VÕ THUẬT TINH HOA 51
(ĐC sưu tầm trên NET)
Xong mấy màn y thuật điều trị cho 2 bệnh nhân bị tai biến, thoát vị địa đệm, võ sư Nguyễn Khắc Chương – Chưởng võ phái Y Võ Thiên Phúc lại ngồi giải lao, nhâm nhi tách trà, rồi kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm đặc biệt trong 30 năm gắn bó với nghiệp võ của mình.
Màn tỉ thí bất đắc dĩ khiến “gã khổng lồ Tiệp Khắc” choáng váng
Võ sư Chương kể, ông bắt đầu lĩnh hội võ thuật từ năm 16 tuổi với môn Thiếu Lâm Côn Luân. Nhưng nhận thấy võ học là bể rộng thâm sâu nên từ khi còn rất trẻ, ông đã sang nước ngoài để học thêm Taekwondo, Thiếu Lâm Nam phái.
Cho đến một ngày (năm 1988), chàng trai Nguyễn Khắc Chương gặp được một vị cao thủ của làng Vịnh Xuân, người có “đôi tay vàng” của làng võ Việt - cố võ Trịnh Quốc Định, liền lập tức bái bậc tiền bối làm sư phụ.
Suốt những tháng ngày ròng rã, Khắc Chương vừa tập Thiếu Lâm Nam phái
và Vịnh Xuân, sáng một thầy, chiều một thầy. Với tố chất trời phú, chả
mấy chốc, trình độ võ học đã đạt mức tinh thông.
Nhưng vốn là một kỹ sư nên Khắc Chương đã được cử sang Tiệp Khắc (CH. Séc ngày nay) theo một hãng giao thông để học và làm về ngành sửa chữa tàu điện.
Ở nơi đất khách quê người, Khắc Chương đã tìm đến một CLB võ thuật để sinh hoạt cho thỏa niềm đam mê đã ngấm vào máu tự bấy lâu nay.
Võ sư Chương kể, hồi đó xã hội tại Tiệp Khắc còn đầy rẫy phức tạp. Cứ tối đến, mấy gã trai tráng da đen với “đầu gấu đầu mèo” lại gây gổ khắp nơi.
Không ít lần, cả đám biết ông có “kung-fu châu Á” liền kéo đến gây gổ hay xin được lĩnh giáo lúc ông vừa tan giờ làm ca đêm. Tuy nhiên chưa một lần ông gặp được đối thủ xứng tầm.
Sau những lần “động chân động tay”, Nguyễn Khắc Chương trở thành cái tên có tiếng nơi xứ người. Cho tới một ngày nọ, cuối cùng ông cũng bị làm khó bởi một đối thủ mà bấy lâu nay vẫn chưa một lần xuất đầu lộ diện.
Thật bất ngờ bởi vị đối thủ này tính ra lại chính là “sếp” của Nguyễn Khắc Chương, vị ca trưởng có tên Petr, vốn cùng làm việc ở xưởng sửa chữa tàu điện.
Nói về sức vóc thì gã này “vô đối” khắp vùng. Gã cao cỡ 2 mét, nặng khoảng 120kg với những khối bắp thịt cuồn cuộn.
Bình thường những chiếc phanh nam châm của tàu nặng cỡ 150 kg khi lắp cần phải dùng xe cút kít để kích lên rồi vít ốc. Nhưng gã chỉ cần nâng bằng hai tay rồi giữ cố định, người khác chỉ việc vít ốc mà mặt gã vẫn chẳng hề biến sắc.
Thấy danh tiếng Nguyễn Khắc Chương ngày càng nổi, gã quyết định chọn một đêm đẹp trời, hẹn Chương tới tỉ thí.
Vừa gặp nhau, gã nói thẳng: “Hôm nay tôi với anh sẽ cùng nhau thử sức. Tôi muốn biết võ thuật châu Á là thế nào nhưng tôi tin chỉ cần ôm chặt là đủ để anh tắt thở rồi!”.
Mặc dù chẳng muốn đấu đá nhưng với sự thẳng thắn, khảng khái của vị “sếp”, Khắc Chương nhận lời.
Hai bên nhìn nhau vài giây, Khắc Chương thủ thế, gã hộ pháp cũng dang tay đứng tấn. Khắc Chương tung mấy cú đá như búa bổ, hắn vẫn đứng yên không nhúc nhích, chẳng thèm phản công như thể đang nghĩ trong đầu: “Cho mày đánh thoải mái”!.
Đá không lại thì đấm, Khắc Chương tung thêm cỡ chục đường quyền mà hắn vẫn trơ ra. Đến lúc này, biết gặp phải cao thủ, Khắc Chương chợt nghĩ:
“Bây giờ đánh hắn bằng những đòn thông thường thì chẳng khác nào súng trường bắn xe tăng, phải chuyển sang chiến thuật khác”.
Bất giác, Khắc Chương tung mấy cú đá triệt vào ống đồng. Lúc này, ngấm đòn đau, gã hộ pháp mới nóng mặt, bắt đầu phản công.
Nhưng khi gã vừa rút tay, toan tung cú đấm sấm sét thì Khắc Chương nhanh như chớp, xoay người áp sát, giật một cú Nhất thốn kình trúng thái dương, rồi vảy một đòn cước vào bộ hạ. Gã hộ pháp choáng váng, khụy xuống sàn.
Một hồi sau, gã tỉnh táo trở lại. Gã tiến đến Nguyễn Khắc Chương và nói: Công phu của anh quả thực lợi hại. Hôm nay tôi mới thực sự được mở rộng tầm mắt!”.
Đối thủ đánh không lại, phải dùng kế ly gián
Sau 4 năm bên Tiệp, Nguyễn Khắc Chương trở về Việt Nam gắn bó với nghề võ. Suốt từ đó, ông không bước lên võ đài để tranh giành hơn thua nhưng dù vậy, những trận chiến theo kiểu “đường phố”, chẳng có chút quy tắc, luật lệ nào vẫn diễn ra như cơm bữa.
Khoảng chừng gần 2 năm về trước, dù đã khá luống tuổi nhưng ông vẫn trải qua một trận đấu như vậy với một người bạn tại Sài Gòn.
Trong một lần nam tiến, có một người bạn cũng là một võ sư khá trẻ nhưng danh tiếng lừng lẫy đất Sài Thành quyết định mời bằng được ông về nhà với mục đích phân tài cao thấp, để xem người được mệnh danh là “thần lực công phu” ở Hà Nội liệu có danh bất hư truyền.
Trước “nhã ý” của người bạn, võ sư Chương chẳng còn cách nào khác ngoài việc nhận lời.
Đến nhà bạn được một hồi, đang trò chuyện thì người bạn bỗng chạy ra cổng, nhặt một viên gạch đặc rất cứng rồi mang vào và bảo:
“Công phu anh nổi tiếng như thế, thi thoảng thấy biểu diễn Thiết sa chưởng, công phá bê tông, vậy anh có thể vỗ một nhát vỡ vụn viên gạch này không?”.
Võ sư Chương không nói, mà chỉ khẽ rút tay lên, vỗ một nhát, viên gạch vỡ vụn. Ông bạn bỗng dưng bần thần một hồi.
“Chân tay anh thế nhưng chắc không cứng bằng em đâu. Nếu đánh nhau, em nghĩ anh khó mà đỡ được…” - ông bạn vừa nói vừa chỉ vào bàn tay như quả chuối mắn của mình.
Sau một thoáng suy nghĩ, võ sư Chương bảo: “Nhà em có chỗ nào rộng rãi chút không, mình ra thử vài chiêu”. Lập tức, người bạn dắt xuống nhà dưới.
Nhưng thật bất ngờ là trận đấu chỉ diễn ra đúng khoảng 2 phút. Bằng một cú đấm thần lực, vị khách đã đánh người bạn của mình bay qua cả chiếc bàn.
Trúng đòn hiểm, vị chủ nhà lập tức xin thua và nói:
“Lúc đầu em nghĩ có thể đánh anh rất dễ bởi em từng thi đấu khắp miền nam chưa biết thua. Nhưng hôm nay em đã nghĩ anh là một người khác. Em từng nghe nhiều người nói về anh nhưng không tin. Hôm nay thì em đã tin”.
Sau đó, người bạn nhất quyết mời võ sư Chương ở lại dùng cơm để tỏ lòng ngưỡng mộ.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương kể, từ khi dạy Vịnh Xuân đến nay, suốt gần
30 năm cũng có rất nhiều người đến tận võ đường để thách đấu. Có người
đến với những lời lẽ dễ nghe, cũng có người dùng những lời mạt sát, xúc
phạm.
Ngày 29 Tết năm 2014, khi võ sư Chương đang định về nhà bố mẹ vợ ăn tất niên thì bỗng có 4 vị khách tìm đến võ đường muốn xin “giao lưu”. Trong số 4 vị này cũng có người đã từng thất bại nhưng vẫn không phục nên ngỏ ý muốn được tái đấu.
Tuy nhiên kết cục vẫn chẳng có gì thay đổi. 4 vị khách thay nhau tỉ thí nhưng tất cả đều chịu thua chỉ sau đúng vài chiêu, thậm chí có người đã bị hạ gục sau đúng 3 giây.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương kể, ông chưa từng bị đánh bại. Nhưng ông đã 3 lần trở thành nạn nhân của sự đố kỵ, hằn học bằng những chiêu trò ly gián lặp đi lặp lại giống hệt nhau.
Đó là những lần đối thủ đến xin thách đấu nhưng bị thua. Sau đó họ đã dùng chiêu trò kích động, vận động những đệ tử thân tín quay lại để phản ông, hoặc đồng loạt xin nghỉ tại võ đường.
“Cây càng cao thì gió càng lộng. Khi mình càng có nhiều thành tựu thì ắt sẽ càng nhiều sự thị phi. Đến Nguyễn Trãi năm xưa lừng lẫy là thế còn bị án tru di tam tộc, huống chi là mình” – võ sư Nguyễn Khắc Chương nói về điều mà ông cảm thấy khổ tâm nhất.
Võ sư cũng tâm sự, thực ra ông chẳng bao giờ màng tới chuyện thắng thua, càng không màng danh lợi.
Thế nên ông đã từng dậy võ suốt hơn 20 năm cho hàng nghìn đệ tử trong nước và cả nước ngoài, thậm chí đến tận nhà bệnh nhân để chữa trị nhưng ông chưa hề thu một đồng tiền học phí nào dù nhiều lúc cơm không đủ no.
Kể từ khi gây dựng Y Võ Thiên Phúc để dạy võ kết hợp với chữa bệnh cứu người, ông mới thu học phí với mức đủ để duy trì võ đường.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương bảo: “Mục đích cuối cùng của việc luyện võ
không phải là để đánh nhau. Những người luyện võ đừng nghĩ đến cái Tôi,
mà hay nghĩ đến cái Ta, nghĩ đến cộng đồng thì hẵng luyện võ”.
“Kẻ thù của chúng tôi chẳng phải là một vị võ sư nào đó mà chính là chúng tôi. Học võ để chiến thắng chính bản thân mình, không sợ sống chết, không bàn hơn thua, không màng danh lợi, để đặt tất cả vào cái hư không…” - võ sư mỉm cười.
Lần đầu tiên tôi biết tới Thiên Môn Đạo là cách đây hơn 5 năm, khi có dịp tham gia đợt tập luyện đồng diễn tại sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Khi đó, một chàng thanh niên chừng tuổi đôi muôi, là môn đệ của Thiên Môn Đạo đã nói một câu khiến tôi nhớ mãi: “Học võ mà không học khí thì không phải học võ!”.
Từ đó, Thiên Môn Đạo luôn để lại nhiều dấu hỏi trong tôi. Và rồi sau hơn 5 năm, cuối cùng tôi cũng gặp gỡ được người đứng đầu môn phái, chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn để tìm hiểu sâu hơn về môn phái dị biệt này.
Lão nhân quá giang – tuyệt kỹ khinh công khiến Thiếu Lâm Tự cũng “chào thua”
Trước đây tôi chỉ biết tới sư phụ Nguyễn Khắc Phấn qua các thước phim Kỷ lục VN, được phát sóng trên đài truyền hình với mái tóc và bộ râu dài hệt như một nhân vật trong phim kiếm hiệp.
Bất ngờ thay, vị chưởng môn ấy nay đã “xuống tóc”, trông trẻ trung thấy lạ với vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt luôn cười nhưng thần thái, ánh mắt sắc như dao thì vẫn còn nguyên.
Trò truyện với tôi, sư phụ Nguyễn Khắc Phấn (theo cách gọi trong môn phái) đã bật mí về những tuyệt kỹ thượng thừa, không thể xuất hiện ở một phái nào khác đó là ngón khinh công “Lão nhân quá giang”.
Đây là màn chạy trên mặt nước, dưới chân võ sĩ được trải một lớp cót hoặc chiếu rất mỏng.
Đáng nói, trong làng võ thế giới, chính Thiên Môn Đạo là môn phái biểu diễn màn này đầu tiên, sau đó phái Thiếu Lâm bên Trung Quốc mới làm theo.
Thậm chí, màn “Lão nhân quá giang” còn khó hơn cả màn chạy trên nước của Thiếu Lâm (gọi là “Thủy thượng phiêu”), bởi võ sĩ Trung Quốc trải lớp ván ép mỏng bên dưới thì Thiên Môn Đạo lại trải chiếu, cót vốn mỏng và mềm hơn.
Sư phụ Nguyễn Khắc Phấn kể, trong lần đầu tiên biểu diễn màn này tại
Ứng Hòa (Hà Nội), lúc đầu khán giả vô cùng tò mò nhưng chẳng mấy người
tin.
Tất cả đều nghĩ bên dưới mặt nước sẽ được lót một thứ gì đó hoặc là đóng cọc phía dưới. Thậm chí nhiều người nghĩ đây là một thứ tà thuật.
Để chứng minh, môn phái đã mời một số người lặn xuống tận đáy sông để kiểm chứng. Và tất nhiên, đã chẳng hề có thứ gì ngoài lớp cót rất mỏng được trải trên mặt nước.
Sau “bài test” đó, hàng chục võ sĩ trẻ măng lần lượt chạy thành hàng trên mặt nước với quãng đường hàng trăm mét, khiến những khán giả mục sở thị cứ ngỡ như mình đang xem phim kiếm hiệp ở ngoài đời.
Sau vài lần nữa biểu diễn tại sông Đáy, sông Nhuệ, từ Viện khoa học nghiên cứu tiềm năng con người, trường Đại học TDTT (Bắc Ninh) và Đài Truyền hình VN đều cử những đoàn về tận nơi để tìm hiểu, nghiên cứu, quay phim.
Sư phụ Phấn kể lại, đã có những thời điểm Đài truyền hình VN cử cả đoàn về tận Ứng Hòa, “ăn dầm nằm dề” cả hơn một tháng trời để lấy tư liệu, thậm chí quay phim cả buổi đêm trước khi thực hiện chương trình “Chuyện lạ VN” được thực hiện ở hồ Thiền Quang.
Sau đó, Bộ Ngoại giao cũng từng đưa một số người bên Nhật về học trực tiếp. Kết quả sau vài tháng, họ có thể chạy được 10 mét trong sự ngỡ ngàng.
Theo chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn, màn chạy trên mặt nước xa nhất của Thiên Môn Đạo là 180 mét (kỷ lục của Thiếu Lâm gần 120 mét) và có thể chạy thành một đoàn trên mặt nước thay vì từng người một.
“Nội nhục công phu” – Tuyệt kỹ gây hú vía, thót tim
Đã không biết bao nhiêu lần các môn đệ Thiên Môn Đạo khiến người xem phải nổi da gà với trò biểu diễn ú tim mang tên “Nội nhục công phu”.
Sư phụ Nguyễn Khắc Phấn cho biết, tuyệt kỹ này gồm 2 loại. Loại thứ nhất dùng đinh đóng xuyên qua nhiều vị trí của cơ thể gọi là “Xuyên kim nội nhục”; loại thứ 2 dùng đinh đóng vào một số huyệt đạo rồi kéo xe nặng vài tấn gọi là “Thần lực công phu”.
Với một người bình thường, chỉ cần xem màn này cũng đủ để “ớn lạnh tới tận xương sống” nhưng với những môn đệ ruột của Thiên Môn Đạo, nó lại đơn giản như “chuyện thường ở huyện”.
Lần đầu tiên khi sư phụ Phấn cùng một đệ tử biểu diễn màn này trước công chúng, nhiều người đã không dám xem vì quá … sợ hãi.
Vị chưởng môn kể lại, sau khi cậu học trò chừng 17, 18 tuổi vận khí,
cởi trần, ngồi thiền, sư phụ rút trong bọc ra một bó kim bằng inox với
nhiều kích thước khác nhau, loại trung bình dài khoảng 1 gang tay.
Sư phụ lấy một chiếc kim cỡ vừa, dùng cồn đốt để khử trùng rồi khẽ hỏi nhỏ: “Con sẵn sàng chưa?” Sau cái gật đầu của đệ tử cũng là lúc màn “nội nhục” bắt đầu.
Sư phụ cầm cây kim dài, dí xát vào một huyệt đạo ngay bên dưới vai học trò. Các khán vây quanh chen nhau, mắt nhắm mắt mở, hồi hộp, nín thở…
Đồ đệ vẫn ngồi trơ như đá. Sư phụ cầm chiếc búa giơ cao. Sư phụ nói lớn: “Bắt đầu” rồi một nhát, hai nhát, ba nhát, cây đinh xuyên qua lớp da thịt bên dưới vai của cậu học trò. Các khán giả ai nấy mặt tái mét. Khi sư phụ nói “Xong rồi”, có người mới dám mở mắt ra…
Vị đệ tử tiếp tục vận khí một hồi rồi. Sư phụ cho người buộc một sợi dây thừng vào cây kim còn cắm trên lưng rồi nối vào một chiếc xe tải nặng 5 tấn.
Đệ tử vẫn lặng thing như núi. Một lúc sau, anh chàng từ từ đứng dậy rồi bắt đầu màn kéo xe. Lần này các khán giả không còn hú hồn, im bặt nữa mà bắt đầu cổ vũ cuồng nhiệt.
Sau khi kéo được vài chục mét, sư phụ cho đệ tử dừng lại. Rồi lại thực hiện màn rút đinh trên lưng khiến người xem một lần nữa ớn lạnh.
Thật sửng sốt, khi những chiếc đinh được rút ra, đã không có một giọt máu nào mà chỉ có 1 vết thâm nhỏ hằn trên lưng. Vị đệ tử thì mặt vẫn tỉnh bơ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Lúc này, nhiều người mới vây quanh hỏi “Có đau không”. Chàng trai không nói mà chỉ khẽ mỉm cười, lắc đầu.
Theo tiết lộ của Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn, Thiên Môn Đạo cũng
chính là môn phái đầu tiên của võ thuật Việt Nam thực hiện màn “Bế mí
thu công”, dùng mí mắt nâng xô nước hoặc uốn cong thanh sắt…
Sau những màn biểu diễn gây hú vía này, đài truyền hình cũng từng về thực hiện chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” với kỷ lục đóng đinh kéo xe, từng gây thót tim cho hàng triệu khán giả cả nước.
Sư phụ tiết lộ, ngoài đóng đinh vào các huyệt đạo ở lưng, các đệ tử còn có thể dễ dàng đóng đinh vào các vị trí khác trên cơ thể như ngực, thậm chí ở cổ rồi thực hiện các màn kéo xe.
Còn những màn úp bát vào bụng, dùng răng cắn rồi kéo xe, dùng yết hầu uốn cong thanh sắt, kê đá lên đầu rồi đập vỡ… thì một đứa trẻ tầm chục tuổi, vẫn còn “tranh nhau ăn” cũng có thể làm được dễ dàng.
Vị chưởng môn tiết lộ, để thực hiện những màn biểu diễn này, các võ sĩ phải trải qua quá trình luyện khí công, làm nền tảng cho nội công và tùy thể trạng của từng người lại được học những bài riêng thay vì tất cả đều tập luyện giống nhau.
Một điều kỳ diệu đến nay khoa học cũng chưa giải thích nổi đó là các
đệ tử của ông có thể tự điều chỉnh, làm chủ kinh mạch thậm chí có thể
làm mạch ngừng đập theo ý muốn.
Khi tôi hỏi sư phụ, liệu tập các môn này cần kiêng những gì, đặc biệt có cần kiêng quan hệ nam nữ như nhiều lời đồn thổi hay không, ông giải thích:
“Nội quy đầu tiên của môn phái là kiêng rượu, thuốc lá, chất kích thích quan trọng nhất là kiêng làm việc ác, gây tổn hại tới người khác.
Ở môn phái có các bài tập riêng cho những người thuần dương và người từng quan hệ nam nữ. Trong quá trình học, chúng tôi có khuyên nên điều tiết việc sinh hoạt cho phù hợp chứ không có nghĩa là cấm.
Quan trọng nhất là người tập cần biết tự điều tiết và làm chủ cơ thể để có thể sống khỏe, lành mạnh, sống có ích, đó mới là điều quan trọng nhất”.
Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn cho biết, Thiên Môn Đạo ngoài hệ thống
khí công, nội công còn rèn các kỹ năng võ thuật chiến đấu. Hiện nay môn
phái cũng tham gia đào tạo cho nhiều lực lượng cảnh sát.
Tuy nhiên mục đích của Thiên Môn Đạo không coi trọng biểu diễn, càng không coi trọng việc chiến đấu, tranh giành hơn thua.
Bởi như tên gọi của môn phái (Thiên Môn - “đường đến cổng trời”), nghĩa là sống khỏe, lành mạnh, sống có ích để khi chết được lên thiên đàng, đó mới là mục đích cao cả nhất.
Sư phụ Phấn bảo: “Giống như mẹ tôi, sinh năm 1917, nay đã 100 tuổi, từng bị tai nạn nún cột sống tưởng chừng sẽ liệt nhưng nhờ Thiên Môn Đạo mà đến giờ vẫn rất khỏe mạnh, minh tường, vẫn sống có ích.
Đó có lẽ mới là cốt lõi của võ thuật!” - Sư phụ nói rồi khẽ mỉm cười.
(Xem thêm một số hình ảnh về môn phái Thiên Môn Đạo):
(Còn tiếp)
Võ sĩ Trung Quốc tung chiêu mới khiêu khích "Thánh Muay Thái"
Tiểu Mã |
Trong khi Yi Long dùng những hình ảnh mới để “dọa dẫm” Buakaw thì một võ sĩ khác lại khiêu khích bằng cách khẳng định “Thánh Muay Thái” là kẻ hèn nhát và đã hết thời.
Mặc dù tới ngày 17/9 tới, trận tái đấu giữa Yi Long với Buakaw mới diễn ra tuy nhiên, ngay từ lúc này, các võ sĩ tại Trung Quốc lại
đang muốn làm nóng cuộc tỉ thí bằng những hành động đầy khiêu khích.
Vừa qua, võ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc - Zhou Zhipeng đã
lên tiếng cho rằng Buakaw không xứng đáng được ca tụng bởi anh đã hết thời và
hoàn toàn không phải là một biểu tượng "bất khả chiến bại".
Buakaw vốn là một khắc tinh của võ Trung Quốc khi anh từng
đánh bại 13 đối thủ gồm Sun Tao, Xu Yan, Jong Wenfei, Zhou Zhipeng, Lu Xiang
Wei, Zhang Chunyu, Li Chengxiang, Yuan Bing, Gu Hui, Yi Long, Liu Hai-nan, Ling
Feng, Wang Hao.
Tuy nhiên theo Zhou Zhipeng – người từng là "nạn nhân" của
Buakaw, hình tượng "Thánh Muay Thái" thực chất đã được thổi phồng và anh đã qua
thời kỳ hoàng kim từ chức vô địch K1 cách đây vài năm.
Võ sĩ Zhou Zhipeng.
Zhou Zhipeng cũng cho rằng, việc anh cùng một số "đồng đội"
như Yi Long, Yuan Bing bị thua Buakaw là hoàn toàn không thuyết phục.
Thậm chí, võ sĩ này còn khẳng định, Trung Quốc luôn có những
đối thủ đủ sức đánh bại Buakaw. Tuy nhiên, vì lợi ích thương mại cũng như để bảo
vệ hình ảnh của mình mà Buakaw đã tỏ ra hèn nhát khi chỉ chọn những đối thủ "vừa
miếng" mới nhận lời thượng đài.
Trước cuộc tái đấu giữa Yi Long với Buakaw, Zhou Zhipeng đã
ca ngợi võ sĩ đồng hương:
"Yi Long đã tiến bộ chóng mặt trong 2 năm qua, nắm đấm của
anh ấy ngày càng có sức nặng, đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa võ thuật Trung Quốc
và boxing.
Buakaw thường chỉ tấn công luẩn quẩn bằng những cú đấm bốc,
chân và đầu gối nhưng sẽ là rất khó để anh ta có thể chống lại một Yi Long đang
rất mạnh mẽ. Quả thật rất khó để ngăn cản Yi Long vào lúc này".
Trong khi đó, ít ngày trước, đích thân Yi Long cũng đến Bắc
Kinh tham dự một khóa huấn luyện cho các võ sĩ tán thủ của Trung Quốc.
Tại đây, dù không đưa ra một phát ngôn nào liên quan tới trận
tái đấu với Buakaw. Tuy nhiên thay vào đó, anh lại đăng tải những hình ảnh nhằm
gián tiếp thể hiện sự quyết tâm của mình.
Yi Long rất quyết tâm đòi lại món nợ trước Buakaw.
Một lần nữa, Yi Long lại khoe kỳ năng đặc trưng của võ Thiếu Lâm khi ngồi luyện khí công trong trạng thái treo cổ với một bộ trang phục khá
hiện đại, rồi khoe những khối cơ bắp cuồn cuộn trong phòng gym…
Lập tức, báo chí Trung Quốc đã cho rằng đây là những hình ảnh
đầy dụng ý của Yi Long, đó chẳng khác nào những lời khiêu chiến một cách gián
tiếp đến Buakaw.
Yi Long khoe cơ bắp cuồn cuộn.
Yi Long trong buổi huấn luyện tại Bắc Kinh.
Hiện tại vẫn chưa biết võ sĩ Thái Lan sẽ có hành động đáp trả
nào hay không trước những động thái khiêu khích từ các đối thủ Trung Quốc.
Có lẽ
chỉ có trận đấu vào ngày 17/9 tới mới có thể là một câu trả lời rõ ràng nhất về
việc liệu Buakaw có thực sự đã hết thời hay không.
theo Trí Thức Trẻ
"Thánh Muay" đánh cho võ sĩ Trung Quốc vừa chạy vừa xin thua
Tiểu Mã |
Sát thủ làng Muay Thái Buakaw lại chứng minh “gừng càng già càng cay” với những pha đánh quá nhanh và quá nguy hiểm trước đối thủ Trung Quốc.
Tại đấu trường võ thuật Kunlun Fight 46 vừa kết thúc tại Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc), một lần nữa Buakaw lại làm các võ sĩ nước chủ nhà phải kinh hãi, sau khi hủy diệt Wang Weihao ngay trong hiệp 1.
Bằng lối tấn công như vũ bão, Buakaw đã khiến Wang Weihao 2 lần phải nằm sàn.
Ngược
lại, dù đã rất nỗ lực nhưng Wang Weihao vẫn phải… vừa chạy vừa giơ tay
xin thua sau khi dính một loạt những pha tấn công dũng mãnh từ võ sĩ
Thái Lan.
Buakaw vs Wang Weihao.
Chiến
thắng của Buakaw là quá thuyết phục bởi anh đã bước sang tuổi 34 nhưng
vẫn con nguyên nền tảng thể lực sung mãn cùng tốc độ chóng mặt. Hơn nữa
đối thủ Wang Weihao cũng không phải hạng "xoàng" khi sở hữu tới 46 trận
thắng và chỉ thua 6 trong sự nghiệp.
Với chiến thắng này, "Thánh Muay Thái" tiếp tục thể hiện phong độ hủy diệt trước các võ sĩ Trung Quốc, sau khi đả bại Gu Hui, Liu Hainan và Kong Lingfeng.
Đây cũng là màn "tập dượt" hoàn hảo của Buakaw trước trận tái đấu quan trọng với Yi Long, võ sĩ hàng đầu của Trung Hoa vào ngày 24/9 tới.
theo Trí Thức Trẻ
Cao thủ Vịnh Xuân Việt Nam hạ đo ván “gã khổng lồ Tiệp Khắc”
Lê Sơn |
Sau những đòn đánh chẳng khác nào… súng trường bắn xe tăng, vị cao thủ Vịnh Xuân nhanh như chớp, xoay người tung cú Nhất thốn kình trúng thái dương, khiến gã khổng lồ choáng váng.
Xong mấy màn y thuật điều trị cho 2 bệnh nhân bị tai biến, thoát vị địa đệm, võ sư Nguyễn Khắc Chương – Chưởng võ phái Y Võ Thiên Phúc lại ngồi giải lao, nhâm nhi tách trà, rồi kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm đặc biệt trong 30 năm gắn bó với nghiệp võ của mình.
Màn tỉ thí bất đắc dĩ khiến “gã khổng lồ Tiệp Khắc” choáng váng
Võ sư Chương kể, ông bắt đầu lĩnh hội võ thuật từ năm 16 tuổi với môn Thiếu Lâm Côn Luân. Nhưng nhận thấy võ học là bể rộng thâm sâu nên từ khi còn rất trẻ, ông đã sang nước ngoài để học thêm Taekwondo, Thiếu Lâm Nam phái.
Cho đến một ngày (năm 1988), chàng trai Nguyễn Khắc Chương gặp được một vị cao thủ của làng Vịnh Xuân, người có “đôi tay vàng” của làng võ Việt - cố võ Trịnh Quốc Định, liền lập tức bái bậc tiền bối làm sư phụ.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương thi triển công phu cùng đồ đệ.
Nhưng vốn là một kỹ sư nên Khắc Chương đã được cử sang Tiệp Khắc (CH. Séc ngày nay) theo một hãng giao thông để học và làm về ngành sửa chữa tàu điện.
Ở nơi đất khách quê người, Khắc Chương đã tìm đến một CLB võ thuật để sinh hoạt cho thỏa niềm đam mê đã ngấm vào máu tự bấy lâu nay.
Võ sư Chương kể, hồi đó xã hội tại Tiệp Khắc còn đầy rẫy phức tạp. Cứ tối đến, mấy gã trai tráng da đen với “đầu gấu đầu mèo” lại gây gổ khắp nơi.
Không ít lần, cả đám biết ông có “kung-fu châu Á” liền kéo đến gây gổ hay xin được lĩnh giáo lúc ông vừa tan giờ làm ca đêm. Tuy nhiên chưa một lần ông gặp được đối thủ xứng tầm.
Sau những lần “động chân động tay”, Nguyễn Khắc Chương trở thành cái tên có tiếng nơi xứ người. Cho tới một ngày nọ, cuối cùng ông cũng bị làm khó bởi một đối thủ mà bấy lâu nay vẫn chưa một lần xuất đầu lộ diện.
Thật bất ngờ bởi vị đối thủ này tính ra lại chính là “sếp” của Nguyễn Khắc Chương, vị ca trưởng có tên Petr, vốn cùng làm việc ở xưởng sửa chữa tàu điện.
Nói về sức vóc thì gã này “vô đối” khắp vùng. Gã cao cỡ 2 mét, nặng khoảng 120kg với những khối bắp thịt cuồn cuộn.
Bình thường những chiếc phanh nam châm của tàu nặng cỡ 150 kg khi lắp cần phải dùng xe cút kít để kích lên rồi vít ốc. Nhưng gã chỉ cần nâng bằng hai tay rồi giữ cố định, người khác chỉ việc vít ốc mà mặt gã vẫn chẳng hề biến sắc.
Thấy danh tiếng Nguyễn Khắc Chương ngày càng nổi, gã quyết định chọn một đêm đẹp trời, hẹn Chương tới tỉ thí.
Vừa gặp nhau, gã nói thẳng: “Hôm nay tôi với anh sẽ cùng nhau thử sức. Tôi muốn biết võ thuật châu Á là thế nào nhưng tôi tin chỉ cần ôm chặt là đủ để anh tắt thở rồi!”.
Mặc dù chẳng muốn đấu đá nhưng với sự thẳng thắn, khảng khái của vị “sếp”, Khắc Chương nhận lời.
Hai bên nhìn nhau vài giây, Khắc Chương thủ thế, gã hộ pháp cũng dang tay đứng tấn. Khắc Chương tung mấy cú đá như búa bổ, hắn vẫn đứng yên không nhúc nhích, chẳng thèm phản công như thể đang nghĩ trong đầu: “Cho mày đánh thoải mái”!.
Đá không lại thì đấm, Khắc Chương tung thêm cỡ chục đường quyền mà hắn vẫn trơ ra. Đến lúc này, biết gặp phải cao thủ, Khắc Chương chợt nghĩ:
“Bây giờ đánh hắn bằng những đòn thông thường thì chẳng khác nào súng trường bắn xe tăng, phải chuyển sang chiến thuật khác”.
Bất giác, Khắc Chương tung mấy cú đá triệt vào ống đồng. Lúc này, ngấm đòn đau, gã hộ pháp mới nóng mặt, bắt đầu phản công.
Nhưng khi gã vừa rút tay, toan tung cú đấm sấm sét thì Khắc Chương nhanh như chớp, xoay người áp sát, giật một cú Nhất thốn kình trúng thái dương, rồi vảy một đòn cước vào bộ hạ. Gã hộ pháp choáng váng, khụy xuống sàn.
Một hồi sau, gã tỉnh táo trở lại. Gã tiến đến Nguyễn Khắc Chương và nói: Công phu của anh quả thực lợi hại. Hôm nay tôi mới thực sự được mở rộng tầm mắt!”.
Mặc dù đã ở tuổi ngoại ngũ tuần nhưng võ sư Nguyễn Khắc Chương vẫn sở hữu thân thủ rất mau lẹ.
Sau 4 năm bên Tiệp, Nguyễn Khắc Chương trở về Việt Nam gắn bó với nghề võ. Suốt từ đó, ông không bước lên võ đài để tranh giành hơn thua nhưng dù vậy, những trận chiến theo kiểu “đường phố”, chẳng có chút quy tắc, luật lệ nào vẫn diễn ra như cơm bữa.
Khoảng chừng gần 2 năm về trước, dù đã khá luống tuổi nhưng ông vẫn trải qua một trận đấu như vậy với một người bạn tại Sài Gòn.
Trong một lần nam tiến, có một người bạn cũng là một võ sư khá trẻ nhưng danh tiếng lừng lẫy đất Sài Thành quyết định mời bằng được ông về nhà với mục đích phân tài cao thấp, để xem người được mệnh danh là “thần lực công phu” ở Hà Nội liệu có danh bất hư truyền.
Trước “nhã ý” của người bạn, võ sư Chương chẳng còn cách nào khác ngoài việc nhận lời.
Đến nhà bạn được một hồi, đang trò chuyện thì người bạn bỗng chạy ra cổng, nhặt một viên gạch đặc rất cứng rồi mang vào và bảo:
“Công phu anh nổi tiếng như thế, thi thoảng thấy biểu diễn Thiết sa chưởng, công phá bê tông, vậy anh có thể vỗ một nhát vỡ vụn viên gạch này không?”.
Võ sư Chương không nói, mà chỉ khẽ rút tay lên, vỗ một nhát, viên gạch vỡ vụn. Ông bạn bỗng dưng bần thần một hồi.
“Chân tay anh thế nhưng chắc không cứng bằng em đâu. Nếu đánh nhau, em nghĩ anh khó mà đỡ được…” - ông bạn vừa nói vừa chỉ vào bàn tay như quả chuối mắn của mình.
Sau một thoáng suy nghĩ, võ sư Chương bảo: “Nhà em có chỗ nào rộng rãi chút không, mình ra thử vài chiêu”. Lập tức, người bạn dắt xuống nhà dưới.
Nhưng thật bất ngờ là trận đấu chỉ diễn ra đúng khoảng 2 phút. Bằng một cú đấm thần lực, vị khách đã đánh người bạn của mình bay qua cả chiếc bàn.
Trúng đòn hiểm, vị chủ nhà lập tức xin thua và nói:
“Lúc đầu em nghĩ có thể đánh anh rất dễ bởi em từng thi đấu khắp miền nam chưa biết thua. Nhưng hôm nay em đã nghĩ anh là một người khác. Em từng nghe nhiều người nói về anh nhưng không tin. Hôm nay thì em đã tin”.
Sau đó, người bạn nhất quyết mời võ sư Chương ở lại dùng cơm để tỏ lòng ngưỡng mộ.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương được làng võ ca ngợi là người có "Thần lực công phu".
Ngày 29 Tết năm 2014, khi võ sư Chương đang định về nhà bố mẹ vợ ăn tất niên thì bỗng có 4 vị khách tìm đến võ đường muốn xin “giao lưu”. Trong số 4 vị này cũng có người đã từng thất bại nhưng vẫn không phục nên ngỏ ý muốn được tái đấu.
Tuy nhiên kết cục vẫn chẳng có gì thay đổi. 4 vị khách thay nhau tỉ thí nhưng tất cả đều chịu thua chỉ sau đúng vài chiêu, thậm chí có người đã bị hạ gục sau đúng 3 giây.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương kể, ông chưa từng bị đánh bại. Nhưng ông đã 3 lần trở thành nạn nhân của sự đố kỵ, hằn học bằng những chiêu trò ly gián lặp đi lặp lại giống hệt nhau.
Đó là những lần đối thủ đến xin thách đấu nhưng bị thua. Sau đó họ đã dùng chiêu trò kích động, vận động những đệ tử thân tín quay lại để phản ông, hoặc đồng loạt xin nghỉ tại võ đường.
“Cây càng cao thì gió càng lộng. Khi mình càng có nhiều thành tựu thì ắt sẽ càng nhiều sự thị phi. Đến Nguyễn Trãi năm xưa lừng lẫy là thế còn bị án tru di tam tộc, huống chi là mình” – võ sư Nguyễn Khắc Chương nói về điều mà ông cảm thấy khổ tâm nhất.
Võ sư cũng tâm sự, thực ra ông chẳng bao giờ màng tới chuyện thắng thua, càng không màng danh lợi.
Thế nên ông đã từng dậy võ suốt hơn 20 năm cho hàng nghìn đệ tử trong nước và cả nước ngoài, thậm chí đến tận nhà bệnh nhân để chữa trị nhưng ông chưa hề thu một đồng tiền học phí nào dù nhiều lúc cơm không đủ no.
Kể từ khi gây dựng Y Võ Thiên Phúc để dạy võ kết hợp với chữa bệnh cứu người, ông mới thu học phí với mức đủ để duy trì võ đường.
Ngoài dạy võ, võ sư Nguyễn Khắc Chương đặc biệt coi trọng việc chữa bệnh cứu người.
“Kẻ thù của chúng tôi chẳng phải là một vị võ sư nào đó mà chính là chúng tôi. Học võ để chiến thắng chính bản thân mình, không sợ sống chết, không bàn hơn thua, không màng danh lợi, để đặt tất cả vào cái hư không…” - võ sư mỉm cười.
Tuyệt kỹ Viên Bình Công độc nhất vô nhị
Võ sư Nguyễn Khắc Chương chính là người sáng tạo ra bài Viên Bình Công – dùng trái bóng để luyện võ và luyện khí. Đây là bài võ độc đáo chỉ có ở Y Võ Thiên Phúc.
Viên Bình Công độc đáo ở chỗ vừa luyện khả năng chiến đấu (thông qua các chiêu thức vặn xoắn với khoảng cách trái bóng chính là khảng cách của hai cánh tay trong chiến đấu) lại vừa dùng để luyện khí, có tác dụng rất tốt đối với khí công dưỡng sinh và chữa bệnh.
Cách đây vài năm, một phái đoàn của Liên đoàn Vovinam thế giới, gồm nhiều HLV cao cấp tại châu Âu đã về thăm võ sư Nguyễn Khắc Chương để tập tham khảo bài Viên Bình Công trong thời gian 2 tuần.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương chính là người sáng tạo ra bài Viên Bình Công – dùng trái bóng để luyện võ và luyện khí. Đây là bài võ độc đáo chỉ có ở Y Võ Thiên Phúc.
Viên Bình Công độc đáo ở chỗ vừa luyện khả năng chiến đấu (thông qua các chiêu thức vặn xoắn với khoảng cách trái bóng chính là khảng cách của hai cánh tay trong chiến đấu) lại vừa dùng để luyện khí, có tác dụng rất tốt đối với khí công dưỡng sinh và chữa bệnh.
Cách đây vài năm, một phái đoàn của Liên đoàn Vovinam thế giới, gồm nhiều HLV cao cấp tại châu Âu đã về thăm võ sư Nguyễn Khắc Chương để tập tham khảo bài Viên Bình Công trong thời gian 2 tuần.
theo Trí Thức Trẻ
Vén màn môn võ Việt chạy trên mặt nước, đóng đinh lên người
Lê Sơn |
Sau khi luyện thành Thần lực công phu, một võ sĩ trẻ măng của Thiên Môn Đạo đã đóng chiếc đinh dài 20cm lên huyệt đạo ở cổ rồi kéo chiếc xe tải nặng vài tấn, làm người xem hú vía.
Lần đầu tiên tôi biết tới Thiên Môn Đạo là cách đây hơn 5 năm, khi có dịp tham gia đợt tập luyện đồng diễn tại sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Khi đó, một chàng thanh niên chừng tuổi đôi muôi, là môn đệ của Thiên Môn Đạo đã nói một câu khiến tôi nhớ mãi: “Học võ mà không học khí thì không phải học võ!”.
Từ đó, Thiên Môn Đạo luôn để lại nhiều dấu hỏi trong tôi. Và rồi sau hơn 5 năm, cuối cùng tôi cũng gặp gỡ được người đứng đầu môn phái, chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn để tìm hiểu sâu hơn về môn phái dị biệt này.
Lão nhân quá giang – tuyệt kỹ khinh công khiến Thiếu Lâm Tự cũng “chào thua”
Trước đây tôi chỉ biết tới sư phụ Nguyễn Khắc Phấn qua các thước phim Kỷ lục VN, được phát sóng trên đài truyền hình với mái tóc và bộ râu dài hệt như một nhân vật trong phim kiếm hiệp.
Bất ngờ thay, vị chưởng môn ấy nay đã “xuống tóc”, trông trẻ trung thấy lạ với vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt luôn cười nhưng thần thái, ánh mắt sắc như dao thì vẫn còn nguyên.
Trò truyện với tôi, sư phụ Nguyễn Khắc Phấn (theo cách gọi trong môn phái) đã bật mí về những tuyệt kỹ thượng thừa, không thể xuất hiện ở một phái nào khác đó là ngón khinh công “Lão nhân quá giang”.
Đây là màn chạy trên mặt nước, dưới chân võ sĩ được trải một lớp cót hoặc chiếu rất mỏng.
Đáng nói, trong làng võ thế giới, chính Thiên Môn Đạo là môn phái biểu diễn màn này đầu tiên, sau đó phái Thiếu Lâm bên Trung Quốc mới làm theo.
Thậm chí, màn “Lão nhân quá giang” còn khó hơn cả màn chạy trên nước của Thiếu Lâm (gọi là “Thủy thượng phiêu”), bởi võ sĩ Trung Quốc trải lớp ván ép mỏng bên dưới thì Thiên Môn Đạo lại trải chiếu, cót vốn mỏng và mềm hơn.
Màn chạy trên mặt nước của võ sinh Thiên Môn Đạo (ảnh: NVCC)
Tất cả đều nghĩ bên dưới mặt nước sẽ được lót một thứ gì đó hoặc là đóng cọc phía dưới. Thậm chí nhiều người nghĩ đây là một thứ tà thuật.
Để chứng minh, môn phái đã mời một số người lặn xuống tận đáy sông để kiểm chứng. Và tất nhiên, đã chẳng hề có thứ gì ngoài lớp cót rất mỏng được trải trên mặt nước.
Sau “bài test” đó, hàng chục võ sĩ trẻ măng lần lượt chạy thành hàng trên mặt nước với quãng đường hàng trăm mét, khiến những khán giả mục sở thị cứ ngỡ như mình đang xem phim kiếm hiệp ở ngoài đời.
Sau vài lần nữa biểu diễn tại sông Đáy, sông Nhuệ, từ Viện khoa học nghiên cứu tiềm năng con người, trường Đại học TDTT (Bắc Ninh) và Đài Truyền hình VN đều cử những đoàn về tận nơi để tìm hiểu, nghiên cứu, quay phim.
Sư phụ Phấn kể lại, đã có những thời điểm Đài truyền hình VN cử cả đoàn về tận Ứng Hòa, “ăn dầm nằm dề” cả hơn một tháng trời để lấy tư liệu, thậm chí quay phim cả buổi đêm trước khi thực hiện chương trình “Chuyện lạ VN” được thực hiện ở hồ Thiền Quang.
Sau đó, Bộ Ngoại giao cũng từng đưa một số người bên Nhật về học trực tiếp. Kết quả sau vài tháng, họ có thể chạy được 10 mét trong sự ngỡ ngàng.
Theo chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn, màn chạy trên mặt nước xa nhất của Thiên Môn Đạo là 180 mét (kỷ lục của Thiếu Lâm gần 120 mét) và có thể chạy thành một đoàn trên mặt nước thay vì từng người một.
“Nội nhục công phu” – Tuyệt kỹ gây hú vía, thót tim
Đã không biết bao nhiêu lần các môn đệ Thiên Môn Đạo khiến người xem phải nổi da gà với trò biểu diễn ú tim mang tên “Nội nhục công phu”.
Sư phụ Nguyễn Khắc Phấn cho biết, tuyệt kỹ này gồm 2 loại. Loại thứ nhất dùng đinh đóng xuyên qua nhiều vị trí của cơ thể gọi là “Xuyên kim nội nhục”; loại thứ 2 dùng đinh đóng vào một số huyệt đạo rồi kéo xe nặng vài tấn gọi là “Thần lực công phu”.
Với một người bình thường, chỉ cần xem màn này cũng đủ để “ớn lạnh tới tận xương sống” nhưng với những môn đệ ruột của Thiên Môn Đạo, nó lại đơn giản như “chuyện thường ở huyện”.
Lần đầu tiên khi sư phụ Phấn cùng một đệ tử biểu diễn màn này trước công chúng, nhiều người đã không dám xem vì quá … sợ hãi.
Nội nhục công phu là một tuyệt kỹ của phái Thiên Môn Đạo (ảnh: NVCC).
Sư phụ lấy một chiếc kim cỡ vừa, dùng cồn đốt để khử trùng rồi khẽ hỏi nhỏ: “Con sẵn sàng chưa?” Sau cái gật đầu của đệ tử cũng là lúc màn “nội nhục” bắt đầu.
Sư phụ cầm cây kim dài, dí xát vào một huyệt đạo ngay bên dưới vai học trò. Các khán vây quanh chen nhau, mắt nhắm mắt mở, hồi hộp, nín thở…
Đồ đệ vẫn ngồi trơ như đá. Sư phụ cầm chiếc búa giơ cao. Sư phụ nói lớn: “Bắt đầu” rồi một nhát, hai nhát, ba nhát, cây đinh xuyên qua lớp da thịt bên dưới vai của cậu học trò. Các khán giả ai nấy mặt tái mét. Khi sư phụ nói “Xong rồi”, có người mới dám mở mắt ra…
Vị đệ tử tiếp tục vận khí một hồi rồi. Sư phụ cho người buộc một sợi dây thừng vào cây kim còn cắm trên lưng rồi nối vào một chiếc xe tải nặng 5 tấn.
Đệ tử vẫn lặng thing như núi. Một lúc sau, anh chàng từ từ đứng dậy rồi bắt đầu màn kéo xe. Lần này các khán giả không còn hú hồn, im bặt nữa mà bắt đầu cổ vũ cuồng nhiệt.
Sau khi kéo được vài chục mét, sư phụ cho đệ tử dừng lại. Rồi lại thực hiện màn rút đinh trên lưng khiến người xem một lần nữa ớn lạnh.
Thật sửng sốt, khi những chiếc đinh được rút ra, đã không có một giọt máu nào mà chỉ có 1 vết thâm nhỏ hằn trên lưng. Vị đệ tử thì mặt vẫn tỉnh bơ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Lúc này, nhiều người mới vây quanh hỏi “Có đau không”. Chàng trai không nói mà chỉ khẽ mỉm cười, lắc đầu.
Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn và đệ tử trong màn biểu diễn Nội nhục công phu (ảnh: NVCC)
Sau những màn biểu diễn gây hú vía này, đài truyền hình cũng từng về thực hiện chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” với kỷ lục đóng đinh kéo xe, từng gây thót tim cho hàng triệu khán giả cả nước.
Sư phụ tiết lộ, ngoài đóng đinh vào các huyệt đạo ở lưng, các đệ tử còn có thể dễ dàng đóng đinh vào các vị trí khác trên cơ thể như ngực, thậm chí ở cổ rồi thực hiện các màn kéo xe.
Còn những màn úp bát vào bụng, dùng răng cắn rồi kéo xe, dùng yết hầu uốn cong thanh sắt, kê đá lên đầu rồi đập vỡ… thì một đứa trẻ tầm chục tuổi, vẫn còn “tranh nhau ăn” cũng có thể làm được dễ dàng.
Vị chưởng môn tiết lộ, để thực hiện những màn biểu diễn này, các võ sĩ phải trải qua quá trình luyện khí công, làm nền tảng cho nội công và tùy thể trạng của từng người lại được học những bài riêng thay vì tất cả đều tập luyện giống nhau.
Một cậu bé thực hiện màn Nhu công thụ lực. (ảnh: NVCC)
Khi tôi hỏi sư phụ, liệu tập các môn này cần kiêng những gì, đặc biệt có cần kiêng quan hệ nam nữ như nhiều lời đồn thổi hay không, ông giải thích:
“Nội quy đầu tiên của môn phái là kiêng rượu, thuốc lá, chất kích thích quan trọng nhất là kiêng làm việc ác, gây tổn hại tới người khác.
Ở môn phái có các bài tập riêng cho những người thuần dương và người từng quan hệ nam nữ. Trong quá trình học, chúng tôi có khuyên nên điều tiết việc sinh hoạt cho phù hợp chứ không có nghĩa là cấm.
Quan trọng nhất là người tập cần biết tự điều tiết và làm chủ cơ thể để có thể sống khỏe, lành mạnh, sống có ích, đó mới là điều quan trọng nhất”.
Màn Cương pháp công của Thiên Môn Đạo đòi hỏi trình độ khí công, nội công ở mức độ rất cao (ảnh: NVCC).
Tuy nhiên mục đích của Thiên Môn Đạo không coi trọng biểu diễn, càng không coi trọng việc chiến đấu, tranh giành hơn thua.
Bởi như tên gọi của môn phái (Thiên Môn - “đường đến cổng trời”), nghĩa là sống khỏe, lành mạnh, sống có ích để khi chết được lên thiên đàng, đó mới là mục đích cao cả nhất.
Sư phụ Phấn bảo: “Giống như mẹ tôi, sinh năm 1917, nay đã 100 tuổi, từng bị tai nạn nún cột sống tưởng chừng sẽ liệt nhưng nhờ Thiên Môn Đạo mà đến giờ vẫn rất khỏe mạnh, minh tường, vẫn sống có ích.
Đó có lẽ mới là cốt lõi của võ thuật!” - Sư phụ nói rồi khẽ mỉm cười.
(Xem thêm một số hình ảnh về môn phái Thiên Môn Đạo):
Màn Nội nhục công phu từng gây thót tim cho người xem.
Màn Ngự thiết công (ảnh: NVCC).
Màn Khẩu xí thiết hàm công (ảnh: NVCC).
Màn Luyện thiết công (ảnh: NVCC).
Màn Thọa thiền thạch đầu công. (ảnh: NVCC).
Màn Nhu cốt công (ảnh: NVCC).
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét