RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 6

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lý giải vì sao nhiều thiên tài bị tâm thần

10:53:38 04/06/2012

Cùng các cập nhật: Đón xem nguyệt thực kết hợp siêu Mặt trăng tối nay, phát minh bộ kim tiêm không gây đau đớn...


Lý giải vì sao nhiều thiên tài mắc chứng tâm thần

Nhiều thiên tài về tư duy sáng tạo vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: từ những họa sĩ nổi tiếng Vincent van Gogh và Frida Kahlo đến các đại văn hào Virginia Woolf hay Edgar Allan Poe đều mắc chứng bệnh tâm thần.


Bức chân dung tự họa với chiếc tai bị cắt được Vincent van Gogh vẽ năm 1889.

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra mối liên kết giữa 2 thái cực của tâm trí con người: khả năng sáng tạo và rối loạn tâm thần. Trong số nhiều loại rối loạn tâm thần, sự xuất hiện của khả năng sáng tạo có liên quan đến rối loạn tâm trạng, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực. Nó đặc trưng bởi sự thay đổi bất thường giữa 2 trạng thái: cực kỳ hưng phấn và trầm cảm ở mức độ nặng. Nhà sinh học thần kinh James Fallon đến từ Đại học California-Irvine giải thích: “những người mắc rối loạn lưỡng cực có xu hướng nảy sinh sự sáng tạo khi họ đang trong tâm trạng buồn phiền và tuyệt vọng”. Vào thời kỳ hưng cảm, họ sẽ có những lúc xuất thần tạo nên tuyệt phẩm mà một người bình thường không thể nào làm được.

Elyn Saks - Giáo sư về sức khỏe tâm thần tại Đại học Nam California chia sẻ, ở người mắc rối loạn dạng này, họ có thể phân tích, xem xét các ý tưởng trái ngược nhau cùng một lúc và nhận thức được những liên kết mơ hồ giữa chúng trong khi hầu hết các bộ não bình thường khác thì không.

 (Nguồn tham khảo: Life’s Little Mysteries)

Những thiên tài tự học đỉnh nhất mọi thời đại

10:49:46 14/07/2011

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

1. Michael Faraday (1791–1867) – Thiên tài tự học là chính
Tên tuổi của Michael Faraday vô cùng nổi danh trên toàn thế giới và được đánh giá là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Nhưng ít ai biết ông không được học hành hay qua trường lớp đào tạo nào cả mà hầu hết kiến thức ông có được đều là do tự tìm tòi khám phá.
Michael Faraday sinh trưởng trong một gia đinh nghèo tại thành phố London vì thế không có điều kiện để được đi học. Thay vào đó, khi mới tròn 14 tuổi, Faraday đã phải đi làm công việc phụ đóng sách tại một tiệm sách trong hơn 7 năm trời. Trong thời gian tại đây, ông bắt đầu đọc những cuốn sách được giao để đóng và tìm thấy sự say mê thích thú dành cho môn khoa học. Ông đã xin làm phụ tá cho một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất London thời bấy giờ, Humphrey Davy, nhưng bị từ chối vì không có một bằng cấp chính quy hay bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực và cố gắng, ông đã giành được công việc này sau đó và đã thể hiện khả năng xuất sắc của mình với hàng loạt những phát minh được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác, tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và ghi danh ông như là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử.
2. William Herschel (1738-1822) – Người nhạc công với niềm say mê cho thiên văn học
William Herschel là một nhạc công người Đức sống ở Anh vào thế kỷ 18. Bên cạnh âm nhạc, ông còn dành niềm say mê cho thiên văn học khi tình cờ đọc cuốn sách thiên văn vào năm 1773. Để thỏa mãn niềm đam mê này, ông còn miệt mài tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày để mài gương và ống kính. Với chiếc kính tự chế nhưng tuyệt hảo hơn bất kỳ cái nào được sản xuất trước đó, ông đã phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.
Tuy nhiên phát hiện lớn nhất là trong một lần tình cờ, ông đã tìm thấy một vật thể lạ mà sau khi gửi quan sát của mình đến cho một chuyên gia người Nga, ông biết rằng mình đã tìm thấy một hành tinh mới. Lúc đầu, ông đặt tên hành tinh mới là “Georgian Star” theo tên của vua George III tuy nhiên sau đó cái tên Thiên Vương tinh đã được chọn. Đây là một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời và khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn.
3. Srinivasa Ramanujan (1887-1920) – Nhà toán học huyền thoại
Nhà toán học người Ấn Độ Srinivasa Ramanujan được đánh giá là một trong số ít những thiên tài toán học hiếm hoi trong hàng thế kỷ qua với gần 3900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức. Không được đào tạo bài bản về toán học nhưng những đóng góp và phát hiện của ông cho ngành toán học thực sự là vô cùng quan trọng và có giá trị.
Sinh ra trong một gia đình Ấn Độ nghèo, Srinivasa Ramanujan không có điều kiện để được học hành đầy đủ nên phải tự học là chính. Năm Ramanujan 10 tuổi, cậu bé làm quen với toán học khi bố mẹ tặng cho cậu một cuốn sách toán lượng giác cao cấp. Năm 13, ông đã thành thục quyển sách và bắt đầu mày mò tự phát minh ra các định lý toán học.
Sau này, ông được nhận học bổng vào một trường đại học công nhưng rớt ngay năm đầu vì không thể tập trung những môn học khác do đã dành phần lớn thời gian vào việc nghiên cứu toán học. Ông có gửi vài công trình của mình đến những nhà toán học nổi tiếng ở Ấn Độ và Anh tuy nhiên đều bị bỏ xó, không được công nhận hoặc bị gửi trả về. Chỉ có mỗi giáo sư G.H. Hardy thuộc trường Đại học Cambridge phát hiện ra tài năng của ông và đã gửi lời mời Ramanujan đến Anh, tuy nhiên, ông đã từ chối vì không muốn chuyển đến một vùng đất xa lạ, cho dù đó là cơ hội hiếm hoi duy nhất để giúp ông nổi danh và được ghi nhận thực sự.
4. Gregor Mendel (1822-1884) – Cha đẻ của di truyền học hiện đại
Gregor Mendel sinh năm 1822 tại Cộng hòa Séc, do điều kiện gia đình khó khăn nên khi học xong trung học, ông đã đến học tại một tu viện ở Brunn năm 1843. Tại đây, ông vừa học tập và nghiên cứu với thí nghiệm lai trên cây đậu Hà Lan từ đó khám phá ra định luật di truyền đặt nền móng đầu tiên cho ngành di truyền học hiện đại cũng như cơ sở cho tất cả những kiến thức về DNA và di truyền ngày nay.
Tuy nhiên, vào thời gian đó không một ai tin vào những phát hiện của ông và nó đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ cho đến tận thế kỷ 20 mới được công nhận. Đến lúc đó, ông mới được tôn vinh như một nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu mà ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời.
Theo Jeanny

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19

00:00:01 15/05/2013

Súng lục Harmonica, tàu bọc thép, pháo hai nòng... là những vũ khí thất bại trong lịch sử.

Nội chiến Mỹ (1861-1865) xảy ra khi cuộc cách mạng công nghiệp đang phát triển rất mạnh, dẫn tới các phát minh và sáng tạo ra nhiều loại vũ khí kỳ lạ phục vụ cho chiến tranh. Nhưng thật không may, phần lớn chúng đều “không dùng được”. Dưới đây là một số điển hình của sự "thất bại thảm hại".

1. Súng lục Harmonica 

Với nỗ lực sáng chế ra một khẩu súng vừa bắn được nhiều đạn và nạp đạn thật nhanh, một nhà sản xuất vũ khí tên John Browning đã sáng chế ra súng lục Harmonica. 

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 1
Băng đạn của khẩu súng này không nằm dọc, mà nằm ngang thân súng với các ổ đạn hở và sẽ trượt trên thân súng giống như kèn Harmonica. Điều này sẽ giúp việc nạp đạn trở nên nhanh chóng và mọi người tin rằng, đây sẽ là một thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh. 

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 2

Tuy nhiên, khi đưa vào thử nghiệm thì mọi thứ không được tốt đẹp như thế. Thay vì băng đạn tự tiếp đạn khi bắn, xạ thủ phải tự điều chỉnh các lỗ đạn vào nòng súng. Tuy rằng nạp đạn tiện hơn, nhưng lại không thể bắn nhanh được.

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 3
Kết quả là khẩu súng chỉ được dùng với mục đích trang trí và rất hiếm sử dụng trong chiến tranh. Hiện tại nguyên mẫu khẩu súng đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ.

2. Súng “cà phê” máy 

Sử dụng tay để quay cò súng giống như máy xay cà phê, tốc độ bắn của khẩu súng này nhanh hơn nhiều so với các loại vũ khí khác trong thời kỳ đó. 

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 4
Bắn được 120 viên đạn trong vòng một phút, khẩu súng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong mắt các vị chỉ huy. Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ cuối cùng đã mua tổng cộng 60 khẩu súng này.

Sở hữu tốc độ bắn cực khủng, nhưng khẩu súng lại hoàn toàn vô dụng khi sử dụng thời gian dài. Lý do là bởi thân súng nóng rất nhanh và dễ bị kẹt vỏ đạn khi bắn. Chính điều này đã khiến cho khẩu súng này sớm bị đào thải.

3. Pháo hai nòng

Bằng cách thiết kế hai nòng pháo với ổ pháo riêng biệt và chung ngòi, các nhà thiết kế năm 1862 tin rằng, đây là một bước đột phá. Họ nghĩ rằng, không một thành trì nào có thể tồn tại dưới sức công phá cùng lúc của hai quả đạn pháo. Số nòng pháo càng tăng thì sức công phá càng lớn.

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 5
Thật không may, thí nghiệm đã thất bại ngay lần đầu. Do không có sự đồng đều về khối lượng đạn cũng như chất lượng của từng nòng pháo, hai viên đạn hoặc sẽ lệch mục tiêu, hoặc sẽ đập vào nhau và tự nổ, gây thiệt hại cho chính quân mình.

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 6

Khẩu pháo không bao giờ được sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một bản mẫu của chúng hiện đang được trưng bày tại ĐH Georgia, Mỹ.

4. Tàu bọc thép

Để bảo vệ hệ thống đường sắt khỏi các cuộc tấn công của quân miền Nam, chính phủ Mỹ đã ra lệnh thử nghiệm toa xe lửa bọc thép trang bị tấm sắt dày trên đầu và hai bên. Ô cửa sổ ở hai bên cho phép quân lính bên trong có thể bắn ra ngoài mà không sợ bị dính đạn.

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 7
Cứ tưởng rằng những chiếc tàu này sẽ là chiến xa không thể phá hủy, nhưng vào năm 1864, một khẩu pháo đã “vô tình” phá hủy một chiếc. 

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 8

Tiếp theo năm 1865, lại một chiến xa khác bị bắn thủng và lần này, chính vì những tấm sắt chắn đạn đã phản lại đạn từ phía trong, gây thương tích cho người bên trong nó. Kết quả là chúng nhanh chóng bị bỏ rơi.

5. Súng trường Porter

Sau nhiều nỗ lực bất thành của súng lục Harmonica, một nhà sáng chế khác tên Porter đã cố gắng tạo ra một loại súng mới và ông đã “thành công”. 

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 9

Hộp tiếp đạn thay vì là thanh thẳng, sẽ là một bánh xe để đạn dọc theo thân súng. Khi bắn xong một viên, bánh xe sẽ tự xoay viên đạn tiếp theo vào ổ súng.

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 10

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19 11
Điều đó có nghĩa là với mỗi viên đạn nhằm về phía kẻ địch thì... sẽ có một viên đạn khác nhắm thẳng vào mình. Và chỉ với một sơ suất nhỏ khi bắn, viên đạn thứ hai kia hoàn toàn có thể bị kích nổ và giết chết người sử dụng nó. Sau khi đánh giá thiệt hơn, tất nhiên khẩu súng không được sử dụng.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Horstheld, Civil War Talk, Wikipedia...


Bạn có thể xem thêm:

Theo SHMN / Mask Online

Những vũ khí “í ẹ” nhất trong lịch sử

00:00:00 13/07/2012

Bom đồng tính, súng thần công tạo lốc xoáy, xe tăng Sa Hoàng... đều là những ý tưởng vũ khí lãng xẹt.

Vũ khí là một vật dụng rất quan trọng, nó có thể tạo nên sự khác biệt thắng - thua trên chiến trường. Tuy nhiên, có nhiều thứ vũ khí được sáng tạo quá mức khiến mọi người phải “há hốc mồm” vì sự vô lý của nó…

1. Xe tăng Sa Hoàng

Khác với xe tăng hiện đại, cỗ xe tăng thời Sa Hoàng này chỉ có 3 bánh. 2 bánh phía trước cao gần 9m, bánh phía sau nhỏ hơn nhiều (1,5m), thân rộng 12m, tháp pháo được trang bị đại bác và súng máy tấn công. Các bánh xe khổng lồ được thiết kế để vượt qua những địa hình phức tạp nhất.

Tuy nhiên, khi vận hành trên các địa hình nhiều chướng ngại vật, thân hình độ sộ cùng kết cấu phân bố lực kéo không đều dễ làm cho cỗ máy này trở lên vô dụng, đặc biệt khi chẳng may sa vào nơi có địa hình lún như đầm lầy, bãi ngập nước. 

Cuối cùng, những chiếc xe tăng này được tháo rời để làm phế liệu, một số ít may mắn hơn được trưng bày ở các bảo tàng khắp nước Nga.

2. Dự án Habakkuk

Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, kim loại là một tài sản quý. Quân Đồng minh đã bị mất khá nhiều tàu tiếp viện vào các tàu ngầm của Đức. Vì vậy, chính quyền Anh đã lên kế hoạch đóng một tàu sân bay bằng chất liệu tên là pykrete (hỗn hợp giữa nước và mùn cưa). 

Sau khi nghiên cứu kỹ, họ quyết định tàu sân bay này sẽ dài 600m với thân tàu dày 12m, được trang bị hệ thống làm mát đặc biệt và có khả năng mang 150 máy bay. 

Bản thân chất pykrete được tạo ra từ 14% mùn cưa và 86% nước, nhờ thế mà việc sửa chữa dễ dàng hơn nhiều so với các tàu bằng kim loại thông thường. Tàu sân bay pykrete được Geoffrey Pyke nghĩ ra khi ông đang làm việc tại Bộ chỉ huy Tác chiến kết hợp. Mặc dù vậy, đã không có chiếc tàu nào được sản xuất do chiến tranh đã chấm dứt trước đó và không cần thiết phải đóng tàu này nữa.

3. Móng vuốt Archimedes

Móng vuốt Archimedes được thiết kế vào thế kỷ thứ III để bảo vệ thành trì Syracuse của người Carthaginia trước một cuộc hải kích của La Mã. Nó là một cần trục khổng lồ với những chiếc móc lớn gắn vào dây chão. 

Khi có chiến thuyền La Mã nào đến gần tường thành, những chiếc móc này sẽ móc vào thuyền và nhấc nó khỏi mặt nước, giống như móc cá vậy, chiếc thuyền sẽ ngay lập tức được thả xuống và lật úp ngay. Thứ vũ khí này được giấu kỹ đến nỗi quân La Mã bắt đầu nghĩ họ đang đánh nhau với các vị thần.

Một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thời kỳ này là Archimedes - người được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Syracuse do Hiero thống lĩnh. Móng vuốt Archimedes trở nên hữu dụng trong suốt cuộc chiến tranh Punic thứ II khi La Mã tấn công Syracuse với 220 chiến thuyền năm mái chèo.

4. Súng thần công tạo lốc xoáy

Súng thần công tạo lốc xoáy được chế tạo tại Đức trong suốt Thế chiến thứ II để tạo ra những cơn lốc xoáy nhân tạo. Cỗ máy này hoạt động nhờ tạo ra các vụ nổ trong buồng đốt và nhằm thẳng vào mục tiêu thông qua các vòi. Một mẫu nhỏ hơn được chế tạo có khả năng phá nát những tấm ván cách nó gần 200m. Khẩu thần công tạo lốc xoáy kích cỡ đầy đủ được chế tạo nhưng nó không thể tạo ra những cơn lốc ở vị trí cao nên dự án bị hủy bỏ.

Thần công tạo lốc là sản phẩm của tiến sĩ Zippermeyer, một nhà phát minh người Áo, người từng chế tạo một loạt các vũ khí chống máy bay quái đản trong một phòng thí nghiệm ở Lofer, Tyrol. 

5. Bom đồng tính

Bom đồng tính là một loại bom không gây chết người nhưng nó có khả năng kích dục và đặc biệt hơn, có tác dụng khuyến khích phát triển khuynh hướng đồng tính.


Ý tưởng này cho rằng, chất kích dục trong quả bom khi phát nổ sẽ làm binh sĩ đối phương không thể cưỡng lại sự hấp dẫn, sẽ trở nên yếu đuối, mất tinh thần chiến đấu nên sẽ dễ dàng tấn công hơn. 

Bom kích dục này chưa bao giờ được sản xuất và tất nhiên, dự án này hoàn toàn phi thực tế. Vậy mà ý tưởng này đã được Không quân Mỹ phát triển vào năm 1994 rồi bị đổ bể.

Theo Sơn Hải / Mask Online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH