THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 19

(ĐC sưu tầm trên NET)


Kiến ba khoang cũng chưa thấm vào đâu với sát thủ "khủng bố" này!

Hoa Hướng Dương |
Kiến ba khoang cũng chưa thấm vào đâu với sát thủ "khủng bố" này!
Hình minh họa.

Kiến ba khoang là loài kiến có nọc độc gấp 12 - 15 nọc của rắn hổ mang. Nếu nọc dính vào mắt có thể gây mù lòa. Thế nhưng, đây có phải là loài kiến ghê gớm nhất?


Loài kiến, tên khoa học Formicida, là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội cao, chúng sống theo bầy với sự phân công tổ chức rất rõ ràng.
Tuy là loài vật bé nhỏ nhưng kiến được xếp vào top những côn trùng nguy hiểm nhất hành tinh, bên cạnh sức mạnh của sự đoàn kết và số lượng, một số loài kiến còn có những vũ khí hết sức ấn tượng.

Kiến có thể giết chết các động vật to lớn hơn chúng rất nhiều, kể cả con người. Ảnh minh họa.
Kiến có thể giết chết các động vật to lớn hơn chúng rất nhiều, kể cả con người. Ảnh minh họa.
Hãy cùng khám phá những loài kiến nguy hiểm nhất Việt Nam và thế giới để xem đâu mới là loài kiến nguy hiểm nhất nhé!
A - Các loài kiến nguy hiểm nhất ở Việt Nam
Kiến có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất, là loài phân bố rộng nhất trong họ côn trùng. Ở Việt Nam cũng xuất hiện những loại kiến có mức độ nguy hiểm cao...
1. Kiến lửa đỏ

Kiến lửa đỏ. Ảnh Internet.
Kiến lửa đỏ. Ảnh Internet.
Kiến lửa đỏ dài khoảng 3-6mm, là một loại khá nguy hiểm khi tấn công người. Chúng rất hung dữ với những vết cắn gây đau nhói, phồng da và thậm chí có thể tử vong nếu bị số lượng lớn tấn công.
Không chỉ vậy chúng còn sinh sản rất nhanh nên số lượng lớn, dựa vào nọc độc và số lượng lấn át những động vật to lớn trong cạnh tranh nguồn thức ăn
Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật. Nó là loài xâm lấn trầm trọng.
2. Kiến ba khoang

Kiến ba khoang. Ảnh Internet.
Kiến ba khoang. Ảnh Internet.
Thực ra kiến ba khoang không phải loài kiến, nhưng do bề ngoài giống kiến nên có nhiều tên gọi như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng.
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), Ngành Động vật.
Ở đây chúng ta tạm xếp chúng vào họ kiến theo quan niệm của đa số mọi người. Không chỉ giống kiến, chúng còn có chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ.
Khi bị kiến ba khoang bò lên người, nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng. Đặc biệt nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời. Do đó có thể xem đây là loài côn trùng vô cùng nguy hiểm tại Việt Nam.
B - Các loài kiến nguy hiểm nhất thế giới
1. Kiến Achentian – Linepithema humile

Kiến Achentian. Ảnh Internet.
Kiến Achentian. Ảnh Internet.
Được xem như ông Vua Genghis của các loài kiến, kiến Achentian có thành phần thức ăn đa dạng và sinh sản rất nhiều kiến thợ cần cù và hung hãn.
Chúng thích nghi rất tốt với môi trường và tiêu diệt tất cả các loài kiến khác xung quanh.
2. Kiến viên đạn

Bullet Ant (kiến viên đạn). Ảnh Internet.
Bullet Ant (kiến viên đạn). Ảnh Internet.
Tên gọi của chúng xuất phát từ những vết cắn kinh hoàng như bị đạn bắn trúng vậy. Đây cũng là loài kiến được nhiều người coi là sở hữu vết cắn đau đớn nhất mà con người từng biết đến.
3. Kiến người lính

Kiến người lính. Ảnh Internet.
Kiến người lính. Ảnh Internet.
Loài kiến Người Lính (tên khoa học là Eciton Burchellii) với chiều dài chỉ hơn 1 cm. Loài côn trùng này có thói quen là cứ 4 tháng lại thay đổi “lãnh địa” một lần.
Chúng liên tục di chuyển và “chạy nước rút” trên những con đường rừng có độ dài gấp 1.000.000 lần cơ thể mình như những người lính hành quân vậy. Chúng hoạt động rất thống nhất và đoàn kết.
Khi gặp chướng ngại vật hay đoạn đướng khó đi, sẽ có một nhóm có trách nhiệm làm cầu nối bằng cách liên kết thân mình lại với nhau để đàn kiến đi qua.
Nếu gặp chướng ngại vật, dù to lớn thế nào chúng cũng không lùi bước mà chỉ biết tiến lên. Nhiều báo cáo cho thấy chúng thậm chí đã giết chết một... con ngựa trên đường hành quân.
4. Kiến cảm tử

Kiến cảm tử. Ảnh Internet.
Kiến cảm tử. Ảnh Internet.
Tên gọi của chúng bắt nguồn từ chính kỹ năng đặc biệt gọi là autothysis – tiếng Hy Lạp là tự hy sinh, xuất hiện chủ yếu ở Đông nam Á, nhất là tại Malaysia và Brunei.
Giống như những chú ong sẵn sàng hy sinh thân mình để đốt kẻ thù nhằm bảo vệ tổ. Loài kiến này cũng có tính hy sinh như vậy.
Chúng sẽ tự phát nổ thân mình, lúc đó chất độc trong cơ thể sẽ phun vào kẻ thù. Còn bình thường chúng sẽ tiết ra chất dịch nhằm vô hiệu hóa con mồi,
Vì có tính hy sinh cao như vậy nên chúng cũng rất hung hăng, không e dè bất cứ kẻ thù nào. Khác với các loài kiến khác chỉ tấn công nhưng không hy sinh, dùng nọc độc hay số lượng áp đảo để đe dọa kẻ thù.
Loài kiến cảm tử lại liều lĩnh hơn rất nhiều, có thể xem đây là những kẻ khủng bố thật sự trong giới côn trùng vì mang những quả bom hóa học trong người và sẵn sàng "đánh bom liều chết".
*Tham khảo: Pestcarepro, Wikipedia
theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH