THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 21/a

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara

Thứ Năm, ngày 30/04/2015 14:24 PM (GMT+7)
Cánh đồng muối Teguidda-n-Tessoumt trên sa mạc Sahara độc đáo ở chỗ, muối không được chiết xuất từ nước biển, mà từ một loại đất sét mặn đặc biệt. Nhìn từ trên cao, cánh đồng muối bao gồm hàng trăm hồ muối sặc sỡ sắc màu.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 1
Cánh đồng muối Teguidda-n-Tessoumt ở làng Teguidda-n-Tessoumt, cách thành phố Agadez, miền Bắc Niger 200 km, trên sa mạc Sahara khắc nghiệt. Làng chỉ có khoảng 50 hộ gia đình và sống bằng nghề làm muối từ đất sét độc nhất vô nhị đã có từ lâu đời.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 2

Do biển cách xa khu vực này hàng nghìn km, do đó, nguyên liệu để chiết xuất muối là một loại đất sét mặn đặc biệt chỉ có ở Teguidda-n-Tessoumt. Tất cả đàn ông lẫn phụ nữ ở Teguidda-n-Tessoumt và thậm chí cả trẻ em cũng phụ giúp gia đình làm muối trên cánh đồng rộng mênh mông bao gồm hàng trăm ao muối sặc sỡ sắc màu, có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 3

Khu vực này có khoảng 20 suối nước và được sử dụng trong quá trình chiết xuất muối. Quá trình này như sau: người dân khai thác loại đất sét đặc biệt có chứa muối trong khu vực và đổ xuống các hồ nước đã đào sẵn (nước được lấy từ các suối nước trong khu vực) có đường kính khoảng 2m.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 4
Những người đàn ông Teguidda-n-Tessoumt đảm nhiệm công việc trộn đất sét với nước. Họ dùng chân dẫm và trộn đều đất sét với nước trong hồ. Sau đó, hỗn hợp bùn được để nguyên trong nhiều giờ để đất sét lắng xuống đáy hồ.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 5

Những hồ nước đóng vai trò gạn lọc muối này có nhiều màu sắc khác nhau là do màu sắc, độ mặn, tính chất của đất sét, ánh sáng mặt trời. Hồ muối cũng thay đổi màu sắc bởi các loại tảo sinh trưởng ở đây.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 6
Sau khi bùn lắng hết xuống đáy hồ, những người đàn ông Teguidda-n-Tessoumt dùng gàu múc lớp nước mặn ở phía trên sang những hồ muối nhỏ hơn. Trẻ em và phụ nữ thường được giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát quá trình bốc hơi nước để tạo thành các tinh thể muối.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 7
Sau khi nước bốc hết hết, các tinh thể muối thể rắn, đóng thành khối lắng lại dưới đáy hồ và tiếp tục được phơi nắng cho khô.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 8
Muối này được bán cho dân du mục hoặc các thương gia buôn muối đi qua Teguidda-n-Tessoumt. Người ta cũng có thể đổi thực phẩm và các loại hàng hóa khác để lấy muối.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 9
Muối được chiết xuất từ đất sét ở Teguidda-n-Tessoumt thường không được dùng cho người mà cho gia súc, vật nuôi.
Cánh đồng muối đất sét “độc nhất vô nhị” ở sa mạc Sahara - 10
Cánh đồng muối Teguidda-n-Tessoumt độc nhất vô nhị nhìn từ trên cao.
Theo Phương Dăng (Danviet.vn)

Ốc đảo xanh giữa lòng sa mạc Sahara của cặp vợ chồng Ai Cập-Việt

21/12/2015 14:55

Không biết bao nhiêu mồ hôi của một gia đình người Việt đã đổ xuống, phủ xanh một góc sa mạc lớn nhất thế giới đầy nắng và cát tưởng như không có sự sống.

    Sau nhiều năm kiên trì bám trụ, một khu trang trại liên hoàn rộng hàng trăm ha đã thành hình và bắt đầu cho những quả ngọt đầu tiên.
    Ốc đảo xanh giữa lòng sa mạc
    Trang trại của gia đình chị Hoàng Thị Bích Liên, người gốc ngoại thành Hà Nội, và anh Hany Fahim nằm tút ngút giữa những đụn cát thuộc khu vực sa mạc rộng lớn ở miền Tây Ai Cập, cách thủ đô Cairo khoảng 150km. Đây là một trong những vùng đất khô cằn thuộc loại bậc nhất tại quốc gia Bắc Phi này, với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ vẻn vẹn 2mm. Và để tới được địa điểm này cũng không hề dễ dàng chút nào.
    Ngược tuyến đường cao tốc chạy thẳng tít tắp như chiếc điếu cày Trung Đông, nối Cairo với thành phố cảng Alexandria nằm bên bờ Địa Trung Hải, đoàn chúng tôi kết thúc chặng đầu tiên một cách đầy háo hức trong căn hộ của gia đình chị Liên tại thành phố Sadat City thuộc tỉnh Menoufia. Tuy nhiên, sau khi yên vị trong căn phòng khách mát mẻ, một số người đã không giấu nổi lo lắng khi anh Fahim thông báo nhiệt độ trong sa mạc hôm đó có thể lên đến 46-48 độ C.

    
Chị Liên (không che mạng) và anh Hany Fahim cùng các con. Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+
    Chị Liên (không che mạng) và anh Hany Fahim cùng các con. Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+

    Rời thành phố để tiến sâu vào sa mạc lúc Mặt Trời đã leo lên đến gần đỉnh đầu, đoàn khách từ xứ nhiệt đới ẩm gió mùa bắt đầu cảm thấy như bị "nướng chín" dưới cái nóng như thiêu như đốt, dù điều hòa trên xe đã được để ở mức tối đa.
    Nhiệt kế chỉ đúng 46 độ C, trước khi tắt ngấm hoàn toàn lúc xe bắt đầu bò vào các đoạn cua trên tuyến đường gập ghềnh men theo các đụn cát.
    Nhiều đoạn, mọi người còn phải xông ra khỏi xe hè nhau khênh đẩy, lót đá chống lầy. Vùng sa mạc như heo hút, hoang vu hơn khi suốt dọc chặng đường dài chỉ thấy lác đác một vài chiếc xe chở nông sản đi ngược chiều. Trong khi đó, sóng điện thoại và tín hiệu định vị GPS chỉ xuất hiện yếu ớt ở một vài nơi.
    Sau khoảng một giờ bám đuổi theo những đám bụi bốc lên từ chiếc xe của anh Fahim, đoàn cũng đến được nơi đặt đại bản doanh của ông bà chủ trang trại mến khách.
    Đập vào mắt là cả một ốc đảo xanh mướt, trĩu quả trải dài miên man giữa mênh mông sa mạc. Trên tổng diện tích khoảng 120ha là các vùng chuyên canh nho, cam quýt, chanh, ớt ngọt, khu chăn nuôi gia cầm và đầm cá.
    Vườn nho xanh rộng 50ha với những chùm quả căng tròn chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 tới tận tháng 8 hàng năm. Nằm bên cạnh là hàng chục ha trồng các giống cam quýt đặc sản chi chít quả xanh hứa hẹn một vụ mùa bội thu vào cuối năm.
    Tiếp đó là các khu nhà phủ bạt trồng ớt cay và ớt ngọt rộng hàng chục nghìn m2 vừa kết thúc bảy tháng thu hoạch và đang chuẩn bị xuống giống cho vụ mùa mới. Trong khi đó, vườn chanh cao sản giống Italy với tổng diện tích lên tới 20ha tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái và cho quả quanh năm.

    
Một góc trang trại. Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+
    Một góc trang trại. Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+

    Nằm lẫn giữa các khu chuyên canh cây ăn quả là xưởng đóng gói, các dãy nhà ở khép kín dành cho công nhân. Theo chị Liên, lúc cao điểm, trang trại phải nhờ tới các chủ đầu mối chuyên cung cấp lao động và sử dụng tới 150 công nhân mỗi ngày cho việc thu hái, đóng gói sản phẩm.
    Còn những lúc thấp điểm như trong các tháng Hè này, hàng ngày gia đình chị cần tới 50 công nhân cho các phần việc như gieo trồng, cày xới, chăm sóc và bảo vệ vườn cây, đầm cá và vận hành các loại máy móc. Ngoài ra, giúp việc đắc lực cho ông bà chủ là ba kỹ sư lành nghề được trả lương hậu hĩnh để trực tiếp điều hành mọi hoạt động của trang trại.
    "Trái tim" của cả trang trại rộng 120 ha này là trạm khai thác nước ngầm hoạt động suốt ngày đêm với hệ thống ống cắm sâu 200m trong lòng sa mạc và chạy dài nhiều km. Đi kèm với đó là hàng trăm km dây nhỏ cung cấp nước tưới cũng như dưỡng chất tới từng gốc cây.
    Do khu vực này vẫn chưa có điện lưới, hoạt động của trang trại cũng phụ thuộc vào chiếc máy phát điện chạy dầu to phịch phả khói mù mịt đặt ở tầng một của khu nhà điều hành cao hai tầng chứa đầy máy nông cụ.
    Trái ngược với quy mô hoành tráng của trang trại, "văn phòng" của ông bà chủ chỉ chiếm một góc rất nhỏ trên tầng hai với tầm nhìn bao quát cả vườn cam xanh mát mắt. Đồ đạc và nội thất của căn phòng cũng chẳng có gì đặc biệt ngoài bộ máy tính dùng cho các hoạt động giao dịch với khách hàng.
    Hành trình "đội đá, vá trời"
    Khó có thể kể hết những nỗi vất vả cũng như nỗ lực của vợ chồng chị Liên và anh Fahim trong suốt một thập kỷ qua để gây dựng cơ nghiệp. Cũng không biết bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống để biến vùng đất hoang vu, khô cằn giữa sa mạc Sahara thành ốc đảo xanh và trù phú như hiện nay.
    Quê gốc ở xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), chị Liên rời gia đình theo chân bạn bè sang buôn bán tại Hungary vào năm 1997. Chị bảo ban đầu chỉ có ý định làm ăn vài năm rồi quay về Việt Nam sinh sống và chẳng bao giờ nghĩ được rằng mình sẽ về làm dâu tại một đất nước xa lạ đến như vậy.
    Song duyên số đưa đẩy. Vẻ đẹp đằm thắm, phúc hậu Á Đông của chị đã khiến chàng thanh niên trẻ Fahim hiền lành, ít nói và ít hơn tận 5 tuổi từ xứ sở các Kim Tự Tháp cảm mến rồi mê đắm lúc nào không hay. Tình yêu chân thành của anh dần giúp chị vượt qua các rào cản về ngôn ngữ, tôn giáo, tuổi tác và hoàn cảnh gia đình để đến với nhau.

    
Anh Fahim trong khu trồng ớt ngọt. Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+
    Anh Fahim trong khu trồng ớt ngọt. Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+

    Năm 1998, anh chị tổ chức một lễ cưới giản dị trong một thánh đường Hồi giáo ở Hungary với sự tham dự và chúc phúc của rất đông bạn bè đồng hương. Sau sáu năm bươn chải ở xứ người, năm 2003, anh chị quyết định khăn gói cùng đứa con gái nhỏ về định cư tại ngôi làng nghèo của chồng tại tỉnh Kafr el-Sheikh, cách Cairo khoảng 130km về phía Bắc.
    Để chị đỡ buồn và lạc lõng nơi đất khách quê người, anh bàn bạc và về đón đứa con trai riêng của chị lúc đó mới 7 tuổi từ Việt Nam sang sống chung với gia đình.
    Ban đầu, anh chị dùng số tiền nhỏ tích cóp được để thu mua nông sản cung cấp cho các mối hàng tại Hungary rồi vay mượn để mua 20ha đất sa mạc tại tỉnh Menoufia.
    Không còn tiền để đầu tư, đôi vợ chồng trẻ phải tự tay lao động, khai hoang, cải tạo đất để trồng cam và các loại rau quả ngắn ngày.
    Do thiếu phương tiện đi lại và cũng như để tiện trông nom trang trại, cả gia đình phải trú ngụ luôn trong ngôi nhà nhỏ chật chội đầy máy móc và dầu mỡ nằm lọt thỏm giữa vùng sa mạc lúc đó còn rất thưa người. Khó khăn chồng chất tưởng như không thể vượt qua nổi khi sáu đứa con lần lượt chào đời. Sống xa gia đình nội ngoại, chị vừa phải tự tay chăm sóc tám đứa con nhỏ tuổi sàn sàn như "trứng gà, trứng vịt," vừa động viên và chia sẻ công việc cùng chồng.
    Nhờ cần cù và chịu khó, anh chị dần dành đủ tiền trả hết nợ và tiếp tục vay mượn để mua thêm đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài việc quản lý trang trại, anh chị còn hùn vốn cùng bạn bè thành lập một công ty chuyên xuất khẩu rau quả sang châu Âu. Không chỉ tạo đầu ra ổn định cho chính trang trại của gia đình, công ty này hiện còn nhận bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân khác quanh vùng.
    Được đầu tư bài bản và quản lý khoa học, vườn cây ăn quả phát triển rất tốt dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cả trang trại được vận hành theo một quy trình khá khép kín. Một đầm chứa nước lót vải địa kỹ thuật sâu tới 5m và với thể tích lên tới 10.000m3 vừa được hoàn thành để tích trữ nước giếng khoan phục vụ cho việc tưới tiêu, kết hợp nuôi thả 54.000 con cá rô đơn tính và cá trê.
    Khu chăn nuôi gia cầm cũng đang được tập trung nâng đàn, vừa để lấy phân bón cây, vừa tạo thêm nguồn thu nhập nhằm lấy ngắn nuôi dài.
    Bên cạnh việc tập trung chăm sóc và khai thác các vườn cây ăn quả hiện có, anh chị vẫn đang tiếp tục đầu tư phủ xanh khoảng 45ha đất trống còn lại với ba giống cây ăn quả chủ lực là cam, chanh và nho. Không phụ lòng người, chỉ riêng trang trại đã mang lại cho gia đình tổng doanh thu 1,5 triệu euro vào năm 2013. Anh Fahim khoe số tiền này dự kiến sẽ còn tăng nhanh sau từng vụ khi vườn cây ngày một lớn và trang trại đi vào hoạt động ổn định.

    
Một góc trang trại. (nh: Hữu Chiến/Vietnam+
    Một góc trang trại. (nh: Hữu Chiến/Vietnam+

    Cuộc sống của gia đình anh chị cũng khá giả và sung túc lên từng ngày. Hiện anh chị cùng tám người con đã chuyển về sống tại thành phố Sadat City để tiện cho con cái học hành. Người con trai đầu đang là sinh viên của một trường đại học quốc tế của Anh ở Cairo, trong khi bảy người con khác cũng được cho ăn học chu đáo.
    Sau nhiều năm tiết kiệm để giành tiền đầu tư, trước Tết nguyên đán vừa qua, chị đã động viên anh tậu một chiếc xe ôtô mới để phục vụ cho các công việc giao dịch, đi lại hàng ngày giữa nơi ở và trang trại trong sa mạc. Hôm gặp chúng tôi, chị hồ hởi khoe gia đình sắp mua một căn nhà mới khang trang hơn để đủ chỗ cho đàn con đang ngày một lớn.
    Dẫn chúng tôi đi tham quan bằng xe ôtô khắp khu trang trại rộng lớn, ông chủ trẻ Fahim cho biết gia đình vẫn còn một số dự định lớn song trước mắt sẽ tập trung để đưa vào khai thác nốt phần đất còn lại.
    Nhìn khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười đầy mãn nguyện của chị, sự chững chạc, từng trải và rắn rỏi của anh, cũng như tình yêu của đôi vợ chồng Ai Cập-Việt Nam đã được thử thách bằng thời gian, nắng và cát của sa mạc Sahara, tin rằng trang trại của anh chị sẽ còn phát triển hơn nữa. Biết đâu, một ngày nào đó, mô hình này sẽ được mang về triển khai tại Việt Nam để biến những vùng đất hoang hóa, sa mạc chạy dài dọc vùng duyên hải miền Trung thành những ốc đảo xanh tươi, trù phú.
    Theo Hữu Chiến (Vietnam+)

    Hồ sa mạc lớn nhất Úc bỗng dưng... đầy nước

    07/01/2016 12:31

    (NLĐO) - Mưa lớn ở Úc trong những ngày qua đã lắp đầy hồ Eyre và mang sự sống đến vùng sa mạc này.

    Những hình ảnh do phi công Trevor Wright chụp được cho thấy nước mưa đã lắp đầy vùng đồng bằng muối khô cách TP Adelaide khoảng 700 km về phía Bắc. Khu vực xung quanh hồ Eyre ngập nước do mưa lớn trong tuần qua, với lượng mưa được ghi nhận vào khoảng 150 mm.

    Mưa lớn ở Úc trong những ngày qua đã lắp đầy hồ Eyre. Ảnh: Trevor Wright
    Mưa lớn ở Úc trong những ngày qua đã lắp đầy hồ Eyre. Ảnh: Trevor Wright

    Đáng chú ý là hồ Eyre chỉ đầy ắp nước vài lần trong 100 năm và đây lại là hồ nước lớn nhất Úc. Lượng mưa trong thời gian tới trút xuống hồ Eyre cũng như khu vực rộng lớn xung quanh sẽ quyết định diện tích hồ lớn đến mức nào trong năm nay.

    Hình ảnh hồ nước lớn nhất Úc chụp từ trên máy bay. Ảnh: Trevor Wright
    Hình ảnh hồ nước lớn nhất Úc chụp từ trên máy bay. Ảnh: Trevor Wright

    Thêm vào đó, những dòng sông chảy từ phía Tây Nam và miền Trung bang Queensland dự kiến sẽ mang nước đến hồ Eyre trong vài tháng tới. Các loài chim nước có thể sẽ bay đến khu vực hồ Eyre để sinh sống và nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn nếu hồ nước đủ sâu.

    Hồ Eyre chỉ đầy ắp nước vài lần trong một thế kỷ. Ảnh: Trevor Wright
    Hồ Eyre chỉ đầy ắp nước vài lần trong một thế kỷ. Ảnh: Trevor Wright

    Ông Reece Pedler, nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Deakin, nói rằng một số loài chim sẽ tìm đến hồ Eyre làm nơi sinh sản.

    Các loài chim nước có thể sẽ tìm đến hồ Eyre để sinh sản. Ảnh: Birdlife Australia
    Các loài chim nước có thể sẽ tìm đến hồ Eyre để sinh sản. Ảnh: Birdlife Australia

    Bộ trưởng Du lịch Leon Bignell cho hay mưa dự kiến sẽ còn diễn ra trong khu vực. Theo quan chức này, điều kiện thời tiết nói trên sẽ giúp mang lại lợi ích về kinh doanh du lịch trong khu vực trong thời gian tới.
    Trước đó, lượng mưa lớn được ghi nhận trong những ngày qua tại một số khu vực như Kalamurina là 182,8 mm, Mt Dare 63 mm, Mungerannie với 150 mm, Cowarie khoảng 150 mm và Oodnadatta là 23,8 mm. Các tuyến đường giao thông tại một số địa điểm vẫn bị phong tỏa.
    Xuân Mai (Theo BBC, ABC)

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH