Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/20

(ĐC sưu tầm trên NET)
                        Hồ sơ chưa giải mã - Tập 21 (Lục Địa Mất Tích Của Thái Bình Dương)

Bí ẩn nhiều thành phố chìm dưới đáy biển: Cái nhìn mới về tổ tiên chúng ta


Ảnh minh họa thành phố huyền thoại Atlantis. (Ảnh: BigStockPhoto)
Họ nhận ra rằng con người đã nổi loạn nên đã quyết định tiêu diệt họ. Hàng nghìn con báo sư tử đã rời khỏi hang động và ngấu nghiến những ai cầu xin con quỷ cứu giúp. Nhưng con quỷ không thèm ngó ngàng gì đến những lời cầu xin của họ. Nhìn thấy điều này, Inti, vị thần Mặt Trời đã rớt nước mắt. Nước mắt của Thần nhiều đến nỗi chỉ trong vòng 40 ngày toàn bộ thung lũng đã bị chìm trong biển nước”.—Truyền thuyết về hồ Titicaca của người Inca.
Hãy xem xét một giả thuyết trong ngành nhân chủng học, rằng từng tồn tại một nền văn minh thời tiền sử sở hữu một trình độ phát triển công nghệ cao. Một số bằng chứng cho thấy con người cổ đại dường như đã tạo ra được một nền công nghệ tiên tiến hơn rất nhiều những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Hầu hết bằng chứng cho ý tưởng này đến từ việc đã phát hiện ra hàng chục thành phố cổ đại ngầm dưới các đại dương trên khắp thế giới.
Các trường hợp đáng kinh ngạc như của quần thể kiến trúc Yonaguni ở ngoài khơi Nhật Bản, hay “siêu đô thị” tình cờ được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Cuba, vẫn tiếp tục cung cấp cho các nhà nghiên cứu các manh mối cho cái từng được đơn thuần nhìn nhận là truyền thuyết địa lý—những câu chuyện như của lục địa thất lạc Atlantis, MU, hay vùng đất Thule. Cứ sau khoảng vài năm một phát hiện mới dưới đáy biển lại cung cấp sự ủng hộ cho giả thuyết về sự tồn tại của các đế chế thời tiền sử này.

Reconstructed Image taken from the sonar scan of the sea floor off the coast of Cuba. Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.
Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.

Xem thêm:

Kiến trúc đô thị từ một thời kỳ không tưởng

Một ví dụ điển hình của các di tích khảo cổ như được miêu tả bên trên là một thành phố ngầm hơn 35 m dưới mực nước biển trong Vịnh Khambhat, nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây Ấn Độ. Người ta ước tính rằng thành phố rộng lớn này, được tình cờ phát hiện trong một cuộc khảo sát ô nhiễm, có thể có niên đại khoảng tầm 9.000 năm.
Sử dụng một hệ thống định vị sonar, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định được các cấu trúc hình học xác định tại độ sâu hơn 35 m. Tại khu vực này, họ đã tìm thấy được các vật liệu xây dựng, đồ gốm, một phần bức tường, các lòng chảo, đồ điêu khắc, xương, và răng người. Kết quả định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mảnh hiện vật này đã có niên đại lên đến 9.500 năm tuổi.
Trước phát hiện này, các nhà nhân chủng họ cho rằng khu vực này chưa từng xuất hiện một nền văn minh mãi cho đến giai đoạn 2.500 TCN. Do đó, thành phố cổ đại này thậm chí còn cổ xưa hơn nền văn minh lưu vực sông Ấn (văn minh Harappa), vốn từng được cho là cổ xưa nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ.

Painting by Grindlay's (1826-1830) of ‘The sacred town and temples of Dwarka.’ (Public Domain) Bức tranh ‘thị trấn và đền thờ thiêng liêng của Dwarka’ của họa sĩ Grindlay's. (Ảnh: Wikipedia)
Bức tranh ‘thị trấn và đền thờ thiêng liêng của Dwarka’ của họa sĩ Grindlay’s. (Ảnh: Wikipedia)

Một trường hợp thú vị khác đã xuất hiện vào năm 1967, khi Aluminaut—một tàu ngầm thám hiểm có khả năng lặn xuống sâu nhất vào thời đó—đã tình cờ phát hiện được một “con đường đá” ngầm dưới biển ngoài khơi thành phố Florida, bang Georgia, và bang South Carolina, Mỹ. Được phát hiện tại độ sâu khoảng 900 m, con đường này đã vạch một đường thẳng dài hơn 24 km.
Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn khi con đường này được lát bằng một loại xi-măng tinh vi cấu thành từ nhôm, silicon, canxi, sắt và magiê. Bất chấp niên đại của nó, con đường này đã được phát hiện trong tình trạng không tạp lẫn các mảnh vụn đổ nát do có một luồng hải lưu lưu thông qua đây.
Con đường bị lãng quên này vẫn xứng đáng là một con đường thứ thiệt sau khi các bánh xe đặc biệt của con tàu Aluminaut đã thực sự lăn bánh trên con đường bí ẩn. Về sau, các nhà khoa học khám phá khu vực này đã phát hiện được hàng loạt công trình cự thạch tại một đầu cuối của con đường. Phải dùng đến công nghệ như thế nào thì mới có thể xây dựng một con đường lát đá dài vẫn duy trì được một tình trạng tốt như vậy sau 10.000 năm?
Xem thêm:
Một phát hiện gần đây hơn thuộc loại này đã xuất hiện vào năm 2004, khi trận sóng thần tàn phá vùng duyên hải Đông Nam Á cũng đã dịch chuyển hàng tấn cát tại vùng duyên hải bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch nhiều lớp đất đá, dẫn tới việc phát hiện thành phố huyền thoại Mahabalipuram.
Theo truyền thuyết địa phương, thành phố Mahabalipuram đã hứng chịu một trận đại hồng thủy vào 1.000 năm trước, nhấn chìm nó chỉ trong vòng một ngày, khi các vị thần đố kỵ với vẻ đẹp của nó. Người dân địa phương kể lại rằng sáu ngôi đền đã bị nhấn chìm dưới nước, nhưng một bộ phận của ngôi đền thứ bảy vẫn còn đang nằm trên bờ. Một nhóm gồm 25 thợ lặn từ Cục Khảo cổ Ấn Độ đã khám phá khu vực rộng lớn với đầy các công trình nhân tạo, tại các mức độ sâu trong khoảng từ 4,5 – 7,5 m bên dưới mực nước biển.
Quy mô của các di tích ngầm dưới biển này trải dài khoảng vài kilomet vuông, cách bờ biển lên đến nhiều nhất khoảng 1,5 km. Theo một ước tính dè dặt, các công trình này có niên đại trong khoảng từ 1500 đến 1200 năm trước, tuy rằng một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể xuất hiện từ 6000 năm trước.

Submerged Temple at Mahabalipuram (public domain) Ngôi đền bị nhấn chìm dưới nước ở Mahabalipuram. (Ảnh: Wikimedia)
Ngôi đền bị nhấn chìm dưới nước ở Mahabalipuram. (Ảnh: Wikimedia)

Xem thêm:

Quần thể kiến trúc Yonaguni

Được một số nhà khoa học gọi là phát hiện khảo cổ thế kỷ, quần thể kiến trúc được tình cờ phát hiện ngoài khơi hòn đảo Yonaguni của Nhật Bản này đã phô diễn nền kiến trúc cổ đại với các cột trụ, hình lục giác, cầu thang, con đường, hành lang mái vòm, và thậm chí một kim tự tháp bậc thang.
Tuy rằng theo giả thuyết thận trọng nhất, quần thể kiến trúc Yonaguni là kết quả của hoạt động địa chấn rõ rệt trong khu vực, nhưng góc cạnh chính xác của những tảng đá và bố cục của chúng trong mối liên hệ với nhau cho thấy đây có thể là tàn tích của một thành phố ngầm dưới biển.
Bằng chứng ủng hộ quan điểm này bao gồm cấu trúc hóa học của đá phấn (vốn không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), hai khe hở rộng khoảng 2 m ngay sát quần thể kiến trúc—mà không một nhà khảo cổ nào dám xếp vào loại cấu trúc tự nhiên—và một tảng đá hình bầu dục dường như không thuộc về quần thể này, nhưng rõ ràng cho thấy một điểm hướng về phía bắc. Toàn bộ thành phố ngầm dưới biển Yonaguni đã được ước tính niên đại lên đến ít nhất 10.000 năm tuổi.

Underwater structures at Yonaguni, Japan Quần thể kiến trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)
Quần thể kiến trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Ngành khảo cổ học đại dương mới chỉ trở thành một ngành học thuật chính thức trong vòng 50 năm trở lại đây theo sau sự xuất hiện của bình lặn. Theo nhà khảo cổ học đại dương, TS Nick Flemming, có ít nhất 500 di chỉ ngầm dưới nước có chứa tàn tích của một vài dạng thức kiến trúc hay cổ vật nhân tạo nào đó đã được phát hiện trên khắp thế giới. Một số tính toán cho thấy gần 1/5 trong số các di chỉ này có niên đại hơn 3.000 năm tuổi.
Chắc chắn rằng, một số các di chỉ này đã bị các cơn lũ cuốn trôi đi, nhưng số khác đã kết thúc số phận của mình dưới đáy biển thông qua sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo. Vì rất nhiều những công trình này đều được xây dựng nguyên gốc trên vùng đất khô ráo, cứng chắc, nên Trái Đất có thể có một tính chất địa lý khá khác biệt trong từng thời kỳ so với những gì chúng ta biết ngày nay. Tương tự, những người này có thể đã đến từ một thời kỳ xa xôi hơn so với buổi đầu của nền văn minh như chúng ta vẫn nhìn nhận.
Vậy, phải chăng nền văn minh hiện tại của chúng ta là nền văn minh vĩ đại nhất nhân loại từng chứng kiến, hay chỉ đơn thuần là một đỉnh cao nhỏ bé trong số rất nhiều đỉnh cao như vậy trong một vòng tuần hoàn trải dài về thời quá khứ xa xôi? Câu trả lời này có thể được tìm thấy tại đáy các đại dương.
Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Văn minh cổ đại: Những thành phố chìm sâu dưới đáy đại dương


Kim tự tháp Yonaguni. (Ảnh: Amazing ancient)
Liệu chúng ta có phải là nền văn minh phát triển tiên tiến nhất từng tồn tại, hay hàng chục ngàn năm về trước, tổ tiên chúng ta đã dựng nên những nền văn minh tiên tiến khác, họ không phải là người nguyên thủy hay vượn người ăn lông ở lỗ. Những thành phố chìm dưới đáy biển sau đây sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện thú vị về lịch sử loài người.
Những tàn tích dưới đáy đại dương ở các nơi trên thế giới đã thách thức lịch sử chính thống cũng như thuyết tiến hóa, nhưng ít nhà khoa học nào đủ dũng cảm để đào sâu nghiên cứu và phổ biến chúng.
Mặc dù hầu hết các nhà khoa học sẽ phủ nhận điều này, nhưng trong giới khoa học luôn có những người tin vào khả năng tồn tại nền văn minh cổ đại đã bị suy tàn cách đây 11.500 năm do mực nước biển đột ngột dâng cao trên Trái Đất. Trong những năm gần đây nhiều thành phố cổ đã liên tục được phát hiện cho thấy khả năng từng tồn tại những nền văn minh cổ đại và những thành phố như Atlantis.
Các nền văn hóa trên toàn thế giới đều để lại những ghi chép về các trận lũ lớn, một trong số chúng là: Atrahasis (trong huyền thoại của người Sumer), sử thi Gilgamesh (truyền thuyết Babylon), Kinh Thánh (của người Do Thái), Kinh Thư (lịch sử cổ đại của Trung Quốc), Matsya Purana và Shatapatha Brahmin (văn bản thần thánh của đạo Hindu thuộc thiên niên kỷ thứ nhất TCN), Timaeus của Plato và Crizia (Hy Lạp) và Popul Vuh (nền văn minh Maya), và những tài liệu khác. Ở Việt Nam, sự tich hồ Ba Bể và nhiều truyền thuyết khác cũng nhắc đến một trận lũ lớn thời xa xưa.
Con đường lát đá dưới biển ở đảo Bimini
Một trong những thành phố đầu tiên chìm dưới đáy biển đã được phát hiện trong vùng phụ cận đảo Bimini ở Bahamas. Tháng 9/1968, trong khi đang bơi, tiến sĩ Valentine đã vô tình nhìn thấy các con đường được lát bằng những khối đá lớn hình chữ nhật và đa giác ở dưới nước.
Những tảng đá xây dựng làm nên con đường này có chiều dài lên đến 5 mét và được điêu khắc “hoàn hảo”. Thật kỳ lạ, những tảng đá dưới nước này có sự tương đồng bí ẩn với những tảng đá ở Sacsayhuaman, một kiến trúc cổ đại hùng vĩ cách Cusco vài cây số, cao 3300 mét so với mực nước biển. Theo Tiến sĩ Valentine và những nhà nghiên cứu khác như nhà khảo cổ đại dương Robert Marx, những kiến trúc dưới nước này rõ ràng là công trình nhân tạo, và họ tin rằng chúng có nguồn gốc từ kỷ Băng Hà.

mega1p
Ảnh quét bằng siêu âm cho thấy những kiến trúc chìm dưới nước

Những con đường bí ẩn chìm dưới nước ở bờ biển Florida
Vào năm 1969, các thủy thủ thuộc tàu ngầm Aluminaut của Mỹ đã có một phát hiện đáng kinh ngạc khác tại vùng phụ cận bờ biển Florida. Theo những gì được báo cáo, họ đã tìm thấy di tích của một thành phố chìm dưới đáy biển ở độ sâu 900 mét. Trong số những kết cấu kiến trúc bí ẩn này, họ tin rằng mình đã thấy một “đại lộ” khổng lồ dài 20 km. Theo các thủy thủ, những dấu vết của nhôm, silic và magiê oxit cũng đã được tìm thấy.
Kiến trúc chìm dưới nước ở đảo Yonaguni

Quần thể kiến trúc Yonaguni. (Ảnh: atlasobscura)

Tượng bán thân Yonaguni. (Ảnh: dudeman)
yonaguni-monument-japan
Kim tự tháp Yonaguni. (Ảnh: Amazing ancient)
Một trong những khám phá đáng kinh ngạc nhất là công trình dưới nước được tìm thấy vào năm 1987 trong vùng phụ cận đảo Yonaguni, hòn đảo già nhất thuộc quần đảo Ryu Kiu ở Nhật Bản. Kiến trúc ở Yonaguni là một công trình cự thạch được tìm thấy tại vị trí cách mặt nước 40 mét. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nó đã chỉ ra sự tồn tại một nền văn minh cổ từng cư trú ở khu vực này.
Massaki Kimura, một nhà địa chất học biển thuộc Đại học Ryu Kyu, đã nghiên cứu những kiến trúc ngầm dưới nước này trong 15 năm. Theo Kimura, các kiến trúc dưới nước này là những gì còn sót lại của một thành phố cổ có niên đại 5.000 năm.
Theo nhà khảo cổ học đại dương Sean Kingsley, thành phố chìm dưới đáy biển ở Yonaguni là thành phố tồn tại trước thời kỳ đại hồng thủy, khi phần lớn Bắc Bán cầu được bao phủ bởi các con sông băng và mực nước biển thấp hơn hiện nay.
Thành phố bị ngập nước ở Khambhat
Năm 2000, ở ngoài khơi bờ biển bang Gujarat, Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một kiến trúc bí ẩn giống như một thành phố chìm dưới đáy biển. Năm 2001, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ – Murli Manohar Joshi đã chính thức xác nhận khám phá này là một thành phố chìm dưới đáy biển đã bị cơn đại hồng thủy nhấn chìm.
Cùng năm, những tàn tích đồ gỗ và đồ gốm còn lại cũng được tìm thấy ở các vùng phụ cận di chỉ khảo cổ. Những hiện vật tìm thấy được xác định tuổi bằng phương pháp carbon. Theo kết quả thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tin rằng những tàn tích bí ẩn dưới đáy biển này có niên đại từ 13.000 đến 31.000 năm tuổi. Thành phố dưới nước ở Khambhat được cho là thành phố dưới nước lâu đời nhất được phát hiện cho đến ngày nay.
Siêu đô thị được phát hiện trong vùng biển Ca-ri-bê

(Ảnh: Newscom.md)
Vào tháng 5/2001, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc thám hiểm dưới nước với sự giúp đỡ của tàu ngầm robot ở vùng biển Ca-ri-bê, ngoài khơi bờ biển Cuba. Những thứ họ tìm thấy ở độ sâu 600 mét vượt quá tưởng tượng ban đầu. Một quần thể rộng hơn 20 km vuông bao gồm các kiến trúc, kim tự tháp và các tòa nhà nhân tạo. Đó là một công trình phức hợp dưới nước khổng lồ mà theo khảo cổ học chính thống và các nhà nghiên cứu là không thể tồn tại.

Quần thể kiến trúc bằng đá được phát hiện dưới đại dương ngoài khơi bờ biển phía Tây Cuba. (Ảnh chụp/ The Cosmos News/YouTube).
Theo nhà địa chất học Manuel Iturralde, người đã tham gia cuộc nghiên cứu, có khả năng những tàn tích ngầm dưới nước này thuộc về một nền văn minh cổ xưa có niên đại 10.000 TCN. Hình ảnh của đáy đại dương đã xác nhận sự tồn tại của những khối đá granite khổng lồ, cấu tạo hình tròn và vuông góc.
Phát hiện này dẫn đến giả thuyết cho rằng, bán đảo Yucatan từng nối liền với Cuba bằng một dải đất hẹp. Các nhà nghiên cứu từ Mexico tin rằng di tích dưới nước này có thể thuộc về một nền văn minh cổ đại tương tự như nền văn minh đã xây dựng thành phố cổ đại Teotihuacan ở Mexico.
TeotihuacanpanoramaThành phố cổ đại Teotihuacan ở Mexico. (Ảnh: Stargate Wikia)
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch của Tinh Hoa net.

Thám hiểm lục địa 5 triệu km2 chìm dưới Thái Bình Dương

Các nhà khoa học đang lên kế hoạch thám hiểm Zealandia, lục địa thứ tám ẩn dưới Thái Bình Dương có diện tích hơn 5 triệu km2.


tham-hiem-luc-dia-mat-tichchim-duoi-thai-binh-duong
Bản đồ lục địa Zealandia. Ảnh: IODP.
Chuyến thám hiểm khoa học mới sẽ tập trung khoan sâu vào lớp vỏ hoặc tầng trên cùng của lục địa Zealandia có kích thước bằng khoảng 1/2 Australia, Live Science hôm qua đưa tin. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm những bằng chứng về tác động của quá trình hút chìm giữa các mảng kiến tạo đến sự hình thành của chuỗi núi lửa và lục địa Zealandia cách đây 50 triệu năm. Chuyến đi cũng giúp tìm hiểu cách sự kiện biến động vỏ Trái Đất làm thay đổi dòng hải lưu và khí hậu.
Chuyến thám hiểm số 371 do Quỹ Khoa học Quốc gia và Chương trình khám phá đại dương quốc tế cấp kinh phí, quy tụ hơn 30 nhà khoa học tham gia hành trình kéo dài hai tháng trên tàu khoan lớn JOIDES Resolution, khởi hành hôm 27/7.

Mô phỏng lục địa Zealandia. Video: Bảo tàng Aukland. 
"Chúng tôi đang xem xét nơi thích hợp nhất trên thế giới để tìm hiểu sự hút chìm mảng lục địa bắt đầu như thế nào. Chuyến đi này sẽ trả lời nhiều câu hỏi về Zealandia", Gerald Dickens, nhà khoa học đồng chỉ đạo chuyến thám hiểm kiêm giáo sư khoa học Trái Đất, môi trường và hành tinh ở Đại học Rice, Texas, Mỹ, cho biết.
Nhóm nghiên cứu sẽ ghé thăm 6 địa điểm trên biển Tasman nằm giữa Australia và New Zealand để khoan lõi trầm tích và đất đá từ vỏ Trái Đất. Mỗi lõi sẽ nằm ở độ sâu 300 - 800 m, có nghĩa các nhà khoa học có thể tìm hiểu ngược thời gian hàng chục triệu năm.
"Nếu bạn trở về khoảng 100 triệu năm trước, Nam Cực, Australia và Zealandia đều nằm trên cùng một lục địa. Khoảng 85 triệu năm trước, Zealandia tách ra và sau một thời gian, đáy biển giữa lục địa này và Australia mở rộng về cả hai phía của sống núi giữa đại dương ngăn cách cả hai", Dickens nói.
Sau quá trình biến đổi, khu vực giữa hai lục địa co lại. Nhưng cách đây khoảng 50 triệu năm, mảng kiến tạo Thái Bình Dương chìm xuống dưới New Zealand, nâng hai quần đảo nhô lên, tạo thành một chuỗi núi lửa ở Thái Bình Dương, giảm bớt áp lực nén lên vỏ đại dương giữa hai lục địa. "Điều chúng tôi muốn hiểu rõ là tại sao và khi nào các giai đoạn từ giãn nở tới giảm nén diễn ra", Dickens chia sẻ.
Hồi tháng 2, các nhà khoa học công bố phát hiện một lục địa ẩn dưới Thái Bình Dương trên tạp chí GSA Today dựa theo một số bằng chứng. Lớp đá dưới đáy biển ngoài khơi New Zealand được tạo thành từ nhiều loại đá cổ đại khác nhau chỉ tìm thấy trên các lục địa. Thềm lục địa của Zealandia nông hơn nhiều so với ở vỏ đại dương xung quanh. Các mẫu đá cũng chỉ ra có một dải vỏ đại dương mỏng ngăn cách giữa Australia và phần chìm dưới nước của lục địa Zealandia.
Phương Hoa

5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm

Nam Thanh, Theo Thời Đại 12:06 14/12/2017

Những quái thú khổng lồ, những nền văn minh đột ngột biến mất hay những vụ mất tích máy bay hiện đã trở thành bí ẩn nhân loại - tất cả đều xuất hiện ở Thái Bình Dương rộng lớn.

1. Thành phố dưới đáy đại dương ở Nhật

Năm 1995, một thợ lặn người Nhật đã quyết định lặn xuống sâu hơn mọi lần - khoảng vài trăm dặm về phía Tây Nam đảo quốc này để thăm thú đời sống dưới đáy đại dương và một số hoạt động địa chất đáng chú ý. Kết quả của chuyến đi này - vượt ngoài sức tưởng tượng, ông đã tìm thấy một thành phố 10.000 năm tuổi chìm sâu dưới đáy đại dương. Sau khi ông công bố về khám phá của mình, các nhà khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới đã tìm về địa danh kể trên và chìm đắm vào công cuộc khám phá những lối đi và các bậc thang đá ngoằn ngoèo như mê cung trong lòng phế tích này.
5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm - Ảnh 1.
Phế tích của thành phố triều đại Jomon dưới đáy biển Nhật Bản.
Những tàn tích còn lại của thành phố này bao gồm các bức tường đá, nhiều cổng vòm, đền thờ và những đường phố - tất cả được bảo tồn hoàn hảo đến kinh ngạc, nhất là ở dưới một vùng biển có dòng hải lưu biến động như ở Tây Nam Nhật Bản. Thợ lặn tìm thấy những phế tích này trải dài ở năm địa điểm khác nhau dưới lòng đại dương kể trên, đồng thời các nhà khảo cổ cũng đưa ra những bằng chứng thuyết phục về việc thành phố này thuộc về một nền văn minh cổ xưa - vốn từng rất phát triển - có tên là Jomon.

2. Hàng tá những vụ mất tích bí ẩn

Lịch sử hàng không thế giới đã chứng minh rằng, những chuyến bay xuyên qua các đại dương rộng lớn luôn có những bất trắc khó ngờ đến, tuy nhiên cũng không mấy khi một chiếc máy bay gặp sự cố trên hành trình của mình lại có thể biến mất khỏi bản đồ tín hiệu chỉ trong một vài giây.
Thế nhưng trên mặt biển Thái Bình Dương đã có nhiều vụ mất tích bí ẩn như vậy, một trong số đó là sự biến mất của chiếc Air France Flight 447 vào năm 2009 và chiếc MH370 của Malaysia Airlines vào năm 2014, cũng được cho là đang nằm đâu đó dưới Thái Bình Dương. Đặc biệt, chiếc MH370 đến tận thời điểm này vẫn được nhắc đến như là một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất lịch sử hiện đại, khi mà chỉ có một vài phần cánh máy bay và động cơ của chiếc phi cơ này được tìm thấy rải rác ở rìa các hòn đảo và mặt biển. Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng MH370 có thể không nằm đâu đó ở Thái Bình Dương mà có chăng ở Ấn Độ Dương.
5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm - Ảnh 2.
Chiếc MH370 đã trở thành bí ẩn của nhân loại kể từ năm 2014.
Một trong những vụ mất tích nổi tiếng khác trên mặt biển Thái Bình Dương, đó là vụ nữ phi công Amelia Earhart lừng lẫy của Hoa Kỳ - biến mất không một dấu tích trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới năm 1937. Dấu vết mất tích điện đàm của chiếc máy bay mà Amelia sử dụng khiến các nhà khoa học tin rằng chiếc máy bay đã mất tích thay vì đâm xuống biển.

3. Cá mập bí ẩn trong lòng bóng tối đại dương

Vào năm 2016, một khoa học gia Nhật Bản tuyên bố mình đã nhìn thấy một con cá mập có thể đạt tới kích cỡ của một con Megalodon thời tiền sử (mà kích cỡ được ước chừng từ các mảnh hóa thạch là vào khoảng 24,83m). Mặc dù sinh vật mà nhà khoa học này nhìn thấy vẫn còn khuya mới sánh đến kích thước của con Megalodon, nhưng ông tin rằng con cá mập này đã bỏ xa kích cỡ của bất cứ đồng loại nào của nó.
5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm - Ảnh 3.
Hình ảnh con cá mập khổng lồ được ghi lại dưới đáy đại dương.
Được phát hiện và ghi hình lại ở độ sâu 2,4km dưới mực nước biển, con cá mập này được ước chừng dài khoảng 18m. Tuy nhiên một số người cho rằng, các bằng chứng trên là chưa đủ để ghi nhận về sự tồn tại của quái thú này, và rằng theo nhiều góc ảnh, các bằng chứng này là chưa đáng tin tưởng.
5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm - Ảnh 4.
Kích cỡ so sánh cá mập hiện đại với các loài thượng cổ như Megalodon.

 4. "Con gì chứ không phải con mực..."

Nhắc đến các sinh vật khổng lồ dưới lòng đại dương, một trong những bí ẩn vĩ đại theo nghĩa đen của vùng biển Thái Bình Dương chính là loài mực khổng lồ. Trong vòng 100 năm qua, các tàu chiến, tàu thám hiểm và các nhà khoa học đã không biết bao nhiêu lần gửi về những báo cáo về loài mực khổng lồ, một trong những số đó được phát hiện bởi một ngư dân Maldives có chiều dài lên tới 53,34m - đồng nghĩa với việc một xúc tu của nó là cả làng chài ăn no tới mấy ngày. Con mực này được phát hiện vào giai đoạn Thế chiến thứ 2, và được ghi nhận là ngay cả trứng của nó cũng dài tới 60cm.
5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm - Ảnh 5.
Mực khổng lồ dạt vào một bờ biển Thái Bình Dương.
Nổi tiếng nhất trong hằng hà sa số những xác mực khổng lồ từng dạt vào bờ biển các quốc gia Thái Bình Dương là vào năm 1924, đạt độ dài tới 35,5m. Một tàu thám hiểm của Hàn Quốc khi làm nhiệm vụ ở biển Nam Cực vào năm 2008 cũng đã ghi nhận hình ảnh của loài mực khổng lồ này.

5. Quái thú khổng lồ dạt vào bờ biển Indonesia

Đầu năm 2017, một quái vật khổng lồ đã bị đánh dạt vào bờ biển Indonesia, và cho tới tận ngày nay người ta vẫn chưa dám chắc nó là con gì. Dài tới 13,7m, sinh vật này ban đầu bị người dân địa phương tưởng là một xác thuyền, sau đó lại nhầm là mực khổng lồ, cuối cùng kiểm tra kỹ hơn thì không ai biết nó là con gì cả. Cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn không dám quá chắc chắn khi kết luận về lai lịch của con vật này, điều rõ ràng duy nhất là, nó không phải cá voi hay mực khổng lồ, và vào thời điểm bị trôi dạt lên bờ biển Indonesia, nó đã chết được khoảng 3 ngày.
5 bí ẩn chưa có lời giải đáp từ Thái Bình Dương sâu thẳm - Ảnh 6.
Sinh vật khổng lồ không rõ tung tích dạt vào bờ biển Indonesia.
Sinh vật kể trên không phải cá thể đầu tiên bị đánh dạt vào bờ theo dòng biển nóng Thái Bình Dương. Vào năm 2015, một sinh vật kỳ lạ có đuôi dài và lông thú cũng đã bị đánh dạt vào bờ, nhưng mãi tới năm 2017 mới được đưa tin bởi tờ "The Independent".
Vào năm 1985, một thợ lặn ở vùng biển gần đảo Yonaguni Jima, phía nam Nhật Bản đã tình cờ phát hiện một số kiến trúc đá cổ đồ sộ ở độ sâu 25m dưới mực nước biển. Các kiến trúc bằng đá này có nhiều bậc thang và các con dốc lớn. Một trong những công trình ở đây giống với một kim tự tháp có đáy rộng đến 200m và cao 30m, với 5 bậc đá lớn nguyên khối.

Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
Kim tự tháp Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Amazing ancient)

Trong khi nhiều nhà khoa học cho rằng đây là dấu tích của lục địa Atlantis huyền thoại thì những nghiên cứu hơn 100 năm qua cho thấy ở khu vực Thái Bình Dương nhiều khả năng đã từng tồn tại một lục địa khác có được gọi là Mu (còn gọi Moo).
Tuy rằng không phải ai cũng đồng ý với giả thuyết về lục địa Mu, nhưng khi xâu chuỗi lại các bằng chứng từ khắp thế giới, việc một lục địa như vậy từng tồn tại cũng không phải là không có căn cứ:

Thảm họa sao chổi va vào Trái Đất cách đây 13.000

Năm 2017, các nghiên cứu khảo cổ tại di chỉ ngôi đền Göbekli Tepe ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy tảng đá ghi lại sử kiện thảm họa sao chổi lao vào Trái Đất vào giai đoạn năm 10.950 TCN (12.968 năm trước). 
>> Thổ Nhĩ Kỳ: Ngôi đền cổ ghi lại vụ sao chổi rơi gây ra Kỷ băng hà 13.000 năm trước
Một nhóm gồm 63 nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về thảm họa sao chổi này. Họ cho rằng vụ va chạm đã gây ra động đất, sóng thần và núi lửa, nhấn chìm nhiều lục địa trên Trái Đất và gây ra kỷ băng hà Dryas trẻ kéo dài 1.300 năm.

Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
Mô phỏng vùng ảnh hưởng của Kỷ Dryas trẻ trên bản đồ Trái Đất hiện nay (ảnh cometresearchgroup.com)

Nhiều nhà khảo cổ tin rằng thảm họa sao chổi đã hủy diệt lục địa Atlantis ở phía Tây bán cầu đồng thời làm biến mất một lục địa rộng lớn có tên là Mu hay còn được gọi là Lemuria ở phía Đông bán cầu, tức khu vực Thái Bình Dương.

Lục địa bị biến mất ở Thái Bình Dương

James Churchward (1851-1936) là đại tá trong quân đội Anh tại Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19. Trong những năm sống tại Ấn Độ, James Churchward gặp một thầy tu, người đứng đầu một ngôi đền ở Ấn Độ. Hai người đã trở bạn thân thiết của nhau. Vị thầy tu đã dạy James Churchward ngôn ngữ Naga, ngôn ngữ của dân tộc Naacal cổ đại để giải mã một số bức phù điêu đặc biệt tại ngôi đền. Tại thời điểm đó, ở Ấn Độ chỉ còn 3 người có khả năng đọc được ngôn ngữ Naga.

Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
James Churchward (1851-1936) (ảnh: wikipedia)

Sau rất nhiều cân nhắc, vị thầy tu đã chia sẻ với James Churchward về một kho báu, đó là các bản ghi bằng đất sét viết bằng ngôn ngữ Naga của người Naacal, được vị thầy tu lưu giữ từ những người tiền nhiệm.
James Churchward đã giải mã các bản ghi bằng đất sét và phát hiện rằng chúng kể về sự tồn tại của một lục địa rộng lớn, gọi là Mu. Theo truyền thuyết, người Naacal là những người đã từng sống ở lục địa Mu hàng chục ngàn năm trước, những người Naacal cuối cùng đã rời Myanmar từ 15.000 năm trước. Theo James Churchward, các bản ghi bằng đất sét này xuất phát từ lục địa Mu rồi lưu lạc đến Myanmar sau đó được đưa đến Ấn Độ.
Trong quá trình tìm hiểu về lục địa Mu, James Churdward cũng biết rằng William Niven, nhà khám phá Mexico người Scotland cũng đã phát hiện 2.500 bản ghi bằng đá tại Mexico được khắc bằng chữ người Duy Ngô Nhĩ (là dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc hiện nay).
Các bản ghi bằng đất sét tại Ấn Độ và bằng đá tại Mexico tiết lộ cho James Churchward rằng Mu là lục địa rộng lớn, trải dài từ phía Bắc quần đảo Hawaii cho tới quần đảo Fiji và Đảo Phục Sinh. Lục địa này đã tồn tại tối thiểu 50.000 năm trước và đã chìm dưới biển hơn 12.000 năm trước bởi động đất, núi lửa và sóng thần. Tại thời điểm bị hủy diệt, Mu có dân số lên đến 64 triệu người.

Bản đồ về lục địa Mu được James Churchward vẽ (ảnh: my-mu.com)
Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
Các bản ghi bằng đất sét và bằng đá về Mu được James Churchward và William Niven phát hiện (ảnh: my-mu.com)

Trong tác phẩm The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất), xuất bản năm 1931, James Churchward cho biết: “Một vài thập kỷ trước, các nhà khoa học đã rất nghi ngờ về khả năng sự tồn tại trước đây của một lục địa khổng lồ như Mu ở Thái Bình Dương. Nhưng kể từ đó, các tài liệu đã được đưa ra ánh sáng và các so sánh đã được thực hiện để chứng minh rằng một vùng đất như vậy từng một lần tồn tại.” Theo James Churchward, có rất nhiều bằng chứng của điều này, bao gồm các ví dụ điển hình:
  • Các bản ghi của người Naacal, các văn tự sau này được ghi chép bằng ngôn ngữ Maya, Hy Lạp và Ấn Độ.
  • Xác nhận về sự tồn tại của Mu trong các ghi chép cổ đại khác, bao gồm sử thi Ramayana của người Hindu, di khảo Troano tại tại bảo tàng Anh Quốc viết bằng ngôn ngữ Maya ở Yucanta, di khảo Codex Cortesianus tại bảo tàng Mandrid, Tây Ban Nha…
  • Các di tích trên quần đảo Hải Nam, đặc biệt là đảo Phục Sinh, Mangaia, Tonga-tabu, Panape, quần đảo Ladrone (nay là quần đảo Mariana), ngôi đền Uxmal ở Yucatan, các kim tự tháp ở thành phố Mexico.
  • Sự phổ biến của một số ký hiệu và phong tục cổ xưa giống hệt nhau tại Ai Cập, Miến Điện, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Quần đảo Hải Nam, Trung Mỹ, Nam Mỹ và các bộ lạc khác của các nền văn minh cổ đại ở Bắc Mỹ. Những biểu tượng và phong tục giống hệt nhau như vậy chắc chắn chỉ đến từ một nguồn duy nhất – lục địa Mu….
Cuốn sách The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất), xuất bản năm 1931 của James Churchward (ảnh: my-mu.com)
Chiếc bình đồng có chữ nạm vàng được phát hiện tại phế tích của thành phố Hiranapoora – 1 trong 7 thành phố huyền thoại của Mu. Hình ảnh của nó được James Churchward đăng ở đầu cuốn sách Mu, lục địa bị biến mất (ảnh: my-mu.com)
Jamese Churchward đã dành hơn 50 năm trong đời của mình nghiên cứu về các bản ghi và cho ra đời hàng loạt các tác phẩm về lục địa Mu bị biến mất này. Các tác phẩm của Jamese Churchward bao gồm: Lost Continent of Mu, the Motherland of Man (Lục địa Mu bị mất, đất mẹ của loài người) (1926), The Children of Mu (Những đứa con của Mu) (1931), The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất) (1931), và The Sacred Symbols of Mu (Biểu tượng thiêng liêng của Mu (1933)).

Mu có trình độ phát triển rực rỡ

Kể về Mu, James Churchward mô tả:
“…có bảy thành phố lớn và quan trọng ở lục địa Mu, là trung tâm của tôn giáo, khoa học và giáo dục. Còn có rất nhiều các thành phố lớn, các khu đô thị và các làng mạc nằm rải rác ở ba vùng đất… Nhiều thành phố được xây dựng gần cửa các con sông lớn, là các trung tâm thương mại và kinh tế, tại đó các con tàu đi và đến từ khắp nơi trên thế giới. Lục địa Mu là đất mẹ và là trung tâm văn minh, giáo dục, kinh tế và thương mại; tất cả các nước trên thế giới đều là thuộc địa hoặc dưới quyền cai trị của đế chế Mu…”
Các bản ghi mà James Churchward nghiên cứu cho thấy trình độ công nghệ của lục địa Mu tiên tiến hơn cả công nghệ tồn tại vào thế kỷ 21, và những nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ cổ đại, Babylon, Ba Tư, Ai Cập, Maya, đều mang dấu vết có được từ nền văn minh của siêu lục địa này.
Nghiên cứu của James Churchward chứng minh rằng các chữ cái của người Maya và người Hy Lạp – 2 nền văn minh cổ đại từng phát triển rực rỡ có nguồn gốc từ các chữ cái của Mu (ảnh: trích từ tài liệu The Children of Mu (Những đứa con của Mu) (1931))

Tín ngưỡng và sự xuất hiện của chữ Vạn

Có trình độ phát triển rất cao, nhưng những người dân của lục địa Mu rất có tín ngưỡng vào thần linh. Người dân lục địa Mu tin rằng người đàn ông đầu tiên là do các vị Thần tạo ra. Người đứng đầu Mu được gọi là “Con của Mặt trời”. Các đền thờ được xây dựng khắp nơi để người dân luôn có thể thể hiện tín ngưỡng đối với Đấng sáng tạo của Mu.
Trong tác phẩm “Mu, lục địa bị biến mất”, James Churchward đã công bố hình chụp bản ghi đánh số 1231 trong hơn 2.500 bản ghi do William Niven tìm được. Hình chụp là một biểu tượng giống với chữ Vạn của nhà Phật. James Churdward tin rằng biểu tượng này thể hiện 4 điều linh thiêng của đấng sáng tạo tạo nên nền văn minh Mu.
Biểu tượng giống chữ Vạn của nhà Phật trên bản ghi bằng đá mã số 1231, trình bày trong cuốn sách “Mu, lục địa bị biến mất” của James Churdward. (ảnh: trích trong sách Mu, lục địa bị biến mất)

Sự hủy diệt của lục địa Mu

Di khảo Tro-Contesianus Codex ghi chép về sự hủy diệt của lục địa Mu như sau: “Mu đột ngột dâng lên hai lần; sau đó nó bị thiêu bởi lửa. Nó vỡ ra từng mảnh trong khi bị rung lắc dữ dội bởi động đất. Các vị thần khiến cho mọi thứ chuyển động như những đám sâu bọ, và tiêu diệt nó chỉ trong một đêm.

Bộ di khảo Codex Tro-Cortesianus, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Madrid mô tả ngày kết thúc bi thương của nền văn minh Mu (Ảnh: wikipedia)

Các ghi chép đều cho thấy Mu bị hủy diệt bởi nguyên nhân giống các nền văn minh khác trên Trái Đất: đó là khi đạo đức đã trở nên băng hoại, con người chỉ tin vào các giá trị vật chất và coi nhẹ các giá trị tinh thần.
Di khảo Lhasa được tìm thấy ở một ngôi chùa Phật giáo ở Lhasa, Tây Tạng ghi chép về Mu:
“Bảy thành phố với những chiếc cổng vàng và các ngôi đền run rẩy như lá trong cơn bão… Người dân tìm nơi trú ẩn trong các đền thờ và thành quách, và nhà hiền triết người Mu đứng dậy và nói: “Chẳng phải tôi đã dự báo cho các vị điều này rồi sao?” Cả phụ nữ và nam giới trong những trang phục thêu lộng lẫy, đính các viên đá lấp lánh kêu rên “Nhà hiền triết ơi, cứu chúng tôi! ” Và nhà hiền triết người Mu trả lời: ‘Tất cả các vị sẽ phải ra đi cùng tôi tớ và sự giàu có của các vị, và từ tro tàn này các quốc gia mới sẽ nổi lên. Và nếu họ quên mất là họ vượt trội không phải vì những gì họ ôm đồm tham lam chất lên thân mình, thì một số phận tương tự cũng sẽ dành cho họ.’ Khói lửa nhấn chìm những lời cầu cứu của Mu: đất đai và người dân của nó bị xé nát và nuốt chửng dưới đáy biển.”

Kết thúc bi thương của một nền văn minh rực rỡ trong quá khứ để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc (ảnh: Internet)

Thiện Tâm tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét