SINH NGHỀ TỬ NGHIỆP 5
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ bùn đất và xi măng lên. Nhưng trong lần đầu tiên, dây trói quanh cổ Burrus quá chặt, khiến ông không thể thoát ra và phải thực hiện lại tiết mục. Đến lần thứ 2, áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến ông bị ngạt thở và thiệt mạng.
Những điều cần biết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
20/07/2015 12:00 GMT+7
Bị
tai nạn trên tuyến đường đi làm hay trong giờ nghỉ trưa mà suy giảm khả
năng lao động từ 5%, người lao động vẫn được bồi thường hoặc trợ cấp
tương ứng với quy định của pháp luật.
Dưới đây là những điều người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Xác định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Luật quy định, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động được xác định trong các trường hợp sau: Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn.
Còn bệnh nghề nghiệp được xác định khi người lao động làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
Quyền của người lao động
Khi bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi như: nếu tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật BHXH. Chế độ này bao gồm được trợ cấp 1 lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5-30%; trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Nếu người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, sau thời gian chữa trị thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5-10 ngày. Trong những ngày này, người lao động được hưởng trợ cấp một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung
Nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH thì người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật BHXH.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.
D.Minh(tổng hợp)
Dưới đây là những điều người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Xác định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Luật quy định, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động được xác định trong các trường hợp sau: Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn.
Còn bệnh nghề nghiệp được xác định khi người lao động làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
Quyền của người lao động
Khi bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi như: nếu tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật BHXH. Chế độ này bao gồm được trợ cấp 1 lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5-30%; trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Nếu người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, sau thời gian chữa trị thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5-10 ngày. Trong những ngày này, người lao động được hưởng trợ cấp một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung
Nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH thì người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật BHXH.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.
D.Minh(tổng hợp)
Mỗi năm có 2,2 triệu người chết do tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp
Số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết mỗi
năm trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết do tai nạn lao động
hay do mắc các bệnh nghề nghiệp.
Các chuyên gia của ILO cho rằng số liệu này chưa phản
ánh hết thực trạng về số người tử vong do tai nạn lao động hay mắc bệnh
nghề nghiệp trên thế giới, bởi họ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình
thống kê, sưu tập số liệu ở các nước.
Hàng năm, Liên minh Châu Âu (EU) có khoảng 120.000 người thiệt mạng do các nguyên nhân về lao động.
Nhìn tổng thể, các bệnh nghề nghiệp thường là nguyên
nhân chính dẫn đến các trường hợp tử vong ở các nước phát triển. Ngược
lại, số vụ tai nạn lao động trong các ngành khai thác mỏ, xây dựng, nông
nghiệp... gây thiệt hại về người, lại phổ biến ở các nước đang phát
triển.
Theo đánh giá của ILO, từ nhiều năm qua, số vụ tai nạn
lao động gây chết người tăng đều đặn hàng năm, nhất là ở một số nước
châu Á đang có sự phát triển nhanh chóng, trước sức ép cạnh tranh quốc
tế.
Mỗi năm có khoảng 440.000 người chết do các chất độc nguy hiểm gây ra trong quá trình lao động.
ILO cũng đưa ra cảnh báo về sự xuất hiện của các nhân
tố mới nảy sinh dẫn đến tử vong trong lao động như các yếu tố về tâm lý,
bạo lực, hậu quả của việc uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma túy, căng
thẳng thần kinh...
Theo TTXVN
|
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất
lịch sử thế giới là những màn biểu diễn không gặp may của một số nhà ảo
thuật xuất sắc nhất thế giới. Dưới đây là danh sách một vài nhà ảo thuật
không đủ may mắn để cứu mình, cứu bạn diễn ra khỏi nguy hiểm.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Genesta và chiếc bình đựng sữa
Thoát khỏi bình nước là một trong những
màn biểu diễn ảo thuật kinh điển của làng ảo thuật thế giới. Ngay thời
điểm đó, tiết mục này đã mang đến rất nhiều cảm xúc cho khán giả. Tuy
nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều ảo thuật gia phải bỏ mạng vì nó. Và nạn
nhân xấu số nhất chính là nhà ảo thuật Royden Genesta – ông bỏ mạng vì
màn trình diễn này năm 1930.
Để trình diễn tiết mục này, các ảo thuật
gia sẽ bị nhốt trong một chiếc bình được khóa nắp, chứa đầy nước hoặc
sữa. Họ chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thoát ra.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Chiếc bình nhôm – đạo cụ trong tiết mục ảo thuật kinh điển cuối cùng kết thúc cuộc đời Genesta
Mấu chốt của tiết mục nằm ở chỗ phần cổ
bình có thể tháo rời được, vì vậy các ổ khóa trên miệng bình sẽ có đôi
chút khác biệt so với ổ khóa thường. Tuy nhiên, Genesta không biết rằng
lẫy của khóa đã bị gãy trong quá trình vận chuyển, khiến cổ bình bị cố
định, không thể tháo rời.
Hiển nhiên Genesta đã không thể thoát
ra. Dù đã được cấp cứu và hồi tỉnh, nhưng tình trạng ngộp nước quá lâu
đã khiến ông qua đời chỉ trong một thời gian ngắn.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Joe Burrus và màn trình diễn “chôn vùi cùng xi măng”
Joe Burrus là một nhà ảo thuật có nhiều tham vọng. Ông đã lên kế hoạch hoàn hảo để trở thành một nhà ảo thuật vĩ đại nhất. Ông “mạnh dạn” so sánh mình với người thuật sĩ và diễn viên đóng thế nổi tiếng Harry Houdini. Mặc dù có quyết tâm lớn, nhưng thật không may cuộc đời ông đã đặt dấu chấm hết trong một đêm biểu diễn với màn ảo thuật mạo hiểm.10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Tham vọng có phần mù quáng chính là một lý do khiến Joe Burus bỏ mạng trong chính màn biểu diễn của mình
Năm 1990, để tăng tính giật gân cho khán giả, Joe Burrus đã chuẩn bị một màn trình diễn đặc biệt vào đêm Halloween tại trung tâm giải trí Blackbeard’s Family Fun, California. Theo kế hoạch, Joe sẽ bị trói trong một chiếc quan tài bằng kính, rồi bị vùi lấp bởi 9 tấn bùn đất và xi măng. Tuy nhiên màn trình diễn đã không như mong mong đợi. Burrus không tính trọng lượng nặng nề của các bụi bẩn và ẩm ướt bê tông sẽ được đổ vào quan tài nhựa của mình. Thêm vào đó, ông chỉ thử nghiệm sức mạnh của chiếc quan tài bằng cách nhảy vào nó và trọng lượng của mình là gì so với bảy tấn đất và bê tông ướt.Sau khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ bùn đất và xi măng lên. Nhưng trong lần đầu tiên, dây trói quanh cổ Burrus quá chặt, khiến ông không thể thoát ra và phải thực hiện lại tiết mục. Đến lần thứ 2, áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến ông bị ngạt thở và thiệt mạng.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Balabrega và những con bướm đêm bốc cháy
Balabrega (1857-1900), sinh ra Johan
Moller Helsingborg ở Thụy Điển, thực hiện tại các buổi tiệc tối và giải
trí của xã hội Thụy Điển khác nhau ở Brooklyn, New York, và bắt đầu một
tour du lịch của Nam Mỹ. Tuy nhiên, cuộc đời nhà ảo thuật tài năng này
lại kết thúc trên sân khấu vào 12/6/1900 sau khi có được giấy phép biểu
diễn tiết mục này, Balabrega đã thực hiện tour diễn tại Brazil. Đây
chính là show diễn cuối cùng của ông và cũng được xem là một trong những
tai nạn ảo thuật thảm khốc nhất thế giới.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Một bất cẩn trong khâu chuẩn bị đã khiến tiết mục “bướm đêm bốc cháy” trở thành tai nạn ảo thuật kinh hãi nhất thế giới và cướp đi sinh mạng của 7 con người
Theo đó, nhà ảo thuật người Thụy Điển đã
bị mê hoặc bởi tiết mục công phu và nguy hiểm đó là “bướm đêm bốc
cháy”. Theo đúng như kịch bản, màn biểu diễn được ông thực hiện cũng 6
trợ lý. Họ sẽ hóa trnag giống những con bướm rồi tự châm lửa và biến
thành cánh bướm bập bùng trên sân khấu. Nguyên do là bởi nhà hát chưa
kịp chuẩn bị xăng, nên Balabrega đã sử dụng acetylene – một hợp chất hữu
cơ rất dễ bắt lửa. Chất này đã bắt lửa và phát nổ ngay trong quá trình
chuẩn bị biểu diễn, khiến ảo thuật gia cùng 6 trợ lý bị thổi tung thành
từng mảnh.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: George Lalonde và rủi ro đến từ… khán giả
Mọi khán giả trên thế giới khi xem các
tiết mục ảo thuật trên sân khấu đều tin rằng đây là những tiết mục được
dàn dựng để che mắt khán giả và kích thích sự tò mò của người xem. Nhưng
riêng Henry thì không tin điều đó. Chính vị khán giả có 1-0-2 này đã
biến ảo thuật gia George Lalonde trở thành nhà ảo thuật đen đủi nhất thế
giới khi đã trình diễn một màn ảo thuật này trước thanh niên quá
“nghiêm túc”.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Màn ảo thuật cưa người kinh điển
Năm 1993, tại Montréal, Canada, Henry
Howard đã lao lên sân khấu, rút lấy một thanh gươm và đâm thẳng vào cổ
Lalonde khi ông đang trình diễn tiết mục “cưa người”. Nhà ảo thuật may
mắn sống sót, còn Henry thì phải giải thích với cảnh sát là anh đã không
thể chịu được khi thấy cảnh một người phụ nữ yếu đuối bị xẻ làm đôi.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Ảo thuật gia Charles Rowen và màn trình diễn cho xe lao qua người
Nhà ảo thuật Charles Rowen hay còn có nghệ danh là “Karr Magician” hoặc “Karr bí ẩn” là nhà ảo thuật gốc Nam Phi.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Nhà ảo thuật Charles Rowen
Vào năm 1930, trong một trình diễn màn
ảo thuật cho xe chạy qua người, Charles đã không may gặp tai nạn. Được
biết, chiếc xe hơi sẽ lao đi với tốc độ khoảng 72km/h và lấy đà khoảng
200m trước khi lăn qua người ông.
Tuy nhiên, do vài sự cố ngoài ý muốn, chiếc xe đã dừng lại lâu hơn
trên người ông khiến ông tử vong. Khi thấy ông nằm bất động trên sàn
biểu diễn, nhiều người hồi hộp sẽ đón chờ màn trình diễn tiếp theo.
Nhưng thật đáng tiếc, nhà ảo thuật người Nam Phi này đã tắt thở ngay sau
đó.10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Công chúa Tenko và màn trình diễn với những thanh gươm
Nữ ảo thuật gia Princess Tenko tên thật
là Mariko Itakura, sinh ngày 29-6-1959. Bà là một ảo thuật gia đồng thời
cũng là một ca sĩ nhạc pop. Năm 1994, Princess Tenko lần đầu xuất hiện
tại Radio City Music Hall sau đó nhanh chóng nổi tiếng trên toàn thế
giới. Thậm chí, bà còn trở thành cảm hứng cho một bộ phim hoạt hình và
mộ dòng búp bê thời trang tại Mỹ.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Công chúa Tenko và màn trình diễn với những thanh gươm
Tuy nhiên, bà lại là một trong số những
ảo thuật gia nổi tiếng gặp tai nạn nghề nghiệp trong cuộc đời làm ảo
thuật. Trong màn biểu diễn chủ đạo của Tenko là với những thanh gươm. Cô
chui vào một chiếc hộp, sau đó sẽ phải tìm cách thoát ra khi người trợ
giúp cắm 10 thanh gươm xuyên qua đó. Tuy nhiên, tiết mục đã thất bại
trong một show diễn năm 2007, tại thành phố Sabae, Nhật Bản. Cô đã không
thể thoát ra kịp và bị những thanh gươm sắc nhọn đâm gãy một vài chiếc
xương sườn, đồng thời khiến gò má bị tổn thương.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Ảo thuật gia DeLinksy không may mắn trong màn ảo thuật bắn đạn
Màn ảo thuật với súng luôn là tiết mục
được yêu thích và săn đón nhiều nhất ở thế kỷ 19. Tiết mục đòi hỏi ảo
thuật gia phải giả vờ rằng mình đã bị trúng đạn hoặc đã kịp tóm được
viên đạn. Trò ảo thuật này về nguyên tắc là không hề dùng tới đạn thật,
nhưng thực tế vẫn có nhiều ảo thuật gia gặp tai nạn nguy hiểm trong khi
biểu diễn.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Một viên đạn bỏ sót sau những lần biểu diễn trước đã cướp đi mạng sống của nhà ảo thuật tài năng DeLinsky
Những khẩu súng được sử dụng trong biểu
diễn đều không được nạp đạn. Tuy nhiên, có một lần, cặp vợ chồng ảo
thuật gia người Ba Lan – DeLinsky – được mời tới trình diễn cho Hoàng tử
Đức xem hồi tháng 11/1820. Trong màn biểu diễn này, bà DeLinsky sẽ giả
vờ đương đầu với 6 người đàn ông và đều tóm được những viên đạn do 6
người đàn ông này bắn ra.
6 người lính đã được mời tham gia tiết
mục, họ được yêu cầu sử dụng súng không nạp đạn. Tuy vậy, một người lính
đã không thực hiện như yêu cầu và đã bắn một viên đạn về phía ảo thuật
gia. Kết quả là bà DeLinksy đã phải từ giã sự nghiệp đang rực rỡ của
mình ngay trong buổi biểu diễn này.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Ảo thuật gia Jeff Rayburn Hooper và màn biểu diễn còng tay rồi nhảy xuống hồ nước
Ngày 7/7/1984, ảo thuật gia 23 tuổi Jeff
Rayburn Hooper (người Mỹ) tổ chức họp báo về màn biểu diễn nguy hiểm mà
anh sắp thực hiện trong ngày hôm đó. Hooper sẽ để người ta còng tay
mình, ném anh xuống hồ nước, sau đó, Hooper sẽ tự giải thoát được chính
mình. Trước khi biểu diễn chính thức, Hooper đã luyện tập nhiều lần và
đều thành công. Lần này, Hooper lựa chọn hồ Winona, bang Indiana (Mỹ)
làm điểm biểu diễn của mình
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Hooper đã chết vì chính màn biểu diễn mình đã tập thành thạo nhiều trước đó
Anh để tay bị còng lại rồi nhảy xuống hồ
Winona, bang Indiana, Mỹ. Sau đó, Hooper bơi ra xa bờ, anh nhận ra lần
này, mình không thể tự giải thoát cánh tay khỏi chiếc còng nên đã cố kêu
cứu để những người trợ giúp trên bờ biết.
Nhưng vì sóng cao và gió mạnh nên Hooper không thể bơi gần hơn về
phía bờ và những người trợ giúp cũng không dễ dàng xác định được vị trí
của Hooper. Khi họ tìm được tới nơi, Hooper đã qua đời vì bị ngạt nước ở
độ sâu 1,6m.10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Ảo thuật gia Houdini qua đời vì một cú đấm
Một lần, khi ảo thuật gia lừng danh
người Mỹ Houdini đang ngồi nghỉ bên trong cánh gà sau khi kết thúc một
buổi biểu diễn, có một nam sinh viên bất ngờ bước vào phòng nghỉ của
ông. Người thanh niên này hỏi Houdini rằng người vẫn nói ông có khả năng
chịu được bất cứ cú đấm nào có phải không.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Ảo thuật gia chết vì một cú đấm
Vừa hỏi dứt lời, nam thanh niên liền đấm
3 phát rất mạnh vào bụng Houdini. Houdini vốn đã có tiền sử bệnh đường
ruột. Những ngày sau đó, ông phải chịu rất nhiều đau đớn, bị sốt cao,
nhưng Houdini kiên quyết không đi khám mà vẫn tiếp tục lịch biểu diễn
như thường. Ngày 31/10/1926, 4 ngày sau khi “hứng đòn” của cậu thanh
niên, Houdini đã qua đời khi đang biểu diễn.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Ảo thuật gia Benjamin Rucker đột tử trên sàn diễn
Benjamin Rucker là một ảo thuật gia
người Mỹ gốc Phi nổi tiếng hồi thập niên 1920-1930. Một trong những tiết
mục “kinh điển” nhất của Rucker là ông để mình bị chôn sống, sau 3
ngày, người ta sẽ quay lại, quật mộ lên, đương nhiên, Rucker vẫn sống
khỏe mạnh. Ngay sau đó, ông sẽ bước lên sân khấu trình diễn ảo thuật
trước sự thán phục của người xem.
10 tai nạn ảo thuật rùng rợn nhất lịch sử thế giới: Nhà ảo thuật Rucker đã chết trong chính tiết mục ảo thuật chôn sống của mình
Tuy nhiên, vì luôn “giả chết” nên trong
một buổi trình diễn của mình vào tháng 4/1934, ông bất ngờ lên cơn đau
tim và qua đời ngay tại sân khấu. Không ai theo dõi buổi biểu diễn lúc
bấy giờ tin Rucker đã qua đời thật.
Trớ trêu thay, ekip làm việc với ông đã
tận dụng điều này để bán vé mời mọi người tới dự lễ tang của ông và hồi
hộp chờ xem ông sẽ hồi sinh như thế nào. Nhưng thật đáng tiếc, lần này,
Rucker đã thực sự qua đời.
Trong lịch sử, ảo thuật gia người Anh
Tommy Cooper (1921-1984) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi ông bị lên
cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, khán giả cứ ngỡ đó là một
phần đã được dàn dựng sẵn trong tiết mục.
Nhận xét
Đăng nhận xét