BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 82
(ĐC sưu tầm trên NET)
Mười Hương - Một huyền thoại của Tình báo Việt Nam :
Trong suốt một thời gian dài trước và sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ vai trò thư ký riêng của Tổng Bí thư Trường Chinh. Cũng chính ông là một trong những người có công lớn lo việc tổ chức buổi ra mắt quốc dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2-9-1945 lịch sử. Năm 1954, khi đất nước bị chia cắt hai miền, ông được Bác Hồ và Trung ương biệt phái vào Nam hoạt động bí mật. Ông đã trực tiếp gây dựng và chỉ đạo một số mạng lưới ngầm vận hành hết sức hiệu quả, khai thác được những thông tin hết sức chiến lược quí giá của Mỹ-nguỵ, phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tên tuổi con người anh hùng ấy gắn với những chiến dịch tình báo nổi tiếng như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Phạm Xuân Ẩn… Ông là huyền thoại tình báo Mười Hương.
Đến với cách mạng
Trần Ngọc Ban (tên thật của nhà tình báo Mười Hương) sinh ra trong một gia đình có thế lực ở Phủ Lý, tỉnh Nam Định. Tiếng là tư sản, tuy nhiên cha ông, nhà thầu khoán Trần Ngọc Tân lại mang nhiều nét chất phác, cần kiệm của người nông dân Bắc Bộ. Cậu bé Trần Đức Ban được cha cho đi học chữ nho từ khi còn nhỏ. Thầy dạy của Ban chính là đồng chí Nguyễn Đức Quí, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam (sau trở thành Thứ trưởng Bộ Văn hoá). Chính ông đã giác ngộ Trần Ngọc Ban và đưa cậu đến với Cách mạng. Với cậu, Chủ nghĩa xã hội là một cái gì đó thật tuyệt vời, lung linh huyền ảo. Mới 14, 15 tuổi, Ban đã tích cực tham gia phong trào Thanh niên dân chủ. Học hết lớp nhất tại Trường tiểu học Phủ Lý, Trần Ngọc Ban chuyển lên Hà Nội nhập học ở trường dòng phố Nhà Chung. Thời gian này ông đổi tên là Hương (sau này khi vào Nam công tác, ông mới được gọi là Mười Hương), nhiệt tình tham gia phong trào Hướng đạo và Hội truyền bá quốc ngữ. Học được hơn hai năm, đến năm 1941 thì Mười Hương bị bắt về tội treo cờ Cộng sản và rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ Hồng quân Liên Xô. Cũng bị bắt trong vụ đó còn có các ông Nguyễn Thọ Trân (chú của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười) và Lê Toàn Thư (khi đó là thư ký của đồng chí Trường Chinh). Mười Hương bị tống giam vào Hoả Lò hơn một năm, sau đó bị đem ra xét xử tại toà án binh của Pháp. Do chưa đến tuổi thành niên, mặt khác, anh trai ông là một nhà thầu khoán có quan hệ rộng đã bỏ tiền lo lót cho em. Mười Hương được thả tự do, nhưng Essyeu, một thủ hạ thân tín của Chánh mật thám Bắc Kỳ Lanecque đã ngay lập tức phủ đầu người anh trai ông: “Chúng tôi buộc phải thả thằng bé nhưng ông phải có trách nhiệm quản lý. Đừng thấy nó nhỏ tuổi mà coi thường, Cộng sản đã ăn vào máu của nó rồi”. Mười Hương được phóng thích có mang theo một lá thư của chi bộ trong tù giới thiệu anh với Ban thường vụ Trung ương (T.Ư). Vừa ra khỏi Hoả Lò vài hôm, đầu vẫn còn bị cạo trọc, anh đã tìm về quê ông Nguyễn Thọ Trân để chuyển bức thư nói trên, tuy nhiên, không thấy hồi âm gì. Sau khi ra tù được một tháng, Mười Hương đột ngột bỏ nhà ra đi. Mật thám xộc đến hỏi thì gia đình nói không biết đi đâu. Mười Hương lên Hà Nội, tìm gặp bạn bè cũ trong phong trào Hướng đạo và Hội truyền bá quốc ngữ, cố gắng bắt liên lạc với tổ chức. Ông may mắn gặp Vũ Quí và được đưa đi gặp ông Miện (tức đồng chí Lê Quang Đạo). Mười Hương được sắp xếp cho đi học một lớp chính sách mới tại bắc Bắc Ninh, sau đó ông được cử về công tác tại Ban cán sự Phúc Yên. Ở trên đó một thời gian thì đồng chí Trường Chinh rút Mười Hương về ATK (một vùng giáp ranh). Bối cảnh thế giới lúc đó hết sức phức tạp, phát xít Đức đã nuốt chửng hàng loạt nước châu Âu và đang dồn sức tấn công Liên Xô. Nước Pháp sụp đổ và chia rẽ, De Gaulle phải lưu vong sang nước Anh lập Chính phủ kháng chiến. Mười Hương được đồng chí Trường Chinh đặc trách giao cho việc giao thiệp với những người Pháp thuộc phái De Gaulle ở Đông Dương nhằm tranh thủ cảm tình của họ đối với phong trào dân tộc thuộc địa. Trong đội ngũ lính lê dương của Pháp có một chi bộ Cộng sản của những người thuộc đảng Xã hội do một người Đức tên là Frey làm đại diện. Mười Hương đã tiếp cận được với Frey và khai thác được khá nhiều tin tức hữu ích. Sau trận Xtalingrat, quân đội phát xít Đức bị đánh tan tác, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chuyển sang phản công đè bẹp quân Đức trên khắp các mặt trận, Frey đề nghị cho gặp cấp trên của Mười Hương để trao đổi tình hình. Anh về báo cáo, xin ý kiến đồng chí Trường Chinh. Sau khi nhận định tình hình, cân nhắc kỹ và lường trước mọi khả năng có thể xảy ra, đồng chí Trường Chinh nhận lời và giao cho Mười Hương bố trí cuộc gặp. Mười Hương suy đi tính lại hết sức thận trọng, cuối cùng quyết định chọn khu làng mộ họ Phạm ở làng Vẽ thuộc ngoại thành Hà Nội làm địa điểm hẹn gặp. Nơi này khá kín đáo, vắng vẻ mà cũng dễ rút khi có động. Đúng hẹn, Frey từ chỗ đóng quân trên Việt Trì về Hà Nội. Anh ra trút bỏ bộ đồ nhà binh, ăn mặc như một viên cai lục lộ để khỏi gây nghi ngờ, rồi thong thả đạp xe theo Mười Hương đến khu mộ nằm chơ vơ giữa đồng. Đồng chí Trường Chinh đóng giả làm một người dân trong làng ngồi nghỉ chân đã chờ sẵn tại đó. Frey và đồng chí Trường Chinh nói chuyện với nhau rất lâu. Cuộc gặp đầu tiên đã diễn ra trót lọt.
Frey về thông báo lại kết quả cuộc gặp giữa anh ta và đại diện Việt Minh với nhóm những người Xã hội Pháp, trong đó có Caput, Chánh thanh tra học chính Bắc Kỳ, vốn là Bí thư đảng Xã hội Pháp tại Đông Dương. Nhóm này lại cử Frey xin được cho vài đại diện của nhóm gặp đồng chí Trường Chinh để bàn về việc tiến tới thành lập mặt trận chung chống phát xít. Phải chăng mật thám Pháp đã đánh hơi thấy nên giở trò và đây là một cái bẫy? Sau khi hội ý với Ban thường vụ T.Ư, đồng chí Trường Chinh cho rằng sớm hay muộn bọn Nhật sẽ hất Pháp để độc chiếm Đông Dương, những người Pháp ở thuộc địa đang rất bối rối, hoang mang nên sẽ không dám làm căng như trước và có lẽ họ thành thực muốn hợp tác với ta. Tuy cuộc gặp này có phần mạo hiểm nhưng nếu không đi sẽ bỏ lỡ một cơ hội tốt, nên đồng chí đã nhận lời và giao cho Mười Hương lập kế hoạch chuẩn bị. Mười Hương nói: “Xin anh cứ tin tưởng ở tôi. Để giữ bí mật, việc này chỉ nên anh và tôi biết thôi. Tôi sẽ sắp đặt chu đáo rồi báo lại ngày giờ cụ thể”. Thoạt đầu, phía Pháp đề nghị địa điểm gặp tại Bệnh viện Lanessan rồi ở phòng thí nghiệm của Trường Y nhưng Mười Hương thấy thế quá nguy hiểm. Với một số người đông như vậy mà kéo nhau ra ngoại thành hoặc đi thuyền dọc sông Hồng sẽ khó tránh khỏi bị nghi ngờ. Bàn qua tính lại, rốt cuộc nhóm người Pháp đề nghị chọn một nhà thổ nằm trên phố De Lorme (nay là đường Trần Bình Trọng) làm điểm hẹn. Mười Hương thấy phương án này có thể chấp nhận được. Chốn ăn chơi nọ sát nách Sở Mật thám, lại gần trại lính Nhật, tưởng như phiêu lưu nhưng lại rất bất ngờ và an toàn. Anh bèn báo cáo đồng chí Trường Chinh và được bật đèn xanh. Mười Hương chủ động sắp đặt mọi việc, cho mấy em thiếu nhi giả chăn trâu trên đê Yên Phụ, ngã ba Nhật Tảo nhằm quan sát, nắm kỹ tình hình, nghe ngóng mọi động tĩnh. Mặt khác, ông liên hệ với Phan Hiền, hồi đó đang là sinh viên Trường Luật, nhà ở Hàng Ngang, tạo điều kiện giúp đỡ. Buổi chiều ngày hẹn, Mười Hương đạp xe lên Phú Xá đón đồng chí Trường Chinh, người thủ vai một lái bè từ Việt Trì về. Mười Hương đưa đồng chí Trường Chinh về nhà cô em gái lấy chồng ở Bến Nứa, đợi trời tối, cả hai mới tới nhà Phan Hiền. Sau khi quan sát kỹ không thấy cái đuôi nào bám theo, họ đến phố De Lorme, đi thẳng lên gác. Tại đây, năm người Pháp gồm Frey, Borchers, Seyberlych, Caput và Thiếu tá Mordant, chỉ huy quân đọi Pháp ở Bắc Kỳ đã chực sẵn. Vừa nhìn thấy đồng chí Trường Chinh, Caput thốt lên: “Té ra Việt Minh cũng là toa à?”. Trường Chinh đáp: “Đúng bởi vì Cộng sản cũng là một thành phần trong mặt trận Việt Minh. Tôi được cử làm đại diện cho mặt trận, ông Phan Hiền đây đại diện cho trí thức, ông Hương đại diện thanh niên”. Đồng chí Trường Chinh đi thẳng vào vấn đề, ông nêu nguyện vọng lớn nhất và bức xúc nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam trong lúc này là giành được độc lập. Ông nhận định sự thất bại không thể tránh khỏi của phát xít Đức và khả năng Nhật sẽ ra tay gạt Pháp, thâu tóm Đông Dương. Nếu muốn bảo vệ những quyền lợi của mình, người Pháp không còn cách nào khác tốt hơn là hợp tác với Việt Minh cùng chống Nhật. Sự hợp tác này phải được thể hiện qua 3 việc cụ thể: sử dụng bộ máy chính quyền tại địa phương vẫn còn nằm trong tay Pháp nhằm hạn chế việc thu thóc của Nhật; thả chính trị phạm đang bị Pháp giam gĩư; Việt Minh đã phát động phong trào du kích kháng Nhật, phải chỉ thị cho các lực lượng Pháp cộng tác với họ, trang bị vũ khí cho họ. Caput thay mặt nhóm những người thuộc phái De Gaulle ở Đông Dương hoan nghênh mặt trận Việt Minh đã đứng về phía Đồng minh chống phát xít. Nhưng ông ta khuyên các nhà lãnh đạo Việt Minh nên suy xét kỹ tuyên bố Brazaville của De Gaulle hứa Pháp sẽ trao quyền tự trị rộng rãi cho những nước thuộc địa, sau một thời gian sẽ tiến tới độc lập hoàn toàn. Theo Caput thì Việt Nam nên đi theo con đường này và tốt nhất là tìm một nước mạnh đỡ đầu. Tuy nhiên, đồng chí Trường Chinh không tán đồng phương án nêu trên và yêu cầu: “Các ông phải thừa nhận ngay nền độc lập của chúng tôi”. Cuộc gặp kéo dài suốt đêm hôm ấy và cả ngày hôm sau, những người tham dự chỉ ăn bánh mì và hoa quả mang theo, không ai được phép rời khỏi nơi họp. Đến cuối buổi chiều ngày hôm sau, thời gian đã hết mà hai bên vẫn không thống nhất được quan điểm song đã hiểu nhau hơn. Mười Hương chở đồng chí Trường Chinh ra hồ Halais, tới đây ông lên một chiếc xích lô rẽ sang phố khác và hẹn gặp lại Mười Hương tại ATK. Tuy cuộc gặp không đem lại kết quả cụ thể nào nhưng qua đây có thể nhận định rõ hơn bối cảnh ở Đông Dương và tâm trạng của những kẻ chiếm đóng từ đó có thể góp phần điều chỉnh những bước đi của cách mạng cho phù hợp. Rõ ràng những ý kiến sắc sảo của đồng chí Trường Chinh đã tác động mạnh đến tâm tư của những người Pháp tham dự cuộc gặp. Sau này Frey và Borchers đã rời bỏ hàng ngũ, đi theo những người Việt Nam kháng chiến chống Pháp, Borchers lấy tên Việt là Chiến Sĩ, còn Frey trở thành đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Dân. Sau khi Hà Nội vừa giành chính quyền thành công, đồng chí Nguyễn Lương Bằng giao cho ông việc tổ chức ra báo Cờ giải phóng của Đảng. Lúc bấy giờ chính quyền vừa về tay nhân dân, ngân khố Nhà nước thực thu hầu như trống rỗng nên không có kinh phí để in báo. Mười Hương chạy ngược chay xuôi lo tìm người đưa vào Ban biên tập, mua giấy, thuê nhà in… tất thảy đều phải dựa vào quần chúng, rốt cuộc Cờ giải phóng cũng ra đời phục vụ kịp thời mục đích chính trị của Cách mạng trong thời điểm ấy. Mười Hương là một trong những người đóng góp tích cực trong thành công của buổi lễ Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông nhớ lại: “Ông Trường Chinh cho gọi tôi lên, bảo: ”Cần phải tổ chức một cuộc mittinh lớn để Chính phủ ra mắt quốc dân đồng bào. Chú có cáng đáng được không?”. Có bao giờ ông ấy giao nhiệm vụ mà tôi từ chối đâu. Tôi biết ông Nguyễn Hữu Đang là người rất có khả năng lo việc này nên tôi giới thiệu ông ấy với hai ông Xuân Thuỷ và Trần Huy Liệu. Sau khi mọi việc đã chuẩn bị tươm tất, tôi phụ trách vấn đề an ninh bảo vệ buổi lễ hôm ấy mới cho xe đến Bắc Bộ Phủ đón Bác Hồ. Chính vì việc ấy mà tôi được Bác dạy cho một bài học nhớ đời. Cũng chỉ do mình đã có kinh nghiệm đưa đón nguyên thủ bao giờ đâu, xem phim ảnh thất nước ngoài làm thế nào thì bắt chước thôi. Vừa thấy trên xe có mấy anh mặc binh phục, bồng súng trông rất oách, Bác quay sang hỏi tôi: “Chú làm gì thế? Đi ra bảo các chú ấy xuống hết đi. Để xe tôi đi một mình là được rồi”. Tôi ra bảo họ xuống nhưng bụng vẫn lo ngay ngáy, nhỡ xảy ra chuyện gì với Bác thì ai chịu trách nhiệm đây. Hồi đó tôi kiêm cả chức Chủ tịch Hội Công nhân cứu quốc và phải dựa vào lực lượng này để làm công tác bảo vệ. Tôi vội bảo mấy anh đứng gần đó lấy xe đạp đạp theo đề phòng bất trắc, cũng may là không có sự cố nào. Xong việc, tôi hỏi Bác đánh giá thế nào về buổi lễ. Bác trả lời: “Tôi không ngờ lại đông đến như vậy. Sở dĩ thành công là do khí thế của quần chúng, chứ không phải vì mấy khẩu súng của chú đâu, diễu võ giương oai chỉ làm cho người ta sợ và ghét mình thôi”.
Nhà tình báo và những chiến công
Kháng chiến bùng nổ, T.Ư lập G.L.A (Giao thông-Liên lạc-An toàn khu), đảm trách khâu báo chí, duy trì thông tin liên lạc từ T.Ư đi các chiến khu. Mười Hương về công tác tại bộ phận này từ năm 1946 đến 1948. Năm 1949, cuộc đời ông rẽ sang một bước ngoặt mới, một sự thay đổi như người ta thường nói là nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề. Trên thực tế, một số nhiệm vụ Mười Hương làm trước đó đã ít nhiều mang màu sắc tình báo nhưng ông không hề ý thức được khả năng thiên phú của mình trong lĩnh vực này và cũng chưa khi nào nghĩ rằng mình lại trở thành một nhân vật nhân viên tình báo. Mười Hương không ngờ rằng phần lớn cuộc đời ông lại gắn bó với trận tuyến thầm lặng đầy gian khổ, nguy hiểm mà những vinh nhục của những nhân vật liên quan người đời may mắn biết tới chỉ là một phần rất nhỏ của những gì đã thực sự diễn ra. Tình cờ một lần ông Trần Hiệu, Phó tổng giám đốc Nha Công an phụ trách tình báo gặp Mười Hương và lập tức nhận ra đây chính là người mà ông cần. Trần Hiệu bèn xin Mười Hương về với mình và được đồng chí Trường Chinh chấp thuận.
Sau một thời gian dài đi biệt phái, lăn lộn dưới các địa phương, Mười Hương nhận được một bức điện của T.Ư với nội dung: “Về ngay Văn phòng T.Ư”. Khi đó quân đội viễn chinh Pháp đã bị đánh quị tại trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève mang lại hoà bình cho Đông Dương sắp được ký kết. Ông vội vã thu xếp công việc, lên đường trở về chiến khu Việt Bắc. Về tới Phủ Lý thì ông gặp người bạn vong niên hết sức thân thiết là ông Bùi Lâm. Hai người tay bắt mặt mừng, Bùi Lâm cho ông biết ý định của cấp trên cử ông vào Nam. Đây là nhiệm vụ nặng nề, phải am hiểu Sài Gòn và miền Nam cũng như con người trong đó mới mong trụ lại được trong tình hình Mỹ đã rắp tâm nhảy vào cuộc. Mười Hương nghe lời khuyên của Bùi Lâm, tức tốc qua nhà một đêm. Từ khi trưởng thành, ông đi cứ biền biệt, ít được ở bên mẹ. Thấy con trở về, bà mừng mừng tủi tủi, lặng lẽ đi nấu cơm cho ông ăn. Đêm ấy, Mười Hương ngủ được một giấc tỉnh dậy thấy đã khuya lắm nhưng vẫn thấy mẹ ngồi bên giường dùng những ngón tay già nua vuốt ve sờ nắn khuôn mặt ông. Mười Hương khẽ nói: “Sao mẹ không ngủ đi. Mẹ có gì dặn con không?”. Bà thủ thỉ: “Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa. Mẹ không giữ chân con đâu, mẹ chỉ xin con để lại thằng Quang Trung ở nhà cho mẹ nuôi thôi”. Rõ ràng bằng trực giác của người mẹ, bà cảm thấy con trai sắp phải xa nhà rất lâu, chưa biết lành dữ thế nào, tuy nhiên bà không nói ra. Mười Hương thấy cay cay sống mũi, Quang Trung là đứa con trai đầu lòng của ông, việc này ông cũng không thể tự quyết định được mà phải bàn với vợ. Sáng hôm sau, Mười Hương đành dứt áo ra đi. Người cha đưa tiễn và lẳng lặng giúi cho ông một tờ giấy bạc con công lại 5 đồng. Sau này, Mười Hương vô cùng biết ơn Bùi Lâm vì đó là lần cuối cùng ông được gặp mẹ. Lên tới Văn phòng T.Ư ở Đại Từ, Thái Nguyên, Mười Hương vỡ lẽ rằng Bùi Lâm nói đúng. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của phong trào cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Đức Thọ xin T.Ư biệt phái cho một cán bộ công tác địch hậu và người này phải có khả năng tranh thủ được giới trí thức tầng lớp trên. Xét thấy chỉ có Mười Hương phù hợp với nhiệm vụ này, đồng chí Trường Chinh xin ý kiến của Bộ Chính trị, Hồ Chủ tịch và nhận được sự đồng tình ủng hộ. Hai đồng chí Trường Chinh và Phạm Văn Đồng gặp, trao nhiệm vụ cụ thể cho Mười Hương. Đích thân Bác Hồ cũng dự cuộc họp quan trọng này. Đồng chí Trường Chinh nói: “Anh cứ suy nghĩ kỹ đi rồi hãy nhận lời”. Nhưng Mười Hương quả quyết trả lời ngay: “Tôi sẽ vào Nam. Xin Bác và các anh cứ yên tâm là tôi sẽ không phụ sự tin cậy của T.Ư đâu”. Mười Hương gấp rút về sửa soạn chờ ngày lên đường. Ông ở nhà mấy hôm với vợ cùng cô con gái út và không khỏi suy nghĩ nhiều về trách nhiệm người chồng, người cha. Ông không thể tiết lộ công việc của mình dù ngay cả với những người thân yêu nhất. Ông chỉ nói với người vợ rất đỗi yêu quí rằng mình sắp đi công tác xa một thời gian. Khi phổ biến nhiệm vụ, đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Anh chỉ đi 6 tháng thôi”. Nhưng Mười Hương không ngờ phải mất cả chục năm trời ông mới có điều kiện trở ra miền Bắc.
Tháng 9-1954, Hiệp định Genève vừa được ký kết thì cũng là lúc Mười Hương lên đường. Một chiếc máy bay quân sự của Pháp cất cánh từ sân bay Gia lâm đưa đồng chí Lê Đức Thọ vào Nam, trong số những cán bộ đi cùng đoàn có Mười Hương… Vừa chân ướt chân ráo vào đến nơi, đang lo lạ nước lạ cái, Mười Hương gặp ngay ông Phan Trọng Tuệ, Tư lệnh Quân khu 9, từng là bạn tù với nhau trước kia. Ngoài ra, Xứ uỷ Nam Kỳ, ông Lê Toàn Thư cũng tỏ ra tâm đầu ý hợp với Mười Hương khiến ông vững dạ. Ông bắt đầu vào việc ngay với hai ông Mai Chí Thọ và Cao Đăng Chiếm. Công việc đầu tiên là mở lớp huấn luyện tình báo, học viên chủ yếu tuyển lựa trong lực lượng Công an. Thấm thoắt 6 tháng đã trôi qua, khoá huấn luyện đã kết thúc và cũng đến lúc Mười Hương phải quay ra Bắc. Nhưng đồng chí Lê Đức Thọ nói: “Xứ uỷ xin anh ở lại, anh tính sao?”. Mười Hương trả lời: “Nếu T.W đồng ý thì tôi sẽ ở lại”. Vấn đề được trên chấp thuận, Mười Hương được phân công vào Ban Địch tình Xứ uỷ, tiếp tục mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ tình báo góp phần phục vụ cho yêu cầu của phong trào cách mạng. Sau khi đã ổn định chỗ đứng trong vai một giáo viên dạy tư tại Sài Gòn, Mười Hương tìm cách bắt liên lạc với Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông đã gây dựng từ trước khi vào Nam. Sau khi ký kết Hiệp định Genève, làn sóng giáo dân di cư vào Nam bắt đầu, những đơn vị quân đội Pháp cũng lần lượt rút đi. Đây thực sự là cơ hội tốt để có thể cài người của ta vào bên kia giới tuyến. Vũ Ngọc Nhạ hồi đó đang là lính génie (công binh) trong quân đội Pháp, đồng thời cũng có chân trong Thị uỷ thị xã Thái Bình. Mười Hương đã qua ông Nghĩa, Bí thư tỉnh Thái Bình để gây dựng Vũ Ngọc Nhạ, ém mình chờ thời chuẩn bị cho những kế hoạch lâu dài. Mười Hương suy xét kỹ tình hình và thấy rằng, mặc dù Mỹ đổ tiền của vào dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng không phải đã nắm được tất cả, đặc biệt là các phe phái tôn giáo. Pháp mặc dù đã thất thế, bên ngoài thì làm ra vẻ tuân thủ Hiệp định nhưng bên trong vẫn ngầm giúp đỡ các thế lực chống Diệm, chờ cơ hội thuận lợi hòng quay lại Đông Dương. Thiên Chúa giáo ở miền Nam bị chia rẽ sâu sắc, giám mục Lê Hữu Từ ở giáo xứ Phát Diệm là người của Pháp nhưng Phạm Ngọc Chi, giáo xứ Bùi Chu lại thân Mỹ. Anh em Ngô Đình Diệm muốn kéo Lê Hữu Từ về với mình nhưng ông ta không chịu nên xứ đạo Bình An bị Diệm-Nhu o ép cực khổ đủ bề. Nhớ lại những cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng ông từng kinh qua, nhà tình báo Mười Hương trầm ngâm: “Lênin từng nói rằng, mâu thuẫn trong nội bộ địch chính là đồng minh của ta. Sự lợi hại của nghề tình báo chính là ở chỗ phát hiện và lợi dụng được những mâu thuẫn ấy. Mà chính quyền Diệm lại đầy mâu thuẫn. Chính vì thế mà tôi quyết định chuyển hướng hoạt động của Vũ Ngọc Nhạ sang lĩnh vực công giáo”. Theo gợi ý của ông, Vũ Ngọc Nhạ vốn là giáo dân đã khôn khéo chiếm được thiện cảm của Lê Hữu Từ và trở thành người đại diện của vị giám mục này trong việc giao thiệp với chính quyền Ngô Đình Diệm. Với vị thế sẵn có, Vũ Ngọc Nhạ dần dần gây được ảnh hưởng đối với anh em Diệm-Nhu, để rồi trở thành “Ông cố vấn” thân cận của chế độ gia đình trị của anh em nhà Ngô Đình Diệm. Ông đã triệt để khai thác những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Diệm, cũng như những mâu thuẫn giữa chính quyền với các phe phái khác, lập những chiến công xuất sắc mà chúng ta đã biết qua tác phẩm Ông cố vấn của nhà văn Hữu Mai. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Mười Hương còn có một chiến sĩ điệp báo xuất sắc khác là Lê Hữu Thuý (tức Lê Nguyên Vũ), hoạt động trong lưới tình báo H10-A22. Lê Hữu Thuý là một minh chứng hùng hồn cho quan điểm về lợi dụng, khai thác mâu thuẫn trong lòng kẻ địch của nhà tình báo Mười Hương. Cũng là một trí thức gốc Bắc di cư vào, Lê Hữu Thuý có một số bạn bè hiện đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm. Qua Huỳnh Văn Trọng, Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ Chính phủ Ngô Đình Diệm, với vốn trí thức quảng bác và năng lực bẩm sinh của một chiến sĩ tình báo, Lê Hữu Thuý đã giành được thiện cảm của Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm. Nhiệm tin cậy, cử Lê Hữu Thuý làm “công cán uỷ viên” của Bộ Nội vụ liên lạc với các phe Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo theo “chức phận” của mình, Lê Hữu Thuý đã chiếm được lòng tin tuyệt đối của thủ lĩnh Bình Xuyên Bảy Viễn và tướng Hoà Hoả Năm Lửa. Vớ được một người thao lược, sâu sắc như Lê Hữu Thuý, Năm Lửa mừng rơn như chết đuối vớ được cọc. Y tin và nể phục tài năng của Lê Hữu Thuý đến mức phong ông làm cố vấn đặc biệt cho mình. Lê Hữu Thuý đã “chọc” đúng yếu huyệt của Bảy Viễn, Năm Lửa, việc hợp tác với chính quyền Diệm chẳng qua chỉ là giải pháp tình thế nhằm vớt vát lấy chút uy thế chính trị, điều cốt yếu là bảo toàn được quyền lợi cá nhân. Những kẻ này không dại gì đương đầu với Diệm tức là đương đầu với Mỹ. Nhưng một khi những quyền lợi bị đe dọa, bị dồn vào chân tường, họ sẽ liều chết chống lại Diệm. Lê Hữu Thuý đã “khích” cho các tổ chức Cao Đài, Bình Xuyên, Hoà Hảo, bất hoà với Diệm. Năm Lửa, Bảy Viễn đồng loạt rút khỏi chính phủ, thành lập “Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia” chống Diệm. Anh em nhà họ Ngô đã phải mất hai năm trời, hao tổn rất nhiều tiền của và binh lực mới tạm dẹp yên được những viên tướng nổi loạn. Ý đồ chiến lược của T.Ư đã thành công, trong khi Diệm lo bình định các phe phái cát cứ, Cách mạng miền Nam đã có đủ thời gian, điều kiện xây dựng và củng cố lực lượng, đưa phong trào đấu tranh lên một tầm cao mới. Tìm hiểu kỹ con người Ngô Đình Diệm, Mười Hương đã khuyên Phạm Ngọc Thảo nên lợi dụng chiêu bài “tinh thần yêu nước và chính nghĩa quốc gia” của Ngô Đình Diệm để tiếp cận Ngô Đình Diệm. Quả nhiên bằng cách này, Phạm Ngọc Thảo đã chiếm được thiện cảm đặc biệt của Diệm. Diệm hết sức trọng dụng, cử Phạm Ngọc Thảo làm tỉnh trưởng Bến Tre với những đặc quyền trước nay chưa từng dành cho ai. Diệm tín nhiệm gửi ông ra nước ngoài học tập. Phạm Ngọc Thảo đã chui sâu, leo cao trong chính quyền nguỵ Sài Gòn. Ông đã tiến hành cuộc đảo chính tháng 2-1965 nhằm lật đổ Nguyễn Khánh nhưng bất thành, ông bị bắt và bị địch sát hại. Một thành công nữa của nhà tình báo Mười Hương là đã gây dựng được một điệp viên vô cùng lợi hại ngay trong Văn phòng đại diện của tuần báo Time tại Sài Gòn. Mười Hương nhớ rằng, năm 1946, Bác Hồ có nói với đồng chí Trường Chinh rằng, nhà báo là người rất có thế lực. Nhà báo có thể tiếp xúc với bất kỳ hạng người nào trong xã hội, kể cả gặp tổng thống cũng không phải việc khó khăn và nhờ đặc thù nghề nghiệp có thể nắm được rất nhiều thông tin. Hồi đó, Hai Trung (tên thật là Phạm Xuân Ẩn) đang làm thư ký trong một công sở. Ông rất thông minh, giỏi tiếng Anh và thường đi làm phiên dịch cho người Mỹ, rất được miền Nam quí mến, tin dùng. Ký ức về câu chuyện của Hồ Chủ tịch năm nào đã gợi cho Mười Hương một ý tưởng táo bạo. Ông đề nghị Hai Trung đi Mỹ học nghề báo để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Trước khi Hai Trung lên đường sang Mỹ du học, Mười Hương dặn dò: “Cậu sang bên đó phải gắng tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá Mỹ. Phải làm thế nào suy nghĩ cũng như một người Mỹ thì mới hiểu được họ”. Hai Trung đã ghi tâm khắc cốy nhiệm vụ người chỉ huy giao phó và ông thực hiện hoàn hảo kế hoạch mà Mười Hương đã vạch ra. Từ Mỹ trở về, Hai Trung vào làm việc cho Văn phòng đại diện của tuần báo Time ở Sài Gòn. Với vị thế hết sức thuận lợi, Hai Trung có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật thuộc giới chóp bu của cả Mỹ và nguỵ quyền. Chính ông là người nắm được và thông báo kịp thời cho T.Ư những chuyển hướng chiến lược quan tọng của Mỹ-nguỵ như chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh, để trên kịp thời điều chỉnh, giáng những đòn chí mạng, bẻ gãy mưu đồ thâm hiểm của chính quyền nguỵ và quan thầy Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, trong số báo đặc biệt ra ngày 1-5-2000 The fall of Saigon (Sài Gòn sụp đổ), nhìn lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh đã trở thành cơn ác mộng đối với nước Mỹ, Tuần báo Newsweek đã dành gần một trang viết về điệp viên vô cùng lợi hại Phạm Xuân Ẩn, bên cạnh những nhân chứng của lịch sử như Tổng thống Mỹ Gerald Ford hay trùm CIA tại Việt Nam Frank Snepp.
Trong chuyến viếng thăm, ông cũng tâm sự đôi điều về hoạt động tình báo, cũng như về tính chất con người anh em nhà họ Ngô.
(An Ninh Quốc Phòng) - Với sự chi viện tích cực nhân lực cũng như vật lực từ Miền Bắc, lực lượng An ninh miền Nam đã có những chiến công xuất sắc, những chiến công thầm lặng đó đã góp phần tiết kiệm xương máu chiến sỹ và đồng bào, tạo nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước.
Ngồi chờ ở phòng khách của Khu biệt thự Hồ Tây, tôi mường tượng rằng ông – một huyền thoại tình báo đã đi vào lịch sử sẽ là một người quắc thước, mạnh mẽ và dĩ nhiên, có phần nghiêm nghị. Để rồi, khi đồng chí Phạm Văn Hùng – sĩ quan bảo vệ mời ông vào phòng, tôi đã ngỡ ngàng khi trước mặt là ông cụ nhỏ nhắn, đẹp lão, với nụ cười hiền hậu, phong thái nhẹ nhàng, thấm đẫm văn hóa phương Đông.
Với chiếc áo khuy ngang màu ngà và tấm khăn rằn quàng cẩn thận trên cổ, trông ông hệt một ông già phương Nam giản dị. Trong câu chuyện, mỗi lần kể về mẹ hay những người phụ nữ đã giúp đỡ ông trong cuộc đời hoạt động cách mạng và thay ông chịu bao đau khổ, ông đều không giấu nổi nghẹn ngào. Ông – “kiến trúc sư” của một mạng lưới tình báo với những chiến công đã đi vào lịch sử đây ư? Câu hỏi ấy cứ vang lên trong đầu tôi suốt cuộc chuyện trò.
Con đường trở thành nhà tình báo
Nhắc đến các nhà tình báo nổi tiếng như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo – những người mà tên tuổi đã vượt ra khỏi biên giới vì sự cống hiến của họ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, không thể không nhắc đến ông – người mà mỗi chiến công của các điệp viên huyền thoại ấy đều gắn bó với sự chỉ đạo mang tầm chiến lược của ông. Đó chính là nhà tình báo Trần Quốc Hương, còn gọi là Mười Hương – Ủy viên Trung ương từ khóa IV đến khóa VI, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương và đã được trao tặng – Huân chương cao quý nhất.
Tên thật của ông là Trần Ngọc Ban, quê ở Vụ Bản, Bình Lục, Hà Nam. Là con trai út một gia đình tư sản, nhưng ông lại tham gia cách mạng từ rất sớm, lúc mới 13 tuổi, nhờ sự giác ngộ của người thầy học Nguyễn Đức Quỳ – sau là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, rồi Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Được thầy Quỳ giới thiệu, ông lên Hà Nội gặp các ông Trường Chinh, Lê Toàn Thư, Hoàng Đình Tuất rồi gặp Bác Hồ và càng ý thức rõ hơn về việc tham gia cách mạng của mình.
Năm 1941, ông bị Pháp bắt cùng với ông Nguyễn Thọ Chân vì treo cờ Cộng sản và rải truyền đơn, rồi bị tống giam hơn một năm trước khi ra tòa án binh của Pháp. Nhưng do còn nhỏ tuổi, ông đã được trả tự do với lời cảnh báo của một mật thám Pháp: “Đừng thấy nó nhỏ tuổi mà coi thường, Cộng sản đã ăn vào máu của nó rồi”. Năm 1943, ông đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Trước và sau Cách mạng tháng Tám, ông làm thư ký riêng của Tổng Bí thư Trường Chinh và là một trong những người chuẩn bị chu đáo cho buổi ra mắt quốc dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Ông vẫn còn nhớ rõ vì sao mình bước chân vào nghề tình báo: “Khoảng tháng 7/1954, Xứ ủy Nam Kỳ cử đồng chí Lê Đức Thọ ra gặp Trung ương để bàn về chiến lược cách mạng và xin Trung ương cử tôi vào đó. Tổng Bí thư Trường Chinh xin ý kiến và được Bác Hồ đồng ý. Anh Trường Chinh gặp tôi giao nhiệm vụ và nói: “Khó khăn nhiều lắm đấy, đi không biết bao giờ trở lại. Phải suy nghĩ cho kỹ, nếu thấy đi không được thì cứ báo cáo, Trung ương không ép”. Bác Hồ cũng gặp tôi dặn dò: “Công việc thì các chú khác đã dặn chú kỹ rồi, xem làm được thì nhận và đã nhận thì đừng phụ lòng Trung ương, đi sao nhớ về vậy!”.
Thế là ông nhận nhiệm vụ. Rồi ghé về thăm mẹ, bởi ông hiểu rằng, với việc ra đi của ông, không ai khổ hơn mẹ. Thấy con đột ngột trở về, linh cảm của người mẹ cho bà cụ biết sẽ là khởi đầu một cuộc chia tay dằng dặc, nên cụ lặng lẽ nấu một nồi cháo thịt cho con ăn, rồi giục ông đi ngủ. Ông nghẹn ngào nhớ lại: “Tôi nằm nghỉ trên tấm phản, mẹ ngồi bên cạnh âu yếm rờ nắn khắp mặt mũi, chân tay tôi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy hơi ấm nóng từ những giọt nước mắt của bà rơi trên mặt tôi đêm đó”. Không ai ngờ chuyến đi ban đầu dự định chỉ 6 tháng, đã kéo dài tới 10 năm.
Vào Nam, lạ nước lạ cái, nhưng ông may mắn được các đồng đội thân thiết, nhất là ông Phan Trọng Tuệ – từng là bạn tù và ông Lê Toàn Thư giúp nắm bắt tình hình để cùng ông Mai Chí Thọ và Cao Đăng Chiếm nhanh chóng mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ tình báo.
Năm 1958, ông sa vào tay giặc. Biết ông là cán bộ cao cấp, anh em họ Ngô tìm cách “chuyển hướng” tư tưởng để sử dụng. Đích thân Ngô Đình Nhu bố trí gặp ông tại nhà nghỉ mát của Ngô Đình Cẩn ở cửa Thuận An (Huế) để hòng lung lạc. Không khuất phục được, chúng đã đưa ông vào danh sách 200 tù nhân cần thủ tiêu, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đảo chính Diệm xảy ra.
Ông nhớ lại những ngày tháng ấy: Chúng liên tiếp hỏi cung cả ngày lẫn đêm, không cho ngủ, nếu ngủ gật là chúng đánh, nhằm làm cho ông căng thẳng tinh thần đến không chịu nổi. Ông bảo, nó muốn thế thì mình phải trụ vững. Cơm tù chỉ có một đĩa nhỏ, chúng còn trộn muối sống vào, thì ông lựa từng hạt cơm để ăn có sức mà tranh đấu. Hơn nữa, “đôi mắt trong veo của cậu con trai đầu lòng nhìn tôi lúc chia tay thường hiện về, góp phần động viên tôi đủ nghị lực không sa ngã trước quân thù. Chỉ vì một lẽ đơn giản đến khó tin là, tôi sợ mình không dám nhìn vào đôi mắt đó khi gặp lại, nếu không giữ được khí tiết cách mạng”.
Người thầy của những nhà tình báo anh hùng
Với vai trò một “kiến trúc sư” của một mạng lưới tình báo, ông Mười Hương là người có tầm nhìn sâu sắc, toàn diện và tinh tế về thế mạnh, khả năng làm tình báo và phẩm chất của từng người. Trước khi vào Nam, qua sự giới thiệu của ông Nghĩa, Bí thư tỉnh Thái Bình, ông Mười Hương đã xây dựng ông Vũ Ngọc Nhạ làm cơ sở. Đây là nước cờ quan trọng cho một kế hoạch dài hơi mà ông tính đến, xứng danh một nhà tình báo chiến lược.
Nhận nhiệm vụ trong Ban Địch tình Xứ ủy, với vỏ bọc là giáo viên dạy tư tại Sài Gòn, ông Mười Hương đã móc nối thành công với điệp viên Vũ Ngọc Nhạ để triển khai tiếp kế hoạch đã vạch. Thực hiện chỉ đạo của ông Mười Hương, ông Vũ Ngọc Nhạ đã chiếm được lòng tin của Giám mục Lê Hữu Từ – Giám mục giáo xứ Phát Diệm, trở thành người đại diện trong quan hệ với chính quyền họ Ngô rồi gây được ảnh hưởng trong gia đình Diệm, tạo nên những chiến công lừng lẫy trước khi bước vào tiểu thuyết “Ông cố vấn” nổi tiếng của nhà văn Hữu Mai.
Với điệp viên xuất sắc Lê Hữu Thúy (Đại tá, Anh hùng LLVTND, nguyên mẫu của nhân vật Lê Nguyên Vũ trong “Điệp viên giữa sa mạc lửa” của Nhị Hồ), ông Mười Hương khai thác triệt để sự thông minh lanh lợi, sự hiểu biết cũng như các mối quan hệ của Lê Hữu Thúy với các nhân vật chóp bu trong chính quyền Diệm, tạo nên vỏ bọc vững chãi cho điệp viên này chui sâu vào hàng ngũ của địch, phục vụ các yêu cầu của cách mạng.
Khi đã chiếm trọn lòng tin của Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm, rồi chinh phục cả Bảy Viễn – thủ lĩnh Bình Xuyên lẫn Năm Lửa – tướng của Hòa Hảo, Lê Hữu Thúy đã thành công trong việc khơi sâu mâu thuẫn giữa các tổ chức giáo phái với chính quyền họ Ngô, buộc Diệm phải mất rất nhiều thời gian cùng binh lực để ổn định tình hình, tạo thời cơ cho cách mạng miền Nam có thêm thời gian và điều kiện xây dựng, củng cố lực lượng.
Với từng đường đi nước bước của chiến lược gia Mười Hương, điệp viên Phạm Ngọc Thảo đã tiếp cận Ngô Đình Diệm và bằng tài năng cá nhân, nhanh chóng được Diệm đặc biệt tin cẩn và trọng dụng, rồi leo cao trong chính quyền ngụy. Năm 1965, Phạm Ngọc Thảo đã tiến hành đảo chính định lật đổ Nguyễn Khánh nhưng việc không thành nên bị địch sát hại.
Nhìn thấy khả năng thiên phú của ông Phạm Xuân Ẩn, từ rất sớm, Mười Hương cùng ông Mai Chí Thọ quyết định đưa Phạm Xuân Ẩn sang Mỹ học nghề báo để về nước phục vụ cách mạng. Kế hoạch được thực hiện trọn vẹn khi với vỏ bọc này, nhà tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn đã có cơ hội diện kiến nhiều nhân vật quan trọng của cả Mỹ lẫn ngụy, để khai thác và chuyển về hậu cứ những thông tin có giá trị về các chiến lược đặc biệt của kẻ thù, giúp quân ta có kế hoạch đối phó và đập tan mọi âm mưu của địch và vững bước đến thắng lợi trọn vẹn.
Chiến công rất lớn của người thầy tình báo Mười Hương còn là, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông đã chỉ huy mạng lưới tình báo góp phần giải phóng Sài Gòn gần như nguyên vẹn, đỡ tốn xương máu.
Ông kể: “Lúc còn sống, đồng chí Lê Đức Thọ và một cán bộ tình báo đã gặp Dương Văn Minh để hỏi thẳng rằng, điều gì làm cho ông tuyên bố án binh bất động trong ngày 30/4/1975, thì Dương Văn Minh nêu nhiều lý do, trong đó cùng với lực lượng quân đội còn có sự tác động của một số nhóm thuộc lực lượng an ninh của ta”.
Thế nhưng, nhắc về những chiến công lẫy lừng ấy, “kiến trúc sư” Mười Hương giản dị: “Thành tích mà các anh ấy có được, là do sự lãnh đạo của Trung ương và các lực lượng cách mạng, do tài năng và lòng quả cảm của chính các anh đó, còn tôi chỉ là người được giao chắp nối các đầu mối. Hoạt động tình báo như diễn kịch và các nhà tình báo trên đã thực hiện xuất sắc vai diễn của mình”.
Phía sau hào quang
Không thể nói hết sự lớn lao trong những chiến công mà ông Mười Hương và đồng đội đã lập lên cho nền độc lập của dân tộc. Nhưng mấy ai biết rằng, phía sau vầng hào quang chói lòa ấy, là bao mất mát, hy sinh, thầm lặng nhưng dai dẳng, để đến hôm nay, nhắc lại thôi cũng đủ làm ông đau lòng.
Ngày ông vào Nam hoạt động, cả 2 đứa con còn nhỏ xíu. Vì yêu cầu bí mật, cuộc chia tay không hẹn ngày về của ông chỉ có vòng tay bịn rịn và cặp mắt trong veo, nhòe ướt của cậu con trai nhỏ. 10 năm không tin tức, vì nguyên tắc hoạt động và mất tới 6 năm ông ở trong tù. Trở ra Bắc, đứa con gái nhỏ lẫm chẫm bò lúc ông đi, chạy vuột khỏi tay cha: “Bà ngoại ơi, có ông nào đến nhận là bố con!”. Nhưng đau đớn nhất là ông phải đối diện với sự tan vỡ của cuộc sống tình cảm vợ chồng.
Lại thêm gần 10 năm nữa vào Nam hoạt động. Dằng dặc gần 2 thập niên ấy, các con ông tiếng là có cha nhưng rất ít khi được gặp chứ nói gì được ông chăm sóc. Nhưng cùng với các con, ông cũng chịu nhiều mất mát. Ngày đất nước thống nhất, mọi người hân hoan đoàn tụ, còn ông, nỗi cô đơn thấm tận đáy lòng. Ông không dám trách ai, bởi biết rằng, vì nhiệm vụ cao cả, ông đã không thể làm tròn vai trò của người chồng, người cha trong gia đình.
Cả cuộc đời ông cứ lặng lẽ hy sinh cho đất nước. Mãi gần 10 năm sau ngày giải phóng, đã ở tuổi 60, ông mới lại có được hạnh phúc muộn mằn
TH (CAND)
Thảo luận:Trần Quốc Hương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mười Hương - Một huyền thoại của Tình báo Việt Nam :
Trong suốt một thời gian dài trước và sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ vai trò thư ký riêng của Tổng Bí thư Trường Chinh. Cũng chính ông là một trong những người có công lớn lo việc tổ chức buổi ra mắt quốc dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2-9-1945 lịch sử. Năm 1954, khi đất nước bị chia cắt hai miền, ông được Bác Hồ và Trung ương biệt phái vào Nam hoạt động bí mật. Ông đã trực tiếp gây dựng và chỉ đạo một số mạng lưới ngầm vận hành hết sức hiệu quả, khai thác được những thông tin hết sức chiến lược quí giá của Mỹ-nguỵ, phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tên tuổi con người anh hùng ấy gắn với những chiến dịch tình báo nổi tiếng như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Phạm Xuân Ẩn… Ông là huyền thoại tình báo Mười Hương.
Đến với cách mạng
Trần Ngọc Ban (tên thật của nhà tình báo Mười Hương) sinh ra trong một gia đình có thế lực ở Phủ Lý, tỉnh Nam Định. Tiếng là tư sản, tuy nhiên cha ông, nhà thầu khoán Trần Ngọc Tân lại mang nhiều nét chất phác, cần kiệm của người nông dân Bắc Bộ. Cậu bé Trần Đức Ban được cha cho đi học chữ nho từ khi còn nhỏ. Thầy dạy của Ban chính là đồng chí Nguyễn Đức Quí, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam (sau trở thành Thứ trưởng Bộ Văn hoá). Chính ông đã giác ngộ Trần Ngọc Ban và đưa cậu đến với Cách mạng. Với cậu, Chủ nghĩa xã hội là một cái gì đó thật tuyệt vời, lung linh huyền ảo. Mới 14, 15 tuổi, Ban đã tích cực tham gia phong trào Thanh niên dân chủ. Học hết lớp nhất tại Trường tiểu học Phủ Lý, Trần Ngọc Ban chuyển lên Hà Nội nhập học ở trường dòng phố Nhà Chung. Thời gian này ông đổi tên là Hương (sau này khi vào Nam công tác, ông mới được gọi là Mười Hương), nhiệt tình tham gia phong trào Hướng đạo và Hội truyền bá quốc ngữ. Học được hơn hai năm, đến năm 1941 thì Mười Hương bị bắt về tội treo cờ Cộng sản và rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ Hồng quân Liên Xô. Cũng bị bắt trong vụ đó còn có các ông Nguyễn Thọ Trân (chú của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười) và Lê Toàn Thư (khi đó là thư ký của đồng chí Trường Chinh). Mười Hương bị tống giam vào Hoả Lò hơn một năm, sau đó bị đem ra xét xử tại toà án binh của Pháp. Do chưa đến tuổi thành niên, mặt khác, anh trai ông là một nhà thầu khoán có quan hệ rộng đã bỏ tiền lo lót cho em. Mười Hương được thả tự do, nhưng Essyeu, một thủ hạ thân tín của Chánh mật thám Bắc Kỳ Lanecque đã ngay lập tức phủ đầu người anh trai ông: “Chúng tôi buộc phải thả thằng bé nhưng ông phải có trách nhiệm quản lý. Đừng thấy nó nhỏ tuổi mà coi thường, Cộng sản đã ăn vào máu của nó rồi”. Mười Hương được phóng thích có mang theo một lá thư của chi bộ trong tù giới thiệu anh với Ban thường vụ Trung ương (T.Ư). Vừa ra khỏi Hoả Lò vài hôm, đầu vẫn còn bị cạo trọc, anh đã tìm về quê ông Nguyễn Thọ Trân để chuyển bức thư nói trên, tuy nhiên, không thấy hồi âm gì. Sau khi ra tù được một tháng, Mười Hương đột ngột bỏ nhà ra đi. Mật thám xộc đến hỏi thì gia đình nói không biết đi đâu. Mười Hương lên Hà Nội, tìm gặp bạn bè cũ trong phong trào Hướng đạo và Hội truyền bá quốc ngữ, cố gắng bắt liên lạc với tổ chức. Ông may mắn gặp Vũ Quí và được đưa đi gặp ông Miện (tức đồng chí Lê Quang Đạo). Mười Hương được sắp xếp cho đi học một lớp chính sách mới tại bắc Bắc Ninh, sau đó ông được cử về công tác tại Ban cán sự Phúc Yên. Ở trên đó một thời gian thì đồng chí Trường Chinh rút Mười Hương về ATK (một vùng giáp ranh). Bối cảnh thế giới lúc đó hết sức phức tạp, phát xít Đức đã nuốt chửng hàng loạt nước châu Âu và đang dồn sức tấn công Liên Xô. Nước Pháp sụp đổ và chia rẽ, De Gaulle phải lưu vong sang nước Anh lập Chính phủ kháng chiến. Mười Hương được đồng chí Trường Chinh đặc trách giao cho việc giao thiệp với những người Pháp thuộc phái De Gaulle ở Đông Dương nhằm tranh thủ cảm tình của họ đối với phong trào dân tộc thuộc địa. Trong đội ngũ lính lê dương của Pháp có một chi bộ Cộng sản của những người thuộc đảng Xã hội do một người Đức tên là Frey làm đại diện. Mười Hương đã tiếp cận được với Frey và khai thác được khá nhiều tin tức hữu ích. Sau trận Xtalingrat, quân đội phát xít Đức bị đánh tan tác, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chuyển sang phản công đè bẹp quân Đức trên khắp các mặt trận, Frey đề nghị cho gặp cấp trên của Mười Hương để trao đổi tình hình. Anh về báo cáo, xin ý kiến đồng chí Trường Chinh. Sau khi nhận định tình hình, cân nhắc kỹ và lường trước mọi khả năng có thể xảy ra, đồng chí Trường Chinh nhận lời và giao cho Mười Hương bố trí cuộc gặp. Mười Hương suy đi tính lại hết sức thận trọng, cuối cùng quyết định chọn khu làng mộ họ Phạm ở làng Vẽ thuộc ngoại thành Hà Nội làm địa điểm hẹn gặp. Nơi này khá kín đáo, vắng vẻ mà cũng dễ rút khi có động. Đúng hẹn, Frey từ chỗ đóng quân trên Việt Trì về Hà Nội. Anh ra trút bỏ bộ đồ nhà binh, ăn mặc như một viên cai lục lộ để khỏi gây nghi ngờ, rồi thong thả đạp xe theo Mười Hương đến khu mộ nằm chơ vơ giữa đồng. Đồng chí Trường Chinh đóng giả làm một người dân trong làng ngồi nghỉ chân đã chờ sẵn tại đó. Frey và đồng chí Trường Chinh nói chuyện với nhau rất lâu. Cuộc gặp đầu tiên đã diễn ra trót lọt.
Frey về thông báo lại kết quả cuộc gặp giữa anh ta và đại diện Việt Minh với nhóm những người Xã hội Pháp, trong đó có Caput, Chánh thanh tra học chính Bắc Kỳ, vốn là Bí thư đảng Xã hội Pháp tại Đông Dương. Nhóm này lại cử Frey xin được cho vài đại diện của nhóm gặp đồng chí Trường Chinh để bàn về việc tiến tới thành lập mặt trận chung chống phát xít. Phải chăng mật thám Pháp đã đánh hơi thấy nên giở trò và đây là một cái bẫy? Sau khi hội ý với Ban thường vụ T.Ư, đồng chí Trường Chinh cho rằng sớm hay muộn bọn Nhật sẽ hất Pháp để độc chiếm Đông Dương, những người Pháp ở thuộc địa đang rất bối rối, hoang mang nên sẽ không dám làm căng như trước và có lẽ họ thành thực muốn hợp tác với ta. Tuy cuộc gặp này có phần mạo hiểm nhưng nếu không đi sẽ bỏ lỡ một cơ hội tốt, nên đồng chí đã nhận lời và giao cho Mười Hương lập kế hoạch chuẩn bị. Mười Hương nói: “Xin anh cứ tin tưởng ở tôi. Để giữ bí mật, việc này chỉ nên anh và tôi biết thôi. Tôi sẽ sắp đặt chu đáo rồi báo lại ngày giờ cụ thể”. Thoạt đầu, phía Pháp đề nghị địa điểm gặp tại Bệnh viện Lanessan rồi ở phòng thí nghiệm của Trường Y nhưng Mười Hương thấy thế quá nguy hiểm. Với một số người đông như vậy mà kéo nhau ra ngoại thành hoặc đi thuyền dọc sông Hồng sẽ khó tránh khỏi bị nghi ngờ. Bàn qua tính lại, rốt cuộc nhóm người Pháp đề nghị chọn một nhà thổ nằm trên phố De Lorme (nay là đường Trần Bình Trọng) làm điểm hẹn. Mười Hương thấy phương án này có thể chấp nhận được. Chốn ăn chơi nọ sát nách Sở Mật thám, lại gần trại lính Nhật, tưởng như phiêu lưu nhưng lại rất bất ngờ và an toàn. Anh bèn báo cáo đồng chí Trường Chinh và được bật đèn xanh. Mười Hương chủ động sắp đặt mọi việc, cho mấy em thiếu nhi giả chăn trâu trên đê Yên Phụ, ngã ba Nhật Tảo nhằm quan sát, nắm kỹ tình hình, nghe ngóng mọi động tĩnh. Mặt khác, ông liên hệ với Phan Hiền, hồi đó đang là sinh viên Trường Luật, nhà ở Hàng Ngang, tạo điều kiện giúp đỡ. Buổi chiều ngày hẹn, Mười Hương đạp xe lên Phú Xá đón đồng chí Trường Chinh, người thủ vai một lái bè từ Việt Trì về. Mười Hương đưa đồng chí Trường Chinh về nhà cô em gái lấy chồng ở Bến Nứa, đợi trời tối, cả hai mới tới nhà Phan Hiền. Sau khi quan sát kỹ không thấy cái đuôi nào bám theo, họ đến phố De Lorme, đi thẳng lên gác. Tại đây, năm người Pháp gồm Frey, Borchers, Seyberlych, Caput và Thiếu tá Mordant, chỉ huy quân đọi Pháp ở Bắc Kỳ đã chực sẵn. Vừa nhìn thấy đồng chí Trường Chinh, Caput thốt lên: “Té ra Việt Minh cũng là toa à?”. Trường Chinh đáp: “Đúng bởi vì Cộng sản cũng là một thành phần trong mặt trận Việt Minh. Tôi được cử làm đại diện cho mặt trận, ông Phan Hiền đây đại diện cho trí thức, ông Hương đại diện thanh niên”. Đồng chí Trường Chinh đi thẳng vào vấn đề, ông nêu nguyện vọng lớn nhất và bức xúc nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam trong lúc này là giành được độc lập. Ông nhận định sự thất bại không thể tránh khỏi của phát xít Đức và khả năng Nhật sẽ ra tay gạt Pháp, thâu tóm Đông Dương. Nếu muốn bảo vệ những quyền lợi của mình, người Pháp không còn cách nào khác tốt hơn là hợp tác với Việt Minh cùng chống Nhật. Sự hợp tác này phải được thể hiện qua 3 việc cụ thể: sử dụng bộ máy chính quyền tại địa phương vẫn còn nằm trong tay Pháp nhằm hạn chế việc thu thóc của Nhật; thả chính trị phạm đang bị Pháp giam gĩư; Việt Minh đã phát động phong trào du kích kháng Nhật, phải chỉ thị cho các lực lượng Pháp cộng tác với họ, trang bị vũ khí cho họ. Caput thay mặt nhóm những người thuộc phái De Gaulle ở Đông Dương hoan nghênh mặt trận Việt Minh đã đứng về phía Đồng minh chống phát xít. Nhưng ông ta khuyên các nhà lãnh đạo Việt Minh nên suy xét kỹ tuyên bố Brazaville của De Gaulle hứa Pháp sẽ trao quyền tự trị rộng rãi cho những nước thuộc địa, sau một thời gian sẽ tiến tới độc lập hoàn toàn. Theo Caput thì Việt Nam nên đi theo con đường này và tốt nhất là tìm một nước mạnh đỡ đầu. Tuy nhiên, đồng chí Trường Chinh không tán đồng phương án nêu trên và yêu cầu: “Các ông phải thừa nhận ngay nền độc lập của chúng tôi”. Cuộc gặp kéo dài suốt đêm hôm ấy và cả ngày hôm sau, những người tham dự chỉ ăn bánh mì và hoa quả mang theo, không ai được phép rời khỏi nơi họp. Đến cuối buổi chiều ngày hôm sau, thời gian đã hết mà hai bên vẫn không thống nhất được quan điểm song đã hiểu nhau hơn. Mười Hương chở đồng chí Trường Chinh ra hồ Halais, tới đây ông lên một chiếc xích lô rẽ sang phố khác và hẹn gặp lại Mười Hương tại ATK. Tuy cuộc gặp không đem lại kết quả cụ thể nào nhưng qua đây có thể nhận định rõ hơn bối cảnh ở Đông Dương và tâm trạng của những kẻ chiếm đóng từ đó có thể góp phần điều chỉnh những bước đi của cách mạng cho phù hợp. Rõ ràng những ý kiến sắc sảo của đồng chí Trường Chinh đã tác động mạnh đến tâm tư của những người Pháp tham dự cuộc gặp. Sau này Frey và Borchers đã rời bỏ hàng ngũ, đi theo những người Việt Nam kháng chiến chống Pháp, Borchers lấy tên Việt là Chiến Sĩ, còn Frey trở thành đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Dân. Sau khi Hà Nội vừa giành chính quyền thành công, đồng chí Nguyễn Lương Bằng giao cho ông việc tổ chức ra báo Cờ giải phóng của Đảng. Lúc bấy giờ chính quyền vừa về tay nhân dân, ngân khố Nhà nước thực thu hầu như trống rỗng nên không có kinh phí để in báo. Mười Hương chạy ngược chay xuôi lo tìm người đưa vào Ban biên tập, mua giấy, thuê nhà in… tất thảy đều phải dựa vào quần chúng, rốt cuộc Cờ giải phóng cũng ra đời phục vụ kịp thời mục đích chính trị của Cách mạng trong thời điểm ấy. Mười Hương là một trong những người đóng góp tích cực trong thành công của buổi lễ Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông nhớ lại: “Ông Trường Chinh cho gọi tôi lên, bảo: ”Cần phải tổ chức một cuộc mittinh lớn để Chính phủ ra mắt quốc dân đồng bào. Chú có cáng đáng được không?”. Có bao giờ ông ấy giao nhiệm vụ mà tôi từ chối đâu. Tôi biết ông Nguyễn Hữu Đang là người rất có khả năng lo việc này nên tôi giới thiệu ông ấy với hai ông Xuân Thuỷ và Trần Huy Liệu. Sau khi mọi việc đã chuẩn bị tươm tất, tôi phụ trách vấn đề an ninh bảo vệ buổi lễ hôm ấy mới cho xe đến Bắc Bộ Phủ đón Bác Hồ. Chính vì việc ấy mà tôi được Bác dạy cho một bài học nhớ đời. Cũng chỉ do mình đã có kinh nghiệm đưa đón nguyên thủ bao giờ đâu, xem phim ảnh thất nước ngoài làm thế nào thì bắt chước thôi. Vừa thấy trên xe có mấy anh mặc binh phục, bồng súng trông rất oách, Bác quay sang hỏi tôi: “Chú làm gì thế? Đi ra bảo các chú ấy xuống hết đi. Để xe tôi đi một mình là được rồi”. Tôi ra bảo họ xuống nhưng bụng vẫn lo ngay ngáy, nhỡ xảy ra chuyện gì với Bác thì ai chịu trách nhiệm đây. Hồi đó tôi kiêm cả chức Chủ tịch Hội Công nhân cứu quốc và phải dựa vào lực lượng này để làm công tác bảo vệ. Tôi vội bảo mấy anh đứng gần đó lấy xe đạp đạp theo đề phòng bất trắc, cũng may là không có sự cố nào. Xong việc, tôi hỏi Bác đánh giá thế nào về buổi lễ. Bác trả lời: “Tôi không ngờ lại đông đến như vậy. Sở dĩ thành công là do khí thế của quần chúng, chứ không phải vì mấy khẩu súng của chú đâu, diễu võ giương oai chỉ làm cho người ta sợ và ghét mình thôi”.
Nhà tình báo và những chiến công
Kháng chiến bùng nổ, T.Ư lập G.L.A (Giao thông-Liên lạc-An toàn khu), đảm trách khâu báo chí, duy trì thông tin liên lạc từ T.Ư đi các chiến khu. Mười Hương về công tác tại bộ phận này từ năm 1946 đến 1948. Năm 1949, cuộc đời ông rẽ sang một bước ngoặt mới, một sự thay đổi như người ta thường nói là nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề. Trên thực tế, một số nhiệm vụ Mười Hương làm trước đó đã ít nhiều mang màu sắc tình báo nhưng ông không hề ý thức được khả năng thiên phú của mình trong lĩnh vực này và cũng chưa khi nào nghĩ rằng mình lại trở thành một nhân vật nhân viên tình báo. Mười Hương không ngờ rằng phần lớn cuộc đời ông lại gắn bó với trận tuyến thầm lặng đầy gian khổ, nguy hiểm mà những vinh nhục của những nhân vật liên quan người đời may mắn biết tới chỉ là một phần rất nhỏ của những gì đã thực sự diễn ra. Tình cờ một lần ông Trần Hiệu, Phó tổng giám đốc Nha Công an phụ trách tình báo gặp Mười Hương và lập tức nhận ra đây chính là người mà ông cần. Trần Hiệu bèn xin Mười Hương về với mình và được đồng chí Trường Chinh chấp thuận.
Sau một thời gian dài đi biệt phái, lăn lộn dưới các địa phương, Mười Hương nhận được một bức điện của T.Ư với nội dung: “Về ngay Văn phòng T.Ư”. Khi đó quân đội viễn chinh Pháp đã bị đánh quị tại trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève mang lại hoà bình cho Đông Dương sắp được ký kết. Ông vội vã thu xếp công việc, lên đường trở về chiến khu Việt Bắc. Về tới Phủ Lý thì ông gặp người bạn vong niên hết sức thân thiết là ông Bùi Lâm. Hai người tay bắt mặt mừng, Bùi Lâm cho ông biết ý định của cấp trên cử ông vào Nam. Đây là nhiệm vụ nặng nề, phải am hiểu Sài Gòn và miền Nam cũng như con người trong đó mới mong trụ lại được trong tình hình Mỹ đã rắp tâm nhảy vào cuộc. Mười Hương nghe lời khuyên của Bùi Lâm, tức tốc qua nhà một đêm. Từ khi trưởng thành, ông đi cứ biền biệt, ít được ở bên mẹ. Thấy con trở về, bà mừng mừng tủi tủi, lặng lẽ đi nấu cơm cho ông ăn. Đêm ấy, Mười Hương ngủ được một giấc tỉnh dậy thấy đã khuya lắm nhưng vẫn thấy mẹ ngồi bên giường dùng những ngón tay già nua vuốt ve sờ nắn khuôn mặt ông. Mười Hương khẽ nói: “Sao mẹ không ngủ đi. Mẹ có gì dặn con không?”. Bà thủ thỉ: “Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa. Mẹ không giữ chân con đâu, mẹ chỉ xin con để lại thằng Quang Trung ở nhà cho mẹ nuôi thôi”. Rõ ràng bằng trực giác của người mẹ, bà cảm thấy con trai sắp phải xa nhà rất lâu, chưa biết lành dữ thế nào, tuy nhiên bà không nói ra. Mười Hương thấy cay cay sống mũi, Quang Trung là đứa con trai đầu lòng của ông, việc này ông cũng không thể tự quyết định được mà phải bàn với vợ. Sáng hôm sau, Mười Hương đành dứt áo ra đi. Người cha đưa tiễn và lẳng lặng giúi cho ông một tờ giấy bạc con công lại 5 đồng. Sau này, Mười Hương vô cùng biết ơn Bùi Lâm vì đó là lần cuối cùng ông được gặp mẹ. Lên tới Văn phòng T.Ư ở Đại Từ, Thái Nguyên, Mười Hương vỡ lẽ rằng Bùi Lâm nói đúng. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của phong trào cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Đức Thọ xin T.Ư biệt phái cho một cán bộ công tác địch hậu và người này phải có khả năng tranh thủ được giới trí thức tầng lớp trên. Xét thấy chỉ có Mười Hương phù hợp với nhiệm vụ này, đồng chí Trường Chinh xin ý kiến của Bộ Chính trị, Hồ Chủ tịch và nhận được sự đồng tình ủng hộ. Hai đồng chí Trường Chinh và Phạm Văn Đồng gặp, trao nhiệm vụ cụ thể cho Mười Hương. Đích thân Bác Hồ cũng dự cuộc họp quan trọng này. Đồng chí Trường Chinh nói: “Anh cứ suy nghĩ kỹ đi rồi hãy nhận lời”. Nhưng Mười Hương quả quyết trả lời ngay: “Tôi sẽ vào Nam. Xin Bác và các anh cứ yên tâm là tôi sẽ không phụ sự tin cậy của T.Ư đâu”. Mười Hương gấp rút về sửa soạn chờ ngày lên đường. Ông ở nhà mấy hôm với vợ cùng cô con gái út và không khỏi suy nghĩ nhiều về trách nhiệm người chồng, người cha. Ông không thể tiết lộ công việc của mình dù ngay cả với những người thân yêu nhất. Ông chỉ nói với người vợ rất đỗi yêu quí rằng mình sắp đi công tác xa một thời gian. Khi phổ biến nhiệm vụ, đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Anh chỉ đi 6 tháng thôi”. Nhưng Mười Hương không ngờ phải mất cả chục năm trời ông mới có điều kiện trở ra miền Bắc.
Tháng 9-1954, Hiệp định Genève vừa được ký kết thì cũng là lúc Mười Hương lên đường. Một chiếc máy bay quân sự của Pháp cất cánh từ sân bay Gia lâm đưa đồng chí Lê Đức Thọ vào Nam, trong số những cán bộ đi cùng đoàn có Mười Hương… Vừa chân ướt chân ráo vào đến nơi, đang lo lạ nước lạ cái, Mười Hương gặp ngay ông Phan Trọng Tuệ, Tư lệnh Quân khu 9, từng là bạn tù với nhau trước kia. Ngoài ra, Xứ uỷ Nam Kỳ, ông Lê Toàn Thư cũng tỏ ra tâm đầu ý hợp với Mười Hương khiến ông vững dạ. Ông bắt đầu vào việc ngay với hai ông Mai Chí Thọ và Cao Đăng Chiếm. Công việc đầu tiên là mở lớp huấn luyện tình báo, học viên chủ yếu tuyển lựa trong lực lượng Công an. Thấm thoắt 6 tháng đã trôi qua, khoá huấn luyện đã kết thúc và cũng đến lúc Mười Hương phải quay ra Bắc. Nhưng đồng chí Lê Đức Thọ nói: “Xứ uỷ xin anh ở lại, anh tính sao?”. Mười Hương trả lời: “Nếu T.W đồng ý thì tôi sẽ ở lại”. Vấn đề được trên chấp thuận, Mười Hương được phân công vào Ban Địch tình Xứ uỷ, tiếp tục mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ tình báo góp phần phục vụ cho yêu cầu của phong trào cách mạng. Sau khi đã ổn định chỗ đứng trong vai một giáo viên dạy tư tại Sài Gòn, Mười Hương tìm cách bắt liên lạc với Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông đã gây dựng từ trước khi vào Nam. Sau khi ký kết Hiệp định Genève, làn sóng giáo dân di cư vào Nam bắt đầu, những đơn vị quân đội Pháp cũng lần lượt rút đi. Đây thực sự là cơ hội tốt để có thể cài người của ta vào bên kia giới tuyến. Vũ Ngọc Nhạ hồi đó đang là lính génie (công binh) trong quân đội Pháp, đồng thời cũng có chân trong Thị uỷ thị xã Thái Bình. Mười Hương đã qua ông Nghĩa, Bí thư tỉnh Thái Bình để gây dựng Vũ Ngọc Nhạ, ém mình chờ thời chuẩn bị cho những kế hoạch lâu dài. Mười Hương suy xét kỹ tình hình và thấy rằng, mặc dù Mỹ đổ tiền của vào dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng không phải đã nắm được tất cả, đặc biệt là các phe phái tôn giáo. Pháp mặc dù đã thất thế, bên ngoài thì làm ra vẻ tuân thủ Hiệp định nhưng bên trong vẫn ngầm giúp đỡ các thế lực chống Diệm, chờ cơ hội thuận lợi hòng quay lại Đông Dương. Thiên Chúa giáo ở miền Nam bị chia rẽ sâu sắc, giám mục Lê Hữu Từ ở giáo xứ Phát Diệm là người của Pháp nhưng Phạm Ngọc Chi, giáo xứ Bùi Chu lại thân Mỹ. Anh em Ngô Đình Diệm muốn kéo Lê Hữu Từ về với mình nhưng ông ta không chịu nên xứ đạo Bình An bị Diệm-Nhu o ép cực khổ đủ bề. Nhớ lại những cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng ông từng kinh qua, nhà tình báo Mười Hương trầm ngâm: “Lênin từng nói rằng, mâu thuẫn trong nội bộ địch chính là đồng minh của ta. Sự lợi hại của nghề tình báo chính là ở chỗ phát hiện và lợi dụng được những mâu thuẫn ấy. Mà chính quyền Diệm lại đầy mâu thuẫn. Chính vì thế mà tôi quyết định chuyển hướng hoạt động của Vũ Ngọc Nhạ sang lĩnh vực công giáo”. Theo gợi ý của ông, Vũ Ngọc Nhạ vốn là giáo dân đã khôn khéo chiếm được thiện cảm của Lê Hữu Từ và trở thành người đại diện của vị giám mục này trong việc giao thiệp với chính quyền Ngô Đình Diệm. Với vị thế sẵn có, Vũ Ngọc Nhạ dần dần gây được ảnh hưởng đối với anh em Diệm-Nhu, để rồi trở thành “Ông cố vấn” thân cận của chế độ gia đình trị của anh em nhà Ngô Đình Diệm. Ông đã triệt để khai thác những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Diệm, cũng như những mâu thuẫn giữa chính quyền với các phe phái khác, lập những chiến công xuất sắc mà chúng ta đã biết qua tác phẩm Ông cố vấn của nhà văn Hữu Mai. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Mười Hương còn có một chiến sĩ điệp báo xuất sắc khác là Lê Hữu Thuý (tức Lê Nguyên Vũ), hoạt động trong lưới tình báo H10-A22. Lê Hữu Thuý là một minh chứng hùng hồn cho quan điểm về lợi dụng, khai thác mâu thuẫn trong lòng kẻ địch của nhà tình báo Mười Hương. Cũng là một trí thức gốc Bắc di cư vào, Lê Hữu Thuý có một số bạn bè hiện đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm. Qua Huỳnh Văn Trọng, Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ Chính phủ Ngô Đình Diệm, với vốn trí thức quảng bác và năng lực bẩm sinh của một chiến sĩ tình báo, Lê Hữu Thuý đã giành được thiện cảm của Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm. Nhiệm tin cậy, cử Lê Hữu Thuý làm “công cán uỷ viên” của Bộ Nội vụ liên lạc với các phe Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo theo “chức phận” của mình, Lê Hữu Thuý đã chiếm được lòng tin tuyệt đối của thủ lĩnh Bình Xuyên Bảy Viễn và tướng Hoà Hoả Năm Lửa. Vớ được một người thao lược, sâu sắc như Lê Hữu Thuý, Năm Lửa mừng rơn như chết đuối vớ được cọc. Y tin và nể phục tài năng của Lê Hữu Thuý đến mức phong ông làm cố vấn đặc biệt cho mình. Lê Hữu Thuý đã “chọc” đúng yếu huyệt của Bảy Viễn, Năm Lửa, việc hợp tác với chính quyền Diệm chẳng qua chỉ là giải pháp tình thế nhằm vớt vát lấy chút uy thế chính trị, điều cốt yếu là bảo toàn được quyền lợi cá nhân. Những kẻ này không dại gì đương đầu với Diệm tức là đương đầu với Mỹ. Nhưng một khi những quyền lợi bị đe dọa, bị dồn vào chân tường, họ sẽ liều chết chống lại Diệm. Lê Hữu Thuý đã “khích” cho các tổ chức Cao Đài, Bình Xuyên, Hoà Hảo, bất hoà với Diệm. Năm Lửa, Bảy Viễn đồng loạt rút khỏi chính phủ, thành lập “Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia” chống Diệm. Anh em nhà họ Ngô đã phải mất hai năm trời, hao tổn rất nhiều tiền của và binh lực mới tạm dẹp yên được những viên tướng nổi loạn. Ý đồ chiến lược của T.Ư đã thành công, trong khi Diệm lo bình định các phe phái cát cứ, Cách mạng miền Nam đã có đủ thời gian, điều kiện xây dựng và củng cố lực lượng, đưa phong trào đấu tranh lên một tầm cao mới. Tìm hiểu kỹ con người Ngô Đình Diệm, Mười Hương đã khuyên Phạm Ngọc Thảo nên lợi dụng chiêu bài “tinh thần yêu nước và chính nghĩa quốc gia” của Ngô Đình Diệm để tiếp cận Ngô Đình Diệm. Quả nhiên bằng cách này, Phạm Ngọc Thảo đã chiếm được thiện cảm đặc biệt của Diệm. Diệm hết sức trọng dụng, cử Phạm Ngọc Thảo làm tỉnh trưởng Bến Tre với những đặc quyền trước nay chưa từng dành cho ai. Diệm tín nhiệm gửi ông ra nước ngoài học tập. Phạm Ngọc Thảo đã chui sâu, leo cao trong chính quyền nguỵ Sài Gòn. Ông đã tiến hành cuộc đảo chính tháng 2-1965 nhằm lật đổ Nguyễn Khánh nhưng bất thành, ông bị bắt và bị địch sát hại. Một thành công nữa của nhà tình báo Mười Hương là đã gây dựng được một điệp viên vô cùng lợi hại ngay trong Văn phòng đại diện của tuần báo Time tại Sài Gòn. Mười Hương nhớ rằng, năm 1946, Bác Hồ có nói với đồng chí Trường Chinh rằng, nhà báo là người rất có thế lực. Nhà báo có thể tiếp xúc với bất kỳ hạng người nào trong xã hội, kể cả gặp tổng thống cũng không phải việc khó khăn và nhờ đặc thù nghề nghiệp có thể nắm được rất nhiều thông tin. Hồi đó, Hai Trung (tên thật là Phạm Xuân Ẩn) đang làm thư ký trong một công sở. Ông rất thông minh, giỏi tiếng Anh và thường đi làm phiên dịch cho người Mỹ, rất được miền Nam quí mến, tin dùng. Ký ức về câu chuyện của Hồ Chủ tịch năm nào đã gợi cho Mười Hương một ý tưởng táo bạo. Ông đề nghị Hai Trung đi Mỹ học nghề báo để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Trước khi Hai Trung lên đường sang Mỹ du học, Mười Hương dặn dò: “Cậu sang bên đó phải gắng tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá Mỹ. Phải làm thế nào suy nghĩ cũng như một người Mỹ thì mới hiểu được họ”. Hai Trung đã ghi tâm khắc cốy nhiệm vụ người chỉ huy giao phó và ông thực hiện hoàn hảo kế hoạch mà Mười Hương đã vạch ra. Từ Mỹ trở về, Hai Trung vào làm việc cho Văn phòng đại diện của tuần báo Time ở Sài Gòn. Với vị thế hết sức thuận lợi, Hai Trung có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật thuộc giới chóp bu của cả Mỹ và nguỵ quyền. Chính ông là người nắm được và thông báo kịp thời cho T.Ư những chuyển hướng chiến lược quan tọng của Mỹ-nguỵ như chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh, để trên kịp thời điều chỉnh, giáng những đòn chí mạng, bẻ gãy mưu đồ thâm hiểm của chính quyền nguỵ và quan thầy Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, trong số báo đặc biệt ra ngày 1-5-2000 The fall of Saigon (Sài Gòn sụp đổ), nhìn lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh đã trở thành cơn ác mộng đối với nước Mỹ, Tuần báo Newsweek đã dành gần một trang viết về điệp viên vô cùng lợi hại Phạm Xuân Ẩn, bên cạnh những nhân chứng của lịch sử như Tổng thống Mỹ Gerald Ford hay trùm CIA tại Việt Nam Frank Snepp.
Huyền thoại tình báo Trần Quốc Hương và cái bắt tay lịch sử với người em cùng cha khác mẹ của Hồ Chủ Tịch
CHUYẾN VIẾNG THĂM LỊCH SỬ…
Thật là một nhân duyên hiếm có, ngày hôm nay 10/09/2016, chùa Phật Quang
đã đón tiếp một nhân vật lịch sử đặc biệt, bác Mười Hương – NGƯỜI THẦY
CỦA NHỮNG NHÀ TÌNH BÁO HUYỀN THOẠI.
Bác Trần Quốc Hương (bác Mười Hương) tên thật là Trần Ngọc Ban – hay còn
được gọi là “người lính không cầm súng”, là một cán bộ tin cậy của
Đảng, đã có những năm tháng làm công tác Đội, lo bảo đảm an toàn khu cho
Thường vụ Trung ương, và là người đầu tiên giúp việc cho Tổng bí thư
Trường Chinh.
Năm 1948, cuộc chiến tranh chống Pháp ở vào thời điểm ác liệt, cam go
nhất, Bác Hồ và Trung ương Đảng thấy cần phải có những chiến sĩ dũng
cảm, trung kiên, có trí tuệ thông minh, có khả năng độc lập ứng phó
trong mọi tình huống để tung vào lĩnh vực thầm lặng, luồn sâu, áp sát
đội hình địch, nắm dược những kế hoạch và tình hình chiến sự ở mặt trận,
gửi về kịp thời giúp cho Bộ tham mưu chỉ huy tác chiến. Lần thứ nhất,
trước khi trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng cho bác Mười Hương, Bác Hồ
đã đặt cho bác Mười Hương tên gọi mới là “Trần Quốc Hương” với lời dặn
ân tình: “Công tác độc lập trong lòng địch, nhưng dù có đi đâu, đến đâu,
Tổ quốc với quê hương vẫn luôn ở bên mình, Chú hãy nhớ từ nay mang tên
mới – Trần Quốc Hương”.
Ngay từ buổi phôi thai mới thành lập ngành tình báo Việt Nam, bác Mười
Hương đã có cách nhìn người chuẩn xác để giao loại nhiệm vụ đặc biệt
này. Bác đã có kinh nghiệm chỉ huy các mạng lưới tình báo chiến lược
trong lòng địch.
Cả cuộc đời đi theo cách mạng, từ năm 1937 (khi mới 13 tuổi) đến nay,
xuyên suốt hai cuộc chiến tranh với hai đế quốc lớn, dân tộc Việt Nam đã
giành chiến thắng, nhà chỉ huy tình báo Trần Quốc Hương và những người
đồng đội được bác trực tiếp chỉ huy, không một ai cầm súng.
Phương châm chỉ đạo của bác theo truyền thống lịch sử dân tộc: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Tình báo của các nước mạnh, họ được đào tạo thành những điệp viên điêu
luyện, có vũ khí, máy móc tối tân và có bàn tay thép. Còn tình báo Việt
Nam là những người có trái tim yêu nước nồng nàn cùng với lửa nhiệt tình
cách mạng, có trí tuệ thông minh, có lòng nhân từ và sự bao dung đối
với kẻ thù khi chúng đã cùng đường, thua trận.
Đúng như bác Mười Hương đã nói: “Tình báo Việt Nam lấy văn hóa bản địa để cảm hóa và chiến thắng quân thù.”
Cho đến hôm nay, bác Mười Hương đã 95 tuổi nhưng bác vẫn điềm đạm, khoan
thai, gần gũi và vô cùng minh mẫn. Những người chiến sĩ đấu tranh vì
hòa bình đã lặng lẽ làm nên những việc phi thường mà tên tuổi của họ có
khi cả đời vẫn mai danh ẩn tích!
Sau lời chào hết sức thân mật của bác Mười Hương, Thượng tọa Thích Chân
Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang đã đáp lại bằng những lời lẽ rất
chân tình:
“Kính thưa bác Trần Quốc Hương, chúng con là lớp hậu thế, vào lớp tuổi
như con đã đi qua chiến tranh, nhưng những để tử của con thì hầu hết là
sinh ra trong thời bình, nên sự hiểu biết của các em về chiến tranh chỉ
là qua việc đọc lại những sách lịch sử. Các cháu theo con xuất gia làm
đệ tử bởi vì các cháu chọn đường lối của chùa Phật Quang chúng con là
yêu nước, yêu đạo, đạo Pháp trong dòng chảy quê hương, theo đúng phương
châm Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội. Khi các cháu theo con xuất
gia, các cháu cũng có tình yêu nước nồng nàn. Ngoài việc tu tập, đi tìm
tâm linh giải thoát cao siêu, thì trong cuộc sống thực tế hiện tại, lúc
nào các cháu cũng phải nguyện lòng yêu nước, cống hiến, phụng sự những
điều gì tốt đẹp cho đất nước trong khả năng của mình. Nên chùa chúng con
trong nhiều năm qua, trên khía cạnh tinh thần, chúng con đã làm được
rất nhiều việc có ý nghĩa để đóng góp cho đất nước, quê hương như: dạy
dỗ, phổ biến đạo đức cho mọi người, cho thiếu nhi, thanh niên; nhiều
hoạt động từ thiện, nhiều công tác giáo dục hỗ trợ cho Giáo hội; nhiều
việc để gắn kết giữa đạo Pháp và dân tộc: Phật tử của con lúc nào cũng
đến các nghĩa trang liệt sĩ để cầu siêu cho các anh em liệt sĩ, nhận
phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh Hùng, chùa con Tết nào cũng đi thăm bộ
đội biên phòng để nói lên tình quân dân và tấm lòng của người con Phật
là luôn thương nhớ, thương tưởng đến các anh bộ đội v.v…
Nổi lên trong đất nước mình có một vài huyền thoại mà chúng con không
được quyền không biết. Bác Hồ hay bác Võ Nguyên Giáp là hai biểu tượng
sống động và gần gũi, nhưng chúng con còn có một huyền thoại là bác Mười
Hương. Chúng con có thể ngưỡng mộ nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, Tư Cang,
Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo, và thật nhiều nữa… nhưng phía sau lưng
những nhà tình báo lỗi lạc đó, người đã có đóng góp lớn lao cho cuộc
chiến tranh giành độc lập dân tộc đó, chính là cái bóng lớn của bác Mười
Hương đã che hết tất cả, bác chính là Người thầy của những nhà tình báo
huyền thoại.
Trong các huyền thoại lịch sử của đất nước, từ thời chống Pháp, chống
Mỹ, tới ngày hôm nay đất nước ta được như thế này, chúng con có những
huyền thoại vô cùng đẹp như thế. Con không được gặp Bác Hồ, bác Trường
Chinh, bác Lê Duẩn, nhưng con đã may mắn được gặp bác Võ Nguyên Giáp. Và
ngày hôm nay, chùa chúng con được vinh dự đón tiếp một huyền thoại còn
sống của đất nước nữa, đó là bác Trần Quốc Hương – bác Mười Hương – một
con người nhỏ nhắn, nền nã, hiền lành, hiếu hòa, khiêm tốn, lễ giáo, lễ
nghĩa, sâu sắc, cảm thông, nhẹ nhàng, đĩnh đạc, điềm đạm đúng với tính
cách nhân sĩ của Bắc Hà. Nghĩa là mọi tinh hoa của miền Bắc đều tập
trung nơi bác, và bác cũng rất khôn ngoan, thông minh, chứ không phải
hiền lành, điềm đạm rồi nhu nhược. Trong con người này, trong trái tim
này, trong khối óc này, có thép có lửa rực cháy ở bên trong. Nên đối
trước quân thù, bác không bao giờ sợ hãi và không bao giờ khờ dại. Bác
đã rất khôn ngoan, biết đấu tranh bảo vệ sự sống của mình để chiến đấu
tiếp. Không những thế, bác còn bảo vệ được đồng đội, bảo vệ được danh dự
của cách mạng. Tức là khi kẻ thù đã gặp bác rồi, họ không được quyền
coi thường cách mạng, mặc dù lúc đó bác đang là tù nhân của họ. Đó là
bản lĩnh của con người nhỏ nhắn mà Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình
Cẩn phải khâm phục. Bắt được bác rồi mà họ nói: “Những lời của tên này
đáng cho anh em ta phải suy nghĩ.” Nghĩa là con người nhỏ nhắn, điềm đạm
ngay trước mặt chúng ta mà hôm nay chúng ta đang được chiêm ngưỡng: đôi
mắt nhìn sâu xa, hiền lành, điềm đạm, nhưng chứa trong đó không biết
bao nhiêu tinh hoa của dân tộc. Sự chiến đấu của dân tộc ta trong suốt
bao nhiêu thế kỷ đã kết tinh nơi những con người như thế này, và bác là
một đại diện. Bác là niềm cảm hứng muôn đời cho con cháu chúng con noi
theo để chúng con yêu quý, giữ gìn đất nước này.
Hôm nay, ngày 10 tháng 9, chùa Phật Quang chúng con được vinh dự đón bác
Trần Quốc Hương về thăm, chúng con xem đây như là một điều hạnh phúc
lớn của mình, vì bác đã tuổi cao, sức yếu, vậy mà bác đã nể tình chùa,
cất công khó nhọc vất vả để về đây thăm chùa Phật Quang chúng con. Niềm
hạnh phúc này không có gì có thể bày tỏ được. Chúng con nguyện ghi khắc
ân tình này và để nhớ ơn bác, nhớ ơn các bậc tiền bối, chúng con xin
nguyện một đời ráng tu hành tinh tấn, đóng góp, cống hiến trên lĩnh vực
của mình về tâm linh, về đạo đức cho đất nước này, góp một phần nhỏ bé
vào cộng đồng dân tộc này, nối tiếp truyền thống của các bác, để cho đất
nước này mãi phát triển và hưng thịnh.
Con muốn tặng bác một bài nhạc do con sáng tác: “Nếu không có người”.
Bài đó con viết để ca ngợi những người sau Bác Hồ, vì lúc đó con nghĩ
rằng, nếu bác Hồ mất rồi mà nếu không có những con người siêu việt như
bác thế này, thì đất nước này cũng không thể tồn tại được. Nên con dùng
cái tựa là “nếu không có người”. Nếu không có những người kế tiếp theo
sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ thì đất nước này không có ngày hôm nay.”
Những lời nhạc da diết cất lên:
“Ánh sao sáng ngời, cờ Tổ quốc bay giữa trời, nếu không có người để gìn
giữ bao tháng ngày, sẽ không có được nhiều niềm vui tràn sông núi. Nói
sao hết lời để gửi đến bao tình thương… Xin ghi khắc ơn người, thương ai
những đêm dài, đôi vai vẫn mang nặng, trải lòng cho nước non… Vì ngày
nay đi qua khó khăn, có bóng trăng soi nghiêng cha già, cả tình yêu dâng
cho sông núi, bỗng hóa thành ánh sáng trời xa…”
Sư Phụ nói: “Trong bản nhạc này, đối với chúng con, ngoài Bác Hồ ra thì
những người như bác Mười Hương cũng được xem như những vị cha già dân
tộc. Trong lời nhạc vừa rồi, bởi vì trong từng bước đi có cha già dõi
theo đàn con, thì những người như bác, đối với dân tộc này, thực sự như
một người cha. Sau Bác Hồ còn có những vị lão thành cách mạng như bác,
thực sự những người đó cũng dày công lắm. Nên chúng con cũng xin kính
biếu bác bài nhạc này.”
Tiếp lời, Bác Mười Hương kể lại một câu chuyện rất cảm động. Hồi đó, bác
nằm trong danh sách 200 người bị cột dây đem ra biển thả. Ngô Đình Khôi
mới nói: ‘Đừng giết con người này.’ Vì nể phục bác, nên Ngô Đình Khôi
cứ giam bác đến năm 1963 (đảo chánh Diệm) mới thả ra. Bác Hồ là người
rất tin và hiểu bác Mười Hương, Bác Hồ hiểu rằng con người này không
phải khuất phục trước kẻ thù, mà chỉ vì bác phải khéo léo để tồn tại mà
chiến đấu. Chính vì vậy, ngay sau đó, Bác Hồ đã trọng dụng bác Mười
Hương và bác tiếp tục chỉ đạo hệ thống tình báo trở lại.
Trong hồ sơ lưu lại của Diệm mà mình tìm ra được, trong đó ghi rất rõ về
bác Mười Hương là không khai báo gì. Mà khi người hỏi cung đến gặp bác,
thì bác nói là: “Các ông biết tôi là người cộng sản, mà người cộng sản
bị bắt thì không khai.” Chúng hành hạ bác đủ cách gì bác cũng không
khai. Bác thẳng thắn nhận mình là cộng sản và bác đấu tranh với họ, chứ
không hề khiếp nhược, lo sợ. Bác nói: “Người cộng sản có phẩm chất cao
đẹp, vì các ông nghĩ người cộng sản xấu xa, các ông kết tội vậy nên các
ông bắt tôi là đúng rồi, không có gì phải cản. Nhưng cộng sản rất cao
đẹp, tôi tự hào, tôi tin tưởng nên tôi đi theo. Còn các ông chỉ biết gán
cho chúng tôi rằng cộng sản xấu xa, là sai.” Bác đấu tranh với họ trong
tù như vậy mà họ rất nể phục bác. Chính vì họ nể nên bác đã được sống,
chứ nếu họ coi thường, có khi bác đã bị giết rồi. Người có thái độ khiếp
nhược, có khi bị giặc giết mất. Còn bác, chính vì họ nể bác nên họ
không giết. Bác đấu tranh trong chính trị nhưng lại thể hiện thái độ hết
sức là quân tử.
Bác Mười Hương cũng tặng Sư Phụ một cuốn sách viết về cuộc đời bác của
nhà văn Chu Thị Phương Lan, tựa là “Người lính không cầm súng” - Tác
phẩm đạt giải thưởng cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật hướng đến
kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 125 năm ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2015.
Tiếp theo, Sư Phụ tặng đoàn bác Mười Hương một số sách, và mời đoàn dùng bữa cơm chay thân mật.
Sau khi dùng bữa cơm chay thân mật với chùa, bác Mười Hương cùng phu
nhân chụp hình lưu niệm với Sư Phụ Trụ trì và toàn thể Tăng Ni, Phật tử
Chùa Phật Quang. Chúng Thanh Niên Thành Phố Hồ Chí Minh được may mắn, ưu
tiên chụp hình riêng với bác rất nhiều tấm hình lưu niệm. Những nụ cười
rạng rỡ, những cái bắt tay đầm ấp giữa đoàn bác Mười Hương với Sư Phụ,
và Tăng Ni chùa Phật Quang trước lúc ra về thật cảm động và ấm tình quân
dân…
Một trận mưa lớn đổ xuống ngay sau khi xe đoàn bác Mười Hương chuyển
bánh. Phải chăng đất trời cũng cảm động về chuyến viếng thăm lịch sử
này? ...
(An Ninh Quốc Phòng) - Với sự chi viện tích cực nhân lực cũng như vật lực từ Miền Bắc, lực lượng An ninh miền Nam đã có những chiến công xuất sắc, những chiến công thầm lặng đó đã góp phần tiết kiệm xương máu chiến sỹ và đồng bào, tạo nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước.
Ngồi chờ ở phòng khách của Khu biệt thự Hồ Tây, tôi mường tượng rằng ông – một huyền thoại tình báo đã đi vào lịch sử sẽ là một người quắc thước, mạnh mẽ và dĩ nhiên, có phần nghiêm nghị. Để rồi, khi đồng chí Phạm Văn Hùng – sĩ quan bảo vệ mời ông vào phòng, tôi đã ngỡ ngàng khi trước mặt là ông cụ nhỏ nhắn, đẹp lão, với nụ cười hiền hậu, phong thái nhẹ nhàng, thấm đẫm văn hóa phương Đông.
Với chiếc áo khuy ngang màu ngà và tấm khăn rằn quàng cẩn thận trên cổ, trông ông hệt một ông già phương Nam giản dị. Trong câu chuyện, mỗi lần kể về mẹ hay những người phụ nữ đã giúp đỡ ông trong cuộc đời hoạt động cách mạng và thay ông chịu bao đau khổ, ông đều không giấu nổi nghẹn ngào. Ông – “kiến trúc sư” của một mạng lưới tình báo với những chiến công đã đi vào lịch sử đây ư? Câu hỏi ấy cứ vang lên trong đầu tôi suốt cuộc chuyện trò.
Con đường trở thành nhà tình báo
Nhắc đến các nhà tình báo nổi tiếng như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo – những người mà tên tuổi đã vượt ra khỏi biên giới vì sự cống hiến của họ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, không thể không nhắc đến ông – người mà mỗi chiến công của các điệp viên huyền thoại ấy đều gắn bó với sự chỉ đạo mang tầm chiến lược của ông. Đó chính là nhà tình báo Trần Quốc Hương, còn gọi là Mười Hương – Ủy viên Trung ương từ khóa IV đến khóa VI, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương và đã được trao tặng – Huân chương cao quý nhất.
Tên thật của ông là Trần Ngọc Ban, quê ở Vụ Bản, Bình Lục, Hà Nam. Là con trai út một gia đình tư sản, nhưng ông lại tham gia cách mạng từ rất sớm, lúc mới 13 tuổi, nhờ sự giác ngộ của người thầy học Nguyễn Đức Quỳ – sau là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, rồi Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Được thầy Quỳ giới thiệu, ông lên Hà Nội gặp các ông Trường Chinh, Lê Toàn Thư, Hoàng Đình Tuất rồi gặp Bác Hồ và càng ý thức rõ hơn về việc tham gia cách mạng của mình.
Năm 1941, ông bị Pháp bắt cùng với ông Nguyễn Thọ Chân vì treo cờ Cộng sản và rải truyền đơn, rồi bị tống giam hơn một năm trước khi ra tòa án binh của Pháp. Nhưng do còn nhỏ tuổi, ông đã được trả tự do với lời cảnh báo của một mật thám Pháp: “Đừng thấy nó nhỏ tuổi mà coi thường, Cộng sản đã ăn vào máu của nó rồi”. Năm 1943, ông đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Trước và sau Cách mạng tháng Tám, ông làm thư ký riêng của Tổng Bí thư Trường Chinh và là một trong những người chuẩn bị chu đáo cho buổi ra mắt quốc dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Ông vẫn còn nhớ rõ vì sao mình bước chân vào nghề tình báo: “Khoảng tháng 7/1954, Xứ ủy Nam Kỳ cử đồng chí Lê Đức Thọ ra gặp Trung ương để bàn về chiến lược cách mạng và xin Trung ương cử tôi vào đó. Tổng Bí thư Trường Chinh xin ý kiến và được Bác Hồ đồng ý. Anh Trường Chinh gặp tôi giao nhiệm vụ và nói: “Khó khăn nhiều lắm đấy, đi không biết bao giờ trở lại. Phải suy nghĩ cho kỹ, nếu thấy đi không được thì cứ báo cáo, Trung ương không ép”. Bác Hồ cũng gặp tôi dặn dò: “Công việc thì các chú khác đã dặn chú kỹ rồi, xem làm được thì nhận và đã nhận thì đừng phụ lòng Trung ương, đi sao nhớ về vậy!”.
Thế là ông nhận nhiệm vụ. Rồi ghé về thăm mẹ, bởi ông hiểu rằng, với việc ra đi của ông, không ai khổ hơn mẹ. Thấy con đột ngột trở về, linh cảm của người mẹ cho bà cụ biết sẽ là khởi đầu một cuộc chia tay dằng dặc, nên cụ lặng lẽ nấu một nồi cháo thịt cho con ăn, rồi giục ông đi ngủ. Ông nghẹn ngào nhớ lại: “Tôi nằm nghỉ trên tấm phản, mẹ ngồi bên cạnh âu yếm rờ nắn khắp mặt mũi, chân tay tôi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy hơi ấm nóng từ những giọt nước mắt của bà rơi trên mặt tôi đêm đó”. Không ai ngờ chuyến đi ban đầu dự định chỉ 6 tháng, đã kéo dài tới 10 năm.
Vào Nam, lạ nước lạ cái, nhưng ông may mắn được các đồng đội thân thiết, nhất là ông Phan Trọng Tuệ – từng là bạn tù và ông Lê Toàn Thư giúp nắm bắt tình hình để cùng ông Mai Chí Thọ và Cao Đăng Chiếm nhanh chóng mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ tình báo.
Năm 1958, ông sa vào tay giặc. Biết ông là cán bộ cao cấp, anh em họ Ngô tìm cách “chuyển hướng” tư tưởng để sử dụng. Đích thân Ngô Đình Nhu bố trí gặp ông tại nhà nghỉ mát của Ngô Đình Cẩn ở cửa Thuận An (Huế) để hòng lung lạc. Không khuất phục được, chúng đã đưa ông vào danh sách 200 tù nhân cần thủ tiêu, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đảo chính Diệm xảy ra.
Ông nhớ lại những ngày tháng ấy: Chúng liên tiếp hỏi cung cả ngày lẫn đêm, không cho ngủ, nếu ngủ gật là chúng đánh, nhằm làm cho ông căng thẳng tinh thần đến không chịu nổi. Ông bảo, nó muốn thế thì mình phải trụ vững. Cơm tù chỉ có một đĩa nhỏ, chúng còn trộn muối sống vào, thì ông lựa từng hạt cơm để ăn có sức mà tranh đấu. Hơn nữa, “đôi mắt trong veo của cậu con trai đầu lòng nhìn tôi lúc chia tay thường hiện về, góp phần động viên tôi đủ nghị lực không sa ngã trước quân thù. Chỉ vì một lẽ đơn giản đến khó tin là, tôi sợ mình không dám nhìn vào đôi mắt đó khi gặp lại, nếu không giữ được khí tiết cách mạng”.
Người thầy của những nhà tình báo anh hùng
Với vai trò một “kiến trúc sư” của một mạng lưới tình báo, ông Mười Hương là người có tầm nhìn sâu sắc, toàn diện và tinh tế về thế mạnh, khả năng làm tình báo và phẩm chất của từng người. Trước khi vào Nam, qua sự giới thiệu của ông Nghĩa, Bí thư tỉnh Thái Bình, ông Mười Hương đã xây dựng ông Vũ Ngọc Nhạ làm cơ sở. Đây là nước cờ quan trọng cho một kế hoạch dài hơi mà ông tính đến, xứng danh một nhà tình báo chiến lược.
Nhận nhiệm vụ trong Ban Địch tình Xứ ủy, với vỏ bọc là giáo viên dạy tư tại Sài Gòn, ông Mười Hương đã móc nối thành công với điệp viên Vũ Ngọc Nhạ để triển khai tiếp kế hoạch đã vạch. Thực hiện chỉ đạo của ông Mười Hương, ông Vũ Ngọc Nhạ đã chiếm được lòng tin của Giám mục Lê Hữu Từ – Giám mục giáo xứ Phát Diệm, trở thành người đại diện trong quan hệ với chính quyền họ Ngô rồi gây được ảnh hưởng trong gia đình Diệm, tạo nên những chiến công lừng lẫy trước khi bước vào tiểu thuyết “Ông cố vấn” nổi tiếng của nhà văn Hữu Mai.
Với điệp viên xuất sắc Lê Hữu Thúy (Đại tá, Anh hùng LLVTND, nguyên mẫu của nhân vật Lê Nguyên Vũ trong “Điệp viên giữa sa mạc lửa” của Nhị Hồ), ông Mười Hương khai thác triệt để sự thông minh lanh lợi, sự hiểu biết cũng như các mối quan hệ của Lê Hữu Thúy với các nhân vật chóp bu trong chính quyền Diệm, tạo nên vỏ bọc vững chãi cho điệp viên này chui sâu vào hàng ngũ của địch, phục vụ các yêu cầu của cách mạng.
Khi đã chiếm trọn lòng tin của Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm, rồi chinh phục cả Bảy Viễn – thủ lĩnh Bình Xuyên lẫn Năm Lửa – tướng của Hòa Hảo, Lê Hữu Thúy đã thành công trong việc khơi sâu mâu thuẫn giữa các tổ chức giáo phái với chính quyền họ Ngô, buộc Diệm phải mất rất nhiều thời gian cùng binh lực để ổn định tình hình, tạo thời cơ cho cách mạng miền Nam có thêm thời gian và điều kiện xây dựng, củng cố lực lượng.
Với từng đường đi nước bước của chiến lược gia Mười Hương, điệp viên Phạm Ngọc Thảo đã tiếp cận Ngô Đình Diệm và bằng tài năng cá nhân, nhanh chóng được Diệm đặc biệt tin cẩn và trọng dụng, rồi leo cao trong chính quyền ngụy. Năm 1965, Phạm Ngọc Thảo đã tiến hành đảo chính định lật đổ Nguyễn Khánh nhưng việc không thành nên bị địch sát hại.
Nhìn thấy khả năng thiên phú của ông Phạm Xuân Ẩn, từ rất sớm, Mười Hương cùng ông Mai Chí Thọ quyết định đưa Phạm Xuân Ẩn sang Mỹ học nghề báo để về nước phục vụ cách mạng. Kế hoạch được thực hiện trọn vẹn khi với vỏ bọc này, nhà tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn đã có cơ hội diện kiến nhiều nhân vật quan trọng của cả Mỹ lẫn ngụy, để khai thác và chuyển về hậu cứ những thông tin có giá trị về các chiến lược đặc biệt của kẻ thù, giúp quân ta có kế hoạch đối phó và đập tan mọi âm mưu của địch và vững bước đến thắng lợi trọn vẹn.
Chiến công rất lớn của người thầy tình báo Mười Hương còn là, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông đã chỉ huy mạng lưới tình báo góp phần giải phóng Sài Gòn gần như nguyên vẹn, đỡ tốn xương máu.
Ông kể: “Lúc còn sống, đồng chí Lê Đức Thọ và một cán bộ tình báo đã gặp Dương Văn Minh để hỏi thẳng rằng, điều gì làm cho ông tuyên bố án binh bất động trong ngày 30/4/1975, thì Dương Văn Minh nêu nhiều lý do, trong đó cùng với lực lượng quân đội còn có sự tác động của một số nhóm thuộc lực lượng an ninh của ta”.
Thế nhưng, nhắc về những chiến công lẫy lừng ấy, “kiến trúc sư” Mười Hương giản dị: “Thành tích mà các anh ấy có được, là do sự lãnh đạo của Trung ương và các lực lượng cách mạng, do tài năng và lòng quả cảm của chính các anh đó, còn tôi chỉ là người được giao chắp nối các đầu mối. Hoạt động tình báo như diễn kịch và các nhà tình báo trên đã thực hiện xuất sắc vai diễn của mình”.
Phía sau hào quang
Không thể nói hết sự lớn lao trong những chiến công mà ông Mười Hương và đồng đội đã lập lên cho nền độc lập của dân tộc. Nhưng mấy ai biết rằng, phía sau vầng hào quang chói lòa ấy, là bao mất mát, hy sinh, thầm lặng nhưng dai dẳng, để đến hôm nay, nhắc lại thôi cũng đủ làm ông đau lòng.
Ngày ông vào Nam hoạt động, cả 2 đứa con còn nhỏ xíu. Vì yêu cầu bí mật, cuộc chia tay không hẹn ngày về của ông chỉ có vòng tay bịn rịn và cặp mắt trong veo, nhòe ướt của cậu con trai nhỏ. 10 năm không tin tức, vì nguyên tắc hoạt động và mất tới 6 năm ông ở trong tù. Trở ra Bắc, đứa con gái nhỏ lẫm chẫm bò lúc ông đi, chạy vuột khỏi tay cha: “Bà ngoại ơi, có ông nào đến nhận là bố con!”. Nhưng đau đớn nhất là ông phải đối diện với sự tan vỡ của cuộc sống tình cảm vợ chồng.
Lại thêm gần 10 năm nữa vào Nam hoạt động. Dằng dặc gần 2 thập niên ấy, các con ông tiếng là có cha nhưng rất ít khi được gặp chứ nói gì được ông chăm sóc. Nhưng cùng với các con, ông cũng chịu nhiều mất mát. Ngày đất nước thống nhất, mọi người hân hoan đoàn tụ, còn ông, nỗi cô đơn thấm tận đáy lòng. Ông không dám trách ai, bởi biết rằng, vì nhiệm vụ cao cả, ông đã không thể làm tròn vai trò của người chồng, người cha trong gia đình.
Cả cuộc đời ông cứ lặng lẽ hy sinh cho đất nước. Mãi gần 10 năm sau ngày giải phóng, đã ở tuổi 60, ông mới lại có được hạnh phúc muộn mằn
TH (CAND)
Nhận xét
Đăng nhận xét