MUÔN NẺO MƯU SINH 19

(ĐC sưu tầm trên NET)
Người nhập cư nhọc nhằn mưu sinh

16:14', 26/6/ 2004 (GMT+7)
Nhịp sống đô thị Sài Gòn luôn cuộn xiết, trong đó có những dòng người nhập cư “bỏ quê lên phố” để mưu sinh. Họ từ khắp nơi đến, làm đủ thứ nghề và sống thành cộng đồng. Bên cạnh sức lao động, ý chí để kiếm kế sinh nhai, họ còn mang nếp sống nông thôn vào thành thị, tạo nên một bức tranh đô thị phi công nghiệp, xen lẫn nếp sống nông nghiệp…
  • Bao nhiêu cộng đồng nhập cư mưu sinh?

Một xe bắp trên "phố bắp" Tân Sơn Nhì
Nếu ở Hà Nội dân nhập cư hầu như là người các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ (người miền Nam nhập cư ra Bắc để mưu sinh gần như không có) thì ở đất Sài Gòn, dân tứ xứ, từ miền Bắc, miền Trung đến Tây Nguyên, miền Đông, miền Tây… đổ về. Không có con số thống kê cụ thể có bao nhiêu cộng đồng nhập cư mưu sinh tại TPHCM, nhưng nổi trội và chiếm nhiều nhất trong các cộng đồng nhập cư vào Sài Gòn là dân “ngũ Quảng” (Quảng Ngãi, Quảng Nam – Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Quảng Bình), một số tỉnh phía Bắc Trung bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Tây. Dân nhập cư từ ĐBSCL cũng có nhưng sống tản mạn, ít tập trung thành cộng đồng.

Dân nhập cư vào mưu sinh tại TPHCM khá đa dạng, từ làm những nghề lao động chân tay như buôn gánh, bán bưng, phụ hồ, khuân vác, công nhân, bán trái cây, bánh, bột chiên, hột vịt lộn, móc khóa – hột quẹt – ráy tai…, một số khác làm nghề hớt tóc, đấm bóp, đánh giày… Người vào trước thấy làm ăn được rủ người vào sau, thường là anh em, bà con, bạn bè, chí ít cũng cùng quê, cùng tỉnh… Họ cùng thuê nhà trọ tập trung để “có hội có thuyền”, chủ yếu là ở những quận có giá nhà thuê rẻ như Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Q12, Thủ Đức, Q2, Bình Chánh… Từ đó, dần dần hình thành nên những cộng đồng người nhập cư mưu sinh trên đất Sài Gòn.

“Sài Gòn khắc nghiệt nhưng cũng đầy phóng khoáng và dẫu sao cũng dễ làm, dễ kiếm tiền hơn so với làm ruộng ở quê”, anh Nguyễn Văn Lộc, 28 tuổi, quê Bắc Ninh, đang đẩy một xe mít đi bán dạo trên con hẻm gập ghềnh đầy bụi trên đường Gò Dầu nói.

  • Nhìn nghề, biết quê

“Không cần nghe giọng nói hay “điều tra lý lịch”, chỉ cần nhìn hàng hóa người ấy bán hoặc ngành nghề người ấy làm, tôi biết chắc người đó quê ở đâu”, anh Lê Chí, nhà ở đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận) khẳng định. Anh cho biết, nhờ làm phỏng vấn viên cho một tổ chức NGO (phi chính phủ) của Anh điều tra về đối tượng người nhập cư, anh đã rút ra được “kinh nghiệm” đó. Nhưng qua tìm hiểu, thực tế không phải những người ở cùng địa phương đều làm nghề giống nhau. Tuy nhiên, thường thì cộng đồng mỗi tỉnh cùng chọn một nghề.


Dân nhập cư có câu: “Bắc Ninh trái cây, Hà Tây bắp nấu”. Người Hà Tây (nhiều nhất là ở huyện Mỹ Đức) vào TPHCM thường chọn nghề bán bắp nấu. Đội ngũ bán bắp này chủ yếu tập trung trên đường Nhất Chi Mai – Cộng Hòa (Q.Tân Bình). Đến đây vào buổi chiều, khoảng 13 giờ, cả trăm xe bắp chuẩn bị xuất quân, tỏa ra khắp nẻo đường, đến tận 24 giờ khuya mới trở về. Còn buổi tối, sau 20 giờ, trên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn bên hông lăng Lê Văn Duyệt), ôm qua đường Phan Đăng Lưu, kéo dài qua  mặt trước chợ Bà Chiểu, tập trung hàng chục xe đạp bán trái cây. Người bán đa phần là dân Bắc Ninh. Ban ngày, họ đi bán khắp nơi, tối tập trung về đây. Khu nhà trọ của họ ở đường Bùi Đình Túy, Phan Đăng Lưu (Bình Thạnh). Chị Nguyễn Thị Hà, ở huyện Gia Lương (Bắc Ninh) cho biết, phòng chị thuê có 9 người, đều là chị em bà con với nhau, chỉ chuyên bán trái cây dạo theo mùa,  mùa nào thức ấy.

Còn dân Quảng Ngãi nổi tiếng với nghề bán hủ tiếu, mì gõ. Khoảng năm 1992, lúc đầu chỉ có một số người, sau thấy làm ăn được nên bà con kéo vào rất đông, nhiều nhất là giai đoạn 1993 – 1996. Lúc ấy, tại các miền quê Quảng Ngãi dấy lên phong trào “nhà nhà vào Sài Gòn bán hủ tiếu, mì gõ”. Sau đó, người dân ở một số tỉnh như Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên cũng vào theo, nhưng không “địch” nổi. Lúc đầu dân bán hủ tiếu chủ yếu tập trung ở hẻm 190 đường Ba Tháng Hai và hẻm 90 đường Lý Thường Kiệt, P14 Q10. Thời “hoàng kim”, hai con hẻm này có lúc có đến 300 xe mì! Bây giờ, dân hủ tiếu đã tản ra các vùng khác như Bình Chánh, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Thạnh… Cho đến nay, số người còn bám trụ với nghề bán hủ tiếu, mì gõ nhiều nhất là bà con huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ngoài hủ tiếu, mì gõ, dân Quảng Ngãi còn có nghề bán trứng cút, đậu phộng rang, bánh tráng, vé số. Họ thuê nhà trọ ở khu cư xá Đồng Tiến, các hẻm đường Ba Tháng Hai (Q10), đường Lãnh Binh Thăng (Q11)…
Một xe cân dạo. Ảnh: T.V.



Ngoài ra, còn một số nhóm người cùng quê tuy không đông, nhưng cũng hình thành nên “đặc trưng nghề nghiệp” của địa phương mình. Những người đẩy chiếc xe cân có loa rao “cân sức khỏe, đo huyết áp” thường là người Thái Bình, sống tập trung ở khu Bảy Hiền (Tân Bình), một số ở Lũy Bán Bích (hương lộ 14 cũ). Người Vĩnh Phúc thì làm nghề đấm bóp dạo, sống tập trung ở gần khu hội chợ triển lãm Quang Trung (Q12). Còn dân Huế, Ninh Bình (chủ yếu là nam) làm nghề có phần nhẹ nhàng như hớt tóc vỉa hè hoặc mở tiệm nhỏ. Một số phụ nữ hình thành “chợ di động” trên chiếc xe đạp có gắn hai chiếc giỏ phía sau để  bán dạo ở các khu dân lao động. Số đông làm nghề này là người Hà Tĩnh. Một số nhóm người Quảng Nam bán các loại móc khóa, ráy tai, bật lửa, sống tập trung ở đường Phạm Văn Bạch (Tân Bình)…
  • Mơ ước đổi đời

Bất cứ người nhập cư nào cũng mong ước được đổi đời. Có người muốn đổi đời cho chính bản thân mình, có người chấp nhận mọi khổ cực để nuôi con em ăn học nên người, thành tài.  Không ít người đã thực hiện được như vợ chồng bác Minh Thuận ở Phổ Cường (Quảng Ngãi) bán hủ tiếu nuôi 3 người con học đại học. Con trai lớn của bác sau khi tốt nghiệp đại học y dược, đã đi làm, thu nhập khá. Dân Quảng Ngãi nhiều người nhờ bán hủ tiếu, mì gõ mà mua được đất, xây nhà, đem con cái vào ăn học và xem Sài Gòn là quê hương thứ hai. Tuy nhiên, không phải mơ ước của ai cũng thành công. Con đường mưu sinh của người nhập cư ở Sài Gòn vẫn còn lắm nhọc nhằn.

NGUYỄN TẤN VIỆT
Mưu sinh trên chợ nổi
Thứ năm, 23/06/2016, 10:48 (GMT+7)
Tháng 3 năm nay, “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, chợ nổi Cái Răng từng được tạp chí Rough Guide của Anh bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới.

Một góc chợ nổi Cái Răng. Ảnh: DUY KHƯƠNG
Tứ xứ tụ họp
Chợ nổi Cái Răng nằm giữa thành phố Cần Thơ, mỗi ngày thường có 300 - 350 ghe, tàu buôn bán kinh doanh. Trong đó, 38 bè nổi neo cố định ven bờ, khoảng 150 ghe tàu trọng tải lớn đậu dài ngày, neo đậu ít ngày có chừng 100 chiếc, còn lại là xuồng dịch vụ. Vào những dịp lễ, tết thì đông hơn. Chợ có 44,2% là cư dân Cần Thơ, còn lại đến khắp các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Người dân là linh hồn của chợ nổi, dân còn thì chợ còn. Chính cuộc sống, sinh hoạt của người dân đã làm nên “Văn hóa chợ nổi Cái Răng”.
Mặt trời vừa lấp ló, ông Đoàn Văn Cò ngồi trên chiếc xuồng len lỏi chợ nổi rao mời vé số. Tiếng máy ghe, tàu xình xịch, tiếng nói cười xôn xao. Khi rảnh, ông Cò chia sẻ: “Tôi lấy mỗi ngày 200 tờ vé số, buổi sáng ráng bán cho hết chứ trưa sẽ tan chợ. Hôm nay, đông khách du lịch, dễ bán hết lắm”.
Ông Cò 57 tuổi, quê thị trấn Bảy Ngàn (Châu Thành A, Hậu Giang) bị liệt 2 chân từ nhỏ, nhà nghèo nên lớn lên ông đã gắn bó với chiếc xuồng giăng lưới. Hồi 40 tuổi, ông đi giăng lưới gặp bà Nguyễn Thị Thúy, quê huyện Phong Điền (Cần Thơ), cũng bị liệt 2 chân vì sốt ác tính và họ trở thành vợ chồng. Ông kể: “Tôi để ý cô ấy trước. Thấy cô ta hiền lành mà thương. Nhưng hồi đó tôi nhát lắm, mượn cớ đi giăng lưới rồi núp ở bụi tre dưới mé sông lén nhìn cô ấy. Không hiểu sao, chỉ bấy nhiêu thôi mà tôi đã thấy mát lòng mát dạ rồi”.
Sau khi thành đôi, ông được em gái nhường cho cái bè đậu ở chợ nổi Cái Răng và vợ chồng ông Cò gắn bó tới giờ. Hàng ngày, ông bán vé số, còn bà bán chuối nướng. Rong ruổi sông nước, đến giờ họ vẫn chưa đăng ký kết hôn. “Muốn đến phường đăng ký nhưng đi lại khó khăn. Hơn nữa, tối ngày lo kiếm sống nên không có thời gian”, ông Cò tâm sự. Bà Thúy nói thêm, con trai học hết lớp 6 thì nghỉ, lên bờ làm thuê.
Còn chiếc ghe nhỏ bán xăng của bà Lý Thị Phước, quê xã An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) cũng đã ở chợ hơn 25 năm. Bà có 3 con trai, đứa lớn bán vé số, hai đứa sau đi làm thuê và đều chưa có vợ.
Ông Trần Minh Thành, quê Hậu Giang, bán khoai mỡ ở chợ nổi, cho biết: “Tôi cất căn nhà tổ ở Hậu Giang nhưng không ở đó. Thỉnh thoảng có về dọn dẹp, thắp nén hương cho ông bà. Xong việc rồi lại đi vì cuộc sống ở chợ nổi đã ăn sâu trong tâm trí, trở thành một phần máu thịt của tôi rồi”.
Ở chợ nổi Cái Răng có chiếc bè đờn ca tài tử của ông Lý Hùng, quê thị trấn Bảy Ngàn (Châu Thành A, Hậu Giang). Năm nay 52 tuổi, gắn bó với chợ 25 năm, trải qua nhiều chìm nổi. Theo ông Hùng kể, nhà không ruộng đất, được người quen giới thiệu ra chợ nổi Cái Răng chèo ghe gỗ tạp bán nước giải khát. Ăn ngủ trên ghe, mỗi đêm tát nước dăm ba lần. Một hôm, vợ chồng ghe bên cạnh cãi nhau, quơ chân vịt làm ghe của gia đình ông chìm mất. Hai vợ chồng xin che chòi lá trên chiếc ghe chài cũ nằm cặp bờ. Về quê làm đám giỗ, rồi sẵn rủ anh em ở quê lên thăm chợ nổi, nhưng đến nơi thì “trời ơi, nhà tôi đâu?”. Thì ra chủ ghe cũ đã bán cho người khác, quăng chòi lá của vợ chồng ông lên bờ.
“Nhờ tôi có học đờn ca tài tử từ nhỏ, vừa đờn vừa ca được nên chuyển nghề kiếm sống”, ông Hùng tự hào. Cách nay gần một năm, có du khách người Mỹ đến chợ nổi, thấy ông đờn ca hay nên tặng ông cây đờn mới và bộ âm thanh. Ông vui vẻ: “Mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng, đủ ăn chứ không giàu, được cái khách du lịch mến mộ nên rất vui”.
Trẻ thơ trên sông
Chiếc ghe nhỏ rất chật chội cho cuộc sống một gia đình. Giữa những đồ đạc cũ kỹ, cô bé Lê Thị Gia Linh, 6 tuổi, da ngăm đen rụt rè nhìn khách. Mẹ của Linh là chị Trinh tươi cười giới thiệu: “Sáng tầm 5 giờ là tôi đi bán rồi. Hôm nào không bận việc, tôi đưa cháu đi học bằng xuồng. Bữa nào mắc tay bán cho khách, tới hơn 6 giờ mới về lấy xe máy chở cháu đi mới kịp. Đến trường, dắt con đi ăn sáng xong, dẫn tới lớp rồi tôi về bán tiếp”. Hỏi: “Cháu thích sống ở đây hay lên bờ?”. Linh bẽn lẽn: “Dạ, con thích sống ở đây, tại có sông để con múc nước lên rửa chén, giặt đồ tiếp mẹ”.

Trẻ em chợ nổi Cái Răng. Ảnh: TRẦN LONG VI
Trên chiếc ghe nhỏ khác, Nguyễn Thị Kim Hân (12 tuổi) đang ngồi học bài. Hân kể trong nhà còn có chị Hai và chị Ba và Hân thương chị Ba nhiều hơn. Hỏi: “Tại sao thương chị Ba nhiều hơn?”. Hân chống cằm: “Chị Ba thương em nhất nhà, hồi đó chị Ba đang học lớp 9 rồi phải thôi học để ở nhà giữ em cho cha mẹ đi bán. Sau này chị Ba đi lấy chồng xa, rất ít về thăm em”. “Em có muốn nói điều gì với chị Ba không?”. Đôi mắt Hân chớp mạnh: “Thiệt ra có một câu này, rất nhiều năm rồi mà em chưa dám nói cho chị nghe: Chị Ba ơi! Em thương chị nhiều lắm”.
Trên sàn gỗ của một chiếc ghe khá lớn có đám trẻ ngồi chơi, trong đó có chú bé nước da trắng trẻo, dáng lanh lẹ tinh nghịch. Nhóm trẻ cho biết đó là Huỳnh Toàn Thắng, 3 tuổi, ước mơ lớn lên làm lính cứu hỏa. Ước mơ của Thắng lộ ra mấy hôm trước, khi bên kia sông có chiếc sà lan bị cháy, Thắng đứng bên này nhìn mấy chú lính cứu hỏa, liền kéo áo chị: “Hai ơi, mai mốt lớn lên, em muốn làm lính cứu hỏa”. Chị Hai: “Chi vậy?”. Thắng trả lời: “Để khi nào có cháy nhà, em xịt nước chữa cháy, với đi làm kiếm tiền cho ba mẹ”. Chị Hai gật đầu: “Ừa, muốn làm lính cứu hỏa thì phải ráng học cho giỏi nghen”. Bây giờ, Thắng hay mặc quần màu đỏ để giữ mơ ước vì tính cậu bé dễ quên. Mẹ của Thắng kể về cái tính hay quên “ngộ lắm” của Thắng: “Cái gì dặn nó mới làm, không dặn thì không làm. Có hôm tôi đi làm nhưng quên bảo nó ngủ trưa, đến lúc chị Hai kêu đi ngủ, nó nói mẹ đâu có dặn em ngủ đâu. Vậy nên lúc nào trước khi đi làm, tôi cũng kêu nó lại để dặn chuyện”.
Ở chợ nổi, đã có vài bạn trẻ thi đậu vào trường cao đẳng, đại học, trong đó có con của chị Đặng Thị Trang. Nói về con, chị Trang rạng rỡ khuôn mặt sạm nắng gió: “Có vất vả đến đâu, vợ chồng tui cũng không than vãn nửa lời, miễn sao con mình có cái chữ, không thua thiệt với người ta là được. Mà cháu Hương nhà tôi cũng giỏi lắm, cháu là đứa đầu tiên ở chợ nổi này vào học cao đẳng”.
Nỗ lực bảo tồn
Theo khảo sát của Viện Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ: Ở chợ nổi đa phần vợ chồng cùng buôn bán. Trình độ học vấn đến cấp 2 chiếm 51,7%, kế đến cấp 1 chiếm 44,2%, chỉ 0,8% học từ lớp 10 trở lên, còn lại mù chữ.
Nhu cầu của dân chợ nổi muốn được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp tàu thuyền, phương tiện kinh doanh là lớn nhất, chiếm đến 67,5%; kế đến là cần hỗ trợ vốn, chiếm 55,8%; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chiếm 42,5%. Trong lúc đó, hầu hết người dân mưu sinh trên chợ nổi chưa thấy sự cần thiết để nâng cao kỹ năng thu hút khách du lịch. Cụ thể, 83,3% chưa thấy cần hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, kiến thức về du lịch; 89,2% chưa thấy cần hỗ trợ tư liệu về chợ nổi.
Từ đó, dù chợ nổi Cái Răng có lợi thế hơn hẳn các chợ nổi khác ở ĐBSCL và cả các điểm du lịch khác ở thành phố Cần Thơ, nhưng vẫn chiếm tới 42,5% du khách trong nước và 55% du khách nước ngoài không chắc chắn trở lại. Các yếu tố khiến du khách chưa hài lòng gồm cảnh quan hai bên bờ sông còn bát nháo; dịch vụ thấp, chưa an toàn kinh doanh trên sông và đặc biệt kém an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để khắc phục, thành phố Cần Thơ vừa thông qua đề án bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng thành đầu mối trung chuyển hàng nông sản của vùng, trên bến dưới thuyền. Trong đó, chú trọng bảo tồn nét đặc trưng về văn hóa vùng sông nước, phát triển du lịch sông nước kết hợp với du lịch sinh thái. Phương án “kết hợp giữa nguyên trạng và có can thiệp sắp xếp điều chỉnh” tốn chừng 63 tỷ đồng; trong đó, ngân sách hơn 13 tỷ đồng, còn lại kêu gọi xã hội hóa, thực hiện từ nay đến năm 2020.
Cùng lúc, có 9 sinh viên do Trần Long Vi điều hành, chủ động thực hiện dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng - thành phố Cần Thơ”. Dự án đang hy vọng thu hút được nguồn lực trong và ngoài nước để cải thiện cuộc sống người dân. Sinh viên  Trần Long Vi nói: “Với niềm tin văn hóa là sức mạnh, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự tự hào của người dân về cuộc sống của họ và sự thấu hiểu của các bên liên quan, để cùng cải thiện cuộc sống cho dân chợ nổi”.
Nhu cầu của người dân mưu sinh trên chợ nổi cũng giản dị, cần sự bình yên, đủ ăn đủ mặc và có loại hình nghệ thuật đặc sắc như đờn ca tài tử ngọt ngào, bồng bềnh “nổi” cùng con nước lớn ròng mà chẳng trôi mất đi đâu.
SÁU NGHỆ - HÒA HỘI
Các tin, bài viết khác

- See more at: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2016/6/425040/#sthash.l9eKyIGS.dpuf
Mưu sinh trên chợ nổi
Thứ năm, 23/06/2016, 10:48 (GMT+7)
Tháng 3 năm nay, “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, chợ nổi Cái Răng từng được tạp chí Rough Guide của Anh bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới.

Một góc chợ nổi Cái Răng. Ảnh: DUY KHƯƠNG
Tứ xứ tụ họp
Chợ nổi Cái Răng nằm giữa thành phố Cần Thơ, mỗi ngày thường có 300 - 350 ghe, tàu buôn bán kinh doanh. Trong đó, 38 bè nổi neo cố định ven bờ, khoảng 150 ghe tàu trọng tải lớn đậu dài ngày, neo đậu ít ngày có chừng 100 chiếc, còn lại là xuồng dịch vụ. Vào những dịp lễ, tết thì đông hơn. Chợ có 44,2% là cư dân Cần Thơ, còn lại đến khắp các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Người dân là linh hồn của chợ nổi, dân còn thì chợ còn. Chính cuộc sống, sinh hoạt của người dân đã làm nên “Văn hóa chợ nổi Cái Răng”.
Mặt trời vừa lấp ló, ông Đoàn Văn Cò ngồi trên chiếc xuồng len lỏi chợ nổi rao mời vé số. Tiếng máy ghe, tàu xình xịch, tiếng nói cười xôn xao. Khi rảnh, ông Cò chia sẻ: “Tôi lấy mỗi ngày 200 tờ vé số, buổi sáng ráng bán cho hết chứ trưa sẽ tan chợ. Hôm nay, đông khách du lịch, dễ bán hết lắm”.
Ông Cò 57 tuổi, quê thị trấn Bảy Ngàn (Châu Thành A, Hậu Giang) bị liệt 2 chân từ nhỏ, nhà nghèo nên lớn lên ông đã gắn bó với chiếc xuồng giăng lưới. Hồi 40 tuổi, ông đi giăng lưới gặp bà Nguyễn Thị Thúy, quê huyện Phong Điền (Cần Thơ), cũng bị liệt 2 chân vì sốt ác tính và họ trở thành vợ chồng. Ông kể: “Tôi để ý cô ấy trước. Thấy cô ta hiền lành mà thương. Nhưng hồi đó tôi nhát lắm, mượn cớ đi giăng lưới rồi núp ở bụi tre dưới mé sông lén nhìn cô ấy. Không hiểu sao, chỉ bấy nhiêu thôi mà tôi đã thấy mát lòng mát dạ rồi”.
Sau khi thành đôi, ông được em gái nhường cho cái bè đậu ở chợ nổi Cái Răng và vợ chồng ông Cò gắn bó tới giờ. Hàng ngày, ông bán vé số, còn bà bán chuối nướng. Rong ruổi sông nước, đến giờ họ vẫn chưa đăng ký kết hôn. “Muốn đến phường đăng ký nhưng đi lại khó khăn. Hơn nữa, tối ngày lo kiếm sống nên không có thời gian”, ông Cò tâm sự. Bà Thúy nói thêm, con trai học hết lớp 6 thì nghỉ, lên bờ làm thuê.
Còn chiếc ghe nhỏ bán xăng của bà Lý Thị Phước, quê xã An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) cũng đã ở chợ hơn 25 năm. Bà có 3 con trai, đứa lớn bán vé số, hai đứa sau đi làm thuê và đều chưa có vợ.
Ông Trần Minh Thành, quê Hậu Giang, bán khoai mỡ ở chợ nổi, cho biết: “Tôi cất căn nhà tổ ở Hậu Giang nhưng không ở đó. Thỉnh thoảng có về dọn dẹp, thắp nén hương cho ông bà. Xong việc rồi lại đi vì cuộc sống ở chợ nổi đã ăn sâu trong tâm trí, trở thành một phần máu thịt của tôi rồi”.
Ở chợ nổi Cái Răng có chiếc bè đờn ca tài tử của ông Lý Hùng, quê thị trấn Bảy Ngàn (Châu Thành A, Hậu Giang). Năm nay 52 tuổi, gắn bó với chợ 25 năm, trải qua nhiều chìm nổi. Theo ông Hùng kể, nhà không ruộng đất, được người quen giới thiệu ra chợ nổi Cái Răng chèo ghe gỗ tạp bán nước giải khát. Ăn ngủ trên ghe, mỗi đêm tát nước dăm ba lần. Một hôm, vợ chồng ghe bên cạnh cãi nhau, quơ chân vịt làm ghe của gia đình ông chìm mất. Hai vợ chồng xin che chòi lá trên chiếc ghe chài cũ nằm cặp bờ. Về quê làm đám giỗ, rồi sẵn rủ anh em ở quê lên thăm chợ nổi, nhưng đến nơi thì “trời ơi, nhà tôi đâu?”. Thì ra chủ ghe cũ đã bán cho người khác, quăng chòi lá của vợ chồng ông lên bờ.
“Nhờ tôi có học đờn ca tài tử từ nhỏ, vừa đờn vừa ca được nên chuyển nghề kiếm sống”, ông Hùng tự hào. Cách nay gần một năm, có du khách người Mỹ đến chợ nổi, thấy ông đờn ca hay nên tặng ông cây đờn mới và bộ âm thanh. Ông vui vẻ: “Mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng, đủ ăn chứ không giàu, được cái khách du lịch mến mộ nên rất vui”.
Trẻ thơ trên sông
Chiếc ghe nhỏ rất chật chội cho cuộc sống một gia đình. Giữa những đồ đạc cũ kỹ, cô bé Lê Thị Gia Linh, 6 tuổi, da ngăm đen rụt rè nhìn khách. Mẹ của Linh là chị Trinh tươi cười giới thiệu: “Sáng tầm 5 giờ là tôi đi bán rồi. Hôm nào không bận việc, tôi đưa cháu đi học bằng xuồng. Bữa nào mắc tay bán cho khách, tới hơn 6 giờ mới về lấy xe máy chở cháu đi mới kịp. Đến trường, dắt con đi ăn sáng xong, dẫn tới lớp rồi tôi về bán tiếp”. Hỏi: “Cháu thích sống ở đây hay lên bờ?”. Linh bẽn lẽn: “Dạ, con thích sống ở đây, tại có sông để con múc nước lên rửa chén, giặt đồ tiếp mẹ”.

Trẻ em chợ nổi Cái Răng. Ảnh: TRẦN LONG VI
Trên chiếc ghe nhỏ khác, Nguyễn Thị Kim Hân (12 tuổi) đang ngồi học bài. Hân kể trong nhà còn có chị Hai và chị Ba và Hân thương chị Ba nhiều hơn. Hỏi: “Tại sao thương chị Ba nhiều hơn?”. Hân chống cằm: “Chị Ba thương em nhất nhà, hồi đó chị Ba đang học lớp 9 rồi phải thôi học để ở nhà giữ em cho cha mẹ đi bán. Sau này chị Ba đi lấy chồng xa, rất ít về thăm em”. “Em có muốn nói điều gì với chị Ba không?”. Đôi mắt Hân chớp mạnh: “Thiệt ra có một câu này, rất nhiều năm rồi mà em chưa dám nói cho chị nghe: Chị Ba ơi! Em thương chị nhiều lắm”.
Trên sàn gỗ của một chiếc ghe khá lớn có đám trẻ ngồi chơi, trong đó có chú bé nước da trắng trẻo, dáng lanh lẹ tinh nghịch. Nhóm trẻ cho biết đó là Huỳnh Toàn Thắng, 3 tuổi, ước mơ lớn lên làm lính cứu hỏa. Ước mơ của Thắng lộ ra mấy hôm trước, khi bên kia sông có chiếc sà lan bị cháy, Thắng đứng bên này nhìn mấy chú lính cứu hỏa, liền kéo áo chị: “Hai ơi, mai mốt lớn lên, em muốn làm lính cứu hỏa”. Chị Hai: “Chi vậy?”. Thắng trả lời: “Để khi nào có cháy nhà, em xịt nước chữa cháy, với đi làm kiếm tiền cho ba mẹ”. Chị Hai gật đầu: “Ừa, muốn làm lính cứu hỏa thì phải ráng học cho giỏi nghen”. Bây giờ, Thắng hay mặc quần màu đỏ để giữ mơ ước vì tính cậu bé dễ quên. Mẹ của Thắng kể về cái tính hay quên “ngộ lắm” của Thắng: “Cái gì dặn nó mới làm, không dặn thì không làm. Có hôm tôi đi làm nhưng quên bảo nó ngủ trưa, đến lúc chị Hai kêu đi ngủ, nó nói mẹ đâu có dặn em ngủ đâu. Vậy nên lúc nào trước khi đi làm, tôi cũng kêu nó lại để dặn chuyện”.
Ở chợ nổi, đã có vài bạn trẻ thi đậu vào trường cao đẳng, đại học, trong đó có con của chị Đặng Thị Trang. Nói về con, chị Trang rạng rỡ khuôn mặt sạm nắng gió: “Có vất vả đến đâu, vợ chồng tui cũng không than vãn nửa lời, miễn sao con mình có cái chữ, không thua thiệt với người ta là được. Mà cháu Hương nhà tôi cũng giỏi lắm, cháu là đứa đầu tiên ở chợ nổi này vào học cao đẳng”.
Nỗ lực bảo tồn
Theo khảo sát của Viện Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ: Ở chợ nổi đa phần vợ chồng cùng buôn bán. Trình độ học vấn đến cấp 2 chiếm 51,7%, kế đến cấp 1 chiếm 44,2%, chỉ 0,8% học từ lớp 10 trở lên, còn lại mù chữ.
Nhu cầu của dân chợ nổi muốn được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp tàu thuyền, phương tiện kinh doanh là lớn nhất, chiếm đến 67,5%; kế đến là cần hỗ trợ vốn, chiếm 55,8%; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chiếm 42,5%. Trong lúc đó, hầu hết người dân mưu sinh trên chợ nổi chưa thấy sự cần thiết để nâng cao kỹ năng thu hút khách du lịch. Cụ thể, 83,3% chưa thấy cần hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, kiến thức về du lịch; 89,2% chưa thấy cần hỗ trợ tư liệu về chợ nổi.
Từ đó, dù chợ nổi Cái Răng có lợi thế hơn hẳn các chợ nổi khác ở ĐBSCL và cả các điểm du lịch khác ở thành phố Cần Thơ, nhưng vẫn chiếm tới 42,5% du khách trong nước và 55% du khách nước ngoài không chắc chắn trở lại. Các yếu tố khiến du khách chưa hài lòng gồm cảnh quan hai bên bờ sông còn bát nháo; dịch vụ thấp, chưa an toàn kinh doanh trên sông và đặc biệt kém an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để khắc phục, thành phố Cần Thơ vừa thông qua đề án bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng thành đầu mối trung chuyển hàng nông sản của vùng, trên bến dưới thuyền. Trong đó, chú trọng bảo tồn nét đặc trưng về văn hóa vùng sông nước, phát triển du lịch sông nước kết hợp với du lịch sinh thái. Phương án “kết hợp giữa nguyên trạng và có can thiệp sắp xếp điều chỉnh” tốn chừng 63 tỷ đồng; trong đó, ngân sách hơn 13 tỷ đồng, còn lại kêu gọi xã hội hóa, thực hiện từ nay đến năm 2020.
Cùng lúc, có 9 sinh viên do Trần Long Vi điều hành, chủ động thực hiện dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng - thành phố Cần Thơ”. Dự án đang hy vọng thu hút được nguồn lực trong và ngoài nước để cải thiện cuộc sống người dân. Sinh viên  Trần Long Vi nói: “Với niềm tin văn hóa là sức mạnh, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự tự hào của người dân về cuộc sống của họ và sự thấu hiểu của các bên liên quan, để cùng cải thiện cuộc sống cho dân chợ nổi”.
Nhu cầu của người dân mưu sinh trên chợ nổi cũng giản dị, cần sự bình yên, đủ ăn đủ mặc và có loại hình nghệ thuật đặc sắc như đờn ca tài tử ngọt ngào, bồng bềnh “nổi” cùng con nước lớn ròng mà chẳng trôi mất đi đâu.
SÁU NGHỆ - HÒA HỘI
- See more at: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2016/6/425040/#sthash.KPtMbQ1S.dpuf

Gồng mình mưu sinh giữa nắng nóng

Thứ Tư, 11/05/2016 17:07  | Nguyễn Tuấn
|
(CAO) Giữa Sài Gòn trời nắng nóng như đổ lửa, bóng dáng những người lao động nghèo vẫn quần quật mưu sinh. Với họ, tiền công lao động quan trọng hơn chuyện lo sợ tia cực tím trong ánh nắng có thể gây ung thư.
    Chỉ lo ngất xỉu vì say nắng
    Mới 9 giờ sáng, mặt trời như đứng bóng, không một cơn gió mát. Trên mặt đường nhựa, hơi nóng bốc lên phừng phực. Bà Lê Thị Cam (71 tuổi, quê Vũng Tàu) mặt mày hốc hác, đứng lặng im bên bóng cây. Gần hai chục năm nay, bà chọn con đường Phạm Văn Đồng, đoạn qua địa bàn quận Thủ Đức làm nơi bán vé số.

    Bà Cam nói: "Đứng dưới bóng cây vẫn cảm thấy nóng bức"
    “Nhiều năm ở Sài Gòn, năm nay tôi mới thấy trời nắng nóng, oi bức như muốn vắt kiệt sức người ta” bà Cam than thở.
    Nắng nên người đi trên đường thưa vắng hơn. Người ta muốn về nhà hoặc đến nơi làm việc sớm hơn để trốn nắng. Nắng quá nên người ta cũng ngại dừng xe mua giùm bà Cam tấm vé số. Vậy là, khác với mọi ngày, bà Cam phải di chuyển chiếc xe cùng bọc vé số đi hết nẻo đường này đến đoạn đường khác. Hai tay bà vẫy vẫy gọi mời khách mua.

    Bất chấp cái nắng, người lao động vẫn bươn chải kiếm sống ngoài đường
    Bà Cam tâm sự: “Sáng ra khỏi nhà trọ là chuẩn bị trong chiếc giỏ chai nước to, giờ chưa đến trưa mà uống hết rồi, khát quá. Ở Sài Gòn, mùa mưa thì mát mẻ nhưng lo cây gãy đổ, nghề mình lại hay chọn gốc cây làm nơi bán mua. Còn mùa nóng thế này thì sợ tuổi già sức yếu, cày mặt giữa đường rồi say nắng, ngã lăn ra. Xe cộ lại đông đúc như châu chấu, sống chết mong manh”.
    Rơi từ cao trình vì nắng
    Những ngày này, có đi lại trên đường lúc giữa trưa mới cảm nhận rõ cái nắng khó chịu đến mức nào. Nắng mà không có gió, nắng kèm theo cái bụi cùng khói xe cộ đông nghịt. Lại cầu mong một mùa mưa đến thật sớm!
    Người đi đường cũng khôn khéo “ngụy trạng” cho mình đủ kiểu, nào áo, váy chống nắng, kín mát, kem thoa da chống tia cực tím… Nhưng đâu đó bên các công trình cao, người dân lao động nghèo ở tứ xứ vẫn cởi… trần trùng trục, xây dựng cho thành phố cao đẹp lên.

    Cơn say nắng là nỗi ám ảnh với thợ hồ, thợ khoan cắt bê tông ở công trình
    Lam (19 tuổi, quê Bến Tre) làm công nhân xây dựng ở Linh Xuân (quận Thủ Đức) vẫn cười tươi bên những giọt mồ hôi đang chảy ròng. Lam nói “nắng đen da thôi, công việc thì vẫn phải làm, chỉ sợ không có đủ nước đá mà uống cho đã khát”.
    Cũng như bao thanh niên khác ở miền quê nghèo, Lam lên thành phố, xin làm công trình, cuối tháng gửi tiền về quê cho ba mẹ. Đợi có ít vốn sẽ kiếm nghề đỡ vất vả hơn, Lam hy vọng thế. Lam cho biết, một ngày làm tiền công 150.000 đồng, chưa kể ăn uống. Mấy hôm nay, trời nắng quá nên chủ thầu hối thúc làm việc năng suất, cuối tuần thưởng mỗi người dăm ba chục ngàn động viên.

    Thời tiết khắc nghiệt, chủ thầu thường thưởng chút tiền nhỏ cho người lao động
    Làm nghề xây dựng, cheo leo giữa giàn giáo, chênh vênh bên cao trình. Cái lo sợ lớn nhất đối với Lam và những bạn nghề vẫn là cơn say nắng bất chợt. “Đã có vụ một thợ xây đang trét vữa thì say nắng, rơi tự do trên cao xuống đất. May rơi trúng giàn giáo rồi lăn xuống đất, không thì cũng vong mạng rồi” Lam kể.

    Trẻ em nghèo phải mưu sinh... trên ngọn thốt nốt

    Thứ Sáu, 09/10/2015 06:29  | Von Thạch
    |
    (CAO) Đứng dưới mặt đất ngước lên cây thốt nốt cao từ 10-15 mét không ai nghĩ rằng một đứa trẻ mới học hết lớp 3 có thể trèo lên tới độ cao đó mà không có bất cứ một dụng cụ bảo hộ an toàn nào.
    Nguy hiểm nhưng đây lại chính là công việc “thời vụ” của em Thạch Nô (14 tuổi, dân tộc Khmer ở ấp Cần Thay, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Em được mướn trèo để chặt tàu thốt nốt bán cho thương lái mua làm chuồng dơi.
    Xem clip:
    Cheo leo trên ngọn cây
    Dụng cụ duy nhất để “hỗ trợ” cho em Nô leo tới ngọn cây thốt nốt cao “ngất trời” kia là cái một thang bằng tre gai già. Em không có đeo một vật dụng bảo hộ an toàn nào khác ngoài sự dẻo dai, gan dạ và sức khỏe của một đứa trẻ mới học hết lớp 3.

    Mỗi cây thốt nốt cao từ 10-15 mét, em Nô cho biết trong 2 ngày em đã leo lên khoảng 30-40 cây thốt nốt như thế này
    Anh Thạch Mưng (45 tuổi, dân tộc Khmer ở ấp Trà Mòn, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: "Công việc chặt tàu thốt nốt diễn ra theo thời vụ, phụ thuộc vào mối mang quen biết lâu năm. Khi nào người ta cần mua tàu thốt nốt thì anh xin nghỉ công việc bốc vác vài ngày. Tàu thốt nốt được bán lại cho khách hàng ở Trà Vinh, Bến Tre xuống thu mua tại bến sông".
    Lựa những cây tre chắc chắn, dài, thẳng sau đó cắt nhánh tre để chừa phần sát thân ra khoảng nửa gang tay (10cm). Những nhánh mọc so le nhau dôi ra tạo thành các “bậc thang” giúp em leo lên ngọn thốt nốt đỡ mệt hơn.
    Cây thang được người chủ dựng nghiêng với thân cây thốt nốt. Phần gốc của cây thang thì lớn và nhỏ dần xuống phần ngọn tre vì thế khi càng lên cao thì cây thang càng đu đưa “nhịp nhàng” theo từng bước chân của cậu bé khiến người xem một phen thót tim. Sau những lần leo xuống tới mặt đất mồ hôi nhễ nhãi em nói: “Không có sợ, không hồi hộp gì cả, có cây thang này leo đỡ mệt hơn leo bằng tay chân không”.

    Từng bước chân của cậu bé khiến người xem một phen thót tim
    Leo lên gần tới phần tàu lá thì em lại dùng sợi dây thốt nốt cột cây thang vào thân cây thốt nốt cho “chắc ăn” hơn. Tiếp đó dùng con dao tuốt bỏ hai hàng gai sắc nhọn để khi đu lên tàu lá không bị đứt tay và chặt tàu rớt xuống. Hành trình của công việc nguy hiểm đối với một đứa trẻ chưa đủ tuổi lao động cứ lặp đi lặp lại như vậy đối với hàng chục cây thốt nốt còn lại.
    Chủ - tớ đều nghèo
    Em Thạch Nô là con út trong gia đình 6 người. Mặc dù đã 14 tuổi nhưng trông em nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng lứa.
    Sau khi học hết lớp 3 thì Nô nghỉ học. Hiện tại em đang sống với người cha tên Thạch Pha Rum nghiện rượu, không nghề nghiệp trong căn nhà cấp 4 được nhà nước hỗ trợ cấp cho nhiều năm trước đến nay đã xuống cấp, gạch lót lởm chởm.

    Em Thạch Nô là con út trong gia đình 6 người
    Ông Thạch Thil, Trưởng ấp Cần Thay cho biết: “Hộ gia đình ông Thạch Pha Rum gặp khó khăn về kinh tế từ trước tới nay, tuổi ngày càng lớn không nghề nghiệp, không có đất ruộng vườn canh tác sản xuất, cuộc sống chủ yếu dựa vào các con đi làm mướn. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm, giúp đỡ xét gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, hỗ trợ vốn…”.
    Sau hai ngày chặt tàu thốt nốt em được người chủ em được trả tiền công là 150.000 đồng. Đây là số tiền mà em phải đánh đổi bằng sự nguy hiểm tính mạng của bản thân trèo lên những cây thốt nốt cao chót vót ở ngoài ruộng. Trong khi đó em vẫn hồn nhiên nghĩ rằng nếu té rơi xuống ruộng đất mềm không sao.
    Em chia sẻ việc trèo cây khổ nhất là gặp phải bầy ong làm tổ ở trên đó. “Hôm nay em cũng bị ong chích hai đốt nhưng không sao, sợ nhất là loài ong làm tổ dài trên cây”, em Nô nói.
    Anh Thạch Mưng, cách nhà em Nô một cánh đồng, cho biết: “Bình thường anh mướn anh của nó, nhưng hôm nay anh nó đi làm đất gạch nên thấy nó ở nhà anh mới mướn nó. Cha mẹ nó cũng dặn anh trông chừng nó giùm nên khi thấy cây nào khó leo quá thì anh cũng không dám để cho nó trèo đâu”.
    Anh Mưng cũng là một trong những hộ dân nghèo, gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu trước hục sao. Thường ngày, anh đi làm bốc vác vật liệu xây dựng cho một doanh nghiệp ở xã Trà Côn, huyện Trà Ôn. Do không có ruộng vườn, quanh năm suốt tháng anh Mưng cũng chỉ biết đi làm mướn làm thuê kiếm tiền nuôi vợ và đứa con gái đang học lớp 4.
    Ở Việt Nam cây thốt nốt có nhiều ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhưng ít ai biết rằng ở xã Tây Mỹ, huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long cũng có cây thốt nốt nhiều nhất nhì miền Tây.
    Cây thốt nốt thường được trồng men theo bờ ruộng, chịu được khô hạn…
    Cây thốt nốt có nhiều lợi ích như: trái để ăn, nước thốt nốt là thức uống rất ngon và là nguyên liệu để chế biến đường thốt nốt đặc sản ở An Giang. Riêng lá của nó thì được chặt lúc vừa già để làm tổ nuôi dơi.

    Người mẹ không tay mong có chân giả để mưu sinh

    Thứ Bảy, 08/08/2015 11:47  | Hòa Khánh – Thị Phấn

    (CAO) 10 tuổi, cô Vĩnh mất đi đôi tay trong một vụ hỏa hoạn, rồi khi ở cái tuổi xấp xỉ lục tuần cô lại mất đi một chân vì phát hiện ung thư tế bào gai.
      Những ngày đầu tháng 8-2015, giữa thời tiết nắng xứ Huế, cách Thành Phố Huế khoảng 20km, chúng tôi men theo con đường xóm nhỏ vào thôn Tân Lập (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế) để tìm đến ngôi nhà nhỏ của mẹ con cô Phan Thị Vĩnh (58 tuổi).
      Lúc mới gặp cô Vĩnh chúng tôi không khỏi xúc động vì nhận ra rằng cô đã phải trãi qua không biết bao nhiêu cuộc phẫu thuật. Những vết thương sau những lần phẩu thuật vẫn còn hiện hữu trên thân thể gầy gò mỏng manh của cô.

      Hai mẹ con cô Vĩnh
      Trò chuyện với chúng tôi Cô Vĩnh chia sẻ, năm 10 tuổi, một vụ hỏa hoạn đã cướp đi hình hài vốn bình thường của cô, cướp đi đôi bàn tay của cô khiến cho cuộc sống mưu sinh của cô từ đó gặp nhiều khó khăn.
      Tưởng chừng ông trời còn thương cho số phận nghiệt ngã khi mang đến cho cô một người chồng biết cảm thông; nhưng bất hạnh ập đến, khi con trai đầu lòng của cô được mấy tháng tuổi thì người đã chồng quay lưng bỏ mặt hai mẹ con cô ra đi và đến nay không có một tin tức gì.
      Cô Vĩnh muốn buông xuôi cho số phận của mình nhưng vì thương đứa con còn nhỏ nên cô cố gắng vượt lên số phận. Hằng ngày cô bán hàng rong trên bãi biển Thuận An để nuôi dậy đứa con của mình được khôn lớn và trưởng thành. Nguyễn Cư (con trai cô Vĩnh) hiện là sinh viên tại trường ĐH Khoa Học Huế.
      Bất hạnh dường như không buông tha, tháng 4-2014 vừa qua, cô Vĩnh phải tiến hành cuộc phẩu thuật cắt bỏ một bên chân khi biết được mình mang trong người căn bệnh ung thư tế bào gai. Từ đây cô biết mình hoàn toàn mất đi khả năng lao động.
      Đáng thương cho cậu con trai tuy đã trưởng thành, nhiều lúc mong muốn tìm một công việc phụ giúp cho cuộc sống áo cơm của hai mẹ con, nhưng vì thương cho người mẹ không những mất đi khả năng lao động mà ngay cả khả năng sinh hoạt cũng không thể, buộc Cư gác bỏ mọi mong muốn của mình lúc này chuyên tâm chăm sóc mẹ.
      Cuộc sống của mẹ con cô chỉ phụ thuộc vào khoảng tiền eo hẹp 270 ngàn đồng dành cho hộ nghèo.
      Cô Vĩnh chia sẻ, mong có được chiếc chân giả để có thể thuận tiện cho việc sinh hoạt và từ đó mở được gian hàng nhỏ nhằm mang lại thu nhập giúp mẹ con cô qua ngày.
      Rất mong tấm lòng của các nhà hảo tâm sẽ hướng đến hai mẹ con cô, để phần nào giúp đỡ cô Vĩnh sớm chạm đến ước nguyện nhỏ bé của mình.
      Mọi sự giúp đỡ xin liên lạc về cô Phan Thị Vĩnh (thôn Tân Lập thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế).

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH