RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
Não to chưa chắc đã là người thông minh.
Vậy tại sao chúng ta không thể thông minh như thế?
Nhà thần kinh học Edward Bullmore tại Đại học Cambridge đã nói rằng, não bộ phát triển để điều khiển hoạt động cơ thể sao cho tiêu tốn ít năng lượng, sau đó, số năng lượng còn lại sẽ được dùng cho việc ghi nhớ các sự việc xảy ra xung quanh chúng ta.
Để thể hiện sự tiêu tốn năng lượng trong các hoạt động trí óc, ông Bullmore đã sử dụng kỹ thuật phác thảo hình ảnh não bộ. Sau đó, ông nhận ra rằng, các công việc trí não sẽ “ngốn” của chúng ta tới 20% năng lượng thu được từ các nguồn dinh dưỡng trong ngày.
Và nhà bác học lừng danh Albert Einstein chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này.
Trong một nghiên cứu khác, nhà sinh lý học thần kinh Simon Laughlin thuộc Đại học Cambridge đã rút ra từ những ví dụ sinh học để chứng minh rằng, sự tiến hóa đã điều chỉnh thiết kế của bộ não, khiến chúng hoạt động ngày càng tốn ít năng lượng hơn.
Vậy tại sao chúng ta có kích thước não bằng Enstein nhưng lại không thể thông minh được như vậy? Dù Enstein chưa bao giờ làm bài kiểm tra IQ nhưng các nhà khoa học cho rằng IQ của ông “rơi” vào khoảng 160, cao hơn 99,9% dân số thế giới.
Mặc dù là cha đẻ của nhiều công trình nghiên cứu nhưng não của nhà bác học này lại không hề to hơn người bình thường.
Bullmore cho biết, những người càng có khả năng liên kết dữ liệu tốt thì chỉ số IQ càng cao. Hóa ra “mental leaps” (“bước nhảy tinh thần” hay hiểu đơn giản là “nhanh trí”) chỉ đơn giản là sự liên kết giữa các vùng khác nhau của não bộ.
Cũng như những người có chỉ số IQ cao, bộ não của Enstein có khả năng tổng hợp thông tin một cách tuyệt vời nhờ mạng lưới “dây dẫn” chằng chịt. Tuy nhiên, điều này cũng khiến não bộ của ông luôn phải hoạt động với công suất lớn, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Theo nghiên cứu, não người bình thường khó lòng có thể xây dựng được hệ thống mạng lưới dày đặc và phức tạp như vậy. Đó chính là lý do tại sao chúng ta không thể thông minh được như Enstein.
Và kết luận lại, kích thước của bộ não không hề ảnh hưởng đến trí thông minh của chúng ta. Để rèn luyện được sự minh mẫn và cách lập luận hiệu quả, chúng ta cần có sự tập trung, đầu tư trong quá trình thực hiện để đạt được kết quả cao nhất.
Một người bị bịt mắt và ngồi trên một cái ghế ở phần trên của máy. Khi thả chốt, cả người và ghế sẽ bật về phía sau rồi trượt xuống dốc. Một người khác đứng dưới cầm sẵn súng phun nước và xịt vào người ngồi trên ghế.
Bạn có thể xem thêm:
Những phát minh "thừa thãi" trong quá khứ
Bên cạnh những phát minh mang tính lịch sử, trong quá khứ từng tồn tại những "tối kiến" không thể đỡ nổi.
Các bậc cha mẹ khi mới có con thường đặt ra rất
nhiều câu hỏi như liệu đứa bé đã ngủ đủ chưa hay ăn đủ chưa. Nhưng với
câu hỏi liệu con mình đã có đủ không khí để thở chưa, người ta đã “phát
minh” ra một cái lồng dành cho trẻ em.
Chiếc lồng này ra đời vào những năm 1930 và hoàn
toàn có thể gắn vào bất cứ cửa sổ nhà cao tầng nào. Một cách lý tưởng để
tắm nắng và hít khí trời, đó có lẽ là suy nghĩ của người đã làm ra nó.
Tất nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng "mạo hiểm" với đứa con bé bỏng
của mình nên chiếc lồng đã đi vào dĩ vãng.
Tắm hơi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người
e ngại cảm giác phải tắm chung với nhiều người lạ ở nhà tắm công cộng.
Trong khi đó, không phải ai cũng đủ tiền xây nhà tắm hơi riêng tại gia.
Không sao hết, người Phần Lan ngay từ năm 1962 đã có giải pháp.
Họ tạo ra túi tắm hơi di động có thể mang theo
người dễ dàng. Hãy tưởng tượng bạn có thể tắm hơi khi đang xếp hàng mua
vé xem phim, khi bị kẹt xe hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi khác. Thật "tiện
lợi"!
Bay luôn là ước mơ của con người và khi đã có khí
cầu, máy bay cùng nhiều thiết bị to lớn cồng kềnh khác, người ta bắt đầu
mơ về các máy móc bay cá nhân. Đây là một trong các thiết kế đầu tiên
được tạo ra vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước.
Thật khó để đặt cho nó một cái tên chính xác vì nó
giống như một cái bục có thể phi lên trời. Và ngoài ra, cái bục này còn
quá chậm, quá nhỏ cũng như bay quá thấp. Có lẽ vì thế mà cho tới nay,
chúng ta vẫn chưa thấy “bục bay” xuất hiện theo dạng sản xuất hàng loạt.
Trước khi điện thoại cố định có chức năng trả lời
tự động, chúng ta không có cách nào để thông báo với người gọi đến rằng
mình đang không thể trả lời điện thoại. Một người Áo đã rất trăn trở về
vấn đề này và vào giữa những năm 1960, ông tạo ra một
robot-trả-lời-điện-thoại theo đúng nghĩa đen.
Tuy nhiên, nó không biết nói, cũng không cho phép
lưu lại lời nhắn mà chỉ đơn giản là nhấc máy lên rồi… để đó. Còn thiếu
một chi tiết, đó là robot sẽ phát ra một loạt tiếng kêu rất khó chịu, đủ
sức xua đuổi những kẻ ngoan cố gọi điện lại.
4 điều nhầm lẫn của thiên tài Einstein
Thiên tài cũng có lúc lầm lẫn đó các bạn…
Einstein - nhà vật lý tài ba người Đức, sở hữu IQ cao chót vót được
mệnh danh là một trong những thiên tài hàng đầu của thế giới. Nhắc tới
ông, người ta không thể quên được thuyết tương đối nổi tiếng. Thế nhưng,
trong sự nghiệp của mình, ông cũng có những góc khuất, những sai lầm mà
một con người không thể tránh khỏi…
1. Thế giới đầy rẫy sự ngẫu nhiên
Einstein
là nhà khoa học đưa ra quan điểm mọi thứ trong vũ trụ đều có quy luật,
không tồn tại sự ngẫu nhiên. Ông tổng kết bằng phát ngôn nổi danh: “Chúa
trời không hề gieo xúc xắc”.
Trong thuyết cơ
học lượng tử đã đạt giải Nobel năm 1921 của mình, Einstein cho rằng,
chắc chắn có một điều gì đó được ẩn giấu bên trong các hạt nhân, một
biến số quyết định sự phân rã của nguyên tử.
Không
may, lần này ông đã sai. Một cuộc nghiên cứu quy mô được tiến hành bởi
các nhà triết học thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự phân rã của các nguyên
tử phóng xạ là hoàn toàn ngẫu nhiên. Không thể tìm ra nổi quy luật nào
thống nhất cho chúng, cũng như chẳng có biến số nào như Einstein đã tin
tưởng và bảo vệ.
2. Vũ trụ tĩnh tại hay vận động?
Trong
quá trình phát triển học thuyết về luật hấp dẫn, Einstein tình cờ phát
hiện ra một vấn đề. Vũ trụ - thứ mà ông vốn nghĩ là tĩnh tại, là đứng im
lại không hề tuân theo phương trình tính toán bấy lâu nay.
Thay
vì khẳng định dự đoán rằng vũ trụ vận động, ông lại thay đổi phương
trình của mình sao cho có một hằng số của vũ trụ và ủng hộ quan điểm
tĩnh tại của bản thân. Theo Einstein, vũ trụ sinh ra đã thế, bất biến và
đứng im một chỗ.
Cho
đến khi nhà vật lý học Edwin Hubble khám phá ra sự thật rằng vũ trụ vận
động từng giây, từng phút thì Einstein mới chịu thừa nhận. Chính bản
thân ông sau này đã tâm sự rằng, sự bảo thủ trong nghiên cứu trên là
“sai lầm lớn nhất của cuộc đời ông”.
3. Hằng số vũ trụ
Trớ
trêu thay, khi tiếp nhận quan điểm của Hubble, Einstein hoàn toàn từ bỏ
cái “hằng số vũ trụ” mà ông đã nghĩ ra. Đây lại chính là sai lầm tiếp
theo trong đời ông. Thực chất, giả thuyết ông đang nghiên cứu rất có ý
nghĩa về sau này, mở ra một thời kì mới cho con người tiếp cận không
gian.
Vào
khoảng cuối những năm 1990, Saul Perlmutter và cộng sự ở Berkely đã
chứng minh được nhận định, vũ trụ đang giãn nở ra với tiền đề then chốt
là “hằng số vũ trụ” mà Einstein từng bỏ quên. Kết quả này sau đó cũng
được một nhóm nghiên cứu độc lập khác công bố và được toàn thế giới thừa
nhận.
4. Học thuyết hợp nhất vũ trụ
Thiên
tài của chúng ta đã dành tâm huyết cả cuộc đời mình để nghiên cứu một
học thuyết hợp nhất tất cả - một thứ có thể gọi là “thuyết tuyệt đối” từ
những năm 40 tuổi. Ông muốn dành tất cả tinh hoa của mình để đem đến
chân lý cho toàn thế giới, đi tìm nguồn gốc của vũ trụ, liên kết trọng
lực và điện lực.
Tuy
nhiên, Einstein đã mất mà chưa kịp hoàn tất công trình nghiên cứu vĩ
đại ấy. Để rồi vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, một nhóm các nhà vật
lý khác đã hoàn tất phần dang dở của thiên tài.
Đáng
tiếc, thứ mà họ thu được không phải như ước nguyện của Einstein. Họ
không hề tìm ra nguồn gốc của trọng lực mà khám phá ra nguồn lực của
điện học. Chúng chính là năng lượng tạo ra năng lượng phóng xạ. Điều ấy
cũng chứng minh rằng, một lần nữa nhà bác học đã sai lầm khi lựa chọn
lĩnh vực nghiên cứu.
Lý giải "bộ não to, trí thông minh vẫn bằng... hạt nho"
Kích thước của não bộ không hề quyết định sự "nhanh trí" đâu bạn nhé!
Nếu các bạn từng có suy nghĩ “đầu càng
to càng thông minh” thì theo một nghiên cứu mới đây, "câu thơ rất vần"
của bạn đã hoàn toàn sai lầm! Chính việc tập trung cao độ để đạt kết quả
cao trong khi làm việc mới là chiếc chìa khóa quyết định bạn có thể
thành công và thông minh hơn hay không, chứ không phải là do kích thước
bộ não.
Não to chưa chắc đã là người thông minh.
Ai cũng biết rằng, Albert Einstein được
cả thế giới công nhận là nhà khoa học thiên tài có ảnh hưởng lớn nhất
mọi thời đại. Thực tế, nhà bác học Albert Einstein có bộ não… giống hệt
chúng ta, tức là kích thước của nó không hề to hơn như mọi người vẫn
nghĩ. Tuy nhiên, khi giành tất cả tâm huyết, sự tập trung của mình cho
các đề tài khoa học, bộ não của ông đã hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều
so với người thường.
Tranh vẽ minh họa Albert Einstein - người từng đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921.
Vậy tại sao chúng ta không thể thông minh như thế?
Nhà thần kinh học Edward Bullmore tại Đại học Cambridge đã nói rằng, não bộ phát triển để điều khiển hoạt động cơ thể sao cho tiêu tốn ít năng lượng, sau đó, số năng lượng còn lại sẽ được dùng cho việc ghi nhớ các sự việc xảy ra xung quanh chúng ta.
Để thể hiện sự tiêu tốn năng lượng trong các hoạt động trí óc, ông Bullmore đã sử dụng kỹ thuật phác thảo hình ảnh não bộ. Sau đó, ông nhận ra rằng, các công việc trí não sẽ “ngốn” của chúng ta tới 20% năng lượng thu được từ các nguồn dinh dưỡng trong ngày.
Và nhà bác học lừng danh Albert Einstein chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này.
Trong một nghiên cứu khác, nhà sinh lý học thần kinh Simon Laughlin thuộc Đại học Cambridge đã rút ra từ những ví dụ sinh học để chứng minh rằng, sự tiến hóa đã điều chỉnh thiết kế của bộ não, khiến chúng hoạt động ngày càng tốn ít năng lượng hơn.
Vậy tại sao chúng ta có kích thước não bằng Enstein nhưng lại không thể thông minh được như vậy? Dù Enstein chưa bao giờ làm bài kiểm tra IQ nhưng các nhà khoa học cho rằng IQ của ông “rơi” vào khoảng 160, cao hơn 99,9% dân số thế giới.
Mặc dù là cha đẻ của nhiều công trình nghiên cứu nhưng não của nhà bác học này lại không hề to hơn người bình thường.
Bullmore cho biết, những người càng có khả năng liên kết dữ liệu tốt thì chỉ số IQ càng cao. Hóa ra “mental leaps” (“bước nhảy tinh thần” hay hiểu đơn giản là “nhanh trí”) chỉ đơn giản là sự liên kết giữa các vùng khác nhau của não bộ.
Cũng như những người có chỉ số IQ cao, bộ não của Enstein có khả năng tổng hợp thông tin một cách tuyệt vời nhờ mạng lưới “dây dẫn” chằng chịt. Tuy nhiên, điều này cũng khiến não bộ của ông luôn phải hoạt động với công suất lớn, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Theo nghiên cứu, não người bình thường khó lòng có thể xây dựng được hệ thống mạng lưới dày đặc và phức tạp như vậy. Đó chính là lý do tại sao chúng ta không thể thông minh được như Enstein.
Và kết luận lại, kích thước của bộ não không hề ảnh hưởng đến trí thông minh của chúng ta. Để rèn luyện được sự minh mẫn và cách lập luận hiệu quả, chúng ta cần có sự tập trung, đầu tư trong quá trình thực hiện để đạt được kết quả cao nhất.
Phát minh chơi khăm "gây điên đảo" đầu thế kỉ 20
"Chơi khăm" ở đây hiểu theo nghĩa có thể biến người khác thành trò cười "vỡ bụng", gây cảm giác xấu hổ đến tột độ.
Từ
năm 1896 đến 1929, anh em nhà DeMoulin đã sáng chế ra một loạt những cỗ
máy quái dị với mục đích... chơi khăm người khác và khiến họ một phen
hết hồn. Ở Hoa Kỳ, vào đầu thế kỉ 20, những cỗ máy này thường được các
hội nhóm sử dụng để trêu đùa những thành viên mới gia nhập. Cùng điểm
danh một số phát minh ấn tượng nhất trong thời kì này các bạn nhé!
Điện thoại lừa lọc
Khi
bạn nhấc ống nghe điện thoại, một tiếng nổ lớn sẽ khiến bạn thót tim và
ù tai. Chưa hết, người nhấc ống nghe còn bị bột phụt thẳng vào mặt.
Máy đánh đòn
Bề
ngoài cỗ máy này trông không khác mấy một cái hòm bình thường với hai
quai nắm ở một đầu. Nếu một người nắm lấy quai hòm và nhấc lên, một
miếng ván sẽ bật lên từ phía sau và đập mạnh vào mông anh kèm theo tiếng
pháo nổ đùng. Nạn nhân cũng bị nước phun thẳng vào mặt.
Cưỡi dê quanh nhà
Người
chơi được bịt mặt và mời đạp thử một cỗ xe bốn bánh. Anh ta nghĩ rằng
chẳng qua đó là một trò trẻ con nhưng thực ra, chỉ có một bánh xe lớn
gắn với trục là chạm đất còn bốn bánh xe kia đều là giả! Chiếc xe sẽ
tròng trành dữ dội và chuyển động của xe phụ thuộc vào một người lén
điều khiển từ bên ngoài.
Bệ thờ kinh dị
Trong
không gian mờ tỏ, một người được yêu cầu quỳ xuống bên bệ thờ và cầu
nguyện. Đột ngột, một bộ xương vọt ra với hốc mắt lập lòe ánh sáng. Nước
phụt từ miệng đầu lâu vào mặt người đang quỳ còn đầu gối của anh ta
liền bị điện chích.
Ghế ngạc nhiên
Đây
là chiếc ghế được thiết kế sao cho khi có người ngồi lên, ghế sẽ bật
ngửa ra về phía sau kèm theo một tiếng nổ đùng gây bất ngờ.
Cưỡi rết
Những
người tham gia trò chơi này cưỡi trên một con rết nhồi bông. Khi trò
chơi bắt đầu, người ngồi ở đầu con rết sẽ bí mật chích dòng điện nhẹ vào
những người ngồi sau làm họ phát hoảng và chạy cuống cuồng.
Ghế trượt dốc
Một người bị bịt mắt và ngồi trên một cái ghế ở phần trên của máy. Khi thả chốt, cả người và ghế sẽ bật về phía sau rồi trượt xuống dốc. Một người khác đứng dưới cầm sẵn súng phun nước và xịt vào người ngồi trên ghế.
Những phát minh thay đổi cuộc sống nhân loại của phái đẹp
Đó là những thứ gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Ít ai biết rằng, nhiều người phụ nữ đã có nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội, đặc biệt là phát minh tiện ích, giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta ngày một dễ chịu hơn.
1. Tã giấy
Marion
Donovan (1917 - 1998) quá mệt mỏi với việc phải liên tục thay, giặt tã
và chăn đệm nên đã phát minh ra “Boater" - một miếng nhựa bọc ngoài tã
vải. Bà đã làm ra chiếc Boater đầu tiên từ màn tắm vào khoảng năm 1948.
Một
năm sau đó, bà đã đẩy ý tưởng ban đầu của mình tiến thêm một bước nữa
khi sử dụng chất liệu thấm nước dùng một lần kết hợp với “Boater” bọc
bên ngoài.
Chiếc
tã lót dùng một lần tiện lợi đầu tiên đã ra đời. Bà đã nhận bằng sáng
chế vào năm 1951 và bán bản quyền cho tổng công ty Keko không lâu sau
đó. Marion Donovan không ngờ rằng, bà đã có một phát kiến vĩ đại san sẻ
gánh nặng cho hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới sau này.
2. Cần gạt nước ô tô
Phát minh này là của Mary Anderson (1866 - 1953) - một nhà kinh doanh bất động sản sinh ra tại hạt Greene, Alabama (Mỹ).
Trong
chuyến công tác tới New York vào năm 1902, bà nhận thấy khi trời mưa
tuyết, tài xế xe của mình phải vất vả thò đầu khỏi cửa sổ xe để nhìn
đường, bởi họ không thể nhìn qua kính chắn gió. Cứ đi được một quãng
đường, tài xế lại phải dừng lại để cào tuyết trên kính xe rất mất thời
gian và vất vả.
Khi
trở về Alabama, bà đã nghiên cứu cho ra đời một tay gạt với phần lưỡi
gạt bằng cao su gắn trên kính gió, có thể điều khiển để gạt kính chắn
gió qua một thiết bị bên trong xe.
Anderson
đã giữ bản quyền phát minh này trong 17 năm, tuy nhiên, phát minh của
bà lúc đó bị chỉ trích là cản trở tầm nhìn và “vô dụng”. Mãi sau, chiếc
gạt kính chắn gió mới được sản xuất hàng loạt và áp dụng trên xe ô tô.
3. Máy rửa bát
Nhiều
người cho rằng, máy rửa bát phải do những người quá mệt mỏi với việc
làm này phát minh. Nhưng sự thật là chiếc máy rửa bát đầu tiên lại do
một phụ nữ rất ít khi rửa bát nhưng có sở thích sưu tầm gốm sứ. Đó là bà
Josephine Cochrane (1839 - 1913) ở Ashtabula, Ohio (Mỹ).
Josephine
Cochrane thấy tiếc mỗi khi chén bát sứ bị vỡ do sơ ý khi rửa. Năm 1883,
sau khi chồng bà qua đời để lại một món nợ khổng lồ. Thay vì bán các đồ
gốm sứ mà bà yêu quý, Cochrane đã tập trung vào việc phát minh chiếc
máy rửa bát và cuối cùng bà đã thành công.
Ban
đầu, chiếc máy rửa bát của Cochrane vận hành thủ công, sau đó tiếp tục
được cải tiến hoàn thiện. Bà đã thành lập một công ty chuyên sản xuất
máy rửa bát với thương hiệu KitchenAid nổi tiếng được mọi người biết
đến.
4. Bút xóa
Bette
Nesmith Graham (1924 - 1980) từng là nữ thư ký chuyên nghiệp. Vào một
ngày, Graham đứng xem thợ sơn sơn cửa sổ văn phòng, mỗi khi bị lỗi họ
lại quét một lớp sơn khác chèn lên.
Dựa vào nguyên lý này, Bette Nesmith Graham đã nghĩ ra cách dùng chất lỏng giống như sơn để khắc phục các lỗi khi đánh máy.
Ban
đầu, Graham dùng máy xay sinh tố để tạo ra một hỗn hợp sơn cùng keo có
nhiệt độ thích hợp để khi quét lên mặt giấy nhanh khô, sau đó đánh máy
đè lên. Phát minh này của Graham được công nhận bản quyền năm 1958 với
tên gọi Liquid Water.
Sau đó không lâu, sản
phẩm bút xóa đầu tiên có tên Mistake Out ra đời, sau đổi thành Liquid
Paper. Từ con số 100 lọ ban đầu, đến 1979, Liquid Paper đã xuất xưởng 25
triệu lọ/năm.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Women Inventors, Howstuffwork, Click Americana, Wikipedia...
Bạn có thể xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét