Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 27

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II The Horror
  
1945 World War II: Battle of Manila and Clean-Up
  
War Crimes - Manila 1945

Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại

authorĐăng Nguyễn Thứ Ba, ngày 01/11/2016 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) 12 tàu sân bay, hàng trăm tàu chiến, 2.200 máy bay đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử chiến tranh hiện đại giữa hải quân Mỹ và hải quân Đế quốc Nhật Bản ở vịnh Leyte, Philippines.   

 tran hai chien lon chua tung thay trong lich su hien dai hinh anh 1
Ảnh minh họa.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Trận chiến vịnh Leyte (hải chiến Philippines lần 2) được các nhà sử học đánh giá là cuộc đối đầu trên biển lớn nhất trong chiến tranh hiện đại dựa trên tiềm lực quân sự của hai bên. Khí tài quân sự hiện đại Mỹ và Nhật Bản đổ vào chiến trường rộng lớn tới 260.000 km2.
Đây được coi là một trong những trận chiến quan trọng nhất trong Thế chiến 2, quyết định sức mạnh hải quân Mỹ và Nhật Bản cũng như khả năng kiểm soát Thái Bình Dương. Trận chiến vịnh Leyte bao gồm 4 trận đánh tại biển Sibuyan, biển Surigao, Cape Engaño và Samar từ ngày 23-26.10.1944.
Bối cảnh lịch sử
Từ tháng 8.1942 đến đầu năm 1944, hải quân Mỹ đã đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi các đảo ở phía Nam và miền trung Thái Bình Dương. Giữa năm 1944, hải quân Mỹ đã chiếm được một số đảo quan trọng, bàn đạp cho máy bay ném bom B-29 xuất kích tấn công các đảo chính của Nhật Bản.
Ban đầu, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thiên về giải pháp cô lập lực lượng Nhật tại Philippines và tấn công Đài Loan. Nhưng Đại tướng Lục quân Douglas MacArthur lại muốn tấn công vào Philippines, cắt ngang con đường tiếp tế chiến lược của Nhật Bản.
Để lại Philippines trong tay quân Nhật sẽ là một đòn đánh vào thanh thế của Mỹ và là một sự sỉ nhục vào danh dự cá nhân của MacArthur. Bởi năm 1942 ông đã phát biểu câu nói nổi tiếng: "Tôi sẽ trở lại", ám chỉ rằng sẽ trở lại Philippines.
Sau khi xem xét các yếu tố chiến lược, hải quân Mỹ quyết định mở cuộc tấn công vào Philippines nhằm cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua vịnh Leyte.
 tran hai chien lon chua tung thay trong lich su hien dai hinh anh 2
Đại tướng lục quân Mỹ Douglas MacArthur (giữa).
Theo kế hoạch, quân đội do tướng MacArthur chỉ huy sẽ đổ bộ lên đảo ở bờ đông Leyte. Các kỹ sư quân sự sẽ xây dựng một sân bay tạm thời để quân đội Mỹ làm bàn đạp tấn công sâu hơn vào Philippines. Hạm đội 7 đóng vai trò yểm trợ đổ bộ và chiến đấu trực tiếp với hải quân Nhật. Ngoài ra, Mỹ còn hạm đội 3 do Đô đốc William F. Halsey, Jr đóng vai trò yểm trợ gần bờ nếu tàu chiến Nhật áp sát.
Việc thiếu tổng chỉ huy làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng không đồng nhất, khiến hải quân Mỹ chiến đấu không hiệu quả như kế hoạch. May mắn rằng lực lượng Nhật Bản với 3 chỉ huy riêng biệt, cũng không có tổng chỉ huy chung.
 tran hai chien lon chua tung thay trong lich su hien dai hinh anh 3
Hàng trăm tàu chiến Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào hải chiến lớn nhất lịch sử ở vịnh Leyte.
Đến ngày 20.10, hải quân Mỹ đã huy động đến vịnh Leyte 8 tàu sân bay cỡ lớn, 8 tàu tuần dương hạng nhẹ, 18 tàu tuần dương hộ tống, 12 thiết giáp hạm, 24 tàu tuần dương, 141 tàu khu trục và khoảng 1.500 máy bay. Trong khi đó, lực lượng Nhật Bản chỉ có 4 tàu sân bay, 9 thiết giáp hạm, 19 tàu tuần dương, 34 tàu khu trục và 700 máy bay.
Điểm mạnh của hải quân Nhật lúc đó là hai thiết giáp hạm lớn nhất và mạnh nhất, bao gồm Yamato và Mushashi. Hải quân Mỹ dựa vào ưu thế của các tàu sân bay cỡ lớn cùng 1.500 máy bay.
Chôn vùi 300.000 tấn sắt thép
Để chuẩn bị cho trận hải chiến quyết định, từ ngày 12.10, hạm đội 3 tấn công các sân bay ở đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Nhật Bản tại đây, dọn đường cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 16.10 với chiến thắng của quân đội Mỹ.
Hai ngày sau đó, lực lượng Mỹ chiếm đảo Homonhon và Dinagat, mở đường tiến vào vịnh Leyte. Nhật Bản chuyển sang chiến lược Sho-1. Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy mũi tấn công phía Bắc làm nhiệm vụ thu hút lực lượng Mỹ ra khỏi vịnh Leyte.
Nhóm tàu này làm nhiệm vụ mồi nhử trong khi đó các tàu chiến ở phía Nam do Phó đô đốc Shoji Nishimura chỉ huy tấn công vào khu vực eo biển Surigao. Nhóm tàu chiến ở tâm do Phó đô đốc Takeo Kurita chỉ huy đột kích qua eo biển San Bernardino.
 tran hai chien lon chua tung thay trong lich su hien dai hinh anh 4
Thủy thủ trên tàu sân bay Zuikaku thực hiện nghi lễ chào cờ cuối cùng sau khi nó bị trúng đạn nghiêng hẳn sang một bên và nhanh chóng bị chìm sau đó.
Trong trận hải chiến vịnh Leyte, lần đầu tiên các phi công Nhật Bản dùng đòn tấn công cảm tử (kamikaze) một cách có tổ chức. Ngày 20.10.1944, hải quân Mỹ bắt đầu đổ bộ lên đảo Leyte khá dễ dàng. Cho đến cuối ngày, 100.000 tấn hàng tiếp tế đã được chuyển đến Leyte.
Cuộc chạm trán giữa hải quân đôi bên lên đến đỉnh điểm của sự ác liệt với quy mô chưa từng có kéo dài 3 ngày, từ ngày 23.10. Một ngày trước đó, 4 hạm đội Nhật Bản lấn lướt hướng về phía hải quân Mỹ để nghênh chiến.
Ngày 23.10, hải quân Mỹ sớm chiếm lợi thế nhờ uy lực của tàu ngầm, đánh đắm hai tàu tuần dương Nhật thuộc quyền chỉ huy của Phó đô đốc Takeo Kurita. Tàu tuần dương thứ ba hư hỏng nặng và phải trở về Brunei.
 tran hai chien lon chua tung thay trong lich su hien dai hinh anh 5
Thiết giáp hạm Yamato sau khi trúng một quả bom.
Sáng ngày 24.10, Nhật phản công nhờ 200 máy bay cất cánh trên đảo Luzon, vô hiệu hóa tàu sân bay hạng nhẹ Princeton. Tàu sân bay của Phó đô đốc Jisaburō Ozawa dùng hai phần ba máy bay tấn công hạm đội 3 Mỹ do Đô đốc William F. Halsey, Jr nhưng không thành công. Các phi công trên tàu sân bay Nhật vẫn còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Ở phía nam, tàu chiến Nhật tấn công hạm đội 7 Mỹ nhưng cũng thất bại, thậm chí còn mất 70 máy bay.
Chống đỡ thành công đợt tấn công của Nhật, hải quân Mỹ đồng loạt phản công, 5 đợt không kích suốt từ sáng đến chiều đã đánh chìm thiết giáp hạm Musashi, một trong hai niềm kiêu hãnh của hải quân Nhật.
Tâm điểm của trận chiến diễn ra vào ngày 25.10 khi các phi công dày dạn kinh nghiệm của Mỹ đánh chìm toàn bộ 4 tàu sân bay Nhật do Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy. Tình cảnh phía nam thậm chí còn tồi tệ hơn khi Phó đô đốc Shoji Nishimura để mất gần như toàn bộ tàu chiến, chỉ còn một tàu khu trục quay trở về.
Đế quốc Nhật chỉ giành được ưu thế ở khu vực trung tâm, khi sức mạnh từ thiết giáp hạm đã đánh chìm một tàu sân bay Mỹ. Hướng đến vịnh Leyte, hạm đội do Phó Đô đốc Takeo Kurita chỉ huy còn đánh chìm tàu sân bay hộ tống Gambier Bay và 3 tàu khác. Lực lượng Nhật cũng tổn thất 3 tàu tuần dương và 1 chiếc bị hư hại nặng. Suốt cả ngày 25.10, Phó Đô đốc Kurita cố gắng truy đuổi hạm đội Mỹ trong vô vọng và chấp nhận bỏ cuộc vào lúc 6 giờ chiều.
 tran hai chien lon chua tung thay trong lich su hien dai hinh anh 6
Tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton bốc cháy sau khi trúng bom từ máy bay Nhật Bản.
Đến ngày 26.10, trận chiến vịnh Leyte gần như đã kết thúc khi hạm đội 3 Mỹ chỉ truy đuổi và đánh chìm được một tàu tuần dương Nhật trong khi các tàu Nhật đang rút chạy khỏi khu vực.
Kết thúc trận chiến, hải quân Nhật thiệt hại nặng nề, tổn thất 3 thiết giáp hạm (bao gồm niềm kiêu hãnh Musashi), 4 tàu sân bay, 10 tàu tuần dương và 9 tàu khu trục. Tổng cộng 300.000 tấn sắt thép chìm xuống biển. Hải quân Mỹ chỉ thiệt hại tương đương 37.000 tấn, bao gồm 1 tàu sân bay hạng nhẹ và 2 tàu sân bay hộ tống cùng một vài tàu chiến khác.
Trong khi Mỹ dễ dàng bù đắp thiệt hại thì hải quân Nhật mất hoàn toàn năng lực chiến đấu. Hải quân Mỹ từ đây có thể tiến thẳng đến chính quốc Nhật Bản mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng đáng kể nào trên biển. Trong nhiệm vụ cuối cùng, thiết giáp hạm Yamato đã bị đánh chìm trên đường đến Okinawa.
Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Hải quân Nhật khi đó nhận ra rằng thất bại ở Leyte “tương đương với việc để mất Philippines. “Tôi nghĩ rằng đó là lúc cuộc chiến đến hồi kết thúc”.
Sau này, Đô đốc Nhật Bản Ozawa chia sẻ: “Kể từ sau trận chiến này, các tàu chiến Nhật Bản gần như tê liệt hoàn toàn, đế quốc Nhật chỉ còn biết dựa vào lực lượng trên bộ và các đợt tấn công cảm tử trên bầu trời”.
Thiệt hại quá lớn cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản xuất quốc phòng do thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến hạm đội Liên hợp Nhật Bản và quân đội Nhật Bản dần mất sức chiến đấu rồi bị đánh bại hoàn toàn.
________________
 

Cá sấu xóa sổ gần 1.000 lính Nhật trong Thế chiến 2

authorĐăng Nguyễn - Vintage News Thứ Năm, ngày 27/10/2016 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Bị lực lượng lính thủy Anh truy đuổi vào vùng đầm lầy trên đảo Ramree trong Thế chiến 2, trung đoàn khoảng 1.000 lính Nhật không ngờ rằng đó là chuyến đi định mệnh, không có lối thoát.

   
 ca sau xoa so gan 1.000 linh nhat trong the chien 2 hinh anh 1
Ảnh minh họa.
Theo Vintage News, trong Thế Chiến 2, quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo Ramree vào năm 1942. Hòn đảo nằm ngoài khơi Myanmar, cách Akyabk khoảng 112 km về phía nam, khu vực ngày nay được biết đến với tên gọi Sittwe.
Bởi Ramree là cứ điểm chiến lược quan trọng, quân Đồng minh đã tấn công lên đảo năm 1945 và thiết lập một căn cứ không quân để hỗ trợ chiến dịch trên mặt đất. Giao tranh diễn ra hết sức ác liệt nhưng với sự yểm trợ từ trên không, quân Đồng minh đã liên tiếp giành thắng lợi vang dội, buộc trung đoàn khoảng 1.000 lính Nhật phải tháo chạy.
Liều lĩnh nhằm thoát khỏi sự truy đuổi của quân Anh, phát xít Nhật tiến sát đến khu vực đầm lầy ngập nước dài 16 km ở giữa đảo. Binh sĩ Nhật không hề biết rằng đó là lúc mà một trong những thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh sắp xảy ra.
Phớt lờ lời kêu gọi đầu hàng của quân Anh, trung đoàn lính Nhật bước vào đầm lầy vốn hoang sơ và nhiều nguy hiểm với tốc độ ngày càng chậm dần. Nhiều người trở thành nạn nhân của muỗi, nhện, rắn, bò cạp kịch độc ẩn mình trong những bụi cây trong đầm lầy.
 ca sau xoa so gan 1.000 linh nhat trong the chien 2 hinh anh 2
Lính Anh đổ bộ lên đảo Ramree.
Suốt hành trình kéo dài vài ngày qua vùng đầm lầy này, quân Nhật dần thiếu nguồn nước sạch để uống và nạn đói bắt đầu xảy ra. Nhưng đó chưa phải cơn ác mộng lớn nhất, thảm họa kinh hoàng thực sự đang chờ đón phát xít Nhật.
Trong một đêm tuần tra quanh khu vực, nhóm quân Anh nghe thấy những tiếng la thất thanh và tiếng súng nổ trong đêm tối. Họ không biết chuyện gì xảy ra, chỉ có lính Nhật mới biết mình trở thành mục tiêu tàn sát của đàn cá sấu khát máu.
Trung đoàn phát xít Nhật không gặp may bởi vùng đầm lầy trên đảo Ramree là nơi cư ngụ của vô số những con cá sấu nước mặn khổng lồ với số lượng không xác định. Những con cá sấu này khi trưởng thành dài 6 mét, nặng hơn một tấn và là một trong những loài bò sát ăn thịt lớn nhất thế giới.
Những người lính mệt mỏi với những vết thương rỉ máu giữa đầm lầy trở thành mồi ngon cho cá sấu. Ngay cả một con cá sấu nước mặn cỡ trung bình cũng có thể dễ dàng sát hại người trưởng thành.
 ca sau xoa so gan 1.000 linh nhat trong the chien 2 hinh anh 3
Lính Nhật trong Thế chiến 2.
Họ đã bị những con quái vật bò sát khổng lồ này tấn công và tàn sát không thương tiếc. Những người sống sót sau đó kể lại giây phút loài động vật hung dữ vùng đầm lầy bất ngờ tấn công họ, còn những người lính trong cơn hoảng loạn chỉ biết bắn loạn xạ về mọi hướng.
Những người sống sót mô tả những con cá sấu bất thình lình lao lên từ đầm lầy, ngoạm lấy những người lính đang la hét và kéo tuột họ xuống bùn. Thảm kịch này đã được nhà tự nhiên học Bruce Stanley Wright, một người lính Anh tham gia trận chiến đó, mô tả trong cuốn “Wildlife Sketches Near and Far “ (Phác họa Cuộc sống Hoang dã Gần và Xa) năm 1962.
"Đó là đêm kinh hoàng nhất mà các thành viên đội chúng tôi từng trải qua. Những con cá sấu bị đánh thức bởi những tiếng súng và mùi tanh của máu, tụ tập xung quanh những cây đước, trong khi mắt nhô lên khỏi mắt nước và lặng lẽ bơi về phía con mồi. Theo từng cơn sóng thủy triều, những con cá sấu lao tới đám lính đang bị thương, bị chết và cả những người khỏe mạnh mắc kẹt trong bùn lầy", Wright viết trong cuốn sách.
 ca sau xoa so gan 1.000 linh nhat trong the chien 2 hinh anh 4
Cá sấu nước mặn.
Wright mô tả, “cảnh tượng như vậy, tôi nghĩ, rất ít người trên Trái đất này có thể chứng kiến được. Vào lúc bình minh, đàn kền kền kéo đến dọn sạch những gì mà lũ cá sấu bỏ lại… Gần 1.000 lính Nhật tiến vào đầm lầy Ramree, người ta chỉ tìm được hơn 20 người còn sống".
Cho đến nay, câu chuyện của Wright là dữ liệu lịch sử duy nhất còn lưu lại về thảm kịch trên trận chiến đảo Ramree. Một số nhà sử học và sinh vật học tỏ ra hoài nghi tính xác thực của câu chuyện này. Số khác tin rằng câu chuyện Wright kể là có thật nhưng số lượng đàn cá sấu và số lính Nhật bỏ mạng tại đầm lầy trên thực tế có thể thấp hơn.
Bất chấp những tranh cãi, trận chiến trên đảo Ramree được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là sự kiện "có nhiều nạn nhân nhất trong một cuộc tấn công của cá sấu".
Câu chuyện rùng rợn trên đảo Ramree đã trở thành một trong những truyền thuyết của Thế chiến II. Nhiều năm sau đó, đảo Ramree vẫn đem đến một nỗi sợ hãi. Những con cá sấu nước mặn vẫn ở đó cho đến tận ngày nay.

Trận tập kích xóa sổ không quân Mỹ ở Philippines trong Thế chiến II

Sự chủ quan khiến Mỹ trả giá đắt trong trận tập kích của phát xít Nhật vào căn cứ không quân chủ lực ở Philippines.

tran-tap-kich-xoa-so-khong-quan-my-o-philippines-trong-the-chien-ii
Các máy bay B-17 bị phá hủy trong cuộc tấn công. Ảnh: Euronet.
Lúc 3h sáng 8/12/1941 theo giờ Philippines, tướng Mỹ Douglas MacArthur bị đánh thức bởi cú điện thoại thông báo Nhật Bản vừa tấn công Trân Châu Cảng đồng thời được cảnh báo về một cuộc tập kích có thể xảy ra đối với căn cứ không quân chủ lực của Mỹ ở Philippines. Thế nhưng 9 giờ sau, người Mỹ vẫn bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của gần 200 máy bay Nhật Bản vào căn cứ không quân Clark, theo National Interest.
Theo chuyên gia quân sự Michael Peck, vụ tập kích này dự kiến diễn ra cùng lúc với cuộc tấn công Trân Châu Cảng để tối đa hóa yếu tố bất ngờ, khiến máy bay Mỹ không kịp cất cánh. Tuy nhiên, sương mù ở căn cứ trên đảo Đài Loan khiến các máy bay Nhật không thể xuất phát đúng giờ, nên trận tập kích vào Philippines diễn ra muộn hơn rất nhiều so với trận Trân Châu Cảng.
Đến căn cứ Clark sau hành trình dài 1.126 km, các phi công Nhật chuẩn bị tâm lý đối đầu với lực lượng tiêm kích hùng hậu của Mỹ. Thế nhưng họ rất bất ngờ khi nhận thấy không phận Philippines lúc đó không hề có bóng dáng máy bay Mỹ.
Thuận lợi hơn nữa là thay vì phân tán sang các đường băng phụ, các máy bay chiến đấu Mỹ lại đỗ thành hàng trên đường băng trong căn cứ Clark, trở thành mục tiêu hoàn hảo cho bom và hỏa lực súng máy của Nhật. Trong vòng vài phút, lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ ở sân bay Clark, lá chắn trụ cột của Mỹ ở Philippines, gần như bị xóa sổ.
Đây là thảm họa có tác động nặng nề không kém trận Trân Châu Cảng. Quân Mỹ ở Trân Châu Cảng có thể nói rằng họ bị bất ngờ về chiến thuật và chiến lược, nhưng các đơn vị ở Philippines không có lý do gì để bào chữa bởi đã được cảnh báo 9 giờ trước vụ tấn công.
Người đáng bị chỉ trích nhiều nhất là tướng Douglas MacArthur. Tuy vậy, tình hình lúc đó cũng khiến mọi chỉ huy gặp khó khăn. Thủ đô Manila của Philippines chỉ cách Nhật Bản 3.218 km, nhưng cách Trân Châu Cảng 8.040 km và San Francisco tới 11.265 km. Trong thập niên 1930, Mỹ nhận ra rằng sức mạnh quân sự Nhật Bản đã lớn đến mức việc bảo vệ lực lượng đồn trú ở Philippines là nhiệm vụ bất khả thi.
Mỹ lường trước trường hợp đánh mất Philippines khi nổ ra xung đột với Nhật Bản nên đã vạch ra kế hoạch rút lui đến bán đảo Bataan và ngăn không cho đối phương sử dụng cảng chiến lược Manila. Họ sẽ chờ hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tấn công dọc Thái Bình Dương để giải vây.
Chiến lược này là cách tốt nhất dựa trên vị trí thực địa. Tuy nhiên, năm 1941, trước sự hối thúc của tướng MacArthur, chính phủ Mỹ quyết định tăng cường 35 oanh tạc cơ hạng nặng B-17 đến Philippines. Các pháo đài bay với tầm hoạt động gần 1.609 km có thể bẻ gẫy đợt tấn công của Nhật Bản ở tây Thái Bình Dương.
tran-tap-kich-xoa-so-khong-quan-my-o-philippines-trong-the-chien-ii-1
Máy bay Mỹ chụm thành hàng là mục tiêu dễ dàng cho phi cơ Nhật. Ảnh: Lougopal.
Cuộc tấn công của Nhật không hoàn toàn bất ngờ, bởi chiến tranh trên không đã diễn ra nhiều tháng trước. Tuy nhiên, hệ thống chỉ huy Mỹ bị tê liệt bởi tình trạng bất hòa và mệt mỏi. Tướng MacArthur và tướng Lewis Brereton, chỉ huy không quân thuộc quyền, đều không có sự chuẩn bị rõ ràng cho tình huống chiến tranh, như phân tán lượng lớn máy bay ở sân bay Clark sang các sân bay dự bị.
"Thay vì nhanh chóng di chuyển các oanh tạc cơ ra xa, chỉ huy quân sự Mỹ ở Manila lại lo lắng về khả năng bị tấn công phá hoại, nên tăng cường canh gác và sắp xếp các máy bay chụm lại với nhau để tránh điệp viên đối phương", sử gia Daniel Mortensen cho biết.
"Cả Brereton và MacArthur đều không chú ý đúng mức tới cảnh báo về khả năng tấn công của Nhật Bản để dừng bữa tiệc tối thứ bảy ở khách sạn nơi MacArthur ở. Phi hành đoàn của oanh tạc cơ B-17 ở sân bay Clark dự tiệc tới tận 2h sáng ngày 8/12, thời điểm máy bay đầu tiên của Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng", ông Mortensen nói thêm.
Khi nghe tin về vụ tập kích Trân Châu Cảng, Brerenton muốn cho phi đội B-17 xuất kích ngay lập tức để tấn công sân bay Nhật ở Đài Loan. Việc này có thể khiến các máy bay Nhật không thể cất cánh, nhưng MacArthur và đội ngũ trợ lý đã hoãn kế hoạch đến 11h sáng. Một giờ sau, khi oanh tạc cơ Mỹ đang được lắp vũ khí và nạp nhiên liệu thì đội oanh tạc cơ Nhật Bản đã đến nơi.
tran-tap-kich-xoa-so-khong-quan-my-o-philippines-trong-the-chien-ii-2
Sơ đồ tiến quân của Nhật sau trận ném bom sân bay Clark. Ảnh: Wikipedia.
Hậu quả thảm khốc là 12 oanh tạc cơ B-17 bị phá hủy và 4 chiếc khác bị hỏng. Rất nhiều tiêm kích P-40 bị phá hủy trên mặt đất hoặc bị máy bay A6M Zero bắn hạ. Đến khi kết thúc trận chiến, một nửa không đoàn Mỹ đồn trú ở Philippines bị xóa sổ. Các phi công sống sót cố gắng chống trả, nhưng lực lượng đổ bộ Nhật Bản vẫn tiến hành kế hoạch do không vấp phải các cuộc không kích Mỹ.
Đến ngày 8/5, những lính Mỹ cuối cùng ở Philippines buộc phải đầu hàng. Rất nhiều người sống sót sau đó đã thiệt mạng ở các trại tù Nhật tại Bataan.
Duy Sơn

Ảnh độc về thành phố Manila trước và sau thế chiến II

Thủ đô của Philippines, thành phố Manila vẫn toát lên vẻ hoa lệ và tràn đầy sức sống cho đến ngày 8/12/1941, khi quân Nhật bất ngờ ném bom và đánh chiếm Philippines. Sau hơn 3 năm chiến tranh, thành phố đã bị hủy hoại nặng nề.
Tòa nhà G. Koba Yashi ở Manila cuối năm 1941, ngay trước khi thành phố này bị quân Nhật ném bom và xâm chiếm. Ảnh: Rogue Media Inc.
Khu mua sắm Nippon Bazar ở thành phố Manila cuối năm 1941. Ảnh: Rogue Media Inc.
Khu mua sắm Toyko Bazar ở Manila ngày 1/12/1941, một tuần trước khi Nhật Bản oanh tạc và xâm lược Philippines. Ảnh: Rogue Media Inc.
Khung cảnh nhìn từ cổng nhà thờ Quiapo ở Philippines ít ngày trước khi chiến tranh bùng nổ. Ảnh: Rogue Media Inc.
Lính Mỹ tiến vào khu trung tâm lịch sử Intramuros của Manila, ngày 2/3/1945, ngày khởi đầu của trận Manila giữa Mỹ và Nhật. Sau các trận chiến, khu vực này đã bị tàn phá nặng nề. Ảnh: Rogue Media Inc.
Người dân Philippines sơ tán khỏi vùng chiến sự ở Manila, tháng 2/1945. Ảnh: Rogue Media Inc.
Nhà hát Metropolitan ở Manila thời điểm Mỹ đã chiếm ưu thế trong trận Manila, tháng 2/1945. Ảnh: Rogue Media Inc.
Vật dụng nằm trong đống đổ nát của một ngôi nhà ở Manila sau khi trận chiến kết thúc, tháng 3/1945. Ảnh: Rogue Media Inc.
Những người Philippines sống sót ẩn náu tại tu viện Santa Clara ở khu Intramuros được lính Mỹ giải cứu sau khi quân Nhật bị đánh bại ở Manila. Ảnh: Rogue Media Inc.
Băng-rôn chào mừng quân đội Mỹ được treo trên cổng chào ở vòng xoay trước tòa thị chính Manila, năm 1945. Ảnh: Rogue Media Inc.
Tòa nhà lập pháp Manila bị tàn phá nghiêm trọng sau cuộc chiến. Ảnh: Rogue Media Inc.
Cảnh tượng hooang tàn của Manila nhìn từ nhà thờ Quiapo, tháng 5/1945. Ảnh: Rogue Media Inc.
Băng-rôn cổ vũ cuộc chiến chống Nhật ở Manila năm 1945. Ảnh: Rogue Media Inc.
Một băng-rôn chống Nhật được treo trên đường phố Manila sau cuộc chiến. Ảnh: Rogue Media Inc.
Cảnh tượng đổ nát tại nhà thờ Lourdes và nhà thờ Recoletos ở khu Intramuros, Manila tháng 7/1946. Ảnh: Rogue Media Inc.
Khu vực trung tâm Manila với sông Pasig chảy qua, ngày 10/10/1949. Lúc này thành phố đang được tái thiết. Ảnh: Rogue Media Inc.
Một góc Manila với công viên Luneta, ngày 10/10/1949. Ảnh: Rogue Media Inc.
</ifarme>
Xem clip: 10 vũ khí có ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
T.B (theo Vintag)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét