MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 480
(ĐC sưu tầm trên NET)
Từ chiều 26-10, có rất đông người dân kéo đến nhà anh Hạ ở thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang chờ đón.
Ông Huấn, hơn 80 tuổi, nói: “Hơn 4 năm nay cả làng cứ tưởng thằng Hạ bỏ mạng ở đất khách quê người, không về nữa, giờ biết tin nó về mọi người đến chia vui”.
Khi xe khách vừa đậu ở đầu làng thì rất đông người dân vây chặt lấy. Anh Hạ đã không kìm nén được cảm xúc liền bước xuống xe ôm chầm lấy người này đến người khác. Nhiều người òa khóc vì thấy anh Hạ vẫn khỏe mạnh, gọi tên từng người.
Anh Hạ nói với mọi người hơn 4 năm bị cướp biển Somalia giam giữ ở sa mạc cứ nghĩ sẽ không bao giờ trở về được.
Cũng trong chiều 26-10, chuyến xe đò chở anh
Phan Xuân Phương (27 tuổi, một trong ba thuyền viên Việt Nam được cướp
biển Somalia trả tự do) đã về tới xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ
An).
Trong nhà, mẹ của Phương, bà Lê Thị Hòa (59 tuổi) ngồi trên chiếc xe lăn đưa mắt qua cửa sổ ngóng con trở về sau hơn 4 năm xa cách. Ba ngày nay khi biết con được cướp biển Somalia trả tự do, bà Hòa không chợp mắt ngủ chờ mong từng ngày, từng giờ được gặp lại con.
Khi Phương bước xuống xe vào nhà, nhiều người vừa chạy đến vây kín vừa hỏi han: “Thằng Phương đây rồi!”, “Nó còn sống đó, mừng quá”, “Đi đường xa có mệt không cháu?”.
Ôm chặt đứa cháu vào lòng, bà Trần Thị Xuân (83 tuổi, bà ngoại Phương) xúc động nói: “Bà cứ tưởng sẽ không còn được nhìn mặt cháu trước lúc nhắm mắt xuôi tay, ở quê dù có đói khổ nhưng còn người là còn của, nhìn cháu lành lặn trở về thế này ai cũng mừng”.
Cùng đón con từ Hà Nội về nhà, ông Phan Xuân Linh (71 tuổi, bố Phương) chia sẻ: “Hơn 4 năm qua gia đình tôi mòn mỏi cầu cứu công ty, cơ quan chức năng tìm cách giải cứu Phương khỏi tay cướp biển Somalia nhưng đều không có kết quả. Số tiền chuộc con nằm ngoài khả năng của gia đình nên có nhiều lúc chúng tôi tưởng chừng như rơi vào tuyệt vọng nhưng tôi vẫn tin có một ngày con tôi sẽ trở về…”.
Gương mặt gầy guộc, sạm đen vì nắng gió và
phải sống trong điều kiện thiếu thốn, Phương kể tháng 4-2011, anh cùng
anh Hạ và anh Xuân được Công ty xuất khẩu lao động Vinamotor đưa đi làm
việc trên tàu đánh cá xa bờ hiệu FV Naham 3 (Đài Loan) với mức lương 300
USD/tháng.
Tháng 3-2012, khi đang đánh bắt cá trên biển Ấn Độ Dương cùng tàu cá FV Naham 3 bị cướp biển Somalia bắt giữ.
“Hàng chục tên cướp cầm súng lăm lăm trong tay khống chế mọi người trên thuyền. Thuyền trưởng có ý định trốn liền bị chúng rượt bắn chết, sau đó bọn cướp biển đưa chúng tôi về nơi giam giữ ở giữa sa mạc và canh gác rất nghiêm ngặt”, anh Phương nhớ lại.
Quãng thời gian hơn 4 năm qua, những thuyền viên bị cướp biển Somalia khống chế phải sống trong điều kiện đầy khó khăn và khắc nghiệt.
“Bọn hải tặc gí họng súng vào đầu, ép chúng tôi gọi điện về nhà, thúc giục gia đình báo công ty gửi tiền chuộc nếu không sẽ bị chúng giết chết. Nhiệt độ ban ngày nắng nóng hơn gió Lào, ban đêm thì lạnh cóng, nước ngọt và lương thực đều khan hiếm. Giữa sa mạc mênh mông mình muốn trốn cũng không biết trốn chỗ nào”, Phương kể.
Từ “cõi chết” trở về trong vòng tay của gia đình, Phương dự định sau khi ổn định sức khỏe và tâm lý sẽ tìm kiếm việc làm gần nhà và lập gia đình để tiện chăm sóc cha mẹ già.
“Bốn năm qua như là ác mộng với tôi, dù có khó khăn ở phía trước nhưng được ở bên người thân là hạnh phúc của tôi” - Phương nói.
DOÃN HÒA - VĂN ĐỊNH
Tờ National Interest của Mỹ nhận định “Mỹ không cần
Philippines” và Tổng thống Rodrigo Duterte đã cho Mỹ lý do để chấm dứt
liên minh sai lầm này.
Cấu trúc liên minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á đã có từ hơn 6 thập kỷ. Có một số tổ chức nhỏ hơn, ít khả năng tồn tại đã sụp đổ như CENTO, SEATO, nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Washington đã mở rộng thay vì rút ngắn những bổn phận trong hiệp ước cảu mình. Trong số này có cả ở Philippines, cách đây 2 năm, Washington và Manila đã phê chuẩn một thỏa thuận mới cho phép quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines và tham gia các cuộc tập trận chung.
Giờ đây, liên minh này có thể sẽ phải chấm dứt.
Không ai biết những gì mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ làm tiếp theo. Ông ấy biến Donald Trump thành một nhà tư tưởng sâu sắc về sự ổn định và phép lịch sự đáng chú ý. Tuy nhiên, sau khi công kích Tổng thống Barack Obama và mối quan hệ Mỹ - Phil suốt tháng vừa rồi, ông Duterte tuyên bố ông ấy đã gia nhập vào nhóm phản đối khi tới thăm Bắc Kinh.
Mối quan hệ Mỹ - Phil luôn phức tạp. Người Mỹ đến đây tự xưng là quân giải phóng, sẵn sàng giải phóng hòn đảo này khỏi "những chủ nhân" Tây Ban Nha. Sau đó, Washington còn sử dụng bạo lực ác liệt hơn để ngăn chặn phong trào giành độc lập của dân bản địa. Hàng trăm ngàn người Philippines đã chết trong cuộc xung đột tiếp theo đó.
Tuy nhiên, Washington cuối cùng đã "tha" cho nước thuộc địa này và
nhân dân 2 nước đã sát cánh bên nhau chiến đấu trong Thế chiến II. Dù
cho chính phủ Philippines có là một mô hình không hoạt động như thế nào
thì quan hệ quân sự vẫn gần gũi, phản ánh trong hiệp ước quốc phòng "qua
lại" năm 1951 cũng như sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ tại nước
này. Cuối cùng, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy cùng với một đợt phun trào
núi lửa không đúng lúc dẫn tới việc căn cứ Không quân Clark và đồn hải
quân tại Vịnh Subic phải đóng cửa.
Nhưng chỉ vài năm sau đó, lực lượng vũ trang Mỹ đã quay trở lại, giúp Manila trong cuộc chiến chống quân nổi dậy Hồi giáo, cung cấp viện trợ quân sự và trang bị cho lực lượng vũ trang Philippines. Khi Trung Quốc củng cố các yêu sách lãnh thổ của mình, các quan chức Philippines hy vọng sẽ mượn quân đội Mỹ để đối đầu với Bắc Kinh. Trong khi đó, Lầu Năm Góc muốn mở rộng việc tiếp cận căn cứ này để kiềm chế Trung Quốc. Dường như là đôi bên cùng có lợi, ngoại trừ người dân Mỹ. Có thể một sớm mai thức dậy, họ thấy bản thân bị đẩy vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc sau cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Manila gần bãi cạn Scarborough - bãi đá vô dụng mà hầu hết người dân Mỹ chưa từng nghe đến.
Vị tân tổng thống 71 tuổi của Philippines đã làm đảo lộn mối quan hệ
ấm cúng của quân đội 2 nước. Giết người sử dụng và buôn bán ma túy là
tội ác, nhưng xúc phạm tổng thổng Mỹ thậm chí còn gây sốc cho người dân
Mỹ hơn. Trước giờ họ vốn được những người phụ thuộc của nước khác bày tỏ
sự tôn trọng. Các quan chức Mỹ thì đều nuôi hy vọng là mọi thứ rồi sẽ
qua hoặc một sớm mai thức dậy, họ phát hiện ra Tổng thống Duterte chỉ là
một cơn ác mộng đáng sợ bất thường.
Ngay cả các quan chức Philippines cũng đã cố hết sức để "chữa cháy" cho những phát ngôn bốc đồng của ngài tổng thống. Ông ấy thường mâu thuẫn với chính mình - muốn giữ thỏa thuận quốc phòng năm 1951 trong khi "tổ chức lại" đất nước và cho rằng một vài ý tưởng của ông ấy là dành cho lâu dài. Một số nahf quan sát đưa ra giả thuyết là ông Duterte chỉ hành động điên rồ, cố đạt được sức mạnh đòn bẩy để bòn rút tiền từ Washington, đổi lấy việc chấp nhận cho quân đội Mỹ ở lại. Hoặc có thể ông ta hy vọng có được cam kết vững chắc từ phía Mỹ trong việc bảo vệ Philippines, trong đó có cả vùng lãnh thổ tranh chấp và ép Trung Quốc trả lại bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, ông ấy có vẻ đã không chuẩn bị và tính toán. Nhiều khả năng người Mỹ và người Philippines đều đang nhìn thấy con người thật của ông Duterte.
Nếu vậy, kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự của Washington và việc Mỹ sử dụng lãnh thổ của Philippines đã chết. Các quan chức Mỹ có thể phải cố nghĩ cách và duy trì cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ bằng không sẽ chẳng có hoạt động nào cả. Sau đó người kế nhiệm ông Duterte có thể hoàn trả lại một Philippines như thường, đáp ứng mong muốn của Mỹ.
Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Duterte tới Trung Quốc cho thấy những năm tiếp theo có thể sẽ có ít ổn định. Tại Bắc Kinh, ông Duterte đã làm mọi thứ. Ông ấy tuyên bố di sản Trung Quốc và "tách khỏi Mỹ". Mỹ đã "thua" cả về quân sự lẫn kinh tế, ông tuyên bố. Hơn nữa, "Tôi đã sắp xếp lại tư tưởng của bản thân và có thể sẽ tới Nga để đàm phán với ông Putin, nói với ông ấy rằng có 3 nước chống lại thế giới là Trung Quốc, Philippines và Nga. Đó là cách duy nhất", ông Duterte nói.
Đây là lời nói vô lý kỳ quái. Cả Trung Quốc và Nga đều không muốn chiến đấu chống lại thế giới. Họ hy vọng có thêm bạn, đặc biệt là các nước tước đây xoay quanh trục của Mỹ. Và nếu họ đang tìm kiếm đối tác, có lẽ họ sẽ không chọn một nước bán thất bại, có một lãnh đạo nóng nảy tiền hậu bất nhất.
Tuy nhiên, mọi chuyện ngày càng khó khăn hơn khi ngay cả những phụ tá trung thành nhất của ông Duterte cũng chống lại những tuyên bố của ông ấy. Bộ trưởng kinh tế của Philippines nói rằng ý của ông Duterte chỉ là muốn hội nhập châu Á mạnh mẽ hơn. Nhưng đó không phải là những gì ông ấy đã nói. Thảo luận về liên minh với Trung Quốc và Nga để chống lại Mỹ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm các thỏa thuận đầu tư và thương mại từ phía họ.
Ông Duterte có thể may mắn đi được đến hết nhiệm kỳ của mình. Không rõ ông ấy sẽ làm gì để đến được với Trung Quốc. Bắc Kinh dự kiến sẽ được đền đáp xứng đáng vì "những hỗ trợ" của họ, giống như một số nước châu Phi đã làm. Chính quyền quân sự Miến Điện đã trao nhiều quyền lực cho chính phủ dân sự để thu hút phương Tây chống lại Trung Quốc. Nếu Manila đền đáp "sự giúp đỡ" của Trung Quốc nhiều hơn mong đợi thì có thể dẫn tới sự bất mãn chính trị.
Vì vậy, đến nay ông Duterte vẫn được lòng dân nhưng người Philippines thường hay thay đổi. Công chúng nước này phần lớn ủng hộ Mỹ. Thật vậy, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã công khai cảnh báo ông Duterte rằng đừng "đánh giá thấp sức mạnh của tình cảm mà công chúng dành cho Mỹ".
Thay vì hy vọng một cuộc đảo chính, các quan chức Mỹ nên xem lại chính sách của mình với Philippines, bất kể chính sách của họ như thế nào. Việc tiếp tục hợp tác quốc phòng là có lý nhưng đó phải là một mối quan hệ bình đẳng hơn, giới hạn nhiều hơn. Washington nên chấm dứt hiệp ước phòng thủ "qua lại" và trở lại với hiệp ước 2014. Chắc chắn sẽ không có nhiều những cuộc tuần tra quân sự chống Trung Quốc và các hoạt động huấn luyện cũng bị giới hạn hơn.
Nếu ông Duterte có thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ Trung - Phil một cách hòa bình thì Washington cần chấp nhận việc sẽ có ít khả năng xảy ra chiến tranh. Mỹ không nên đẩy đối tác của mình tới đối đầu và xung đột.
Mặt khác, nếu Manila vẫn muốn thách thức cường quốc đang trỗi dậy của khu vực này, thì Washington khi ấy nên đề nghị Philippines xây dựng lực lượng quân đội đủ mạnh để làm điều này. Đối với Mỹ, để thay đổi quyết định của một nhà lãnh đạo khó đoán, vô trách nhiệm và bốc đồng của một nước nhỏ đi tới chiến tranh với một cường quốc được vũ trang hạt nhân thì còn ngu ngốc hơn. Mỹ cần lùi lại, chuẩn bị để đối phó với bất cứ quốc gia thù địch nào muốn thống trị Á - Âu, bỏ lại những tranh chấp tầm thường (chẳng hạn như bãi cạn Scarborough) cho những bên quan tâm.
Nói thẳng ra là Mỹ không cần Philippines. Trung Quốc thách thức sự thống trị của Mỹ tại Đông Á chứ không phải là an ninh tại quê nhà. Và Manila không giúp gì được Washington trong việc này hết. Tầm ảnh hưởng của Washington không đáng để tạo ra một cuộc xung đột với Bắc Kinh bằng cách biến một quần đảo ở Thái Bình Dương thành hàng rào kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh không đe dọa đến độc lập của bất cứ nước nào, kể cả Philippines. Các nước láng giềng của Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, nên đi đầu trong việc kiềm chế họ.
Ông Duterte đã vô tình giúp Mỹ có được tất cả những lý do sai lầm. Ông ấy dường như đã chuẩn bị để chấm dứt liên minh mà Washington nên kết thúc từ nhiều năm trước. Đây là cách chẳng hay ho gì khi giao dịch. Nhưng nó tốt hơn là cứ giữ mãi tình trạng thất bại hiện nay.
Chính quãng thời gian bị giam cầm trong tù đã cho Hitler cơ hội được lột xác, trở thành kẻ độc tài khét tiếng nhất nhì thế giới.
Ngày 1/4/1924, Adolf Hitler, khi ấy 34 tuổi - một họa sĩ không gặp thời, một cựu chiến binh đến từ Áo - bị giam tại nhà tù Landsberg ở Bavaria trong 5 năm do tổ chức cuộc đảo chính khiến 18 người thiệt mạng. Ngoài ra còn có 4 cảnh sát khác bị bắt.
Hitler bước vào nhà tù Landsberg trong vai trò người đứng đầu phong trào chính trị chống Do Thái nghiệp dư, sắp lụi tàn và nhỏ bé (Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Đức). Đôi khi ông ta tự nghi ngờ chính mình. Nhưng 9 tháng sau đó, ông ta bước ra khỏi nhà tù và trở thành nhân vật tự tin hơn, dần thu hút được sự chú ý và quyền lực.
Và có lẽ quan trọng hơn, việc Hitler rời khỏi nhà tù khi viết cuốn Mein Kampf
- cuốn hồi ký 2 tập - đã "kết nối tiểu sử (của Hitler) với cương lĩnh
chính trị của ông ta", theo cách nói của tiểu sử gia Volker Ullrich.
Trong lúc viết cuốn Mein Kampf - xuất bản tháng 7 và tháng 12/1925 - đã bước đầu tạo ra sự tôn sùng cá nhân quanh tác giả và chủ đề của nó. Hitler là Đảng Quốc xã. Và Landsberg là của ông ta, là phòng thí nghiệm của chủ nghĩa phát xít.
Không thiếu những cuốn sách viết về Hitler. Nhưng cuốn tiểu sử mới của Ullrich: Hitler: Ascent, 1889–1939 (gần đây đã được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh), nổi bật với những nghiên cứu tỉ mỉ và sự ác cảm đối với việc vẽ ra những câu chuyện thần thoại. "Ngành công nghiệp giải trí toàn cầu từ lâu đã chiếm đoạt và biến Hitler thành một người theo thuyết duy cảm, một biểu tượng văn hóa kinh dị phổ biến", ông Ullrich viết.
Đáng lo tương tự, những nghiên cứu về Hitler có xu hướng nghiêng về một trong 2 thái cực - thuyết kết cấu và khuynh hướng chủ tâm. Vậy thì, phải chăng những lực lượng chính trị và văn hóa lớn hơn đã tạo ra nhà lãnh đạo Hitler? Hay là Hitler đã tạo ra chính ông ta?
Nhiệm vụ của Ullrich là "đem tất cả tổng hợp lại với nhau". Sự cân bằng này này là hiển nhiên khi Ullrich khám phá thời gian Hitler ở Landsberg. "Việc bị bỏ tủ chỉ khuyến khích niềm tin của Hitler vào bản thân và sứ mệnh lịch sử của chính mình".
Cách hữu ích để tạo ra nhà độc tài này chính là chính quyền Bavaria
đã bỏ tù Hitler và cộng sự thân cận của ông ta, Rudolf Hess (phó tướng
tương lai của Hitler) cùng nhau. "Những người bạn tù của Hitler, đầu
tiên và trước hết là Hess, đã làm tất cả để họ có thể củng cố niềm tinh
của ông ta".
Hitler và những người bạn tù của mình gặp nhau trong bữa trưa mỗi ngày. "Những người bạn tù của Hitler sẽ chờ đợi, đứng lặng lẽ phía sau ghế của ông ta, khóc lóc. "Chú ý!". Người thủ lĩnh sau đó sẽ đi bộ xuyên qua những cấp dưới trung thành của mình và ngồi xuống vị trí đầu bàn".
Hitler đã có một bài phát biểu ngắn. "Sieg Heil!" (kiểu chào của Quốc xã, nghĩa là "hoan nghênh chiến thắng"). Những người đi theo ông ta đã khóc.
Nhà tù Landsberg rõ ràng là rất thoải mái đối với Hitler - trong thực tế, thoải mái hơn nhiều so với những căn hộ tồi tàn và nhà trọ lụp xụp mà Hitler sống trong phần lớn quãng thời gian trưởng thành.
Ở đây không có rủi ro. Khi bị bắt chờ xét xử, kết án, chính quyền
bang Bavaria đã chứng minh rằng nỗi sợ về tầm ảnh hưởng gia tăng của
Hitler và sự đồng cảm với triết lý cố chấp về chủng tộc của ông ta là
ngang nhau. Một trong những cai ngục của Hitler từng nói với ông ta:
"Tôi biết ông. Tôi cũng là một người theo Chủ nghĩa quốc xã".
Theo Ullrich, "Hitler được hưởng rất nhiều đặc quyền. Phòng giam của ông ta lớn, thoáng mát, thoải mái, có tầm nhìn rộng. Ngoài các món ăn thịnh soạn được nấu trong bếp tù, Hitler còn liên tục nhận được những gói chăm sóc, những món ăn ngon từ bên ngoài".
Cuộc nổi dậy thất bại của Hitler - và mức án tù tương xứng của ông ta - đã chứng minh với người dân Đức rằng Hitler là "một người đàn ông không chỉ nói mà còn hành động trong những tình huống quan trọng, và là người sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cá nhân".
Đối với Hitler, việc bị bỏ tù đã xoa dịu những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cho phép ông ta có nhiều thời gian để ghé thăm những người ủng hộ - lên tới 5 người mỗi ngày - và cho ông ta thời gian để tập trung viết Mein Kampf. Hitler đã "mổ cò" bằng chiếc máy đánh chữ mà nhân viên nhà tù trao cho ông ta để cho ra đời cuốn sách này.
Và thế là Hitler được thư giãn, ăn uống, rèn luyện lỹ năng lãnh đạo và hùng biện, viết sách và rèn cách ăn ở. Ngược lại với những hành vi nổi loạn đẩy ông ta vào tù, khi ở Landsberg, Hitler là một thiên thần hoàn hảo. "Hitler cẩn trọng tránh bất cứ cuộc xung đột nào với chính quyền nhà giam".
Cách hành xử ấy không chỉ giúp Hitler duy trì những đặc quyền trong tù của mình. Việc chơi đẹp cũng đại diện cho sự thay đổi khôn ngoan của Hitler. Trước đó, ông ta có tham vọng lật đổ nhà nước, giờ thì ông ta muốn kiểm soát nhà nước... theo cơ chế của nhà nước.
"Khi bị giam cầm tại Landsberg, Hitler nhớ lại tháng 2/1942, khi ông ta "bị thuyết phục rằng bạo lực sẽ không tác dụng khi nhà nước được thành lập và tất cả các loại vũ khí nằm trong tay nó", ông Ullrich viết.
Hitler sống bằng niềm tin đó. Được ra tù trước thời hạn, vào tháng 12/1924, Hitler tái tổ chức đảng Quốc xã, thúc đẩy cuốn sách của mình và bồi dưỡng hàng loạt khán giả giữa lúc căng thẳng kinh tế và căng thẳng chính trị toàn cầu. Họ ngày càng đồng cảm hơn với luận điệu chống Do Thái.
Năm 1932, Hitler tranh cử tổng thống và thua cuộc. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Hitler, Đức quốc xã đã giành được phần lớn số ghế trong quốc hội. Tổng thống khi ấy, Paul von Hindenburg đã phải miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng. Một năm sau đó, các nhà lập pháp Đức quốc xã thông qua một đạo luật mà cuối cùng sẽ mở đường cho Hitler đạt được quyền lực của một nhà độc tài.
Vừa qua, một số trang báo đưa thông tin việc ngày 01/10, ông Phạm
Văn Tác -Vụ trưởng Vụ tổ chức cá bộ (Bộ Y tế) tham gia làm lễ tại đền
Bảo Lộc (Nam Định) và không cho người lạ vào khu vực làm lễ.
Sau khi thông tin về đoạn clip được cho sẻ trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, một số độc giả đưa ra phán đoán rằng, có thể vị cán bộ này tham gia hầu đồng để mong thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, ngày 10/10, thông tin trên báo Người lao động, ông Tác khẳng định, việc ông và gia đình đi lễ vào ngày mùng 1 Âm lịch như truyền thống và việc gia đình làm lễ cúng cầu an vào ngày thứ 7 là chuyện hết sức bình thường. Còn trong đoạn clip được đăng tải, bản thân ông không hề tham gia hầu đồng mà chỉ đơn thuần là có mặt trong buổi lễ Phả độ gia tiên của đại gia đình.
"Ở đây (đền Bảo Lộc - PV) là đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo nên việc làm lễ cúng là chuyện bình thường. Mọi người cũng cầu cúng chứ không riêng mình tôi. Tôi khẳng định lại không có chuyện hầu đồng gì cả" - ông Tác cho hay.
Trao đổi với phóng viên vào chiều ngày 10/10, GS.TS Ngô Đức
Thịnh - chuyên gia nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết, theo hình ảnh
và nội dung được ghi nhận trong đoạn clip đang được chia sẻ trên mạng xã
hội thì đúng là ông Tác đang tham gia lễ Phả độ gia tiên.
Cụ thể, theo ý kiến của GS. Ngô Đức Thịnh, Phả độ gia tiên là nghi lễ tâm linh và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Theo quan niệm dân gian, Phả độ gia tiên là nghi lễ vô cùng lợi ích đối với chúng sinh, ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta đang bị đọa đày, chưa thể siêu thoát... Do đó, mục đích của nghi lễ là cầu bình an, hóa giải nghiệp chướng cho gia đình, dòng họ. Tham gia nghi lễ này, các thành viên trong gia đình có thể cầu sức khỏe, tài lộc, công danh...
"Nghi lễ Phả độ gia tiên có thể được tiến hành ở các đền, chùa và các khoản chi phí đặt lễ và mua lễ là tùy tâm ở gia chủ, không quan trọng ít nhiều, cái chính là chủ lễ phải nhất tâm thành kính" - GS. Ngô Đức Thịnh cho biết.
Cũng theo phân tích của chuyên gia văn hóa dân gian, trong trường hợp vị cán bộ Bộ Y tế có tham gia hầu đồng thì cũng không có gì là xấu, bởi mục đích của nghi lễ hầu đồng cũng vẫn là cầu bình an cho gia tiên. Hơn nữa, hầu đồng đã được xếp vào hàng di sản văn hóa. Do đó, việc các cá nhân tham gia sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như thế nào là quyền tự do của mỗi người mà người khác không nên can thiệp quá sâu.
Liên quan thông tin về vụ việc đang gây nhiều lùm xùm trong dư luận, có ý kiến cho rằng, hôm làm lễ vào ngày mùng 1/10, ông Phạm Văn Tác đã cùng một đoàn gồm 7 xe đến đền Bảo Lộc. Và hơn 4 tháng vừa qua, ông Tác đã đi hầu đồng nhiều lần nhằm cầu may mắn, thăng quan tiến chức; đồng thời, "tiết lộ" số tiền mà ông Tác đã mua và đặt lễ vào hôm đầu tháng lên tới 190 triệu đồng.
Phản ứng trước những thông tin này, ông Phạm Văn Tác cho biết, đó là những thông tin không đúng sự thật, có sự quy chụp, xâm phạm đời tư, cố tình chụp mũ... Ông cho biết sẽ có đơn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng về sự việc tờ báo đăng tải thông tin sai sự thật về ông.
Vợ tài xế xích lô Đinh Ngọc Thạch cho biết, đến chiều
ngày 06/10, gia đình vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về việc tại
ngoại của ông. Mặc dù rất lo lắng nhưng gia đình cũng chỉ biết chờ đợi
tin báo từ cơ quan chức năng.
Liên quan vụ cháu bé 9 tuổi Trần Minh Hoàng bị tôn chở trên xe xích lô cứa cổ dẫn đến tử vong xảy ra trên địa bàn phố Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội), ngày 04/10, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàng Mai đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật Hình sự và khởi tố bị can đối với tài xế xích lô Đinh Ngọc Thạch (còn gọi là Bình, 52 tuổi, quê ở Hà Nam) để điều tra về hành vi này.
Tại buổi làm việc giữa gia đình ông Thạch và gia đình nạn nhân, trước sự chứng kiến của cơ quan điều tra, hai bên đã thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hòa giải vụ việc. Ngoài ra gia đình phía gia đình nạn nhân chính thức có yêu cầu không xử lý hình sự.
Sáng 5/10, gia đình ông Thạch đã lên nộp đơn bảo lãnh tại ngoại cho
ông theo sự hướng dẫn của cơ quan điều tra. Thông tin ban đầu cho rằng,
nếu không có gì thay đổi thì ngày 06/10, ông Thạch sẽ được tại ngoại.
Ngày 06/10, báo Dân trí đưa thông tin người lái xe xích lô đã được tại ngoại. Tuy nhiên, theo xác nhận Đại tá Nguyễn Hồng Thái - Trưởng công an quận Hoàng Mai, việc ông Đinh Ngọc Thạch có được tại ngoại hay không thì Công an quận Hoàng Mai vẫn còn đang chờ Viện Kiểm sát phê chuẩn mới có được câu trả lời.
Về phía gia đình, liên hệ với bà Lê Thị Phương (vợ ông Thạch) chiều ngày 06/10, bà Phương cho biết, bà và người thân vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về việc tại ngoại của ông Thạch. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù rất sốt ruột và lo lắng nhưng mọi người trong gia đình cũng chỉ biết chờ đợi tin báo từ cơ quan chức năng.
Hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, bà Phương cho hay, từ ngày thành vợ thành chồng, suốt hơn 30 năm qua, bà và ông Thạch chung nhau cả quãng đời đời vất vả, chạy ăn từng bữa. Nay lại thêm khổ tâm hơn vì vướng lao lý ở cái tuổi gần ngưỡng "xế bóng" của đời người.
Theo lời bà Phương, sau 3 năm chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang), biên chế ở Sư đoàn 356, năm 1986, ông Thạch rời quân ngũ và lập gia đình với bà. Và mặc dù ở rể ở Hà Nam nhưng do cuộc sống khó khăn, chật vật nên ông Bình lên Hà Nội mưu sinh bằng nghề chở thuê, khuân vác và dành dụm tiền gửi về cho vợ nuôi 2 con. Tại Hà Nội, ông sống cùng 3 gia đình của anh em ruột trong một căn nhà cấp 4 rộng khoảng 30m2 trong ngõ 68 phố Tân Mai. Các anh em của ông cũng đều làm nghề lao động phổ thông, cuộc sống rất khó khăn.
Trước đây, thương chồng tuổi cao mà vẫn phải lao động cực khổ, lại hay đau ốm nên bà tính dọn lên Hà Nội ở cùng với ông để tiện chăm sóc. Thế nhưng, vì chỗ ở quá chật chội nên bà lại đành phải khăn gói về quê, chấp nhận cảnh để ông xa vợ xa con. Còn ông Bình chồng bà, thường ngày thì ai thuê gì làm nấy, tối về thì ngủ trong căn nhà ẩm thấp, chật chội. Và cứ khoảng vài tháng ông mới sắp xếp về quê thăm vợ con một lần.
Chiều ngày 23/9 vừa qua, trong lúc đang ở quê, bà bất ngờ nhận được cuộc gọi của người em dâu trên Hà Nội thông báo xe chở tôn của chồng gây ra cái chết cho cháu Trần Minh Hoàng. Ngay trong buổi chiều, bà tất tưởi vay mượn xóm giềng được 10 triệu đồng và vội vã bắt xe khách lên Hà Nội. Lúc tới nơi thì ông Bình chồng bà đã bị triệu tập lên cơ quan công an để điều tra.
Thúc đẩy 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên
Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Htin Kyaw bày tỏ cảm thông và chia sẻ với những mất mát, thiệt hại Việt Nam phải gánh chịu sau đợt mưa lũ ở miền Trung. Tổng thống Kyaw khẳng định Myanmar coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại - đầu tư lớn thứ 10 của Myanmar. Hai bên đang tích cực triển khai 12 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, cây công nghiệp, thuỷ sản, tài chính - ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất thiết bị điện, chế tạo và lắp ráp ô tô, xây dựng và hợp tác thương mại - đầu tư.
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại - đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tổng thống Htin Kyaw khẳng định Chính phủ Myanmar quan tâm và tạo điều kiện, nhất là đối với các lĩnh vực mang tính cầu nối, mở đường và tạo điều kiện cho các lĩnh vực hợp tác khác như ngân hàng, hàng không, viễn thông, khoáng sản và du lịch.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Htin Kyaw hoan nghênh sự kết nối ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước trên các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, giao thông vận tải, tư pháp, văn hoá, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và nhất trí sớm ký các thoả thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên cam kết phối hợp cùng các nước ASEAN khác tăng cường hợp tác sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (MRC) và các tổ chức liên quan. Tổng thống Myanmar nhất trí xem xét việc Myanmar trở thành thành viên đầy đủ của MRC.
Tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh
Trong cuộc hội đàm, hai bên cũng chia sẻ quan điểm, lợi ích chung về hoà bình, an ninh khu vực và khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh giữa hai nước thông qua trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có và nhất trí sớm thiết lập cơ chế “Đối thoại chính sách quốc phòng” cấp Thứ trưởng Quốc phòng, cơ chế “Nhóm làm việc chung” giữa Cục Đối ngoại của hai Bộ Quốc phòng, cũng như tổ chức kỳ họp Đối thoại An ninh lần thứ 4 trong thời gian tới; tích cực đàm phán và sớm ký Hiệp định Dẫn độ và Hiệp định về Chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như thương mại không bị cản trở trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông; kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng hợp tác nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Cũng trong chiều 26/10, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ nhà Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi các hội nghị ngoại giao cấp cao ACMECS 7, CLMV 8 và WEF-Mekong, Tổng thống Htin Kyaw cho biết, Việt Nam hiện là nhà đầu tư thương mại lớn ở Myanmar với tổng giá trị đầu tư không ngừng được tăng lên.
Tổng thống Kyaw cũng cho hay, Myanmar hoan nghênh các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực như thủy sản, trồng và chế biến cà phê, hồ tiêu, hạt điều ở Myanmar. Một số địa phương của Myanmar có điều kiện thời tiết rất thích hợp để trồng các loại cây này.
Theo tổng thống Kyaw, hai bên cũng cần đẩy mạnh hợp tác về du lịch, tăng lượng khách du lịch Việt Nam sang thăm Myamar, mở thêm đường bay thẳng của các hãng hàng không Việt Nam kết nối hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai bên cũng cần đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Hãng tin CNN dẫn lời nhân chứng cho biết, hàng trăm chiến binh
IS từ thành trì Raqqa ở Syria đã vào thành trì Mosul trong vòng 2 ngày
trở lại đây. Những tay súng này được nhìn thấy đeo các đai bom liều chết
cùng với các vũ khí hạng nhẹ.
Những tay súng này đã rải thuốc nổ ở các cây cầu bắc qua sông Tigris và chuẩn bị cho hàng chục vụ đánh bom liều chết.
IS chuẩn bị cho cuộc chiến tử thủ ở Mosul sau khi liên minh gồm khoảng 100.000 binh sĩ của quân đội Iraq và đồng minh bắt đầu chiến dịch giải phòng Mosul từ ngày 17/10. Giao tranh giữa lực lượng này với IS được cho là sẽ khốc liệt hơn trong những ngày tới khi liên minh ngày càng siết chặt vòng vây Mosul.
Trước tình thế này, IS cũng trở nên ngông cuồng hơn, chúng bắt đầu đốt phá các giếng dầu, lấy dân thường làm lá chắn sống và thậm chí thực hiện các vụ hành quyết hàng loạt. Tuần trước, IS đã giết gần 300 người ở khu vực trong và gần Mosul.
Tổng thống Duterte xuất hiện thường xuyên trong các tiêu đề quốc tế kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 6.
Mấy tháng qua, quan điểm của ông Duterte về biển Đông không làm nhà khoa học chính trị Richard Javad Heydarian thuộc Trường ĐH De La Salle (Philippines) ngạc nhiên, bởi theo chuyên gia này, “ông Duterte đang nói chính xác những gì đã nói. Ông ấy không giấu bất cứ điều gì. Chỉ là người dân Philippines không chú ý”.
Bằng chứng mà ông Heydarian đưa ra là một đoạn video do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải trên mạng hồi tháng 5, trong đó ông Duterte lưu ý rằng bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc đều không thể thi hành.
“Nếu chúng ta không thể thực thi và nếu Liên Hiệp Quốc không thể thực thi phán quyết thì mọi chuyện đi tới đâu? Chúng ta phải làm gì? Chỉ ngồi một chỗ, chờ đợi ai đó bảo vệ và tiến hành chiến tranh hoặc đòi hỏi sự tuân thủ từ Trung Quốc? Để làm gì?” - ông Duterte nói trong đoạn video.
Trong đoạn video, người đọc phỏng vấn của CCTV.
Về thời điểm ghi hình, ông Heydarian (cũng xuất hiện trong đoạn ghi hình của CCTV) cho biết phóng viên của CCTV nói rằng ông Duterte được phỏng vấn vào khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm nay.
bà Clinton đề xuất một vùng cấm bay qua Syria, mà một số người cho rằng có thể dẫn đến xung đột với máy bay chiến đấu của Nga.
Chiến dịch của bà Clinton cáo buộc ông Trumpm "đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ".
Ông Trump cũng tấn công các đảng viên Cộng Hòa không ủng hộ ông.
"Nếu chúng ta có sự đoàn kết trong đảng, chúng ta không thể thua cuộc bầu cử này trước Hillary Clinton," ông nói với hãng tin Reuters tại khu nghỉ dưỡng chơi golf Trump National Doral ở Miami, Florida.
Người đại diện Đảng cộng hòa chỉ trích đối thủ Đảng Dân chủ về việc kiểm soát vùng cấm bay Syria.
"Bạn không còn chiến đấu chống Syria thêm nữa, bạn đang chiến đấu chống Syria, Nga và Iran, đúng không?"
"Nga là một cường quốc hạt nhân, nhưng một quốc gia nơi vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại các quốc gia khác chịu đàm phán."
Ông cũng cho rằng bà Clinton không thể thương thuyết với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi bà chỉ trích ông ta dữ dội.
Ông Trump đặt câu hỏi: "Làm sao bà ấy có thể quay lại và thương thuyết với người mà bà ấy đã bôi xấu" nếu bà được bầu làm tổng thống vào ngày 8/11.
Chiến dịch tranh cử của Clinton chối bỏ các phê phán, nói cả các chuyên gia an ninh của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cho rằng ông Trump không phù hợp với vai trò người lãnh đạo.
"Một lần nữa, ông ấy đang nhại lại những luận điểm của Putin và đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ, trong khi đó vẫn từ chối công bố kế hoạch đánh bại tổ chức ISIS hay giảm bớt những thương tổn nhân đạo ở Syria," người phát ngôn của bà Clinton Jesse Lehrich nói trong một thông cáo.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford nói với các nhà lập pháp "vùng cấm bay" ở Syria có thể dẫn đến chiến tranh với Nga.
"Giờ đây, thưa thượng viện, với chúng tôi để kiểm soát toàn bộ không phận của Syria sẽ buộc chúng tôi phải tiến hành chiến tranh, chống lại Syria và Nga," tướng Dunford nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện.
"Đó có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất mà tôi sẽ không thông qua."
Trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Nevada hôm 20/10, bà Clinton phác thảo sự ủng hộ của bà với đạo luật này.
"Vùng cấm bay có thể cứu nhiều sinh mạng và sớm dẫn đến kết thúc xung đột," bà nói trên sân khấu.
Nhưng trong một bài diễn thuyết với công ty Goldman Sachs ở Phố Wall vào năm 2013, bà Clinton nói thiết lập vùng cấm bay sẽ "giết chết rất nhiều người Syria", theo đoạn nội dung bài diễn thuyết mà Wikileaks công bố.
Số thường dân bị thiệt mạng tại Syria có thể dẫn đến kết quả Hoa Kỳ phải tiêu diệt không quân Syria, thường đóng tại các khu vực đông dân cư.
Chính sách của bà Clinton không chỉ bất đồng với Tổng thống Obama mà còn khiến Hoa Kỳ leo thang can thiêp vào xung đột tại Syria.
Bình luận của ông Trump được đưa ra hai tuần trước kỳ bầu cử và chiến dịch của ông phải đối mặt với phản ứng của công chúng sau khi nhiều người cáo buộc ông Trump về quấy rối tình dục.
Vị doanh nhân ở New York đang theo sau bà Clinton trên các khảo sát quốc gia, đã lớn tiếng chỉ trích báo chí và cho rằng nhiều tờ báo đã thông đồng để sắp đặt kết quả bầu cử chống lại ông.
"Mọi người đang rất giận dữ với sự lãnh đạo của đảng này, bởi vì đây là một cuộc bầu cử chúng ta sẽ chắc thắng 100% nếu chúng ta có sự ủng hộ từ phía trên,"ông nói. "Tôi nghĩ dù sao chúng ta vẫn sẽ thắng."
Dân trí Tây Ban Nha đang phải hứng chỉ trích gay gắt từ
các nước trong khối NATO vì đồng ý tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến
Nga trên đường tới Syria. Nga được cho là đã rút lại đề nghị.
Biên đội tàu chiến Nga gồm tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và 7 tàu khác
đang trên đường tới Syria. Theo kế hoạch, biên đội tàu này sẽ qua eo
Gibraltar trong ngày hôm nay 26/10 và cập cảng Ceuta thuộc kiểm soát của
Tây Ban Nha để tiếp liệu. Được biết, kế hoạch tiếp liệu tại Ceuta đã
được sự đồng ý của phía Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, giới chính trị gia và quân sự phương Tây, đặc biệt là các nước thuộc khối NATO, đã chỉ trích gay gắt Tây Ban Nha vì cho phép tàu chiến Nga cập cảng tiếp nhiên liệu. Giới chức Anh trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon cho rằng, sẽ rất đáng lo ngại nếu Tây Ban Nha giữ ý định cho tàu Nga tiếp liệu.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gerald Howarth nói rằng, việc cho phép tàu Nga nạp nhiên liệu là "hoàn toàn không thể chấp nhận". Cựu chỉ huy các lực lượng hải quân Anh Alan West coi hành động của Tây Ban Nha là "bất thường" vì các biện pháp trừng phạt hiện đang có hiệu lực chống lại Moscow, báo Telegraph đưa tin.
NATO lo ngại các tàu chiến Nga đang di chuyển tới Syria để hỗ trợ các cuộc không kích ở thành phó Aleppo.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg cảnh báo: “Chúng tôi đặc biệt quan ngại, và tôi cho rằng biên đội tàu này được dùng để tăng cường năng lực của quân đội Nga, tàu sân bay Kuznetsov có thể dùng làm căn cứ di động để chiến đấu cơ Nga tăng cường không kích ở Syria”.
Trước sự chỉ trích này, chính phủ Tây Ban Nha đã lên tiếng nói rằng, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ thường xuyên và không thuộc diện trừng phạt của EU. Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết, các tàu của Nga đã được phép sử dụng cảng Ceuta kể từ năm 2011, tuy nhiên các đề nghị tiếp liệu đều được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Bộ này cho biết thêm, đề xuất cập cảng tiếp liệu của Nga đang được xem xét dựa trên các thông tin mà Tây Ban Nha nhận được từ các đồng minh cũng như từ Nga.
Theo thông tin cập nhật vào cuối ngày hôm nay của BBC, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha khẳng định, phía Nga đã rút lại đề nghị. Đại sứ quán Nga tại Madrid xác nhận việc rút đề nghị nhưng không nêu lý do tại sao.
Ngày 26-10, lãnh đạo UBND TP HCM đã tổ chức họp với các sở ngành để
nghe báo cáo tổng thể nguồn vốn đầu tư thực hiện 7 chương trình đột phá
của TP, giai đoạn 2016-2020.
Đã cố hết sức
Mở đầu cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, cho hay vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 là 217.259 tỉ đồng. Nguồn vốn này phân loại theo 7 chương trình đột phá của TP với hàng trăm dự án. Cụ thể, chương trình nâng cao nguồn nhân lực có 441 dự án; chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP có 251 dự án; chương trình cải cách hành chính có 52 dự án; chương trình giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông có 404 dự án; chương trình giảm ngập nước có 161 dự án; chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị có 19 dự án…
“Căn cứ khả năng cân đối vốn ngân sách của TP trong giai đoạn 2016-2020, TP chỉ cân đối được khoảng 130.000 tỉ đồng, đáp ứng được 60% nhu cầu” - bà Hoa lưu ý.
Cũng theo bà Hoa, để có thể đẩy nhanh thực hiện 7 chương trình đột
phá, TP HCM tìm đủ mọi cách huy động thêm vốn cũng như linh hoạt trong
cách triển khai. Cụ thể, HĐND TP đã chấp thuận chủ trương cho TP là
thông qua các chương trình, dự án đầu tư công với nguyên tắc huy động
vốn đến đâu bố trí đến đó. Kế đến, tùy theo tình hình thực tế nếu có các
thành phần kinh tế ngoài nhà nước quan tâm thì điều hành linh hoạt,
chuyển đổi dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư bằng hình thức từ
nguồn vốn ngân sách chuyển sang các hình thức đầu tư khác.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP nhận thấy để đáp ứng nguồn vốn cho các chương trình đột phá, cần các nguồn vốn xã hội hóa, kích cầu và từ các tổ chức tài chính. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các sở, ban ngành, quận, huyện tổ chức các cuộc họp để đẩy mạnh xã hội hóa ở các lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác. Đến nay, đã có 92 dự án ở các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa với tổng mức đầu tư 326.000 tỉ đồng được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Trong đó, 62 dự án có khả năng thu hồi vốn, còn 30 dự án còn lại theo đánh giá của sở là chưa khả thi. Lý do, những dự án này có kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT… nhưng phương án tài chính chưa rõ, vị trí đất xác định được chưa rõ, khó thực hiện.
Còn theo bà Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính, đã yêu cầu các sở ngành tính toán kỹ hơn về số liệu nguồn vốn cho 7 chương trình đột phá.
Cần trung ương hỗ trợ
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP HCM, cho biết TP đã lên danh mục các dự án thực hiện 7 chương trình đột phá nhưng giờ TP phải rà soát, cân nhắc lại danh mục, xem dự án nào ưu tiên thực hiện trước. Theo ông Hoan, nguồn vốn ODA ngày càng khó khăn vì không còn được nhận viện trợ mà chỉ được vay trong thời gian ngắn với lãi suất cao hơn trước, vì vậy, TP cũng phải dành tiền trả nợ. Cùng với đó, TP HCM phải giải quyết các vấn đề nóng như ngập nước, kẹt xe…
“Quốc hội đang họp bàn về ngân sách thì TP cũng họp để tìm giải pháp tìm nguồn vốn thực hiện 7 chương trình đột phá. Rất mong trung ương thấy được những cái khó của TP để hỗ trợ TP có điều kiện phát triển, cũng là thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước” - ông Hoan nói.
Về kế hoạch cụ thể của TP, ông Hoan cho hay trước mắt, TP phải giảm tối đa việc chi ngân sách và bằng nhiều cách khác nhau kêu gọi đầu tư xã hội mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của TP. Tuy nhiên, ông Hoan cũng cho rằng TP sẽ đánh giá lại hình thức BT xem doanh nghiệp lợi bao nhiêu so với đồng vốn bỏ ra, qua đó tính toán lại để giảm bớt thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Theo đó, đối với các dự án xã hội hóa cần xây dựng tiêu chí để kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp cũng như nhà đầu tư phù hợp.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết Ban Thường vụ Thành ủy TP đã có văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ,… giữ lại tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP là 21% (giảm 2%). Theo ông Tuyến, giảm 2% TP cũng mất đến 7.200 tỉ đồng. Đó là chưa kể sắp tới Quốc hội cũng siết nguồn vay nước ngoài, rồi Chính phủ cũng siết nên TP rất khó khăn trong việc tìm vốn, tìm viện trợ để đột phá.
Để ứng phó với tình hình khó khăn trong giai đoạn sắp tới, ông Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu các sở, ngành điều chỉnh, bổ sung nội dung 7 chương trình đột phá hiện có. Đồng thời, nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án từ ngân sách sang xã hội hóa cũng như tham mưu UBND TP về tìm các nguồn vốn, các giải pháp tạo nguồn vốn, gắn liền với tiết kiệm, chống lãng phí. “Hiện nay, 1 đồng vốn ngân sách thì huy động 13 đồng vốn xã hội. Do đó phải phấn đấu huy động được 15 đồng. Huy động được vốn như thời gian vừa qua và phấn đấu như vừa nêu thể hiện niềm tin của xã hội đối với chúng ta” - Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu.
Sức mạnh tấn công của U19 Nhật Bản cũng rất đáng gờm. Dưới sự điều phối rất chững chạc của đội trưởng Sakai Daisuke, đoàn quân của ông Uchiyama Atsushi lên bóng khá đa dạng khi kết hợp khá tốt các miếng đánh trung lộ và hai biên, lẫn cả bóng dài. Hai tiền vệ biên, đặc biệt là Ritsu Doan ở cánh phải có khả năng xuyên phá vô cùng ấn tượng. Trên tuyến đầu, Ogawa Koki xứng danh là khẩu pháo hạng nặng của đại diện Đông Á khi có khả năng ghi bàn toàn diện cả bằng đầu, hai chân và sút phạt cố định. 3 bàn sau 4 trận là con số thống kê đáng báo động cho hàng thủ U19 Việt Nam khi phải giáp mặt với “sát thủ” này.
Thế nên, dù U19 Nhật Bản đã cho thấy hình ảnh công thủ toàn diện, nhưng U19 Việt Nam cũng chứng minh một hành trình đi đúng đắn để làm nên lịch sử khi luôn “biết người biết ta”. Nếu bung sức để chơi đôi công, có thể U19 Việt Nam bị cuốn vào lối chơi nhanh, đầy tốc độ của U19 Nhật Bản. Nói một cách khác, sự thực dụng thông qua lối chơi phòng ngự phản công chủ động sẽ giúp cho đoàn quân của ông Hoàng Anh Tuấn có nhiều hy vọng thành công hơn. Đặc biệt, hàng thủ của U19 Việt Nam phải tỉnh táo, chơi tập trung, biết đứng vững trước sức ép và phải tạo được hệ thống phòng ngự từ xa chắc chắn trước khi toàn đội có những toan tính tiếp theo. Theo thống kê, các chân sút của U19 Nhật Bản thực sự nguy hiểm nếu có bóng trước khu vực 16m50. Nếu “đẩy” được các samurai trẻ ra xa khỏi khu cấm địa thì khả năng an toàn cho khung thành của U19 Việt Nam sẽ rất cao.
Dự đoán: 1-1 (U19 Việt Nam thắng luân lưu)
Hiện tại, bộ phim còn đang trong giai đoạn hậu kỳ tại Los Angeles và Toronto nhưng đã phần nào tiết lộ những hình ảnh và các nhân vật trong phim.
Theo đó, nhà sản xuất kiêm nam tài tử Kim Lý là vào vai Trịnh - một chàng vệ sĩ cao cấp được mệnh danh là "Mr. Hoàn Hảo" với vẻ ngoài cực kỳ điển trai, nam tính, luôn xuất hiện trong một bộ vest hào nhoáng cùng những miếng võ chí mạng, hạ gục đối thủ sau một cú đánh. Còn Thái Hoà lại có tính "mê gái" của một gã Don Juan, sẵn sàng khoe biệt tài "lắc mông", khoe vòng ba săn chắc mọi lúc mọi nơi với một mục đích duy nhất: cưa gái.
trong phim, Mr. Hoàn Hảo và Mr. Mê Gái sắp phải đương đầu với một nhiệm vụ tưởng không khó nhưng không ngờ lại … khó không tưởng: bảo vệ Henry (B Trần đóng) - chàng công tử nhà giàu với tính cách khó gần. Công việc “bảo mẫu” không còn “ngon ăn” khi Henry bất ngờ bị bắt cóc. Cặp đôi vệ sĩ “bá đạo“ buộc phải "xắn tay áo" lên điều tra và hứa mang Henry về cho Thi - nữ khách hàng xinh đẹp (Chi Pu đóng) vì nguyên tắc hàng đầu của một vệ sĩ là “bảo vệ thân chủ tới cùng!”
Trong teaser trailer còn có sự xuất hiện chớp nhoáng của Khương Ngọc và Diệp Lâm Anh với tạo hình ấn tượng và có phần lập dị. Phim sẽ ra mắt vào ngày 16. 12. 2016
Theo Yên Chi (Dân Việt)
Trả lại tiền và xin lỗi dân
26/10/2016 22:19
Chủ tịch UBND xã Quảng Trung cho biết lãnh đạo xã thống nhất kiểm điểm ban công tác mặt trận thôn Trung Thôn bằng hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm
Chiều 26-10, ông Nguyễn Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã Quảng Trung (thị xã
Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), cho biết sau khi xảy ra vụ cán bộ thôn Trung
Thôn của xã này tự ý đến thu lại số tiền cứu trợ của dân, UBND xã đã chỉ
đạo ban công tác mặt trận thôn Trung Thôn đến từng nhà dân trả lại toàn
bộ số tiền cứu trợ đã truy thu và xin lỗi.
Tự ý thực hiện
Nói về trách nhiệm của các cán bộ thôn Trung Thôn, ông Hóa cho biết Đảng ủy, UBND xã thống nhất kiểm điểm ban công tác mặt trận thôn Trung Thôn bằng hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Cũng theo ông Hóa, để xảy ra sự việc này là do các cán bộ thôn ngấm
ngầm tự ý thực hiện mà không báo cáo với UBND xã, xã sẽ “truy” trách
nhiệm của người đứng đầu là trưởng thôn. Xã cũng đã chỉ đạo cương quyết
từ nay về sau không tùy tiện thu bất cứ hiện vật gì của dân sau khi tiếp
nhận cứu trợ.
Theo giải thích của lãnh đạo thôn Trung Thôn gửi UBND xã Quảng Trung, mục đích của cán bộ thôn sau khi cử người đến thu 400.000/500.000 đồng tiền hỗ trợ của dân với mục đích “cào bằng” số tiền cứu trợ để san sẻ khó khăn cho bà con trong thôn chứ không hề vụ lợi hay ý định chiếm đoạt gì. Cũng theo lãnh đạo thôn, sau trận lũ lịch sử vào trung tuần tháng 10, tại địa phương có rất nhiều tổ chức và các đoàn từ thiện đến thăm hỏi, ủng hộ, giúp đỡ người dân với mong muốn họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do số lượng cũng như giá trị hàng hóa cứu trợ của mỗi đợt khác nhau dẫn đến việc nhiều người dân so bì nên thôn quyết định “trích” lại số tiền trên để hỗ trợ một số hộ dân cũng bị thiệt hại nặng nhưng được hỗ trợ ít.
Lừa dối và xúc phạm
Trước đó, một đoàn từ thiện từ TP HCM đến liên hệ với thôn nhờ lên danh sách các hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn để trực tiếp hỗ trợ. Sau đó, lãnh đạo thôn đưa danh sách 40 hộ đủ tiêu chí mà đoàn yêu cầu. Ngày 22-10, đoàn về trao quà và kèm theo phong bì 500.000 đồng/hộ. Cán bộ thôn đến từng nhà có trong danh sách 40 hộ yêu cầu nộp lại 400.000/500.000 đồng và tổng số tiền thu được là 16 triệu đồng.
Liên quan đến sự việc này, anh Nguyễn Tấn Hải, một thành viên của nhóm từ thiện nói trên, cho biết nhóm rất bức xúc trước việc làm của cán bộ thôn này.
“Cán bộ thôn làm vậy thì tất nhiên họ có lý của họ. Tuy nhiên, họ phải trao đổi thẳng với đoàn từ thiện. Chúng tôi rất buồn trước việc đoàn vừa trao quà xong thì cán bộ thôn đến thu lại tiền, làm như thế là lừa dối và xúc phạm chúng tôi” - anh Hải nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã có văn bản chỉ đạo khẩn chấn chỉnh tất cả xã, phường, thị trấn trong tỉnh phải làm cực kỳ nghiêm túc việc tiếp nhận cứu trợ. Với các trường hợp đã thu lại tiền cứu trợ của dân, tỉnh chỉ đạo rõ phải trả lại số tiền đã cứu trợ theo đúng danh sách được nhận, đồng thời sẽ xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm.
Tự ý thực hiện
Nói về trách nhiệm của các cán bộ thôn Trung Thôn, ông Hóa cho biết Đảng ủy, UBND xã thống nhất kiểm điểm ban công tác mặt trận thôn Trung Thôn bằng hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Một trong những hộ dân thuộc thôn Trung Thôn
Theo giải thích của lãnh đạo thôn Trung Thôn gửi UBND xã Quảng Trung, mục đích của cán bộ thôn sau khi cử người đến thu 400.000/500.000 đồng tiền hỗ trợ của dân với mục đích “cào bằng” số tiền cứu trợ để san sẻ khó khăn cho bà con trong thôn chứ không hề vụ lợi hay ý định chiếm đoạt gì. Cũng theo lãnh đạo thôn, sau trận lũ lịch sử vào trung tuần tháng 10, tại địa phương có rất nhiều tổ chức và các đoàn từ thiện đến thăm hỏi, ủng hộ, giúp đỡ người dân với mong muốn họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do số lượng cũng như giá trị hàng hóa cứu trợ của mỗi đợt khác nhau dẫn đến việc nhiều người dân so bì nên thôn quyết định “trích” lại số tiền trên để hỗ trợ một số hộ dân cũng bị thiệt hại nặng nhưng được hỗ trợ ít.
Lừa dối và xúc phạm
Trước đó, một đoàn từ thiện từ TP HCM đến liên hệ với thôn nhờ lên danh sách các hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn để trực tiếp hỗ trợ. Sau đó, lãnh đạo thôn đưa danh sách 40 hộ đủ tiêu chí mà đoàn yêu cầu. Ngày 22-10, đoàn về trao quà và kèm theo phong bì 500.000 đồng/hộ. Cán bộ thôn đến từng nhà có trong danh sách 40 hộ yêu cầu nộp lại 400.000/500.000 đồng và tổng số tiền thu được là 16 triệu đồng.
Liên quan đến sự việc này, anh Nguyễn Tấn Hải, một thành viên của nhóm từ thiện nói trên, cho biết nhóm rất bức xúc trước việc làm của cán bộ thôn này.
“Cán bộ thôn làm vậy thì tất nhiên họ có lý của họ. Tuy nhiên, họ phải trao đổi thẳng với đoàn từ thiện. Chúng tôi rất buồn trước việc đoàn vừa trao quà xong thì cán bộ thôn đến thu lại tiền, làm như thế là lừa dối và xúc phạm chúng tôi” - anh Hải nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã có văn bản chỉ đạo khẩn chấn chỉnh tất cả xã, phường, thị trấn trong tỉnh phải làm cực kỳ nghiêm túc việc tiếp nhận cứu trợ. Với các trường hợp đã thu lại tiền cứu trợ của dân, tỉnh chỉ đạo rõ phải trả lại số tiền đã cứu trợ theo đúng danh sách được nhận, đồng thời sẽ xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm.
Chưa thể nói cụ thể động cơ
Sáng 26-10, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình, cho biết chưa thể nói cụ thể được động cơ của việc thu lại tiền cứu trợ mà cần xem xét rõ ràng. Cũng đồng tình với đại biểu Trần Công Thuật, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương nói dù động cơ gì thì việc thu lại tiền cứu trợ đã sai về phương pháp. Đáng lẽ phải bàn bạc với dân vì đây là quyền của dân. Ph.Nhung - Ng.Quyết
Sáng 26-10, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình, cho biết chưa thể nói cụ thể được động cơ của việc thu lại tiền cứu trợ mà cần xem xét rõ ràng. Cũng đồng tình với đại biểu Trần Công Thuật, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương nói dù động cơ gì thì việc thu lại tiền cứu trợ đã sai về phương pháp. Đáng lẽ phải bàn bạc với dân vì đây là quyền của dân. Ph.Nhung - Ng.Quyết
Bài và ảnh: Minh Tuấn
Xem xét đình chỉ Vinastas vì công bố nước mắm nhiễm asen
Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho hay Bộ đang trao đổi, thống
nhất với một số cơ quan để soạn thảo văn bản, có thể đình chỉ hoạt động
của Vinastas.
Ngày 26/10, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn
cho biết Bộ đang xem xét để phối hợp với Bộ Công an điều tra cũng như có
thể ra văn bản yêu cầu đình chỉ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) trong một thời gian. Động thái này
liên quan đến việc Vinastas công bố kết quả khảo sát nước mắm chứa asen
vượt ngưỡng cho phép.
Theo ông Tuấn, việc công bố chất lượng sản phẩm đều có các cơ quan Nhà nước. Chẳng hạn như Bộ Khoa học và Công nghệ có Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đều có cơ quan kiểm tra và công bố, kể cả xuất xứ hàng hóa...
Vinastas được thành lập để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải công bố chất lượng các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng. Việc công bố không đúng chức năng, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, hoạt động kinh doanh, gây thiệt hại trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng Vinastas phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn của mình.
“Chúng tôi thấy đã đủ điều kiện để Bộ Nội vụ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động của hội này, để cơ quan thẩm quyền xác minh lại các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại nhiều hộ gia đình, tổ chức kinh tế”, ông Tuấn khẳng định.
Trước đó, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã chỉ đạo Cục
Quản lý cạnh tranh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc chấp hành quy
định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Vinastas.
Thành phần đoàn kiểm tra gồm: đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Nội dung kiểm tra nhằm làm rõ tính chất, cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động khảo sát, công bố kết quả khảo sát của Vinastas. Xác định mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động khảo sát và công bố kết quả khảo sát của Vinastas (nếu có).
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu đoàn kiểm tra xác định rõ việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp hoặc tổ chức kỹ thuật, khoa học của Vinastas trong việc tiến hành các hoạt động khảo sát.
Ngày 17/10, Vinastas công bố kết quả khảo sát 150 mẫu nước mắm của 88 thương hiệu trên toàn quốc. Theo kết quả này, có đến 101/150 mẫu, tức 67% mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu asen (thạch tín).
Điều đáng chú ý, các mẫu có độ đạm càng cao, tỷ lệ các mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng. 95% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên có hàm lượng asen vượt ngưỡng quy định.
Kết quả khảo sát được công bố đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nghi ngờ về tính chuẩn xác của kết quả trên, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước mắm.
Ngày 21/10, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) và các hiệp hội nước mắm truyền thống đã gửi bản kiến nghị đến Thủ tướng, các cơ quan liên quan Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công Thương và Bộ Công an.
Ngày 22/10, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của Vinastas, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có). Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/11.
Chiều tối ngày 22/10, Bộ Y tế đã có công bố kết quả kiểm tra chất lượng nước mắm theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đó. Kết quả khẳng định 100% các mẫu nước mắm an toàn vì không có asen vô cơ vượt ngưỡng.
Theo ông Tuấn, việc công bố chất lượng sản phẩm đều có các cơ quan Nhà nước. Chẳng hạn như Bộ Khoa học và Công nghệ có Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đều có cơ quan kiểm tra và công bố, kể cả xuất xứ hàng hóa...
Vinastas được thành lập để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải công bố chất lượng các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng. Việc công bố không đúng chức năng, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, hoạt động kinh doanh, gây thiệt hại trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng Vinastas phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn của mình.
“Chúng tôi thấy đã đủ điều kiện để Bộ Nội vụ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động của hội này, để cơ quan thẩm quyền xác minh lại các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại nhiều hộ gia đình, tổ chức kinh tế”, ông Tuấn khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: Công Khanh |
Thành phần đoàn kiểm tra gồm: đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Nội dung kiểm tra nhằm làm rõ tính chất, cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động khảo sát, công bố kết quả khảo sát của Vinastas. Xác định mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động khảo sát và công bố kết quả khảo sát của Vinastas (nếu có).
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu đoàn kiểm tra xác định rõ việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp hoặc tổ chức kỹ thuật, khoa học của Vinastas trong việc tiến hành các hoạt động khảo sát.
Ngày 17/10, Vinastas công bố kết quả khảo sát 150 mẫu nước mắm của 88 thương hiệu trên toàn quốc. Theo kết quả này, có đến 101/150 mẫu, tức 67% mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu asen (thạch tín).
Điều đáng chú ý, các mẫu có độ đạm càng cao, tỷ lệ các mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng. 95% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên có hàm lượng asen vượt ngưỡng quy định.
Kết quả khảo sát được công bố đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nghi ngờ về tính chuẩn xác của kết quả trên, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước mắm.
Ngày 21/10, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) và các hiệp hội nước mắm truyền thống đã gửi bản kiến nghị đến Thủ tướng, các cơ quan liên quan Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công Thương và Bộ Công an.
Ngày 22/10, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của Vinastas, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có). Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/11.
Chiều tối ngày 22/10, Bộ Y tế đã có công bố kết quả kiểm tra chất lượng nước mắm theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đó. Kết quả khẳng định 100% các mẫu nước mắm an toàn vì không có asen vô cơ vượt ngưỡng.
Ngày đoàn tụ gia đình thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt
TTO - Tối 26-10, hai thuyền viên
Nguyễn Văn Xuân (xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Hạ
(phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh) về đến quê hương trong vòng tay yêu
thương của người thân và làng xóm.
Xúc động, nhiều người thân ôm chầm lấy thuyền viên Hạ - Ảnh: VĂN ĐỊNH |
Ông Huấn, hơn 80 tuổi, nói: “Hơn 4 năm nay cả làng cứ tưởng thằng Hạ bỏ mạng ở đất khách quê người, không về nữa, giờ biết tin nó về mọi người đến chia vui”.
Khi xe khách vừa đậu ở đầu làng thì rất đông người dân vây chặt lấy. Anh Hạ đã không kìm nén được cảm xúc liền bước xuống xe ôm chầm lấy người này đến người khác. Nhiều người òa khóc vì thấy anh Hạ vẫn khỏe mạnh, gọi tên từng người.
Anh Hạ nói với mọi người hơn 4 năm bị cướp biển Somalia giam giữ ở sa mạc cứ nghĩ sẽ không bao giờ trở về được.
Anh Phương và mẹ gặp lại nhau sau hơn 4 năm cách xa - Ảnh: DOÃN HÒA |
Trong nhà, mẹ của Phương, bà Lê Thị Hòa (59 tuổi) ngồi trên chiếc xe lăn đưa mắt qua cửa sổ ngóng con trở về sau hơn 4 năm xa cách. Ba ngày nay khi biết con được cướp biển Somalia trả tự do, bà Hòa không chợp mắt ngủ chờ mong từng ngày, từng giờ được gặp lại con.
Khi Phương bước xuống xe vào nhà, nhiều người vừa chạy đến vây kín vừa hỏi han: “Thằng Phương đây rồi!”, “Nó còn sống đó, mừng quá”, “Đi đường xa có mệt không cháu?”.
Ôm chặt đứa cháu vào lòng, bà Trần Thị Xuân (83 tuổi, bà ngoại Phương) xúc động nói: “Bà cứ tưởng sẽ không còn được nhìn mặt cháu trước lúc nhắm mắt xuôi tay, ở quê dù có đói khổ nhưng còn người là còn của, nhìn cháu lành lặn trở về thế này ai cũng mừng”.
Cùng đón con từ Hà Nội về nhà, ông Phan Xuân Linh (71 tuổi, bố Phương) chia sẻ: “Hơn 4 năm qua gia đình tôi mòn mỏi cầu cứu công ty, cơ quan chức năng tìm cách giải cứu Phương khỏi tay cướp biển Somalia nhưng đều không có kết quả. Số tiền chuộc con nằm ngoài khả năng của gia đình nên có nhiều lúc chúng tôi tưởng chừng như rơi vào tuyệt vọng nhưng tôi vẫn tin có một ngày con tôi sẽ trở về…”.
Anh Phương bên hai người bà sau khi thoát khỏi tay cướp biển Somalia - Ảnh: DOÃN HÒA |
Tháng 3-2012, khi đang đánh bắt cá trên biển Ấn Độ Dương cùng tàu cá FV Naham 3 bị cướp biển Somalia bắt giữ.
“Hàng chục tên cướp cầm súng lăm lăm trong tay khống chế mọi người trên thuyền. Thuyền trưởng có ý định trốn liền bị chúng rượt bắn chết, sau đó bọn cướp biển đưa chúng tôi về nơi giam giữ ở giữa sa mạc và canh gác rất nghiêm ngặt”, anh Phương nhớ lại.
Quãng thời gian hơn 4 năm qua, những thuyền viên bị cướp biển Somalia khống chế phải sống trong điều kiện đầy khó khăn và khắc nghiệt.
“Bọn hải tặc gí họng súng vào đầu, ép chúng tôi gọi điện về nhà, thúc giục gia đình báo công ty gửi tiền chuộc nếu không sẽ bị chúng giết chết. Nhiệt độ ban ngày nắng nóng hơn gió Lào, ban đêm thì lạnh cóng, nước ngọt và lương thực đều khan hiếm. Giữa sa mạc mênh mông mình muốn trốn cũng không biết trốn chỗ nào”, Phương kể.
Từ “cõi chết” trở về trong vòng tay của gia đình, Phương dự định sau khi ổn định sức khỏe và tâm lý sẽ tìm kiếm việc làm gần nhà và lập gia đình để tiện chăm sóc cha mẹ già.
“Bốn năm qua như là ác mộng với tôi, dù có khó khăn ở phía trước nhưng được ở bên người thân là hạnh phúc của tôi” - Phương nói.
Nhiều người dân ở xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) nói Phương như “từ cõi chết trở về” - Ảnh: DOÃN HÒA |
Lãng phí chống ngập-Bài 1: Chi hơn tỉ đô vẫn sợ ngập
(PL)- Số liệu điểm ngập đang “nhảy múa”, khó hiểu. Có những trận mưa vũ lượng nhỏ, đường vẫn ngập.
LTS: 10 năm qua, TP.HCM đã
đầu tư hơn 24.300 tỉ đồng (hơn 1 tỉ USD) chống ngập. Từ nay đến năm
2020 cần thêm gần 100.000 tỉ đồng. Với những khoản tiền đầu tư khổng lồ
này, TP.HCM có hết ngập?
Sau những trận ngập kinh hoàng trong
tháng 9-2016, người dân TP.HCM cứ thấy mưa là sợ. Nhiều người ám ảnh đến
nỗi chiều xuống, hễ thấy trời chuyển mây đen là tranh thủ lo chạy về
nhà, không màng đến chuyện khác. Vì sao TP.HCM đã đầu tư hàng chục ngàn
tỉ đồng nhưng vẫn cứ có mưa là ngập?
Nước dồn hết ra đường
Vào những ngày mưa lớn, đường Tô Ngọc
Vân, đoạn gần tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức, TP.HCM)
chẳng khác nào dòng thác bởi lượng nước từ các hướng đổ về đây quá lớn,
cống không thoát kịp. Có hôm nước chảy mạnh đến nỗi cuốn trôi cả xe máy.
Đây là một trong những tuyến đường có độ dốc cao nhất TP nên chuyện
nước chảy từ chỗ cao về chỗ trũng là điều dễ hiểu. Tại sao nước không đi
xuống cống mà dồn, chảy ào ào trên mặt đường như thế?
Theo lý giải của Trung tâm Điều hành các
chương trình chống ngập nước TP.HCM, một nguyên nhân chính gây ngập
nặng trong những ngày vừa qua là do lượng mưa quá lớn, vũ lượng vượt xa
tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước của TP.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi,
trên thực tế không phải khu vực nào bị ngập cũng diễn ra theo “kịch bản”
như thế. Điển hình là tình trạng ngập ở đường Tô Ngọc Vân. Cụ thể, sau
những trận ngập kinh hoàng ở đoạn tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng,
chúng tôi nhận thấy hầu hết miệng thu nước ở đoạn trên cao đều bị lấp
bít, đọng nước. Điều đó cho thấy nước mưa không thể chui vào cống được
nên phải chảy ra đường.
Trong đề xuất hiến kế chống ngập vừa gửi
cho Thành ủy TP.HCM vào đầu tháng 10-2016, kỹ sư Nguyễn Văn Sự (có hơn
20 kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng) cho rằng nguyên nhân ngập
ở nội thành TP.HCM là do khả năng thoát nước bằng cách chảy tự nhiên
trong hệ thống cống thoát nước rất kém. Ông Sự phân tích: “Các tuyến
đường ở TP.HCM từ thời Pháp, Mỹ và hiện nay không đồng nhất về độ cao.
Đường làm sau thường cao hơn đường làm trước. Do đó khi có mưa, nước sẽ
từ những khu vực cao chảy tràn về vùng trũng gây ngập”.
Hàng chục ngàn tỉ đồng đã chi cho công tác chống ngập nhưng cứ có mưa, người dân TP.HCM lại nơm nớp sợ ngập. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Một biển cảnh báo nguy hiểm khi đường sá ở TP.HCM mênh mông nước. Ảnh: KB
Số điểm ngập... rối tung
Theo dõi diễn biến về tình trạng ngập
nước trên ở địa bàn TP, một lãnh đạo của Sở GTVT nói rằng bản thân ông
không thể hiểu được tình trạng ngập tăng hay giảm cũng như nguyên nhân
do đâu. “Ba năm qua, tình trạng ngập nặng đều diễn ra vào tháng 9. Trận
mưa lớn nhất trong năm 2014 ngập 29 điểm, năm 2015 ngập 72 điểm, năm nay
lại ngập 59 điểm. Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập là do mưa lớn,
vũ lượng tăng nhưng không thể giải thích chung chung như thế mà cần phải
phân tích theo lưu vực hoặc theo từng điểm ngập thì mới biết được thực
trạng ngập của TP diễn biến như thế nào” - vị này bày tỏ.
Trong một công văn gửi cho Trung tâm
Chống ngập vào tháng 6-2016 (thời điểm chưa có mưa to), Sở GTVT cho biết
có nhiều tuyến đường bị ngập dù lượng mưa không lớn. Cụ thể, đường
Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) bị ngập khi mưa chỉ 17,9 mm, đường Phan Văn
Hớn (huyện Hóc Môn) ngập khi lượng mưa chỉ 8,4 mm hay đường An Dương
Vương bị ngập khi lượng mưa chỉ có 25 mm. “Từ số liệu theo dõi ngập
trong sáu tháng đầu năm 2016 cho thấy công tác quản lý, thống kê các
điểm ngập trên địa bàn TP còn bất cập, chưa có số liệu ngập đối chiếu
từng năm để đánh giá, phân tích xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp
chống ngập hiệu quả” - Sở GTVT nhận định.
Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị
TP, tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng 8 có 25 trận mưa gây ngập, tăng
47% so với cùng kỳ năm 2015. So với cùng kỳ năm 2015, số điểm ngập tăng
16% (37 điểm năm 2016 so với 32 điểm năm 2015). Một cán bộ Sở GTVT cho
biết nếu tính các trận mưa ngập trong tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua,
số điểm ngập trên địa bàn TP trong 10 tháng qua sẽ cao hơn so với cùng
kỳ năm 2015.
Hiệu quả chưa rõ ràng
Trong một báo cáo của UBND TP.HCM cho
biết trong 10 năm qua (tính đến năm 2015), tổng kinh phí chi cho công
tác chống ngập của TP đã hơn 24.300 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân
sách khoảng 9.000 tỉ đồng, vốn vay ODA khoảng 15.000 tỉ đồng. Có điều
các dự án này cũng chỉ mới tạo ra được khoảng 1,2% khối lượng công việc
theo quy hoạch chống ngập. Tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ vay của
TP.HCM đã hơn 25.100 tỉ đồng. Dự kiến trong năm năm tới, bình quân mỗi
năm TP phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để chi trả nợ gốc và lãi vay các
dự án chống ngập.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những
dự án chống ngập có mức đầu tư lớn, số công trình chống ngập nhỏ trên
địa bàn TP.HCM nhiều đến mức không đếm xuể. Chỉ tính trong năm 2016, số
công trình chống ngập cấp bách có mức đầu tư dưới 500 triệu đồng/công
trình đã và đang thực hiện lên đến 70 công trình. Ngoài ra, chi phí cho
công tác nạo vét duy tu và quản lý hệ thống cống thoát nước trong tám
tháng đầu năm 2016 đã hơn 110 tỉ đồng…
Kỹ sư Lê Thành Công, người có nhiều năm
nghiên cứu về thực trạng ngập ở TP.HCM, cho rằng TP đã đầu tư rất nhiều
tiền cho công tác chống ngập nhưng đến nay vẫn chưa rõ hiệu quả ra sao.
“Theo tôi, cần phải có những đánh giá cụ thể về hiệu quả các dự án chống
ngập. Nếu cứ đổ hàng đống tiền ra chống ngập mà không biết có hiệu quả
hay không thì sẽ lãng phí” - ông Công bày tỏ.
Bốn năm cần hơn 97.200 tỉ đồng Theo Trung tâm Chống ngập, trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn để thực hiện các dự án chống ngập cho TP là 97.298 tỉ đồng. Hiện các dự án đã có nguồn vốn và đang triển khai là 22.948 tỉ đồng. Nguồn vốn còn lại cần huy động là 74.350 tỉ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách TP là 6.967 tỉ đồng. Theo đó, mỗi năm TP cần chi 1.400 tỉ đồng dùng để đầu tư xây dựng và cải tạo các tuyến cống, kênh thoát nước, nước thải thuộc các dự án trong Quyết định 752 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, hằng năm TP giao cho quận/huyện thực hiện nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các tuyến hẻm bằng nguồn vốn phân cấp khoảng 537 tỉ đồng. Trong khi đó, theo Trung tâm Chống ngập, tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ vay của TP là 25.115 tỉ đồng, gồm 14.669 tỉ đồng vay trong nước và 10.446 tỉ đồng là tiền vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Dự kiến trong năm năm tới (2016-2020), mỗi năm TP phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để trả nợ gốc và lãi đến hạn (tăng gần 49% so với giai đoạn 2011-2014). Do đó, nguồn cân đối cho chi đầu tư phát triển ngày càng khó khăn hơn.
__________________________________
|
Số tới: Dự án chống ngập dựa vào quy chuẩn lạc hậu.
TRUNG THANH - KHANG BÁCH
Clip: Hàng chục người đội mưa tìm 2 cha con mất tích trên Vịnh Nha Trang
Người con 15 tuổi nhảy cầu tự vẫn, người cha nhảy theo cứu nhưng cả 2 cha con đều bị dòng nước cuốn trôi. Hiện hàng chục người đang đội mưa tìm kiếm 2 cha con trên Vịnh Nha Trang.
Chiều 25/10, lực lượng cứu hộ ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn chưa
tìm thấy 2 cha con mất tích trên Vịnh Nha Trang sau gần 2 ngày tìm kiếm.
Trước đó, tối 23/10, N.N.T (15 tuổi) đi ra giữa cầu Trần Phú (TP Nha Trang) rồi bất ngờ nhảy cầu tự vẫn. Ngay lúc đó, người cha của T. là anh N.H.T (36 tuổi) vừa chạy ra đến nơi, liền nhảy theo cứu con trong dòng nước xiết.
Theo một số nhân chứng, thời điểm đó, người cha đã nắm được tay người con trong dòng nước nhưng chỉ trong giây phút thì cả 2 cha con cùng mất tăm. Nhiều người đi đường đã không thể kịp ứng cứu do sự việc diễn ra chóng vánh.
Đến trưa 25/10, khoảng 100 người vẫn đội mưa đứng trên cầu Trần Phú để theo dõi sự việc. Bên dưới, nhiều ghe thuyền nhỏ đang quần thảo ở khắp các hướng trong phạm vi 2 hải lý để tìm kiếm.
Theo thông tin ban đầu, người con nhảy cầu tự vẫn được cho là buồn chuyện gia đình rồi bỏ đi. Hiện cơ quan chức năng TP Nha Trang đang tìm kiếm trong điều kiện mưa gió, nước chảy mạnh.
Theo Viết Hảo (Dân trí)Trước đó, tối 23/10, N.N.T (15 tuổi) đi ra giữa cầu Trần Phú (TP Nha Trang) rồi bất ngờ nhảy cầu tự vẫn. Ngay lúc đó, người cha của T. là anh N.H.T (36 tuổi) vừa chạy ra đến nơi, liền nhảy theo cứu con trong dòng nước xiết.
Theo một số nhân chứng, thời điểm đó, người cha đã nắm được tay người con trong dòng nước nhưng chỉ trong giây phút thì cả 2 cha con cùng mất tăm. Nhiều người đi đường đã không thể kịp ứng cứu do sự việc diễn ra chóng vánh.
Khoảng 100 người vẫn đội mưa đứng trên cầu Trần Phú (Nha Trang) để theo dõi công tác tìm kiếm 2 cha con mất tích
Ngay sau đó, Đội cứu hộ bờ biển Nha Trang đã điều 2 mô tô nước, 2
thuyền nhỏ cùng hơn 10 người tìm kiếm 2 cha con nói trên. Ngoài ra, còn
có các lực lượng khác cũng tham gia tìm kiếm, với số lượng tới hàng chục
người.Đến trưa 25/10, khoảng 100 người vẫn đội mưa đứng trên cầu Trần Phú để theo dõi sự việc. Bên dưới, nhiều ghe thuyền nhỏ đang quần thảo ở khắp các hướng trong phạm vi 2 hải lý để tìm kiếm.
Theo thông tin ban đầu, người con nhảy cầu tự vẫn được cho là buồn chuyện gia đình rồi bỏ đi. Hiện cơ quan chức năng TP Nha Trang đang tìm kiếm trong điều kiện mưa gió, nước chảy mạnh.
Duterte có thể là cái cớ để Mỹ cắt đứt quan hệ với Philippines
Thứ tư, 26/10/2016 | 16:59 GMT+7
Cấu trúc liên minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á đã có từ hơn 6 thập kỷ. Có một số tổ chức nhỏ hơn, ít khả năng tồn tại đã sụp đổ như CENTO, SEATO, nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Washington đã mở rộng thay vì rút ngắn những bổn phận trong hiệp ước cảu mình. Trong số này có cả ở Philippines, cách đây 2 năm, Washington và Manila đã phê chuẩn một thỏa thuận mới cho phép quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines và tham gia các cuộc tập trận chung.
Giờ đây, liên minh này có thể sẽ phải chấm dứt.
Không ai biết những gì mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ làm tiếp theo. Ông ấy biến Donald Trump thành một nhà tư tưởng sâu sắc về sự ổn định và phép lịch sự đáng chú ý. Tuy nhiên, sau khi công kích Tổng thống Barack Obama và mối quan hệ Mỹ - Phil suốt tháng vừa rồi, ông Duterte tuyên bố ông ấy đã gia nhập vào nhóm phản đối khi tới thăm Bắc Kinh.
Mối quan hệ Mỹ - Phil luôn phức tạp. Người Mỹ đến đây tự xưng là quân giải phóng, sẵn sàng giải phóng hòn đảo này khỏi "những chủ nhân" Tây Ban Nha. Sau đó, Washington còn sử dụng bạo lực ác liệt hơn để ngăn chặn phong trào giành độc lập của dân bản địa. Hàng trăm ngàn người Philippines đã chết trong cuộc xung đột tiếp theo đó.
Nhưng chỉ vài năm sau đó, lực lượng vũ trang Mỹ đã quay trở lại, giúp Manila trong cuộc chiến chống quân nổi dậy Hồi giáo, cung cấp viện trợ quân sự và trang bị cho lực lượng vũ trang Philippines. Khi Trung Quốc củng cố các yêu sách lãnh thổ của mình, các quan chức Philippines hy vọng sẽ mượn quân đội Mỹ để đối đầu với Bắc Kinh. Trong khi đó, Lầu Năm Góc muốn mở rộng việc tiếp cận căn cứ này để kiềm chế Trung Quốc. Dường như là đôi bên cùng có lợi, ngoại trừ người dân Mỹ. Có thể một sớm mai thức dậy, họ thấy bản thân bị đẩy vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc sau cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Manila gần bãi cạn Scarborough - bãi đá vô dụng mà hầu hết người dân Mỹ chưa từng nghe đến.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: National Interest |
Ngay cả các quan chức Philippines cũng đã cố hết sức để "chữa cháy" cho những phát ngôn bốc đồng của ngài tổng thống. Ông ấy thường mâu thuẫn với chính mình - muốn giữ thỏa thuận quốc phòng năm 1951 trong khi "tổ chức lại" đất nước và cho rằng một vài ý tưởng của ông ấy là dành cho lâu dài. Một số nahf quan sát đưa ra giả thuyết là ông Duterte chỉ hành động điên rồ, cố đạt được sức mạnh đòn bẩy để bòn rút tiền từ Washington, đổi lấy việc chấp nhận cho quân đội Mỹ ở lại. Hoặc có thể ông ta hy vọng có được cam kết vững chắc từ phía Mỹ trong việc bảo vệ Philippines, trong đó có cả vùng lãnh thổ tranh chấp và ép Trung Quốc trả lại bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, ông ấy có vẻ đã không chuẩn bị và tính toán. Nhiều khả năng người Mỹ và người Philippines đều đang nhìn thấy con người thật của ông Duterte.
Nếu vậy, kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự của Washington và việc Mỹ sử dụng lãnh thổ của Philippines đã chết. Các quan chức Mỹ có thể phải cố nghĩ cách và duy trì cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ bằng không sẽ chẳng có hoạt động nào cả. Sau đó người kế nhiệm ông Duterte có thể hoàn trả lại một Philippines như thường, đáp ứng mong muốn của Mỹ.
Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Duterte tới Trung Quốc cho thấy những năm tiếp theo có thể sẽ có ít ổn định. Tại Bắc Kinh, ông Duterte đã làm mọi thứ. Ông ấy tuyên bố di sản Trung Quốc và "tách khỏi Mỹ". Mỹ đã "thua" cả về quân sự lẫn kinh tế, ông tuyên bố. Hơn nữa, "Tôi đã sắp xếp lại tư tưởng của bản thân và có thể sẽ tới Nga để đàm phán với ông Putin, nói với ông ấy rằng có 3 nước chống lại thế giới là Trung Quốc, Philippines và Nga. Đó là cách duy nhất", ông Duterte nói.
Đây là lời nói vô lý kỳ quái. Cả Trung Quốc và Nga đều không muốn chiến đấu chống lại thế giới. Họ hy vọng có thêm bạn, đặc biệt là các nước tước đây xoay quanh trục của Mỹ. Và nếu họ đang tìm kiếm đối tác, có lẽ họ sẽ không chọn một nước bán thất bại, có một lãnh đạo nóng nảy tiền hậu bất nhất.
Tuy nhiên, mọi chuyện ngày càng khó khăn hơn khi ngay cả những phụ tá trung thành nhất của ông Duterte cũng chống lại những tuyên bố của ông ấy. Bộ trưởng kinh tế của Philippines nói rằng ý của ông Duterte chỉ là muốn hội nhập châu Á mạnh mẽ hơn. Nhưng đó không phải là những gì ông ấy đã nói. Thảo luận về liên minh với Trung Quốc và Nga để chống lại Mỹ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm các thỏa thuận đầu tư và thương mại từ phía họ.
Ông Duterte có thể may mắn đi được đến hết nhiệm kỳ của mình. Không rõ ông ấy sẽ làm gì để đến được với Trung Quốc. Bắc Kinh dự kiến sẽ được đền đáp xứng đáng vì "những hỗ trợ" của họ, giống như một số nước châu Phi đã làm. Chính quyền quân sự Miến Điện đã trao nhiều quyền lực cho chính phủ dân sự để thu hút phương Tây chống lại Trung Quốc. Nếu Manila đền đáp "sự giúp đỡ" của Trung Quốc nhiều hơn mong đợi thì có thể dẫn tới sự bất mãn chính trị.
Vì vậy, đến nay ông Duterte vẫn được lòng dân nhưng người Philippines thường hay thay đổi. Công chúng nước này phần lớn ủng hộ Mỹ. Thật vậy, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã công khai cảnh báo ông Duterte rằng đừng "đánh giá thấp sức mạnh của tình cảm mà công chúng dành cho Mỹ".
Thay vì hy vọng một cuộc đảo chính, các quan chức Mỹ nên xem lại chính sách của mình với Philippines, bất kể chính sách của họ như thế nào. Việc tiếp tục hợp tác quốc phòng là có lý nhưng đó phải là một mối quan hệ bình đẳng hơn, giới hạn nhiều hơn. Washington nên chấm dứt hiệp ước phòng thủ "qua lại" và trở lại với hiệp ước 2014. Chắc chắn sẽ không có nhiều những cuộc tuần tra quân sự chống Trung Quốc và các hoạt động huấn luyện cũng bị giới hạn hơn.
Nếu ông Duterte có thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ Trung - Phil một cách hòa bình thì Washington cần chấp nhận việc sẽ có ít khả năng xảy ra chiến tranh. Mỹ không nên đẩy đối tác của mình tới đối đầu và xung đột.
Mặt khác, nếu Manila vẫn muốn thách thức cường quốc đang trỗi dậy của khu vực này, thì Washington khi ấy nên đề nghị Philippines xây dựng lực lượng quân đội đủ mạnh để làm điều này. Đối với Mỹ, để thay đổi quyết định của một nhà lãnh đạo khó đoán, vô trách nhiệm và bốc đồng của một nước nhỏ đi tới chiến tranh với một cường quốc được vũ trang hạt nhân thì còn ngu ngốc hơn. Mỹ cần lùi lại, chuẩn bị để đối phó với bất cứ quốc gia thù địch nào muốn thống trị Á - Âu, bỏ lại những tranh chấp tầm thường (chẳng hạn như bãi cạn Scarborough) cho những bên quan tâm.
Nói thẳng ra là Mỹ không cần Philippines. Trung Quốc thách thức sự thống trị của Mỹ tại Đông Á chứ không phải là an ninh tại quê nhà. Và Manila không giúp gì được Washington trong việc này hết. Tầm ảnh hưởng của Washington không đáng để tạo ra một cuộc xung đột với Bắc Kinh bằng cách biến một quần đảo ở Thái Bình Dương thành hàng rào kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh không đe dọa đến độc lập của bất cứ nước nào, kể cả Philippines. Các nước láng giềng của Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, nên đi đầu trong việc kiềm chế họ.
Ông Duterte đã vô tình giúp Mỹ có được tất cả những lý do sai lầm. Ông ấy dường như đã chuẩn bị để chấm dứt liên minh mà Washington nên kết thúc từ nhiều năm trước. Đây là cách chẳng hay ho gì khi giao dịch. Nhưng nó tốt hơn là cứ giữ mãi tình trạng thất bại hiện nay.
Bảo Linh (National Interest)
Nguồn : Tin Nhanh OnlineHitler trở thành kẻ độc tài khét tiếng như thế nào?
Thứ năm, 20/10/2016 | 17:16 GMT+7
Ngày 1/4/1924, Adolf Hitler, khi ấy 34 tuổi - một họa sĩ không gặp thời, một cựu chiến binh đến từ Áo - bị giam tại nhà tù Landsberg ở Bavaria trong 5 năm do tổ chức cuộc đảo chính khiến 18 người thiệt mạng. Ngoài ra còn có 4 cảnh sát khác bị bắt.
Hitler bước vào nhà tù Landsberg trong vai trò người đứng đầu phong trào chính trị chống Do Thái nghiệp dư, sắp lụi tàn và nhỏ bé (Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Đức). Đôi khi ông ta tự nghi ngờ chính mình. Nhưng 9 tháng sau đó, ông ta bước ra khỏi nhà tù và trở thành nhân vật tự tin hơn, dần thu hút được sự chú ý và quyền lực.
Trong lúc viết cuốn Mein Kampf - xuất bản tháng 7 và tháng 12/1925 - đã bước đầu tạo ra sự tôn sùng cá nhân quanh tác giả và chủ đề của nó. Hitler là Đảng Quốc xã. Và Landsberg là của ông ta, là phòng thí nghiệm của chủ nghĩa phát xít.
Không thiếu những cuốn sách viết về Hitler. Nhưng cuốn tiểu sử mới của Ullrich: Hitler: Ascent, 1889–1939 (gần đây đã được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh), nổi bật với những nghiên cứu tỉ mỉ và sự ác cảm đối với việc vẽ ra những câu chuyện thần thoại. "Ngành công nghiệp giải trí toàn cầu từ lâu đã chiếm đoạt và biến Hitler thành một người theo thuyết duy cảm, một biểu tượng văn hóa kinh dị phổ biến", ông Ullrich viết.
Đáng lo tương tự, những nghiên cứu về Hitler có xu hướng nghiêng về một trong 2 thái cực - thuyết kết cấu và khuynh hướng chủ tâm. Vậy thì, phải chăng những lực lượng chính trị và văn hóa lớn hơn đã tạo ra nhà lãnh đạo Hitler? Hay là Hitler đã tạo ra chính ông ta?
Nhiệm vụ của Ullrich là "đem tất cả tổng hợp lại với nhau". Sự cân bằng này này là hiển nhiên khi Ullrich khám phá thời gian Hitler ở Landsberg. "Việc bị bỏ tủ chỉ khuyến khích niềm tin của Hitler vào bản thân và sứ mệnh lịch sử của chính mình".
Adolf Hitler (trái). Ảnh: Wikicommons |
Hitler và những người bạn tù của mình gặp nhau trong bữa trưa mỗi ngày. "Những người bạn tù của Hitler sẽ chờ đợi, đứng lặng lẽ phía sau ghế của ông ta, khóc lóc. "Chú ý!". Người thủ lĩnh sau đó sẽ đi bộ xuyên qua những cấp dưới trung thành của mình và ngồi xuống vị trí đầu bàn".
Hitler đã có một bài phát biểu ngắn. "Sieg Heil!" (kiểu chào của Quốc xã, nghĩa là "hoan nghênh chiến thắng"). Những người đi theo ông ta đã khóc.
Nhà tù Landsberg rõ ràng là rất thoải mái đối với Hitler - trong thực tế, thoải mái hơn nhiều so với những căn hộ tồi tàn và nhà trọ lụp xụp mà Hitler sống trong phần lớn quãng thời gian trưởng thành.
Theo Ullrich, "Hitler được hưởng rất nhiều đặc quyền. Phòng giam của ông ta lớn, thoáng mát, thoải mái, có tầm nhìn rộng. Ngoài các món ăn thịnh soạn được nấu trong bếp tù, Hitler còn liên tục nhận được những gói chăm sóc, những món ăn ngon từ bên ngoài".
Cuộc nổi dậy thất bại của Hitler - và mức án tù tương xứng của ông ta - đã chứng minh với người dân Đức rằng Hitler là "một người đàn ông không chỉ nói mà còn hành động trong những tình huống quan trọng, và là người sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cá nhân".
Đối với Hitler, việc bị bỏ tù đã xoa dịu những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cho phép ông ta có nhiều thời gian để ghé thăm những người ủng hộ - lên tới 5 người mỗi ngày - và cho ông ta thời gian để tập trung viết Mein Kampf. Hitler đã "mổ cò" bằng chiếc máy đánh chữ mà nhân viên nhà tù trao cho ông ta để cho ra đời cuốn sách này.
Và thế là Hitler được thư giãn, ăn uống, rèn luyện lỹ năng lãnh đạo và hùng biện, viết sách và rèn cách ăn ở. Ngược lại với những hành vi nổi loạn đẩy ông ta vào tù, khi ở Landsberg, Hitler là một thiên thần hoàn hảo. "Hitler cẩn trọng tránh bất cứ cuộc xung đột nào với chính quyền nhà giam".
Cách hành xử ấy không chỉ giúp Hitler duy trì những đặc quyền trong tù của mình. Việc chơi đẹp cũng đại diện cho sự thay đổi khôn ngoan của Hitler. Trước đó, ông ta có tham vọng lật đổ nhà nước, giờ thì ông ta muốn kiểm soát nhà nước... theo cơ chế của nhà nước.
"Khi bị giam cầm tại Landsberg, Hitler nhớ lại tháng 2/1942, khi ông ta "bị thuyết phục rằng bạo lực sẽ không tác dụng khi nhà nước được thành lập và tất cả các loại vũ khí nằm trong tay nó", ông Ullrich viết.
Hitler sống bằng niềm tin đó. Được ra tù trước thời hạn, vào tháng 12/1924, Hitler tái tổ chức đảng Quốc xã, thúc đẩy cuốn sách của mình và bồi dưỡng hàng loạt khán giả giữa lúc căng thẳng kinh tế và căng thẳng chính trị toàn cầu. Họ ngày càng đồng cảm hơn với luận điệu chống Do Thái.
Năm 1932, Hitler tranh cử tổng thống và thua cuộc. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Hitler, Đức quốc xã đã giành được phần lớn số ghế trong quốc hội. Tổng thống khi ấy, Paul von Hindenburg đã phải miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng. Một năm sau đó, các nhà lập pháp Đức quốc xã thông qua một đạo luật mà cuối cùng sẽ mở đường cho Hitler đạt được quyền lực của một nhà độc tài.
Bảo Linh (National Interest)
Nguồn : Tin Nhanh OnlineChuyên gia giải nghĩa "Phả độ gia tiên" tại đền Bảo Lộc
Thứ hai, 10/10/2016 | 18:45 GMT+7
"Theo hình ảnh xuất hiện trong đoạn clip thì buỗi lễ diễn
ra tại đền Bảo Lộc có sự tham gia của ông Phạm Văn Tác là lễ Phả độ gia
tiên chứ không phải hầu đồng" - GS.TS Ngô Đức Thịnh nhận định.Sau khi thông tin về đoạn clip được cho sẻ trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, một số độc giả đưa ra phán đoán rằng, có thể vị cán bộ này tham gia hầu đồng để mong thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, ngày 10/10, thông tin trên báo Người lao động, ông Tác khẳng định, việc ông và gia đình đi lễ vào ngày mùng 1 Âm lịch như truyền thống và việc gia đình làm lễ cúng cầu an vào ngày thứ 7 là chuyện hết sức bình thường. Còn trong đoạn clip được đăng tải, bản thân ông không hề tham gia hầu đồng mà chỉ đơn thuần là có mặt trong buổi lễ Phả độ gia tiên của đại gia đình.
"Ở đây (đền Bảo Lộc - PV) là đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo nên việc làm lễ cúng là chuyện bình thường. Mọi người cũng cầu cúng chứ không riêng mình tôi. Tôi khẳng định lại không có chuyện hầu đồng gì cả" - ông Tác cho hay.
Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Y tế Phạm Văn Tác khẳng định không hầu đồng mà chỉ tham gia lễ Phả độ gia tiên. Ảnh: Internet |
Cụ thể, theo ý kiến của GS. Ngô Đức Thịnh, Phả độ gia tiên là nghi lễ tâm linh và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Theo quan niệm dân gian, Phả độ gia tiên là nghi lễ vô cùng lợi ích đối với chúng sinh, ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta đang bị đọa đày, chưa thể siêu thoát... Do đó, mục đích của nghi lễ là cầu bình an, hóa giải nghiệp chướng cho gia đình, dòng họ. Tham gia nghi lễ này, các thành viên trong gia đình có thể cầu sức khỏe, tài lộc, công danh...
"Nghi lễ Phả độ gia tiên có thể được tiến hành ở các đền, chùa và các khoản chi phí đặt lễ và mua lễ là tùy tâm ở gia chủ, không quan trọng ít nhiều, cái chính là chủ lễ phải nhất tâm thành kính" - GS. Ngô Đức Thịnh cho biết.
Cũng theo phân tích của chuyên gia văn hóa dân gian, trong trường hợp vị cán bộ Bộ Y tế có tham gia hầu đồng thì cũng không có gì là xấu, bởi mục đích của nghi lễ hầu đồng cũng vẫn là cầu bình an cho gia tiên. Hơn nữa, hầu đồng đã được xếp vào hàng di sản văn hóa. Do đó, việc các cá nhân tham gia sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như thế nào là quyền tự do của mỗi người mà người khác không nên can thiệp quá sâu.
Liên quan thông tin về vụ việc đang gây nhiều lùm xùm trong dư luận, có ý kiến cho rằng, hôm làm lễ vào ngày mùng 1/10, ông Phạm Văn Tác đã cùng một đoàn gồm 7 xe đến đền Bảo Lộc. Và hơn 4 tháng vừa qua, ông Tác đã đi hầu đồng nhiều lần nhằm cầu may mắn, thăng quan tiến chức; đồng thời, "tiết lộ" số tiền mà ông Tác đã mua và đặt lễ vào hôm đầu tháng lên tới 190 triệu đồng.
Phản ứng trước những thông tin này, ông Phạm Văn Tác cho biết, đó là những thông tin không đúng sự thật, có sự quy chụp, xâm phạm đời tư, cố tình chụp mũ... Ông cho biết sẽ có đơn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng về sự việc tờ báo đăng tải thông tin sai sự thật về ông.
Vũ Đậu
Nguồn : Người đưa tinVụ bé 9 tuổi bị tôn cứa cổ: Gia đình tài xế xích lô chưa nhận được tin tại ngoại
Thứ năm, 06/10/2016 | 16:46 GMT+7
Liên quan vụ cháu bé 9 tuổi Trần Minh Hoàng bị tôn chở trên xe xích lô cứa cổ dẫn đến tử vong xảy ra trên địa bàn phố Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội), ngày 04/10, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàng Mai đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật Hình sự và khởi tố bị can đối với tài xế xích lô Đinh Ngọc Thạch (còn gọi là Bình, 52 tuổi, quê ở Hà Nam) để điều tra về hành vi này.
Tại buổi làm việc giữa gia đình ông Thạch và gia đình nạn nhân, trước sự chứng kiến của cơ quan điều tra, hai bên đã thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hòa giải vụ việc. Ngoài ra gia đình phía gia đình nạn nhân chính thức có yêu cầu không xử lý hình sự.
Gia đình tài xế xích lô Đinh Ngọc Thạch cho biết chưa nhận được tin tức gì về việc tại ngoại của ông |
Ngày 06/10, báo Dân trí đưa thông tin người lái xe xích lô đã được tại ngoại. Tuy nhiên, theo xác nhận Đại tá Nguyễn Hồng Thái - Trưởng công an quận Hoàng Mai, việc ông Đinh Ngọc Thạch có được tại ngoại hay không thì Công an quận Hoàng Mai vẫn còn đang chờ Viện Kiểm sát phê chuẩn mới có được câu trả lời.
Về phía gia đình, liên hệ với bà Lê Thị Phương (vợ ông Thạch) chiều ngày 06/10, bà Phương cho biết, bà và người thân vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về việc tại ngoại của ông Thạch. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù rất sốt ruột và lo lắng nhưng mọi người trong gia đình cũng chỉ biết chờ đợi tin báo từ cơ quan chức năng.
Hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, bà Phương cho hay, từ ngày thành vợ thành chồng, suốt hơn 30 năm qua, bà và ông Thạch chung nhau cả quãng đời đời vất vả, chạy ăn từng bữa. Nay lại thêm khổ tâm hơn vì vướng lao lý ở cái tuổi gần ngưỡng "xế bóng" của đời người.
Theo lời bà Phương, sau 3 năm chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang), biên chế ở Sư đoàn 356, năm 1986, ông Thạch rời quân ngũ và lập gia đình với bà. Và mặc dù ở rể ở Hà Nam nhưng do cuộc sống khó khăn, chật vật nên ông Bình lên Hà Nội mưu sinh bằng nghề chở thuê, khuân vác và dành dụm tiền gửi về cho vợ nuôi 2 con. Tại Hà Nội, ông sống cùng 3 gia đình của anh em ruột trong một căn nhà cấp 4 rộng khoảng 30m2 trong ngõ 68 phố Tân Mai. Các anh em của ông cũng đều làm nghề lao động phổ thông, cuộc sống rất khó khăn.
Trước đây, thương chồng tuổi cao mà vẫn phải lao động cực khổ, lại hay đau ốm nên bà tính dọn lên Hà Nội ở cùng với ông để tiện chăm sóc. Thế nhưng, vì chỗ ở quá chật chội nên bà lại đành phải khăn gói về quê, chấp nhận cảnh để ông xa vợ xa con. Còn ông Bình chồng bà, thường ngày thì ai thuê gì làm nấy, tối về thì ngủ trong căn nhà ẩm thấp, chật chội. Và cứ khoảng vài tháng ông mới sắp xếp về quê thăm vợ con một lần.
Chiều ngày 23/9 vừa qua, trong lúc đang ở quê, bà bất ngờ nhận được cuộc gọi của người em dâu trên Hà Nội thông báo xe chở tôn của chồng gây ra cái chết cho cháu Trần Minh Hoàng. Ngay trong buổi chiều, bà tất tưởi vay mượn xóm giềng được 10 triệu đồng và vội vã bắt xe khách lên Hà Nội. Lúc tới nơi thì ông Bình chồng bà đã bị triệu tập lên cơ quan công an để điều tra.
Vào khoảng 14h40 chiều 23/9, cháu Trần Minh Hoàng (9 tuổi) đi xe đạp
đã va vào tấm tôn sắc nhọn được đặt trên xích lô bên đường. Sau cú va chạm, cháu bé bị tấm tôn cứa vào cổ chảy rất nhiều máu. Người dân đưa nạn nhân vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng cháu không qua khỏi. Vụ tai nạn xảy ra ngay trước cửa số nhà 66 đường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội). Tài xế xích lô chở tôn được xác định là ông Đinh Ngọc Thạch (52 tuổi, quê ở Hà Nam). Sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàng Mai đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật Hình sự và khởi tố bị can đối với ông Đinh Ngọc Thạch. |
Vũ Đậu
Nguồn : Người đưa tin"Nghịch tử" sát hại cha lĩnh án tử: Tia hi vọng nào cho người mẹ muốn cứu con?
Thứ tư, 05/10/2016 | 10:58 GMT+7
"Liên quan vụ nghịch tử sát hại cha lĩnh án tử,
muốn "cứu" được mạng sống của con trai, người mẹ chỉ còn một tia hy
vọng duy nhất, đó là làm đơn gửi lên Chủ tịch nước xin ân giảm án tử
hình" - Luật sư Lê Văn Kiên nhận định.
Ngày 28/9 vừa qua,
TAND Cấp cao tại tp. Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa Phúc thẩm bác đơn kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt, y án sơ thẩm tuyên phạt Huỳnh Thanh Nam
(sinh năm 1993, trú tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, tp. Hồ Chí
Minh) mức án tử hình về tội "Giết người".
Theo hồ sơ cáo
trạng, vào khoảng 19h ngày 09/11/2015, Nam khi đi uống rượu về thì bắt
gặp cảnh cha mình (là ông Huỳnh Văn Thành) say rượu và đang gây gổ
với mẹ (là bà Hà Thị Nga). Trông thấy Nam, ông Thành quay sang chửi mắng
luôn. Đã quen với chuyện cha say xỉn, Nam không nói gì mà bỏ về phòng
và lấy ma túy ra dùng.
Bước vào phòng,
chứng kiến cảnh con trai đang dùng ma túy, ông Thành liên tiếp chửi mắng
và đá vào tay của Nam. Tức giận, Nam xông vào đánh trả lại cha. Trong
lúc xô xát, Nam vớ được cây kéo và đâm nhiều nhát trúng bụng, vai, đầu
của ông Thành đến mức gãy cả cán kéo. Bà Nga thấy vậy liền hốt hoảng tri
hô hàng xóm đến can ngăn.
Bị thương nặng, ông
Thành được hàng xóm đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất (tp. Hồ Chí
Minh). Tuy nhiên, do bị đâm vào vùng trọng yếu và mất khá nhiều máu,
người cha đã tử vong sau 2 ngày nằm viện. Đến ngày 12/11/2015, Nam bị
công an bắt giữ. Tháng 5/2016, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên
xét xử sơ thẩm tuyên phạt Huỳnh Thanh Nam mức án tử hình.
Sau khi nhận phán
quyết của tòa sơ thẩm, bị cáo Huỳnh Thanh Nam và mẹ (với tư cách đại
diện người bị hại) đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Nam không bào
chữa gì cho tội lỗi mình gây ra mà chỉ xin được giảm án. Còn theo trình
bày của mẹ bị cáo, trước khi chồng bà qua đời, cuộc sống của cả gia đình
vốn dĩ đã rất nghèo khó. Hai vợ chồng bà mưu sinh bằng nghề lượm ve
chai. Chồng bà vốn dĩ là một người nghiện rượu, lại thường xuyên bạo lực
với vợ con. Từ khi xảy ra vụ việc con giết cha gây bàng hoàng dư luận,
con trai bà bị bắt, con dâu cũng bỏ đi sau khi sinh con, bà một mình đi
lượm ve chai kiếm sống và vất vả nuôi thêm đứa cháu nội còn nhỏ dại. Bản
thân bà không biết bào chữa gì, chỉ xin tòa giảm nhẹ hình phạt để con
trai bà sớm về với gia đình, phụ giúp bà nuôi cháu nhỏ.
Huỳnh Thanh Nam - Nghịch tử giết cha lĩnh án tử hình tại phiên xét xử phúc thẩm. Ảnh: Tuổi trẻ |
Tuy nhiên, mặc dù bị
hại kháng cáo xin giảm án cho con nhưng do "hành vi của người con giết
hại người sinh ra và nuôi dưỡng mình khôn lớn mang tính chất côn đồ...
HĐXX đã quyết định loại bỏ vĩnh viễn người con khỏi đời sống xã hội"
(báo Tiền phong - PV)
Và ngay khi
tòa Phúc thẩm dứt lời tuyên án, người mẹ đau khổ chết lặng rồi gục khóc
ngay tại phiên tòa vì không "cứu" được con trai. Trước tình cảnh đáng
thương của bà Nga, nhiều độc giả nêu vấn đề về việc liệu trong trường
hợp này, người mẹ đau khổ kia còn tia hy vọng nào khi cầu cứu cho con?
Trao đổi về vấn đề
trên, Luật sư Lê Văn Kiên - Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý (Đoàn
Luật sư thành phố Hà Nội) nhận định, muốn "cứu" được mạng sống của con
trai, bà Hà Thị Nga còn một tia hy vọng duy nhất - đó là làm đơn gửi lên
Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình.
Cụ thể, Khoản 1 Điều
258 Bộ Luật tố tụng Hình sự nêu rõ: “Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày
bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm
lên Chủ tịch nước”.
Theo đó, khi có đơn
xin ân giảm của người bị kết án tử hình, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao phải trình lên Chủ tịch nước ý kiến của mình về đơn xin ân giảm của
người đó. Tùy trường hợp cụ thể, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thể
đề nghị với Chủ tịch nước ân giảm hay bác đơn xin ân giảm của người bị
kết án tử hình.
Trường hợp người bị
kết án không viết đơn xin ân giảm, thì trại giam, trại tạm giam đang
giam giữ người đó phải lập biên bản vào lý do của việc người bị kết án
không viết đơn và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để lưu vào hồ sơ.
Trường hợp người bị
kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành
sau khi Chủ tịch nước ký bác đơn xin ân giảm. Đối với trường hợp không
có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình, thì bản án tử hình được thi hành
nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Điều 258 Bộ Luật tố
tụng Hình sự cũng quy định, trong trường hợp bản án tử hình bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm,
Hội đồng tái thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận
kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Toà án nhân dân tối cao
phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm
án tử hình.
Vũ Đậu
Nguồn : Người đưa tinViệt Nam - Myanmar kêu gọi không sử dụng vũ lực ở Biển Đông
Dân trí Lãnh đạo hai nước cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông; kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 26 – 28/10/2016. Chiều ngày 26/10/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã long trọng đón và hội đàm với Tổng thống Htin Kyaw.Thúc đẩy 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên
Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Htin Kyaw bày tỏ cảm thông và chia sẻ với những mất mát, thiệt hại Việt Nam phải gánh chịu sau đợt mưa lũ ở miền Trung. Tổng thống Kyaw khẳng định Myanmar coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại - đầu tư lớn thứ 10 của Myanmar. Hai bên đang tích cực triển khai 12 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, cây công nghiệp, thuỷ sản, tài chính - ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất thiết bị điện, chế tạo và lắp ráp ô tô, xây dựng và hợp tác thương mại - đầu tư.
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại - đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tổng thống Htin Kyaw khẳng định Chính phủ Myanmar quan tâm và tạo điều kiện, nhất là đối với các lĩnh vực mang tính cầu nối, mở đường và tạo điều kiện cho các lĩnh vực hợp tác khác như ngân hàng, hàng không, viễn thông, khoáng sản và du lịch.
Tổng thống Myanmar Kyaw và Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh lưu niệm trước khi vào hội đàm
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Htin Kyaw hoan nghênh sự kết nối ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước trên các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, giao thông vận tải, tư pháp, văn hoá, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và nhất trí sớm ký các thoả thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên cam kết phối hợp cùng các nước ASEAN khác tăng cường hợp tác sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (MRC) và các tổ chức liên quan. Tổng thống Myanmar nhất trí xem xét việc Myanmar trở thành thành viên đầy đủ của MRC.
Tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh
Trong cuộc hội đàm, hai bên cũng chia sẻ quan điểm, lợi ích chung về hoà bình, an ninh khu vực và khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh giữa hai nước thông qua trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có và nhất trí sớm thiết lập cơ chế “Đối thoại chính sách quốc phòng” cấp Thứ trưởng Quốc phòng, cơ chế “Nhóm làm việc chung” giữa Cục Đối ngoại của hai Bộ Quốc phòng, cũng như tổ chức kỳ họp Đối thoại An ninh lần thứ 4 trong thời gian tới; tích cực đàm phán và sớm ký Hiệp định Dẫn độ và Hiệp định về Chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như thương mại không bị cản trở trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông; kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng hợp tác nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Cũng trong chiều 26/10, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Sau hội đàm với Chủ tịch Trần Đại Quang, Tổng thống Myanmar đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ nhà Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi các hội nghị ngoại giao cấp cao ACMECS 7, CLMV 8 và WEF-Mekong, Tổng thống Htin Kyaw cho biết, Việt Nam hiện là nhà đầu tư thương mại lớn ở Myanmar với tổng giá trị đầu tư không ngừng được tăng lên.
Tổng thống Kyaw cũng cho hay, Myanmar hoan nghênh các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực như thủy sản, trồng và chế biến cà phê, hồ tiêu, hạt điều ở Myanmar. Một số địa phương của Myanmar có điều kiện thời tiết rất thích hợp để trồng các loại cây này.
Theo tổng thống Kyaw, hai bên cũng cần đẩy mạnh hợp tác về du lịch, tăng lượng khách du lịch Việt Nam sang thăm Myamar, mở thêm đường bay thẳng của các hãng hàng không Việt Nam kết nối hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai bên cũng cần đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Nam Hằng
Anh Thơ mỉm cười lên tiếng khi bị chê hát bolero quá dở
Thứ Tư, ngày 26/10/2016 15:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Chế Linh, Hậu trường những ngôi sao
Giọng ca cao vút của Anh Thơ khiến cô gặp nhiều phản đối khi chuyển sang hát bolero.
Anh Thơ vốn là một giọng ca nhạc cách mạng, quê hương,.. đã nổi tiếng
nhiều năm nay. Thời gian gần đây, nữ ca sĩ bắt đầu lấn sân sang dòng
nhạc bolero, tiền chiến với nhiều sản phẩm như album, MV,.. kết hợp cùng
các tên tuổi khác nhau.
Năm 2014, khán giả bất ngờ khi thấy Anh Thơ song ca với danh ca Chế Linh trên sân khấu liveshow 10 năm tình cũ tại Hà Nội. Cô tự tin khoe giọng hát cao vút của mình trong ca khúc Mai lỡ hai đứa mình xa nhau, trong khi Chế Linh thể hiện sự điềm đạm, kinh nghiệm và phong thái của một người đã hát bolero lâu năm.
Đến nay, đã hai năm trôi qua từ phần trình diễn trái chiều đó nhưng những ý kiến phản đối Anh Thơ hát nhạc bolero vẫn xuất hiện trên Youtube trong những clip ghi lại màn song ca này.
Mới đây, Chế Linh lại công bố về việc tiếp tục mời Anh Thơ làm khách mời trong liveshow của ông sẽ diễn ra vào cuối tháng 10. Ông và Anh Thơ sẽ thể hiện lại ca khúc Mai lỡ hai đứa mình xa nhau từng gây ra nhiều tranh cãi và ca khúc Đoạn cuối tình yêu.
Thông tin này lại khiến nhiều khán giả chú ý, trong đó không ít người thể hiện sự không hài lòng khi Chế Linh thêm một lần nữa mời một giọng ca không thích hợp với bolero tham gia liveshow của mình.
“Anh Thơ đã chọn nhầm dòng nhạc. Đừng nghĩ cứ ở tầm cao của dòng nhạc này thì cũng rực rỡ tròng dòng nhạc khác. Giọng ca xứ Thanh nên quay về dòng nhạc mà mình là thế mạnh khi vẫn còn chưa muộn”, khán giả Lê Hoàng nhận định.
Trước sự phản đối của nhiều khán giả, Anh Thơ có những chia sẻ khá
thẳng thắn, nhất là khi đây là một trong những lùm xùm hiếm hoi của cô
từ khi bước chân vào sự nghiệp ca hát.
“Tôi vui và hồi hộp khi được song ca cùng chú Chế Linh vì chú là người tôi rất ngưỡng mộ. Chú Linh biến hóa và làm những câu hát hay hơn rất nhiều. Đó là điều tôi rất khâm phục ở chú”.
“Qua những lần song ca với chú Linh ở nhiều show khác nhau, tôi đã học hỏi được nhiều điều. Tôi tự tin thể hiện cùng chú Linh những ca khúc bolero”, Anh Thơ nói.
Về luồng dư luận phản đối mình, Anh Thơ thẳng thắn: “Tất nhiên sẽ có người không thích mình, những lời góp ý của họ mình phải lắng nghe để đánh giá, hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, tôi phải tự đi con đường của mình, không thể đẽo cày giữa đường vì khán giả không đi hộ mình được”.
Nữ ca sĩ trải lòng: "“Tôi là người có tên tuổi, hát dòng bolero không phải lần đầu tiên. Tôi có cách hát, cách thể hiện riêng không cần so sánh với người khác, vì đó mới là bản ngã của tôi”,
Có nhiều người nhận định, Anh Thơ vốn là người đã thành danh với dòng nhạc cách mạng, dân ca. Việc đi theo bolero có chiều hướng chạy theo trào lưu dù giọng hát của Anh Thơ không thực sự phù hợp.
Trước câu hỏi này, Anh Thơ mỉm cười nói “Tôi quá yêu bolero, ngay từ bé tôi đã thuộc rất nhiều nhạc của chú Chế Linh và cô Thanh Tuyền. Nhạc bolero hay vô cùng bởi nó rất chân thành, chân thật về tình yêu đôi lứa”.
Anh Thơ khẳng định, cô rất thích bolero nhưng không chuyển hẳn sang hát dòng nhạc này mà chỉ “đá đưa” khi có khán giả yêu cầu.
Anh Thơ phản ứng khi có người đưa ra nhận xét là “dại” khi từ nhạc sang chuyển thành nhạc sến. Giọng ca xứ Thanh cho rằng nhạc không có cao thấp, sang hèn, dòng nào cũng có khán giả của họ và những gì tồn tại đều có lý của nó.
Qua Anh Thơ, Chế Linh cũng muốn khẳng định rằng nhạc bolero đã nằm trong huyết quản của người Việt, vì vậy dù nghệ sĩ ở dòng nhạc nào cũng sẽ yêu bolero như yêu bản sắc Việt.
Giọng ca Nhớ người yêu cũng gửi lời cảm ơn đến Anh Thơ vì cô đã thể hiện nhạc bolero thành công và dám vượt qua dư luận để hát cùng mình trong nhiều liveshow. “Tôi cảm ơn Anh Thơ – một người tình bé nhỏ trên sân khấu của mình”, Chế Linh chia sẻ đầy tình cảm.
Theo Huy Khánh (Dân Việt)Năm 2014, khán giả bất ngờ khi thấy Anh Thơ song ca với danh ca Chế Linh trên sân khấu liveshow 10 năm tình cũ tại Hà Nội. Cô tự tin khoe giọng hát cao vút của mình trong ca khúc Mai lỡ hai đứa mình xa nhau, trong khi Chế Linh thể hiện sự điềm đạm, kinh nghiệm và phong thái của một người đã hát bolero lâu năm.
Anh Thơ bắt đầu lấn sân sang dòng nhạc bolero với nhiều sản phẩm kết hợp với các giọng ca khác nhau.
Phần trình diễn này khiến Anh Thơ nhận được nhiều ý kiến trái chiều
của cộng đồng mạng. Nhiều người nhận định giọng cao của cô chỉ hợp hát
nhạc cách mạng, dân ca,…, hoàn toàn không hợp lí khi để thể hiện bolero.
Đặc biệt màn khoe giọng quá đà của giọng ca xứ Thanh bị nhiều người cho
là không cần thiết.Đến nay, đã hai năm trôi qua từ phần trình diễn trái chiều đó nhưng những ý kiến phản đối Anh Thơ hát nhạc bolero vẫn xuất hiện trên Youtube trong những clip ghi lại màn song ca này.
Mới đây, Chế Linh lại công bố về việc tiếp tục mời Anh Thơ làm khách mời trong liveshow của ông sẽ diễn ra vào cuối tháng 10. Ông và Anh Thơ sẽ thể hiện lại ca khúc Mai lỡ hai đứa mình xa nhau từng gây ra nhiều tranh cãi và ca khúc Đoạn cuối tình yêu.
Thông tin này lại khiến nhiều khán giả chú ý, trong đó không ít người thể hiện sự không hài lòng khi Chế Linh thêm một lần nữa mời một giọng ca không thích hợp với bolero tham gia liveshow của mình.
Anh Thơ và Chế Linh đã song ca cùng nhau trong một vài liveshow lớn thời gian qua.
“Anh Thơ là ca sĩ đặc biệt có giọng hát hay, truyền cảm nhất là
các bài dân ca đương đại, nhạc đỏ đã thành thương hiệu. Tuy nhiên mình
thấy Anh Thơ hát nhạc bolero không truyền cảm lắm, có thể giảm mất sự
ngưỡng mộ của công chúng. Mà hát cho công chúng không cần thiết phải phô
diễn kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện của mình, chỉ phù hợp khi đi thi mà
thôi”, khán giả Hải Phan nhận định.“Anh Thơ đã chọn nhầm dòng nhạc. Đừng nghĩ cứ ở tầm cao của dòng nhạc này thì cũng rực rỡ tròng dòng nhạc khác. Giọng ca xứ Thanh nên quay về dòng nhạc mà mình là thế mạnh khi vẫn còn chưa muộn”, khán giả Lê Hoàng nhận định.
“Tôi vui và hồi hộp khi được song ca cùng chú Chế Linh vì chú là người tôi rất ngưỡng mộ. Chú Linh biến hóa và làm những câu hát hay hơn rất nhiều. Đó là điều tôi rất khâm phục ở chú”.
“Qua những lần song ca với chú Linh ở nhiều show khác nhau, tôi đã học hỏi được nhiều điều. Tôi tự tin thể hiện cùng chú Linh những ca khúc bolero”, Anh Thơ nói.
Về luồng dư luận phản đối mình, Anh Thơ thẳng thắn: “Tất nhiên sẽ có người không thích mình, những lời góp ý của họ mình phải lắng nghe để đánh giá, hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, tôi phải tự đi con đường của mình, không thể đẽo cày giữa đường vì khán giả không đi hộ mình được”.
Nữ ca sĩ trải lòng: "“Tôi là người có tên tuổi, hát dòng bolero không phải lần đầu tiên. Tôi có cách hát, cách thể hiện riêng không cần so sánh với người khác, vì đó mới là bản ngã của tôi”,
Có nhiều người nhận định, Anh Thơ vốn là người đã thành danh với dòng nhạc cách mạng, dân ca. Việc đi theo bolero có chiều hướng chạy theo trào lưu dù giọng hát của Anh Thơ không thực sự phù hợp.
Trước câu hỏi này, Anh Thơ mỉm cười nói “Tôi quá yêu bolero, ngay từ bé tôi đã thuộc rất nhiều nhạc của chú Chế Linh và cô Thanh Tuyền. Nhạc bolero hay vô cùng bởi nó rất chân thành, chân thật về tình yêu đôi lứa”.
Anh Thơ khẳng định, cô rất thích bolero nhưng không chuyển hẳn sang hát dòng nhạc này mà chỉ “đá đưa” khi có khán giả yêu cầu.
Anh Thơ phản ứng khi có người đưa ra nhận xét là “dại” khi từ nhạc sang chuyển thành nhạc sến. Giọng ca xứ Thanh cho rằng nhạc không có cao thấp, sang hèn, dòng nào cũng có khán giả của họ và những gì tồn tại đều có lý của nó.
Chế Linh tự nhận Anh Thơ là "người tình nhỏ trên sân khấu" của mình.
Trong khi đó, Chế Linh cho rằng việc Anh Thơ hát bolero trong các
liveshow của ông là một sự khai phá lớn vì từ trước giờ giọng ca xứ
Thanh đều gắn với nhạc dân ca, nhạc cách mạng,… “Anh Thơ chuyên hát
nhạc đỏ, tôi lại chuyên nhạc vàng. Hai dòng nhạc này khó mà hòa hợp
được. Nhưng chúng tôi vẫn kết hợp được vì chúng tôi là ca sĩ. Thậm chí,
tôi cũng có thể hát được nhạc đỏ”, Chế Linh nhấn mạnh.Qua Anh Thơ, Chế Linh cũng muốn khẳng định rằng nhạc bolero đã nằm trong huyết quản của người Việt, vì vậy dù nghệ sĩ ở dòng nhạc nào cũng sẽ yêu bolero như yêu bản sắc Việt.
Giọng ca Nhớ người yêu cũng gửi lời cảm ơn đến Anh Thơ vì cô đã thể hiện nhạc bolero thành công và dám vượt qua dư luận để hát cùng mình trong nhiều liveshow. “Tôi cảm ơn Anh Thơ – một người tình bé nhỏ trên sân khấu của mình”, Chế Linh chia sẻ đầy tình cảm.
IS đưa đội quân liều chết đến Iraq để giữ thành trì
Dân trí Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang điều các đội quân liều chết từ Syria tới thành trì Mosul ở Iraq trong bối cảnh hàng chục nghìn binh sĩ Iraq triển khai chiến dịch giải phóng thành phố này.
(Ảnh minh họa: Express)
Những tay súng này đã rải thuốc nổ ở các cây cầu bắc qua sông Tigris và chuẩn bị cho hàng chục vụ đánh bom liều chết.
IS chuẩn bị cho cuộc chiến tử thủ ở Mosul sau khi liên minh gồm khoảng 100.000 binh sĩ của quân đội Iraq và đồng minh bắt đầu chiến dịch giải phòng Mosul từ ngày 17/10. Giao tranh giữa lực lượng này với IS được cho là sẽ khốc liệt hơn trong những ngày tới khi liên minh ngày càng siết chặt vòng vây Mosul.
Trước tình thế này, IS cũng trở nên ngông cuồng hơn, chúng bắt đầu đốt phá các giếng dầu, lấy dân thường làm lá chắn sống và thậm chí thực hiện các vụ hành quyết hàng loạt. Tuần trước, IS đã giết gần 300 người ở khu vực trong và gần Mosul.
Minh Phương
Tổng hợp
Ông Duterte đã "nhường" biển Đông cho Trung Quốc từ lâu
27/10/2016 00:22
(NLĐO) – Khá lâu trước khi trở thành Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte đã phát tín hiệu với hàm ý "biển Đông là của Trung Quốc", theo trang Qz.
Mấy tháng qua, quan điểm của ông Duterte về biển Đông không làm nhà khoa học chính trị Richard Javad Heydarian thuộc Trường ĐH De La Salle (Philippines) ngạc nhiên, bởi theo chuyên gia này, “ông Duterte đang nói chính xác những gì đã nói. Ông ấy không giấu bất cứ điều gì. Chỉ là người dân Philippines không chú ý”.
Bằng chứng mà ông Heydarian đưa ra là một đoạn video do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải trên mạng hồi tháng 5, trong đó ông Duterte lưu ý rằng bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc đều không thể thi hành.
“Nếu chúng ta không thể thực thi và nếu Liên Hiệp Quốc không thể thực thi phán quyết thì mọi chuyện đi tới đâu? Chúng ta phải làm gì? Chỉ ngồi một chỗ, chờ đợi ai đó bảo vệ và tiến hành chiến tranh hoặc đòi hỏi sự tuân thủ từ Trung Quốc? Để làm gì?” - ông Duterte nói trong đoạn video.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình gặp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến công du
Trung Quốc mới đây. Ảnh: REUTERS
Về thời điểm ghi hình, ông Heydarian (cũng xuất hiện trong đoạn ghi hình của CCTV) cho biết phóng viên của CCTV nói rằng ông Duterte được phỏng vấn vào khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm nay.
Công ty xây đảo nhân tạo Trung Quốc làm ăn với Philippines
CCCC Dredging - một công ty con của Công ty Xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCC) - vừa được chính phủ Philippines chọn để thực hiện dự án cải tạo 208 ha đất tại một cảng ở Davao, nơi Tổng thống Duterte từng làm thị trưởng hàng chục năm. Đáng chú ý, CCCC Dredging là công ty từng bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo Beijing Youth Daily hôm 26-10, CCCC sẽ đắp dải đất dọc 8 km đường bờ biển ở Vịnh Davao nhằm phục vụ các văn phòng chính phủ, doanh nghiệp, cảng biển, nhà ở và ngành công nghiệp.
Thỏa thuận được ký kết hôm 20-10 giữa CCCC và công ty Cảng, bến cảng và phát triển Mega (Philippines) nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte. Dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2019.
CCCC Dredging - một công ty con của Công ty Xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCC) - vừa được chính phủ Philippines chọn để thực hiện dự án cải tạo 208 ha đất tại một cảng ở Davao, nơi Tổng thống Duterte từng làm thị trưởng hàng chục năm. Đáng chú ý, CCCC Dredging là công ty từng bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo Beijing Youth Daily hôm 26-10, CCCC sẽ đắp dải đất dọc 8 km đường bờ biển ở Vịnh Davao nhằm phục vụ các văn phòng chính phủ, doanh nghiệp, cảng biển, nhà ở và ngành công nghiệp.
Thỏa thuận được ký kết hôm 20-10 giữa CCCC và công ty Cảng, bến cảng và phát triển Mega (Philippines) nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte. Dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2019.
H.Bình (Theo QZ.COM)
Trump: Bà Clinton có thể gây 'Thế chiến thứ ba'
Ứng viên tổng thống
Đảng Cộng hòa Donald Trump nói chính sách ngoại giao của Hillary
Clinton ở Syria có thể kích động chiến tranh thế giới thứ ba.
Ông
nói Hoa Kỳ nên tập trung vào việc đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS
hơn là thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức. bà Clinton đề xuất một vùng cấm bay qua Syria, mà một số người cho rằng có thể dẫn đến xung đột với máy bay chiến đấu của Nga.
Chiến dịch của bà Clinton cáo buộc ông Trumpm "đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ".
Ông Trump cũng tấn công các đảng viên Cộng Hòa không ủng hộ ông.
"Nếu chúng ta có sự đoàn kết trong đảng, chúng ta không thể thua cuộc bầu cử này trước Hillary Clinton," ông nói với hãng tin Reuters tại khu nghỉ dưỡng chơi golf Trump National Doral ở Miami, Florida.
Người đại diện Đảng cộng hòa chỉ trích đối thủ Đảng Dân chủ về việc kiểm soát vùng cấm bay Syria.
"Bạn không còn chiến đấu chống Syria thêm nữa, bạn đang chiến đấu chống Syria, Nga và Iran, đúng không?"
"Nga là một cường quốc hạt nhân, nhưng một quốc gia nơi vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại các quốc gia khác chịu đàm phán."
Ông cũng cho rằng bà Clinton không thể thương thuyết với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi bà chỉ trích ông ta dữ dội.
Ông Trump đặt câu hỏi: "Làm sao bà ấy có thể quay lại và thương thuyết với người mà bà ấy đã bôi xấu" nếu bà được bầu làm tổng thống vào ngày 8/11.
Chiến dịch tranh cử của Clinton chối bỏ các phê phán, nói cả các chuyên gia an ninh của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cho rằng ông Trump không phù hợp với vai trò người lãnh đạo.
"Một lần nữa, ông ấy đang nhại lại những luận điểm của Putin và đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ, trong khi đó vẫn từ chối công bố kế hoạch đánh bại tổ chức ISIS hay giảm bớt những thương tổn nhân đạo ở Syria," người phát ngôn của bà Clinton Jesse Lehrich nói trong một thông cáo.
"Giết rất nhiều người Syria"
Cảnh báo của ông Trump về việc đối đầu với Nga phản ánh quan ngại được nêu ra tháng trước tại phiên đều trần tại quốc hội với sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ.Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford nói với các nhà lập pháp "vùng cấm bay" ở Syria có thể dẫn đến chiến tranh với Nga.
"Giờ đây, thưa thượng viện, với chúng tôi để kiểm soát toàn bộ không phận của Syria sẽ buộc chúng tôi phải tiến hành chiến tranh, chống lại Syria và Nga," tướng Dunford nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện.
"Đó có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất mà tôi sẽ không thông qua."
Trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Nevada hôm 20/10, bà Clinton phác thảo sự ủng hộ của bà với đạo luật này.
"Vùng cấm bay có thể cứu nhiều sinh mạng và sớm dẫn đến kết thúc xung đột," bà nói trên sân khấu.
Nhưng trong một bài diễn thuyết với công ty Goldman Sachs ở Phố Wall vào năm 2013, bà Clinton nói thiết lập vùng cấm bay sẽ "giết chết rất nhiều người Syria", theo đoạn nội dung bài diễn thuyết mà Wikileaks công bố.
Số thường dân bị thiệt mạng tại Syria có thể dẫn đến kết quả Hoa Kỳ phải tiêu diệt không quân Syria, thường đóng tại các khu vực đông dân cư.
Chính sách của bà Clinton không chỉ bất đồng với Tổng thống Obama mà còn khiến Hoa Kỳ leo thang can thiêp vào xung đột tại Syria.
Bình luận của ông Trump được đưa ra hai tuần trước kỳ bầu cử và chiến dịch của ông phải đối mặt với phản ứng của công chúng sau khi nhiều người cáo buộc ông Trump về quấy rối tình dục.
Vị doanh nhân ở New York đang theo sau bà Clinton trên các khảo sát quốc gia, đã lớn tiếng chỉ trích báo chí và cho rằng nhiều tờ báo đã thông đồng để sắp đặt kết quả bầu cử chống lại ông.
"Mọi người đang rất giận dữ với sự lãnh đạo của đảng này, bởi vì đây là một cuộc bầu cử chúng ta sẽ chắc thắng 100% nếu chúng ta có sự ủng hộ từ phía trên,"ông nói. "Tôi nghĩ dù sao chúng ta vẫn sẽ thắng."
NATO phật lòng vì Tây Ban Nha đồng ý tiếp nhiên liệu cho tàu chiến Nga
Dân trí Tây Ban Nha đang phải hứng chỉ trích gay gắt từ
các nước trong khối NATO vì đồng ý tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến
Nga trên đường tới Syria. Nga được cho là đã rút lại đề nghị.
>> Nga điều tới Syria dàn tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh lạnh
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. (Ảnh: EPA)
Tuy nhiên, giới chính trị gia và quân sự phương Tây, đặc biệt là các nước thuộc khối NATO, đã chỉ trích gay gắt Tây Ban Nha vì cho phép tàu chiến Nga cập cảng tiếp nhiên liệu. Giới chức Anh trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon cho rằng, sẽ rất đáng lo ngại nếu Tây Ban Nha giữ ý định cho tàu Nga tiếp liệu.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gerald Howarth nói rằng, việc cho phép tàu Nga nạp nhiên liệu là "hoàn toàn không thể chấp nhận". Cựu chỉ huy các lực lượng hải quân Anh Alan West coi hành động của Tây Ban Nha là "bất thường" vì các biện pháp trừng phạt hiện đang có hiệu lực chống lại Moscow, báo Telegraph đưa tin.
NATO lo ngại các tàu chiến Nga đang di chuyển tới Syria để hỗ trợ các cuộc không kích ở thành phó Aleppo.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg cảnh báo: “Chúng tôi đặc biệt quan ngại, và tôi cho rằng biên đội tàu này được dùng để tăng cường năng lực của quân đội Nga, tàu sân bay Kuznetsov có thể dùng làm căn cứ di động để chiến đấu cơ Nga tăng cường không kích ở Syria”.
Trước sự chỉ trích này, chính phủ Tây Ban Nha đã lên tiếng nói rằng, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ thường xuyên và không thuộc diện trừng phạt của EU. Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết, các tàu của Nga đã được phép sử dụng cảng Ceuta kể từ năm 2011, tuy nhiên các đề nghị tiếp liệu đều được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Bộ này cho biết thêm, đề xuất cập cảng tiếp liệu của Nga đang được xem xét dựa trên các thông tin mà Tây Ban Nha nhận được từ các đồng minh cũng như từ Nga.
Theo thông tin cập nhật vào cuối ngày hôm nay của BBC, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha khẳng định, phía Nga đã rút lại đề nghị. Đại sứ quán Nga tại Madrid xác nhận việc rút đề nghị nhưng không nêu lý do tại sao.
Tàu Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga, có thể mang
theo hơn 50 trực thăng các loại và các tên lửa hành trình. Hạm đội 8 tàu
do tàu Kuznetsov dẫn đầu đã rời cảng tại Nga từ ngày 15/10 và theo lời
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi tháng trước, hạm đội này sẽ
gia nhập lực lượng hải quân Nga ở Địa Trung Hải và nhiệm vụ này dự kiến
kéo dài 4-5 tháng. Đây là đợt triển khai hải quân lớn nhất của Nga ở Địa
Trung Hải kể từ Chiến tranh lạnh.
Minh Phương
Theo BBC
TP HCM cần vốn để đột phá
26/10/2016 22:29
Thấy được những cái khó để hỗ trợ TP HCM phát triển cũng là thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước
Đã cố hết sức
Mở đầu cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, cho hay vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 là 217.259 tỉ đồng. Nguồn vốn này phân loại theo 7 chương trình đột phá của TP với hàng trăm dự án. Cụ thể, chương trình nâng cao nguồn nhân lực có 441 dự án; chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP có 251 dự án; chương trình cải cách hành chính có 52 dự án; chương trình giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông có 404 dự án; chương trình giảm ngập nước có 161 dự án; chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị có 19 dự án…
“Căn cứ khả năng cân đối vốn ngân sách của TP trong giai đoạn 2016-2020, TP chỉ cân đối được khoảng 130.000 tỉ đồng, đáp ứng được 60% nhu cầu” - bà Hoa lưu ý.
Kẹt xe (ảnh trên) và ngập đang khiến chính quyền TP HCM đau đầu vì nguồn vốn để giải quyết rất lớn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP nhận thấy để đáp ứng nguồn vốn cho các chương trình đột phá, cần các nguồn vốn xã hội hóa, kích cầu và từ các tổ chức tài chính. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các sở, ban ngành, quận, huyện tổ chức các cuộc họp để đẩy mạnh xã hội hóa ở các lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác. Đến nay, đã có 92 dự án ở các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa với tổng mức đầu tư 326.000 tỉ đồng được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Trong đó, 62 dự án có khả năng thu hồi vốn, còn 30 dự án còn lại theo đánh giá của sở là chưa khả thi. Lý do, những dự án này có kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT… nhưng phương án tài chính chưa rõ, vị trí đất xác định được chưa rõ, khó thực hiện.
Còn theo bà Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính, đã yêu cầu các sở ngành tính toán kỹ hơn về số liệu nguồn vốn cho 7 chương trình đột phá.
Cần trung ương hỗ trợ
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP HCM, cho biết TP đã lên danh mục các dự án thực hiện 7 chương trình đột phá nhưng giờ TP phải rà soát, cân nhắc lại danh mục, xem dự án nào ưu tiên thực hiện trước. Theo ông Hoan, nguồn vốn ODA ngày càng khó khăn vì không còn được nhận viện trợ mà chỉ được vay trong thời gian ngắn với lãi suất cao hơn trước, vì vậy, TP cũng phải dành tiền trả nợ. Cùng với đó, TP HCM phải giải quyết các vấn đề nóng như ngập nước, kẹt xe…
“Quốc hội đang họp bàn về ngân sách thì TP cũng họp để tìm giải pháp tìm nguồn vốn thực hiện 7 chương trình đột phá. Rất mong trung ương thấy được những cái khó của TP để hỗ trợ TP có điều kiện phát triển, cũng là thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước” - ông Hoan nói.
Về kế hoạch cụ thể của TP, ông Hoan cho hay trước mắt, TP phải giảm tối đa việc chi ngân sách và bằng nhiều cách khác nhau kêu gọi đầu tư xã hội mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của TP. Tuy nhiên, ông Hoan cũng cho rằng TP sẽ đánh giá lại hình thức BT xem doanh nghiệp lợi bao nhiêu so với đồng vốn bỏ ra, qua đó tính toán lại để giảm bớt thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Theo đó, đối với các dự án xã hội hóa cần xây dựng tiêu chí để kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp cũng như nhà đầu tư phù hợp.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết Ban Thường vụ Thành ủy TP đã có văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ,… giữ lại tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP là 21% (giảm 2%). Theo ông Tuyến, giảm 2% TP cũng mất đến 7.200 tỉ đồng. Đó là chưa kể sắp tới Quốc hội cũng siết nguồn vay nước ngoài, rồi Chính phủ cũng siết nên TP rất khó khăn trong việc tìm vốn, tìm viện trợ để đột phá.
Để ứng phó với tình hình khó khăn trong giai đoạn sắp tới, ông Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu các sở, ngành điều chỉnh, bổ sung nội dung 7 chương trình đột phá hiện có. Đồng thời, nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án từ ngân sách sang xã hội hóa cũng như tham mưu UBND TP về tìm các nguồn vốn, các giải pháp tạo nguồn vốn, gắn liền với tiết kiệm, chống lãng phí. “Hiện nay, 1 đồng vốn ngân sách thì huy động 13 đồng vốn xã hội. Do đó phải phấn đấu huy động được 15 đồng. Huy động được vốn như thời gian vừa qua và phấn đấu như vừa nêu thể hiện niềm tin của xã hội đối với chúng ta” - Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu.
Dừng đầu tư xe công
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết sắp tới có thể TP không đầu tư xe công mà chuyển sang thuê xe.
Ngoài ra, ông Tuyến còn lưu ý tới đây, tất cả các dự án đầu tư công phải báo cáo cho UBND TP giải pháp công nghệ mới để tăng cường hiệu quả dự án. “Nếu đưa công nghệ cũ vào vừa lãng phí vừa thất thoát và cũng không loại trừ làm việc này để trục lợi” - ông Tuyến nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết sắp tới có thể TP không đầu tư xe công mà chuyển sang thuê xe.
Ngoài ra, ông Tuyến còn lưu ý tới đây, tất cả các dự án đầu tư công phải báo cáo cho UBND TP giải pháp công nghệ mới để tăng cường hiệu quả dự án. “Nếu đưa công nghệ cũ vào vừa lãng phí vừa thất thoát và cũng không loại trừ làm việc này để trục lợi” - ông Tuyến nhấn mạnh.
Trường Hoàng
Phó cục trưởng Cục Tham mưu An ninh làm GĐ Công an Sóc Trăng
Đại tá Lê Minh Quang - Phó cục trưởng Cục Tham mưu An ninh (Tổng cục An
ninh) được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 26/10, lãnh đạo Bộ Công an đã đến Sóc Trăng trao quyết định bổ
nhiệm đại tá Lê Minh Quang - Phó cục trưởng Cục Tham mưu An ninh (Tổng
cục An ninh), giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, thay đại tá
Đặng Hoàng Đa.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Công an cũng trao các quyết định điều động, chuyển ngành cán bộ.
Theo đó, đại tá Đặng Hoàng Đa nhận quyết định điều động đến Cục Xây dựng Phong trào Quần chúng Bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ chức Phó cục trưởng.
Đại tá Nguyễn Bạch Đằng - Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, được luân chuyển đến Cục hướng dẫn tạm giam, tạm giữ (Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp), giữ chức vụ Phó cục trưởng.
Đại tá Nguyễn Hoàng Lộc - Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, được Bộ Công an đồng ý cho chuyển ngành, tới Tỉnh ủy Sóc Trăng nhận công tác.
Tại lễ nhận quyết định, tân giám đốc cảm ơn Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và tỉnh Sóc Trăng đã tin tưởng, giao nhiệm vụ quan trọng. Đại tá Lê Minh Quang hứa nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nhanh chóng cùng tập thể lãnh đạo công an tỉnh triển khai những công việc trọng tâm, trọng điểm.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an (giữa) trao quyết định cho đại tá Lê Minh Quang (thứ hai từ trái qua) và 3 cán bộ khác. Ảnh: CTV. |
Theo đó, đại tá Đặng Hoàng Đa nhận quyết định điều động đến Cục Xây dựng Phong trào Quần chúng Bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ chức Phó cục trưởng.
Đại tá Nguyễn Bạch Đằng - Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, được luân chuyển đến Cục hướng dẫn tạm giam, tạm giữ (Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp), giữ chức vụ Phó cục trưởng.
Đại tá Nguyễn Hoàng Lộc - Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, được Bộ Công an đồng ý cho chuyển ngành, tới Tỉnh ủy Sóc Trăng nhận công tác.
Tại lễ nhận quyết định, tân giám đốc cảm ơn Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và tỉnh Sóc Trăng đã tin tưởng, giao nhiệm vụ quan trọng. Đại tá Lê Minh Quang hứa nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nhanh chóng cùng tập thể lãnh đạo công an tỉnh triển khai những công việc trọng tâm, trọng điểm.
Lo hàng Trung Quốc và ASEAN tràn vào
26/10/2016 22:13
Hàng trăm mặt hàng nhập khẩu sẽ tiếp tục được giảm thuế về 0% theo lộ trình cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2016-2018
Chính phủ vừa ban hành nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt Nam nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN -
Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2016-2018, với hàng trăm mặt hàng được cắt
giảm thuế nhập khẩu về 0%. Để được hưởng ưu đãi thuế, các doanh nghiệp
(DN) phải đáp ứng quy định về xuất xứ hàng hóa trong ACFTA, có giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do Bộ Công Thương quy định.
Thêm ưu thế cho nông sản ngoại
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo nghị định nêu trên, hàng loạt mặt hàng từ Trung Quốc và các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng mức thuế suất 0%. Cụ thể, các mặt hàng có thuế suất 0% như rau củ quả; cá đã được chế biến hay bảo quản; các loại thủy hải sản như tôm, ghẹ, cua, ốc, mực; ca cao và các chế phẩm từ ca cao; chế phẩm từ ngũ cốc, bột; thịt và phụ phẩm của thịt sau giết mổ như thịt trâu, bò, cừu, dê; gia cầm sống…
Theo cam kết trong ACFTA, Việt Nam sẽ xóa bỏ, đưa về 0% khoảng 90%
dòng thuế, có lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại sẽ
được cam kết cắt giảm theo lộ trình đến năm 2020.
Một lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phân tích từ năm 2015, đã có rất nhiều dòng thuế về 0% theo cam kết trong ACFTA, nay có thêm một số mặt hàng khác giảm thuế nhập khẩu. Như vậy, nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN mới được giảm thuế suất sẽ cạnh tranh gay gắt với hàng Việt trên sân nhà.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 36 tỉ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 21,3 tỉ USD. Phân tích từ thống kê các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam của Tổng cục Hải quan cho thấy DN trong nước nhập 45,3 triệu USD hàng thủy sản, 146,9 triệu USD rau quả. Đặc biệt, nhiều mặt hàng Việt Nam tốn cả tỉ USD nhập khẩu từ thị trường này như vải các loại 3,93 tỉ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 1,38 tỉ USD; máy vi tính và sản phẩm điện tử linh kiện 4,1 tỉ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 6,5 tỉ USD; sắt thép các loại 3,2 tỉ USD…
Áp lực cạnh tranh tăng
Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại và Du lịch Suối Lớn (tỉnh Đồng Nai), cho biết gần đây, người trồng xoài không chỉ tính đến nguồn cung nội địa mà còn phải “ngó” sang các nước trong khu vực để tính phương án cạnh tranh. Tùy thời điểm mà xoài Việt Nam xuất khẩu qua Thái Lan, Campuchia hoặc ngược lại. Trong khi đó, sau nhiều năm Việt Nam xuất xoài sang Trung Quốc thì mới đây, xoài mút Trung Quốc lại đổ qua Việt Nam, cạnh tranh mạnh với xoài nội.
Nhiều người dự báo sắp tới, nông sản Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng Trung Quốc. Ông Nguyễn Công Thừa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Anh Đào (tỉnh Lâm Đồng), phân tích thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nên không ít thời điểm, thị trường thiếu hụt nguồn cung, phải bù đắp bằng hàng nhập khẩu. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sắp tới, nông dân Lâm Đồng đang gặp bất lợi do quy mô sản xuất khó mở rộng, chi phí tăng, trong khi phía Trung Quốc tổ chức sản xuất ngày càng lớn nên giảm đáng kể giá thành.
“Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc, HTX sẽ cung ứng nông sản cho các kênh phân phối có uy tín để người tiêu dùng có thể nhận diện và yên tâm mua” - ông Thừa nói.
Trong khi đó, nhiều DN cho rằng hàng rào kỹ thuật Việt Nam dựng lên đối với nông sản nhập khẩu không những ít mà còn thiếu chặt chẽ trong kiểm soát. Ngày càng phổ biến hàng không rõ nguồn gốc, tình trạng xoay vòng chứng từ nhập khẩu để đưa hàng vào các chợ đầu mối khiến hàng nội bị đẩy vào thế cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với nhóm hàng thủy sản, vài năm gần đây, một số DN Trung Quốc còn đưa sản phẩm có lợi thế giá rẻ sang Việt Nam như cá rô phi, thủy sản chế biến… Khả năng cạnh tranh của những mặt hàng này sẽ tăng mạnh khi thuế suất giảm còn 0%.
Thêm ưu thế cho nông sản ngoại
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo nghị định nêu trên, hàng loạt mặt hàng từ Trung Quốc và các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng mức thuế suất 0%. Cụ thể, các mặt hàng có thuế suất 0% như rau củ quả; cá đã được chế biến hay bảo quản; các loại thủy hải sản như tôm, ghẹ, cua, ốc, mực; ca cao và các chế phẩm từ ca cao; chế phẩm từ ngũ cốc, bột; thịt và phụ phẩm của thịt sau giết mổ như thịt trâu, bò, cừu, dê; gia cầm sống…
Tỏi Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước Ảnh: Ngọc Ánh
Một lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phân tích từ năm 2015, đã có rất nhiều dòng thuế về 0% theo cam kết trong ACFTA, nay có thêm một số mặt hàng khác giảm thuế nhập khẩu. Như vậy, nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN mới được giảm thuế suất sẽ cạnh tranh gay gắt với hàng Việt trên sân nhà.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 36 tỉ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 21,3 tỉ USD. Phân tích từ thống kê các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam của Tổng cục Hải quan cho thấy DN trong nước nhập 45,3 triệu USD hàng thủy sản, 146,9 triệu USD rau quả. Đặc biệt, nhiều mặt hàng Việt Nam tốn cả tỉ USD nhập khẩu từ thị trường này như vải các loại 3,93 tỉ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 1,38 tỉ USD; máy vi tính và sản phẩm điện tử linh kiện 4,1 tỉ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 6,5 tỉ USD; sắt thép các loại 3,2 tỉ USD…
Áp lực cạnh tranh tăng
Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại và Du lịch Suối Lớn (tỉnh Đồng Nai), cho biết gần đây, người trồng xoài không chỉ tính đến nguồn cung nội địa mà còn phải “ngó” sang các nước trong khu vực để tính phương án cạnh tranh. Tùy thời điểm mà xoài Việt Nam xuất khẩu qua Thái Lan, Campuchia hoặc ngược lại. Trong khi đó, sau nhiều năm Việt Nam xuất xoài sang Trung Quốc thì mới đây, xoài mút Trung Quốc lại đổ qua Việt Nam, cạnh tranh mạnh với xoài nội.
Nhiều người dự báo sắp tới, nông sản Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng Trung Quốc. Ông Nguyễn Công Thừa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Anh Đào (tỉnh Lâm Đồng), phân tích thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nên không ít thời điểm, thị trường thiếu hụt nguồn cung, phải bù đắp bằng hàng nhập khẩu. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sắp tới, nông dân Lâm Đồng đang gặp bất lợi do quy mô sản xuất khó mở rộng, chi phí tăng, trong khi phía Trung Quốc tổ chức sản xuất ngày càng lớn nên giảm đáng kể giá thành.
“Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc, HTX sẽ cung ứng nông sản cho các kênh phân phối có uy tín để người tiêu dùng có thể nhận diện và yên tâm mua” - ông Thừa nói.
Trong khi đó, nhiều DN cho rằng hàng rào kỹ thuật Việt Nam dựng lên đối với nông sản nhập khẩu không những ít mà còn thiếu chặt chẽ trong kiểm soát. Ngày càng phổ biến hàng không rõ nguồn gốc, tình trạng xoay vòng chứng từ nhập khẩu để đưa hàng vào các chợ đầu mối khiến hàng nội bị đẩy vào thế cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với nhóm hàng thủy sản, vài năm gần đây, một số DN Trung Quốc còn đưa sản phẩm có lợi thế giá rẻ sang Việt Nam như cá rô phi, thủy sản chế biến… Khả năng cạnh tranh của những mặt hàng này sẽ tăng mạnh khi thuế suất giảm còn 0%.
Nhập siêu từ ASEAN tăng mạnh
Thời gian qua, Việt Nam cũng liên tục nhập siêu từ các nước ASEAN. Theo số liệu 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, Việt Nam nhập khẩu tới 17,1 tỉ USD từ khu vực này. Trong khi đó, xuất khẩu dù được kỳ vọng sẽ tăng mạnh khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành nhưng kim ngạch chỉ đạt 12,5 tỉ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu của Việt Nam từ khu vực này lên tới 4,6 tỉ USD. Như vậy, khi thuế suất nhập khẩu còn 0%, hàng hóa từ khu vực này sẽ tăng lợi thế khi vào Việt Nam.
Thời gian qua, Việt Nam cũng liên tục nhập siêu từ các nước ASEAN. Theo số liệu 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, Việt Nam nhập khẩu tới 17,1 tỉ USD từ khu vực này. Trong khi đó, xuất khẩu dù được kỳ vọng sẽ tăng mạnh khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành nhưng kim ngạch chỉ đạt 12,5 tỉ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu của Việt Nam từ khu vực này lên tới 4,6 tỉ USD. Như vậy, khi thuế suất nhập khẩu còn 0%, hàng hóa từ khu vực này sẽ tăng lợi thế khi vào Việt Nam.
THÁI PHƯƠNG - NGỌC ÁNH
Bị tố lừa đảo, một công ty đa cấp bị phạt 350 triệu đồng
Công ty đa cấp Absonutrix Việt Nam bị phạt 350 triệu đồng vì yêu cầu
người muốn tham gia phải mua số lượng hàng hóa để được vào mạng lưới bán
hàng đa cấp.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa ra quyết định xử phạt 350
triệu đồng đối với Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam, có trụ sở tại quận
Tân Bình, TP.HCM.
Công ty này bị xử phạt do vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ. Công ty còn yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa để được vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Ngoài xử phạt, Cục Quản lý cạnh tranh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với công ty trên.
Trước đó, nhiều người tham gia hệ thống đã tố cáo Absonutrix có dấu
hiệu lừa đảo, chiếm dụng tiền trả thưởng của các nhà phân phối.
Cụ thể, muốn tham gia vào công ty này, khách hàng phải mua gói tài chính 14,5 triệu đồng để trở thành nhà phân phối. Theo thoả thuận, công ty sẽ trả tiền thưởng, hoa hồng, tiền vốn cho nhà phân phối tương ứng là 1,8 triệu đồng một tháng cho một mã tài chính. Số tiền sẽ chi trả làm 2 lần đến khi nhận đủ 35 triệu đồng một gói.
Nhiều người dân đã bỏ hàng tỷ đồng để mua cả trăm gói tài chính này. Nhưng kể từ khi ký hợp đồng, công ty chỉ trả thưởng 1-2 tháng đầu, sau đó mất hút.
Điểm bất thường là Công ty Absonutrix chuyển địa điểm trụ sở không thông báo cho nhà phân phối. Mặt khác, nhà phân phối gọi điện thoại liên tục nhưng không ai nghe máy. Theo tố cáo, tính đến nay tiền mua các gói tài chính vẫn bị Absonutrix giữ.
Trong ngày 25/10, Cục cũng ra quyết định chấm dứt hoạt động của Công ty Công ty Cổ phần Mạng lưới Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu, có địa chỉ trụ sở chính tại: 32 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Công ty này đã có văn bản gửi tới Cục về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc và đề nghị rút tiền ký quỹ.
Trong một báo cáo khác, Cục Quản lý Cạnh tranh cho hay đại diện Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, có trụ sở chính tại: M2-12, ô số 3, Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, cũng có thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc, do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp từ tháng 9 vừa qua.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Cục Quản lý cạnh tranh ban hành thông báo này, Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định.
Công ty này bị xử phạt do vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ. Công ty còn yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa để được vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Ngoài xử phạt, Cục Quản lý cạnh tranh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với công ty trên.
Thêm công ty đa cấp bị phạt và thu hồi giấy phép. Ảnh: Cục QLCT |
Cụ thể, muốn tham gia vào công ty này, khách hàng phải mua gói tài chính 14,5 triệu đồng để trở thành nhà phân phối. Theo thoả thuận, công ty sẽ trả tiền thưởng, hoa hồng, tiền vốn cho nhà phân phối tương ứng là 1,8 triệu đồng một tháng cho một mã tài chính. Số tiền sẽ chi trả làm 2 lần đến khi nhận đủ 35 triệu đồng một gói.
Nhiều người dân đã bỏ hàng tỷ đồng để mua cả trăm gói tài chính này. Nhưng kể từ khi ký hợp đồng, công ty chỉ trả thưởng 1-2 tháng đầu, sau đó mất hút.
Điểm bất thường là Công ty Absonutrix chuyển địa điểm trụ sở không thông báo cho nhà phân phối. Mặt khác, nhà phân phối gọi điện thoại liên tục nhưng không ai nghe máy. Theo tố cáo, tính đến nay tiền mua các gói tài chính vẫn bị Absonutrix giữ.
Trong ngày 25/10, Cục cũng ra quyết định chấm dứt hoạt động của Công ty Công ty Cổ phần Mạng lưới Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu, có địa chỉ trụ sở chính tại: 32 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Công ty này đã có văn bản gửi tới Cục về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc và đề nghị rút tiền ký quỹ.
Trong một báo cáo khác, Cục Quản lý Cạnh tranh cho hay đại diện Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, có trụ sở chính tại: M2-12, ô số 3, Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, cũng có thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc, do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp từ tháng 9 vừa qua.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Cục Quản lý cạnh tranh ban hành thông báo này, Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định.
Cường Đô la dùng siêu xe đưa Hạ Vi đi dự sự kiện
Ngay khi xuất hiện, cánh phóng viên đã chụp được hình ảnh Cường Đô la đưa Hạ Vi đến địa điểm diễn ra sự kiện bằng siêu xe.
Vào tối ngày 26/10, Hạ Vi
đã xuất hiện tại một sự kiện ở Tp.Hồ Chí Minh. Ngay khi xuất hiện tại
sự kiện, Hạ Vi đã gây chú ý khi diện áo dài nổi bật. Đồng thời, cánh săn
ảnh còn chụp được khoảnh khắc Cường Đô la - bạn trai cô, đưa đón bằng siêu xe đến sự kiện này.
Nữ
diễn viên "Tấm Cám" nổi bật với nhan sắc xinh đẹp. Cô cũng vừa cắt tóc
ngắn để trông trẻ hơn, nụ cười luôn nở trên môi của mỹ nhân 23 tuổi.
Những hình ảnh của Hạ Vi trong sự kiện vừa qua:
Nhận định bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, 23h15 ngày 27/10: Đèo cao thì mặc đèo cao!
Hồng Quảng
05:39 ngày 27-10-2016
Với
tâm lý tự tin và thoải mái, U19 Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục xô
ngã đại gia Nhật Bản. Chỉ cần hàng thủ - bệ phóng cho thành công tại
giải này – tiếp tục thi đấu chắc chắn và có sự lạnh lùng cần thiết,
chuyện cổ tích sẽ được các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn viết tiếp.
U19 Nhật Bản rất toàn diện
U19
Nhật Bản đang thể hiện một hình ảnh công thủ cực kỳ toàn diện khi ghi
được tới 10 bàn và chưa để lọt lưới bàn nào! Đó là một con số cực kỳ ấn
tượng, cho thấy sự kỷ luật trong lối chơi của các Samurai trẻ. Cỗ máy
vận hành đồng bộ của U19 Nhật Bản dựa trên một tập thể đồng đều. Hàng
thủ tỏ ra toàn diện cả trong không chiến lẫn bóng tầm thấp, bọc lót
nhuần nhuyễn. Bộ đôi trung vệ của họ có chiều cao tốt (1m80 và 1m85) nên
tranh chấp bóng bổng rất tốt. Không những thế, tiền vệ phòng ngự
Ichimaru Mijuki hỗ trợ hàng thủ cũng rất hiệu quả, tạo nên “lá chắn
thép” từ xa rất chắc chắn.
Sức mạnh tấn công của U19 Nhật Bản cũng rất đáng gờm. Dưới sự điều phối rất chững chạc của đội trưởng Sakai Daisuke, đoàn quân của ông Uchiyama Atsushi lên bóng khá đa dạng khi kết hợp khá tốt các miếng đánh trung lộ và hai biên, lẫn cả bóng dài. Hai tiền vệ biên, đặc biệt là Ritsu Doan ở cánh phải có khả năng xuyên phá vô cùng ấn tượng. Trên tuyến đầu, Ogawa Koki xứng danh là khẩu pháo hạng nặng của đại diện Đông Á khi có khả năng ghi bàn toàn diện cả bằng đầu, hai chân và sút phạt cố định. 3 bàn sau 4 trận là con số thống kê đáng báo động cho hàng thủ U19 Việt Nam khi phải giáp mặt với “sát thủ” này.
Và giải pháp của chúng ta
So với U19 Nhật Bản, U19 Việt Nam
bị đánh giá thấp hơn rất nhiều. Lịch sử đối đầu cũng cho thấy, U19 Việt
Nam toàn thua trước đối thủ này. Nhưng bóng đá trẻ luôn tiềm ẩn nhiều
bất ngờ, đặc biệt tại giải này, khi cả đương kim vô địch và á quân của
giải đều đã bị loại từ vòng bảng. Thầy trò ông Hoàng Anh Tuấn cũng đã
thủ hòa và vượt qua nhiều đối thủ trên cơ tại giải này dù bị coi là đội
lót đường, là rổ đựng bóng. Thêm một tấm gương nữa, các học trò của ông
Hoàng Anh Tuấn cũng có thể lấy hình ảnh của ĐT futsal Việt Nam để tiếp
thêm sức mạnh và sự tự tin cho chính mình. Bởi tại VCK châu Á 2016, Bảo
Quân và đồng đội đã kiên cường thủ hòa ĐKVĐ Nhật Bản ở tứ kết giải
futsal châu Á 2016 trước khi vượt qua ông kẹ này trên chấm luân lưu để
giành vé đi World Cup Futsal 2016.
Thế nên, dù U19 Nhật Bản đã cho thấy hình ảnh công thủ toàn diện, nhưng U19 Việt Nam cũng chứng minh một hành trình đi đúng đắn để làm nên lịch sử khi luôn “biết người biết ta”. Nếu bung sức để chơi đôi công, có thể U19 Việt Nam bị cuốn vào lối chơi nhanh, đầy tốc độ của U19 Nhật Bản. Nói một cách khác, sự thực dụng thông qua lối chơi phòng ngự phản công chủ động sẽ giúp cho đoàn quân của ông Hoàng Anh Tuấn có nhiều hy vọng thành công hơn. Đặc biệt, hàng thủ của U19 Việt Nam phải tỉnh táo, chơi tập trung, biết đứng vững trước sức ép và phải tạo được hệ thống phòng ngự từ xa chắc chắn trước khi toàn đội có những toan tính tiếp theo. Theo thống kê, các chân sút của U19 Nhật Bản thực sự nguy hiểm nếu có bóng trước khu vực 16m50. Nếu “đẩy” được các samurai trẻ ra xa khỏi khu cấm địa thì khả năng an toàn cho khung thành của U19 Việt Nam sẽ rất cao.
ĐỘI HÌNH DỰ KIẾN
Dự đoán: 1-1 (U19 Việt Nam thắng luân lưu)
Hé lộ tạo hình của cố ca sỹ Minh Thuận trong phim hài mới
Thứ Tư, ngày 26/10/2016 08:14 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Hậu trường phim Việt
Trong phim hài mới "Vệ sĩ Sài Gòn" đã hé lộ tạo hình của cố ca sĩ Minh Thuận.
Gia đình Minh Thuận dùng tiền phúng điếu làm từ thiện
Minh Thuận cười bí hiểm trong phim điện ảnh cuối cùng
Bất ngờ với cảnh hành động cuối đời của Minh Thuận
Cuối
năm 2016, ông vua phòng vé Thái Hòa sẽ trở lại trong một bộ phim hài
đúng sở trường. Nhưng với trailer vừa hé lộ, khán giả lại tò mò với tạo
hình nhân vật của cố ca sĩ Minh Thuận hơn.Minh Thuận cười bí hiểm trong phim điện ảnh cuối cùng
Bất ngờ với cảnh hành động cuối đời của Minh Thuận
Sự xuất hiện của Minh Thuận gây tò mò
Trong Vệ sĩ Sài Gòn, cặp đôi trái ngược Kim Lý và Thái Hoà
vào vai một đội vệ sĩ dưới sự chỉ dẫn của "ông bầu" Minh Thuận. Dù với
chỉ xuất hiện trong đoạn trailer chưa đầy 2 phút nhưng Vệ sĩ Sài Gòn cũng đã cho khán giả thấy đúng chất hài hước và giải trí của mình.Hiện tại, bộ phim còn đang trong giai đoạn hậu kỳ tại Los Angeles và Toronto nhưng đã phần nào tiết lộ những hình ảnh và các nhân vật trong phim.
Theo đó, nhà sản xuất kiêm nam tài tử Kim Lý là vào vai Trịnh - một chàng vệ sĩ cao cấp được mệnh danh là "Mr. Hoàn Hảo" với vẻ ngoài cực kỳ điển trai, nam tính, luôn xuất hiện trong một bộ vest hào nhoáng cùng những miếng võ chí mạng, hạ gục đối thủ sau một cú đánh. Còn Thái Hoà lại có tính "mê gái" của một gã Don Juan, sẵn sàng khoe biệt tài "lắc mông", khoe vòng ba săn chắc mọi lúc mọi nơi với một mục đích duy nhất: cưa gái.
Đoạn trailer hài hước và đậm tính giải trí
Xuất hiện trong teaser trailer, cả hai đã khiến các fan cười không
ngớt khi khoe vũ điệu "Zumba đôi" ngẫu hứng, đầy "tình cảm" và có phần
hài hước. Nhiều năm làm việc chung nhưng với tính cách đối lập "như nước
với lửa", cặp đôi này đã không ít lần gây phiền toái khi kết hợp trong
công việc, thậm chí còn khiến sếp "sôi sùng sục" và bị đình chỉ công
tác.trong phim, Mr. Hoàn Hảo và Mr. Mê Gái sắp phải đương đầu với một nhiệm vụ tưởng không khó nhưng không ngờ lại … khó không tưởng: bảo vệ Henry (B Trần đóng) - chàng công tử nhà giàu với tính cách khó gần. Công việc “bảo mẫu” không còn “ngon ăn” khi Henry bất ngờ bị bắt cóc. Cặp đôi vệ sĩ “bá đạo“ buộc phải "xắn tay áo" lên điều tra và hứa mang Henry về cho Thi - nữ khách hàng xinh đẹp (Chi Pu đóng) vì nguyên tắc hàng đầu của một vệ sĩ là “bảo vệ thân chủ tới cùng!”
Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ
Khác với những vai diễn trước, bên cạnh nét hài duyên dáng vốn làm
nên tên tuổi và sự thành công của anh, lần này Thái Hòa sẽ có một vai
diễn hành động thực thụ khi kết hợp cùng Kim Lý. Các khán giả nếu đã quá
quen với một Thái Hoà "ngu ngơ" sẽ rất bất ngờ với tài đánh võ cực chất
của anh trong những trường đoạn hành động vừa hồi hộp gay cấn nhưng
cũng hài hước đến bất ngờ.Trong teaser trailer còn có sự xuất hiện chớp nhoáng của Khương Ngọc và Diệp Lâm Anh với tạo hình ấn tượng và có phần lập dị. Phim sẽ ra mắt vào ngày 16. 12. 2016
Nhận xét
Đăng nhận xét