KIẾP GIANG HỒ 158
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thiên Địa hội là tổ chức kháng chiến lưu vong của những người Hoa gốc nhà Minh chống đối nhà Thanh trôi dạt đến vùng đất phương Nam của Việt Nam. Những người yêu nước kháng Pháp đã sử dụng phương thức hoạt động bí mật của Thiên Địa Hội để quy tụ nghĩa quân. Vì vậy, một số người nhầm tưởng Thiên Địa Hội Việt Nam kháng Pháp (hoặc Thiên Địa Hội phản Pháp phục Việt) là Thiên Địa Hội phản Thanh phục Minh.
Vào thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những tổ chức Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh ở miền đất Nam Việt Nam đã mất phương hướng hoạt động vì mục tiêu không còn tồn tại. Họ trở thành những băng đảng giang hồ. Băng đảng giang hồ Lâm Sang ở Gò Công là một ví dụ.
Lưu manh bến xe ngựa
Phan Thanh Sắc – Cựu giáo viên, nhà nghiên cứu văn hóa Gò Công, tác giả của một số bộ sách khảo cứu Gò Công xưa cho biết: “Ngày xưa ở Gò Công cũng có phong trào Thiên Địa hội. Nhưng trong tiềm thức những người xưa, Thiên Địa hội chỉ là một băng đảng cướp có tổ chức. Vào đầu thế kỷ 20, ở Gò công có băng đảng Lò Sang hay còn gọi là Lò Cheng. Ông Việt Cúc có viết về Lò Sang trong quyển “Gò Công – Cảnh cũ người xưa”.
Trong ký ức những người vào tuổi xưa nay hiếm ở Gò Công cũng chỉ biết
vào những năm 1920, tại Gò Công có một nhóm Thiên Địa hội phản Thanh
phục Minh do một người tên Lâm Sang làm thủ lĩnh. Y tự xưng là Lò Sang.
Người dân thường gọi là Chệt Cheng hoặc Chệt Xèng, Chệt Sang.
Lâm Sang là người Việt gốc Hoa. Cha của Sang là một thành viên của Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh ở Bạc Liêu. Người ta quen gọi ông ta là Chệt Lâm. Không có tài liệu nào cho biết lý do vì sao cha của Sang trôi về tận xứ Gò Công mở tiệm hủ tiếu tại chợ Tổng Châu (bây giờ là chợ Tân Tây, Gò Công Đông, Tiền Giang).
Cũng có dòng truyền khẩu cho rằng, Chệt Lâm là thuộc hạ cũ của Nguyễn Ngọc Chấn, người thôn Tân Niên Tây, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay là xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Năm 1859, ông Chấn tham gia khởi nghĩa Trương Định, lập được nhiều chiến công, nên được phong chức Đốc binh, do đó, mọi người quen gọi là Đốc binh Chấn. Trong quá trình chiến đấu, ông là một trong những cộng sự thân tín nhất và được Trương Định đặc biệt tin cậy. Ngày 20-8-1864, trong trận phản công cuộc tập kích bất ngờ của việt gian Huỳnh Văn Tấn, ông đã bị trọng thương. Quân Pháp đã đày ông ra Côn Đảo suốt 9 năm. Sau khi được Pháp trả tự do ông về quê nhà mở trường dạy học và lập đền thờ Trương Định. Năm 1907, do tuổi cao sức yếu, ông qua đời tại Giồng Tháp (Gò Công).
Đời Gia Long, thôn Tân Niên Tây thuộc tổng Hòa Bình, năm 1836 thuộc tổng Hòa Lạc và đến đời Tự Đức thì thuộc tổng Hòa Lạc Thượng.
Chệt Lâm lấy nghề bán hủ tiếu làm kế sinh nhai và dốc hết tâm huyết vào việc dạy cho đứa con trai duy nhất là Lâm Sang tất cả những tuyệt kỹ võ công của mình. Ông không mong con trai trở thành 1 lãnh tụ phục Minh. Với ông, tổ chức Thiên Địa hội không còn tác dụng “phục Minh” thì võ nghệ chỉ là 1 phương tiện phòng thân.
Lâm Sang học võ rất nhanh nhưng không thể nhét được 1 bài toán cộng trong đầu. Suốt thời gian bám lưng cha, Sang chỉ biết bưng bê hủ tiếu cho khách và rửa tô chén. Tuy rất cưng chiều nhưng Chệt Lâm rất nghiêm khắc trước những lỗi lầm nhỏ nhặt của con trai. Ông thường xuyên đánh đập tàn nhẫn mỗi khi Lâm Sang làm ông phật ý.
Năm 1910, Sang (đã 18 tuổi) được cha sai đi Chợ Lớn mua bột ngọt (mỳ
chính) và một số nguyên liệu đặc biệt đế nấu nước súp hủ tiếu theo công
thức gia truyền. Sang đi xe lửa từ ga Mỹ Tho đến ga Chợ Lớn. Rồi từ ga
Chợ Lớn, Sang tiếp tục lên xe ngựa đến nơi bán nguyên liệu. Khi xe ngựa
đi ngang một sân đấu võ đài, Sang tò mò vào xem.
Sang háo hức ghi danh thi đấu. Do lần đầu tiên thượng đài thiếu kinh nghiệm giao đấu, Sang thua cuộc. Khi kết thúc trận đấu thì chuyến xe lửa cuối cùng đã xuất bến. Sang đành thuê chiếu ngủ tại một bến xe ngựa. Đêm đó trộm cuỗm mất chiếc túi rút đựng tiền. Không dám về nhà, Sang đành xin các phu xe ngựa chân sai vặt để có cơm ăn hàng ngày.
Thế là Sang trở thành phu xe ngựa ở bến xe Chợ Lớn.
Thời ấy, xe xích lô bắt đầu xuất hiện nên xe ngựa dần ế ẩm. Các phu xe ngựa phải giành giật nhau từng người khách. Với vốn võ nghệ, Sang trở thành một đầu gấu thứ thiệt ở bến xe ngựa Chợ Lớn. Sang không thèm làm phu xe ngựa nữa mà đứng bến phân chia tài chuyến cho phu. Xe ngựa muốn đậu ở bến phải chung tiền “xâu xếp tài” cho Sang. Lâm Sang thu phục thêm nhiều đàn em để tăng sức mạnh băng nhóm. Sang tự nhận mình là thành viên Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh để quy tụ đàn em.
Năm 1916, cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long (Thiên Địa hội phản Pháp phục Việt) thất bại, quân Pháp ráo riết truy bắt tất cả ai mang danh nghĩa Thiên Địa hội. Tuy không liên quan đến phong trào Phan Xích Long, Lâm Sang vẫn không dám cư trú ở Chợ Lớn mà trốn về quê Gò Công. Khi trở về Gò Công, Sang mới biết cha mình đã chết sau một cơn bạo bệnh.
Côn đồ chợ huyện
Để có cơm ăn, Lâm Sang dùng danh nghĩa Thiên Địa hội của cha mở lò dạy võ ở phía bờ đối diện bến chợ Tổng Châu.
Ai đến xin học, Lâm Sang đều lập hương án buộc tuyên bố xin gia nhập
vào Thiên Địa hội. Ngoài những bài luyện võ, Lâm Sang dạy thêm về những
quy định, luật định bí mật của Thiên Địa hội. Ngoài ra, Lâm Sang còn dạy
cho học trò huyền thuật, bùa chú, ngải truật mà mình được học trong
thời gian tham gia Hội Kín.
Những quy định, luật lệ của Lâm Sang có vẻ như ẩn chứa tinh thần nghĩa hiệp, “giang hồ tứ hải giai huynh đệ” đã đánh trúng vào tâm lý hào sảng của thanh niên địa phương. Những nội quy bí mật đã khêu gợi trí tò mò của mọi người. Chỉ một thời gian ngắn, khắp vùng Gò Công người ta rỉ tai lan truyền: Lâm Sang là thủ lĩnh thừa kế Thiên Địa hội vùng Gò Công. Từ đó, hàng trăm thanh niên bỏ gia đình, bỏ ruộng nương ùn ùn kéo đến xin gia nhập hội. Lâm Sang bắt đầu xưng danh “lò”. Vì vậy người ta gọi hắn là “Lò Cheng” hoặc “Lò Sang”.
Đệ tử xin gia nhập càng lúc càng đông, Lâm Sang bắt đầu cắt đặt một số đệ tử thân tín ở hàng thứ nhất đứng ra chỉ huy từng nhóm. Những nhóm nhỏ này, Lâm Sang gọi là bang (người dân miền Nam nói trại ra thành “băng”). Người đứng đầu băng gọi là băng chủ.
Suốt ngày Lò Sang ngồi chễm chệ trên chiếc ngai sơn son thếp vàng, chạm rồng như ngai vua. Chiếc ngai đặt trên một bàn hương án giống như bàn thờ, thắp hương nghi ngút ngày đêm. Hai bên ngai luôn túc trực 2 đệ tử thân tín nhất. 2 đệ tử này luôn mặc võ phục, tay khoanh trước ngực, mặt hầm hầm như muốn ăn tươi nuốt sống mọi người.
Hắn cho các băng chủ gia tăng việc “luộc”, “nấu”, “hấp” hội viên mới. Đệ tử mới phải được đệ tử cũ giới thiệu bảo lãnh mới được tham gia công đoạn này. Sau khi hoàn tất giai đoạn “hấp”, tân đệ tử phải làm lễ gia nhập hội gồm nghi thức cúng tổ, ra mắt Lâm Sang.
Muốn gia nhập hội, đệ tử phải sắm lễ vật gồm 1 cặp gà trống thiến, 1 bình rượu thuốc, một gói tiền và 1 mâm trái cây. Mỗi lần tổ chức lễ gia nhập hội viên mới, nhờ số lượng đông, có khi số lượng gà cúng lên đến hàng trăm con, đám đệ tử ăn nhậu linh đình. Hứng lên, Lâm Sang còn bỏ tiền thuê đoàn hát hồ quảng về phục vụ.
Tại lễ gia nhập hội, những đệ tử mới phải ở trần, quỳ trước hương án (gọi là bàn thờ tổ) sụp lạy Lâm Sang rồi dùng dao tự cắt tay trích máu hòa vào chậu rượu, miệng đọc bài chú thề thốt đã học thuộc lòng trước đó. Bài chú thề có nội dung tuyệt đối trung thành, tuân thủ mệnh lệnh lãnh tụ, sống chết có nhau, ai phản bội chấp nhận người đồng băng xử tử thê thảm. Thề xong, người đệ tử cũ giới thiệu, bảo lãnh đứng ra đấm đệ tử mới mấy cú gọi là “chào sân”. Sau khi ăn mấy cú đánh chí tử, có khi hộc máu mồm, đệ tử mới chính thức được công nhận là đã nhập băng.
Cũng tại lễ này, đệ tử mới sẽ được phân “phái”. Phái xanh còn gọi là “hiện” chuyên hành động. Phái vàng còn gọi là “mật” chuyên hoạt động bí mật.
Kết thúc buổi lễ, đệ tử mới được xâm 1 ký hiệu trên vai gọi là xâm bùa hộ mệnh. Hình xâm này có 2 mục đích: 1/ Ai mang hình xâm sẽ được thần linh hỗ trợ, thật ra là ký hiệu để nhận ra nhau. 2/ Thần linh trong lá bùa sẽ theo dõi nhất cử nhất động của đệ tử, nếu vi phạm lời thề thần linh sẽ quở phạt. Nhưng thật ra chỉ mang mục đích hù dọa để đệ tử không phản bội.
Chỉ những đệ tử cao cấp mới được xăm hình đầu cọp nhe nanh, rồng quấn quanh người. Đệ tử cao cấp theo phái “mật” sẽ được xăm hình rồng quấn. Đệ tử cao cấp theo phái “hiện” được xăm hình đầu cọp nhe nanh.
Người trong băng chỉ nói với nhau bằng tiếng lóng.
Những băng giang hồ lưu manh thế hệ sau cũng bắt chước Lò Sang cắt máu, ăn thề, chào sân, xăm mình, nói tiếng lóng nhưng… không theo luật lệ quy tắc nào cả.
Thời điểm đó chợ Tổng Châu là nơi các thương nhân người Việt gốc Hoa chọn làm chợ đầu mối thu mua sỉ hàng nông sản, thủy sản từ các tàu, xuồng của thương hồ từ khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đổ về.
Nhận thấy chợ Tổng Châu là nguồn thu dồi dào, Lâm Sang lùa các đệ tử đi gặp từng tiểu thương để thu tiền “bảo kê” hàng ngày. Ai không nộp hoặc nộp chậm sẽ bị đánh đập.
Việc đòi tiền xâu của Lâm Sang đã chạm vào “chén cơm manh áo” của Hai Liếp.
Hai Liếp mồ côi từ nhỏ, sống vạ vật lề đường xó chợ, ai thuê gì làm nấy. Đến tuổi trưởng thành, Hai Liếp nhận bốc vác hàng hóa tại bến sông. Tuy chưa xưng danh là đại ca bến bãi nhưng thân hình vạm vỡ của Hai Liếp khiến ít người dám gây sự. Bản tính ít nói, thật thà, Hai Liếp chỉ biết bán sức lao động kiếm cơm.
Một hôm, Hai Liếp vác khoai lang từ 1 chiếc tàu hàng của thương hồ Bạc Liêu lên chợ. Do chủ tàu hàng chưa nộp tiền xâu nên Lâm Sang đã chặn Hai Liếp ở giữa đòn dài (đòn dài là tấm ván gỗ có bề ngang vừa đủ 2 bàn chân bắt làm cầu từ be tàu, xuồng lên bờ để đi). Hai Liếp bỏ bao hàng xuống nghênh chiến.
Trận đấu tay đôi bất phân thắng bại khiến địa bàn bảo kê của Lâm Sang chỉ thu hẹp trong phạm vi chợ.
Hai Liếp nghiễm nhiên trở thành đại ca bảo kê bến sông. Những khách thương hồ không muốn Lâm Sang gây sự chỉ việc thuê Hai Liếp bốc vác. Một mình không làm xuể, Hai Liếp lôi kéo một số thanh niên có sức vóc lập đội bốc vác. Hai Liếp chỉ đứng trên bờ đếm thẻ, ăn tiền đầu công.
(Còn nữa)
Chỉ sau 1 năm khởi phát, Lò Sang "nổi" lên như một vị chúa trong
vùng và cho đàn em đổ về Chợ Lớn lập lò dạy võ để chiêu nạp thêm đệ tử.
Gã mua 1 miếng đất cất dinh thự rộng lớn ở đối diện chợ Tổng Châu.
Trong dinh thự, gã cắt đặt người hầu, kẻ hạ. Đệ tử thay nhau mặc võ phục
đứng gác trong ngoài.
Lâm Sang – Giang hồ đất Gò Công
Vào thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những tổ chức Thiên Địa hội phản Thanh
phục Minh ở miền đất Nam Việt Nam đã mất phương hướng hoạt động vì mục
tiêu không còn tồn tại. Họ trở thành những băng đảng giang hồ. Băng đảng
giang hồ Lâm Sang ở Gò Công là một ví dụ.
Kỳ 1: Mượn mác thiên Thiên Địa HộiThiên Địa hội là tổ chức kháng chiến lưu vong của những người Hoa gốc nhà Minh chống đối nhà Thanh trôi dạt đến vùng đất phương Nam của Việt Nam. Những người yêu nước kháng Pháp đã sử dụng phương thức hoạt động bí mật của Thiên Địa Hội để quy tụ nghĩa quân. Vì vậy, một số người nhầm tưởng Thiên Địa Hội Việt Nam kháng Pháp (hoặc Thiên Địa Hội phản Pháp phục Việt) là Thiên Địa Hội phản Thanh phục Minh.
Vào thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những tổ chức Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh ở miền đất Nam Việt Nam đã mất phương hướng hoạt động vì mục tiêu không còn tồn tại. Họ trở thành những băng đảng giang hồ. Băng đảng giang hồ Lâm Sang ở Gò Công là một ví dụ.
Lưu manh bến xe ngựa
Phan Thanh Sắc – Cựu giáo viên, nhà nghiên cứu văn hóa Gò Công, tác giả của một số bộ sách khảo cứu Gò Công xưa cho biết: “Ngày xưa ở Gò Công cũng có phong trào Thiên Địa hội. Nhưng trong tiềm thức những người xưa, Thiên Địa hội chỉ là một băng đảng cướp có tổ chức. Vào đầu thế kỷ 20, ở Gò công có băng đảng Lò Sang hay còn gọi là Lò Cheng. Ông Việt Cúc có viết về Lò Sang trong quyển “Gò Công – Cảnh cũ người xưa”.
Nhà nghiên cứu Phan Thanh Sắc. |
Lâm Sang là người Việt gốc Hoa. Cha của Sang là một thành viên của Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh ở Bạc Liêu. Người ta quen gọi ông ta là Chệt Lâm. Không có tài liệu nào cho biết lý do vì sao cha của Sang trôi về tận xứ Gò Công mở tiệm hủ tiếu tại chợ Tổng Châu (bây giờ là chợ Tân Tây, Gò Công Đông, Tiền Giang).
Cũng có dòng truyền khẩu cho rằng, Chệt Lâm là thuộc hạ cũ của Nguyễn Ngọc Chấn, người thôn Tân Niên Tây, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay là xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Năm 1859, ông Chấn tham gia khởi nghĩa Trương Định, lập được nhiều chiến công, nên được phong chức Đốc binh, do đó, mọi người quen gọi là Đốc binh Chấn. Trong quá trình chiến đấu, ông là một trong những cộng sự thân tín nhất và được Trương Định đặc biệt tin cậy. Ngày 20-8-1864, trong trận phản công cuộc tập kích bất ngờ của việt gian Huỳnh Văn Tấn, ông đã bị trọng thương. Quân Pháp đã đày ông ra Côn Đảo suốt 9 năm. Sau khi được Pháp trả tự do ông về quê nhà mở trường dạy học và lập đền thờ Trương Định. Năm 1907, do tuổi cao sức yếu, ông qua đời tại Giồng Tháp (Gò Công).
Đời Gia Long, thôn Tân Niên Tây thuộc tổng Hòa Bình, năm 1836 thuộc tổng Hòa Lạc và đến đời Tự Đức thì thuộc tổng Hòa Lạc Thượng.
Chệt Lâm lấy nghề bán hủ tiếu làm kế sinh nhai và dốc hết tâm huyết vào việc dạy cho đứa con trai duy nhất là Lâm Sang tất cả những tuyệt kỹ võ công của mình. Ông không mong con trai trở thành 1 lãnh tụ phục Minh. Với ông, tổ chức Thiên Địa hội không còn tác dụng “phục Minh” thì võ nghệ chỉ là 1 phương tiện phòng thân.
Lâm Sang học võ rất nhanh nhưng không thể nhét được 1 bài toán cộng trong đầu. Suốt thời gian bám lưng cha, Sang chỉ biết bưng bê hủ tiếu cho khách và rửa tô chén. Tuy rất cưng chiều nhưng Chệt Lâm rất nghiêm khắc trước những lỗi lầm nhỏ nhặt của con trai. Ông thường xuyên đánh đập tàn nhẫn mỗi khi Lâm Sang làm ông phật ý.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn phát hành năm 1912 viết về những băng đảng Thiên Địa Hội mất tôn chỉ phản Thanh phục Minh thoái hóa thành hoàng hồ. |
Sang háo hức ghi danh thi đấu. Do lần đầu tiên thượng đài thiếu kinh nghiệm giao đấu, Sang thua cuộc. Khi kết thúc trận đấu thì chuyến xe lửa cuối cùng đã xuất bến. Sang đành thuê chiếu ngủ tại một bến xe ngựa. Đêm đó trộm cuỗm mất chiếc túi rút đựng tiền. Không dám về nhà, Sang đành xin các phu xe ngựa chân sai vặt để có cơm ăn hàng ngày.
Thế là Sang trở thành phu xe ngựa ở bến xe Chợ Lớn.
Thời ấy, xe xích lô bắt đầu xuất hiện nên xe ngựa dần ế ẩm. Các phu xe ngựa phải giành giật nhau từng người khách. Với vốn võ nghệ, Sang trở thành một đầu gấu thứ thiệt ở bến xe ngựa Chợ Lớn. Sang không thèm làm phu xe ngựa nữa mà đứng bến phân chia tài chuyến cho phu. Xe ngựa muốn đậu ở bến phải chung tiền “xâu xếp tài” cho Sang. Lâm Sang thu phục thêm nhiều đàn em để tăng sức mạnh băng nhóm. Sang tự nhận mình là thành viên Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh để quy tụ đàn em.
Năm 1916, cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long (Thiên Địa hội phản Pháp phục Việt) thất bại, quân Pháp ráo riết truy bắt tất cả ai mang danh nghĩa Thiên Địa hội. Tuy không liên quan đến phong trào Phan Xích Long, Lâm Sang vẫn không dám cư trú ở Chợ Lớn mà trốn về quê Gò Công. Khi trở về Gò Công, Sang mới biết cha mình đã chết sau một cơn bạo bệnh.
Côn đồ chợ huyện
Để có cơm ăn, Lâm Sang dùng danh nghĩa Thiên Địa hội của cha mở lò dạy võ ở phía bờ đối diện bến chợ Tổng Châu.
Ngày xưa ngôi chợ Tân Tây là Chợ Tổng Châu – Nơi băng đảng của Lò Sang hoành hành. |
Những quy định, luật lệ của Lâm Sang có vẻ như ẩn chứa tinh thần nghĩa hiệp, “giang hồ tứ hải giai huynh đệ” đã đánh trúng vào tâm lý hào sảng của thanh niên địa phương. Những nội quy bí mật đã khêu gợi trí tò mò của mọi người. Chỉ một thời gian ngắn, khắp vùng Gò Công người ta rỉ tai lan truyền: Lâm Sang là thủ lĩnh thừa kế Thiên Địa hội vùng Gò Công. Từ đó, hàng trăm thanh niên bỏ gia đình, bỏ ruộng nương ùn ùn kéo đến xin gia nhập hội. Lâm Sang bắt đầu xưng danh “lò”. Vì vậy người ta gọi hắn là “Lò Cheng” hoặc “Lò Sang”.
Đệ tử xin gia nhập càng lúc càng đông, Lâm Sang bắt đầu cắt đặt một số đệ tử thân tín ở hàng thứ nhất đứng ra chỉ huy từng nhóm. Những nhóm nhỏ này, Lâm Sang gọi là bang (người dân miền Nam nói trại ra thành “băng”). Người đứng đầu băng gọi là băng chủ.
Suốt ngày Lò Sang ngồi chễm chệ trên chiếc ngai sơn son thếp vàng, chạm rồng như ngai vua. Chiếc ngai đặt trên một bàn hương án giống như bàn thờ, thắp hương nghi ngút ngày đêm. Hai bên ngai luôn túc trực 2 đệ tử thân tín nhất. 2 đệ tử này luôn mặc võ phục, tay khoanh trước ngực, mặt hầm hầm như muốn ăn tươi nuốt sống mọi người.
Hắn cho các băng chủ gia tăng việc “luộc”, “nấu”, “hấp” hội viên mới. Đệ tử mới phải được đệ tử cũ giới thiệu bảo lãnh mới được tham gia công đoạn này. Sau khi hoàn tất giai đoạn “hấp”, tân đệ tử phải làm lễ gia nhập hội gồm nghi thức cúng tổ, ra mắt Lâm Sang.
Muốn gia nhập hội, đệ tử phải sắm lễ vật gồm 1 cặp gà trống thiến, 1 bình rượu thuốc, một gói tiền và 1 mâm trái cây. Mỗi lần tổ chức lễ gia nhập hội viên mới, nhờ số lượng đông, có khi số lượng gà cúng lên đến hàng trăm con, đám đệ tử ăn nhậu linh đình. Hứng lên, Lâm Sang còn bỏ tiền thuê đoàn hát hồ quảng về phục vụ.
Tại lễ gia nhập hội, những đệ tử mới phải ở trần, quỳ trước hương án (gọi là bàn thờ tổ) sụp lạy Lâm Sang rồi dùng dao tự cắt tay trích máu hòa vào chậu rượu, miệng đọc bài chú thề thốt đã học thuộc lòng trước đó. Bài chú thề có nội dung tuyệt đối trung thành, tuân thủ mệnh lệnh lãnh tụ, sống chết có nhau, ai phản bội chấp nhận người đồng băng xử tử thê thảm. Thề xong, người đệ tử cũ giới thiệu, bảo lãnh đứng ra đấm đệ tử mới mấy cú gọi là “chào sân”. Sau khi ăn mấy cú đánh chí tử, có khi hộc máu mồm, đệ tử mới chính thức được công nhận là đã nhập băng.
Cũng tại lễ này, đệ tử mới sẽ được phân “phái”. Phái xanh còn gọi là “hiện” chuyên hành động. Phái vàng còn gọi là “mật” chuyên hoạt động bí mật.
Kết thúc buổi lễ, đệ tử mới được xâm 1 ký hiệu trên vai gọi là xâm bùa hộ mệnh. Hình xâm này có 2 mục đích: 1/ Ai mang hình xâm sẽ được thần linh hỗ trợ, thật ra là ký hiệu để nhận ra nhau. 2/ Thần linh trong lá bùa sẽ theo dõi nhất cử nhất động của đệ tử, nếu vi phạm lời thề thần linh sẽ quở phạt. Nhưng thật ra chỉ mang mục đích hù dọa để đệ tử không phản bội.
Chỉ những đệ tử cao cấp mới được xăm hình đầu cọp nhe nanh, rồng quấn quanh người. Đệ tử cao cấp theo phái “mật” sẽ được xăm hình rồng quấn. Đệ tử cao cấp theo phái “hiện” được xăm hình đầu cọp nhe nanh.
Người trong băng chỉ nói với nhau bằng tiếng lóng.
Những băng giang hồ lưu manh thế hệ sau cũng bắt chước Lò Sang cắt máu, ăn thề, chào sân, xăm mình, nói tiếng lóng nhưng… không theo luật lệ quy tắc nào cả.
Thời điểm đó chợ Tổng Châu là nơi các thương nhân người Việt gốc Hoa chọn làm chợ đầu mối thu mua sỉ hàng nông sản, thủy sản từ các tàu, xuồng của thương hồ từ khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đổ về.
Nhận thấy chợ Tổng Châu là nguồn thu dồi dào, Lâm Sang lùa các đệ tử đi gặp từng tiểu thương để thu tiền “bảo kê” hàng ngày. Ai không nộp hoặc nộp chậm sẽ bị đánh đập.
Việc đòi tiền xâu của Lâm Sang đã chạm vào “chén cơm manh áo” của Hai Liếp.
Hai Liếp mồ côi từ nhỏ, sống vạ vật lề đường xó chợ, ai thuê gì làm nấy. Đến tuổi trưởng thành, Hai Liếp nhận bốc vác hàng hóa tại bến sông. Tuy chưa xưng danh là đại ca bến bãi nhưng thân hình vạm vỡ của Hai Liếp khiến ít người dám gây sự. Bản tính ít nói, thật thà, Hai Liếp chỉ biết bán sức lao động kiếm cơm.
Một hôm, Hai Liếp vác khoai lang từ 1 chiếc tàu hàng của thương hồ Bạc Liêu lên chợ. Do chủ tàu hàng chưa nộp tiền xâu nên Lâm Sang đã chặn Hai Liếp ở giữa đòn dài (đòn dài là tấm ván gỗ có bề ngang vừa đủ 2 bàn chân bắt làm cầu từ be tàu, xuồng lên bờ để đi). Hai Liếp bỏ bao hàng xuống nghênh chiến.
Trận đấu tay đôi bất phân thắng bại khiến địa bàn bảo kê của Lâm Sang chỉ thu hẹp trong phạm vi chợ.
Hai Liếp nghiễm nhiên trở thành đại ca bảo kê bến sông. Những khách thương hồ không muốn Lâm Sang gây sự chỉ việc thuê Hai Liếp bốc vác. Một mình không làm xuể, Hai Liếp lôi kéo một số thanh niên có sức vóc lập đội bốc vác. Hai Liếp chỉ đứng trên bờ đếm thẻ, ăn tiền đầu công.
(Còn nữa)
Nông Huyền Sơn
Cái chết của kẻ giang hồ đất Gò Công Lâm Sang
13:10 02/06/2016
Chỉ sau 1 năm khởi phát, Lò Sang "nổi" lên như một vị chúa trong
vùng và cho đàn em đổ về Chợ Lớn lập lò dạy võ để chiêu nạp thêm đệ tử.
Gã mua 1 miếng đất cất dinh thự rộng lớn ở đối diện chợ Tổng Châu.
Trong dinh thự, gã cắt đặt người hầu, kẻ hạ. Đệ tử thay nhau mặc võ phục
đứng gác trong ngoài.
Kết nghĩa huynh đệ với cò quận
Dạo đó, mỗi khi nhắc đến Thiên Địa hội, người dân vùng Gò Công lắc đầu ngao ngán. Sự việc được báo về dinh quận. Cò trưởng quận cho người đến tận nhà Lò Sang điệu cổ về bót.
Không hiểu vì sao, ngay trong buổi chiều Lâm Sang được cò quận thả về. Từ đó trở về sau, cứ mỗi cuối tuần người ta lại thấy viên cò quận đánh xe đến tận dinh thự Lò Sang. Mỗi lần cò quận đến, Lò Sang tổ chức yến tiệc linh đình. Có khi Lò Sang còn đi đón đoàn hát Hồ Quảng từ Cần Thơ về phục vụ. Cò quận trở thành anh em kết nghĩa với Lò Sang.
Mối tình huynh đệ đó đã giúp cò quận Gò Công triệt phá được nhiều
vụ trộm cắp, giết người dù bí ẩn đến đâu. Cò quận phá án giỏi nhờ biết
sử dụng lực lượng mật báo viên của Thiên Địa hội Lò Sang.
Được cò quận "tăng bo", Lò Sang không còn biết sợ trời đất là gì. Tuy vậy, cái gai trước mắt của Lò Sang là Hai Liếp vẫn còn đó.
Với quyền lực hiện tại, Lò Sang chỉ cần lùa đàn em ào xuống bến sông tấn công đám đàn em bốc vác thuê của Hai Liếp là có thể chiếm được lãnh địa béo bở. Thậm chí, Lò Sang chỉ cần ra lệnh cho đám đệ tử kèo vàng bí mật ám sát Hai Liếp là lấy lại được món nợ xưa. Nhưng Lò Sang không muốn như vậy.
Lò Sang thu phục được đệ tử là nhờ tiếng trượng nghĩa, cho dù đó chỉ là ngụy danh. Nếu hành xử như vậy, các đệ tử sẽ nhận ra bản chất ngụy quân tử của gã. Vả lại, bây giờ băng của Hai Liếp cũng đã quy tụ được vài trăm đệ tử trung thành.
Muốn gây sự với Hai Liếp, Lò Sang cần một cái cớ hợp lý. Gã quyết định chơi một ván cờ.
Lò Sang cho 1 đệ tử ra Mỹ Tho thuê 1 chiếc tàu hàng giả làm dân thương hồ buôn khoai. Gã đệ tử đánh tàu cặp vào bến sông Tổng Châu rồi thuê đám Hai Liếp bốc vác. Chờ cho đệ tử Hai Liếp bốc vác xong, gã "thương hồ" vu vạ rằng đám bốc xếp ăn cắp mất 2 sọt khoai. Bị vu oan, đệ tử Hai Liếp nổi nóng xáng cho gã "thương hồ" mấy tát tai. Thế là gã "thương hồ" nằm lăn ra sàn tàu ăn vạ.
Ngay lập tức, không biết phục kích từ khi nào, một đám "người thân" của gã "thương hồ" xách dao, tầm vông ào xuống đuổi đánh đám bốc vác. Thấy ồn ào, Hai Liếp bước ra toan thu xếp. Hai Liếp chưa nói được câu nào thì lính cò bất ngờ xuất hiện. Hai Liếp và vài đàn em bị lính cò trói ngược cánh khuỷu giải về đồn.
Đích thân viên cò quận xuống tận phòng giam mời Hai Liếp lên văn phòng uống trà. Hai Liếp vừa ngồi xuống ghế, viên cò quận nói ngắn gọn: "Mấy anh kết đảng toan làm phản đáng đưa ra tòa đi đày ở Côn Lôn. Giờ muốn sống yên thân, tôi chỉ cho các anh 2 lựa chọn. Một, anh giải tán đám bốc vác bến sông. Hai, anh kết nghĩa với người này". Từ phòng bên, Lò Sang bước vào bắt tay Hai Liếp nói: "Một cây tùng đứng giữa trời, coi chừng có lúc bị ông trốt (lốc xoáy) quật ngã. Hai cây tùng, ba cây tùng, bốn cây tùng đứng cạnh nhau thì trốt ông, trốt bà (ý nói lốc xoáy lớn như bão) cũng khó quật ngã".
Từ một "Lục Vân Tiên" trượng nghĩa thật, Hai Liếp gia nhập Thiên Địa hội Lò Sang.
Ông “vua” chốn giang hồ
Thu phục được Hai Liếp là thu phục được hàng trăm phu bốc vác và nguồn thu ở bến sông, Lò Sang cho lập đàn tế lễ ăn mừng. Tại buổi tế lễ, Lò Sang phong cho Hai Liếp là phó tướng, tước hiệu Đái Mã công. Hai đệ tử khác là Ba Phát, tước hiệu Hồng Đẳng Công, phò loan cánh hữu; Bảy Bang, tước hiệu Bạch Đẳng Công, phò loan cảnh tả. Mỗi khi ra khỏi dinh thự, Lò Sang cho đệ tử đứng xếp hàng hai bên hô to "Đại ca xuất giá!". Khi trở về, hai hàng đệ tử hô "Đại ca nhập cung!".
Trong dinh thự, các đệ tử Lò Sang đều mặc võ phục, thắt đai lưng nhiều màu để phân biệt ngôi thứ. Hai Liếp mang đai da có cẩn kim tuyến. Ba Phát mang đai vải màu đỏ (hồng đai). Bảy Bang mang đai vải màu trắng (bạch đai). Dưới bạch đai là các màu theo từ tự nhỏ dần: Thanh đai (màu xanh), hoàng đai (màu vàng), hắc đai (màu đen).
Lò Sang sống như chúa tể trong vùng, được cung phụng đủ thứ trưởng giả, đài các. Hắn làm thơ, đặt liễn đối trong nhà để ca tụng bản thân:
Lò Sang chạm một cặp liễn gỗ sơn son thếp vàng: "Thiên thai Minh đê, triều tân quắc/ Địa hội nhân hoà, cách cựu bang". Trong phòng khách có những câu liễn: "Tư lệnh thập điều chính nghĩa/ Anh hùng thải vi gia"; "Vị tri Thiên địa, đoàn hoà trường/ Ngọc xích Lỗ Ban, tự độ lường/ Lượng đắc bất đa, hoà bất thiểu/ Văn hậu Minh chúa lập đê bang".
Lò Sang cho treo những câu liễn thể hiện tính mã thượng, trượng nghĩa như vậy nhưng bản chất lưu manh lộ rõ trong hoạt động thường ngày. Ngoài việc thu tiền bảo kê, ngày tết, chúng lập đội lân đi múa từng nhà để lấy tiền lì xì. Nhà nào từ chối hoặc cho phong bao lì xì ít, chúng gây sự.
Trong quyển "Gò Công - cảnh cũ người xưa" của tác giả Việt Cúc kể rằng: "Vợ Bảy Phát chết, Lò Sang tổ chức đám ma rất lớn rồi cho đệ tử đi từng nhà buộc người dân phải đi phúng điếu. Vì sợ thù oán, dân chúng và các nhà giàu phải tới cúng tiền, rồi lạy trước linh cữu. Số tiền thu được rất nhiều. Ngày đưa ma, dân chúng tụ tập hai bên đường từ nhà đến huyệt. Đám ma đi qua, Hồng Đẳng theo sau, có tả hữu hộ vệ theo cầm quạt hầu. Chôn cất rồi, ngày ngày Hồng Đẳng ngồi trên một chiếc xe song mã, chạy từ nhà ra mồ rồi trở về như thăm viếng và rước linh hồn người chết, có cờ xí trang hoàng lộng lẫy như bậc công khanh thời xưa".
Nhiều lần đệ tử của Lò Sang ngang nhiên đánh chết người nhưng cò quận không thụ lý. Quá bức xúc, một vài người dân lén viết đơn kiện nặc danh gửi đến… cò quận. Nhận được đơn, nếu không giải quyết, cò quận e ngại dân sẽ kiện lên tỉnh. Gã vờ cho lính xuống bắt vài thành viên Thiên Địa hội Lò Sang về bót. Những tên giết người này được đưa về Sài Gòn gia nhập vào đội ngũ mật thám của chính quyền Pháp.
Cho vay và bán số ngầu đề
Sau vụ này, Lò Sang không cho đàn em thu tiền bảo kê nữa. Gã nghĩ ra cách thu tiền khác lợi hại hơn. Đó là cho vay tiền góp và bán số ngầu đề.
Dù dân buôn không có nhu cầu về tiền, các đệ tử của Lò Sang cũng
mang tiền đến tận nhà buộc phải vay với lãi suất 20%. Sau khi vay tiền,
con nợ phải góp hàng ngày cho đến khi nào dứt nợ gốc lẫn lãi. Chỉ cần
chậm góp tiền một ngày, đệ tử Lò Sang sẽ đến tận nhà siết nợ. Nợ 1 đồng
sẽ bị siết món đồ 10 đồng. Muốn chuộc món đồ đó, nạn nhân phải bỏ ra 100
đồng.
Gã cho đệ tử tung tin là cần quyên góp tiền để cứu dân nghèo để bán số xí ngầu. Người bình dân gọi là ngầu đề. Có lẽ đó là nguyên thủy của số đề ngày nay. Nếu giả thiết này đúng thì Lò Sang chính là "ông tổ" của nạn lô đề cũng nên (?!).
Mỗi sáng, các đệ tử Lò Sang đi từng nhà bán biên lai ngầu đề cho đến 11 giờ. Mỗi biên lai có 2 chữ số được bán với giá 1 đồng bạc (gần tương đương 1 giạ lúa). Con số trong biên lai ngầu đề được giới hạn từ số 1 đến số 8 tương ứng 8 mặt của hột xí ngầu. Đến đúng ngọ (12 giờ trưa), Lò Sang đặt 1 hột xí ngầu trên cái đĩa bằng vàng rồi lấy một chiếc bát vàng úp đậy lại. Bộ đĩa, bát và hột xí ngầu được gọi là "bộ đề" được đặt trên một bàn hương án nghi ngút khói nhang. Lò Sang vận đồ như triều phục chắp tay lâm râm khấn vái trời đất một hồi rồi mất ngờ chộp lấy bộ đề lắc leng keng cả phút.
Sau khi lắc chán chê, Lò Sang đặt bộ đề xuống rồi "khui đề", tức mở chiếc bát úp ra. Lò Sang xướng con số mặt ngửa của hột xí ngầu thật to, các đệ tử đang xếp hàng đọc lan truyền ra đến tận cửa. Sau 2 lần "khui đề" ai cầm tấm biên lai có 2 con số trùng khớp sẽ được nhận 10 đồng trúng thưởng. Xem như mỗi lần khui đề, Lò Sang lãi đến 90%.
Để thu hút dân chơi số ngầu đề, các đệ tử của Lò Sang bày ra trò mê tín. Họ tung tin rằng, đêm trước sổ xố ngầu đề, Lò Sang sẽ nhập vào giấc mộng của những người tin tưởng, thờ phụng Lò Sang để cho số sắp sổ. Trong giấc mộng, Lò Sang không cho con số cụ thể mà ẩn dưới ý nghĩa nào đó. Người nằm mộng tự giải đoán con số ẩn hoặc nhờ đệ tử Lò Sang giải đoán. Chẳng khác gì các thể loại "thơ" đề bây giờ vậy.
Chỉ sau một thời gian ngắn, phong trào ngầu đề lan nhanh về Chợ Lớn, Sài Gòn và khắp Nam Kỳ. Nguồn thu quá lớn, đến nỗi gã phải xây riêng một nhà kho để chứa tiền.
Gã bắt đầu vươn vòi ra buôn á phiện - một loại ma túy thời thượng lúc đó. Và đó là lý do Lò Sang chết.
Năm 1922, Lò Sang cho đệ tử sang Quảng Châu, Trung Hoa lấy thuốc phiện sơ chế đem về nấu thành phẩm rồi phân phối lẻ khắp Chợ Lớn. Chỉ thực hiện được vài phi vụ, Lò Sang đã bị đích thân giám đốc sở Mật thám của Pháp tại Sài Gòn chỉ huy một chiến dịch hốt gọn bang hội.
Thời điểm đó, Hãng Régie Opium của Pháp được kinh doanh á phiện độc quyền tại Đông Dương. Lâm Cheng đã chạm vào nguồn thu cực lớn của chính quyền thực dân.
Lò Sang bị bắt, cò trưởng quận Gò Công cũng bị bắt. Cò trưởng quận nhận bản án 10 năm tù. Không ai sau đó biết số phận Lò Sang ra sao. Có người cho rằng gã bị trục xuất về Trung Hoa? Có người đoán gã bị đày ra đảo Côn Lôn! Cũng có nguồn tin cho rằng, trên đường dẫn giải từ Gò Công về Sài Gòn, Lò Sang bị bắn chết rồi đẩy xác xuống một khúc sông vắng.
Một số đệ tử của Lò Sang bị bắt đày ra Côn Đảo, số khác lẩn trốn biệt xứ. Từ đó, Thiên Địa hội Gò Công biến mất.
Nông Huyền Sơn
Dạo đó, mỗi khi nhắc đến Thiên Địa hội, người dân vùng Gò Công lắc đầu ngao ngán. Sự việc được báo về dinh quận. Cò trưởng quận cho người đến tận nhà Lò Sang điệu cổ về bót.
Không hiểu vì sao, ngay trong buổi chiều Lâm Sang được cò quận thả về. Từ đó trở về sau, cứ mỗi cuối tuần người ta lại thấy viên cò quận đánh xe đến tận dinh thự Lò Sang. Mỗi lần cò quận đến, Lò Sang tổ chức yến tiệc linh đình. Có khi Lò Sang còn đi đón đoàn hát Hồ Quảng từ Cần Thơ về phục vụ. Cò quận trở thành anh em kết nghĩa với Lò Sang.
Nơi đây là bến Chợ Tổng Châu, ngày xưa tàu, xuồng thương hồ tấp nập. |
Được cò quận "tăng bo", Lò Sang không còn biết sợ trời đất là gì. Tuy vậy, cái gai trước mắt của Lò Sang là Hai Liếp vẫn còn đó.
Với quyền lực hiện tại, Lò Sang chỉ cần lùa đàn em ào xuống bến sông tấn công đám đàn em bốc vác thuê của Hai Liếp là có thể chiếm được lãnh địa béo bở. Thậm chí, Lò Sang chỉ cần ra lệnh cho đám đệ tử kèo vàng bí mật ám sát Hai Liếp là lấy lại được món nợ xưa. Nhưng Lò Sang không muốn như vậy.
Lò Sang thu phục được đệ tử là nhờ tiếng trượng nghĩa, cho dù đó chỉ là ngụy danh. Nếu hành xử như vậy, các đệ tử sẽ nhận ra bản chất ngụy quân tử của gã. Vả lại, bây giờ băng của Hai Liếp cũng đã quy tụ được vài trăm đệ tử trung thành.
Muốn gây sự với Hai Liếp, Lò Sang cần một cái cớ hợp lý. Gã quyết định chơi một ván cờ.
Lò Sang cho 1 đệ tử ra Mỹ Tho thuê 1 chiếc tàu hàng giả làm dân thương hồ buôn khoai. Gã đệ tử đánh tàu cặp vào bến sông Tổng Châu rồi thuê đám Hai Liếp bốc vác. Chờ cho đệ tử Hai Liếp bốc vác xong, gã "thương hồ" vu vạ rằng đám bốc xếp ăn cắp mất 2 sọt khoai. Bị vu oan, đệ tử Hai Liếp nổi nóng xáng cho gã "thương hồ" mấy tát tai. Thế là gã "thương hồ" nằm lăn ra sàn tàu ăn vạ.
Ngay lập tức, không biết phục kích từ khi nào, một đám "người thân" của gã "thương hồ" xách dao, tầm vông ào xuống đuổi đánh đám bốc vác. Thấy ồn ào, Hai Liếp bước ra toan thu xếp. Hai Liếp chưa nói được câu nào thì lính cò bất ngờ xuất hiện. Hai Liếp và vài đàn em bị lính cò trói ngược cánh khuỷu giải về đồn.
Đích thân viên cò quận xuống tận phòng giam mời Hai Liếp lên văn phòng uống trà. Hai Liếp vừa ngồi xuống ghế, viên cò quận nói ngắn gọn: "Mấy anh kết đảng toan làm phản đáng đưa ra tòa đi đày ở Côn Lôn. Giờ muốn sống yên thân, tôi chỉ cho các anh 2 lựa chọn. Một, anh giải tán đám bốc vác bến sông. Hai, anh kết nghĩa với người này". Từ phòng bên, Lò Sang bước vào bắt tay Hai Liếp nói: "Một cây tùng đứng giữa trời, coi chừng có lúc bị ông trốt (lốc xoáy) quật ngã. Hai cây tùng, ba cây tùng, bốn cây tùng đứng cạnh nhau thì trốt ông, trốt bà (ý nói lốc xoáy lớn như bão) cũng khó quật ngã".
Từ một "Lục Vân Tiên" trượng nghĩa thật, Hai Liếp gia nhập Thiên Địa hội Lò Sang.
Ông “vua” chốn giang hồ
Thu phục được Hai Liếp là thu phục được hàng trăm phu bốc vác và nguồn thu ở bến sông, Lò Sang cho lập đàn tế lễ ăn mừng. Tại buổi tế lễ, Lò Sang phong cho Hai Liếp là phó tướng, tước hiệu Đái Mã công. Hai đệ tử khác là Ba Phát, tước hiệu Hồng Đẳng Công, phò loan cánh hữu; Bảy Bang, tước hiệu Bạch Đẳng Công, phò loan cảnh tả. Mỗi khi ra khỏi dinh thự, Lò Sang cho đệ tử đứng xếp hàng hai bên hô to "Đại ca xuất giá!". Khi trở về, hai hàng đệ tử hô "Đại ca nhập cung!".
Trong dinh thự, các đệ tử Lò Sang đều mặc võ phục, thắt đai lưng nhiều màu để phân biệt ngôi thứ. Hai Liếp mang đai da có cẩn kim tuyến. Ba Phát mang đai vải màu đỏ (hồng đai). Bảy Bang mang đai vải màu trắng (bạch đai). Dưới bạch đai là các màu theo từ tự nhỏ dần: Thanh đai (màu xanh), hoàng đai (màu vàng), hắc đai (màu đen).
Lò Sang sống như chúa tể trong vùng, được cung phụng đủ thứ trưởng giả, đài các. Hắn làm thơ, đặt liễn đối trong nhà để ca tụng bản thân:
Lò Sang chạm một cặp liễn gỗ sơn son thếp vàng: "Thiên thai Minh đê, triều tân quắc/ Địa hội nhân hoà, cách cựu bang". Trong phòng khách có những câu liễn: "Tư lệnh thập điều chính nghĩa/ Anh hùng thải vi gia"; "Vị tri Thiên địa, đoàn hoà trường/ Ngọc xích Lỗ Ban, tự độ lường/ Lượng đắc bất đa, hoà bất thiểu/ Văn hậu Minh chúa lập đê bang".
Lò Sang cho treo những câu liễn thể hiện tính mã thượng, trượng nghĩa như vậy nhưng bản chất lưu manh lộ rõ trong hoạt động thường ngày. Ngoài việc thu tiền bảo kê, ngày tết, chúng lập đội lân đi múa từng nhà để lấy tiền lì xì. Nhà nào từ chối hoặc cho phong bao lì xì ít, chúng gây sự.
Trong quyển "Gò Công - cảnh cũ người xưa" của tác giả Việt Cúc kể rằng: "Vợ Bảy Phát chết, Lò Sang tổ chức đám ma rất lớn rồi cho đệ tử đi từng nhà buộc người dân phải đi phúng điếu. Vì sợ thù oán, dân chúng và các nhà giàu phải tới cúng tiền, rồi lạy trước linh cữu. Số tiền thu được rất nhiều. Ngày đưa ma, dân chúng tụ tập hai bên đường từ nhà đến huyệt. Đám ma đi qua, Hồng Đẳng theo sau, có tả hữu hộ vệ theo cầm quạt hầu. Chôn cất rồi, ngày ngày Hồng Đẳng ngồi trên một chiếc xe song mã, chạy từ nhà ra mồ rồi trở về như thăm viếng và rước linh hồn người chết, có cờ xí trang hoàng lộng lẫy như bậc công khanh thời xưa".
Nhiều lần đệ tử của Lò Sang ngang nhiên đánh chết người nhưng cò quận không thụ lý. Quá bức xúc, một vài người dân lén viết đơn kiện nặc danh gửi đến… cò quận. Nhận được đơn, nếu không giải quyết, cò quận e ngại dân sẽ kiện lên tỉnh. Gã vờ cho lính xuống bắt vài thành viên Thiên Địa hội Lò Sang về bót. Những tên giết người này được đưa về Sài Gòn gia nhập vào đội ngũ mật thám của chính quyền Pháp.
Cho vay và bán số ngầu đề
Sau vụ này, Lò Sang không cho đàn em thu tiền bảo kê nữa. Gã nghĩ ra cách thu tiền khác lợi hại hơn. Đó là cho vay tiền góp và bán số ngầu đề.
Bìa quyển sách "Gò Công - Cảnh cũ người xưa" của tác giả Việt Cúc. |
Gã cho đệ tử tung tin là cần quyên góp tiền để cứu dân nghèo để bán số xí ngầu. Người bình dân gọi là ngầu đề. Có lẽ đó là nguyên thủy của số đề ngày nay. Nếu giả thiết này đúng thì Lò Sang chính là "ông tổ" của nạn lô đề cũng nên (?!).
Mỗi sáng, các đệ tử Lò Sang đi từng nhà bán biên lai ngầu đề cho đến 11 giờ. Mỗi biên lai có 2 chữ số được bán với giá 1 đồng bạc (gần tương đương 1 giạ lúa). Con số trong biên lai ngầu đề được giới hạn từ số 1 đến số 8 tương ứng 8 mặt của hột xí ngầu. Đến đúng ngọ (12 giờ trưa), Lò Sang đặt 1 hột xí ngầu trên cái đĩa bằng vàng rồi lấy một chiếc bát vàng úp đậy lại. Bộ đĩa, bát và hột xí ngầu được gọi là "bộ đề" được đặt trên một bàn hương án nghi ngút khói nhang. Lò Sang vận đồ như triều phục chắp tay lâm râm khấn vái trời đất một hồi rồi mất ngờ chộp lấy bộ đề lắc leng keng cả phút.
Sau khi lắc chán chê, Lò Sang đặt bộ đề xuống rồi "khui đề", tức mở chiếc bát úp ra. Lò Sang xướng con số mặt ngửa của hột xí ngầu thật to, các đệ tử đang xếp hàng đọc lan truyền ra đến tận cửa. Sau 2 lần "khui đề" ai cầm tấm biên lai có 2 con số trùng khớp sẽ được nhận 10 đồng trúng thưởng. Xem như mỗi lần khui đề, Lò Sang lãi đến 90%.
Để thu hút dân chơi số ngầu đề, các đệ tử của Lò Sang bày ra trò mê tín. Họ tung tin rằng, đêm trước sổ xố ngầu đề, Lò Sang sẽ nhập vào giấc mộng của những người tin tưởng, thờ phụng Lò Sang để cho số sắp sổ. Trong giấc mộng, Lò Sang không cho con số cụ thể mà ẩn dưới ý nghĩa nào đó. Người nằm mộng tự giải đoán con số ẩn hoặc nhờ đệ tử Lò Sang giải đoán. Chẳng khác gì các thể loại "thơ" đề bây giờ vậy.
Chỉ sau một thời gian ngắn, phong trào ngầu đề lan nhanh về Chợ Lớn, Sài Gòn và khắp Nam Kỳ. Nguồn thu quá lớn, đến nỗi gã phải xây riêng một nhà kho để chứa tiền.
Gã bắt đầu vươn vòi ra buôn á phiện - một loại ma túy thời thượng lúc đó. Và đó là lý do Lò Sang chết.
Năm 1922, Lò Sang cho đệ tử sang Quảng Châu, Trung Hoa lấy thuốc phiện sơ chế đem về nấu thành phẩm rồi phân phối lẻ khắp Chợ Lớn. Chỉ thực hiện được vài phi vụ, Lò Sang đã bị đích thân giám đốc sở Mật thám của Pháp tại Sài Gòn chỉ huy một chiến dịch hốt gọn bang hội.
Thời điểm đó, Hãng Régie Opium của Pháp được kinh doanh á phiện độc quyền tại Đông Dương. Lâm Cheng đã chạm vào nguồn thu cực lớn của chính quyền thực dân.
Lò Sang bị bắt, cò trưởng quận Gò Công cũng bị bắt. Cò trưởng quận nhận bản án 10 năm tù. Không ai sau đó biết số phận Lò Sang ra sao. Có người cho rằng gã bị trục xuất về Trung Hoa? Có người đoán gã bị đày ra đảo Côn Lôn! Cũng có nguồn tin cho rằng, trên đường dẫn giải từ Gò Công về Sài Gòn, Lò Sang bị bắn chết rồi đẩy xác xuống một khúc sông vắng.
Một số đệ tử của Lò Sang bị bắt đày ra Côn Đảo, số khác lẩn trốn biệt xứ. Từ đó, Thiên Địa hội Gò Công biến mất.
Nông Huyền Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét