, điều tra, đấu tranh với tội phạm đã có một chiến công rất lớn trong kết quả này.
      Theo Lam Linh (Phapluatplus)

      Trùm du đãng Cầu Muối thuộc làu thơ "đại ca"  Hai Miên

      19/12/2015 18:30 GMT+7

      TTO - Minh Cầu Muối thu phục các tay anh chị ở khu vực chợ Cầu Muối về dưới trướng và chính một giang hồ nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 là Đại Ca Thay cũng chấp nhận không đụng chạm tới lãnh địa Cầu Muối.

        Đình Nhơn Hòa hay đình Cầu Muối, nơi thờ Cậu Hai Miên - Ảnh Hồ Tường
        Đình Nhơn Hòa hay đình Cầu Muối, nơi thờ Cậu Hai Miên - Ảnh Hồ Tường
        Tuy nhiên, dân cư Cầu Muối không chỉ có vậy. Hai lực lượng chính ở chợ Cầu Muối dù là làm chủ hay làm thuê cũng đều phải ăn, uống, ngủ nghỉ… thế là dân buôn bán đồ ăn, thức uống ở chợ Cầu Muối đã hình thành từ cư dân tại chỗ và cư dân từ nơi khác đến mưu sinh.
        Các tiệm của người Hoa hình thành chung quanh chợ Cầu Muối, vừa bán đồ ăn quen thuộc như: mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại…, vừa bán các loại nước giải khát như: cà phê, nước xá xị, đá chanh, trà đá…
        Bên cạnh đó, còn có những quán cơm mọc lên, cộng với những người gánh hàng, đội hàng đi khắp chợ Cầu Muối để đáp ứng kịp thời nhu cầu sống còn - nhu cầu ăn uống của mọi người, nhất là bà con lao động.
        Ai từng qua đây trước 1975 hẳn không thể nào quên những phự nữ, ông già đẩy xe kép ngấu nghiến miếng cơm cháy chan nước mắm có giá rẻ mạt ở quán cơm Việt Hưng nằm đầu hẻm số 18 đường Cô Giang, cách chợ Cầu Muối chừng 50m.
        Tranh giành mối lái, khách hàng dữ dội
        Những chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối tranh giành mối lái với nhau. Những bạn hàng (tức khách hàng) cũng tranh giành hàng hóa mua ở chợ Cầu Muối với nhau. Những phu khuân vác, phu xe đẩy hành nghề ở chợ Cầu Muối cũng tranh giành với nhau khách hàng (bao gồm cả người bán hay người mua)…
        Một số cuộc tranh giành ở khu vực chợ Cầu Muối được hai, ba bên giải quyết ôn hòa. Nhưng cũng có không ít cuộc kết thúc bằng dao phay, gậy gộc, đâm chém…
        Một góc chợ Cầu Muối trước 1975 nhộn nhịp xe hàng, khách mua bán - Ảnh tư liệu

        Một con hẻm trong chợ Cầu Muối vắng ngắt, không còn cảnh mua bán nhộn nhịp
        Một con hẻm trong khu vực chợ Cầu Muối hiện nay vắng ngắt, không còn cảnh mua bán nhộn nhịp - Ảnh Hồ Tường
        Từ thực tế những cuộc tranh giành mang tính huyết chiến ở chợ Cầu Muối đã hình thành thêm một lớp cư dân mới tại đây. Đó là những người hầu như chỉ sống chủ yếu nhờ vào việc đấm đá: du côn, du đãng Cầu Muối (hiện nay người ta gọi là giang hồ).
        Du côn, du đãng "đất dữ" Cầu Muối và Minh Cầu Muối
        Dân cư Cầu Muối xưa hình thành với hai lực lượng chính là các chủ vựa, chủ sạp và lớp lớp bà con lao động nghèo phục vụ công việc mua bán ở chợ Cầu Muối.
        Giang hồ Cầu Muối có khi là cư dân tại chỗ, qua quá trình đụng chạm trong cuộc sống, nhu cầu sinh tồn đã tạo cho họ trở thành dân du côn.
        Nhưng giang hồ Cầu Muối cũng có người từ nơi khác tới như Nguyễn Văn Minh vốn người ở Bà Điểm, thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, TP.HCM).
        Với bản tính gan dạ, cộng với thành tích từng chiến thắng nhiều lần môn quyền anh (boxing) trên võ đài, Minh đã nhanh chóng thu phục tất cả các tay anh chị khác đang “hành nghề” ở khu vực chợ Cầu Muối về dưới tay mình mà chính một giang hồ nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 là Đại Ca Thay cũng phải chấp nhận không đụng chạm tới lãnh địa Cầu Muối của Minh Cầu Muối.
        Thậm chí Đai Ca Thay, Chà Và Hương (thân thiết với Đại Ca Thay) và Minh Cầu Muối còn trở thành nhóm du đãng tin tưởng nhau.
        Với thực lực hùng hậu, Minh đưa ra chế độ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của tất cả chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối diễn ra tốt đẹp.
        Dĩ nhiên bù lại, các chủ vựa, chủ sạp phải trả tiền hằng tháng cho hoạt động bảo hiểm này, mà họ gọi là “bảo kê”.
        Nguyễn Văn Minh còn đi xa hơn, bảo kê luôn những phu khuân vác, phu xe đẩy hàng đang hành nghề tại chợ Cầu Muối.
        Tuy hằng tháng đành mất một khoản tiền cho hoạt động bảo kê, nhưng nhiều chủ sạp, chủ vựa cũng như nhiều phu khuân vác, phu xe đẩy chấp nhận để công việc làm ăn yên ổn. đẹp, an toàn. Tên gọi “Minh Cầu Muối” cũng xuất hiện từ đó.
        Sống với gia đình trên mảnh đất Cầu Muối suốt 50 năm qua, không ít lần tôi gặp anh Minh Cầu Muối. Đó là một thanh niên có vóc người cao khoảng 1,60 mét, nước da đen, mắt lé, môi chì, ăn nói rổn rảng…
        (Cũng mở ngoặc nói thêm Minh Cầu Muối rất khác với nhân vật phong độ, điển trai Minh Cầu Muối trên phim ảnh. Trong bộ phom nổi tiếng Ván bài lật ngửa có nhân vật Bảy Cầu Muối, một tay giang hồ mã thượng “trọng nghĩa khinh tài” có xuất phát gì từ nhân vật có thật Minh Cầu Muối (vì giang hồ Cầu Muối trước 1975 không hề có Bảy Cầu Muối).
        Trong mắt thằng con nít của tôi lúc đó, anh Minh là rất yêu văn nghệ, cứ rảnh là đọc mấy câu thơ nói về đạo nghĩa con người: “Thương người thất thế, lỡ đường; Thương người trung chánh, ghét phường tà gian”.
        Sau này, khi học khoa văn chương Việt Nam ở Trường đại học Văn khoa Sài Gòn, chúng tôi mới biết hai câu thơ mà anh Minh Cầu Muối hay đọc vốn là hai câu thơ trong “Thơ Cậu Hai Miên” ca ngợi tính cách và hành động của nhân vật đặc biệt này.
        Và cũng từ đó, chúng tôi cảm nhận nhiều việc làm của anh Minh Cầu Muối ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Cậu Hai Miên.
        Chẳng hạn  hành động “ghét phường tà gian” của Minh Cầu Muối có thể kể là việc Minh đã trực tiếp giáp mặt với Bảy Vịt Xiêm và đánh ngã nhân vật này ngay bằng thế câu đầu giật gối, bởi vì Bảy Vịt Xiêm ỷ mình vạm vỡ nhờ tập tạ, hay bắt nạt những kẻ ốm yếu…
        Còn hành động “thương người thất thế, lỡ đường” của Minh Cầu Muối thì rất nhiều. Tuy thu tiền bảo kê từ chủ sạp, chủ vựa cho đến phu khuân vác, phu xe đẩy, nhưng Minh Cầu Muối cũng sẵn lòng “xóa thuế” (bảo kê) cho ai thật sự túng quẫn, khó khăn.
        Minh Cầu Muối cũng “thương người trung chánh” thể hiện rõ nhất qua việc ứng xử với  võ sư Hồ Văn Lành khi mở “Võ đường Từ Thiện” ngay tại vùng đất dữ Cầu Muối từ năm 1959: thấy võ sư Lành mở võ đường để hướng thiện cho người học võ và ông có nhiều học trò - võ sĩ xuất sắc từng đoạt chức vô địch, từng đại diện màu cờ sắc áo Việt Nam để đấu đối kháng với nhà vô địch của các nước khác, Minh Cầu Muối đã tỏ ra rất nể phục, gọi ông là “cậu Út” - dù đàn em Minh Cầu Muối có lần quậy võ đường của võ sư Từ Thiện và bị ông thu phục.
        Những lúc rảnh rỗi, Minh Cầu Muối và mấy đàn em của mình tập đánh bao ở võ đường Từ Thiệnvõ sư Hồ Văn Lành.
        Phần cuối một cuộc đời
        Các chủ sạp, chủ vựa nào ở chợ Cầu Muối cũng biết rằng đồng tiền của mình đóng bảo kê chủ yếu phục vụ cho các hoạt động ăn chơi của dân du đãng, như nhảy đầm (khiêu vũ), nhậu nhẹt… thậm chí là chơi ma túy.
        Cho nên không ít chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối đã kể tội của Minh Cầu Muối cho cảnh sát chế độ Sài Gòn.
        Giới giang hồ Sài Gòn đều có lãnh địa riêng, “rừng nào cọp nấy”, không xâm phạm lẫn nhau. Giang hồ Sài Gòn cũng có bệ đỡ là ai đó trong lực lượng cảnh sát. Cho nên khi có tin báo bị truy tìm, các tay anh chị của giới giang hồ thường đến nương náu trên một lãnh địa khác cho qua… chiến dịch.
        Chỉ đến sau ngày giải phóng 30-4-1975, Minh Cầu Muối và hầu hết dân anh chị trong giới giang hồ Sài Gòn đều bị chính quyền cách mạng tập trung đưa đi cải tạo… nhằm góp phần giải quyết an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội.
        Đến khi những tay anh chị giang hồ này được thả về thì đa số tuổi đã lớn, sức khỏe suy yếu, bệnh tật liên miên, lần lượt nối nhau qua đời, không còn khả năng gây ra thêm tệ nạn cho xã hội nữa.
        Minh Cầu Muối mất năm 1987...
        HỒ TƯỜNG

        Dân Cầu Muối thờ "đại ca" Hai Miên

        01/12/2015 21:27 GMT+7

        TTO - Đình làng Nam bộ cũng như Sài Gòn vốn được bà con trong làng góp công, của xây dựng để thờ vị thần Thành Hoàng phù hộ cho làng. Có một đình làng giữa đất Sài Gòn xưa thờ một "đại ca".

        Đình Nhơn Hòa - Ảnh: HỒ TƯỜNG
        >> BẤM VÀO ĐÂY để coi thơ cậu Hai Miên Cầu Muối (Sài Gòn)
        Trong khoảng 300 ngôi đình hiện tồn của khu vực TP.HCM hiện nay, số đình làng nằm lọt trong khu vực nội thành còn lại những nét cổ xưa rất hiếm hoi. Trong đó có đình Nhơn Hòa.
        Đình Nhơn Hòa hiện tọa lạc tại số 27 Cô Giang, thuộc phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM. Đình Nhơn Hòa nằm đối diện với chợ Cầu Muối cũ nên còn được gọi là đình Cầu Muối.
        Kiến trúc của đình Nhơn Hòa hiện nay bao gồm bốn đơn nguyên chính: một là chánh điện thờ thần Thành Hoàng và một số vị thần, thánh khác; hai là miếu Bà thờ năm vị nữ thần là Ngũ Hành Thánh Nương; ba là nhà túc hay hậu sở thờ các vị: Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tiền Vãng, Hậu Vãng; bốn là võ ca - một ngôi nhà dựng trước chánh điện dùng để tổ chức các suất hát cúng thần Thành Hoàng hằng năm.
        Từ năm 1937, võ ca của đình Nhơn Hòa đã được trùng tu để trở thành rạp hát nghệ thuật cải lương hồ quảng trong một thời gian khá dài. Do vậy, trong nhà túc của đình Nhơn Hòa còn có thêm nơi thờ Tổ Sư của nghệ thuật sân khấu nằm ngang hàng với nơi thờ Tiên Sư.
        Bài vị Cậu Hai Miên thờ trong đình Nhơn Hòa - Ảnh: HỒ TƯỜNG
        Đến viếng nhà túc của đình Nhơn Hòa ngày nay, mọi người không thể không ngạc nhiên khi thấy duy nhất một bài vị được thờ trang trọng cùng với di ảnh của các vị Tiền Vãng, Hậu Vãng ở ngay chính giữa nhà túc, bên dưới trang thờ các bậc: Tiên Sư, Tổ Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền.
        Bài vị bằng gỗ, cao khoảng 30cm, hiện đang được phủ lớp sơn đỏ, trên đầu và hai bên trái phải bài vị là phần chạm trổ hình ảnh ba con rồng (một linh vật trong tứ linh: long, lân, quy, phụng) nói lên sự linh thiêng, tôn kính của đối tượng được thờ.
        Trên mặt đứng của bài vị duy nhất hiện còn được lưu giữ tại nhà túc đình Nhơn Hòa chạm nổi ba dòng chữ Nho.
        Dòng chữ ở giữa, to hơn hai dòng chữ hai bên trái phải, ghi: “Huỳnh Công Miên tam thập bát tuế đệ nhị hạng chi vị”, tạm dịch là: “Bài vị của cậu hai Huỳnh Công Miên mất năm ba mươi tám tuổi”.
        Dòng chữ Nho bên trái trên bài vị ghi: “Kỷ Hợi niên, thập nhị nguyệt, sơ lục nhật”, tạm dịch là: “Ngày sáu, tháng mười hai, năm Kỷ Hợi”.
        Dòng chữ Nho bên phải trên bài vị ghi: “Nguyên cư tại Gò Công xứ, tử ký tại Tân Hòa xã”, tạm dịch là: “Trước sống tại xứ Gò Công, chết gửi thân tại xã Tân Hòa”.
        Như vậy, nội dung của bài vị đang lưu giữ tại đình Nhơn Hòa chính là bài vị của Cậu Hai Huỳnh Công Miên (thường gọi tắt là Cậu Hai Miên), đã qua đời năm 38 tuổi; ngày mất là 6 tháng 12 năm Kỷ Hợi âm lịch (tức năm 1899).
        Cậu Hai nguyên sống tại xứ Gò Công, nhưng đã mất tại xã Tân Hòa, tức khu vực phường Cầu Kho, phường Nguyễn Cư Trinh, thuộc quận 1 (TP.HCM) ngày nay.
        Trên đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh vẫn còn một cơ sở thờ phụng mang tên đình Tân Hòa, nghĩa là đây vốn là ngôi đình của xã Tân Hòa ngày trước.
        Qua những dữ liệu ghi trên bài vị ở nhà túc đình Nhơn Hòa có thể xác định đây chính là bài vị của Cậu Hai Miên, một nhân vật nổi tiếng của Nam Kỳ lục tỉnh những năm cuối thế kỷ XIX vốn là con Huỳnh Công Tấn - kẻ góp phần đắc lực với Pháp sát hại Bình Tây Nguyên soái Trương Định.
        Nhân vật Hai Miên có nhiều tranh luận khi từng dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc, đàn áp cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Mai Xuân Thưởng ở vùng Bình Thuận, Khánh Hòa cuối thế kỷ 19.
        Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, dân gian truyền tụng đó là người giỏi võ nghệ, phóng túng nên nghỉ cộng tác với Pháp để sống một cuộc đời ngang tàng, phóng túng. Đồn đại trong dân là người bênh vực người cô thế trước nhưng tay cường hào ác bá, cặp rằn Tây... nhưng cũng mê cờ bạc, đá gà...
        Cậu Hai Miên có tên đầy đủ là Huỳnh Công Miên (không phải Miêng), mất ngày mùng 6 tháng chạp năm Kỷ Hợi, tức năm 1899, lúc 38 tuổi. Tuổi tác ghi trên bài vị là tuổi ta, tức lớn hơn tuổi tính theo dương lịch một năm vì người ta tính luôn thời gian gần một năm nằm trong bụng mẹ.
        Như vậy, Cậu Hai Miên chính xác là sinh năm 1862. Điều này để minh định lại những gì đã công bố từ trước tới nay là: “Cậu Hai Miêng sinh năm 1857, mất năm 1895, lúc 38 tuổi” là không chính xác, bởi những dữ liệu ghi trên bài vị xưa nay phải thật chính xác thì khi cúng giỗ linh hồn người quá cố mới về thụ hưởng được.
        Tóm lại, nhân vật nổi tiếng ở Nam kỳ một thời, được dân gian đặt vè (vè cậu Hai Miêng - vốn bị thực dân  Pháp thời đó cấm phổ biến cùng với vè Sáu Trọng, Thông Chánh) là Cậu Hai Miên đã và đang được dân Cầu Muối thờ tại đình Nhơn Hòa từ bao nhiêu năm nay.
        Những dữ liệu ghi trên bài vị của Cậu Hai Miên có lẽ đã góp phần làm sáng tỏ nhiều điều mà trước giờ nhiều tài liệu đã ghi nhận chưa chính xác.
        Tổng thể kiến trúc thờ phụng của đình làng ở Nam bộ luôn chia làm hai khu vực:
        - Chánh điện là nơi thờ phụng thần Thành Hoàng và các vị thần, thánh dân gian khác;
        - Nhà túc (hay còn gọi là hậu sở) là nơi thờ phụng những người có công với dân, với làng như những vị có công dạy dỗ cho dân làng về chữ nghĩa, nghề nghiệp gọi là Tiên Sư; những vị có công khai hoang lập ấp được gọi là Tiền Hiền, những vị có công xây dựng phát triển các công trình công ích của làng (lập chợ, đắp đường, xây cầu…) được gọi là Hậu Hiền.
        Những người có công xây dựng, sửa chữa đình làng gọi là Tiền Vãng; những người có công trông coi, giữ gìn đình gọi là Hậu Vãng.
        Việc thờ phụng ở đình làng được thể hiện bằng những bài vị bằng gỗ, chạm trổ khá đẹp mắt những hoa văn cổ truyền.
        Bài vị của các vị thần gọi là thần vị, chạm trổ tinh vi hơn, cầu kỳ hơn, cao khoảng 50cm, để phân biệt với bài vị của những người có công với dân, với làng, chạm trổ đơn giản hơn, cao khoảng 30cm.
        Trên mặt đứng nằm ở giữa thần vị, người ta chạm mỹ tự vua ban cho các vị thần, còn trên các bài vị ghi tục danh, quê quán, trú quán, ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm mất của người được thờ phụng.
        Gần đây, khi nghệ thuật chụp ảnh đã trở nên phổ biến, nhiều đình làng đã không sử dụng những bài vị cổ xưa nữa mà đã thay bằng tất cả di ảnh của các bậc có công với dân, với làng.
        -----------------------------------------------
        HỒ TƯỜNG

        Bà con Cầu Muối xưa ngưỡng mộ "đại ca" Hai Miên

        10/12/2015 12:38 GMT+7

        TTO - Cầu Muối là một chiếc cầu gỗ xưa bắc ngang một con kênh (nay là đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM) dẫn nước ngang qua kho muối thuộc Nhơn Hòa Xã.

          Bảng tên Chợ Cầu Muối ghi rất rõ năm thành lập 1947 và năm tái thiết 1971, sau cơn cháy rụi cả chợ
          Bảng tên Chợ Cầu Muối ghi rất rõ năm thành lập 1947 và năm tái thiết 1971, sau cơn cháy lớn thiêu rụi hết chợ - Ảnh: HỒ TƯỜNG
          Con kênh này chảy đến tận khu vực Cầu Quan (nay là khu vực đường Yersin - Nguyễn thái Học - Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP.HCM).
          Kho muối này có dưới thời nhà Nguyễn, xây dựng thành hai dãy nhà lá dọc trên bờ kênh, chứa muối từ Phan Thiết và Bạc Liêu chuyển về để xuất khẩu sang Cao Miên (tức Campuchia ngày nay).
          Năm 1859, Pháp tấn công thành Gia Định, dân cư Sài Gòn ly tán, những kho muối dọc trên hai bờ kênh ở Nhơn Hòa Xã trở nên hoang phế.
          Nhưng từ năm 1862 trở đi, khi tình hình tạm ổn định, bà con lần lượt hồi cư, nhưng rất thưa thớt.
          Thần hoàng ba làng Sài Gòn xưa chung đình Cầu Muối
          Chính quyền Pháp lúc đó cũng giải tỏa làng Tân Khai nằm ở khu vực xung quanh thành Gia Định (nay là khu vực đường Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi, Q. 1, TP.HCM) và làng Tân Hòa nằm ở khu vực Gò Tân Triêm xưa, ngoài thành Gia Định (nay là khu vực bao bọc bởi các đường: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Cư Trinh, Cống Quỳnh, Q. 1, TP.HCM).
          Đồng thời chính quyền Pháp hình thành những cơ sở vật chất phục vụ cho bộ máy thống trị lâu dài: thành lính, ngân hàng, dinh thự quan lại…
          Ông Hồ Văn Tồn, Phó ban quản lý đình Nhơn Hòa (Q.1), khi còn sống, từng cho biết rằng đình làng Tân Hòa và đình làng Tân Khai bị giải tỏa, cho nên sắc phong vua ban cho hai đình này đã phải tạm thời rước về cất giữ chung với sắc phong của đình làng Nhơn Hòa (còn gọi là đình Cầu Muối vì nằm gần chiếc cầu cạnh kho muối).
          Do vậy mà đình Nhơn Hòa đến nay vẫn còn 3 khám thờ to lớn và trang trọng nằm ngang nhau, thờ Thần Thành Hoàng của 3 làng, nằm trong khu chánh điện ngôi đình.
          Chợ Cầu Muối nay không còn, nhưng bản tên vẫn còn treo ở phía đường Nguyễn Thái Học
          Chợ Cầu Muối nay không còn, nhưng bảng tên vẫn còn treo ở phía đường Nguyễn Thái Học  - Ảnh: HỒ TƯỜNG
          Ông Nguyễn Quấc Kiết, một lão hội viên kỳ cựu của Hội đình Nhơn Hòa, lúc sinh tiền kể Cậu Hai Miên vốn là con quan lớn, nhà cửa giàu có nằm trên địa bàn của làng Tân Hòa xưa.
          Khi làng Tân Hòa bị nhập chung về làng Nhơn Hòa sau khi chiến tranh chấm dứt, Cậu Hai Miên đã giúp đỡ nhiều về tiền bạc lẫn uy danh cho ban hội hương đình Nhơn Hòa. Cho nên sau khi Cậu Hai thất lộc vào năm 1899, ban hội hương đã cho khắc bài vị bằng gỗ để thờ thật trang trọng tại nhà hậu sở của đình, tương đương với các bậc tiền hiền, hậu hiền của đình làng.
          Cây Cầu Muối mất lâu lắm rồi nhưng chợ Cầu Muối giờ vẫn vang danh
          Khoảng năm 1893, con kênh dẫn nước từ rạch Bến nghé chạy ngang kho muối bị người Pháp lấp đi. Dĩ nhiên chiếc cầu mang tên Cầu Muối cũng không còn vì không còn kênh để bắc cầu và cũng không còn kho muối nữa.
          Ngay trên mảnh đất của kho muối năm xưa, Pháp đã mở một lò giết mổ gia súc, trong đó nhiều nhất là heo, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của quan chức Pháp cũng như cho cư dân quanh vùng.
          Do đó, con đường hình thành từ việc lấp kênh đã trở thành đường Abattoir (nghĩa là đường ngang nơi giết mổ gia súc, bà con gọi đơn giản là đường Lò Heo).
          Sau này, khoảng thập niên 1930 - 1940, khi Lò heo mới, hiện đại hơn được hình thành ở khu vực Chánh Hưng (nay thuộc Q. 8, TP.HCM) thì khu vực Lò heo hình thành trên khu vực Cầu Muối bị giải tỏa, lại trở nên hoang phế.
          Lúc đó, Pháp đổi tên đường Abattoir thành đường Kitchener, rồi sang thời Ngô Đình Diệm đổi thành đường Nguyễn Thái Học cho đến ngày nay.
          Năm 1947, một số tiểu thương đang buôn bán trái cây từ miền Tây Nam Bộ lên chợ Cầu Ông Lãnh đã có sáng kiến mua rau cải đặc sản từ Đà Lạt về phân phối trên khu đất hoang của khu vực Lò Heo cũ, cũng là kho muối cũ, Cầu Muối cũ.
          Chất lượng, giá cả rau cải mua trực tiếp tại nhà vườn Đà Lạt khá rẻ đã giúp những tiểu thương này buôn may bán đắt. Từ đó, một khu chợ mới đã được hình thành với mặt hàng độc quyền là rau cải Đà Lạt, như: cà rốt, khoai tây, bông cải, cải bắp, cà chua, củ hành tây, su hào, su su, củ dền, ớt chuông…
          Chợ mới này nằm ngay trên khu vực kho muối, Cầu Muối xưa, gần sát đình Cầu Muối cho nên đã mang luôn tên gọi “Chợ Cầu Muối”.
          Nhiều người có tiền ở miền Tây Nam Bộ thấy một số người đồng hương thành công, đã xúm nhau kéo nhau lên chợ Cầu Muối mở sạp, vựa buôn bán hàng rau cải Đà Lạt mưu cầu cho sự đổi đời: từ nông dân tay lấm chân bùn trở nên chủ sạp, chủ vựa khá giả.
          Chợ Cầu Muối nhưng năm 60 thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu

          Chợ Cầu Muối cho đến năm 2003, trước khi giải tỏa để chuyển sang chợ đầu mối ở Tam Bình (Thủ Đức), Tân Xuân (Hóc Môn), đã có hơn 300 sạp, vựa.
          Hầu hết các sạp vựa của chợ Cầu Muối đều kinh doanh chủ yếu là rau cải Đà Lạt, riêng các sạp vựa nằm phía đường Cô Bắc lại chuyên kinh doanh về rau cải Hóc Môn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày, như: cải bẹ xanh, bầu, bí, mướp, sả, gừng, nghệ, các loại rau sống…
          Quày bán rau cải Đà lạt bên lề đường của chợ Cầu Muối ngày nay, không còn mua bán ầm út, không còn lo bảo kê - Ảnh: Hồ Tường
          Quày bán rau cải Đà lạt bên lề đường của chợ Cầu Muối ngày nay, không còn mua bán ầm ĩ, không còn lo bảo kê  - Ảnh: HỒ TƯỜNG
          Bà con lao động nghèo Cầu Muối xưa mong cậu phò hộ yên ổn
          Hàng hóa chợ Cầu Muối hầu như chỉ bán sỉ cho tiểu thương từ các nơi mua về bán lẻ lấy lời. Việc mua bán sỉ luôn có lượng hàng hóa lớn, cho nên các chủ sạp, chủ vựa ở chợ Cầu Muối đã nảy sinh nhu cầu sử dụng lao động phổ thông khá lớn.
          Hàng rau cải Đà Lạt cũng như Hóc Môn từ xe tải muốn đưa vô sạp, vựa phải cần phu khuân vác; hàng hóa rau cải từ Đà Lạt về còn dính đất đỏ, bề ngoài chưa đẹp lại cần người chà rửa, cắt lặt, gọt củ, đóng gói… mới bán lời cao; rau cải từ vựa hay từ sạp mang giao hàng cho mối lái lại phải nhờ đến lực lượng phu khuân vác…
          Thế là lớp lớp dân lao động nghèo, không có đất đai canh tác, không có tiền bạc vốn liếng từ các vùng quanh Sài Gòn, Gia Định và cả ở miền Tây Nam bộ đã lục tục kéo nhau về chợ Cầu Muối để mưu sinh.
          Dân cư Cầu Muối được hình thành, cư trú ngay tại chợ, ngay trong các sạp, vựa cũng như trong các xóm nghèo nằm núp mình trong các con hẻm nhỏ chung quanh khu vực chợ Cầu Muối.
          Tuy sinh hoạt có khác nhau: kẻ làm chủ, người làm thuê, nhưng tất cả cư dân Cầu Muối đều có chung một mong ước là được yên ổn làm ăn.
          Đình Nhơn Hòa, nằm kế cận chợ Cầu Muối, là nơi thờ vị 3 Thần Thành Hoàng phù hộ cho dân cư tại chỗ, nên lớp cư dân mới ở chợ Cầu Muối đã thường xuyên đến lễ bái, cầu nguyện.
          Đặc biệt là nhiều bà con lao động khẩn cầu Cậu Hai Miên được thờ tại nhà hậu sở của đình, với niềm tin khi sống Cậu Hai đã bao phen ra tay nghĩa hiệp giúp người thất cơ, lỡ vận thì khi thác đi Cậu Hai sẽ tiếp tục phù hộ cho mọi người trong cuộc mưu sinh.
          Cậu Hai Miên thất lộc ở tuổi còn quá trẻ (38 tuổi), người ta tin rằng như vậy sẽ rất linh thiêng.
          --------- 
          HỒ TƯỜNG

          Giai thoại về 'đại ca' Hai Miên dọc ngang Sài Gòn một thời

          Đình làng ở miền Nam thường là nơi để thờ Thành Hoàng cùng những người có công khẩn hoang lập ấp và xây dựng mở mang địa phương. Tuy nhiên ngôi đình Nhơn Hòa ở Sài Gòn lại thờ cậu Hai Miên, một tay anh chị từng tung hoành ngang dọc nổi danh giang hồ.
          Đình Nhơn Hòa và cậu Hai Miên
          Đình Nhơn Hòa (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM) do nằm ở khu vực Cầu Muối nên còn được gọi là đình Cầu Muối. Như bao ngôi đình ở miền Nam, đình Nhơn Hòa được cấu trúc gồm chánh điện là nơi thờ Thành Hoàng và nhiều vị thần khác.
          Đình Nhơn Hòa được vua Tự Đức sắc phong năm 1852. Sắc thần hiện vẫn được lưu giữ tại đình. Sở Văn hóa thông tin TP.HCM công nhận ngôi đình này là di tích lịch sử, văn hóa của Thành phố.
          Đình Nhơn Hòa
          Tại nhà túc của đình Nhơn Hòa còn thờ thêm tổ sư nghệ thuật sân khấu và một bài vị sơn son thếp vàng rất trang trọng. Trên bài vị chạm nổi ba dòng chữ Nho, được nhà nghiên cứu Hồ Tường tạm dịch như sau:
          Dòng chữ lớn ở giữa ghi: “Huỳnh Công Miên tam thập bát tuế đệ nhị hạng chi vị”, tạm dịch: “Bài vị của cậu hai Huỳnh Công Miên mất năm ba mươi tám tuổi”. Dòng chữ bên trái trên bài vị: “Kỷ Hợi niên, thập nhị nguyệt, sơ lục nhật”, tạm dịch: “Ngày sáu, tháng mười hai, năm Kỷ Hợi”.
          Dòng bên phải: “Nguyên cư tại Gò Công xứ, tử ký tại Tân Hòa xã”, được hiểu là: “Trước sống tại xứ Gò Công, chết gửi thân tại xã Tân Hòa”.
          Như vậy, nhân vật Huỳnh Công Miên được thờ tự tại đình Nhơn Hòa ắt phải có liên quan đến sinh hoạt của người dân vùng Cầu Muối. Lần giở tìm các tài liệu xưa, chúng tôi bắt gặp một bài thơ lục bát dài 6.930 chữ, không ghi tên tác giả, trong đó ca ngợi những hành động trượng nghĩa của cậu Hai Miên.
          Bài thơ có đoạn giới thiệu về cậu Hai Miên như sau: Nam Kỳ có cậu Hai Miên/Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công/Cậu hai là bực (bậc) anh hùng/Ăn chơi đúng bực vô cùng liệt oanh/Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh/Thật là một bực hùng anh trên đời/Tuổi nay gần mới ba mươi/Tánh tình hào hiệp ít người dám đương.
          Những việc làm của cậu Hai Miên đã khiến cho người dân vùng Cầu Muối cảm phục. Họ đã thờ cậu tại ngôi đình nơi cậu đã ngã xuống...
          Huỳnh Công Tấn
          Cậu Hai Miên có tên đầy đủ là Huỳnh Công Miên (1862 - 1899) là con đầu của Lãnh binh Huỳnh Công Tấn. Huỳnh Công Tấn (SN 1837, Gò Công, Tiền Giang) là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỷ 19, tại Nam Kỳ.
          Bàn thờ với bài vị cậu Hai Miên
          Ban đầu, Huỳnh Công Tấn gia nhập vào hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định. Nhiều giả thuyết được ghi lại, trong một trận giao tranh với Pháp, Tấn bị bắt rồi hàng giặc.
          Nhưng cũng có tài liệu ghi lại Tấn thường trêu chọc và có những hành vi bất chánh với phụ nữ, nên có lần bị chủ tướng là Trương Công Định tát tai để cảnh cáo. Tấn căm thù để bụng và chờ dịp trả thù. Tấn bí mật liên lạc với một người quen cũ là Nguyễn Hữu Nguồn, đã đầu thú Pháp, để được Nguồn giới thiệu Tấn xin hàng.
          Trong thời gian phục vụ cho Pháp, ngày 19/8/1864, Tấn đã dẫn quân vây bắt Trương Công Định tại vùng Đám Lá Tối Trời. 2 năm sau, Tấn tham gia hành quân ra đảo Phú Quốc và đã thành công trong việc truy bắt Nguyễn Trung Trực.
          Tấn được Pháp thưởng cho Bắc đẩu bội tinh và chức Lãnh binh. Theo nhà văn Sơn Nam, Tấn là người thất học, không tham vọng lớn, khả năng giới hạn. Tuy vậy Tấn vẫn trở nên giàu có nhờ tài tổ chức sòng bạc, chiếm đất, bắt dân phục vụ cho việc làm ăn riêng tư của mình.
          Ngoài ra, khi lãnh trách nhiệm do thám cho người Pháp, Tấn biết lợi dụng địa vị này, để bắt hay tha người để trục lợi. Cũng theo nhà văn Sơn Nam, Tấn bị người Pháp chán ngán vì lối làm việc thiếu khoa học, lấn quyền. Ỷ mình có công to đã ngây thơ đến mức tố cáo lề lối cai trị của quan Tham biện Pháp ở hạt Bến Tre là Palasme de Champeaux đến Giám đốc nha Nội vụ Pháp Paulin Vial.
          Giám đốc Nội vụ phẫn nộ, trách mắng, tìm cách đổi Tấn về miền đông Nam Kỳ. Năm 1874, trong một lần di chuyển từ Gò Công lên Sài Gòn bẳng ghe hầu - loại ghế nhà giàu có mũi có buồng riêng - Tấn bị bệnh và qua đời hưởng dương 37 tuổi.
          Giai thoại về cậu Hai Miên
          Là con của kẻ có công với chính quyền thuộc địa, cậu hai Miên được mang danh "miễn tử lưu linh", cậu được miễn sưu thuế, muốn đi đâu thì đi không ai được kiểm tra giấy tờ. Trường hợp phạm tội nhỏ không bị truy tố.
          17 tuổi, Huỳnh Công Miên đã cùng Trần Bá Hựu (em ruột Trần Bá Lộc), Lê Công Phụng - con nuôi của lãnh binh Tấn, được Pháp cho đi du học tại trường La Seyne gần Toulouse. Trong suốt 4 năm đó, cả 3 không đạt được thành tích gì trong học tập ngoại trừ khả năng nói lưu loát tiếng Pháp.
          Về nước với hai bàn tay trắng, cậu Hai Miên được Pháp bố trí phục vụ cho Tổng đốc Trần Bá Lộc với hi vọng cậu sẽ theo gương cha thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của người Việt.
          Thế nhưng, năm 1887, trong lần theo Trần Bá Lộc ra miền Trung, cậu Hai Miên chứng kiến cảnh Lộc lập kế bắt bà mẹ của lãnh tụ nghĩa quân Mai Xuân Thưởng với mục đích uy hiếp để Mai Xuân Thưởng phải đầu hàng quân Pháp.
          Đồng thời, Lộc đã ra tay giết nhiều người dân lương thiện đến nỗi giặc Pháp cũng phải kinh sợ. Không chấp nhận hành động sát hại đồng bào, cậu bày tỏ phẫn uất.
          Pháp kích động cậu thẳng tay đàn áp nghĩa quân để lập công. Bản chất của cậu vốn rất ghét những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu, bọn cường hào ác bá. Cậu luôn luôn đứng về phía kẻ yếu để bênh vực những người cô thế.
          Không thích bị ràng buộc nhất là phải làm tay sai cho Pháp, cậu trả chức tước trở về đời sống của một gã lãng tử giang hồ. Từ đó, cậu sống hoang đàng, tiêu tiền như nước và thường làm những việc nghĩa hiệp “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”.
          Trần Chánh Nghĩa

          Gã giang hồ có 'kim bài miễn tử' được thờ ở Sài Gòn

          Công tử Hai Miêng, giang hồ ngang tàng nhất Sài Gòn hơn 120 năm trước, được dân chúng xem như anh hùng và là hình tượng trượng nghĩa đất Nam Kỳ xưa.

          Rộng hơn 1.500 m2, đình Nhơn Hòa trên đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 (đối diện chợ Cầu Muối) là nơi thờ Thành Hoàng, các vị Tiền Hiền, Hậu Vãng...
          Ngoài việc thờ tự những người có công khai lập vùng đất, đình cũng hương khói cho bài vị sơn son thiếp vàng, chạm trổ rồng phượng của Huỳnh Công Miêng (1862-1899). Tương truyền, ông là gã giang hồ ngang tàng, giỏi võ và là hình tượng anh hùng xứ Nam Bộ cách nay hơn 120 năm. Người dân thường gọi ông với cái tên thân mật: cậu Hai Miêng.
          ga-giang-ho-co-kim-bai-mien-tu-duoc-tho-o-sai-gon
          Cậu Hai Miêng lúc nhỏ với cha mẹ (ngồi).
          Huỳnh Công Miêng là con lãnh binh Huỳnh Công Tấn - tay sai đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các nghĩa quân. Dân xứ Nam Kỳ thời đó coi lãnh binh Tấn như cái gai trong mắt.
          Gia đình có thế lực, nhiều tiền của, năm Hai Miêng 17 tuổi được cha đưa sang Pháp học trường La Seyne gần Toulouse. Học 4 năm, không đỗ bằng cấp gì nhưng nói trôi chảy tiếng Pháp nên cậu Hai về nước được làm thông ngôn, sau làm tri huyện - quan đứng đầu trong huyện.
          Tiếp đó, Pháp cho cậu phục vụ dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc với mong muốn Huỳnh Công Miêng giống cha đàn áp những người Việt chống đối sự cai trị. Khi Bá Lộc đem quân ra Khánh Hòa dẹp khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, Hai Miêng cũng đi theo.
          Vốn hay bênh vực kẻ yếu, ghét cường hào ác bá nên khi chứng kiến tổng đốc bắt mẹ Mai Xuân Thưởng để người này ra hàng, Hai trả chức cho Pháp, chọn cuộc sống giang hồ ngồi ghe chu du khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Thừa hưởng gia tài đồ sộ của cha để lại, Hai Miêng phá phách, coi tiền như rác. Hằng ngày cậu đi đá gà, uống rượu, hối me (một hình thức cờ bạc)...
          Công tử Hai Miêng được giang hồ gọi là "miễn tử lưu linh" bởi cậu được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình không ai được phép "hỏi giấy"... Vang danh khắp nơi, từ dân thường đến quan lại đều tỏ ra e ngại công tử chịu chơi này.
          Cậu Hai như bao gã giang hồ khác thích võ nghệ, luyện côn quyền, múa kiếm và rất thông thạo các món ấy. Lúc đi đánh bạc ở Đồng Tháp ngang qua vườn xoài, cậu hỏi mua. Chủ nhà nói chờ để lấy cây sào tới hái, công tử chỉ cười rồi nhún mình phóng lên cây vặt liền mấy quả chín.
          ga-giang-ho-co-kim-bai-mien-tu-duoc-tho-o-sai-gon-1
          Khu vực Cầu Kho, xã Tân Hòa xưa, nhà của cậu Hai Miêng. Ảnh: Panoramio
          Cuối thế kỷ 19, người Nam Kỳ trong các hội hè thường kể nhiều giai thoại về cậu Hai Miêng, trong đó có chuyện Pháp cho đào ao giữa trường đua ngựa bắt dân phu tỉnh Gò Công phục dịch. Một lần Hai Miêng đi ngang qua đã nổi nóng khi thấy dân phu làm việc nặng nhọc còn bị đánh. Cậu xông vào nắm đầu tên cai mã tà đấm đá, những tên còn lại đều bị bạt tai. Nhóm này bị công tử giang hồ bắt đội đất thay dân chạy lên chạy xuống. Sẵn roi, cậu thẳng tay quất, dân phu Gò Công được dịp hả hê. Từ đó họ bớt bị hà hiếp.
          Bạc Liêu thời ấy dân chúng rất ngán hai địa chủ tên Thời và Vận. Trong đó, ông Thời có con gái tên Hai Sáng rất hung ác, xem dân như cỏ rác nên không ai dám nói đụng đến tên cô. Các từ "buổi sáng", "hồi sáng mai" đều phải đổi sang "buổi sớm", "sớm mơi"... Hay chuyện, một lần đi thuyền ngang nhà địa chủ Thời, cậu Hai Miêng tức khí bắt cô Hai Sáng trói trên cột buồm. Nghe danh cậu Hai, ông Thời phải lần mò xuống thuyền xin tha và chuộc con gái bằng cả bao tiền. Từ đó, cả ông này và chủ Vận đều bớt hống hách với dân làng.
          Ngay cả với người Pháp, Hai Miêng cũng ương ngạnh, không khuất phục. Những lúc túng tiền cậu ghé dinh tham biện, chủ tỉnh "mượn đỡ" để xài. Nể tình cha cậu, các quan Tây cũng giúp đỡ ít nhiều, có người thành quen nên khi thấy mặt cậu Hai, bảo: "Tiền dưới kho cậu xuống mà lấy".
          Khác với cha, cậu Hai Miêng ăn ở rất rộng rãi với mọi người, hay chia sẻ tiền của với anh em, bè bạn và những kẻ dưới tay. Vì điều này, du côn khắp xứ đều kiêng nể, kính phục, cậu tới đâu cũng được dân ủng hộ, thương mến.
          Tại Gò Công và vùng Sài Gòn Chợ Lớn, nhiều thơ và bài vè về Hai Miêng xuất hiện và lưu truyền khá phổ biến. Dân gian coi gã giang hồ ngang dọc đầy khí khái là hình tượng tự do tự tại mà người dân hướng đến giữa thời buổi nhiễu nhương. "Nam Kỳ có cậu Hai Miêng, con quan lớn Tấn ở miền Gò Công. Cậu Hai là bực anh hùng, ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh! Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh…"
          ga-giang-ho-co-kim-bai-mien-tu-duoc-tho-o-sai-gon-2
          Đình Nhơn Hòa, nơi thờ tự gã giang hồ Hai Miêng. Ảnh: S.H
          Cuộc đời lừng lẫy giang hồ, lấy bài bạc làm tiêu khiển nhưng cuộc đời Hai Miêng cũng kết thúc vì nó. Năm 1899, cậu Hai đánh bài với giang hồ Kèo Vàng (người Hoa) ở bến Bình Đông. Bị thua khá nhiều, cậu Hai cay cú đập bàn đòi lại tiền. Một cuộc "tả lùi thùi" (đả lôi đài) không công bằng xảy ra sau đó khiến công tử giỏi võ và có "kim bài miễn tử" bị chục người đánh tơi tả.
          Bị ném ra đường, Hai Miêng "dính" thêm trận phục kích của 40 tay đâm thuê chém mướn do "cô Hai Sáng" từ Bạc Liêu thuê để trả thù. Chúng sẵn dao xắt chuối tập kích khiến cậu Hai Miêng phải bỏ mạng - chấm dứt cuộc đời khảng khái, đầy giai thoại ở tuổi 38.
          Dân khu vực quanh vùng Cầu Muối vì tôn kính gã giang hồ trượng nghĩa đã đưa bài vị cậu vào thờ cúng ngay trong ngôi đình của làng. Hình tượng Hai Miêng cũng là khởi đầu cho tính cách người Sài Gòn hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ người khốn khó.
          Sơn Hòa

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét