KIẾP GIANG HỒ 164
(ĐC sưu tầm trên NET)
Xét về tính chất, Minh “samasa” cũng
chẳng khác gì Khánh "trắng" ở Hà Nội; Cu Nên ở Hải Phòng; Hai Chi ở
Bình Thuận; Năm Cam ở TP. Hồ Chí Minh. Tất cả những tội lỗi đều phát
sinh từ các mâu thuẫn đơn lẻ, từ sự sĩ diện hão của cá nhân nhưng nó bắt
nguồn sâu sa từ quyền lực ngầm và ích lợi bất hợp pháp.
Minh "samasa" và Phụng "trắng"
Cuộc đoạt ngôi đầy bạo lực
Cuối năm 1996, đầu năm 1997, Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an liên tiếp nhận được đơn thư nặc danh tố cáo Nguyễn Văn Minh (SN 1964), tức Minh "samasa" cùng đồng bọn chuyên tổ chức môi giới gái mại dâm, gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái phép, cưỡng đoạt tài sản, giết người, ép nhiều tư thương, chủ tàu ở cảng cá lớn nhất Vũng Tàu bán cá rẻ cho chúng. Nhiều chủ tàu đã bị chúng xử vì không bán rẻ hoặc phải bán thuyền, chuyển nghề khác... Theo Tướng Quắc, chuyên án này thuận lợi, bởi công an Bà Rịa-Vũng Tàu ngày ấy phối hợp rất chặt chẽ với Cục. Trinh sát của Cục xuống làm để tránh bọn xã hội đen nhận ra mặt công an địa phương.
Băng nhóm của Minh "samasa" có hơn 30 đối tượng. Sau Minh là Nguyễn Văn Dũng có biệt danh là Dũng "ba lém". Có quyền hành ngang với Dũng "ba lém" ở băng nhóm này là Phạm Thị Ngọc Ánh - tức Phụng "trắng” chính là vợ của Minh. Thời gian đầu mới tổ chức, môi giới mại dâm, Minh "samasa" cũng phải chở gái mại dâm đến điểm hẹn. Do tranh giành địa bàn làm ăn, băng nhóm của Minh đụng độ với băng của Hải "lộ" (Nguyễn Hoàng Hải). Lực còn mỏng nên Minh bị Hải “lộ” đánh chảy máu mắt, thâm tím mặt mày. Quyết trả thù và để gây thanh thế đệ nhất của giới xã hội đen ở Vũng Tàu, Minh nhờ giang hồ TP. Hồ Chí Minh là Đức "năm nghệ" (Trần Văn Đức) hỗ trợ.
Thấy lực lượng bất lợi , Hải "lộ" tìm cách xin giảng hòa nhưng Minh vẫn không tha. Thấy căng, Hải "lộ" đành phải chặt một ngón tay, cho đệ tử đem đến gửi anh Minh với huyết thư tạ tội rằng sẽ không ăn thua, thiệt hơn nữa. Nhưng Minh "samatha" vẫn không chấp nhận, quyết tìm bằng được Hải “lộ” để trả thù. Thực chất là hắn muốn nhân cơ hội đang có thế, triệt đối thủ để độc chiếm "vương quốc". Một cuộc hỗn chiến đã diễn ra khiến một đàn em của Minh "samasa" thiệt mạng. Tuy không đạt được mục đích triệt hạ Hải "lộ" nhưng sau lần đó uy tín và thế lực của Minh "samasa" trong giới giang hồ Bà Rịa-Vũng Tàu đã lên rất nhiều.
Những chiêu độc của ông trùm xứ biển
Sau khi có được thanh thế, Minh “samasa” bắt đầu làm "ông trùm", bắt đầu bằng việc tự phong chức cho mình là đội trưởng đội bốc vác cá tại cảng Incomai. Từ tư thương đến ngư dân và doanh nghiệp mua bán cá ở cảng này muốn hay không đều phải thuê người của Minh bốc, xếp cá. Đám đàn em của Minh "samasa" nhận được lệnh của ông trùm, rất ngang nhiên thu "tô" của ngư dân và tiểu thương ở cảng cá. Ngoài việc thu "tô", Minh còn sai đàn em ép đến cùng đường, đến khuynh gia, bại sản những ngư dân đi tàu xa bờ không chịu bán cá rẻ cho chúng.
Sau một loạt hoạt động vi phạm pháp luật trắng trợn nhưng cố tình để cho ngư dân, tiểu thương, doanh nghiệp thu mua, bán cá biết, khiến nhiều người hoảng sợ, lo lắng Minh sai đám đệ tử đi ép họ phải bán rẻ những gì đánh bắt được cho chúng. Minh "samasa" độc quyền thu mua cá, tôm, hải sản ở phường 5, phường 6, TP. Vũng Tàu và Long Hải, huyện Long Đất, đồng thời độc quyền bốc vác cá, tôm, hải sản ở cảng Incomai, Lò Than, Xivichai.
Phụng "trắng" được chồng tin tưởng giao cho việc ghi chép, quản lý sổ sách, tiền liên quan đến hoạt động mua bán hải sản. Xí nghiệp chế biến hải sản nào chi hoa hồng thấp, lần sau sẽ bị gạt khỏi danh sách mua hải sản của Minh và được thay thế bằng xí nghiệp khác. Xí nghiệp này tự ý đến thu mua hải sản, chắc chắn sẽ gặp tai ương và người đi thu mua bị thương là điều đã xảy ra.
Muốn được yên thân để làm ăn thì xí nghiệp, ngư dân, tiểu thương đó phải ghi chép số lượng hải sản từng loại bán là bao nhiêu kg/ngày. Sau đó, Minh "samasa" cho đàn em đến thu tô theo kiểu, bán mua giá cả bao nhiêu không biết nhưng cứ nộp ra một khoảng nhất định trên mỗi kg sản phẩm cho chúng. Khoản tiền này được bọn tội phạm lý giải rằng: Đó là tiền vệ sinh bến bãi; tiền bốc vác; tiền môi giới bán hàng, đều là lý do chính đáng và nhằm giúp đỡ mọi người chứ không tư lợi gì. Theo tài liệu điều tra, trung bình, ngày đó, mỗi tháng vợ chồng Phụng - Minh thu được từ 70 đến 100 triệu đồng.
Chết vì chính mưu của mình
Thời điểm đó ở Vũng Tàu còn có vài băng nhóm tội phạm xã hội đen nhàng nhàng như nhau. Chẳng băng nhóm nào nổi bật để thống trị được băng khác. Vì gây nhiều thù oán nên Minh "samasa" sợ các nhóm khác liên kết với nhau, chống lại mình nên hắn đã đi trước một nước cờ là liên minh với các băng nhóm ở ngoài vùng để xử băng nhóm trong vùng.
Tướng Quắc (bên phải) của những năm 90, của những ngày đánh án sôi động cùng đồng nghiệp
Tại khu vực cảng cá màu mỡ của Vũng Tàu, ngoài nhóm của Minh “samasa” còn có nhóm của Việt "ba vạc" (Nguyễn Văn Vạc) hoạt động. Nhóm của Việt "ba vạc" gồm những thành phần bất hảo là các đối tượng hình sự, đầu bò, đầu bướu có nguồn gốc Sài thành dạt xuống. Nhóm Việt "ba vạc" không chấp nhận hợp tác, không thể dưới trướng Minh “samasa”, thế là lại hỗn chiến liên tục xẩy ra. Cuộc chiến của hai nhóm giang hồ nhiều lần bất phân thắng bại, Minh "samasa" liên kết với Đức "năm nghệ" và cả Lâm "chín ngón" khi đó đang ở Sài thành.
Với thế lực hơn hẳn, Minh "samasa" đã đánh cho Việt "ba vạc" phải nhập viện và băng nhóm này cũng tan rã. Biết chắc là Minh sẽ truy cùng, diệt tận nên Việt trốn về TP. Hồ Chí Minh ẩn náu nhưng cũng không thoát. Minh cho đám đệ tử lùng sục, lôi về Vũng Tàu đánh cho một trận nhừ tử và gán cho tội tày trời là tống tiền công đoàn bốc xếp do Minh tự phong, rồi đem Việt đến công an TP. Vũng Tàu giao nộp.
Để tiếp tục tăng uy danh của mình, Minh mời Lâm "chín ngón" về hợp sức. Vì hắn biết Lâm "chín ngón" là tay anh chị có số, là đệ tử cuối cùng của Đại Cathay khét tiếng một thời tại Sài Gòn. Biết chuyện Lâm bị Năm Cam "triệt", phải lui về phụ vợ bán hàng thịt chó nên Minh “samasa” vội "tiền hô hậu ủng" lên Sài thành mời Lâm về Vũng Tàu làm việc.
Lâm được Minh - Phụng tin tưởng tới mức, để y tự điều hành việc làm ăn ở cảng cá. Thế nhưng "gậy ông lại đập lưng ông", tưởng rằng mời được Lâm "chín ngón" về làm đệ tử cho mình thành uy danh sẽ tăng lên nhưng chính Minh lại "chết" về điều đó. Thấy Minh - Phụng kiếm tiền tỷ dễ như trở bàn tay, trong khi mình đường đường là đàn anh mà phải đi làm thuê, Lâm "chín ngón" đã âm thầm chuẩn bị rất nhiều bài để lật kèo đàn em. Nhưng kế hoạch lật kèo đàn em bất thành, Lâm bị lật mặt nhưng vẫn giữ được nhiều tài liệu làm ăn phi pháp của băng Minh. Khi Minh - Phụng bị bắt, Lâm "chín ngón" đem nộp tất cả những bằng chứng đó cho cơ quan điều tra.
Tướng Quắc cho biết, khi thực hiện chuyên án triệt phá băng nhóm tội phạm xã hội đen có tổ chức Minh "samasa", các trinh sát có thêm nhiều tài liệu về Lâm "chín ngón" với những mối quan hệ xã hội ngầm chằng chịt của tên này với nhiều băng nhóm khác nhau. Và cũng chính từ đây, cơ quan công an đã bắt đầu nắm được cái đuôi của ông trùm Năm Cam.
Minh "samasa" bị bắt, đàn em của băng nhóm này cũng lần lượt sa lưới pháp luật với tổng cộng gần 30 tên. Minh "samasa" bị khởi tố, truy tố, xét xử vì phạm các tội như: cố ý gây thương tích, cướp tài sản, trốn thuế, gây mất trật tự nơi công cộng. Tổng hợp hình phạt, Minh "samasa" phải nhận là 17 năm tù.
Quế Ngân - Quỳnh Chi
Bị người tình phản bội ngay sau khi xộ khám
Thời gian đầu mới xộ khám, Minh “Samasa” vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày ra trại, tiếp tục hành trình thống trị “thế giới ngầm”. Biết “chí” đại ca, đám đàn em bên ngoài, dù rơi vào cảnh “rắn mất đầu”, vẫn thường xuyên đến thăm nom, âm thầm xin chỉ thị để “xây dựng lực lượng, chờ đợi thời cơ”. Nhưng càng về sau này, những khát vọng trong lòng Minh “Samasa” càng nguội dần đi theo tình hình sức khỏe tồi tệ.
Cựu điều tra viên từng được phân công theo dõi Minh “Samasa” cho biết: “Thời gian ở tù, Minh bị phát bệnh lao phổi trầm trọng. Khi những cơn đau làm suy kiệt, Minh được cơ quan công an đặc cách cho phép đến bệnh viện chữa trị. Nhưng dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, sức khỏe của Minh vẫn không có dấu hiệu khả quan”.
Cựu điều tra viên từng theo dõi Minh “Samasa” kể về những thăng trầm của “ông trùm”.
Trong lúc đại ca cận kề cái chết, đám đàn em nghĩa hiệp của Minh đã
đứng ra nhận trách nhiệm đưa hắn sang Singapore điều trị. Tại đây, Minh
bị cắt một lá phổi và phải rất may mắn mới giữ được tính mạng. Trở về
nước với tấm thân tàn, “ông trùm” khét tiếng một thời cũng nhanh chóng
bị lãng quên.
Sau khi về nước, Minh “Samasa” quay trở lại trại giam tiếp tục thi hành án. Ban đầu, đám đàn em cũng qua lại thăm hỏi và bồi dưỡng thuốc thang. Nhưng chỉ được vài năm, nhận thấy Minh “Samasa” đã hết thời, những đàn em này cũng mất dạng, không nhòm ngó gì nữa. Biết rõ quy luật thịnh suy ở đời, Minh “Samasa” không quá bận lòng về chuyện này. Song thời gian ở tù, điều khiến “ông trùm” đau khổ nhất là Phụng “trắng” không một lần ghé lại thăm hỏi.
Nằm một mình sau song sắt, Minh còn tưởng người tình lâu năm bị ốm hay gặp vận hạn nên không thể ghé thăm. Bởi vậy trong những lần hiếm hoi đám đàn em vào tiếp tế, “ông trùm” bèn lựa lời hỏi thăm tin tức. “Những gì đám đàn em báo lại đã khiến Minh bị sốc nặng. Thì ra sau khi “ông trùm” bị bắt, Phụng đã vô tư cặp kè với những người đàn ông khác.
Đáng nói hơn, cũng trong thời gian này, Phụng trở thành con nghiện và sa chân vào một đường dây buôn bán ma túy để lấy tiền hút chích. Căn nhà Minh để lại, Phụng cũng bán để lấy tiền phục vụ nhân tình và những cuộc chơi trác táng”, cựu điều tra viên kể lại. Những thông tin về Phụng khiến vết thương trong lòng “ông trùm” thất thế bị cào xé sâu hơn. Nhớ đến những ngày hết lòng bao bọc cho Phụng, cho con riêng của Phụng, Minh càng cảm thấy hận. Hắn gào thét trong trại, đến nỗi những cơn ho bật ra máu. Nhưng vì mất tự do, Minh chẳng thể làm gì hơn.
Đúng lúc bế tắc nhất, một “luồng gió mới” đã thổi vào cuộc sống của Minh, giúp “ông trùm” vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần. “Luồng gió” ấy là nữ phạm nhân tên Mai, thụ án cùng trại giam với Minh. Sau khi vào tù, Mai cũng bị chồng con chối bỏ. Những lần đi lao động, Minh bắt gặp ánh mắt đầy tình tứ của Mai, người đàn bà còn khá mặn mà. Với sự từng trải, lọc lõi, Minh không khó nhận ra thông điệp trong ánh mắt ấy và đáp lại bằng nụ cười… hiền khô.
Từ đó, mỗi lần đi lao động, họ đều cố ý ngồi làm việc gần nhau để trò chuyện, tâm sự. Cả hai đều từng có bề dày “thành tích” bất hảo nên dễ dàng chia sẻ, đồng cảm với nhau. Dù biết Minh là một đại ca thất thế, lại mang trong mình bệnh nan y, Mai vẫn quyết thổ lộ tình yêu. Cặp đôi “trai tứ chiếng, gái giang hồ” thậm chí còn hẹn ước sau khi ra tù sẽ cùng chung tay xây hạnh phúc.
Niềm vui đến với đôi uyên ương khi cả hai cùng được ra tù trong một dịp ân xá. Khác với Phụng, Mai không chấp nhận sống như “vợ hờ” mà đặt điều kiện buộc Minh phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi hoàn tất thủ tục, cặp đôi về sống với nhau mà không có tiệc tùng, cưới hỏi. Nhưng với người đàn bà này, Minh đã có những ngày hạnh phúc thực sự.
Gác lại những ân oán giang hồ và nỗi đau bị Phụng “trắng” phản bội, Minh càng trân quý mái ấm giản dị của mình. Chỉ có một điều khiến Minh đau khổ, ấy là việc gã vẫn không sinh nổi một mụn con.
Những ngày cuối đời đau đớn
Sau khi ra tù, tinh thần Minh được thoải mái hơn nhưng sức khỏe thì vẫn xuống dốc không phanh. Căn nhà bị Phụng “trắng” bán mất, Minh cũng không còn hơi sức đi tìm tình cũ đòi lại. Về ở với Mai chỉ có hai bàn tay trắng, Minh đành phó mặc gánh nặng chi phí sinh hoạt, thuốc men cho vợ.
Một thân một mình cáng đáng gia đình, Mai cố gắng lắm mới vay mượn đủ tiền thuê căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Hiền (phường 2, TP Vũng Tàu) cho hai vợ chồng che nắng, che mưa. Trong lúc khó khăn, túng quẫn, Minh nảy ra ý nghĩ quay lại nghề cho vay nặng lãi.
Đêm nằm bàn với vợ, Minh bảo: Chỉ có nghề này mới nhanh kiếm ra tiền, mới giúp Mai đỡ vất vả. Nhưng nghĩ thì dễ mà làm mới khó. Minh tính nát óc cũng không biết xoay đâu ra tiền làm vốn “khởi nghiệp”. Bí nước, “ông trùm” đành muối mặt dựa vào “tiếng tăm” quá khứ để tìm đến các mối quan hệ cầu xin sự giúp đỡ.
Cựu điều tra viên từng theo dõi Minh “Samasa” năm xưa kể lại: “Khi còn trong giang hồ, Minh đối xử với bạn bè, chiến hữu khá thoáng. Các khoản tiền biếu, tiền cho để Minh phục vụ làm ăn không biết bao nhiêu mà kể. Vì vậy đến khi Minh gặp hạn và đến đánh tiếng từng nơi, họ cũng không ngần ngại bỏ tiền hùn vốn giúp “ông trùm” thất thế. Đó gọi là ân nghĩa giang hồ với nhau. Tuy nhiên khi có lãi thì miếng bánh ngọt đó cũng bị chia năm xẻ bảy chứ không phải mình Minh hưởng!” .
Cựu điều tra viên này cũng cho biết thêm, Minh quay trở lại nghề cũ nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đám đàn em ngày xưa lui tới. Vì vậy khi cần người đòi nợ, Minh phải quy tập anh em ruột thịt “giúp một tay”. Địa bàn làm ăn của vợ chồng Minh vẫn là các bến bãi, chợ búa khi xưa từng bành trướng thế lực.
Tuy “sức cùng lực kiệt” nhưng tâm trí Minh vẫn vô cùng tỉnh táo. Không tự đi lại được, Minh chủ yếu ngồi nhà điều hành công việc. Chỉ có những trường hợp khẩn cấp, không thể không ra mặt, hắn mới ngồi sau tay lái vợ đến tận nơi.
Giống như Phụng, Mai dần trở thành cánh tay đắc lực cho Minh. Với thân hình to lớn và sự bặm trợn vốn có của dân anh chị, Mai khiến những con nợ phải khiếp sợ khi số tiền vay lãi khủng đang treo lơ lửng trên đầu. Dữ dằn là thế nhưng với chồng, Mai luôn cư xử rất nhẹ nhàng và ân cần, chăm sóc cho Minh từng chút một.
Nói về vợ chồng Minh, vị cựu điều tra viên nhận xét: “Mang danh ‘ông trùm” nhưng từ trước đến nay, Minh chưa từng “phùng mang trợn mắt” hay quát nạt ai. Minh luôn cư xử ôn hòa, nhỏ nhẹ với người xung quanh. Trong cuộc sống vợ chồng cũng thế, họ không cãi vã nhau bao giờ, ai nhìn vào cũng tin rằng họ sống rất hạnh phúc”.
Tuy nhiên sau hai năm trời chung sống, Minh và Mai vẫn không thể có được mụn con. Mặc cảm với vợ, Minh rơi vào trạng thái u uất. Vì thế, bệnh tình hắn ngày càng xấu đi, mọi thuốc men dường như đều trơ lỳ, mất tác dụng. “Ông trùm” một thời nằm thoi thóp trên giường chờ cái chết đang cận kề”.
Như “nghiệp chướng” phải trả cho những việc làm tội lỗi, cuối cùng tính mạng Minh “samasa” cũng bị bệnh tật lấy đi. Đám tang của Minh không ồn ào, chỉ có những người thân ruột thịt tới viếng và mặc nhiên không thấy đám đàn em năm xưa. Thi thể của Minh được chôn cất tại nghĩa địa Long Hương (TP. Bà Rịa). Đau đớn thay, quan tài vừa kịp đặt xuống thì cuộc nội chiến giành tài sản giữa chị dâu và em chồng đã diễn ra. Nhưng “di sản” “ông trùm” để lại không còn gì ngoài những đồ đạc cũ mèm.
Ngay chính ngôi nhà vợ chồng Minh sinh sống cũng chỉ là nhà đi mướn. Tiền bạc có được từ việc làm ăn phi pháp, Mai đã chi phần lớn vào việc chạy chữa bệnh tật cho chồng. Sau khi trả lại căn nhà cho chủ, như để khép lại kỷ niệm đau lòng với “ông trùm”, Mai đã bỏ đi biệt tích…
Triệt phá băng Minh samasa hé lộ “đuôi” của Năm Cam
Nguoiduatin.vn) Tướng Quắc nhận xét: Minh "samasa" là băng nhóm xã hội đen có tổ chức đầu tiên bị triệt phá ở Vũng Tàu. Từ việc triệt phá băng nhóm này mà người ta có thêm tư liệu về vòi bạch tuộc của Năm Cam cũng như một số hành vi vi phạm của y.
Minh "samasa" và Phụng "trắng"
Cuộc đoạt ngôi đầy bạo lực
Cuối năm 1996, đầu năm 1997, Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an liên tiếp nhận được đơn thư nặc danh tố cáo Nguyễn Văn Minh (SN 1964), tức Minh "samasa" cùng đồng bọn chuyên tổ chức môi giới gái mại dâm, gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái phép, cưỡng đoạt tài sản, giết người, ép nhiều tư thương, chủ tàu ở cảng cá lớn nhất Vũng Tàu bán cá rẻ cho chúng. Nhiều chủ tàu đã bị chúng xử vì không bán rẻ hoặc phải bán thuyền, chuyển nghề khác... Theo Tướng Quắc, chuyên án này thuận lợi, bởi công an Bà Rịa-Vũng Tàu ngày ấy phối hợp rất chặt chẽ với Cục. Trinh sát của Cục xuống làm để tránh bọn xã hội đen nhận ra mặt công an địa phương.
Băng nhóm của Minh "samasa" có hơn 30 đối tượng. Sau Minh là Nguyễn Văn Dũng có biệt danh là Dũng "ba lém". Có quyền hành ngang với Dũng "ba lém" ở băng nhóm này là Phạm Thị Ngọc Ánh - tức Phụng "trắng” chính là vợ của Minh. Thời gian đầu mới tổ chức, môi giới mại dâm, Minh "samasa" cũng phải chở gái mại dâm đến điểm hẹn. Do tranh giành địa bàn làm ăn, băng nhóm của Minh đụng độ với băng của Hải "lộ" (Nguyễn Hoàng Hải). Lực còn mỏng nên Minh bị Hải “lộ” đánh chảy máu mắt, thâm tím mặt mày. Quyết trả thù và để gây thanh thế đệ nhất của giới xã hội đen ở Vũng Tàu, Minh nhờ giang hồ TP. Hồ Chí Minh là Đức "năm nghệ" (Trần Văn Đức) hỗ trợ.
Thấy lực lượng bất lợi , Hải "lộ" tìm cách xin giảng hòa nhưng Minh vẫn không tha. Thấy căng, Hải "lộ" đành phải chặt một ngón tay, cho đệ tử đem đến gửi anh Minh với huyết thư tạ tội rằng sẽ không ăn thua, thiệt hơn nữa. Nhưng Minh "samatha" vẫn không chấp nhận, quyết tìm bằng được Hải “lộ” để trả thù. Thực chất là hắn muốn nhân cơ hội đang có thế, triệt đối thủ để độc chiếm "vương quốc". Một cuộc hỗn chiến đã diễn ra khiến một đàn em của Minh "samasa" thiệt mạng. Tuy không đạt được mục đích triệt hạ Hải "lộ" nhưng sau lần đó uy tín và thế lực của Minh "samasa" trong giới giang hồ Bà Rịa-Vũng Tàu đã lên rất nhiều.
Những chiêu độc của ông trùm xứ biển
Sau khi có được thanh thế, Minh “samasa” bắt đầu làm "ông trùm", bắt đầu bằng việc tự phong chức cho mình là đội trưởng đội bốc vác cá tại cảng Incomai. Từ tư thương đến ngư dân và doanh nghiệp mua bán cá ở cảng này muốn hay không đều phải thuê người của Minh bốc, xếp cá. Đám đàn em của Minh "samasa" nhận được lệnh của ông trùm, rất ngang nhiên thu "tô" của ngư dân và tiểu thương ở cảng cá. Ngoài việc thu "tô", Minh còn sai đàn em ép đến cùng đường, đến khuynh gia, bại sản những ngư dân đi tàu xa bờ không chịu bán cá rẻ cho chúng.
Sau một loạt hoạt động vi phạm pháp luật trắng trợn nhưng cố tình để cho ngư dân, tiểu thương, doanh nghiệp thu mua, bán cá biết, khiến nhiều người hoảng sợ, lo lắng Minh sai đám đệ tử đi ép họ phải bán rẻ những gì đánh bắt được cho chúng. Minh "samasa" độc quyền thu mua cá, tôm, hải sản ở phường 5, phường 6, TP. Vũng Tàu và Long Hải, huyện Long Đất, đồng thời độc quyền bốc vác cá, tôm, hải sản ở cảng Incomai, Lò Than, Xivichai.
Phụng "trắng" được chồng tin tưởng giao cho việc ghi chép, quản lý sổ sách, tiền liên quan đến hoạt động mua bán hải sản. Xí nghiệp chế biến hải sản nào chi hoa hồng thấp, lần sau sẽ bị gạt khỏi danh sách mua hải sản của Minh và được thay thế bằng xí nghiệp khác. Xí nghiệp này tự ý đến thu mua hải sản, chắc chắn sẽ gặp tai ương và người đi thu mua bị thương là điều đã xảy ra.
Muốn được yên thân để làm ăn thì xí nghiệp, ngư dân, tiểu thương đó phải ghi chép số lượng hải sản từng loại bán là bao nhiêu kg/ngày. Sau đó, Minh "samasa" cho đàn em đến thu tô theo kiểu, bán mua giá cả bao nhiêu không biết nhưng cứ nộp ra một khoảng nhất định trên mỗi kg sản phẩm cho chúng. Khoản tiền này được bọn tội phạm lý giải rằng: Đó là tiền vệ sinh bến bãi; tiền bốc vác; tiền môi giới bán hàng, đều là lý do chính đáng và nhằm giúp đỡ mọi người chứ không tư lợi gì. Theo tài liệu điều tra, trung bình, ngày đó, mỗi tháng vợ chồng Phụng - Minh thu được từ 70 đến 100 triệu đồng.
Chết vì chính mưu của mình
Thời điểm đó ở Vũng Tàu còn có vài băng nhóm tội phạm xã hội đen nhàng nhàng như nhau. Chẳng băng nhóm nào nổi bật để thống trị được băng khác. Vì gây nhiều thù oán nên Minh "samasa" sợ các nhóm khác liên kết với nhau, chống lại mình nên hắn đã đi trước một nước cờ là liên minh với các băng nhóm ở ngoài vùng để xử băng nhóm trong vùng.
Tướng Quắc (bên phải) của những năm 90, của những ngày đánh án sôi động cùng đồng nghiệp
Tại khu vực cảng cá màu mỡ của Vũng Tàu, ngoài nhóm của Minh “samasa” còn có nhóm của Việt "ba vạc" (Nguyễn Văn Vạc) hoạt động. Nhóm của Việt "ba vạc" gồm những thành phần bất hảo là các đối tượng hình sự, đầu bò, đầu bướu có nguồn gốc Sài thành dạt xuống. Nhóm Việt "ba vạc" không chấp nhận hợp tác, không thể dưới trướng Minh “samasa”, thế là lại hỗn chiến liên tục xẩy ra. Cuộc chiến của hai nhóm giang hồ nhiều lần bất phân thắng bại, Minh "samasa" liên kết với Đức "năm nghệ" và cả Lâm "chín ngón" khi đó đang ở Sài thành.
Với thế lực hơn hẳn, Minh "samasa" đã đánh cho Việt "ba vạc" phải nhập viện và băng nhóm này cũng tan rã. Biết chắc là Minh sẽ truy cùng, diệt tận nên Việt trốn về TP. Hồ Chí Minh ẩn náu nhưng cũng không thoát. Minh cho đám đệ tử lùng sục, lôi về Vũng Tàu đánh cho một trận nhừ tử và gán cho tội tày trời là tống tiền công đoàn bốc xếp do Minh tự phong, rồi đem Việt đến công an TP. Vũng Tàu giao nộp.
Để tiếp tục tăng uy danh của mình, Minh mời Lâm "chín ngón" về hợp sức. Vì hắn biết Lâm "chín ngón" là tay anh chị có số, là đệ tử cuối cùng của Đại Cathay khét tiếng một thời tại Sài Gòn. Biết chuyện Lâm bị Năm Cam "triệt", phải lui về phụ vợ bán hàng thịt chó nên Minh “samasa” vội "tiền hô hậu ủng" lên Sài thành mời Lâm về Vũng Tàu làm việc.
Lâm được Minh - Phụng tin tưởng tới mức, để y tự điều hành việc làm ăn ở cảng cá. Thế nhưng "gậy ông lại đập lưng ông", tưởng rằng mời được Lâm "chín ngón" về làm đệ tử cho mình thành uy danh sẽ tăng lên nhưng chính Minh lại "chết" về điều đó. Thấy Minh - Phụng kiếm tiền tỷ dễ như trở bàn tay, trong khi mình đường đường là đàn anh mà phải đi làm thuê, Lâm "chín ngón" đã âm thầm chuẩn bị rất nhiều bài để lật kèo đàn em. Nhưng kế hoạch lật kèo đàn em bất thành, Lâm bị lật mặt nhưng vẫn giữ được nhiều tài liệu làm ăn phi pháp của băng Minh. Khi Minh - Phụng bị bắt, Lâm "chín ngón" đem nộp tất cả những bằng chứng đó cho cơ quan điều tra.
Tướng Quắc cho biết, khi thực hiện chuyên án triệt phá băng nhóm tội phạm xã hội đen có tổ chức Minh "samasa", các trinh sát có thêm nhiều tài liệu về Lâm "chín ngón" với những mối quan hệ xã hội ngầm chằng chịt của tên này với nhiều băng nhóm khác nhau. Và cũng chính từ đây, cơ quan công an đã bắt đầu nắm được cái đuôi của ông trùm Năm Cam.
Minh "samasa" bị bắt, đàn em của băng nhóm này cũng lần lượt sa lưới pháp luật với tổng cộng gần 30 tên. Minh "samasa" bị khởi tố, truy tố, xét xử vì phạm các tội như: cố ý gây thương tích, cướp tài sản, trốn thuế, gây mất trật tự nơi công cộng. Tổng hợp hình phạt, Minh "samasa" phải nhận là 17 năm tù.
Quế Ngân - Quỳnh Chi
Tình yêu sau song sắt không cứu nổi “ông trùm” cùng thời Năm Cam khỏi kết cục bi thảm
Thời gian ngồi tù cũng là lúc đại ca khét tiếng phát bệnh lao phổi nghiêm trọng. Đau đớn hơn, người tình bao năm gắn bó - Phụng “trắng” cũng bỏ rơi hắn. Điều an ủi duy nhất còn lại đối với “ông trùm” là tình yêu trong tù ngục với một nữ phạm nhân.
Ra tù, “ngựa quen đường cũ” để khôi phục lại thanh thế nhưng kết cục, Minh vẫn không thoát nổi bàn tay tử thần và “nghiệp chướng” từ những việc làm tội lỗi.Bị người tình phản bội ngay sau khi xộ khám
Thời gian đầu mới xộ khám, Minh “Samasa” vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày ra trại, tiếp tục hành trình thống trị “thế giới ngầm”. Biết “chí” đại ca, đám đàn em bên ngoài, dù rơi vào cảnh “rắn mất đầu”, vẫn thường xuyên đến thăm nom, âm thầm xin chỉ thị để “xây dựng lực lượng, chờ đợi thời cơ”. Nhưng càng về sau này, những khát vọng trong lòng Minh “Samasa” càng nguội dần đi theo tình hình sức khỏe tồi tệ.
Cựu điều tra viên từng được phân công theo dõi Minh “Samasa” cho biết: “Thời gian ở tù, Minh bị phát bệnh lao phổi trầm trọng. Khi những cơn đau làm suy kiệt, Minh được cơ quan công an đặc cách cho phép đến bệnh viện chữa trị. Nhưng dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, sức khỏe của Minh vẫn không có dấu hiệu khả quan”.
Cựu điều tra viên từng theo dõi Minh “Samasa” kể về những thăng trầm của “ông trùm”.
Sau khi về nước, Minh “Samasa” quay trở lại trại giam tiếp tục thi hành án. Ban đầu, đám đàn em cũng qua lại thăm hỏi và bồi dưỡng thuốc thang. Nhưng chỉ được vài năm, nhận thấy Minh “Samasa” đã hết thời, những đàn em này cũng mất dạng, không nhòm ngó gì nữa. Biết rõ quy luật thịnh suy ở đời, Minh “Samasa” không quá bận lòng về chuyện này. Song thời gian ở tù, điều khiến “ông trùm” đau khổ nhất là Phụng “trắng” không một lần ghé lại thăm hỏi.
Nằm một mình sau song sắt, Minh còn tưởng người tình lâu năm bị ốm hay gặp vận hạn nên không thể ghé thăm. Bởi vậy trong những lần hiếm hoi đám đàn em vào tiếp tế, “ông trùm” bèn lựa lời hỏi thăm tin tức. “Những gì đám đàn em báo lại đã khiến Minh bị sốc nặng. Thì ra sau khi “ông trùm” bị bắt, Phụng đã vô tư cặp kè với những người đàn ông khác.
Đáng nói hơn, cũng trong thời gian này, Phụng trở thành con nghiện và sa chân vào một đường dây buôn bán ma túy để lấy tiền hút chích. Căn nhà Minh để lại, Phụng cũng bán để lấy tiền phục vụ nhân tình và những cuộc chơi trác táng”, cựu điều tra viên kể lại. Những thông tin về Phụng khiến vết thương trong lòng “ông trùm” thất thế bị cào xé sâu hơn. Nhớ đến những ngày hết lòng bao bọc cho Phụng, cho con riêng của Phụng, Minh càng cảm thấy hận. Hắn gào thét trong trại, đến nỗi những cơn ho bật ra máu. Nhưng vì mất tự do, Minh chẳng thể làm gì hơn.
Đúng lúc bế tắc nhất, một “luồng gió mới” đã thổi vào cuộc sống của Minh, giúp “ông trùm” vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần. “Luồng gió” ấy là nữ phạm nhân tên Mai, thụ án cùng trại giam với Minh. Sau khi vào tù, Mai cũng bị chồng con chối bỏ. Những lần đi lao động, Minh bắt gặp ánh mắt đầy tình tứ của Mai, người đàn bà còn khá mặn mà. Với sự từng trải, lọc lõi, Minh không khó nhận ra thông điệp trong ánh mắt ấy và đáp lại bằng nụ cười… hiền khô.
Từ đó, mỗi lần đi lao động, họ đều cố ý ngồi làm việc gần nhau để trò chuyện, tâm sự. Cả hai đều từng có bề dày “thành tích” bất hảo nên dễ dàng chia sẻ, đồng cảm với nhau. Dù biết Minh là một đại ca thất thế, lại mang trong mình bệnh nan y, Mai vẫn quyết thổ lộ tình yêu. Cặp đôi “trai tứ chiếng, gái giang hồ” thậm chí còn hẹn ước sau khi ra tù sẽ cùng chung tay xây hạnh phúc.
Niềm vui đến với đôi uyên ương khi cả hai cùng được ra tù trong một dịp ân xá. Khác với Phụng, Mai không chấp nhận sống như “vợ hờ” mà đặt điều kiện buộc Minh phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi hoàn tất thủ tục, cặp đôi về sống với nhau mà không có tiệc tùng, cưới hỏi. Nhưng với người đàn bà này, Minh đã có những ngày hạnh phúc thực sự.
Gác lại những ân oán giang hồ và nỗi đau bị Phụng “trắng” phản bội, Minh càng trân quý mái ấm giản dị của mình. Chỉ có một điều khiến Minh đau khổ, ấy là việc gã vẫn không sinh nổi một mụn con.
Những ngày cuối đời đau đớn
Sau khi ra tù, tinh thần Minh được thoải mái hơn nhưng sức khỏe thì vẫn xuống dốc không phanh. Căn nhà bị Phụng “trắng” bán mất, Minh cũng không còn hơi sức đi tìm tình cũ đòi lại. Về ở với Mai chỉ có hai bàn tay trắng, Minh đành phó mặc gánh nặng chi phí sinh hoạt, thuốc men cho vợ.
Một thân một mình cáng đáng gia đình, Mai cố gắng lắm mới vay mượn đủ tiền thuê căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Hiền (phường 2, TP Vũng Tàu) cho hai vợ chồng che nắng, che mưa. Trong lúc khó khăn, túng quẫn, Minh nảy ra ý nghĩ quay lại nghề cho vay nặng lãi.
Đêm nằm bàn với vợ, Minh bảo: Chỉ có nghề này mới nhanh kiếm ra tiền, mới giúp Mai đỡ vất vả. Nhưng nghĩ thì dễ mà làm mới khó. Minh tính nát óc cũng không biết xoay đâu ra tiền làm vốn “khởi nghiệp”. Bí nước, “ông trùm” đành muối mặt dựa vào “tiếng tăm” quá khứ để tìm đến các mối quan hệ cầu xin sự giúp đỡ.
Cựu điều tra viên từng theo dõi Minh “Samasa” năm xưa kể lại: “Khi còn trong giang hồ, Minh đối xử với bạn bè, chiến hữu khá thoáng. Các khoản tiền biếu, tiền cho để Minh phục vụ làm ăn không biết bao nhiêu mà kể. Vì vậy đến khi Minh gặp hạn và đến đánh tiếng từng nơi, họ cũng không ngần ngại bỏ tiền hùn vốn giúp “ông trùm” thất thế. Đó gọi là ân nghĩa giang hồ với nhau. Tuy nhiên khi có lãi thì miếng bánh ngọt đó cũng bị chia năm xẻ bảy chứ không phải mình Minh hưởng!” .
Cựu điều tra viên này cũng cho biết thêm, Minh quay trở lại nghề cũ nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đám đàn em ngày xưa lui tới. Vì vậy khi cần người đòi nợ, Minh phải quy tập anh em ruột thịt “giúp một tay”. Địa bàn làm ăn của vợ chồng Minh vẫn là các bến bãi, chợ búa khi xưa từng bành trướng thế lực.
Tuy “sức cùng lực kiệt” nhưng tâm trí Minh vẫn vô cùng tỉnh táo. Không tự đi lại được, Minh chủ yếu ngồi nhà điều hành công việc. Chỉ có những trường hợp khẩn cấp, không thể không ra mặt, hắn mới ngồi sau tay lái vợ đến tận nơi.
Giống như Phụng, Mai dần trở thành cánh tay đắc lực cho Minh. Với thân hình to lớn và sự bặm trợn vốn có của dân anh chị, Mai khiến những con nợ phải khiếp sợ khi số tiền vay lãi khủng đang treo lơ lửng trên đầu. Dữ dằn là thế nhưng với chồng, Mai luôn cư xử rất nhẹ nhàng và ân cần, chăm sóc cho Minh từng chút một.
Nói về vợ chồng Minh, vị cựu điều tra viên nhận xét: “Mang danh ‘ông trùm” nhưng từ trước đến nay, Minh chưa từng “phùng mang trợn mắt” hay quát nạt ai. Minh luôn cư xử ôn hòa, nhỏ nhẹ với người xung quanh. Trong cuộc sống vợ chồng cũng thế, họ không cãi vã nhau bao giờ, ai nhìn vào cũng tin rằng họ sống rất hạnh phúc”.
Tuy nhiên sau hai năm trời chung sống, Minh và Mai vẫn không thể có được mụn con. Mặc cảm với vợ, Minh rơi vào trạng thái u uất. Vì thế, bệnh tình hắn ngày càng xấu đi, mọi thuốc men dường như đều trơ lỳ, mất tác dụng. “Ông trùm” một thời nằm thoi thóp trên giường chờ cái chết đang cận kề”.
Như “nghiệp chướng” phải trả cho những việc làm tội lỗi, cuối cùng tính mạng Minh “samasa” cũng bị bệnh tật lấy đi. Đám tang của Minh không ồn ào, chỉ có những người thân ruột thịt tới viếng và mặc nhiên không thấy đám đàn em năm xưa. Thi thể của Minh được chôn cất tại nghĩa địa Long Hương (TP. Bà Rịa). Đau đớn thay, quan tài vừa kịp đặt xuống thì cuộc nội chiến giành tài sản giữa chị dâu và em chồng đã diễn ra. Nhưng “di sản” “ông trùm” để lại không còn gì ngoài những đồ đạc cũ mèm.
Ngay chính ngôi nhà vợ chồng Minh sinh sống cũng chỉ là nhà đi mướn. Tiền bạc có được từ việc làm ăn phi pháp, Mai đã chi phần lớn vào việc chạy chữa bệnh tật cho chồng. Sau khi trả lại căn nhà cho chủ, như để khép lại kỷ niệm đau lòng với “ông trùm”, Mai đã bỏ đi biệt tích…
Theo Linh Nguyễn
Gia đình.net
Nhận xét
Đăng nhận xét