THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 10
(ĐC sưu tầm trên NET)
T.ThủyTheo DM/The Siberian Times
Michael sử dụng máy bay trực thăng và máy bay nhỏ bay khắp châu Phi để chụp ảnh. Trong mười năm, ông đã ghi lại vào ống kính những hình ảnh đáng kinh ngạc về linh dương, voi, lạc đà, chim hồng hạc và nhiều loài động vật khác trên lục địa đen. Những bức ảnh của Michael không dàn dựng mà phụ thuộc chủ yếu vào sự uyển chuyển của thiên nhiên. Ông phải kiên nhẫn chờ đợi khoảnh khắc khi những con vật xuất hiện giữa thiên nhiên ở các góc độ đẹp nhất để ghi hình. Mỗi năm qua đi, sự hiểu biết về hành vi của mỗi loài động vật của Michael lại tăng thêm, giúp những bức ảnh của ông sống động hơn.
Michael Poliza đã chụp ảnh động vật hoang dã trên khắp châu Phi.
Trong ảnh là bầy diệc bay trên đàn trâu ở đồng bằng Okavango, Botswana,
tháng 11 năm 2002
Vào tháng 10 năm 2006, ông gặp những chú voi được thả rông ở khu gần Vườn Quốc gia Amboseli, Kenya.
Trong đồng bằng sông Okavango, Botswana, những con voi đi lang thang
dọc theo các đồng cỏ màu cam dịu dàng. Trong ảnh thấy rõ những vệt cỏ là
dấu vết mà các con vật to lớn này đi cắt qua
Đây đoàn lạc đà chở muối trên lòng chảo Danakil, Ethiopi. Đoàn đi kéo dài hàng dặm trên vùng đất rộng lớn và hoang vu
Michael đi đến hồ Bogoria ở Kenya vào tháng Tư năm 2001, nơi đây ông
đã chụp được bức ảnh về hàng nghìn con chim hồng hạc đang bay trên bầu
trời để tránh xa suối nước nóng ở phía tây của hồ, tạo nên một tấm thảm
hồng rực giữa trời.
Những chú hồng hạc vỗ cánh bay qua hồ Flamingo, hồ Trung tâm, hồ Turkana ở Kenya. Đó là nhà của hàng trăm loài chim
Trong hình là một đàn linh dương ở Namibia. Loài linh dương này có
thể tồn tại ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất nhờ vào một
mạng lưới phức tạp các mạch máu trong mũi, giúp làm mát máu trước khi
truyền đến não
Một thị trường gia súc vùng đông bắc Masai Mara, Kenya vào tháng 5,
2006. Người Maasai luôn mặc một thứ đồ có màu đỏ và cuộc sống của họ
xoay quanh các con vật – là nguồn thực phẩm quan trọng nhất của họ.
Hai chú voi ở khu bảo tồn Moremi Game tại Botswana, một trong những khu bảo tồn tốt nhất trên thế giới
Loài linh dương hồng ở đồng bằng sông Okavango, Botswana. Đây là một
loài linh dương thủy thích nghi với môi trường nước và sử dụng nước sâu
đến đầu gối để tránh khỏi những kẻ săn mồi
Các chú hà mã dầm mình trong bùn và ngựa vằn ở Vườn Quốc gia Amboseli, Kenya
Những con voi tại khu bảo tồn Moremi Game, Botswana. Khu vực ấm áp này thích hợp cho sự phát triển của voi
Một đàn linh dương châu Phi tại đồi Chyulu, Kenya. Những con linh
dương này có thể chạy với tố độ 72km/h và nhảy xa 1,8 mét mỗi khi bị săn
đuổi
Hồng Hạc trên hồ Bogoria thường ăn tôm nhỏ. Tôm giúp chúng có màu
hồng đặc trưng nhờ carotene trong tôm, nếu không có chế độ ăn uống đặc
biệt này, những con chim hồng hạc chỉ có màu trắng
Cảm động khoảnh khắc gấu con chia tay mẹ để bắt đầu cuộc sống tự lập
Dân trí Những hình ảnh ghi lại khoảnh khắc gặp mặt nhau cuối cùng trước khi gấu mẹ “bỏ rơi” các con của mình để chúng có thể tự bắt đầu cuộc sống tự lập khiến nhiều người xem cảm động...
Những hình ảnh được được đăng tải lên tờ báo The Siberian Times được
chụp tại Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Siberia (Nga), cho thấy khoảnh
khắc cuối cùng của gấu mẹ và con trước khi gấu mẹ rời xa các con của
mình để chúng có thể bắt đầu cuộc sống tự lập.
Những hình ảnh cho thấy gấu mẹ đứng cạnh
2 con của mình, nhìn chúng lần cuối cùng trước khi quay lưng đi và bơi
qua con sông Yenisei, con sông dài thứ 5 thế giới. Gấu mẹ đã bỏ đi một
cách dứt khoát, không quay lại nhìn các con của mình lần nào nữa cho dù
đó là khoảnh khắc cuối cùng của gấu mẹ và các con.
Đây được xem là nghĩa vụ cuối cùng của
gấu mẹ đối với các con mình, khi chúng đã đủ trưởng thành để có thể bắt
đầu cuộc sống tự lập, gấu mẹ sẽ để các con ra đi và bắt đầu một cuộc
sống mới trong rừng mà không còn sự che chở của gấu mẹ.
Có vẻ như gấu mẹ đã rất khôn khéo khi
chọn bờ sông làm nơi chia tay các con mình, bởi lẽ sau khoảnh khắc cuối
cùng, gấu mẹ bơi qua con sông lạnh giá mà nó biết rằng các con của mình,
khoảng chừng một tuổi rưỡi, chưa đủ mạnh mẽ và dũng cảm để có thể bơi
theo mẹ. Bên cạnh đó, việc bơi qua con sông sẽ làm mất đi dấu vết về mùi
hương của mình khiến các gấu con không thể lần theo.
Hai gấu con ban đầu rất bối rối khi mẹ
của chúng bỏ đi và đã nhìn theo gấu mẹ một hồi lâu. Chúng chờ đợi bên bờ
sông cho đến đêm, trước khi rời đi vào rừng và quay trở lại vị trí cũ
vào ngày hôm sau với hy vọng sẽ được gặp lại mẹ mình. Cuối cùng, có vẻ
như hai gấu con đã có thể nhận ra rằng đây là thời điểm mà chúng phải
bắt đầu cuộc sống tự lập không còn có mẹ mình bên cạnh.
Bộ ảnh ấn tượng này được gửi đến tờ báo The Siberian Times bởi
một nhiếp ảnh gia giấu tên, người cho biết thường xuyên săn lùng những
hình ảnh thiên nhiên và động vật nhưng đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy
một khoảnh khắc chia ly giữa gấu mẹ và con để chúng bắt đầu tự lập.
Chùm ảnh khoảnh khắc chia ly giữa gấu mẹ và con:
Gấu mẹ dẫn các con của mình đến bên bờ sông Yenisei, nơi gấu mẹ nhìn các con mình lần cuối
Sau khoảnh khắc cuối cùng, gấu mẹ bơi qua sông...
... để lại hai gấu con ngỡ ngàng nhìn theo nhưng không đủ sức để bơi qua con sông lạnh giá
Gấu con quay lại địa điểm cũ vào ngày hôm
sau nhưng vẫn không thể gặp được mẹ mình. Đây là lúc nó nhận ra rằng
mình phải bắt đầu cuộc sống tự lập mà không có mẹ ở bên
Khoảnh khắc nai chiến đấu ngoan cường để thoát khỏi móng vuốt của hổ
Dân trí Về thể hình lẫn sức mạnh nai đều thua kém hổ, đó là lý do tại sao nai là con mồi yêu thích của hổ. Tuy nhiên một khoảnh khắc hiếm gặp đã được ghi lại cho thấy nai đã dũng cảm chiến đấu và trốn thoát được móng vuốt của một con hổ.
Sự việc được nhiếp ảnh gia thiên
nhiên Sudhir Shivaram, 43 tuổi, sống tại thành phố Bangalore (Ấn Độ) ghi
lại được tại Công viên quốc gia Bandhavgarh (bang Madhya Pradesh, Ấn
Độ), cho thấy một con hổ cái đang tấn công một con nai để tìm kiếm bữa
ăn cho 4 hổ con của mình.
Mặc dù đã vồ được con mồi nhưng sau 20
phút, với sự chống chọi ngoan cường của con nai, hổ mẹ đã chấp nhận để
con nai chạy thoát do không thể “kết liễu” con mồi, dù có thời điểm hổ
đã cắn chặt được vào cổ họng của con nai.
Thua kém về sức mạnh và bị nhiều vết
thương nghiêm trọng, nai vẫn vùng vẫy thoát ra được khỏi hàm răng chắc
khỏe của hổ, thậm chí còn tung cú đá hậu vào kẻ săn mồi trước khi bỏ
chạy vào rừng.
“Con hổ cái này có 4 con nên phải thường
xuyên săn mồi để nuôi chúng”, nhiếp ảnh gia Sudhir, người đã chứng kiến
toàn bộ vụ việc cho biết. “Khi chúng tôi đang ở trên đồng cỏ, chúng tôi
đã nhìn thấy một con hổ đang đuổi theo con nai chạy xuống đồi”.
“Con nai thực sự là một chiến binh. Nó
đã dũng cảm chiến đấu với kẻ săn môi suốt 20 phút”, Sudhir cho biết
thêm. “Mặc dù con hổ nhiều lần cố gắng hạ gục nai nhưng nai không hề từ
bỏ hy vọng và luôn tìm cách để trốn thoát”.
Sudhir cho biết có thời điểm 4 chú hổ con cũng tham gia cuộc chiến để cố gắng để giúp mẹ hạ gục con mồi nhưng bất thành.
“Đây là lần đầu tiên tôi có thể chứng
kiến nỗ lực săn mồi của hổ một cách gần như vậy. Đây là một cơ hội rất
hiếm gặp để có thể tận mắt nhìn thấy hổ săn mồi trong tự nhiên và chụp
được toàn bộ khoảnh khắc đó thật là một điều thú vị”, Sudhir chia sẻ.
Mặc dù nai đã trốn thoát khỏi kẻ săn mồi
nhưng bị thương khá nặng và máu chảy nhiều trên cơ thể nên rất có thể
con nai cũng sẽ khó sống sót được lâu do nhiễm trùng từ các vết thương
này.
Bộ ảnh cuộc chiến giữa nai và hổ trước khi nai trốn thoát vào rừng:
Hổ đuổi theo con nai trước khi vồ con mồi
Hổ tấn công và tìm mọi cách để kéo gục con mồi
Nai bị hổ kéo lại và không thể tiếp tục bỏ chạy, buộc phải tham gia vào cuộc chiến
Mặc dù bị tấn công và cắt chặt vào cổ, con nai vẫn vùng vẫy để tìm cách thoát
Hổ con cũng đã tham gia để giúp mẹ hạ gục con mồi
Hổ bị nai đá vào mặt trước khi để cho con mồi chạy thoát vào rừng
T.Thủy
Theo DM
Theo DM
Những bức ảnh thiên nhiên kì thú nhìn từ trên cao
(Dân trí) - Những con vật như voi, linh dương, hồng hạc, ngựa vằn giữa thiên nhiên hoang dã của châu Phi trở nên hùng vĩ dưới góc nhìn từ trên cao.
Nhiếp ảnh gia người Đức Michael Poliza, chuyển đến Cape Town, Nam Phi từ Hamburg khoảng 13 năm trước đây và anh bắt đầu say mê chụp các bức ảnh động vật hoang dã đang di chuyển giữa không gian rộng lớn của vùng đất Châu Phi, cho đến một ngày ông quyết định tìm kiếm một góc nhìn khác: chụp từ trên cao.Michael sử dụng máy bay trực thăng và máy bay nhỏ bay khắp châu Phi để chụp ảnh. Trong mười năm, ông đã ghi lại vào ống kính những hình ảnh đáng kinh ngạc về linh dương, voi, lạc đà, chim hồng hạc và nhiều loài động vật khác trên lục địa đen. Những bức ảnh của Michael không dàn dựng mà phụ thuộc chủ yếu vào sự uyển chuyển của thiên nhiên. Ông phải kiên nhẫn chờ đợi khoảnh khắc khi những con vật xuất hiện giữa thiên nhiên ở các góc độ đẹp nhất để ghi hình. Mỗi năm qua đi, sự hiểu biết về hành vi của mỗi loài động vật của Michael lại tăng thêm, giúp những bức ảnh của ông sống động hơn.
Hữu Nguyên
Theo Dailymai
Nhận xét
Đăng nhận xét