THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 21/b

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Mỹ: Ông bỏ cháu gái 5 tuổi trong sa mạc

03/11/2015 18:22

(NLĐO) – Một người đàn ông sống tại bang Arizona – Mỹ bị bắt khi để cháu gái 5 tuổi một mình trong sa mạc cùng với một khẩu súng.

    Hôm 2-11, ông Paul Armand Rater, 53 tuổi, bị bắt sau khi đưa khẩu súng ngắn đã lên đạn cho cháu gái 5 tuổi, bảo cháu “bắn bất cứ người nào xấu xa” rồi bỏ mặc cô bé trong sa mạc.

    Ông Paul Armand Rater. Ảnh: The Telegraph
    Ông Paul Armand Rater. Ảnh: The Telegraph

    Cảnh sát địa phương cho biết ông ta và cháu gái rời nhà ở Buckeye trên một chiếc xe bán tải vào chiều 1-11. Bốn tiếng sau đó, cô bé bị báo mất tích. Cuối cùng, cô bé được mẹ và một lính cứu hỏa tìm thấy trong sa mạc trong khi tay vẫn cầm khẩu súng.
    Cảnh sát trưởng quận Maricopa, ông Joe Arpaio, trả lời Reuters qua điện thoại: “Cô bé được dặn phải bắn người xấu. Tôi không biết làm thế nào một đứa trẻ 5 tuổi có thể phân biệt được người tốt và người xấu nhưng cô bé đã nói vậy đấy”.
    Ông ngoại vô trách nhiệm bị phát hiện tại một cửa hàng sau đó. Rater nói xe bị hư mà cháu gái lại than thở không đi bộ tiếp được nữa nên ông ta… để luôn cô bé lại sa mạc. Rater thừa nhận đã để súng lại cho cháu gái trong khi bản thân “đi mua đồ uống và một cái bánh burger”.
    Người đàn ông trên tạm thời bị “chuyển hộ khẩu” đến nhà tù ở TP Phoenix với 2 cáo buộc bạo hành và gây nguy hiểm cho trẻ em.
    Bảo Hạnh (Theo The Telegraph)

    Mỹ: Nhường nước cho con, vợ chồng chết khát ở sa mạc

    10/08/2015 09:06

    (NLĐO) – Một cặp vợ chồng người Pháp đã chết khát vì cố nhường nước cho đứa con trai 9 tuổi khi cả gia đình thực hiện một chuyến hành trình vượt sa mạc ở bang New Mexico - Mỹ hồi tuần trước.

      Đứa bé vẫn sống sót và đã an toàn trở về nhà.
      Trước đó, các nhân viên của công viên phát hiện gia đình người Pháp này khi tuần tra cách đường mòn Alkali Flat khoảng 2 km, khi nhiệt độ trong ngày lên tới gần 40 độ C.
      Đứa con trai được tìm thấy bên cạnh người bố (ông David Steiner, 42 tuổi) đã gục ngã, còn mẹ cậu (bà Ornella, 51 tuổi) được tìm thấy cách đó khoảng 2 km, nơi bà gục xuống bên bờ cát. Hai vợ chồng ông David Steiner đến từ vùng Bourgogne (Pháp), đã nhường cho cậu con trai số nước ít ỏi mà họ mang theo, cho đến khi chai nước cuối cùng cạn kiệt và họ gục ngã vì say nắng bên trong sa mạc thuộc công viên quốc gia White Sands.
      Couple: David Steiner, 42, and his wife, Ornella Steiner, 5, died during an afternoon hike across the searing New Mexico desert
      Ông David Steiner và bà Ornella Ảnh: DAILY MAIL
      Ông Benny House, cảnh sát trưởng hạt Otero thuộc bang New Mexico, cho biết: “Lý do khiến cậu bé 9 tuổi không thiệt mạng là vì cơ thể của cậu nhỏ hơn và được uống lượng nước gấp đôi bố mẹ. Lúc được chúng tôi tìm thấy, cậu bé không bị mất nước nghiêm trọng như bố mẹ mình”. T
      heo cảnh sát trưởng House, “có lẽ lúc đi được nửa đường, người mẹ mệt quá nên quyết định kêu 2 bố con tiếp tục đi, còn bà sẽ quay trở về xe. Tuy nhiên bà chỉ đi được khoảng 100 m trước khi gục ngã”. Suy đoán này hoàn toàn trùng khớp với lời kể của đứa con sau đó. Theo lời cậu, bà Ornella cảm thấy không ổn và chấn thương đầu gối trước đó đau hơn.
      Trong khi đó, ông Steiner và con trai không hề biết rằng bà Ornella đã gục xuống, và họ tiếp tục hành trình dưới cái nắng như thiêu như đốt. Đi được khoảng 600 m, người bố cũng kiệt sức vì mất nước và nắng nóng nên ngất xỉu rồi tử vong. Nhà chức trách Mỹ tin rằng cả hai vợ chồng này đều thiệt mạng vì bị sốc nhiệt và đang chờ đợi kết quả khám nghiệm pháp y để đưa ra nguyên nhân tử vong chính thức.

      http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2015/08/08/19/video-undefined-2B35E98B00000578-449_636x358.jpg
      Cậu bé có thể đã không sống sót nếu nhân viên tuần tra không tìm thấy bà mẹ gục ngã cạnh tuyến đường mòn Ảnh: KOB4
      Theo cảnh sát trưởng House, cậu bé trên có thể đã không sống sót nếu như các nhân viên tuần tra của công viên không tìm thấy bà mẹ gục ngã cạnh tuyến đường mòn. Ông nói: “Lúc đó họ muốn tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra, nên đã kiểm tra chiếc camera mà bà này đang cầm trên tay. Lúc đó họ phát hiện ra rằng bà không đi một mình”.
      Giới chức Mỹ cho rằng gia đình này đã phạm phải một sai lầm chết người khi thực hiện hành trình vượt sa mạc với 2 chai nước, mỗi chai 0,6 lít, thay vì 3,7 lít cho mỗi người như khuyến cáo của công viên White Sands. Trong khi đó, tuyến đường mòn mà họ đi lại không có cây xanh và bóng mát. Hơn nữa, du khách được khuyên không nên vượt sa mạc trong những ngày nắng nóng trên 32 độ C nếu không muốn đối mặt nguy cơ chết khát. Như vậy, ông David Steiner và bà Ornella trở thành người thứ 3 và thứ 4 tử vong tại công viên trong vòng 10 năm trở lại đây.
      H.Bình (Theo The Washington Post, CNN)

      Cuộc sống con người tại những khu vực khắc nghiệt nhất thế giới

      • 10:20 ngày 23/03/2015
      Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi, hoặc lạnh kỷ lục, khó lòng tưởng tượng con người có thể sinh sống ở những vùng đất này.
      Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngGreenland: Chỉ bờ biển hiểm trở của quốc gia này không bị phủ một lớp băng dày tới 3.000 m. Đó cũng là lý do người dân sống tập trung cạnh bờ biển. Phần cực nam của Greenland chỉ cách Bắc Cực 740 km. Người Inut ở Nam và Bắc Greenland sống nhờ săn bắt động vật lấy da, thịt (chủ yếu là gấu Bắc Cực và hải cẩu) và đánh cá. Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngPhần Đông Bắc đảo được gọi là Công viên Quốc gia, nơi chỉ có gấu Bắc Cực, hải cẩu và các loài động vật hoang dã. Ngoài các thợ săn và nhà khoa học, hiếm ai đi vào khu vực này. Ngôi làng gần nhất, Ittoqqortoormiit, có 3 tháng mặt trời không lặn vào mùa hè, và từ giữa tháng 11 tới giữa tháng 1 không có ánh sáng mặt trời.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngVùng Changtang, Tây Tạng: Mùa hè ngắn, gió Bắc Cực và lượng mưa lớn (chủ yếu là mưa đá) khiến điều kiện sống ở khu vực này của cao nguyên Tây Tạng rất khó khăn. Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngChỉ có vài nghìn người Changpa sống tại đây theo kiểu bán du mục, chăn thả gia súc. Tuy nhiên, các đồng cỏ ở Changtang và khắp Tây Tạng đang chết dần do chăn thả quá mức và thay đổi khí hậu, khiến cuộc sống của người Changpa ngày càng khó khăn hơn.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngLưu vực Sistan, Afghanistan: Khu vực nằm ở biên giới phía nam của Afghanistan là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới, và những thay đổi gần đây càng khiến tình hình trầm trọng hơn. Thật khó tin nhưng lưu vực Sistan từng có đầm lầy Hamoun, một ốc đảo rộng 2.000 km2 do sông Helmand tạo thành. Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngĐầm lầy là nguồn sống của động vật hoang và con người, cho tới khi biến mất dần vào thập niên 1990, do hàng thập kỷ đắp đập và dẫn nước tưới tiêu, kết hợp với một trận hạn hán lịch sử. Lượng mưa của khu vực này đã giảm 78% và đầm lầy đã biến thành hoang mạc. Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngSiberia: Siberia nằm ở phía bắc châu Á, trải rộng từ rặng Ural ở phía tây tới Bắc Băng Dương ở phía bắc và Thái Bình Dương ở phía đông. Ở đây, nhiệt độ có thể lên tới hơn 38 độ C vào mùa hè và giảm xuống dưới -10 độ C vào mùa đông. Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngThị trấn Oymyakon của Siberia là ngôi làng lạnh nhất có người sinh sống trên trái đất, với nhiệt độ lạnh kỷ lục là -67,7 độ C vào năm 1933.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngOutback, Australia: Đây là nơi có nhiều loài động vật hoang dã, không thân thiện với con người, như nhện, rắn và cá sấu. Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi khiến số người sinh sống ở đây rất ít. Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngDù Outback là vùng có Inland Taipan - loài rắn độc nhất thế giới và cá sấu nước mặn, mối nguy lớn nhất là từ cái nóng. Ở Alice Springs, nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 45 độ C. Với khí hậu này, việc hỏng xe có thế khiến bạn mất mạng. Do đó du khách được khuyên đem theo phụ tùng dự phòng, radio và thật nhiều nước.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngSa mạc Sahara: Với lượng mưa chưa tới 7,6 cm/năm, sa mạc Sahara là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới. Nhiệt độ mùa hè thường xuyên lên tới 50 độ C, với kỷ lục là 58 độ C ở thị trấn El Azizia, Libya.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngRất ít người sinh sống ở sa mạc Sahara. Các bộ lạc như Tuareg sống ở rìa Sahara nhờ buôn bán, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Phần trung tâm sa mạc gần như không có người sống.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngNam Cực: Đây là châu lục lạnh nhất, khô nhất, cao nhất và nhiều gió nhất. Nhiệt độ ở đây có thể xuống dưới -89 độ C. 98% địa hình Nam Cực là băng, phần còn lại là đá. Vùng biển bao quanh châu lục này tràn đầy sự sống với các loài sinh vật biển, nhưng mặt đất không có loài bò sát, động vật có vú hay lưỡng cư bản địa nào.Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sốngTuy nhiên, Nam Cực không hoàn toàn vắng bóng người. Lượng người ở đây tăng lên tới 4.000 vào mùa hè, chủ yếu là các nhà nghiên cứu và đội hỗ trợ. Vào mùa đông, vẫn có khoảng 1.000 người can đảm ở lại và chịu đựng nhiệt độ -70 độ C.

      Sông băng bí ẩn giữa sa mạc khô cằn

      (Dân trí) - Nằm ẩn sâu trong vùng sa mạc rộng lớn là dòng sông băng kỳ lạ. Nó được coi là một trong những bất ngờ về địa lý của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

      Tại dãy núi Zard-Kuh cao 4200m, nơi giáp với sườn phía tây của sa mạc trung tâm rộng lớn tại Iran, ẩn giấu một trong những bất ngờ địa lý của nước Cộng hòa Hồi giáo này: sông băng cận nhiệt đới nằm cạnh sa mạc nóng bỏng.
      "Hầu hết khách nước ngoài tới Iran đều đến từ châu Âu - nơi có nhiều dãy núi cao. Bởi vậy, tôi rất khó khăn mới thuyết phục được để họ ghé thăm núi Zard-Kuh. Đến nay, tôi mới đưa được 3 đoàn khách tới đây, nhưng họ đều cho rằng đây chính là điểm nhấn của chuyến đi", anh Farshid Zandi, nhân viên hãng lữ hành của Zandi Tours chia sẻ.
      Phóng viên Lloyd Neubauer gặp Zandi ở Isfahan, nơi từng là thủ đô của Ba Tư cũ. Ban đầu, anh tới đây với mục đích muốn ngắm nhìn các thánh đường Hồi giáo, cung điện hay các khu vườn lấy cảm hứng từ thế kỷ thứ 17. Tại đây, anh rất ngạc nhiên khi hướng dẫn viên Zandi giới thiệu tới thăm núi Zard-Kuh trong lịch trình, tới tìm hiểu bộ lạc du mục Bakhtiari - những người sống gần khu vực sông băng.
      Khởi hành từ 8 giờ sáng hôm sau, nửa đầu hành trình cả nhóm xuyên qua vùng sa mạc bán khô hạnbao quanh Isfahan. Tại đây, những dãy núi phủ đầy tuyết hiện lên trên nền trời và thảm cây xanh. Khi cả đoàn đi qua thành phố của Shar-e-Kord - nơi mệnh danh "Mái nhà của Iran" ở độ cao 2070m so với mực nước biển, phóng viên Lloyd thấy hàng loạt các biển in tấm chân dung đen trắng. Zandi giải thích đó là những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh đẫm máu giữa Iran và Iraq năm 1980-1988.
      Phần lớn mọi người đều không biết rằng Iran có rất nhiều tuyết và cả những đường trượt tuyết đẳng cấp thế giới. Dù nơi nhiều người trượt tuyết nhất là dãy núi Alborz nằm ở phía bắc Tehran, thì ngôi làng Chelgre lại trở thành nơi nghỉ dưỡng từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
      Thác nước Sheikh Khan nằm sau làng Chelgre, là một trong vô số các thác nước ở gần dãy núi Zard-Kuh. Nước tại đây trong vắt đến mức có thể uống được trực tiếp. Sau khi đi một quãng ngắn khỏi thác nước, cả đoàn bắt gặp một gia đình dân du mục bộ lạc Bakhtiari đang chăn dê dọc đường.
      Trước kia, người Bakhtiari vừa chăn nuôi, vừa là thợ săn bắn chó sói, cáo, chó rừng, linh cẩu và báo. Sau này, khi họ dùng các vũ khí hiện đại săn bắn, số lượng động vật hoang dã trong vùng giảm sút. Kể từ năm 1973, vùng này trở thành khu vực được bảo về và cấm săn bắt.
      Người Bakhtiari dành 8 tháng trong năm sống ở Khuzestan - một tỉnh thuộc phía nam Iran. Họ di cư tới núi Zard-Kuh vào cuối tháng 4 hàng năm để tránh cái nóng mùa hè có thể lên tới 50 độ C, ở lại đây đến giữa tháng 9. Tại đây, họ sinh sống nhờ việc chăn nuôi trên những đồng cỏ xanh mướt.
      Việc di cư kéo dài hàng tuần với hành trình mệt mỏi đi qua sa mạc và tuyết. Ngày nay, người Bakhtiari đi bằng xe, thậm chí có xe tải để vận chuyển động vật. Tuy nhiên, họ vẫn gìn giữ các truyền thống khác.
      Đi qua thác nước Sheikh Khan chừng 20km, không khí đột nhiên mát mẻ lạ thường, khác hẳn với mùa hè thiêu đốt ở Iran. Tại đây, dòng sông ZayandehRood dài 400 km là một trong những dòng sông dài nhất Iran, cung cấp hàng tỷ lít nước cho các thành phố.
      Sau hơn 3 tiếng trên đường, cả nhóm tới Chama Qar Yakhi, một trong những khu định cư lớn nhất ở núi Zard-Kuh, nơi có khoảng 100 người Bakhtiari đang sinh sống. Dù sở hữu phần đất này, nhưng người Bakhtiari vẫn được hưởng quyền tự do du mục. Họ không phải trả thuế, sống theo nguyên tắc riêng. Nhóm dân du mục ở đây sinh sống nhờ việc bán mật ong, hương liệu, thảm len thủ công cho du khách.
      Sau bữa trưa, phóng viên Lloyd được đưa tới ngắm nhìn sông băng. Cái gần nhất nằm ở chân hang động với dòng nước trắng. Cái khác nằm sâu trong hang, dài chừng 100m. Giữa khung cảnh sa mạc xung quanh, người ta có cảm giác dòng sông này như ảo ảnh. Băng không cứng, khi đi lên trên rất rơi, còn dòng nước phía dưới lạnh thấu xương.
      Được biết, vào tháng 8, một đường hầm đủ lớn được hình thành phía dưới ống băng. Cái tên Chama Qar Yakhi có nghĩa là "hang đá" trong tiếng địa phương Bakhtiari, được đặt sau khi hiện tượng này xuất hiện.
      Hoàng Hà
      Theo BBC

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH